You are on page 1of 4

KIỂM TRA LÝ THUYẾT

1. Thông tin bất đối xứng là gì?


2. Nêu hai hình thức chính của thông tin bất đối xứng?
Thông tin không đối xứng về giá cả (Asymmetric Information about Prices):
Đây là tình huống khi một bên tham gia thị trường có thông tin về giá cả hoặc chi phí sản
xuất mà bên còn lại không biết. Điều này có thể dẫn đến việc một bên trả giá cao hơn hoặc
thấp hơn so với giá trị thực của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Thông tin không đối xứng về chất lượng (Asymmetric Information about Quality):
Trong trường hợp này, một bên có thông tin chi tiết về chất lượng của sản phẩm hoặc dịch
vụ mà bên còn lại không biết. Điều này có thể dẫn đến việc một bên bị lừa khi mua sản
phẩm chất lượng kém hoặc không nhận được giá trị tương xứng với số tiền đã bỏ ra.
Thông tin bất đối xứng đôi khi có thể tạo ra sự không công bằng và mất cân đối trong các
thị trường, và việc giảm thiểu hoặc xử lý hiệu quả các hình thức thông tin không đối xứng
là một trong những thách thức quan trọng trong kinh tế công.

3. Thông tin bất đối xứng gây tổn thất phúc lợi xã hội như thế nào?
Thông tin bất đối xứng gây tổn thất phúc lợi xã hội bằng cách làm tăng khoảng cách giữa
các tầng lớp xã hội, tạo ra sự không công bằng trong xã hội và làm gia tăng sự bất hòa và
xung đột giữa các nhóm dân tộc, tôn giáo hay giai cấp. Những thông tin bất đối xứng
cũng có thể dẫn đến sự thiếu tin cậy và không ổn định trong mối quan hệ xã hội, ảnh
hưởng đến sự phát triển bền vững của cộng đồng và đất nước.
2.1. Thất bại thị trường do thông tin bất đối xứng

Khi xảy ra sự bất đối xứng thông tin, người bán hay người mua sẽ không đánh
giá được chính xác chi phí và lợi ích liên quan đến hàng hoá giao dịch. Ví dụ, đối với
các hàng hoá như máy tính, ô tô, thuốc chữa bệnh, các dịch vụ y tế hay giáo dục....thật
không dễ dàng gì để có thể đánh giá chất lượng của các hàng hoá trước khi thật sự tiêu
dùng chúng. Nếu nhận định của người mua về chất lượng hàng hoá cao hơn so với
chất lượng thực tế thì đường cầu sẽ cao hơn đường cầu phản ánh chất lượng thực
của
hàng hoá. Trong điều kiện các yếu tố khác giữ nguyên, sản lượng cân bằng thị
trường
ở mức không hiệu quả
Khi đó, đường cầu hàng hoá sẽ thấp hơn đường cầu phản ánh giá trị thực và sản lượng cân
bằng thị trường ở dưới mức hiệu quả. Trong trường hợp xấu nhất, sự bất cân xứng về
thông tin không chỉ khiến thị trường hoạt động thiếu hiệu quả mà thậm chí còn có thể làm
cho các giao dịch thị trường không xảy ra được. Trở lại với ví dụ của chúng ta về bảo
hiểm y tế hay bảo hiểm ô tô, nếu người bán bảo hiểm y tế không tin tưởng vào các thông
tin mình có được về tình trạng sức khoẻ hiện tại của người mua hay thói quen lái xe của
chủ xe, họ có thể từ chối bán sản phẩm bảo hiểm để giảm thiểu tối đa rủi ro.
2.2. Thất bại thị trường do các biện pháp tự khắc phục thông tin bất đối xứng của các chủ
thể kinh tế
Trong một số trường hợp, tổn thất phúc lợi xã hội còn có thể xuất phát từ các biện
pháp tự khắc phục tình trạng thông tin bất đối xứng của chủ thể kinh tế. Các biện pháp
này gồm: Cơ chế phát tín hiệu, cơ chế sàng lọc và một biện pháp đặc thù của thị
trường lao động là tiền lương hiệu quả, mỗi biện pháp đều có hạn chế riêng.
Cơ chế phát tín hiệu được sử dụng khi bên có nhiều thông tin phát tín hiệu về bên
bất lợi về thông tin một cách trung thực và tin cậy. Những người bán các sản phẩm
kém chất lượng sẽ chịu chi phí lớn hơn trong việc phát tín hiệu so với nhưng người
bán các sản phẩm chất lượng cao. Khi đó, người mua có thể dựa vào các tín hiệu phát
ra để có thể xác định tương đối chính xác sản phẩm mình muốn mua. Mặt trái của cơ
chế này là chi phí cho việc phát tín hiệu có thể làm tăng giá thành sản phẩm và giảm
lượng tiêu dùng.
Ngược lại, cơ chế sàng lọc được sử dụng khi bên có ít thông tin hành động nhằm
thúc đẩy bên có lợi thế tiết lộ thông tin. Ví dụ, trong thị trường xe cũ, người mua có
thể yêu cầu kiểm tra trước nhằm xác định chính xác chất lượng của chiếc xe và đưa ra
mức giá hợp lí. Mặt trái của cơ chế sàng lọc là nó có thể làm cho giao dịch thị trường
không thể xảy ra.
Biện pháp tiền lương hiệu quả (tiền lương cao) hướng tới mục tiêu giảm động cơ
thực hiện các hành động bất lợi của người lao động thông qua tăng chi phí cơ hội của
việc bị sa thải. Nhờ đó, năng suất của người lao động sẽ được cải thiện. Tuy nhiên,
nhược điểm của phương pháp này là tăng cầu và giảm cung lao động dẫn tình trạng
thừa mứa lao động, hay còn gọi là thất nghiệp.
4. Nguyên nhân gây ra thông tin bất đối xứng?
Phụ thuộc vào tương quan giữa chi phí và lợi ích tiềm tàng của người tiêu dùng khi thu
thập thông tin về chất lượng hàng hoá.
Chi phí thẩm định hàng hoá
NTD phải bỏ chi phí C* để thẩm định --> để biết chất lượng của HH
- Họ chọn mẫu đại diện để thử trước rồi mới quyết định mua. VD: mua một chiếc ghế, dễ
dàng đánh giá chất lượng-->HH này là HH có thể thẩm định
trước
Không phải HH nào cũng có thể thẩm định trước, một số HH chỉ có thể biết chất lượng khi
đã qua sử dụng ví dụ: món ăn, xe hơi cũ, buổi hoà nhạc…
--> HH chỉ thẩm định được khi dùng
Nhóm HH hoá không thể hoặc không biết chất lượng của nó ngay cả khi sử dụng một thời
gian→ HH không thẩm định được.
Ví dụ: người bệnh không biết được những hiệu ứng phụ có hại cho sức khoẻ của mình có
thật là do dùng thuốc gây ra hay không
3.2 Mức độ đồng nhất trong MQH giá cả và chất lượng
Thể hiện ở chỗ với chất lượng cho trước thì giá cả có dao động mạnh hay không?
Hoặc với mức giá như nhau thì chất lượng có sự khác biệt lớn?
Nếu có sự biến thiên mạnh thì NTD phải chọn mẫu thử lớn --> NTD ngần ngại --> TT bất
cân xứng
Ngược lại, chất lượng tương tự nhau, giá cả khá thống nhất --> không xuất hiện TT bất
cân xứng
3.3 Mức độ thường xuyên mua sắm
Đóng vai trò quan trọng để quyết định có hiện tượng thông tin bất cân xứng hay không?
Thường xuyên mua sắm--> NTD có kinh nghiệm-> thông tin bất cân xứng giảm.
Ngược lại, dễ bị hớ (thông tin bất cân xứng tăng).

5. Nêu biện pháp can thiệp của Chính phủ đối với hiện tượng thông tin bất đối xứng?
Cấp giấy phép chứng nhận (trước hoạt động) • Chứng nhận tư cách pháp nhân • Chứng
nhận chất lượng sản phẩm Kiểm tra, giám sát (trong quá trình hoạt động) • Kiểm tra an
toàn vệ sinh thực phẩm, đóng dấu chất lượng và cấp phép lưu thông • Kiểm tra, đối chiếu
với tiêu chuẩn đăng ký Kiểm toán (sau hoạt động)
Thành lập hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Cung cấp thông tin • Về quy hoạch • Về dịch
bệnh • Về nhà đầu tư • Dự báo về cung cầu thị trường Thiết lập thể chế (xây dựng khung
pháp lý) để có biện pháp chế tài, xử phạt

KIỂM TRA BÀI TẬP


1. Các câu sau là đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn
a. Thông tin bất cân xứng là trường hợp thất bại thị trường trong đó người mua ít thông tin
về hàng hóa, thị trường hơn so với người bán.
b. Thông tin bất đối xứng gây tổn thất phúc lợi xã hội nên Chính phủ cần phải can thiệp.
c. Thông tin bất đối xứng được coi là một dạng thất bại của thị trường vì thông tin có các
tính chất giống như một HHC.
d. Rủi ro đạo đức xảy ra khi một chủ thể không nắm được thông tin về hành động của chủ
thể còn lại.
e. Các biện pháp tự khắc phục tình trạng thông tin bất đối xứng của tư nhân không gây ra
tổn thất phúc lợi xã hội
2. Phân loại các tình huống sau vào nhóm vấn đề lựa chọn bất lợi hoặc rủi ro đạo đức
a. Chủ xe ô tô biết nhiều hơn công ty bảo hiểm ô tô về sự cẩn trọng khi lái xe
b. Cha mẹ không thể biết được việc trông giữ con cái họ của người giúp việc
c. Người bán nhà biết ngôi nhà có vấn đề về đường điện và nước
d. Nhân viên chơi game trong giờ làm việc
e. Một đứa trẻ biết nhiều hơn cha mẹ chúng về thời gian chúng chơi game trong phòng
riêng
f. Người bảo vệ được thuê để đi tuần tra 10 lần một đêm nhưng chỉ đi 5 lần
g. Trước khi đưa xe cũ ra bán, người chủ xe có xu hướng đi che đi những khuyết điểm bên
trong chiếc xe
h. Siêu thị đóng gói lại các sản phẩm cũ và bán cho người tiêu dùng với giá của sản phẩm
mới.

3. Giả sử trên thị trường rau, nếu người tiêu dùng có những thông tin cần thiết để tin chắc
rau được bán là rau sạch thì đường cầu của họ là: D0: P0 = 80 – 2Q0, tuy nhiên khi không
có đủ thông tin để biết chắc chắn rau bán trên thị trường là rau sạch thì cá nhân sẵn sàng
mua một lượng rau thể hiện trên đường cầu D1: P1 = 50 – 2Q1, biết đường cung S là: P =
20 + Q.
Hãy vẽ hình và tính:
a. Giá và lượng cầu tại điểm cân bằng nếu người tiêu dùng có đầy đủ thông tin
b. Giá và lượng cầu tại điểm cân bằng nếu người tiêu dùng không có đầy đủ thông tin
c. Tính tổn thất phúc lợi xã hội do thông tin bất cân xứng

You might also like