You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH

BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN


Môn thi: KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ

Họ và tên sinh viên: Võ Thảo Quyên


MSSV: 030835190194 Lớp học phần: D01 STT: 57

THÔNG TIN BÀI THI MÃ ĐỀ THI/ĐỀ TÀI


Bài thi có: (bằng số): 4 trang
(bằng chữ): bốn trang

BÀI LÀM :
Đề tài: THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG

Hiện nay nước ta đang trong thời kì phát triển công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước mang
đến cho ta nhiều cơ hội phát triển và đi kèm cơ hội là các rủi ro đặc biệt đến các ngành kinh
tế tài chính gọi tắt là thị trường. Các chủ thể trong thị trường giao dịch chỉ chú ý đến lợi ích,
quyền lợi và niềm tin với nhau mà rủi ro hay diễn ra nhất và mang lại nhiều mặt hại nhất
trong các cuộc giao dịch trong thị trường đó là sự không đối xứng thông tin làm cho thị
trường không còn hoàn hảo. Theo như sự tìm hiểu của em thì chính rủi ro này đã gây nên sự
mất niềm tin giữa các doanh nghiệp, người trong giao dịch làm cho thị trường ngày càng trở
nên không hoàn hảo và gây ra nhiều hệ quả to lớn. Vấn đề về thông tin bất cân xứng là một
thất bại của thị trường. Chính vì những lẽ đó chúng ta cần phải hạn chế, khắc phục được sự
bất cân xứng thông tin, sai lệch thông tin giúp mọi người trong thị trường thấy được các
quyền lợi của mình và tăng thêm niềm tin cho mọi người để mọi người thấy được lợi ích và
niềm tin nơi thị trường sẽ được các nhà đầu tư chú ý hơn và họ sẽ đầu tư vào thị trường từ
đó thị trường có thể ngày càng phát triển hơn. Vì những lý do trên chúng ta cần tìm hiểu chi
tiết hơn về đề tài này đang sảy ra trên chính quốc gia của chúng ta như thế nào cũng như các
nguyên nhân, hậu quả và đưa ra các cách giải quyết để tăng thêm tính minh bạch trên thị
trường.

1. Thế nào là thông tin bất cân xứng:

-1-
Thông tin là thông báo, trao đổi, giải thích cụ thể về một đối tượng nào đó thông qua các thứ
như là lời nói, hình ảnh, văn bản, …. Tất cả chỉ mang lại cách hiểu từ người muốn nhận
thông tin. Vậy thông tin bất đối xứng hay còn gọi là Asymmetric information là tình trạng
trong một giao dịch có một bên có thông tin đầy đủ hơn và tốt hơn so với bên còn lại , ai có
nhiều thông tin hơn thì người đó có lợi. Tình trạng này hiện diện rất nhiều trong các lĩnh
vực: ngân hàng, thị trường lao động, thị trường hàng hóa, thị trường đồ cũ, thị trường đầu
tư,...

Ví dụ : khi chúng ta đi mua một thứ gì đó như là một chiếc xe cũ thì ta không biết chiếc xe
đó còn tốt hay không, chúng ta chỉ đánh giá được qua vẻ bề ngoài. Nhưng người bán lại là
người biết rõ và đầy đủ thông tin hơn ví dụ như chiếc xe nó đã quá cũ nhưng lại được sơn
lại đẹp đẽ và bắt mắt, vô tình chúng ta định giá cao sản phẩm và trong tình huống này người
bán sẽ là người có lợi.

2. Đặc điểm của thông tin bất cân xứng:


- Trong hai bên giao dịch thì có một bên thông tin chính xác hơn bên kia.
- Sự khác nhau của thông tin giữa các bên giao dịch .
- Chuyển giao thông tin giữa các bên giao dịch thì có nhiều khó khăn .
3. Hậu quả của thông tin bất cân xứng:
- Lựa chọn đối nghịch: là một hiện trạng sảy ra trong thông tin không đối xứng đó là hai
bên thì một bên được lợi và một bên không được lợi bên nào có nhiều thông tin hơn thì
bên đó có lợi.

Ví dụ: khi chúng ta đi vay tiền ngân hàng để đầu tư vào một dự án thì bên ngân hàng xác
định lãi xuất vay phụ thuộc vào rủi ro của dự án. Nếu dự án rủi ro cao thì mức vay cao còn
không thì ngược lại. Đến ngân hàng muốn được lãi suất thấp thì ta chỉ cần làm sai lệch
thông tin và đưa thông tin dự án có mức rủi ro thấp từ đó được hưởng với mức lãi suất thấp
hơn.

- Rủi ro đạo đức hay tâm lý ỷ lại: là hiện trạng một người hay một nhóm người không còn
có ý muốn cố gắng hành động một cách lợp lý như trước.

Ví dụ: nổi bật nhất là các bảo hiểm như là bảo hiểm y tế , bảo hiểm tai nạn thì thường chúng
ta có tâm lý như là à có bảo hiểm đã lo mọi chi phí thì mình không phải lo gì . một ví dụ
khác như là khi chúng ta đã học xong môn đó thì chúng ta thường có tâm lý là không thèm
quan tâm hay đụng tới môn đó nữa.

-2-
- Chi phí giám xác: là chi phí bỏ ra để giúp người cho vay giám xác người vay.

Ví dụ: ngân hàng thường sẽ bỏ ra một khoảng tiền để trả cho một hoặc một số người để
giám xác người vay hoặc là đi kiểm tra thông tin về dự án người vay cung cấp để xác định
lãi xuất cho người muốn vay.

- Vấn đề người ủy quyền-người thừa hành: là  mâu thuẫn trong các ưu tiên giữa một người
hoặc một nhóm với người đại diện được ủy quyền hành động thay mặt họ. Một người
thừa hành có thể hành động theo cách trái với lợi ích tốt nhất của người ủy nhiệm.

Ví dụ: khi chúng ta đi mua đất thì lúc đó chúng ta sẽ nghi ngờ người cò đất sẽ chỉ chú ý đến
khoảng tiền hoa hồng khi bán được hơn so với lợi ích của mình.

4. Giải pháp cho thông tin bất đối xứng:

Gồm có hai giải pháp đó là giải pháp tư nhân và giải pháp của chính phủ:

Giải pháp tư nhân


 Thị trường đồ cũ: là người mua chúng ta đi thu thập thông tin của những người đã sử
dụng để mang lại thông tin chính xác nhất. là người bán thì chúng ta cần phải cung cấp
các thông tin chính xác làm tin tưởng và làm tốt lên về phần uy tính của mình thông qua
một thứ nào đó có thể chứng minh sự uy tín đó như là giấy phép hoạt động, giấy bảo
hành.

Ví dụ: nếu là người mua thì khi em có dự định mua một chiếc laptop nào đó để dùng thì
thường em sẽ lên Facebook đê hỏi thăm mọi người đang dùng laptop đó như thế nào có ổn
trong các nhu cầu em đưa ra không. Nếu là người bán thì khi em bán laptop thì em sẽ cho họ
thử thoải mái đưa ra các chính sách như là đổi tra 1 tháng nếu sảy ra lỗi, bảo hành 1 năm.

 Thị trường lao động: thì người đi xin việc làm thì cần phải đưa ra các thứ chứng minh
bằng cấp, trình độ, khả năng và từ đó đưa ra yêu cầu về tiền lương. Người cần người
làm: chúng ta cần phải phỏng vấn và thử việc của người đi xin việc để xác định đúng .

Ví dụ: em là người xin việc thì khi đi xin việc em cần chuẩn bị CV gồm các bằng cấp, khả
năng làm việc, và tìm hiểu về môi trường làm việc và đưa ra yêu cầu về một mức lương cao.
em là một nhà tuyển dụng thì em sẽ đưa ra các yêu cầu về khả năng của họ và thử việc của
họ xem họ có đủ khả năng để làm cho mình và hưởng mức lương đó hay không (chủ yếu là
tính trung thực và khả năng làm việc).

-3-
 Thị trường bảo hiểm ( bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm nhân thọ,..): giảm giá
bảo hiểm, không bảo hiểm toàn phần, khám sức khỏe định kì .

Ví dụ: hiện nay có một số người lợi dụng bảo hiểm toàn phần không lo cho sức khỏe của
chính mình có đôi lúc còn cố ý gây tai nạn để hưởng đền bù từ các nhà bảo hiểm. Khi ta
không bảo hiểm toàn phần và khám định kì thì mọi người sẽ chú ý đến sức khỏe của mình
hơn, giảm chi phí và đưa ra ưu đãi để được nhiều người tiếp cận hơn.

 Ngân hàng: công bố khả năng tài chính của công ty, có khả năng phân tích và đánh giá
dự án, người vay cần phải đưa ra thông tin chính xác của dự án.

Ví dụ: khi đi vay chúng ta cần tìm hiểu thông tin tài chính của ngân hàng đó và đưa ra
thông tin chính xác về dự án của mình để ngân hàng giảm thời gian điều tra và đánh giá từ
đó cung cấp cho mình được vốn nhanh và tạo nên sự tin tưởng ở nhau.

Giải pháp chính phủ:


 Cấp giấy chứng nhận.
 Thường xuyên đi đến các điểm để giám sát và kiểm tra.

Ví dụ: bắt được nhiều quả tang buôn bán hàng giả hàng nhái, gần đây đã bắt quả tang vụ
buôn bán thuốc chữa covid-19 giả.

 Thành lập các ban nhằm mục đích đưa sự an toàn của người tiêu dùng lên hàng đầu.

Ví dụ: ngày 31/10/2018 bộ nội vụ đã ban hành quyết định cho phép thành lập hội bảo vệ
người tiêu dùng.

Giải pháp vấn đề người ủy quyền-người thừa hành: người ủy quyền thưởng thêm phần
thưởng (khuyến khích) làm cho mục đích của cả hai bên cùng làm một.
Ví dụ: muốn tăng năng suất bán hàng ở các cộng tác viên thì ta chỉ cần thêm hoa hồng khi
bán được một sản phẩm hoặc là nhận thêm hoa hồng theo phần trăm doanh số.
Tài liệu tham khảo:
1. http://nghiencuuquocte.org/2016/09/15/thong-tin-bat-can-xung-la-gi/?
fbclid=IwAR2k3Mnx5mWSBCYQLPotFPBSgqFVqgwP8sJFw4F6VmoE_tImCM54
b0LjJOM
2. https://www.saga.vn/su-bat-can-xung-cua-thong-tin~46009?
fbclid=IwAR0yIahciEakfzibRsVZ7OvHPouEjc-
K1ffiOqGhUMwUyDPLhhZRJmSoH0c

-4-
-5-

You might also like