You are on page 1of 78

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA HOÁ_NGÀNH CÔNG NGHỆ DẦU KHÍ VÀ KHAI THÁC DẦU

BÁO CÁO DỰ ÁN PBL4


TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY LỌC DẦU DREAM MAKERS
VỚI NGUỒN NGUYÊN LIỆU DẦU THÔ Ả RẬP NHẸ, CÔNG SUẤT 9000 KT/NĂM

Lớp học phần: 19N52 Nhóm 4

Danh sách sinh viên

Tống Mạnh Cường Nhóm trưởng

Hồ Thiên Đạt Thành viên

Huỳnh Thị Ngọc Hoài Thành viên

Đà Nẵng, ngày 23 tháng 12 năm 2021

1
LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung dự án do chính chúng tôi tìm kiếm tài liệu và
tham khảo trình bày bên dưới là đúng sự thật. Không có sao chép từ bát cứ đồ án nào khác, tất
cả những tham khảo và kế thừa đều được trích dẫn và tham chiếu đầy đủ. Chúng tôi chịu trách
nhiệm từ cam đoan của mình.

2
LỜI MỞ ĐẦU
Kể từ những năm đầu thế kỷ 20, khi dầu mỏ bắt đầu được khám phá cho đến hiện nay
nguồn tài nguyên này được xem là “vàng đen”, nó luôn luôn thể hiện được vai trò chủ đạo của
nó trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thế giới, và nó là nguồn tài nguyên có
thể được đánh giá là không thể thay thế cả trong một hoặc vài thế kỷ tới. Cho đến nay, dầu thô
đã được nghiên cứu chế biến thành nhiều phân đoạn phù hợp với mục đích sử dụng của con
người, từ các phân đoạn này, người ta có thể sử dụng nó như một nguồn nhiên liệu, chất đốt
hay các sản phẩm phi năng lượng khác.
Cùng với sự ra đời của động cơ đốt trong, các loại động cơ ô tô, tàu thủy, hàng không, các
phân đoạn sản phẩm dầu mỏ trở thành nguồn nhiên liệu tốt, là động lực phát triển nền kinh tế
thế giới. Hơn nữa, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là hóa học, dầu mỏ
trở thành nguồn nguyên liệu phong phú cho ngành công nghiệp hóa dầu, sản xuất các sản
phẩm phi năng lượng. Hầu như các sản phẩm có mặt trong đời sống hàng ngày đều được làm
từ sản phẩm hóa dầu: giày da, túi nhựa, dược phẩm…Các sản phẩm năng lượng cũng như phi
năng lượng đang ngày càng đòi hỏi những tiêu chuẩn khắt khe hơn, trong đó chủ yếu là tiêu
chuẩn môi trường. Do vậy, xu hướng hiện nay là nghiên cứu, khám phá ra các công nghệ phù
hợp, tìm tòi các vật liệu xúc tác nhiều ưu điểm hơn để xử lý các nguồn dầu thô chất lượng
ngày càng thấp, tỷ trọng càng lớn, thành phần càng chứa nhiều tạp chất sang các sản phẩm
chất lượng càng tốt, càng thân thiện với môi trường.
Vì vậy, việc hiểu những yêu cầu và kiến thức cơ bản về các quá trình lọc, chế biến dầu thô,
xác định nhu cầu các loại sản phẩm, từ đó định hình năng suất các phân đoạn, tính toán năng
lượng là rất cần thiết. Nhiệm vụ không chỉ là tính toán từ dầu thô đến năng suất các sản phẩm,
mà còn tối ưu hóa về mặt năng lượng, chi phí đầu tư thiết bị,..Trong đồ án này, sinh viên sẽ
được củng cố các kiến thức cũng như làm quen với việc tối ưu hóa bài toán kinh tế và kỹ thuật.
Đồ án này được hoàn thành là nhờ vào sự giúp đỡ tận tình của cô TS. Đặng Kim Hoàng
và thầy TS. Nguyễn Đình Minh Tuấn. Qua đây chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến thầy,
cô và các bạn trong lớp 19H5CLC đã nhiệt tình góp ý và giúp đỡ.

3
MỤC LỤC
I. DẦU THÔ .......................................................................................................................... 13
1. Tổng quan về dầu thô ........................................................................................ 13
2. Dầu thô Ả Rập nhẹ ............................................................................................. 13
2.1. Nguồn gốc ..................................................................................................... 13
2.2. Các tính chất quan trọng của Dầu thô........................................................... 13
2.2. Assay Dầu thô ............................................................................................... 16
2.3. Đánh giá Dầu thô và giá trị của Dầu thô ...................................................... 17
CHƯƠNG II: CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY LỌC DẦU VÀ TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ
CHO TỪNG PHÂN XƯỞNG ............................................................................................. 18
1. Tổng quan về sơ đồ công nghệ của nhà máy ................................................... 18
2. Phân xưởng chưng cất khí quyển dầu thô ....................................................... 19
2.1. Mục đích và nguyên liệu .............................................................................. 19
2.2. Sản phẩm ...................................................................................................... 20
2.3. Nguyên lý hoạt động..................................................................................... 20
2.4. Dữ liệu tính toán ........................................................................................... 21
3. Phân xưởng chưng cất chân không .................................................................. 27
3.1. Mục đích ....................................................................................................... 27
3.2. Nguyên liệu và sản phẩm.............................................................................. 27
3.3. Nguyên lý hoạt động..................................................................................... 28
3.4. Dữ liệu tính toán ........................................................................................... 28
4. Phân xưởng HDS ................................................................................................ 32
4.1. Mục đích và nguyên liệu .............................................................................. 32
4.2. Nguyên lý hoạt động..................................................................................... 32
4.3. Dữ liệu tính toán ........................................................................................... 33
5. Phân xưởng giảm nhớt ...................................................................................... 37
5.1. Mục đích ....................................................................................................... 37
5.2. Nguyên liệu ................................................................................................... 37

4
5.3. Nguyên lý hoạt động .................................................................................... 38
6. Phân xưởng Reforming xúc tác ........................................................................ 39
6.1. Mục đích ....................................................................................................... 39
6.2. Nguyên liệu .................................................................................................. 39
6.3. Nguyên lý hoạt động .................................................................................... 39
6.4. Sản phẩm ...................................................................................................... 40
6.5. Dữ liệu tính toán ........................................................................................... 40
7. Phân xường FCC ............................................................................................... 41
7.1. Mục đích ....................................................................................................... 41
7.2. Nguyên liệu và sản phẩm ............................................................................. 41
7.3. Nguyên lý hoạt động .................................................................................... 41
7.4. Dữ liệu tính toán ........................................................................................... 42
CHƯƠNG III. SẢN PHẨM VÀ PHỐI LIỆU SẢN PHẨM – CÂN BẰNG NĂNG LƯỢNG
................................................................................................................................................. 45
1. Giới thiệu các sản phẩm .................................................................................... 45
1.1. Các sản phẩm năng lượng ............................................................................ 46
1.2. Các sản phẩm phi năng lượng ...................................................................... 49
2. Tiêu chuẩn các sản phẩm .................................................................................. 51
2.1. Sulfur (Hàm lượng Lưu Huỳnh) .................................................................. 52
2.2. RON (Research Octane Number) ................................................................. 52
2.3. RVP (Reid Vapor Pressure) ......................................................................... 53
2.4. Aromatics (Hàm lượng Aromactic) ............................................................. 53
2.5. Cetane Index (Chỉ số Cetan) ........................................................................ 53
2.6. Density (Tỷ trọng) ........................................................................................ 53
2.7. Pour Point (Diểm chảy) ................................................................................ 54
2.8. Flash Point (Điểm chớp cháy) ...................................................................... 54
2.9. Viscosity (Độ nhớt) ...................................................................................... 54
3. Phương pháp phối trộn ..................................................................................... 54
3.1. Các ràng buộc và nguyên tắc tính các tính chất của sản phẩm .................... 55
5
3.2. Các bước tiến hành và sơ đồ thuật toán phối trộn ........................................ 55
4. Phối trộn sản phẩm ............................................................................................ 58
4.1. Phối trộn Propane ......................................................................................... 58
4.2. Phối trộn Butane ........................................................................................... 58
4.3. Phối trộn Naphtha for petrochemical feedstock ........................................... 59
4.4. Phối trộn Gasoline RON 95 .......................................................................... 60
4.5. Phối trộn Gasoline RON 91 .......................................................................... 61
4.6. Phối trộn Jet A1 ............................................................................................ 62
4.7. Phối trộn Diesel ............................................................................................ 63
4.8. Phối trộn Home heating oil ........................................................................... 64
4.9. Phối trộn Distillate Marine Fuel Oil ............................................................. 65
4.10. Phối trộn Fuel Oil ....................................................................................... 67
4.11. Phối trộn Bitume ......................................................................................... 68
5. Tính toán cân bằng năng lượng ........................................................................ 68
5.1. Năng lượng tiêu thụ cho các phân xưởng ..................................................... 68
5.2. Năng lượng tiêu thụ được từ quá trình đốt cháy nhiên ................................. 69

6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Các tính chất quan trọng của Dầu Á Rập nhẹ .......................................................... 17
Bảng 2: Khoảng nhiệt độ của các phân đoạn sản phẩm lấy ra từ tháp chưng cất khí quyển 21
Bảng 3: Phần trăm thể tích (%V) và phần trăm khối lượng (%m) thu được ở các phân đoạn
................................................................................................................................................. 22
Bảng 4: Cân bằng vật chất phân xưởng chưng cất khí quyển ................................................ 23
Bảng 5: Hàm lượng S trong các phân đoạn thu được từ phân xưởng ADU .......................... 24
Bảng 6: Hàm lượng Aromatic trong các phân đoạn .............................................................. 25
Bảng 7: Áp suất hơi bão hoà của phân đoạn LN và HN ........................................................ 25
Bảng 8: Độ nhớt của các phân đoạn ...................................................................................... 26
Bảng 9: Điểm chảy các phân đoạn ......................................................................................... 27
Bảng 10: Các số liệu cơ bản của nguyên liệu cho phân xưởng VD ....................................... 28
Bảng 11: Đăc điểm của nguyên liệu cho phân xưởng VDU ................................................... 29
Bảng 12: Chuyển đổi TBP dầu thô sang TBP phân đoạn VD ................................................ 30
Bảng 13: Độ nhớt của các phân đoạn .................................................................................... 30
Bảng 14: Cân bằng vật chất phân xưởng VD ......................................................................... 31
Bảng 15:Các tính chất của phân đoạn VD ............................................................................. 31
Bảng 16: Các số liệu cơ bản của nguyên liệu được xử lý HDS.............................................. 33
Bảng 17: Lượng H2 dùng để để khử S ..................................................................................... 34
Bảng 18: Lượng H2 dùng để no hoá Aromatic....................................................................... 34
Bảng 19: Tổng lượng H2 tiêu thụ ........................................................................................... 35
Bảng 20: Hiệu suất thu khí của nguyên liệu ........................................................................... 36
Bảng 21: Hiệu suất thu xăng và khí của nguyên liệu ............................................................. 36
Bảng 22: Sản phẩm của quá trình HDS ................................................................................. 37
Bảng 23: Sản phẩm của quá trình giảm nhớt ......................................................................... 38
Bảng 24: Các số liệu cơ bản của nguyện liệu cho phân xưởng CCR ..................................... 39
Bảng 25: Cân bằng vật chất cho phân xưởng CCR................................................................ 40
7
Bảng 26: Nguyên liệu của FCC và các tính chất quan trọng ................................................ 42
Bảng 27: Hiệu suất thu của các sản phẩm trong phân xưởng FCC ...................................... 43
Bảng 28: Cân bằng vật chất phân xưởng FCC ...................................................................... 44
Bảng 29: Các tính chất đặc trưng của sản phẩm từ phân xưởng FCC ................................. 44
Bảng 30: Nhu cầu thị trường của các sản phẩm từ nhà máy lọc dầu .................................... 45
Bảng 31: Các tiêu chuẩn đặc trưng của các sản phẩm thương phẩm ................................... 51
Bảng 32: Phối trộn xăng 95 thương phẩm ............................................................................. 58
Bảng 33: Phối trộn xăng 95 thương phẩm ............................................................................. 58
Bảng 34: Phối trộn sản phẩm Hóa dầu.................................................................................. 59
Bảng 35: Phối trộn xăng RON 95 thương phẩm .................................................................... 60
Bảng 36: Phối trộn xăng RON 91 thương phẩm .................................................................... 61
Bảng 37: Phối trộn sản phẩm Jet A1 ..................................................................................... 63
Bảng 38:Phối trộn Diesel thương phẩm ................................................................................ 63
Bảng 39:Phối trộn sản phẩm Home heating oil..................................................................... 64
Bảng 40: Phối trộn sản phẩm Distillate Marine Fuel Oil ..................................................... 66
Bảng 41: Phối trộn sản phẩm Fuel Oil .................................................................................. 67
Bảng 42:Phối trộn sản phẩm Bitume ..................................................................................... 68
Bảng 43: Năng lượng yêu cầu cung cấp cho nhà máy........................................................... 68
Bảng 44: Năng lượng do phần dư cung cấp .......................................................................... 69
Bảng 45: Cân bằng phối trộn sản phẩm ................................................................................ 71

8
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Crude assay của dầu Ả Rập nhẹ ................................................................................ 16


Hình 2: Đồ thị thể hiện đường cong chưng cất, 0API và %wt S của dầu Arabian Light ....... 17
Hình 3: Sơ đồ công nghệ của nhà máy lọc dầu ...................................................................... 19
Hình 4: Sơ đồ phân xưởng chưng cất khí quyển dầu thô ....................................................... 20
Hình 5: Biểu đồ thể hiện lượng nguyên liệu tham gia vào phối trộn sản phẩm Hoá dầu ...... 60
Hình 6: Biểu đồ thể hiện phần trăm nguyên liệu tham gia vào phối trộn xăng ..................... 61
Hình 7: Biểu đồ thể hiện phần trăm nguyên liệu tham gia vào phối trộn xăng RON 91 ....... 62
Hình 8: Biểu đồ thể hiện phàn trăm nguyên liệu tham gia vào phối trộn Diesel ................... 64
Hình 9: Biểu đồ thể hiện phần trăm nguyên liệu tham gia vào phối trộn sản phẩm HHO .... 65
Hình 10: Biểu đồ thể hiện phần trăm nguyên liêu tham gia vào phối trộn sản phẩm DMFO
................................................................................................................................................. 66
Hình 11: Biẻu đồ thể hiện phần trăm nguyên liệu tham gia vào phối trộn sản phẩm FO ..... 68

9
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Mô tả Ý nghĩa

LPG Liquefied Petroleum Gas Khí dầu mỏ hóa lỏng

LN Light Naphtha Xăng nhẹ

HN Heavy Naphtha Xăng nặng

KER Kerosene Kerosene (dầu lửa)

LGO Light Gas Oil Gasoil nhẹ

HGO Heavy Gas Oil Gasoil nặng

AR Atmospheric Residue Cặn chưng cất khí quyển

VD Vacuum Distillate Phần cất chân không

VR Vacuum Residue Cặn chưng cất chân không

LCO Light Cycle Oil Gasoil cracking xúc tác

HCO Heavy Cycle Oil Cặn cracking xúc tác

ADU Atmospheric Distillation Unit Phân xưởng chưng cất khí quyển

TF Flash point Nhiệt độ điểm chớp cháy

TP Pour point Nhiệt độ điểm chảy

RON Research Octane Number Trị số Octan

RVP Reid Vapor Pressure Áp suất hơi Reid

DMFO Distillate Marine Fuel Oil Nhiên liệu hàng hải

10
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, dầu mỏ được khai thác từ rất nhiều mỏ khác nhau, chúng phân bố ở những nơi
rất khác nhau về đặc điểm địa lý tự nhiên. Bởi vậy, mỗi loại dầu thô ở mỗi mỏ đều có sự khác
biệt nhất định. Mặt khác hiệu quả của việc sử dụng dầu thô phụ thuộc vào chất lượng của quá
trình chế biến. Vì vậy cần phải có một mô hình nhà máy lọc dầu luôn cải tiến, hoàn thiện về
quy trình công nghệ để chuyển hóa đến mức tối ưu nguồn tài nguyên này thành những sản
phẩm quan trọng, đáp ứng nhu cầu thị trường một cách hiệu quả nhất.
Với nguồn nguyên liệu là dầu thô Arabe nhẹ. Các số liệu ban đầu là Assay dầu thô, chất
lượng và yêu cầu của từng loại sản phẩm cùng với nhu cầu thị trường được cho sẵn. Nhiệm
vụ của đồ án là phân bố lưu lượng từng loại sản phẩm, tính toán phối trộn từng sản phẩm phù
hợp với tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời tính toán tối ưu về năng lượng cung cấp cho nhà máy
và chi phí đầu tư thiết bị, từ đó rút ra một sơ đồ công nghệ tối ưu cho nhà máy.
Các phân xưởng có mặt trong nhà máy:
• Phân xưởng chưng cất khí quyển xử lý nguồn nguyên liệu dầu thô.
• Phân xưởng chưng cất chân không xử lý hoàn toàn hay một phần nguyên liệu cặn chưng
cất khí quyển, nhằm thu được 2 loại sản phẩm làm nguyên liệu cho phân xưởng tiếp
theo: phần cất chân không nhằm làm nguyên liệu cho phân xưởng cracking xúc tác
FCC, phần cặn chưng cất chân không làm nguyên liệu cho phân xưởng giảm nhớt và
sản xuất bitume.
• Phân xưởng FCC xử lý phần cất chân không.
• Phân xưởng reforming xúc tác với nguồn nguyên liệu là xăng nặng chưng cất khí quyển
và xăng giảm nhớt.
• Phân xưởng giảm nhớt xử lý phần cặn chưng cất chân không, nhằm tạo nguồn phối liệu
chủ yếu phối trộn dầu đốt công nghiệp.
• Phân xưởng HDS nhằm tách loại lưu huỳnh các nguồn phối liệu cơ sở như gasoil nhẹ,
gasoil nặng hoặc khử S cho các bán sản phẩm làm nguyên liệu cho quá trình xử lý tiếp
theo, nhằm đảm bảo tiêu chuẩn về hàm lượng S cho sản phẩm thương phẩm.
Với các dữ liệu ban đầu về các phân đoạn sản phẩm của từng phân xưởng, chỉ tiêu chất
lượng sản phẩm cũng như nhu cầu thị trường đối với từng loại sản phẩm, nhiệm vụ của đồ án
phải tính được lưu lượng có thể thu được của các loại sản phẩm bằng các giả thiết ban đầu là
các phân xưởng hoạt động với năng suất tối đa và giả thiết các phân xưởng có thể tạo ra các
sản phẩm chất lượng cao phục vụ cho quá trình phối liệu sản phẩm thương phẩm.

11
Cụ thể hướng giải quyết:
✓ Tính cân bằng vật liệu cho mỗi phân xưởng và toàn bộ nhà máy.
✓ Tính phối liệu sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
✓ Tính lại CBVC toàn nhà máy theo sơ đồ dây chuyền công nghệ đã chọn.
✓ Tính cân bằng năng lượng của nhà máy.

12
I. DẦU THÔ
1. Tổng quan về dầu thô
Dầu thô là loại nhiên liệu hóa thạch, được hình thành qua một quá trình biến đổi rất lâu dài,
cùng với những hoạt động kiến tạo và biến đổi hóa học dưới lòng đất hay lòng biển. Dầu thô
có nguồn gốc từ những vật liệu hữu cơ là nguồn các xác sinh vật nổi và chất mùn qua quá
trình lắng đọng trầm tích và tích tụ tạo nên các mỏ dầu.Hiện còn tồn tại hai quan điểm lý giải
nguồn gốc hình thành dầu thô: lý thuyết nguồn gốc vô cơ và nguồn gốc hữu cơ. Tuy nhiên,
quan điểm lý thuyết hữu cơ được chấp nhận nhiều hơn cả, vì nó giải thích phù hợp thành phần
hóa học của dầu thô và cho thấy rõ ràng sự hình thành dầu thô gắn liền với các quá trình vận
động địa chất.
Dầu thô là một chất lỏng nhớt có màu thay đổi, từ xanh đến nâu đen, có mùi của H2S, nhựa
thông hay đơn giản là mùi của hydrocacbon. Các tính chất đặc trưng của dầu thô thay đổi
trong giới hạn rất rộng: chúng thay đổi theo từng mỏ và theo các vị trí khác nhau trong cùng
một mỏ. Dầu thô thường tồn tại ở trạng thái lỏng ở điều kiện thường, gồm một lượng nhỏ các
giọt nước lơ lửng ở trạng thái hệ phân tán keo.Một số trường hợp ngoại lệ là dầu thô tồn tại ở
trạng thái rắn ở nhiệt độ thường.
2. Dầu thô Ả Rập nhẹ
2.1. Nguồn gốci
Dầu thô Ả Rập nhẹ là loại dầu thô có trọng lượng trung bình, có hàm lượng lưu huỳnh cao
được sản xuất bởi Ả-Rập-xê-út. Đây là nguồn xuất khẩu chính của Ả rập và là chuẩn mực của
dầu thô toàn cầu. Dầu nhẹ Ả Rập chủ yếu được sản xuất từ cánh đồng Ghawar to lớn nhưng
nó vẫn còn được sản xuất từ các lĩnh vực khác. Dầu nhẹ Arab là nguồn thương mại ở các trung
tâm lọc dầu lớn bao gồm Châu Âu,Châu Á và Bắc Mĩ. Dầu này được định giá bằng cách sử
dụng công thức dựa vào điểm chuẩn của từng khu vực.
2.2. Các tính chất quan trọng của Dầu thô
Một vài đặc trưng cơ bản của dầu thô như sau:
2.2.1. Tỷ trọng
Tỷ trọng của dầu thô khác nhau trong các mỏ khác nhau, và kể cả giữa vỉa này và vỉa khác
của một mỏ.Tỷ trọng của dầu thô càng nhỏ khi tỷ số H/C càng lớn. Tỷ trọng của dầu thô có
thể nằm trong khoảng từ 0.7 – 1. Việc hiểu biết tỷ trọng của một loại dầu thô đóng vai trò quan
trọng trong mua bán dầu thô, chuyển đổi đơn vị và định hướng công nghệ chế biến, lưu trữ,
vận chuyển.

13
Tỷ trọng của dầu thô có thể được thể hiện bằng tỷ trọng d154, tỷ trọng tiêu chuẩn (Specific
Gravity) hay độ API (American Petroleum Institute, Viện dầu mỏ Hoa Kỳ).
Tỷ trọng tiêu chuẩn (S) là tỷ số giữa một khối lượng thể tích chất lỏng ở 600F và khối lượng
của nước có cùng thể tích và cùng nhiệt độ.

Độ API được sử dụng rộng rãi để đo tỷ trọng của dầu thô,tính theo công thức sau:

ο 141.5
API = - 131.5
S6060

Dầu thô thường có độ °API từ 40 (d=0.825) đến 10 (d=1)

• Condensate: oAPI > 55


• Lightcrude: oAPI = 31-55
• Medium: oAPI = 22-31
• Heavy: oAPI = 22-10
• Extra heavy: oAPI <10

Dầu Arabian Light có oAPI = 33,4


2.2.2 .Điểm vẫn đục và điểm chảy
Khi dầu thô được đưa về trạng thái lạnh, người ta không quan sát thấy hiện tượng chuyển
tiếp rõ nét từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn như một chất lỏng tinh khiết mà xảy ra hiện
tượng như sau: đầu tiên xuất hiện sự gia tăng về độ nhớt, sau đó nếu nhiệt độ tiếp tục hạ xuống
thì các tinh thể nhỏ bắt đầu xuất hiện. Trong trường hợp dầu trong suốt, ta sẽ quan sát được
sự vẩn đục dạng đám mây. Nhiệt độ vào thời điểm xuất hiện đám mây đó gọi là nhiệt độ vẩn
đục (Cloud Point) của dầu thô. Nếu ta vẫn tiếp tục hạ nhiệt độ thì các tinh thể sẽ tiếp tục gia
tăng kích thước, dầu trở nên đặc hơn và đến một lúc nào đó không còn khả năng lưu động nữa.
Nhiệt độ tại thời điểm dầu thô không còn khả năng lưu động gọi là điểm chảy (Pour point).
Sự tạo thành các tinh thể trong dầu thô chủ yếu do các hợp chất n-parafine dễ kết tinh khi hạ
nhiệt độ xuống thấp.
Điểm chảy của dầu thô thường nằm trong khoảng từ -30oC đến 60oC.Việc xác định điểm
vẩn đục và điểm chảy sẽ cho phép điều kiện vận hành, tồn chứa, vận chuyển, công suất bơm.
Dầu Arabian Light: Pour Point ở - 30 oF

14
2.2.3. Độ nhớt
Việc đo độ nhớt ở những nhiệt độ khác nhau rất quan trọng vì nó cho phép tính toán hao
hụt nguyên liệu trong đường ống, hệ thống ống trong nhà máy lọc dầu, tính toán công suất
bơm và hệ thống trao đổi nhiệt.
Sự biến đổi độ nhớt theo nhiệt độ của các loại dầu thô không giống nhau. Độ nhớt của dầu
parafinic sẽ tăng nhanh khi hạ nhiệt độ. Độ nhớt động học của dầu thô được xác định bằng
phép đo thời gian chảy của dầu trong một ống mao quản có độ dài biết trước nhân với chỉ số
nhớt kế, phụ thuộc vào từng loại nhớt kế khác nhau. Đơn vị độ nhớt động học là cSt hay
mm2/s.
Dầu Arabian Light có độ nhớt ở 100oF là 6.14 cSt
2.2.4. Áp suất hơi bão hòa và điểm chớp cháy
Người ta đánh giá áp suất hơi của dầu thô theo phương pháp áp suất hơi Reid (RVP). Dầu
thô khi ra khỏi giếng có áp suất hơi có thể đạt tới 20 bar, rất khó khăn cho điều kiện tồn chứa
và vận chuyển. Do đó, dầu thô phải được đưa qua thiết bị phân ly để tách một phần các cấu tử
nhẹ trong dầu thô, giảm áp suất xuống còn 1 bar.
Điểm chớp cháy có liên quan chặt chẽ đến áp suất hơi của dầu thô. Nó quyết định điều kiện
làm việc, tồn trữ, vận chuyển và vận hành thiết bị. Điểm chớp cháy càng thấp chứng tỏ hàm
lượng hydrocacbon nhẹ trong dầu thô càng lớn.
Dầu Arabian có RVP là 4.2 psi

15
2.2. Assay Dầu thô

Hình 1: Crude assay của dầu Ả Rập nhẹ

16
Hình 2: Đồ thị thể hiện đường cong chưng cất, 0API và %wt S của dầu Arabian Light
2.3. Đánh giá Dầu thô và giá trị của Dầu thô
Dưới đây là bảng tính chất của Dầu thô Ả Rập nhẹ:
Bảng 1: Các tính chất quan trọng của Dầu Á Rập nhẹ

Tỷ trọng oAPI 33.4

Hàm lượng lưu huỳnh (%wt) 1.8%

Điểm chảy (oF) -30

Độ nhớt ν (cSt) Ở 100oF 6.14

Áp suất hơi bão hòa (psi) 4.2

Dựa vào các tính chất trên ta biết được Dầu thô Ả Rập nhẹ thuộc loại dầu nhẹ (dựa vào
o
API) và dầu thuộc nhóm dầu chua (vì nhiều lưu huỳnh).

17
CHƯƠNG II: CÔNG NGHỆ NHÀ MÁY LỌC DẦU VÀ TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ
CHO TỪNG PHÂN XƯỞNG
1. Tổng quan về sơ đồ công nghệ của nhà máy
Dầu thô sau khi được tách muối sẽ đi vào tháp chưng cất khí quyển, mục đích của tháp
chưng cất khí quyển là phân tách dầu thô thành các phân đoạn khác nhau dựa vào nhiệt độ sô
và áp suất khác nhau như: Gas, LN, HN, KER, LGO, HGO và AR.
Đối với phần khí sẽ đi vào phân xưởng Gas plant để tách các khí C1, C2 dùng làm năng
lượng nội vụ cho nhà máy và C3 C4 sẽ tiếp tục đi qua phân xưởng PRU, mục đích để thu hồi
propylene còn C3 C4 sẽ đem đi sản xuất LPG.
Tiếp theo là phân đoạn LN sẽ đi qua phân xưởng HDS và đi thẳng vào blending để phối
trộn xăng RON 91, 95. Mục đích của phân xưởng HDS là khử lưu huỳnh, các kim loại(Ni),các
cặn bẩn và chống ngộ độc xúc tác,…
Phân đoạn HN đi qua phân xưởng HDS để xử lý lưu huỳnh và sau đó tiếp tục đi qua phân
xưởng CCR, mục đích của phân xưởng CCR chuyển hoá các Naphtha có chỉ số octane thấp
thành Naphtha có chỉ số octane cao để sản xuất xăng có chất lượng tốt và các nhiên liệu hoá
dầu.
Phân đoạn KER một phần sẽ đi thẳng qua blending để phối trộn Jet A1, một phần đi qua
HDS để loại bỏ các tạp chất như lưu huỳnh để sản xuất Jet A1 và kerosene oil.
LGO và HGO sẽ đi qua phân xưởng HDS để xử lý lưu huỳnh và loại bỏ các tạp chất sau đó
qua blending để phối trộn tạo ra các sản phẩm như: home heating oil, Diesel oil.
Tiếp theo AR sẽ đi vào phân xưởng VDU, vì phần cặn này nếu phân tách ở nhiệt độ cao sẽ
xãy ra quá trình cracking nhiệt và quá trình này không có tính chọn lọc nên phải tách ở áp suất
thấp tức áp suất chân không và sản phẩm đi ra ở đây sẽ là VD và VR.
Phân đoạn VD sau khi đi ra khỏi VDU sẽ đi vào HDS để loại bỏ lưu huỳnh và tạp chất sau
đó tiếp tục đi qua phân xưởng FCC, mục đích của phân xưởng FCC là bẽ gãy các hydrocacbon
mạch dài thành các hydrocabon mạch ngắn tạo ra sản phẩm khí sẽ đi lên phân xưởng Gas
plant, ngoài ra còn FCC Naphtha, LCO và HCO+Slurry. Ba sản phẩm này sẽ đi qua blending
phối trộn tạo ra Diesel và nhiên liệu cho hàng hải.
Phân đoạn VR sau khi đi ra khỏi VDU, một phần sẽ đi thẳng qua blending để sản xuất bitum
và một phần sẽ đi vào phân xưởng VB, mục đích của phân xưởng này là giảm độ nhớt để sản
xuất FO.

18
Qua các quá trình chuyển hoá trung gian và đi qua belending sẽ sản xuất các sản phẩm như
sau:

Hình 3: Sơ đồ công nghệ của nhà máy lọc dầu

2. Phân xưởng chưng cất khí quyển dầu thô


2.1. Mục đích và nguyên liệu
Đây là phân xưởng xử lý một lượng nguyên liệu lớn nhất trong nhà máy, toàn bộ nguồn dầu
thô khai thác lên, quá trình lọc tách sơ bộ đầu tiên nhằm phân tách dầu thô thành các phân
đoạn theo nhiệt độ sôi: khí (GAS), xăng nhẹ (LN), xăng nặng (HN), Kerosene (KER), gasoil
nhẹ (LGO), gasoil nặng (HGO), cặn chưng cất khí quyển (AR). Các phân đoạn này có thể
được dùng để phối liệu sản phẩm thương phẩm hoặc làm nguyên liệu cho các quá trình xử lý
tiếp theo.
Nguồn nguyên liệu là dầu thô trước khi vào tháp chưng cất khí quyển phải trải qua quá trình
tiền xử lý để tách muối, nước và các tạp chất cơ học, ngoài ra còn đi qua các hệ thống thu hồi
nhiệt của các dòng sản phẩm ra khỏi tháp và đi vào lò đốt. Nhiệt độ của dầu thô khi vào tháp
phải đạt từ 350oC đến 370oC.

19
2.2. Sản phẩm
- Phân đoạn hỗn hợp khí-xăng, thông thường sau khi được xử lý hydro, sẽ là nguyên liệu
cho các công đoạn phân tách khí và xăng
- Phân đoạn naphta thường dùng làm nguyên liệu hóa dầu
- Phân đoạn kerosene, dùng để sản xuất nhiên liệu máy bay. Phân đoạn này cũng có thể
dùng để sản xuất dung môi, dầu đốt dân dụng hay dầu động cơ (dầu diesel)
- Một hay hai phân đoạn gasoil dùng để sản xuất dầu đốt dân dụng hay dầu diesel
- Phân đoạn cặn khí quyển làm nguyên liệu cho phân xưởng chân cất chân không
2.3. Nguyên lý hoạt động

Hình 4: Sơ đồ phân xưởng chưng cất khí quyển dầu thô


Quá trình phân tách thường diễn ra ở một tháp duy nhất, hoạt động dưới áp suất từ 1-3
bar,thường ở áp suất làm việc thấp nhất có thể.
Dầu thô được đun nóng sơ bộ trong chuỗi thiết bị trao đổi nhiệt thứ nhất nhờ sử dụng nhiệt
thu hồi từ các sản phẩm và từ dòng hồi lưu tuần hoàn đến nhiệt độ khoảng 120-160°C, tại
nhiệt độ này dầu thô sẽ được khử muối. Công đoạn này được thực hiện ở áp suất khá lớn
(khoảng 12 bar) nhằm để hỗn hợp dầu thô và nước vẫn còn ở trạng thái lỏng tại nhiệt độ mong
muốn. Dầu thô đã tách muối được gia nhiệt trong chuỗi thiết bị trao đổi nhiệt thứ hai rồi được

20
đưa vào lò đốt để đạt được nhiệt độ khoảng 330-390°C để cấp liệu vào tháp chính ở trạng thái
hóa hơi một phần.
Các phân đoạn thu được đôi khi được sấy khô ở nhiệt độ 150°C trong các thiết bị sấy chân
không nối liền với các thiết bị strippeur thân tháp.
2.4. Dữ liệu tính toán
2.4.1. Tính cân bằng vật chất
2.4.1.1. Phần trăm thể tích (%V) và phần trăm khối lượng (%m)

Điểm cắt phân đoạn của các phân đoán sản phẩm được cho ở bảng sau:
Bảng 2: Khoảng nhiệt độ của các phân đoạn sản phẩm lấy ra từ tháp chưng cất khí quyển

Phân đoạn GAS LN HN KE LGO HGO AR

Ti - Tf (oC) < 23 23 - 75 75 - 174 174 - 215 215 - 320 320 - 375 > 375

Từ điểm sôi đầu và cuối của mỗi phân đoạn trong bảng trên, bằng phương pháp nội suy, ta
tính được phần trăm chưng cất (theo phần trăm khối lượng và thể tích được cho trong bảng số
liệu kèm theo) tại điểm cắt xác định. Sau đó tính phần trăm thể tích và khối lượng của mỗi
phân đoạn.
Các giá trị về % thể tích và % khối lượng từng phân đoạn được tính theo công thức:
%V = %VTf - %VTi
%m = % mTf - % mTi
Trong đó:
• %VTf và % mTf là % thể tích và khối lượng ứng với điểm sôi cuối.
• %VTi và % mTi là % thể tích và khối lượng ứng với điểm sôi đầu.
Các quy tắc nội suy tuyến tính được áp dụng:
T - T1
%V = %V1 + ( %V2 - %V1 ) .
T2 - T1

T - T1
%m = %m1 + ( %m 2 - %m1 ) .
T2 - T1

Trong đó %V, %m là các giá trị cần tìm tại giá trị T (nằm giữa T1 và T2), T có thể là nhiệt
độ sôi đầu hoặc nhiệt độ sôi cuối của phân đoạn đang khảo sát.
Kết quả thu được ở bảng sau:
21
Bảng 3: Phần trăm thể tích (%V) và phần trăm khối lượng (%m) thu được ở các phân đoạn

Phân đoạn GAS LN HN KER LGO HGO AR

320 –
Ti – Tf(oC) < 23 23 - 75 75 - 174 174 - 215 215 - 320 > 375
375

%V 2.31 5.20 16.29 6.97 18.93 9.77 40.53

%m 1.57 4.02 14.16 6.44 18.32 10.06 45.42

2.4.1.2. Lưu lượng thể tích và lưu lượng khối lượng


Năng suất của nhà máy: F = 8100 (kt/y)
Lưu lượng khối lượng mỗi phân đoạn được tính từ phần trăm khối lượng ứng với phân đoạn
đó khi đã có năng suất dầu thô cần xử lý theo công thức:
𝑚𝑖 = %𝑚𝑖 × 𝐹
Trong đó: mi là lưu lượng khối lượng của phân đoạn thứ i (kt/y).
Tỷ trọng của mỗi phân đoạn được tính theo phương pháp cộng tính thể tích:
𝑉𝑖 × 𝑑𝑖 = ∑ 𝑉𝑗 × 𝑑𝑗
Dựa vào Assay dầu thô (hoặc tra đồ thị), tính được tỷ trọng của mỗi phân đoạn theo phương
pháp cộng tính thể tích.
∑ 𝑉𝑗 × 𝑑𝑗 ∑ %𝑉𝑗 × 𝑑𝑗
𝑑𝑖 = =
𝑉𝑖 %𝑉𝑖
Trong đó: di là tỷ trọng của phân đoạn i
dj là tỷ trọng tại nhiệt độ Tj của phân đoạn i
%Vi là phần trăm thể tích của phân đoạn i
%mj là phần trăm thể tích tại nhiệt độ Tj của phân đoạn i
Từ tỷ trọng tính được, ta tính lưu lượng thể tích của mỗi phân đoạn theo công thức:
𝑚𝑖
𝑉𝑖 =
𝑑𝑖

22
Bảng 4: Cân bằng vật chất phân xưởng chưng cất khí quyển

103 𝒌𝒈 103
Phân đoạn %m 𝝆𝟏𝟓℃ ( )
ton/year 𝒍 m3/year

C2 - 0.01 0.9 0.37 2.41

C3 0.21 18.9 0.51 37.29

i-C4 0.14 12.6 0.56 22.42

n-C4 1.21 108.45 0.58 186.08

TOTAL GAS 1.57 140.85 0.58 244.75

LN 4.02 361.95 0.65 554.74

HN 14.16 1274.58 0.74 1720.19

KE 6.44 580.02 0.79 736.09

LGO 18.32 1648.80 0.82 1999.30

HGO 10.06 905.70 0.88 1031.38

AR 45.42 4088.10 0.96 4279.30

TOTAL
98.43 8859.15 0.86 10321.01
Liquid

TOTAL
100.00 9000 0.85 10565.76
Crude

2.4.2. Tính chất các phân đoạn


2.4.2.1. Hàm lượng lưu huỳnh
Hàm lượng S trong mỗi phân đoạn tính theo phương pháp cộng tính khối lượng:

23
%𝑆𝑖 × 𝑚𝑖 = ∑ %𝑆𝑗 × 𝑚𝑗

Do đó:
∑ 𝑆𝑗 × 𝑚𝑗 ∑ %𝑆𝑗 × %𝑚𝑗
%𝑆𝑖 = =
𝑚𝑖 %𝑚𝑖
Trong đó: %Si là hàm lượng lưu huỳnh phân đoạn i
%Sj là hàm lượng lưu huỳnh tại nhiệt độ Tj của phân đoạn i
%mi là phần trăm khối lượng của phân đoạn i
%mj là phần trăm khối lượng tại nhiệt độ Tj của phân đoạn i
Bảng 5: Hàm lượng S trong các phân đoạn thu được từ phân xưởng ADU

Phân đoạn GAS LN HN KE LGO HGO AR

%S (%m) - 0.024 0.034 0.084 0.737 1.983 3.080


2.4.2.2. Chỉ số octane – RON
Việc tính toán chỉ số octane của xăng ở đây chỉ được tính cho phân đoạn xăng nhẹ, còn
phân đoạn xăng nặng không được tính vì toàn bộ lượng xăng nặng này sẽ được xử lý ở quá
trình reforming xúc tác, là quá trình tăng RON của xăng thu được.
Với phân đoạn xăng nhẹ LN, ta xác định RON dựa vào giản đồ RON clair (RON không
chì) phụ thuộc vào hiệu suất thu phân đoạn này (theo %m), từ hiệu suất thu là 4.02 %m, ta tra
được RON clair bằng 59.
2.4.2.3. Hàm lượng hợp chất thơm
Hàm lượng hợp chất thơm (%Ar) được xác định theo phương pháp cộng tính thể tích, được
tính cho các phân đoạn LN, HN và KER. Đối với phân đoạn GO, ràng buộc về hàm lượng
aromatic được thể hiện thông qua ràng buộc về chỉ số cetane. Hàm lượng Aromatic càng lớn
thì chỉ số cetane càng nhỏ.
• Với phân đoạn LN:
Xác định theo giản đồ %Ar phụ thuộc hiệu suất thu phân đoạn LN (%m). Từ hiệu suất thu
là 4.02%m, ta tra được hàm lượng Aromatic bằng 1.2%.
• Với phân đoạn HN:
24
Xác định theo giản đồ %Ar phụ thuộc hiệu suất thu phân đoạn LN (%m). Từ hiệu suất thu
là 14.16%m, ta tra được hàm lượng Aromatic bằng 12.15%.
• Với phân đoạn KER:
Xác định theo phương pháp cộng tính thể tích. Từ hiệu suất thu tổng LN, HN, KER ta tra
ra được hàm lượng Ar trong đó là 12.25% . Từ đó, hàm lượng Aromatic trong KER bằng:
%𝐴𝑟Σ × (%𝑉𝐿𝑁 + %𝑉𝐻𝑁 + %𝑉𝐾𝐸𝑅 ) − %𝐴𝑟𝐿𝑁 × %𝑉𝐿𝑁 − %𝐴𝑟𝐻𝑁 × %𝑉𝐻𝑁
20.73%
%𝑉𝐾𝐸𝑅
Bảng 6: Hàm lượng Aromatic trong các phân đoạn

Phân đoạn LN HN KER

%Ar 1.2 12.15 12.25

2.4.2.4. Áp suất hơi bão hoà Reid RVP


Giá trị này được xác định theo giản đồ phụ thuộc giữa hiệu suất thu phân đoạn (%m) và
RVP.
➢ Với phân đoạn LN: Từ hiệu suất thu LN là 4.02%m, ta tra được RVP bằng 0.685
bar.
➢ Với phân đoạn HN: Xác định theo phương pháp cộng tính phần mol. Với năng suất
tổng của LN và HN, ta tra được RVP∑ = 0.285 bar
Từ đó, ta có:
%𝑚Σ %𝑚𝐿𝑁 𝑀𝐻𝑁
𝑅𝑉𝑃𝐻𝑁 = ( × 𝑅𝑉𝑃Σ − × 𝑅𝑉𝑃𝐿𝑁 ) ×
𝑀Σ 𝑀𝐿𝑁 %𝑚𝐻𝑁
Tính được RVPHN = 0.1568 bar
Bảng 7: Áp suất hơi bão hoà của phân đoạn LN và HN

Phân đoạn RVP

LN 0.685

HN 0.157

2.4.2.5. Chỉ số cetane


Áp dụng công thức sau cho phân đoạn KER, LGO, HGO:

25
𝐶𝑁 = 454.74 − 1641.416 × 𝜌 + 774.74 × 𝜌2 − 0.554 × 𝑇50 + 97.083 × (𝑙𝑜𝑔𝑇50 )2
Trong đó: ρ là khối lượng riêng ở 15oC (kg/l)
T50 là nhiệt độ ứng với 50% chưng cất trên đường ASTM D86, K
➢ Với phân đoạn KER: ρ = 0.79 (kg/l) và T50 = 464.22 (K) → CNKER = 41.15
➢ Với phân đoạn LGO: ρ = 0.83 (kg/l) và T50 = 538.80 (K) → CNLGO = 50.84
➢ Với phân đoạn HGO: ρ = 0.88 (kg/l) và T50 = 614.5 (K) → CNHGO = 44.17
2.4.2.6. Độ nhớt
Tính độ nhớt tại 100oF và 210oF theo công thức:
log  100 = 4,39371 – 1,94733.Kw + 0,12769.K 2
w+ 3,2629.10 -4
A2 -1,18246Kw.A +
0,171617.K 2 W + 10,9943 + 9,50663.10 −2. A 2 − 0,860218.K W . A
A + 50,3642 − 4,78231.K Æ
log  210 = - 0,463364 – 0,166532.A + 5,13447.10 -4.A2 -8,48995.10-3.KW .A

(8,0325.10 −2
.Kw 2 + 1,24899. A + 0,19768. A 2 )
+
( A + 26,786 − 2,6296.Kw)
Với: Kw là hằng số Watson
141,5
A là độ API, xác định theo: A = − 131,5
S

Tb là nhiệt độ sôi trung bình thể tích của phân đoạn (K)
Sau khi tính toán độ nhớt ở 100oF và 210oF, bằng cách tra biểu đồ tiêu chuẩn ASTM Độ
nhớt – Nhiệt độ, ta suy ra độ nhớt ở 20, 50, 100oC
Bảng 8: Độ nhớt của các phân đoạn

KER LGO HGO

Vis 100oF 1.02 2.82 9.58

Vis 210oF 0.59 1.14 2.67

2.4.2.7. Điểm chảy (Pour Point)


Điểm chảy của phân đoạn KER, LGO, HGO được tính theo công thức:

26
PP = 130,47.S 2 , 971.M ( 0 , 612− 0 , 474. S )
. 100
( 0 , 31− 0 , 333S )

Trong đó: S là tỷ trọng tiêu chuẩn


M là khối lượng phân tử trung bình của phân đoạn, g/mol
ν100 là độ nhớt ở 100oF, cSt
PP(TP) là điểm chảy tính bằng K
➢ Phân đoạn KER: S = 0.79 M = 161.19 g/mol, ν100 = 1.02 cSt
→ TP = -56.26oC
➢ Phân đoạn LGO: S = 0.83, M = 220.96 g/mol, ν100 = 2.82 cSt
→ TP = -20.90oC
➢ Phân đoạn HGO: S = 0.88, M = 296.28 g/mol, ν100 = 9.58 cSt
→ TP = 8.12 oC
Bảng 9: Điểm chảy các phân đoạn

KER LGO HGO

Pour Point(oC) -56.26 -20.90 8.12

3. Phân xưởng chưng cất chân không


3.1. Mục đích
Thu tối đa phần phân đoạn Gasoil nặng (tăng tối đa sản phẩm trắng) từ nguyên liệu dầu thô
ban đầu. Quá trình làm việc ở điều kiện chân không cho phép giảm nhiệt độ chưng cất, nhờ
đó tránh được sự phân huỷ hay cracking nhiệt khi chưng cất ở nhiệt độ cao.
3.2. Nguyên liệu và sản phẩm
Phân xưởng chưng cất chân không tách phần cặn của phân xưởng chưng cất khí quyển trực
tiếp thành nhiều phân đoạn. Việc phân tách các phân đoạn này tuỳ thuộc vào thành phần của
AR, khuynh hướng cũng như mục đích sử dụng sau này. Các phần cất và cặn chân không có
thể đáp ứng được nhiều mục đích sử dụng khác nhau tuỳ vào bản chất nguyên liệu dầu thô,
kiểu nhà máy lọc dầu, sự có mặt và công suất của các phân xưởng phía sau và quan trọng nhất
là sản phẩm thương mại và nhu cầu thị trường.

27
Các sản phẩm của phân xưởng chưng cất chân không có những ứng dụng sau:
• Phần cất distillate làm nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm trắng, qua phân xưởng FCC
(thu xăng) hay phân xưởng HDC (thu Kerosene, Gasoil).
• Phần VD và dầu DAO (deasphalted oil) trích ly từ VR được sử dụng để sản xuất dầu gốc
HDB.
• VR dùng làm nguyên liệu cho phân xưởng giảm nhớt và để sản xuất Bitume.
3.3. Nguyên lý hoạt động
Chưng cất chân không được dùng cho quá trình phân tách các nguyên liệu có nhiệt độ sôi
quá cao ở áp suất cao hơn áp suất khí quyển và có thể dẫn tới cracking nguyên liệu. Năng suất
của quá trình chưng cất chân không giảm 50-70% so với quá trình chưng cất khí quyển. Tùy
thuộc vào hướng sử dụng tiếp theo của phần cất mà tháp chưng cất chân không có thể có hoặc
không có các vùng phân đoạn. Có nhiều công nghệ được áp dụng tùy theo việc có sử dụng hơi
nước hay không để làm giảm áp suất hơi riêng phần của hydrocarbon.
3.4. Dữ liệu tính toán
3.4.1. Cân bằng vật chất
Tùy thuộc điều kiện vận hành của tháp chưng cất chân không, điểm cắt của phần cất chân
không và cặn chưng cất chân không có thể điều chỉnh được. Dựa vào Assay dầu thô, ta lập
được bảng sau:
Bảng 10: Các số liệu cơ bản của nguyên liệu cho phân xưởng VD

Boiling %m so
Phân đoạn %m %V %V so với AR
range (oC) với AR

VD 375-550 27.42 60.37 25.43 62.75

VR 550+ 18 39.63 15.10 37.25

AR 45.42 100 40.53 100

Lưu lượng AR thu được từ phân xưởng chưng cất khí quyển:
mAR = 4088.10 (kt/y)
Gọi x là phần AR được xử lý tại phân xưởng VDU.
Khi đó: x = 100
28
Lượng AR được xử lý tại phân xưởng VDU: 4088.10 (kt/y)
Bảng đặc điểm nguyên liệu cho phân xưởng VDU:

Bảng 11: Đăc điểm của nguyên liệu cho phân xưởng VDU

Khối lượng AR ban đầu, kt/y 4088.10

Lượng AR được xử lý, kt/y 4088.10

Phần trăm AR được xử lý, %V 100

Tỷ trọng d154 0.955

Thể tích AR được xử lý, 103.m3/y 4279.32

Hàm lượng S, %m 3.08

Năng suất của VD và VR: mVD = 27,42.9000 = 2468.10 (kt/y)


mVR = 19.9000 = 1620 (kt/y)
3.4.2. Tính chất các phân đoạn
2.4.2.1. Tỷ trọng và lưu lượng thể tích của phân đoạn
Ta tính tỷ trọng của VD theo phương pháp cộng tính thể tích, dựa vào Assay dầu thô, ta
tính được d154 VD = 0.92
Từ đó tính được VVD = 2685.33 (103.m3/y)
Tỷ trọng của VR có thể được tra theo hiệu suất thu cặn. Từ hiệu suất thu cặn là 18%m, ta
tra được d154 VR = 1.02
Từ đó tính được: VVR = 1593.99 (103.m3/y)
2.4.2.2. Nhiệt độ sôi trung bình thể tích của phân đoạn VD
Tương tự như phương pháp tính nhiệt độ sôi trung bình thể tích cho các phân đoạn ở phân
xưởng CDU, ta tính Tmav của phân đoạn VD theo 2 bước: chuyển đổi từ TBP dầu thô sang
TBP phân đoạn VD, cuối cùng tính Tv theo công thức:
29
T20 + T50 + T80
Tv =
3
Giá trị Tmav = Tv + ΔTv
Kết quả tính toán được cho ở bảng sau:
Bảng 12: Chuyển đổi TBP dầu thô sang TBP phân đoạn VD

VD T10 T20 T50 T70 T80 Tv ΔTv Tmav


TBP, (oC) 387,33 401,88 446,78 476,95 492,21 446,96 0 446,96
3.4.2.3. Hàm lượng lưu huỳnh
Hàm lượng lưu huỳnh trong phân đoạn VD được tính theo phương pháp cộng tính khối
lượng, dựa vào Assay dầu thô, ta tính được %SVD = 2,48% và %SVR = 3,99%.
3.4.2.4. Độ nhớt
Tính độ nhớt của VD tại 100oF và 210oF theo công thức:
log𝜇100 = 4,39371 – 1,94733.Kw + 0,12769.K2w+ 3,2629.10-4 A2 -1,18246Kw.A +

0,171617.K 2 W + 10,9943 + 9,50663.10 −2. A 2 − 0,860218.K W . A


A + 50,3642 − 4,78231.K Æ
log𝜇 210 = - 0,463364 – 0,166532.A + 5,13447.10-4.A2 -8,48995.10-3.KW .A +

(8,0325.10 −2
.Kw 2 + 1,24899. A + 0,19768. A 2 )
( A + 26,786 − 2,6296.Kw)
1/ 3
Với: Kw là hằng số Watsontính theo công thức: K w = (1,8.Tb )
S

141,5
A là độ API, xác định theo: A = − 131,5
S

Tb là nhiệt độ sôi trung bình thể tích của phân đoạn (K)
Sau khi tính toán độ nhớt ở 100oF và 210oF, bằng cách tra biểu đồ tiêu chuẩn ASTM Độ
nhớt – Nhiệt độ, ta suy ra độ nhớt ở 20, 50, 100oC (tra tài liệu IFP)
Độ nhớt ở 100oC của VR (tra đồ thị độ nhớt - hiệu suất thu cặn).
Bảng 13: Độ nhớt của các phân đoạn cất và cặn chưng cất chân không

30
Phân đoạn ν20°C ν50°C ν100°C ν100°F ν210°F

VD None 3700 150 74,40 8,47

VR 800 None

3.4.2.5. Điểm chớp cháy


Điểm chớp cháy của các phân đoạn được tính theo công thức (4.102/164 – [3]):
1
PF=
2.84947
− 0.02421 + + 0.0034254. ln T10
T10

Với: T10 là nhiệt độ tương ứng với 10% chưng cât trên đường ASTM, K
T10 = 661.50K → PE = 153.64oC
3.4.5.6. Khối lượng phân tử
Tính theo công thức Riazi:ii
𝑀 = 42,965 × [𝑒𝑥𝑝(2,097 × 10−4 × 𝑇𝑏 − 7,78712 × 𝑆 + 2,08476 × 10−3 × 𝑇𝑏 × 𝑆)]
× (𝑇𝑏1,26007 × 𝑆 4,98308 )
Ta được giá trị MVD = 404.23 (kg/kmol)
3.4.5.7. Điểm chảy
Ta tính theo công thức:
130.47𝑆𝐺 2.971 𝑀0.612−0.474𝑆𝐺 𝜈1000.31−0.333𝑆𝐺
Ta được giá trị TP=24.62oC
Bảng 14: Cân bằng vật chất phân xưởng VD

m %m %S
Phân đoạn d154 V (kt3/y)
(kt/y) so với AR (%m)

VD 2468.10 60.37 0.92 2685.33 2.48

VR 1620 39.63 1.016 1593.99 3.99

Bảng 15:Các tính chất của phân đoạn VD

31
Tmav ν50oC ν100oC M TP,
Tính chất (oC) Kw API TF , o C (oC)
(cSt) (cSt) (g/mol)

Giá trị 446.96 3700 151 11.84 22.15 153.64 404.23 24.6

4. Phân xưởng HDS


4.1. Mục đích và nguyên liệu

- Nguồn nguyên liệu của phân xưởng HDS là các phân đoạn từ các quá trình lọc tách vật lý
và các quá trình chuyển hóa. Nguyên liệu có thể là các phân đoạn Kerosene, Gasoil nhẹ, Gasoil
nặng, các sản phẩm của quá trình chuyển hóa như LCO từ FCC, xăng và gasoil giảm nhớt,…
- Chức năng của phân xưởng:
+ Xử lý lưu huỳnh các phân đoạn sản phẩm trung gian (bán sản phẩm) để đảm bảo hàm lượng
S trong sản phẩm thương phẩm dưới mức tiêu chuẩn quy định.
+ Xử lý lưu huỳnh trong các phân đoạn là nguyên liệu của các quá trình chuyển hóa, nhằm
tránh hiện tượng ngộ độc xúc tác, ăn mòn thiết bị và đảm bảo tiêu chuẩn hàm lượng S trong
các sản phẩm của quá trình chuyển hóa. Ví dụ như xử lý HDS cho phân đoạn VD trước khi
làm nguyên liệu cho phân xưởng FCC, xử lý tạp chất bằng Hydro cho phân đoạn xăng nặng
và xăng giảm nhớt trước khi làm nguyên liệu cho phân xưởng reforming xúc tác.
4.2. Nguyên lý hoạt động
Điều kiện tiến hành: thay đổi phụ thuộc vào tính chất của nguyên liệu, phản ứng mong
muốn, áp suất thay đổi từ 10-200 bar, nhiệt độ 250-450 oC.
Các phản ứng chính của quá trình xử lý bằng H2: khử S (HDS), khử N (HDN), khử oxy
(HDO), ngoài ra còn có các phản ứng khử olefin, khử kim loại...Xúc tác của quá trình xử lý
bằng H2 được hợp thành từ chất mang oxyt (γAl2O3) và pha hoạt động dưới dạng sunfua
Molipđen hay Vonfram(W) được tăng cường bởi Ni, Co.
Hàm lượng kim loại: 12-15%, chất tăng cường 3-5%. Tùy theo mục đích của từng quá trình
mà thành phần của chất xúc tác sẽ khác nhau:
• CoMo: mục đích chính HDS
• NiMo: mục đích chính HDN, HDO, HDAr
• NiW: mục đích chính HDN, HDOx

32
4.3. Dữ liệu tính toán
Ta sử dụng 4 nguồn nguyên liệu được xử lý HDS là: KER, LGO, HGO, VD. Theo tính toán
trên Excel, lượng tối ưu của mỗi loại nguyên liệu là: 92.8% LGO, 100% HGO và 100% VD.
Các số liệu về 4 loại nguyên liệu trên được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 16: Các số liệu cơ bản của nguyên liệu được xử lý HDS

Số liệu cơ bản của nguyên liệu KER LGO HGO VD

Lượng nguyên liệu, kt/y 580.02 1648.80 905.70 2468.10

Lượng nguyên liệu, km3/y 736.09 1999.30 1031.38 2685.33

Phần trăm xử lí, % 0 92.8 100 100

Lượng xử lí, kt/y 0.00 1529.55 905.7 2468.1

Lượng còn lại, kt/y 580.02 119.25 0.00 0.00

Lượng xử lí, km3/y 0.00 1854.7 1031.38 2685.33

𝑑415 , g/cm3 0.79 0.825 0.878 0.919

%S nguyên liệu 0.08 0.74 1.98 2.48

TBP(oC) 215 320 375 550

TfoC - ASTM 206.38 305.64 357.39 521.10

SG 0.790 0.826 0.880 0.921

M (kg/kmol) 161.19 220.96 296.28 404.23

Chỉ số cetane 41.15 50.84 44.17 35.61

4.3.1. Tính toán lượng hydro tiêu thụ


4.3.1.1. Lượng H2 để khử S
Lượng H2 khử S phụ thuộc vào điều kiện tiến hành quá trình, cụ thể hơn là hiệu suất chuyển
hóa của quá trình.Từ hiệu suất chuyển hóa của quá trình được giả thiết, AR biểu đồ 1 trong
phần HDS, ta có thể tích H2 tiêu thụ ứng với 1%m lưu huỳnh bị khử.
33
➢ Đối với KER:
Chọn hiệu suất khử S là 90%. Hàm lượng S ban đầu bằng 0,08%m, ta tính được hàm lượng
S còn lại và hàm lượng S bị khử:
%S (bị khử) = 90%×0.08 = 0.076%m
%S (còn lại) = 0,08 – 0,076 = 0.01%m
Từ tỷ trọng ta tra được thể tích H2 tiêu thụ ứng với 1%m S bị khử là 12.82 Sm3/m3 nguyên
liệu/1%mS bị khử. Từ đó, thể tích H2 tương ứng trên 1m3 nguyên liệu: 0.076×12.82 = 0.97
(Sm3/m3 nguyên liệu).
➢ Đối với LGO, HGO, VD tương tự như đối với KER, kết quả cho ở bảng sau:
Bảng 17: Lượng H2 dùng để để khử S

Nguyên liệu KER LGO HGO VD

Lựa chọn LHSV 4 1.5 1 2

%S ban đầu 0.08 0.74 1.98 2.48

Hiệu suất khử S, % 90% 97.1% 97.6% 97.0%

%S bị khử 0.076 0.715 1.936 2.407

%S còn lại 0.01 0.02 0.05 0.07

Thể tích H2 tiêu thụ / 1%S (Sm3 H2/m3 nguyên


12.82 13.37 14.17 14.79
liệu)

Thể tích H2 khử (Sm3 H2/m3 nguyên liệu) 0.97 9.56 27.43 35.60

4.3.1.2. Lượng H2 no hoá Aromatic


Lượng H2 để no hóa Aromatic tính cho 1 m3 nguyên liệu được tra vào giản đồ, dựa vào
điểm cuối trên đường ASTM của các phân đoạn. Kết quả cho ở bảng sau:
Bảng 18: Lượng H2 dùng để no hoá Aromatic

Nguyên liệu KER LGO HGO VD

Tf - ASTM 206.38 305.64 357.39 521.10


34
H2 no hoá vòng thơm m3/m3 nguyên liệu 3.24 6.96 8.90 13.03

4.3.1.3. Tổng lượng H2 tiêu thụ


Như vậy, lượng H2 tiêu thụ tổng cho mỗi loại nguyên liệu bằng lượng H2 khử S và H2 no
hóa Aromatic.
Ví dụ tính cho trường hợp KER:
- Tổng lượng H2 tiêu thụ trên 1 m3 nguyên liệu: 4.21
- Lượng H2 tiêu thụ: 0.48 (kt/y)
- Lượng H2S tạo ra: 0.00 (kt/y)
Tương tự cho LGO, HGO, VD ta có bảng sau:
Bảng 19: Tổng lượng H2 tiêu thụ

Nguyên liệu KER LGO HGO VD

Tổng H2 tiêu thụ m3/m3nguyên liệu 4.21 16.5 36.3 48.6

Tổng H2 tiêu thụ kt/y 0.48 1.79 3.69 4.72

% H2S tạo thành 0.08 0.76 2.06 2.56

Lượng H2S tạo thành (kt/y) 0.00 11.63 18.63 63.13

4.3.1.4. Tính toán lượng khí và xăng thu được


• Hiệu suất thu khí: Từ %S bị khử và phân tử lượng của nguyên liệu, tra đồ thị Procedes
HDS, ta được hiệu suất thu các khí (so với phân đoạn khí):

C1 C2 C3 i-C4 n-C4 i-C5 n-C5

Hiệu suất(%) 14 18.5 20 8.5 13 15.5 10.5

Và hiệu suất thu phân đoạn C1 – C5 tra được từ quan hệ phụ thuộc vào phân tử lượng của
nguyên liệu và %S bị khử. Ta có hiệu suất thu phân đoạn C1 – C5 của mỗi loại nguyên liệu
như sau:

35
Bảng 20: Hiệu suất thu khí của nguyên liệu

Nguyên liệu KER LGO HGO VD

Hiệu suất(%m) 0.08 0.72 1.94 2.41

Từ đó ta tính được hiệu suất thu mỗi loại khí so với nguyên liệu, bằng cách nhân hiệu suất
thu khí so với phân đoạn khí C1 – C5 với hiệu suất thu phân đoạn C1 – C5.
• Hiệu suất thu xăng: Từ hàm lượng S bị khử, tra đồ thị quan hệ giữa %mS bị khử với
hiệu suất thu xăng (80 – 150oC), ta được hiệu suất thu xăng 80 – 150oC, hiệu suất thu xăng
tổng sẽ bằng hiệu suất thu xăng 80 – 150oC cộng với hiệu suất thu iC5 và nC5.
Hiệu suất thu xăng 80 – 150oC với nguyên liệu là KER, LGO, HGO và VD được tra từ phần
trăm S bị khử, lần lượt là 0,0756%, 0,715%, 1,936%, 2,407%.
Tính toán ta được bảng hiệu suất thu xăng và khí đối với các loại nguyên liệu:
Bảng 21: Hiệu suất thu xăng và khí của nguyên liệu

KER LGO HGO VD


%mS bị khử 0.076 Kt/y 0.715 Kt/y 1.936 Kt/y 2.406 Kt/y
Hiệu suất thu 0.000
phân đoạn C1- 0.036 0.261 3.997 0.477 4.320 0.179 4.423
C5 %m
C1 0.005 0.000 0.037 0.560 0.067 0.605 0.025 0.619
C2 0.007 0.000 0.048 0.740 0.088 0.799 0.033 0.818
C3 0.007 0.000 0.052 0.799 0.095 0.864 0.036 0.885
iC4 0.003 0.000 0.022 0.340 0.041 0.367 0.015 0.376
nC4 0.005 0.000 0.034 0.520 0.062 0.562 0.023 0.575
iC5 0.056 0.000 0.041 0.620 0.074 0.670 0.028 0.686
nC5 0.004 0.000 0.027 0.0430 0.051 0.454 0.019 0.464
Hiệu suất thu
0.047 0.000 0.425 6.501 1.15 10.416 1.436 35,455
xăng
80-150oC
36
4.3.2. Sản phẩm sau quá trình HDS
Sau quá trình HDS, bằng các kết quả tra từ trang 411 – [3], ta có được các tính chất của sản
phẩm khử S. Ta có bảng sau:
Bảng 22: Sản phẩm của quá trình HDS

Sản phẩm đã khử S KER LGO HGO VD

Lưu lượng, kt/y 0.00 1510.16 875.68 2376.8

D154, g/cm3 0.775 0.812 0.865 0.904

%S còn lại trong sản phẩm 0.01 0.02 0.05 0.07

Chỉ số Cetan 44.15 53.84 47.17 38.61

ν 50°C (cSt) 0.39 0.94 2.47

ν 100°C (cSt) 0.82 2.62 9.38

Điểm chớp cháy, oC 65.83 94.06 136.57 153.64

5. Phân xưởng giảm nhớt


5.1. Mục đích
Giảm tối đa độ nhớt của phân đoạn cặn chưng cất chân không hoặc cặn chưng cất khí quyển
để làm nguồn phối liệu cho sản phẩm dầu đốt nặng FO thỏa mãn yêu cầu về độ nhớt.
5.2. Nguyên liệu
Nguyên liệu của phân xưởng giảm nhớt là VR thu được từ phân xưởng chưng cất chân
không (một phần hoặc hoàn toàn).
Thông số của nguyên liệu:
• Lượng VR từ phân xưởng VDU: 1620 (kt/năm)
• Tỷ trọng VR: 1.009
• Hàm lượng lưu huỳnh: 3.885 %
• Năng suất xử lý VR: 72.22 %
37
• Lượng VR xử lý tại VB: 1170 (kt/năm)
• Lượng VR còn lại: 450 (kt/năm)
• Thể tích VR được xử lý: 1159.20 (103.m3/năm)
5.3. Nguyên lý hoạt động
Nguyên liệu sau khi đun nóng sơ bộ được đưa vào một lò ống để nâng nhiệt độ lên đến nhiệt
độ cracking. Sau khi ra khỏi lò các phản ứng cracking bị ngưng lại do bị làm lạnh bởi dòng
gazole cặn có nhiệt độ thấp. Hỗn hợp hydrocacbon sau khi đi qua một thiết bị tách dạng cyclon
được đưa đến thiết bị tách phân đơn để thu được các sản phẩm C4-, xăng và gazole (mà một
phần trong đó được dùng để làm lạnh) và cặn đã giảm nhớt.
5.4. Sản phẩm
Sản phẩm của quá trình giảm nhớt được trình bày dưới bảng sau:
Bảng 23: Sản phẩm của quá trình giảm nhớt

ν Tf
Sản % ν
%m %V m V d154 RON 100 M
phẩm S 50°C (oC)
°C

C2- 0.86 2.22 10.07 26.98 0.37

C3 0.52 0.50 6.11 12.06 0.51

C4- 0.52 0.43 6.05 10.59 0.57

i.nC4 4.10 2.64 47.97 64.39 0.74 1.0 62

GAS 11.7 150.4 177.


6.18 136.89 0.91 3.1 2.2 1.1 70
VB 0 3 79

GO 953.3 225.
82.3 39.14 962.91 1.01 4.2 40.5 70
VB 8 27

1217.
RVB 100 51.11 1170 4.12
82

38
6. Phân xưởng Reforming xúc tác
6.1. Mục đích
Quá trình reforming nhằm biến đổi thành phần của các phân đoạn nhẹ như xăng có số
nguyên tử Cacbon từ 6 đến 10, mà chủ yếu là C7 đến C9. Trong đó hydrocacbon bị biến đổi
là parafine, naphten với sự có mặt của xúc tác, tạo thành các hydrocacbon thơm có số nguyên
tử Cacbon tương ứng.
6.2. Nguyên liệu
Nguyên liệu điển hình là phân đoạn xăng nặng của quá trình chưng cất trực tiếp HN, phân
đoạn xăng giảm nhớt GAS VB từ phân xưởng giảm nhớt và xăng của phân xưởng HDS.
Bảng 24: Các số liệu cơ bản của nguyện liệu cho phân xưởng CCR

Nguyên liệu HN GAS-VB GAS-HDS Total

Lưu lượng ban đầu 1274.58 47.97 55.68 1378.23

Năng suất xử lí 98.5 100 100

Lưu lượng qua CCR 1255.46 47.97 55.68 1359.11

d154 0.741 0.745 0.750

Năng suất 103.m3/y 1720.19 64.39 74.24 1858.82

Tmav (oC) 126.86 126.86

Kw 12.07 12.07

6.3. Nguyên lý hoạt động


Có thể tóm tắt các bước xử lý sơ bộ nguyên liệu như sau:
- Cho nguyên liệu và hidro đi qua lò phản ứng có chứa xúc tác NiMo (hoặc CoMo) nhằm loại
trừ các kim loại, các hợp chất chứa lưu huỳnh và hợp chất chứa nitơ (gọi chung là các quá
trình xử lý dùng hidro).
- Trong trường hợp nguyên liệu là các phân đoạn xăng cracking cần thêm giai ñoạn xử lý làm
no hóa olefin nhằm loại trừ khả năng tạo nhựa.
- Tiếp theo cho nguyên liệu qua cột tách loại H2S và nước.
39
- Trong nhiều trường hợp, cần tách phân ñoạn xăng nhẹ ( đưa vào phân xưởng isomer C5/C6)
ra khỏi phân đoạn xăng nặng (dùng cho reforming xúc tác).
6.4. Sản phẩm
- Khí H2: (2 – 4%m) với một lượng nhỏ hồi lưu để tái sinh còn một lượng lớn dùng cho
các quá trình HDT, HDC.Khí H2 ở đây rẻ, chỉ bằng 1/10 – 1/15 so với H2 thu được từ
phương pháp điều chế.
- Khí khô(1-4%m): là khí đốt cung cấp năng lượng cho nhà máy.
- C3,C4(5-14%m): dùng để sản xuất LPG
- Reformate: từ 80 – 90%m, có RON cao (98 – 100), nhưng có nhược điểm là độ nhạy
và hàm lượng aromatic lớn, đặc biệt là hàm lượng benzene cao. Do đó, nguồn xăng này
không được sử dụng trực tiếp mà phối trộn với các loại khác để tạo xăng thương phẩm.
✓ Nhận xét: Với cùng nguyên liệu, nếu tăng độ nghiêm ngặt của quá trình thì hiệu suất
thu xăng giảm, hiệu suất thu khí tăng, nhưng bù lại RON của xăng cao. Mặt khác, với
cùng độ nghiêm ngặt, nguyên liệu có Kw càng lớn thì hiệu suất thu xăng càng giảm.
6.5. Dữ liệu tính toán
6.5.1. Cân bằng vật chất
Hiệu suất thu khí H2 được tính theo công thức:
%m (H2) = 4.9 – 0.2×Kw = 2.49%m
Ta chọn RON cho reformate thu được bằng 98, khi đó dựa vào đồ thị, ta tra được hiệu suất
thu reformate (%m) theo Kw của nguyên liệu và RON thu được. Giá trị này bằng 77.93%m.
Hiệu suất thu khí C1, C2, C3, i C4, nC4 (%m) tra theo hiệu suất thu xăng.
Giá trị áp suất hơi bão hòa RVP của reformate được lấy theo thực nghiệm (trang 372,
Technip tập 1). Giá trị này bằng 0.3 bar.
Ta có bảng cân bằng vật chất cho phân xưởng CCR:
Bảng 25: Cân bằng vật chất cho phân xưởng CCR

Sản phẩm H2 C1 C2 C3 C4 Reformates Total

%m 2.49 1.51 2.82 4.02 5.78 83.38 100.00

%V 77.93

40
Năng suất, kt/y 33.79 20.52 38.33 54.64 78.56 1133.29 1359.11

S(d6060) 0.374 0.508 0.574

d154 0.373 0.507 0.572 0.782

Năng suất, 103m3/y 107.79 137.24 1448.58 1858.82

RON 98

MON 92

RVP(bar) 0.3

7. Phân xường FCC


7.1. Mục đích
Quá trình Cracking bẽ gãy mạch Hydrocarbon mạch dài thành mạch ngắn hay chuyển hóa
các phân đoạn nặng dưới tác dụng của chất xúc tác, nhằm tăng hiệu suất sản xuất chủ yếu là
xăng và các sản phẩm khác.
7.2. Nguyên liệu và sản phẩm
Nguồn nguyên liệu là phần cất của tháp chưng cất chân không VD (Vacuum Distillate –
chưng cất chân không) với điểm sôi đầu từ 350-380oC và điểm sôi cuối khoảng 550-560oC.
Nguyên liệu VD trước khi đi vào phân xưởng FCC sẽ được đi qua phân xưởng HDS để xử lý
loại bỏ lưu huỳnh và tạp chất, tránh gây ngộ độc xúc tác.
Sản phẩm của phân xưởng FCC bao gồm: Gas, Naphtha (gasoline), Light cycle oil, Heavy
cycle oil…
7.3. Nguyên lý hoạt động
Qúa trình Cracking được tiến hành trong vùng nhiệt độ 420 ÷ 550oC và là quá trình làm
thay đổi chất lượng nguyên liệu, nghĩa là các quá trình tạo thành các hợp chất có tính chất lý
- hóa khác với nguyên liệu đầu. Tuy nhiệt độ của quá trình gần với nhiệt độ của cracking nhiệt,
nhưng chất lượng xăng sản phẩm cao hơn nhiều.

41
Trong cracking xúc tác phân đoạn dầu nặng, ở 500oC phần lớn nguyên liệu chuyển hóa
thành các cấu tử sôi trong khoảng sôi của xăng và sản phẩm khí tạo thành có thể được ứng
dụng để sản xuất thành phần octan cao cho xăng hoặc làm nguyên liệu hóa dầu.
7.4. Dữ liệu tính toán
❖ Nguyên liệu của FCC
Bảng 26: Nguyên liệu của FCC và các tính chất quan trọng

VD-HDS

wt (103.tấn/năm) 2251.05

d15/4 0.904

V (103.m3/năm) 2484.32

%S (wt) 0.074

API 24.35

Kw 12.01

Từ API và Kuop của nguyên liệu VD ta tìm được hiệu suất chuyển hóa theo đồ thị là 70.94
%V, hiệu suất này tính bằng tổng hiệu suất thu khí, xăng, cốc.
Từ phần trăm chuyển hóa là 70.94 %V và RON của xăng thu được chọn là 93, ta tra được
hiệu suất thu khí khô (C2-) là 8.63 %m.
Hiệu suất thu (khối lượng hay thể tích) của các khí C2-, C3=, C3, C4=, iC4, nC4 được tra theo
hiệu suất thu khí khô C2-. Hiệu suất thu xăng (theo thể tích) được tra theo RON của xăng, ở
đây ta chọn RON = 93 thì hiệu suất thu xăng là 54.78 %V.
Hiệu suất thu LCO (%V) được tra theo API và Kw của nguyên liệu, ở đây ta tra được hiệu
suất thu LCO là 14.39 %V. Hiệu suất thu HCO + slurry bằng:
%V (HCO +Slury) = 100 - %V (LCO) – CONV = 14.67 %V
Với CONV là hiệu suất chuyển hóa của quá trình, bằng 70,94 %V.
Phần trăm lưu huỳnh trong các phân đoạn xăng FCC, LCO, HCO + Slury được tra theo phần
trăm S trong nguyên liệu.

42
Ta có bảng sau:
Bảng 27: Hiệu suất thu của các sản phẩm trong phân xưởng FCC

Phân đoạn %m %V

C2- 1.86

C3= 4.96

C3 1.85

C4= 5.16

iC4 + nC4 10.48

Xăng 54.78

LCO 14.39

HCO + Slurry 14.67

Cốc 6.03

❖ Ổn định áp suất hơi bão hòa của xăng FCC


Dựa theo tài liệu thực nghiệm, ta có áp suất hơi bão hòa của xăng thu được (chưa kể C4
hòa tan) là 0.33 bar. Trong khi đó, xăng thu được là xăng 10 RVP (0.69 bar).
Do đó, cần phải ổn định áp suất hơi bão hòa cho xăng FCC, tức là kể đến việc hòa trộn
thêm C4 vào để đạt được xăng 10 RVP. Theo thực nghiệm, cứ thêm 1% thể tích C4 vào thì áp
suất tăng lên 50 mbar. Do vậy, phần trăm thể tích C4 cần thêm vào:
0.69 − 0.33
%𝐶4 = = 7.2%
0.005
Lượng C4 thêm vào xăng được phân bố đều cho 3 loại C4=, iC4 và nC4.
Tổng lượng C4 thêm vào: 7.2% x 54.78% x 1436.9= 56.67 (103.m3/y)
Như vậy, lượng C4= thêm vào bằng: 18.70 (103.m3/y)
iC4 + nC4 bằng: 39.97 (103.m3/y)

43
7.4.1. Cân bằng vật chất
Sau khi tính toán quá trình xử lý nguyên liệu đầu vào và các sản phẩm đầu ra của phân
xưởng FCC, ta xác định lại cân bằng vật chất như sau:
Bảng 28: Cân bằng vật chất phân xưởng FCC

Năng suất m Năng suất V


Sản phẩm %m %v d154 %S
(103.tấn/năm) (10 .m /năm)
3 3

C2- 1.86 0.373 41.87 112.16

C3= 4.96 0.523 111.65 213.48

C3 1.85 0.508 41.64 81.98

C4= 3.66 5.16 0.609 82.46 135.35

iC4 + nC4 3.73 6.54 0.570 83.91 171.44

ΣGAS 16.06 361.54 714.41

FCC
Naphtha 44.49 54.78 0.745 0.008 1001.53 1436.90
(10RVP)
LCO 15.90 14.39 0.948 0.118 357.83 377.46

HCO+Slurry 17.52 14.67 1.025 0.311 394.42 384.80

Coke 6.03 135.74

TOTAL 100.00 2251.05

7.4.2. Tính toán các tính chất


Bảng 29: Các tính chất đặc trưng của sản phẩm từ phân xưởng FCC

M Cetane RVP
Tính chất RONclair Ppour(oC)
(g/mol) index mbar

FCC Naphtha (10 RVP) 93 104.00 - - 690

LCO - 173.97 -19 21.1

44
HCO + Slurry - 250.00

CHƯƠNG III. SẢN PHẨM VÀ PHỐI LIỆU SẢN PHẨM – CÂN BẰNG NĂNG
LƯỢNG
1. Giới thiệu các sản phẩm
Các sản phẩm của quá trình lọc dầu nói chung được chia thành 2 loại: các sản phẩm dùng
cho mục đích năng lượng và sản phẩm dùng cho mục đích phi năng lượng.
Nhu cầu thị trường yêu cầu đáp ứng đủ các sản phẩm với sản lượng của mỗi sản phẩm, các
kỹ sư trong nhà máy phải tính toán kỹ lưỡng các nguồn nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu
ra của phân xưởng trong nhà máy lọc dầu để sản xuất các sản phẩm dưới đây.
Bảng 30: Nhu cầu thị trường của các sản phẩm từ nhà máy lọc dầu

Sản phẩm Nhu cầu (ktấn/năm)

Propane 200

Butane 300

Naphtha for petrochemical feedstock 300

Gasoline RON 95 1050

Gasoline RON 91 1270

Jet A1 450

Diesel 2150

Home heating oil 400

Distillate Marine Fuel Oil 450

Fuel Oil 1330

Bitume 450

45
1.1. Các sản phẩm năng lượng
1.1.1. Sản phẩm thương phẩm Propane và Butane (Khí dầu mỏ hóa lỏng LPG)
Hiện nay, LPG được sử dụng cho 3 mục đích chính: làm chất đốt, nhiên liệu cho động cơ,
và là nguyên liệu cho công nghiệp hóa dầu. Trong đó, vai trò chủ yếu của LPG vẫn là chất
đốt, chiếm tới 70%, và LPG là một chất đốt có chất lượng tốt, cháy gần như hoàn toàn, ít tạp
chất và khí thải ô nhiễm. Nhược điểm chủ yếu của nhiên liệu LPG là độ hóa hơi quá lớn và
nhiệt trị cháy thể tích thấp hơn xăng và diesel.
LPG được chia làm 2 loại sản phẩm: Propane thương mại và Butane thương mạị; được lưu
trữ ở trạng thái lỏng dưới áp suất 4-13 bar, nhiệt độ môi trường. Hai dạng sản phẩm này có.
sự khác biệt quan trọng nhất là điểm sôi và áp suất hơi không giống nhau nhưng cả hai đều
được coi là LPG – Khí dầu mỏ hóa lỏng.
Các nguồn sản xuất LPG chủ yếu trong nhà máy lọc dầu: phân đoạn khí đã tách C2- từ phân
xưởng chưng cất khí quyển, và phần khí thu được trong phân xưởng FCC giàu các
hydrocacbon C3, C4 loại olefine. Ngoài ra, LPG còn thu được từ các quá trình cracking nhiệt,
giảm nhớt, HDS …
Propane đến từ chế biến khí tự nhiên và lọc dầu. Nó thường được sử dụng để sưởi ấm và
nấu ăn. Propane là khí được cung cấp cho hầu hết các gia đình. Propane cũng thường được sử
dụng làm nhiên liệu cho xe, một mình hoặc trong hỗn hợp propan-butan.
Việc sử dụng phổ biến nhất của Butan là làm nhiên liệu sưởi ấm. Nó có thể được sử dụng
để nấu ăn, nước nóng và sưởi ấm. Butan cũng thường xuyên được pha trộn để làm nhiên liệu
cho xe. Ngoài ra còn có các ứng dụng thương mại và nông nghiệp.
1.1.2. Gasoline RON 95, RON 91
Xăng động cơ không phải đơn thuần là một sản phẩm của một quá trình, mà nó được phối
trộn từ nhiều nguồn khác nhau, được lấy ra từ các quá trình khác nhau. Tùy thuộc chất lượng
của xăng, yêu cầu và đặc tính của dầu thô mà các nhà máy lọc dầu sẽ thiết kế các quá trình
nâng cao chất lượng nguồn phối liệu cơ sở cho xăng. Xăng là sản phẩm thường chiếm một
lượng lớn trong nhà máy, chủ yếu là xăng thu được từ phân xưởng FCC với chất lượng trung
bình, xăng tạo thành từ quá trình reforming với RON lớn, ngoài ra còn có xăng ankylate,
isomerate, xăng nhẹ từ phân xưởng chưng cất khí quyển. Người ta có thể kết hợp thêm một số
phụ gia nhằm mục đích nâng cao chất lượng của xăng hoặc cho quá trình tồn chứa, hoạt động
của động cơ như: phụ gia tăng RON (phụ gia oxygene hay phụ gia cơ kim), phụ gia ổn định
chống oxy hóa…

46
Ứng dụng của xăng có lẻ đã quá quen thuộc với mọi người, ứng dụng của xăng chủ yếu
được dùng cho các động cơ đốt trong, với các loại xe cộ như xe máy, ô tô, và các loại xe tải…
các loại máy móc, máy phát cỏ, máy cưa,… ngoài ra, xăng cũng được dùng khá nhiều trong
các hệ thống dây chuyền công nghiệp, các nhà máy, xi nghiệp.
1.1.3. Nhiên liệu phản lực JET A1
Nhiên liệu phản lực chủ yếu được lấy từ phân đoạn Kerosene của tháp chưng cất khí quyển,
có khoảng nhiệt độ sôi từ 180 – 250oC. Phân đoạn Kerosene được trích ra từ tháp chưng cất
khí quyển qua một stripper dùng thiết bị đun sôi lại. Yêu cầu quan trọng nhất của loại nhiên
liệu này là khả năng làm việc ở nhiệt độ thấp, liên quan đến điểm kết tinh (Freezing point) và
hàm lượng nước có trong nhiên liệu.
Nói chung, phân đoạn Kerosene đi ra từ tháp chưng cất khí quyển có chất lượng đáp ứng
tiêu chuẩn của nhiên liệu Jet A1. Hiệu suất thu hồi phân đoạn này phụ thuộc vào điểm cắt và
bản chất của dầu thô, nhưng thường hiệu suất này lớn hơn so với nhu cầu thị trường. Ngoài
ra, các phân đoạn trung bình thu được từ quá trình Hydrocracking cũng rất thích hợp cho việc
phối trộn nhiên liệu phản lực.
Để đảm bảo cho quá trình hoạt động tốt của động cơ, người ta còn thêm vào một số phụ
gia như: phụ gia chống oxy hóa, phụ gia tĩnh điện, phụ gia chống ăn mòn, phụ gia chống
đông,…
1.1.4. Nhiên liệu Diesel
Diesel là loại nhiên liệu nặng hơn xăng và nhiên liệu phản lực, dùng cho động cơ cháy kích
nổ. Hỗn hợp nhiên liệu và không khí tự bốc cháy khi bị nén dưới áp suất cao. Loại động cơ
này tương đối phổ biến và đa dạng chủng loại, từ các loại xe đặc biệt, xe chuyên dụng đến các
loại phương tiện tải trọng lớn nhỏ khác nhau như ô tô, tàu thủy, tàu hỏa, …
Một số đặc trưng quan trọng của nhiên liệu diesel như: độ nhớt, khả năng làm việc ở nhiệt
độ thấp, chỉ số cetane, hàm lượng lưu huỳnh. Trong các yêu cầu trên, khả năng làm việc ở
nhiệt độ thấp và độ nhớt được chú ý hơn cả, vì chỉ số cetane là yêu cầu dễ đạt được mà không
phải qua các quá trình chuyển hóa phức tạp. Cụ thể hơn, khi phối trộn Diesel cần chú ý đến
các tính chất như: điểm vẩn đục, điểm chảy, độ nhớt,…
Trong nhà máy lọc dầu, diesel được phối trộn từ nhiều nguồn khác nhau như:
- Phân đoạn Gasoil (LGO, HGO) của quá trình chưng cất khí quyển. Hiệu suất thu hồi cũng
như tính chất của phân đoạn này phụ thuộc vào điểm cắt và bản chất của dầu thô. Tùy thuộc
vào lượng phối trộn và hàm lượng S đòi hỏi trong nguyên liệu mà có thể xử lý lưu huỳnh một
phần hay hoàn toàn các phân đoạn Gasoil từ tháp chưng cất khí quyển.

47
- Phân đoạn Gasoil thu được từ quá trình FCC (LCO – Light Cycle Oil), phân đoạn này có
hạn chế là chỉ số cetane rất thấp, khoảng 20, hàm lượng aromatic và lưu huỳnh lớn. Có thể
nâng cao chất lượng của phân đoạn này bằng quá trình HDS để giảm hàm lượng S, Aromatic,
tăng chỉ số cetane. Tuy nhiên, quá trình này không thay đổi lớn chất lượng của LCO, do đó
nó được phối trộn hạn chế vào diesel và định hướng phối trộn cho dầu đốt dân dụng.
- Phân đoạn gasoil từ quá trình hydrocracking có chất lượng rất tốt. Tuy nhiên, quá trình này
vẫn còn sử dụng hạn chế do chi phí quá lớn.
Ngoài ra có thể phối trộn một lượng nhỏ gasoil từ quá trình giảm nhớt hoặc lượng Kerosene
còn dư sau khi phối trộn nhiên liệu phản lực.
1.1.5. Home heating Oil
Hiện nay, nhu cầu về sản phẩm này đang dần bị thu hẹp lại do sự phát triển của năng lượng
hạt nhân, năng lượng điện và nguồn khí tự nhiên. Tuy nhiên, cho đến nay, nó vẫn còn đóng
vai trò quan trọng trong cuộc sống, đặc biệt ở các nước châu Âu, Bắc Mĩ loại sản phẩm này
chủ yếu dùng trong các lò sưởi.
Trong nhà máy lọc dầu khi sản xuất dầu dốt sưởi ấm (Home Heating Oil), sản phẩm này
được phối trộn từ nhiều nguồn khác nhau như, LGO, HGO và một phần Kerosene. Khi phối
trộn sản phẩm này cần xem xét đảm bảo các tiêu chuẩn Hàm lượng lưu huỳnh, điểm chớp
cháy…
Dầu đốt chủ yếu được sử dụng để sưởi ấm. Một số ngôi nhà và các tòa nhà thương mại dân
cư cũng sử dụng dầu đốt này để làm nóng nước nhưng với lượng nhỏ hơn nhiều so với những
gì họ sử dụng để sưởi ấm. Bởi vì nhu cầu sưởi ấm bị ảnh hưởng bởi thời tiết, hầu hết việc sử
dụng dầu sưởi xảy ra trong mùa lạnh.
Một số ưu điểm khi sử dụng loại nhiên liêu này:
+ An toàn - dầu sưởi ấm gia đình không gây nổ và sẽ không cháy ở trạng thái lỏng, chỉ khi nó
bị bay hơi.
+ Hiệu quả - dầu thường cháy ở 70oC, nóng hơn điện hoặc khí đốt tự nhiên - có nghĩa là ngôi
nhà của bạn có thể ấm lên nhanh hơn.
+ Tiết kiệm - dầu đốt là một trong những lựa chọn rẻ nhất so với khí đốt hoặc điện quốc gia.
+ Linh hoạt - với dầu sưởi ấm, bạn sở hữu bể chứa nên không phải trả thêm chi phí khi giá
dầu cũng có thể dao động - điều này có thể được sử dụng vì lợi ích của bạn.
1.1.6. Dầu đốt công nghiệp FO
Loại nhiên liệu này chủ yếu áp dụng cho các quá trình đốt cháy trong công nghiệp (nhà máy
điện, lò đốt…), và một phần có thể cung cấp cho các tàu thủy công suất lớn, sử dụng động cơ

48
diesel. Ứng dụng làm nhiên liệu cho động cơ diesel của dầu đốt công nghiệp ngày càng giảm,
trong khi đó nhu cầu áp dụng cho các lĩnh vực như: lò đốt của các nhà máy xi măng, sấy và
chế biến thực phẩm vẫn đóng vai trò quan trọng và khó thay thế.
Trong nhà máy lọc dầu, dầu đốt công nghiệp được phối trộn từ các nguồn khác nhau như:
cặn giảm nhớt, cặn chưng cất chân không, LCO, HCO,…
Các ràng buộc đối với loại nhiên liệu này ngày càng khắc khe hơn, chủ yếu là hàm lượng S
và độ nhớt. Do vậy, việc lựa chọn các nguồn phối liệu cơ sở đóng vai trò nhất định: LCO và
HCO có độ nhớt nhỏ hơn nhiều so với các nguồn phối liệu là cặn, cặn chưng cất chân không
và cặn giảm nhớt lại có hàm lượng S khá cao.
1.1.7. Dầu đốt cho ngành hàng hải (Distillate Marine Fuel Oil)
Nhiên liệu hàng hải là phần thu được từ quá trình chưng cất dầu mỏ, dưới dạng phần cất
hoặc dầu cặn. Dầu nhiên liệu được tạo thành từ các chuỗi hydrocarbon mạch dài, đặc biệt là
các ankan, cycloalkan mạch vòng no và các hợp chất thơm. Thuật ngữ dầu nhiên liệu cũng
được sử dụng theo nghĩa chặt chẽ hơn để chỉ các loại nhiên liệu thương mại nặng nhất có thể
thu được từ dầu thô.
Về mặt kỹ thuật, nhiên liệu biển có thể được chia thành hai loại chính: nhiên liệu chưng cất
và nhiên liệu cặn. Lưu ý quan trọng là cả hai loại này đều chứa các sản phẩm có thành phần
chưng cất, sự khác biệt là về định lượng, và về tiêu chuẩn của sản phẩm DMFO cũng khắt khe
hơn so với RMFO.
Dầu đốt hàng hải (DMFO) thường bao gồm các hỗn hợp khác nhau của các phần cất và một
phần nhỏ dầu nhiên liệu nặng. Diesel là một sản phẩm chưng cất trung bình còn DMFO cũng
tương tự như nhiên liệu diesel nhưng có tỷ trọng cao hơn. Không giống như dầu nhiên liệu
nặng RMFO, DMFO không cần gia nhiệt trong quá trình tồn chứa. Tỷ lệ pha trộn khác nhau
của dầu DMFO có thể được kiểm soát trực tiếp bởi các quá trình chế biến trong nhà máy lọc
dầu hoặc bằng cách phối trộn các loại nhiên liệu hàng hải sẵn có như LGO, HGO, LCO ...
1.2. Các sản phẩm phi năng lượng
1.2.1. Nguyên liệu cho hóa dầu (Naphtha for petrochemical feedstock)
• Dung môi hydrocacbon
Các dung môi hydrocacbon là các phân đoạn dầu mỏ tương đối nhẹ, nằm trong khoảng từ
C4 đến C14 với ứng dụng đa dạng từ công nghiệp cho đến nông nghiệp. Người ta sử dụng đặc
tính bốc hơi nhanh và phân chia dung môi hydrocacbon theo nhiệt độ sôi.
+ White-spirits: 135 – 205oC, hàm lượng aromatic thấp, chủ yếu dùng làm dung môi pha sơn.

49
+ Lamp oils: từ C10 đến C14, khoảng sôi từ 160 – 300oC, chủ yếu làm dung môi cho các loại
mực in.
+ Các sản phẩm aromatic tinh khiết (BTX): làm dung môi cho keo dán, nguyên liệu sản xuất
thuốc trừ sâu, làm môi trường cho phản ứng polymer hóa,…
❖ Các tính chất cần thiết cho dung môi hydrocacbon như:
+ Độ bốc hơi: đặc trưng bằng đường cong chưng cất hay áp suất hơi, ảnh hưởng đến thời gian
sấy khô sản phẩm.
+ Độ hòa tan: dung môi phải có độ hòa tan chọn lọc.
+ Độ tinh khiết: cần phải kiểm tra nồng độ các chất hòa tan như các hợp chất của lưu huỳnh,
olefine, aromatic,…
+ Mùi: không khó chịu
+ An toàn và tính độc: liên quan đến nguy cơ cháy nổ, có thể đánh giá bằng điểm chớp cháy,
và hàm lượng benzene có trong dung môi.
• Naphtha
Naphtha là một nhóm đặc biệt của dung môi hydrocacbon, có đặc tính bốc hơi tương tự
như White - spirits. Đây là sản phẩm cơ bản của công nghiệp hóa dầu, được sử dụng chủ yếu
cho quá trình cracking hơi, sản xuất các olefine có giá trị cao như propylene, butene... sau đó
các sản phẩm này được đem đi sản xuất nhựa, vải hay cao su. Không có tiêu chuẩn chính thức
cho loại sản phẩm này mà chỉ có tiêu chuẩn thương mại được thỏa thuận theo hợp đồng.
Có hai yêu cầu cơ bản đối với naphtha:
+ Thành phần: diễn tả qua đường cong chưng cất, có thể đi kèm với tỷ trọng và áp suất hơi.
+ Độ tinh khiết: được xác định thông qua màu sắc hoặc bằng phương pháp test thông dụng
như ăn mòn lá đồng, kiểm tra nồng độ rượu, ether, mercaptane …
1.2.2. Bitume
Bitum được xem là một vật liệu tuyệt vời được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực xây dựng
và đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời. Tuy giống nhau về cấu tạo cơ bản, nhưng trên thực tế vẫn
tồn tại sự khác biệt giữa bitum và hắc ín, nhựa đường. Bitum là một loại vật liệu được sử dụng
nhiều nhất trong lĩnh vật xây dựng và thi công.

Bitume được coi là một hệ chất keo của các phần tử vòng thơm mật độ cao trong dầu với
các phân tử dạng vòng. Bitum còn được xem như là một hỗn hợp rất phức tạp, chủ yếu của
các hydrocacbon có điểm sôi cao. Tuỳ thuộc vào vị trí địa lý của khu vực chứa dầu mỏ mà
thành phần bitum có thể thau đổi cũng như công nghệ sử dụng trong sản xuất.

Bitume được lấy ra từ phần cặn của quá trình chưng cất dầu mỏ. Thành phần Bitume thường
chứa: Asphaltenes, nhựa, Hydrocarbon thơm hay no mạch dài.
50
Bitume thường được sử dụng để làm đường giao thông, làm tấm lợp, bọc ống, cách điện,
cách âm ngoài ra, Bitume còn được ứng dụng trong công tác chống thấm cho các khu vực có
bề mặt rộng lớn như sân thượng, sàn nhà mái, tầng hầm. móng nhà.

2. Tiêu chuẩn các sản phẩm


Sản phẩm đầu ra của nhà máy lọc dầu phải bao gồm 2 yếu tố ngoài việc đáp ứng nhu cầu
của thị trường, thì yếu tố thứ 2 là phải đảm bảo tiêu chuẩn đầu ra của từng sản phẩm dựa theo
các tiêu chuẩn quốc gia hay các tiêu chuẩn trên thế giới. Về tiêu chuẩn của sản phẩm thì được
kiểm soát nghiêm ngặt về các mặt như môi trường, chi phí dầu tư, chi phí vận hành hay nói
chung là tính kinh tế tối ưu cho nhà máy.
Bảng 31: Các tiêu chuẩn đặc trưng của các sản phẩm thương phẩm

TC
RON RVP d154 S FreP FlaP PP IC Vis Ar
Sản phẩm

Propane (11 TC) x

Butane (8 TC) x

Petrochemical (12
x x
TC)

RON 95 (21 TC) x x x x x

RON 91 (21 TC) x x x x x

Jet A1 (13 TC) x x x x

Diesel (21 TC) x x x x x

Home heating oil


x x x x x
(10 TC)

RMFO (16 TC) x x x x x

Fuel Oil (13 TC) x x x x

Bitume (8 TC) x x

51
2.1. Sulfur (Hàm lượng Lưu Huỳnh)
- Định nghĩa: Lưu huỳnh làm một hợp chất độc hại có mặt trong dầu mỏ và các sản phẩm
dầu mỏ thương phẩm. Lưu huỳnh tồn tại trong sản phẩm dầu mỏ dưới nhiều dạng khác nhau
như H2S, RSH, RSSR', RSR', Thiophene. Do có tính chất độc hại và các ảnh hưởng tới môi
trường, động cơ.
- Ý Nghĩa: Cần hạn chề hàm lượng Lưu Huỳnh vì những tác hại do sự có mặt của lưu huỳnh
gây ra:
+ Gây ô nhiễm môi trường dưới dạng mưa acid khi bị đốt cháy
+ Gây ngộ độc xúc tác trong quá trình chế biến tại nhà máy
+ Gây ăn mòn trực tiếp các thiết bị trong quá trình chế biến tại nhà máy (H2S, RSH)
+ Làm giảm hoạt tính của bộ xúc tác ba chức năng trên động cơ
+ Khi bị đốt cháy thì hợp chất lưu huỳnh có thể tạo acid gây ăn mòn các thiết bị
+ Làm tăng chỉ số acid của dầu bôi trơn trong động cơ
+ Sự có mặt của lưu huỳnh trong nhiên liệu sẽ làm tăng nồng độ chất độc hại trong khói thải
(PM, Soot, NOx)
+ Khi hàm lượng lưu huỳnh cao thì sẽ làm giảm nhiệt trị của dầu đốt
2.2. RON (Research Octane Number)
- Định nghĩa: Chỉ số octan là một đại lượng quy ước để đặc trưng cho khả năng chống lại
sự kích nổ của xăng, giá trị của nó được tính bằng phần trăm thể tích của iso-octan (2,2,4-
trimetylpentan) trong hỗn hợp của nó với n-heptan khi mà hỗn hợp này có khả năng chống
kích nổ tương đương với khả năng chống kích nổ của xăng đang khảo sát.
- Ý Nghĩa: Chỉ số octan là một chỉ tiêu rất quan trọng của xăng khi dùng xăng có chỉ số
octan thấp hơn so với quy định của nhà chế tạo thì sẽ gây ra hiện tượng kích nổ làm giảm công
suất của động cơ, nóng máy, gây mài mòn các chi tiết máy, tạo khói đen gây ô nhiễm môi
trường. Ngược lại nếu dùng xăng có chỉ số octan cao quá sẽ gây lãng phí. Điều quan trọng là
phải dùng xăng đúng theo yêu cầu của nhà chế tạo, cụ thể là đúng theo tỉ số nén của động cơ,
khi tỉ số nén lớn thì yêu cầu chỉ số octan lớn và ngược lại.

52
2.3. RVP (Reid Vapor Pressure)
- Định nghĩa: Áp suất hơi bão hòa: Áp suất hơi bảo hoà chính là áp suất hơi mà tại đó pha
hơi nằm cân bằng với pha lỏng ở một nhiệt độ nhất định. (100oF 37.8oC, theo quy ước
ASTM)
- Ý Nghĩa: áp suất hơi bão hòa đảm bảo cho khả năng khởi động của động cơ, áp suất hơi
bão hòa càng lớn thì khả năng khởi động càng tốt. nhưng ngược lại nếu áp suất hơi bão hòa
càng cao thì cấu tử nhẹ trong nhiên liệu nhiều, mà phần nhẹ nhiều thì bay hơi nhiều dẫn đến
mất mát năng lượng.
2.4. Aromatics (Hàm lượng Aromactic)
- Định nghĩa: Aromatic hay nhóm hợp chất thơm là những hợp chất có nhiều ở phân đoạn
nặng, trong phân tử của chúng có chưa một hoặc nhiều nhân thơm, rất bền nên khi bị đốt chúng
thường khó cháy, cháy không hết, một phần tạo benzen, khói đen trong khí xã (PM and Soot).
- Ý Nghĩa: Aromatic cháy kém nên hàm lượng của nó theo thời gian cần được khống chế.
mặc dù hàm lượng Aromatic có chỉ số octan cao nhưng khả năng bắt cháy kém, nên khi cháy
thì cháy không hoàn toàn từ đó làm tăng lượng bồ hóng (soot, PM) sinh ra.
2.5. Cetane Index (Chỉ số Cetan)
- Định nghĩa: Để đặc trưng cho khả năng tự bắt cháy của nhiên liệu diesel người ta đưa ra
khái niệm chỉ số cetan. Chỉ số cetane là đại lượng quy ước được tính bằng phần trăm thể tích
của n-cetane (n-C16H34) trong hỗn hợp của nó với α-metylnaphtalen (C11H10) khi hỗn hợp
này có khả năng bắt cháy tương đương với nhiên liệu đang xem xét. Trong đó n-cetane là cấu
tử có khả năng tự bắt cháy tốt nên chỉ số cetane của nó được quy ước bằng 100, ngược lại α-
metylnaphtalen là cấu tử có khả năng bắt cháy kém nên chỉ số cetane của nó được quy ước
bằng 0.
- Ý Nghĩa: Chỉ số cetane là đại lượng quan trọng của nhiên liệu diesel, khi chỉ số Cetan quá
thấp, thời gian cảm ứng dài, động cơ sẽ khởi động khó khăn và có thể dẫn đến hiện tượng
tương tự như hiện tượng kích nổ trong đông cơ xăng.
Chỉ số cetane cho động cơ được yêu cầu thấp (khi so sánh với chỉ số octane) và trong nhà
máy lọc dầu thì giá trị này thường đạt được dễ dàng, vì vậy thực tế giá trị này ít đo mà thường
được tính toán thông qua các tính chất của nhiên liệu.
2.6. Density (Tỷ trọng)
- Định nghĩa: Tỷ trọng của một chất là tỷ số giữa khối lượng riêng của nó với khối lượng
riêng của chất chuẩn được đo trong những điều kiện xác định (nhiệt độ).

53
- Ý Nghĩa: Phải có những giới hạn về tỷ trọng của nhiên liệu, vì nếu, tỷ trọng nhỏ nhiên liệu
càng nhẹ, nhiệt độ cháy giảm dẫn tới công suất cực đại sinh ra giảm. Tỷ trọng lớn cháy kém
ảnh hưởng tới ô nhiễm môi trường
2.7. Pour Point (Diểm chảy)
- Định nghĩa: Nhiệt độ điểm chảy là nhiệt độ thấp nhất mà ở đó các phân đoạn hay sản phẩm
dầu mỏ, trong điều kiện thử nghiệm mất hẳn tính linh động, không thể chảy.
- Ý Nghĩa: Có thể dự đoán được dựa thành phần parafin có trong nhiên liệu nhiều hay ít.
Điểm chảy có ý nghĩa rất quan trọng trong vận chuyển tồn trữ sản phẩm, điểm chảy càng cao
thì có nguy cơ gây nghẹt lọc, hư hỏng bơm.
2.8. Flash Point (Điểm chớp cháy)
- Định nghĩa: Nhiệt độ chớp cháy là nhiệt độ thấp nhất mà ở đó mẫu thử khi được đun nóng
trong điều kiện xác định sẽ bay hơi trộn lẫn với không khí và có thể vụt cháy rồi tắt ngay khi
cắt nguồn nhiệt.
- Ý Nghĩa: Đặc trưng cho tính an toàn của nhiên liệu, mức độ hoả hoạn của của dầu mỏ hay
các sản phẩm trong quá trình chế biến, vận chuyển, bảo quản.
2.9. Viscosity (Độ nhớt)
- Định nghĩa: Độ nhớt là một đại lượng đặc trưng cho mức độ cản trở giữa hai lớp chất lưu
khi chúng chuyển động tương đối, trượt lên nhau.
Độ nhớt là một chỉ tiêu quan trọng và cơ bản của dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ. Nó thể
hiện tính lưu biến của chúng trong các điều kiện nhiệt độ làm việc khác nhau. Thông thường
nhiệt độ giảm thì độ nhớt tăng và ngược lại. Sự thay đổi dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ cùng
phụ thuộc vào bản chất của chúng. Dầu chứa nhiều parafin thường có độ nhớt thay đổi theo
nhiều nhiệt độ
- Ý Nghĩa: Ở nhiệt độ thấp, độ nhớt làm giảm tính lưu biến của dầu, khó trong quá trình
bơm để bôi trơn các động cơ. Ngược lại ở nhiệt độ cao độ nhớt giảm đáng kể và giảm nhiệt
độ, ma sát các chức năng khác.
3. Phương pháp phối trộn
Hầu hết các sản phẩm thương phẩm của quá trình lọc dầu bị ràng buộc về một số tiêu chuẩn
như tỷ trọng, hàm lượng lưu huỳnh, hàm lượng các hợp chất thơm, độ nhớt... và một số sản
phẩm trung gian trong nhà máy lọc dầu lại quá thừa hay quá thiếu, do đó ta phải phối liệu các
sản phẩm này lại với nhau để có được những sản phẩm đạt chỉ tiêu chất lượng yêu cầu của thị
trường.

54
Quá trình lập ẩn, chọn hàm mục tiêu và giải quyết bài toán phối liệu tuỳ thuộc vào bản chất
của loại dầu thô, chế độ công nghệ của từng phân xưởng. Ở đây ta giải quyết bài toán với các
đặc trưng đã tính toán ở phần trước như hàm lượng S, chỉ số octan, tỷ trọng,.. sau khi có được
kết quả, ta quay lại giải tìm lưu lượng cần thiết phải xử lý của từng phân xưởng.
3.1. Các ràng buộc và nguyên tắc tính các tính chất của sản phẩm
Mỗi loại sản phẩm sẽ chịu một số ràng buộc về chỉ tiêu chất lượng khác nhau. Do đó ta phải
phối trộn các bán sản phẩm thu được từ các quá trình xử lý để đạt được yêu cầu đặt ra.
Các sản phẩm chỉ cần xem xét một số các tiêu chuẩn (giới hạn trọng dự án này):
- Tỷ trọng, octan, cetan, độ nhớt được tính theo công thức công tính thể tích.
- Hàm lượng lưu huỳnh S, Flash Point, Pour point được tính theo công thức thức cộng tính
khối lượng.
- Áp suất hơi RVP tính theo công thức công tính phần mol.
- Các ràng buộc liên quan đến chỉ số trộn lẫn
Điểm chớp cháy, điểm chảy, độ nhớt của sản phẩm được tính toán phối liệu từ các bán thành
phẩm thông qua chỉ số chớp cháy hỗn hợp, chỉ số điểm chảy hỗn hợp, chỉ số độ nhớt hỗn hợp
(BI – Blending Index). Do đó, từ các số liệu về điểm chớp cháy, điểm chảy, độ nhớt, tra đồ
thị quan hệ giữa chỉ số điểm chớp cháy với chỉ số chớp cháy; điểm chảy với chỉ số điểm chảy;
độ nhớt với chỉ số độ nhớt ta sẽ có được các chỉ số chớp cháy, chỉ số điểm chảy, chỉ số độ
nhớt của từng nguồn phối liệu cơ sở. Sau đó, sử dụng phương pháp cộng tính (thể tích hay
khối lượng) tính được chỉ số hỗn hợp của sản phẩm, và từ đó tra ngược lại giá trị điểm chớp
cháy, điểm chảy, độ nhớt tương ứng của sản phẩm.
Như vậy, ràng buộc về các tính chất điểm chớp cháy, điểm chảy và độ nhớt được thể hiện
thông qua ràng buộc về chỉ số hỗn hợp tương ứng.
3.2. Các bước tiến hành và sơ đồ thuật toán phối trộn
3.2.1. Mục đích và nguyên tắc
- Mục đích: đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng và số lượng sản phẩm để thỏa mãn yêu cầu
thị trường.
- Nguyên tắc: Từ các tính chất kĩ thuật của các phân đoạn như: chỉ số Octan, áp suất hơi,
hàm lượng lưu huỳnh, độ nhớt, chỉ số Cetane, tỉ trọng, điểm chảy, nhiệt độ chớp cháy, hàm
lượng Aromatic...ta phải phối trộn sao cho tiêu chuẩn kĩ thuật phải nhỏ hơn (đối với giá trị

55
max) hay lớn hơn (đối với giá trị min) hoặc bằng với các chỉ tiêu cần đạt được của sản phẩm
thương phẩm.
3.2.2. Các bước tiến hành:
- Từ các dữ liệu ban đầu, cho tối đa công suất các phân xưởng

- Thiết lập bảng CBVC trước phối trộn thể hiện các sản phẩm trung gian của các phân
xưởng và bảng tính chất của các sản phẩm.

- Lựa chọn nguồn nguyên liệu và lưu lượng phù hợp với để phối trộn các sản phẩm tương
ứng.

-Thiết lập bảng tính toán với các dòng nguyên liệu đưa vào phối trộn sao cho đảm bảo nhu
cầu và các tiêu chuẩn ràng buộc quan trọng đối với mỗi loại sản phẩm.

- Tiến hành phối liệu: gồm các bước tính các tiêu chuẩn kĩ thuật của sản phẩm theo nguyên
tắc cộng tính khối lượng hay thể tích.

- Độ nhớt, điểm chảy, nhiệt độ chớp cháy được xác định thông qua chỉ số hỗn hợp. Đối với
độ nhớt và điểm chảy thì chỉ số hỗn hợp của nó tỉ lệ thuận, còn nhiệt độ chớp cháy thì tỉ lệ
nghịch với chỉ số hỗn hợp của nó.
- Thiết lập các ràng buộc liên quan đến nhu cầu và tính chất tiêu chuẩn quan trọng của mỗi
sản phẩm.
- Dùng công cụ solver để tính toán tối ưu các tiêu chuẩn dựa vào các ràng buộc đã cài đặt
- Sau khi phối liệu xong, kiểm tra xem nếu đạt thì tiếp tục thực hiện cân bằng năng lượng
cho nhà máy và nếu không đạt yêu cầu về nhu cầu hay tiêu chuẩn thì quay lại điều chỉnh dòng
lưu lượng nguyên liệu phối trộn hay công suất của các phân xưởng.
- Kiểm tra cân bằng năng lượng của nhà máy: lượng nhiên liệu còn lại có đủ cung cấp cho
nhà máy không, nếu đủ hoặc thừa (theo kinh nghiệm <10%) là được. Nếu không đảm bảo về
cân bằng năng lượng thì phải xem xét lại dòng lưu lượng nguyên liệu phối trộn hay phải điều
chỉnh lại công suất các phân xưởng
- Thiết lập bảng cân bằng vật chất và cân bằng năng lượng sau phối trộn.

56
3.3.3. Sơ đồ thuật toán phối trôn

Dữ liệu

Chọn công suất các phân xưởng


Tính toán các phân xưởng (CBVC và Tính chất)

Tính toán CBVC trước phối trộn và Tính chất của sản
phẩm trung gian

Sai
Thay đổi lưu lượng các dòng nguyên liệu phối trộn

Đúng

Phối trộn với điều kiện nhu


Sai
cầu và tiêu chuẩn
(Công cụ Solver)

Sai Kiểm tra


Cân bằng năng lượng

Đúng

Kết quả phối trộn

Bảng CBVC sau phối trộn


Bảng Cân bằng năng lượng

57
4. Phối trộn sản phẩm
Đứng trước thách thức về yêu cầu chất lượng và số lượng của các sản phẩm, trong khi chất
lượng dầu thô khai thác ngày càng giảm, trữ lượng dầu thô ngày càng hạn chế, các nhà máy
lọc dầu không ngừng phát triển về quy mô và công nghệ, áp dụng các công nghệ chuyển hóa
hiệu quả hoặc nâng cấp chất lượng của dầu thô mới khai thác, nhằm chuyển hóa tối đa phân
đoạn cặn sau đó một nguyên đó được tách ra đi phối trộn thành các sản phẩm có giá trị sử
dụng cao, có hiệu quả về kinh tế.
4.1. Phối trộn Propane
❖ Nguồn phối trộn sản phẩm Propane thương phẩm
Bảng 32: Phối trộn xăng 95 thương phẩm

Nhu cầu 200 (kt/y) C3 C4 Total

Nguyên liệu, kt/y 339.75 44.21 383.96

Phối trộn, kt/y 191.09 8.91 200.00

Còn lại, kt/y 44.21 339.75 383.96

❖ Tiêu chuẩn kỹ thuật: IPS E-ME-130

Tiêu chuẩn IPS E-ME-130 Đạt được

C3 (%v), min 96 96

RVP (100 oF), max 200 185

4.2. Phối trộn Butane


❖ Nguồn phối trộn sản phẩm Butan thương phẩm
Bảng 33: Phối trộn xăng 95 thương phẩm

Nhu cầu 300 (kt/y) C4 C3 Total

Nguyên liệu, kt/y 339.75 44.21 383.96

58
Phối trộn, kt/y 284.54 15.46 300.00

Còn lại, kt/y 55.21 28.75 83.96

❖ Tiêu chuẩn kỹ thuật: IPS E-ME-130

Tiêu chuẩn IPS E-ME-130 Sản phẩm

C4(%v), min 95 95

RVP (100 oF), max 70 sig 70psig

4.3. Phối trộn Naphtha for petrochemical feedstock


❖ Nguồn phối trộn sản phẩm Hóa dầu
Bảng 34: Phối trộn sản phẩm Hóa dầu

Nhu cầu 300 (kt/y) C3 C4 LN HN TOTAL

Nguyên liệu, kt/y 28.75 55.21 201.06 19.12 304.13

Phối trộn, kt/y 28.75 55.21 201.06 14.99 300

Còn lại, kt/y 0.00 0.00 0.00 4.13 4.13

59
Hình 5: Biểu đồ thể hiện lượng nguyên liệu tham gia vào phối trộn sản phẩm Hoá dầu
4.4. Phối trộn Gasoline RON 95
❖ Tiêu chuẩn kỹ thuật: IS 2796-2017

Tiêu chuẩn Sản phẩm IS 2796-2017

%S (%wt) 0.005 Max 0.005

15
d 4
0.759 0.72-0.775

RVP, bars 0.55 0.35-0.60

RON 95 Max 95

❖ Nguồn phối trộn sản phẩm xăng RON 95


Bảng 35: Phối trộn xăng RON 95 thương phẩm

Gasoline
Nhu cầu 1050 (kt/y) C4 LN Reformate TOTAL
FCC

Nguyên liệu, kt/y 292.06 361.95 1001.53 1131.72 2787.26

60
Phối trộn, kt/y 0.00 0.00 656.25 393.75 1050.00

Còn lại, kt/y 292.06 361.95 345.28 737.97 1737.26

Biểu đồ 4: Thể hiện phần trăm nguyên liệu tham


gia vào phối trộn xăng RON 95

Reformate
38% Gasoline FCC
63%

C4 LN Gasoline FCC Reformate

Hình 6: Biểu đồ thể hiện phần trăm nguyên liệu tham gia vào phối trộn xăng
4.5. Phối trộn Gasoline RON 91
❖ Tiêu chuẩn kỹ thuật: IS 2796-2017

Tiêu chuẩn Sản phẩm IS 2796-2017

%S (%wt) 0.005 Max 0.005

15
d 4
0.748 0.72-0.775

RVP, bars 0.60 0.35-0.60

RON 91 Max 91

❖ Nguồn phối trộn sản phẩm xăng RON 91


Bảng 36: Phối trộn xăng RON 91 thương phẩm

Gasoline
Nhu cầu 1270 (kt/y) C4 LN Reformate TOTAL
FCC

Nguyên liệu, kt/y 292.06 361.95 345.28 737.97 1737.26

61
Phối trộn, kt/y 25.86 160.89 345.28 737.97 1270.00

Còn lại, kt/y 266.20 201.06 0.00 0.00 467.26

Biểu đồ 5: Thể hiện phần trăm nguyên liệu tham gia


vào phối trộn xăng RON 91
C4 LN
2% 13%

Reformate Gasoline FCC


58% 27%

C4 LN Gasoline FCC Reformate

Hình 7: Biểu đồ thể hiện phần trăm nguyên liệu tham gia vào phối trộn xăng RON 91
4.6. Phối trộn Jet A1
❖ Tiêu chuẩn kỹ thuật: IS 1571-2018

Tiêu chuẩn Sản phẩm IS 1571-2018

%S (%wt) 0.08 Max 0.3

15
d 4
0.79 0.775-0.84

o
Flash point, C 65.83 Min 38

o
Freezing point, C -47.39 -47

62
❖ Nguồn phối trộn sản phẩm Jet A1
Bảng 37: Phối trộn sản phẩm Jet A1

Nhu cầu 450 (kt/y) Ker

Nguyên liệu, kt/y 580.02

Phối trộn, kt/y 450

Còn lại, kt/y 130.02

4.7. Phối trộn Diesel


❖ Nguồn phối trộn Diesel thương phẩm
Bảng 38:Phối trộn Diesel thương phẩm

2150
Nhu cầu KER LGO-HDS LCO HGO-HDS TOTAL
(kt/y)

Nguyên liệu, kt/y 130.02 1627.90 357.83 688.52 2804.27

Phối trộn, kt/y 101.02 1098.17 354.26 596.55 2150.0

Còn lại, kt/y 29.00 529.73 3.57 91.98 654.27

❖ Tiêu chuẩn kỹ thuật: IS 1460-2005

Tiêu chuẩn Sản phẩm IS 1460-2005

%S (%wt) 0.05 Max 0.05

15
d 4
0.845 0.820-0.860

Cetane Index 46 Min 46


o
Vis 40 C, cSt 3.10 2-5

o
Flash point, C 85.5 Min 35

63
Biểu đồ 6: Thể hiện phần trăm lượng nguyên liệu tham
gia vào phối trộn sản phẩm Diesel

5%, 101.02 51%, 1098.17 16%, 354.26 28%, 596.55


1

0% 20% 40% 60% 80% 100%

KER LGO-HDS LCO HGO-HDS

Hình 8: Biểu đồ thể hiện phàn trăm nguyên liệu tham gia vào phối trộn Diesel
4.8. Phối trộn Home heating oil
❖ Nguồn phối trộn sản phẩm Home heating oil
Bảng 39:Phối trộn sản phẩm Home heating oil

Nhu cầu Gasoil


LGO_HDS HGO_HDS LCO KER TOTAL
450 (kt/y) VB

Nguyên liệu,
336.13 71.12 3.57 77.05 29.00 516.86
kt/y

Phối trộn,
336.13 71.12 3.57 10.18 29.00 450.00
kt/y

Còn lại, kt/y 0.00 0.00 0.00 66.86 0.00 66.86

64
❖ Tiêu chuẩn kỹ thuật: IS 1593-2018

Tiêu chuẩn Sản phẩm IS 1593-2018


15
d 4 0.81 0.81-0.845

%S (%wt) 0.1 Max 0.1

Cetane Index 52.8 Min 46

Flash point, oC 88 Min 35


o
Vis 40 C, cSt 2.8 Report

Biểu đồ 9: Thể hiện phần trăm nguyên liệu


tham gia vào phối trộn sản phẩm HHO

6%
2%

1% LGO_HDS
HGO_HDS
16% LCO
Gasoil VB
75%
KER

Hình 9: Biểu đồ thể hiện phần trăm nguyên liệu tham gia vào phối trộn sản phẩm HHO
4.9. Phối trộn Distillate Marine Fuel Oil
❖ Tiêu chuẩn kỹ thuật: IS 16861-2018

Tiêu chuẩn Sản phẩm IS 16861-2018

%S (%wt) 0.5 Max 0.5

65
15
d 4
0.86 Max 0.86

Cetane Index 47.71 Min 45

o
Vis 40 C, cSt 97 Min 66

o
Flash point, C 4.8 2-5

❖ Nguồn phối trộn sản phẩm Distillate Marine Fuel Oil


Bảng 40: Phối trộn sản phẩm Distillate Marine Fuel Oil

Nhu cầu Gasoil TOTA


LGO_HDS VD_HDS HGO_HDS LCO
400 (kt/y) VB L

Nguyên liệu,
529.73 125.70 91.98 136.89 3.57 887.86
kt/y

Phối trộn,
193.60 125.70 20.85 59.84 0.00 400
kt/y

Còn lại, kt/y 336.13 0.00 71.12 77.05 3.57 487.86

Biểu đồ 9: Thể hiện phần trăm nguyên liệu


tham gia vào phối trộn sản phẩm DMFO

15%
LGO_HDS
5%
VD_HDS
48%
HGO_HDS
32% Gasoil VB

Hình 10: Biểu đồ thể hiện phần trăm nguyên liêu tham gia vào phối trộn sản phẩm DMFO

66
4.10. Phối trộn Fuel Oil
❖ Tiêu chuẩn kỹ thuật: IS 1593-2018

Tiêu chuẩn Sản phẩm IS 1593-2018


15
d 4
0.99 Report

%S (%wt) 3.47 Max 3.5

o
Flash point, C 77 Min 66

o
Pour point, C 12 Report

o
Vis 50 C, cSt 31 Max 180

❖ Nguồn phối trộn sản phẩm Fuel Oil


Bảng 41: Phối trộn sản phẩm Fuel Oil

1330 GasOil
Nhu cầu HGO RVB HCO+Slurry TOTAL
(kt/y) VB

Nguyên liệu, kt/y 193.58 66.86 962.91 394.42 1617.77

Phối trộn, kt/y 163.57 66.86 962.91 136.65 1330.00

Còn lại, kt/y 30.00 0.00 0.00 257.77 287.77

67
Biểu đồ 10: Thể hiện phần trăm nguyên liệu tham gia
vào phối trộn sản phẩm fuel OIL
HCO+Slurry HGO
10% 12%
GasOil VB
5% HGO
GasOil VB
RVB
HCO+Slurry

RVB
73%

Hình 11: Biẻu đồ thể hiện phần trăm nguyên liệu tham gia vào phối trộn sản phẩm FO
4.11. Phối trộn Bitume
❖ Tiêu chuẩn kỹ thuật: IS 73-2013

Tiêu chuẩn Sản phẩm IS 73-2013

15
d 4
1.009 Report

❖ Nguồn phối trộn sản phẩm Bitume


Bảng 42:Phối trộn sản phẩm Bitume

Nhu cầu 450 (kt/y) VR

Nguyên liệu, kt/y 450

Phối trộn, kt/y 450

Còn lại, kt/y 0

5. Tính toán cân bằng năng lượng


5.1. Năng lượng tiêu thụ cho các phân xưởng
Bảng 43: Năng lượng yêu cầu cung cấp cho nhà máy
68
UTILITY (ton
Fraction Capacity , kton/year FOE/ kton FOE (kton)
Feedstock)

ADU 9000 19 171.00

VDU 4088.10 18 73.59

CCR 1357.24 67 90.93

FCC 2251.05 2 4.50

VB 1170.00 23 26.91

KER_HDS 0.00 18 0.00

LGO_HDS 1648.80 18 29.68

HGO_HDS 712.12 18 12.82

VD_HDS 2468.10 18 44.43

Total 453.86

5.2. Năng lượng tiêu thụ được từ quá trình đốt cháy nhiên
Bảng 44: Năng lượng do phần dư cung cấp

Remaining
FUEL OIL (ton FOE/ kton
Feedstock FOE (kton)
EQUIVALENCE Feedstock)
(kton/year)

H2 2.75 16.50 45.37

C2 1.22 115.55 140.97

C3 1.18 0.00 0.00

69
C4 1.16 0.00 0.00

LN 1.11 0.00 0.00

HN 1.11 4.13 4.59

KER 1.1 0.00 0.00

LGO 1.07 0.00 0.00

HGO 1.05 30.00 31.50

AR 1 0.00 0.00

VR 1 0.00 0.00

LCO 1 0.00 0.00

HCO+Slurry 1 257.77 257.77

RVB 0.85 0.00 0.00

FO 1 0.00 0.00

Total 423.95 480.20

So sánh giá trị năng lượng cần cung cấp và năng lượng do quá trình đốt cháy các bán sản
phẩm trung gian, ta thấy năng lượng dư 5.49% so với năng lượng cần cung cấp (hợp lý).

70
Bảng 45: Cân bằng phối trộn sản phẩm

Availa
Rema
ble RON RON JET HH DMF BITU
Fraction C3 C4 PC DO FO Total in
stock, 95 91 A1 O O ME
(kt/y)
kt/y

H2 16.50 0.00 16.50

H2S 90.31 0.00 90.31

115.5
C2- 115.55 0.00
5

191. 15.4 28.7 235.3


C3 235.30 0.00
09 6 5 0

284. 55.2 374.5


C4 374.52 8.91 0.00 25.86 0.00
54 1 2

160.8 201. 361.9


LN 361.95 0.00
9 06 5

14.9
HN 19.12 14.99 4.13
9

71
Reformat 1131.7 393.7 737.9 1131.
0.00
e 2 5 7 72

Gasoline
0.00 0.00 0.00
VB

Gasoline 1001.5 656.2 345.2 1001.


0.00
FCC 3 5 8 53

Gasoline
0.00 0.00 0.00
HDS

450. 101.0 29.0 580.0


KER 580.02 0.00
00 2 0 2

KER-
0.00 0.00 0.00
HDS

LGO 0.00 0.00 0.00

LGO- 1627.9 1098. 336. 193.6 1627.


0.00
HDS 0 17 13 0 90

354.2 357.8
LCO 357.83 3.57 0.00 0.00
6 3

72
163. 163.5
HGO 193.58 30.00
57 7

HGO- 596.5 71.1 688.5


688.52 20.85 0.00 0.00
HDS 5 2 2

HCO+Slu 136. 136.6 257.7


394.42
rry 65 5 7

10.1 66.8 136.8


GO (VB) 136.89 59.84 0.00
8 6 9

AR 0.00 0.00 0.00

VD 0.00 0.00 0.00

125.7 125.7
VD-HDS 125.70 0.00 0.00
0 0

450.0
VR 450.00 450 0.00
0

962. 962.9
RVB 962.91 0.00
91 1

135.7
COKE 135.74 0.00
4

73
9000.0
TOTAL 200 300 1050 1270 300 450 2150 450 400 1330 450 8350 650
0

DEMAN
8350 200 300 1050 1270 300 450 2150 450 400 1330 450 9000
D

74
KẾT LUẬN
Sau khi hoàn thành PBL4, chúng em nhận thấy:
- Đã tính toán được cân bằng vật liệu phù hợp với năng suất các phân xưởng.
- Đã phối liệu hoàn chỉnh các sản phẩm theo yêu cầu về số lượng và các tiêu chuẩn đặt ra.
- Sau khi tối ưu năng suất của các phân xưởng chuyển hóa để đáp ứng đủ những tiêu chuẩn
của các sản phẩm, phần năng lượng dư 5.49% so với phần năng lượng dùng để cung cấp cho
nhà máy.
Nhà máy lọc dầu theo đồ án này thiết kế có năng suất 9000 ktấn/năm. Mục tiêu của bài toán
là xử lý nguyên liệu một cách tối ưu sao cho nhà máy vẫn đạt hiệu quả cao về lợi nhuận kinh
tế mà còn có khả năng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về sản phẩm dầu mỏ cho thị trường hiện
nay.
Việc thực hiện đồ án này cho phép chúng em nắm lại các kiến thức cơ bản của chuyên
nghành. Các khái niệm đặc thù của dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ, các chỉ tiêu nào là quan
trọng, cần thiết phải có đối với từng loại sản phẩm, học được cách tính toán các thông số từ
các công thức và sử dụng đồ thị.
Với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn, chúng em đã hoàn thành đồ án đúng với
thời hạn quy định. Tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận
được sự góp ý của các thầy cô để có thể học tập được nhiều kiến thức hơn.
Cuối cùng chúng em chân thành cám ơn cô TS. Đặng Kim Hoàng và các thầy TS. Nguyễn
Đình Minh Tuấn đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp chúng em hoàn thành tốt đồ án này.

75
PHỤ LỤC

76
77
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]https://www.mckinseyenergyinsights.com/resources/refinery-reference-desk/arab-light-
crude/ [ngày truy cập 9/10/2021]
[2] M. R. Riazi, 2005, Characterizatuon and Properties of Petroleum Fractions
[3] Tham khảo bộ Sách Technip 5 tập.

78

You might also like