You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam hướng tới là tăng trưởng bền vững,
có hiệu quả, đi đôi với công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. Do vậy,
chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh đã trở thành đường lối, quan điểm
và chính sách xuyên suốt của Nhà nước và thuế xanh đã, đang trở thành một trong
những công cụ quan trọng để thực hiện mục tiêu đó. Thật vậy, sự ra đời của Luật thuế
BVMT số 57/2010/QH12 đánh dấu sự thay đổi căn bản trong cách thức tiếp cận về sử
dụng các công cụ kinh tế cho mục tiêu bảo vệ môi trường, với mục tiêu đánh thuế vào
các đối tượng gây ô nhiễm môi trường, góp phần thay đổi nhận thức của con người đối
với môi trường, huy động thêm nguồn lực cho ngân sách nhà nước để khôi phục môi
trường sinh thái, giảm bớt các tác động tiêu cực của sản xuất, tiêu dùng đến môi
trường. Tuy nhiên, sự thiếu đồng bộ của chính sách thuế đã cản trở các doanh nghiệp
và chính người tiêu dùng hướng tới sản xuất và tiêu dùng xanh. Khi nói đến sự tiêu thụ
túi ni lông thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường, ở Việt Nam, trung bình mỗi hộ gia
đình sử dụng khoảng một kg túi nilon mỗi tháng và hơn 80% bị thải bỏ sau khi dùng
một lần theo báo cáo của (Nguyễn Ngọc Hùng, 2021) thì ước tính số lượng túi nilon
tiêu thụ là 26,9 triệu kg túi mỗi tháng, gấp hơn 92 lần kg túi bị thu thuế. Điều này cho
thấy, việc áp dụng thuế không có hiệu quả cao trong ngăn chặn tiêu dùng mặt hàng
này. Hơn nữa, mức thuế phí còn quá thấp, không tạo công bằng trong đóng góp tài
chính cho công tác bảo vệ môi trường nên chưa khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
nhiều vào việc xử lý nước thải nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Chi phí của các
doanh nghiệp phát triển theo mô hình xanh quá cao khiến sản phẩm của họ khi được
đưa ra thị trường có tính cạnh tranh còn thấp, khi người tiêu dùng chỉ quan tâm đến giá
cả mà không thực sự để ý quá trình sản xuất.
Trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa, sự phát triển nhanh chóng của
kinh tế đi đôi với sự cạn kiệt và suy thoái môi trường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức
khỏe và chất lượng cuộc sống của người dân (Nguyễn Thị Hải Bình, Phạm Thị Thu
Hồng, 2022). Để giải quyết vấn đề trên và cải thiện tình hình, các quốc gia đã triển
khai chính sách thuế xanh (Ahmed & cộng sự, 2022), được đưa ra như một công cụ
chính sách để góp phần giảm thiểu phát thải ô nhiễm (Lê Thị Kim Oanh, 2021). Tại
Việt Nam, chính sách thuế xanh đã được triển khai có tác động tích cực đến hành vi
tiêu dùng xanh của người dân (Zheng & cộng sự, 2023), nhưng mức độ tác động còn
phụ thuộc vào một số yếu tố, như ý định mua sản phẩm xanh (Nguyễn Thị Minh Hòa
& Hà Tuấn Anh, 2020), chủ nghĩa vật chất (Nguyễn Thị Tuyết Mai & cộng sự,
2019), ... Xu hướng tìm hiểu về những chính sách này của người dân được dự báo sẽ
được sự quan tâm trong thời gian tới. Liên quan đến chủ đề này, ở Việt Nam đã có
nhiều nghiên cứu phân tích, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi
tiêu dùng xanh để đáp ứng nhu cầu của người dân (Deng & Huang, 2020; Nguyễn Thị
Minh Hòa & Hà Tuấn Anh, 2020) ... Trong đó, thay đổi hành vi tiêu dùng là một yếu
tố cực kỳ quan trọng trong việc giảm phát thải nhà kính (Filipiak & Wyszkowska,
2022), đặc biệt ở trong hộ gia đình (Zhou, 2022). Các nhóm công cụ kinh tế cũng đã
được áp dụng hiệu quả nhằm phát thải khí nhà kính ở một số nước phát triển và đang
phát triển trên thế giới , nhằm đạt được sự cân bằng giữa các mục tiêu bảo vệ môi
trường (Lê Ánh Ngọc & cộng sự, 2020).
Hiện nay, ở các nước phát triển đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến chính
sách thuế xanh nhằm phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc triển khai thuế xanh ở các
nước đang phát triển còn hạn chế (Tchorzewska & cộng sự, 2022), trong đó có Việt
Nam. Một trong những hạn chế là rất ít nghiên cứu tập trung vào vấn đề cụ thể và chưa
cung cấp được những bằng chứng thực nghiệm đầy đủ về tác động của thuế xanh đến
hành vi tiêu dùng theo nhóm các đối tượng.
Như vậy nghiên cứu này có sự khác biệt là tập trung xác định tác động của thuế
xanh đến hành vi tiêu dùng xanh của nhóm đối tượng thu nhập trong hộ gia đình thông
qua các mô hình và giả thuyết cụ thể. Chính vì vậy, chúng em chọn dự án nghiên cứu
với đề tài “Tác động của chính sách thuế “xanh” đến hành vi tiêu dùng xanh của
hộ gia đình theo thu nhập trên địa bàn Hà Nội” nhằm giúp hộ gia đình biết, hiểu rõ
các yếu tố của thuế xanh, từ đó thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng xanh hơn, góp
phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thuế môi trường hay còn được gọi là thuế “xanh” được đề xuất dựa trên cơ sở
lý luận là thuế này sẽ làm giảm được ô nhiễm gây ra bởi hoạt động sản xuất hoặc tiêu
dùng (Baumol W.J. và W.E. Oates, 1988).
Chính sách thuế “xanh” có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng xanh. Khi
giá của các sản phẩm/dịch vụ gây ô nhiễm tăng lên do có thuế môi trường, người tiêu
dùng sẽ có xu hướng lựa chọn các sản phẩm/dịch vụ thân thiện với môi trường hơn.
(Nguyễn Thị Hải Bình & Phạm Thị Thu Hồng, 2022) và (Lê Thị Kim Oanh, 2021) đều
sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp để kiểm tra tác động của thuế môi
trường đến hành vi tiêu dùng xanh tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy thuế
môi trường có tác động tích cực đến hành vi tiêu dùng xanh, thể hiện ở việc người tiêu
dùng có xu hướng lựa chọn các sản phẩm/dịch vụ thân thiện với môi trường hơn khi
giá của các sản phẩm/dịch vụ gây ô nhiễm tăng lên. Tuy nhiên, trong khi (Nguyễn Thị
Hải Bình & Phạm Thị Thu Hồng, 2022) chỉ ra rằng sự thay đổi trong hành vi của
người tiêu dùng hướng đến các sản phẩm xanh là do ảnh hưởng bởi sự biến động của
giá cả khi có thuế xanh, phản ứng và đặc trưng của doanh nghiệp, nhận thức của người
tiêu dùng trước chất lượng môi trường và cuộc sống thì (Lê Thị Kim Oanh, 2021) đi
sâu vào phân tích sự ảnh hưởng của chính sách thuế xanh theo hai hình thức: gián tiếp
và trực tiếp, từ đó chỉ ra những tác động nhất định của hai hình thức đến phản ứng của
người tiêu dùng và chọn ra phương án khả thi hơn là đánh thuế gián tiếp. Trong khi đó,
(Lê Ánh Ngọc & cộng sự, 2020) chỉ tập trung tổng hợp kết quả nghiên cứu của các bài
báo khác về tác động của thuế môi trường đến hành vi tiêu dùng xanh. Nhóm tác giả
nghiên cứu bằng phương pháp định tính và đã sử dụng mô hình SWOT để phân tích sự
ảnh hưởng và mức độ tác động của các công cụ kinh tế này đến với hành vi tiêu dùng
xanh của người tiêu dùng. Hơn hết, bài nghiên cứu không cung cấp thêm kết quả
nghiên cứu mới.
Bên cạnh đó, chính sách thuế “xanh” có thể thúc đẩy hành vi xanh thông qua
việc tăng chi phí của các hoạt động gây hại cho môi trường, cung cấp ưu đãi tài chính
cho các hành vi xanh và nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường.
Dựa trên dữ liệu thực tế (Zhigang Hong & Danshera Wetherington Cords, 2019) đã
phân tích tác động của chính sách thuế Trung Quốc đối với hành vi xanh của người
dân. Kết quả nghiên cứu cho thấy, chính sách thuế xanh có thể thúc đẩy hành vi xanh
theo một số cách. Thứ nhất, chính sách thuế xanh có thể làm tăng chi phí của các hoạt
động gây hại cho môi trường, chẳng hạn như sử dụng năng lượng hóa thạch hoặc xả
thải ô nhiễm. Điều này sẽ khuyến khích người dân chuyển sang các lựa chọn xanh
hơn, chẳng hạn như sử dụng năng lượng tái tạo hoặc giảm thiểu chất thải. Thứ hai,
chính sách thuế xanh có thể cung cấp các ưu đãi tài chính cho các hành vi xanh, chẳng
hạn như giảm thuế hoặc trợ cấp cho việc sử dụng các sản phẩm và dịch vụ xanh. Điều
này sẽ khuyến khích người dân lựa chọn các giải pháp xanh hơn, ngay cả khi chúng có
giá cao hơn một chút so với các giải pháp không xanh. Thứ ba, chính sách thuế xanh
có thể nâng cao nhận thức của người dân về các vấn đề môi trường. Khi người dân
phải trả nhiều tiền hơn cho các hoạt động gây hại cho môi trường hoặc nhận được các
ưu đãi tài chính cho các hành vi xanh, họ sẽ có xu hướng quan tâm hơn đến các vấn đề
môi trường và lựa chọn các giải pháp xanh hơn. Các tác giả đã cung cấp bằng chứng
thực nghiệm cho thấy chính sách thuế xanh có thể thúc đẩy hành vi xanh ở Trung
Quốc. Cụ thể, nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tăng thuế đối với các sản phẩm gây hại
cho môi trường, chẳng hạn như xăng dầu và ô tô, đã dẫn đến việc giảm tiêu thụ các sản
phẩm này. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc giảm thuế đối với các sản phẩm
và dịch vụ xanh, chẳng như xe điện và năng lượng tái tạo, đã dẫn đến việc tăng tiêu
thụ các sản phẩm và dịch vụ này. Các khuyến nghị của nghiên cứu có thể được áp
dụng để thúc đẩy hành vi xanh ở Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới.
(Nghiêm Thị Vân, 2019) sử dụng mô hình ước lượng hàm cầu lý tưởng bậc 2 để phân
tích tác động của thuế bảo vệ môi trường và thuế xăng dầu đến tỷ trọng tiêu dùng của
hộ gia đình ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thuế bảo vệ môi trường và thuế
xăng dầu có tác động giảm thiểu tiêu dùng của hộ gia đình ở Việt Nam. Cụ thể, thuế
bảo vệ môi trường có tác động giảm thiểu tiêu dùng các mặt hàng có hàm lượng tiêu
thụ năng lượng cao, như điện, nước, xăng dầu, gas,... Còn thuế xăng dầu có tác động
giảm thiểu tiêu dùng các mặt hàng có liên quan đến vận tải, như xăng dầu, ô tô, xe
máy,... Tác động giảm thiểu tiêu dùng của thuế bảo vệ môi trường và thuế xăng dầu là
do các loại thuế này làm tăng giá cả của các mặt hàng chịu thuế, từ đó khiến cho các
hộ gia đình phải cắt giảm chi tiêu cho các mặt hàng này. Qua đó, có thể nhận thấy kết
quả nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động giảm thiểu tiêu dùng
của thuế bảo vệ môi trường và thuế xăng dầu ở Việt Nam. Bài nghiên cứu đã đem đến
một cái nhìn sâu sắc về tác động của thuế bảo vệ môi trường và thuế xăng dầu đến tỷ
trọng tiêu dùng của hộ gia đình ở Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các loại thuế
này có tác động giảm thiểu tiêu dùng của hộ gia đình, góp phần giảm thiểu tiêu dùng
năng lượng và bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Thuế “xanh” có thể giảm chi phí sản xuất khi buộc nhà sản xuất giảm tiêu thụ
năng lượng đầu tư vào công nghệ tiết kiệm năng lượng. (Zheng & cộng sự, 2023) sử
dụng phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp để kiểm tra tác động của thuế môi trường
đến đổi mới xanh ở Trung Quốc. Nhóm tác giả đã chỉ ra rằng nhóm doanh nghiệp có
thể bị tác động mạnh nhất bởi Thuế R&D gồm: (1) nhóm ngành công nghiệp sản xuất,
(2) nhóm ngành công nghệ cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy thuế môi trường có tác
động tích cực đến đổi mới xanh, thể hiện ở việc doanh nghiệp có xu hướng đầu tư vào
nghiên cứu và phát triển (R&D) để phát triển các sản phẩm/dịch vụ thân thiện với môi
trường hơn. Tuy nhiên, nhóm tác giả cũng chỉ dừng ở đối tượng là các doanh nghiệp,
còn đối với cấp độ ở người tiêu dùng cũng chưa chỉ ra được thuế “xanh” có mức độ
ảnh hưởng như thế nào. (Nihal Ahmed & cộng sự, 2022) đã cung cấp bằng chứng thực
nghiệm về tác động tích cực của thuế xanh đến việc giảm tiêu thụ năng lượng và bảo
vệ môi trường ở các nước Bắc Âu. Các tác giả đã sử dụng dữ liệu panel của 4 nước
Bắc Âu từ năm 1994 đến năm 2020 để nghiên cứu mối quan hệ nhân quả giữa thuế
xanh, cường độ năng lượng và tiêu thụ năng lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thuế
xanh có tác động tích cực đến việc giảm cường độ năng lượng và tiêu thụ năng lượng
ở các nước Bắc Âu. Cụ thể, thuế xanh có thể giúp giảm chi phí năng lượng, thúc đẩy
đổi mới công nghệ và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, từ đó dẫn đến giảm
tiêu thụ năng lượng. Bài nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp Dumitrescu-Hurlin để
kiểm tra tính nhân quả giữa các biến. Kết quả cho thấy, thuế xanh có tác động nhân
quả đến cường độ năng lượng và tiêu thụ năng lượng ở các nước Bắc Âu. Trên cơ sở
kết quả nghiên cứu, các tác giả khuyến nghị các chính phủ nên tiếp tục áp dụng thuế
xanh để giảm tiêu thụ năng lượng và bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, các chính sách khác về môi trường như chứng nhận sản phẩm
xanh, hệ thống quản lý về dán nhãn sản phẩm, cũng giúp giảm tổng thiệt hại về môi
trường, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về tính xanh của sản phẩm và phúc lợi
xã hội cho chính họ (Chen & Hu, 2020; Walter & Chang, 2020).
Ngoài ra, các bài nghiên cứu đã chỉ ra rằng có nhiều yếu tố khác nhau ảnh
hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh, ngoài thuế “xanh”. Các yếu tố này bao gồm: Nhận
thức của người tiêu dùng về môi trường: Người tiêu dùng có nhận thức cao về môi
trường sẽ có xu hướng lựa chọn các sản phẩm/dịch vụ thân thiện với môi trường hơn.
Sự sẵn có của các sản phẩm/dịch vụ xanh: Người tiêu dùng sẽ không thể lựa chọn các
sản phẩm/dịch vụ xanh nếu các sản phẩm/dịch vụ này không có sẵn trên thị trường.
Giá cả của các sản phẩm/dịch vụ xanh: Giá cả của các sản phẩm/dịch vụ xanh thường
cao hơn so với các sản phẩm/dịch vụ thông thường. Điều này có thể khiến người tiêu
dùng khó lựa chọn các sản phẩm/dịch vụ xanh hơn. Thu nhập của người tiêu dùng:
Người tiêu dùng có thu nhập cao sẽ có xu hướng lựa chọn các sản phẩm/dịch vụ xanh
hơn. Kiểu sống của người tiêu dùng: Người tiêu dùng có lối sống xanh sẽ có xu hướng
lựa chọn các sản phẩm/dịch vụ xanh hơn. Nhận thức của người tiêu dùng và nhận thức
về chi phí cũng là những yếu tố quan trọng trong hành vi tiêu dùng xanh. (Shen &
Wang, 2022) nhận thấy rằng chi phí mà người tiêu dùng cảm nhận là một trở ngại
đáng kể đối với tiêu dùng xanh. Mặt khác, (Xie và cộng sự, 2022) nhận thấy rằng nhận
thức về môi trường ảnh hưởng tích cực đến thái độ đối với tiêu dùng xanh, chuẩn mực
chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi, dẫn đến tăng ý định và hành vi tiêu dùng
xanh thực tế. Hiệu quả của luật và ưu đãi thuế xanh có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
văn hóa. (Wang & Li, 2022) đã khám phá tác động của các chính sách can thiệp hành
vi “mềm” và chính sách khuyến khích kinh tế “mềm” đối với hành vi mua sản phẩm
xanh của công chúng ở Trung Quốc. Họ phát hiện ra rằng các yếu tố như cảm xúc
xanh, chuẩn mực xã hội và cường độ trợ cấp có thể ảnh hưởng đến hành vi mua hàng
xanh của người tiêu dùng. (Nguyễn Thị Minh Hòa & Hà Tuấn Anh, 2020) đã sử dụng
lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi
tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại tỉnh Trà Vinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ý
định mua sản phẩm xanh có tác động tích cực tới hành vi mua sản phẩm xanh của
người tiêu dùng. Hai nhân tố gồm: thái độ đối với việc mua hàng xanh và kiểm soát
hành vi cảm nhận cũng có tác động tích cực tới hành vi mua hàng xanh. Những tác
động này đóng vai trò trung gian toàn phần thông qua ý định mua sản phẩm xanh.
Nghiên cứu Kết quả nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của
ý định mua sản phẩm xanh, thái độ đối với việc mua hàng xanh và kiểm soát hành vi
cảm nhận đến hành vi mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng tại tỉnh Trà Vinh.
Hơn nữa, ảnh hưởng của luật thuế xanh đối với hành vi xanh có thể được điều
hòa hoặc điều tiết bởi các yếu tố khác. (Paço & cộng sự, 2019) nhận thấy rằng thái độ
ủng hộ xã hội nói chung có ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tiêu dùng xanh, từ đó ảnh
hưởng tích cực đến hành vi mua sắm xanh. Tuy nhiên, ảnh hưởng của quảng cáo xanh
đến hành vi mua sắm xanh được cho là còn yếu. Trong bối cảnh Trung Quốc, (Hong &
Cords, 2020) đã phân tích cụ thể ảnh hưởng của chính sách thuế Trung Quốc đến hành
vi xanh. Họ nhận thấy rằng chính sách thuế có thể có tác động đáng kể đến hành vi
xanh, nhưng hiệu quả của chính sách này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như
việc thực thi và nhận thức của công chúng. Tóm lại, luật thuế xanh có thể thúc đẩy
hành vi xanh bằng cách cung cấp các khuyến khích kinh tế, tác động đến thái độ và
nhận thức của người tiêu dùng cũng như định hình các chuẩn mực văn hóa. Tuy nhiên,
hiệu quả của các luật này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm sự chú trọng
đến môi trường của các nhà lập pháp, cơ chế khuyến khích, nhận thức của người tiêu
dùng, yếu tố văn hóa và bối cảnh cụ thể của đất nước. Hiểu được những yếu tố này là
rất quan trọng để thiết kế các chính sách thuế xanh hiệu quả có thể thúc đẩy hành vi
bền vững.
Thuế môi trường là một công cụ hiệu quả để thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh và
đổi mới xanh. Tuy nhiên, thuế môi trường cũng có thể có tác động phân phối tiêu cực
đối với hộ gia đình có thu nhập thấp. (Ohlendorf & cộng sự, 2020) đã tổng hợp các
nghiên cứu về tác động phân phối của chính sách giá carbon, đề cập đến cách mà
chính sách đó ảnh hưởng đến các nhóm thu nhập khác nhau trong xã hội. Nghiên cứu
chỉ ra rằng thuế carbon có tác động bất lợi đối với các hộ gia đình có thu nhập thấp và
trung bình. Nhưng nếu thuế carbon được sử dụng để tài trợ cho các chương trình trợ
cấp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, thì tác động phân phối của thuế carbon có
thể được giảm thiểu. (Zhou, 2022) đã tổng hợp các nghiên cứu về tác động phân phối
của chính sách giá carbon đối với các hộ gia đình. Kết quả tổng quan cho thấy, chính
sách giá carbon nói chung là có tác động phân phối ngược chiều ở các nước phát triển.
Tuy nhiên, có một số ngoại lệ, chẳng hạn như các quốc gia có hệ thống phúc lợi xã hội
mạnh mẽ. Đối với các nước đang phát triển, không có kết quả thống nhất nào được
đưa ra. Tuy nhiên, các kết quả có thể được tổng quát thành các mô hình có thể dự đoán
được dựa trên cơ cấu kinh tế của các quốc gia và thiết kế của chính sách giá carbon.
Bài nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến tác động phân phối của giá carbon đối
với hộ gia đình: (1) Mức thu nhập: Hộ gia đình có thu nhập thấp thường có tỷ lệ chi
tiêu cho năng lượng cao hơn, do đó họ sẽ chịu tác động lớn hơn của giá carbon. (2) Vị
trí địa lý: Hộ gia đình sống ở các khu vực có khí hậu lạnh thường phải sử dụng nhiều
năng lượng hơn để sưởi ấm, do đó họ cũng sẽ chịu tác động lớn hơn của giá carbon.
(3) Kiểu mẫu tiêu dùng: Hộ gia đình có lối sống tiêu thụ nhiều năng lượng, chẳng hạn
như lái xe nhiều hoặc sử dụng nhiều điện, sẽ chịu tác động lớn hơn của giá carbon.
Nhìn chung, kết quả tổng quan của bài báo này cho thấy rằng chính sách giá carbon có
thể có tác động phân phối ngược chiều đối với các hộ gia đình. Tuy nhiên, tác động
này có thể được giảm thiểu thông qua việc sử dụng các biện pháp phân phối phù hợp,
chẳng hạn như trợ cấp cho người nghèo hoặc giảm thuế cho các sản phẩm và dịch vụ
thiết yếu.
Bên cạnh đó, (Nguyễn Thị Tuyết Mai & cộng sự, 2019) đã sử dụng lý thuyết
hành vi có kế hoạch mở rộng (TPB) để phân tích tác động của chủ nghĩa vật chất đến ý
định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng thành thị ở Việt Nam. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, thành tố "thành công" có mối quan hệ ngược chiều với ý định mua xanh,
trong khi đó, thành tố "hạnh phúc" có mối quan hệ thuận chiều với ý định mua. Điều
này có thể giải thích là người tiêu dùng có xu hướng mua sản phẩm xanh hơn khi họ
coi trọng giá trị của sự hạnh phúc và có nhận thức rằng việc mua sản phẩm xanh có thể
mang lại cho họ cảm giác hạnh phúc. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy cả ba tiền tố
trong mô hình TPB, gồm thái độ đối với mua sản phẩm xanh, chuẩn chủ quan và nhận
thức khả năng kiểm soát hành vi đều có tác động thuận chiều đến ý định mua. Điều
này có thể giải thích là người tiêu dùng có nhiều khả năng mua sản phẩm xanh hơn khi
họ có thái độ tích cực đối với việc mua sản phẩm xanh, cho rằng việc mua sản phẩm
xanh là điều quan trọng và tin rằng họ có thể kiểm soát được việc mua sản phẩm xanh.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người tiêu dùng có xu hướng mua sản phẩm xanh hơn khi
họ coi trọng giá trị của sự hạnh phúc và có nhận thức rằng việc mua sản phẩm xanh có
thể mang lại cho họ cảm giác hạnh phúc. Các khuyến nghị của nghiên cứu có thể được
áp dụng để thúc đẩy ý định mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng thành thị ở Việt
Nam.
Nghiên cứu về tác động của thuế xanh và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến
hành vi/nhận thức của người tiêu dùng thông qua chính sách thuế xanh được đề cập tại
nhiều nghiên cứu (Chen & cộng sự, 2022; Huang & cộng sự, 2020; Liu & cộng sự,
2022; Osório & Zhang, 2022; Zhang & cộng sự, 2021; Doğan & cộng sự, 2022; Shang
& cộng sự, 2022; Tchorzewska & cộng sự, 2022). Nhìn chung các nghiên cứu cơ bản
phân tích ảnh hưởng của thuế xanh đến hành vi của người tiêu dùng trên một hoặc một
số góc độ nhất định, ví dụ từ hành vi của doanh nghiệp, từ xã hội, từ môi trường hoặc
từ kinh tế.
Tiêu dùng xanh cũng ngày càng được chú trọng tại Việt Nam, các chính sách
như ưu đãi, hỗ trợ về đất đai, vốn; miễn, giảm thuế và phí bảo vệ môi trường cho các
cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm thân thiện với môi trường đã khuyến khích các
doanh nghiệp và tạo ra lợi ích kép cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu cụ thể
về ảnh hưởng của thuế xanh đối với hành vi của người tiêu dùng chưa có nhiều tại Việt
Nam. Các nghiên cứu chủ yếu đánh giá ảnh hưởng của nhận thức và thái độ với môi
trường đến tiêu dùng xanh của người Việt Nam (Hoang & Nguyen, 2012) hoặc nghiên
cứu của Tong & Duong (2020) thực hiện đánh giá tác động của thuế bảo vệ môi
trường đến việc sử dụng túi ni lông tại Việt Nam nhưng kết luận lại cho thấy thuế bảo
vệ môi trường không có tác động làm thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông mà nhận
thức là yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng túi ni lông của người tiêu dùng. Bên cạnh
đó, để chính sách thuế xanh hoạt động có hiệu quả phải phụ thuộc vào rất nhiều nhân
tố trong đó có thu nhập. Đây là một nhân tố quan trong có thể tác động đến ý định tiêu
dùng xanh của các các nhân và hộ gia đình. Tuy nhiên, việc phân tích tác động của
thuế xanh đối với các hộ gia đình theo thu nhập vẫn chưa được khai thác nhiều trong
các nghiên cứu trên. Điều này khiến cho vấn đề thiết kế và ban hành chính sách thuế
xanh gặp nhiều khó khăn vì còn thiếu các căn cứ thực tiễn có tính thuyết phục.
Do đó, bài nghiên cứu kế thừa các câu hỏi khảo sát được hình thành từ các
nghiên cứu nước ngoài đã được công bố để xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên
cứu ảnh hưởng của thuế xanh đến hành vi tiêu dùng xanh ở đối tượng hộ gia đình theo
thu nhập tại Hà Nội. Kết quả nghiên cứu góp phần củng cố về mặt lý thuyết đối với
các kênh tác động của thuế xanh đến hành vi tiêu dùng và một số gợi ý khi xây dựng
chính sách thuế xanh tại Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu tổng quát:
Tác động của thuế xanh đến hành vi tiêu dùng xanh của hộ gia đình theo thu
nhập trên địa bàn Hà Nội là một chủ đề nghiên cứu quan trọng, có ý nghĩa thực tiễn và
khoa học. Nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng và
thực thi chính sách thuế xanh nhằm khuyến khích tiêu dùng xanh, góp phần bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững.
 Mục tiêu cụ thể:
 Xác định mức độ ảnh hưởng của thuế xanh đến hành vi tiêu dùng xanh của hộ
gia đình ở địa bàn Hà Nội, tập trung vào nhóm đối tượng thu nhập.
 Đề xuất các giải pháp khuyến khích hộ gia đình thay đổi hành vi tiêu dùng theo
hướng xanh hơn.
Bài nghiên cứu này hướng đến tính trường tồn, có thể được mở rộng để nghiên
cứu tác động của thuế xanh đến hành vi tiêu dùng xanh của các nhóm đối tượng khác
và cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách và người dân.
 Câu hỏi nghiên cứu:
 Thuế xanh có tác động như thế nào đến hành vi tiêu dùng xanh của hộ gia đình
ở địa bàn Hà Nội, tập trung vào nhóm đối tượng thu nhập?
 Mức thu nhập có tác động như thế nào đến nhận thức về ý định sử dụng sản
phẩm xanh?
 Các giải pháp nào có thể khuyến khích hộ gia đình Hà Nội thay đổi hành vi tiêu
dùng theo hướng xanh hơn, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững?
4. Phương pháp nghiên cứu
 Mô hình, biến quan sát và giả thuyết nghiên cứu
Để xây dựng mô hình nghiên cứu, Nhóm nghiên cứu dựa trên các giả thuyết và
các nghiên cứu trước đó, được tổng hợp tại Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1: Biến quan sát và giả thuyết nghiên cứu

Biến quan sát Giả thuyết nghiên cứu Nguồn tham khảo

Hiệu quả tài chính của doanh H1: Hiệu quả tài chính Chen & Cộng sự, 2022;
nghiệp (A1) của doanh nghiệp thúc Liu & Cộng sự, 2020
1. Chính sách thuế xanh làm đẩy phát triển sản phẩm và 2022; Shang &
giảm chi phí sản xuất trên một xanh, qua đó ảnh hưởng Cộng sự, 2022; Shen &
đơn vị sản phẩm và tăng doanh đến ý định tiêu dùng Li, 2019; Zhang &
thu sản phẩm xanh (A11). xanh. Cộng Sự, 2021; Yu &
2. Chính sách thuế xanh thúc Cộng Sự, 2019 và
đẩy năng suất của tất cả các yếu 2021.
tố sản xuất từ việc đầu tư vào
công nghệ xanh (A12).
3. Chính sách thuế xanh tăng
khả năng cạnh tranh và hiệu
suất tài chính trong dài hạn
(A13).
4. Chính sách thuế xanh giảm
các loại rủi ro tài chính như rủi
ro thanh toán, phá sản…(A14)

Nhận thức tiêu dùng sản phẩm H2: Nhận thức tiêu Chen & Hu, 2020;
xanh (A2) dùng sản phẩm xanh của Norouzi & cộng sự,
1. Hiểu biết của người tiêu dùng người tiêu dùng tạo 2022; Osório & Zhang,
về tăng trưởng bền vững và các động lực cho doanh 2022; Walter & Chang,
mục tiêu phát triển bền vững sẽ nghiệp, qua đó thúc đẩy 2020; Yu & cộng sự,
thúc đẩy thực thi chính sách việc ra quyết định tiêu 2019 và 2021.
thuế xanh (A21). dùng xanh.
2. Người tiêu dùng có thông tin
về mức tiêu hao tài nguyên để
sản xuất một đơn vị sản phẩm,
hoặc mức độ thải chất độc hại
khi sử dụng sản phẩm sẽ thúc
đẩy thực thi chính sách thuế
xanh (A22).
3. Củng cố mối quan hệ hợp tác,
hỗ trợ giữa nhà nước và người
dân trong việc giám sát hoạt
động của DN sẽ thúc đẩy thực
thi chính sách thuế xanh (A23).
4. Nâng cao sức mạnh của
người tiêu dùng trong việc quản
lý hành vi của nhà sản xuất sẽ
thúc đẩy thực thi chính sách
thuế xanh (A24).

Thu nhập (A3) H3: Thu nhập ảnh


1. Thu nhập của người tiêu dùng hưởng tích cực đến nhận
sẽ thúc đẩy khả năng được tiếp thức tiêu dùng xanh.
cận với giáo dục và thông tin về
môi trường. (A31)
2. Thu nhập của người tiêu dùng
sẽ thúc đẩy khả năng tiếp cận và
có kinh nghiệm sống liên quan
đến môi trường. (A32)
3. Thu nhập của người tiêu dùng
sẽ thúc đẩy sự quan tâm đến sức
khỏe, môi trường sống từ đó có
thái độ và giá trị tích cực đối
với môi trường. (A33)

Khả năng chi trả (A4) H4: Khả năng chi trả
1. Giá thành của sản phẩm xanh của người tiêu dùng tạo
được giảm đáng kể do chính động lực cho doanh
sách thuế xanh nhưng vẫn cao nghiệp, qua đó thúc đẩy
hơn sản phẩm thông thường hành vi tiêu dùng xanh.
(A41)
2. Thu nhập của người tiêu dùng
sẽ đa dạng hóa sự lựa chọn sản
phẩm tiêu dùng (A42)
3. Thu nhập của người tiêu dùng
sẽ ảnh hưởng đến mức độ sẵn
sàng chi tiêu để tiêu dùng sản
phẩm xanh (A43)

Thu nhập (A5) H5: Thu nhập có ảnh


1. Thu nhập của người tiêu dùng hưởng tích cực đến khả
sẽ làm tăng mức độ rủi ro mà năng chi trả của người
người tiêu dùng có thể chấp tiêu dùng.
nhận (A51)
2. Thu nhập của người tiêu dùng
sẽ mở rộng ngân sách chi tiêu
cho cho hàng hóa, dịch vụ
(A52)
3. Thu nhập của người tiêu dùng
sẽ làm tăng khả năng sẵn sàng
chi trả cho các sản phẩm đắt
hơn nhưng được sản xuất theo
công nghệ xanh (A53)

Ý định tiêu dùng sản phẩm xanh H6: Ý định tiêu dùng Darvish Motevali &
(A6) xanh thúc đẩy hành vi Altinay, 2022; Gao &
1. Chính sách thuế xanh sẽ thúc tiêu dùng sản phẩm Tian, 2019
đẩy người tiêu dùng mua sắm xanh.
các sản phẩm/dịch vụ thân thiện
với môi trường (A61).
2. Sẵn lòng trả tiền cho thuế
xanh để tiêu dùng các sản phẩm
thân thiện với môi trường (A62)

Trên cơ sở các giả thuyết nghiên cứu và các biến quan sát tại Bảng 1 (được thiết kế
đưa vào Bảng hỏi để tiến hành khảo sát), nhóm tác giả đã xây dựng mô hình để đánh
giá tác động của chính sách thuế xanh đến hành vi của người tiêu dùng theo thu nhập
(Hình 1)
Hình 1: Mô hình nghiên cứu
 Dữ liệu và phân tích dữ liệu
Nhóm nghiên cứu thực hiện thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra khảo sát
người tiêu dùng ở Hà Nội về ảnh hưởng của chính sách thuế xanh đến hành vi tiêu
dùng xanh theo thu nhập (hình thức gửi phiếu online Khảo Sát: “Ảnh hưởng của chính
sách thuế xanh đến hành vi tiêu dùng xanh theo thu nhập” (google.com) từ ngày
15/09/2023 đến hết ngày 15/10/2023; đối tượng gửi phiếu là người tiêu dùng trên địa
bàn Hà Nội). Bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert với 5 mức điểm từ thấp đến cao.
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được áp dụng để thu thập dữ liệu khảo sát.
Các nghiên cứu của Green (1991) và Tabachnick & Fidell (1996) đều chỉ ra rằng kích
thước mẫu tối thiểu để phân tích hồi quy là s = 50+8*v, trong đó s là kích thước mẫu
và v là số lượng biến. Hair & cộng sự (2010) cho rằng kích cỡ mẫu tối thiểu cần gấp 5
lần tổng số biến tham gia vào nghiên cứu. Trong trường hợp của bài viết, có 19 biến,
do đó kích thước mẫu khuyến nghị là 95 (Hair & cộng sự) hoặc 202 (Green và
Tabachnick & Fidell) . Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng kết quả, nghiên cứu đã tiến
hành khảo sát với quy mô mẫu lớn hơn, với tổng số phiếu thực tế thu về từ người tiêu
dùng là 300 phiếu và đã được xác nhận tính hợp lệ.
Dữ liệu thu thập được xử lý trong phần mềm SPSS 26.0. Nghiên cứu nhận diện
đặc điểm nhân khẩu học của mẫu khảo sát, mô tả biến quan sát, kiểm tra độ tin cậy của
thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, sau đó tiến hành phân tích nhân tố khám phá
(EFA) để xác định các mối quan hệ cơ bản giữa các biến được đo lường. Từ các kỹ
thuật xử lý dữ liệu để phân tích ảnh hưởng của chính sách thuế xanh đến hành vi tiêu
dùng trên địa bàn Hà Nội theo thu nhập.
5. Kết quả dự kiến
Nhìn chung, nghiên cứu này góp phần củng cố về mặt lý thuyết đối với các
kênh tác động của thuế xanh đến hành vi tiêu dùng. Đây là kết quả nghiên cứu dự kiến
mang tính nhất quán so với các lý thuyết của nghiên cứu trước nhưng đồng thời có sự
khác biệt.
Nghiên cứu này đi sâu vào phân tích chi tiết tác động cụ thể của thuế xanh đến
hành vi tiêu dùng xanh của hộ gia đình theo thu nhập trên địa bàn Hà Nội. Từ đó,
nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp khuyến khích hộ gia đình thay đổi hành vi tiêu
dùng theo hướng xanh hơn.
Thuế xanh là một công cụ kinh tế được sử dụng để thúc đẩy các hành vi thân
thiện với môi trường bằng cách áp dụng mức thuế cao hơn đối với các sản phẩm và
dịch vụ gây ô nhiễm hoặc cạn kiệt tài nguyên. Mức thuế xanh càng cao và phạm vi áp
dụng càng rộng, tác động của thuế xanh đến hành vi tiêu dùng xanh càng lớn.
Trong nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu kỳ vọng rằng thuế xanh có thể có tác
động tích cực đến hành vi tiêu dùng xanh của hộ gia đình theo thu nhập ở Hà Nội.
Mức thuế xanh cao có thể tạo ra một áp lực tài chính đáng kể cho người tiêu dùng. Khi
phải trả mức thuế cao hơn cho các sản phẩm gây hại môi trường, người tiêu dùng có
thể cân nhắc và chọn lựa các sản phẩm thân thiện với môi trường để giảm chi phí.
Điều này có khả năng thúc đẩy người tiêu dùng tìm hiểu và nhận thức rõ hơn về tác
động của các sản phẩm và dịch vụ đến môi trường, và từ đó thay đổi hành vi tiêu dùng
của mình. Đặc biệt đối với nhóm đối tượng thu nhập thấp và trung bình, sự tác động
của mức thuế xanh lên hành vi tiêu dùng xanh có thể lớn hơn, vì họ thường có hạn chế
về tài chính nên phải tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm và sử dụng tài nguyên môi
trường một cách hiệu quả, như tiết kiệm năng lượng, sử dụng lại sản phẩm, hay chọn
lựa các sản phẩm xanh giá rẻ.
Một trong những tác động tích cực của thuế xanh là nâng cao nhận thức về tác
động của tiêu dùng xanh đối với môi trường và sức khỏe con người. Thuế xanh có thể
giúp tăng cường nhận thức này thông qua việc tạo ra sự chênh lệch giá giữa sản phẩm
gây ô nhiễm và sản phẩm thân thiện với môi trường. Với việc tăng giá thành của các
sản phẩm gây hại môi trường, các doanh nghiệp và nhà sản xuất sẽ có động lực và khả
năng đầu tư vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ và quy trình sản xuất xanh
hơn. Điều này giúp giảm tác động tiêu cực của sản xuất và tiêu dùng đến môi trường.
Khi giá thành các sản phẩm gây ô nhiễm tăng lên do áp dụng thuế xanh, người tiêu
dùng sẽ nhận ra rằng việc sử dụng các sản phẩm này không chỉ ảnh hưởng đến môi
trường mà còn tác động đến túi tiền của họ.
Mức thu nhập của hộ gia đình khác nhau đem đến sự ảnh hưởng trong nhận
thức khác nhau. Hộ gia đình có mức thu nhập cao sẽ có nhận thức tích cực hơn về ý
định sử dụng sản phẩm xanh vì họ có khả năng tiếp cận thông tin tốt hơn thông qua
các phương tiện truyền thông hiện đại và dễ chấp nhận chi phí ban đầu cao hơn cho
các sản phẩm thân thiện môi trường. Những đối tượng trong nhóm này có xu hướng
quan tâm nhiều hơn đến chất lượng cuộc sống, do đó nhận thức rõ hơn tác động của
môi trường sạch và có chú trọng đến việc lựa chọn xanh đối với sức khỏe bản thân, gia
đình. Tuy nhiên, vẫn còn những hộ thu nhập trung bình cũng có nhận thức tốt về vấn
đề này nhờ tiếp cận thông tin. Thu nhập chỉ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến
nhận thức. Nhóm đối tượng thu nhập thấp hơn thường gặp khó khăn trong việc tiêu
dùng xanh. Họ có giới hạn tài chính và không thể mua các sản phẩm xanh đắt tiền.
Mặc dù giá thành của sản phẩm xanh được giảm đáng kể do chính sách thuế xanh
nhưng vẫn cao hơn sản phẩm thông thường. Mức giá cao của các sản phẩm xanh là
một rào cản đáng kể đối với việc thực hiện hành vi tiêu dùng xanh. Điều này làm giảm
khả năng cả về nhận thức và ý định tiêu dùng xanh của nhóm đối tượng này.
Bài nghiên cứu này sẽ không chỉ cung cấp thông tin và hiểu biết mới về tác
động của thuế xanh đến hành vi tiêu dùng xanh của hộ gia đình theo thu nhập, mà còn
đề xuất các giải pháp cụ thể để khuyến khích sự chuyển đổi hướng tiêu dùng xanh của
người dân. Các giải pháp này có thể bao gồm: Đầu tiên, qua việc tăng cường giáo dục
và thông tin về tác động của tiêu dùng xanh đến môi trường, hộ gia đình sẽ hiểu rõ hơn
về lợi ích của việc sử dụng các sản phẩm xanh và tác động tiêu cực của việc sử dụng
các sản phẩm gây hại môi trường. Điều này có thể được thực hiện thông qua các
chương trình giáo dục và thông tin công cộng, cũng như thông qua các hoạt động
truyền thông và quảng cáo. Thứ hai, cần tạo ra sự kết hợp giữa các chính sách hỗ trợ
tài chính và khuyến khích. Nhóm đối tượng thu nhập thấp có thể gặp khó khăn trong
việc tiếp cận và mua các sản phẩm xanh vì giới hạn tài chính. Chính sách hỗ trợ tài
chính, như giảm thuế hoặc các chương trình vay vốn với lãi suất ưu đãi, có thể giúp
giảm áp lực tài chính và khuyến khích hộ gia đình tiêu dùng các sản phẩm xanh. Đồng
thời, cần tạo ra các chính sách khuyến khích, như giảm giá cả hoặc khuyến mãi đặc
biệt cho các sản phẩm xanh, để làm cho tiêu dùng xanh trở nên phổ biến và dễ tiếp cận
hơn. Ngoài ra, cần tạo ra sự đa dạng và sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Để đáp ứng
nhu cầu của hộ gia đình, cần phát triển và tiếp thị một loạt các sản phẩm xanh với giá
cả hợp lý. Điều này có thể bao gồm việc khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp địa
phương phát triển và sản xuất các sản phẩm xanh, cũng như xây dựng một hệ thống
phân phối và bán lẻ để đảm bảo sự tiếp cận và sự lựa chọn cho người tiêu dùng. Qua
đó, người tiêu dùng từ mọi tầng lớp và địa phương có thể tiếp cận và lựa chọn các sản
phẩm xanh với giá cả hợp lý và thay đổi hành vi tiêu dùng theo hướng xanh hơn.
6. Kế hoạch thực hiện:
Dự án dự kiến được thực hiện trong 05 tuần kể từ ngày xác định được đề tài nghiên
cứu:
Bảng 2: Kế hoạch thực hiện

HOẠT
CÔNG VIỆC THỜI GIAN ĐẦU RA
ĐỘNG

1. Tìm và đọc các nghiên cứu


trước
Tổng quan
tài liệu 2. Tìm hiểu khái niệm và lý 08/09/2023- Tổng quan tình
thuyết về kinh tế tuần hoàn, 16/09/2023 hình nghiên cứu
phát triển bền vững, tiêu dùng
xanh, hành vi tiêu dùng xanh,
thuế xanh

Xây dựng
Thảo luận nhóm để xác định tên Các câu hỏi
câu hỏi 18/09/2023
đề tài nghiên cứu
nghiên cứu
1. Nghiên cứu các triết lý và
20/09/2023- Các triết lý được
cách tiếp cận lý thuyết nghiên
Xây dựng 23/09/2023 sử dụng trong bài
cứu
khung lý nghiên cứu và
thuyết NC cách tiếp cận lý
2. Làm việc nhóm chọn triết lý thuyết
25/09/2023
và cách tiếp cận

1. Quyết định đối tượng và


phạm vi nghiên cứu
26/09/2023- Thiết kế nghiên
Thiết kế NC
2. Chọn phương pháp nghiên 28/09/2023 cứu
cứu, cách tiếp cận và phương
pháp chọn mẫu

30/09/2023-
1. Thu thập dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp
03/10/2023

2. Thiết kế kịch bản phỏng vấn Kịch bản phỏng


sâu và làm bảng hỏi vấn, bảng hỏi
Thu thập dữ 05/10/2023-
liệu 07/10/2023 Danh sách chi tiết
3. Lập danh sách đối tượng
đối tượng phỏng
tham gia khảo sát
vấn

08/10/2023-
4. Tiến hành phỏng vấn Dữ liệu sơ cấp
10/10/2023

1. Nhập dữ liệu khảo sát và tổng 11/10/2023-


hợp số liệu 12/10/2023 File dữ liệu về
Nhập liệu và
phiếu khảo sát và
xử lý thông
kết quả phỏng
tin 2. Xử lý thông tin và thực hiện 12/10/2023- vấn
xác minh ngẫu nhiên 13/10/2023

14/10/2023-
Phân tích, 1. Phân tích số liệu
15/10/2023 Hoàn thiện báo
viết báo cáo cáo
và chuyển
giao tài liệu 16/10/2023- (Bản thử)
2. Viết báo cáo
18/10/2023
1. Đọc và soát lại báo cáo
Hoàn thiện báo
Sửa và hoàn
2. Chỉnh sửa thêm (nếu 19/10/2023 cáo
thiện báo cáo
cần) (Bản chính thức)

Bảng 3: Tiến độ làm việc


STT Tuần/2023 1 2 3 4 5

1 Tổng quan nghiên cứu, câu hỏi nghiên


cứu

2 Khung nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu

3 Thu thập dữ liệu

4 Phân tích dữ liệu

5 Hoàn thành nghiên cứu

8 Sửa và hoàn thiện nghiên cứu

9 Hoàn thiện

7. Nguồn lực thực hiện

8. Tài liệu tham khảo

You might also like