You are on page 1of 14

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

TIỂU LUẬN
CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT TẠO MÀNG

Danh sách các thành viên nhóm 11:

1. Nguyễn Đăng Quang Vũ 20028521

2. Trần Hưng Thịnh 20012401

Họ tên GVHD: Th.S Lê Nhất Thống

Môn HP: Công nghệ các chất tạo màng

Lớp HP: DHHO16A

Mã HP: 420300377801
Năm học: 2023-2024

Tp. HCM, tháng 09 năm 2023.


LỜI CẢM ƠN
"Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công nghiệp
TP.HCM đã đưa môn Công nghệ các chất tạo màng vào chương trình giảng dạy. Đặc
biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn thầy Lê Nhất Thống đã
dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý giá cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa
qua. Trong thời gian tham gia lớp học của thầy, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến
thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức
quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này.

Bộ môn Công nghệ các chất tạo màng là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế
cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu bảo vệ môi trường ngày nay.
Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ
ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh
khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý
để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.

Nhóm 11 xin chân thành cám ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 09 năm 2023


Sinh viên thực hiện
Nhóm 11
Nhóm đồng thực hiện
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.....................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

Phần đánh giá: (thang điểm 10)

• Thái độ thực hiện:


• Nội dung thực hiện:
• Kỹ năng trình bày:
• Tổng hợp kết quả:
Điểm bằng số: ............ Điểm bằng chữ: ......................................................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày ...... tháng ...... năm 20....


Trưởng bộ môn Giảng viên hướng dẫn Chuyên ngành

(Ký ghi họ và tên)


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày ...... tháng ...... năm 20....


Giảng viên phản biện
(Ký ghi họ và tên)
Mục lục
I Giới thiệu ............................................................................................................................................ 6

1. Lịch sử hình thành ................................................................................................................. 6

2. Ngành sơn của Việt Nam ...................................................................................................... 6

II. Sơn chống cháy ................................................................................................................................ 10

1. Sơn chống cháy là gì ............................................................................................................ 10

2. Thành phần sơn chống cháy ............................................................................................... 11

3. Quy trình tổng hợp sơn chống cháy ................................................................................... 11

4. Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy ............................................................................... 12

5. Các loại sơn chống cháy ...................................................................................................... 13

5.1. Sơn từ gốc nhựa Acrylic ..................................................................................................... 13

5.2. Sơn chống cháy Epoxy ........................................................................................................ 13

5.3. Sơn chống cháy gốc dầu ..................................................................................................... 13

5.4. Từchất liệu nhựa Silicone ................................................................................................... 13

III. Tổng kết ................................................................................................................................ 14


I. Giới thiệu

1. Lịch sử hình thành

Từ ngày xưa đã có những phương pháp phòng cháy chữa cháy thô sơ. Cho
đến những năm 1500 sau Công Nguyên thì ý tưởng sử dụng máy bơm để chữa
cháy đã được xem xét.
Trong nữa đầu thế kỷ XVII, một sự kiện
thảm họa nổi tiếng về cháy nổ đã xảy ra ở
London, Anh đã gây ra thiệt hại nặng nề với
hơn 13.200 ngôi nhà, 87 nhà thờ và vô số
người đã bỏ mạng. Từ sự kiện này các vấn
đề phòng cháy chữa cháy đã được chú trọng
và phát triển nhiều hơn. Một số phương
pháp phòng cháy thụ động được đề ra như
xây nhà bằng gạch, đá để hạn chế hỏa hoạn
so với xây nhà gỗ, v.v
Đến năm 1904, một người đàn ông tên
Charles Dahlstrom đã phát minh ra cửa chống cháy đầu tiên trên thế giới. Đây là
khởi đầu cho một thời kỳ mới của những cải tiến lớn cho sự toàn diện của các
phương pháp phòng cháy thụ động mà chúng ta đang sử dụng và phát triển ngày
nay.
Những năm 1970, một chất gọi là vermiculite đã được sử dụng để làm vật liệu
chống nhiệt, chống cháy hiệu quả trong nhà. Khả năng chịu nhiệt của nó đã đưa
nó trở thành vật liệu chống cháy thụ động tiết kiệm chi phí mà đến nay vẫn được
sử dụng.
Mặc dù được cấp bằng sáng chế vào cuối những năm 1940 nhưng sơn chống
cháy bắt đầu được sử dụng rộng rãi vào cuối những năm 1980. Ngay cả vào cuối
thế kỷ 20, việc quy định các phương pháp phòng cháy chữa cháy vẫn phụ thuộc
vào chủ sở hữu và nhà phát triển.

2. Ngành sơn của Việt Nam


Ngành công nghiệp sơn Việt Nam có thể lấy điểm khởi đầu phát triển là năm
1914 -1920 với sự xuất hiện của một số xưởng sơn dầu tại Việt Nam, trong đó
nổi bật nhất là công ty sơn của ông Nguyễn Sơn Hà – ông tổ ngành sơn Việt
Nam.
Tuy nhiên do bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam mãi đến năm 1975 mới thực
sự là một quốc gia độc lập và thống nhất lãnh thổ và có đầy đủ điều kiện phát
triển kinh tế xã hội và từng bước phát triển ngành sơn Việt Nam có thể chia
thành các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1914 – 1954: có 3 hãng sơn lớn của người Việt Nam tại 3 khu vực
thành phố lớn là:
• Hà Nội: Công ty sơn Thái Bình – Cầu Diễn, Hà Nội (sau này Công ty Hóa
chất sơn Hà Nội và hiện nay là Công ty cổ phần Hóa chất Sơn Hà Nội)
• Hải Phòng: Công ty Sơn Nguyễn Sơn Hà – sau này đổi tên là Công ty Sơn
Phú Hà (hậu duệ của ông Nguyễn Sơn Hà) và hiện nay là Công ty cổ phần
sơn Hải Phòng.
• Sài Gòn (sau này là Thành phố Hồ Chí Minh): Công ty sơn Bạch Tuyết do
ông Bùi Duy Cận (một cộng tác viên của ông Nguyễn Sơn Hà) vào Nam
sáng lập, hiện nay là Công ty cồ phần sơn Bạch Tuyết.
Giai đoạn này, sản phẩm chủ yếu là sơn dầu, sơn alkyd gốc dung môi với
công nghệ đơn giản, chất lượng sơn không cao chủ yếu phục vụ cho yêu cầu
sơn trang trí xây dựng, các loại sơn công nghiệp chất lượng cao đều nhập khẩu.
Ngoài ra, trong vùng tự do thời kháng chiến chống Pháp cũng có cơ sở sản
xuất sơn của Việt Nam nhưng sản phẩm chủ yếu là sơn dầu từ nguyên liệu thiên
nhiên sẵn có ở Việt Nam như: nhựa thông, dầu chẩu…
Giai đoạn 1954 – 1975:
Bối cảnh lịch sử đất nước tạm thời chia cắt 2 miền Bắc – Nam với chế độ chính
trị khác nhau và do đó điều kiện phát triển kinh tế (trong đó bao gồm cả phát
triển ngành sơn) khác nhau, cụ thể là:
a – Miền Bắc: có 3 nhà máy sơn Nhà nước quy mô sản xuất công nghiệp là:
Nhà máy Sơn Tổng Hợp Hà Nội
Nhà máy Hóa chất Sơn Hà Nội
Nhà máy Sơn Hải
Sản phẩm chính là sơn dầu nhựa thiên nhiên trong nước sơn Alkyd. Ứng
dụng chủ yếu cho công nghiệp dân dụng và trang trí, chất lượng chưa cao, công
nghệ lạc hậu, số lượng sản xuất còn thấp không đáp ứng đủ yêu cầu (do hạn chế
nhập khẩu nguyên liệu vì nguồn ngoại tệ không đủ đáp ứng)
b- Miền Nam: Có 16 hãng sơn lớn nhỏ sản xuất đủ các loại sơn tổng sản
lượng 7.000 tấn/năm (theo số liệu của Tổng Cục Hóa Chất – 28/4/1976)
Các nguyên liệu sản xuất phần lớn đều nhập khẩu có chất lượng cao, công nghệ
hiện đại theo thời điểm 1960, có thể kể các nhà máy lớn và các sản phẩm tiêu
biểu:
– Nhà máy sơn Bạch Tuyết và Huệ Phát (nay là Công ty sơn Bạch Tuyết): sản
phẩm chủ yếu là sơn alkyd dùng cho ngành xây dựng và 1 lượng không lớn sơn
Epoxy.
– Nhà máy sơn Á Đông, Á Châu, Việt Điểu, Vĩnh Phát: Sau năm 1975, các nhà
máy này có công ty sơn chất dẻo Tổng cục Hóa chất quản lý sát nhập lại gọi là
Xí nghiệp sơn Á Đông và hiện nay là Công ty cổ phần Sơn Á Đông, sản phẩm
chủ yếu là sơn dầu, sơn alkyd và sơn nước cho ngành sơn trang trí xây dựng.
Một số nhà máy sơn khác chuyên sản xuất các loại sơn công nghiệp chất lượng
cao là sơn gỗ khô nhanh gốc N/C (nitrocellose), sơn tân trang xe hơi, sơn tàu
biển…
Giai đoạn 1976 – 1989
Đặc điểm phát triển của ngành sơn giai đoạn này mang dấu ấn khó khăn
chung của nền kinh tế sau chiến tranh thống nhất đất nước. Đó là thời kỳ kinh tế
bao cấp, mặc dù đến năm 1986 nền kinh tế đã bắt đầu khởi động phát triển với
mức đột phá “đổi mới” nhưng ngành công nghiệp sơn vẫn còn phát triển trì trệ
mãi đến năm 1989.
• Sản phẩm sơn tiêu thụ trong nước chỉ có sơn dầu, hoàn toàn không có sơn
nước, nhà cửa và công trình xây dựng chỉ được trang trí bằng quét nước vôi
màu.
• Các loại sơn nhựa tổng hợp có chất lượng cao và tốt dùng cho ngành công
nghiệp gốc Alkyd, Epoxy…chỉ được sản xuất số lượng ít theo hạn mức ngoại tệ
nhập khẩu nguyên liệu.
• Các loại sơn gốc dầu nhựa thiên nhiên có chất lượng thấp được sản xuất với số
lượng nhiều hơn sơn nhựa tổng hợp vì nguồn cung cấp nhựa tạo màng có sẵn
trong nước khá dối dào và rẻ tiền như: nhựa thông, chai cục.Tuy nhiên sản
lượng sơn sản xuất ra cũng bị hạn chế vì không đủ đáp ứng số nguyên liệu quan
trọng khác của ngành sơn như dung môi, bột màu…cần nhập khẩu bằng ngoại
tệ.
Tóm lại đặc điểm phát triển của công nghiệp sơn trong giai đoạn này là:
– Tổng sản lượng sơn chỉ đạt mức dưới 10.000 tấn/năm cung không đủ cầu,
những loại sơn có chất lượng tốt đều phân phối theo chỉ tiêu và giá bao cấp do
Nhà nước quản lý, những loại sơn có chất lượng không cao (kiểu sơn dầu) cũng
được phân phối “nới” rộng hơn, nhưng nghiêng về cơ chế hành chính “xin và
cho” với cả nhà sản xuất và người tiêu dùng từ cơ quan quản lý và phân phối
của Nhà nước.
– Số lượng công ty, xí nghiệp sản xuất sơn đều thuộc quyền sở hữu Nhà nước:
Ở miền Bắc vẫn có 3 công ty sơn (2 ở Hà Nội và 1 ở Hải Phòng) như giai đoạn
1954 – 1975, có thêm 1 xưởng nhỏ sản xuất sơn của hải quân; Ở miền Trung có
một xí nghiệp sơn nhỏ của Công ty kỹ thuật hóa chất Đà Nẵng thuộc Tổng Cục
Hóa Chất; Ở miền Nam có một Công ty sơn Đồng Nai (cải tạo từ hãng sơn tư
nhân Hồng Phát lập từ đầu năm 1975 chưa kịp sản xuất) do Sở công nghiệp
Đồng Nai sở hữu.
+ Bốn xí nghiệp sơn lớn thuộc sở hữu Nhà nước là Công ty Sơn chất dẻo: Á
Đông, Vĩnh Phát, Việt Điểu (sau này sát nhập lại lấy tên chung là Nhà máy sơn
Á Đông)
+ Một xí nghiệp sơn lớn và có thương hiệu uy tín nhất Sài Gòn và Tp. Hồ Chí
Minh sau này là Bạch Tuyết thuộc sở hữu Sở Công Nghiệp Tp.Hồ Chí Minh
+ Xí nghiệp sơn nhỏ của Công ty kỹ thuật hóa chất Tp. Hồ Chí Minh thuộc
Tổng Cục Hóa Chất (mang tên Nam Sơn từ trước năm 1975 sau 1990 là thương
hiệu “Liksho”)
Tổng cộng giai đoạn 1976 -1990 toàn quốc có 12 công ty – xí nghiệp sản xuất
sơn lớn nhỏ thuộc sở hữu nhà nước. Các nhà máy có công suất lớn chỉ sản xuất
cầm chừng do không đủ nguyên liệu (phụ thuộc nhập khẩu phần lớn gia công
cho Bộ vật tư nhà nước theo chất lượng cam kết, theo phần nguyên liệu được
phân phối, sản phẩm giao cho người tiêu dùng theo lệnh phân phối của Bộ vật
tư. Trong khi đó với sự nhạy cảm của một số người “khéo xoay sở “ trong thị
trường sơn lúc này hàng loạt tổ hợp và cơ sở tư nhân sản xuất sơn ra đời đáp
ứng hầu như tất cả các loại sơn dầu chất lượng thấp cho người tiêu dùng, và đáp
lại người tiêu dùng sẵn sàng mua để “xài”, bất chấp chất lượng tới đâu vì khi
sơn xong phải mất 3 -6 tháng sau mới biết rõ tốt xấu.
Tình hình này nếu còn kéo dài thêm ít năm nữa chắc ngành công nghiệp sơn
Việt Nam sẽ bị tụt dốc nghiêm trọng về chất lượng sản phẩm – công nghệ, số
lượng nhà sản xuất sơn có uy tín ở thị trường và v.v.. rất may tình hình xấu đi
chỉ trong thời gian ngắn 1982 – 1986. Từ 1986 với chính sách “đổi mới” toàn
bộ cơ cấu kinh tế và xã hội, Việt Nam đã có những cải cách quan trọng về phát
triển kinh tế, ngành sơn Việt Nam đã thực sự chuyển mình phát triển mới từ
giai đoạn 1990
Giai đoạn 1990 – 2008
Năm 1986, kinh tế Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ “đổi mới” với đặc tính
của nền kinh tế thị trường, nhưng sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế thị
trường, nhưng sự chuyển biến tích cực của ngành sơn chỉ bắt đầu khởi đầu từ
năm 1990 để bước vào quá trình hội nhập phát triển với khu vực quốc tế và dần
dần ổn định phát triển liên tục tới nay (2008)
Có thể tóm tắt đặc điểm lịch sử phát triển của ngành sơn Việt Nam trong giai
đoạn 1990 – 2008 như sau:
a- Quá trình hội nhập (1990 – 1993)
Mức tiêu thụ (chủ yếu sơn trang trí) trung bình 10.000 tấn/ năm. Sản phẩm chủ
yếu do trong nước sản xuất: sơn dầu alkyd chất lượng sản phẩm và công nghệ:
không cao, không đáp ứng được yêu cầu về số lượng – chất lượng và chủng loại
sơn (nhất là sơn trang trí gốc nước và sơn công nghiệp)
Xuất hiện thương hiệu của các hãng sơn có tên tuổi trong khu vực và quốc tế
như: ICI, Nippon, Akzonobel, Jotun, Interpaint, Toa Thái Lan, Uraiphanich…
Các thương hiệu Việt Nam: do 9 công ty và xí nghiệp sơn có trong giai đoạn
1976 – 1986 (trong đó giảm đi 3 xí nghiệp sơn của công ty sơn chất dẻo giải thể
và sát nhập vào sơn Á Đông)
b- Bước đột phá về đầu tư (1993 – 1997)
Thuận lợi:
– GDP trung bình tăng trưởng 8,8%/ năm
– Ngành xây dựng tốc độ gia tăng mạnh là các yếu tố tích cực cho ngành sơn
phát triển.
Mức tiêu thụ: tăng vọt qua các năm:
• 10.000 tấn – 1993
• 25.000 tấn – 1996
• 40.000 tấn – 1997
– Sơn trang trí chiếm tỉ lệ: 80% mức tiêu thụ
– Sơn tàu biển và bảo vệ chiếm tỉ lệ 20% mức tiêu thụ
Mức độ đầu tư nước ngoài về sơn đạt mức khoảng 90 triệu USD: có 20 công ty
sơn nước ngoài lập nhà máy liên doanh với Việt Nam hoặc 100% vốn nước
ngoài, đặc biệt là các công ty có tên tuổi lớn về sơn quốc tế đã nói trên đều có
mặt.
Mức độ đầu tư của các nhà làm sơn trong nước: cũng đạt mức đáng khích lệ,
ngoài các đơn vị Việt Nam bỏ vốn theo tỉ lệ liên doanh với các công ty sơn
nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đầu tư số vốn khoảng 5 triệu
USD để lập nhà máy mới mở rộng xưởng sản xuất, lắp đặt trang thiết bị mới,
sản xuất sản phẩm mới (nhiều nhất là sơn nước), mua công nghệ nước ngoài (ví
dụ sơn tàu biển và bảo vệ)
Kết quả với dòng đầu tư đột phá này từ nước ngoài kéo theo sự chuyển đổi
mạnh mẽ của đầu tư trong nước, chất lượng công nghệ sơn tại Việt Nam đã
được “thay da đổi thịt” và tạo ra các dòng sản phẩm có chất lượng theo yêu cầu
thị trường. Từ đó làm cơ sở hết sức quan trọng cho bước phát triển nhảy vọt và
ổn định cho các năm kế tiếp nhất là từ năm 2000 về sau.
c- Quá trình phát triển ổn định trước thách thức (1997 – 1999)
– Thách thức phát triển kinh tế Việt Nam: khủng hoảng tài chính khu vực Đông
Nam Á (1997 – 1999) Việt Nam tuy ít chịu ảnh hưởng nhưng cũng tăng trưởng
chậm lại qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này là:
– Mức tăng GDP: (Năm 1996: 9,34%)
1997: 8,15%
1998: 5,76%
1999: 4,77%
(Năm 2000: 6,8%)
– Vốn FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam)
(Năm 1996: vốn FDI đăng ký : 10,164 tỉ USD)
1997 : 5,591
1998 : 5,100
1999 : 2,565
(Năm 2000 : 2,839)
(Nguồn số liệu: Niên giám của Tổng cục Thống kê Việt Nam)
– Trong bối cảnh đó ngành sơn Việt Nam vẫn đạt tốc độ phát triển 15 – 20%
năm và đến hết năm 1999, ngành sơn Việt Nam đã hồi phục sức phát triển với
tốc độ cao bắt đầu từ năm 2000 và các năm kế tiếp.
d- Quá trình phát triển với tốc độ cao 2000 – 2007
Bối cảnh lịch sử: Các nước Đông Nam Á đã vượt qua giai đoạn khủng hoảng
tài chính và nền kinh tế bắt đầu hồi phục và phát triển ổn định. Kinh tế Việt
Nam ít bị ảnh hưởng của khủng hoảng này, tuy có tăng trưởng chậm lại nhưng
rất ổn định và ngày càng phát triển mạnh hơn – thể hiện qua các chỉ tiêu phát
triển kinh tế sau đây:
• Mức tăng GDP/năm: Năm 2000: 6,8%
2001: 6,9%
2002: 7,08%
2003: 7,34%
2004: 7,79%
2005: 8,44%
2006: 8,23%
2007: 8.48%

II. Sơn chống cháy

1. Sơn chống cháy là gì

Là một loại sơn phủ được phủ lên bề mặt của các vật liệu để cung cấp cho
chúng khả năng chống chịu trước các tác nhân không mong muốn như lửa,
nhiệt độ cao trong thời gian lâu hơn trong khi xảy ra cháy nổ để kịp thời làm
công tác cứu hỏa phù hợp. thường thì chúng có thể chống chịu kém nhất được
từ 90-150 phút và có các vật liệu có thể chịu lâu hơn khi được phủ lên chất liệu
phù hợp.

Hiện nay có nhiều loại nguyên liệu khác nhau dùng để sản xuất như nhựa arylic,
epoxy, vỏ trấu hay alkyd,… mỗi loại nguyên liệu đầu vào sẽ cho ra sản phẩm
khác nhauu với những ưu nhược điểm khác nhau.

2. Thành phần sơn chống cháy


Thông thường Thành phần của sơn bao gồm:
+ nhựa hòa tan trong nước 10-50% khối lượng
Nhựa Arylic, nhựa urethane, nhựa epoxy, v.v..
+ chất chống cháy 10-30% khối lượng
Các hợp chất halogen, hydroxit kim loại của sắt, nhôm, magie, v.v
+ chất phụ trợ 8-20% khối lượng
antimon trioxide, antimon pentoxide, kẽm borat, muội than, axit Boric, sáp
parafin, v.v., và nên sử dụng antimon trioxide và kẽm borat, v.v
+ dung môi 30-45% khối lượng
methyl ethyl ketone, toluene, isopropanol, ethyl Alcohol và methylalcol
+ phụ gia 0.1-0.5% khối lượng
APP (Amoni Polyphosphate), Penta (Pentarythol), Melamine, v.v
Ngoài ra còn có các chất tạo màu cho chúng được nhà sản xuất ghi trên bao bì
của sản phẩm.

3. Quy trình tổng hợp sơn chống cháy

Các nguyên liệu đầu vào được kiểm định và tính toán kỹ lưỡng trước khi cho
vào thùng chứa các chất nhập liệu. Các loại nhựa sẽ được hòa tan trong dung
môi phù hợp. một số chất phụ gia sẽ được nghiền nhỏ rồi đưa đi khuấy hòa tan
với nhau ở tốc độ cao. Các nguyên liệu nhập liệu này sẽ được vận chuyển trong
các đường ống lớn vào thùng chứa chung và khuấy đều trộn với nhau theo thứ
tự đã được người thiết kế đề ra.

Đây là ví dụ cơ bản cho một quy trình tổng hợp sơn từ nhựa epoxy:
Sau đó thành phẩm sẽ được đưa đi kiểm tra kỹ lưỡng về các khả năng như
chống cháy, thẩm mỹ, độ phủ, độ bền,…. với các chỉ tiêu phù hợp với vật liệu
trước khi được đem đi đóng gói và phân phối ra thị trường.

4. Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy

+ Chất xúc tác phản ứng ở nhiệt độ bắt đầu 150 oC, tạo ra Acid Phosphoric.
+ Các chất tạo khí được tạo ra ở nhiệt độ > 300 oC, sinh ra các chất khí không
bắt lửa, tạo ra lớp bọt dạng tổ ong, tác dụng cách nhiệt cao.
+ Ở nhiệt độ > 500 oC, một số chất có trong sơn kết hợp với nhau tạo thành
một chất giống như gốm.
+ Ở nhiệt độ cao hơn quá trình carbon hóa xảy ra, tạo thành một lớp cách ly
với bề mặt làm giảm nhiệt độ.
+ Quá trình chảy mềm của nhựa sơn chống cháy, tạo nên một lớp sơn gốm
chắc, chịu mài mòn, chịu được nhiệt độ > 100 oC, chúng đóng vai trò làm giảm
nhiệt độ sắt, thép, gỗ, bê tông, đồng thời là chất kết dính.
+ Quá trình mềm ra của các lớp kết dính, tạo ra lớp vỏ giãn nở gấp 80 lần xảy
ra trên bề mặt sơn. Khí CO2 tạo ra được giữ lại không bị thoát ra ngoài.
+ Sơn có khả năng ngăn ngọn lửa lan truyền, chặn nhiệt lượng chuyền tải của
lửa khi tiếp xúc với bề mặt sơn, bảo vệ tài sản, thiết bị, khung nhà xưởng
không bị biến dạng do ngọn lửa và nhiệt gây ra.
+ Màng sơn sẽ phồng, nở khi gặp nhiệt độ cao, sự kết hợp này có tác dụng làm
cho quá trình chống cháy dài hơn từ 3-4 giờ, bảo vệ cách nhiệt cho các kết cấu
bên trong lớp sơn. Đủ thời gian cho xe cứu hỏa có thể tiếp cận.
5. Các loại sơn chống cháy
5.1. Sơn từ gốc nhựa Acrylic
Đây là loại sơn một thành phần rất dễ sử dụng, thi
công nhanh chóng. Gốc Acrylic an toàn cho con
người và môi trường. Chống cháy với cơ chế hoàn
toàn tự động. Khi nhận diện được nhiệt độ từ 250 oC
trở lên, sơn chống cháy gốc Acrylic với cơ chế tự
động trương phồng lên gấp 120 lần bình thường. Tạo
nên bức tường chống lửa rất dày, lên tới 120mm.
Tạo ra các khí không bắt cháy, chịu được nhiệt độ
ngọn lửa lên đến 1200 oC trong 150 phút khi xảy ra
vụ cháy nổ. Đảm bảo sự bền lâu cho những cấu trúc
nhà xưởng.
Khuyết điểm của nó là do thành phần làm từ nhựa Acrylic nên có mùi khó
chịu khi thi công nhưng sau khô hẳn sẽ không còn mùi
5.2. Sơn chống cháy Epoxy
Là loại sơn epoxy 2 thành phần dùng để tăng
khả năng chịu lửa ở nhiệt độ cao cho các bề
mặt kim loại, kết cấu thép, sắt thép cho các
nhà máy, xí nghiệp xử lý các vật liệu dễ cháy
và thường xuyên ở nhiệt độ cao.
Bề mặt kim loại, sắt thép và kết cấu thép có
khả năng duy trì trạng thái từ 6h đến 8h ở
trong nhiệt độ nóng chảy của chúng khi sử
dụng sơn epoxy chống cháy.

5.3. Sơn chống cháy gốc dầu


Là loại sơn chống cháy hệ nước được hình
thành từ gốc nhựa Poly vinyl acetate kết hợp
với các thành phần chất chống cháy có nguồn
gốc Photpho và Nitow thân thiện với môi
trường và người sử dụng. Có khả năng chống
cháy lên đến gần 200 phút, độ bền cao, có
thể tương tác với nhiều loại sơn phủ, có thời
gian khô nhanh./ Độ cứng cao nên rất khó bị
ảnh hưởng hay hỏng sơn ( bong tróc, phồng
rộp, tách lớp,v.v. ) bởi nước mưa khi thi công
như sơn gốc nước.

5.4. Từchất liệu nhựa Silicone


Loại sơn này xuất xứ chất liệu Silicone tổng hợp đặc biệt, thành phần được tổng
hợp chủ yếu là sơn chống cháy và chất màu vô cơ, bởi thế loại sơn này có tính
chất chống cháy rất cao, chống được nhiệt độ trên 900°C chỉ sau 1 tuần thi công
sơn.
Loại sơn này chịu được tác động trực tiếp
của môi trường, có tính bền hoá cao, nên
không những có lợi ích chống nhiệt tốt mà
còn tăng thẩm mỹ cho ngôi nhà bạn.

III. Tổng kết


Ngày nay, các sản phẩm sơn chống cháy đã được sử dụng rộng rãi trên nhiều bề
mặt vật liệu khác nhau như gỗ, thép, nhựa,.v.v. Với sự tiến bộ của khoa học
hiện đại thì phương pháp chống cháy bằng các chất có khả năng chống cháy thụ
động đang ngày càng phát triển và được tích hợp thêm các khả năng toàn diện
hơn.

You might also like