You are on page 1of 10

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG 5 – THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP


1. Khái niệm
Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập chịu thuế của Doanh nghiệp.
Thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp gồm:
+ Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hay còn được gọi là thu nhập chính, thu
nhập thường xuyên của doanh nghiệp.
+ Thu nhập khác: các dòng thu nhập ko liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, được gọi là thu nhập phụ hay thu nhập không thường xuyên của
doanh nghiệp.
Thu nhập chịu thuế = Thu nhập sản xuất kinh doanh + Thu nhập khác
= Doanh thu – Chi phí + Thu nhập khác.
Thuế thu nhập doanh nghiệp ra đời vào năm 1997, tiền thân của nó là thuế lợi tức.
2. Vai trò: ( Đọc kỹ Slide)
II. Luật thuế TNDN hiện hành.
1. Đối tượng chịu thuế: Thu nhập chịu thuế của Doanh nghiệp.
2. Người nộp thuế: Doanh nghiệp. Có các loại hình doanh nghiệp
a. Doanh nghiệp thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam
b. Doanh nghiệp thành lập theo quy định của NN, có địa chỉ thường trú/không có
địa chỉ thường trú tại Việt Nam.
c. Tổ chức hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp công lập.
d. Các tổ chức khác
Phương pháp tính thuế
Các loại hình doanh nghiệp b, c, d như mục 2.
Số thuế TNDN phải nộp = Doanh thu * tỷ lệ %
Chúng ta tập trung vào doanh nghiệp (a) tức là doanh nghiệp được thành lập theo
quy định pháp luật Việt Nam
Thuế TNDN nộp = (TNTT - Quỹ khcn) * TS tndn
TNTT ( Thu nhập tính thuế )= TNCT – TN miễn – Lỗ năm trước chuyển qua.
TNCT (Thu nhập chịu thuế )= Doanh thu – Chi phí được trừ + Thu nhập khác.
Giả sử các chỉ tiêu (màu xanh) không có thì
Thuế TNDN nộp = (Doanh thu – Chi phí được trừ + thu nhập khác)* TStndn
Xét từng chỉ tiêu trong công thức tính thuế TNDN
Doanh thu: các bạn cần nắm các nội dung sau
+ Khái niệm Doanh thu: Toàn bộ số tiền mà các tổ chức, cá nhân có được khi sản
xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.
+ Thời điểm ghi nhân doanh thu:
Hàng hóa: chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa
Dịch vụ: hoàn thành cung ứng dịch vụ/lập hóa đơn chứng từ.
+ Lưu ý Doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp nào để có cách xác định doanh
thu tương ứng ( Đã học trong phần thuế GTGT)
VAT theo pp trực tiếp: Doanh thu có VAT
VAT theo pp khấu trừ: Doanh thu chưa có VAT
Doanh thu = Giá bán * Khối lượng.
+ Doanh thu trong các trường hợp cụ thể: ( tương ứng với xác định giá tính thuế
VAT trong các trường hợp cụ thể)
Chi phí được trừ: Tất cả các chi phí của doanh nghiệp là chi phí được trừ nếu đáp
ứng các điều kiện chính sau:
+ Thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ( khi ghi
nhận một khoản chi phí / doanh thu phải chỉ ra được khoản doanh thu/ chi phí
tương ứng với nó hay nói cách khác, chi phí được trừ là chi phí phải tạo ra doanh
thu trong kì tính thuế.
+ Phải có hóa đơn chứng từ đầy đủ, mỗi hóa đơn có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên
bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt)
Ngoài hai điều kiện đó, có hai chi phí mặc dù ko thỏa mãn 2 điều kiện nhưng vẫn
được hạch toán vào chi phí được trừ: chi cho giáo dục và chi cho an ninh quốc
phòng.
Đối chiếu với hai điều kiện trên, các chi phí sau sẽ là chi phí được trừ
+ chi phí sản xuất
+ chi phí nhân công
+ chi phí nguyên vật liệu
+ chi phí bán hang
+ chi phí quản lý doanh nghiệp.
Tuy nhiên để khẳng định nó được trừ hay không thì phải đối chiếu với định mức
quy định.
Ví dụ: Chi phí trang phục cho nhân viên, được quy định là 5 tr đồng/năm.
Trong trường hợp doanh nghiệp chi trang phục với số tiền 6 tr đồng/năm, thì khi
xác định chi phí được trừ, các em chỉ được đưa vào 5 tr đồng/năm, phần 1 tr là
phần vượt mức quy định không được đưa ra.
Như vậy khi đề bài cho một chi phí cụ thể nào đó, các em phải xem nó có thuộc
các chi phí tổng hợp cô nêu trên không, nếu thuộc thì khẳng định nó được trừ. Tuy
nhiên để biết được nó được trừ hay không thì các em phải đối chiếu với quy định
về định mức.
Từ đó các chi phí là chi phí không được trừ khi:
+ không tạo ra doanh thu trong kì tính thuế
+ không có hóa đơn chứng từ đầy đủ.
+ vượt mức quy định
+ không đúng đối tượng.
Sau đây các chi phí các em cần phải nắm
Chi phí Được trừ Không được trừ
Khấu hao tài sản cố X Chi phí khấu hao tương
định ứng với Xe ô tô dưới 9
chỗ có nguyên giá > 1, 6
tỷ đồng
Khấu hao xe <9 chỗ có
nguyên giá 1,6 tỷ (10
năm): 160 tr.
DN mua xe có nguyên
giá 2,2 tỷ (10 năm): 220
tr
CPDT: 160 tr, vượt quá
định mức là 60 tr loại.
Lương X Lương trả cho cổ đông
sáng lập nên doanh
nghiệp nhưng không trực
tiếp điều hành doanh
nghiệp
Lương trả cho chủ doanh
nghiệp tư nhân, công ty
trách nhiệm hữu hạn 1
thành viên.
Các khoản trích theo X (23,5%, BHXH: Vượt định mức
lương 17,5%, BHYT: 3%,
BHTN: 1%, KPCD: 2%)
Sửa chữa tài sản cố định X Phần vượt định mức theo
quy định
Đầu tư xây dựng cơ bản X
Lãi vay X (vay mục đích kinh Nếu mục đích vay không
doanh) phải để phục vụ hoạt
X ( vay ở NH, TCTD động sản xuất kinh doanh
khác) ( ví dụ vay bổ sung vốn
điều lệ - vốn pháp định)
X ( vay tổ chức khác: lãi Nếu vay ở các tổ chức
suất vay <=150%* không phải là NH và có
LSCB) lãi vay > 150%* LSCB
Thuế, Phí và lệ phí X Thuế VAT nộp theo PP
khấu trừ
Thuế TNDN
Khuyến mãi, quảng cáo X ( 100%), không khống
chế tỷ lệ như trước đây.
Chi phí vận chuyển X
hàng hóa đến nơi tiêu
thụ, chi phí bán hàng
Trang phục cho nhân X (định mức <= 5 Phần vượt mức quy định
viên tr/năm/người) > 5 tr đồng/năm/người
Trích lập các quỹ, dự X (định mức) Vượt định mức
phòng
Khoản phạt Chênh lệch giữa thu từ X
bồi thường hợp đồng và
chi hợp đồng mang giá
trị âm
a. DN A ký hợp đồng với DN B, A vi phạm, A bồi thường: 100
B: +100, thu nhập khác
A: -100, ko được hạch toán vào chi phí được trừ.
b. DN A ký hợp đồng với DN C, C vi phạm, C bồi thường: 50
Kết hợp a và b: A : Nhận bồi thường: 50
Chi phồi thường: 100
Chênh lệch nhận và chi: -50 tr ( chi phí được trừ)
Dạng bài tập thứ 1:
Doanh thu: 1.000 tỷ
Chi phí: 650 tỷ, trong đó có:
+
+
….
Thu nhập khác:
Yêu cầu xác định thu nhập chịu thuế/ thuế thu nhập doanh nghiệp.
Với các dạng bài thế này, thông thường các chỉ tiêu doanh thu, thu nhập khác, quỹ
khoa học công nghệ…số liệu không điều chỉnh, chủ yếu điều chỉnh ở khoản mục
chi phí. Trong chi phí 650 tỷ, đề sẽ liệt ra các chi phí cụ thể và trong đó sẽ có các
chi phí không được trừ. Nếu chi phí không được trừ thì bắt buộc các em phải bỏ
nó ra.
Lưu ý: Cách xác định doanh thu cụ thể trong các trường hợp. Cách xác định tương
tự nội dung giá tính thuế trong các trường hợp cụ thể ở chương 4.
Ví dụ: Một doanh nghiệp trong năm tính thuế có số liệu:
- Doanh thu bán hàng: 5 tỷ đồng
- Tổng các khoản chi được trừ vào chi phí là 4 tỷ đồng.
- Thu từ tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế: 200 triệu đồng
Xác định thuế TNDN của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế nếu biết rằng thuế suất
thuế TNDN là 20%?
Bài giải: đọc vào đề thấy chỉ có chỉ tiêu doanh thu, chi phí, thu nhập khác, ko có
các chỉ tiêu thu nhập miễn thuế, lỗ..thì thuế TNDN được viết ngắn gọn lại:
Thuế TNDN =( DT – CP được trừ + TN khác) * TS
= (5 – 4 + 0,2) * 20%
Ví dụ: Một công ty cổ phần trong năm tính thuế có số liệu như sau:
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 10 tỷ đồng.
- Chi phí doanh nghiệp kê khai: 8.5 tỷ đồng, trong đó:
+ Tiền lương của các sáng lập viên doanh nghiệp nhưng không tham gia điều hành
doanh nghiệp có chứng từ hợp pháp: 500 triệu đồng
Thuế suất thuế TNDN là 20%. Thuế TNDN phải nộp trong năm tính thuế?
Bài giải: đọc vào đề thấy chỉ có chỉ tiêu doanh thu, chi phí, thu nhập khác, ko có
các chỉ tiêu thu nhập miễn thuế, lỗ..thì thuế TNDN được viết ngắn gọn lại:
Thuế TNDN =( DT – CP được trừ + TN khác) * TS
= (10 – 8 ) * 20%= 400 tr
Tại sao chi phí được trừ lại 8. Do tiền lương của các sáng lập viên doanh nghiệp
nhưng không điều hành doanh nghiệp thuộc chi phí không được trừ nên phải loại
ra.
Ví dụ: Trong kỳ, Doanh nghiệp có các số liệu sau:
Doanh thu: 100 tỷ đồng.
Chi phí: 55 tỷ đồng, trong đó:
+ Chi phí lãi vay liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh: 30 tỷ
+ Chi phí lãi vay liên quan đến bổ sung vốn điều lệ: 10 tỷ.
+ Chi trang phục nhân viên: 3 tỷ ( không vượt định mức)
Thu nhập từ thanh lý tài sản cố định: 4 tỷ.
Thuế TNDN?
Thuế TNDN nộp = (DT – CP + TN khác)* TS tndn
= (100 tỷ – 45 tỷ + 4)* 20% = 59 *20%= 11,8 tr
Ví dụ: Trong kỳ, Doanh nghiệp có các số liệu sau:
Doanh thu: 100 tỷ đồng.
Chi phí: 40 tỷ đồng, trong đó:
+ Chi phí sửa chữa tài sản cố định: 20 tỷ ( định mức)
+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản: 10 tỷ.
+ chi điện nước: 2 tỷ
Chi quảng cáo, tiếp thị: 3 tỷ
Thu nhập từ chênh lệch đánh giá tỷ giá: 2 tỷ.
Thuế TNDN?
Thuế TNDN nộp = (DT – CP + TN khác)* TS tndn
= (100 – 33 + 2 )* 20%= 69 * 20%= 13,8 tỷ
Chỉ tiêu thu nhập khác, thu nhập miễn thuế các em đọc trong tài liệu
Dạng bài tập thứ 2: Doanh nghiệp VN có thu nhập ở nước ngoài.
Quy định: DN thành lập theo quy định VN, nộp thuế TNDN cho các khoản thu
nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ VN
Với các doanh nghiệp thành lập theo quy định pháp luật VN, có thu nhập phát sinh
ở nước ngoài, sau này chuyển khoản thu nhập nước ngoài về VN tính thuế như thế
nào? Các bước thực hiện.
+ Tính số thuế đã nộp ở nước ngoài: Thu nhập ở nước ngoài (A) * TS thuế TNDN
ở nước ngoài (a%)
+ Tính số thuế nộp ở VN cho khoản thu nhập này: A * TS thuế TNDN ở VN là (b
%)
+ So sánh số thuế nộp ở hai nơi
Nếu số thuế nộp ở nước ngoài A * a% > =A * b% thì khi chuyển khoản thu nhập
này về VN ko phải nộp thuế.
Nếu số thuế nộp ở nước ngoài A * a% < A * b% thì khi chuyển khoản thu nhập
này về VN, phải nộp thêm một khoản: chênh lệch số thuế giữa hai quốc gia (số
thuế VN – Số thuế NN)
Hoặc với dạng bài này nếu đề bài cho thuế suất ở giữa hai quốc gia, ko cần phải
tính số thuế phải nộp mà chỉ cần so sánh thuế suất giữa hai quốc gia
Nếu a%>= b%: ko nộp thêm
Nếu a%< b%: nộp thêm: (b-a)* A
Lưu ý: đề bài có thể cho thu nhập ban đầu hoặc thu nhập còn lại sau khi nộp thuế,
do đó đọc đề thật kĩ để xác định A là bao nhiêu.
Ví dụ: Doanh nghiệp A có thu nhập ở nước ngoài là 300 tr, thuế suất thuế TNDN
ở nước ngoài là 15 %. Xác định số thuế Thu nhập doanh nghiệp doanh nghiệp A
phải nộp khi chuyển khoản thu nhập này về VN biết rằng thuế suất thuế TNDN ở
VN là 20%
Các bước:
So sánh thuế suất: thuế suất NN 15% < Thuế suất VN 20 %: nộp thêm
Số thuế nộp thêm: (20-15)*300 tr = 15 tr
Ví dụ: Doanh nghiệp A có thu nhập ở nước ngoài sau khi nộp thuế TNDN ở nước
ngoài là 300 tr, số thuế đã nộp ở nước ngoài là 50 tr. Xác định số thuế Thu nhập
doanh nghiệp doanh nghiệp A phải nộp khi chuyển khoản thu nhập này về VN biết
rằng thuế suất thuế TNDN ở VN là 20%
+ Số thuế nộp ở nước ngoài là: 50 tr
+ Số thuế nộp ở VN là: (300+50)* 20%= 70 tr
+ So sánh số thuế nộp ở hai quốc gia: nộp thêm
+ Nộp thêm: phần chênh lệch giữa số thuế đã nộp giữa hai quốc gia: 20 tr
Lưu ý: 300 tr là thu nhập còn lại sau khi nộp thuế, do đó thu nhập ban đầu phải là
300 + số thuế đã nộp (50): 350
Thuế suất: có hai dạng
+ thuế suất chuẩn: 20%.
+ thuế suất ưu đãi: < 20% ( áp dụng cho các doanh nghiệp thành lập trên địa bàn
kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, chính sách ưu đãi của nhà nước.
Thường được ưu đãi kèm theo thời gian 10 năm, 15 năm, 5 năm…)
Lưu ý: Thuế suất ưu đãi chỉ áp dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không áp
dụng cho các hoạt động khác
Ví dụ: Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế suất 17% trong vòng 10 năm, năm
thứ 8 doanh nghiệp có thu nhập từ hoạt động kinh doanh là 400 tr, thu nhập khác
là 100 tr.
Như vậy năm thứ 8 vẫn nằm trong thời gian 10 năm được hưởng ưu đãi. 17% chỉ
áp dụng cho thu nhập từ hoạt động kinh doanh ( 400 tr), thu nhập khác (100 tr)
vẫn áp dụng thuế suất chuẩn 20%
Thuế TNDN phải nộp = 400* 17% + 100* 20% = 88 tr.
Ví dụ: Trong kỳ, Doanh nghiệp có các số liệu sau:
Doanh thu: 100 tỷ đồng.
Chi phí: 40 tỷ đồng, trong đó:
+ Chi phí sửa chữa tài sản cố định: 20 tỷ ( định mức)
+ Chi đầu tư xây dựng cơ bản: 10 tỷ.
Thu nhập từ đầu tư nước ngoài là 300 tr và số thuế đã nộp ở nước ngoài là 40tr.
Tính số thuế TNDN phải nộp.
Chỉ tiêu: Quỹ khoa học công nghệ
+ Mức trích <= 10% Thu nhập tính thuế.
+ Thời gian trích và sử dụng: 5 năm kể từ năm trích quỹ.
Ví dụ anh trích năm 2015, thì thời gian trích và sử dụng 5 năm tính 2015 là năm
thứ 1. 2015/2016/2017/2018/2019.
+ yêu cầu sử dụng: sử dụng hết quỹ (>=70% số quỹ đã trích) và sử dụng đúng mục
đích (trích quỹ để nghiên cứu sản phẩm)
+ Quy tắc sử dụng quỹ: Quỹ năm nào trước, ta sử dụng trước. Năm nào sau ta sử
dụng sau, sử dụng hết quỹ của năm trước mới được phép sử dụng quỹ của năm sau
+ Kiểm tra và xử phạt
o Nếu sử dụng ko hết quỹ thì
+ Truy thu số thuế tương ứng với số tiền quỹ chưa sử dụng hoặc sử dụng
không hết: số quỹ sử dụng ko hết/ko sử dụng * thuế suất thuế TNDN tại thời điểm
trích quỹ
+ Lãi phát sinh: Số thuế bị truy thu * Lãi suất trái phiếu kho bạc * 2.
o Nếu sử dụng không đúng mục đích thì:
+ Truy thu số thuế tương ứng với số tiền quỹ sử dụng sai mục đích: số quỹ
sử dụng sai mục đích * thuế suất thuế TNDN tại thời điểm trích quỹ
+ Lãi phạt: Số thuế bị truy thu * lãi phạt nộp chậm (0,03%) * số ngày
Lỗ từ năm trước chuyển qua.
+ Xác định lỗ: Lỗ = TNCT – TN miễn thuế < 0
+ Thời gian Chuyển lỗ: trong vòng 5 năm kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ,
khi chuyển qua bù trừ với với (TNCT-TN miễn thuế) của năm chuyển qua để xét
doanh nghiệp lỗ hay lãi, nếu lãi nộp thuế, nếu lỗ chuyển tiếp. Kết thúc 5 năm nếu
số lỗ vẫn còn thì ngừng và xóa bỏ
+ Quy tắc chuyển: Lỗ năm nào trước, ta chuyển trước. Năm nào sau ta chuyển
sau, chuyển hết lỗ của năm trước mới được phép chuyển lỗ năm sau
Ví dụ: 2015: có TNCT – TN miễn thuế = -200 tr, được chuyển như sau
Năm Được đánh dấu là TNCT – TN miễn
năm thứ trong quá
trình chuyển lỗ
2016 1 50 -150, tiếp tục
chuyển
2017 2 30 -120 , tiếp tục
chuyển
2018 3 30 -90 , tiếp tục
chuyển
2019 4 30 -60 , tiếp tục
chuyển
2020 5 30 -30 , ngừng
chuyển và xóa bỏ
số lỗ này

Tương tự ví dụ khi nãy: lỗ 2015 là 150 tr


Năm Được đánh dấu là TNCT – TN miễn
năm thứ trong quá
trình chuyển lỗ
2016 1 50 -100
2017 2 80 -20
2018 3 -90 -110
2019 4 40 -70
2020 5 10 -80 , được chuyển
tiếp ko

You might also like