You are on page 1of 9

TÓM TẮT LUẬN VĂN

1. Bối cảnh chung và sự cần thiết của nghiên cứu


Nhờ những nỗ lực của Đảng và Nhà nước trong việc ban hành và giám sát thực
thi chính sách, Việt Nam đã đạt được những thành tựu tích cực về bình đẳng giới và
trao quyền cho phụ nữ, thể hiện ở sự tham gia của phụ nữ vào các lĩnh vực của đời sống
xã hội ngày càng sâu rộng, nhất là trong lĩnh vực lao động, việc làm. Cụ thể: giai đoạn
2004-2014, phụ nữ tham gia vào thị trường lao động ngày một gia tăng và luôn duy trì ở

mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới . Theo báo cáo xu hướng năm
” “

2014 của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, năm 2004, tỷ lệ tham gia lực lượng lao
động của nữ là 67,6%, tỷ lệ này đã tăng lên và đạt 73,2% vào năm 2014 . Với sự tham

gia tích cực của phụ nữ vào thị trường lao động đã góp phần to lớn vào phát triển kinh
tế, xã hội; từ đó dẫn đến những thay đổi tích cực hơn trong thu nhập của người lao
động. Tuy nhiên, vẫn tồn tại sự chênh lệch thu nhập theo giới mặc dù sự chênh lệch này
đã có xu hướng giảm theo thời gian. Cũng theo báo cáo xu hướng năm 2014 của Viện

Khoa học Lao động và Xã hội, năm 2004 tiền lương bình quân của lao động nữ ở mức
chỉ bằng 80% tiền lương bình quân của lao động nam và tỷ lệ này đã tăng lên ở mức
khoảng 90% trong năm 2014. ”

Sự chênh lệch thu nhập theo giới đã được phát hiện và nghiên cứu ở nhiều quốc
gia và là chủ đề gây ra nhiều tranh luận trên thế giới. Ở Việt Nam cũng đã có một số

nghiên cứu về bình đẳng giới về thu nhập. Các nghiên cứu này đã đưa ra một số nguyên

nhân khác nhau về khoảng cách thu nhập theo giới, trong đó có nguyên nhân từ đặc
điểm của các công việc phụ nữ hoặc nam giới thường làm. Tuy nhiên, trên thực tế ngay
cả trong những ngành nghề mà chủ yếu chỉ có phụ nữ tham gia như ngành y tế, công tác
xã hội và bán hàng, phụ nữ vẫn có mức thu nhập từ lương thấp hơn nam giới, điều này
không thể giải thích bằng đặc điểm việc làm, mà còn có những nguyên nhân khác dẫn
đến chênh lệch thu nhập theo giới, một số nghiên cứu cho thấy có sự phân biệt đối xử
với lao động nữ trong thị trường lao động và đây là một trong những nguyên nhân chính
làm gia tăng chênh lệch thu nhập giữa nam giới và phụ nữ trên thị trường lao động, tuy
nhiên các bằng chứng đưa ra còn khá mờ nhạt, thiếu sức thuyết phục.
Vì vậy, việc nghiên cứu “Bình đẳng giới về thu nhập ở Việt Nam” là một cơ sở
quan trọng trong việc đánh giá thực trạng bình đẳng thu nhập của phụ nữ và nam giới
trong thị trường lao động ở Việt Nam, từ đó tìm ra các biện pháp hiệu quả trong việc
thúc đẩy giới yếu thế hơn (hoặc nam giới hoặc phụ nữ) trong tiếp cận nguồn lực và
mục tiêu cuối cùng là tạo cơ hội công bằng cho nam giới và phụ nữ trong việc đảm
bảo thu nhập; làm động lực, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội từ gia đình ra ngoài xã
hội. Do đó, việc đưa ra một nghiên cứu về bình đẳng thu nhập giữa phụ nữ và nam
giới trong hộ gia đình là thật sự cần thiết.
Khác với các nghiên cứu khác, nghiên cứu này cung cấp bức tranh toàn diện từ
cơ sở lý thuyết đến thực trạng qua số liệu mô tả thống kê và cuối cùng là kiểm chứng
những kết quả đó bằng việc sử dụng mô hình phân rã Blinder-Oaxaca để tìm ra các
yếu tố chính dẫn đến việc tạo ra bất bình đẳng về thu nhập giữa lao động nữ và lao
động nam (nếu có). Hơn nữa, giai đoạn nghiên cứu của luận văn cũng khác so với các
nghiên cứu trước, nghiên cứu này tập trung phân tích bình đẳng giới về thu nhập ở
Việt Nam giai đoạn 2012-2014.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm mục tiêu chính là xác định các yếu tố tác động
đến thu nhập của lao động nam và lao động nữ, và từ đó xác định các yếu tố chủ yếu
dẫn đến chênh lệch thu nhập giữa 2 giới ở Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể bao gồm:
­ Nghiên cứu cơ sở lý luận bình đẳng giới về thu nhập
­ Xác định và phát hiện những khoảng trống trong chính sách, quy định về
tiền lương/thu nhập có liên quan đến việc hình thành hoặc là nguyên nhân tác động
đến thu nhập theo giới trên thị trường lao động;
­ Xem xét thực trạng thu nhập của lao động nam và lao động nữ , xác định
“ ”

khoảng cách thu nhập theo giới và xu hướng giãn cách thu nhập theo giới trên thị
trường lao động ở Việt Nam;
­ Xác định các yếu tố tác động đến sự thay đổi về khoảng cách thu nhập của
lao động nữ và nam ở Việt Nam;
­ Đưa ra một số khuyến nghị chính sách nhằm đảm bảo bình đẳng giới về
thu nhập trên thị trường lao động quốc gia.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
­ Vấn đề giới và BĐG, thu nhập
­ Thực trạng BĐG về thu nhập.
­ “ Các yếu tố ảnh hưởng đến BĐG về thu nhập ”

3.2. Phạm vi nghiên cứu


­ Phạm vi nghiên cứu: Các hộ gia đình trên lãnh thổ Việt Nam tham gia cuộc
Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2012 và năm 2014.
­ Thời gian nghiên cứu của luận văn là giai đoạn 2012-2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
 Tổng quan tài liệu: Rà soát các chính sách, quy định hiện hành về lao động,
việc làm, thu nhập, BĐG; các nghiên cứu sẵn có về thu nhập và BĐG về thu nhập trong
nước và quốc tế, các báo cáo của các cơ quan chức năng có liên quan đến thu nhập của
người lao động. Phương pháp này dùng để nghiên cứu những lý thuyết cần thiết về
BĐG, BDG về thu nhập và các tài liệu sẵn có liên quan để phục vụ nghiên cứu.
 Phương pháp rà soát, phân tích tài liệu, thống kê mô tả số liệu thứ cấp về
thực trạng bình đẳng giới về thu nhập và phân tích định lượng bằng mô hình để đánh
giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của phụ nữ và nam giới: Đây là phương pháp quan
trọng được sử dụng trong luận văn này. Các nguồn dữ liệu có thể sử dụng để phân tích
bao gồm: Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam, Điều tra lao động- việc làm hàng
“ ” “

năm do TCTK thực hiện giai đoạn 2012-2014 và hệ thống các dữ liệu thứ cấp khác của

TCTK.

5. Cấu trúc luận văn


Luận văn gồm bốn chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về bình đẳng giới về thu nhập và tổng quan nghiên
cứu
Chương này giải thích một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến bình đẳng
giới như: giới, giới tính, vai trò giới, định kiến giới, hậu quả của định kiến giới, phân
biệt đối xử giới, bình đẳng giới, vấn đề giới, khoảng cách giới, mục tiêu bình đẳng
giới, phân tích giới và bình đẳng giới trong thu nhập; các khía cạnh của bình đẳng
giới; các thước đo đánh giá bình đẳng giới; nêu ra một số yếu tố ảnh hưởng đến bình
đẳng giới về thu nhập. Chương này còn nêu ra một số luật pháp, chính sách và quy
định quốc tế về tiền lương/ thu nhập; và một số nghiên cứu trước về bình đẳng giới về
thu nhập trong và ngoài nước.
Chương 2. Thực trạng bình đẳng giới về thu nhập ở Việt Nam giai đoạn
2012-2014
Chương này trình bày thực trạng về:
- Luật pháp, chính sách và quy định của Việt Nam về tiền lương/ thu nhập bao
gồm: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ Luật lao động năm
2012, Luật Bình đẳng giới, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020.
- Thực trạng bình đẳng giới trong thị trường lao động Việt Nam giai đoạn
2012-2014 bao gồm: Sự tham gia của phụ nữ và nam giới trong thị trường lao động giai
đoạn 2012-2014; Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động; Tình hình việc
làm; Thất nghiệp và thiếu việc làm.
- Xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam: thông qua chỉ số khoảng cách giới
(GGI) và chỉ số bất bình đẳng giới (GII). Theo kết quả xếp hạng của Diễn đàn kinh tế
thế giới năm 2014, GGI của Việt Nam đạt 0,6915 điểm 1, xếp hạng 76 trên tổng số 142
quốc gia tham gia xếp hạng. Theo xếp hạng theo các chỉ số thành phần của chỉ số bất
bình đẳng giới (GII), Việt Nam xếp thứ hạng khá cao về bình đẳng giới trong lĩnh vực
kinh tế, xếp hạng 41/142 quốc gia (đạt 0,726 điểm); lĩnh vực sức khỏe và sự sống còn,
xếp hạng 87/142 (đạt 0,944 điểm); trong lĩnh vực chính trị xếp hạng 87/142 (đạt 0,124
điểm); trong lĩnh vực giáo dục, xếp hạng 97/142 (đạt 0,972 điểm).
- Thực trạng bình đẳng giới về thu nhập qua số liệu thống kê quốc gia: phần
này đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng bình đẳng giới về thu nhập ở Việt Nam giai
đoạn 2012 – 2014 thông qua việc tính toán mức chênh lệch tuyệt đối giữa nam và nữ
theo dữ liệu điều tra lao động - việc làm. Luận văn phân tích thực trạng thu nhập bình
quân tháng của nữ và nam theo thành thị - nông thôn, trình độ CMKT, nhóm tuổi, nghề
nghiệp, 3 nhóm ngành kinh tế chính, khu vực kinh tế, vùng kinh tế,… Thu nhập bình
quân của nữ luôn thấp hơn nam trong giai đoạn 2012-2014. Mức chênh lệch thu nhập

1
Điểm từ 0 đến 1, đạt điểm cao nhất là 1 thể hiện mức độ bình đẳng giới tốt nhất.
giữa nữ và nam có xu hướng ngày càng thu hẹp trong giai đoạn này. Sự khác biệt về
thu nhập theo giới tiń h là kế t quả của những khác biê ̣t giữa lao đô ̣ng nữ và lao đô ̣ng
nam về trình độ ho ̣c vấ n , trình độ chuyên môn kỹ thuật , ngành nghề , lĩnh vực làm
viê ̣c, vị thế việc làm,… và một số đinh
̣ kiế n giới còn tồn tại trong lĩnh vực lao đô ̣ng.
Chương 3. Kiểm chứng định lượng về các nhân tố ảnh hưởng đến bình đẳng
giới về thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Chương này sẽ xây dựng và ước lượng các mô hình phân tích sự khác biệt thu
nhập giữa phụ nữ và nam giới.
Kết quả phân rã Oaxaca chỉ ra rằng khoảng cách thu nhập theo giới chủ yếu là
do sự phân khúc về thị trường lao động. Các yếu tố như kinh nghiệm, thành thị-nông
thôn, trình độ học vấn, ngành kinh tế, nghề kinh tế có xu hướng tạo ra công bằng giữa
nam và nữ, do vậy nhóm các yếu tố quan sát được (E) đã làm giảm khoảng cách thu
nhập. Tuy nhiên do vẫn tồn tại sự định kiến về giới, nhận thức về vai trò giới và giới
tính còn hạn chế cũng như ảnh hưởng của các yếu tố không quan sát được khác (C)
làm gia tăng khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ mặc dù họ có những đặc điểm
nguồn lực tương đồng với nam giới nên thu nhập bình quân của lao động nam cao
hơn. Kết quả ước lượng cũng chỉ ra dấu hiệu tốt đối với những người có trình độ,
người có trình độ càng cao thì được trả lương càng lớn và sự bất bình đẳng của xã hội
trong thu nhập đối vời người lao động nam và nữ có trình độ cũng có xu hướng được
thu hẹp.
Nếu chỉ xét trên khía cạnh nguồn lực, nữ giới có ưu thế hơn nam giới về thu
nhập. Khi nam giới và nữ giới có những đặc điểm tương đồng về nguồn lực, khi
không có định kiến xã hội, nữ giới có cơ hội được thu nhập cao hơn nam giới. Tuy
nhiên, do định kiến xã hội quá lớn, nên khi xét đến tác động của tất cả các yếu tố đến
khoảng cách thu nhập, người phụ nữ vẫn bị chịu thiệt thòi trên thị trường lao động.
Lao động nữ dù có đặc điểm về nguồn lực tốt hơn nam giới thì họ vẫn có thu nhập
thấp hơn nam giới.

Các yếu tố làm giảm khoảng cách thu nhập theo giới bao gồm: số năm kinh
nghiệm, khu vực thành thị-nông thôn, trình độ học vấn, ngành kinh tế, nghề kinh tế.
Các yếu tố làm gia tăng khoảng cách thu nhập theo giới là dân tộc, di cư... và các yếu
tố không quan sát được như định kiến giới, hạn chế về nhận thức về giới, giới tính của
xã hội.

Chương 4. Kết luận và khuyến nghị


Phần này đưa ra những kết luận chính trong luận văn và đề xuất các chính sách
đề làm giảm khoảng cách thu nhập giữa nữ và nam, nhằm đảm bảo bình đẳng giới về
thu nhập trên thị trường lao động quốc gia.
6. Các kết luận thu được
Trên cơ sở phân tích thực trạng khoảng cách thu nhập theo giới qua số liệu điều
tra thống kê quốc gia, qua việc ứng dụng mô hình phân rã thu nhập Blinder-Oaxaca và
kiểm chứng có thể đi đến một số kết luận dưới đây về khoảng cách thu nhập theo giới ở
Việt Nam, cụ thể:
Thứ nhất, Việt Nam đã có hệ thống luật pháp, chính sách, quy định về lao động
việc làm và trả công bình đẳng khá toàn diện và ưu việt, tuy nhiên chính sách vẫn có
những tác động tiêu cực nhất định tạo ra khoảng cách thu nhập theo giới. Bên cạnh đó,
việc triển khai chính sách trên thực tế còn nhiều hạn chế, bất cập, chính sách chưa bao
phủ được thị trường lao động phi chính thức,… nên hiệu quả chính sách còn hạn chế,
đồng thời còn gián tiếp tác động đến gia tăng khoảng cách thu nhập theo giới.
Thứ hai, Tổng quan các nghiên cứu và kết quả nghiên cứu định lượng đều cho
thấy, những quan niệm, định kiến giới vẫn đóng góp lớn vào việc gia tăng khoảng cách
thu nhập theo giới. Quan điểm “trọng nam khinh nữ” dẫn đến hạn chế các cơ hội học
tập, đào tạo, tuyển dụng và sử dụng lao động nữ, hạn chế khả năng tiếp cận với việc làm
có thu nhập tốt của lao động nữ,…, do đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự gia tăng
khoảng cách thu nhập theo giới.
Thứ ba, Kết quả phân rã Oaxaca chỉ ra rằng khoảng cách thu nhập theo giới
chủ yếu là do sự phân khúc về thị trường lao động. Các yếu tố như kinh nghiệm,
thành thị-nông thôn, trình độ học vấn, ngành kinh tế, nghề kinh tế có xu hướng tạo ra
công bằng giữa nam và nữ, do vậy nhóm các yếu tố quan sát được (E) đã làm giảm
khoảng cách thu nhập. Tuy nhiên do vẫn tồn tại sự định kiến về giới, nhận thức về vai
trò giới và giới tính còn hạn chế cũng như ảnh hưởng của các yếu tố không quan sát
được khác (C) làm gia tăng khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ mặc dù họ có
những đặc điểm nguồn lực tương đồng với nam giới nên thu nhập bình quân của lao
động nam cao hơn. Kết quả ước lượng cũng chỉ ra dấu hiệu tốt đối với những người
có trình độ, người có trình độ càng cao thì được trả lương càng lớn và sự bất bình
đẳng của xã hội trong thu nhập đối vời người lao động nam và nữ có trình độ cũng có
xu hướng được thu hẹp.
Nếu chỉ xét trên khía cạnh nguồn lực, nữ giới có ưu thế hơn nam giới về thu
nhập. Khi nam giới và nữ giới có những đặc điểm tương đồng về nguồn lực, khi
không có định kiến xã hội, nữ giới có cơ hội được thu nhập cao hơn nam giới. Tuy
nhiên, do định kiến xã hội quá lớn, nên khi xét đến tác động của tất cả các yếu tố đến
khoảng cách thu nhập, người phụ nữ vẫn bị chịu thiệt thòi trên thị trường lao động.
Lao động nữ dù có đặc điểm về nguồn lực tốt hơn nam giới thì họ vẫn có thu nhập
thấp hơn nam giới.
Thứ tư, Kết quả nghiên cứu một lần nữa khẳng định những quan niệm truyền
thống và những định kiến xã hội đối với phụ nữ đã hạn chế các cơ hội để phụ nữ tiếp
cận giáo dục và đào tạo, lựa chọn ngành nghề, khu vực làm việc. Sự phân công lao
động theo giới trong các ngành nghề khác nhau và sự sắp xếp lao động, vị trí công
việc trong cùng một ngành nghề lĩnh vực cũng có những khác biệt rõ rệt làm ảnh
hưởng lớn đến sự chênh lệch trong thu nhập.
Dựa trên kết quả nghiên cứu định tính cũng như định lượng, đề tài xin đưa ra
một số khuyến nghị về chính sách như sau:
 Nhóm chính sách làm tăng cơ hội tiếp cận nguồn lực cho phụ nữ
Thứ nhất, Cơ quan chức năng cần tăng cường công tác tuyên truyền chính sách
pháp luật về lao động, bình đẳng giới cho các chủ doanh nghiệp và người lao động để
họ nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật. Đồng thời cần tăng cường thanh
tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ để đảm bảo thực
thi quyền của lao động nữ tại nơi làm việc. Các phân biệt đối xử đối với lao động nữ vì
lý do thai sản hoặc tình trạng hôn nhân cần xử phạt theo pháp luật.
Thứ hai, Đầu tư chuyển đổi cơ cấu ngành nghề cần chú ý tới cơ cấu lao động
theo giới hợp lý. Cần có các chính sách tích cực nhằm khuyến khích phụ nữ tham gia
nhiều hơn vào các lĩnh vực và khắc phục các trở ngại để thăng tiến trong nghề nghiệp
(lao động nữ có thể tham gia vào ngành xây dựng, công nghiệp sẽ đóng góp tích cực
làm giảm sự chênh lệch về thu nhập).
Thứ ba, Cần tạo môi trường bình đẳng trong tiếp cận nghề nghiệp của nam và
nữ, tăng sự tiếp cận của phụ nữ tới việc làm ở tất cả các khu vực, ngành nghề, đặc biệt
ở các nghề làm giảm khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ như nghề nhân viên/ thợ
chuyên môn bậc cao, bậc trung; nhân viên trợ lý văn phòng.
Thứ tư, quan trọng nhất, những định kiến giới và thiên vị giới cần được xóa bỏ
vì đó là những yếu tố quan trọng nhất duy trì khoảng cách thu nhập giữa nam và nữ;
đảm bảo thực thi tốt Luật Bình đẳng giới, Kế hoạch và Chiến lược quốc gia về bình
đẳng giới; cần đẩy mạnh việc thực thi các biện pháp để giáo dục và nâng cao nhận thức
về bình đẳng giới; đẩy mạnh chiến lược truyền thông về vai trò của phụ nữ trong xã hội
và gia đình; Vụ Gia đình thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ
Việt Nam, Vụ Bình đẳng giới thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần có sự
hợp tác chặt chẽ nhằm thúc đẩy việc xóa bỏ những quan niệm và chuẩn mực xã hội gây
thiên vị giới. Mặt khác, các luật và quy định liên quan đến lao động cần có nhạy cảm
giới để đảm bảo đối xử bình đẳng với phụ nữ.
 Nhóm chính sách làm tăng cơ hội phát triển cho phụ nữ
Thứ nhất, Tiếp tục thúc đẩy bình đẳng giới trong giáo dục và đào tạo. Trong giai
đoạn qua, công tác giáo dục ở nước ta đã đạt được những thành tựu vượt bậc trong việc
tăng cường khả năng tiếp cận giáo dục đối với trẻ em gái, đến nay ở tất cả các cấp học
phổ thông, tỷ lệ trẻ em gái đi học luôn cao hơn so với trẻ em trai là những điểm sáng
quan trọng để giảm khoảng cách giới trong tương lai gần. Tuy nhiên tỷ lệ này không
đồng đều giữa các vùng miền trong cả nước, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng
khó khăn; ngoài ra còn một vấn đề rất đáng quan tâm là tỷ lệ nữ giới theo học các cấp
trình độ cao (đại học và sau đại học) luôn thấp hơn đáng kể so với nam giới. Do vậy,
cần tập trung tăng khả năng tiếp cận với giáo dục đối với trẻ em gái các vùng khó khăn,
vùng sâu, vùng xa và nâng cao tỷ lệ nữ giới tham gia giáo dục ở các cấp học bậc cao.
Thứ hai, Nâng cao tỷ lệ lao động nữ đã qua đào tạo nghề thông qua thực hiện các
chương trình dạy nghề. Phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt, gắn với tạo
việc làm đối với lao động nữ giúp phụ nữ được tiếp cận với những ngành nghề hiện
nam giới đang chiếm chủ đạo. Bên cạnh đó, các trường đào tạo nghề nên thực thi Luật
Giáo dục và Dạy nghề mới được thông qua (năm 2014) và các Nghị định có liên quan
để hiện đại hóa chương trình và phương thức tổ chức.
Thứ ba, Tiếp tục hoàn thiện các chính sách lao động việc làm nhằm thúc đẩy
bình đẳng giới, trong đó cần rà soát, sửa đổi, bổ sung một số chính sách có ảnh hưởng
bất lợi đến lao động việc làm, thu nhập của lao động nữ như chính sách nghỉ hưu.
7. Hạn chế của nghiên cứu
Thứ nhất, nhiều nội dung trong nghiên cứu phải dựa vào các nguồn số liệu, tài
liệu thứ cấp, sơ cấp. Tuy nhiên, nhiều số liệu, tư liệu không được phân tách theo giới
tính, vì vậy khó khăn trong việc tính toán, phân tích.
Thứ hai, việc sử dụng các bộ số liệu điều tra quốc gia như điều tra mức sống hộ
gia đình (VHLSS), điều tra lao động – việc làm (LFS) của Tổng cục Thống kê để phân
tích trong báo cáo cũng phần nào còn hạn chế do thông tin về thu nhập và thu nhập của
người lao động chưa được đầy đủ, chính xác. Do chỉ có nhóm lao động làm công ăn
lương có thể bóc tách thu nhập theo cá nhân, còn lao động hộ gia đình và tự làm chỉ có
số liệu thu nhập chung của cả hộ gia đình. Vì vậy, số liệu đưa ra chỉ cho phép so sánh
chênh lệch thu nhập giữa nam và nữ trong nhóm lao động làm công ăn lương.
Thứ ba, Bộ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) năm 2016 đến thời
điểm hiện tại vẫn chưa được công bố rộng rãi nên tác giả chưa được tiếp cận với bộ số
liệu này. Do đó, thời gian nghiên cứu của luận văn là giai đoạn 2012-2014.

You might also like