You are on page 1of 30

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH


VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM
--------

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


MÔN HỌC: BAO GÓI THỰC PHẨM
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ VẬT LIỆU BAO BÌ SINH HỌC VÀ ỨNG DỤNG TRONG
BẢO QUẢN THỰC PHẨM
Họ và Tên MSSV

Ngô Thụy Gia Hân 21054821

Lê Thị Thanh Ngân 21034561

Nguyễn Văn Hội 21034671

Thân Nguyễn Khánh Duy 21049721

Trịnh Duy An 21042531


Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

Lớp học phần: DHTP17B

Nhóm: 15

GVHD: Nguyễn Huỳnh Đình Thuấn

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2024

1
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN

Họ và tên MSSV Nhiệm vụ

Ngô Thụy Gia Hân 21054821 Quy trình sản xuất bao bì
sinh học. Tiêu chuẩn của
bao bì sinh học. Kết
Luận& Đề xuất ý kiến.
Powerpoint

Lê Thị Thanh Ngân 21034561 Quy trình sản xuất bao bì


sinh học. Tiêu chuẩn của
bao bì sinh học. Kết
Luận& Đề xuất ý kiến.
Word

Nguyễn Văn Hội 21034671 Ứng dụng của bao bì sinh


học trong bảo quản thực
phẩm. Các loại sản phẩm
dùng bao bì sinh học?

Trịnh Duy An 21042531 Tìm hiểu, giới thiệu về


vật liệu để sản xuất bao
bì? Ứng dụng của bao bì
sinh học trong bảo quản
thực phẩm.

Thân Nguyễn Khánh 21049721 Tìm hiểu, giới thiệu về


Duy vật liệu để sản xuất bao
bì? Ứng dụng của bao bì
sinh học trong bảo quản
thực phẩm.

2
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................5

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ BAO BÌ SINH HỌC.........................................................6

I. Tìm hiểu về vật liệu sử dụng để sản xuất bao bì......................................................6

II. Giới thiệu về vật liệu...............................................................................................7

1. Giới thiệu sơ lược về bao bì sinh học.................................................................7

1.1 Định nghĩa....................................................................................................7

1.2 Phân loại............................................................................................................7

1.3 Ưu điểm và nhược điểm....................................................................................7

2. Các loại sản phẩm dùng bao bì sinh học.............................................................8

3. Tiêu chuẩn của bao bì sinh học.........................................................................11

3.1. Về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu:...............................................................11

3.2 Về đặc tính kỹ thuật, giới hạn cho phép của các thông số ô nhiễm trong
sản phẩm:...............................................................................................................11

3.3 Tiêu chuẩn Châu Âu về nhựa có thể phân hủy sinh học là CEN / TR
159325...................................................................................................................12

3.4 Tiêu chuẩn của Liên minh Châu Âu về phân có thể phân hủy (EN
13432:20006 cho bao bì và EN 14995: 20067 cho sản phẩm không bao bì)........13

3.5 Tiêu chẩn UNE-EN 13432.........................................................................13

3.6 Tiêu chuẩn OK COMPOST.......................................................................13

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT..........................................................................14

I. Quy trình sản xuất bao bì sinh học........................................................................14

II. Thuyết minh quy trình sản xuất bao bì sinh học....................................................14

1. Bước 1: Trộn nguyên liệu.................................................................................14

3
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

2. Bước 2: Thổi màng phim..................................................................................14

3. Bước 3: In.........................................................................................................15

4. Bước 4: Cắt và hàn nhiệt..................................................................................16

5. Bước 5: Kiểm tra sản phẩm..............................................................................17

6. Bước 6: Tạo thành phẩm và đóng gói...............................................................17

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA BAO BÌ SINH HỌC TRONG CÔNG NGHỆ THỰC
PHẨM................................................................................................................................18

I. Các ứng dụng trong công nghệ thực phẩm............................................................18

1. Màng sinh học:..................................................................................................18

Dùng để đóng gói trái cây và rau quả:.......................................................................18

2. Hộp sinh học:....................................................................................................19

3. Cốc, chén sinh học:...........................................................................................19

4. Dao, nĩa, muỗng sinh học:................................................................................20

5. Ngoài ra, bao bì sinh học còn được ứng dụng trong:........................................21

6. Lưu ý.................................................................................................................21

II. Ảnh hưởng của bao bì sinh học trong bảo quản thực phẩm..................................22

1. Kéo dài thời hạn sử dụng thực phẩm:...................................................................22

2. Giữ được hương vị và chất lượng thực phẩm:..................................................22

3. An toàn cho sức khỏe người tiêu dùng:............................................................22

4. Bảo vệ môi trường:...........................................................................................23

5. Nâng cao hình ảnh thương hiệu:.......................................................................23

6. Tác động đến chuỗi cung ứng thực phẩm:........................................................23

7. Khả năng chứa đựng và bảo quản thấp hơn:.....................................................23

III. Tiêu chuẩn của bao bì sinh học trong bảo quản thực phẩm.................................23

4
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

1. Khả năng phân hủy sinh học:............................................................................23

2. An toàn cho thực phẩm:....................................................................................24

3. Khả năng bảo quản thực phẩm:........................................................................24

4. Ngoài ra, bao bì sinh học cũng cần đáp ứng các tiêu chuẩn khác như:............24

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN & ĐỀ XUẤT Ý KIẾN............................................................25

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................26

MỤC LỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Vật liệu để sản xuất bao bì......................................................................................7


Hình 2: Trong lĩnh vực thực phẩm......................................................................................9
Hình 3: Trong lĩnh vực đồ uống........................................................................................10
Hình 4: Trong lĩnh vực Mỹ phẩm......................................................................................10
Hình 5: Trong lĩnh vực dược phẩm...................................................................................11
Hình 6: máy thổi màng phim.............................................................................................15
Hình 7: thiết bị sản xuất bao bì sinh học...........................................................................16
Hình 8: Máy cắt.................................................................................................................17
Hình 9: Hình ảnh màng sinh học trong thực phẩm............................................................18
Hình 10: Hình ảnh hộp sinh học........................................................................................19
Hình 11: hình ảnh cốc, chén sinh học................................................................................20
Hình 12: hình ảnh muỗng sinh học....................................................................................21

5
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống ngày nay, bao bì được sử dụng rất phổ biến dùng để chứa đựng tất cả
các loại hàng hóa, thực phẩm trong quá trình chúng ta bảo quản, vận chuyển, phân phối
và kiểm tra. Bao bì có nhiệm vụ bảo vệ chất lượng hàng hóa, sản phẩm từ khâu sản
xuất cho đến khâu trao đổi thương mại và tiêu dùng. Theo thống kê của Bộ Tài nguyên
và Môi trường, trung bình trong một ngày thì một người tiêu dùng phải sử dụng ít nhất
một túi nilon. Thời gian để phân hủy những bao bì nhựa, túi nilon là khoảng 50 năm
nên sẽ ảnh hưởng đến sự ô nhiễm môi trường sống của chúng ta. Nhựa nhiệt dẻo thì
phải mất thời gian phân hủy từ 10-30 năm, thậm chí là một thế kỷ. Xử lý chúng bằng
cách đốt sẽ gây ô nhiễm môi trường và không khí, nếu chôn lấp sẽ tốn diện tích đất và
ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, còn tái chế cần phải đầu tư thiết bị máy móc đắt tiền,
hiệu quả kinh tế thấp. Vào năm 1966, thế giới đã sử dụng 150 triệu tấn nhựa nhiệt dẻo.
Chính vì những lý do trên mà nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu nghiên cứu về
polymer phân hủy sinh học kể từ những năm 1980 để sử dụng trong nông nghiệp, công
nghệ bao bì thực phẩm. Năm 1980, ở trên toàn thế giới chỉ có được 7-12 sáng chế tiêu
biểu trong ngành polymer phân hủy sinh học. Tuy nhiên, con số đó đã được tăng lên
đến 1500 sáng chế trong 10 tháng đầu năm 2003. Hiện nay, nước Mỹ đã thay thế 20%
nhựa nhiệt dẻo bằng polymer phân hủy sinh học. Với đề tài “Tìm hiểu về Vật liệu bao
bì sinh học” là một đề tài được rất nhiều người quan tâm. Vì thế, đề tài này đã giúp cho
chúng em tìm hiểu được nhiều kiến thức mới mẻ về vật liệu bao bì sinh học, một vật
liệu bao gói gắn bó với ngành công nghệ thực trong tương lai. Bài tiểu luận của chúng
em còn có những thiếu sót rất mong nhận được sự góp ý của thầy để đề tài này được
hoàn thiện hơn. Nhóm chúng em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Huỳnh
Đình Thuấn đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức vô cùng quý báu, giúp chúng
em không những thực hiện hoàn thiện được đề tài này, mà còn giúp chúng em áp dụng
vào những công việc thực tế cho công việc sau này. Xin trân trọng cảm ơn thầy!

6
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ BAO BÌ SINH HỌC


I. Tìm hiểu về vật liệu sử dụng để sản xuất bao bì
Trong ngành công nghệ thực phẩm, việc sử dụng bao bì để bao gói thực phẩm là một
yêu cầu thiết yếu và phổ biến với tất cả mọi sản phẩm. Hiện nay, có nhiều loại bao bì
khác nhau được sử dụng trong bao gói thực phẩm như: bao bì giấy, bao bì kim loại, bao
bì thủy tinh, bao bì nhựa, bao bì sinh học, … Bao bì nhựa dễ gia công và sản xuất, nhẹ,
có độ bền cơ học cao và đặc biệt là rất thuận tiện cho việc sử dụng. Tuy nhiên, nhược
điểm của bao bì nhựa là phân hủy trong môi trường tự nhiên trong thời gian rất dài, vì
vậy gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường đáng kể. Mặc dù đã có những cảnh cáo về
vấn đề ô nhiễm môi trường do bao bì nhựa mang lại và đã có các loại bao bì giấy thay
thế, nhưng con người không thể phủ nhận sự tiện lợi của bao bì nhựa và tiếp tục sử
dụng bất chấp lời cảnh báo "Sẽ có lúc chúng ta phải đi trên đống rác".

Tình trạng ô nhiễm môi trường do các sản phẩm từ bao bì nhựa như các chai lọ và đặc
biệt là túi nilon đã trở thành một vấn đề rất nghiêm trọng và cấp bách do thuộc loại khó
thu hồi, xử lý, khó phân hủy. Điều này đã mang lại các vấn đề nan giải trong quá trình
quản lý môi trường ở hầu hết các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Nhiều quốc gia đã bổ sung các điều luật trong luật pháp đối với các sản phẩm có nguồn
gốc từ polymer. Việt Nam tăng cường các giải pháp để bảo vệ môi trường và biến đổi
khí hậu, trong thời gian qua đã và đang đặt ra nhiều thách thức cho các doanh nghiệp
ngành sản xuất bao bì. Buộc các doanh nghiệp này phải có các giải pháp công nghệ -
kỹ thuật để đưa ra thị trường các sản phẩm bao bì thân thiện môi trường, có thể tái chế,
tái sử dụng và tạo ra các sản phẩm bao bì phân hủy sinh học. Hiện nay, nhựa phân hủy
sinh học có nguồn gốc từ nguồn nguyên liệu thay thế, có thể tái tạo đang trở nên hấp
dẫn hơn khi giá thành nhựa từ nguyên liệu hóa thạch tự tăng cao và ý thức của người
tiêu dùng hướng đang hướng về sản phẩm thiên nhiên, thân thiện với môi trường. Công
nghệ sản xuất bao bì tự hủy sinh học đã được nghiên cứu, thử nghiệm và sử dụng

7
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

thương mại, mặc dù cho đến nay chúng chưa thể cạnh tranh về giá cả và hiệu suất so
với nhóm bao bì nhựa truyền thống.

Hình 1: Vật liệu để sản xuất bao bì

II. Giới thiệu về vật liệu

1. Giới thiệu sơ lược về bao bì sinh học

1.1 Định nghĩa


Bao bì sinh học là loại bao bì được sản xuất từ các nguyên liệu có thể phân hủy sinh
học, có nghĩa là chúng có thể bị vi sinh vật phân hủy thành các hợp chất đơn giản như
CO2 và nước trong điều kiện môi trường tự nhiên.

1.2 Phân loại


− Bao bì phân hủy sinh học: Loại bao bì này có thể phân hủy thành CO 2 và nước
trong điều kiện môi trường tự nhiên.
− Bao bì compostable: Loại bao bì này có thể phân hủy thành compost (phân bón
hữu cơ) trong điều kiện ủ phân.

8
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

1.3 Ưu điểm và nhược điểm

Bao bì phân hủy sinh học được đánh giá có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với bao bì
nhựa, túi nilon truyền thống. Cụ thể:

− An toàn cho sức khỏe người dùng: bao bì phân hủy sinh học được làm từ nguyên
liệu tự nhiên nên giúp cho con người giảm thiểu được nguy cơ bị nhiễm các chất
độc hại như: BPA, phthalates. Ngoài ra, việc xử lý bao bì tự phân hủy sinh học
hoàn toàn không cần con người phải đốt, chỉ cần chôn ủ nên không tạo ra các
khí độc hại gây ung thư hay dị tật bẩm sinh.
− Thân thiện với môi trường: bao bì sinh học có thể tự phân huỷ hoàn toàn thành
các chất vô cơ và sinh khối mà không tồn dư chất độc hại trong tự nhiên. Hơn
nữa, lượng sinh khối tạo ra có thể dùng để sản xuất phân bón cho cây trồng, giúp
tái tạo lại hệ sinh thái xanh.
− Thời gian phân huỷ nhanh chóng: các loại bao bì sinh học có thời gian phân huỷ
rất ngắn, chỉ khoảng vài tháng đến một năm. So với thời gian 500-1000 năm
phân hủy của các loại bao bì nhựa, túi nilon thông thường thì thời gian phân hủy
của bao bì sinh học đã ngắn hơn nhiều.

Có thể nói, bao bì phân hủy sinh học vừa an toàn cho sức khỏe vừa thân thiện với môi
trường. Sử dụng loại bao bì phân hủy thay thế các loại bao bì nhựa, túi nilon sẽ góp
phần giảm thiểu đáng kể lượng rác thải bao bì đang gia tăng không ngừng ở các bãi tập
kết rác, sông ngòi và đại dương.

2. Các loại sản phẩm dùng bao bì sinh học

 Trong lĩnh vực thực phẩm:

9
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

− Trái cây và rau củ thường được đóng gói trong túi hoặc hộp bao bì sinh học, chẳng
hạn như túi PLA (polylactic acid) làm từ tinh bột sắn hoặc hộp giấy tái chế.
− Bánh mì thường được đóng gói trong túi giấy tái chế hoặc túi PLA, giúp bảo quản
độ ẩm và đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
− Hạt cà phê có thể được đóng gói trong túi PLA hoặc hộp giấy tái chế để giữ cho
hương vị được lưu giữ tốt và bảo vệ khỏi sự oxi hóa.

Hình 2: Trong lĩnh vực thực phẩm

 Trong lĩnh vực Đồ uống:


− Nước trái cây thường được đóng gói trong chai PET sinh học làm từ nguồn
nguyên liệu thực vật, giảm lượng rác thải nhựa từ dầu mỏ.
− Sữa thường được đóng gói trong hộp carton tái chế, một lựa chọn thân thiện với
môi trường và dễ tái chế.
− Cà phê đóng gói cá nhân thường sử dụng gói đóng kín bằng PLA hoặc giấy tái
chế, giúp giữ cho cà phê luôn tươi ngon và không bị ảnh hưởng bởi môi trường
bên ngoài.

10
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

Hình 3: Trong lĩnh vực đồ uống

 Trong lĩnh vực Mỹ phẩm:


− Kem dưỡng da thường được đóng gói trong hũ thủy tinh tái chế, giúp bảo quản
chất lượng sản phẩm và có thể tái sử dụng sau khi sử dụng hết.
− Sữa tắm thường được đóng gói trong chai PET sinh học, giúp giảm lượng rác thải
nhựa và bảo vệ môi trường nước.
− Dầu gội đầu thường được đóng gói trong chai tái chế, giúp giảm lượng rác thải và
thúc đẩy tái chế.

Hình 4: Trong lĩnh vực Mỹ phẩm

11
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

 Trong lĩnh vực Dược phẩm:

Các loại thuốc thường được đóng gói trong hộp giấy tái chế hoặc chai PET sinh học, giúp
bảo quản tính chất của thuốc và giảm tác động đến môi trường từ các loại bao bì truyền
thống như:

− Chai PET sinh học: Được sản xuất từ nguồn nguyên liệu tái tạo như cây mía hoặc
cỏ mía, chai PET sinh học thường được sử dụng để đóng gói các dung dịch, siro
hoặc thuốc lỏng. Chúng giúp giảm lượng rác thải nhựa và tác động đến môi trường
so với chai PET truyền thống từ dầu mỏ.
− Hộp giấy tái chế: Hộp giấy tái chế là lựa chọn thân thiện với môi trường cho việc
đóng gói các loại thuốc viên, viên nang hoặc dạng bột. Nó giúp giảm lượng rác
thải nhựa và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái chế.
− Bìa và hộp giấy tái chế thường được sử dụng để đóng gói các sản phẩm dạng bột,
viên nang hoặc thuốc lỏng. Chúng không chỉ làm giảm lượng rác thải nhựa mà còn
tạo ra một hình ảnh thương hiệu thân thiện với môi trường.

Hình 5: Trong lĩnh vực dược phẩm

3. Tiêu chuẩn của bao bì sinh học

3.1. Về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu:


a) Nguyên liệu, vật liệu sản xuất bao bì có nguồn gốc từ vật liệu nhựa sinh học (đối với
bao bì nhựa phân hủy sinh học) hoặc nhựa PE, nhựa PP tái chế được làm sạch (đối với
bao bì nhựa tái chế) và các chất phụ gia không chứa các thành phần, chất trong danh
mục cấm nhập khẩu, sử dụng của Việt Nam.
12
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

b) Không sử dụng các loại mực, thuốc nhuộm, chất màu và các chất phụ gia khác theo
quy định an toàn môi trường và sức khỏe về sản xuất bao bì.

3.2 Về đặc tính kỹ thuật, giới hạn cho phép của các thông số ô nhiễm trong sản
phẩm:
a) Sản phẩm đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế
tương đương (nếu có).

b) Đối với bao bì nhựa phân hủy sinh học: tỷ lệ phân hủy sinh học của bao bì tối thiểu
90% trong thời gian 02 (hai) năm trong môi trường tự nhiên, compost hoặc trong bãi
chôn lấp chất thải rắn.

c) Đối với bao bì nhựa tái chế: có tối thiểu 20% nguyên liệu sản xuất bao bì từ nhựa tái
chế, có độ dày từ 50 μm trở lên, kích thước tối thiểu mỗi chiều từ 50 cm trở lên.

d) Hàm lượng tối đa cho phép của các kim loại nặng, phi kim và Flo quy định trong bao
bì như sau: Asen (As): 5 mg/kg; Cadimi (Cd): 0,5 mg/kg; Chì (Pb): 50 mg/kg; Đồng
(Cu): 50 mg/kg; Kẽm (Zn): 150 mg/kg; Thủy ngân (Hg): 0,5 mg/kg; Niken (Ni): 25
mg/kg; Crom (Cr): 50 mg/kg; Molyden (Mo): 1 mg/kg; Selen (Se): 0,75 mg/kg; Flo
(F): 100 mg/kg.

đ) Phương pháp thử nghiệm xác định các thông số quy định tại điểm b, c và d nêu trên
thực hiện theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) như: TCVN 11318, TCVN 11319, TCVN
11797, TCVN 11798, TCVN 9493, TCVN 13114, TCVN 10100, TCVN 10101; hoặc
tiêu chuẩn quốc tế như: ISO 14851, ISO 14852, ISO 14855, ISO 17088; tiêu chuẩn Hoa
Kỳ ASTM 6400, tiêu chuẩn Châu Âu EN 13432, tiêu chuẩn Ô-xtrây-lia AS 4736; hoặc
tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế tương đương.

Việc thử nghiệm được tiến hành bởi các phòng thử nghiệm được công nhận theo
TCVN ISO/IEC 17025 đối với phương pháp thử nghiệm xác định các thông số tương
ứng.

13
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

Trường hợp đăng ký nhiều nhãn hiệu sản phẩm có sử dụng cùng chủng loại và tỷ lệ
phối trộn nguyên liệu với cùng công nghệ sản xuất thì có thể thực hiện thử nghiệm đối
với sản phẩm có tính đại diện.

3.3 Tiêu chuẩn Châu Âu về nhựa có thể phân hủy sinh học là CEN / TR 159325
Tiêu chuẩn này tuyên bố rằng các đặc tính của chất tạo màng sinh học và nhựa sinh học
có thể được áp dụng cho:

− Chất dẻo sinh học hoặc chất sinh học, liên quan đến nguồn gốc của nguyên liệu
thô (nguồn có thể tái tạo).
− Chất dẻo phân hủy sinh học, xét về chức năng của chúng.
− Chất dẻo tương thích sinh học, về khả năng tương thích với cơ thể người hoặc
động vật (chỉ dành cho ứng dụng y tế).

3.4 Tiêu chuẩn của Liên minh Châu Âu về phân có thể phân hủy (EN
13432:20006 cho bao bì và EN 14995: 20067 cho sản phẩm không bao bì)
Tiêu chuẩn này đặt ra bốn tiêu chí cho sản phẩm về:

− Thành phần hóa học: Nên hạn chế chất bay hơi và kim loại nặng cũng như Flo.
− Phân hủy sinh học: Chuyển hóa > 90% nguyên liệu ban đầu thành CO2, nước và
khoáng chất bằng các quá trình sinh học trong vòng 6 tháng.
− Khả năng phân hủy: Ít nhất 90% khối lượng ban đầu phải được phân hủy thành
các hạt có thể lọt qua sàng 2 x 2 mm.
− Chất lượng: Không có chất độc hại và các chất khác cản trở quá trình ủ phân.

3.5 Tiêu chẩn UNE-EN 13432


Tiêu chuẩn này được sử dụng để đánh giá những gì có thể và không thể đi đến thùng
chứa hữu cơ (có thể phân hủy). NE-EN 13432 quy định các đặc tính của thùng chứa và
bao bì có thể phân hủy, những thứ có thể được tái chế, chẳng hạn như chất hữu cơ,
thông qua quá trình ủ phân và phân hủy kỵ khí. Các quy định này bao gồm cả bao bì và
bao bì bằng nhựa và vật liệu lignocellulosic (làm từ gỗ tự nhiên). Các vật liệu nhựa
không được sử dụng làm thùng chứa hoặc bao bì, chẳng hạn như nhựa dùng trong nông

14
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

nghiệp hoặc túi để thu gom chất thải, không nằm trong phạm vi của quy định. Tất cả
các tiêu chí trong tiêu chuẩn phải được đáp ứng để một vật liệu được coi là có thể phân
hủy được.

3.6 Tiêu chuẩn OK COMPOST


Tiêu chuẩn OK Compost là tiêu chuẩn hàng đầu thế giới để xác minh và đánh giá
chứng nhận cho các sản phẩm có khả năng phân hủy trong môi trường thiên nhiên và
không để lại các tác nhân gây hại cho môi trường. OK Compost được xây dựng bởi tổ
chức TUV Austria nhằm xác định khả năng phân hủy sinh học và khả năng phân hủy
của nhựa nói riêng.

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT


I. Quy trình sản xuất bao bì sinh học

Quy trình sản xuất bao bì sinh học quy mô công nghiệp

15
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

II. Thuyết minh quy trình sản xuất bao bì sinh học
Để sản xuất túi tự hủy sinh học cần trải qua 6 bước cơ bản như sơ đồ quy trình trên

1. Bước 1: Trộn nguyên liệu

Nguyên liệu được lựa chọn để sản xuất túi tự hủy sinh học để đưa vào máy trộn gồm:
các hạt màu, hạt nhựa nguyên sinh, các chất phụ gia và tinh bột được tính toán và gia
giảm theo tỷ lệ phần trăm nhất định trong nghiên cứu và mục đích sử dụng.

2. Bước 2: Thổi màng phim

Sau khi tất cả nguyên liệu được đưa vào máy trộn và vận hành trộn lẫn vào nhau. Tại
khâu trộn, nhiệt độ được áp dụng cao làm cho các nguyên liệu chuyển thành dạng lỏng.
Tại bước này, hỗn hợp chất lỏng sẽ được thổi theo dạng ống đầy không khí từ các
luồng khí và sau đó được thổi thành từng cuộn. Đây được xem là một công đoạn vô
cùng qua trọng trong tất cả các bước để sản xuất ra một sản phẩm túi tự phân hủy sinh
học. Để đạt tiêu chuẩn trong khâu này đòi hỏi công nhân phải có tay nghề cao, kinh
nghiệm giỏi vì bước này sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với tính chất cũng như độ chắc, độ
dày và độ trong của màng phim.

Hình 6: máy thổi màng phim

16
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

3. Bước 3: In

Tại đây sẽ đánh giá khả năng sản xuất của 1 doanh nghiệp. Công đoạn này nhằm phục
vụ cho các công ty, thông tin sản phẩm và tên công ty

Hình 7: thiết bị sản xuất bao bì sinh học

4. Bước 4: Cắt và hàn nhiệt

Để làm đa dạng hóa kiểu dáng bao bì và túi nhựa trở nên phong phú, các cơ sở sản xuất
sẽ đưa vào máy cắt. Tùy thuộc vào các loại máy cắt được lựa chọn trong dây chuyền
sản xuất mà cho ra nhiều kiểu quai túi đa dạng và khác nhau. Trong bước này, nhiệt độ
và tốc độ máy cắt sẽ quyết định đến độ chắc của phần gắn nhiệt. Các phần túi thừa sau
khi cắt bỏ sẽ được tái sử dụng 1 lần nữa, giảm thiểu tối đa lượng rác thải ra môi trường
bên ngoài.

17
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

Hình 8: Máy cắt

5. Bước 5: Kiểm tra sản phẩm

Sau khi trải qua hết 4 bước trên, lúc này sản phẩm đã được định hình thì bộ phận giám
sát sẽ đảm nhận kiểm tra trực tiếp từng sản phẩm từ A-Z. Kiểm tra từ mẫu in, kích
thước, kiểu dáng, đường hàn nhiệt, đọ bền, dai, chắc, dày, … Để đảm bảo sản phẩm khi
sản xuất ra phải đạt các tiêu chuẩn cũng như file mẫu, đảm bảo không có lỗi kỹ thuật
trong sản phẩm. Nếu sản phẩm đạt chất lượng thì mới được tiến hành in ấn với số
lượng đơn hàng mà khách hàng đã đặt. Còn sản phẩm bị sai sót phải điều chỉnh tính
toán lại thông số cũng như tái chế lại những sản phẩm lỗi.

6. Bước 6: Tạo thành phẩm và đóng gói

Sau khi tất cả các bước trên được hoàn thành, đơn hàng sẽ được đóng gói cẩn thận và
tiến hành vận chuyển đến tay khách hàng.

18
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG CỦA BAO BÌ SINH HỌC TRONG


CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
I. Các ứng dụng trong công nghệ thực phẩm

1. Màng sinh học:

Dùng để đóng gói trái cây và rau quả:

− Giúp giữ độ tươi ngon, giảm thiểu hao hụt trong quá trình vận chuyển và bảo
quản.

Ví dụ: Màng sinh học PLA được sử dụng để đóng gói chuối, táo, nho,...

− Dùng để đóng gói thịt và cá:


− Chống thấm khí, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, giúp bảo quản thịt và cá
tươi ngon lâu hơn.

Ví dụ: Màng sinh học EVOH được sử dụng để đóng gói thịt bò, cá hồi,...

− Dùng để đóng gói bánh kẹo:


− Giữ được hương vị và độ giòn của bánh kẹo.

Ví dụ: Màng sinh học PHA được sử dụng để đóng gói bánh quy, kẹo sô cô la.

19
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

Hình 9: Hình ảnh màng sinh học trong thực phẩm

2. Hộp sinh học:

Dùng để đựng thức ăn nhanh:

− Giữ nóng thức ăn, tiện lợi cho việc sử dụng.

Ví dụ: Hộp sinh học làm từ bã mía được sử dụng để đựng cơm, mì xào.

Dùng để đựng salad:

− An toàn cho thực phẩm, không chứa hóa chất độc hại.

Ví dụ: Hộp sinh học làm từ bột bắp được sử dụng để đựng salad rau củ.

Dùng để đựng đồ ăn mang đi:

− Nhẹ gọn, tiện lợi, thân thiện với môi trường.

Ví dụ: Hộp sinh học làm từ giấy kraft được sử dụng để đựng đồ ăn mang đi picnic.

20
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

Hình 10: Hình ảnh hộp sinh học

3. Cốc, chén sinh học:

Dùng để đựng nước uống:

− An toàn cho sức khỏe, không chứa BPA.

Ví dụ: Cốc sinh học làm từ tre được sử dụng để uống nước, cà phê.

Dùng để đựng sinh tố:

− Giữ được hương vị thơm ngon của sinh tố.

Ví dụ: Chén sinh học làm từ lá dừa được sử dụng để đựng sinh tố trái cây.

Dùng để đựng sữa chua:

− Giữ được độ sánh mịn của sữa chua.

Ví dụ: Cốc sinh học làm từ bã mía được sử dụng để đựng sữa chua.

21
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

Hình 11: hình ảnh cốc, chén sinh học

4. Dao, nĩa, muỗng sinh học:

Dùng để ăn uống:

− An toàn cho sức khỏe, không chứa hóa chất độc hại.
− Phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên.

Ví dụ: Dao, nĩa, muỗng sinh học làm từ bột mì được sử dụng để ăn cơm, phở.

22
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

Hình 12: hình ảnh muỗng sinh học

5. Ngoài ra, bao bì sinh học còn được ứng dụng trong:

− Sản xuất túi đựng rác: Túi đựng rác sinh học phân hủy hoàn toàn trong môi
trường tự nhiên, giúp giảm thiểu rác thải nilon.
− Sản xuất khay đựng thực phẩm: Khay đựng thực phẩm sinh học có thể sử dụng
trong lò vi sóng và lò nướng.
− Sản xuất chai lọ đựng nước uống: Chai lọ đựng nước uống sinh học phân hủy
hoàn toàn trong môi trường tự nhiên.
6. Lưu ý:
− Bao bì sinh học có giá thành cao hơn so với bao bì truyền thống.
− Khả năng chịu nhiệt độ cao và độ ẩm cao của bao bì sinh học còn hạn chế.
− Chưa được ứng dụng rộng rãi do còn nhiều rào cản về kỹ thuật và công nghệ.

Bao bì sinh học là một giải pháp thay thế tiềm năng cho bao bì truyền thống, góp phần
bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Với những ưu
điểm vượt trội, bao bì sinh học được kỳ vọng sẽ ngày càng được ứng dụng rộng rãi
trong tương lai.

23
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

II. Ảnh hưởng của bao bì sinh học trong bảo quản thực phẩm

1. Kéo dài thời hạn sử dụng thực phẩm:

Bao bì sinh học có thể giúp kéo dài thời hạn sử dụng thực phẩm bằng cách:

− Chống thấm khí: Ngăn chặn sự xâm nhập của oxy, giúp giảm thiểu quá trình oxy
hóa và hư hỏng thực phẩm.
− Chống ẩm: Giúp giữ độ ẩm cho thực phẩm, ngăn ngừa thực phẩm bị khô héo.
− Chống vi khuẩn: Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc, giúp thực phẩm
tươi ngon lâu hơn.

Ví dụ:

− Màng sinh học PLA được sử dụng để đóng gói chuối có thể giúp kéo dài thời hạn
sử dụng chuối lên đến 2 ngày.
− Hộp sinh học làm từ bã mía được sử dụng để đựng cơm có thể giúp giữ cơm nóng
và tươi ngon trong vòng 2 giờ.

2. Giữ được hương vị và chất lượng thực phẩm:

Bao bì sinh học được làm từ nguyên liệu tự nhiên, không chứa hóa chất độc hại nên
không ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng thực phẩm.

Ví dụ:

− Cốc sinh học làm từ tre được sử dụng để uống nước không làm ảnh hưởng đến
hương vị của nước.
− Chén sinh học làm từ lá dừa được sử dụng để đựng sinh tố trái cây giúp giữ được
hương vị thơm ngon của sinh tố.

3. An toàn cho sức khỏe người tiêu dùng:

Bao bì sinh học được làm từ nguyên liệu tự nhiên, không chứa BPA và các hóa chất độc
hại khác nên an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

24
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

4. Bảo vệ môi trường:

Bao bì sinh học có thể phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên nên không gây ô
nhiễm môi trường.

Ví dụ:

− Túi đựng rác sinh học phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên, giúp giảm
thiểu rác thải nilon.
− Chai lọ đựng nước uống sinh học phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên,
giúp giảm thiểu rác thải nhựa.

5. Nâng cao hình ảnh thương hiệu:

Sử dụng bao bì sinh học thể hiện sự quan tâm của doanh nghiệp đến môi trường và sức
khỏe người tiêu dùng, góp phần nâng cao hình ảnh thương hiệu.

6. Tác động đến chuỗi cung ứng thực phẩm:

Việc chuyển từ bao bì truyền thống sang bao bì sinh học có thể yêu cầu thay đổi trong
chuỗi cung ứng thực phẩm, từ sản xuất đến vận chuyển và lưu trữ. Điều này có thể tạo ra
những thách thức và chi phí phát sinh mới.

7. Khả năng chứa đựng và bảo quản thấp hơn:

Một số loại bao bì sinh học có thể không cung cấp khả năng bảo quản và bảo vệ thực
phẩm như bao bì nhựa truyền thống. Điều này có thể dẫn đến sự hao hụt thực phẩm và
tăng nguy cơ thất thoát thực phẩm.

III. Tiêu chuẩn của bao bì sinh học trong bảo quản thực phẩm
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường, bao bì sinh học
sử dụng trong bảo quản thực phẩm cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

1. Khả năng phân hủy sinh học:

Bao bì sinh học phải có khả năng phân hủy hoàn toàn trong môi trường tự nhiên thành
các hợp chất hữu cơ đơn giản, không gây ô nhiễm môi trường.

25
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

Tiêu chuẩn:

− TCVN 12259:2018 (ISO 18606:2013) về Bao bì và môi trường - Tái chế hữu cơ
− ASTM D6400 - Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn để xác định mức độ phân hủy
sinh học của vật liệu nhựa trong môi trường ủ phân

2. An toàn cho thực phẩm:

Bao bì sinh học phải được sản xuất từ nguyên liệu an toàn, không thôi nhiễm các chất độc
hại vào thực phẩm, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

Tiêu chuẩn:

− QCVN 12-1:2011/BYT - Quy định về bao bì thực phẩm trực tiếp tiếp xúc với thực
phẩm
− FDA 21 CFR 177 - Quy định của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
về các chất phụ gia trực tiếp trong thực phẩm

3. Khả năng bảo quản thực phẩm:

Bao bì sinh học phải có khả năng bảo quản thực phẩm tốt, giữ được hương vị, chất lượng
và độ tươi ngon của thực phẩm trong thời gian bảo quản.

Tiêu chuẩn:

− TCVN 4833-2:2008 - Phương pháp thử nghiệm bao bì - Xác định độ thấm khí của
màng, giấy và các vật liệu khác
− ASTM D882 - Phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn để xác định độ thấm hơi nước
của vật liệu tấm

4. Ngoài ra, bao bì sinh học cũng cần đáp ứng các tiêu chuẩn khác như:

− Khả năng chịu nhiệt độ cao và độ ẩm cao


− Khả năng chống thấm nước, dầu mỡ
− Khả năng chống va đập
− Dễ dàng sử dụng và tái chế

26
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

Hiện nay, các tiêu chuẩn về bao bì sinh học đang được hoàn thiện và phát triển để phù
hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và nhu cầu thị trường.

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN & ĐỀ XUẤT Ý KIẾN


Trong tình hình ngày nay, khi môi trường đang đối mặt với những thách thức nghiêm
trọng từ biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, việc sử dụng bao bì sinh học trong đóng
gói thực phẩm trở thành một lựa chọn quan trọng để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi
trường. Bao bì sinh học giúp giảm lượng rác thải nhựa, tiết kiệm tài nguyên tự nhiên, và
tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tái chế và phân hủy.

Tuy nhiên, việc sử dụng bao bì sinh học không phải là một giải pháp hoàn hảo và vẫn đối
diện với một số thách thức. Quá trình sản xuất bao bì sinh học có thể tốn kém về nguyên
liệu và năng lượng, cũng như đòi hỏi quá trình xử lý đặc biệt sau khi sử dụng. Hơn nữa,
một số loại bao bì sinh học có thể không cung cấp khả năng bảo quản và bảo vệ thực
phẩm tốt như bao bì truyền thống. Bên cạnh đó thì chúng em cũng xin đề xuất một số ý
kiến liên quan đến vấn đề này:

− Tiếp tục nghiên cứu và phát triển công nghệ sản xuất bao bì sinh học để tối ưu hóa
hiệu suất và giảm thiểu tác động đến môi trường trong quá trình sản xuất.
− Thúc đẩy sự hợp tác giữa các nhà sản xuất, chính phủ, và các tổ chức xã hội để đặt
ra các tiêu chuẩn và quy định về việc sử dụng và xử lý bao bì sinh học.
− Tăng cường giáo dục và tạo nhận thức cho người tiêu dùng về lợi ích của việc sử
dụng bao bì sinh học và cách thức xử lý sau khi sử dụng.
− Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc chuyển đổi sang sử dụng bao
bì sinh học thông qua các chính sách khuyến khích và ưu đãi.
− Xây dựng một hệ thống tái chế và phân hủy bao bì sinh học hiệu quả và bền vững,
đảm bảo rằng chúng được xử lý một cách an toàn và hiệu quả sau khi sử dụng.

27
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. TS. Đống Thị Anh Đào, 2005. Kỹ thuật bao bì thực phẩm. Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 268 trang.
2. Bao bì Minh Sang, Những qui định về bao bì thực phẩm
https://baobiminhsang.com/nhungquydinhvebaobithucpham
3. Võ Tấn Đạt, Tiểu luận Bao bì thực phẩm,
https://www.scribd.com/document/514074584/TI%E1%BB%82U-LU%E1%BA%ACN-
BAO-BI-TH%E1%BB%B0C-PH%E1%BA%A8M
4. Tiểu Luận Vật liệu bao gói phân hủy sinh học
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-su-pham-ky-thuat-thanh-pho-ho-
chi-minh/cong-nghe-thuc-pham/nhom-01-vat-lieu-bao-goi-phan-huy-sinh-hoc/27280350

5. UK D.Plackett and I.Siró


(2011),
Polyhydroxyalkanoates
(PHAs) for food packaging,
6. Technical University of
Denmark, Denmark
7. UK D.Plackett and I.Siró
(2011),

28
Nhóm 15 Bao gói thực phẩm DHTP17B

Polyhydroxyalkanoates
(PHAs) for food packaging,
8. Technical University of
Denmark, Denmark
9. UK D.Plackett and I.Siró
(2011),
Polyhydroxyalkanoates
(PHAs) for food packaging,
10. Technical University of
Denmark, Denmark
5. UK D.Plackett and I.Siró (2011), Polyhydroxyalkanoates (PHAs) for food
packaging, Technical University of Denmark, Denmark
6. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12259:2018 (ISO 18606:2013) về Bao bì và môi
trường – Tái chế hữu cơ
7. Công ty GreenSun, quy trình sản xuất túi sinh học
8. Các tiêu chuẩn Châu Âu dành cho các sản phẩm có thể phân hủy sinh học
https://knacert.com.vn/blogs/tin-tuc/cac-tieu-chuan-chau-au-danh-cho-san-pham-
co-the-phan-huy-sinh-hoc

29

You might also like