You are on page 1of 3

Kịch bản:

Sau phần ví dụ hãng cà phê Starbucks


Từ ví dụ trên ta có thể nhận ra một số yếu tố của mt marketing
Đó là yếu tố văn hoá, xã hội thói quen của người tiêu dùng
Yếu tố kinh tế,... Doanh nghiệp vận hành trong một môi trường và môi trường
đó được gọi là môi trường marketing
Môi trường marketing gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài gồm môi trường vi mô và vĩ mô
Môi trường vi mô gồm các chủ thể của nền kinh tế:
 Người tiêu dùng
 Nhà cung cấp
 Đối thủ cạnh tranh
 Công chúng
 Trung gian
Môi trường vĩ mô gồm các yêu tố như
 Kinh tế
 Pháp lý
 Nhân khẩu
 Chính trị
 Văn hoá
 Xã hội
 Công nghệ
Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng nhau nói về chủ thể nhà cung cấp. Nhà cung cấp
lànguồn cung cấp nguồn nguyên vật liệu thô, nguồn năng, nguồn nhân lực hoặc
nguồn vốn. Điều kiện để cho doanh nghiệp có thể vận hành tốt là phải có nguồn
cung ổn định và đáng tin cậy. Nếu có sự thay đổi nào về nguồn cung thì doanh
nghiệp sẽ gặp khó khăn. Ví dụ nếu nguồn cung không đủ thì doanh nghiệp bắt
buộc phải tích trữ thì kéo theo hệ lụy là doanh nghiệp sẽ tốn thêm chi phí kho
bãi để đựng hàng, vì vậy doanh nghiệp nên kiếm cho mình nhiều nhà cung cấp
sản phẩm thay vì là một mà thôi.
Chủ thể thứ hai đó là yếu tố người tiêu dùng hoặc là khách hàng, thì theo mọi
người trước khi chọn ngành bán hàng cũng đã biết là doanh nghiệp bán sản
phẩm cho khách hàng và để tồn tại ta phải có khách hàng. Vì vậy, việc nghiên
cứu hành vi khách hàng là việc cực kì quan trọng.
Chủ thể kế tiếp cũng không kém phần quan trọng đó là yếu tố đối thủ cạnh
tranh. Việc phân tích và tìm ra đối thủ cạnh tranh hiện tại và đối thủ cạnh tranh
tiềm ẩn đang có khả năng gia nhập vào thị trường là việc làm đảm bảo cho sức
cạnh tranh và vị thế của doanh nghiệp. Ví dụ điển hình cho điều này đó là sự đối
đầu trức tiếp giữ hai nhãn hàng nước giải khát đứng đầu thế giới đó là Cocacola
và Pepsi. Và với sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo nên đối thủ cạnh
tranh tiềm ẩn đó xe ôm công nghệ, với những người chạy xe ôm mà họ không
kịp nhận ra.
Chủ thể thứ tư đó là yếu tố Trung gian Marketing có thể là đại lý, người môi
giới doanh nghiệp mang trên mình nhiệm vụ đó là cầu nối liên kết giữa khách
hàng và doanh nghiệp. Ví dụ như là shopee, lazada….
Chủ thể cuối cung trong môi trường vi mô mình nói tới đây đó là yếu tố công
chúng. Công chúng là nhóm người đang và sẽ có mối quan tâm đến hoạt động
của doanh nghiệp và có khả năng làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh
nghiệp. Công chúng bao gồm có người dân địa phương, các công ty phương tiện
truyền thông và các tổ chức đang hoạt động. Nó giống như việc một nhóm thần
tượng sử dụng một sản phẩm nào đó khiến cho mặt hàng này lập tức cháy hàng
thì doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc đến nhóm người này.
Tiếp tục chương trình thì mình sẽ đến với phần Môi trường vĩ mô thể hiện cấu
trúc hành vi và đặc điểm của nền kinh tế nói chung. Đầu tiên là yếu tố môi
trường nhân khẩu bao gồm tốc độ và số lượng tăng dân số từng vùng miên, cơ
cấu dân số theo độ tuôi, trình độ học vấn, dân tộc, tính chất từng vùng miền và
thành phần hộ gia đình. Theo những số liệu hiện nay thì Việt Nam là nước có cơ
cấu trẻ, nên là các sản phẩm, dịch vụ dành cho học sinh, sinh viên đang được ưu
chuộng hơn hẳn.
Một yếu tố các cũng thuộc môi trường kinh tế vĩ mô đó là yếu tố kinh tế. Những
người làm làm Marketing cần chú ý đến thu nhập bình quân đầu người, xu
hướng lạm phát và giảm phát, vòng đời ngành công nghiệp và hiện trạng của
ngành công nghiệp đó, sức mua phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập hiện tại, giá
cả,… Hiện nay tại thị trường Việt Nam thì thu nhập bình quân đầu người đa số
là thấp nên nhu cầu các sản phẩm giá rẻ sẽ nổi trội. Xu hướng lạm phát và giảm
phát là hai xu hướng đối nghịch nhau. Trong khi lạm phát là sự tăng mức giá
chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, là sự mất giá trị
của một loại tiền tệ; thì lạm phát lại là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế
giảm xuống liên tục. Sự lạm phát được thể hiện rất rõ trong thời gian qua ở việc
nếu ngày trước bạn trả mức giá 1ok cho 1 ở bánh bì thì bây giờ nó đã lên đến
15k hoặc 20k, điều này gây khó khăn cho những người có thu nhập thấp.
Yếu tố thứ ba đó là yếu tố môi trường chính trị và pháp lý bao gồm luật pháp,
các quy định và chính sách của nhà nước, của các bộ ban, ngành. Ví dụ là việc
luật pháp quy định phải có chứng từ pháp lý đối với một số mặt hàng hay các
chính sách mở cửa để du nhập nước ngoài đến với Việt Nam mở ra các cơ hội
cho các doanh nghiệp trong nước.
Yếu tố cuối cùng trong môi trường vĩ mô đó là môi trường văn hóa và xã hội.Xã
hội hình thành nên niềm tin, những quy phạm, thái độ, giáo dục và đạo đức
nhân sinh mà trong đó con người được trưởng thành. Văn hóa là những giá trị ,
những phong tục, lễ nghi và tất cả những điều này đều có thể ảnh hưởng đến
thói quen mua sắm cũng như tiêu thụ sản phẩm. Dễ dàng thấy rằng khi các nhãn
hiệu nước ngoài hoặc bất kì doanh nghiệp trước khi mở cửa đều phải cân nhắc
thất kĩ về phông tục cũng như tập quán ở địa phương nhất là một thị trường mà
nét văn hóa lâu đời cũng những quy tắc khắt khe như Việt Nam nếu không
muốn nhận cái kết như Starbuck đã được chúng mình trình chiếu ở trên.
Qua đây, mình xin giới thiệu cho các bạn về mô hình SWOT. Mô hình SWOT
là những yếu tố tác động đến hoạt động của doanh nghiệp gồm có điểm mạnh,
điểm yếu, cơ hội và thách thức. Điểm mạnh và điểm yếu thể hiện các yếu tố
thuộc trong môi trường bên trong. Còn cơ hội và thách thức thể hiện các yếu tố
thuộc môi trường ngoài. Các yếu tố này doanh nghiệp không có khả năng kiểm
soát, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự giám sát, theo doic chặt chẽ để đối phó
với các ảnh hưởng của các yếu tố này.

You might also like