You are on page 1of 17

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH


KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

TIỂU LUẬN

CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT TẠO MÀNG

Danh sách các thành viên nhóm 11:

1. Nguyễn Đăng Quang Vũ 20028521

2. Trần Hưng Thịnh 20012401

Họ tên GVHD: Th.S Lê Nhất Thống

Môn HP: Công nghệ các chất tạo màng

Lớp HP: DHHO16A

Mã HP: 420300377801

Năm học: 2023-2024


Tp. HCM, tháng 11 năm 2023.

LỜI CẢM ƠN

"Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công nghiệp
TP.HCM đã đưa môn Công nghệ các chất tạo màng vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt,
chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn thầy Lê Nhất Thống đã dạy dỗ,
truyền đạt những kiến thức quý giá cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Trong thời gian tham gia lớp học của thầy, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức
bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý
báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này.

Bộ môn Công nghệ các chất tạo màng là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế
cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu bảo vệ môi trường ngày nay. Tuy
nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ.
Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi
những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để bài
tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.

Nhóm 11 xin chân thành cám ơn!

TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 11 năm 2023


Sinh viên thực hiện
Nhóm 11
Nhóm đồng thực hiện
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.....................................................................................................................................................
.......................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
.............................................................................................................................. ......................
........................................................................................................

Phần đánh giá: (thang điểm 10)


• Thái độ thực hiện:
• Nội dung thực hiện:
• Kỹ năng trình bày:
• Tổng hợp kết quả:

Điểm bằng số: ............ Điểm bằng chữ:..........................................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày ...... tháng ...... năm 20....


Trưởng bộ môn Giảng viên hướng dẫn Chuyên ngành
(Ký ghi họ và tên)

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

..............................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.......................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

TP. Hồ Chí Minh, ngày ...... tháng ...... năm 20....


Giảng viên phản biện
(Ký ghi họ và tên)

LỜI MỞ ĐẦU
Khi sơn phủ một lớp có chức năng chống cháy lên bề mặt vật liệu thì chúng ta đều
mong muốn chúng được phủ kín và đều lên bề mặt vật liệu. Bên cạnh đó, chúng còn
phải bền lâu với thời gian và đều, đẹp mắt.
Để đánh giá một màng sơn là chất lượng dựa trên các tiêu chí cơ bản như: loại sơn, bề
mặt vật liệu nền và cách gia công bề mặt sơn. Một bề mặt sơn được đánh giá là tốt khi
đáp ứng đủ cả 3 tiêu chí trên tức là dùng một loại sơn tốt phủ đều, đáp ứng điều kiện
lên bề mặt một vật liệu nền được xử lý tốt với cách phủ lên phù hợp. Để làm được điều
đó thì bài tiểu luận sau sẽ cho bạn biết một số phương pháp gia công và đánh giá một
bề mặt sơn phủ chống cháy.
MỤC LỤC

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ SƠN CHỐNG CHÁY.....................................................................................7

1.1.Giới thiệu về sơn chống cháy................................................................................................................7

1.2.Thành phần sơn chống cháy.................................................................................................................7

1.3. Quy trình tổng hợp sơn chống cháy...................................................................................................7

1.4. Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy................................................................................................8

1.5. Các loại sơn chống cháy.......................................................................................................................9

1.5.1. Sơn từ gốc nhựa Acrylic...................................................................................................................9

1.5.2. Sơn chống cháy Epoxy......................................................................................................................9

1.5.3. Sơn chống cháy gốc dầu...................................................................................................................9

1.5.4. Từ chất liệu nhựa Silicone.............................................................................................................10

PHẦN 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT GIA CÔNG MÀNG SƠN CHỐNG CHÁY..............10

2.1. Các phương pháp gia công màng sơn:..............................................................................................10

2.2. Kỹ thuật gia công màn sơn.................................................................................................................12

PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÀNG SƠN...................................................14

PHẦN 4: KẾT LUẬN..................................................................................................................................14


PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ SƠN CHỐNG CHÁY
1.1.Giới thiệu về sơn chống cháy
Là một loại sơn phủ được phủ lên bề mặt của các vật liệu để cung cấp cho chúng khả năng
chống chịu trước các tác nhân không mong muốn như lửa, nhiệt độ cao trong thời gian lâu
hơn trong khi xảy ra cháy nổ để kịp thời làm công tác cứu hỏa phù hợp. thường thì chúng có
thể chống chịu kém nhất được từ 90-150 phút và có các vật liệu có thể chịu lâu hơn khi được
phủ lên chất liệu phù hợp.
Hiện nay có nhiều loại nguyên liệu khác nhau dùng để sản xuất như nhựa arylic, epoxy, vỏ
trấu hay alkyd,… mỗi loại nguyên liệu đầu vào sẽ cho ra sản phẩm khác nhauu với những ưu
nhược điểm khác nhau.
1.2.Thành phần sơn chống cháy
Thông thường Thành phần của sơn bao gồm:
+ nhựa hòa tan trong nước 10-50% khối lượng
Nhựa Arylic, nhựa urethane, nhựa epoxy, v.v..
+ chất chống cháy 10-30% khối lượng
Các hợp chất halogen, hydroxit kim loại của sắt, nhôm, magie, v.v
+ chất phụ trợ 8-20% khối lượng
antimon trioxide, antimon pentoxide, kẽm borat, muội than, axit Boric, sáp parafin, v.v., và
nên sử dụng antimon trioxide và kẽm borat, v.v
+ dung môi 30-45% khối lượng
methyl ethyl ketone, toluene, isopropanol, ethyl Alcohol và methylalcol
+ phụ gia 0.1-0.5% khối lượng
APP (Amoni Polyphosphate), Penta (Pentarythol), Melamine, v.v
Ngoài ra còn có các chất tạo màu cho chúng được nhà sản xuất ghi trên bao bì của sản phẩm.
1.3. Quy trình tổng hợp sơn chống cháy
Các nguyên liệu đầu vào được kiểm định và tính toán kỹ lưỡng trước khi cho vào thùng chứa
các chất nhập liệu. Các loại nhựa sẽ được hòa tan trong dung môi phù hợp. một số chất phụ
gia sẽ được nghiền nhỏ rồi đưa đi khuấy hòa tan với nhau ở tốc độ cao. Các nguyên liệu
nhập liệu này sẽ được vận chuyển trong các đường ống lớn vào thùng chứa chung và khuấy
đều trộn với nhau theo thứ tự đã được người thiết kế đề ra.
Đây là ví dụ cơ bản cho một quy trình tổng hợp sơn từ nhựa epoxy:

Sau đó thành phẩm sẽ được đưa đi kiểm tra kỹ lưỡng về các khả năng như chống cháy, thẩm
mỹ, độ phủ, độ bền,…. với các chỉ tiêu phù hợp với vật liệu trước khi được đem đi đóng gói
và phân phối ra thị trường.
1.4. Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy
+ Chất xúc tác phản ứng ở nhiệt độ bắt đầu 150oC, tạo ra Acid Phosphoric.
+ Các chất tạo khí được tạo ra ở nhiệt độ > 300 oC, sinh ra các chất khí không bắt lửa, tạo ra
lớp bọt dạng tổ ong, tác dụng cách nhiệt cao.
+ Ở nhiệt độ > 500 oC, một số chất có trong sơn kết hợp với nhau tạo thành một chất giống
như gốm.
+ Ở nhiệt độ cao hơn quá trình carbon hóa xảy ra, tạo thành một lớp cách ly với bề mặt làm
giảm nhiệt độ.
+ Quá trình chảy mềm của nhựa sơn chống cháy, tạo nên một lớp sơn gốm chắc, chịu mài
mòn, chịu được nhiệt độ > 100 oC, chúng đóng vai trò làm giảm nhiệt độ sắt, thép, gỗ, bê
tông, đồng thời là chất kết dính.
+ Quá trình mềm ra của các lớp kết dính, tạo ra lớp vỏ giãn nở gấp 80 lần xảy ra trên bề mặt
sơn. Khí CO2 tạo ra được giữ lại không bị thoát ra ngoài.
+ Sơn có khả năng ngăn ngọn lửa lan truyền, chặn nhiệt lượng chuyền tải của lửa khi tiếp
xúc với bề mặt sơn, bảo vệ tài sản, thiết bị, khung nhà xưởng không bị biến dạng do ngọn
lửa và nhiệt gây ra.
+ Màng sơn sẽ phồng, nở khi gặp nhiệt độ cao, sự kết hợp này có tác dụng làm cho quá trình
chống cháy dài hơn từ 3-4 giờ, bảo vệ cách nhiệt cho các kết cấu bên trong lớp sơn. Đủ thời
gian cho xe cứu hỏa có thể tiếp cận.

1.5. Các loại sơn chống cháy


1.5.1. Sơn từ gốc nhựa Acrylic
Đây là loại sơn một thành phần rất dễ sử dụng, thi công nhanh chóng. Gốc Acrylic an toàn
cho con người và môi trường. Chống cháy với cơ chế hoàn toàn tự động. Khi nhận diện
được nhiệt độ từ 250 oC trở lên, sơn chống cháy gốc Acrylic với cơ chế tự động trương
phồng lên gấp 120 lần bình thường. Tạo nên bức tường chống lửa rất dày, lên tới 120mm.
Tạo ra các khí không bắt cháy, chịu được nhiệt độ ngọn lửa lên đến 1200 oC trong 150 phút
khi xảy ra vụ cháy nổ. Đảm bảo sự bền lâu cho những cấu trúc nhà xưởng.
Khuyết điểm của nó là do thành phần làm từ nhựa Acrylic nên có mùi khó chịu khi thi
công nhưng sau khô hẳn sẽ không còn mùi
1.5.2. Sơn chống cháy Epoxy
Là loại sơn epoxy 2 thành phần dùng
để tăng khả năng chịu lửa ở nhiệt độ
cao cho các bề mặt kim loại, kết cấu
thép, sắt thép cho các nhà máy, xí nghiệp xử lý các vật liệu dễ cháy và thường xuyên ở
nhiệt độ cao.
Bề mặt kim loại, sắt thép và kết cấu thép có khả năng duy trì trạng thái từ 6h đến 8h ở
trong nhiệt độ nóng chảy của chúng khi sử dụng sơn epoxy chống cháy.

1.5.3. Sơn chống cháy gốc dầu


Là loại sơn chống cháy hệ nước được hình thành
từ gốc nhựa Poly vinyl acetate kết hợp với các thành
phần chất chống cháy có nguồn gốc Photpho và Nitow
thân thiện với môi trường và người sử dụng. Có khả
năng chống cháy lên đến gần 200 phút, độ bền cao,
có thể tương tác với nhiều loại sơn phủ, có thời gian
khô nhanh./ Độ cứng cao nên rất khó bị ảnh
hưởng hay hỏng sơn ( bong tróc, phồng rộp, tách
lớp,v.v. ) bởi nước mưa khi thi công như sơn gốc nước.

1.5.4. Từ chất liệu nhựa Silicone


Loại sơn này xuất xứ chất liệu Silicone tổng hợp đặc
biệt, thành phần được tổng hợp chủ yếu là sơn chống
cháy và chất màu vô cơ, bởi thế loại sơn này có tính
chất chống cháy rất cao, chống được nhiệt độ trên
900°C chỉ sau 1 tuần thi công sơn.
Loại sơn này chịu được tác động trực tiếp của môi
trường, có tính bền hoá cao, nên không những có lợi ích
chống nhiệt tốt mà còn tăng thẩm mỹ cho ngôi nhà
bạn.
PHẦN 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT GIA CÔNG MÀNG SƠN CHỐNG
CHÁY
2.1. Các phương pháp gia công màng sơn:
Một màng sơn có chất lượng phụ thuộc vào chủ yếu là ba yếu tố: loại sơn, xử lí bề mặt vật
liệu nền và gia công màng sơn. Một loại sơn tốt sẽ phải xử lí bề mặt vật liệu tốt, phương
pháp gia công màng sơn tốt. Một số phương pháp gia công màng sơn được phổ biến nhất
hiện nay.
2.1.1. Phương pháp quét, lăn:
Phương pháp quét áp dụng riêng cho các góc, đầu bulông và các góc, các vùng khó tiếp cận
để thi công bằng phương pháp khác. Vật liệu sơn có độ nhớt vừa phải. Ưu điểm của phương
pháp này là sẽ sơn được sử dụng được với những vật liệu với các chi tiết có hình dạng bất kì,
thấm ướt và bao phủ tốt vật liệu sơn. Tuy nhiên, sơn theo phương pháp này sẽ có nhưng
nhược điểm như tốn nhân công, có thể để lại vết chổi quét trong quá trình sơn. Vì vậy, vật
liệu và hình dạng chổi quét được lựa chọn loại sơn và chi tiết sơn.
Phương pháp lăn: Các vật liệu sơn có độ nhớt cao và phải có tính chất làm phẳng tốt mới
phù hợp với phương pháp này. Loại và cỡ của rulô phải phù hợp với kích thước của dầm
thép. Thông thường không nên sử dụng phương pháp lăn cho sơn lót chống ăn mòn. Phương
pháp này là sẽ đỡn tốn nhân công hơn, chiều dày của màng sơn sẽ đồng đều hơn. Nhưng
nhược điểm của phương pháp này là bề mặt vật liệu sơn phải bằng phẳng , sự thấm ướt sẽ ko
tốt như phương pháp quét.
2.1.2. Phương pháp phun
Phương pháp phun là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp. Phương pháp
này nhanh hơn nhiều so với sơn bằng chổi quét hay lăn tay. Sơn được phân tán thành những
giọt nhỏ và đẩy tới bề mặt cần sơn. Kích thước các giọt sơn phụ thuộc vào loại súng phun,
chế độ vận hành và sơn. Cụ thể là phụ thuộc vào áp suất của không khí và sơn, sức căng bề
mặt, độ nhớt và hiệu điện thế Nhược điểm chính của phương pháp phun là sơn bay khắp nơi.
Phần sơn không bám lên chi tiết cần sơn được gọi là phun thừa. Điều này dẫn đến mất mát
sơn và sơn có thể bám lên cả những chỗ không cần sơn. Do đó trước khi sơn cần phải che
những nơi không mong muốn sơn bám vào. Sự mất mát sơn được đánh giá bằng hiệu quả sử
dụng sơn. Hiệu quả sử dụng sơn phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó kích thước và hình dạng
của chi tiết được sơn, phương pháp phun, kỹ năng người vận hành súng phun là các yếu tố
chính.
Tiêu chuẩn ASTM D5009-96 để đánh giá hiệu quả của các phương pháp phun như sau:
Loại súng phun Hiệu quả sử dụng cơ sở
Không khí nén 25
Thủy lực 40
Air assisted airless 50
HVLP có không khí 65
Tĩnh điện có không khí 60-80
Rotor tĩnh điện 65-90
Mặc dù hiện nay sơn tĩnh điện không ngừng phát triển và sử dụng rộng rãi tuy nhiên sẽ tốn
kém về chi phí đầu tư, kỹ thuật, vật liệu nền, sơn không cao nhưng khi sử dụng trên các bề
mặt ghồ ghề, rỗng, góc nhọn sẽ ít gặp vấn đề hơn. Sơn không tĩnh điện sẽ không mất nhiều
chi phí đầu tư, kỹ thuật nhưng phần overspray sẽ nhiều hơn.

2.1.2.1.Phương pháp phun sơn tĩnh điện:


Các hạt tích điện cùng dấu sẽ đẩy nhau và khi chúng được đặt trong một điệntrường thi
chúng sẽ di chuyển trong điện trường đến cực trái dấu. Dựa trên nguyên tắcnày hệ thống sơn
tĩnh điện được phát triển. Trong hệ thống này đầu súng phun được bổ trí một điện cực âm,
điện cực này nằm trong hoặc ở phía trước và có thể cách vòi phunđến 10mm, với bán kính
điện cực rất bé và vật cần sơn được nối đất. Khi điện cực ởđầu súng phun được nối với cực
âm của nguồn điện áp cao (thường 60 đến 100kV) thìsẽ hình thành một điện trường. Cực
dương của nguồn điện sẽ được nối đất. Nếu đưa súng phun lại gần vật cần sơn được nối đất
thì một số đường sức của điện trường nàysẽ hướng đến vật cần sơn. Dưới tác dụng của điện
áp cao, sự ion hóa không khí sẽ xảy ra, electron sẽ tách ra khỏi các phân tử khí cùng với các
ion âm khác di chuyển ra xađiện cực âm. Khi sơn được phân tán, các giọt sơn sẽ hấp thụ
electron và các ion âm cómặt trong điện trường và tích điện âm (field charging). Các giọt
sơn tích điện âm sẽ dichuyển theo đường sức điện trường về vật cần sơn, tại đây chúng sẽ
được trung hòamột phần. Các súng phun hoạt động trên nguyên tắc này gọi là sủng phun
corona Súng phun này dùng được cho các sơn ướt và sơn bột.
2.1.2.2. Phương pháp phun sơn không tĩnh điện
Sự phân tán sơn khi phun không tĩnh điện được thực hiện chỉ với lực cơ học. Điều này liên
quan đến việc sử dụng các hiệu ứng tốc độ của luồng khi (Phun bằng không khí nén ở áp
suất thấp và áp suất cao), của dòng chảy của chính vật liệu sơn (phun thủy lực hoặc phun
không có không khí), của sự kết hợp giữa dòng sơn tốc độ cao và luồng khí (phun hỗ trợ khí)
và của lực li tâm.
2.2. Kỹ thuật gia công màn sơn
2.2.1. Chuẩn bị bề mặt cần sơn
Ở công đoạn chuẩn bị bề mặt cần làm sạch (cleaning) trước đến với công đoạn xử lý và xử
lý (Pretreatment) bề mặt, đây là bước quan trọng nhất nên cần được thực hiện kỹ càng. Để
phủ một lớp sơn phủ bám chắc thì bề mặt sơn không được nhiễm bẩn, các chất ăn mòn, bụi
bẩn sẽ khiến cho lớp sơn không để bám chắc và đều lên bề mặt vật liệu.
Đầu tiên cần biết các đối tượng ưu tiên chú ý khi xử lý, với mỗi loại vật liệu sẽ có những
cách khác nhau như với kim loại cần loại bỏ các tạp chất có trên bề mặt phủ như bụi bẩn, tạp
chất, dầu mỡ, … Với bề mặt nhựa thì có thể là dấu tay người, bụi, hạt nhựa hình thành do
chà nhám. Với một số bề mặt sơn cũ thì cần được loại bỏ bề mặt cũ bằng các phương pháp
khác nhau như mài, phủ một lớp phủ mới lên bề mặt cũ, …
Từ đó chúng ta sẽ đưa ra các phương pháp xử lý phù hợp với chúng như:

a. Với kim loại:


Đây là bề mặt tương đối quen thuộc và có nhiều cách để xử lý. Chúng ta có các phương pháp
làm sạch bằng hóa chất (lau, nhúng, phun, siêu âm), các phương pháp cơ học (dùng bàn chải,
blasting với nhiều cấp độ phù hợp với nhiều bề mặt khác nhau).

b. Với vật liệu nhựa và các bề mặt tương tự


Chúng không tinh khiết do chứa nhiều thành phần và độ bám bụi tương đối cứng đầu. Vì vậy
cần phải xử lý tương đối khó khăn và phải đảm bảo xử lý trong điều kiện nhiệt độ thấp tránh
làm thay đổi cấu trúc bề mặt vật liệu. Đầu tiên rửa sạch bề mặt vật liệu bằng nước và sau đó
nhúng trong dung dịch khử khoáng và đem sấy khô ở nhiệt độ vừa phải. Ngoài ra có thể xử
lý bằng các dung môi như vật liệu kim loại là lau, phun, nhúng tuy nhiên cần phải chú ý kỹ
thành phần dung môi có tác dụng với các thành phần cấu tử phối trộn.
2.2.2. Xử lý bề mặt (Pretreatment)
Là công đoạn làm thay đổi thành phần hóa học tại bề mặt vật liệu phẳng, nhám nhằm tăng
cường khả năng thấm ướt, bám dính với bề mặt lớp sơn phủ. Đối với loại sơn chống cháy
được nói trong báo cáo này thì phương pháp wash primer.
Phương pháp này có ưu điểm là vừa tạo lớp phủ vừa vô cơ vừa hữu cơ. Wash primer gồm 2
thành phần, thứ nhất là kẽm teroxychromate phân tán trong polyvynil butyral trong dung
môi ancohol và phần thứ hai chứa photphoric acid trong dung dịch ancohol. Hai thành phần
này được trộn lẫn với nhau và phun lên bề mặt. lớp này có bề dày tầm 0.3-0.5 mils. Hiện này
có nhiều biến thể khác của phương pháp này giúp cho ta có nhiều sự lựa chọn cho nhiều loại
bề mặt khác nhau.

2.2.3.Gia công màng sơn


Hiện nay có khá nhiều phương pháp khác nhau để gia công một lớp sơn phủ lên bề mặt vật
liệu như quét, lăn, trét, lau, nhúng nhưng để có thể phủ sơn chống cháy đều và mỏng lên bề
mặt vật liệu thì đa số cá nhân, công ty sẽ chọn các phương pháp phun.
Phương pháp này đảm bảo chất lượng màng sơn như mong muốn và có thể kiểm soát được
bề dày lớp phủ và điều chỉnh mật độ của nó và nó tương đối nhanh hơn nhiều so với các
phương pháp khác. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là sự hao phí khi các thành
phần sơn sẽ bị phân tán, bám vào các bề mặt không cần sơn và phần này được gọi là sơn
thừa (overspray).

PHẦN 3: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG MÀNG SƠN


Sơn chống cháy là một trong những phương pháp bảo vệ công trình được nhiều người ưa
chuộng. Bởi tính tiện lợi, dễ dàng khi thi công và giá cả phù hợp hơn so với những vật liệu
chống cháy khác. Mà hiệu quả bảo vệ công trình mà sơn chống cháy đem lại đạt mức tối đa.
Một sản phẩm sơn chống cháy có chất lượng tốt được đánh giá theo tiêu chuẩn như thế nào?
Để có thể đảm bảo an toàn khi sử dụng, các vật liệu được phủ bề mặt sơn chống cháy được
đánh giá chất lượng của chúng dựa vào ba tiêu chuẩn chính: khả năng chống cháy, độ dày
lớn sơn, thời gian chống cháy.

Khả năng chống cháy: Được đánh giá trong quá trình ứng dụng thực tế. Trước khi phân phối
ra thị trường, nhà sản xuất phải đạt kiểm định tiêu chuẩn về chất lượng sơn. Quá trình kiểm
định được thực hiện tương tự như khi khách hàng sử dụng.

Độ dày lớp sơn: Một lớp sơn sau khi hoàn thiện cần được đánh giá đạt tiêu chuẩn hay không.
Người thợ nghiệm thu dựa vào kết quả đo tổng độ dày màng sơn sau khi đã khô hoàn toàn.
Độ dày tiêu chuẩn theo khuyến cáo từ chuyên gia
PHẦN 4: KẾT LUẬN
Ngày nay, các sản phẩm sơn chống cháy đã được sử dụng rộng rãi trên nhiều bề mặt vật liệu
khác nhau như gỗ, thép, nhựa,.v.v. Với sự tiến bộ của khoa học hiện đại thì phương pháp
chống cháy bằng các chất có khả năng chống cháy thụ động đang ngày càng phát triển và
được tích hợp thêm các khả năng toàn diện hơn.

You might also like