You are on page 1of 2

2.3.

Nghiên cứu liên quan


2.3.1. Nghiên cứu liên quan trong nước
Việc phát triển logistics xanh ngày nay đang ngày càng nhận được sự quan tâm mạnh mẽ từ các
doanh nghiệp, chính phủ và công chúng. Với sự phát triển không ngừng của thời đại, dẫn đến
việc logistics truyền thống đã không thể đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội,
điều này đã dẫn đến những tác động rất lớn đến môi trường. Mục đích của nghiên cứu này nhằm
giải thích mối quan hệ giữa logistics xanh và phát triển bền vững, bên cạnh đó, tác giả đã đề xuất
mô hình lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng logistics xanh trong các doanh
nghiệp (Nguyễn Thùy Linh, 2023).
(Nguồn) Nguyễn Thùy Linh (2023). Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng
logistics xanh tại các doanh nghiệp hiện nay. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (18), 133-135.
Đối với các doanh nghiệp ngày nay, việc “xanh hóa” chuỗi cung ứng được xem như một phần
quan trọng trong chiến lược đầu tư xanh, giúp các doanh nghiệp sử dụng nguồn lực sinh thái tự
nhiên của mình một cách hiệu quả, thân thiện với môi trường, từ đó, có thể nâng cao khả năng
cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ chi phí của hoạt
động logistics so với GDP quốc gia của Việt Nam là 18% GDP, trong khi con số này ở những
nước phát triển khác chỉ chiếm khoảng 9-14%. Có thể thấy, chi phí logistics của Việt Nam so với
các quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan… chiếm tỷ lệ khá cao. Do đó, việc
chuyển đổi số là yêu cầu cần thiết nhằm tối đa hóa chi phí cũng như hướng doanh nghiệp đến
phát triển bền vững và chứng minh được chuyển đổi số đã có những ảnh hưởng lớn đến hoạt
động logistics xanh của các doanh nghiệp logistics (TS. Phan Đình Quyết, 2023).
(Nguồn) TS. Phan Đình Quyết (2023). Nghiên cứu thực trạng logistics xanh và chuyển đổi số
trong các doanh nghiệp logisics Việt Nam. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/nghien-cuu-thuc-
trang-logistics-xanh-va-chuyen-doi-so-trong-cac-doanh-nghiep-logisics-viet-nam-108295.htm
Việc định hướng phát triển hướng đến logistics xanh đang là một vấn đề được quan tâm và là một
mắt xích hết sức quan trọng trong thương mại toàn cầu. Trong đó, đối với dịch vụ hậu cần
(logistics) đang ngày càng phát triển và có nhiều đóng góp to lớn không chỉ riêng cho nền kinh tế
trên thế giới mà trong đó có cả Việt Nam. Ngày này, xu thế phát triển bền vững đang được các
doanh nghiệp dành sự quan tâm đặc biệt, trong đó, Việt Nam giống với nhiều quốc gia khác trên
thế giới cũng đang hướng đến phát triển logistics xanh. Việc áp dụng logistics xanh mang đến rất
nhiều lợi ích từ việc giảm thiếu chi phí, tiết kiệm năng lượng và ngăn ngừa những tác hại tiêu cực
đến môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày nay (Ths. Nguyễn Thị Phương Liên, 2022).
(Nguồn) Ths. Nguyễn Thị Phương Liên (2022). Phát triển logistics xanh tại Việt Nam.
CVv126K1S042022026.pdf (vista.gov.vn)
2.3.2. Nghiên cứu liên quan ngoài nước
Yang Yingfei, Zhang Mengze, Lin Zeyu & cộng sự trong bài báo Green logistics performance and
infrastructure on service trade and environment-Measuring firm’s performance and service
quality đã cho thấy được mối liên hệ giữa cơ sở hạ tầng và hiệu quả hoạt động của logistics xanh
trong lĩnh vực dịch vụ đã được chứng minh thông qua bài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu đã
cho thấy cơ sở hạ tầng và hiệu quả của hoạt động logistics xanh có những ảnh hưởng tích cực đến
hoạt động của thương mại dịch vụ và môi trường; Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ và hiệu quả
hoạt động của công ty cũng là một trong những yếu tố quan trọng trong việc cải thiện thương mại
dịch vụ. Hơn nữa, hiệu quả hoạt động của công ty và chất lượng dịch vụ được xác định là yếu tố
trung gian có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động logistics xanh, cơ sở hạ tầng và thương
mại dịch vụ, môi trường (Yang Yingfei, Zhang Mengze, Lin Zeyu & cộng sự, 2022).
(Nguồn) Yang Yingfei, Zhang Mengze, Lin Zeyu, Bae Ki-Hyung, Andrianarivo
Andriandafiarisoa Ralison Ny Avotra, Ahsan Nawaz (2022). Green logistics performance and
infrastructure on service trade and environment-Measuring firm’s performance and service
quality. https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1018364721003451
Theo Abdullah S. Karaman (College of Engineering and Technology, American University of the
Middle East, Kuwait) đã chỉ ra rằng thông qua nghiên cứu về mối liên hệ giữa hiệu quả của hoạt
động logistics xanh và báo cáo tính bền vững đã cho thấy nghiên cứu này cung cấp bằng chứng
mạnh mẽ về hiệu quả hoạt động logistics xanh có mối liên hệ tích cực và đáng kể với sự bền vững
trong lĩnh vực hậu cần. Hơn nữa, nghiên cứu này còn đưa ra những hàm ý quản trị cho các nhà
quản lý chuỗi cung ứng và các nước đang phát triển nói riêng. Nó gợi ý các hướng dẫn về cách
cải thiện từng khía cạnh của sáu LPI (Logistics Performance Index) để góp phần vào sự phát triển
bền vững của ngành. Ngoài ra, việc tham gia vào các hoạt động logistics xanh và phát triển các
chính sách phù hợp có thể giúp doanh nghiệp giảm bớt những lo ngại ngày càng tăng về môi
trường quốc tế và vượt qua các rào cản thương mại trong thương mại quốc tế. Các khía cạnh nổi
bật của hiệu quả hoạt động logistics xanh có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
(Nguồn) Abdullah S. Karaman (2020). Green logistics performance and sustainability reporting
practices of the logistics sector: The moderating effect of corporate governance.
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0959652620307654
Theo Rommert Dekker & cộng sự (2011) sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu của những thế kỷ trước
đã làm tăng lượng tiêu thụ hàng hóa lên rất nhiều, trong khi đó, việc sản xuất, vận chuyển, lưu trữ
và tiêu thụ tất cả những hàng hóa này đã tạo ra những vấn đề rất lớn tác động đến môi trường.
Ngày nay, sự nóng lên toàn cầu, được tạo ra bởi lượng khí thải nhà kính quy với mô lớn, là mối
quan tâm hàng đầu về môi trường của tất cả mọi người. Chính phủ và các doanh nghiệp đang
không ngừng tìm kiếm và thực hiện các biện pháp để chống lại mối đe dọa này. Thông qua bài
viết này, tác giả cho thấy sự đóng góp nổi bật của việc nghiên cứu hoạt động đối với dịch vụ
logistics xanh, bao gồm việc tích hợp các khía cạnh môi trường trong dịch vụ logistics.
(Nguồn) Rommert Dekker, Jacqueline Bloemhof, Ioannis Mallidis (2011). Operations Research
for green logistics – An overview of aspects, issues, contributions and challenges.
https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0377221711009970

You might also like