You are on page 1of 2

BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)

Môn học: CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG

Chương 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Chủ đề 7.3: Phát triển bền vững


Slide Nội dung

Chào các anh chị sinh viên, hôm nay chúng ta sẽ đến với Chủ đề thứ ba của
chương 7 PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Ở chủ đề này, chúng ta sẽ tìm hiểu về:


- Khái niệm phát triển bền vững
- Chỉ tiêu phát triển bền vững
- Nguyên tắc đạo đức của phát triển bền vững
- Những thách thức đối với phát triển bền vững
Định nghĩa phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển nhằm thoả mãn nhu
cầu của các thế hệ con người đang sống, đồng thời không làm ảnh hưởng đến
khả năng đáp ứng các nhu cầu về tài nguyên và môi trường cho các thế hệ
mai sau. Phát triển bền vững là quá trình tổng hòa giữa các hệ thống kinh tế,
tự nhiên và xã hội. Phát triển bền vững không loại trừ tăng trưởng kinh tế, mà
đòi hỏi phúc lợi kinh tế phải cân bằng với các phúc lợi sinh thái và phúc lợi
nhân văn. Phát triển bền vững là một quá trình xã hội – chính trị, là lĩnh vực
liên ngành.
Đánh giá tính bền vững và sự phát triển của một xã hội là điều hết sức khó
khăn vì phát triển có liên quan đến nhiều mặt tự nhiên, kinh tế và xã hội.
Người ta thường đánh giá sự bền vững của sự phát triển của một xã hội thông
qua 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường.
Để bảo đảm bền vững về môi trường, trước hết phải bảo đảm chất lượng
không gian sống cho con người. Muốn vậy thì dân số phải không được vượt
quá khả năng chịu tải của không gian. Chất lượng môi trường được duy trì ở
mức tốt hơn hoặc bằng tiêu chuẩn cho phép. Lượng xả thải phải không vượt
quá khả năng tự xử lý, phân huỷ tự nhiên của môi trường. Sự bền vững về tài
nguyên thiên nhiên thể hiện ở chỗ lượng sử dụng phải không lớn hơn lượng
phục hồi tái tạo, hoặc lượng thay thế.
Nguyên tắc của phát triển bền vững chính là
- Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng: Chia sẻ công bằng
phúc lợi và chi phí sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường giữa các
thế hệ hiện tại cũng như mai sau. Cải thiện chất lượng cuộc sống của
con người. Xây dựng cuộc sống lành mạnh, có nền giáo dục tốt, có
quyền tự do, bình đẳng, hoà hợp, được bảo đảm an toàn, không có
bạo lực, có đủ tài nguyên bảo đảm nhu cầu của con người.
- Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái Đất, khai thác không quá
khả năng phục hồi của chúng trong tự nhiên. Quản lý bền vững tài
nguyên không – tái tạo. Tôn trọng khả năng chịu đựng của Trái Đất,
ổn định dân số ở mức an toàn cho phép của Trái Đất về không gian
môi trường, khả năng cung cấp tài nguyên, khả năng chứa đựng và
phân huỷ các chất thải.
- Thay đổi tập quán và thói quen cá nhân theo hướng sử dụng một
cách hợp lý và tiết kiệm tài nguyên. Để các cộng đồng tự quản lý
môi trường của mình, khai thác, sử dụng tài nguyên để phát triển
cuộc sống của mình và bảo vệ môi trường, không làm ảnh hưởng
đến cuộc sống của các cộng đồng khác.
- Tạo ra một khuôn mẫu Quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc liên
kết tất cả các quốc gia và các vùng trên thế giới, định hướng phát
triển và bảo vệ môi trường. Xây dựng khối liên minh toàn cầu, hành
động thông qua luật pháp quốc tế để bảo vệ môi trường, bảo đảm
phát triển bền vững.
Bảo vệ môi trường phát triển bền vững là chiến lược sống còn của nhân loại.
Thách thức lớn nhất của phát triển bền vững không phải là về mặt khoa học,
công nghệ mà là ở chỗ nó đòi hỏi thay đổi hành vi của con người.
Mặt trái chưa lường hết được của điện nguyên tử, công nghệ sinh học, hoá
học,... cũng là một thách thức lớn trong phát triển bền vững Tác động xấu đến
hệ sinh thái cần có thời gian để tích tụ và biểu lộ thành sự cố, còn các nhà
khoa học công nghệ ít khi đồng thời là các nhà môi trường. Mặt khác, sau
mỗi phát minh khoa học công nghệ là hàng loạt công ty bỏ vốn ra sản xuất,
ứng dụng, quảng bá trên thị trường và thu lợi nhuận, họ hoàn toàn không
muốn quan tâm giải quyết các hậu quả môi trường.

You might also like