You are on page 1of 42

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

BÀI BÁO CÁO GIỮA KÌ


CẦU NÂNG OTO
HỌC PHẦN:THIẾT BỊ XƯỞNG, NHIÊN LIỆU VÀ CLCD

Sinh viên thực hiện: Nhóm 7


Khóa: 2021-2025

Vĩnh Long, năm 2023


i

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

-Ý thức thực hiện:


..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
-Nội dung thực hiện:.................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
-Hình thức trình bài:.................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................

Vĩnh Long, ngày….tháng…năm 2023


Người hướng dẫn
(Kí và ghi rõ họ, tên)
ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập về chuyên nghành ô tô tại trường Đại học SPKT Vĩnh
Long em đã được giao nhiệm vụ làm bài báo cáo với đề tài “cầu nâng xe ô tô”
Được sự giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Đỗ Thị Đan Thanh, em đã hoàn thành
nhiệm vụ đề tài. Em xin chân thành cảm ơn cô đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài
báo cáo này.
Vì thời gian có hạn, tài liệu còn thiếu và kiến thức còn hạn chế nên không tránh
những sai sót nhất định, những điều còn chưa hợp lý. Vì vậy em mong cô, đóng góp ý
kiến để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Vĩnh Long, ngày….tháng…năm 2023
Sinh viên thực hiện
(Kí và ghi rõ họ, tên)
iii

MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN........................................................i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................ii
DANH SÁCH CÁC HÌNH............................................................................................v
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CẦU NÂNG XE OTO............................................2
1.1. CẦU NÂNG OTO LÀ GÌ? TẠI SAO NÊN SỬ DỤNG CẦU NÂNG CHO OTO? 2
1.1.1. Cầu nâng oto:..................................................................................................2
1.1.2. Tại sao nên sử dụng cầu nâng cho oto:...........................................................2
1.2.CẦU NÂNG OTO GỒM NHỮNG LOẠI NÀO?.....................................................2
1.2.1. Cầu nâng oto 1 trụ:..........................................................................................3
1.2.2. Cầu nâng oto 2 trụ:..........................................................................................4
1.2.3. Cầu nâng oto 4 trụ:..........................................................................................5
1.2.4. Cầu nâng cắt kéo:............................................................................................6
1.2.5. Cầu nâng di động:...........................................................................................7
1.3. MỘT SỐ LƯU Ý ĐỂ LỰA CHỌN CẦU NÂNG PHÙ HỢP..................................8
1.4. NHỮNG LƯU Ý SỬ DỤNG CẦU NÂNG AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ................9
CHƯƠNG 2: CẦU NÂNG OTO 1 TRỤ....................................................................11
2.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG..........................................................11
2.1.1. Cầu nâng 1 trụ là gì?.....................................................................................11
2.1.2. Mục đích sử dụng:.........................................................................................12
2.2. CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ CHUNG CẦU NÂNG 1 TRỤ.....................................12
2.2.1 Cấu tạo:..........................................................................................................12
2.2.2. Nguyên lý chung:..........................................................................................13
2.3. PHÂN LOẠI CẦU NÂNG 1 TRỤ.........................................................................14
2.4. ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM....................................................................................15
2.4.1. Cầu nâng kiểu chữ H âm nền:.......................................................................15
2.4.2. Cầu nâng kiểu chữ H nổi:..............................................................................16
2.4.3. Cầu nâng kiểu cánh bướm:............................................................................16
2.5. MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG.........................................................................17
CHƯƠNG 3: CẦU NÂNG OTO 2 TRỤ....................................................................18
iv

3.1. KHÁI NIỆM, NGUYÊN LÝ CẦU NÂNG 2 TRỤ................................................18


3.1.1. Khái niệm về cầu nâng 2 trụ..........................................................................18
3.1.2. Nguyên lý hoạt động của cầu nâng 2 trụ......................................................18
3.2. CẤU TẠO CẦU NÂNG 2 TRỤ.............................................................................19
3.3. PHÂN LOẠI CẦU NÂNG 2 TRỤ.........................................................................20
3.4. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN NĂNG XE TRÊN CẦU NĂNG 2 TRỤ.....................22
CHƯƠNG 4: CẦU NĂNG OTO 4 TRỤ...................................................................24
4.1. KHÁI NIỆM, CẤU TẠO CẦU NÂNG 4 TRỤ......................................................24
4.1.1. Khái niệm:.....................................................................................................24
4.1.2. Cấu tạo:.........................................................................................................24
4.2. ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CẦU NÂNG 4 TRỤ..................................................25
4.2.1. Ưu điểm:........................................................................................................25
4.2.2. Nhược điểm:..................................................................................................26
4.3. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG.....................................................26
4.3.1. Điểm lưu ý khi sử dung:................................................................................26
4.3.2. Các bước thực hiện nâng xe lên cầu nâng:....................................................27
CHƯƠNG 5: CẦU NÂNG OTO CẮT KÉO.............................................................29
5.1 KHÁI NIỆM VỀ CẦU NÂNG CẮT KÉO..............................................................29
5.2. CẤU TẠO VÀ PHÂN LOẠI CẦU NÂNG CẮT KÉO..........................................30
5.2.1. Cấu tạo:.........................................................................................................30
5.2.2. Phân loại:.......................................................................................................31
5.3 NGUYEN LÝ VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG............................................32
5.3.1. Nguyên lý:.....................................................................................................32
5.3.2. Lưu ý khi sử dụng cầu nâng cắt kéo:.............................................................33
5.4. CÁC BƯỚC SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ BẢO DƯỠNG CẦU NÂNG................33
5.4.1. Cách sử dụng cầu nâng cắt kéo đúng kỹ thuật và an toàn:............................33
5.4.2. Quy trình bảo dưỡng cầu nâng cắt kéo:.........................................................34
v

DANH SÁCH CÁC HÌNH


Hình 1.1: Cầu nâng ô tô 1 trụ.................................................................................3
Hình 1.2: Cầu nâng 2 trụ........................................................................................5
Hình 1.3: Cầu nâng 4 trụ........................................................................................5
Hình 1.4: Cầu nâng cắt kéo....................................................................................7
Hình 1.5: Cầu nâng di động...................................................................................7
Hình 2.1: Cầu nâng 1 trụ......................................................................................11
Hình 2.2: Cấu tạo cầu nâng 1 trụ.........................................................................12
Hình 2.3: Nguyên lí làm việc cầu nâng 1 trụ.......................................................13
Hình 2.4: Cầu nâng 1 trụ Việt Nam - Ấn Độ.......................................................14
Hình 2.5: Cầu nâng chữ H âm nền.......................................................................15
Hình 2.6: Cầu nâng chữ H nổi.............................................................................16
Hình 2.7: Cầu nâng bàn cánh bướm....................................................................16
Hình 3.1. Nâng tay nâng lên................................................................................18
Hình 3.2. Nguyên lý cầu nâng 2 trụ.....................................................................19
Hình 3.3 Cấu tạo cầu nâng 2 trụ..........................................................................20
Hình 3.4. Cầu nâng 2 trụ giằng trên.....................................................................21
Hình 3.5. Cầu nâng 2 trụ giằng dưới....................................................................21
Hình 4.1 cấu tạo cầu năng 4 trụ...........................................................................24
Hình 4.2 cầu năng 4 trụ năng hạ khói lương lớn.................................................25
Hình 4.3. Những lưu ý khi sử dụng cầu nâng 4 trụ để đảm bảo an toàn.............26
Hình 4.4 hướng dẫn sử dụng cầu năng 4 trụ........................................................28
Hình 5.1 Cầu nâng cắt kéo...................................................................................29
Hình 5.2. Cấu tạo cầu nâng cắt kéo.....................................................................30
Hình 5.3. Cầu nâng xếp loại ngắn........................................................................31
Hình 5.4. Cầu nâng xếp lại dài............................................................................31
Hình 5.5. Nguyên lý hoạt động cầu nâng cắt kéo................................................32
Hình 5.6. Sử dụng cầu nâng cắt kéo...................................................................34
1

LỜI MỞ ĐẦU
- Ngành công nghiệp chế tạo và sửa chữa ô tô đang ngày càng trở nên phổ biến
trên toàn thế giới. Và đang từng bước trở thành một trong những ngành công nghiệp
đóng góp một phần lớn vào GDP của nước ta.
- Cầu nâng rửa xe oto là một thiết bị được sử dụng phổ biến trong việc sửa chữa
hay vệ sinh oto, cầu nâng oto đa dạng từ kiểu dáng, kích thước cho tới màu sắc, khả
năng chịu tải. Căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau, người ta chia cầu nâng thành các
loại khác nhau.
- Nếu chia theo thiết kế có cầu nâng 1 trụ, cầu nâng 2 trụ, cầu nâng ô tô 4 trụ,
cầu nâng cắt kéo….
- Các loại cầu nâng ô tô giúp việc sửa chữa, quá trình làm sạch xe diễn ra thuận
lợi và dễ dàng hơn, do đó thiết bị này ngày càng sử dụng rộng rãi.Tổng thể cầu nâng sẽ
giúp người thợ nâng hạ xe một cách rất đơn giản, qua đó thuận tiện hơn rất nhiều.Đây
là thiết bị chuyên dụng sẽ mang lại cảm giác chuyên nghiệp, hài long từ phía khách
hàng.
2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CẦU NÂNG XE OTO


Nếu như trước đây, những công việc kiểm tra, sửa chữa phía dưới gầm xe hay
các bộ phận liên quan, người thợ thường phải chui xuống hầm hay sử dụng những loại
kích nâng hành trình nhỏ. Hiện nay, cầu nâng oto được sử dụng phổ biến rộng rãi tại
các xưởng oto, những cửa hàng chăm sóc xe chuyên nghiệp vì tính tiện lợi, mang lại
hiệu quả cao, chuyên nghiệp và an toàn hơn.
1.1. CẦU NÂNG OTO LÀ GÌ? TẠI SAO NÊN SỬ DỤNG CẦU NÂNG CHO
OTO?
1.1.1. Cầu nâng oto:
Cầu nâng là thiết bị công nghiệp hỗ trợ quá trình nâng hạ, sửa chữa ô tô, phục
vụ chủ yếu cho các hoạt động như làm lốp, gầm xe,…Sản phẩm được thiết kế với
nhiều kiểu dáng, kết cấu tùy theo mục đích sử dụng của người dùng. Đa số các sản
phẩm cầu nâng hiện nay đều hoạt động dựa trên nguyên lý thủy lực, khí nén hoặc nâng
trực tiếp bằng điện, một số ít sử dụng bằng hệ thống vít me. Hiện nay, trên thị trường
cầu nâng đa dạng từ kiểu dáng, kích thước cho tới màu sắc hay khả năng chịu tải. Căn
cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau, người ta chia cầu nâng thành các loại khác nhau.
1.1.2. Tại sao nên sử dụng cầu nâng cho oto:
Việc sửa chữa trước đây người thợ phải chui xuống hầm hay kích nâng xe nhỏ,
việc này sẽ gặp phải một số nhược điểm như độ tin cậy và an toàn chưa cao, không
gian làm việc hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ công việc, đồng thời khách
hàng nhìn vào sẽ đánh giá về độ chuyên nghiệp của đơn vị. Vậy nên cầu nâng oto là 1
thiết bị hỗ trợ có thể đảm bảo độ chính xác, an toàn và chất lượng làm việc.
1.2.CẦU NÂNG OTO GỒM NHỮNG LOẠI NÀO?
Hiện nay, trên thị trường có các loại cầu nâng ô tô như sau: cầu nâng xe ô tô 1
trụ, cầu nâng rửa xe oto 2 trụ, cầu nâng ô tô 4 trụ, cầu nâng cắt kéo, cầu nâng di
động… Cầu nâng 1 trụ, 2 trụ, 4 trụ và cầu nâng cắt kéo là 4 loại được sử dụng phổ biến
hiện nay.
3

1.2.1. Cầu nâng oto 1 trụ:


Cầu nâng rửa xe ô tô loại 1 trụ là loại cầu sử dụng 1 trụ để đẩy xe hơi lên cao, sử
dụng động cơ thủy lực kết hợp với máy bơm khí nén áp lực cao để bơm vào đầu ty
nâng. Giàn nâng rửa xe 1 trụ chuyên dụng để rửa xe, do không sử dụng điện nên tính
an toàn rất cao. Cầu nâng loại này có thể xoay 360 độ, mức tải trọng trung bình khoảng
4 tấn, phù hợp với các tiệm rửa xe vừa và nhỏ với các dòng xe phổ biến như xe ô tô
con, xe du dịch, xe bán tải.
Cầu nâng 1 trụ được ứng dụng khá nhiều, phù hợp với những khách hàng muốn
tối ưu hóa không gian. Theo đó, đế cầu nâng và hệ thống thủy lực sẽ được chôn dưới
mặt đất. Khi vận hành, ô tô sẽ tiến vào vị trí phía trên cầu nâng, bật công tắc và thực
hiện nâng hạ đến độ cao cần thiết.
Bục nâng được thiết kế nhiều dạng, bao gồm các trụ đôi với thanh ngang nối lại
tạo thành chân đế, hoặc hình chữ X giúp mở rộng diện tích bề mặt chứa xe
Khi không hoạt động, cầu có thể hạ sát đất hoặc chiếm ít không gian, nên mặt
bằng có thể sử dụng cho các công tác sửa chữa khác. Nhờ đó mà loại cầu nâng này
được sử dụng phổ biến tại các cơ sở sửa chữa xe có không gian nhỏ hẹp. Cầu nâng 1
trụ rửa xe ô tô hiện nay có hai kiểu thiết kế: cầu nâng nắp nổi, cầu nâng âm nền

Hình 1.1: Cầu nâng ô tô 1 trụ


Do môi trường nhiều bụi bặm dẫn đến nhu cầu rửa xe ngày một tăng cao. Thế
nên, hiện tại cầu nâng 1 trụ được sử dụng khá phổ biến tại các nước đang phát triển,
trong đó có Việt Nam.
4

1.2.2. Cầu nâng oto 2 trụ:


Cầu nâng oto 2 trụ là thiết bị được sử dụng phổ biến nhất tại các gara sửa chữa ô tô.
Thiết bị này cho phép người thợ có thể tiếp cận hầu hết những gì họ cần, ví dụ như: hệ
thống treo, phanh, bánh xe, khung gầm, động cơ, hệ thống xả, hộp số,…
Loại cầu nâng ô tô 2 trụ lại được chia thành nhiều loại khác nhau, cụ thể có 4 loại
thiết kế như sau:
- Cầu nâng 2 trụ đối xứng: Thiết kế 2 trụ đối xứng nhau, mỗi trụ có 2 tay nâng
chiều dài bằng nhau. Mỗi trụ nâng chịu 50% trọng lượng của phương tiện. Loại cầu
nâng 2 trụ này thích hợp với những loại xe nặng và rất dễ sử dụng.
- Cầu nâng 2 trụ bất đối xứng: là loại có 2 tay nâng không bằng nhau, tay đằng
trước dài hơn tay đằng sau. Cân bằng tải lúc này sẽ là 30 trước và 70% sau. Thiết kế
như vậy sẽ giúp người thợ dễ dàng mở cửa cửa xe ô tô hơn rất nhiều.
- Cầu nâng 2 trụ giằng dưới: Được thiết kế có dây cáp hoặc thanh xà chắc chắn
nằm dưới mặt sàn nối 2 cột trụ với nhau.
- Cầu nâng 2 trụ giằng trên: Thanh xà hoặc dây cáp chắc chắn nối hai đỉnh cột
trụ với nhau. Loại này thiết kế nhìn chắc chắn và thẩm mỹ hơn nên có tên gọi khác là
cầu cổng. Cầu nâng 2 trụ giằng trên cao hơn loại giằng dưới và chịu tải tốt hơn.
Ưu điểm của cầu nâng 2 trụ là có thanh liên động giữa 2 trụ, nên tính an toàn
cao, tuy nhiên bởi kích thước lớn nên không được sử dụng phổ biến tại các nhà để xe
dân dụng, mà ứng dụng nhiều hơn tại những gara sửa ô tô hoặc xe tải lên xuống cả
ngày. Cầu nâng oto 2 trụ được thiết kế khá nhỏ gọn, chiếm ít diện tích nhà xưởng.
Ngoài ra, giá thành cầu nâng ô tô 2 trụ được cho là rẻ hơn hẳn so với các loại khác.
5

Hình 1.2: Cầu nâng 2 trụ


1.2.3. Cầu nâng oto 4 trụ:
Loại cầu này hoạt động giống như cầu 2 trụ, nhưng có gấp đối số trụ nâng, vì
vậy có độ vững chãi và sức nâng tối đa cao hơn nhiều. Cầu 4 trụ cỡ lớn có thể có sức
nâng lên đến 18 tấn. Thiết kế cầu giúp việc lái xe vào dễ dàng chỉ việc lái xe tiến vào 2
đường dẫn và sau đó nâng cầu. Vì vậy cầu 4 trụ rất tiện dụng cho kiểm tra xe và thay
dầu.
Với khả năng chịu tải lớn, cầu nâng oto 4 trụ được sử dụng phổ biến tại các gara
chăm sóc ô tô chuyên nghiệp hiện nay.

Hình 1.3: Cầu nâng 4 trụ


Hệ thống cầu nâng 4 trụ là thiết bị sử dụng phương pháp lắp ổ, có thêm nhiều
trạm bôi trơn nên thuận tiện cho người dùng. Sản phẩm có loại dành cho sửa chữa
6

chung và loại chuyên dùng còn được trang bị thêm các đĩa kiểm tra góc lái, các tấm di
trượt phục vụ công tác kiểm tra góc đặt bánh xe, bố trí chủ yếu trong các gara hạng
trung và chuyên nghiệp trở lên.
Ưu điểm cầu nâng 4 trụ là độ an toàn cao, chiều cao nâng thích hợp, bên cạnh
đó còn có thể trang bị thêm kích nâng phụ để nâng độc lập từng cầu xe phục vụ các
công việc liên quan đến điều chỉnh hay tháo rời, lắp đặt gầm, bánh xe,
1.2.4. Cầu nâng cắt kéo:
Kiểu cầu này nhận biết qua cơ cấu nâng chuyển động như kéo cắt, vì vậy còn
được gọi là cầu nâng chữ X, hay cầu nâng kiểu xếp. Có chiều cao nâng trung bình,
chiếm rất ít diện tích. Và phần lớn cầu cắt kéo có thiết kế âm nền. Là loại cầu nâng các
xe có trọng lượng tương đối nặng, sản phẩm được thiết kế với chiều cao và công suất
khác nhau, phù hợp với mọi mô hình cửa hàng kinh doanh, từ cửa hàng chuyên nghiệp
đến hộ gia đình.
Trên thị trường hiện nay có 2 loại giàn nâng ô tô cắt kéo như:
- Cầu cắt kéo nâng bụng: Có thiết kế nhỏ gọn, phần bàn nâng sẽ nằm gọn trong
gầm xe khi nâng, cho phép người dụng tiếp cận nhanh chóng hệ thống treo và bánh xe.
- Cầu cắt nâng kéo nâng toàn xe: Có bàn dẫn đặt 4 bánh xe tương tự như cầu
bốn trụ. Là lựa chọn không thể thiếu trong các ga-ra làm lốp cao cấp, cửa hàng đại diện
hãng lốp.
Khi không sử dụng, sản phẩm có thể thu lại nhỏ gọn, tuy nhiên sẽ không thể ân
đi hoàn toàn, trừ trường hợp lắp đặt âm sàn. Cầu nâng sẽ nằm ngay bên dưới đường
băng nên không thể đứng trực tiếp bên dưới xe.
7

Hình 1.4: Cầu nâng cắt kéo


1.2.5. Cầu nâng di động:
Được sử dụng cho các Tổng công ty Vận tải, hoặc những trạm bảo dưỡng xe
bus, xe tải với quy mô lớn.
Cầu nâng di động là hệ thống cầu nâng khá đặc biệt, thiết kế với các trụ độc lập
nhằm nâng ô tô với trọng lượng lớn. Mỗi cọc nâng có thể chịu được tải trọng lên tới 5
tấn. Các trụ cầu có thể di động, và được kết nối với nhau bởi hệ thống dây cáp. Việc
điều khiển hoạt động của hệ thống này sẽ được thực hiện trên mỗi trị, đảm bảo tính tiện
lợi.

Hình 1.5: Cầu nâng di động


8

1.3. MỘT SỐ LƯU Ý ĐỂ LỰA CHỌN CẦU NÂNG PHÙ HỢP


Việc lựa chọn sản phẩm phù hợp sẽ giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời tối đa hóa
hiệu quả của thiết bị trong công việc.
- Chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu:
Theo đó, nếu tiệm rửa xe, sửa chữa của bạn chỉ cần một thiết bị nâng hạ phục vụ
quá trình phun rửa, thì sản phẩm cầu nâng 1 trụ sẽ phù hợp nhất. Bên cạnh khả năng
nâng hạ nhanh chóng còn có thể xoay 360 độ. Tuy nhiên cần chú ý đến không gian,
diện tích lắp đặt.
Đối với tiệm sửa chữa xe oto, đòi hỏi nhiều thao tác công việc dưới gầm xe nên
chọn loại cầu nâng 2 trụ hoặc 4 trụ. Những thiết bị này hỗ trợ tạo khoảng trống lớn
dưới gầm, giúp người thợ sửa chữa dễ dàng và đảm bảo an toàn tối đa khi thực hiện.
Cầu nâng cắt kéo sẽ phù hợp với những công việc liên quan đến căn chỉnh góc
đặt xe, caster, camber,… với không gian sửa chữa xe có diện tích nhỏ.
- Lựa chọn mức chi phí phù hợp:
Sau khi đã xác định được loại thiết bị cần mua, người tiêu dùng cần tham khảo
mức giá bán tại nhiều cửa hàng khác nhau để chọn được sản phẩm phù hợp nhất với
tình hình tài chính của cá nhân hay doanh nghiệp.
- Lựa chọn loại giàn nâng ô tô có xuất xứ và nguồn gốc rõ ràng:
Chất lượng của sản phẩm sẽ được quyết định chủ yếu bởi nhà sản xuất. Chính vì
thế, khi mua giàn nâng hay cầu nâng có giá thành khá cao, bạn cần phải đặc biệt chú
trọng đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
Hiện nay, thị trường giàn nâng tại thị trường Việt có rất nhiều thương hiệu đến
từ các quốc gia khác như Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Điều này vừa
giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn phong phú nhưng cũng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ
tới việc ra quyết định mua sản phẩm sao cho phù hợp.
- Kiểm tra kỹ càng về độ an toàn của giàn nâng:
Để hạn chế được tối đa rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng, bạn cần phải
chú trọng tới độ an toàn của thiết bị trước khi ra quyết định mua hàng. Vì vậy, bạn nên
9

lựa chọn mua loại cầu được xuất xứ từ các hãng sản xuất uy tín, có tên tuổi trên thị
trường để tránh những rủi ro không đáng có trong quá trình sử dụng.
- Cân nhắc về công năng và độ bền của cầu:
Khi mua cầu nâng cần phải cân nhắc đến hiệu năng cũng như tuổi thọ của sản
phẩm. Nên chọn mua những loại cầu nâng ô tô có bảo hành lâu dài và được đơn vị
cung cấp hỗ trợ nhiệt tình khi thiết bị gặp sự cố.
Ngoài ra, khi mua hàng, bạn cũng nên hỏi thông tin cơ bản về sản phẩm như:
trọng lượng tối đa, kiểu lắp đặt và chế độ bảo hành của cầu,… nhằm đưa ra được một
sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp với nhu cầu sử dụng nhất.
- Mức giá chung của cầu nâng trên thị trường:
Để lựa chọn được những loại cầu nâng ô tô phù hợp với nhu cầu và ngân sách,
bạn nên tham khảo trước giá của các sản phẩm trên diễn đàn hoặc website, sàn thương
mại điện tử,… để không bị “hớ” khi mua hàng.
Tuy nhiên, nên cẩn trọng với những sản phẩm có giá thành quá rẻ so với mặt
bằng chung. Bởi đa phần giá thành sẽ tỉ lệ thuận với chất lượng sản phẩm. Do đó, xem
xét thật kỹ giá cả là một việc hết sức quan trọng trước khi mua thiết bị.
1.4. NHỮNG LƯU Ý SỬ DỤNG CẦU NÂNG AN TOÀN VÀ HIỆU QUẢ
Để đảm bảo hiệu suất làm việc cũng như tuổi thọ của máy, nên lưu ý một số vấn
đề quan trọng dưới đây để có thể sử dụng cầu nâng vừa đảm bảo an toàn lại vừa đạt
được hiệu quả cao.
- Không nên sử dụng giàn nâng vượt quá tải trọng:
Mỗi loại giàn nâng trên thị trường sẽ có tải trọng tối đa khác nhau. Vì thế, nếu
thường xuyên cho cầu tiến hành nâng tải trọng xe lớn hơn khả năng của chúng, thì khả
năng rất cao thiết bị sẽ phát sinh sự cố hoặc không nâng được phương tiện, gây ảnh
hưởng đến hiệu suất làm việc, chất lượng và tuổi thọ của cầu một cách đáng kể.
- Tuyệt đối không nên để người chưa qua đào tạo vận hành cầu nâng:
Quá trình vận hành cầu nâng không hề đơn giản như nhiều người thường nghĩ.
Chúng không đơn thuần là việc ấn nút lên và ấn nút xuống mà cần kết hợp nhiều kỹ
10

thuật khác nhau. Vì thế, nếu một người không biết gì hoặc chưa qua đào tạo về cách
vận hành máy, sẽ mất an toàn và có thể phát sinh sự cố trong quá trình sử dụng.
- Nên thường xuyên vệ sinh khu vực xung quanh giàn nâng cẩn thận:
Cũng giống như các thiết bị khác, khi hoạt động, giàn nâng phục vụ cho quá
trình rửa và sửa chữa ô tô nên rất dễ bị bụi bẩn bám và đọng lại. Đặc biệt, ở vị trí giao
giữa bàn nâng và xi lanh được cho là nơi có nhiều bụi bẩn nhất. Vì thế, để cầu nâng có
thể hoạt động ổn định và gia tăng tuổi thọ, thì bạn nhất định cần phải thường xuyên vệ
sinh khu vực xung quanh giàn nâng để tránh làm các bộ phận bên trong cầu bị hư hỏng
nặng nề.
-Thường xuyên kiểm tra phốt và nhớt của cầu:
Phốt cầu thường được làm từ vật liệu cao su. Do đặc thù công việc nên cầu nâng
phải thường xuyên tiếp xúc với nước cũng như dầu nhớt. Sau một thời gian dài hoạt
động phốt của cầu sẽ bị ăn mòn dẫn đến suy giảm tuổi thọ của thiết bị. Để đảm bảo
được sự an toàn và khả năng sử dụng lâu dài của cầu, bạn nên thường xuyên kiểm tra
và thay phốt mới.
Bên cạnh đó, nhớt cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng và thiết yếu trong quá
trình vận hành của giàn nâng. Chính vì thế mà bạn cũng cần phải kiểm tra thiết bị định
kỳ và chăm nhớt thường xuyên, để tránh tình trạng có tải không đều và phát ra tiếng
động khi nâng.
- Chú ý cân lại bàn nâng:
Đối với cầu nâng rửa xe ô tô 1 trụ, thì việc kiểm tra độ thăng bằng hàng tháng là
điều vô cùng cần thiết. Nếu bàn nâng bị mất thăng bằng, chúng sẽ khiến bàn nâng
nghiêng hẳn về 1 phía. Điều này gây nguy hiểm rất cao với người dùng khi sử dụng.
- Nên nâng xe ở mức độ phù hợp và thu dọn xung quanh trước khi hạ cầu:
Nhiều người dùng hiện nay có thói quen nâng cầu là phải nâng hết cỡ. Điều này
nếu thực hiện về lâu về dài sẽ khiến cho xi lanh của thiết bị không còn được chuẩn xác.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho cầu, bạn nên thu dọn hết những vật dụng xung
quanh hoặc bên dưới cầu nâng. Đặc biệt, không nên đứng quá gần khi tiến hành hạ cầu.
11

CHƯƠNG 2: CẦU NÂNG OTO 1 TRỤ


Cầu nâng 1 trụ là một thiết bị quan trọng và có ứng dụng rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực khác nhau. Để hiểu rõ hơn, chúng ta cần xem xét cấu tạo chi tiết của thiết bị,
nguyên lý hoạt động và cách mà thiết bị đã thay đổi và cải thiện các hoạt động nâng
cấp, bảo trì và sửa chữa phương tiện và thiết bị trong thế giới hiện đại.
2.1. ĐỊNH NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
2.1.1. Cầu nâng 1 trụ là gì?
Cầu nâng 1 trụ là dòng thiết bị chuyên dụng, máy móc cơ bản để hỗ trợ vấn đề
nâng hạ ô tô giúp việc vệ sinh và sửa chữa diễn ra dễ dàng và nhanh chóng. Chúng ta
có thể bắt gặp cầu nâng 1 trụ ở các tiệm sửa xe hoặc trung tâm chăm sóc, bảo dưỡng ô
tô. Cầu nâng 1 trụ được thiết kế dùng để tạo lực nâng thông qua áp lực chất lỏng thủy
lực, như là dầu thủy lực.
Loại cầu nâng này sẽ chỉ có 1 trụ duy nhất với bàn nâng chữ H hoặc chữ X.
Đồng thời, kích thước cầu nâng 1 trụ nhỏ gọn nên phù hợp với khu vực có diện tích
không gian nhỏ và vừa.

Hình 2.1: Cầu nâng 1 trụ


12

2.1.2. Mục đích sử dụng:


Mục đích chính khi dùng cầu nâng là tăng hiệu suất làm việc và đảm bảo an
toàn trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng và nâng cấp các phương tiện. Thay vì dùng
các phương pháp cũ thì cầu nâng cho phép tạo ra lực nâng ổn định.
Trong các gara ô tô và nhà máy sản xuất, cầu nâng được sử dụng để nâng và hạ
các phương tiện như ô tô, xe tải, xe buýt và xe cơ giới khác.Việc sử dụng thiết bị giúp
tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa và thay thế
các bộ phận trên phương tiện một cách an toàn và hiệu quả.
2.2. CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ CHUNG CẦU NÂNG 1 TRỤ
2.2.1 Cấu tạo:

Hình 2.2: Cấu tạo cầu nâng 1 trụ


Cầu nâng 1 trụ được thiết kế khá đơn giản và bao gồm các bộ phận chính sau:
- Ty nâng:
Còn gọi là xi lanh thủy lực, bộ phận này đóng vai trò quan trọng giúp cầu nâng
thực hiện chức năng nâng hạ. Trong ty nâng bao gồm các piston, vòng đệm, gioăng
làm kín. Thông thường, ty nâng có hình trụ tròn và bên ngoài có lớp sơn chống han gỉ.
Hiện nay, ty nâng nhập khẩu có phần bên dưới chót phình to hơn; còn ty nâng
nội địa thì có hình trụ đồng đều.
13

- Bàn nâng:
Là bộ phận gắn trên đỉnh ty nâng, làm nhiệm vụ giữ thăng bằng cho phương tiện
trong quá trình nâng hạ. Bàn nâng được cấu thành từ thanh vật liệu bền chắc gắn kết
với nhau để tạo hình chữ X hoặc chữ H. Đồng thời, trên bàn nâng còn được thiết kế các
vân nổi để tạo độ ma sát để xe không bị trơn trượt.
Hiện nay, cầu nâng 1 trụ gồm 2 kiểu bàn nâng là nâng hầm xe (sẽ hở 4 bánh) và
nâng toàn xe. Và loại nâng toàn xe đang được sử dụng phổ biến do đảm bảo sự an toàn
tốt hơn.
- Bình chứa dầu:
Bộ phận này dùng để chứa và cung cấp dầu cho cầu nâng để động cơ vận hành
ổn định. Bình chứa dầu thường được kết nối với máy nén khí cùng ty nâng thông qua
các ống dẫn hiện đại.
2.2.2. Nguyên lý chung:
Các dòng cầu nâng 1 trụ hoạt động dựa trên nguyên tắc khí nén thủy lực, tức là
khí nén từ máy nén khí sẽ được dẫn qua ống dẫn để tới thẳng bình nhớt. Lúc này áp
suất khí nén sẽ tác động lên dầu thủy lực để đẩy dầu qua van tiết lưu rồi tới ty nâng.

Hình 2.3: Nguyên lí làm việc cầu nâng 1 trụ


Dưới áp suất của dầu thủy lực piston, bộ phận ty nâng được đẩy lên và cầu nâng
sẽ nâng lên từ từ. Khi mở van xả khí ở bình chứa, dầu sẽ làm áp suất trong bình giảm
14

xuống. Đồng thời, dưới áp lực tải trọng của mặt cầu và ô tô thì dầu sẽ bị đẩy ngược trở
về bình chứa; còn ty nâng sẽ hạ xuống mặt đất.
2.3. PHÂN LOẠI CẦU NÂNG 1 TRỤ
Để phân loại cầu nâng 1 trụ, người ta dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau như sau:
- Dựa vào xuất xứ sản phẩm:
Xét về xuất xứ, cầu nâng 1 trụ được chia thành 2 loại chính là cầu nâng Ấn Độ và
cầu nâng Việt Nam.
+ Cầu nâng Ấn Độ: Là dòng sản phẩm thu hút được sự lựa chọn của khách hàng
bởi công nghệ sản xuất hiện đại tạo độ bền và hiệu quả sử dụng, vì vậy cầu nâng 1 trụ
Ấn Độ có mức giá khá cao.
+ Cầu nâng Việt Nam: Sở dĩ gọi là cầu nâng Việt Nam bởi nó được sản xuất và
hoàn thiện tại nước ta, nhưng về công nghệ áp dụng thì có thể là công nghệ Mỹ hoặc
Ấn Độ. Hiện nay, Là ưu tiên hàng đầu của các tiệm rửa xe ở Việt Nam bởi chất lượng,
độ bền, tính năng hiện đại và giá thành thấp.

Hình 2.4: Cầu nâng 1 trụ Việt Nam - Ấn Độ


- Dựa vào nguyên lý vận hành:
Về nguyên lý, cầu nâng 1 trụ được chia làm 2 loại là cầu nâng vít me và cầu
nâng thủy lực. Theo đó, cầu nâng thủy lực là loại được ứng dụng phổ biến hơn tại các
trung tâm sửa chữa bảo dưỡng ô tô, xe máy hơn cả bởi hiệu năng vận hành và giá thành
hấp dẫn. Ngoài ra, việc thi công lắp đặt hoặc sửa chữa cầu nâng thủy lực cũng dễ dàng
hơn.
15

- Phân loại theo mặt bàn nâng:


Từ loại cầu nâng 1 trụ chia theo nơi xuất xứ sản phẩm tiếp tục được phân theo
hình dáng của mặt bàn:
+ Chữ H âm nền
+ Chữ H nổi
+ Cánh bướm âm nền
2.4. ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM
2.4.1. Cầu nâng kiểu chữ H âm nền:

Hình 2.5: Cầu nâng chữ H âm nền


- Ưu điềm:
Gọn gàng, mang tính thẩm mỹ cao.
Tiết kiệm được diện tích của xưởng.
Việc lắp đặt mặt cầu nâng 1 trụ âm nền sẽ khiến việc chạy xe ra vào thuận tiện
hơn, không bị vướng.
- Nhược điểm:
Thi công và lắp đặt khó hơn so với cầu nâng ô tô loại nổi, phải chú ý thực hiện
chuẩn xác để khi lắp ráp không bị sai lệch.
Vất vả trong khâu dọn vệ sinh cũng như xử lý chất thải sau khi rửa xe.Vì phải
đào móng xuống thấp để bàn nâng xe bằng mặt nền nên sẽ dễ tụ bẩn và khó vệ sinh.
Xe chỉ có thể chạy lên bàn nâng theo một hướng nhất định.
Không có 2 thanh chắn ở 2 bên bàn nâng nên khi chúng ta chạy xe lên thì phải
canh đặt ngay ngắn, đúng trọng tâm nếu không rất dễ bị trượt và ngã khi nâng cầu lên.
16

2.4.2. Cầu nâng kiểu chữ H nổi:

Hình 2.6: Cầu nâng chữ H nổi


- Ưu điểm:
Dễ dàng vệ sinh do bàn nâng cao hơn bề mặt nền tầm 7cm nên mọi chất bẩn,
nước bẩn đều đọng ở trên bề mặt sàn, chỉ cần dùng vòi xịt của máy rửa xe.
Mặt cầu có thể xoay điều chỉnh đón xe lên theo nhiều hướng. Thi công và lắp
đặt sản phẩm dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Bàn nâng có 2 gờ ở hai bên nên việc chạy xe lên dễ dàng hơn mà không sợ bị
trượt bánh.
- Nhược điểm:
Tính thẩm mỹ không cao, không gọn gàng.
Không tận dụng được khoảng không gian để làm các dịch vụ khác khi không có
xe cần rửa
2.4.3. Cầu nâng kiểu cánh bướm:
17

Hình 2.7: Cầu nâng bàn cánh bướm

- Ưu điểm:
Chất liệu mặt bàn nâng bằng hợp kim cao cấp, được thiết kế vững chắc, chi phí
sản xuất khá thấp.
Mặt bàn nâng âm nền cánh bướm cho cầu 1 trụ rửa xe được làm với độ dày đạt
chuẩn, đảm bảo cầu không bị cong, vênh khi nâng – hạ.
Phụ kiện tương thích với hầu hết các loại cầu nâng 1 trụ thuỷ lực rửa xe ô tô
hiện nay.
Trên mặt bàn được sơn một lớp tĩnh điện giúp bảo vệ bàn nâng tốt hơn, hạn chế
tình trạng gỉ sắt hay ăn mòn của dung dịch.
- Nhược điểm:
So với bàn nâng kiểu chữ H âm nền hoặc bàn nâng cầu 1 trụ lắp nổi thì bàn nâng
dạng cánh bướm hạn chế không gian rửa hơn.
Chi phí lắp đặt tốn kém hơn do phải thuê xe cẩu hỗ trợ để lắp đặt mặt bàn lên ty
cầu.
Thi công phần hố móng tốn kém hơn và phải chuẩn chỉ hơn.
2.5. MỘT SỐ LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
Để sử dụng cầu nâng 1 trụ hiệu quả, đồng thời đảm bảo tốt vấn đề về tuổi thọ thì
người dùng cần chú ý các vấn đề sau:
- Sử dụng dầu thủy lực đạt chuẩn để quá trình vận hành không bị trục trặc hoặc hư
hỏng, giảm tuổi thọ cầu nâng.
- Không đặt tải trọng lên 1 bên cầu nâng, nó dễ khiến đồ vật rơi hoặc làm hỏng ty
nâng.
- Khi thực hiện quá trình nâng lên, nếu đã ở một độ cao thích hợp thì người dùng phải
khóa chặt giá trượt rồi mới tiến hành các công việc của mình.
- Nắm rõ thông số tải trọng định mức của cầu nâng và không nâng mức tải trọng lớn
hơn thường xuyên.
18

- Vệ sinh, bảo quản sau sử dụng và bảo dưỡng theo định kỳ để phát hiện, sửa chữa
các hư hỏng.

CHƯƠNG 3: CẦU NÂNG OTO 2 TRỤ


3.1. KHÁI NIỆM, NGUYÊN LÝ CẦU NÂNG 2 TRỤ
3.1.1. Khái niệm về cầu nâng 2 trụ
Cầu nâng ô tô 2 trụ là thiết bị chuyên dùng để nâng, hạ xe linh hoạt để sửa chữa
gầm xe, phù gầm xe ô tô hiệu quả, nhanh chóng và khiến tiệm sửa xe ô tô trở nên
chuyên nghiệp hơn giúp thu hút lượng lớn khách hàng.
3.1.2. Nguyên lý hoạt động của cầu nâng 2 trụ
Quá trình hoạt động của cầu nâng rửa xe hai trụ được mô tả đơn giản như sau:
- Để nâng tay nâng lên:
Đầu tiên bạn cần nhấn nút up, bơm thủy lực sẽ dẫn dầu thủy lực từ bình chứa
dầu sẽ dẫn dầu từ bình bơm thủy lực đến van khóa lên xilanh và tay nâng. Hai tay nâng
đẩy lên đồng thời nâng ô tô lên. Thợ sửa xe có thể điều chỉnh độ cao nâng theo mong
muốn. Thả nút up để dừng và khóa cáp trước khi thực hiện sửa chữa.

Hình 3.1. Nâng tay nâng lên


- Để tay nâng hạ xuống:
Trước khi bắt đầu hạ cầu nâng, bạn nhấn để nâng cầu nâng sửa xe 2 trụ lên 3 –
4cm để mở dây cáp. Sau đó, ấn nút down để thu hồi dầu thủy lực về bình dầu. Tay
nâng và xe ô tô cũng dần dần được thả xuống.
19

Lưu ý, trong suốt quá trình vận hành thì bộ phận khóa chốt an toàn phải luôn
hoạt động để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh xe bị rơi ra khỏi cầu nâng.
Tham khảo bản vẽ thiết kế lắp đặt cầu nâng ô tô 2 trụ dưới đây:

Hình 3.2. Nguyên lý cầu nâng 2 trụ


3.2. CẤU TẠO CẦU NÂNG 2 TRỤ
Về cơ bản cấu tạo cầu nâng ô tô 2 trụ bao gồm các bộ phận chính như:
- Hai thanh trụ cầu nâng: Gồm có 2 thanh trụ song song cách nhau một khoảng
vừa đủ với kích thước của bánh xe ô tô. Được chế tạo từ vật liệu thép nguyên chất hoặc
hợp kim thép cao cấp vô cùng chắc chắn và có độ bền cao, nhằm đảm bảo có thể chịu
được trọng lượng của các dòng xe ô tô.
- Cánh tay giữ xe: Được lắp đặt trên mỗi 1 trụ cầu nâng đều được thiết kế thêm
một cánh tay. Cánh tay cầu nâng được cấu tạo từ hai thanh thép có chất lượng cao cấp
kết nối thành một hình chữ V và gắn vuông góc với trụ, giúp cho việc giữ cho xe có thể
cân bằng trong suốt quá trình nâng lên cao và hạ xuống.
- Chốt khóa an toàn: Trên 2 trụ của cầu đều được lắp đặt hệ thống khóa an toàn,
có chức năng ngăn chặn các sự cố có thể xảy ra trong quá trình nâng hạ ô tô.
- Dầu thủy lực: Dầu kết hợp cùng bơm thủy lực giúp cho cầu nâng có thể vận
hành ổn định.
- Bơm thủy lực: Bộ phận quan trọng giúp cho cầu nâng được ô tô lên cao và
dùng để đẩy dầu thủy lực phục vụ quá trình vận hành.
- Bộ cảm biến: Được lắp đặt trên dòng cầu nâng giằng trên giúp đảm bảo an
toàn cho toàn hệ thống, khi xe lên gần chạm đến đỉnh thì cầu sẽ tự động dừng hoạt
động.
20

Bảng so sánh về cấu tạo cầu nâng ô tô 2 trụ giằng trên và cầu nâng sửa xe ô tô giằng
dưới.

Hình 3.3 Cấu tạo cầu nâng 2 trụ


3.3. PHÂN LOẠI CẦU NÂNG 2 TRỤ
Dựa vào thiết kế, cầu nâng hai trụ được chia làm 2 loại chính là cầu nâng 2 trụ
giằng trên và cầu nâng 2 trụ giằng dưới. Trong đó:
- Cầu nâng 2 trụ giằng trên: Dòng cầu nâng này có thiết kế với toàn bộ đường
dây cáp và ống dầu được bố trí tại thanh chắn phía trên. Để hạn chế tối đa những sự cố
trong quá trình sử dụng, bộ phận cảm biến cũng được lắp trên thanh giằng, báo hiệu
giới hạn của chiều cao tối đa nâng xe ô tô. Cấu tạo cầu nâng 2 trụ giằng trên đơn giản
dây cáp được đặt phía trên giúp tránh được bụi bẩn, va chạm nâng cao tuổi thọ thiết bị.
21

Hình 3.4. Cầu nâng 2 trụ giằng trên


- Cầu nâng 2 trụ giằng dưới: Ngược lại với cầu nâng cáp trên dòng cầu nâng cáp
dưới này có thiết kế toàn bộ phần dây cáp, ống dẫn dầu đặt ở thanh ngang phía dưới.
Điều này giúp đảm bảo hiệu năng làm việc cũng như an toàn trong quá trình sử dụng.
Đồng thời, mức giá của loại cầu giằng dưới cũng rẻ hơn so với các loại cầu giằng trên.
Sử dụng được cả ở trong các gara ô tô có trần nhà thấp, nâng được cả những dòng xe
có mui cao. Giá thành thường rẻ hơn cầu nâng 2 trụ giằng trên từ 2 – 3tr

Hình 3.5. Cầu nâng 2 trụ giằng dưới


22

So sánh giữa cầu nâng 2 trụ giằng trên và giằng dưới:


- Giống nhau:
+Trụ nâng: đều được làm bằng chất liệu hợp kim sắt cao cấp, trọng tải nâng tối đa 4
tấn. Bên ngoài được phun sơn tĩnh điện, hạn chế mài mòn.
+Tay nâng: có khả năng điều chỉnh song song và mở ra 180 độ, giúp điều chỉnh với
mọi loại xe.
+Bình dầu và bơm thủy lực: có tác dụng truyền lực nâng tay nâng đồng thời nâng ô
tô lên.
+Motor: có công suất 2.2Kw, lõi đồng đem lại độ bền cao.
- Khác nhau:
+ Giằng nâng:
Cầu nâng sửa xe ô tô 2 trụ giằng trên: đi dây cáp ở phía trên giúp hạn chế sự va
chạm gây hỏng cáp.
Cầu nâng rửa xe giằng dưới: dây cáp đi phía dưới giúp nâng đỡ được các loại xe
quá khổ mà không lo bị vướng.
+ Bộ cảm biến: Chỉ có cầu nâng sửa xe 2 trụ giằng trên được trang bị thiết bị này,
giúp cầu nâng khi nâng xe ô tô dùng ở mức tối đa tránh va chạm với giằng trên.
3.4. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN NĂNG XE TRÊN CẦU NĂNG 2 TRỤ
- Quy trình nâng ô tô
 Bước 1: Người vận hành sẽ thực hiện thao tác kiểm tra vật cản (nếu có cần loại
bỏ) trước khi điều khiển xe ô tô lên cầu nâng 2 trụ.
 Bước 2: Tiến hành hạ tay cầu nâng xuống vị trí thấp nhất (nếu chưa hạ) sau đó
chỉnh tay nâng dọc sang 2 bên thân cầu sao cho tay cầu tạo thành 2 đường thẳng song
song với nhau.
 Bước 3: Đưa xe vào giữa 2 trụ cầu nâng sao cho trung điểm giữa 2 bánh xe
trước sau cũng chính là điểm thẳng hàng với trụ cầu.
 Bước 4: Chỉnh 4 tay nâng về vị trí trong gầm xe một các cân đối và tiến hành
chốt tay nâng.
 Bước 5: Nhấn nút điều khiển để đưa tay nâng lên, giúp cho xe được nâng lên.
23

 Bước 6: Khi xe được nâng lên ở vị trí nhất định, giật khóa an toàn để giữ xe và
tay nâng ở vị trí cố định giúp cho cầu nâng không bị tụt xuống. Lúc này người dùng
hoàn toàn có thể thao tác một cách thoải mái dưới gầm cầu nâng mà không sợ tụt cầu.
- Quy trình hạ ô tô
 Bước 1: Kiểm tra các khu vực dưới gầm xe để đảm bảo không có vật cản.
 Bước 2: Đưa xe lên cao hơn một chút để mở khóa an toàn.
 Bước 3: Người sử dụng nhấn nút điều khiển để cầu nâng tự động hạ xuống từ từ
đến khi chạm đất.
 Bước 4: Chỉnh tay nâng về vị trí thẳng với trụ cầu nâng 2 trụ như ban đầu.
 Bước 5: Lái xe ra khỏi lòng cầu nâng 2 trụ.
24

CHƯƠNG 4: CẦU NĂNG OTO 4 TRỤ


4.1. KHÁI NIỆM, CẤU TẠO CẦU NÂNG 4 TRỤ
4.1.1. Khái niệm:
Cùng với cầu nâng 1 trụ và cầu nâng 2 trụ, cầu nâng 4 trụ là thiết bị dùng để
nâng hạ xe tại các xưởng sửa chữa, gara ô tô, trung tâm bảo dưỡng chuyên nghiệp.
Thiết bị này nhằm hỗ trợ các nhu cầu kiểm tra, sửa chữa loại phương tiện tải
trọng lớn như xe ô tô, xe tải, xe khách, xe du lịch,… được nhanh chóng và dễ dàng.
Khi sử dụng cầu nâng 4 trụ, người thợ có thể hoàn thành việc thay thế lốp, căn chỉnh
góc lái, sửa chữa các vị trí “khó nhằn” như gầm xe một cách an toàn.
4.1.2. Cấu tạo:
Trên thị trường hiện nay, cầu nâng 4 trụ khá đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng cùng
mức tải trọng tối đa. Tuy nhiên, xét về mặt cấu tạo thì chúng đều sở hữu các bộ phận
chính như sau

Hình 4.1 cấu tạo cầu năng 4 trụ


- Bảng điều khiển: Được tích hợp các nút bấm chức năng giúp người dùng thực
hiện dễ dàng các thao tác điều khiển.
- Motor: Là bộ phận quan trọng nhất, đảm bảo khả năng vận hành ổn định của
cầu nâng.
- Tấm dẫn lên cầu nâng: Được đặt ở đầu mặt nâng giúp ô tô lên di chuyển lên
giàn nâng một cách dễ dàng.
25

- Mặt nâng: Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bánh xe để xe có thể giữ thăng
bằng. Ở phía trước của mặt nâng được thiết kế tấm chặn bánh đảm bảo an toàn tuyệt
đối cho người sử dụng.
- Hệ thống dây cáp và dây dẫn dầu: Trang bị ở bên trong thân cầu; dây cáp có
nhiệm vụ kéo hạ giàn nâng và dây dẫn dầu sẽ thực hiện việc cung cấp dầu để cầu nâng
vận hành.
- Trụ nâng: Thiết bị được thiết kế 4 trụ nâng, khoảng cách đảm bảo phù hợp với
kích thước phương tiện và các trụ nâng thường kết nối với nhau bằng các thanh dầm
ngang cố định.
4.2. ƯU ĐIỂM, NHƯỢC ĐIỂM CẦU NÂNG 4 TRỤ
4.2.1. Ưu điểm:
Cầu nâng 4 trụ là loại cầu nâng không thể thiếu tại các gara sửa chữa quy mô
lớn bởi các tính năng nổi bật mà nó thiết bị này mang lại.
Thiết bị này luôn đảm bảo sự vững chãi, bền chắc trong quá trình thực hiện nâng
hạ bởi vật liệu cấu thành cao cấp, không han gỉ hay bị ăn mòn; kích thước nâng hạ lớn
linh hoạt và thao tác điều khiển lại vô cùng dễ dàng. Vì vậy, dưới sự hỗ trợ của sản
phẩm này thì người thợ sửa chữa có thể dễ dàng thực hiện các công việc theo nhu cầu
khách hàng.
26

Hình 4.2 cầu năng 4 trụ năng hạ khói lương lớn


Đồng thời, cầu nâng 4 trụ trang bị hệ thống hãm khẩn cấp đảm bảo sự an toàn
tuyệt đối cho người sử dụng. Mức trọng tải tối đa của cầu nâng 4 trụ dao động trong
khoảng từ 4-25 tấn và có thể hoạt động bền bỉ, ổn định với tần suất liên tục trong thời
gian lâu dài.
4.2.2. Nhược điểm:
Thiết bị này chiếm khá nhiều diện tích cần không gian lắp đặt lớn nên thường
phù hợp với quy mô gara lớn hoặc vừa.
4.3. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
4.3.1. Điểm lưu ý khi sử dung:
Chỉ sử dụng cầu nâng 4 trụ để hỗ trợ kiểm tra và sửa chữa ô tô có trọng tải nằm
trong khoảng giới hạn cho phép của thiết bị được nhà sản xuất cung cấp in trên
Catalogue.
Những người được phân công nhiệm vụ, có sức khỏe tốt và đã được đào tạo về
chuyên môn mới được phép sử dụng trụ nâng. Nhằm đảm bảo không xảy ra bất kỳ sự
cố đáng tiếc nào do sai kỹ thuật trong quá trình vận hành.
Vị trí lắp đặt cầu nâng 4 trụ cần đảm bảo an toàn, không tồn tại bất kỳ vật cản
nào trong không gian lắp đặt cầu nâng. Đồng thời, cần đảm bảo giàn nâng 4 trụ được
lắp đặt tại khu vực khép kín, không phải chịu các tác nhân của môi trường như: nắng,
mưa, gió, bão…
Vị trí điều khiển của người vận hành cần đảm bảo có thể quan sát được toàn bộ
hệ thống và khu vực hoạt động của cầu nâng ô tô 4 trụ.
Khoảng cách an toàn từ nền cầu nâng đến thiết bị phải đạt tối thiểu là 70 cm.
Bên cạnh đó vị trí lắp đặt phải được cung cấp ánh sáng tốt, không có điểm mù hay quá
chói.
27

Hình 4.3. Những lưu ý khi sử dụng cầu nâng 4 trụ để đảm bảo an toàn

Công việc thi công lắp đặt cầu nâng ô tô 4 trụ phải do đội ngũ nhân viên có
chuyên môn kỹ thuật về việc thi công lắp đặt thực hiện. Có như vậy, cầu nâng 4 trụ sau
khi được lắp đặt xong và đưa vào sử dụng mới đảm bảo được an toàn và năng suất
công việc.
Trước khi bắt tay vào thi công lắp đặt cầu nâng 4 trụ cần tiến hành kiểm tra kỹ
nền móng trước khi lắp đặt cố định cầu nâng 4 trụ. Hố móng của cầu nâng phải đảm
bảo chắc chắn và bằng phẳng ở mọi góc độ, không có dấu hiệu của nghiêng, trũng hay
lún…
Xác định lại chính xác tải trọng mà nền móng có thể chịu được (xác định trọng
tải tối đa cho phép của móng công trình). Trọng tải này bao gồm trọng lượng của cả
cầu nâng và ô tô.
Thiết bị cần phải được lắp đặt xa những nơi có nguồn nhiệt lớn và các thiết bị
phát ra bức xạ điện từ.
Đồng thời, vị trí của cầu nâng cần được thiết kế sao cho trong quá trình vận
hành (khi đã có xe ở trên cầu) không tạo ra trở ngại cho các hoạt động khác. Và đặc
biệt phải thuận tiện với nơi cung cấp điện, nước và khí.
Trước khi sử dụng cầu nâng để nâng xe, cần đảm bảo không xảy ra bất kỳ sự cố
đáng tiếc nào các bạn cần tiến hành kiểm tra kỹ cầu nâng 4 trụ xem các chi tiết kết nối
của cầu nâng còn đảm bảo an toàn không?
Đồng thời cần phải kiểm tra các yếu tố đảm bảo an toàn của cầu nâng, cần chắc
chắn rằng những yếu tố này vẫn còn đang hoạt động bình thường.
28

4.3.2. Các bước thực hiện nâng xe lên cầu nâng:


Để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong vận hành cũng như hiệu quả tối đa công
việc, người dùng cần nắm chắc được cách sử dụng cầu nâng 4 trụ. Dưới đây là các
bước chi tiết:

Hình 4.4 hướng dẫn sử dụng cầu năng 4 trụ


- Bước 1: Tiến hành dọn dẹp các vật dụng hoặc đồ vật không cần thiết tại mặt
sàn, thực hiện điều chỉnh cầu nâng xuống mức thấp nhất.
- Bước 2: Di chuyển ô tô lên bộ phận bàn nâng, chú ý tắt ô tô để đảm bảo an
toàn.
- Bước 3: Điều khiển để cầu nâng lên, khi ở chiều cao 15-20cm so với mặt đất
thì dừng lại để kiểm tra mức độ cân bằng tải. Khi xe đảm bảo sự cân bằng và chống đỡ
chắc chắn thì ấn nút điều chỉnh độ cao để phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Bước 4: Thực hiện khóa cóc hãm để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.
- Bước 5: Kết thúc quá trình sửa chữa, người dùng tiến hành dọn dẹp đồ đạc ở
dưới gầm cầu rồi hạ cầu nâng từ từ xuống. Sau đó, mở khóa an toàn và đưa ô tô ra bên
ngoài.
29

CHƯƠNG 5: CẦU NÂNG OTO CẮT KÉO


5.1 KHÁI NIỆM VỀ CẦU NÂNG CẮT KÉO
Cầu nâng cắt kéo (cầu nâng xếp hoặc cầu nâng chữ X) là thiết bị chuyên dụng
dùng để nâng hạ hay thay đổi vị trí của ô tô trong quá trình sửa chữa xe hoặc rửa xe.

Hình 5.1 Cầu nâng cắt kéo


Đây là sản phẩm quen thuộc có thể bắt gặp ở rất nhiều gara sửa chữa, các trung
tâm bảo trì bảo dưỡng xe. Với cầu nâng công việc nâng hạ xe trở nên đơn giản và
thuận tiện hơn, người thợ sửa chữa không phải vất vả để làm việc trong gầm xe, nhờ đó
tiết kiệm thời gian và công sức hơn rất nhiều.
Ngoài việc sử dụng để nâng xe trong các gara sửa chữa hay trung tâm bảo hành,
cầu nâng cắt kéo còn được sử dụng ở những bãi đỗ xe công cộng quy mô lớn và có cả
loại cầu nâng cắt kéo chuyên dụng cho bộ cân chỉnh độ chụm bánh xe.
30

5.2. CẤU TẠO VÀ PHÂN LOẠI CẦU NÂNG CẮT KÉO


5.2.1. Cấu tạo:

Hình 5.2. Cấu tạo cầu nâng cắt kéo


Cầu nâng cắt kéo có cấu tạo gồm 4 phần chính:
- Khung cố định:
Bao gồm 1 khung cơ bản được làm từ các tấm thép hàn lại với nhau. Trên khung
có các lỗ để bắt xuống đất bằng các lở, bên trong có lỗ để bắt các tay nâng và bảo vệ
tay nâng. Cần bẩy nối liền với trục piston của cầu nâng cắt kéo.
- Phần di động:
Bộ phận này bao gồm mặt sàn và cần bẩy của các tấm hàn, chúng được gắn đến
điểm cuối bằng 1 trục và kết nối tới tay khung. Giá đỡ được gắn với thanh kéo, được
giữ lại bằng chốt, tự động chèn vào trong quá trình nâng và khóa cầu nâng ở những bãi
đỗ xe trên cao.
- Phần nâng: Bao gồm bộ chấp hành sử dụng khí nén và được kết nối bởi các ống.
- Bộ phận an toàn:
31

Gồm một van khí an toàn, một công tắc hạn chế hành trình, một khóa tay nâng
chống quay và phần bảo vệ chân 2 bên.

5.2.2. Phân loại:


Cầu nâng xếp gồm hai loại với kích cỡ và ưu điểm khác nhau tùy vào mục đích
sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn cầu nâng cho phù hợp với nhu cầu của mình.
- Loại 1: Cầu nâng xếp thân ngắn.

Hình 5.3. Cầu nâng xếp loại ngắn


Chủ yếu sử dụng nâng gầm xe dành cho những gara hay xưởng sửa chữa nhỏ,
sản phẩm có độ ổn định và chắc chắn cao hơn nhiều so với cầu nâng 2 trụ. Ngoài ra
còn được trang bị tấm trượt phía sau và vị trí đặt bàn xoay bánh lái phía trước (dùng
trong máy cân chỉnh độ chụm). Tuy nhiên giá thành của loại cầu nâng xếp này không
hề rẻ và cách lắp đặt cũng phức tạp hơn.
- Loại 2: Cầu nâng xếp thân dài
32

Hình 5.4. Cầu nâng xếp lại dài

Giống như cầu nâng 4 trụ có thể tích hợp thêm bộ chỉnh góc đặt bánh xe khi làm
việc. Sản phẩm này thích hợp sử dụng với những gara sửa chữa, những showroom lớn
vừa tiết kiệm không gian diện tích nhà xưởng lại có độ ổn định và chắc chắn hơn nhiều
so với cầu nâng 4 trụ.
5.3 NGUYEN LÝ VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
5.3.1. Nguyên lý:
Cầu nâng cắt kéo hoạt động theo nguyên lý nén khí thủy lực. Khi nguồn khí nén
từ máy nén khí đi tới bình dầu sẽ tạo ra áp suất để đẩy dầu đi qua van khóa rồi tới vị trí
của tay nâng.
Áp suất của dầu sẽ tác động đẩy piston bên trong tay nâng lên và cần bẩy sẽ
được nâng lên từ từ. Trong quá trình cầu nâng được nâng lên áp suất dầu sẽ luôn được
duy trì ở mức ổn định nhờ vào gioăng nhớt để piston không bị hạ xuống.
Còn khi cầu nâng hạ xuống, van khí sẽ được đóng lại, piston bị ép xuống làm
dầu bị đẩy ngược trở về bình chứa. Lúc này cần bẩy sẽ thu lại và cầu nâng cũng được
hạ xuống.
33

Hình 5.5. Nguyên lý hoạt động cầu nâng cắt kéo

5.3.2. Lưu ý khi sử dụng cầu nâng cắt kéo:


Hiện nay, có rất nhiều tai nạn xảy ra trong quá trình sử dụng cầu nâng ô tô.
Chính bởi vậy, để hạn chế tối đa những tai nạn gây thiệt hại về người và tài sản thì các
bạn cần chú ý một số vấn đề dưới đây:
- Người thợ TUYỆT ĐỐI KHÔNG ở dưới chân cầu nâng trong quá trình cầu hạ xuống.
- KHÔNG nên chuyển động xe khi đang trên cầu nâng để hạn chế tình trạng mất thăng
bằng dẫn đến đổ, rơi xe.
- Vị trí khóa cầu nâng phải được thực hiện chính xác để tránh trường hợp xe bị rơi
xuống.
- Không được ở trên xe hoặc cầu nâng trong khi nâng cầu lên.
- Thực hiện đúng quy định lắp đặt.
- Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ thanh nâng để hạn chế tối đa nguy cơ các bộ phận bị
lỗi hỏng khi làm việc.
- KHÔNG để những người không có chuyên môn điều khiển và sử dụng cầu nâng.
34

5.4. CÁC BƯỚC SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ BẢO DƯỠNG CẦU NÂNG


5.4.1. Cách sử dụng cầu nâng cắt kéo đúng kỹ thuật và an toàn:
- Quy trình nâng hạ cầu nâng cắt kéo cũng tương đối đơn giản dễ sử dụng. Tuy
nhiên cũng cần phải làm theo hướng dẫn sử dụng từ nhà cung cấp.
- Gồm 4 bước:
- Bước 1: Tiến hành xoay công tắc theo chiều kim đồng hồ để kích hoạt nguồn điện.
Chú ý trên bảng điều khiển có 2 nút xanh và đỏ khi xoay công tắc. Nút đỏ sẽ kêu lên và
nút xanh sáng đèn khi mở nguồn.
- Bước 2: Tiến hành nâng cầu lên ta ấn giữ nút “UP” trên bảng điều khiển. Bàn nâng sẽ
được nâng lên từ từ đến độ cao nhất định. Nhả nút khi cầu đạt đến độ cao phù hợp.
- Bước 3: Khi cầu đã lên vị trí mong muốn ta ân nút “LOCK” để khóa cầu khi hoạt
động. Hệ thống khóa an toàn tự hoạt động. Nhằm đảm bảo sự an toàn trong quá trình
thao tắc sửa chữa.
- Bước 4: Khi hạ cầu xuống tiến hành ấn nhanh nút “UP” để mở khóa cầu nâng. Sau đó
ấn giữ nút “DOWN” để tiến hành hạ thấp cầu nâng. Bàn nâng sẽ được hạ chậm xuống
hơn trong điều khiển không tải.
35

Hình 5.6. Sử dụng cầu nâng cắt kéo


5.4.2. Quy trình bảo dưỡng cầu nâng cắt kéo:
- Để giữ cho cầu nâng ô tô kiểu xếp hoạt động ổn định, bền bỉ và nâng ca tuổi
thọ. Các chủ tiệm nên thực hiện quy trình bảo dưỡng cầu theo lịch trình như sau:
Bảo dưỡng định kỳ hàng tháng:
- Thường xuyên xiết lại tất cả ốc, vít, bu lông bắt khung thật chặt. Đặc biệt là ở
khu vực khóa tay cầu.
- Kiểm tra mức độ làm việc chính xác của máy nén khí và hệ thống khí nén của
cầu.
- Thường xuyên kiểm tra trạng thái hoạt động của tất cả các bộ phận chuyên
động. Cúng như là không chuyển động của cầu nâng.
- Thường xuyên bôi trơn hệ thống khí nén bằng dầu bôi trơn chuyên dụng.
Bảo dưỡng cầu nâng sau 12 tháng:
- Kiểm tra tổng quát lại bằng mắt thường tất cảu các kết cấu bộ phận và cơ chế
làm việc. Xem có gặp rắc rối hay trục trắc gì ở chổ nào không.
- Đặc biệt là hoạt động làm việc của công tắc chuyển đổi. Hạn chế hành trình và
hệ thống khí nén cần phải được kiểm tra bởi kỹ sư chuyên môn.
1

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[2]https://thosuaxe.vn/cau-nang-rua-xe-o-to-la-gi-cach-chon-cau-nang-hop-nhu-cau/
17:00 8/10/2023
[4]https://www.webtretho.com/f/mua-gi-o-dau/tong-quan-ve-cau-nang-o-to17:30
10/10/2023
[6]https://spro.vn/cau-tao-cau-nang-1-tru-ung-dung-trong-nganh-rua-xe-o-to/19:30
11/10/2023

You might also like