You are on page 1of 29

QT6.

2/KHCN2-BM7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH


HỘI ĐỒNG KHOA HỌC & ĐÀO TẠO

ISO 9001 : 2015

THUYẾT MINH CHI TIẾT


ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

TÊN ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG


OXY HÓA CỦA CAO CHIẾT ETHANOL CỦ ĐINH
LĂNG (POLYCIAS FRUTICOSA), ĐỊNH HƯỚNG
ỨNG DỤNG TRONG SẢN XUẤT THỰC PHẨM

BẢO VỆ SỨC KHỎE

Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH


Đơn vị: Lớp Công nghệ Kỹ thuật Hóa học khóa 2019
Khoa Hóa học Ứng dụng, Trường Đại học Trà Vinh.

Trà Vinh, ngày 14 tháng 12 năm 2021


MỤC LỤC

THÔNG TIN CHUNG........................................................................................6


NỘI DUNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ...................................................8
1. Tính cấp thiết:..................................................................................................8
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:...............................8
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước:..............................................................8
2.1.1. Tình hình nghiên cứu trong tỉnh:............................................................8
2.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài tỉnh:............................................................8
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước:............................................................10
3. Mục tiêu nghiên cứu:....................................................................................11
3.1. Mục tiêu chung/tổng quát:........................................................................11
3.2. Mục tiêu cụ thể:..........................................................................................11
4. Nội dung triển khai nghiên cứu:..................................................................11
4.1. Định lượng saponin tổng trong củ cây Đinh Lăng bằng phương pháp
phân tích UV-Vis...............................................................................................11
4.2. Xây dựng quy trình ly trích saponin tổng trong củ cây Đinh Lăng từ đó
đưa ra quy trình ly trích tối ưu........................................................................11
4.3. Định lượng saponin tổng trong quy trình chiết tối ưu bằng phương
pháp UV-Vis.......................................................................................................12
4.4. Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết trong củ cây Đinh lăng
để định hướng ứng dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.........................12
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...............................................................12
5.1. Đối tượng nghiên cứu:...............................................................................12
5.1.1. Cây Đinh lăng (Polycias fruticosa)........................................................12
5.1.2. Ứng dụng của cây Đinh lăng..................................................................14
5.2. Phạm vi nghiên cứu:..................................................................................15
6. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sẽ sử dụng:.........................................15
6.1. Định lượng hàm lượng Saponin tổng trong cao chiết củ cây Đinh lăng
bằng phương pháp UV-Vis...............................................................................15
6.2. Xây dựng quy trình ly trích saponin tổng trong củ cây Đinh Lăng từ đó
đưa ra quy trình ly trích tối ưu........................................................................16
6.2.1. Khảo sát sự ảnh hưởng của dung môi chiết..........................................17
6.2.2. Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ rắn - lỏng..........................................18
6.2.3. Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ chiết............................................18

2
6.2.4. Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian chiết...........................................18
6.2.5. Khảo sát sự ảnh hưởng của phương pháp chiết...................................19
6.3. Định lượng saponin tổng trong quy trình chiết tối ưu bằng phương
pháp UV-Vis.......................................................................................................19
6.4. Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết củ cây Đinh lăng bằng
phương pháp DPPH..........................................................................................20
7. Tình trạng đề tài, phương án phối hợp:......................................................20
7.1. Tình trạng đề tài:........................................................................................20
7.2. Phương án phối hợp với các đối tác bên ngoài Trường: Không............20
8. Tiến độ thực hiện:.........................................................................................20
9. Sản phẩm và kết quả nghiên cứu:................................................................22
9.1. Sản phẩm giao nộp bắt buộc:....................................................................22
9.2. Sản phẩm khác:..........................................................................................23
10. Các lợi ích mang lại và tác động của kết quả nghiên cứu:......................23
11. Khả năng ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu: 23
12. Tổ chức, đơn vị đặt hàng và tài trợ kinh phí, đối ứng kinh phí:.............23
13. Kinh phí thực hiện đề tài: ..........................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................24
PHỤ LỤC 1: DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN.......................................28

3
DANH MỤC BẢNG

Bảng 6.1. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất sử dụng.................................................14


Bảng 6.2: Khảo sát sự ảnh hưởng của dung môi chiết........................................16
Bảng 6.3: Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ rắn - lỏng........................................17
Bảng 6.4: Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ chiết..........................................17
Bảng 6.5: Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian chiết.........................................18

4
DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Cấu tạo chung của saponin [30].............................................................12


Hình 2. Cây Đinh lăng lá nhỏ..............................................................................15
Hình 3. Củ cây Đinh lăng lá nhỏ.........................................................................15
Hình 4. Củ cây Đinh lăng sau khi xử lý sơ bộ....................................................16
Hình 5. Củ cây Đinh Lăng xử lý thành bột.........................................................16

5
THÔNG TIN CHUNG

Tên đề tài Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết ethanol
trong củ Đinh lăng (Polyscisa fructicosa) định hướng
ứng dụng sản xuất thực phẩm
Lĩnh vực/ Chuyên - Lĩnh vực/Chuyên ngành: Công nghệ Kỹ thuật Hóa học
ngành nghiên cứu - Mã lĩnh vực:

Thời gian thực 12 tháng (Từ tháng 1/2022 đến tháng 1/2023)
hiện
Kinh phí 30.000.000 đồng
Trong đó:
Từ ngân sách sự nghiệp khoa học: 30.000.000 đồng
- Từ nguồn tự có/khác: …..... đồng

Chủ nhiệm đề - NGUYỄN THỊ NGỌC BÍCH


tài/dự án
- Học hàm/Học vị: Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật hóa
học khóa 2019, Khoa Hóa học Ứng dụng, Trường Đại học
Trà Vinh
- MSSV:
- Chức danh nghề nghiệp: Sinh viên
- Đơn vị công tác:
- Email: 112619002@st.tvu.edu.vn
- Điện thoại: 0921.102.933
Thành viên chính - THẠCH THỊ THẢO
- Học hàm/Học vị: Sinh viên ngành Công nghệ kỹ thuật hóa
học khóa 2019, Khoa Hóa học Ứng dụng, Trường Đại học
Trà Vinh
- MSSV:
- Chức danh nghề nghiệp: Sinh viên
- Đơn vị công tác:
- Email: 118819008@st.tvu.edu.vn
- Điện thoại: 0373.892.014
Giảng viên hướng - NGUYỄN THỊ THU HÀ
dẫn
- Học hàm/Học vị: Thạc sĩ
- Chức vụ:
- Chức danh nghề nghiệp: Giảng viên chính

6
- Đơn vị công tác: Bộ môn Ứng dụng Chất dẻo Linh hoạt và
Vật liệu Nano, Khoa Hóa học Ứng dụng
- Email: ntthuha@tvu.edu.vn
Điện thoại: 0987.379.318

7
NỘI DUNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

1. Tính cấp thiết:


Cùng với sự tiến bộ của nền khoa học - kỹ thuật thì đời sống của con người
ngày càng được nâng cao, do đó con người ngày càng quan tâm nhiều hơn về
sức khỏe và hướng đến việc sử dụng các loài thảo dược có nguồn gốc từ thiên
nhiên để chăm sóc sức khỏe. Trong số các loài thảo dược đó phải kể đến là cây
Đinh lăng. Đinh lăng (Polyscias fruticosa) là một cây thuốc quý thuộc họ Nhân
sâm (Araliaceae) [1], từ lâu đã được sử dụng như một loại thảo dược quý để cải
thiện sức khỏe do có chứa nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học cao như:
saponin, alkaloid, flavonoid, polyphenol, vitamin và các loại acid amin [2]. Các
nghiên cứu đã công bố cho thấy Đinh Lăng có nhiều tác dụng trong y học rất
quan trọng như: tác dụng kích thích hệ miễn dịch [3]; chống oxy hóa, hạ
cholesterol [4]; hạ đường huyết [5] chống viêm, kháng histamin, chống hen
suyễn [6], [7].… Ở Việt Nam, nguồn dược liệu cây Đinh Lăng rất phong phú, rất
dễ khai thác và có tiềm năng phát triển thành sản phẩm chăm sóc sức khỏe an
toàn và hiệu quả.
Ngày nay với sự phát triển của ngành hóa học hữu cơ, công nghệ trích ly
các chất hữu cơ từ thiên nhiên có hoạt tính sinh học không những được sử dụng
rộng rãi trong lĩnh vực y học mà còn được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực
khác như: thực phẩm, mỹ phẩm, … Chính vì vậy, những nghiên cứu cây Đinh
Lăng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, những công bố
về nghiên cứu của loài cây này chỉ dừng lại ở xác định thành phần hóa học, hoạt
tính sinh học của các hợp chất chứa trong cây Đinh Lăng, và một số ứng dụng
trong y học mà chưa nghiên cứu ứng dụng nhiều về quy trình ly trích và ứng
dụng vào những sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Mặc khác, việc nghiên cứu về cây
Đinh Lăng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh vẫn còn là đề tài mới và chưa có nghiên
cứu nào, việc khai thác và sử dụng cây Đinh Lăng chủ yếu chỉ dừng lại ở việc
nấu nước uống hoặc sử dụng vào việc xông, chống cảm cho người bệnh. Vì vậy,
tuy Đinh Lăng là nguồn nguyên liệu dồi dào nhưng khai thác và sử dụng một
cách hiệu quả và khoa học thì cần nhiều nghiên cứu hơn nữa về cây Đinh Lăng
để tạo ra những nguồn dữ liệu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn. Trên cơ sở
đó nên đề tài “Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết ethanol trong
củ Đinh lăng (Polyscisa fructicosa) định hướng ứng dụng sản xuất thực
phẩm bảo vệ sức khỏe” được thực hiện.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước:
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước:
2.1.1. Tình hình nghiên cứu trong tỉnh:
Đề tài “Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết ethanol trong
củ Đinh lăng (Polyscisa fructicosa) định hướng ứng dụng sản xuất thực
phẩm bảo vệ sức khỏe” tại Trà Vinh đây vẫn còn là đề tài mới, hiện chưa có
công trình nào nghiên cứu.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài tỉnh:
8
Đinh Lăng được xem là một loại nhân sâm quý có nhiều công dụng cho cải
thiện sức khỏe, từ những năm 60 của thế kỷ trước đã có những nghiên cứu về
Đinh Lăng và loại cây này đã được đưa vào Dược điển Việt Nam như một loại
dược liệu bột, tăng lực. Năm 1985, trong nghiên cứu so sánh tác dụng tăng lực
và sinh thích nghi của Đinh lăng của Giáo sư Ngô Ứng Long ở Học viện quân y
đã tìm thấy trong Đinh lăng có các thành phần: alkaloid, glucozid, saponin,
flavonoid, tannin, vitamin B1, các acid amin trong đó có lyzin, xystein,
methionin là những acid amin không thể thay thế được [8]. Tuy nhiên, trong
nghiên cứu này chưa đưa ra được những số liệu cụ thể về hàm lượng của các
hợp chất trên, cần có thêm những nghiên cứu để xác định hàm lượng của các
hợp chất trong cây Đinh lăng.
Đến năm 1992, Giáo sư Võ Xuân Minh đã nghiên cứu thành phần saponin
trong các bộ phận của cây Đinh lăng và cho biết hàm lượng saponin trong rễ là
0,49%; vỏ rễ 1,0%; lõi rễ 0,11% và trong lá là 0,38%. Cũng trong năm 1992,
ông đã có thêm những nghiên cứu và đề xuất quy trình tách chiết saponin từ
Đinh Lăng và tạo ra một số sản phẩm dạng bào chế từ nguyên liệu này như chè
tan phun sương và chè tan hạt Đinh lăng [9], [10].
Cũng vào năm 1992, Nguyễn Thị Nguyệt và cộng sự đã cô lập được acid
oleanolic trong cây Đinh Lăng [11].
Năm 2003, trong nghiên cứu của Nguyễn Tấn Thiện cho biết ngoài acid
oleanolic đã tìm thấy thì lần đầu tiên xác định được các hợp chất mới trong cây
Đinh lăng: 3-β-hydroxyolean-28→13-lacton; 3-hydroxymetyfurfural và phytol.
[12]
Đến năm 2010, Nguyễn Thị Lan bằng phương pháp GC/MS để phân tích
thành phần trong dầu của lá cây Đình lăng ở tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa. Kết
quả cho thấy trong tinh dầu Đinh lăng có 15 hợp chất như là β-elemen, γ-
elemen, E-γ- bisabolen, α-bergamoten, β-germacren-D, Gecmacren-B, α-
farnesen. [13]
Năm 2014, trong nghiên cứu của Hồ Lương Nhật Vinh chỉ ra rằng lần đầu
tiên một hợp chất saponin triterpenoid có tác dụng ức chế enzym α-glucosidase.
[14]
Năm 2016, Nguyễn Thị Bích Thu và cộng sự đã công bố phân lập được 5
hợp chất saponin triterpene từ rễ Đinh Lăng, trong đó một hợp chất lần đầu tiên
được phân lập là falcarindiol [15]. Nghiên cứu đưa ra được quy trình phân lập
saponin triterpene tuy nhiên quy trình này còn phức tạp và khó thực hiện.
Năm 2017, Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Hương và cộng sự đã thử
nghiệm trên chuột nhắt trắng về tác dụng chống trầm cảm và stress của chế
phẩm cây Đinh Lăng. Kết quả cho thấy 17 cao chiết trong rễ cây Đinh Lăng có
tác dụng chống trầm cảm và phục hồi sức khỏe với liều lượng 45-180 mg/kg thể
trọng. Ngoài ra liều lượng này cũng có tác dụng khác như tăng lực, kích thích
hoạt động của não bộ và nội tiết và tăng sức đề kháng [16]. Trong nghiên cứu
này cho thấy cao chiết của Đinh Lăng có những ứng dụng quan trọng trong y
học, và nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc thử nghiệm về tác dụng của cao chiết, vì
vậy cần có những nghiên cứu cụ thể hơn về quy trình chiết và hàm lượng các
hợp chất chứa trong các cao chiết này.
Năm 2019, Bùi Thị Luyến đã nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho
9
dược liệu lá Đinh Lăng [17] và định lượng saponin tổng trong rễ Đinh lăng
(Polyscias fruticosa) được thu hái tại Thái Nguyên bằng phương pháp đo quang
[18]. Khoảng tuyến tính được xây dựng với nồng độ acid oleanolic trong khoảng
5-30µg/mL với độ tuyến tính r≈1. Phương pháp phân tích độ đúng và độ lặp lại
(99,775%) đều cho kết quả phù hợp với yêu cầu phân tích [18]. Tuy nhiên, quy
trình trích ly cao chiết trong nghiên cứu này còn phức tạp và sử dụng dung môi
chiết độc hại.
Năm 2020, Nguyễn Thị Huyền đã nghiên cứu khảo sát thành phần hóa học
của rễ Đinh Lăng Lá Răng, khảo sát khả năng gắn kết enzyme
Phosphodiesterase 5, trong nghiên cứu này đã khảo sát thành phần định tính
bằng sắc ký lớp mỏng, và khảo sát được hoạt tính kháng oxy hóa của Đinh Lăng
Lá Răng. [19]
2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước:
- Năm 1990, Joseph J. Brophy đã nghiên cứu thành phần tinh dầu trong lá
Đinh lăng ở Thái Lan, kết quả cho thấy trong tinh dầu có 24 cấu tử trong đó có 4
cấu tử chính là: β-elemen, α-beharmoten, germacgen-D và E-γ bisabolene [20].
- Năm 1992, Lutomski J. tiến hành nghiên cứu và chỉ ra rằng các hợp chất
polyacetylen như (8E)-heptadeca-1,8-dien-4,6-diyn-3,10-diol phân lập được từ
Đinh Lăng cho thấy có hoạt tính kháng vi khuẩn Gram dương, kháng nấm
Candida albican nhưng không kháng được vi khuẩn Gram âm [21].
- Năm 1996, Chaboud A. và cộng sự đã cô lập từ lá khô của cây Đinh lăng,
một saponin triterpen là: Acid 3-O-[α-rhamnopirannosyl-(1-4)-β-D-
glucopyranosyl]-[28-O-β-D glucopyranosyl leanolic. [22]
- Vào năm 1998, Võ Duy Huấn và cộng sự tiến hành phân lập được 11
saponin triterpene từ rễ Đinh lăng: tám saponin acid oleanolic mới có tên là
polysciosides A đến H được phân lập cùng với ba saponin đã biết. Các cấu trúc
của saponin được thiết lập bằng phương tiện dữ liệu quang phổ, đặc biệt là
NMR, bao gồm các kỹ thuật COZY, HSQC, HMBC và NOESY. [23]
- Đến năm 1999, trong một bài báo đăng trên tạp chí Ancient Science of
Life, M.B. Bensita và cộng sự đã công bố khả năng kháng khuẩn của hợp chất
polyacetylen trong lá Đinh lăng. Khả năng kháng khuẩn của hợp chất này mạnh
hơn saponin. Cũng trong nghiên cứu này, tác giả đã cho thấy khả năng chống
trầm cảm của saponin từ lá và rễ cây Đinh lăng. [24]
- Năm 2005, M.C.Divakar và các cộng sự phân lập và xác định thành công
hai glycoside triterpene từ lá và rễ Đinh lăng. Các cấu trúc này được phân lập
bằng phương pháp hóa học, quang phổ và sắc ký. Các nghiên cứu cho thấy cả
hai hợp chất tạo ra kích thích miễn dịch đáng kể so với chiết thô. [25]
- Năm 2007, Masruri đã tiến hành nghiên cứu chiết saponin trong rễ Đinh
lăng bằng dung môi methanol, diethyl ete, n-butanol. Sau đó thực hiện phân tích
bằng TLC kết hợp sử dụng dung môi cloroform/metanol/nước với tỷ lệ 20:60:10
và kết quả cho thấy có sự xuất hiện của oleanane, oleanene, triterpenoid. Sau đó
tiến hành phân tích bằng quang phổ IR và 1H-NMR [26]. Nghiên cứu này chỉ
đưa ra khả năng chiết saponin trong 3 dung môi mà chưa thử nghiệm trong dung
môi ethanol.

10
- Năm 2020, Nguyễn Minh Phước tiến hành đánh giá mức giảm tổng
phenolic, tổng flavonoid, khả năng quét gốc DPPH (mMTE /100 g), thử nghiệm
khả năng chống oxy hóa khử sắt của trong rễ, vỏ cây và lá của Đinh lăng trong
các điều kiện xử lý nhiệt độ khác nhau. Kết quả cho thấy rằng ở 135 phút
/90oC /là phù hợp để giữ lại các thành phần hóa học nhất [23].
- Năm 2020, Nguyễn Ngọc Quý nghiên cứu đánh giá tác động của các điều
kiện chiết khác nhau đối với polyphenol, flavonoid và hoạt tính chống oxy hóa
từ rễ cây Đinh lăng. Theo đó, tổng hàm lượng polyphenol, flavonoid được tính
bằng acid gallic và quercetin tương ứng. Độ hấp thụ đo bằng UV-Vis. Các điều
kiện đạt được chiết xuất cao bao gồm 90% ethanol, tỷ lệ nguyên liệu và ethanol
là 1:20g/mL, thời gian chiết là 3 giờ và nhiệt độ chiết là 30 oC. Hàm lượng
polyphenol cao nhất là 96,09µg acid gallic/mg, hàm lượng flavonoid cao nhất là
58,30µg quercetin/chiết xuất thô. Hoạt tính chống oxy hóa khảo sát theo DPPH
là 96,14 µg/mL. Kết qủa chỉ ra rằng cao chiết rễ cây Đinh lăng có tiềm năng ứng
dụng vào việc giảm stress [24].
- Qua những nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy đề tài về Đinh lăng
đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu vì những ứng dụng rộng rãi
của cây Đinh lăng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên tại Trà Vinh đây
vẫn còn là đề tài mới, hiện chưa có nghiên cứu về xây dựng quy trình ly trích
hoạt chất trong củ cây Đinh Lăng để hướng ứng dụng vào thực phẩm bảo vệ sức
khỏe.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
3.1. Mục tiêu chung/tổng quát:
- Xây dựng quy trình ly trích tối ưu hoạt chất trong củ Đinh Lăng, định
lượng hàm lượng saponin tổng trong củ cây Đinh Lăng và khảo sát hoạt tính
kháng oxy hóa của cao chiết ethanol trong củ cây Đinh Lăng.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng quy trình ly trích saponin tổng trong củ cây Đinh Lăng từ đó
đưa ra quy trình ly trích tối ưu. Bằng cách khảo sát sự ảnh hưởng của dung môi
chiết, tỷ lệ rắn - lỏng, nhiệt độ chiết, thời gian và phương pháp chiết đến hàm
lượng saponin tổng trong cao chiết củ cây Đinh Lăng.
- Định lượng saponin tổng trong quy trình chiết tối ưu bằng phương pháp
UV-Vis.
- Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết ethanol trong củ cây Đinh
lăng để định hướng ứng dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
4. Nội dung triển khai nghiên cứu:
4.1. Định lượng saponin tổng trong củ cây Đinh Lăng bằng phương pháp
phân tích UV-Vis.
4.2. Xây dựng quy trình ly trích saponin tổng trong củ cây Đinh Lăng từ đó
đưa ra quy trình ly trích tối ưu.

11
4.3. Định lượng saponin tổng trong quy trình chiết tối ưu bằng phương
pháp UV-Vis.
4.4. Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết trong củ cây Đinh lăng
để định hướng ứng dụng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Cao chiết ethanol từ củ cây Đinh lăng có độ tuổi từ 3-5 năm được trồng
tại Trà Vinh.
5.1.1. Cây Đinh lăng (Polycias fruticosa)
 Đặc điểm thực vật của cây Đinh lăng
Đinh lăng còn gọi là cây Gỏi cá (tên khác: Nam dương lâm). Đinh lăng có
tên khoa học: Polyscias fruticosa, thuộc họ Nhân sâm- Araliaceae. Ngoài ra, nó
còn được gọi với một số tên đồng nghĩa là Panax fruticosum, Nothopanax
fruticosum, Tieghenopanax fruticosu [29].
Đinh lăng là cây nhỏ dạng bụi, cao 1,5 – 2m. Thân nhẵn, ít phân nhánh, các
nhánh non có nhiều lỗ bì lồi. Lá kép mọc so le, có bẹ, phiến lá xẻ 3 lần lông
chim, mép có răng cưa không đều, chóp nhọn, lá chét và các đoạn đều có cuống.
Cụm hoa chùy ở ngọn, gồm nhiều tán. Hoa nhỏ, màu xám trắng, quả hình trứng,
dẹt, màu trắng bạc. Thu hoạch rễ của những cây đã trồng từ 3 năm trở lên, đem
rửa sạch phơi khô ở chỗ mát, thoáng gió để đảm bảo mùi hương và phẩm chất.
 Thành phần hóa học
Củ Đinh lăng có glycosid, alkaloid, saponin, flavonoid, tannin, vitamin tan
trong nước (B1, B2, B6, C,..), polyacetylen, các phytosterol và tới 20 acid amin
(Arginin, alanin, asparagin, cystein, acid glutamic, leucin, lysin...). Các saponin
triterpene trong cây Đinh lăng đều có phần sapogenin là acid oleanolic, phần
đường là glucose, galactose, rhammose …, với tỷ lệ hàm lượng là: rễ 0,49%; vỏ
rễ 1,00%; lõi rễ 0,11%. Trong lá Đinh lăng cũng có các thành phần hóa học như
trong rễ Đinh lăng nhưng hàm lượng ít hơn. Hàm lượng saponin toàn phần trong
lá là 0,38%. Ngoài ra còn có tinh dầu với thành phần chính là β-elemen, α-
bergamoten, germacren, γ- bisabolene [4].
 Saponin
Saponin còn gọi là saponosid là một nhóm glycosid lớn, gặp rộng rãi trong
thực vật. Tên saponin có nguồn gốc tiếng Latin. Sapo là xà phòng và nhiều cây
chứa saponin được dùng để giặt áo quần như Saponaria officinalist, Quillaja
sapoparia,… [30], [31]
Các saponin khi thủy phân bằng acid thì cho các phần đường và aglycon
(sapogenin) [30]. Các aglycon có thể cấu tạo triterpenoid hay steroid. Phần
đường có thể gồm một hay một số phân tử monose (thường là D-Glucosa, D-
Galactoza, L-Arabioza, L-Rammoza) thông qua liên kết glucosid.

12
Hình 1. Cấu tạo chung của saponin [30]
Dựa vào cấu tạo hóa học của aglycon mà saponin được chia thành hai
nhóm lớn là: Saponin triterpenoid và Saponin steroid [31], [32].
Saponin triterpenoid có loại trung tính và loại acid. Saponin steroid có loại
trung tính và loại kiềm. Saponin triterpenoid có phần genin gồm 30 carbon cấu
tạo bởi 6 nhóm: hemiterpene, chia thành hai loại khác nhau: saponin triterpenoid
pentacyclic và saponin triterpenoid tetracyclic.
Saponin triterpenoid pentacyclic gồm 4 nhóm là olean, ursan, lupan, hopan.
Saponin triterpenoid tetracyclic gồm 3 nhóm là dammaran, lanostan và
cucurbitan.
Saponin steroid được chia thành 5 nhóm là nhóm sprostan, nhóm furostan,
nhóm aminofurotan, nhóm spirosolan và nhóm solanidan.
 Sự phân bố của saponin trong thực vật
Saponin steroid thường gặp trong những cây một lá mầm. Các họ hay gặp
là: Amaryllidaceae, Dioscoreaceae, Liliaceae, Smilacaceae. Đáng chú ý nhất là
một số loài thuộc chi Dioscorea L.; Agave L.; Yucca L.
Đậu, đậu lăng, đậu nành, rau bina và yến mạch chứa một lượng lớn
saponin. Cây thổ phục linh chứa nhiều saponin steroid, được dùng rộng rãi trong
sản xuất thức uống có cồn [29], [31].
Saponin triterpenoid thường gặp trong những cây 2 lá mầm thuộc các họ
như: Acanthaccae, Amaranthsceae, Araliaceae, Campanulaceae, Caryophyll-
aceae, Fabaceae, Polygalaceae, Runiaceae, Sapotaceae.
Saponin triterpenoid còn được tìm thấy nhiều trong rễ cam thảo và các loài
nhân sâm. [14], [28]
 Tính chất của saponin
Saponin thường không màu, trừ trường hợp các gluco-alkaloid, các saponin
khác ít cho phản ứng màu đặc trưng, thường ở dạng vô định hình, đa số có vị
đắng. Saponin tan được trong dung môi có nước, ethanol, methanol loãng, tan
khá chuyên biệt trong n-butanol bão hòa nước, kém tan trong các dung môi hữu
cơ kém phân cực, rất ít tan trong aceton, ether, hexan do đó người ta dùng 3

13
dung môi này để kết tủa saponin. Saponin khó bị thẩm tích vì có phân tử lớn.
Saponin khó tinh chế, có điểm nóng chảy từ 200oC trở lên.
 Ứng dụng của hợp chất Saponin
Saponin có tác dụng long đờm, chữa ho. Saponin là hoạt chất chính trong
các dược liệu chữa ho như viễn chí, cát cánh, cam thảo, thiên môn, mạch môn...
Một số dược liệu chứa saponin có tác dụng thông tiểu như rau má, tỳ giải,
thiên môn, mạch môn,...
Saponin có mặt trong một số vị thuốc bổ tăng cường sinh lực như nhân
sâm, tam thất, ngũ gia bì, đinh lăng và một số cây thuộc họ nhân sâm khác . Có
làm tăng sự thấm của tế bào; sự có mặt của saponin sẽ làm cho các hoạt chất
khác dễ hoà tan và hấp thu, ví dụ trường hợp digitonin trong lá Digital. Một số
có tác dụng chống viêm như saponin cam thảo, ngưu tất, cỏ xước. Một số có tác
dụng kháng khuẩn, kháng nấm, ức chế hoạt động của virut như saponin cam
thảo, lá cà chua, mầm khoai tây, ngoài ra còn có tác dụng chống ung thư
Saponin trong đậu nành giống như phytate, chất chống oxy hóa để bảo vệ
tế bào cơ thể chúng ta khỏi bị sự tấn công do tác dụng các gốc tự do. Nó cũng
còn có khả năng trực tiếp ngăn cản sự phát triển ung thư kết tràng và đồng thời
làm giảm lượng cholesterol trong máu. Saponin trong nhân sâm làm tăng
chuyển hóa lipid, Theo các thí nghiệm, nhân sâm có thể ngăn ngừa sự phát sinh
cholesterol cao ở thỏ, vì vậy mà ngăn ngừa được sự hình thành xơ vữa động
mạch. [32]
5.1.2. Ứng dụng của cây Đinh lăng
Cây Đinh lăng được coi như nhân sâm Việt Nam vì nó có rất nhiều tác
dụng tương tự như nhân sâm: làm tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề
kháng của cơ thể, chống được hiện tượng mệt mỏi, bổ dưỡng, làm cho cơ thể ăn
ngon, ngủ yên, tăng khả năng lao động và làm việc bằng trí óc, lên cân và chống
độc…
Đinh lăng có tác dụng làm tăng hiệu lực điều trị của chloroquin trong bệnh
sốt rét thực nghiệm trên động vật. Đinh lăng có tác dụng tăng co bóp tử cung, có
tác dụng an thần và ít độc, có tác dụng nội tiết kiểu oestrogen. Nước sắc Đinh
lăng có tác dụng đối kháng trùng roi Euglena viridis, trùng tiêm mao
Paramoecium caudatum và một số động vật nguyên sinh khác trong nước ngâm
rơm và nước ao. Nước sắc Đinh lăng còn có tác dụng chống choáng phản vệ ở
mức độ vừa, bảo vệ được 60% chuột Lang qua cơn choáng.
Rễ Đinh lăng được dùng làm thuốc bổ, chữa cơ thể suy nhược, gầy yếu mệt
mỏi, tiêu hóa kém, ho, ho ra máu, đau tử cung, kiết lỵ, làm thuốc lợi tiểu. Cành
dùng chữa phong thấp, đau lưng. Lá dùng chữa cảm sốt, mụn nhọt, sưng tấy,
sưng vú, chữa thiếu máu, viêm gan mãn tính, liệt dương, hen suyễn lâu năm.
Saponin có nhiều lợi ích sức khỏe con người. Các nghiên cứu đã chứng
minh chúng có tác dụng ngăn ngừa cholesterol xấu trong máu, ung thư, tăng
cường sức khỏe của xương và kích thích hệ miễn dịch. Các tác động của saponin
được đánh giá từ nguồn thực vật cụ thể và kết quả không thể được áp dụng cho
saponin khác. Giảm Cholesterol: Saponin ràng buộc với muối mật và cholesterol
trong đường ruột. Muối mật hình thành các mixen nhỏ với cholesterol tạo thuận
lợi cho sự hấp thụ của nó. Saponin gây giảm cholesterol trong máu bằng cách
ngăn chặn tái hấp thu của nó.
14
Giảm nguy cơ ung thư: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng saponin có tính
chống ung thư và chống gây đột biến tế bào, có thể giảm nguy cơ ung thư ở
người, bằng cách ngăn chặn tế bào ung thư phát triển. Saponin dường như để
phản ứng với các tế bào giàu cholesterol của các tế bào ung thư. Do đó hạn chế
sự tăng trưởng và khả năng tồn tại của các tế bào này. Ngoài ra, các nhà nghiên
cứu còn phát hiện saponin có thể giúp ngăn ngừa ung thư ruột kết. Một số
nghiên cứu đã chỉ ra rằng saponin có thể gây ra apoptosis của bệnh bạch cầu tế
bào bằng cách gây phân bào của các tế bào gây ung thư.
Tăng cường khả năng miễn dịch: Các saponin có thể chống lại nhiễm trùng
bởi ký sinh trùng. Trong hệ tiêu hóa của người, saponin cũng giúp hệ thống
miễn dịch chống lại và bảo vệ vi khuẩn, virus xâm nhập cơ thể.
Chất chống oxy hóa: Phần không đường của saponin cũng hoạt động trực
tiếp như một chất chống oxy hóa, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và
tim mạch.
Giảm nguy cơ ung thư đại tràng: Các cơ chế tương tự mà Saponin có thể
làm giảm cholesterol – liên kết với acid mật – thực sự có thể làm giảm nguy cơ
ung thư ruột kết. Theo Viện Linus Pauling, một số acid mật thứ cấp thúc đẩy
ung thư ruột kết. Vi khuẩn trong ruột sản xuất acid mật thứ cấp từ các acid mật
chính. Bằng cách gắn vào acid mật chính, saponin làm giảm lượng acid mật thứ
cấp mà vi khuẩn đường ruột có thể sản xuất, do đó làm giảm nguy cơ ung thư
ruột kết.
5.2. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, thời gian từ 1/2022- 1/2023,
thực hiện nghiên cứu tại phòng thí nghiệm Trường Đại học Trà Vinh.
6. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sẽ sử dụng:
6.1. Định lượng hàm lượng Saponin tổng trong cao chiết củ cây Đinh lăng
bằng phương pháp UV-Vis
Bảng 6.1. Dụng cụ, thiết bị và hóa chất sử dụng
STT Dụng cụ, thiết bị sử dụng Hóa chất
Máy đo quang phổ UV – 1800 Ethanol
1
Shimazu
Cân phân tích. 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl
2
(DPPH)
3 Bếp cách thủy Acid oleanolic
4 Máy nghiền mẫu Ascorbic acid (Meck)
5 Bình hút ẩm Vanillin
6 Máy lọc chân không Acid acetic
7 Bể siêu âm Acid perchloric
8 Bếp khuấy từ, gia nhiệt Hydrochloric acid (HCl)
9 Máy ly tâm Phosphoric acid
10 Máy ly tâm Nước deion
Diễn giải:
15
Mục tiêu: Định lượng bằng phương pháp đo quang có nhiều ưu điểm là tiến
hành nhanh, được sử dụng phổ biến trong phân tích các hoạt chất của dược liệu.
Đối với saponin, cần tiến hành phản ứng màu với thuốc thử, sản phẩm tạo thành
có khả năng hấp thụ ở vùng ánh sáng khả kiến. Đo độ hấp thụ của dung dịch thử
và so sánh với chuẩn, tính được hàm lượng saponin toàn phần. Đối với nhóm
triterpenoid có thể dùng thuốc thử vanillin-sulfuric hoặc acid perchloric, các
saponin cho màu tím với thuốc thử này.
Bố trí thí nghiệm: Sử dụng thuốc thử là vanilin trong acid acetic băng 5%
và acid perchloric 70%. Hỗn hợp được ủ 60ºC trong 15 phút. Làm lạnh nhanh
bằng nước đá. Đo độ hấp thụ ở bước sóng 550nm. Tính kết quả saponin toàn
phần dựa vào phương trình đường chuẩn.
Phương pháp thực hiện
Dung dịch chuẩn: Lấy chính xác khoảng 5,0mg chất chuẩn acid oleanolic
pha trong ethanol tuyệt đối vừa đủ 50mL thu được dung dịch chuẩn có nồng độ
0,1mg/mL.
Chuẩn bị thuốc thử vanillin trong acid acetic băng 50mg/mL: Cân 0,5g
vanillin tinh thể pha trong acid acetic băng vừa đủ 10mL thu được thuốc thử có
nồng độ 50mg/mL.
Dung dịch thử: Cân chính xác khoảng 5,0mg cắn pha trong ethanol 96
vừa đủ 10mL thu được dung dịch thử có nồng độ 0,5mg/mL.
Chuẩn bị bình định mức dung tích 10mL. Hút chính xác 1mL dung dịch
thử, lần lượt cho vào bình này 0,6mL thuốc thử vanillin/acid acetic băng, 1mL
thuốc thử acid perchloric rồi ủ ở 70C trong 20 phút. Sau đó làm lạnh nhanh
trong cốc nước đá và thêm dung dịch acid acetic băng đến vạch. Lắc đều. Mẫu
trắng là acid acetic băng được chuẩn bị song song. Sau đó, tiến hành đo quang
phổ UV-Vis với bước sóng 550nm. Chất chuẩn là vitamin C được pha với
ethanol 96o, trong bình định mức 10mL, để trong bóng tối.
6.2. Xây dựng quy trình ly trích saponin tổng trong củ cây Đinh Lăng từ đó
đưa ra quy trình ly trích tối ưu.

Hình 2. Cây Đinh lăng lá nhỏ Hình 3. Củ cây Đinh lăng lá nhỏ
Diễn giải:
Bố trí thí nghiệm: Nguyên liệu rễ cây Đinh lăng lá nhỏ có độ tuổi từ 3-5 năm

16
được mua ở Trà Vinh. Sau đó mẫu được rửa sạch, loại bỏ phần sâu bệnh và phơi
khô ở nhiệt độ phòng hoặc sấy trong tủ sấy ở 40C, tránh tiếp xúc trực tiếp với
ánh nắng mặt trời gay gắt vì tia tử ngoại (UV) có trong ánh sáng mặt trời có thể
kích thích phản ứng hóa học, tạo nên các hợp chất không mong muốn. Tiến hành
xay thành bột dược liệu để ứng dụng cho nghiên cứu.

Hình 4. Củ cây Đinh lăng sau khi xử Hình 5. Củ cây Đinh Lăng xử lý thành
lý sơ bộ bột

Sử dụng phương pháp ngâm dầm ở nhiệt độ phòng. Bột mịn của rễ cây
Đinh lăng được ngâm dầm bằng dung môi ethanol 96 o trong 4 giờ. Sau đó lọc
lấy dịch chiết, thu hồi dung môi. Tiếp tục thực hiện nhiều lần cho đến khi lượng
cao thu được không đáng kể.
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chiết saponin tổng từ củ cây
Đinh lăng
6.2.1. Khảo sát sự ảnh hưởng của dung môi chiết

Bảng 6.2: Khảo sát sự ảnh hưởng của dung môi chiết

Phương Tỷ lệ rắn-lỏng Thời gian Nhiệt độ


TT Dung môi
pháp chiết (g/mL) (giờ) (°C)
1 Nước
2 Ethanol 20%
3 Ethanol 40%
Ngâm dầm 1/10 4 30
4 Ethanol 60%
5 Ethanol 80%
6 Ethanol 100%

Củ cây Đinh Lăng được mua tại Trà Vinh, sau đó xử lý và thực hiện theo
quy trình chiết cao, và tiến hành khảo sát ảnh hưởng của dung môi đến quá trình
chiết cao.
Thực hiện phương pháp chiết ngâm dầm, với tỷ lệ rắn lỏng: 1/10 (g/mL),
thời gian chiết 4(giờ), nhiệt độ chiết 30ºC, và lần lượt khảo sát với các dung môi
khác nhau: nước, ethanol 20%, ethanol 40%, ethanol 60%, ethanol 80%, ethanol
100%.
17
 Chỉ tiêu đánh giá trong quá trình khảo sát quy trình chiết
 Định tính saponin trong cao chiết rễ cây Đinh lăng
Trước mỗi kết quả khảo sát ta thực hiện định tính saponin tổng để kiểm tra
có saponin tổng hay không.
Lấy 10 giọt dịch chiết đậm đặc cho vào ống nghiệm đã có sẵn 10mL nước
cất. Sau đó dùng ngón tay bịt miệng ống nghiệm và lắc mạnh theo chiều đứng
của ống nghiệm trong 1 phút (30 lần lắc). Mặt ngăn cách giữa hai lớp có xuất
hiện bọt khí bền trong 30 giây chứng tỏ trong dịch chiết có chứa saponin.
 Hiệu suất cao thô

 Định lượng hàm lượng Saponin tổng trong cao chiết củ cây Đinh lăng
bằng phương pháp UV-Vis
Xây dựng đường chuẩn chuẩn acid oleanolic bằng phương pháp UV-Vis.
Dựa vào đường chuẩn xác định hàm lượng saponin tổng trong từng khảo sát các
yếu tố để đánh giá.
6.2.2. Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ rắn - lỏng

Bảng 6.3: Khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ rắn - lỏng

Phương Tỷ lệ rắn-lỏng Thời gian Nhiệt độ


TT Dung môi
pháp chiết (g/mL) (giờ) (°C)
1 1/10
2 1/20
Dung môi tối
3 Ngâm dầm 1/30 4 30
ưu
4 1/40
5 1/60

Sau khi có kết quả thí nghiệm ta tiến hành lấy dung môi chiết tối ưu để
thực hiện khảo sát yếu tố tỷ lệ rắn - lỏng.
Ta cố định yếu tố dung môi chiết, nhiệt độ chiết, thời gian chiết, phương
pháp chiết và thay đổi tỷ lệ rắn - lỏng từ 1/10, 1/20, 1/30, 1/40 và 1/60.
 Chỉ tiêu đánh giá trong quá trình khảo sát quy trình chiết
 Định tính saponin trong cao chiết rễ cây Đinh lăng
 Hiệu suất cao thô
 Định lượng hàm lượng Saponin tổng trong cao chiết củ cây Đinh lăng
bằng phương pháp UV-Vis

18
6.2.3. Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ chiết
Bảng 6.4: Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ chiết

Phương Tỷ lệ rắn-lỏng Thời gian Nhiệt độ


TT Dung môi
pháp chiết (g/mL) (giờ) (°C)
1 30
2 40
Tỷ lệ rắn lỏng Dung môi tối
4 Ngâm dầm 4 50
tối ưu ưu
4 60
5 80

Sau khi có kết quả thí nghiệm ta tiến hành lấy dung môi chiết tối ưu và tỷ
lệ rắn - lỏng tối ưu để thực hiện khảo sát yếu tố nhiệt độ chiết.
Ta cố định các yếu tố tỷ lệ rắn - lỏng, dung môi chiết, phương pháp chiết,
thời gian chiết và số lần chiết thay đổi nhiệt độ chiết từ 30; 40; 50; 60 đến 80 0C.
 Chỉ tiêu đánh giá trong quá trình khảo sát quy trình chiết
 Định tính saponin trong cao chiết rễ cây Đinh lăng
 Hiệu suất cao thô
 Định lượng hàm lượng Saponin tổng trong cao chiết củ cây Đinh lăng
bằng phương pháp UV-Vis
6.2.4. Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian chiết
Bảng 6.5: Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian chiết

Phương Tỷ lệ rắn-lỏng Thời gian Nhiệt độ


TT Dung môi
pháp chiết (g/mL) (giờ) (°C)
1 3
2 4
Tỷ lệ rắn lỏng Nhiệt độ tối Dung môi tối
3 Ngâm dầm 5
tối ưu ưu ưu
4 6
5 8

Sau khi có kết quả của thí nghiệm trên ta tiến hành lấy dung môi tối ưu, tỷ
lệ rắn - lỏng tối ưu để thực hiện khảo sát yếu tố thời gian chiết.
Ta cố định các yếu tố dung môi chiết, tỷ lệ rắn - lỏng, thời gian chiết,
phương pháp chiết thay đổi yếu tố thời gian chiết: 3; 4; 5; 6; 8 giờ.
 Chỉ tiêu đánh giá trong quá trình khảo sát quy trình chiết
 Định tính saponin trong cao chiết rễ cây Đinh lăng
 Hiệu suất cao thô
 Định lượng hàm lượng Saponin tổng trong cao chiết củ cây Đinh lăng
bằng phương pháp UV-Vis
6.2.5. Khảo sát sự ảnh hưởng của phương pháp chiết
Sau khi có kết quả thí nghiệm trên ta tiến hành lấy dung môi tối ưu, tỷ lệ
rắn - lỏng tối ưu, nhiệt độ tối ưu và thời gian tối ưu.
Ta cố định các yếu tố dung môi chiết, tỷ lệ rắn - lỏng, thời gian chiết,
nhiệt độ chiết và thay đổi phương pháp chiết: phương pháp ngâm dầm, phương
19
pháp ngâm có kết hợp siêu âm.
 Chỉ tiêu đánh giá trong quá trình khảo sát quy trình chiết
 Định tính saponin trong cao chiết rễ cây Đinh lăng
 Hiệu suất cao thô
 Định lượng hàm lượng Saponin tổng trong cao chiết củ cây Đinh lăng
bằng phương pháp UV-Vis

6.3. Định lượng saponin tổng trong quy trình chiết tối ưu bằng phương
pháp UV-Vis.
Sau khi thu được quy trình chiết saponin tối ưu, ta tiến hành thực hiện lại
quy trình chiết tối ưu đó với các điều kiện chiết tối ưu để xác định hàm lượng
saponin tổng trong củ cây Đinh lăng
6.4. Khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa của cao chiết củ cây Đinh lăng bằng
phương pháp DPPH
Sau khi xác định hàm lượng saponin tổng trong củ cây Đinh lăng trong quy
trình ly trích tối ưu, ta thực hiện lại các thông số tối ưu và khảo sát hoạt tính
kháng oxy hóa bằng phương pháp DPPH.
Theo phương pháp DPPH (C18H12N5O6): 1,1-dipheny-l-2-picrylhydrazyl có
khả năng tạo ra các gốc tự do bền bên trong dung dịch ethanol bão hòa. Khi các
mẫu thử nghiệm được cho vào hỗn hợp này, nếu mẫu trung hòa hoặc bao vây
các gốc tự do thì nó sẽ giảm độ hấp thụ ánh sáng của các gốc tự do đó. Hoạt tính
kháng oxy hóa được đánh giá thông qua giá trị hấp thụ ánh sáng của thí nghiệm
so với đối chứng khi so màu ở bước sóng 515nm.
Khả năng kháng oxy hóa của cao chiết rễ Đinh lăng được thực hiện như
sau: cao chiết được pha thành các nồng độ khác nhau: 20, 40, 60, 80, 100ppm
trong ethanol và 0,2mL DPPH (mỗi nồng độ thực hiện lặp lại 3 lần). Dung dịch
mẫu được để ổn định trong bóng tối ở nhiệt độ phòng 37 phút. Sau đó tiến hành
đo UV-Vis với bước sóng 515nm. Chất chuẩn là vitamin C được pha với ethanol
96o, trong bình định mức 10mL, để trong bóng tối (C = 10ppm).

Với: AB là độ hấp thu của mẫu trắng


AS: là độ hấp thu của mẫu.
7. Tình trạng đề tài, phương án phối hợp:
7.1. Tình trạng đề tài:
Mới:
Kế tiếp đề tài đã kết thúc giai đoạn trước
7.2. Phương án phối hợp với các đối tác bên ngoài Trường: Không

20
8. Tiến độ thực hiện:

Dự kiến kết
Các nội dung, công Thời gian
T quả/sản phẩm Người thực
việc chủ yếu cần (bắt đầu, kết
T phải đạt và lưu hiện
thực hiện thúc)
giữ
Nội dung 1: Định - Nguyễn Thị
lượng saponin tổng Quy trình và số Ngọc Bích
trong củ cây Đinh liệu nghiên cứu 2 tháng - Thạch Thị
Lăng bằng phương (tháng 1- Thảo (2
pháp phân tích UV- 3/2022) tháng)
Vis.

+Công việc 1: Khảo Nguyễn Thị


sát phương pháp Ngọc Bích
1 tháng
1. định lượng saponin (tháng 1–
tổng bằng phương - Thạch Thị
2/2022) Thảo (1
pháp phân tích UV-
Vis tháng)

+Công việc 2: Xây -Nguyễn Thị


dựng phương trình Ngọc Bich
1 tháng
đường chuẩn - Thạch Thị
(tháng 2 –
Thảo (1
3/2022)
tháng)

2. Nội dung 2: Xây -Nguyễn Thị


dựng quy trình ly Ngọc Bích
trích saponin tổng 3 tháng - Thạch Thị
trong củ cây Đinh (tháng 3- Thảo (3
Lăng từ đó đưa ra 6/2022) tháng)
quy trình ly trích tối
ưu.
+Công việc 1: Khảo -Nguyễn Thị
sát sự ảnh hưởng 1 tháng Ngọc Bích
của dung môi chiết (tháng 3- - Thạch Thị
4/2022) Thảo (1
+Công việc 2: Khảo tháng)
sát sự ảnh hưởng
của tỷ lệ rắn - lỏng
+Công việc 3: Khảo 1 tháng -Nguyễn Thị
sát sự ảnh hưởng (tháng 4- Ngọc Bich
của nhiệt độ chiết 5/2022) - Thạch Thị
Thảo (1
+Công việc 4: Khảo tháng)
21
sát sự ảnh hưởng
của thời gian chiết
+Công việc 5: Khảo -Nguyễn Thị
sát sự ảnh hưởng Ngọc Bich
1 tháng
của phương pháp - Thạch Thị
(tháng 6/2022)
chiết Thảo (1
tháng)

Nội dung 3: Định - Nguyễn Thị


lượng saponin tổng Ngọc Bích
trong quy trình chiết
tối ưu bằng phương
pháp UV-Vis.

+Công việc 1: Thực -Nguyễn Thị


1 tháng Ngọc Bích
3. hiện quy trình chiết
(tháng 7/2022)
tối ưu

+Công việc 2: Định - Thạch Thị


lương saponin tổng Thảo (1
trong quy trình chiết tháng)
tối ưu bằng phương
pháp UV-Vis

Nội dung 4: Khảo -Nguyễn Thị


sát hoạt tính kháng Ngọc Bích
oxy hóa của cao - Thạch Thị
chiết trong củ cây 2 tháng Thảo (2
Đinh lăng để định (tháng 8- tháng)
hướng ứng dụng 9/2022)
trong thực phẩm bảo
vệ sức khỏe.

+Công việc 1: Thực -Nguyễn Thị


Quy trình và số Ngọc Bich
4. hiện quy trình chiết
liệu nghiên cứu 1 tháng - Thạch Thị
tối ưu
(tháng 8/2022) Thảo (1
tháng)

+Công việc 2: Khảo -Nguyễn Thị


sát hoạt tính kháng Ngọc Bích
oxy hóa 1 tháng - Thạch Thị
(tháng 9/2022) Thảo (1
tháng)

5. Nội dung 5. Viết Bài báo khoa 4 tháng - Nguyễn Thị


22
báo cáo tổng kết và Ngọc Bích
(tháng 10- - Nguyễn Thị
viết bài báo khoa học được đăng
1/2023) Thu Hà
học

9. Sản phẩm và kết quả nghiên cứu:


9.1. Sản phẩm giao nộp bắt buộc:

T Số Yêu cầu khoa học


Tên sản phẩm
T lượng
dự kiến đạt được
Báo cáo tổng kết đề tài Đúng mẫu, trình bày rõ ràng,
1. 04
khoa học
Đĩa CD chứa tất cả dữ liệu Chứa đầy đủ tất cả dữ liệu liên
2. của đề tài 04
quan đến đề tài, chất lượng tốt
Bài báo khoa học công bố: Đúng thể thức của một bài báo
Tạp chí Công Thương, Tạp khoa học
3. Chí Hóa học Ứng dụng, Tạp 01
chí Đại học An Giang, Tạp
chí Đại học Cần Thơ.
9.2. Sản phẩm khác:

T Số Mức chất lượng


Tên sản phẩm
cần đạt Ghi chú
T (ghi rõ tên từng sản phẩm ) lượng

1 Quy trình trích ly saponin Rõ ràng


từ củ cây Đinh lăng, bảng 1
số liệu nghiên cứu
10. Các lợi ích mang lại và tác động của kết quả nghiên cứu:
- Đối với lĩnh vực khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu:
Nghiên cứu giúp làm cơ sở để định hướng ứng dụng các sản phẩm chiết vào
sản phẩm bảo vệ sức khỏe.
- Đối với tổ chức chủ trì, đơn vị chủ quản và đơn vị tiếp nhận chuyển giao kết
quả nghiên cứu:
Nghiên cứu giúp xây dựng thêm những cơ sở dữ liệu và làm tăng sự đa dạng
của các phương pháp chiết Saponin trong củ cây Đinh lăng từ đó ứng dụng vào
các sản phẩm của công nghệ thực phẩm và sản phẩm bảo vệ sức khỏe.
- Đối với việc phát triển kinh tế, xã hội, môi trường: Để tài này là bước đầu
cho việc hoàn chỉnh một sản phẩm thân thiện môi trường. Nâng cao năng suất
và chất lượng các sản phẩm từ củ Đinh lăng. Qua đó tạo tiền đề cho việc nghiên
23
cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc tạo giống, trồng và
chế biến để mở rộng phát triển cây dược liệu có giá trị này trong thời gian tới.
11. Khả năng ứng dụng và phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu:
Ứng dụng những kết quả nghiên cứu vào quá trình dạy và học và hướng dẫn
sinh viên thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Nghiên cứu này là nghiên cứu cơ bản làm cơ sở cho ứng dụng rộng rãi trong
các sản phẩm ly trích vào bảo vệ sức khỏe.
Các kết quả nghiên cứu được sử dụng trong khoa học của trường Đai học
Trà Vinh.
12. Tổ chức, đơn vị đặt hàng và tài trợ kinh phí, đối ứng kinh phí: Không có

24
13. Kinh phí thực hiện đề tài: 30 triệu đồng
Đơn vị tính: đồng
Tổng số Nguồn vốn
T
Nội dung các khoản chi Ngân Tự Khá
T Kinh phí Tỷ lệ %
sách có c

1 Tiền công lao động 3,711,300 12 x


Nguyên vật liệu, năng 19,286,00
64 x
2 lượng 0
Thiết bị, máy móc
3 chuyên dùng
4 Xây dựng, sửa chữa nhỏ
Điều tra, khảo sát thu
5 thập số liệu
6 Chi khác 7,000,000 23 x
29,997,30
100% x
Tổng cộng 0

Phần thu hồi kinh phí sau nghiên cứu (nếu có): Không
- Bằng tiền: Số tiền…(Bằng ……….% tổng kinh phí đầu tư trực tiếp cho đề
tài)
- Bằng hiện vật: ...............................................................................................

Trà Vinh, ngày 14 tháng 12 năm 2021


HĐKH KHOA HHUD GV. HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Nguyễn Thị Ngọc Bích

CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNG KH & ĐT

25
26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đỗ Huy Bích. Cây thuốc và Động Vật làm thuốc ở Việt Nam. NXB Khoa
học và Kĩ thuật. 2006; T1:793- 786.
[2] Võ Văn Chi. Từ điển thực vật thông dụng Hà Nội. NXB Khoa học và Kỹ
thuật. 2003.
[3] M.C. Divakar. N.R. Pillai. Isolate and research on the biological activities
of two glycosid triterpen group from leaves and root of Polyscias fruticosa.
Indian J. Nat. Prod. 2005; 21(3): 7.
[4] Nguyễn Trần Châu, Đỗ Mai Anh. Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa và
hạ cholesterol của cao toàn phần chiết xuất từ lá đinh lăng. Nghiên cứu
khoa học cấp cơ sở Đại học Y- Dược thành phố Hồ Chí Minh. 2008.
[5] Nguyen Thi Luyen. Hypoglycemic property of triterpenoid saponin PFS
isolated from Polyscias fruticosa leaves. An Acad Bras Cienc.2018; 90(3):
2881-2886.
[6] George Asumeng Koffuor.Anti inflammatory and safety assessment of
Polyscias fruticosa (L.) Harms (Araliaceae) leaf extract in ovalbumin-
induced asthma. Phytopharmacology. 2014; 3(5): 337-342.
[7] [G. Asumeng Koffuor. Anti-asthmatic property and possible mode of
activity of an ethanol leaf extract of Polysciasfruticosa. Pharm Biol.
2016;54(8):1354-1363.
[8] Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Y học. 2004.
[9] V. X. Minh. Nghiên cứu về saponin Đinh lăng và các dạng bào chế từ Đinh
lăng. ĐH Dược Hà Nội. 1992.
[10] N. T. H. Võ Xuân Minh. Nghiên cứu bào chế chè tan Đinh lăng. Tạp chí
Dược học. 1992; 204 (1): 10-11.
[11] V. X. M. N. V. B. Nguyễn Thị Nguyệt. Một số kết quả nghiên cứu về
saponin trong Đinh lăng. Tạp chí Dược học. 1992:15-16
[12] N. T. Thiện. Góp phần tìm hiểu thành phần khoa học của cây Đinh lăng
Polycias fructicosa (L.) Harms thuộc họ nhân sâm Araliaceace. Đại học
Khoa học tự nhiên TP.HCM. 2003.
[13] N. T. Lan. Xác định thành phần hóa học tinh dầu Đinh lăng ở Nghệ An và
Thanh Hóa. Khoa Hóa học, Trường Đại học Vinh. 2010.
[14] H. L. N. Vinh. Nghiên cứu thành phần hóa học, tác dụng ức chế enzym a-
amylaza và a-glucosidase của phân đoạn dịch chiết lá cây Đinh lăng
Polycisa fructicosa (L.) Harms. Luận văn Thạc sỹ dược học, ĐH Dược Hà
Nội, 2014.
[15] N. T. B. Thu. So sánh thành phần hóa học giữa rễ, thân, lá Đinh lăng. Tạp
chí Dược liệu.2016; 6: 342-348.
[16] Trần Công Luận, Trịnh Minh Thiên, Hà Quang Thanh, Nguyễn Lĩnh Nhân
và Nguyễn Thị Thu Hương. Khảo sát tác dụng tăng lực của chế phẩm từ
Đinh lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms). Tạp chí Nghiên cứu khoa học
và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô. 2017; 02: 110-119.
[17] Bui Thi Luyen, Nguyen Thi Thu Thuy, Nguyen Thi Thu Huyen, Ngo Thi
Huyen Trang, Tran Bich Hong. Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho
27
dược liệu lá Đinh Lăng (Polyscias fruticosa (L.) Harms).Tạp chí Khoa học
và Công nghệ Đại học Thái Nguyên. 2019; 207(14): 213 - 218
[18] B. T. Luyến. Xây dựng quy trình định lượng saponin toàn phần trong rễ
cây Đinh lăng được thu hái tại Thái Nguyên bằng phương pháp đo quang.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên. 2019; 14:135-142.
[19] Nguyễn Thị Huyền đã nghiên cứu khảo sát thành phần hóa học của rễ Đinh
Lăng Lá Răng (Polyscias serrata Balf), khảo sát khả năng gắn kết enzyme
Phosphodiesterase 5. Trường Đại học Cần Thơ. 2020.
[20] J. J. Brophy. Constituents of volatile leaf oils of Polycias fructicosa (L.)
Harms. Flavour and Fragrance Journal. 1990; 5:179-182.
[21] L. J. e. Polyacetylenes in the Arliaceae family. Harba Polonica. 1992; 38
(1): 3-11.
[22] R. A. P. A. R. J. C. Chaboud A. A new triterpenoid saponin from Polycias
fructicosa. Fr. Pharmazie. 1996; 50 (5): 371.
[23] V. D. Huấn. Oleanane saponin from Polycias fructicosa.
Phytochemistry.1998 ; 47(3): 451- 457.
[24] N. P. a. M. D. Bensita M.B. On the Antipyretic, Anti-Inflammatory,
Analgesic and Molluscicidal Properties of Polycias fructicosa (L.) Harms.
Ancient Science of Life. 1998; 17(4): 313-319.
[25] P. N. D. M. Bensita Mary Bernard. On the antipyretic, antiinflammatory,
analgesic and mollscicidal properties of Polycias fructicosa. Ancient
Science of Life.2005;17(4):313 - 319.
[26] E. D. K. E. P. R. Masuri. M.F. identification of triterpenoid compound
from Polyscisa fructicosa. Root Bark.2007.
[27] M. P. Nguyễn. Impact of Roasting to Total Phenolic, Flavonoid and
antioxidant activities in root, Bark and Leaf of Polyscias fructicosa.
Pharmaceutical Research International. 2020; 32(2): 13-17.
[28] N. Q. Nguyen.The effects of diferent extraction conditions on the
polyphenol, flavonoids components and antioxidant activity of Polyscias
fructicosa roots. Materials Science and Engineering.2020.
[29] B. Y. Tế, "Dược điển Việt Nam," NXB Y học Hà Nội, 2009, pp. 764 - 765.
[30] P. Đ. H. Nguyễn Diệu Liên Hoa, Hóa học các hợp chất tự nhiên, NXB Đại
học Quốc gia TP.HCM, 2015.
[31] P. Q. Kinh, Giáo trình các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2011.
[32] T. M. H. D. Đ. H. T. H. T. D. K. B. Lã Đình Mỡi, Tài nguyên thực vật Việt
Nam-Những cây chứa hợp chất có hoạt tính sinh học, NXB Nông nghiệp,
2005.

[33] P. M. G. Phan Tống Sơn, Hóa học các hợp chất thiên nhiên, NXB Khoa Kỹ
thuật, 2016.

28
PHỤ LỤC 1:
DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN

(Xây dựng và in nội dung này từ file Excel đính kèm)

29

You might also like