You are on page 1of 9

Chương 2

Tổng quan về phat triền kinh tề


2.1. BẢN CHẤT VÀ NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN KINH TẾ
2.1.1.Bản chất
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập/sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập/sản phẩm
quốc dân xét trong một khoảng thời gian nhất định.
Phát triển nền kinh tế là quá trình tăng tiến, toàn diện và mọi mặt kinh tế - xã hội của một quốc gia
2.1.2 Nội dung
a. Nội dung

* Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế, xét trong một khoảng thời gian nhất
định

Thu nhập tính theo Thu nhập tính Thu nhập tính
đồng tiền nội địa theo quy đổi theo ngang giá
•Chỉ có tác dụng phản ánh ngoại tệ trực sức mua
thu nhập nội địa quốc gia tiếp •Khắc phục hạn chế
hoặc địa phương, sử dụng về sức mua cũng
trong báo cáo kinh tế của •Mang ý nghĩa so
sánh quốc tế như các chính sách
nhà nước hoặc địa phương giá và tỷ giá
•Không mang tính so sánh •Phụ thuộc vào chính
sách ngoại tế của •Tác dụng so sánh
quốc tế quốc tế chính xác
mỗi nước
hơn

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi về quy mô tỷ trọng các bộ phận cấu thành nền kinh tế,
vị trí và mối quan hệ tác động qua lại giữa các bộ phận này với nhau trong quá trình phát triển kinh tế.
Cơ cấu kinh tế dưới nhiều góc độ
- Góc độ phân công lao động xã hội và sự phát triển của lực lượng sản xuất: cơ cầu ngành kinh tế
- Góc độ không gian: khu vực thành thị, nông thôn; vùng động lực, vùng không động lực
- Góc độ xã hội hóa về tư liệu sản xuất: Khu vực tư nhân và khu vực nhà nước
- Theo tính chất luân chuyển của nền kinh tế vĩ mô: các khu vực thể chế
Những thay đổi cơ cấu quan trọng:
+ Tỷ trọng công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân ngày càng tăng
+ Phần trăm số dân sống ở thành thị tăng
+ Quốc gia bước vào thời kỳ phát triển kinh tế thường trải qua giai đoạn dân số tăng trưởng cao,
sau đó giảm, đồng thời cơ cấu theo độ tuổi cũng thay đổi đáng kể
+ Hình thái tiêu dùng tiến triển: hàng hóa thiết yếu sang hàng hóa lâu bền sang mua sản phẩm và
dịch vụ giải trí

#1
Phát triển kinh tế đi kèm với sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế thường gắn chặt với tăng trưởng kinh tế
(khi một quốc gia tăng trưởng, nhưng không có dịch chuyển lớn trong cơ cấu kinh tế điều đó thể hiện nguồn thu
nhập mới chỉ tập trung trong một nhóm dân cư nhỏ) -Điều này không mang tính quy luật nhưng có thể xảy ra
* Sự phát triển lĩnh vực xã hội: đảm bảo tiến bộ xã hội
Gồm có
- Nâng cao trình độ phát triển con người
- Gắn chặt với xóa đói giảm nghèo; nâng cao mức sống của quảng đại dân cư; quá trình thực hiện
bình đẳng xã hội
b. Vị trí và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành

Tăng trưởng kinh tế


Phản ánh sự biến đổi về lượng của nền kinh tế
Là điều kiện cần nhưng chưa đủ để nâng cao mức sống dân cư
+ Kết quả của tăng trưởng chủ yếu sử dụng để tích lũy, tái đầu tư cho chu kỳ tiếp theo
+ Phần thu nhập dành cho tiêu dùng chủ yếu sử dụng vào các lĩnh vực không liên quan đến nâng
cao mức sống người dân
+ Kết quả của phần gia tăng trong chi tiêu cá nhân lại không được phân bổ đồng đều cho mọi
thành viên trong xã hội
Cơ cấu kinh tế
Phản ánh bản chất của sự phát triển kinh tế và là dấu hiệu để đánh giá các giai đoạn phát triển kinh tế
(chất của lĩnh vực kinh tế)
Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia là tiến bộ xã hội cho con người

c. Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

• Xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực • Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em
• Thực hiện phổ cập tiểu học • Cải thiện sức khỏe bà mẹ
• Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao • Phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các
vị thế cho phụ nữ dịch bệnh khác

#2
• Đảm bảo bền vững môi trường • Tạo lập mối quan hệ đối tác toàn cầu vì
sự phát triển

2.2. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ (LÝ THUYẾT


PHÂN KỲ CỦA ROSTOW)
5 giai đoạn
❖ Xã hội truyền thông ❖ Trưởng thành
❖ Chuẩn bị cất cánh ❖ Hậu công nghiệp
❖ Cất cánh

Giai đoạn Đặc trưng sự phát triển Sự biến đổi Cơ cấu kinh tế

Xã hội truyền Dựa trên khoa học và công nghệ tiền - Không có sự biến động Nông nghiệp thuần
thống Newton (thời kỳ Công xã nguyên thủy) mạnh thúy
Đặc trưng cơ bản - Sản xuất nông nghiệp Tỷ lệ tích lũy: 0 %
Nền kinh tế bị thống trị bởi sản xuất được mở rộng, từ đó thúc NNP (thu nhập quốc
nông nghiệp đẩy tăng trưởng kinh tế dân thuần túy)

Năng suất lao động thấp thông qua:

Hoạt động chung của xã hội kém linh + Tăng thêm S đất canh

hoạt tác.

Sản xuất nông nghiệp mang tính tự + Cải tiến kỹ thuật dựa

cung tự cấp vào kinh nghiệm là chủ


yếu; giống mới, thuỷ lợi

Chuẩn bị cất Chuẩn bị những điều kiện tiên quyết Không có sự biến động Nông-công nghiệp
cánh để cất cánh (Thời kỳ cuối PK đầu TBCN) mạnh Tỷ lệ tích lũy: 5-10%
Đặc trưng cơ bản Chưa vượt qua đặc trưng NNP
Áp dụng khoa học-kỹ thuật vào sản truyền thống và năng suất
xuất nông-công nghiệp thấp

Giáo dục mở rộng và cải tiến


Nhu cầu đầu tư tăng tạo nên sự ra đời
của ngân hàng và tổ chức huy động vốn
Giao lưu hàng hóa trong và ngoài nước
phát triển tạo nên sự phát triển ngành
giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Cất cánh Lực cản của xã hội truyền thống và thế Phát triển hiện đại và ổn Công-nông-dịch vụ
lực chống đối sự phát triển bị đẩy lùi, các định 20-30 năm
lực lượng tạo ra sự tiến bộ về kinh tế
đang lớn mạnh và trở thành lực lượng

#3
thống trị xã hội (Thời kỳ hoàng kim của Tỷ lệ tích lũy: có xu
TBCN) hướng tăng, ít nhất
Đặc trưng cơ bản chiếm 10%NNP

Có sự tăng trưởng của một số ngành


CN, đặc biệt là những ngành công
nghiệp sử dụng nhiều lao động
Tất cả các lực cản của xã hội bị đẩy
lùi. Rostow gọi là giai đoạn phá vỡ sự trì
trệ của giai đoạn xã hội truyền thống.
Tạo lập một thể chế để đảm bảo cho
cất cánh: có sự can thiệp trực tiếp của
Chính phủ như thể chế huy động vốn
trong và ngoài nước, thuế nhập khẩu,
thuế thu nhập, phát triển ngân hàng và
thị trường vốn
Huy động nguồn vốn đầu tư cần thiết
Nguồn vốn đầu tư, tiết kiệm tăng (min
là 10% thu nhập thuần thúy)
Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đóng vai
trò quan trọng
Tác động mạnh khoa học-kỹ thuật vào
các ngành kinh tế
Công nghiệp đóng vai trò đầu tàu, tác
động tăng trưởng nhanh, lợi nhuận lớn
dẫn đến tái đầu tư phát triển sản xuất
(nhu cầu lao động tăng)
Kích thích phát triển khu vực đô thị và
lĩnh vực dịch vụ
Áp dụng kỹ thuật và thương mại hóa
vào khu vực nông nghiệp

Trưởng Xã hội đặc trưng: thời kỳ TBCN và giai Tăng trưởng kinh tế đạt Công nghiệp – Dịch
thành đoạn TBCN độc quyền trạng thái hưng thịnh nhất vụ - Nông nghiệp
Đặc trưng cơ bản 60 năm
Tỷ lệ đầu tư tăng liên tục (gần 20% Tỷ lệ tích lũy: tăng
thu nhập thuần thúy) lên đến 20%NNP

#4
Khoa học kỹ thuật được ứng dụng trên
mọi hoạt động kinh tế
Nhiều ngành mới, hiện đại phát triển
Nông nghiệp được cơ giới hóa đạt
năng suất lao động cao
Xuất nhập khẩu tăng mạnh
Phát triển kinh tế hòa động với thị
trường quốc tế
Các ngành công nghiệp chủ đạo mới
xuất hiện: như công nghiệp luyện kim,
công nghiệp điện tử, công nghiệp hoá
chất...

Tiêu dùng Đặc trưng cơ bản Sản xuất có xu hướng đa Dịch vụ - Công
cao Hai xu hướng dạng hoá nhưng đồng thời nghiệp

+ Thu nhập tăng nhanh -> nhu cầu cũng có dấu hiệu giảm sút 100 năm
về hàng hóa và dịch vụ tinh vi, cao cấp tăng trưởng. Tỷ lệ tích lũy: >20%
+ Tỷ lệ dân cư độ thị, lao động có
tay nghề, trình độ chuyên môn cao
Chính sách kinh tế nhắm vào phúc lợi
xã hội làm nhu cầu cao về hàng hóa tiêu
dùng lâu bên và dịch vụ xã hội

Hạn chế
 Khó phân biệt từng giai đoạn.
 Mới chỉ dừng lại ở việc mô tả, không giải thích gì về cơ chế tác động tăng trưởng và phát triển, không
giải thích nguyên nhân.
 Mới chỉ nhìn ở góc độ riêng biệt từng nước mà chưa giải thích được tính năng động của một nước phụ
thuộc vào tính liên kết cuả các nước với nhau.
Vai trò viện trợ, đầu tư nước ngoài đối với thế giới thứ ba.
Không chú ý quan hệ chính trị - kinh tế giữa nước phát triển và chậm phát triển (ngăn trở phát
triển).
Thể chế và quan hệ quốc tế vượt khỏi kiểm soát của nước đang phát triển.
Vận dụng
❖ Giai đoạn cất cánh là then chốt
- Tăng tỷ lệ đầu tư
- Ngành công nghiệp mũi nhọn
- Cải cách hệ thống thể chế
❖ Các quốc gia đang phát triển phải tuần tự thực hiện các giai đoạn của sự phát triển

#5
❖ Các nước đang phát triển có thể rút ngắn thời gian thực hiện mỗi giai đoạn phát triển thông
qua việc sử dụng sự liên kết kinh tế với các nước phát triển và sử dụng nguồn lực kinh tế sẵn
439ppdpp
❖ ;olcủa các nước này trong quá trinh trao đổi thương mại và hợp tác quốc tế

2.3. LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN THEO CON


ĐƯỜNG TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

•Chú trọng tăng trưởng nhanh, đến mức độ nhất định mới quan
tâm đến phân phối lại thu nhập
a. MH nhấn mạnh •Ưu:
tăng trưởng (Mỹ, Canada, •Tăng trưởng nhanh
phương Tây, Nhật Bản,Brasil, •Huy động các nguồn lực tạo tăng trường
Mehixo, Venezuala, Hongkong,
Maylaysia, Philipines, Nam Phi, •Nhược:
Argentina) •Nguy cơ cạn kiệt tài nguyên
•Phân hóa giàu nghèo
•Các vấn đề xã hội không được cải thiện

•Các chính sách đi vào bảo đảm sự CBXH nhấn mạnh từ khi tăng trưởng
ở mức thấp, sau đó mới tạo khí thế mới để tăng trưởng
•Ưu:
•Duy trì được công bằng xã hội
b. MH nhấn mạnh •Cải thiện được các vấn đề xã hội
công bằng xã hội (Liên Xô cũ, •Nhược:
các nước XHCN Đông Âu, Cu Ba,
Trung Quốc, Việt Nam) •Tăng trưởng chậm
•Triệt tiêu động lực tăng trưởng
•Nguồn lực dàn trải
•Hình thành phương thức phân phối theo quyền lực => Tác động đến
CBXH
•Chính sách tăng trưởng nhanh
c. MH
phát triển toàn diện (Thụy •Chính sách lựa chọn các ngành tăng trưởng nhanh nhưng không gây
Điển, Thụy Sĩ, Na Uy, Phần Lan, bất bình đẳng
Đan Mạch, Đức, Hàn Quốc, Đài
Loan) •Các chính sách xã hội giải quyết ngay từ đầu vấn đề nghèo đói và bất
bình đẳng

d. Lựa chọn con đường phát triển kinh tế của Việt Nam
Trước năm 1986: Công bằng trước Tăng trưởng sau
1986 đến nay: Phát triển toàn diện
5 con đường phát triển chủ đạo
(1) Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt
trong chiến lược
(2) Đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước VN xhcn dân giàu
nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh
(3) Thực hành dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ
yếu và là mục tiêu của sự phát triển
(4) Phát triển LLSX với trình độ khoa học-công nghệ ngày càng cao, đồng thời hoàn thiện quan hệ
sản xuất và thể chế kinh tế thị trường định hướng xhcn

#6
(5) Phải xây dựng nkt độc lập, tự chủ ngày càng cao trong đk hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

2.4. NHÀ NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
2.4.1. Nền kinh tế thị trường
a. Bản chất

Kinh tế thị trường là một hệ thống kinh tế thể hiện trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó
các nguồn lực sản suất cũng như mọi hàng hóa và dịch vụ được phân bổ cho các hoạt động và mục đích
sử dụng khác nhau thông qua thị trường.
Kinh tế thị trường nảy sinh một cách tất yếu từ sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa
Đặc trưng cơ bản
- Cơ chế tự điều chỉnh cân đối (sản xuất hàng hóa và lưu thông) nền kinh tế. Theo yêu cầu của
quy luật khách quan như: quy luật giá trị, cung-cầu, cạnh tranh, lưu thông tiền tệ
- Giá cả được hình thành tự do theo quan hệ cung cầu hàng hóa trên thị trường, trong môi trường
tự do cạnh tranh
- Giá cả là dấu hiệu cho việc lựa chọn tối ưu các hoạt động sản xuất và tiêu dùng sao cho đạt hiệu
quả cao nhất
b. Những ưu thế

- Giá cả thị trường giúp người sản xuất và người tiêu dùng thực hiện được lựa chọn tối ưu nhất
- Cơ chế cạnh tranh thị trường tạo ra một sự kích thích họa động kinh tế mạnh và có hiệu quả
nhất
- Nền kinh tế thị trường thể hiện tính năng động, nhạy bén, linh hoạt và cơ động hơn rất nhiều so
với các nền kinh tế khác
c. Những thất bại

- Độc quyền thị trường


- Ngoại ứng
- Hàng hóa công cộng
- Thông tin không hoàn hảo
- Sự bất ổn của nền kinh tế
2.4.2. Vai trò của nhà nước trong nên kinh tế thị trường
a. Lý do can thiệp

Khắc phục các thất bại thị trường, hướng hoạt động của thị trường vào hiệu quả xã hội
Can thiệp nhằm thực hiện những hoạt động mà thị trường không can thiệp
- Phân phối lại thu nhập, tạo cơ hội kinh tế
- Vấn đề hàng hóa khuyến dụng
Can thiệp nhằm thực hiện những hoạt động không muốn cho thị trường can thiệp
Can thiệp nhằm định hướng phát triển
#7
b. Những chức năng can thiệp

Sử dụng quyền lực, pháp luật (khuôn khổ pháp luật, hành lang pháp lý) để điều chình hành vi kinh doanh
của doanh nhân
Phân bổ nguồn lực khan hiếm
Phân phối lại thu nhập
Ổn định kinh tế vĩ mô
Đại diện cho quốc gia trên trường quốc tế
c. Những thất bại khi nhà nước can thiệp

Thiếu thông tin


Thiếu khả năng kiểm soát phản ứng của cá nhân
Thiếu khả năng kiểm soát bộ máy hành chính quan liêu
d. Những công cụ can thiệp

Hệ thống pháp luật và quy định dưới luật


Hệ thống hoạch định phát triển
Các chính sách kinh tế vĩ mô
Lực lượng kinh tế nhà nước

2.5. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG


Năm 1987, trong báo cáo Tương lai chung của chúng ta, Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng
các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai
Sau đó được tái khắng định tại Hội nghị Rio 1992
Năm 2002, tại Hội nghị Johannesburg 2002, Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp
chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển: phát triển kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ
môi trường.
Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu
của hế hệ hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai trên cơ
sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
• Tăng trưởng kinh tế ổn định, lâu dài, hiệu quả
• Thực hiện tốt tiến bộ, công bằng xã hội và phát triển con người
• Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi
trường sống
Các nguyên tắc của Phát triển bền vững
Nguyên tắc 1: Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống của cộng đồng
Nguyên tắc 2: Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người
Nguyên tắc 3: Bảo vệ sự sống và tính đa dạng của trái đất
Nguyên tắc 4: Bảo đảm chắc chắn về việc sử dụng các nguồn tài nguyên
Nguyên tắc 5: Giữ vững trong khả năng chịu đựng của Trái Đất
Nguyên tắc 6: Thay đổi thái độ và thói quen cá nhân

#8
Nguyên tắc 7: Cho phép các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình
Nguyên tắc 8: Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ
Nguyên tắc 9: Xây dựng một khối liên minh toàn cầu

#9

You might also like