You are on page 1of 4

BÀI TẬP NHÓM:

HUỲNH THÚY NHI

BÙI VÕ THIÊN NGÂN

ĐẶNG DIỄM QUỲNH

NGUYỄN PHƯƠNG THẢO

PHẠM UYÊN NHI

Câu 1:  Câu C

Để tiếp tục xây dựng và và hoàn thiện nền dân chủ XHCN ở Việt Nam, chúng ta cần
hoàn thiện hơn nữa nền kinh tế đa thành phần với đa hình hình thức sở hữu tư liệu sản
xuất.

Giải thích:

Vì mọi nền dân chủ đều bắt nguồn từ quyền làm chủ kinh tế và sở hữu tư liệu sản
xuất, kinh tế là thứ cốt lõi để xây dựng phát triển nền dân chủ. Khi giai cấp công nhân
nắm được quyền làm chủ kinh tế thì sẽ nắm được quyền làm chủ chính trị. Trong quan
niệm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác – Lênin, sự tồn tại của nhiều thành phần
kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu lịch sử. Hiện nay,
nước ta đang trong thời kì quá độ tiến lên xã hội chủ nghĩa nên đã thực hiện chính
sách mở rộng kinh tế thị trường làm xuất hiện nền cơ cấu kinh tế đa thành phần và từ
đó hình thành nhiều hình thức sở hữu khác nhau. Đây là một bước đột phá trong đổi
mới tư duy kinh tế, giúp giải phóng sức sản xuất vốn bị kìm hãm trong nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung trước kia, từ đó huy động được tổng hợp các nguồn lực để xây
dựng đất nước và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. 

 Cơ sở của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, xét đến cùng, là do quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất quy định. Trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội,
đặc biệt là ở các nước nông nghiệp như Việt Nam, do trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất còn nhiều hạn chế và không đồng đều lại trải qua chiến tranh lâu dài nên tất
yếu còn tồn tại nhiều loại hình sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; hơn nữa, một số
thành phần kinh tế của phương thức sản xuất cũ còn có tác dụng tích cực nhất định đối
với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự phát triển không đồng đều của lực lượng
sản xuất, tính kế thừa trong phát triển, cũng như đặc điểm cụ thể của đất nước trong
thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, v.v. quy định sự tồn tại đa dạng, đan xen của
các hình thức sở hữu và tương ứng với đó là sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành
phần ở nước ta hiện nay. 

 
Cùng với quá trình tổng kết kinh nghiệm và phát triển sáng tạo lý luận về chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã bước đầu tìm ra những biện
pháp, bước đi mang tính quy luật của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội. Một trong
những biện pháp đó, xét về mặt kinh tế, là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Để
nền kinh tế nhiều thành phần phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, một
mặt, chúng ta phải tạo môi trường phát triển thuận lợi, đảm bảo tính độc lập, tự chủ
của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước phải thực sự đóng vai trò chủ
đạo; mặt khác, chúng ta phải tăng cường vai trò của Đảng và Nhà nước trong lãnh
đạo, quản lý kinh tế. Tất cả những điều đó đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
khẳng định: Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình
thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp
luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật
cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trong đó, kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác không ngừng được củng cố và phát
triển; kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài được khuyến khích phát triển phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội.

Câu 2:

Những thành phần kinh tế mới nhất trong Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng
Cộng sản Việt Nam là:

- Thứ nhất là kinh tế thị trường, kinh tế thị trường là một giá trị chung phát triển trong
chủ nghĩa tư bản. Trong đó nền kinh tế thị trường ở xã hội chủ nghĩa Việt Nam có
nhiều hình thức sở hữu, vì đang trong thời kỳ quá độ nên Việt Nam đi theo con đường
kinh tế nhiều thành phần mà ở đó: kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng, kinh tế hợp tác, kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài không ngừng được khuyến khích sử dụng để phát triển.

- Kinh tế nhà nước là công cụ, lực lượng quan trọng để giữ vững nhà nước luôn ổn
định về kinh tế, xã hội, điều tiết và định hướng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, xã
hội. Kinh tế nhà nước cũng là điểm đặc trưng, cơ bản của kinh tế thị trường trong quá
trình xây dựng xã hội chủ nghĩa của nước Việt Nam.

- Kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác giữ vai trò, nhiệm vụ cung cấp nhiệm vụ cho các
thành viên, bảo vệ lợi ích và tạo điều kiện cho các thành viên phát triển và nâng cao
năng suất. -Kinh tế tư nhân là kinh tế được khuyến khích phát triển ở tất cả các ngành
mà nhà nước không cấm nhất là các ngành ở lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ được phát
triển thành các công ty tư nhân phát triển mạnh, có sức cạnh tranh cao.

- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: là lực lượng quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân, có vai trò to lớn trong huy động nguồn vốn đầu tư, công nghệ, phương thức quản
lý hiện đại, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Câu 3:

- Tầng lớp: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, tầng lớp doanh
nhân, tầng lớp tiểu chủ, tầng lớp thanh niên, phụ nữ,…

- Giai cấp công nhân luôn là lực lượng tiên phong của cách mạng Việt Nam, luôn giữ
vai trò, vị trí trung tâm, quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
Đảng ta xác định sứ mệnh lịch sử to lớn của giai cấp công nhân là: giai cấp lãnh đạo
cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện
cho phương thức sản xuất tiên tiến; tiên phong trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội (CNXH), lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; lực
lượng nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ
trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Giai cấp nông dân là giai cấp của những người lao động trong lĩnh vực sản xuất
nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp… Có nhiều ưu
điểm như: lao động rất cần cù, chịu khó, tạo ra lương thực thực phẩm nuôi sống con
người, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và hàng xuất khẩu. Là lực lượng chiếm
số đông trong xã hội, và gắn bó lâu đời với cội nguồn của dân tộc nên có nhiều công
lao đóng góp to lớn trong sự nghiệp xâu dựng và bao vệ tổ quốc. Trong xã hội cũ,
nông dân bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất nên họ có tinh thần phản kháng chống áp
bức, bóc lột, bất công. Giai cấp nông dân và kinh tế nông nghiệp, nông thôn đóng vai
trò quan trọng cho sự ra đời và thắng lợi của công cuộc đổi mới đất nước. Trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, kinh tế nông nghiệp, nông thôn có vai
trò quan trọng, là “tiền đề” cho công nghiệp hóa hiện đại hóa trên các lĩnh vực khác
thành công.

- Đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay, cùng
với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ (KHCN), đội ngũ trí thức
trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong
chiến lược phát triển. Trí thức Việt Nam không chỉ là lực lượng sản xuất trực tiếp mà
còn đảm nhiệm nhiệm vụ quan trọng là nghiên cứu, tổng kết, khám phá, truyền bá,
trao truyền kinh nghiệm cho các thế hệ nối tiếp. Họ không chỉ là một lực lượng tiêu
biểu cho nguồn trí tuệ của dân tộc, mà còn là một động lực trong sự nghiệp phát triển
KT-XH, phát triển văn hóa, phát triển con người và tạo nguồn nhân lực có kiến thức.

- Đội ngũ doanh nhân hiện nay ở Việt Nam, đội ngũ doanh nhân là đội ngũ đang phát
triển nhanh về cả số lượng và qui mô, đóng nhiều vai trò to lớn trong việc phát triển
nền kinh tế, xã hội Việt Nam. Đây là tầng lớp xã hội đặc biệt được Đảng ta chủ trương
xây dựng thành một đội ngũ vững mạnh.Trong đội ngũ doanh nhân có các doanh nhân
mang nhiều tiềm lực kinh tế lớn, những doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các thành
phần kinh tế khác nhau đang đóng góp tích cực vào việc thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội Việt Nam trên đà hội nhập với nền kinh tế thế giới. Điều đó giúp
giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động và tham gia giải quyết các vấn đề về an
sinh xã hội như xóa đói, giảm nghèo trong cuộc sống. Vì thế việc xây dựng đội ngũ
doanh nhân lớn mạnh, có năng lực và trình độ chuyên môn, hiện đại, có phẩm chất tốt,
uy tín cao sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng và hiệu quả, nâng cao sức cạnh
tranh, phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam; bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh
tế nước nhà, giảm thiểu sự phụ thuộc vào các nền kinh tế tu bản lớn trên thế giới. -
Phụ nữ là lực lượng rất quan trọng và đông đảo trong đội ngũ những người lao động
ngày nay; tạo dựng nên xã hội và đóng góp phần to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam. Vai trò của phụ nữ được biểu hiện qua mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội và cả trong gia đình. Bất cứ thời đại, quốc gia, dân tộc nào, phụ nữ luôn
phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thử thách vươn lên để có thể đóng góp tích cực vào
các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã
hội. Nâng cao tầm quan trọng của bản thân trong nhiều lĩnh vực trong việc xây dựng
kinh tế- xã hội Việt Nam.

- Đội ngũ thanh niên là rường cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước, là
lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chăm lo phát triển thanh niên
vừa là mục tiêu, vừa là động lực để bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững
của đất nước.

Với đa dạng các tầng lớp, giai cấp như thế, việc các tầng lớp, giai cấp cùng nhau hợp
sức, giúp đỡ nhau cùng phát triển sẽ đẩy nhanh quá trình Công Nghiệp hóa - Hiện Đại
hóa đất nước, giúp Việt Nam phát triển nhanh chóng và bền vững hơn, vì thế, chúng ta
cần: Tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng, lối sống văn hóa, ý thức công
dân, tích cực cho thanh niên, nhất là đối với lứa học sinh, sinh viên- là lứa tuổi tiềm
năng nhưng dễ bị tác động, vậy nên cần giáo dục những tư tưởng lành mạnh và tiến bộ
nhất cho họ; để hình thành thế hệ thanh niên có phẩm chất tốt đẹp, có khí phách và
quyết tâm hành động thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
có trách nhiệm với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.Tóm lại,
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, các giai cấp, tầng lớp xã hội
luôn biến đổi liên tục trong nội tại mỗi giai cấp, tầng lớp, hoặc xuất hiện thêm các
nhóm xã hội mới. Trong quá trình này, chúng ta cần phải có những giải pháp xác
thực,đồng bộ và tác động tích cực để các giai cấp, tầng lớp có thể khẳng định vị trí
xứng đáng của mình và phát huy đầy đủ, hiệu quả vai trò của mình trong cơ cấu xã hội
và trong sự nghiệp phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

You might also like