You are on page 1of 74

TS.

HOÀNG MẠNH HÙNG

TRƯỞNG BM KINH TẾ NÔNG NGHIỆP & PTNT


KHOA BẤT ĐỘNG SẢN & KINH TẾ TÀI NGUYÊN
ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN

Tel: 0912.019.437
Email: hoangmanhhungneu@gmail.com

1
CHƯƠNG 1.
NHẬP MÔN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

2
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC KTNN
 Chương 1: Nhập môn Kinh tế nông nghiệp
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết cơ bản về kinh tế nông nghiệp
 Chương 3: Thị trường và phân tích thị trường nông nghiệp
 Chương 4: Hệ thống kinh tế nông nghiệp Việt Nam
 Chương 5: Kinh tế sử dụng các yếu tố nguồn lực trong
nông nghiệp
 Bài tập lớn, thảo luận giữa kỳ
 Chương 6: Quản lý nhà nước về kinh tế trong NN VN

3
HÃY BÌNH LUẬN VỀ BỨC TRANH

4
1 Khái niệm chung về nông nghiệp

2 Vị trí, vai trò của nông nghiệp trong nền KTQD

3 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

4 Chiến lược phát triển nông nghiệp Việt Nam

5 Phát triển nông nghiệp bền vững

5
1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NÔNG NGHIỆP
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng và phức tạp trong nền KTQD, sử dụng
các nguồn lực tự nhiên, tiềm năng sinh học để tạo ra các sản phẩm phục vụ các
nhu cầu thiết yếu của con người, giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường,
ANQP

 Theo nghĩa hẹp: gồm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp
 Theo nghĩa rộng: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp

6
1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ NÔNG NGHIỆP
 Nông nghiệp không đơn thuần là ngành kinh tế đơn thuần mà là tổng hợp
các ngành: kinh tế; kỹ thuật; sinh học
 Cơ cấu NN: trồng trọt - chăn nuôi - dịch vụ nông nghiệp
(Dịch vụ nông nghiệp: Dịch vụ đầu vào, đầu ra, kỹ thuật nông nghiệp,
thông tin, tài chính, huy động và sử dụng vốn, dịch vụ tiêu thụ nông sản...)

7
2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP
TRONG NỀN KTQD
2.1. Vị trí của nông nghiệp trong nền KTQD
- Là ngành SX vật chất cơ bản, có sớm nhất trong lịch sử nên có vị trí quan
trọng trong hệ thống các ngành của nền KTQD.
- Là ngành không thể thiếu của nền KTQD, vì nó cung cấp các sản phẩm
thiết yếu.
- Là ngành giữ vị trí tiền đề trong chuỗi giá trị gia tăng, vì nhiều ngành của
nền kinh tế có điểm xuất phát từ nông nghiệp.
- Là ngành có vị trí chiến lược trong giữ gìn an ninh, trật tự xã hội… vì nó
gắn liền với đời sống dân cư…

8
2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP
TRONG NỀN KTQD
2.1. Vị trí của nông nghiệp trong nền KTQD

Nguồn: Tổng cục thống kê

9
2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP
TRONG NỀN KTQD
2.2. Vai trò của nông nghiệp trong nền KTQD
Thứ nhất, NN cung cấp lương thực, thực phẩm, dược liệu, nhân văn - những sản phẩm tối cần
thiết cho đời sống dân cư.
- Vai trò này thể hiện ở hầu hết các nước có nguồn lực cho phát triển nông nghiệp. (Ngoại
trừ 1 số nước: Singapo, Arap Xêut, Brunây…)
- Xu hướng biến động nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng theo quy mô thế
giới, nhưng thay đổi theo trạng thái phát triển ở từng quốc gia, từng vùng trong nước.
- Sự quan trọng của lương thực, thực phẩm dẫn đến xu hướng đảm bảo an ninh lương thực
và an ninh của các quốc gia theo những điều kiện khác nhau.
- Đặt ra các vấn đề đối với chính sách phát triển nông nghiệp nói chung, từng quốc gia nói
riêng.

10
2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP
TRONG NỀN KTQD
2.2. Vai trò của nông nghiệp trong nền KTQD
Ngành NN cung cấp LT, TP cho nhu cầu XH
 LT, TP …sản phẩm tối cần thiết…
 Dân số tăng, mức sống tăng…nhu cầu LT, TP tăng …
số lượng, chất lượng, chủng loại…
 Tự sản xuất … hoặc… nhập khẩu LT, TP
 ANLT…ổn định chính trị, KT, XH …phát triển

11
2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP
TRONG NỀN KTQD
2.2. Vai trò của nông nghiệp trong nền KTQD
Thứ hai, cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp và các ngành, lĩnh vực khác của nền KTQD.
- Cung cấp nguồn vốn tích lũy cho CNH nền KTQD
- Cung cấp nguồn nhân lực cho sự hình thành và phát triển của các ngành khác của nền KTQD.
- Cung cấp nguyên nhiên liệu cho sự hình thành và phát triển các ngành chế biến nông sản.
- Thông qua công nghiệp chế biến làm gia tăng giá trị nông sản, tăng sức cạnh tranh và nâng cao
hiệu quả sản xuất nông nghiệp và xã hội.

12
2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP
TRONG NỀN KTQD
2.2. Vai trò của nông nghiệp trong nền KTQD
Ngành NN cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển CN và khu vực đô thị
 Lao động
 Nguyên liệu
 Vốn

13
2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP
TRONG NỀN KTQD
2.2. Vai trò của nông nghiệp trong nền KTQD
Thứ ba, nông nghiệp, nông thôn là thị trường tiêu thụ lớn của công nghiệp và các ngành khác
của nền KTQD. Gồm:
- Tiêu thụ các tư liệu sản xuất, bao gồm các máy móc, nông cụ, các nguyên nhiên, vật liệu
đáp ứng nhu cầu SXNN
- Tiêu thụ các tư liệu tiêu dùng, bao gồm các nhu cầu hàng hóa về đời sống, trong đó có cả
các hàng hóa nông sản qua chế biến công nghiệp; các sản phẩm dịch vụ đời sống từ du
lịch đến văn hóa, giáo dục, y tế, bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng…
- Xu hướng các nhu cầu này ngày càng tang về số lượng, chất lượng và chủng loại, vì vậy
nông nghiệp có vai trò thúc đẩy các ngành này phát triển.

14
2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP
TRONG NỀN KTQD
2.2. Vai trò của nông nghiệp trong nền KTQD
 Dân số nông nghiệp, nông thôn
Dân số VN năm 2022 (triệu người)
 Tổng số: 99,46 100%
 Thành thị: 37,09 37,3%
 Nông thôn: 62,37 62,7%
 CN sản xuất …TLSX và TLTD

15
2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP
TRONG NỀN KTQD
2.2. Vai trò của nông nghiệp trong nền KTQD
Thứ tư, nông nghiệp là ngành đem lại nguồn ngoại tệ lớn, tạo vị thế quốc gia xuất khẩu
nông sản trên trường thế giới, nhất là khi kinh tế thế giới ở những giai đoạn khó khăn.
- Vai trò này xuất phát từ đặc điểm của nông sản là các sản phẩm thiết yếu,…
- Vai trò này quan trọng đối với các nước có tiềm năng nông nghiệp, ở giai đoạn kinh tế
kém phát triển và mới hội nhập…
- Vai trò này giảm dần ở các quốc gia CNH, tuy nhiên ở các nước có tiềm năng nông
nghiệp, có kinh tế phát triển như Mỹ và EU vẫn được giữ vững.

16
2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP
TRONG NỀN KTQD
2.2. Vai trò của nông nghiệp trong nền KTQD

17
2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP
TRONG NỀN KTQD
2.2. Vai trò của nông nghiệp trong nền KTQD

18
2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP
TRONG NỀN KTQD
2.2. Vai trò của nông nghiệp trong nền KTQD
 Giá trị xuất khẩu của 1 số loại Nông sản năm 2022
(đơn vị: tỷ USD)

Nguồn: kinhtedothi.vn

19
2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP
TRONG NỀN KTQD
2.2. Vai trò của nông nghiệp trong nền KTQD
Thứ năm, nông nghiệp là ngành có vai trò to lớn, là cơ sở trong việc bảo vê môi trường
sinh thái và phát triển bền vững.
- Vai trò này chỉ được phát huy khi nó được phát triển bền vững, khai thác tự nhiên
nhưng không phá vỡ cân bằng sinh thái,…
- Vai trò này do các kết quả hoạt động của nông nghiệp mang lại khi nó tạo oxy, cảnh
quan, môi trường, thảm thực vật… các yếu tố của môi trường sinh thái…
- Vai trò này chỉ được duy trì khi nó được ghi nhận, có các chính sách duy trì hoạt động
thông qua các điều kiện tái tạo các hoạt động đó.
20
2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP
TRONG NỀN KTQD
2.2. Vai trò của nông nghiệp trong nền KTQD
Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường

21
2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP
TRONG NỀN KTQD
2.2. Vai trò của nông nghiệp trong nền KTQD
Thứ sáu, nông nghiệp là đảm bảo hậu cần và là cơ sở quan trong gìn giữ an ninh quốc phòng,
xây dựng nông thôn mới.
- Về an ninh quốc phòng:
“Rừng che quân đội, Rừng vây quân thù” (Tố Hữu)
“Thực túc binh cường” (Hồ chí Minh)
- Về xây dựng nông thôn mới: Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế nông thôn. Vì kinh tế nông ghiệp là chủ đạo ở nông thôn

22
2. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NÔNG NGHIỆP
TRONG NỀN KTQD
2.2. Vai trò của nông nghiệp trong nền KTQD

Rừng trong chiến tranh Rừng bị tàn phá trong chiến tranh

23
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
3.1. Các đặc điểm chung của SXNN

(1) Sản xuất nông nghiệp có tính vùng, tính khu vực rõ rệt
Lý do: Sản xuất nông nghiệp được tiến hành ngoài trời, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên,
KTXH khác nhau

Các vấn đề cần chú ý:


• Điều tra các nguồn tài nguyên để qui hoạch phù hợp.

• Việc xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh phù hợp ở từng vùng, từng khu vực.

• Hệ thống các chính sách kinh tế phù hợp từng vùng, từng khu vực

24
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
(1) Mang tính vùng rõ rệt

Nguyên nhân

Sản xuất nông Điều kiện TN,


nghiệp phụ KT-XH khác
thuộc vào: nhau giữa các
- Điều kiện TN vùng (đất đai,
- Điều kiện KT thời tiết, khí
- XH hậu, đk KT-XH)

25
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
3.1. Các đặc điểm chung của SXNN
(2) Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt
Lý do: Đặc điểm và vị trí của của đất đai
Biểu hiện: + Chủ yếu: Tham gia vào tất cả quá trình SXNN, không có đất đai hầu như
không có SXNN
+ Đặc biệt: về số lượng, chất lượng và khả năng sinh lời, tái tạo…
Các vấn đề cần chú ý:
• Quí trọng ruộng đất, sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm, hạn chế việc chuyển đất nông
nghiệp sang xây dựng cơ bản;
• Cải tạo đất ngày càng màu mỡ hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm trên mỗi đơn vị diện tích

26
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
(2) Ruộng đất là TLSX chủ yếu và đặc biệt

Ruộng đất

Tư liệu Đối tượng


lao động lao động

(1) Đất đai…không thể thay thế


Lưu ý
(2) Đất đai…có giới hạn nhưng rất tiềm năng
27
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Kỹ thuật trồng thủy canh 28


3. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
3.1. Các đặc điểm chung của SXNN
(3) Đối tượng sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi -
những cơ thể sống có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng
Lý do: Phân loại, những hoạt động như vậy thuộc ngành NN
Biểu hiện: + Quy luật của cây trồng (công nghệ trồng trọt)
+ Quy luật: Gia súc (công nghệ chăn nuôi)
Các vấn đề cần chú ý:
+ Bố trí các loại cây trồng phải phù hợp, có các chính sách đầu tư hỗ trợ về vốn,
NCKH; cần xây dựng kế hoạch dài hạn, thận trọng chọn giống phù hợp từng vùng sinh thái;
+ Kết hợp với chăn nuôi; phát triển mô hình Vườn - Rừng - Ao - Chuồng…

29
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Quy Quy
luật luật
sinh kinh
học tế

30
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

31
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

32
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

3.1. Các đặc điểm chung của SXNN

(4) Sản xuất NN có tính thời vụ cao


Lý do: Sự không ăn khớp giữa thời gian SX và thời gian lao động; đối tương NN là cơ thể sống.

Biểu hiện: + Sử dụng sức lao động, TLSX, vốn không đều gây lãng phí

+ SX cố định trong những khoảng thời gian nhất định

+ Không ăn khớp cung cầu do sản phẩm tăng theo mùa vụ

33
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Yếu tố
tự nhiên

Hoạt động
sản xuất
(với
nguồn lực
huy động)

Quá trình khai thác (lợi dụng) tự nhiên

34
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Tái sản xuất
kinh tế

Tái sản xuất


tự nhiên

Quá trình sản xuất nông nghiệp


- Tái sản xuất kinh tế: Tác động của con người: gieo, ươm, trồng, chăm sóc...
- Tái sản xuất tự nhiên: Cây sinh trưởng được do tác động của các yếu tố tự nhiên: ánh sáng, nhiệt
độ, nước, không khí...

Do quá trình Tái sản xuất kinh tế gắn bó chặt chẽ với quá trình Tái sản xuất tự nhiên. Chúng xen kẽ
nhau nhưng lại không trùng nhau dẫn đến tính thời vụ cao trong sản xuất NN
35
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Thời gian sản xuất

Thời gian hoạt động

“Nông nhàn” ???

36
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
3.1. Các đặc điểm chung của SXNN

(4) Sản xuất NN có tính thời vụ cao


Các vấn đề cần chú ý:

+ Xác định cơ cấu cây trồng hợp lý, nông lâm kết hợp

+ Khai thác và lợi dụng tối đa tặng phẩm của thiên nhiên

+ Tổ chức lao động hợp lý, vật tư kỹ thuật kịp thời, công cụ máy móc thích
hợp…; phát triển ngành nghề tạo thêm việc làm thời kỳ nông nhàn

+ Lai tạo giống có khả năng thích nghi cao, biên độ sống rộng

37
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
Ca dao tục ngữ về tính thời vụ trong sản xuất NN

“Tháng giêng chân bước đi cày


Tháng hai vãi lúa, ngày ngày siêng năng.
Thuận mưa lúa tốt đằng đằng,
Tháng mười gặt lúa, ta ăn đầy nhà”

“Tỏ trăng mười bốn được tằm


Tỏ trăng hôm rằm thì được lúa chiêm”

“Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm”


38
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Tổ chức hợp lý, kịp thời các yếu tố


sản xuất

Chú ý
Bố trí cây trồng, vật nuôi hợp lý, kết hợp
phát triển ngành nghề, dịch vụ

39
LIÊN HỆ THỰC TẾ

Liên hệ với địa phương: Thực trạng và khắc phục


về tính thời vụ trong NN ???

40
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
3.2. Các đặc điểm riêng của SXNN Việt Nam

(1) Nông nghiệp nước ta từ tình trạng lạc hậu, sang xây dựng
nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hướng XHCN
Lý do: Từ mô hình cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường.

Biểu hiện: + Trạng thái lạc hậu, bao cấp nặng nề trước đổi mới.

+ Từng bước chuyển đổi trong quá trình đổi mới: Mô hình, cơ chế kinh tế,
tiếp cận thị trường, hội nhập...

+ Các thành tựu, những vấn đề còn tồn tại


41
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Sản xuất
hàng hóa
Không qua
giai đoạn XHCN
TBCN

Tình trạng
lạc hậu

42
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Sản xuất hàng hóa lớn,


tập trung, hiện đại, hội nhập

+ Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu


+ Kết cấu hạ tầng nông thôn yếu kém
+ Tỷ lệ lao động thuần nông cao
+ Năng suất ruộng đất, năng suất lao động thấp
Sản xuất nhỏ
Xuất phát điểm thấp 43
Nông nghiệp ngày càng được chuyên môn hóa, hiện đại
hóa

44
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
3.2. Các đặc điểm riêng của SXNN Việt Nam

(1) Nông nghiệp nước ta từ tình trạng lạc hậu, sang xây dựng
nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hướng XHCN

Các vấn đề cần chú ý: + Thực hiện tốt chủ trương CNH - HĐH hội nhập kinh tế quốc tế,
tái cấu trúc ngành nông nghiệp.

+ Thực hiện chuyển biến cần có sự phối hợp liên ngành..

+ Trong thực tiễn quản lý phải quản lý liên ngành...


45
XUẤT PHÁT ĐIỂM CỦA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM THẤP

(Bộ NN&PTNT, Chiến lược PT NNNT VN 2011-2020)


Nông nghiệp nông thôn Việt Nam đi lên từ mức phát triển rất thấp, bị chiến tranh tàn phá
kéo dài và chịu hậu quả của nhiều thiệt hại từ các sai lầm trong quản lý thời kỳ kinh tế
kế hoạch quan liêu bao cấp trước đây. Vì vậy, mặc dù đã có nhiều tiến bộ, năm 2006
xếp thứ 123 về GDP bình quân đầu người. Năm 2009, Việt Nam mới có mức thu nhập
là xấp xỉ mức 1000 USD/người/năm, ở ranh giới với mức bắt đầu ra khỏi tình trạng
chậm phát triển, thu nhập thấp.

Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam mặc dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng nhiều mặt vẫn còn
mang nặng tính chất của một nền sản xuất tiểu nông, nhỏ lẻ, phân tán, có nơi thậm chí
vẫn chủ yếu là tự cung tự cấp đang dần chuyển sang sản xuất hàng hoá quy mô lớn
hơn; công nghệ, cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, nhân lực chưa được đào tạo.

46
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
3.2. Các đặc điểm riêng của SXNN Việt Nam
(2) Nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha trộn
tính chất ôn đới, được trải rộng trên 4 vùng rộng lớn, phức tạp:
trung du, miền núi, đồng bằng và ven biển.
Lý do: Vị trí địa lý, hình dáng địa hình lãnh thổ, nông nghiệp ngoài trời các yếu tố thời tiết, địa
hình, đất đai… phức tạp.

Biểu hiện: Phân thành 7 vùng sinh thái, với các điều kiện, tiềm năng, lợi thế và đặc trưng khác
nhau.

47
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
3.2. Các đặc điểm riêng của SXNN Việt Nam
(2) Nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha
trộn tính chất ôn đới, được trải rộng trên 4 vùng rộng lớn,
phức tạp: trung du, miền núi, đồng bằng và ven biển.
• Thuận lợi: Phát triển nông nghiệp đa dạng, năng suất sinh khối cao, Khả năng xen canh
tăng vụ lớn, Các vùng có thế mạnh khác nhau

• Khó khăn: do tác động tiêu cực của tự nhiên: Thiên tai, dịch bệnh, Tính mùa vụ ảnh
hưởng khắt khe đến sản xuất nông nghiệp

• Các vấn đề cần chú ý: Khai thác tiềm năng, lợi thế qua phân vùng, quy hoạch, bố trí sản
xuất, né vụ, khắc phục các tác động tiêu cực tự nhiên.
48
3. ĐẶC ĐIỂM CỦA SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Trung du Đồng bằng

Miền núi Ven biển

Khí hậu Nhiệt đới & Ôn đới 49


50
Dịch bệnh, sâu bệnh
51
4. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Căn cứ xây dựng chiến lược phát triển


 Chiến lược trong giai đoạn trước
 Nguồn tài nguyên của đất nước
 Cơ sở vật chất kỹ thuật NN
 Nguồn lao động
 Nhu cầu thị trường
 Trình độ KHCN thế giới và VN và khả năng ứng dụng

52
4. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN
BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2030, TẦM NHÌN
ĐẾN NĂM 2050

(Số: 150/QĐ-TTg)

53
4. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Mục tiêu chung
 Xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa đồng thời phát triển nông nghiệp dựa trên lợi thế địa
phương, theo hướng hiện đại có năng suất, chất lượng, hiệu quả, bền vững và sức cạnh tranh cao thuộc
nhóm dẫn đầu trong khu vực và trên thế giới,
 đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế - xã hội,
phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện có hiệu quả
các cam kết quốc tế về giảm phát thải khí nhà kính.
 Nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống, vai trò và vị thế của người tham gia sản xuất nông nghiệp; tạo
việc làm phi nông nghiệp để phát triển sinh kế đa dạng, giảm nghèo bền vững cho người dân nông thôn,
đảm bảo cơ hội phát triển công bằng giữa các vùng, miền.
 Phát triển nông thôn toàn diện, hiện đại gắn với quá trình đô thị hóa, có cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội đồng
bộ và tiệm cận với khu vực đô thị; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; xây dựng nông thôn xanh,
sạch, đẹp, an ninh, trật tự được đảm bảo.
 Phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh
thái có hiệu quả cao, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.
54
4. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
 Tốc độ tăng trưởng GDP nông lâm thủy sản đạt bình quân từ 2,5 - 3%/năm, tốc độ tăng năng suất lao động nông
lâm thủy sản đạt bình quân từ 5,5 - 6%/năm.
 Mở rộng và phát triển thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu nông làm thủy sản đạt
bình quân từ 5 - 6%/năm.
 Nâng cao thu nhập người dân, giảm nghèo bền vững. Thu nhập của cư dân nông thôn cao hơn 2,5 - 3 lần so với
năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1 - 1,5%/năm.
 Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 20%, tỷ lệ lao động nông nghiệp được
đào tạo đạt trên 70%.
 Cả nước có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao;
trên 70% số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 35% số đơn vị cấp huyện được công nhận đạt
chuẩn nông thôn mới nâng cao.
 Phát triển nền nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm môi
trường nông thôn, phấn đấu giảm phát thải khí nhà kính 10% so với năm 2020. Tỷ lệ che phủ rùng duy trì ổn định
ở mức 42%, diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt trên 1 triệu ha.
55

4. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Định hướng phát triển


1. Hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với lợi thế cạnh tranh và yêu
cầu thị trường
2. Tổ chức các khâu quan trọng trong sản xuất nâng cao hiệu quả, đảm bảo
phát triển bền vững
3. Thúc đẩy hợp tác, liên kết, phát triển chuỗi giá trị, các mô hình nông nghiệp
tiên tiến
4. Phát triển kinh tế nông thôn tạo việc làm và tăng thu nhập cho dân cư nông
thôn
5. Xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại gắn với đô thị hóa, giữ gìn văn hóa
truyền thống
6. Phát triển bao trùm, đảm bảo công bằng phúc lợi xã hội ở nông thôn
7. Xây dựng cộng đồng vững mạnh làm nòng cốt phát triển nông thôn, sản xuất
nông nghiệp
8. Bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thích nghi biến đổi khí hậu 56
4. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Các giải pháp chính:
1. Tuyên truyền, giáo dục đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động
2. Đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh, hoàn thiện quan hệ sản xuất
3. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề; trình độ, hiệu quả công tác nghiên cứu, ứng dụng,
chuyển giao khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
4. Phát triển thị trường trong và ngoài nước đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản
5. Xây dựng và hoàn thiện kết cấu hạ tầng
6. Đổi mới và nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
7. Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn
8. Chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro
9. Hội nhập và hợp tác quốc tế
10. Xây dựng, hoàn thiện và triển khai một số cơ chế, chính sách đột phá
11. Giám sát và đánh giá
57
5. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Khái niệm phát triển Nông nghiệp bền vững


“Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo vệ các nguồn lợi
tự nhiên. Các thay đổi kinh tế và thể chế để đạt tới và thoả mãn được nhu cầu
của con người cả ở hiện tại và tương lai. Phát triển bền vững không làm thoái
hoá môi trường mà bảo vệ được tài nguyên đất, nước, các nguồn lợi di truyền
động, thực vật, đồng thời phải thích ứng về kỹ thuật, có sức sống về kinh tế và
được chấp nhận về xã hội”

- FAO -
58
5. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Mục tiêu phát triển


 Đảm bảo ANLT quốc gia trước mắt và lâu dài
 Tăng nhanh sản xuất NS hàng hoá và xuất khẩu
 Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân cư NN, NT
 Bảo vệ MT sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, PT bền vững

59
5. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Yêu cầu nông nghiệp bền vững
 Đạt hiệu quả kinh tế cao
 Đảm bảo công bằng kinh tế và công bằng xã hội
 Gìn giữ và làm phong phú môi trường

60
5. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Nông nghiệp bền vững phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản là: đảm bảo
nhu cầu nông sản của loài người hiện nay và duy trì được tài nguyên thiên
nhiên cho các thế hệ mai sau, bao gồm gìn giữ được quĩ đất, quĩ nước, quĩ
rừng, không khí và khí quyền, tính đa dạng sinh học v.v... (bền vững về mặt
kinh tế, XH, MT, chính trị, ANQP)

61
5. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Sự cần thiết phát triển NNBV ở VN
 Hoạt động sản xuất phụ thuộc nhiều vào đktn
 Giá trị gia tăng của sản phẩm NN còn thấp
 Ruộng đất NT chia nhỏ: manh mún
 Quá trình cơ giới hóa chậm chạm, nhiều công đoạn còn thủ công
 Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học
 Công nghệ sản xuất công nghiệp nhỏ và TTCN còn lạc hậu, sức cạnh tranh yếu trên TT
 Phát triển TTCN và làng nghề thiếu quy hoạch gây ô nhiễm môi trường

62
5. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Nội dung của phát triển bền vững
 Phát triển kinh tế (trọng tâm là Tăng trưởng kinh tế)
 Phát triển xã hội (tiến bộ và công bằng xã hội, giảm nghèo, việc làm, bình đẳng giới,
hài hòa giữa các thế hệ)
 Bảo vệ môi trường (bảo tồn tài nguyên tự nhiên, xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường,
quản lý giảm thiểu thiệt hại của thiên tai, tiết kiệm tài nguyên…
 Quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật, thể chế

63
5. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Nội dung của phát triển nông nghiệp bền vững
 Đảm bảo được quỹ đất cho sản xuất NN
 Đảm bảo được nguồn nước tưới tiêu cho SX
 Bảo vệ rừng
 Giảm nhẹ thiên tai
 Bảo vệ môi trường
 Sản xuất nông sản sạch
 Bảo đảm lương thực, thực phẩm
 Không ngừng tăng năng suất, chất lượng sản phẩm
 Đảm bảo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp
 Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp và nông nghiệp

64
5. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Nhân tố phát triển nông nghiệp bền vững


 Chính trị ổn định
 Hệ thống kinh tế phù hợp: kinh tế tư nhân, kinh tế nhà nước
 Hệ thống sản xuất nông nghiệp phù hợp gắn liền lợi thế so sánh từng
vùng, quốc gia => tăng năng suất, phục hồi hệ sinh thái…
 Hệ thống công nghệ phù hợp
 Hội nhập quốc tế

65
5. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Nguyên tắc phát triển nông nghiệp bền vững


 Dân chủ
 Công bằng, bình đẳng
 Tinh thần trách nhiệm
 Quyền tự quản, tự quyết, tự chịu trách nhiệm
 Giáo dục

66
5. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Phương hướng phát triển nông nghiệp bền vững VN


Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa NNNT
- Công nghiệp hóa: Xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa lớn
- Hiện đại hóa: Nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ và tổ chức SX – DV, phát triển hạ
tầng; nâng cao đời sống tinh thần, giáo dục, y tế, dịch vụ nông thôn, kỹ năng sản xuất
và đời sống nông thôn.

67
5. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Phương hướng phát triển nông nghiệp bền vững VN


 Dựa trên quy hoạch cụ thể từng vùng nhằm khai thác lợi thế so sánh và
khắc phục hạn chế từng vùng
 Đảm bảo ANLT quốc gia, đa dạng hoá nông nghiệp, tăng thu nhập.
 Tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển theo cơ
chế thị trường
 Đầu tư công cho nông nghiệp, NT

68
5. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Thách thức phát triển nông nghiệp bền vững VN


 Dân số tăng nhanh, quỹ đất nông nghiệp giảm sút (mỗi năm mất 20.000ha đất nông
nghiệp)
 Nông nghiệp hàng hóa mới phát triển, cơ câu chưa hợp lý, năng suất, chất lượng, cạnh
tranh chưa cao…
 Nông dân thiếu việc làm
 Giá đầu vào tăng nhanh hơn giá đầu ra.
 Quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất diễn ra chậm
 Cơ sở hạ tầng còn yếu kém
69
5. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Sự cần thiết Xây dựng phát triển nhanh nền nông nghiệp bền vững
ở VN
 Về kinh tế, mang lại hiệu quả kinh tế cao, sức cạnh tranh của nông nghiệp
lớn, phát triển ổn định… góp phần ổn định KT-XH đất nước
 Về xã hội, con người được đặt vào vị trí trung tâm của chiến lược PT
KTXH… chất lượng cuộc sống không ngừng tăng lên
 Về đất đai, làm cho đất đai ngày càng màu mỡ

70
5. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam

(1) Đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nông nghiệp:
 Nâng cao GTGT, phát triển bền vững gắn với XD NTM
 Tái cơ cấu đầu tư công, dịch vụ công, hình thành chuỗi giá trị nông sản (dựa trên lợi
thế so sánh từng vùng)
 Tập trung đầu tư vào kết cấu hạ tầng
 Nghiên cứu và ứng dụng KHCN tập trung vào các sản phẩm có lợi thế so sánh
 Đa dạng hóa thị trường (trong nước và quốc tế)
 Đầu tư phát triển nhân lực nông nghiệp
 Nông dân là trung tâm, giữ vai trò chủ thể…
 Cơ chế, Chính sách thúc đẩy ứng dụng KHCN…
 Liên kết, hợp tác → cánh đồng mẫu lớn, SX-CB-TT
 Thu hút DN đầu tư vào NN
 Chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn 71
5. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam
(2) Thực hiện quy hoạch NN theo hướng dựa vào thị trường mở:
 Không nên cố định diện tích lúa, nên cố định diện tích đất NN
 Sử dụng đất theo tín hiệu thị trường

(3) Đẩy mạnh sản xuất LTTP nhất là vùng sâu, vùng xa
 Đảm bảo an ninh dinh dưỡng hơn là phát triển sản xuất lương thực, tạo việc làm
 Phát triển NN gắn với XD NTM
 Phát triển hệ thống chợ tiêu thụ nông sản
 Thực hành nông nghiệp tốt
72
5. PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam

(4) Chủ động ứng phó với BĐKH


 Nâng cao năng lực ứng phó rủi ro
 Cải thiện hệ thống dự báo, cảnh báo gắn với dịch vụ nông nghiệp
 Thay đổi canh tác, giống … phù hợp BĐKH
 Thúc đẩy thị trường bảo hiểm nông nghiệp

5) Tăng cường đầu tư công vào các công trình phòng chống thiên tai
 Giảm thiểu nước thải CN, khí nhà kính
 Tư duy nền kinh tế xanh trong phát triển NN
 Chiến lược tăng trưởng xanh trong NN
73
CÂU HỎI THỰC TẾ

Nguyên nhân xâm nhập mặn diễn biến ở Việt Nam trong những năm
gần đây gia tăng? Liên hệ thực tiễn?

74

You might also like