You are on page 1of 12

Tóm tắt dự án

Tên dự án: Dự án nâng cao kỹ thuật nuôi tôm không kháng sinh tại Phong
Điền
Liên tiếp trong nhiều năm, Phong Điền được xem là địa phương có tỷ lệ người
nuôi tôm "trúng" lớn. Đó là nhờ Phong Điền đã chủ động, linh hoạt trong đầu tư,
sắp xếp, quy hoạch nuôi trồng thủy sản một cách hợp lý, hướng đến vùng nuôi
tôm bền vững...Hiện nay, nhiều người nuôi tôm tại Phong Điền đang sử dụng
nhan nhản thuốc tây dược dùng cho người trong nuôi tôm gây tiềm ẩn rất nhiều
nguy cơ,nhưng đến nay việc quản lý kiểm soát dường như bỏ ngỏ. Có một số hộ
dân nuôi tôm nhiều năm khẳng định “Nuôi tôm mà không sử dụng tây dược,
trong đó có cả kháng sinh thì không thể phòng trị bệnh hiệu quả được. Người
uống thuốc nào thì tôm cũng uống thuốc đó thôi”. Mới nghe qua nghĩ là điều
không tưởng thế nhưng tìm hiểu thực trạng này mới thấy được đáng báo động.
Mặc khác, một số nuôi sử dụng tây dược có cả kháng sinh trong việc nuôi tôm
để trộn vào thức ăn nhưng chỉ sử dụng trong trường hợp tôm đã bị bệnh. Trước
thời gian thu hoạch người nuôi giãn ra để các các dư lượng tồn đọng trong tôm
được đào thải. Để quản lí, kiểm soát các loại thuốc tây dược trong nuôi trồng
thủy sản nói chung, mỗi tháng phía đơn vị đều về các vùng tập trung nuôi để test
sản phẩm tôm. Tuy nhiên do điều kiện khách quan nên cũng chỉ kiểm tra được
một số chất cấm chứ không kiểm soát hết được.Đặc biệt là trong nuôi tôm dẫn
đến việc tồn dư dư lượng kháng sinh ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng và
ảnh hưởng đến việc xuất khẩu sản phẩm thủy sản tôm giá trị cao. Vì những lí do
trên nên hiện nay rất cần các dự án phát triển nghành ntts, vì vậy tôi đã đưa ra
dự án nâng cao kỹ thuật nuôi tôm không kháng sinh tại Phong Điền.Dự án có
các mục tiêu: nắm bắt được kỹ thuật nuôi tôm ; tỷ lệ tôm mắc bệnh giảm; quản
lý địa phương chặt chẽ. Dự án có các hoạt động như Cung cấp các tài tiệu, sách
báo cho người dân tham khảo;mở các lớp tập huấn cho người dân nhằm nâng
cao được kỹ thuật nuôi ( như thả giống, quản lý thức ăn,cách cho ăn và quản lý
môi trường ao nuôi,…);đưa ra các chính sách phù hợp; thường xuyên tuyển
chọn các nguồn lực quản lý. Từ đó đạt được kết quả cho ra con tôm không
kháng sinh, tôm sạch, tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường và kinh nghiệm được
cải thiện, các cán bộ kỹ thuật, người dân tham gia dự án có thể sản xuất tôm
không kháng sinh đạt chất lượng sau khi dự án kết thúc. Với hệ thống giám sát
và thành lập ban đánh giá quy phạm ntts an toàn thực phẩm.Dự án sẽ mang lại
hiệu quả to lớn về kinh tế, xã hội và môi trường.Tiến độ thực hiện dự án sẽ thực
hiện vào tháng 11- tháng 7/2022 dự toán kinh phí sẽ là 2.938.000.000 vnđ.Cam
kết hoàn thành tốt đúng mục tiêu đã đề ra thành công như mong đợi, đáp ứng
được nhu cầu của thị trường và được nhiều chuyên gia đánh giá ổn định và đạt
năng suất tốt cho vụ nuôi và cần nhân rộng.
Khung logic của dự án
tóm tắt các mục Chỉ tiêu đánh giá Những phương Những giả định
tiêu/ hoạt động tiện để xác minh và tiên đoán
Mục tiêu chung: -Đến tháng - Báo cáo tiến độ Dự án hoàn thành
Nâng cao kỹ thuật 2/2022 90% số hằng năm và bc
người dân không các hộ dân ở PĐ tổng kết dự án
lạm dụng thuốc nuôi tôm không Số liệu thống kê
kháng sinh trong sử dụng thuốc của huyện PĐ
nuôi tôm kháng sinh Khảo sát thực tế
-Tỷ lệ hộ nuôi của mỗi hộ
tôm có thuốc
kháng sinh giảm
10%/ năm so với
năm 2021

- Mục tiêu 1- Vào năm 2022 Số Dự án được mở


Người dân nắm người dân nắm Báo cáo tiến độ rộng
bắt được kỹ bắt được kỹ thuật hằng năm và bc
thuật nuôi tôm nuôi tôm tăng tổng kết dự án
20% so với năm Số liệu thống kê
2021 của huyện PĐ

Kết quả Đến tháng 3/2022 Báo cáo tiến độ Dự án giúp người
1.1 mong số người dân nuôi dự án dân hiểu rõ
đợi :1. tôm có trình độ Khảo sát thực tế
Trình độ văn hóa tăng đến
văn hóa 95%
của người
dân được
nâng cao

Kết quả 1.2 Kinh Vào năm 2022 tỷ Số liệu thống kê Người dân
nghiệm người dân lệ người dân học của huyện PĐ nghiêm túc thực
được cải thiện hỏi được kinh hiện dự án
nghiệm được cải
thiện lên đến 80%

1.1.1 Các hoạt Đến tháng 2/2022 Các báo cáo Có đủ kinh phí để
động để đạt 100% các hộ dân Khảo sát thực tế thực hiện dự án
được kết được cung cấp tài Hóa đơn thanh như đã đề ra
quả 1.1
Cung cấp liệu sách báo toán
sách báo tài Tổng kinh phí
liệu cho 100 triệu
người dân

1.1.2 Các hoạt Đến tháng 5/2022 Báo cáo tiến độ Không có trở ngại
động để đạt có 20 lớp tập hằng năm và tổng trong quá trình
được kết huấn với các chủ kết dự án mở lớp tập huấn
quả 1.2 đề khác nhau về Các hóa đơn
Mở lớp tập kỹ thuật nuôi tôm thanh toán và báo
huấn, huấn
cho khoảng 500 cáo tài chính
luyện đào
lượt người tham Khảo sát thực tế
tạo kỹ thuật
cho người dự
dân Tổng kinh phí
200 triệu
Cán bộ tập
huấn :3 người
Mục tiêu 2. Từ tháng 6/2022 Báo cáo tiến độ Không có dịch
Tỷ lệ tôm tỷ lệ tôm mắc của dự án bệnh xảy ra
mắc bệnh giảm 50% so với Khảo sát thực tế
giảm năm 2021

Kết quả 2.1 Đến thangs7/2022 Báo cáo dự án Không có nguồn


Nguồn có 100% số hộ Khảo sát thực tế giống bệnh
giống đảm nuôi tôm trong tại các hộ dân
bảo huyện có nguồn
giống đảm bảo
sạch bệnh

2.1.1 Các Vào năm 2022 Khảo sát thực tế Lựa chọn được
hoạt động 100% hộ dân tổ tại các hộ dân nguồn giống đảm
để đạt được chức lựa chọn Báo cáo nghiệm bảo
kết quả 2.1 nguồn giống có thu các hoạt động
Chọn nguồn nguồn gốc cụ thể
giống có
Tổng kinh phí
nguồn gốc
500tr
cụ thể
Mục tiêu 3. Từ cuối năm Báo cáo tiến độ Quản lý địa
Quản lý địa 2021 quản lý địa hằng năm và báo phương chỉ đạo
phương chặt phương chặt chẽ cáo tổng kết dự tốt việc nuôi tôm
chẽ hơn án

Kết quả 3.1 Đầu năm 2022 Các báo caó của Địa phương có
Địa phương địa phương có kế dự án các kế hoạch mới
có kế hoạch hoạch quản lý rõ
quan lý rõ ràng hơn so với
ràng năm 2021

Kết quả 3.2 Tỷ lệ nguồn lực Báo cáo của dự Nguồn lực quản
Nguồn lực của địa phương án lý có trình độ cao
quản lý đầy tăng với mức
đủ 15%/ năm

3.1.1 Các Đầu năm 2022 Báo cáo về các Chính sách ngày
kết quả để địa phương đưa ra chính sách của càng được nâng
đạt được kết các chính quản lý địa phương cao
quả 3.1 Đưa phù hợp hơn so Báo cáo nghiệm
ra các chính với năm 2021 thu các hoạt động
sách quản lý
Tổng chi phí 200
phù hợp
triệu

3.2.1 Các Năm 2022 các Báo cáo địa Nguồn lực quản
hoạt động nguồn lực quản lý phương lý được tuyển
để đạt được tăng đến 10% so chọn đầy đủ
kết quả 3.2 với năm 2021
Thường Tổng kinh phí
xuyên tuyển
150tr
chọn nguồn
lực quản lý
Xây dựng dự án nuôi thương phẩm các đối tượng thủy sản
1. Bối cảnh dự án
Tên dự án:Dự án nâng cao kỹ thuật nuôi tôm không kháng sinh tại Phong Điền
Liên tiếp trong nhiều năm, Phong Điền (Thừa Thiên Huế) được xem là địa
phương có tỷ lệ người nuôi tôm "trúng" lớn. Đó là nhờ Phong Điền đã chủ động,
linh hoạt trong đầu tư, sắp xếp, quy hoạch nuôi trồng thủy sản một cách hợp lý,
hướng đến vùng nuôi tôm bền vững...Hiện nay nhiều người nuôi tôm tại Phong
Điền đang sử dụng nhan nhản thuốc tây dược dùng cho người trong nuôi tôm
gây tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tuy nhiên đến nay việc quản lý kiểm soát dường
như bỏ ngỏ. Một số hộ dân nuôi tôm nhiều năm khẳng định “Nuôi tôm mà
không sử dụng tây dược, trong đó có cả kháng sinh thì không thể phòng trị bệnh
hiệu quả được. Người uống thuốc nào thì tôm cũng uống thuốc đó thôi”. Mới
nghe qua nghĩ là điều không tưởng thế nhưng tìm hiểu thực trạng này mới thấy
được đáng báo động.Mặc khác có một hộ dân cho hay trị bệnh tôm rất quan
trọng nếu tôm đổ bệnh chết sạch thì người nuôi cầm chắc thua lỗ, các loại thuốc
tây chủ yếu dược dùng để phòng trị các loại bệnh trên tôm như đường tiêu hóa,
viêm gan, nhiễm khuẩn. Cách pha chế tùy theo lượng tôm cũng như lượng tôm
mà pha chế các loại thuốc kháng sinh vào thức ăn cho phù hợp. Tôm càng nuôi
về giai đoạn sau hoặc đang bị bệnh thì phải tăng cường thuốc. Hiện người nuôi
có sử dụng tây dược có cả kháng sinh trong việc nuôi tôm để trộn vào thức ăn,
tuy nhiên chỉ sử dụng trong trường hợp tôm đã bị bệnh. Trước thời gian thu
hoạch người nuôi giãn ra để các các dư lượng tồn đọng trong tôm được đào thải.
Để quản lí, kiểm soát các loại thuốc tây dược trong nuôi trồng thủy sản nói
chung, mỗi tháng, phía đơn vị đều về các vùng tập trung nuôi để test sản phẩm
tôm. Đến nay vẫn chưa phát hiện các trường hợp các tồn dư các chất cấm như
cloramphenicol, miccrophuram, xanhmarachit. Tuy nhiên do điều kiện khách
quan nên cũng chỉ kiểm tra được một số chất cấm chứ không kiểm soát hết
được.
Đặc biệt là trong nuôi tôm dẫn đến việc tồn dư dư lượng kháng sinh ảnh hưởng
trực tiếp đến người sử dụng và ảnh hưởng đến việc xuất khẩu sản phẩm thủy sản
tôm giá trị cao của chúng ta. Với những quy chuẩn nghiêm ngặt về kháng sinh
của thị trường nước ngoài khi chúng ta xuất khẩu. Thì việc nuôi tôm sạch không
kháng sinh đã và đang được rất nhiều hộ nuôi triển khai. Nuôi tôm không kháng
sinh hiện nay đang là xu hướng mới cho bà con vì nắm bắt được nhiều lợi ích
cũng như tiết kiệm được chi phí bền vững qua nhiều mùa vụ, việc sử dụng
kháng sinh tràn lan dẫn đến tồn dư trong các loại thực phẩm tiêu thụ không chỉ
nội địa, mà thậm chí phải đón nhận những tin buồn khi lô hàng tôm Việt Nam
liên tục bị trả về từ nước ngoài, do dư lượng kháng sinh. Điều này ảnh hưởng
đến uy tín, thương hiệu tôm Việt Nam.Chính vì những lí do trên cho nên em
chọn dự án nâng cao kỹ thuật nuôi tôm không kháng sinh tại Phong Điền.

2. Mục tiêu của dự án


2.1 Mục tiêu lâu dài
Mục tiêu của dự án là nâng cao kỹ thuật nuôi tôm bền vững người dân không
lạm dụng thuốc kháng sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm , gắn kết giữa người sản
xuất và doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị sản phẩm.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Mục tiêu cụ thể 1 Nắm bắt được kỹ thuật nuôi tôm
-Mục tiêu cụ thể 2 Tỷ lệ tôm mắc bệnh giảm
- Mục tiêu cụ thể 3 Quản lý địa phương chặt chẽ

3. Các hoạt động và kết quả mong đợi


3.1 Các hoạt động và kết quả của mục tiêu 1
3.1.1 Các hoạt động của mục tiêu 1
- Cung cấp tài liệu, sách báo cho cho người dân đọc
- Mở các lớp tập huấn, đào tạo kỹ thuật cho người dân
+ Thả giống

 Mật độ thả: 60 - 100 con/m2.

 Cách thả: Thả vào sáng sớm hoặc chiều mát. 

 Trước khi thả giống cần chạy quạt nước từ 8 - 12 giờ để đảm bảo lượng
oxy hòa tan trong ao phải lớn hơn 4 mg/l.

 Vị trí thả: thả đều các điểm trong ao là tốt nhất.  

* Lưu ý:
Nếu thời gian vận chuyển tôm >  9 giờ, cần có thùng nhựa 200 - 500 lít có sục
khí, sau đó cho tôm vào thùng và múc nước ao cho vào từ từ sau 30 phút xi
phông xuống ao, tránh tôm sốc.

- Quản lý thức ăn

+ Thức ăn và số lần cho ăn

Sử dụng thức ăn viên công nghiệp dạng viên có hàm lượng đạm và kích cỡ phù
hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm. 
Theo ước tính khi thả PL12 tổng khối lượng 100.000 con chỉ nặng 300g, cho ăn
bằng 100% khối lượng cơ thể tôm.

 Giai đoạn từ 0 - 10 ngày tuổi: Chia lượng thức ăn thành 2 - 3 lần/ngày;


(số lượng thức ăn cho ăn bằng khoảng 10 - 20% số lượng thức ăn nhà sản xuất
hướng dẫn).

 Giai đoạn từ 10 - 20 ngày tuổi: Chia lượng thức ăn thành 2 - 3 lần/ngày;


(số lượng thức ăn cho ăn bằng 30 - 50% số lượng thức ăn nhà sản xuất hướng
dẫn).

 Giai đoạn từ sau 20 ngày tuổi: Chia lượng thức ăn thành 4 - 5 lần/ngày
vào lúc 7 giờ, 11 giờ, 13 giờ, 16 giờ, 20 giờ.

Điều chỉnh lượng thức ăn theo nhá (vó) kiểm tra hàng ngày và duy trì
cách cho ăn này đến lúc thu hoạch. Cữ (bữa) ăn lúc 20 giờ bằng 30% cữ (bữa)
16 giờ.

+ Cách cho ăn

Trong quá trình cho ăn để đảm bảo lượng oxy cần điều chỉnh tốc độ của
cánh quạt nhẹ hơn so với lúc chạy quạt bình thường tránh làm trôi nhanh thức ăn
vào khu vực ở giữa ao làm tôm không kịp bắt mồi

Quản lý môi trường ao nuôi

+ Sử dụng chế phẩm vi sinh suốt trong quá trình nuôi ( đầu vụ 5-7 ngày sử dụng
1 lần, thời gian giữa vụ cho đến thu hoạch 3-4 ngày sử dụng 1 lần )

+ Thường xuyên kiểm tra màu nước để điều chỉnh cho phù hợp

+ Thường xuyên kiểm tra các yếu tố môi trường ao nuôi

3.1.2 Các hoạt động của mục tiêu 2


-Chọn con giống có nguồn gốc cụ thể
- giống sạch bệnh
- bơi lội hoạt bát và bơi lội ngược dòng
- không bị dị tật dị hình.
3.1.3 Các hoạt động của mục tiêu 3
- Đưa ra các chính sách quán lý phù hợp
- Thường xuyên tuyển chọn các nguồn lực quản lý

3.2 Kết quả mong đợi


- Trình độ văn hóa dân trí được nâng cao
- Kinh nghiệm được cải thiện, Các cán bộ kỹ thuật tham gia dự án có
thể sản xuất tôm không kháng sinh đạt chất lượng sau khi dự án kết
thúc
- Nguồn giống được đảm bảo
- Có kế hoạch quản lý rõ ràng
- Nguồn lực quản lý đầy đủ

- Nâng cao năng suất tôm đạt cỡ 24con/kg và tỷ lệ đạt được từ 80-
90%

4. Hệ thống giám sát và đánh giá dự án


4.1 Hệ thống giám sát
- Các hộ dân tại địa phương
- Ban phát triển dự án
- Trung tâm phát triển nông thôn
- Khuyến nông huyện
- Chính quyền địa phương
- Các tổ chức đoàn thể ở địa phương
- Cơ quan tài trợ

4.2 Đánh giá dự án


+ Xác định mức độ đạt được mục tiêu của dự án: Dự án hoàn thành 100%
mục tiêu chủ đầu tư đề ra. Đúng đối tượng, đúng kỳ hạn. Góp phần phát
triển sản xuất trên địa bàn tỉnh về nâng cao kỹ thuật và phát triển kinh tế
+ Đánh giá tác động về kinh tế, xã hội và môi trường:
Về kinh tế

Nếu giảm được các chi phí đầu vào như con giống, điện, nhân công... đặc biệt là
giá tôm giống có thể giảm đến 20-30% thì dự án sẽ cho ra hiệu quả.
Về xã hội

- Là cơ sở lí thuyết vững chắc cho các cán bộ kỹ thuật để yên tâm


sản xuất nuôi
- Đồng thời tạo việc làm cho người dân địa phương
- Phát triển kinh tế địa phương, cung cấp thực phẩm dinh dưỡng giá
trị cao
Về môi trường
- Môi trường thuận lợi để phát triển trong sản xuất
- Không ảnh hưởng đến vấn đề ô nhiễm môi trường
5.Cơ cấu tổ chức và cơ quan thực hiện dự

6. Hiệu quả và tính bền vững của dự án


Hiệu quả:
Đánh giá về hiệu quả kinh tế: Dự án giúp nâng cao giá trị cho tôm đó chính là
sản xuất được con tôm hoàn hảo, đảm bảo: truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh
thực phẩm (không sử dụng 100% kháng sinh, chất cấm). Việc tưởng chừng đơn
giản nhưng cần nhất là sự đồng lòng từ phía nhà nước, doanh nghiệp và đặc biệt
hơn là từ phía người nuôi tôm khắp cả nước. Nếu làm được, giá trị của tôm sẽ
được nâng cao và lúc đó chúng ta sẽ không còn phải lo lắng nhiều về chuyện
“được mùa, mất giá” thường gặp.
Đánh giá hiệu quả về xã hội
Một hiệu quả thực tiễn về xã hội mà Dự án mang lại cho các địa phương kỹ
thuật đạt chất lượng sẽ được bàn giao đưa vào khai thác sử dụng trong thực tế
sau khi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu.

Đánh giá tác động đối với môi trường

- Môi trường thuận lợi để phát triển trong sản xuất


- Không ảnh hưởng đến đến môi trường xung quanh
- Đồng thời đảm bảo nguồn giống, cân bằng sinh học tự nhiên

Tính bền vững:


Kết quả cho ra con tôm không kháng sinh, tôm sạch, tiết kiệm nước và bảo vệ
môi trường. Đặc biệt, phần xử lý nước thải và chất thải cũng được chú trọng.Dự
án này sẽ được lan tỏa mạnh hơn đến người nuôi.
Kết quả dự án ngoài việc đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật cho
người dân và kinh nghiệm được cải thiện, người dân tham gia dự án có thể sản
xuất tôm không kháng sinh đạt chất lượng .
7. Tiến độ thực hiện dự án
Dự án xây dựng nuôi tôm không kháng sinh được triển khai từ tháng 11-
tháng 7/2022
TT Hoạt động Thời gian Thời Chỉ tiêu đạt được Thành
bắt đầu gian kết phần lao
thúc động
1 Xây dựng tháng Tháng --- Đối với ao thâm canh - kỹ sư
dự án, các 11/2021 3/2022 cần phải lót bạc có hệ - công
công trình thống cấp thoát nước, nhân xây
hệ thống sục khí đầy dựng công
đủ. trình dự
án.

2 Mua và lắp 3/2022 4/2022 Các thiết bị phải đầy Trưởng


đặt các đủ cho quá trình sản khu quản lí
trang thiết xuất và phòng trị bệnh dự án
bị nuôi như thiết bị cho ăn, Công nhân
máy nổ, các thiết bị
đo môi trường, các
loại vi sinh, thuốc
phòng trị bệnh....
3 Hoàn thành 4/2022 5/2022 Phải có hệ thống cấp Công
hệ thống thoát nước và các ao nhân, kiểm
xử lí nước lắng ao chứa để xửa lý soát dự án.
thải nước trước khi thải ra
môi trường
4 Tập huấn 4/2022 7/2022 Đào tạo tập huấn kỹ Kỹ thuật
các bộ kỹ thuật mới cho cán bộ
thuật kỹ thuật đảm bảo sản
xuất theo đúng quy
trình
5 Sử dụng hệ 7/2022 Nuôi đạt chất lượng Công
thống dự Sản lượng cao nhân, kĩ
án vào nuôi Không bệnh sư...
trồng thủy
hải sản

8. Dự toán kinh phí và phân bố ngân sách


8. Khoảng mục chi Diễn giải Thành tiền
S phí

1 Chi phí xây dựng Xây dựng ao, lót bạc, hệ 1.000.000.000 vnđ
thống cấp thoát nước , bờ ao,
sục khí...
2 Chi phí thiết bị Máy cho ăn, máy sục khí, 500.000.000 vnđ
máy cấp thoát nước, máy nổ,
thiết bị đo môi trường và
kiểm tra bệnh....
3 Chi phí quản lí dự 9.000.000 vnđ
án
4 Chi phí cung cấp 100.000.000 vnđ
sách báo tài liệu
cho người dân
5 Chi phí khác Những thứ cần chi trong quá 43.000.000 vnđ
trình xây dựng chưa được
thống kê
6 Dự phòng phí Cần tiền dự phòng cần khi 236.000.000 vnđ
giải quyết công việc gấp
7 Chi phí nguồn 500.000.000 vnđ
giống

8 Chi phí mở lớp 200.000.000 vnđ


tập huấn

9 Chi phí về chính 200.000.000 vnđ


sách quản lý

10 Chi phí tuyển 150.000.000 vnđ


chọn nguồn lực
Tổng chi phí 2.938.000.000 đồng
9. Kết luận
Kết quả đạt được thông qua việc thực hiện dự án trình độ văn hóa dân trí được
nâng cao kinh nghiệm ngươi dân được cải thiện c ác cán bộ kỹ thuật tham gia
dự án có thể sản xuất tôm không kháng sinh đạt chất lượng sau khi dự án kết
thúc, nguồn giống được đảm bảo,có kế hoạch quản lý rõ ràng, ,nguồn lực quản
lý đầy đủ. Cam kết hoàn thành tốt đúng mục tiêu đã đề ra thành công như mong
đợi, đáp ứng được nhu cầu của thị trường và được nhiều chuyên gia đánh giá ổn
định và đạt năng suất tốt cho vụ nuôi và cần nhân rộng.
9. Phụ lục
Một số thuật ngữ dùng trong dự án
Bối cảnh ( context): là môi trường trong đó các nghiên cứu, chương trình,
dự án đang hoạt động. Môi trường của dự án chứa tất cả các yếu tố xã hội(
kinh tế, văn hóa, chính trị,…) và sinh thái ( vùng cao, nông thôn,…)
Đánh giá (evaluation): Một quá trình kiểm tra khách quan và độc lập
( trong và sau dự án ) về các yếu tố như bối cảnh, mục tiêu, kết quả, hoạt
động và phương tiện sử dụng với mục đích rút ra các bài học kinh nghiệm
để áp dụng rộng hơn.
Giám sát( monitoring): Một sự ghi chép có hệ thống và phân tích theo
định kỳ các thông tin về dự án.

Cây vấn đề
Cây mục tiêu

You might also like