You are on page 1of 41

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

VIỆN PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG


---❖---

TÊN ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN

THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH 2 TV QUCIK


FAST

Báo cáo tiểu luận môn: Phát triển sản phẩm

Ngành: Công nghệ thực phẩm

Nhóm Sinh viên thực hiện: Lê Vũ Hoàng Nhựt_2125401060014


Bùi Hoài Nam_2125401010240

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN THƯƠNG

Bình Dương, Tháng 10/2023


MỤC LỤC.

MỤC LỤC. ................................................................................................................................ 2


DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................................ 4
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUÁT KẾ HOẠCH. ............................................................................ 5
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP..................................................................... 6
2.1. Thành lập doanh nghiệp. .............................................................................................. 6
2.2. Giới thiệu doanh nghiệp. ............................................................................................... 6
2.3. Mục đích của kế hoạch. ................................................................................................. 7
CHƯƠNG 3: SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP. ............................................................ 8
3.1. Giới thiệu tổng quát về mì ăn liền ................................................................................ 8
3.2. Phân tích mô tả sản phẩm............................................................................................. 8
3.2.1. Tính hữu dụng đặc trưng của sản phẩm. ............................................................. 8
3.2.2. Chu kì sống của sản phẩm. .................................................................................... 8
3.2.3. Nhãn hiệu và bao bì ................................................................................................ 9
3.3. Phân tích giá trị dinh dưỡng và lợi ích. ..................................................................... 10
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC NGHIỆP VÀ VÙNG NGUYÊN LIỆU .. 18
4.1. Quy trình sản xuất chung. .......................................................................................... 18
4.2. Giải thích quy trình công nghệ. .................................................................................. 19
4.2.1. giai đoạn nhào bột ................................................................................................ 19
4.2.2. Giai đoạn tạo hình ................................................................................................ 19
4.2.3. Giai đoạn xử lý nhiệt ............................................................................................ 20
4.2.4. Giai đoạn thành phẩm.......................................................................................... 23
4.2.5. Gói nước cốt .......................................................................................................... 23
4.3. Kiểm tra chất lượng sản phẩm ................................................................................... 24
4.4. Vùng nguyên liệu ......................................................................................................... 24
4.5. Một số thiết bị dùng trong sản xuất mì ăn liền. ........................................................ 26
Máy hấp cắt mì ăn liền ....................................................................................................... 27
Nồi nấu cánh khuấy lật nghiêng ............................................................................................ 27
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG GIÁ SẢN PHẨM ............ 27

2
5.1. Mục đích phân tích thị trường. .................................................................................. 27
5.2. Các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường. ............................................................... 28
5.3. Phân tích nhóm khách hàng mục tiêu. ...................................................................... 29
5.4. Xây dựng giá sản phẩm. .............................................................................................. 30
CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH MARKETING. ......................................................................... 33
6.1. Mục tiêu marketing. .................................................................................................... 33
6.2. Các chiến lược marketing. .......................................................................................... 33
6.2.1. Chiến lược sản phẩm. ........................................................................................... 33
6.2.2. Chiến lược giá cả................................................................................................... 34
6.2.3. Chiến lược phân phối. .......................................................................................... 34
6.2.4. Chiến lược chiêu thị/ truyền thông. .................................................................... 34
CHƯƠNG 7. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ NHÂN SỰ. ............................................................. 35
CHƯƠNG 8 : KẾ HOẠCH CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH. ......................................... 38
8.3. Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận .............................................................................. 40
Tài Liệu Tham Khảo .............................................................................................................. 41

3
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình Tựa hình Trang


Hình 2.1. logo công ty 6

Hình 3.2.3.1. Bao bì mặt trước và sau của sản phẩm ONE-JEON 10

Hình 3.2.3.2. Bao bì mặt trước và sau của sản phẩm O-JEON 10

Hình 4.1. Quy trình sản xuất mì ăn liền 18

Hình 7. Bộ máy quản lý doanh nghiệp Qucik Fast 36

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Tựa bảng Trang


Bảng 3.3.1. bảng thành phần dinh dưỡng 100g khoai lang (*) 11
Bảng 3.3.2. bảng thành phần dinh dưỡng 100g xương gà (*) 14
Bảng 3.3.3 bảng thành phần dinh dưỡng 100g nấm hương (**) 16
Bảng 4.3. Các chỉ tiêu cảm quan của mì ăn liền 24
Bảng 4.3.2 Các chỉ tiêu hóa lý của mì ăn liền 24
Bảng 4.4. Tổng hợp một số vùng nguyên liệu 25-26
Bảng 4.5. Một số thiết bị phục vụ cho quy trình sản xuất mì 26-27
Bảng 5.2. Các sản phẩm cạnh tranh ACECOOK, MASAN và 29
UNIBEN
Bảng 5.4.1. thành phần có trong 85g mì ăn liền 30-31
Bảng 5.4.2. thành phần có trong 75g mì ăn liền 31-32
Bảng 8.1.1. kế hoạch xây dựng thiết bị nhà xưởng. 38-39
Bảng 8.1.2 Kế hoạch các khoản chi phí năm 1 39
Bảng 8.2. Kế hoạch các khoản chi phí năm 2. 40

4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUÁT KẾ HOẠCH.
Sản phẩm mì ăn liền đầu tiên xuất hiện đầu tiên tại Nhật Bản và trở thành một trong
những biểu tượng của xứ mặt trời mọc. Đến nay mì ăn liền được phổ biến khắp các
quốc gia trên thế giới. Hiếm có sản phẩm nào có độ phủ sóng rộng khắp toàn cầu như
mì ăn liền. Hiện nay, tại Việt Nam các sản phẩm mì ăn liền được sử dụng rộng rãi góp
phần đa dạng hóa các bữa ăn cho người lao động, cán bộ, học sinh, sinh viên…. Có thể
nói sản phẩm mì ăn liền ngày nay đã phần nào đi vào đời sống của người dân, trở
thành một sản phẩm được ưa thích rộng rãi. Mì ăn liền ra đời với nhiều mức giá ở
phân khúc khác nhau ở phân khúc cao cấp các dòng mì luôn có đủ tiêu chí về chất béo,
đạm, cacbohydrate, chất xơ, vitamin và khoáng chất ở mức khá tốt tuy nhiên đối với
dòng bình dân thì không có và tầm trung là đa số ít.
Sau dịch covid 19 xu hướng người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn về vấn đề chăm
sóc sức khỏe của bản thân như tiêu thụ các thực phẩm lành mạnh đủ dinh dưỡng và
thân thiện với sức khỏe khi người tiêu dùng đang có ý thức hơn về sức khỏe của họ.
Theo báo cáo của Decision Lab và Vero (2022) nói rằng 45% người tiêu dùng cho
rằng họ thiếu thời gian nấu nướng và chế biến thực phẩm lành mạnh. Điều này thúc
đẩy các thương hiệu F&B đưa ra các lựa chọn thực phẩm lành mạnh dễ tiêu thụ và tốn
ít thời gian chế biến hơn. Nắm bắt được xu hướng này, công ty mì ăn liền QUICK
FAST ra đời với sứ mệnh mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm mì ăn liền
chất lượng tốt phù hợp với mức thu nhập, tiện lợi, đầy đủ dinh dưỡng và khẩu vị thơm
ngon.

5
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP.
2.1. Thành lập doanh nghiệp.
Tên doanh nghiệp: QUCIK FAST
Năm thành lập: 2023-2024
Hình thức hoạt động: Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên
Địa chỉ trụ sở chính: Số 135/2 Bến Cát, Bình Dương
Mã ngành nghề kinh doanh: 46326

Hình 2.1. logo công ty

2.2. Giới thiệu doanh nghiệp.


Lĩnh vực hoạt động: Doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh mì ăn liền đáp ứng
về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng về sản phẩm mang tới chất lượng tương
ứng với giá tiền.
Thị trường: Doanh nghiệp hoạt động tại thị trường tỉnh Bình Dương Việt Nam
Sản phẩm: Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm mì ăn liền với hương vị gà hầm nấm
hương, phù hợp với đối tượng khách hàng bình dân và tầm trung.
Điểm mạnh: Doanh nghiệp sở hữu công nghệ dây chuyền sản xuất hiện đại, và quy
trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt.
Điểm hạn chế: Doanh nghiệp mới nên còn thiếu kinh nghiệm quản lý nhân sự và tài
chính, hạn chế người tiêu dùng nhận thức về thương hiệu và sản phẩm/dịch vụ trên thị
trường cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn và đã có chỗ đứng trên thị trường.

6
Mục tiêu: Doanh nghiệp hướng đến trở thành thương hiệu mì ăn liền hàng đầu Việt
Nam, với phương châm “ Luôn làm ra những sản phẩm có chất lượng cao phù hợp
túi tiền, luôn tự giác và có trách nhiệm duy trì nghiên cứu và nâng cao hơn nữa
chất lượng sản phẩm”

2.3. Mục đích của kế hoạch.


Mục đích chung:
Xây dựng một doanh nghiệp sản xuất mì ăn liền mang thương hiệu Việt Nam.
Sản phẩm thân thiện, có uy tín với khách hàng, thu đươc lợi nhuận cao và góp phần
cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể. Từ đó đem đến lợi ích cho khách hàng và xã
hội.
Tạo ra được sản phẩm mì ăn liền có quy các sản xuất, đóng gói cũng như cách
sử dụng hợp lý với khách hàng, mạng lại sự tiện lợi tốt nhất cho người tiêu dùng.
Mục đích cụ thể:
Nghiên cứu đưa ra giải pháp công nghệ kết hợp bột mì và khoai lang để tạo sợi
mì có độ dai tự nhiên và làm phong phú các sản phẩm được sản xuất từ củ khoai lang.
Nghiên cứu đưa ra thị trường sản phẩm mì ăn liền có chứa hàm lượng chất xơ,
vitamin và khoáng chất cung cấp bữa ăn nhanh có thêm phần dinh dưỡng hơn
Xây dựng xưởng sản xuất mì ăn liền tại Bình Dương với diện tích rộng 1000m2.
Công nghệ, dây chuyền sản xuất với công suất sản xuất mỗi ngày đạt 1 tấn
Doanh thu sau các năm đi vào sản xuất ổn định ước tính đạt khoảng hơn 10 tỷ
VND
Có hệ thống phân phối là các hệ thống siêu và các của hàng đại lý bán lẻ trên
toàn tỉnh Bình Dương.
Công ty thành lập được một chi nhánh phân phối tại khu vực thành phố Bến Cát
nơi tập trung nhiều khu công nghiệp của Bình Dương

7
CHƯƠNG 3: SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP.
3.1. Giới thiệu tổng quát về mì ăn liền
Mì ăn liền là mì sợi được làm chín trước để người tiêu dùng có thể rút ngắn thời
gian chế biến trước khi sử dụng sản phẩm. Kèm theo vắt mì còn có thêm một hay
nhiều gói gia vị tùy theo hương vị của sản phẩm. Sản phẩm được làm khô nên có thể
bảo quản lâu khoảng 5-6 tháng. Mì ăn liền có thể ăn khô ngay sau khi mở gói, nhưng
cách sử dụng phổ biến nhất là bổ sung nước sôi và chờ 3-5 phút hay bổ sung nước
nguội và làm nóng 3 phút trong lò vi ba. Đây là một phát minh rất nổi tiếng của ông
Momofuku, người Nhật Bản vào năm 1958.
Ngày nay, mì ăn liền đã trở nên rất quen thuộc với người dân của nhiều nước
trên thế giới nhờ tính tiện dụng của sản phẩm. Cũng vì lý do đó, sản phẩm ngày càng
được cải tiến đa dạng về mẫu mã, hương liệu. Dòng mì ăn liền được doanh nghiệp
Qucik Fast tạo thành từ một số nguyên liệu chính bao gồm bột mì, khoai lang, muối,
nước, xương ức gà hầm, nấm hương và dầu chiên . Nguyên liệu phụ gồm có các loại
gia vị như bột ngọt, bột tôm, bột thịt gà, bột nấm hương và đường, hương liệu từ các
loại rau gia vị và sử dụng hàm lượng một chất Phụ gia tạo chất chống oxy hóa, chất
điều vị và chất ổn định cho sản phẩm.
Sản phẩm chủ lực của công ty mì gà hương vị nấm hương và mì gà nguyên vị
ngoài ra Doanh nghiệp sẽ hướng tới nghiên cứu phát triển những sản phẩm nông sản
khác của Việt Nam như bí ngô, củ dền, củ sen và các loại hạt….

3.2. Phân tích mô tả sản phẩm.


3.2.1. Tính hữu dụng đặc trưng của sản phẩm.
Là cung cấp bữa ăn nhanh giàu chất dinh dưỡng cho khách hàng thông qua
những chế biến đơn giản.

3.2.2. Chu kì sống của sản phẩm.


Là khoảng thời gian tồn tại của sản phẩm trên thị trường. Nó được tính từ khi
sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện cho tới khi sản phẩm không tiêu thụ được nữa phải rút
khỏi thị trường. Tuy sản phẩm mì ăn liền đã xuất hiện trên thị trường đã có rất nhiều
sản phẩm vì vậy doanh nghiệp sẽ tiếp cận khách hàng bằng kênh phân phối mới là đưa

8
sản phẩm gần với các bà nội trợ hơn thông qua mở đại lí kinh doanh riêng, phân phối
tới các chợ thực phẩm riêng
Vì vậy sản phẩm đang trong giai đoạn đầu của quá trình triển khai. Chu kì của
sản phẩm sẽ gồm 4 chu kì sau
Giai đoạn giới thiệu sản phẩm vào thị trường: Là giai đoạn đầu vào thị trường
của sản phẩm, doanh số bán hàng tăng chậm và lợi nhuận thì hầu như không có vì
doanh nghiệp phải đầu tư rất lớn vào các hoạt động để giới thiệu sản phẩm vào thị
trường.
Giai đoạn phát triển, lớn mạnh. Giai đoạn này sản phẩm đã được thị trường
chấp nhận và doanh số bán và lợi nhuận tăng nhanh.
Giai đoạn trưởng thành. Đây là giai đoạn mà tốc độ phát triển bắt đầu chững lại
vì sản phẩm đã được hầu hết các khách hàng tiềm năng chấp nhận. Lợi nhuận thì giảm
sút vì phải tiêu tốn ngày càng nhiều vào các hoạt động marketing để bảo vệ thị trường
vì lúc này đã có nhiều sản phẩm cạnh tranh.
Giai đoạn giảm sút. Đây là giai đoạn mà doanh số bán và lợi nhuận bắt đầu tụt
dần, doanh nghiệp phải cải tiến sản phẩm hoặc tung sản phẩm mới vào để phù hợp với
nhu cầu mới của thị trường. Doanh nghiệp sẽ cải tiến dòng sản phẩm theo hương vị
hoặc tìm phân khúc thị trường mới cho sản phẩm. Giai đoạn này đã có nhiều sản phẩm
cùng loại biến mất trên thị trường và thị trường ngày càng co hẹp cho đến khi chấm
dứt

3.2.3. Nhãn hiệu và bao bì


Doanh nghiệp đã tham khảo một số bao bì trên thị trường cùng với sự sáng tạo
và kết hợp với của giám đốc của doanh nghiệp đã tạo ra bao bì sau:

9
Hình 3.2.3.1. Bao bì mặt trước và sau của sản phẩm ONE-JEON

Hình 3.2.3.2. Bao bì mặt trước và sau của sản phẩm O-JEON

3.3. Phân tích giá trị dinh dưỡng và lợi ích.


Thành phần dinh dưỡng của mì ăn liền phụ thuộc vào thành phần nguyên liệu
chính. Carbohydrate không sợi, Protein thô, Chất Xơ, Chất béo, Vitamin, khoáng chất
từ khoai lang, thịt gà và nấm hương sau đây là 3 bảng biểu biểu thị giá trị dinh dưỡng
của nguyên liệu
10
Bảng 3.3.1. bảng thành phần dinh dưỡng 100g khoai lang (*)

(*) Nguồn bảng thành phần thực phẩm việt nam, bộ y tế viện dinh dưỡng nhà
xuất bản y học(2007)
Khoai lang là loại củ rất ngon và bổ dưỡng, có thể chế biến được rất nhiều món
ngon. tác dụng của khoai lang đối với sức khỏe cụ thể như là:
Giảm sự căng thẳng và điều hòa huyết áp: Khoai lang có lượng magie và kali
cao, một khoáng chất quan trọng để cơ thể hoạt động tốt. Ngoài ra, magie còn có một
công dụng tuyệt vời là giúp giảm lo lắng và căng thẳng. Người bị thiếu magie có liên
quan mật thiết đến nguy cơ rơi vào căng thẳng, trầm cảm và lo lắng cao hơn. Do đó,
việc ăn khoai lang có thể giúp bổ sung lượng magie, hỗ trợ điều trị trầm cảm và các
hành vi liên quan đến lo lắng. Vì rất giàu kali và magie nên việc tiêu thụ khoai lang có
thể giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả. Việc cơ thể được hấp thụ lượng kali cao hơn dẫn
đến huyết áp thấp hơn. Điều này giúp giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề mạch vành
hoặc đột quỵ.

11
Kiểm soát bệnh đái tháo đường: Khoai lang có chỉ số đường huyết thấp. Điều
này có nghĩa là chúng giải phóng đường vào máu rất chậm, so với các loại thực phẩm
giàu tinh bột khác. Sự giải phóng ổn định này giúp kiểm soát lượng đường trong máu
của một người. Do đó, lợi ích của khoai lang là có thể giúp điều chỉnh lượng đường
trong máu ở bệnh nhân đái tháo đường (tiểu đường)
Hỗ trợ giảm cân và hỗ trợ tiêu hóa: Trong khoai lang chứa một lượng chất xơ
có thể lên men và hòa tan. Nhờ thế, ăn khoai lang cung cấp cho cơ thể một cơ chế tự
duy trì và tự điều chỉnh cân nặng một cách tự nhiên. Các chất xơ như pectin không chỉ
đem lại hiệu quả trong việc giảm lượng thức ăn. Loại chất xơ này còn làm tăng hoạt
động của các hormone trong cơ thể. Do đó, việc tiêu thụ khoai lang sẽ dẫn đến lượng
chất xơ cao hơn, giúp giảm cân hiệu quả đồng thời làm tăng lượng chất xơ cần thiết
cho cơ thể giúp quá trình tiêu hóa diễn ra bình thường. Loại củ này cũng rất hữu ích
trong việc ngăn ngừa táo bón.
Thúc đẩy hoạt động chống viêm, tăng cường trí nhớ : Khoai lang còn có nồng
độ choline cao. Choline là một chất dinh dưỡng rất tuyệt vời. Một trong những lợi ích
tốt nhất của choline là làm giảm phản ứng viêm của cơ thể nên dẫn đến tình trạng viêm
ít hơn. Ngoài ra, công dụng chống viêm của khoai lang còn đến từ hàm lượng
anthocyanin dồi dào. Hoạt chất vô cùng quan trọng để ngăn ngừa và giảm viêm trong
các tế bào ung thư ruột kết. Anthocyanin còn giúp giảm sự tăng sinh tế bào ở một số tế
bào ung thư. anthocyanin, một chất có tính chống oxy hóa mạnh hoạt chất này giúp
giảm viêm và ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do. Anthocyanin cũng được chứng
minh là cải thiện khả năng học tập và trí nhớ. Hơn nữa, nồng độ anthocyanin cao cũng
có lợi trong hoạt động chống ung thư trong ung thư vú và ung thư dạ dày.
Giảm thiểu nguy cơ bệnh tim mạch: Khi quá trình oxy hóa diễn ra trong cơ thể
có thể làm xuất hiện các biến chứng như xơ vữa động mạch, dẫn đến sự phát triển của
nhiều bệnh tim mạch. Các chất chiết xuất từ khoai lang chứa hàm lượng polyphenol
cao, sẽ ngăn chặn quá trình oxy hóa, giúp làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh tim
mạch. Loại củ này cũng chứa các chất xơ hòa tan có liên quan mật thiết đến việc giảm
nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, anthocyanin, chất xơ, polyphenol… có trong
những củ khoai lang rất hữu ích trong việc chống lại các bệnh về tim mạch.
Cải thiện mái tóc, làn da, cải thiện thị lực và tăng khả năng sinh sản: Khoai
lang rất giàu vitamin C, E và A
12
Vitamin E có khả năng làm tăng sự phát triển và tăng mật độ tóc ở những người
bị rụng tóc nhiều. Nguyên do là loại vitamin này có đặc tính chống oxy hóa có thể
giúp giảm một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng rụng tóc là stress oxy
hóa.
Vitamin C được sử dụng phổ biến trong điều trị các vấn đề về da liễu như điều
trị tăng sắc tố và lão hóa da. Vitamin C cần thiết cho quá trình tổng hợp collagen, một
loại protein cấu trúc quan trọng của da. Loại vitamin này cũng có đặc tính chống viêm
nên giúp quản lý các vấn đề về da như mụn trứng cá và giúp vết thương nhanh lành.

Nhờ lượng vitamin A cao mà khoai lang trở thành một trong những loại rau tốt
nhất cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vì giúp tăng cường khả năng sinh sản. Đây có lẽ
là một tác dụng của khoai lang mà ít người biết đến. Vitamin A đóng vai trò chính
trong việc cải thiện hiệu suất sinh sản và sự thiếu hụt loại vitamin này có thể dẫn đến
vô sinh thứ phát ở phụ nữ. Ngoài ra, khoai lang còn có chứa sắt, một khoáng chất rất
tốt trong việc thúc đẩy khả năng sinh sản. Do đó, việc tăng lượng sắt và vitamin A từ
khoai lang có thể giúp tránh nguy cơ vô sinh thứ cấp và giảm nguy cơ vô sinh liên
quan đến vấn đề rụng trứng ở phụ nữ.

Vitamin A có trong khoai lang giúp cải thiện thị lực. Loại vitamin này không
chỉ rất quan trọng trong sự hình thành các sắc tố khác nhau chịu trách nhiệm cho sự
hấp thụ ánh sáng của mắt mà cũng duy trì cấu trúc thích hợp của võng mạc. Vitamin
A, C và E có trong loại củ này rất tốt trong việc cải thiện thị lực tốt hơn và ngăn ngừa
các vấn đề về mắt.

13
Bảng 3.3.2. bảng thành phần dinh dưỡng 100g xương gà (*)

(*) Nguồn bảng thành phần thực phẩm việt nam, bộ y tế viện dinh dưỡng nhà
xuất bản y học(2007)
Trên thế giới hiện nay, gà thịt được nuôi phần lớn theo quy mô công nghiệp,
chu kỳ nuôi ngắn, hiệu quả kinh tế cao. Thịt gà là nguồn đạm động vật có chất lượng
14
cao giá rẻ. Ngoài đạm, thịt gà lại ít chất béo. Trong chất béo của gà thì hàm lượng
Omega 3 lại cao và không chứa transfast (chất làm tăng LDL và giảm HDL). Thịt gà
chứa nhiều vitamin A, E, C, B1, B2, PP và các muối khoáng canxi, phospho, sắt. Do
đó nó có lợi ích sau:
Cung cấp nhiều protein cho cơ thể:Thịt gà cung cấp lượng lớn protein, đây là
nhóm chất chính tạo thành cấu trúc của tế bào và ảnh hưởng đến sự phát triển về cân
nặng, chiều cao và trí não của con người. Thiếu hụt protein dẫn đến hàng loạt các tác
động nguy hiểm như suy dinh dưỡng, cơ thể tăng trưởng chậm chạp, làm suy yếu hệ
miễn dịch và khiến chúng ta mệt mỏi trong việc lao động, học tập hàng ngày. Vì vậy
nguồn dinh dưỡng trong thịt gà hay nhiều loại thịt khác… sẽ bổ sung protein cho cơ
thể, tránh tình trạng bị thiếu hụt.
Tốt cho tim mạch và đẩy nhanh quá trình trao đổi chất: Dinh dưỡng từ ức gà có
thể ngăn chặn và kiểm soát hàm lượng homoccysteine – đây chính là tác nhân gây ra
bệnh tim mạch. Chính vì thế, ta nên bổ sung thịt gà trong các bữa ăn. Nói đến giá trị
dinh dưỡng trong thịt gà phải kể đến vitamin B6. Loại vitamin này giúp cơ thể trao đổi
chất một cách thuận lợi, cơ thể hấp thụ dinh dưỡng hiệu quả hơn và những điều này rất
có lợi cho sự phát triển cân nặng, chiều cao của cơ thể. Do đó, những người ốm yếu
hay biếng ăn nên ăn thịt gà thường xuyên hơn để cơ thể phát triển, cải thiện cân nặng
và tăng cường sức đề kháng để chống lại các yếu tố gây hại.
Thịt gà giúp bổ mắt: Trong thịt gà chứa nhiều hàm lượng chất beta-carotene,
lycopene, retinol, alpha đều bắt nguồn từ vitamin A có tác dụng tăng cường thị lực,
cho đôi mắt sáng trong và khỏe mạnh. Đối với những người hàng ngày làm việc
thường xuyên với máy tính, tài xế cũng nên ăn thịt gà để hạn chế tình trạng mỏi mắt,
mờ mắt cũng như giúp tăng độ tập trung khi làm việc.
Giảm căng thẳng: Thịt gà chứa 2 chất để giảm căng thẳng là tryptophan và
Vitamin B5. Cả hai đều có tác dụng làm dịu cơ thể của bạn. Điều này làm cho thịt gà
trở thành một lựa chọn tuyệt vời sau một ngày căng thẳng.
Giảm các triệu chứng tiền kinh nguyệt: Magiê - một chất dinh dưỡng có trong
thịt gà giúp làm dịu các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt và chống lại những
thay đổi tâm trạng khác nhau mà phụ nữ có thể gặp phải trong kỳ kinh nguyệt.

15
Giữ cho xương của bạn khỏe mạnh: Ngoài protein, thịt gà còn giàu một số
khoáng chất như phốt pho và canxi, giúp giữ cho xương chắc khỏe. Ngoài ra, selen
trong thịt gà có tác dụng giảm nguy cơ viêm khớp

Bảng 3.3.3. bảng thành phần dinh dưỡng 100g nấm hương (**)

(**)Nguồn dripcare.vn
Nấm hương tươi và cả sấy khô có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đem lại
nhiều lợi ích tuyệt vời không ai ngờ đến sau đây là những lợi ích tuyệt vời

16
Tốt cho tim mạch: Nấm hương chứa chất dinh dưỡng thực vật có tiềm năng
giúp giữ cho tế bào không dính vào thành mạch máu và tạo thành mảng bám, duy trì
huyết áp và cải thiện tuần hoàn. Nấm hương có tác dụng tốt cho tim mạch nhờ vào các
hợp chất giúp làm giảm hàm lượng cholesterol như sau:
• Eritadenine: hợp chất giúp ức chế các enzyme có liến quan đến việc sản sinh ra
cholesterol
• Sterol: phân tử giúp ngăn chặn ruột hấp thu cholesterol
• Beta-glucan: một loại chất xơ làm hạ thấp nồng độ cholesterol

Ngừa ung thư: Chất lentinan trong nấm đông cô còn có công dụng ngăn ngừa và
làm chậm quá trình phát triển của ung thư bằng cách kích hoạt một số tế bào và protein
tấn công căn bệnh này nhưng lại không gây ra bất kì tác dụng phụ nào. Do đó, loại
thực phẩm này là một liệu pháp có hiệu quả cao cho các bệnh nhân ung thư.
Chống oxy hóa: Nấm hương có chứa L-ergothioneine – chất chống oxy hóa cực
mạnh. Một nghiên cứu cho thấy rằng các loại nấm có chứa L-ergothioneine nhiều hơn
cả gan gà và phôi lúa mì. Trong đó, loại nấm này có chứa chất này nhiều nhất so với
các loại nấm khác.
Giúp xương chắc khỏe: Dưới tác dụng của tia cực tím trong ánh nắng mặt trời, chất
ergosterol có trong nấm đông cô sẽ chuyển hóa thành vitamin D2 – loại vitamin góp
phần giúp xương chắc khỏe hơn. Do đó, chúng còn có thể phòng và chống lại bệnh còi
xương. Việc cung cấp đủ lượng vitamin D cũng giúp điều chỉnh và hỗ trợ hệ thống
miễn dịch, duy trì trọng lượng cơ thể duy trì chức năng não khi về già, giảm mức độ
trầm trọng của các triệu chứng hen, làm giảm nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp ở phụ
nữ và giảm nguy cơ phát triển đa xơ cứng.
Tràn đầy năng lượng: Cung cấp vitamin B rất quan trọng, giúp hỗ trợ chức năng
thượng thận và chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thực phẩm thành năng lượng để sử
dụng. Ngoài ra, loại nấm này giúp cân bằng hoocmon tự nhiên và phá vỡ chứng rối trí
não để duy trì sự tập trung cả ngày và cải thiện hiệu quả nhận thức.
Tăng sức khỏe cho làn da: Khi selen được lấy với vitamin A và E, có thể giúp
làm giảm mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá và vết sẹo có thể xảy ra sau đó.

17
Kẽm trong nấm đông cô cũng tăng cường chức năng miễn dịch và làm giảm tích tụ
DHT để cải thiện làn da.

CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH SẢN XUẤT TÁC NGHIỆP VÀ


VÙNG NGUYÊN LIỆU
4.1. Quy trình sản xuất chung.
Doanh nghiệp Quick Fast đã tham khảo các sách chế biến sản phẩm mì và đã
tham khảo ra quy trình sản xuất bao gồm 4 bước: nhào bột, tạo hình, xử lý nhiệt và
cuối cùng là hoàn thiện sản phẩm được trình bày qua hình 4.1

Hình 4.1. Quy trình sản xuất mì ăn liền


18
4.2. Giải thích quy trình công nghệ.
4.2.1. giai đoạn nhào bột
Mục đích công nghệ: giai đoạn nhào trộn có mục đích chuẩn bị để tạo được
khối bột nhào thích hợp cho quá trình tạo hình tiếp theo,
Phương pháp thực hiện
Quy trình: Quá trình nhào trộn được tiến hành theo nguyên tắc; các nguyên liệu
dạng rắn sẽ được phối trộn với nhau, phần lỏng trộn với phần lỏng. Nếu chất rắn có
hàm lượng ít thì cần hòa tan hoàn toàn trong nước trước khi phối trộn với bột. Như vậy
bột mì sẽ được trộn khô với khoai lang đã hấp chín trộn chung. Các nguyên liệu phụ
khác như bột tôm, bột chiết xuất nấm men, vi chất sắt, canxi và kẽm được hòa tan đều
trong nước, chỉnh đến nhiệt độ thích hợp và phun từ từ vào cối trộn bột khô.
Thiết bị nhào trộn có dạng thùng nằm ngang bên trong có hai trực hình trụ gắn
các cánh khuấy bố trí xen kẻ, quay ngược chiều nhau. Bên trên có nắp đậy và đường
ống phun nước trộn bột.
- Đầu tiên, bột mì được rải đều một lượt theo suốt chiều dài trục
nhào
- Tiếp theo cho bột năng vào rồi cho máy nhào khô trong 3-5 phút nhằm đảm
bảo sự đồng đều của khối bột.
Sau khi trộn bột đều, cho nước trộn bột vào từ từ theo chiều dài trục nhào. Tiếp
tục bật máy hoạt động, tiến hành nhào tiếp trong khoảng 15 phút. Quá trình nhào trộn
chỉ cần đảm bảo sao cho các cấu tử trộn đều nhau. Tạo được khối bột đồng nhất có
khung gluten tốt.
Chú ý: quá trình nhào trộn cần nhẹ nhàng để hạn chế tối đa không khí lẫn vào
khối nguyên liệu. Nếu lượng khí lẫn vào ít, khi gia nhiệt sẽ tránh được hiện tượng rỗ
trên bề mặt, giữ được cấu trúc của sản phẩm. Đồng thời, do lượng khí lẫn vào không
đáng kể nên các sắc tố có trong bột mì không bị oxi hóa, sẽ giữ được màu sắc yêu cầu
của sản phẩm. nhiệt độ nước nhào thích hợp là 55-650C

4.2.2. Giai đoạn tạo hình


Mục đích công nghệ: hoàn thiện quá trình này sẽ tạo cho sản phẩm mì có hình
dạng cong sợi mì không lớn hơn 1,5 mm.
19
Các biến đổi của nguyên liệu
Trong quá trình cán bột, độ xốp và độ ẩm của khối bột giảm do một phần không
khí và nước tự do bị tách ra. Nhiệt độ khối bột tăng nhẹ do ma sát sinh ra trong quá
trình cán cắt.
Quy trình: Tạo hình sợi mì ăn liền được thực hiện bằng phương pháp cán cắt.
Cán cắt được thực hiện theo trình tự đất khối bột thành từng tấm, cán đến độ mỏng
không lớn hơn 1,5mm. Sau đó các tấm bột sẽ được cắt hay dập tạo hình sợi mì theo
kích thước mong muốn.
Khối bột sau khi nghỉ xong sẽ được chia làm hai phần, mỗi phần sẽ đi qua một
cặp trục cán để tạo thành tấm bột nhào. Hai tấm này sau đó sẽ được xếp chồng lên
nhau và qua một cặp trục cán lại thành một tấm. Khoảng cách giữa các cặp trục thường
được điều chỉnh sao cho sự giảm độ dày của tấm bột là 20-40%. Sau đó, lá bột lần lượt
chạy qua một loạt từ 5- 8 cặp trục cán, khoảng cách giữa 2 trục của các cặp trục cán sẽ
giảm dần.
Độ dày của tấm bột nhào cuối cùng sẽ được xác định theo khoảng cách giữa 2
trục của cặp trục cuối cùng. Sau khi cán, lá bột sẽ vào thiết bị cắt để tạo thành sợi mì
và đồng thời chia thành từng vắt theo chiều ngang. Thiết bị cắt sợi được cấu tạo với bề
mặt trục cắt có nhiều rãnh, kích thước rãnh bằng với kích thước sợi mì cắt ra (từ 0,75-
1,5mm). Các rãnh giữa trục ăn khớp với nhau để ép lá bột vào rãnh tạo thành sợi. Mỗi
trục có gắn một răng lược ăn sát vào bề mặt trục cắt để tách sợi mì sau khi cắt xong ra
khỏi rãnh.
Hai trục cắt chuyển động ngược chiều nhau sẽ cắt lá bột thành từng sợi mì,
đồng thời băng mì cũng được chia làm nhiều hàng (vắt mì) nhờ vào các sống dao gắn
ở cuối trục lược cắt. Sau khi ra khỏi trục lược cắt, các sợi mì di chuyển xuống băng tải
đỡ mì ở bên dưới. Sự chuyển động của băng tải chậm hơn trục cắt nên các sợi mì bị
đùn lại, tạo sóng.

4.2.3. Giai đoạn xử lý nhiệt


4.2.3.1. Quá trình hấp
Mục đích công nghệ: chế biến sợi mà sau quá trình tạo hình sẽ được đưa vào
buồng hấp nhằm làm chín sơ bộ sợi mì để rút ngắn thời gian chiến và cố định cấu trúc
sợi mì. Hơn nữa, hấp ở nhiệt độ cao còn có tác dụng làm mất hoạt tỉnh của các loại

20
enzyme có trong nguyên liệu và tiêu diệt vi sinh vật, sợi mà sau quá trình hấp cần chín
đều, mềm mại và có tính đàn hồi, không ướt ở mặt dưới và không dính bết.
Quy trình: Mì sẽ được chạy trên lưới thì đi qua hướng hấp hình hộp chữ nhật. Trong
buồng hấp, mà sẽ được gia nhiệt như hơi nước được phun ra từ các ống dẫn hơi bố trí
dọc theo chiều dài buồng hấp. Vận tốc của băng tải sẽ được điều chỉnh để mà có thời
gian lưu trong buồng hấp phù hợp với yêu cầu sản phẩm. Có thể sử dụng phương pháp
hấp bằng hơi nước hoặc bằng hơi quá nhiệt. Áp suất hơi trong buồng hấp dao động
trong khoảng 0,140,8 kgJer, nhiệt độ buồng hấp được duy trì trong khoảng 95-100°C
trong thời gian 100-240 giây. Sau khi hấp xong, mà sẽ theo băng tải ra ngoài được
thực hiện tiếp các công đoạn tiếp theo.
Các biến đổi của nguyên liệu: Trong quá trình hấp, dưới tác dụng của nhiệt độ,
protein sẽ bị biến tính, nhả nước và liên kết lại với nhau tạo thành khung của sợi mì.
Tinh bột sẽ sử dụng lượng nước tự do trong bột nhào, lượng nước do protein nhả ra và
hấp thu thêm một phần hơi nước để trương nở, hồ hóa. Một số phân tử tinh bột thoát
khỏi hạt tinh bột và liên kết với khung protein tạo ra độ đặc, chắc cho sợi mì. Trong
quá trình hấp, nhiệt độ và thời gian hấp là hai yếu tố công nghệ cần được điều khiển để
ổn định chất lượng sản phẩm. Nhiệt độ hấp quá cao hay thời gian hấp quá dài sẽ gây ra
những hư hỏng cho sản phẩm như phản ứng Maillard làm sậm màu mì, cấu trúc sợi mì
có thể bị ảnh hưởng xấu (Bán thành phẩm hấp phụ quá nhiều nước và sản phẩm “bị
nhão”).
4.2.3.2. Quá trình thổi nguội
Mục đích công nghệ chuẩn bị cho quá trình tưới gia vị
Quy trình: Ra khỏi buồng hấp, lưới tải mì sẽ đi qua hệ thống quạt thổi nguội để
làm cho phần nước tự do đọng lại trên bề mặt sợi mì.
4.2.3.3. Quá trình định lượng
Mục đích công nghệ hoàn thiện quá trình các định lượng là để cắt bằng mì
thành từng miếng có trọng lượng 80g và 70g và tạo hình sợi cong cho vắt mì ,
Quy trình: thiết bị cắt gồm hai trục, trong đó có một trục có gắn lưỡi dao để cắt
mì, trục còn lại có tác dụng như một tấm kê. Dao gắn trên trục inox. Trục dao cắt quay
khoảng từ 5 60 nhịp cắt/phút. Hai trục quay ngược chiều nhau.
4.2.3.4. Quá trình tưới gia vị
21
Mục đích công nghệ: tưới gia vị lên vắt mì có mục đích hoàn thiện sản phẩm.
Các biến đổi của nguyên liệu: gia vị được pha vào nước tạo thành nước lèo hay
nước soup sẽ được tưới lên vắt mì để làm cho các sợi mì tơi ra, không dính vào nhau
để việc vô khuôn được dễ dàng. Đồng thời giai đoạn này sẽ làm tăng giá trị cảm quan
của sợi mì, tạo ra hương vị đặc trưng và màu sắc của vắt mì, sợi mì không bị chai
cứng.
Quy trình: nước lèo được tưới lên lưới tải chứa các vắt mì thông qua một hệ
thống vòi phun sương sao cho gia vị có thể thấm đều cả hai mặt của vắt mì để chiên
lên mì có màu vàng đẹp mắt

4.2.3.5. Quá trình quạt ráo


Mục đích công nghệ; chuẩn bị cho quá trình chiến mà
Quy trình: Sợi mì đã được tưới gia vị sẽ được qua một hệ thống quạt để giảm
nhanh độ ẩm của sợi mì. Quá trình này giúp cho sợi mít khổ hơn trước khi đưa vào
công đoạn chiến, nhờ đó sẽ giảm được lượng chất béo có trong thành phẩm.

4.2.3.6. Quá trình vô khuôn


Mục đích công nghệ: chuẩn bị cho quá trình chiên
Quy trình: trước khi chiên, các vắt mì cần được cho vào khuôn để tạo hình tòn
đồng nhất cho sản phẩm.. Khuôn được gắn trên xích tải và kết hợp cùng với nắp nhằm
đậy kín và cố định vắt mì.

4.2.3.7. Quá trình chiên


Mục đích công nghệ: chiên nhằm mục đích chế biến và bảo quản sản phẩm.
Chiên làm cho vắt mì trở nên giòn xốp, có hương vị và màu sắc đặc trưng của mì ăn
liền. Trong quá trình chiên, nước tự do sẽ tách ra, và chất béo sẽ thẩm thấu vào trong
vắt mì làm tăng giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Do quá trình tiến hành ở nhiệt độ cao
nên hầu hết vi sinh vật bị tiêu diệt, các enzyme bị vô hoạt. Mặt khác, lượng nước còn
lại trong sản phẩm thấp nên hoạt độ của nước thấp có khả năng hạn chế quá trình phát
triển của phần lớn các vi sinh vật mới xâm nhập vào sản phẩm sau khi chiên.

22
Quy trình: phương pháp gián tiếp trong một thiết bị trao đổi nhiệt trước khi cho
dầu vào chảo chiến. Quá trình chiến tiến hành ở nhiệt độ 150-160C. Thời gian lại của
mì trong chảo chiên khoảng 100-110 giây. Dầu sẽ được tuần hoàn liên tục giữa thiết bị
trao đổi nhiệt và chảo chiên. Trong quá trình bơm, dầu sẽ được qua thiết bị lọc thô và
lọc tinh để loại bỏ mì vụn và cháy. Nhờ thiết bị lọc mà dầu chiên sẽ lâu bị oxi hóa hơn.
Sau một thời gian chiên, dầu cọ sẽ chuyển sang màu nâu đậm, đục, có mùi dầu
khét. Khi chỉ số acid của dầu lớn hơn 2 và chỉ số peroxyde lớn hơn 4 thì cần loại bỏ

4.2.4. Giai đoạn thành phẩm


Mục đích công nghệ hoàn thiện sau quá trình chiên, vắt mì sẽ được đổ ra khỏi
khuôn trên lưới tải của thiết bị làm nguội. Khi đó, mì còn nóng và sẽ tiếp xúc trực tiếp
với không khí. Nhiệt độ cao và oxy trong không khí sẽ đây nhanh quá trình oxy hóa
chất béo làm giảm thời gian bảo quản sản phẩm. Làm nguội nhanh sản phẩm sẽ hạn
chế được sự oxy hóa chất béo, đồng thời hạn chế được lượng vi sinh vật tái nhiễm vào
vắt m Hơn nữa, quá trình làm nguội nhanh sẽ giúp loại bớt lượng dầu dư và làm đông
đặc phần dầu tự do bám trên vắt mì.
Quy trình: Hệ thống làm nguội là một buồng dài hình hộp chữ nhật, có gắn hệ
thống quạt để thổi không khí. Mì sau khi chiên sẽ được băng tải lưới đưa vào hệ thống
làm nguội. khai đầu hệ thống, các quạt sẽ hút không khí từ ngoài vào, thổi khí từ phía
dưới hướng lên trên và thông qua các lỗ trên mặt lưới để làm khô vắt mì. Phía trên lưới
tải bố trí thêm các quạt hút để hút khí nóng trong hộp qua đường ống thải ra ngoài môi
trường. Cũng có thể sử dụng hệ thống làm nguội là các quạt thổi gắn bên trên lưới tải,
thổi không khí nguội từ trên xuống. Sau khi làm nguội, mì sẽ theo băng tải vào hệ
thống đóng gói

4.2.5. Gói nước cốt


Xương gà và nấm hương khô sau khi làm sẽ đem đi hầm gà trong 2h nhiệt độ
2000C sau khoảng 2h hầm nước xương gà hầm song đợi nhiệt độ nước còn 45-550C
cho các phụ gia như vitamin A, E, bột tôm, bột nấm hương, bột thịt gà, bột chiết xuất
nấm men, các chất chống oxy hóa, chất điều vị, chất ổn định sau đó gia nhiệt tới 800C
trong 5 phút rồi mang đi làm nguội để đóng gói

23
4.3. Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Tiêu chuẩn chất lượng mì ăn liền của Việt nam được quy định trong TCVN 5777:2004

Bảng 4.3.1. Các chỉ tiêu cảm quan của mì ăn liền

Bảng 4.3.2. Các chỉ tiêu hóa lý của mì ăn liền

4.4. Vùng nguyên liệu


Doanh nghiệp Quick Fast đã nỗ lực tìm kiếm những nguồn nguyên liệu tốt nhất trong cả
nước từ những thông tin trên Internet

24
Bảng 4.4. Tổng hợp một số vùng nguyên liệu

Bột mì – công ty cổ phần sản xuất


kinh doanh lương thực phước an

Phụ gia -3C Cosmetics

Xương gà - Công ty Cổ phần


Thương mại Phạm Tôn

Cung Cấp Rau Sạch - Công Ty


Trách Nhiệm Hữu Hạn 1 Thành
Viên Nông Lâm Sản Thành Nam

Dầu cọ - Công ty TNHH OIL


CARE

25
Phụ gia - Công Ty Cổ Phần Hương
Liệu Việt Hương

Bột nấm - Nông Trại Nấm Xanh -


Nam Xanh Farm

4.5. Một số thiết bị dùng trong sản xuất mì ăn liền.

Bảng 4.5. Một số thiết bị phục vụ cho quy trình sản xuất mì

Máy trộn bột

Máy tạo hình

26
Bếp chiên nhúng điện công nghiệp đa
năng

Máy hấp cắt mì ăn liền

Nồi nấu cánh khuấy lật nghiêng

CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG VÀ XÂY DỰNG GIÁ


SẢN PHẨM
5.1. Mục đích phân tích thị trường.
Nghiên cứu thị trường có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó cung cấp rất nhiều thông tin
thể được sử dụng cho doanh nghiệp hiểu hơn về thị trường
+ Hiểu rõ hơn về khách hàng: Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp xác định
nhu cầu, mong muốn và hành vi của khách hàng mục tiêu. Từ đó, doanh nghiệp
có thể phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với thị trường và đáp ứng nhu
cầu của khách hàng.
+ Đánh giá đối thủ cạnh tranh: Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp hiểu rõ
hơn về điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh. Từ đó, doanh nghiệp có
thể phát triển chiến lược cạnh tranh hiệu quả và tạo lợi thế cạnh tranh cho mình.

27
+ Xây dựng chiến lược marketing hiệu quả: Nghiên cứu thị trường cung cấp
thông tin quan trọng để doanh nghiệp phát triển chiến lược marketing phù hợp
với thị trường mục tiêu.
+ Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh: Nghiên cứu thị trường giúp doanh
nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và đưa ra những điều chỉnh cần
thiết.
+ Tạo ra cơ hội và thách thức : Trong kinh doanh luôn có những cơ hội và thách
thức đặt ra cho mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc phân tích thị trường cách
tốt nhất giúp doanh nghiệp nhìn thấy những chướng ngại vật mà mình phải vượt
qua. Nhờ đó, mọi người có thể trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để
sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó.

5.2. Các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường.


Năm 2021, Việt Nam tiêu thụ hơn 8,5 tỷ gói, đứng thứ ba thế giới, chỉ sau
Trung Quốc và Indonesia, theo Hiệp hội mỳ ăn liền thế giới. Đứng thứ ba nhưng nếu
xét về tốc độ tăng trưởng, không thị trường nào trong top 10 vượt được Việt Nam. Vị
thế trên "bản đồ" mỳ gói càng được củng cố khi Việt Nam đã vượt Hàn Quốc để trở
thành thị trường tiêu thụ mỳ ăn liền tính trên đầu người cao nhất thế giới. Trung bình,
mỗi người dùng 87 gói trong một năm.
Hiện có khoảng chừng 50 công ty mì ăn liền tại nước Ta. Trong đó, Acecook
(35,4%), Masan ( 27,9% ), Uniben (12,2%), Asia Food (8%) đang thống lĩnh thị
trường, tuy vậy nhóm chúng em chỉ đề cập tới 3 công ty có sản lưởng tiêu thụ mì ăn
liền cao thông qua bảng biểu 5.5

28
Bảng 5.2. Các sản phẩm cạnh tranh ACECOOK, MASAN và UNIBEN

Thương hiệu ACECOOK MASAN UNIBEN

Mì Hảo Hảo Mì Kokomi Mì 3 miền


Mì bốn phương Mì 3 miền Gold
Bình dân Mì hảo 100
Mì sổ đỏ
Mì lẩu thái Mì Omachi Mì Reeva
Mì đệ nhất
Mì pôtatô king
Tầm trung Mì zeppin
Mì minova
Mì hoành thánh

5.3. Phân tích nhóm khách hàng mục tiêu.


Việc phân khúc thị trường khách hàng giúp doanh nghiệp chúng em tập trung nguồn
lực và phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhóm khách hàng bình dân và tầm
trung từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Khách hàng bình dân: Sinh viên, công nhân, người lao động thu nhập thấp.
+ Thu nhập: Thấp, thường ưu tiên giá cả khi mua sắm.
+ Nhu cầu: Cơ bản, quan tâm đến giá cả và tính thực dụng.
+ Hành vi mua sắm: Thường mua sắm tại các cửa hàng bình dân, so sánh giá cả
trước khi mua.

Khách hàng tầm trung: Nhân viên văn phòng, gia đình trẻ, người có thu nhập ổn định.
+ Thu nhập: Trung bình, quan tâm đến chất lượng và giá cả.
+ Nhu cầu: Đa dạng, quan tâm đến chất lượng, giá cả và thương hiệu.
+ Hành vi mua sắm: Mua sắm tại các cửa hàng tầm trung, quan tâm đến chất
lượng và giá cả.

29
5.4. Xây dựng giá sản phẩm.
Doanh nghiệp Quick Fast xây dựng giá sản phẩm dựa trên hai nhóm khách hàng tầm
trung (85g) và bình dân(75g)

Bảng 5.4.1. thành phần có trong 85g mì ăn liền

Thành phần Giá kg Lượng Giá dùng Giá Giá thị Giá cost
dùng (g/kg đơn vị trường nguyên liệu
sản phẩm) sản
phẩm

Bột mì 10.000 35 350

Khoai lang 12.000 35 420

INS 451i 60.000 0,3 18

INS 621 68.000 0,2 13,6

INS 635 1.100.000 0,0085 9,35

Chiết xuất nấm 200.000 0,171 34,2


men

INS 452 i 120.000 0,03 3,6

INS 500i 30.000 0,2 6

INS 500 ii 30.000 0,1 3

Vitamin E 1.200.000 0,0331 39,72

INS 320 700.000 0,0004 0,28

INS 321 600.000 0,0002 0,12

INS 330 60.000 0,1 6

INS 415 150.000 0,2 30

INS 211 50.000 0,0425 42,5

INS 364 ii 70.000 0,2 14

Đường 30,000 0,3 9

30
Vitamin A 1.500.000 0,00026 0,39
palmitate

Dầu cọ 35.000 15,5 542,5

Nước cốt gà 50.000 2,6 130


hầm

Bột tôm 220.000 1 220

Nấm hương 250.000 2 500


khô

Bột nấm hương 467.400 0,5 233,7

Bột thịt gà 142.000 5 725

Bột hành tím 160.000 0,06 9,6

Bột ngò rí 50.000 0,05 2,5

Bột tiêu 160.000 0,02 3,2

Bột tỏi 160.000 0,04 6,4

Hành lá khô 40.000 0,5 20

Bột kem thực 105.000 0,5 52,5


vật

INS 170i 20.000 0,2 4

Vi chất kẽm 260.000 0,0003 0,078

Vi chất sắt 200.000 0,0005 0,1

Tổng 8.662.192 98,95676 3.393,018 6.000 8.000 4.000

Giá 8.000/gói : 30 gói/thùng/261.000

Bảng 5.4.2. thành phần có trong 75g mì ăn liền

Thành phần Giá kg Lượng Giá dùng Giá Giá thị Giá cost
dùng (g/kg đơn vị trường nguyên liệu
sản phẩm) sản
phẩm

31
Bột mì 10.000 34 340

Khoai lang 12.000 34 408

INS 451i 60.000 0,3 18

INS 621 68.000 0,2 13,6

INS 635 1.100.000 0,0085 9,35

Chiết xuất nấm 200.000 0,15 30


men

INS 452 i 120.000 0,03 3,6

INS 500i 30.000 0,2 6

INS 500 ii 30.000 0,1 3

Vitamin E 1.200.000 0,0331 39,72

INS 320 700.000 0,0004 0,28

INS 321 600.000 0,0002 0,12

INS 330 60.000 0,1 6

INS 211 50.000 0,0425 42,5

INS 364 ii 70.000 0,2 14

Đường 30,000 0,2 6

Dầu cọ 35.000 13 455

Nước cốt gà 50.000 2,4 120


hầm

Bột thịt gà 142.000 2,3 326,6

Bột hành tím 160.000 0,04 6,4

Bột ngò rí 50.000 0,03 1,5

Bột tiêu 160.000 0,02 3,2

Bột tỏi 160.000 0,01 1,6

Hành lá khô 40.000 0,5 20

Bột kem thực 105.000 0,05 5,25

32
vật

Vi chất kẽm 260.000 0,0003 0,078

Vi chất sắt 200.000 0,0005 0,1

Tổng 5.651.000 87,9155 2.297,148 3.500 5.00 2.500

Giá: 5.000/gói ; 30/thùng/130.000

CHƯƠNG 6: KẾ HOẠCH MARKETING.


6.1. Mục tiêu marketing.
Trong kế hoạch, Doanh nghiệp sẽ xây dựng uy tín trong thị trường Bình Dương
mà trước tiên là thành phố Bến Cát với những mặt hàng chủ lực. Hệ thống phân phối
rộng khắp trong thành phố , bên cạnh nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty sẽ quảng
bá rộng hơn nữa để người tiêu dùng biết đến hình ảnh của Công ty. Thực hiện các hoạt
động marketing nhằm giúp Công ty tăng doanh thu, tăng thị phần trên địa bàn thành
phố Bến Cát.

6.2. Các chiến lược marketing.


6.2.1. Chiến lược sản phẩm.
Do tính chất của sản phẩm nên cần có một số yêu cầu sau:
Công dụng: Cung cấp chất dinh dưỡng cho người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe,
tăng hương vị trong bữa ăn cho người tiêu dùng.
Chất lượng: Thời gian sử dụng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cách bảo
quản.
Màu sắc: Không dùng màu hóa phẩm.
Trọng lượng: Sản phẩm gói bằng túi BOPP/PP qui cách 85g và 75g,
Kiểu dáng: Bao bì phải thiết kế phù hợp, đẹp, gọn, dể mở.
Xuất xứ sản phẩm: Phải ghi rõ trên bao bì tên Công ty, địa chỉ, thành phần chế
biến, hướng dẫn cách chế biến.
Thương hiệu: Sử dụng thương hiệu, logo, màu sắc của Công ty.

33
6.2.2. Chiến lược giá cả.
Căn cứ vào những thông tin về giá đã thu được về thu nhập của khách hàng, về
mức giá sản phẩm của từng loại của đối thủ và dựa vào giá thành của sản phẩm. Doanh
nghiệp quyết định mức giá sao cho phù hợp và cân đối với mức giá mà nhà nước qui
định bán trên thị trường cũng như giá bán cho các thị siêu, đại lý, cửa hàng bán lẻ đến
tay người tiêu dùng.
Doanh nghiệp sẽ có kế hoạch định giá theo các hướng sau:
Định giá dựa vào phí tổn: là định giá dựa vào chi phí vận chuyển, những tổn
thất gặp phải trong quá trình sản xuất sản phẩm.
Định giá dựa vào nhu cầu của người tiêu dùng: Khảo sát ý kiến của người tiêu
dùng về giá mong đợi đối với sản phẩm.
Định giá dựa vào lợi thế của Công ty: dựa vào đặc tính khác biệt của sản
phẩm so với sản phẩm của đối thủ

6.2.3. Chiến lược phân phối.


Mục tiêu của Công ty là tăng số lượng ở các kênh phân phối hiện tại, tăng
doanh thu. Công ty cần xem xét lại các kênh phân phối để có chính sách cho hợp lý
bằng cách định kỳ nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của các kênh phân phối theo tiêu
chuẩn: mức tiêu thụ đạt được, thời gian giao hàng, khả năng bán hàng, thái độ của
nhân viên để so sánh kênh phân phối với các đối thủ khác.
Kênh phân phối của Công ty gồm có phân phối trực tiếp qua người tiêu dùng và
gián tiếp thông qua các tổng đại lý và đại lý và hệ thống siêu thị bán lẻ. Do
đó, Công ty có thể kiểm soát số lượng, giá cả, chất lượng bán ra trên thị trường.
Khuyến khích các tổng đại lý, đại lý cần làm rõ thương hiệu sản phẩm của Công ty
nhằm giúp khách hàng dễ nhận thấy thương hiệu của Công ty Qucik Fast để phân biệt
với các đối thủ cạnh tranh

6.2.4. Chiến lược chiêu thị/ truyền thông.


Do đặc tính của sản phẩm nên Công ty cần đánh giá nhu cầu mong muốn của
khách hàng và tiến hành điều tra.
Mục tiêu của Công ty là tăng sản lượng bán ở các kênh phân phối của Công ty

34
do đó đối tượng truyền thông là các tổng đại lý, đại lý, các siêu thị, cửa hàng. Thông
điệp truyền thông: “Hãy đến với các sản phẩm của Qucik Fast quý khách
sẽ cảm nhận được một bữa ăn nhẹ dinh dưỡng”.
Công cụ truyền thông: Quảng cáo trên báo chí, truyền hình,Youtube, facebook,
tik tok. Bên cạnh đó Công ty cũng cần phải thực hiện chương trình khuyến mãi, dịch
vụ chăm sóc khách hàng. Mặt khác, treo băng gôn, apphic ở các đại lý bán lẻ, để khách
hàng dể nhận thấy sản phẩm của công ty.
Tổ chức tặng quà cho những khách hàng trung thành với sản phẩm, tài trợ các
chương trình phúc lợi xã hội: nhà trẻ khuyến tật, chương trình tấm lòng vàng, trại mồ
côi…

CHƯƠNG 7. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ NHÂN SỰ.

Là một công ty non trẻ trên thị trường, nên công ty doanh nghiệp Qucik Fast
muốn hướng tới và xây dựng mô hình tổ chức đạt hiệu quả để có thể chịu được tác
động của thị trường và những thông tin thuận chiều và ngược chiều phải được truyền
thông nhanh chóng qua các cấp quản trị để đưa ra được những quyết định kịp thời ứng
phó với mọi biến động trong sản xuất, kinh doanh.
Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp Qucik Fast muốn hướng tới như sau:

35
Giám đốc

Phó giám đốc

Bộ phận kinh bộ phận sản


Phòng kế toán văn phòng QA & QC R&D
doanh xuất

Phát triển thị Kế toán công


tổ chế biến
trường nợ

tổ hoàn thiện
sale kế toán lương
sản phẩm

Marketting kế toán kho bộ phận kho

bộ phận thu
kế toán hàng mua nguyên
liệu

Hình 7 Bộ máy quản lý doanh nghiệp Qucik Fast

Ban giám đốc của công ty có quyền quyết định trong mọi hoạt động của công
ty, là nơi có quyết định cao nhất. Ban giám đốc gồm có: - Giám đốc có quyền ra các
quyết định cao nhất đối với toàn công ty. Công ty do hai thành viên góp vốn thành lập
và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật. Giám đốc có nhiệm vụ mở rộng thị trường,
điều hành các hoạt động của Công ty.
Phó giám đốc là người dưới quyền giám đốc, thi hành các mệnh lệnh của
giám đốc đưa ra, là người giao tiếp trực tiếp với khách hàng và chịu trách nhiệm về
kết quả kinh doanh của Công ty. Hỗ trợ giám đốc nghiên cứu thị trường vạch ra chiến
lược phát triển hoạt động kinh doanh, theo dõi hoạt động của toàn Công ty đề ra đường
lối biện pháp phát triển Công ty trong tương lai. Phó giám đốc sẽ là người thay mặt
giám đốc điều hành mọi việc khi giám đốc đi vắng. Phó Giám đốc điều hành sản xuất
có nhiệm điều hành các công việc ở nhà máy, hàng ngày lập kế hoạch sản xuất, báo
cáo cho giám đốc về tình hình sản xuất tại nhà máy.
Bộ phận kinh doanh bao gồm: 1 trưởng phòng kinh doanh, 2 giám sát kinh
doanh. Trưởng phòng kinh doanh là người bao quát chung nhất mọi hoạt động kinh
36
doanh, bán hàng;các giám sát bán hàng( có vai trò như là phó phòng kinh doanh) có
nhiệm vụ theo dõi, giám sát, kiểm tra các nhân viên bán hàng tại những khu vực mà
mình phụ trách. Mọi sự biến động của thông tin các hoạt động Marketing được các
nhân viên báo cáo lại cho giám sát ra quỳên quyết định trong phạm vi quyền hạn của
mình. Mọi nhân viên bán hàng được hưởng lương thưo doanh số hàng hoá của mình
bán ra.
Bộ phận kế toán bao gồm: kế toán trưởng, kế toán giá thành và thanh toán, kế
toán kho xưởng sản xuất, kế toán kho thực phẩm, kế toán tiền lương, kế toán bán
hàng.
Bộ phận này có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ, kip thời, đúng đắn các nghiệp vụ
kinh tế phát sinh vào các sổ thương vụ có liên quan.
Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn và kiểm tra toàn bộ
công tác kế toán trong toàn Công ty. Tổ chức lập báo cáo theo yêu cầu tổ chức quản
lý, tổ chức nhân viên phân công trách nhiệm cho từng người. Làm tham mưu cho giám
đốc về các hoạt động kinh doanh, quản lý hoạt động trực tiếp của toàn bộ phòng kế
toán, thực hiện ký, duyệt các chứng từ kế toán.
Bộ phận kỹ thuật gồm có 3 nhân viên: có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, phụ trách
các vấn đề về kỹ thuật, cơ khí, kỹ thuật điện, vận hành sửa chữa thiết bị máy móc dùng
trong sản xuất kinh doanh.
Bộ phận văn phòng: có 3 nhân viên có nhiệm vụ tổ chức bố trí các hoạt động lễ
tân, văn thư, lưu trữ, soạn thảo văn bản, giấy tờ sử dụng trong nội bộ công ty và giao
dịch với bên ngoài.
Bộ phận điều hành sản xuất: có 4 nhân viên cùng với 1 giám đốc điều hành phụ
trách các vấn đề giám sát, kiểm tra, tổ chức mọi hoạt động sản xuất của công nhân,
phụ trách các vấn đề về chất lượng hàng hoá, Sản Phẩm, chất lượng nguyên vật liệu,
đảm bảo mọi tiến độ sản xuất trong công ty.
Phân xưởng sản xuất bao gồm 4 tổ sản xuất chủ yếu, mỗi một tổ, bộ phận được
chuyên môn hoá cao đảm bảo tay nghề của công nhân nâng cao theo thời gian, năng
suất công việc tăng lên, các tổ chức có quan hệ mật thiết chặt tạo thành một chu trình
sản xuất khép kín.

37
CHƯƠNG 8 : KẾ HOẠCH CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH.

Để đáp ứng nguồn vốn đầu tư cần thiết cho phương án kinh doanh này công ty dự
kiến huy động nguồn vốn từ 2 nguồn vốn khác nhau, với tổng số vốn là 6.500.000.000
VND
Vốn chủ sở hữu : 6.000.000.000 VND
Vốn vay ngân hàng BIDV vay tín chấp : 500.000.000 VND.
Lãi vay ngân hàng: 3,1%/năm.

8.1. Ước tính trong năm 1


Năm đầu thành lập doanh nghiệp còn non trẻ nên chưa tuyển dụng được nhân sự nên
chỉ tuyển được nhân sự người quen khoảng 15. Trong năm này doanh nghiệp ước tính
doanh nghiệp làm ra 1.000.000 sản phẩm và bán ra được 800.000 gói mì bao gồm
300.000 gói mì dòng ONE-JEON và 500.000 gói mì dòng O-JEON.
Bảng 8.1.1. kế hoạch xây dựng thiết bị nhà xưởng.

Loại Tác dụng Đơn vị Yêu cầu Chi phí Thời


(triệu đồng) gian

Nhà xưởng Cơ sở sản 1000m2 Không gian 552.000.000 1 năm


và văn xuất thoáng.
phòng chính. Địa
điểm giao
dịch và
các công
việc hành
chính

Phương Giao hàng Chiếc Vận 468.000.000 2 cái


tiện chuyển
không bị
dập nát

Thiết bị Sản xuất Toàn bộ 500.000.000


và bảo quy trình
quản

38
Tổng * 1.520.000.000

Thời gian khấu hao:


Nhà cửa vật kiến trúc: 10-15 năm
Máy móc thiết bị: 5-15 năm
Trong đó thiết bị dây chuyền sản xuất: 15 năm
Trong đó thiết bị bảo quản: 6 năm
Phương tiện vận tải: 4-7 năm
Thiết bị dụng cụ quản lý: 4-6 năm

Bảng 8.1.2 Kế hoạch các khoản chi phí năm 1.


Stt Khoản mục Chi phí
(triệu đồng)

1 Chi phí cho Marketing phát triển quan hệ, quảng 50.000.000
cáo, xúc tiến....

2 Chi phí đặt cọc cho điện thoại, fax, web 20.000.000

3 Chi phí hàng tặng 25.000.000

5 Lương 1.225.000.000

6 Chi phí vận chuyển 40.000.000

7 Lãi suất trả ngân hàng trong 1 năm 258.152.748

8 Chi phí nguyên liệu 2.850.000

9 Chi phí bao bì 50.000.000

Tổng ** 1.671.002.748

Lợi nhuận thực: 4.900.000.000 – 3.191.002.748 = 1.708.997.252


Lợi nhuận bán hàng: (8.000x300.000)+(5.000x500.000)=4.900.000.000
Tổng chi: 1.671.002.748 + 1.520.000.000 = 3.191.002.748
Số hàng tối thiểu cần bán: 3.191.002.748 / 3,5= 911.715.071 gói mì

39
8.2. Kế hoạch doanh thu và lợi nhuận trong năm thứ 2 và trong 5
năm tới
Trong năm thứ 2 doanh nghiệp đã được nhiều người biết đến và được tin dùng sản
phẩm bán ra doanh số cao giả sử số mì sản xuất ra 1.500.000 gói mì ONE-JEON và O-
JEON đồng thời bán ra với 1.100.000 gói mì với 500.000 gói mì dòng ONE-JEON và
600.000 gói mì dòng O-JEON.

Bảng 8.2 Kế hoạch các khoản chi phí năm 2.


Stt Khoản mục Chi phí
(triệu đồng)

1 Chi phí cho Marketing phát triển quan hệ, quảng 50.000.000
cáo,

2 Chi phí đặt cọc cho điện thoại, fax, điện, nước 25.000.000

3 Lương 1.300.000.000

4 Chi phí vận chuyển 50.000.000

5 Lãi suất trả ngân hàng trong 1 năm 258.152.757

6 Chi phí nguyên liệu 4.275.000

7 Chi phí bao bì 25.000.000

8 Chi phí Nhà xưởng và văn phòng 552.000.000

9 Tiền thưởng 1.000.000.000

Tổng chi 2.888.427.757

Lợi nhuận thực: 7.000.000.000 –2.888.427.757= 4.111.572.243


Lợi nhuận bán hàng: (8.000x500.000)+(5.000x600.000)=7.000.000.000
Tổng chi: 2.888.427.757
Số hàng tối thiểu cần bán: 2.888.427.757/ 3,5= 825.265.073 gói mì

Doanh Nghiệp Qucik Fast ước tính nếu trong 3 năm tiếp theo sản lượng mì ăn liền
tăng lên con số 10 triệu gói mì thì lợi nhuận bán hàng hằng năm 10.000.000.000 VND

40
Tài Liệu Tham Khảo

1. Phân tích thị trường là gì? 5 bước phân tích thị trường hiệu quả (bizfly.vn)
2. DripCare – Nâng tầm chuẩn mực chăm sóc sức khỏe, làm đẹp
3. TOP CÔNG TY MÌ ĂN LIỀN LỚN NHẤT VIỆT NAM - Báo cáo công ty -
Kiến Thức Cho Người lao Động Việt Nam (laodongdongnai.vn)
4. Acecook Việt Nam – Nhà sản xuất thực phẩm ăn liền hàng đầu tại Việt Nam
(acecookvietnam.vn)
5. Masan Group: Hành trình phụng sự người tiêu dùng
6. Sản Phẩm - Công ty Cổ phần Uniben (unibenfoods.com)
7. công ty tnhh nông nghiệp gia bảo
8. www.bachhoaxanh.com/mi/thung-mi-omachi-special-bo-ham-xot-vang-
92g-30goi
9. Lê Văn Việt Mẫn, Lại Quốc Đạt, Nguyễn Thị Hiền, Tôn Nữ Minh Nguyệt &
Trần Thị Thu Hà (2011) Công nghệ chế biến thực phẩm. Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Tp.HCM.
10. Tôn Nữ Minh Nguyệt, Lê Văn Việt Mẫn & Trần Thị Thu Trà (2009) Công nghệ
chế biến rau quả. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh.
11. Nguyễn Công Khẩn(2007) Bảng Thành Phần Thực Phẩm Việt Nam Bộ Y Tế
Viện Dinh Dưỡng Nhà Xuất Bản Y Học

41

You might also like