You are on page 1of 11

Tên bài báo

Tóm tắt (Thư)


Khoảng 200 chữ
Từ khóa
Đặt vấn đề (Quỳnh)
Bối cảnh chung
Câu chuyện về việc bất bình đẳng trong thu nhập của nữ giới so với nam giới trong cùng
ngành nghề hoặc trong cùng công việc đã không còn xa lạ nhưng giờ đây các số liệu
trực quan về việc các sản phẩm dành cho phụ nữ có khả năng được định giá cao hơn gấp
đôi so với các sản phẩm tương đương của nam giới, đến mức các sản phẩm tương đương
hướng tới nam giới có thể chỉ có giá khoảng 40% so với nữ giới (Ủy ban Kinh tế hỗn
hợp: Quốc hội Hoa Kỳ, 2016) làm các cuộc bàn luận về sự tồn tại của “thuế hồng” đã
được quan tâm hơn.
Tính cấp thiết quan trọng đề tài và Lý do chọn
Thuế hồng được thiết lập theo cách mà phụ nữ phải trả thêm phí cho các sản phẩm và
dịch vụ hướng tới giới tính nữ. Vì màu hồng được xã hội coi là màu sắc của sự nữ tính
nên hầu hết các sản phẩm đều có bao bì hoặc đặc điểm màu hồng. Loại thuế này khiến
cho phụ nữ phải chịu những tiêu chuẩn giá không công bằng hoặc có thể nói là sự phân
biệt đối xử dưới hình thức định giá theo giới. Và nhiều người không biết hoặc không
được giáo dục về lý do và sự tồn tại của loại thuế này trong xã hội, do vậy nó được xem
là thuế ẩn.
Do đó, với câu hỏi “Tại sao thuế hồng vẫn tiếp tục tồn tại trong xã hội và góp phần tạo
ra chênh lệch giá cả theo giới?”.
Đó cũng chính là lý do thôi thúc khiến nhóm mình chọn đề tài để giúp cho phụ nữ được
hiểu được biết về loại thuế này, một phần nhỏ nào đó chúng mình mong muốn giúp cho
công cuộc bình đẳng giới bởi những bất công không chỉ dừng ở thu nhập hay lương
tháng. Ngay cả khi ở vị trí những “thượng đế” – người tiêu dùng, phụ nữ cũng phải chi
trả nhiều hơn đàn ông cho những sản phẩm tương đương, vì một thứ thuế vô lý mang
tên “Thuế hồng”
Mục tiêu nghiên cứu
Trong bài báo khoa học dưới đây, chúng sẽ đưa ra các khái niệm, những ví dụ thực tế
kèm theo đó là các khuyết điểm và một số giải pháp được đưa ra về thuế hồng nhằm
giúp mọi người sẽ có thêm sự nhận thức và chủ động tìm kiếm các biện pháp để giảm
tải sự ảnh hưởng của thuế hồng đối với mình.

Cơ sở lý thuyết (Bông)
Nguồn gốc “Thuế hồng”.
Thông qua các đợt nghiên cứu về sự tiêu dùng ở nữ và nam giới để đưa ra các nhận định:
“phụ nữ sẽ chi trả nhiều tiền hơn cho một món hàng tương tự với nam giới”, có thể kể
đến như: Nghiên cứu tại Đại học California năm 2011; Tập đoàn Phát thanh Truyền hình
Canada năm 2014; Sở các vấn đề người tiêu dùng Thành phố New York năm 2015; ….
Tuy không thể biết chính xác, khái niệm này xuất phát từ nơi nào và vào thời điểm nào,
nhưng sau khi diễn ra cuộc nghiên cứu về cách thức định giá theo giới do Cơ quan xử lý
các vấn đề của người tiêu dùng của thành phố New York (NY DCA) thực hiện vào năm
2015 được công bố. Chính sự kiện đó, mà thuế hồng được công bố rộng trên khắp các
trang thông tin đại chúng và được nhiều người quan tâm tới.
Có nhiều lý do khiến thuế hồng tồn tại, bao gồm thuế quan, phân biệt đối xử sản phẩm
và khác biệt hóa sản phẩm - Khái niệm này được đề xuất bởi Edward Chamberlin trong
cuốn sách năm 1933 của ông, Lý thuyết về cạnh tranh độc quyền . Có nhiều nguyên
nhân được đưa ra cho sự khác biệt này, bao gồm độ co giãn của giá và niềm tin rằng phụ
nữ sẵn sàng hơn nam giới để trả giá cao hơn cho việc mua hàng của họ. Các báo cáo
khác cho thấy hoạt động tiếp thị nhắm đến phụ nữ để trả giá cao hơn với tư cách là người
tiêu dùng có đạo đức. Một số loại quần áo, giày dép và găng tay dành cho phụ nữ và
nam giới bị đánh thuế ở các mức khác nhau khi lần đầu tiên vào Hoa Kỳ.Trong khi một
số mức thuế đối với quần áo nam cao hơn, một số khác lại cao hơn đối với quần áo nữ.
Theo bài báo của The Washington Post phụ nữ có xu hướng chi nhiều tiền hơn cho việc
cải thiện ngoại hình của mình, bởi nếu không làm như vậy sẽ có nguy cơ mất doanh thu.
Vì sao lại có “Thuế hồng”?
Nhiều cách để lý giải vấn đề này, nhưng phổ biến nhất là do tạo sự khác biệt trong việc
tạo ra sản phẩm bằng cách thay đổi chi phí sản xuất như thay đổi màu sắc, bao bì, và
công năng từ đó làm tăng chi phí sản xuất. Chúng ta có thể thấy điển hình ở dịch vụ
chăm sóc tóc có giá thành khá cao. Tóc của phụ nữ thường rất dài và tốn nhiều thời gian
công sức để chăm sóc hơn là dịch vụ dành cho nam giới. Và một trường hợp về việc giặt
ủi quần áo của nữ giới: Quần áo của phụ nữ thường làm từ nhiều chất liệu rất cầu kỳ dẫn
đến sẽ gặp khó khăn trong việc tẩy rửa hơn là những quần áo hết sức đơn giản của nam
giới. Chính vì lẽ đó, những sản phẩm của nữ giới có nhiều biến sắc rõ rệt về mặt công
năng. Tuy nhiên, một số chuyên gia lại cho rằng dựa vào điểm yếu của người phụ nữ để
đánh giá cao các sản phẩm.
Khái niệm thuế hồng là gì?
Khi đề cập đến thuế, thường có rất nhiều vấn đề cần biết và tìm hiểu. Và khái niệm về
thuế hầu như đã được các nước trên thế giới đều thống nhất. “Thuế là một khoản thu bắt
buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm
đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”.“Thuế” là nguồn thu ngân sách
nhà nước. Nhưng “thuế hồng” là không phải thuế thực sự của chính phủ và không có
trong hệ thống pháp luật của bất kỳ nước nào, nó nhắm vào nữ giới và tất cả dòng sản
phẩm dành riêng cho nữ giới. Chúng ta cũng có thế gọi thay thế “Thuế hồng” bằng một
cái tên khác như “thuế băng vệ sinh’, “Thuế nữ giới”, “Thuế về nữ giới”. Thuế hồng là
hình thức định giá sản phẩm theo giới, nữ giới sẽ chi trả một lượng tiền cao hơn nam
giới cho những sản phẩm hay dịch vụ tương tự nhau nhưng bao bì và hình thức cung cấp
sẽ khác nhau.
Đặc điểm “thuế hồng”.
Thuế hồng đánh vào tiêu dùng sản phẩm dành riêng cho nữ giới như sản phẩm băng vệ
sinh; và đánh vào mặt hàng tiêu dùng có màu hồng. Bên cạnh đó, Thuế hồng còn ám chỉ
rằng “nữ giới thường chi tiền nhiều hơn cho một mặt hàng tương tự với nam” như dao cạo
râu, quần áo, sản phẩm chăm sóc cá nhân,... Không chỉ riêng những hàng hóa tiêu dùng mà
còn phải chịu thuế này bởi những dịch vụ mà nữ sử dụng. Dù đã tồn tại đến ngày nay khá
lâu nhưng loại thuế này vẫn chưa là thuế chính thức và không nằm trong quy định của bộ
luật nào. Có thể thấy, thuế hồng không chỉ có ở trong hàng hóa tiêu dùng mà còn hiện hữu
trong dịch vụ hàng ngày.
Thuế hồng đề cập đến xu hướng các sản phẩm được bán riêng cho phụ nữ sẽ đắt hơn những
sản phẩm dành cho nam giới. Hiện tượng này thường được cho là do sự phân biệt giá cả
dựa trên giới tính , tuy nhiên nghiên cứu cho thấy nguyên nhân chính là do phụ nữ phân
loại những mặt hàng có chi phí cận biên cao hơn. Cái tên này bắt nguồn từ việc quan sát
thấy nhiều sản phẩm bị ảnh hưởng có màu hồng.
Một số khái niệm liên quan:
Thuế suất thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu tính trên khoản tăng thêm của hàng
hóa và dịch vụ phát sinh trong tất cả các quá trình từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu
dùng cuối cùng. Luật thuế GTGT quy định 3 mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đang được
áp dụng hiện nay là: 0%, 5% và 10%.
Thuế suất 0% ( thuế suất ưu đãi) áp dụng đối với các hàng hóa dịch vụ phục vụ hoạt động
xuất khẩu, các thiết bị nông nghiệp, phân bón và thức ăn gia súc. Tỷ lệ 5% ( thuế suất ưu
đãi) áp dụng các hàng hóa dịch vụ cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày, phương tiện công
cộng, y tế các sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp. Tỷ lệ 10% ( tỷ lệ chuẩn ) được áp dụng
các hàng hóa dịch vụ bán trong nước ( hàng hóa thông thường)
Khoảng cách lương theo giới tính không được điều chỉnh hoặc khoảng cách
về lương theo giới tính thường là chênh lệch trung bình hoặc trung bình giữa mức
thù lao cho tất cả nam giới và phụ nữ làm việc trong mẫu được chọn. Nó thường
được biểu thị dưới dạng phần trăm hoặc tỷ lệ của "sự khác biệt giữa tổng thu nhập
trung bình hàng giờ [hoặc hàng năm] của nhân viên nam và nữ tính theo % tổng
thu nhập của nam giới". Có hai con số riêng biệt liên quan đến chênh lệch lương:
chênh lệch lương không điều chỉnh và chênh lệch lương đã điều chỉnh . Loại thứ
hai thường tính đến sự khác biệt về số giờ làm việc, nghề nghiệp được lựa chọn,
trình độ học vấn và kinh nghiệm làm việc.
Bất bình đẳng giới là sự phân biệt trên cơ sở giới tính , nó sẽ ảnh hưởng đến sự
tham gia, đóng góp và thụ hưởng các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển
của con người. Xét riêng trong lĩnh vực lao động thì sự bất bình đẳng giới thể hiện
ở sự phân biệt trong việc tiếp cận các cơ hội, sự phân biệt đối xử trong công việc
và nghề nghiệp cũng như sự phân biệt trong việc thừa hưởng các thành quả lao
động giữa lao động nam và lao động nữ.
Phân biệt giá dựa trên giới tính là một hình thức phân biệt đối xử kinh tế bao
gồm sự chênh lệch về giá đối với hàng hóa hoặc dịch vụ giống hệt nhau dựa trên
giới tính của một cá nhân và có thể củng cố định kiến tiêu cực về cả phụ nữ và
nam giới trong các thị trường phù hợp. Phân biệt giá dựa trên giới tính cũng được
mô tả là “Thuế hồng” .
Trong kinh tế học, chi phí cận biên là sự thay đổi trong tổng chi phí phát sinh khi số lượng
sản xuất tăng lên, tức là chi phí sản xuất số lượng bổ sung.

Thực trạng (Nguyệt, Tiên)


Mức thuế đánh lên phụ nữ.
Theo Sở Nghiên Cứu Hành Vi Người Tiêu Dùng New York thống kê năm 2015 đã công bố
những phát hiện việc kiểm tra tần suất phân biệt giá dựa trên giới tính với tựa đề “ Từ
cái nôi đến cây mía : cái giá của việc là một người tiêu dùng nữ” thống kê thì 42% sản phẩm
dành cho nữ có giá cao hơn so với sản phẩm cùng loại cho nam sau khi xem xét 800 sản phẩm
của 2 giới ở 90 thương hiệu khác nhau và phụ nữ sẽ chịu mức phí trung bình 7% cho các sản
phẩm dịch vụ so với nam giới và. Điển hình như :
Quần áo cho bé gái sẽ đắt hơn 4% so với đồ của bé trai
Quần áo phụ nữ đắt hơn 8% so với quần áo nam giới

Các sản phẩm chăm sóc cá nhân cho phụ nữ sẽ đắt hơn 13%

Ngay cả khi về già, giá đỡ và nẹp cho nữ đắt hơn 15% so với nam giới, gậy chống đắt
hơn 12% và bồn tiểu cá nhân đắt hơn 21% đối với phụ nữ cao tuổi. Điều này cho chúng
ta thấy rằng phụ nữ khi sinh ra đã phải chịu nhiều thiệt thòi hơn so với nam giới dưới
sự tác động của thuế hồng.
Hay như theo Ủy ban Thượng viện California về Tư pháp và Ủy ban Lựa chọn Thượng
viện về Phụ nữ, Công việc & Gia đình thì mỗi năm phụ nữ California phải trả trung
bình nhiều hơn khoảng $2,381 cho cùng một hàng hóa và dịch vụ so với nam giới và
tổng tiền thuế hồng cho cả cuộc đời của một người phụ nữ sẽ là 188000 USD.
https://www.bankrate.com/personal-finance/pink-tax-how-women-pay-more/
https://www.nyc.gov/assets/dca/downloads/pdf/partners/Study-of-Gender-Pricing-
in-NYC.pdf
Tiền lương mà họ nhận được.
Mới đây nhất, Giải Nobel kinh tế 2023 vinh danh nhà kinh tế học người Mỹ Claudia
Goldin với công trình nghiên cứu : Vai trò của nữ giới trong lực lượng lao động đã
cho thấy rằng. Mặc dù tỷ lệ phụ nữ có việc làm ngày càng gia tăng theo thời gian, nhưng
khoảng cách thu nhập giữa phụ nữ và nam giới hầu như không nhỏ đi trong một khoảng
thời gian dài dù cho họ có cùng trình độ học vấn bằng hay thậm chí là cao hơn cả nam
giới ở những nước có thu nhập cao.
Cụ thể hơn theo Cục thống kê lao động Hoa Kỳ 2020 : phụ nữ làm công ăn lương
bán thời gian hay toàn thời gian kiếm được 82% thu nhập trung bình hàng tuần thông
thường của nam giới.
Có nghĩa là cùng một khối lượng công việc thì phụ nữ được trả công thấp hơn so với
nam giới nhưng phải sử dụng tiền lương đó để chi trả mức thuế cao hơn 7% so với
phái nam không chịu thuế hồng. Đó là khi chưa tính đến những khoản phí phụ thêm
khi sử dụng các dịch vụ khác như giặt ủi, làm tóc … mà nữ giới chi trả thêm với lý
do dịch vụ cho các hoạt động đặc thù của phái nữ tốn nhiều chi phí hơn như chi phí
marketing , chi phí chăm sóc tóc của nữ gồm nhiều công đoạn hơn hay chi phí chăm
sóc vải của quần áo nữ cầu kỳ hơn…
Nhưng liệu có thực sự là bởi vì chi phí cho dịch vụ của nữ giới tốn kém hơn hay bởi
vì các nhà sản xuất , cung cấp dịch vụ đã lợi dụng tâm lý của phụ nữ dễ tiêu tiền cho
sản phẩm nào đó hơn nam giới để từ đó đẩy giá thành lên cao trong khi có cùng một
công năng vẫn như cũ.
Mũ bảo hiểm của bé trai và bé gái

Dao cạo
của nam và nữ

Thuế xa xỉ phẩm
Thuế xa xỉ phẩm không liên quan trực tiếp đến thuế hồng nhưng có một mặt hàng
đặc trưng của nữ giới đang phải chịu mức thuế ngang với các xa xỉ phẩm khác
như đó chính là băng vệ sinh và được gọi với cái tên thuế băng vệ sinh.
Tại Mỹ, băng vệ sinh được liệt kê vào hàng dược phẩm và bị đánh thuế như là hàng
hóa không thiết yếu, có nghĩa là nó phải chịu mức thuế cao hơn rất nhiều so với
những mặt hàng được coi là thiết yếu như : nước uống, bột mì, lúa mạch với thuế
suất là từ 4% -7% tùy tiểu bang.Trong khi đó một số dược phẩm cho nam giới như
đồ cạo râu, thuốc mọc tóc hay cả bao cao su lại được miễn thuế.

Hình ảnh cho thấy chỉ có 10 trong số 50 tiểu bang của Mỹ không đánh thuế đối với
băng vệ sinh.
Ở các nước khác, như Đức đánh thuế băng vệ sinh tương đương với xa xỉ phẩm là
19% trong khi thuế suất 7% được dành cho các nhu yếu phẩm cần thiết hàng ngày và
các sản phẩm như trứng cá hồi, nấm truffle hay tranh sơn dầu chỉ bị áp mức 7% dù
cho tất cả mọi người đều biết đó là xa xỉ phẩm chỉ người có tiền mới thưởng thức được.
Ở Hungary là 27%, Thụy Sĩ và Thụy Điển là 25%, Úc là 10% cùng mức đánh thuế
với túi xách, trang sức, bia rượu Như vậy, hoàn toàn có thể ví băng vệ sinh với một
xa xỉ phẩm.
https://bazaarvietnam.vn/bang-ve-sinh-khong-phai-hang-thiet-yeu-khap-noi-tren-
the-gioi-khong-chi-o-viet-nam/#post-2580483
https://vnyouthally.org/thue-bang-ve-sinh/
https://cafebiz.vn/thue-hong-bi-mat-chi-phi-bat-cong-dang-sau-mot-khach-hang-
nu-gioi-20180119154727911.chn
Để trả lời cho vấn đề đánh thuế trên
Cựu tổng thống Mỹ Barack Obama đã nói rằng: “Tôi nghĩ chắc do người làm luật chỉ toàn đàn
ông.” khi được hỏi lý do khiến các sản phẩm băng vệ sinh luôn bị áp thuế ngang các mặt hàng
xa xỉ.
Theo cựu Bộ trưởng Y tế Úc Michael Wooldridge , băng vệ sinh hay cốc nguyệt san không hề
giúp ngừa một căn bệnh nào nên không nằm trong danh sách miễn thuế, trong khi đó, bao cao
su có thể ngăn các bệnh lây truyền qua đường tình dục nên chính phủ mới miễn thuế cho bao
cao su.
Từ đó có thể thấy việc đánh thuế có nhiều vấn đề gây tranh cãi rằng : Tại sao băng vệ sinh hàng
hóa thiết yếu cho kỳ nguyệt hàng tháng của phái nữ nhưng bị coi là xa xỉ phẩm và chịu mức
thuế đến tận 27%? - Liệu có sự công bằng giữa mức lương mà nữ giới nhận so với mức tiền
thuế họ phải chi trả hay không ?
Tại sao mức thuế này vẫn còn tồn tại
Theo Jennifer Weiss-Wolf, luật sư, phó chủ tịch của Trường Tư pháp Brennan tại
Trường Luật NYU (Hoa Kỳ) cho biết: “Tôi nghĩ những động cơ xung quanh thuế hồng
rõ ràng hơn xuất phát từ quan điểm tư bản chủ nghĩa cổ điển: Nếu bạn có thể kiếm tiền
từ nó, thì bạn nên tận dụng bằng bất cứ giá nào”.
Đầu tiên, bằng chứng rõ ràng nhất cho việc tại sao thuế hồng vẫn tồn tại chính là số tiền
khổng lồ mà nó đóng góp vào ngân sách.
Với bang California là 20 triệu USD mỗi năm, bang New York là 10 triệu USD và nước
Úc là 35 triệu đô la Úc mỗi năm cho tiền thuế.
Việc ngân sách của Chính phủ có thể làm dồi dào thêm từ tiền thuế của một món hàng
cũng là thứ khiến cho họ không có lý do gì để loại bỏ nó. Cũng giống như tiền thuế từ
việc cho phép buôn bán súng tại Mỹ chẳng hạn.
https://thanhnien.vn/hau-brexit-anh-tu-hao-bo-thue-bang-ve-sinh-1851025739.htm
Tiếp theo đó, những quốc gia thuộc khối liên minh Châu Âu (EU) khi là thành viên đều
phải tuân thủ việc đánh thuế lên băng vệ sinh theo quy định của liên minh. Điều đó cũng
là lí do cản trở cho các nhà hoạch định chính sách của một quốc gia có thể tự ra quyết
định miễn thuế.
Hay theo một nghiên cứu năm 2020 được công bố trên tạp chí American Political Science Review về
thuế quan kéo dài 20 năm đối với quần áo nam và nữ ở 167 quốc gia. Các tác giả của nghiên cứu nhận
thấy rằng “trung bình nhập khẩu hàng hóa dành cho phụ nữ bị đánh thuế cao hơn 0,7% so với nhập
khẩu hàng hóa dành cho nam giới” cũng góp phần tạo nên thuế hồng.

Hậu quả của thuế hồng với một nửa của thế giới.
Chính sự vô lý trong việc đánh thuế dựa trên giới tính của phái nữ hay rõ ràng hơn là
dựa trên chu kì sinh lý của nữ giới để tạo nên thuế băng vệ sinh đã ra sự bất bình và
những hệ lụy :
- Việc đánh thuế cao lên băng vệ sinh khiến cho phụ nữ trở nên e dè hơn trong việc chi
tiền cho nó thay vì những nhu yếu phẩm khác dẫn đến những bất tiện trong sinh hoạt
hằng ngày.
- Khi tình trạng này kéo dài, nữ giới có nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới nhiễm trùng
vùng kín như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm khuẩn âm đạo.
- Còn ở Ấn Độ, người phụ nữ tới mùa “dâu” chỉ sử dụng những miếng vải sờn, rách làm
“băng vệ sinh”. Thực trạng đáng buồn đang xảy ra ở khắp đất nước tỷ dân, theo một
nguồn thống kê không chính xác thì hiện có khoảng 300 triệu phụ nữ Ấn không thể chi
trả cho những miếng băng vệ sinh chất lượng, đảm bảo an toàn cho ngày “dâu” của
mình được.
F. Những cuộc đấu tranh của phái nữ và các tín hiệu tích cực.
Những cuộc đấu tranh đã diễn ra ở khắp nơi để chống lại sự bất công này hàng thập
kỷ qua.
- Tiêu biểu là tại nước Úc, sau hơn 2 thập kỷ đấu tranh, đến năm 2000, chính phủ Úc
thông qua thuế Hàng hóa và Dịch vụ (GST) đã quyết định miễn thuế 10% cho các sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ, bao gồm kem chống nắng, bao cao su, hoặc chất bôi trơn,…
nhưng băng vệ sinh và các sản phẩm hỗ trợ kỳ kinh nguyệt như cốc nguyệt san hoặc
tampon lại hoàn toàn không có tên trong danh mục.
→ Dẫn đến 2 chiến dịch vận động online Axe The Tampon Tax! (Miễn thuế băng vệ
sinh!) và Stop taxing my period! (Đừng đánh thuế kỳ “dâu” của tôi!) gây được tiếng vang
lớn với hơn 180.000 chữ ký gây sức ép trực tiếp lên Chính Phủ. Cuối cùng, chính phủ
Úc đã nhất trí chính sách miễn thuế băng vệ sinh và các sản phẩm tương tự dành cho
phụ nữ bắt đầu từ tháng 1/2019, đồng nghĩa với việc chấp nhận sẽ mất đi khoản thu
ngân sách mỗi năm khoảng 35 triệu USD (hơn 812 tỷ VND).
- Ở Đức, Đại diện tạp chí Neon and einhorn đã đứng lên đòi quyền lợi cho nữ giới bằng
cách yêu cầu Quốc hội Đức phải mở cuộc họp để điều chỉnh mức thuế suất xuống 7%
nếu phía tạp chí thu thập được 50.000 chữ ký ủng hộ
- Ngọn lửa mạnh mẽ nhất cho phong trào này có lẽ là nhờ công của The Female
Company,một công ty sản xuất tampon(một dạng nén của BVS) tại Đức, đã cho ra mắt
cuốn sách “The Tampon Book”, viết về chủ đề kinh nguyệt đính kèm theo 15 chiếc
tampon. Chiến dịch giúp cho chị em phụ nữ vừa mua được sách cung cấp kiến thức
cho sức khỏe cùng với tampon chỉ bị áp thuế 7%. Đây cũng là chiến dịch thắng giải
Grand Prix cho hạng mục PR tại Liên hoan quảng cáo Cannes. Khiến cho Chính phủ
Đức cũng phải chú ý và giảm thuế từ 19% xuống 7% bắt đầu từ 1/2020.
-Kenya, một nước kém phát triển của Châu Phi, chính là nước tiên phong đầu tiên trên
thế giới miễn thuế cho kỳ nguyệt san của nữ giới vào năm 2004 sau đó là Malaysia, Ấn
độ, Canada và trong khối EU thì Ireland là nước duy nhất không đánh thuế lên mặt hàng
này.
- Anh sau khi rời khỏi liên minh EU cũng đã bãi bỏ mức thuế 5% với các sản phẩm liên
quan đến chu kỳ phái nữ vào 1/2021.
- Tháng 7/2016, trước áp lực từ các tổ chức bảo vệ nữ giới, chính quyền New
York quyết định loại bỏ thuế băng vệ sinh, vốn đóng góp 10 triệu USD tiền thuế mỗi
năm cho ngân sách.
Nhưng bên cạnh đó vẫn có một số người đứng đầu vì mức lợi nhuận khổng lồ từ thuế
đánh thuế lên chính thứ bảo vệ sức khỏe của nữ giới mà bất chấp các cuộc đấu tranh
liên quan đến mức thuế này .
-Hạ viện Pháp không thể thông qua dự luật sửa đổi nhằm cắt giảm thuế VAT từ 20%
xuống còn 5,5% lên các loại tampon và các sản phẩm phụ nữ khác. Lý do là các nghị sĩ
cho rằng sẽ làm chính phủ mất nguồn thu 60 triệu USD/năm.
- Cùng lí do trên,thống đốc bang California, Jerry Brown bác bỏ dự luật “hủy bỏ thuế
băng vệ sinh” vì ngân sách bang sẽ thất thu 20 triệu USD (hơn 464 tỷ VND).
https://spiderum.com/bai-dang/Tai-sao-Viet-Nam-van-chua-mien-thue-bang-ve-sinh-
tampon-and-coc-nguyet-san-pn2

G. Thực trạng thuế hồng tại Việt Nam


Tại Việt Nam, hầu hết đa số phụ nữ đều chưa ý thức được rằng bản thân mình cũng đang
phải chịu thuế từ những sản phẩm, dịch vụ dành cho nữ giới. Hiện nay vẫn chưa có các
nghiên cứu cụ thể nào về thuế hồng tại đất nước này, tuy nhiên khoảng cách thu nhập
giới ngày càng gia tăng. Nguồn thu Ngân sách Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn nhất trong
tổng Ngân sách là thuế GTGT (29%). Phụ nữ có thu nhập ít hoặc không có thu nhập ít có
khả năng chi trả cho các nhu cầu tiêu dùng cơ bản của họ và đối tượng bị đánh thuế chủ
yếu vẫn là họ mặc dù thu nhập của các nhóm này không có sự cải thiện. Cụ thể trong
danh sách các mặt hàng được miễn thuế GTGT vẫn chưa có sự xuất hiện của các sản
phẩm được sử dụng cho sức khoẻ của các chị em phụ nữ điển hình là băng vệ sinh vẫn
bị đánh thuế 5%. Nghĩa là phụ nữ phải trả nhiều tiền hơn để được khoẻ mạnh hơn nam
giới. Do trung bình thu nhập của phái nữ thấp hơn so với nam giới và việc chi tiêu, sử
dụng các dịch vụ chăm sóc, các sản phẩm thiết yếu của phụ nữ cao hơn phải nam bởi vì
họ là đối tượng dễ bị tổn thương hơn. Việc chuyển dịch mức độ cao hơn của doanh thu
thuế GTGT làm cho nam giới được hưởng nhiều hơn từ nguồn lợi và các lợi ích tiết kiệm
này. Dù mức thuế suất của các sản phẩm này giảm thì phụ nữ vẫn không có khả năng
tiết kiệm tương đương nam giới. Những điều này đã làm cho họ dễ bị nhạy cảm hơn
trước sự tăng giá bất kì của các hàng hoá, dịch vụ cơ bản. Ở các trường THPT ở Việt
Nam, các bạn nữ đều phải bắt buộc chấp hành nội quy mặc áo dài vào đầu tuần, điều
này làm họ trở nên tốn kém hơn khi mua 2 đồng phục là áo dài và quần tây. Tuy nhiên,
việc đưa ra quan điểm: “ Tại sao các học sinh nam không mặc áo dài khi đi học ?” đều bị
bác bỏ vì họ cho rằng điều này là không cần thiết. Hay rõ hơn thế, ở các tiệm cắt tóc chi
phí cắt tóc nam chênh lệch từ 50-100.000đ cho 1 lần cắt tuy nhiên đối với nữ chi phí này
gấp 3-4 lần. Những biểu hiện này đều cho thấy được sự bất bình đẳng của nam và nữ
khi cùng sử dụng 1 dịch vụ và cùng 1 sản phẩm. Những điều này không được nêu rõ ở
bề mặt tuy nhiên sự bất bình đẳng được ngầm hiểu và phụ nữ vẫn đang chịu thiệt thòi về
chi tiêu và ảnh hưởng của thuế lên họ.

Kết luận (Thư)


Sự phân biệt giới tính về mặt kinh tế thông qua thuế hồng vẫn còn xuất hiện rất
nhiều nơi trên thế giới. Nghiên cứu này đã chỉ ra cho mọi người thấy sự tồn tại
của “Thuế hồng” trong đồ dùng hàng ngày của nữ giới. Cùng với việc đánh thuế
vào băng vệ sinh là bất bình đẳng đối với phụ nữ. Giúp mọi người nhận thức rõ
hơn về sự chênh lệch giá cả và mức thuế mà người phụ nữ phải chịu. Từ đó đưa
ra những giải pháp để hạn chế sự hiện diện của thuế hồng. Một số cuộc đấu
tranh, biểu tình việc đánh thuế lên đồ dùng thiết yếu của phái nữ đã diễn ra
thành công. Điều đó giúp cho mức chi tiêu của phụ nữ giảm đáng kể, vấn đề
sinh lý của họ được giải quyết dễ dàng hơn. Hiện nay mọi người vẫn đấu tranh,
tuyên truyền bằng các phương tiện truyền thông, giáo dục, bằng các cuộc biểu
tình để

Tài liệu tham khảo (Quỳnh)


https://en.wikipedia.org/wiki/Pink_tax#Background

You might also like