You are on page 1of 25

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

-----//-----

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ


MỠ BÔI TRƠN
HỌC PHẦN: THIẾT BỊ XƯỞNG, NHIÊN LIỆU DẦU MỠ VÀ CLCD

Vĩnh Long, năm 2023


i

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

-Ý thức thực hiện:.....................................................................................................


..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

-Nội dung thực hiện:.................................................................................................


..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

-Hình thức trình bày:.................................................................................................


..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Vĩnh Long, ngày….tháng…năm 2023


Người hướng dẫn
(Kí và ghi rõ họ, tên)
ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập về chuyên nghành ô tô tại trường Đại học SPKT Vĩnh
Long em đã được giao nhiệm vụ làm bài báo cáo với đề tài “Mỡ bôi trơn”
Được sự giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Đỗ Thị Đan Thanh, em đã hoàn thành
nhiệm vụ đề tài. Em xin chân thành cảm ơn cô đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành
bài báo cáo này.
Vì thời gian có hạn, tài liệu còn thiếu và kiến thức còn hạn chế nên không tránh
những sai sót nhất định, những điều còn chưa hợp lý. Vì vậy em mong cô, đóng góp
ý kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Vĩnh Long, ngày….tháng…năm 2023


Sinh viên thực hiện
(Kí và ghi rõ họ, tên)
iii

MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN......................................................i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................ii
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG.......................................................................................iv
DANH SACH TỪ VIẾT TẮT...................................................................................iv
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỠ BÔI TRƠN.................................................2
1.1. KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA MỠ BÔI TRƠN:.....................
1.1.1. Khái niệm:................................................................................................3
1.1.2. Chức năng, vai trò của mỡ bôi trơn:.........................................................4
1.2. THÀNH PHẦN CẤU TẠO MỠ BÔI TRƠN:.........................................................
1.2.1. Môi trường phân tán (dầu gốc).................................................................5
1.2.2. Pha phân tán (chất làm đặc).....................................................................6
1.2.3. Phụ gia......................................................................................................6
1.3. PHÂN LOẠI MỠ BÔI TRƠN:................................................................................
CHƯƠNG 2: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG.............................10
2.1. NHIỆT ĐỘ NHỎ GIỌT VÀ ĐỘ LÚN:.................................................................
2.2. TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA MỠ:...................................................................................
2.2.1. Tính ổn định nhiệt và nước:...................................................................13
2.2.2. Tính ổn định mạng tổ ong (tính ổn định thể keo):..................................13
2.2.3. Tính ổn định hóa học:.............................................................................14
2.2.4. Độ bền cơ học và độ tách dầu mỡ:.........................................................14
CHƯƠNG 3: LƯU Ý KHI LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG MỠ BÔI TRƠN........15
3.1. LƯU Ý KHI LỰA CHỌN MBT:...........................................................................
3.2. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MỠ BÔI TRƠN:............................................................
iv

DANH SÁCH CÁC HÌNH


Hình 1.1: Mỡ bôi trơn................................................................................................3
Hình 1.2: Thành phần cấu tạo mỡ bôi trơn.................................................................5
Hình 2.1: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng...............................................................10
Hình 2.2: Thiết bị xác định nhiệt độ nhỏ giọt..........................................................11
Hình 2.3: Thiết bị đo độ xuyên kim..........................................................................12
Hình 2.4: Thiết bị xác định độ ổn định keo..............................................................13
Hình 2.5: Máy ShellRoll xác định độ bền cơ học của mỡ bôi trơn..........................14

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Khái quát đặc tính của mỡ bôi trơn với chất làm đặc khác nhau...............6
Bảng 1.2: Phân loại mỡ bôi trơn theo NLGI..............................................................7
Bảng 1.3: Một số loại mỡ chuyên dụng......................................................................8
Bảng 1.4: Phân loại MBT theo nhiệt độ làm việc.......................................................9
Bảng 1.5: Điểm nhỏ giọt của các loại mỡ.................................................................10
Bảng 1.6: Độ xuyên kim được phân loại theo NLGI................................................11

DANH SACH TỪ VIẾT TẮT


MBT: mỡ bôi trơn
DTV: dầu thực vật
NLGI (NLGI Consistency Grade): cấp biểu thị độ đặc của MBT
1

LỜI MỞ ĐẦU
Mỡ bôi trơn (MBT) nói chung cũng như các vật liệu bôi trơn nói riêng có ý
nghĩa rất quan trọng trong đời sống, chúng có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng,
độ tin cậy và tuổi thọ của các máy móc, động cơ … Hàng năm thế giới tiêu thụ
khoảng 40 triệu tấn vật liệu bôi trơn, trong đó mỡ bôi trơn chỉ chiếm khoảng 5 %
nhưng là sản phẩm không thể thay thế trong kỹ thuật công nghệ. Riêng ở Việt Nam
hiện nay, mỗi năm tiêu thụ khoảng 20.000 tấn mỡ. Trong số các MBT hiện nay, loại
mỡ sản xuất từ nguyên liệu dầu khoáng và xà phòng của các axit béo chiếm tới hơn
99 %.
Các vật liệu bôi trơn đã qua sử dụng bị thải vào môi trường một cách bừa bãi
cũng như bị rơi vãi, rò rỉ là nguồn chủ yếu gây ô nhiễm. Mặc dù chưa được thống
kê đầy đủ nhưng lượng chất bôi trơn tích tụ trong môi trường chắc chắn gây ra tác
hại rất lớn. Hiện nay khi các yêu cầu an toàn môi trường ngày càng tăng, việc tạo ra
các sản phẩm bôi trơn có khả năng phân hủy sinh học cao thay thế cho các sản
phẩm bôi trơn gốc dầu khoáng truyền thống ngày càng trở nên cấp thiết. Các sản
phẩm này thường đi từ este tổng hợp và đặc biệt từ dầu thực vật (DTV), vốn có khả
năng phân hủy sinh học tốt hơn nhiều dầu khoáng thông thường. Hơn nữa DTV còn
là nguồn nguyên liệu tái tạo được trong khi tài nguyên dầu mỏ ngày càng cạn kiệt.

Hiện nay trên thế giới có khá nhiều công trình nghiên cứu việc ứng dụng DTV
làm nguyên liệu sản xuất MBT trong khi ở nước ta đây là một lĩnh vực rất mới mẻ.
2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỠ BÔI TRƠN


Các thiết bị máy móc khi vận hành, các bề mặt chi tiết tiếp xúc với nhau, các bề
mặt chi tiết này hoàn toàn không nhẵn bóng nên khi tiếp xúc chịu ảnh hưởng của ma
sát sẽ gây ra sự cản trở chuyện động, sự nóng lên của thiết bị, gây mài mòn và làm
giảm công xuất của động cơ, thiết bị. Để hạn chế sự ảnh hưởng của ma sát đối với các
thiết bị người ta tạo một lớp màng mỏng chất bôi trơn giữa các bề mặt chi tiết với
nhau, chất sử dụng để tạo một lớp màng mỏng đó được gọi là chất bôi trơn. Chất bôi
trơn có thể ở dạng khí, lỏng, bán rắn hay rắn.
Sơ lược về quy trình sản xuất mỡ:
Xà phòng hóa, trộn dầu với xà phòng, thêm phụ gia
Loại nước
Cắt hỗn hợp xà phòng đã loại nước và dầu
Nghiền, tạo độ bóng, độ mịn, độ đồng nhất
Loại khí
Lọc
Bao gói sản phẩm
Quá trình chế tạo mỡ thường là quá trình khuấy trộn, liên quan đến việc phân
tán các chất làm đặc vào dung dịch và sự đồng nhất các phụ gia hay các chất biến đổi.
Quá trình được thực hiện bằng nhiều cách. Trong một số trường hợp, các chất
làm đặc được nhà chế tạo đưa vào ở bước hoàn thành sản phẩm và sau đó khuấy trộn
với dầu cho đến khi đạt được cấu trúc mong muốn của dầu, trong phần lớn các trường
hợp chất làm đặt là xà phòng kim loại, chất làm đặc được hình thành thông qua các
phản ứng trong quá trình chế tạo mỡ. Tiếp theo mỡ có thể qua một số quá trình bổ
sung như nghiền trong thùng hay làm đồng nhất quá để cải thiện cấu trúc. Khi đạt
được cấu trúc tốt và độ đặc, mỡ được hoàn thành và đóng gói.
Trong những quy trình sản xuất nhất định một vài bước có thể được thực hiện
đồng thời, trong khi đó ở các quy trình khác chúng được phân chia theo thứ tự cụ thể
từng bước.
Sau khi được xà phòng hóa mỡ được làm mát cũng như khi chúng được gia
nhiệt bằng phương tiện làm mát là thùng hai lớp. Tốc độ làm mát sau khi xà phòng
3

được tạo thành là rất quan trọng cho sự hình thành cấu trúc tốt của nhiều loại mỡ, bởi
vậy đòi hỏi việc phải khống chế nhiệt độ một cách chặt chẽ.

Mục đích của công đoạn nghiền là làm phá cấu trúc dạng sợi hay cải thiện bộ
phân tán của xà phòng vào dung dịch bôi trơn. Quá trình nghiền trong thùng sẽ phá
được các cấu trúc dạng sợi, nhưng quá trình nghiền bằng thiết bị đồng nhất hóa hay
các loại máy nghiền khác đòi hỏi phải cải thiện sự phân tán. Cấu trúc có thể bị biến đổi
trong quá trình nghiền, quá trình nghiền có thể vẫn tiến hành liên tục đồng thời với quá
trình làm mát hoặc chúng có thể thực hiện riêng rẽ.

Trong quá trình sản xuất mỡ có thể bị sục khí. Nhưng nhìn chung sự sục khí
không làm giảm tính năng bôi trơn của mỡ nhưng chúng ảnh hưởng đến hình dạng bên
ngoài.

Công đoạn sản xuất cuối cùng là lọc. Nó được thực hiện với các bộ lọc dạng
lưới hay các dạng chuyên dụng trên thị trường. Kích cỡ lưới lọc sử dụng thay đổi dựa
trên mục đích sử dụng cuối cùng của sản phẩm mỡ.
1.1. KHÁI NIỆM, CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA MỠ BÔI TRƠN:
1.1.1. Khái niệm:
Mỡ bôi trơn là một sản phẩm bôi trơn ở trạng thái bán rắn, được hình thành do
sự phân tán của chất làm đặc trong pha lỏng. Giống như các sản phẩm bôi trơn khác,
mỡ bôi trơn với chức năng làm giảm sự ma sát giữa hai bề mặt chi tiết ma sát và mài
mòn khi hai bề mặt chi tiết tiếp xúc với nhau. So với các chất bôi trơn dạng lỏng, mỡ
bôi trơn chiếm một tỉ lệ thấp hơn, khoảng 6% sản phẩm bôi trơn.

Hình 1.1 : Mỡ bôi trơn


4

1.1.2. Chức năng, vai trò của mỡ bôi trơn:


Chức năng bôi trơn bề mặt chi tiết: Là một sản phẩm bôi trơn nên chức năng cơ
bản của mỡ bôi trơn là tạo ra một lớp màng ngăn cách sự tiếp xúc trực tiếp của hai
bề mặt chi tiết, giảm sự ma sát và sự mài mòn. Khác với dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn
có khả năng bám dính và khả năng chịu nhiệt cao hơn, nên thường được sử dụng
trong các trường hợp như thiết bị hoạt động không liên tục và cần giữ bề mặt bôi
trơn trong thời gian dài, thiết bị cần sự bôi trơn liên tục nhưng không thể cung cấp
dầu bôi trơn liên tục cũng như không thể giữ dầu bôi trơn, thiết bị hoạt động ở điều
kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao, áp suất cao, chịu tải trọng va đập, tải trọng lớn
và vận tốc chậm.
Chức năng bảo vệ bề mặt chi tiết: Cũng như dầu bôi trơn mỡ bôi trơn sẽ tạo một
lớp màng trên bề mặt làm việc của các chi tiết máy, giúp ngăn cản sự tiếp xúc với
môi trường ẩm hoặc sản phẩm gây ăn mòn, ngăn cản sự tác động của các tác nhân
gây ăn mòn và oxy hóa.
Chức năng làm kín: So với dầu bôi trơn, mỡ bôi trơn có tính bám dính tốt hơn do
có tính bám dính cao hơn. Được sử dụng đề làm kín các mối ghép, ren…
Vai trò:
+ Bôi trơn cho các loại máy móc thiết bị :
Vai trò đầu tiên phải kể đến chính là bôi trơn, làm cho piston chuyển động một
cách êm ái, nhẹ nhàng một cách đơn giản trong lòng xilanh. Bởi động cơ được cấu
tạo từ rất nhiều chi tiết kim khí như piston, trục cam, xu-pap..vì vậy, khi máy móc
hoạt động sinh ra lực ma sát từ các bộ phận này là điều dễ hiểu. Khi hệ thống bơm
phun dầu nhớt vào mọi ngóc ngách bên trong động cơ đã tạo thành một lớp bảo vệ
trơn lên bề mặt tiếp xúc giữa các chi tiết. Chính nhờ vậy nó có thể làm giảm lực ma
sát đồng thời tăng hiệu suất vận hành, hạn chế sự tiếp xúc trực tiếp giữa các chi tiết
máy, giúp chống lại sự hao mòn trên bề mặt kim khí, vừa có thể bảo vệ vừa tăng
tuổi thọ của động cơ.
+ Làm mát động cơ :
Khi hệ thống máy móc hoạt động, nhiệt độ sẽ tăng theo. Điều này xuất phát từ
việc đốt cháy tiêu hao nhiên liệu. Nhưng nhờ có quá trình luân chuyển một cách
5

liên tục, dầu bôi trơn công nghiệp có vai trò làm mát, giảm tình trạng động cơ bị
phá do nhiệt độ tăng cao, thậm chí một số trường hợp piston còn bị cháy.
+ Làm kín các chi tiết máy :
Khi máy móc hoạt động, dầu bôi trơn có vai trò như một lớp đệm mỏng vô hình
định hình bịt kín những kẽ hở giữa piston và thành xilanh, nhằm hạn chế áp suất
sinh ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu không bị thất thoát, gây lãng phí.
1.2. THÀNH PHẦN CẤU TẠO MỠ BÔI TRƠN:
MBT chứa từ 60% đến 95% dầu gốc, từ 5 đến 25% chất làm đặc và từ 0%
đến 10% phụ gia.

Hình 1.2 : Thành phần cấu tạo mỡ bôi trơn


1.2.1. Môi trường phân tán (dầu gốc)
Dầu gốc là thành phần chủ yếu đảm nhiệm chức năng bôi trơn, vì thế phẩm
chất của mỡ phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất của dầu gốc hợp phần. Dầu gốc có
thể là dầu gốc khoáng, dầu gốc tổng hợp hay dầu gốc động thực vật.
Dầu gốc khoáng là môi trường phân tán chủ yếu để sản xuất mỡ bôi trơn
hiện nay do giá thành thấp và tạo ra được mỡ phù hợp với phần lớn các ứng dụng
trong công nghiệp. Trong các loại dầu gốc dầu naphten được ưa chuộng dùng để
chế tạo mỡ bôi trơn hơn cả.
Khi mỡ bôi trơn cần làm việc ở các điều kiện khắc nghiệt người ta thường
sử dụng môi trường phân tán là dầu tổng hợp với các tính chất hơn hẳn so với dầu
khoáng (tính chất nhớt nhiệt, tính chất nhiệt độ thấp tốt, độ bền nhiệt, độ bền chống
oxy hóa cao, khoảng nhiệt độ làm việc rộng). Dầu tổng hợp bao gồm các
hydrocacbon tổng hợp, các dieste, polyalphaolefin (PAOs), silicon …
6

Dầu thực vật được sử dụng làm môi trường phân tán nhằm đáp ứng các đòi
hỏi về an toàn môi trường đang ngày càng trở nên cấp thiết. Các dầu thực vật có
thể được biến tính để khắc phục nhược điểm trước khi sử dụng làm dầu gốc.
1.2.2. Pha phân tán (chất làm đặc)
Pha phân tán giữ vững thể keo và hạn chế sự linh động của môi trường phân
tán. Rất nhiều tính chất của MBT được xác định dựa vào pha phân tán. Nếu chất
làm đặc chịu nhiệt, mỡ có thể làm việc ở nhiệt độ cao. Nếu chất làm đặc không bị
ảnh hưởng bởi nước, mỡ cũng sẽ có tính chất như vậy.
Các chất làm đặc có thể được phân làm hai nhóm chính: chất làm đặc xà
phòng – muối của axit béo bậc cao với các kim loại (xà phòng Li, Ca, Ba, Na, Zn
…) và không phải xà phòng (vô cơ, hữu cơ, hydrocacbon).
Bảng 1.1: Khái quát đặc tính của mỡ bôi trơn với chất làm đặc khác nhau.
Đặc tính Canxi Natri Liti Chì-canxi Vô cơ
Làm mất Chuyển Chuyển
Giới hạn nhiệt
nước ở 70 pha ở 93- pha ở 149- Không Không
độ làm việc
độ C 121 độ C 177 độ C
Chống mài
Tốt Tốt Tốt Tốt Tốt
mòn
Dạng
Cấu trúc khi
Dạng mịn thớ,sợi dài, Dạng mịn Dạng mịn Dạng mịn
được chế tạo
ngắn

1.2.3.Phụ gia
Dầu gốc thường không đáp ứng được yêu cầu làm việc của MBT nếu không
có mặt các phụ gia. Chính vì thế phụ gia được cho vào mỡ nhằm tăng các tính chất
vốn có hoặc tạo ra các tính năng mới. Việc pha chế phụ gia vào mỡ cần được khảo
sát kỹ lưỡng để hạn chế những hiệu ứng phụ không mong muốn, đảm bảo hiệu quả
của phụ gia mà không phá hỏng cấu trúc mỡ do việc cho quá nhiều phụ gia gây ra
Các loại phụ gia thường được cho vào mỡ nhiều nhất là:
7

Phụ gia chống oxy hóa (phenyl α– naphthylamin, di – tert – butyl – para –
cresol, ZDDP …)
Phụ gia ức chế gỉ (các sunfonat kim loại như natri, bari, nhôm, các phenolat kim
loại …)
Phụ gia cực áp (dibenzyl disunfit, di – n – octyl photphit …)
 Phụ gia bám dính (polyisobutylen, ethylen–propylen copolyme …)
Phụ gia thụ động hóa bề mặt kim loại (Các phức hữu cơ chứa nitơ hoặc lưu
huỳnh, các dẫn xuất của 2, 5 – dimecapto – 1, 3, 4 – thiadiazon …)
1.3. PHÂN LOẠI MỠ BÔI TRƠN:
Mặc dù, so với nhu cầu sử dụng chất bôi trơn thì mỡ bôi trơn chiếm tỉ lệ thấp
hơn so với dầu bôi trơn. Nhưng phạm vi và mục đích sử sử dụng mà dầu bôi trơn
vẫn không thể thay thế được. Thị trường mỡ bôi trơn cũng rất đa dạng tùy thuộc vào
mục đích sử dụng. Một số cách phân loại mỡ bôi trơn như:
 Phân loại theo NLGI
 Theo tính năng sử dụng: mỡ thông dụng, mỡ đa dụng, mỡ đặc dụng.
 Theo phạm vi sử dụng: mỡ công nghiệp và mỡ động cơ.
 Theo nhiệt đô làm việc: nhiệt độ thường. nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp.
 Theo chất làm đặc: mỡ gốc xà phòng, mỡ gốc hữu cơ, mỡ gốc vơ cơ.
 Theo thành phần pha lỏng: mỡ có nguồn gốc khoáng, mỡ tổng hợp.
 Theo khả năng chịu tải: mỡ chịu tải trọng thường, mỡ chịu tải trọng cao,
mỡ chịu tải trọng rất cao.
Bảng 1.2: Phân loại mỡ bôi trơn theo NLGI

Độ xuyên kim làm việc, Dạng ngoài


STT Cấp NLGI
25oC/0.1mm

01 000 445- 475 Nửa lỏng


02 00 400-430 Cực mềm
03 0 355-385 Rất mềm
04 1 310-340 Mềm
05 2 265-295 Mềm vừa
8

06 3 220-250 Rắn vừa


07 4 175-205 Rắn
08 5 130-160 Rất rắn
09 6 85-115 Cực rắn

Bảng 1.3: Một số loại mỡ chuyên dụng

Loại mỡ Đặc tính kỹ thuật Công dụng

- Chịu nước tốt, Độ bám Bôi trơn các cụm sát trong các
dính cao dụng cụ, máy móc chính xác
Mỡ dụng cụ - Chống mài mòn, ăn mòn như vô tuyến điện, hệ thống
tốt tự động, đồng hồ, các máy
- Bảo quản tốt quang học, roto,...
- Chịu nước tốt
Bôi trơn các ổ lăn, con quay
- Độ bay hơi thấp
Mỡ máy điện của máy điện.
- Chống ăn mòn, mài mòn
tốt
Bôi trơn trong khoảng nhiệt
- Bền nhiệt, Bền oxy hóa độ làm việc tương đối rộng
Mỡ máy công
- Chịu nước tốt đối với các máy công cụ,
cụ
- Độ ổn định thể keo tốt luyện kim, thiết bị nâng
chuyển.

- Sản xuất từ dầu nặng


- Có độ nhớt cao, Chịu nước Giảm mài mòn và ma sát
Mỡ máy
tốt, Chống mài mòn trong các cộc khoan, điểm tựa
khoan
- Độ ổn định thể keo tốt của chòng xoay
- Bền cơ học và oxy hóa

Mỡ máy hàng - Nhiệt độ nhỏ giọt >160oC Bôi trơn các cụm chi tiết
không - Độ nhớt thấp trong máy bay
9

- Bền nhiệt
- Chống mài mòn tốt Bôi trơn các ổ trục, , cơ cấu
Mỡ tàu hỏa
- Chống ăn mòn tốt phanh của tàu hỏa…
- Chịu nước trung bình

- Mỡ nhôm, nhiệt độ nhỏ


giọt >80oC
Bôi trơn các cụm ma sát trong
Mỡ tàu thủy - Có tính bám dính tốt
tàu thủy.
- Chịu nước tốt
- Chịu ăn mòn

Bảng 1.4: Phân loại MBT theo nhiệt độ làm việc.

Nhiệt độ (độ C) Đặc tính Ứng dụng

Bôi trơn bạc đạn trong các


Gốc calcium sulfonate chịu
nhà máy thép,vòng bi trong
200-300 nhiệt cao đến 200 độ C, có
lò dầu, lò hơi, hệ thống xích
khả năng kháng nước cao.
của lò sơn tĩnh điện,...
Chỗng mài mòn, độ nhớt của Bôi trơn vòng bi trượt lăn,
dầu gốc cao, bôi trơn, giảm xích bánh răng trong điều
400
tiếng ồn, nhiệt độ nhỏ giọt > kện nhiệt độ cao, tốc độ
400 độ C. trung bình, tải nặng.
Được làm bằng dầu gốc tổng
hợp cao, chất bôi trơn
Bảo vệ hiệu quả các thiết bị,
Molypden disulfide giúp
600 không lắng phân hủy
chống oxy hóa, chống ăn
cacbon, kéo dài tuổi thọ,…
mòn, mài mòn, chịu tải, chịu
nhiệt tối đa đến 600 độ C.
Thường được dùng bôi trơn
Giảm ma sát tốt, khả năng
1000 ốc vít trong môi trường nhiêt
chịu tải, va đập tốt,…
độ cao ( máy đùn nhôm).
10

CHƯƠNG 2: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG.

Hình 2.1. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng


2.1. NHIỆT ĐỘ NHỎ GIỌT VÀ ĐỘ LÚN:
Độ nhỏ giọt và độ lún là 2 phẩm chất chủ yếu của mỡ và chúng liên quan mật
thiết với nhau. Thường mỡ có độ nhỏ giọt cao, thì độ lún ít và ngược lại. Chính vì thế
khi sử dụng ta phải chọn loại mỡ thích hợp (theo hướng dẫn trong sổ tay sửa chữa).
Nhiệt độ nhỏ giọt: Điểm nhỏ giọt của mỡ bôi trơn là số đo khả năng chịu nhiệt
của mỡ và là nhiệt độ mà mỡ bôi trơn chuyển từ trạng thái nửa rắn sang trạng thái
lỏng trong các điều kiện thử nghiệm cụ thể. Nó phụ thuộc vào loại chất làm đặc được
sử dụng và độ kết dính của dầu gốc và chất làm đặc của mỡ. Điểm nhỏ giọt chỉ ra
giới hạn nhiệt độ trên mà tại đó mỡ vẫn giữ được cấu trúc của nó, tuy nhiên nó không
phải là nhiệt độ tối đa mà mỡ có thể chịu được trong quá trình sử dụng.
Bảng 1.5: Điểm nhỏ giọt của các loại mỡ.
Nhiệt độ sử dụng tối đa (độ
Loại mỡ Điểm nhỏ giọt (độ C)
C)
Lithium 175 135
Lithium phức 260 180
Polyurea 245 180
Đất sét hữu cơ 280 190
Calcium 90 60
Calcium khan 140 110
Calcium phức 230 150
Nhôm phức 260 150
Natri 165 120
11

Hình 2.2: Thiết bị xác định nhiệt độ nhỏ giọt


Độ lún (độ xuyên kim):
- Đặc trưng cho tính quánh, đặc, độ cứng của mỡ, mỡ có độ cứng cao sẽ lún ít,
được dùng cho các bộ phận có lực ma sát lớn. Mỡ có độ cứng thấp, sẽ lún nhiều dùng bôi
trơn cho các bộ phận có lực ma sát nhỏ. Độ xuyên kim phụ thuộc vào tính chất thành
phần chính của mỡ, mỡ nào từ dầu nhờn khoáng có dộ nhớt lớn hơn sẽ có độ xuyên kim
nhỏ hơn.
Bảng 1.6: Độ xuyên kim được phân loại theo NLGI.

NLGI Độ xuyên kim Trạng thái Ứng dụng

000 445-475 Nửa lỏng Mỡ lỏng dùng cho


00 400-430 Cực mềm bánh răng

0 355-385 Rất mềm Bôi trơn hệ truyền


1 310-340 Mềm động

2 265-295 Mềm vừa Bôi trơn bạc đạn,


3 220-250 Rắn vừa ổ trượt

4 175-205 Rắn

5 130-160 Rất rắn Ít dùng

6 85-115 Cực rắn


12

Đối với các mỡ số 0:


Được sử dụng cho các hệ thống bôi trơn máy cán thép nơi mà loại mỡ mềm được yêu
cầu cho các hệ thống bơm phân phối mỡ đặc biệt hoặc dành cho các ổ lăn, hoặc ổ trục tải
trọng nặng, làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, bao gồm tải trọng va đập và môi trường
ẩm ướt.
Đối với mỡ số 1:
Được pha chế để sử dụng cho các ổ đỡ tải trọng nặng được bôi trơn nhờ hệ thống bơm
phân phối trung tâm, các bánh răng chịu cực áp trong điều kiện nhiệt độ thông thường,
các ổ lăn hoặc ổ trượt tải trọng nặng làm việc trong điều kiện khắc nghiệt bao gồm tải
trọng va đập và môi trường ẩm ướt. Các ứng dụng bôi trơn bằng mỡ ở nhiệt độ thấp.
Đối với mỡ số 2 và 3:
Được pha chế để sử dụng cho các ổ đỡ tải trọng nặng và các vị trí bôi trơn trong công
nghiệp nói chung. Các ổ lăn hoặc ổ trượt tải trọng nặng làm việc trong điều kiện khắc
nghiệt bao gồm tải trọng va đập và môi trường ẩm ướt. Sử dụng trong dải nhiệt độ từ -
20°C đến 100°C đối với các ổ đỡ hoạt động trong phạm vi 75% tốc độ tối đa (có thể chịu
được nhiệt độ lên đến 120°C một cách không liên tục).
13

Hình 2.3: Thiết bị đo độ xuyên kim.

2.2. TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA MỠ:


Là khả năng giữ được tính chất và trạng thái ban đầu khi sử dụng. Tính ổn định
của mỡ phải biểu hiện được tính chất:
+ Chịu được nóng và nước
+ Giữ được mạng tổ ong (tính ổn định keo)
+ Tính ổn định hóa học không bị vón thành cục
+ Độ bền cơ học và độ tách dầu mỡ
2.2.1. Tính ổn định nhiệt và nước:
Mỡ thường nằm lâu trong các bộ phận nhất định nào đó của máy để làm nhờn,
giảm bớt lực ma sát, không lưu thông được nên khi máy làm việc nhiều mỡ sẽ nóng
lên vì vậy mữ cần phải chịu nóng tốt. Mỡ cũng cần phải có tính ổn định nước, không
bị biến chất khi tiép xúc với nước.
2.2.2. Tính ổn định mạng tổ ong (tính ổn định thể keo):
Mỡ là hỗn hợp của dầu khoáng và xà phòng, hỗn hợp có bền vững hay không là
do mạng lưới tổ ong quyết định. Nếu mạng lưới kém bền vững, dễ bị phá hủy, dầu
bôi trơn sẽ từ các ổ thoát ra ngoài còn trơ lại xác hay xà phòng vón thành cục. Hiện
tượng đó còn gọi là hiện tượng mỡ chảy nước, lúc đó mỡ đã hỏng, không còn tác
dụng bôi trơn.
14

Hình 2.4: Thiết bị xác định độ ổn định keo

2.2.3. Tính ổn định hóa học:


Mỡ phải có tính ổn định hóa học tốt, không bi oxy hóa và vón cục, biến cứng
lớp mặt sinh ra tạp chất ăn mòn. Mỡ bôi trơn và mỡ bảo quản thường tiếp xúc với
oxy trong không khí nên cần có tính ổn định hóa học cao. Loại mỡ chế tạo từ sáp như
mỡ vazơlin ổn định hóa học tốt hơn mỡ chế tạo từ xà phòng như mỡ canxi và natri.
2.2.4. Độ bền cơ học và độ tách dầu mỡ:
Độ bền cơ học: được sử dụng để đánh giá khả năng chống lại suy giảm độ đặc
của mở do lực tác động cơ học. Được xác định bằng máy Shell Roll theo ASTM –
D1831.

Hình 2.5: Máy ShellRoll xác định


độ bền cơ học của mỡ bôi trơn
- Độ tách dầu mỡ: Thông thường, trong quá trình bảo quản, có một lượng dầu bị
tách khỏi mỡ bôi trơn, phụ thuộc vào quá trình sản xuất, chất làm đặc (mỡ Canxi có độ
tách dầu cao hơn các loại mỡ khác), độ đặc ( mỡ càng đặc càng ít tách dầu). Nếu tách
một lượng nhỏ dầu (tách dầu ít) là đều bình thường. Nếu mỡ tách dầu quá nhiều sẽ làm
cấu trúc mỡ bị phá huỷ gây mất tính năng bôi trơn của mỡ. Bảo quản và sử dụng mỡ
đúng cách có thể hạn chế hiệu quả hiện tượng tách dầu này. Cần lựa chọn mỡ có thông
15

số phù hợp (Độ chịu nhiệt, chịu tải, kháng nước…) với máy móc của bạn. Lựa chọn
các nhà cung cấp mỡ uy tín để được tư vấn và sử dụng sản phẩm tốt nhất.

CHƯƠNG 3: LƯU Ý KHI LỰA CHỌN VÀ SỬ DỤNG MỠ BÔI TRƠN


Trong quá trình vận hành cũng như là sử dụng máy móc, thiết bị, việc tra thêm
dầu mỡ để máy móc vận hành 1 cách trơn tru và tránh hao mòn, cũng như là gia tăng
tuổi thọ của máy móc. Dầu nhớt và mỡ bôi trơn có tác dụng bôi trơn, làm mát, chống
mài mòn cho vị trí cần được bôi trơn tuy nhiên cũng có thể phản tác dụng nếu như
chúng ta không biết dùng cũng như sử dụng sai loại dầu nhớt và mỡ bôi trơn.
3.1. LƯU Ý KHI LỰA CHỌN MBT:
Lựa chọn mỡ bôi trơn không phải là một việc đơn giản vì chọn đúng loại mỡ
bôi trơn phù hợp sẽ giúp bảo vệ thiết bị một cách tốt nhất, duy trì hoạt động ổn định
của thiết bị,… Nếu lựa chọn sai mỡ bôi trơn có thể dẫn đến những hậu quả như tốn chi
phí mua mỡ và chi phí bảo dưỡng mà lại ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ và tuổi thọ
của thiết bị được bôi trơn.
- Lựa chọn mỡ theo môi trường làm việc:
Môi trường làm việc của mỡ có ý nghĩa rất quan trọng. Một loại mỡ có thể rất
tốt trong môi trường này nhưng lại không thích hợp trong môi trường khác
Khi làm việc ở môi trường có nước thì cần dùng mỡ chịu nước, các mỡ chịu
nước tốt là mỡ Can xi, mỡ Liti.
Mỡ xà phòng Natri là loại mỡ không chịu được nước. Ta có thể nhận ra chúng
tan dễ dàng khi thoa chúng trên đầu ngón tay với 1 chút nước.
Có những môi trường mà mỡ phải chịu đựng rất khắc nghiệt như môi trường
xăng dầu, cũng có những môi trường cực kỳ khắc nghiệt như a-xit HNO3 .
- Lựa chọn mỡ theo điều kiện làm việc: Dùng bôi trơn cho bánh răng hay ổ bi hay các
ổ đỡ chống ma sát khác, với tốc độ như thế nào.
Ví dụ, như với ô tô chỉ cần nói đến việc bôi trơn các bộ phận có ổ bi như moayơ
bánh xe là ta nghĩ ngay đến mỡ chịu nhiệt còn với các bộ phận khác thì không cần mỡ
16

phải chịu nhiệt mà ưu tiên đến tính chịu nước. Còn nhíp xe là bộ phận chịu tải và tiếp
xúc với môi trường thì chịu tải và chịu nước là điều cần lưu ý.
- Lựa chọn mỡ theo nhiệt độ làm việc: Nhiệt độ làm việc của mỡ có thể là do nhiệt do
ma sát nhưng cũng có thể là nhiệt độ của môi trường ví dụ nhiệt độ của các lò nung xi
măng.
Nhiệt độ làm việc của mỡ là một chỉ tiêu quan trọng, người ta đánh giá khả
năng chịu nhiệt của mỡ thông qua điểm nhỏ giọt của mỡ. Điểm nhỏ giọt của mỡ là
nhiệt độ mà ở đó có giọt dầu đầu tiên tách ra khỏi mỡ, thoát ra ở dưới đáy một chiếc
cốc nhỏ xíu đựng mỡ của dụng cụ thí nghiệm. Hiểu một cách đơn giản là nhiệt độ tại
đó mà bắt đầu có sự tách dầu khỏi mỡ. Nhiệt độ nhỏ giọt của mỡ phụ thuộc vào bản
chất của chất làm đặc để tạo thành mỡ.Thông thường chấp nhận nhiệt độ làm việc
được của mỡ là khoảng dưới nhiệt độ nhỏ giọt cỡ 6 độ C.
Trong các chất làm đặc là xà phòng thì xà phòng Liti có tính chịu nhiệt cao trên
170-180 độ C, xà phòng Na trên 130 độ C còn xà phòng Canxi chỉ chịu cỡ 80-90 độ
C mà thôi.
Ngày nay, người ta nghiên cứu ra các mỡ phức như mỡ phức canxi tạo ra những
loại mỡ vừa chịu được nước lại chịu nhiệt độ cao đến cỡ 200 độ C.
- Lựa chọn thành phần mỡ theo chất làm đặc:
Có thể không nghĩ rằng chất bôi trơn có nhiều thành phần, nhưng trên thực tế
có rất nhiều bổ sung khác nhau cho dầu gốc. Những thành phần này được lựa chọn có
chủ ý dựa trên cách sử dụng chất bôi trơn. Điều này đúng với mỡ cũng như dầu. Nhiều
người không biết rằng mỡ thực sự là dầu có thêm chất làm đặc. Các loại chất làm đặc
rất quan trọng. Chất làm đặc thường có cấu trúc sợi hoạt động giống như một miếng
bọt biển, giữ dầu tại chỗ để tạo ra chất lượng nhớt hơn. Mỗi loại chất làm đặc đều có
những ưu điểm và nhược điểm khác nhau, đặc biệt phải làm với độ ổn định cắt, khả
năng bơm, khả năng chịu nhiệt và chống nước.
- Lựa chọn mỡ theo tải trọng trên bề mặt ma sát: Tải trọng lên bề mặt ma sát cũng là
một yếu tố cần phải lưu ý khi dùng mỡ bôi trơn. Trong một số điều kiện chịu tải, bề
mặt chịu áp lực rất lớn dẫn đến bị chảy ra, kẹt dính lại đòi hỏi phải dùng các loại mỡ
đặc biệt có phụ gia cực áp (Extreme Pressure, EP).
17

Để tăng tính chịu áp cho mỡ người ta còn sử dụng các chất bôi trơn rắn như bột
Graphit, bột Môlipden disunphít MoS2 thường được gọi là mỡ graphit (hay mỡ phấn
chì), mỡ Molipden. Trong quá trình bôi trơn, các hạt phấn chì, Molipđen đisunphít
đóng vai trò những viên bi cực nhỏ lăn giữa hai bề mặt tiếp xúc giúp tăng cường khả
năng chịu tải của mỡ.
- Lựa chọn mỡ theo độ cứng – mềm của mỡ: Độ đặc là một tính chất quan trọng của
mỡ cũng giống như độ nhớt của dầu nhờn. Khi sử dụng mỡ, cần lưu ý đến độ đặc của
mỡ.
3.2. LƯU Ý KHI SỬ DỤNG MỠ BÔI TRƠN:
Cần chọn lựa mỡ có thông số phù hợp cho máy móc của bạn cũng như chọn lựa
những nhà cung cấp mỡ uy tín để được tư vấn hoặc dùng nhãn hàng phù hợp nhất.
Loại trừ các nhân tố thành phần và cũng như quá trình cung cấp mỡ ra, mỡ bôi trơn
cần được bảo quản cũng như sử dụng chính cách để hạn chế tình trạng tách dầu không
mong muốn. Sau đây là 6 lưu ý để sử dụng MBT hiệu quả:
1. Tra đủ lượng mỡ bôi trơn cần dùng: Tra mỡ quá nhiều sẽ làm tăng độ ma sát,
nhiệt độ tăng cao, hao năng lượng lớn. Tra quá ít mỡ bôi trơn dẫn đến bộ phận không
đủ khả năng bôi trơn phát sinh ma sát khô gây hư tổn. Thông thường, lượng mỡ cần
cho vòng bi là 1/3-1/2 tổng thể tích vòng bi trong.
2. Chú ý không để lẫn các loại mỡ, thương hiệu, mỡ cũ, mỡ mới trong quá trình
sử dụng: Cần tránh sử dụng chung một vật đựng đựng 2 loại mỡ khác nhau. Nếu để lẫn
mỡ, độ nhỏ giọt của mỡ bôi trơn sẽ giảm, độ xuyên kim sẽ tăng, độ ổn định cơ học của
mỡ sẽ hạ thấp gây ảnh hưởng máy móc.
3.Chú trọng việc thay mới mỡ: Vì chất lượng, loại gốc mỡ không ngừng cải
tiến, không ngừng thay đổi, thiết bị củ khi dùng mỡ mới cần test thử nghiệm trước khi
chính thức dùng, khi thay mới mỡ cần làm vệ sinh sạch sẽ mỡ củ còn sót trên bộ phận
bôi trơn.
4. Chú trọng quá trình tra mỡ: Khi tra mỡ cần kiểm tra mỡ xem có tạp chất
không, đồ dựng mỡ có bị nhiễm tạp chất: đất cát, sạn, chất bẩn…
18

5.Chú ý thay mỡ định kỳ: Cần chú ý thay mỡ định kỳ theo từng trường hợp cụ
thể, hoặc theo kiến nghị của nhà sản xuất, để đảm bảo thiết bị được bôi trơn hiệu quả,
giảm chi phí bảo dưỡng máy móc hư hỏng.
6. Không được dùng vật đựng bằng gỗ hoặc giấy đựng mỡ: Đề phòng dầu trong
mỡ bị gỗ hay giấy hút mất làm mỡ biến cứng, mỡ dễ bị lẫn tạp chất, ô nhiễm, nên bảo
quản mỡ ở nơi khô thoáng, bóng râm.
1

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1].
[2]https://vi.wikipedia.org/wiki/M%E1%BB%A1_(ch%E1%BA%A5t_b
%C3%B4i_ tr%C6%A1n) 21:15 6/10/2023.
[3]. https://maianduc.vn/thanh-phan-mo-boi-tron-la-gi/ 17:20 10/10/2023.
[4]. https://gboil.vn/tin-tuc/mo-boi-tron-va-nhung-dieu-can-luu-y-khi-su-dung/ 9:10
11/10/2023.

You might also like