You are on page 1of 17

12/5/2023

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA


VỀ PHÒNG, CHỐNG KHÁNG KHÁNG SINH
TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP

Nội dung

• Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh,


phòng chống kháng kháng sinh trong sản xuất chăn nuôi và nuôi
trồng thủy sản giai đoạn 2017-2020
• Kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống kháng kháng sinh
trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021-2025

1
12/5/2023

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG


KHÁNG SINH VÀ PHÒNG CHỐNG KHÁNG KHÁNG SINH
TRONG CHĂN NUÔI VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
GIAI ĐOẠN 2017-2020

Bối cảnh
Mục tiêu chung: Giảm thiểu nguy cơ về KKS cho cộng
đồng thông qua việc kiểm soát việc sử dụng KS trong CN
và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
- Rà soát, sửa đổi và thi hành các quy định và chính sách quản
lý liên quan đến kháng kháng sinh và sử dụng kháng sinh trong
chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
- Nâng cao nhận thức về sử dụng kháng sinh và nguy cơ về sự
hình thành kháng kháng sinh cho cán bộ kỹ thuật, người làm
công tác chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và thực
phẩm; cho nông dân và người tiêu dùng.
- Thực hiện thực hành tốt trong khám chữa bệnh, thực hành tốt
trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, thực hành tốt trong chăn
nuôi và nuôi trồng thủy sản.
- Giám sát sử dụng kháng sinh, kháng sinh tồn dư và kháng
kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
- Tăng cường các hoạt động hợp tác liên ngành về quản lý
kháng kháng sinh.

2
12/5/2023

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG


KHÁNG SINH VÀ PHÒNG CHỐNG KKS TRONG CHĂN NUÔI VÀ
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Kiện toàn hệ thống chỉ đạo quản lý sử dụng KS và KKS

Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật quản lý KS và KKS

Kiểm tra việc thực thi văn bản quy phạm pháp luật

Nâng cao nhận thức về sử dụng KS và nguy cơ về sự hình thành KKS

Thực hiện thực hành tốt trong điều trị và trong SX chăn nuôi

Giám sát KKS, sử dụng KS và tồn dư KS

Tăng cường các hoạt động hợp tác đa ngành về Quản lý sử dụng KS và KKS

Một số kết quả đạt được giai đoạn 2017-2020

1. Thành lập Tiểu ban Phòng chống kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp (Quyết định 4270/QĐ-
QĐ-TY ngày 28/10/2020);
2. Hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo quản lý kháng sinh và kháng kháng sinh như ban hành các Nghị
định, Thông tư, Quyết định quy định quản lý việc lưu hành, buôn bán kháng sinh, cấm sử dụng kháng
sinh như chất kích thích tăng trưởng, hạn chế sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh, hạn chế sử dụng
các kháng sinh quan trọng trong y tế dùng cho chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản (Nghị định 13/2020/NĐ-
CP ngày 21/01/2020, Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2020, Quyết định 5208/QĐ-BNN-
TY ngày 14/12/2017)
3. Nâng cao nhận thức về sử dụng kháng sinh và nguy cơ về sự hình thành kháng kháng
- Sản phẩm tờ rơi/cam kết: i)cam kết của người nông dân, ii) cam kết của bác sỹ, iii) cam kết của cộng
đồng về bảo vệ môi trường, iv) tờ rơi sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y trong chăn nuôi có trách
nhiệm, v) tờ rơi sử dụng hóa chất, kháng sinh, thuốc thú y trong nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm.
- Video: i) Khuyến cáo đảm bảo chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm trong chăn nuôi, trồng trọt, ii)
phòng chống kháng kháng sinh - không hành động hôm nay, ngày mai không có thuốc chữa, iii) hãy sử
dụng kháng sinh thông minh cho người chăn nuôi; iv)Bán thuốc theo đơn cho các cửa hàng thuốc thú y.
- Tổ chức được 4 cuộc hội thảo quốc gia để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về sử dụng kháng sinh,
vấn đề kháng kháng sinh và quản lý tồn dư kháng sinh.

3
12/5/2023

Một số kết quả đạt được giai đoạn 2017-2020

4. Thực hiện thực hành tốt trong điều trị, trong sản xuất thức ăn chăn nuôi, chăn nuôi và nuôi trồng
thủy sản
 Xây dựng và ban hành tài liệu thực hành chăn nuôi tốt - Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về thực hành tốt
chăn nuôi lợn và gia cầm.
 Xây dựng và ban hành sổ tay hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản dành
cho nhân viên thú y cơ sở
 Xây dựng 4 bộ tài liệu tập huấn về thực hành tốt và ATSH trong chăn nuôi gia cầm bố mẹ và gia cầm
thương phẩm.
5. Giám sát kháng kháng sinh, sử dụng kháng sinh
 Đáng giá PTN xét nghiệm KKS , sử dụng bộ công cụ đánh giá ATLAS của FAO
 Đánh giá PTN xét nghiệm KKS thực hiện năm 2019, sử dụng bộ công cụ đánh giá của Fleming Fund (03
PTN
 Lập Danh sách các phòng thử nghiệm tham gia vào chương trình giám sát quốc gia về kháng kháng
sinh trong thực phẩm và trên động vật
 Hoàn thành xây dựng SOP cho các thử nghiệm E.Coli và Salmonella, sử dụng trong Chương trình Giám
sát kháng kháng sinh chủ động trên lợn và gà (2018-2020) (FAO/ Fleming Fund)

Một số kết quả đạt được giai đoạn 2017-2020

5. Giám sát kháng kháng sinh, sử dụng kháng sinh


 Tổ chức các khóa đào tạo cho các phòng thử nghiệm để đảm bảo chất lượng thử nghiệm và thống
nhất tiêu chuẩn áp dụng (vi sinh cơ bản; bảo quản và vận chuyển mẫu, An toàn sinh học, do dự án
Fleming Fund tài trợ)
 Tăng cường công tác quản lý chất lượng thử nghiệm về kháng sinh và kháng kháng sinh: đăng ký
tham gia Chương trình kiểm chuẩn VETQAS (dự án Fleming Fund)
 Tổ chức giám sát kháng kháng sinh trên lợn và gà 2017-2018, do FAO hỗ trợ (5 tỉnh)
Tổ chức giám sát kháng kháng sinh trên lợn và gà 2020-2021, do dự án Fleming Fund tài trợ (15 tỉnh)

Nâng cấp hệ thống quản lý thông tin của PXN vi sinh:


 Xây dựng yêu cầu kỹ thuật và chuẩn báo cáo kháng kháng sinh cho các phòng xét nghiệm lĩnh vực
thú y.
 Kế thừa kinh nghiệm xây dựng cổng báo cáo giám sát kháng kháng sinh trên người, hỗ trợ kỹ thuật
đưa ra tiêu chuẩn và thiết kế để xây dựng cổng báo cáo giám sát kháng kháng sinh trên động vật
cho Cục Thú Y
 Cùng Chuyên gia WHONET, xây dựng và kiện toàn cấu phần dữ liệu cho ngành Thú y, với bản
dịch tiếng Việt.
 Tập huấn WHONET cho các PXN Thú y

4
12/5/2023

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA


VỀ PHÒNG, CHỐNG KHÁNG KHÁNG SINH
TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021-2025

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng “Kế hoạch
Phòng chống kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp
trong giai đoạn 2021-2025”.

Bản Kế hoạch mới có sự điều chỉnh, bổ sung những nội dung


chưa phù hợp với thực tiễn đã đưa ra trong Kế hoạch trước và
mở rộng thêm đối tượng trồng trọt trong phạm vi thực hiện.

10

5
12/5/2023

Mục tiêu
Mục tiêu chung
Giảm thiểu nguy cơ về kháng kháng sinh cho cộng đồng thông qua việc quản lý sử dụng kháng sinh
và kiểm soát kháng kháng sinh trong nông nghiệp tại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể
1. Tăng cường năng lực quản lý kháng sinh và kháng kháng sinh bao gồm cơ chế chính sách, xây dựng
hệ thống quản lý dữ liệu về kháng sinh và kháng kháng sinh trong nông nghiệp, sử dụng kháng sinh
một cách thận trọng/có trách nhiệm trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt.
2. Kiện toàn hệ thống và hằng năm tổ chức thực hiện giám sát phát hiện vi khuẩn kháng kháng sinh, xác
định, cảnh báo mức độ lưu hành của vi khuẩn kháng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản
và trồng trọt để làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý giảm thiểu nguy cơ kháng kháng sinh; xây
dựng được ít nhất 01 phòng thí nghiệm tham chiếu về kháng kháng sinh trong nông nghiệp cấp Trung
ương.
3. Hoàn thiện và thực hiện các Quy trình thực hành tốt trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt
để giảm thiểu lây nhiễm và lây lan vi sinh vật kháng kháng sinh trong sản xuất nông nghiệp.
4. Nâng cao nhận thức về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản
và trồng trọt.
5. Tăng cường hợp tác liên ngành, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, sử dụng kháng sinh và phòng
chống kháng kháng sinh theo cách tiếp cận một sức khỏe.

11

Nội dung, giải pháp


1. Hoàn thiện cơ chế chính sách và thực thi pháp luật về quản lý kháng sinh và kháng kháng sinh

- Rà soát, cập nhật, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật
- Ban hành hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt cho các đối
tượng vật nuôi, thuỷ sản nuôi và cây trồng chủ lực
- Bổ sung quy định xử lý việc bán thuốc không có đơn, kê đơn thuốc kháng sinh không hợp lý
- Định kỳ thanh tra, kiểm tra việc thực thi công tác quản lý sử dụng kháng sinh của các cơ quan chuyên
môn địa phương và sử dụng kháng sinh tại các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt.
- Thực hiện các nghiên cứu: sử dụng kháng sinh, kháng kháng sinh, chế phẩm thay thế kháng sinh trong
chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt.
- Thực hiện các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của việc sử dụng kháng sinh không hợp lý đến hiệu quả
sản xuất và môi trường
- Xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu

12

6
12/5/2023

Nội dung, giải pháp


2. Kiện toàn hệ thống và tổ chức thực hiện giám sát kháng kháng sinh và sử dụng kháng sinh
trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt

- Rà soát, xây dựng và triển khai chương trình giám sát dư lượng kháng sinh trong sản phẩm có nguồn
gốc động vật (trên cạn và thuỷ sản) và cây trồng chủ lực.

- Tổ chức giám sát việc phối trộn và sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi.

- Tăng cường năng lực hệ thống phòng thí nghiệm về kháng kháng sinh

- Xây dựng và triển khai kế hoạch giám sát kháng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản bao
gồm giám sát chủ động và bị động đối với vật nuôi, thuỷ sản chủ lực

13

Nội dung, giải pháp


3. Hoàn thiện và thực hiện các thực hành tốt trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt để
giảm thiểu lây nhiễm và lây lan vi sinh vật kháng thuốc trong quá trình sản xuất nông nghiệp

- Cập nhật các khuyến nghị của tổ chức quốc tế để xây dựng các TCVN về thực hành sản xuất tốt trong
chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt, chú trọng đến nội dung về an toàn sinh học và các biện
pháp khác để kiểm soát sự lây lan của vi sinh vật kháng thuốc trong chuỗi sản xuất thực phẩm có
nguồn gốc động vật, thuỷ sản, thực vật.

- Tổ chức áp dụng và thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, các biện pháp, các khuyến nghị

- Khuyến khích áp dụng liệu pháp điều trị thay thế kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và
trồng trọt.

- Khuyến khích phát triển các mô hình chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng trọt hữu cơ.

14

7
12/5/2023

Nội dung, giải pháp


4. Nâng cao nhận thức về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh cho các nhà quản lý, cán bộ kỹ
thuật, người làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm, nông dân và
người tiêu dùng

- Xây dựng tài liệu đào tạo nâng cao nhận thức

- Xây dựng giáo trình về hướng dẫn sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh cho bậc đại học, sau đại
học.

- Xây dựng tài liệu về hướng dẫn sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh, tập huấn cho các bác sỹ thú
y cơ sở và người được cấp chứng chỉ hành nghề thú y, cán bộ bảo vệ thực vật.

- Xây dựng tài liệu tập huấn về sử dụng kháng sinh cho các chủ cửa hàng thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi
và nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, thức ăn thuỷ sản.

- Xây dựng các chương trình truyền thông và công cụ truyền thông (băng hình, tờ rơi, phim tài liệu về sử
dụng kháng sinh có trách nhiệm và các mối nguy về kháng kháng sinh cho cộng đồng theo cách tiếp
cận một sức khỏe).

15

Nội dung, giải pháp


5. Tăng cường hợp tác liên ngành, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, sử dụng kháng sinh, phòng,
chống kháng kháng sinh theo cách tiếp cận một sức khỏe

- Tham gia các hoạt động về phòng, chống kháng kháng sinh của Ban chỉ đạo quốc gia.

- Tăng cường trao đổi hợp tác song phương và đa phương, tham dự các hội nghị, hội thảo của khu vực
và quốc tế về quản lý, nâng cao nhận thức về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh.

- Phối hợp, triển khai thực hiện các dự án quốc tế liên quan đến sử dụng kháng sinh, kháng kháng sinh
trong nông nghiệp.

- Huy động các nguồn lực quốc tế để tăng cường năng lực quản lý sử dụng kháng sinh và phòng, chống
kháng kháng sinh trong nông nghiệp.

16

8
12/5/2023

Tổ chức thực hiện


1. Tiểu ban Phòng chống kháng kháng sinh trong nông nghiệp
2. Cục Thú y
3. Tổng cục Thuỷ sản (Cục Thuỷ sản)
4. Cục Chăn nuôi
5. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản
6. Cục Bảo vệ thực vật
7. Cục Trồng trọt
8. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường
9. Vụ Hợp tác quốc tế
10. Vụ Kế hoạch
11. Vụ Tài chính
12. Trung tâm Khuyến nông quốc gia
13. Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản, Viện Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
14. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố
15. Cơ sở nhập khẩu thuốc thú y có chứa kháng sinh
16. Cơ sở sản xuất thuốc thú y chứa kháng sinh
17. Cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi có thành phần kháng sinh
18. Cơ sở đại lý, cửa hàng buôn bán thuốc thú y
19. Cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng trọt

17

Cơ chế tài chính


1. Ngân sách TW
Ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí chi cho các hoạt động của cơ quan Trung ương, bao gồm:

a) Rà soát, đánh giá, sửa đổi các quy định về sử dụng kháng sinh và phòng, chống kháng kháng sinh
trong nông nghiệp.

b) Tổ chức thực hiện việc giám sát sử dụng kháng sinh, giám sát dư lượng kháng sinh trong sản
phẩm có nguồn gốc động vật, cây trồng chủ lực; giám sát kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp
hằng năm.

c) Xây dựng các quy trình vận hành chuẩn (SOP) quản lý chất lượng thử nghiệm; đào tạo nguồn nhân
lực; đầu tư và bổ sung trang thiết bị cần thiết cho các phòng thử nghiệm kháng kháng sinh trong nông
nghiệp.

d) Xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu: phát triển hệ thống quản lý dữ liệu về xuất khẩu, nhập khẩu,
sản xuất buôn bán, sử dụng thuốc kháng sinh và kháng kháng sinh trong nông nghiệp.

18

9
12/5/2023

Cơ chế tài chính


1. Ngân sách TW
Ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí chi cho các hoạt động của cơ quan Trung ương, bao gồm:

đ) Xây dựng tài liệu về thực hành tốt trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt; xây dựng tài
liệu về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tập huấn cho các cán bộ kỹ thuật, người làm công tác
chuyên môn trong lĩnh vực nông nghiệp; xây dựng tài liệu tập huấn các chủ cửa hàng thuốc thú y, thức ăn
chăn nuôi và nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi.

e) Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông và công cụ truyền thông về kháng
kháng sinh trong nông nghiệp.

g) Thực hiện các nghiên cứu liên quan đến sử dụng kháng sinh, kháng kháng sinh, chế phẩm thay thế
kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt.

19

Cơ chế tài chính


2. Ngân sách địa phương
Ngân sách Trung ương bảo đảm kinh phí chi cho các hoạt động của cơ quan địa phương, bao gồm:

a) Giám sát việc sử dụng kháng sinh, kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản.

b) Giám sát chủ động kháng kháng sinh tại vùng sản xuất cây trồng có sản lượng lớn.

c) Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn cho người làm công tác thú y, bảo vệ thực vật, chủ cơ sở kinh
doanh thuốc thú y, cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt.

3. Kinh phí từ doanh nghiệp


a) Tổ chức hoạt động theo dõi dịch bệnh trong chuỗi sản xuất hàng hóa.

b) Xét nghiệm bệnh động vật, cây trồng và giám sát kháng kháng sinh của doanh nghiệp.

4. Kinh phí huy động từ nguồn khác


Kinh phí từ các tổ chức quốc tế (FAO, OIE, Fleming fund,...), các nhà tài trợ hỗ trợ cho các hoạt động
phòng, chống kháng kháng sinh tại Việt Nam.

20

10
12/5/2023

Khung thời gian thực hiện


TT Các hoạt động Đơn vị chịu trách nhiệm chính Đơn vị tham gia Thời gian hoàn thành

1. Hoàn thiện cơ chế chính sách, thực thi pháp luật về quản lý kháng sinh và kháng kháng sinh

1.1 Rà soát, cập nhật, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp Cục Thú y. Cục Chăn nuôi, Tổng cục Thuỷ sản, Cục Hằng năm.
luật liên quan đến quản lý kháng sinh và kháng kháng sinh. Thú y, Cục Bảo vệ thực vật, Vụ Pháp
chế.
1.2 Xây dựng hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực vật. Cục Chăn nuôi, Tổng cục Thuỷ sản, Học Hoàn thành trước
nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt cho các đối tượng vật viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Thú y, 31/12/2022.
nuôi, thuỷ sản nuôi và cây trồng chủ lực. Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản.

1.3 Thanh tra, kiểm tra việc thực thi công tác quản lý sử dụng Cục Cục Thú y, Cục Bảo vệ thực Chi cục chuyên ngành tại các địa Hoàn thành trước 15
kháng sinh tại các địa phương. vật. phương. tháng 12 hằng năm.

1.4 Xây dựng khung nghiên cứu sử dụng kháng sinh, kháng Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Cục Thú y, Tổng cục Thuỷ sản, Viện Thú Hoàn thành trước 31
kháng sinh, chế phẩm thay thế kháng sinh trong chăn nuôi, y, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản,tháng 12 năm 2021, hằng
nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt. Cục Bảo vệ thực vật, Viện Chăn nuôi. năm cập nhật trước 15
tháng 6 của năm trước kế
hoạch.
1.5 Thực hiện nghiên cứu sử dụng kháng sinh, kháng kháng Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Cục Thú y, Tổng cục Thuỷ sản, Cục Bảo Hằng năm.
sinh, chế phẩm thay thế kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi Viện Thú y, Viện Nghiên cứu vệ thực vật
trồng thuỷ sản và trồng trọt theo khung kế hoạch. nuôi trồng thuỷ sản, Viện Chăn
nuôi.

1.6 Thực hiện các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của việc sử Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Cục Thú y, Tổng cục Thuỷ sản, Cục Bảo Hằng năm.
dụng kháng sinh không hợp lý đến hiệu quả sản xuất và viện Thú y, Viện Nghiên cứu nuôi vệ thực vật.
môi trường. trồng thuỷ sản, Viện Chăn nuôi.

21

Khung thời gian thực hiện


TT Các hoạt động Đơn vị chịu trách nhiệm chính Đơn vị tham gia Thời gian hoàn thành
2. Kiện toàn hệ thống và tổ chức thực hiện giám sát kháng kháng sinh và sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt
2.1 Xây dựng chương trình giám sát dư lượng kháng sinh Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng Tổng cục Thuỷ sản. Chương trình được phê duyệt
trong sản phẩm có nguồn gốc động vật (trên cạn và nông lâm sản và thuỷ sản. trước 31 tháng 12 của năm
thuỷ sản). trước năm kế hoạch.
2.2 Thực hiện chương trình giám sát dư lượng kháng sinh Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng Cục Chăn nuôi, Tổng cục Chương trình được hoàn
trong sản phẩm có nguồn gốc động vật (trên cạn và nông lâm sản và thuỷ sản. Thuỷ sản, Cục Quản lý chất thành trước 15 tháng 12 của
thuỷ sản). lượng nông lâm sản và thuỷ năm kế hoạch.
sản.
2.3 Xây dựng và triển khai việc giám sát thức ăn chăn Cục Chăn nuôi. Chi cục chuyên ngành tại các Hoàn thành trước 15 tháng 12
nuôi và các thức ăn chăn nuôi có thuốc kháng sinh. địa phương hàng năm.
2.4 Thiết lập hệ thống các phòng thử nghiệm kháng kháng Cục Thú y. Các phòng thử nghiệm liên Hằng năm.
sinh trong lĩnh vực nông nghiệp. quan.
2.5 Chuẩn hóa bộ công cụ để đánh giá năng lực phòng thí Cục Thú y. Các phòng thử nghiệm và các Hoàn thành trước 31 tháng 12
nghiệm kháng kháng sinh. tổ chức quốc tế liên quan. năm 2021.
2.6 Phê duyệt các quy trình vận hành chuẩn (SOP) về thử Cục Thú y. Các phòng thử nghiệm và các Hoàn thành trước 30 tháng 6
nghiệm. tổ chức quốc tế liên quan năm 2022
2.7 Tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng thử nghiệm Cục Thú y. Các phòng thử nghiệm có liên Hoàn thành trước 31 tháng 12
bằng thử nghiệm nội bộ và so sánh liên phòng. quan. hàng năm.
2.8 Áp dụng các quy trình vận hành chuẩn (SOP) quản lý Các phòng thử nghiệm có liên Cục Thú y. Cập nhật hằng năm.
chất lượng thử nghiệm; thực hiện kiểm soát chất quan.
lượng thử nghiệm bằng thử nghiệm nội bộ và so sánh
liên phòng.
2.9 Đào tạo nguồn nhân lực có thể tiếp cận được với các Cục Thú y. Các phòng thử nghiệm và các Hằng năm.
kỹ thuật thử nghiệm kháng kháng sinh của quốc tế. tổ chức quốc tế liên quan.

22

11
12/5/2023

Khung thời gian thực hiện


TT Các hoạt động Đơn vị chịu trách nhiệm chính Đơn vị tham gia Thời gian hoàn thành
2. Kiện toàn hệ thống và tổ chức thực hiện giám sát kháng kháng sinh và sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt
2.10 Xây dựng cơ chế báo cáo và chia sẻ kết quả sử dụng Cục Thú y. Tổng cục Thuỷ sản, Cục Quản Hoàn thành trước 30/6/2022.
kháng sinh và giám sát kháng kháng sinh với các đơn lý chất lượng nông lâm sản và
vị liên quan và quốc tế. thuỷ sản, Cục Bảo vệ thực vật,
Cục Chăn nuôi và các cơ quan
có liên quan.
2.11 Đầu tư và bổ sung trang thiết bị cần thiết cho các Cục Thú y. Các phòng thử nghiệm có liên Hằng năm.
phòng thử nghiệm tham gia chương trình giám sát quan.
kháng kháng sinh.
2.12 Xây dựng chương trình giám sát kháng kháng sinh Cục Thú y. Tổng cục Thuỷ sản, Cục Quản Chương trình được phê duyệt
trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt bao lý chất lượng nông lâm sản và trước 31 tháng 12 hằng năm
gồm giám sát chủ động và bị động đối với các vật thuỷ sản, Cục Bảo vệ thực vật, của năm trước kế hoạch.
nuôi, thuỷ sản và cây trồng chủ lực. Cục Trồng trọt, Cục Chăn nuôi
và các cơ quan có liên quan.
2.13 Thực hiện chương trình giám sát kháng kháng sinh Cục Thú y. Tổng cục Thuỷ sản, Cục Quản Hoàn thành trước 15 tháng 12
trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt bao lý chất lượng nông lâm sản và của năm kế hoạch.
gồm giám sát chủ động và bị động đối với các vật thuỷ sản, Cục Bảo vệ thực vật,
nuôi, thuỷ sản và cây trồng chủ lực Cục trồng trọt, Cục Chăn nuôi
và các cơ quan có liên quan.
2.14 Xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu về xuất khẩu, nhập Cục Thú y. Chi cục chuyên ngành, cơ sở Hoàn thành trước 30 tháng 6
khẩu, sản xuất buôn bán, sử dụng thuốc kháng sinh và kinh doanh, sản xuất thuốc thú năm 2022.
kháng kháng sinh trong nghiệp. y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn
thuỷ sản, các cơ sở chăn nuôi,
nuôi trồng thuỷ sản, các tổ chức
quốc tế.

23

Khung thời gian thực hiện


TT Các hoạt động Đơn vị chịu trách nhiệm chính Đơn vị tham gia Thời gian hoàn thành
3. Xây dựng và thực hiện các thực hành tốt trong chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt để giảm thiểu lây nhiễm và lây lan kháng kháng
sinh trong quá trình sản xuất nông nghiệp

3.1 Xây dựng các TCVN về thực hành sản xuất tốt trong Tổng cục Thuỷ sản, Cục Quản lý Tổng cục Thuỷ sản, Cục Hoàn thành 31 tháng 12 năm
chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt. chất lượng nông lâm sản và thuỷ Quản lý chất lượng nông lâm 2023.
sản, Cục Bảo vệ Thực vật, Cục sản và thuỷ sản, Cục Bảo vệ
trồng trọt, Cục Chăn nuôi và các thực vật, Cục trồng trọt, Cục
cơ quan có liên quan. Chăn nuôi và các cơ quan có
liên quan.

3.2 Tổ chức áp dụng và thực hiện các tiêu chuẩn. Tổng cục Thuỷ sản, Cục Bảo vệ Các Sở Nông nghiệp và Phát Hằng năm.
Thực vật, Cục Trồng trọt, Cục triển nông thôn, các cơ sở
Chăn nuôi. sản xuất
3.3 Thực hiện các nghiên cứu áp dụng liệu pháp điều trị Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Các Viện chuyên ngành. Hằng năm.
thay thế kháng sinh như chế phẩm sinh học trong
chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản và trồng trọt.

3.4 Hỗ trợ phát triển các mô hình chăn nuôi, nuôi trồng Trung tâm Khuyến nông quốc Cơ quan Khuyến nông tại Hằng năm.
thuỷ sản, trồng trọt hữu cơ. gia. các địa phương.

24

12
12/5/2023

Khung thời gian thực hiện


TT Các hoạt động Đơn vị chịu trách nhiệm chính Đơn vị tham gia Thời gian hoàn thành

4 Nâng cao nhận thức về sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh cho các nhà quản lý, người phụ trách kỹ thuật, chủ trang trại chăn nuôi, nuôi
trồng thuỷ sản và trồng trọt

4.1 Xây dựng giáo trình về sử dụng kháng sinh và kháng Học viện Nông nghiệp Việt nam. Cục Thú y, các trường Đại học Hoàn thành 31 tháng 12 năm
kháng sinh cho bậc đại học, sau đại học. và các Viện nghiên cứu liên 2022, hằng năm cập nhật
quan. trước 31 tháng 12.
4.2 Xây dựng tài liệu về hướng dẫn sử dụng kháng sinh Cục Thú y. Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hoàn thành 30 tháng 6 năm
và kháng kháng sinh tập huấn cho các Bác sỹ thú y Viện Thú y. 2022, hằng năm cập nhật
cơ sở và người được cấp chứng chỉ hành nghề. trước 31 tháng 12.
4.3 Xây dựng tài liệu tập huấn về sử dụng kháng sinh Cục Thú y. Cục Chăn nuôi, Học viện Nông Hoàn thành 30 tháng 6 năm
cho các chủ cửa hàng thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi nghiệp Việt Nam, Viện Thú y. 2022, hằng năm cập nhật
và nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và thức ăn thuỷ trước 31 tháng 12.
sản.
4.4 Xây dựng các chương trình truyền thông và công cụ Cục Thú y. Trung tâm khuyến nông quốc Hằng năm.
truyền thông (băng hình, tờ rơi, phim tài liệu về sử gia, Tổng cục Thuỷ sản, Cục
dụng kháng sinh hợp lý và các mối nguy về kháng Quản lý chất lượng nông lâm
kháng sinh cho cộng đồng theo cách tiếp cận một sản và thuỷ sản, Cục Bảo vệ
sức khỏe). Thực vật, Cục trồng trọt, Cục
Chăn nuôi và các cơ quan có
liên quan.
4.5 Tổ chức thực hiện các khóa tập huấn cho các chủ Cục Thú y. Trung tâm khuyến nông quốc Hằng năm.
cửa hàng buôn bán thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực gia, Tổng cục Thuỷ sản, Cục
vật, thức ăn chăn nuôi, cơ sở sản xuất chăn nuôi và Bảo vệ Thực vật và Chi cục
thức ăn thuỷ sản. chuyên ngành tại các địa
phương.

25

Khung thời gian thực hiện


TT Các hoạt động Đơn vị chịu trách nhiệm chính Đơn vị tham gia Thời gian hoàn thành

5 Tăng cường hợp tác liên ngành, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, sử dụng kháng sinh, phòng, chống kháng kháng sinh theo cách tiếp
cận một sức khỏe
5.1 Tham gia các hoạt động về phòng, chống kháng Cục Thú y. Hằng năm.
kháng sinh của Ban chỉ đạo quốc gia.
5.2 Tăng cường trao đổi hợp tác song phương. Cục Thú y. Vụ Hợp tác quốc tế, Tổng Hằng năm.
cục Thuỷ sản, Cục Bảo vệ
Thực vật, Cục trồng trọt,
Cục Chăn nuôi và các tổ
chức quốc tế.
5.3 Hỗ trợ thực hiện các dự án quốc tế liên quan đến Vụ Hợp tác quốc tế. Cục Thú y, Tổng cục Thuỷ Hằng năm.
sử dụng kháng sinh, kháng kháng sinh. sản, Cục Bảo vệ Thực vật,
Cục trồng trọt, Cục Chăn
nuôi, Học viện Nông nghiệp
Việt Nam và các Viện
chuyên ngành có liên quan
và các tổ chức quốc tế.
5.4 Huy động các nguồn lực quốc tế để tăng cường Vụ Hợp tác Quốc tế. Cục Thú y, Tổng cục Thuỷ Hằng năm.
năng lực quản lý sử dụng kháng sinh và phòng, sản, Cục Bảo vệ Thực vật,
chống kháng kháng sinh trong nông nghiệp. Cục trồng trọt, Cục Chăn nuôi,
Học viện Nông nghiệp Việt
Nam và các Viện chuyên
ngành có liên quan.

26

13
12/5/2023

KẾT QUẢ
Hoạt động phòng, chống kháng kháng sinh năm 2023

27

1. Xây dựng cơ chế, chính sách


 Phối hợp với Bộ Y tế xây dựng và trình Chính phủ ban hành Quyết định số 1121/QĐ-TTg ngày
25/9/2023 về Chiến lược quốc gia phòng, chống kháng thuốc giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn 2045

 Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023 về
việc ban hành Kế hoạch quốc gia Triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực
quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai
đoạn 2023 – 2030, trong đó có Nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm để về nâng cao năng lực
quản lý, nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc, vắc xin thú y đảm bảo chất lượng,
an toàn, hiệu quả, giai đoạn 2023 – 2030, bao gồm giám sát sử dụng kháng sinh và giám sát kháng
thuốc

 Xây dựng và trình Bộ ban hành Quyết định số 3492/QĐ-BNN-TY ngày 17/8/2023 về Khung
nhiệm vụ nghiên cứu khoa học về sử dụng kháng sinh, kháng kháng sinh, chế phẩm thay thế
kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2024-2030 làm căn cứ để các đơn vị,
tổ chức đăng ký nhiệm vụ khoa học về Bộ.

28

14
12/5/2023

1. Xây dựng cơ chế, chính sách

Xây dựng và trình Bộ ban hành Thông tư số 13/2022/TT-BNNPTNT về sửa đổi, bổ


sung một số quy định về quản lý thuốc thú y, trong đó có quy định về kê đơn thuốc
thú y
Phối hợp với các chuyên gia của các trường Đại học, Viện nghiên cứu xây dựng dự
thảo tài liệu hướng dẫn sử dụng thuốc thú y an toàn, hiệu quả cho động vật nuôi nhằm
mục đích giảm mối nguy về kháng kháng sinh trong chăn nuôi.

29

2. Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý


 Phối hợp với PATH xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu giám sát kháng kháng sinh
trên WHONET cho các phòng thí nghiệm có hoạt động giám sát kháng kháng sinh.

 Xây dựng hệ thống phần mềm quản lý dữ liệu về thuốc thú y với sự hỗ trợ từ Quỹ
Fleming, Vương quốc Anh. Đây là một hệ thống cơ sở dữ liệu trực tuyến được thiết
kế để phục vụ cho công tác quản lý về thuốc thú y, quản lý Danh mục thuốc thú y
được phép lưu hành, tình trạng sản xuất, nhập khẩu thuốc thú y, nguyên liệu kháng
sinh, tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam một cách đầy đủ có hệ thống. Tổ
chức 6 lớp tập huấn sử dụng phần mềm cho các doanh nghiệp

 Tổ chức khảo sát, điều tra tình hình thực hiện các quy định pháp luật về quản lý và
sử dụng thuốc thú y tại các tỉnh, thành phố nhằm xây dựng kế hoạch và đề xuất giải
pháp về quản lý việc buôn bán, sử dụng thuốc thú y qua hệ thống phần mềm quản lý
tại các Chi cục

30

15
12/5/2023

3. Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn


 Phối hợp với FAO xây dựng tờ rơi tuyên truyền, phổ biến quy định sử dụng, kê
đơn thuốc thú y có chứa kháng sinh cho các Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh,
thành phố; các cửa hàng buôn bán thuốc thú y trên 63 tỉnh, thành phố (15.000 tờ)
 Tổ chức 02 lớp tập huấn về sử dụng thuốc kháng sinh và kê đơn thuốc thú y có
chứa kháng sinh cho các cơ sở buôn bán thuốc thú y Thái Nguyên, Đồng Nai.
 Phối hợp với FAO tổ chức 02 hội nghị phổ biến, hướng dẫn triển khai thực hiện
Kế hoạch hành động quốc gia về phòng chống kháng kháng sinh trong nông
nghiệp giai đoạn 2021-2025, quy định về kê đơn thuốc thú y cho đại biểu đến từ
các Chi cục Chăn nuôi và Thú y, các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc thú y
 Tổ chức Hội thảo với chủ đề “Tăng cường hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu về
Kháng kháng sinh tại Việt Nam” nhằm thúc đẩy hợp tác đa ngành trong nông
nghiệp và y tế; tăng cường sử dụng kết quả nghiên cứu trong công tác quản lý, xây
dựng chính sách về Kháng kháng sinh, và đặt ra những ưu tiên trong đào tạo về
Kháng kháng sinh theo cách tiếp cận Một Sức khỏe trong thời kỳ mới.

31

3. Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn


Phối hợp với FHI360, PATH tổ chức các lớp tập huấn cho nhân viên phòng xét
nghiệm vi sinh của các đơn vị tham gia giám sát KKS các nội dung:
 Về sử dụng và thực hành xét nghiệm vi sinh (định danh, kháng sinh đồ) trên hệ
thống định danh, kháng sinh đồ tự động
 Về an toàn và an ninh sinh học phòng thí nghiệm cho các cán bộ làm tại phòng
thí nghiệm vi sinh của các đơn vị thực hiện giám sát KKS
 Về Hướng dẫn lấy mẫu giám sát kháng kháng sinh; Hướng dẫn quy trình xét
nghiệm phân lập, định danh và kháng sinh đồ cho các vi khuẩn giám sát (E.coli,
Salmonella và Campylobacter) và thực hành phương pháp kháng sinh đồ
Colistin (CBDE)
 Về hướng dẫn cài đặt WHONET; tạo/chỉnh sửa cấu hình phòng thí nghiệm trên
WHONET; nhập liệu dữ liệu vào WHONET; Hướng dẫn phân tích dữ liệu
kháng kháng sinh bằng WHONET; Hướng dẫn và thực hành tạo báo cáo và nộp
báo cáo lên cổng giám sát

32

16
12/5/2023

4. Giám sát kháng kháng sinh

Xây dựng Kế hoạch và tổ chức thực hiện giám sát chủ động kháng kháng sinh năm
2023:
- Đối tượng vật nuôi lấy mẫu: lợn và gà
- Phạm vi thực hiện: tại 15 tỉnh, thành phố
- Số lượng mẫu: 2880 mẫu
- Vi khuẩn mục tiêu: Ecoli, Salmonella và Campylobacter
- Xét độ nhậy với 19 loại kháng sinh
- Kết quả: Dự kiến cuối tháng 11, đầu tháng 12 sẽ hoàn thành
Phối hợp với chuyên gia vi sinh của NIHE, FHI360 tổ chức các chuyến khảo sát và hỗ
trợ kỹ thuật nội dung an toàn và an ninh sinh học trong phòng xét nghiệm vi sinh của
các đơn vị thuộc Cục tham gia giám sát KKS

33

Xin cảm ơn sự chú ý lắng nghe

34

17

You might also like