You are on page 1of 33

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC

KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM THỦY TINH

ĐỀ TÀI

THỦY TINH BOROSITLICATE TRUNG TÍNH ỨNG DỤNG TRONG Y TẾ,


THỰC PHẨM

LỚP: L01 NHÓM: 04 HK222

GVHD: PGS.TS PHẠM TRUNG KIÊN

Sinh viên thực hiện

STT MSSV HỌ TÊN ĐIỂM GHI


BTL CHÚ

1 2013347 Nguyễn Thị Huyền

2 2013556 Nguyễn Thị Thúy Kiều

3 2013646 Trần Tuệ Linh

4 2013726 Bùi Thị Trúc Ly

5 2013948 Nguyễn Minh Nguyệt Nhóm


trưởng

Tp HCM, Tháng 4/2023

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

KHOA CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU

BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC

KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM THỦY TINH

ĐỀ TÀI

THỦY TINH BOROSITLICATE TRUNG TÍNH ỨNG DỤNG TRONG Y TẾ,


THỰC PHẨM

LỚP: L01 NHÓM: 04 HK222

GVHD: PGS.TS PHẠM TRUNG KIÊN

Sinh viên thực hiện

STT MSSV HỌ TÊN MỨC ĐỘ ĐIỂM GHI


LÀM VIỆC BTL CHÚ

1 2013347 Nguyễn Thị Huyền 100%

2 2013556 Nguyễn Thị Thúy Kiều 100%

3 2013646 Trần Tuệ Linh 80%

4 2013726 Bùi Thị Trúc Ly 100%

5 2013948 Nguyễn Minh Nguyệt 100% Nhóm


trưởng

Tp HCM, Tháng 4/2023

2
MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................................................ 3

DANH MỤC HÌNH ẢNH................................................................................... 5

MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 6

NỘI DUNG...........................................................................................................7

1. Thủy tinh Borosilicate................................................................................. 7

1.1. Thành phần của thủy tinh Borosilicate............................................... 7

1.2. Cấu trúc của thủy tinh Borosilicate..................................................... 8

1.3. Tính chất của thủy tinh Borosilicate........................................................ 9

1.3.1. Tính chất vật lý.................................................................................... 9

1.3.2. Tính chất hóa học.............................................................................. 10

1.3.3. Tính chất quang học.......................................................................... 11

1.4. Ưu nhược điểm của thủy tinh Borosilicate............................................ 12

1.4.1. Ưu điểm............................................................................................. 12

1.4.2. Nhược điểm........................................................................................15

2. Quy trình sản xuất thủy tinh Borosilicate............................................... 15

2.1. Phối liệu................................................................................................... 15

2.2. Nấu thủy tinh...........................................................................................16

2.3. Tạo hình sản phẩm..................................................................................16

2.4. Ủ và xử lý nhiệt........................................................................................19

3
2.5. Hoàn thiện và kiểm tra sản phẩm...........................................................19

3. So sánh thủy tinh borosilicate với thủy tinh vôi soda.............................20

4. Ứng dụng của thủy tinh Borosilicate....................................................... 23

4.1. Ứng dụng trong y tế............................................................................ 23

4.1.1. Ống tiêm và lọ............................................................................... 23

4.1.2. Vật liệu cấy ghép y tế (Medical implants).....................................23

4.1.3. Chip vi lỏng (Microfluidic devices)...............................................23

4.1.4. Linh kiện quang học (Optical components).................................. 24

4.1.5. Vật liệu nha khoa (Dental materials)............................................ 24

4.2. Đồ thủy tinh trong phòng thí nghiệm................................................ 24

4.3. Sản xuất dụng cụ nấu ăn - đựng thực phẩm.....................................25

4.3.1. Bình đun nước............................................................................... 25

4.3.2. Bình giữ nhiệt................................................................................ 26

4.3.3. Lọ đựng thực phẩm........................................................................27

4.3.4. Bình pha cà phê................................................................................. 27

KẾT LUẬN........................................................................................................ 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 29

4
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 . (A) Cấu trúc của thủy tinh kiềm-silicat; (B) một đơn vị cấu trúc Q2
bao gồm hai nguyên tử oxy cầu và hai oxy không cầu. 9

Hình 2 . Thủy tinh borosilicate có hệ số giãn nở nhiệt khá thấp 10

Hình 3 . Borosilicate glass được ứng dụng rộng rãi 11

Hình 4 . Thủy tinh Borosil có độ trong suốt cao 11

Hình 5 . Borosilicate Glass khá trơ về mặt hóa học 12

Hình 6 . Các sản phẩm từ thủy tinh borosil có khả năng chịu nhiệt tốt 14

Hình 7 . Sản phẩm từ thủy tinh Borosilicate có mức giá khá hợp lý 14

Hình 8 . Tính trơ giúp cho loại thủy tinh này được ứng dụng rộng rãi 15

Hình 9 . Tạo hình phương pháp thổi 17

Hình 10 . Phương pháp thổi và thổi 18

Hình 11 . Phương pháp ép và thổi 18

Hình 12 . Tạo hình phương pháp kéo ống theo quy trình Danner 19

Hình 13 . Quy trình sản xuất thủy tinh Borosilicate 20

Hình 14 . Lọ thủy tinh trong y tế 23

Hình 15 . Thiết bị chip vi lỏng 24

Hình 16 . Ống thí nghiệm 25

Hình 17 . Bình đun nước siêu tốc bằng thủy tinh borosilicate 26

Hình 18 . Bình giữ nhiệt 2 lớp bằng thủy tinh borosilicate 26

Hình 19 . Hũ thủy tinh borosilicate 27

Hình 20 . Bình French press và bình cà phê Syphon 27

5
6
MỞ ĐẦU

Hiện nay, y tế và thực phẩm là 1 trong những vấn đề đang được xã hội quan tâm và
chú trọng. Góp phần vào trong đó không thể không kể đến một trong những yếu tố quyết
định tạo nên các thành phẩm chính là vật liệu thuỷ tinh, đặc biệt Borosilicate trung tín.
Với tính chất chịu nhiệt, kháng hóa chất và độ bền cao, đây là loại vật liệu vô cùng quan
trọng trong các ứng dụng y học và y thực phẩm, được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị
và công cụ y tế, thiết bị phân tích hóa học, dụng cụ nấu nướng, bao bì đựng thuốc, thực
phẩm và các ứng dụng khác.

Vậy, lý do vì sao vật liệu này lại là 1 trong những nguyên vật liệu đóng tầm quan
trọng ở hiện tại và tương lại thì những kiến thức tổng hợp từ bài tiểu luận này sẽ giải đáp
các câu hỏi đó. Nội dung bài sẽ tập trung vào việc tìm hiểu về cấu trúc, các tính chất vật
lý và hóa học của vật liệu này, bao gồm độ bền cơ học, kháng nhiệt, độ nhạy cảm với ánh
sáng, tính chịu hóa chất, độ dẫn điện. Cùng với đó là khả năng ứng dụng của thủy tinh
borosilicate trung tính trong các lĩnh vực y tế và thực phẩm. Đồng thời, tìm hiểu và đánh
giá các tính chất của vật liệu này, từ đó đưa ra các ứng dụng tiềm năng và cải thiện chất
lượng sản phẩm.

7
NỘI DUNG

1. Thủy tinh Borosilicate

Thủy tinh bao bì là một trong những vật liệu đóng gói chính được sử dụng trong
ngành dược phẩm, thực phẩm. Nó được phân thành 4 loại: Thủy tinh Loại I, thủy tinh
Loại II, thủy tinh loại III, thủy tinh loại IV dựa trên mức độ kháng hóa chất, thủy phân đối
với những chất mà thủy tinh tiếp xúc, đảm bảo độ tinh khiết và ổn định của sản phẩm. Và
thủy tinh Borosilicate được xếp vào loại I của thủy tinh bao bì.

1.1. Thành phần của thủy tinh Borosilicate

Thủy tinh borosilicate là một loại thủy tinh trung tính bao gồm silica (SiO2) và
boron oxide (B2O3), với việc bổ sung một lượng nhỏ các vật liệu khác như nhôm, natri và
kali. Chính xác hơn thì thành phần trong đó chứa 70-80 % silica (SiO2), 7-13 % boron
oxide (B2O3), 4-8 % Sodium oxide (Na2O) và Kali oxide (K2O), và 2-7 % aluminia oxit
(Al2O3). Silica (SiO2) góp phần tạo nên độ cứng, khả năng kháng hóa chất và nhiệt độ
nóng chảy cao của thủy tinh. Boron oxide (B2O3) làm giảm nhiệt độ nóng chảy của thủy
tinh và tăng khả năng chống sốc nhiệt. Alumina (Al2O3), đôi khi được thêm vào thủy tinh
borosilicate để cải thiện khả năng kháng hóa chất và ổn định nhiệt. Sodium oxide (Na2O)
hoặc Kali oxide (K2O) được sử dụng làm chất trợ dung trong quy trình sản xuất thủy tinh,
giúp hạ nhiệt độ nóng chảy của thủy tinh. Calci oxide (CaO) và/hoặc Magnesium oxide
(MgO) được thêm vào thủy tinh borosilicate để cải thiện độ bền cơ học và khả năng
chống sốc nhiệt.

Thủy tinh chứa 7–13% trọng lượng B2O3 được gọi là thủy tinh borosilicate borat
thấp và chủ yếu được sử dụng để sản xuất thiết bị hóa học, đèn và vỏ bọc ống. Thủy tinh
chứa 15–25% B2O3, được gọi là thủy tinh borosilicate borat cao. Thủy tinh borosilicate
borat cao còn được gọi là thủy tinh borosilicate kiềm có thể lọc được với thành phần tối
ưu là 62,7% trọng lượng SiO2, 26,9% trọng lượng B2O3, 6,6% trọng lượng Na2O và 3,5%
trọng lượng Al2O3. Thủy tinh này có thể được xử lý thêm để tạo ra thủy tinh có lỗ có kiểm
soát (Controlled Pore Glass) được sử dụng rộng rãi làm môi trường cố định trong sắc ký,
hoặc cách khác, các lỗ có thể được đóng lại để tạo ra một loại thủy tinh trong suốt không

8
thấm nước được gọi là thủy tinh silica Vycor 96%, thường được sử dụng trong dụng cụ
nấu ăn. Sự gia tăng hàm lượng B2O3, cùng với sự phân tách pha thứ cấp ở quy mô rất nhỏ
trong pha silica làm tăng tính kháng hóa chất, và ở khía cạnh này, thủy tinh borosilicate
borat cao khác rất nhiều so với thủy tinh borat thấp. Tuy nhiên thành phần chính xác của
thủy tinh borosilicate có thể khác nhau tùy thuộc vào công thức cụ thể và quy trình sản
xuất được sử dụng.

1.2. Cấu trúc của thủy tinh Borosilicate

Các oxit SiO2, B2O3 và Al2O3 nói chung là các oxit tạo mạch vì chúng tạo thành
các liên kết cộng hóa trị mạnh liên quan đến các tứ diện SiO4, AlO4 và BO4 và các tam
giác BO3.

Silicon (Si) là nguyên tố tạo thủy tinh chính trong thủy tinh borosilicate, nó liên kết
với các oxy cầu và oxy không cầu tạo tứ diện SiO4. Trong thủy tinh silicate, các oxy ở
đỉnh tứ diện SiO4 sẽ liên kết với nhau thông qua các nguyên tử oxy cầu để mạng thủy tinh
có độ dài khác nhau. Trong trường hợp silica kết tinh thì mạng thủy tinh không đều đặn;
ví dụ, góc liên kết Si-O-Si có thể nằm trong khoảng từ 120° đến 180° trong khi ở thạch
anh, nó là một hằng số. Tuy nhiên, độ dài liên kết SiO không đổi (1,62 Å) cũng như góc
liên kết O-Si-O (109°28’).

Các ion kiềm, kiềm thổ, kim loại chuyển tiếp và các ion có điện tích cao và kích
thước lớn bao gồm cả nhóm actinide, không thể dễ dàng thay thế cho Si, B hoặc Al và do
đó, sự thay đổi cấu trúc sẽ bị ảnh hưởng bởi các khoảng trống này. Chúng thường có số
phối trí từ 6 trở lên, hình thành các liên kết yếu hơn với oxy so với mạng tạo thành và
hoạt động để cân bằng điện tích cho mạng borosilicate hoặc alumina-borosilicate tích điện
âm. Điều này dẫn đến sự phá vỡ các liên kết Si-O-Si tạo ra các oxy không cầu (Hình 1)

9
Hình 1. (A) Cấu trúc của thủy tinh kiềm-silicat; (B) một đơn vị cấu trúc Q2 bao gồm hai
nguyên tử oxy cầu và hai oxy không cầu.

Kể cả khi thủy tinh ở trạng thái tinh thể hay nóng chảy nó đều có các phần tử cấu
trúc sắp xếp theo trật tự gần. Nhờ cấu trúc này, tứ diện Si, B, Al, Fe, P được bao quanh
bởi bốn nguyên tử oxy (phối hợp tứ diện) hoặc B sẽ được bao quanh bởi ba nguyên tử oxy
(phối hợp tam giác). Thủy tinh thường được đặt tên theo các loại tứ diện chiếm ưu thế của
chúng, chẳng hạn như kính borosilicate chủ yếu là B và Si. Các loại tứ diện và tam diện
trong thủy tinh liên kết với nhau thông qua các liên kết oxy cầu. Các nguyên tử oxy không
cầu còn lại mang điện tích âm và chúng sẽ liên kết ion với các cation mang điện tích
dương như Na+ hoặc Ca2+.

1.3. Tính chất của thủy tinh Borosilicate

1.3.1. Tính chất vật lý

Tính chất vật lý nổi bật và quan trọng nhất của thủy tinh Borosilicate chính là tính
chất nhiệt. Thủy tinh borosilicate có độ bền nhiệt cao, chịu được nhiệt độ lên tới 450 độ C
mà không bị biến dạng hoặc phân hủy.

10
Hệ số giãn nở nhiệt của thủy tinh borosilicate ở nhiệt độ 0 – 300°C là 3,3.106 °C.
So với những loại thủy tinh khác thì đây chính là loại thủy tinh có hệ số giãn nở nhiệt
thấp nhất. Điều này giải thích tại sao thủy tinh Borosilicate có thể hạn chế được tình trạng
nứt vỡ khi đặt trong nhiệt độ độ thay đổi nhanh đột ngột.

Hình 2. Thủy tinh borosilicate có hệ số giãn nở nhiệt khá thấp

Tính chất dẫn nhiệt của thủy tinh thông thường khá kém. Vì vậy khi nhúng thủy
tinh nóng vào nước lạnh, mặt ngoài của thủy tinh nguội đi nhanh chóng trong khi mặt
trong thì không. Các ứng suất gây ra bởi chênh lệch nhiệt độ làm cho kính bị vỡ. Với thủy
tinh borosilicate, nhờ bổ sung H3BO3 nên thủy tinh borosilicate có hệ số giãn nở nhiệt
thấp. Vì vậy, khi thủy tinh được nung nóng hoặc làm lạnh, thủy tinh borosilicate không
giãn ra hoặc co lại nhiều. Thành phần hóa học của thủy tinh borosilicate khoảng 81%
Silicon Dioxide (SiO 2 ) và 13% Bo Trioxide (B2O3 ) với nồng độ natri oxit và nhôm oxit
thấp hơn. Nguyên tố Boron cung cấp cho thủy tinh sự ổn định về kích thước để vật liệu
không bị co lại hoặc giãn nở khi nhiệt độ thay đổi đột ngột.

11
1.3.2. Tính chất hóa học

Tính chất hóa học của thủy tinh borosilicate được thể hiện qua khả năng chống ăn
mòn. Thủy tinh borosilicate khá trơ về mặt hóa học và có thể chịu được các chất hóa học
mạnh như axit, kiềm và muối mà không bị ăn mòn.

Hình 3. Borosilicate glass được ứng dụng rộng rãi

1.3.3. Tính chất quang học

Borosilicate là thủy tinh có độ phân tán thấp (chỉ số Abbe khoảng 65) và các chiết
suất tương đối thấp (1,51–1,54 trong phạm vi nhìn thấy được). Borosilicate còn có độ
trong suốt cao giúp cho việc quan sát dễ dàng hơn.

12
Hình 4. Thủy tinh Borosil có độ trong suốt cao

1.4. Ưu nhược điểm của thủy tinh Borosilicate

1.4.1. Ưu điểm

a. Dễ dàng vệ sinh

Nhờ có bề mặt chống bám dính làm cho thủy tinh borosilicate trở thành lựa chọn
phổ biến cho các ứng dụng tuân thủ theo tiêu chuẩn GMP.

b. Khả năng chống ăn mòn tốt

Thủy tinh borosilicate có khả năng chống ăn mòn tốt bởi khá trơ về mặt hóa học.
Do đó, thủy tinh borosiliccate thường sẽ không phản ứng với nước, dung dịch axit cũng
như clo, brom, iốt và các hợp chất hữu cơ ngoại trừ axit flohydric, axit photphoric đậm
đặc và dung dịch xút ăn da mạnh ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên, ở nhiệt độ môi trường bình
thường thì thủy tinh Borosil vẫn khá trơ với dung dịch xút có nồng độ lên tới 30%.

13
Hình 5. Borosilicate Glass khá trơ về mặt hóa học

c. Phạm vi nhiệt độ rộng

Thủy tinh Borosilicate có khả năng chịu nhiệt tốt. Nhiệt độ hoạt động tối đa cho
phép của thủy tinh Borosilicate QVF là 200°. Trên nhiệt độ 525°C, thủy tinh bắt đầu mềm
ra và trên nhiệt độ 860°C sẽ chuyển sang trạng thái lỏng.

Borosilicate Glass có thể được làm lạnh xuống nhiệt độ âm nhưng thường được
khuyến nghị hạ nhiệt độ xuống tới -80°C. Thủy tinh borosilicate có thể tiếp xúc với hai
nhiệt độ khác nhau cùng một lúc. Tuy nhiên, vì lý do an toàn nên chỉ đặt 2 nhiệt độ có sự
chênh lệch nhiệt độ không vượt quá 100 K.

Liên quan trực tiếp đến phạm vi nhiệt độ của thủy tinh Borosil chính là có hệ số
giãn nở nhiệt thấp. Vì thủy tinh Borosilicate không giãn nở như thủy tinh thông thường
nên có thể chịu được các nhiệt độ khác nhau cùng một lúc. Thủy tinh borosilicate có hệ số
giãn nở nhiệt cực kỳ thấp (3,3 x 10–6 K–1). Điều này trở nên đặc biệt quan trọng trong
việc bố trí các đường ống thủy tinh chạy dài và luôn đảm bảo tính toàn vẹn cấu trúc ở

14
mức độ cao. Vì lý do này, thủy tinh borosilicate là vật liệu đã được sử dụng trong các thiết
bị chịu áp lực.

Hình 6. Các sản phẩm từ thủy tinh borosil có khả năng chịu nhiệt tốt

d. Giá thành phù hợp

So với các vật liệu xây dựng khác có đặc tính tương tự như khả năng chống ăn
mòn thì thủy tinh Borosilicate có chi phí sản xuất thấp hơn. Khi so sánh với các loại vật
liệu khác như thạch anh thì thủy tinh là một giải pháp cực kỳ hợp lý.

15
Tính chất bền nhiệt, bền cơ, bền hóa của loại thủy tinh này là một yếu tố giúp thủy
tinh Borosil được đánh giá cao hơn về hiệu quả kinh tế bởi nếu sử dụng và bảo quản đúng
cách thì các thiết bị làm từ thủy tinh này có tuổi thọ tương đối cao.

Hình 7. Sản phẩm từ thủy tinh Borosilicate có mức giá khá hợp lý

e. Tính trơ

Một ưu điểm lớn của thủy tinh Borosil chính là tính trơ. Tính trơ của thủy tinh
borosilicate cũng có nghĩa là nó không bắt lửa và không gây rủi ro cho môi trường. Do
đặc tính trơ nên loại thủy tinh này có thể được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như y tế,
dược phẩm, thực phẩm,…

16
Hình 8. Tính trơ giúp cho loại thủy tinh này được ứng dụng rộng rãi

1.4.2. Nhược điểm

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng thủy tinh borosilicate cũng còn tồn tại một số nhược
điểm, cụ thể:

● Chi phí đắt hơn kính thông thường.


● Thủy tinh borosilicate khó gia công hơn vì nó đòi hỏi nhiệt độ và kỹ thuật cao hơn
để nấu chảy và tạo hình. Vì thủy tinh borosilicate khó gia công nên không phù hợp
hơn cho các ứng dụng thông thường.

2. Quy trình sản xuất thủy tinh Borosilicate

Thủy tinh borosilicate được sản xuất bằng cách nung nóng các nguyên liệu thô như cát
silic SiO2 và oxit boric B2O3, Na2O và Al2O3 với một lượng nhỏ nhiều oxit khác.ở nhiệt độ
cực cao trong thời gian dài. Vật liệu nóng chảy sau đó được xử lý thành các loại đồ thủy
tinh khác nhau. Quy trình sản xuất bao gồm các bước chính sau đây:

17
2.1. Phối liệu

Cát silica sẽ là thành phần chính, chiếm từ 70-80%. Để đảm bảo độ trong suốt của
thủy tinh yêu cầu nhà máy phải loại bỏ hoàn toàn các tạp chất tạo màu như sắt trong cát.
Cát sau đó sẽ được đưa đi sấy khô nếu độ ẩm của cát trên 4,5% để trong quá trình trộn cát
không bị vón cục. Sàng cát giúp loại bỏ các hạt sạn còn sót lại đến khi đạt độ mịn đúng
chuẩn trước khi đưa vào sản xuất.

Cân các nguyên liệu thô bao gồm cát silica, oxit boric, natri cacbonat và các chất phụ
gia theo tỷ lệ tùy thuộc vào nhà sản xuất và mục đích sử dụng của sản phẩm. Hỗn hợp các
nguyên liệu sẽ đi qua máy trộn để làm nó đồng nhất hơn. Máy trộn sử dụng khí tự nhiên
(khí gas) làm nguồn năng lượng, thải ra các khí như CO2, CO, CH4. Các hạt vật chất cũng
sẽ xuất hiện trong khí thải do sự trộn lẫn dần dần của nguyên liệu thô. Sau quá trình trộn
nguyên liệu sẽ đi qua quá trình nghiền để nghiền thành các hạt càng nhỏ càng tốt.

2.2. Nấu thủy tinh

Quá trình này chia ra làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 phối liệu sau nghiền sẽ được đưa
vào lò nung và nóng chảy ở nhiệt độ trên 1600℃. Giai đoạn 2 khí Cl2 sẽ được bơm vào để
hấp thụ các tạp chất và bọt khí, đẩy chúng lên bề mặt. Sau khi khử bọt, bảo quản thủy tinh
ở nhiệt độ cao trong thời gian nhất định để giảm bớt độ nhớt. Than được sử dụng để cung
cấp nhiệt độ thay vì khí tự nhiên cho quá trình này do khí tự nhiên sẽ dễ phát nổ. Do đó
các chất như CO2, CO, NOx, SOx,VOCs, PM, Cl2 sẽ được thải ra không khí. Hơn nữa xỉ lò
(furnace slag), alkali, borat cũng được thải ra dưới dạng chất thải rắn để làm mát cho quá
trình làm nguội và tạo hình.

2.3. Tạo hình sản phẩm

Thủy tinh nóng chảy sẽ được tạo hình thông qua các phương pháp khác nhau như thổi,
kéo ống hoặc ép tùy thuộc vào hình dạng sản phẩm. Sau đó nguyên liệu thủy tinh dạng
lỏng này được chia theo các tỷ lệ phù hợp để vừa đủ có thể sản xuất ra một mẫu sản phẩm
(gob).

Một số phương pháp tạo hình thủy tinh borosilicate:

18
Phương pháp thổi: được sử dụng để tạo ra các sản phẩm có thành mỏng như chai lọ.
Thủy tinh nóng chảy được dẫn vào khuôn để tạo hình ống. Đầu thổi sẽ tạo ra lực thổi với
áp suất phù hợp để tạo sức ép lên thành khuôn giúp tạo hình theo khuôn chai đã dựng sẵn,
sức ép giữa lực thổi và thành khuôn giúp cho chai lọ thủy tinh có độ nhẵn mịn, không bị
vân, bọt khí.... Sau khi đã thổi khuôn tạo hình, khuôn sẽ được tách ra và nhả ra sản phẩm
chai lọ thủy tinh, những sản phẩm này được chuyển tiếp qua công đoạn làm nóng và mát
phù hợp để tạo độ cứng nhưng không làm biến dạng đi hình dáng, thiết kế ban đầu của
chai lọ thủy tinh. Việc áp dụng công nghệ này đòi hỏi người thợ phải nắm bắt được
chuyên môn và cấu trúc máy móc khi hoạt động.

Hình 9. Tạo hình phương pháp thổi

Hiện tại có hai phương pháp chính để sản xuất đồ đựng bằng thủy tinh phương pháp
"thổi và thổi" (thổi 2 lần) và phương pháp “ép và thổi”.

19
Phương pháp "thổi và thổi" áp dụng cho các sản phẩm chai lọ có miệng hẹp, yêu cầu
độ dày cổ khác nhau. Parison được tạo ra bằng cách sử dụng khí nén để tạo thành phần
hoàn thiện ở cổ và hình dạng chai cơ bản. Sau đó, parison được lật 180° và làm nóng lại
trước khi không khí lại được bơm vào để thổi thành hình dạng cuối cùng.

Hình 10. Phương pháp thổi và thổi

Phương pháp “ép và thổi” áp dụng cho các sản phẩm lọ thủy tinh miệng rộng vì kích
thước của chúng cho phép pít-tông đi vào bên trong. Một pít-tông kim loại được sử dụng
để đẩy cái gob xuống khuôn, nơi nó bắt đầu hình thành và trở thành một parison. Sau đó,
parison được chuyển vào khuôn thổi và làm nóng lại để parison đủ mềm để hoàn thiện
kích thước của kính. Sau khi parison được hâm nóng đến nhiệt độ thổi, không khí sẽ được
bơm vào để thổi thành hình dáng sản phẩm.

20
Hình 11. Phương pháp ép và thổi

Phương pháp kéo ống: Với phương pháp này có thể kéo ống thủy tinh dài với đường
kính từ 50-200 mm. Các ống thủy tinh được sản xuất thông qua một số quy trình kéo liên
tục để đạt được độ dày và đường kính chính xác. Được sử dụng phổ biến nhất là quy trình
Danner và Vello. Trong quy trình Danner, thủy tinh được nấu chảy trong lò nung đến giai
đoạn nóng chảy, sau đó cho rơi xuống với tốc độ nạp liệu thấp trên bề mặt của một thiết bị
hình trụ gọi là trục gá (mandrel), là một thiết bị rỗng hơi nghiêng sao cho không khí có
thể thổi qua nó. Trục gá đang quay quanh trục đối xứng của nó và được giữ trong một bể
được kiểm soát nhiệt độ, được gọi là lò nướng. Bằng cách quay liên tục của trục gá, thủy
tinh nóng chảy rơi xuống tạo ra một lớp nhẵn xung quanh trục gá. Nó nguội dần và có
hình dạng của một ống thủy tinh rỗng có thành dày với hình dạng mong muốn được đưa
ra ở cuối trục gá.

21
Hình 12. Tạo hình phương pháp kéo ống theo quy trình Danner

2.4. Ủ và xử lý nhiệt

Thủy tinh sau khi tạo hình sẽ được chuyển qua một dây chuyền ủ và làm nguội dần
dần từ vùng nhiệt độ cao đến vùng nhiệt độ thấp. Sở dĩ phải làm nguội dần dần vì nếu làm
lạnh nhanh, nhiệt độ chuyển biến đột ngột sẽ khiến thủy tinh bị giòn và dễ vỡ. Đây là quá
trình có thể làm thay đổi tính chất vật lý để khử ứng suất bên trong, tăng cường độ bền,
nâng cao độ dẻo dai, kéo dài từ 30 phút tới 2 tiếng tùy độ dày sản phẩm. Trước khi cho
vào lò ủ và làm lạnh, thủy tinh sẽ được phủ 2 lớp chống xước và bôi trơn nhằm đảm bảo
chất lượng và tăng khả năng chống xước của sản phẩm.

2.5. Hoàn thiện và kiểm tra sản phẩm

Sau khi làm nguội, sản phẩm sẽ được đun nóng lại để giúp tăng cường độ bền, loại bỏ
các điểm tụ hoặc bong bóng khí phát sinh trong quá trình làm nguội. Trải qua các bước
hoàn thiện bổ sung như sơn phủ hoặc đánh bóng để đạt được các đặc tính mong muốn.
Sản phẩm sẽ được kiểm tra kỹ càng và đóng gói cẩn thận trước khi đưa ra ngoài thị
trường.

22
Hình 13. Quy trình sản xuất thủy tinh Borosilicate

3. So sánh thủy tinh borosilicate với thủy tinh vôi soda

Giống nhau: Thủy tinh borosilicate và thủy tinh vôi soda đều là những loại thủy tinh
không dễ bị ăn mòn bởi hóa chất.

Khác nhau:

Thủy tinh vôi soda Thủy tinh borosilicate

Thành phần hóa học 70-74% Silic oxit (SiO2) 70 - 80 % Silicone Dioxide

13-16%Oxit Sodiu (Na2O) ( SiO2 )

9-12% Oxit Canxi (CaO) 7 - 13 % Boron Trioxide (

0,1 - 0,5% Azot trioxit (N2O3) B2O3 )

0,5 - 2,0% Nhôm oxit (Al2O3) 4 - 8 % Na2O và K2O

0,2 - 0,5% Kali oxit (K2O) 2 - 7 % Aluminia Oxit ( Al2O3


)

23
Tính chất nhiệt Hệ số giãn nở tuyến tính: 3.3 Hệ số giãn nở tuyến tính: 9.1

Nhiệt độ chuyển đổi ( 0C) 525 Nhiệt độ chuyển đổi ( 0C) 525

Tính chất quang học Chỉ số khúc xạ: Thấp Chỉ số khúc xạ: Cao, có khả

Hấp thụ bức xạ : Thấp năng chịu được nhiệt độ và áp


suất cao hơn
Độ trong suốt: Tốt, thường được sử
dụng cho sản phẩm kính thường Hấp thụ bức xạ: Cao, do đó
dùng chẳng hạn như cửa kính, tấm thường được sử dụng cho thiết
kính trang trí,... bị hoạt động ở nhiệt độ cao
chẳng hạn như lò vi sóng, bình
đun nước,...

Độ trong suốt: thấp

Kháng hóa chất Thấp Cao (vì boron oxide có tính chất
kiềm yếu hơn là natri oxide và
canxi oxide, vì vậy thủy tinh
borosilicate ít dễ bị tác động bởi
axit và kiềm hơn)

Độ bền cơ Thấp Cao do thủy tinh borosilicate có


chứ thêm B2O3, phụ gia làm
tăng độ cứng và độ bền cao hơn
so với thủy tinh vôi soda

Quy trình sản xuất Hỗn hợp nguyên liệu: Từ các thành Hỗn hợp nguyên liệu: Từ các
phần như bột đất sét, đá vôi, soda thành phần như Silicic acid,
Bỏic acid và các oxit kim loại

24
và cát silex tạo nên hỗn hợp nguyên khác tạo nên hỗn hợp nguyên
liệu. liệu.

Phản ứng nung chảy: Hỗn hợp Phản ứng nung chảy: Hỗn hợp
được đưa vào lò nung có nhiệt độ được đưa vào lò nung có nhiệt
khoảng 1500-16000C để phản ứng độ khảong 16000C để phản ứng
nung chảy trong môi trường không trong môi trường không khí
khí. hoặc khí oxy thấp.

Tạo hình: Thủy tinh nóng chảy Tạo hình: Thủy tinh nóng chảy
được đổ vào khuôn hoặc vòi chảy được đổ vào khuôn hoặc vòi
để tạo hình. chảy để tạo hình.

Tinh chỉnh và gia nhiệt: Sản phẩm Tinh chỉnh và gia nhiệt: Sản
thu được sau đó được tinh chỉnh độ phẩm thu được sau đó được tinh
trong, cắt, mài, polyme hoặc gia chỉnh độ trong, cắt, mài, polyme
nhiệt để tạo ra các loại sản phẩm hoặc gia nhiệt để tạo ra các loại
khác nhau. sản phẩm khác nhau.

Màu sắc Màu xanh hoặc xám nhạt do chứa Màu hổ phách, xanh lục, xanh
nhiều oxit kim loại kiềm hơn dương, trắng sữa và xám

Độ dày Thủy tinh borosilicate có độ dày lớn hơn so với thủy tinh vôi soda
cùng loại và cùng kích thước. Điều này là do thủy tinh borosilicate có
khả năng chịu nhiệt, chống va đập, chịu được sự thay đổi nhiệt độ và
nhiều tính năng khác nên sản phẩm có độ dày nhiều hơn so với thủy
tinh vôi soda.

Ứng dụng Sử dụng rộng rãi trong sản xuất Sử dụng để làm các sản phẩm y
chai lọ, đèn gương, vật dụng gia tế, khoa học. Ví dụ: bình rang,
đình và cách nhiệt bình đựng mẫu, ống nghiệm đo,
kính hiển vi,...

25
Chi phí Thủy tinh borosilicate thường có chi phí cao hơn so với thủy tinh vôi
soda do tính chất vật liệu và quy trình sản xuất phức tạp hơn.

4. Ứng dụng của thủy tinh Borosilicate

4.1. Ứng dụng trong y tế

Với việc có nhiều các tính chất độc đáo như độ trơ hóa học cao, độ giãn nở vì nhiệt
thấp và khả năng chịu được nhiệt độ tốt nên thủy tinh được ứng dụng nhiều trong ngành y
tế. Dưới đây là một số ví dụ điển hình về tính ứng dụng của loại thủy tinh này trong lĩnh
vực y tế:

4.1.1. Ống tiêm và lọ

Thủy tinh borosilicate được sử dụng để sản xuất lọ, ống tiêm và các vật chứa khác mà
ta thường thấy trong ngành dược nói riêng và y tế nói chung vì đặc điểm của nó có tính
trơ về mặt hóa học và khả năng khử trùng tốt.

Hình 14. Lọ thủy tinh trong y tế

4.1.2. Vật liệu cấy ghép y tế (Medical implants)

Với tính tương thích sinh học và khả năng tương thích với các mô sống, chúng có thể
được sử dụng để sản xuất vật liệu cấy ghép y tế như khớp nhân tạo hoặc chất độn xương.

26
4.1.3. Chip vi lỏng (Microfluidic devices)

Các thiết bị vi lỏng, chẳng hạn như chip vi lỏng phát hiện tế bào ung thư phổi đều được
sản xuất từ loại thủy tinh này bởi lẽ nó có khả năng chịu được nhiệt độ cao, kháng hóa
chất và độ giãn nở nhiệt thấp.

Hình 15. Thiết bị chip vi lỏng

4.1.4. Linh kiện quang học (Optical components)

Thủy tinh Borosilicate còn được sử dụng để chế tạo linh kiện quang học trong thiết bị
chẩn đoán hình ảnh. Một vài ví dụ điển hình cho việc ứng dụng này như thấu kính và kính
lọc trong các thiết bị y tế (chụp X-quang, siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI),...). Điều
này thực hiện được vì bản thân loại thủy tinh Borosilicate mang một độ trong và độ
truyền sáng cao ở vùng khả kiến và kể cả cận hồng ngoại.

4.1.5. Vật liệu nha khoa (Dental materials)

Với độ bền và khả năng chịu nhiệt tốt, thủy tinh borosilicate được sử dụng để sản xuất
các sản phẩm nha khoa như khung chỉnh nha và các loại dụng cụ khác.

Nhìn chung, thủy tinh borosilicate được đánh giá cao trong ngành y tế. Việc sử dụng
nó trong các thiết bị và dụng cụ y tế giúp đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và cải thiện kết
quả y tế.

27
4.2. Đồ thủy tinh trong phòng thí nghiệm

Ngoài việc được ứng dụng trong lĩnh vực y tế, Borosilicate còn được sử dụng để sản
xuất ra các dụng cụ thủy tinh trong phòng thí nghiệm, chủ yếu do sự ổn định về hóa học
và nhiệt độ của vật liệu. Trên thực tế, hầu hết các ống thí nghiệm, bình chứa mẫu hóa chất
và các vật dụng thủy tinh khác đều được làm bằng thủy tinh borosilicate.

Hình 16. Ống thí nghiệm

4.3. Sản xuất dụng cụ nấu ăn - đựng thực phẩm

Thủy tinh borosilicate là một loại vật liệu được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác
nhau, trong đó có cả lĩnh vực thực phẩm. Do nó có tính chịu nhiệt, chống trầy xước và
không tương tác với thực phẩm, vì vậy được sử dụng trong nhiều sản phẩm đựng thực
phẩm.

Chúng ta có thể điểm qua một số ứng dụng của loại thủy tinh này trong lĩnh vực thực
phẩm theo thông tin dưới đây:

4.3.1. Bình đun nước

Thủy tinh borosilicate được sử dụng để sản xuất bình đun nước bởi tính chịu nhiệt cao
của nó so với các loại thủy tinh khác.

28
Hình 17. Bình đun nước siêu tốc bằng thủy tinh borosilicate

4.3.2. Bình giữ nhiệt

Loại thủy tinh này khi được ứng dụng để sản xuất bình giữ nhiệt sẽ giúp giữ cho
thức uống nóng hoặc lạnh trong một khoảng thời gian dài mà không bị ảnh hưởng bởi
nhiệt độ bên ngoài. Nhờ tính chất chịu nhiệt và kháng hóa chất, vì vậy bình giữ nhiệt bằng
thủy tinh borosilicate đảm bảo an toàn cho người dùng.

29
Hình 18. Bình giữ nhiệt 2 lớp bằng thủy tinh borosilicate

4.3.3. Lọ đựng thực phẩm

Thủy tinh borosilicate cũng được sử dụng để sản xuất các lọ đựng thực phẩm như
mứt, gia vị,... Với tính chất trơ về mặt hóa học và không chứa chất độc hại sẽ giúp bảo
quản thực phẩm tốt hơn và đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.

Hình 19. Hũ thủy tinh borosilicate

4.3.4. Bình pha cà phê

Vì tính chịu nhiệt cao và tính thẩm mỹ mà thủy tinh borosilicate còn được sử dụng để
sản xuất các bình pha cà phê. Ví dụ như: bình French press, bình pha cà phê Syphon.
Thủy tinh borosilicate có độ trong suốt cao và không tương tác với cà phê, giúp giữ được
hương vị của cà phê và cho phép người dùng quan sát được quá trình pha cà phê.

30
Hình 20. Bình French press và bình cà phê Syphon

KẾT LUẬN

Trong những năm qua, nghiên cứu về thủy tinh borosilicate đã đóng góp rất nhiều vào
việc nâng cao hiểu biết của chúng ta về đặc tính và ứng dụng của loại vật liệu này. Nhờ
khả năng chịu nhiệt, kháng axit và độ bền cao, thủy tinh borosilicate đã trở thành một vật
liệu quan trọng trong nhiều lĩnh vực như y tế, sinh học, thực phẩm và công nghiệp.

Tuy nhiên, cũng có những thách thức cần được giải quyết. Một số tính chất của thủy
tinh borosilicate, như độ dẻo dai và khả năng kháng va đập, còn cần được nâng cao để mở
rộng thêm các ứng dụng của vật liệu này. Ngoài ra, sự phát tán của hạt bụi trong quá trình
sản xuất cũng cần được kiểm soát để đảm bảo an toàn cho người lao động.

Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu và phát triển thủy tinh borosilicate là vô cùng cần
thiết. Nghiên cứu này sẽ giúp chúng ta tìm ra các giải pháp mới để tăng cường các tính
chất của vật liệu, đồng thời mở rộng thêm các ứng dụng của nó trong các ngành công
nghiệp và nghiên cứu. Các nghiên cứu này cũng có thể giúp cải thiện quá trình sản xuất
thủy tinh borosilicate, đảm bảo sự an toàn và độ tinh khiết của sản phẩm.

Từ những thông tin và ý tưởng trên, có thể kết luận rằng borosilicate glass là một vật
liệu rất quan trọng và có nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc sử dụng
borosilicate glass giúp tăng tính an toàn, độ bền và độ tin cậy của sản phẩm, đồng thời

31
giảm thiểu rủi ro cho người sử dụng và môi trường. Vì vậy, borosilicate glass là một vật
liệu rất đáng để nghiên cứu và sử dụng trong các sản phẩm và ứng dụng khác nhau.

32
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. All about glass, Sự khác nhau giữa thủy tinh bình thường và thủy tinh borosilicate
là gì?,
http://vn.hfuglasses.com/info/what-are-the-differences-between-normal-glass-2527
3926.html?fbclid=IwAR3y-XEbUg42U3IQGFxZ7iuKzEYCP3A-6MgV0PpPxCH
B82wbSsvkVQ0tF7I.
2. Borosil, ADVANTAGES OF BOROSILICATE GLASS,
https://www.borosil.com/what-we-do/consumer-products/.
3. Công ty TNHH công nghệ Trung Sơn, Giới thiệu về thủy tinh Duran – Đức,
https://tschem.com.vn/thuy-tinh-duran-la-gi/?fbclid=IwAR1ODVZ-E0FbZ3gZUw
u1rMX53fe6SK8YUSI_3ImwVtUxwEMdm46z3OqGgqA.
4. Glass Containers for Pharmaceutical Use - Pharmapproach
5. Immobilisation of Radioactive Wastes in Glass - Elsevier Ltd.All rights reserved.
6. Quy trình sản xuất thủy tinh dược phẩm, Chai dược phẩm,
https://chaiduocpham.com/tin-tuc/kien-thuc-ve-chai-duoc-pham/quy-trinh-san-xuat
-chai-thuy-tinh-duoc-pham.html, truy cập ngày 7/4/2022.
7. The structure of borosilicate glasses - W.L. KONIJNENDIJK
8. Vitrum Life, Khám phá thủy tinh borosilicat: lợi ích và ứng dụng,
https://vitrumlife.it/vi/kh%C3%A1m-ph%C3%A1-th%E1%BB%A7y-tinh-borosili
cat/?fbclid=IwAR3GIlOS-axfYSdRyUPC5GWM_yrh-pUsLPQa977hWxASQ78qo
7ZUOYgAkr4.
9. W.Ahmad (2020), A mathematical analysis of an isothermal tube drawing proces,
Elsivier, page 3419.
10. What Is Borosilicate Glass?, https://noterdpfs.com/borosilicate-glass/.

33

You might also like