You are on page 1of 10

BÁO CÁO TỔNG HỢP

DATABASE: JOBS
PHẦN I. TÌM KIẾM DỮ LIỆU
1.1 Truy cập World Bank và lựa chọn dữ liệu
1.2 Các tiêu chí
- Employment in agriculture (%): Lao động nông nghiệp: là những việc làm
sử dụng đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư
liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm và một số
nguyên liệu cho công nghiệp.

- Employment in industry (%): Lao động công nghiệp: là các việc làm Khai
thác của cải vật chất có sẵn trong thiên nhiên, chế biến những sản phẩm đã khai
thác và chế biến sản phẩm của nông nghiệp, sửa chữa máy móc thiết bị và vật
phẩm tiêu dùng.
- Employment in services (%): Lao động dịch vụ: là những việc làm có ích
của con người nhằm mang tới những sản phẩm không tồn tại được dưới dạng hình
thái vật chất và không dẫn tới việc sở hữu hay chuyển giao quyền sở hữu
- GDP per capita(US$): GDP bình quân đầu người, hay còn gọi là tổng sản
phẩm quốc nội bình quân đầu người, là một số liệu GDP của mỗi quốc gia trên cơ
sở mỗi cá nhân. GDP bình quân đầu người sẽ được tính bằng cách chia GDP của
một quốc gia cho số lượng dân số.
- GDP per person employed(US$): GDP trên mỗi người có việc làm
- Population: Tổng dân số
- Population ages 15-64: Tổng dân số trong độ tuổi lao động
- Unemployment, total (%): Tỉ lệ thất nghiệp: là : Là tỷ lệ phần trăm những
người thất nghiệp chiếm trong lực lượng lao động trong độ tuổi có khả năng lao
động
- Vulnerable employment, female (%): Việc làm dễ bị tổn thương đối với nữ
(% nữ giới có việc làm)
- Vulnerable employment, male (%): Việc làm dễ bị tổn thương đối với nam
(% nam giới có việc làm)
PHẦN II. XỬ LÍ VÀ TẠO BÁO CÁO TRÊN EXCEL
2.1 Sắp xếp và xử lí dữ liệu
- Xóa bớt: cột Time Code, cột Country Code, sheet Series- Metadata
- Đổi tên các tiêu đề cho ngắn gọn, dễ hiểu và định dạng in đậm
- Ở cột Country: lọc theo tên bằng cách: Trên tab Data, trong nhóm Sort và
Filter, chọn Sort A to Z. Như vậy các quốc gia sẽ sắp xếp dễ nhìn hơn
- Định dạng số: Bôi đen vùng dữ liệu số, nhấp chuột phải và chọn Format
Cells, chọn Custom và chọn kiểu #,##0
2.2 Báo cáo dữ liệu
a) Việc làm theo lĩnh vực
 Trung Quốc
- Biểu đồ cho thấy chuyển dịch cơ cấu lao động từ năm 2007 – 2016. Năm
2007, lao động trong khu vực Nông nghiệp chiếm 31,24%, lao động trong khu vực
Công nghiệp chiếm 29,95%, lao động trong khu vực Dịch vụ chiếm 38,80%.
Nhưng đến năm 2016, lao động trong khu vực Nông nghiệp giảm mạnh chỉ chiếm
18,36% và Dịch vụ tăng nhanh chiếm 54,85%, khu vực Công nghiệp chiếm
26,79%.
- Như vậy trong vòng 10 năm, cơ cấu nền kinh tế Trung Quốc đã có sự
chuyển dịch tích cực từ lao động khu vực Nông nghiệp sang khu vực Công nghiệp
và khu vực Dịch vụ
 Nhật Bản
- Biểu đồ cho thấy từ 2007 - 2016, Nhật Bản đã có sự cách biệt rõ rệt giữa
những khu vực lao động. Khu vực Nông nghiệp chỉ chiếm phần nhỏ 4,29% (2007)
và giảm chỉ còn 3,50% (2016). Khu vực Công nghiệp chiếm 28,21% (2007) và
giảm còn 25,61% (2016). Khu vực Dịch vụ chiếm phần lớn 67,50% (2007) và
không ngừng tăng đến năm 2016 chiếm 70,88%
 Vương quốc Anh
- Biểu đồ cho thấy từ 2007 – 2016, Vương quốc Anh có sự cách biệt rõ rệt
hơn cả Nhật Bản giữa những khu vực lao động. Khu vực Nông nghiệp chỉ chiếm
một phần rất nhỏ 1,37% (2007) và giảm còn 1,12% (2016).
- Khu vực Công nghiệp chiếm 22,19% (2007) và giàm còn 18,46% (2016).
Và khu vực Dịch vụ chiếm phần lớn 76,44% (2007) và tiếp tục tăng đến 80,42%
(2016). Vương quốc Anh cũng là một trong những nước đầu tiên “vật lộn” qua
được cơn khủng hoảng hậu công nghiệp hóa, chuyển trọng tâm kinh tế khỏi công
nghiệp chế tạo để tập trung vào dịch vụ – ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ thông
tin, phần mềm, du lịch, các ngành bán lẻ, công nghiệp giải trí
 Hoa Kỳ
- Lao động tại Hoa Kỳ ước tính tới năm 2016 bao gồm 79,55% trong ngành
dịch vụ, 18,79% trong ngành công nghiệp sản xuất, và 1,66% trong khu vực nông
nghiệp
 Việt Nam
- Biểu đồ cho thấy chuyển dịch cơ cấu theo khu vực kinh tế năm 2007 – 2016.
Năm 2016, lao động trong khu vực Nông nghiệp chiếm 41,87% giảm 8,82% so với
năm 2007. Ngược lại khu vực Công nghiệp tăng từ 20,97% lên 24,76% và khu vực
Dịch vụ giảm nhẹ từ 50,69% còn 41,87%
b) Dân số
 Trung Quốc
- Tổng dân số là 1,318,885,000 người (2007) và đến năm 2016 tăng đến
1,378,665,000 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 965,895,928
người (2007) và tăng đến 995,072,896 người (2016). Trung Quốc vẫn đang là quốc
gia đông dân nhất thế giới
 Nhật Bản
- Tổng dân số là 128,001,000 người (2007) và đến năm 2016 giảm còn
126,994,511 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 84,115,042 người
(2007) và giảm còn 76,831,284 người (2016). Con số này cũng chứng minh rằng
dân số Nhật Bản đang vào giai đoạn già hóa qua các năm
 Vương quốc Anh
- Tổng dân số là 61,322,463 người (2007) và đến năm 2016 tăng lên
65,595,565 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 40,522,451 người
(2007) và tăng lên 41,001,358 người (2016).
 Hoa Kỳ
- Dân số Hoa Kỳ đứng hạng 3 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới
với tổng dân số là 301,231,207 người (2007) và tăng đến 323,405,935 người
(2016). Trong đó số người trong độ tuổi lao động là 201,423,516 người (2006)
tăng đến 213,254,816 người (2016)
 Việt Nam
- Tổng dân số là 85,889,590 người (2007) và đến năm 2016 tăng đến
94,569,072 người. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động là 58,219,697 người
(2007) và tăng lên 66,197,535 người (2016).
c) Thất nghiệp
 Trung Quốc
- Tỉ lệ thất nghiệp của Trung Quốc tăng dần qua các năm. Năm 2007 đạt
3,76% và đến năm 2016 đã tăng đến 4,65%
 Nhật Bản
- Tỉ lệ thất nghiệp của Nhật Bản năm 2007 đạt 3,85% và đến năm 2009 đột
ngột tăng đến 5,08%, năm 2010 là 5,07% và sau đó đã giảm còn 3,13% năm 2016
 Vương quốc Anh
- Tỉ lệ thất nghiệp của Vương quốc Anh năm 2007 đạt 5,26% và trong 3 năm
tiếp theo thì tỉ lệ thất nghiệ đột ngột tăng đến 8,04% (2011) và sau đó đã giảm dần
còn 4,81% năm 2016
 Hoa Kỳ
- Tỉ lệ thất nghiệp của Hoa Kỳ năm 2007 đạt 4,62% và trong 3 năm tiếp theo
thì tỉ lệ thất nghiệp đột ngột tăng đến 9,63% (2010) và sau đó đã giảm dần còn
4,87% năm 2016
 Việt Nam
- Tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam năm 2007 đạt 2,60% và đến năm 2012 có
dấu hiệu giảm đáng kể đạt 1,77% nhưng sau đó tăng dần lại 2,10% (2016)
=> Có thể thấy, các quốc gia đã trải qua một cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ
nhất kể từ sau Thế chiến thứ II. Từ sự suy thoái của thị trường nhà đất Mỹ với
nguyên nhân được người ta nhắc đến nhiều nhất sau này là “cho vay dưới chuẩn”,
cuộc khủng hoảng lan sang thị trường tài chính và rồi tới kinh tế toàn cầu dẫn đến
tỷ lệ thất nghiệp tăng đột ngột trong 5 năm liền mà ta đã liệt kê ở trên. Nhưng vẫn
may là các nước đã phục hồi lại được nền kinh tế.
d) GDP của từng quốc gia
Trung Quốc
- GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đạt 7,29 US$ (2007) và tăng dần
đến 14,40 US$ (2016). Trong đó GDP trên mỗi người có việc làm đạt 12,70 US$
(2007) và cũng tăng dần đến 26,00 US$ (2016)
Nhật Bản
- GDP bình quân đầu người của Nhật Bản đạt khá cao 36,70 US$ (2007) và
tăng dần đến 38,28 US$ (2016). Trong đó GDP trên mỗi người có việc làm đạt cao
72,48 US$ (2007) và cũng tăng dần đến 74,55 US$ (2016)
Vương quốc Anh
- GDP bình quân đầu người của Vương quốc Anh đạt khá cao 38,38 US$
(2007) và tăng dần đến 39,31 US$ (2016). Trong đó GDP trên mỗi người có việc
làm đạt cao 79,10 US$ (2007) và cũng tăng nhẹ đến 79,38 US$ (2016)
Hoa Kỳ
- GDP bình quân đầu người của Hoa Kỳ đạt giá trị cao nhất trong 5 quốc gia
ta xét với 51,01 US$ (2007) và tăng dần đến 53,40 US$ (2016). Trong đó GDP
trên mỗi người có việc làm đạt rất cao 103,96 US$ (2007) và cũng tăng dần đến
111,59 US$ (2016)
Việt Nam
- GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt giá trị thấp nhất trong 5 quốc
gia ta xét với 3,83 US$ (2007) và tăng dần đến 5,84 US$ (2016). Trong đó GDP
trên mỗi người có việc làm đạt 6,88 US$ (2007) và cũng tăng dần đến 9,91 US$
(2016)
PHẦN III. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ĐÃ XỬ LÝ TRÊN GOOGLE COLAB
 Kích thước của bộ dữ liệu:

- Bộ dữ liệu này gồm có 50 dòng và 12 cột


 Mô tả sơ bộ các trường dữ liệu:

- Employment in agriculture (%):


+ Tỷ lệ trung bình là 15,7%
+ Tỷ lệ nhỏ nhất là 1,06%
+ Tỷ lệ lớn nhất là 50,69%
+ 75% dữ liệu có tỷ lệ dưới 27,43%
+ 50% dữ liệu có tỷ lệ dưới 3,91%
+ 25% dữ liệu có tỷ lệ dưới 1,52%
=> Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp trong tổng cơ cấu nền kinh tế
- Employment in industry (%):
+ Tỷ lệ trung bình là 23,13%
+ Tỷ lệ nhỏ nhất là 18,46%
+ Tỷ lệ lớn nhất là 30,15%
+ 75% dữ liệu có tỷ lệ dưới 26,23%
+ 50% dữ liệu có tỷ lệ dưới 21,43%
+ 25% dữ liệu có tỷ lệ dưới 19,09%
=> Lao động công nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối trong tổng cơ cấu nền kinh tế
- Employment in services (%):
+ Tỷ lệ trung bình là 61,16%
+ Tỷ lệ nhỏ nhất là 28,35%
+ Tỷ lệ lớn nhất là 80,42%
+ 75% dữ liệu có tỷ lệ dưới 79,53%
+ 50% dữ liệu có tỷ lệ dưới 70,14%
+ 25% dữ liệu có tỷ lệ dưới 42,44%
=> Lao động dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng cơ cấu nền kinh tế
- GDP per capita(US$):
+ GDP bình quân trung bình là 28119,94 US$
+ GDP bình quân nhỏ nhất là 3831,24 US$
+ GDP bình quân lớn nhất là 53399,36 US$
+ 75% dữ liệu có GDP bình quân dưới 38358,815 US$
+ 50% dữ liệu có GDP bình quân dưới 36322,68 US$
+ 25% dữ liệu có GDP bình quân dưới 8870,25 US$
=> GDP bình quân đầu người cao, có sự chênh lệch lớn giữa các nước ví dụ
như: Việt Nam và Hoa Kỳ
- GDP per person employed(US$):
+ GDP trên mỗi người có việc làm là 57199,55 US$
+ GDP trên mỗi người có việc làm nhỏ nhất là 6882,47 US$
+ GDP trên mỗi người có việc làm lớn nhất là 111587,15 US$
+ 75% dữ liệu có GDP trên mỗi người có việc làm dưới 78806,99 US$
+ 50% dữ liệu có GDP trên mỗi người có việc làm dưới 72967,05 US$
+ 25% dữ liệu có GDP trên mỗi người có việc làm dưới 15599,707 US$
=> GDP trên mỗi người có việc làm khá cao đối với những nước như Nhật
bản, Anh, Hoa Kỳ.
- Unemployment, total (%) :
+ Tỷ lệ trung bình là 4,85%
+ Tỷ lệ nhỏ nhất là 1,77%
+ Tỷ lệ lớn nhất là 9,63%
+ 75% dữ liệu có tỷ lệ dưới 5,74%
+ 50% dữ liệu có tỷ lệ dưới 4,57%
+ 25% dữ liệu có tỷ lệ dưới 3,625%
=> Tỷ lệ thất nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao
 Biểu đồ phân bố

Nhật xét: Nhìn vào biểu đồ thể hiện tỷ lệ thất nghiệp qua các năm 2007 –
2016, ta thấy tỷ lệ khá ổn định từ 4- 5%. Chỉ đến năm 2009 – 2011, khủng hoảng
kinh tế thế giới đã làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp lên đến mức 6% nhưng từ năm
2012, tỷ lệ dần giảm về ổn định.
 Biểu đồ seaborn

=> Những nước có tỉ lệ % lực lượng lao động trong ngành dịch vụ càng cao thì có
GDP càng cao
=> Những nước có tỉ lệ % lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp càng cao
thì có GDP càng thấp

You might also like