You are on page 1of 87

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

BÀO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐINH NHẬT KHANG

Hà Nội, năm 2023


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên : Đinh Nhật Khang Lớp: DH9QD1


Nghành đào tạo : Quản lý đất đai
Đơn vị thực tập : Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Đông Sơn
Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Hải Yến

Hà Nội – 2023
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành bài báo cáo, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của
bạn bè và gia đình.
Trước hết tôi xin gửi tới các thầy cô khoa Đất Đai trường Đại học Tài Nguyên và
Môi Trường Hà Nội lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc. Với sự quan tâm, dậy
dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo, đến nay tôi đã có thể hoàn thành báo cáo, đề tài:
“Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh
Hóa.”
Nhân dịp hoàn thành bản báo cáo, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ts. Nguyễn Thị Hải
Yến, là người trực tiếp hướng dẫn khóa học, đã tận tình hướng dẫn, dành công sức,
thời gian vào tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Không thể không nhắc tới sự giúp đỡ, đóng góp nhiệt tình của các cán bộ Chi
nhánh văn phòng đăng kí đất đai huyện Đông Sơn đã cung cấp tài liệu, số liệu cho
tôi để tôi hoàn thành tốt bản báo cáo thuận lợi. Tuy nhiên, do thời gian còn có sự
hạn chế và thiếu sự hiểu biết, nên bản báo cáo còn hạn chế và thiếu sót. Rất mong
sự đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô để tôi có điều kiện bổ sung , củng cố ý thức
trách nhiệm, phục vụ cho công tác, vị trí đảm bảo trong tình hình hiện nay được tốt
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Đông Sơn, ngày 16 tháng 03 năm 2023


Sinh viên thực hiện

i
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................IX

DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................X

DANH MỤC HÌNH ẢNH................................................................................................VII

MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1

1. Tính cấp thiết của chuyên đề........................................................................................................... 1

2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề...................................................................................................... 2

2.1. Mục đích........................................................................................................................................... 2

2.2. Yêu cầu.............................................................................................................................................. 2

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐƠN VỊ THỰC TẬP...........................................................4

1.1. Giới thiệu tổng quát về đơn vị thực tập............................................................................................. 4

1.1.1. Mô tả về vị trí của đơn vị thực tập.................................................................................................. 4

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh văn phòng đăng kí đất đai huyện Đông Sơn............................6

1.1.3.  Thẩm quyền của chi nhánh  văn phòng đăng kí đất đai...................................................................7

1.1.4. Cơ chế phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai...............8

1.2. Nguyên tắc làm việc của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa......9

1.2.1. Nguyên tắc ứng xử trong thi hành công vụ......................................................................................9

1.2.2. Nguyên tắc ứng xử trong quan hệ xã hội.......................................................................................13

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT..................................................................................15

2.1. Cơ sở pháp lý................................................................................................................................... 15

2.2. Một số quy định chung về giấy chứng nhận và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất..................................................................................................... 16

2.2.1. Đối tượng được cấp giấy chứng nhận........................................................................................... 16

2.2.2. Thẩm quyền xét duyệt, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...................................................17

2.2.3. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.....................................................................18

2.2.4. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất....19
2.3. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại một số nước trên thế giới và Việt Nam.............21

2.3.1. Việt Nam...................................................................................................................................... 21

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.......................................................................23

3.1. Công việc được giao trong quá trình thức tập..................................................................................23

3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................................. 23

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu............................................................................................. 23

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.......................................................................................... 23

3.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu..................................................................................23

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.........................................................................24

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa...............................................24

4.1.1. Điều kiện tự nhiên......................................................................................................................... 24

4.1.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................................................. 24

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo....................................................................................................................... 25

4.1.1.3. Khí hậu...................................................................................................................................... 26

4.1.1.4. Thủy văn.................................................................................................................................... 27

4.1.2. Đặc điểm các nguồn tài nguyên..................................................................................................... 28

4.1.2.1. Tài nguyên đất........................................................................................................................... 28

4.1.2.2. Tài nguyên rừng......................................................................................................................... 30

4.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản.............................................................................................................. 30

4.1.2.4. Tài nguyên du lịch...................................................................................................................... 30

4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................................... 32

4.2.1. Phân tích khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội..........................................................32

4.2.2. Phân tích thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực.......................................................................34

4.2.2.1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản.................................................................................................... 34

4.2.2.2. Công nghiệp-TTCN và Xây dựng.................................................................................................... 34

4.2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ............................................................................................................... 35

4.2.3. Văn hóa – xã hội........................................................................................................................... 37


4.2.4. Phân tích thực trạng phát triển đô thị và phát triển nông thôn......................................................38

4.2.5. Phân tích thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng...............................................................................38

4.2.5.1. Thực trạng phát triển hạ tầng giao thông...................................................................................38

4.2.5.2. Cấp điện..................................................................................................................................... 39

4.2.5.3. Thủy lợi, cấp, thoát nước........................................................................................................... 39

4.2.5.4. Thực trạng phát triển bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin...............................................40

4.2.6. Giáo dục – Y tế.............................................................................................................................. 41

4.2.6.2. Y tế............................................................................................................................................ 42

4.3. Đánh giá chung................................................................................................................................ 42

4.3.1. Thuận lợi...................................................................................................................................... 42

4.3.2. Khó khăn...................................................................................................................................... 43

4.4. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa...............................44

4.4.1. Công tác Hành chính - Kế hoạch.................................................................................................... 44

4.4.2. Công tác chuyên môn.................................................................................................................... 45

4.4.2.1. Về công tác tiếp nhận và giải quyết TTHC lĩnh vực đất đai..........................................................45

4.4.2.2. Về công tác tiếp nhận và giải quyết TTHC lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm..........................46

4.4.2.3. Công tác chuyển thông tin xác định nghĩa vụ tài chính................................................................46

4.4.2.4. Lĩnh vực kỹ thuật địa chính......................................................................................................... 46

4.4.2.5. Công tác thông tin lưu trữ.......................................................................................................... 46


4.4.2.6. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai.................................................................................................47

4.4.2.7. Công tác tài chính...................................................................................................................... 47

4.4.2.8. Tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo............................................................................47

4.4.2. Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân............................................48

4.4.2.1. Những mặt đạt được................................................................................................................. 48

4.4.2.2. Những tồn tại của việc quản lý nhà nước về đất đai...................................................................49

4.4.2.3. Nguyên nhân tồn tại của việc quản lý nhà nước về đất đai.........................................................49

4.4.3. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về đất đai......................52

4.5. Hiện trạng sử dụng đất.................................................................................................................... 52


4.5.1. Đất nông nghiệp........................................................................................................................... 55

4.5.2. Đất phi nông nghiệp...................................................................................................................... 56

4.5.3. Đất chưa sử dụng......................................................................................................................... 57

4.6. Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa............................................58

4.6.1.1. Đối với trường hợp cấp GCNQSDĐ thông qua đấu giá quyền sử dụng đất...........................................58

4.6.1.2 .Đối với trường hợp cấp GCNQSDĐ không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất........................59

4.6.1.3 .Đối với trường hợp cấp GCNQSDĐdo tách thửa hoặc hợp thửa..................................................62

4.6.1.4 .Đối với trường hợp cấp lại do mất GCNQSDĐ.............................................................................64

4.6.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận tại huyện Đông Sơn giai đoạn 2020-2022...............................................66

4.6.2.1. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất
có giấy tờ về quyền sử dụng đất trên địa bàn Huyện Đông Sơn...............................................................66

4.6.2.2. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân có vi phạm đất đai trên
địa bàn huyện Đông Sơn........................................................................................................................ 67

4.6.2.3. Kết quả cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa
bàn huyện.............................................................................................................................................. 68

4.6.2.3. Kết quả đăng ký biến động, đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá
nhân trên địa bàn huyện Đông Sơn......................................................................................................... 68

4.6.2.5. Việc cấp GCN quyền sử dụng đất ở có nguồn gốc đất từ đất của các nông, lâm trường trên địa
bàn huyện Đông Sơn.............................................................................................................................. 70

4.5.2.6. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị về việc cấp GCN quyền sử dụng đất ở và
tài sản gắn liền với đất........................................................................................................................... 70

4.6.3. Đánh giá những mặt thuận lợi, khó khăn - tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong công tác đăng ký
đất đai, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa...........................................70

4.6.3.1. Thuận lợi................................................................................................................................... 70

4.6.3.2. Hạn chế...................................................................................................................................... 71

4.6.3.3. Nguyên nhân............................................................................................................................. 72

KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ..................................................................................................75

1. Kết luận......................................................................................................................................... 75

2. Kiến nghị....................................................................................................................................... 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................77


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tên viết tắt Tên đầy đủ

CNH, HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa

GCN Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu


nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
NĐ-CP Nghị định- chính phủ

TT-BTNMT Thông tư- bộ tài nguyên môi trường

TN&MT Tài nguyên và môi trường


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Mô tả Chi nhánh văn phòng đăng kí đất đai huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh
Hóa............................................................................................................................ 4
Bảng 4.1.Hiện trạng sử dụng đấthuyện Đông Sơn...................................................52
Bảng 4.2. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá
nhân đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông
Sơn)......................................................................................................................... 66
Bảng 4.3. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân
có vi phạm đất đai trên địa bàn huyện Đông Sơn ...................................................67
Bảng 4.4. Kết quả cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất huyện Đông
Sơn..........................................................................................................................68
Bảng 4.5. Kết quả đăng ký biến động, đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Đông Sơn ..............................69
Bảng 4.6. Kết quả giải quyết khiếu, tố cáo, phản ánh, kiến nghị về việc cấp GCN
quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh ............................70
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Hình ảnh trang 1 và trang 4 giấy chứng nhận quy định tại Thông tư
23/2014/BTNMT.....................................................................................................20
Hình 2.2. Hình ảnh trang 2 và trang 3 giấy chứng nhận quy định tại Thông tư
23/2014/BTNMT.....................................................................................................21
Hình 4.1. Bản đồ hành chính huyện tỉnh Thanh Hóa...............................................24
Hình 4.2. Biểu đồ Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia
đình, cá nhân đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện
Đông Sơn................................................................................................................. 67

vii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của chuyên đề
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và
phát triển của con người và các sinh vật trên trái đất, là vật thể thiên nhiên hình
thành lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp các yếu tố: đá mẹ, thực vật,
động vật, địa hình,… Tất cả các loại đất trên trái đất này được hình thành sau một
quá trình thay đổi lâu đời trong tự nhiên. Chất lượng của đất phụ thuộc vào đá mẹ,
khí hậu,… trên đất và trong đất.
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn gốc của mọi ngành sản xuất là sự
tồn tại kết tinh trong đó là sức lao động của con người. Ở Việt Nam đất thuộc quyền
sở hữu của toàn dân do Nhà nước đại diện quản lý để đảm bảo việc sử dụng đất đai
một cách hiệu quả, hợp lý, tíết kiệm. Nhằm phát triển và tận dụng tối ưu hóa nguồn
lực đất đai, pháp luật ghi nhân và bảo vệ quyền của người sử dụng đất, cho phép
người sử dụng đất quyền “ được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vấn đề mang tính kinh tế,xã hội
nhưng cũng là vấn đề phức tạp về mặt pháp lý. Với mục tiêu hoàn thiện hệ thống
pháp luật đất đai mà tiêu biểu là việc ban hành Luật đất đai năm 2013 với mục đích
giải quyết các bất cập còn tồn tại trong Luật đất đai năm 2003, những quy định
trong văn bản này mang tới những đổi mới nhằm giải quyết dứt điểm các vấn đề
trong đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay. Tuy nhiên, thực
tiễn thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn bộc lộ một số
hạn chế như quy định về nộp tiền sử dụng đất khi cấp giấy chứng nhận còn quá cao
so với khả năng tài chính của đa số người dân, quy định về điều kiện cấp giấy
chứng nhận còn chưa phì hợp với thực tế sử dụng đất,…
Hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau, các tranh chấp, sai phạm phát sinh
trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày càng phát triển đa
dạng và phức tạp. Giải quyết tốc các vấn đề này có tầm quan trọng trong việc bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời góp phần vào sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước.

1
Huyện Đông Sơn cũng không nằm ngoài thực tế chung đó. Là một huyện với vị
trí địa lý tương đối thuận lợi, nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, đang có nhiều
chính sách để thu hút đầu tư. Mặc dù trong thời gian qua được sự quan tâm của các
cấp, các ngành song công tác quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và lập hồ sơ địa chính của huyện còn gặp nhiều hạn chế khó khăn do nhiều
nguyên nhân tác động. Mặt khác một trong những mục tiêu hang đầu của huyện
hiện nay là đẩy nhanh tiến trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Nhận thức được thực tiễn và tầm quan trọng của công tác cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất từ những thực tế trên của xã, với vai trò là một sinh viên đang
thực tập tốt nghiệp, được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường - Ban Chủ
nhiệm khoa Quản lý Đất đai - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường, được sự
hướng dẫn tận tình của Ts.Nguyễn Thị Hải Yến, cùng với sự chấp nhận của Chi
nhánh văn phòng đăng kí đất đai huyện Đông Sơn, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh
Hóa.”
2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề
2.1. Mục đích
- Đánh giá kết quả công tác cấp giấy chứng nhận tại huyện Đông Sơn,tỉnh Thanh
Hóa.
- Xác định được những thuận lợi và khó khăn trong công tác cấp giấy chứng
nhận của huyện Đông Sơn,tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất những giải pháp khắc phục những khó khăn, góp phần thúc đẩy công
tác cấp giấy chứng nhận đạt được hiệu quả cao hơn trong thời gian tới.
2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu, nắm vững chính sách pháp luật đất đai và tài liệu có liên quan đến
công tác cấp giấy chứng nhận.
- Số liệu, thông tin điều tra thu thập phải đảm bảo chính xác, phản ánh trung
thực, khách quan thực trạng tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện
Đông Sơn,tỉnh Thanh Hóa.

2
- Số liệu điều tra thu thập được phải được phân tích, đánh giá một cách khách
quan đúng pháp luật.
- Đề xuất các giải pháp khắc phục phải có tính khả thi, phù hợp với thực trạng địa
phương và phù hợp với Luật Đất đai do Nhà nước quy định.

3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1. Giới thiệu tổng quát về đơn vị thực tập
1.1.1. Mô tả về vị trí của đơn vị thực tập
CHI NHÁNH VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN ĐÔNG SƠN là đơn vị
sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng thực
hiện đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập
nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê
đất đai và cung cấp thông tin đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp
luật. Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được Nhà
nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc và mở tài khoản theo quy định của
pháp luật.

Bảng 1.1. Mô tả Chi nhánh văn phòng đăng kí đất đai huyện Đông Sơn, tỉnh
Thanh Hóa

THÔNG TIN ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

Tên chính CHI NHÁNH VĂN PHÒNG Tên giao dịch


thức ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI
HUYỆN ĐÔNG SƠN

Mã doanh 2802875296-015 Ngày cấp 23/10/2020


nghiệp

Cơ quan Cục Thuế Tỉnh Thanh Hoá Ngày bắt đầu 23/10/2020
thuế quản lý hoạt động

Trạng thái  NNT đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Địa chỉ trụ Khu phố Cao Sơn, Thị trấn Rừng Thông, Huyện Đông
sở Sơn, Thanh Hoá

4
Email ketoan.vpdkdd.th@gmail.com; Website

Người đại Thiều Sỹ Phấn


diện

Địa chỉ Thôn 1, Xã Đông Thanh, Huyện Đông Sơn, Thanh Hoá
người đại
diện

Giám đốc Thiều Sỹ Phấn

Kế toán Hà Thị Huyền

THÔNG TIN NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG

Ngành nghề Hoạt động đo đạc và bản đồ Lĩnh vực kinh Kinh tế nhà
chính tế nước (100%
vốn nhà
nước)

Loại hình Đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ Loại hình tổ Đơn vị trực


kinh tế trang chức thuộc

Cấp chương (426) Sở Tài nguyên và Môi Loại khoản (431) Các Hé
trường tư vấn P.luật,
kế toán, kiểm
toán,thuế,
thẩm định,
nghiên cứu
TT,thăm dò
dư luận,tư
vấn QLKD

( nguồn: vinabiz.us)

5
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Chi nhánh văn phòng đăng kí đất đai huyện
Đông Sơn
Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC quy định:
"Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh văn phòng
đăng ký đất đai bao gồm:
Theo quy định của pháp luật, chi nhánh được thực hiện chức năng, nhiệm của
văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh.
Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai bao gồm:
– Thực hiện việc đăng ký đất được Nhà nước giao quản lý, đăng ký quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Thực hiện việc cấp lần đầu, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng
nhận).
– Thực hiện việc đăng ký biến động đối với đất được Nhà nước giao quản lý,
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
–  Lập, chỉnh lý, cập nhật, lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính; tiếp nhận, quản lý
việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
–  Cập nhật, chỉnh lý, đồng bộ hóa, khai thác dữ liệu đất đai; xây dựng, quản lý
hệ thống thông tin đất đai theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
chỉnh lý bản đồ địa chính; trích lục bản đồ địa chính.
–  Kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất; kiểm tra, xác nhận sơ đồ nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất do tổ chức, cá nhân cung cấp phục vụ đăng ký, cấp Giấy
chứng nhận.
–  Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
– Cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.

6
–  Thực hiện các dịch vụ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp với năng lực
theo quy định của pháp luật.
– Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Văn phòng đăng
ký đất đai theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện
hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao.
1.1.3.  Thẩm quyền của chi nhánh  văn phòng đăng kí đất đai
Theo khoản 19 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP, cơ quan tiếp nhận hồ sơ và
trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp
đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất là Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng.
Cụ thể như sau:
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài
sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận là Văn phòng đăng
ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng.
Căn cứ điều kiện cụ thể tại địa phương, UBND cấp tỉnh ban hành quy chế tiếp
nhận, luân chuyển hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai,
tài sản khác gắn liền với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đảm bảo thời
gian theo quy định của pháp luật, công khai các thủ tục hành chính và việc lựa chọn
địa điểm nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai, một trong các Chi nhánh trên địa
bàn cấp tỉnh hoặc địa điểm theo nhu cầu của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản
gắn liền với đất.
Đối với trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh thực hiện việc tiếp
nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền
với đất; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận theo nhu cầu của người sử dụng đất,
chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì thời gian, địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả kết
quả giải quyết thủ tục được thực hiện theo thỏa thuận giữa người có nhu cầu và Văn
phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh nhưng không quá thời gian thực hiện thủ tục do
UBND cấp tỉnh quy định.
Đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người

7
Việt Thanh Hóa cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá
nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư, người Việt Thanh Hóa cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền
với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại
UBND cấp xã thì UBND cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả. Trường
hợp đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp đổi, cấp lại Giấy chứng
nhận thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, UBND cấp xã phải
chuyển hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất
đai.
– Địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và
trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ thì các cơ
quan quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thực hiện
việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thông qua bộ phận một cửa theo Quyết định của
UBND cấp tỉnh, trừ trường hợp tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục
đăng ký đất đai, tài sản khác gắn liền với đất, cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận
tại địa điểm ngoài trụ sở Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh theo nhu cầu của
người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
1.1.4. Cơ chế phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng
đăng ký đất đai
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC quy
định:
"Điều 5. Cơ chế phối hợp
1. Việc phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký
đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), cơ quan tài chính,
cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong việc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo các nguyên tắc sau:

8
a) Bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, kịp thời, công khai, minh
bạch;
b) Xác định rõ cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp; trách nhiệm, quyền hạn của
người đứng đầu cơ quan, đơn vị; nội dung, thời hạn, cách thức thực hiện; chế độ
thông tin, báo cáo;
c) Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành; phù hợp với chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, quy chế tổ chức hoạt động của từng cơ quan, đơn vị.
2. Cơ chế phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng
ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ
quan tài chính, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan thực hiện theo
Quy chế phối hợp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành đảm bảo nguyên tắc theo
quy định tại khoản 1 Điều này và hướng dẫn của liên Bộ: Tài chính, Tài nguyên và
Môi trường quy định về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ của
người sử dụng đất khi thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai."
Theo đó, việc phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng
đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện và
các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo các nguyên tắc nêu trên.
1.2. Nguyên tắc làm việc của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện
Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
1.2.1. Nguyên tắc ứng xử trong thi hành công vụ
Về đạo đức, lối sống, tinh thần và thái độ làm việc:
1. Trung thành với Đảng và Nhà nước; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc
gia; tôn trọng và tận tụy phục vụ Nhân dân; xây dựng, giữ gìn và bảo vệ uy tín, hình
ảnh của người công chức, viên chức, của đơn vị, của Bộ và của ngành tài nguyên và
môi trường.
2. Phải sẵn sàng nhận và làm tròn chức trách, nhiệm vụ được phân công; không
được kén chọn chức danh, vị trí công tác, chọn nơi có nhiều lợi ích, chọn việc dễ,
bỏ việc khó; không được né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

9
3. Phải có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết, tận tụy
với công việc; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị; tránh
hiện tượng trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu quả.
4. Không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức, lối sống; thực hiện cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; trung thực, giản dị, thẳng thắn, chân thành; không
được cơ hội, sống ích kỷ, ganh ghét, đố kỵ.
5. Bảo vệ bí mật của Đảng, của Nhà nước, của Bộ, của Ngành và của cơ quan, tổ
chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật.
6. Tuân thủ kỷ luật phát ngôn; không tự ý phát ngôn, cung cấp văn bản, tài liệu
liên quan đến hoạt động của cơ quan, đơn vị, của Bộ và của Ngành cho các tổ chức,
cá nhân khi chưa được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền.
7. Không nhân danh Bộ Tài nguyên và Môi trường hay tổ chức, đơn vị đang công
tác để xử lý, giải quyết việc riêng.
8. Không sử dụng tài sản, trang thiết bị, phương tiện công sai mục đích hoặc vào
mục đích cá nhân dưới mọi hình thức. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, giữ gìn
và bảo vệ tài sản chung của cơ quan, đơn vị.
9. Tích cực tham gia xây dựng, giữ gìn không gian xanh, sạch, đẹp và môi trường
văn hóa thân thiện, văn minh nơi công sở.
10. Nghiêm cấm đánh bạc, rượu chè bê tha, sa vào các tệ nạn xã hội. Tuân thủ
chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa
tốt đẹp của dân tộc; không mê tín dị đoan và có những hành vi phản cảm.
Về trang phục, tác phong làm việc: Khi thực thi công vụ, nhiệm vụ, công chức,
viên chức phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự, đi giày hoặc dép có quai hậu. Trang phục
phải phù hợp với tính chất công việc, đặc thù của Ngành và thuần phong, mỹ tục.
Đối với những ngành, lĩnh vực có trang phục riêng thì thực hiện theo quy định
riêng.
Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc, tham dự các cuộc họp; sắp
xếp, sử dụng thời gian làm việc khoa học, hiệu quả. Trong giờ làm việc không rời
bỏ cơ quan, đơn vị, vị trí công tác mà không có lý do chính đáng, không được sự

10
đồng ý của cấp có thẩm quyền, không làm việc riêng, nghe nhạc, chơi điện tử và các
thiết bị giải trí cá nhân.
Tư thế, tác phong, cử chỉ nghiêm túc; thái độ niềm nở, khiêm tốn, lễ phép, tôn
trọng người giao tiếp; sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
Phải đeo thẻ công chức, viên chức (hoặc cài thẻ tên, phù hiệu, thẻ chức danh theo
quy định) trong suốt thời gian làm việc, thực thi công vụ.
Sắp xếp nơi làm việc ngăn nắp, gọn gàng; không trưng bày, lưu giữ hình ảnh, nội
dung văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu chống lại Đảng, Nhà nước.
Hút thuốc đúng nơi quy định. Nghiêm cấm sử dụng đồ uống có cồn ngay trước
và trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa các ngày làm việc (trừ trường hợp được sự đồng
ý của Lãnh đạo đơn vị vào các dịp lễ, tiếp khách ngoại giao); thực hiện nghiêm quy
định về sử dụng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông.
Về chuẩn mực ứng xử và giao tiếp:
Trong giải quyết các yêu cầu của tổ chức và công dân: Khi giao tiếp để giải quyết
các yêu cầu của tổ chức và công dân, công chức, viên chức phải tôn trọng, lắng
nghe, tận tình giải thích cặn kẽ những thắc mắc. Thực hiện “4 xin, 4 luôn”: xin
chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe,
luôn giúp đỡ.
Không được có thái độ hách dịch, dọa nạt, gây căng thẳng, khó khăn, phiền hà,
vòi vĩnh, kéo dài thời gian xử lý công việc của tổ chức và công dân; không được thờ
ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc của tổ chức và công
dân. Nghiêm cấm việc lợi dụng nhiệm vụ, vị trí công tác để nhũng nhiễu, phiền hà,
trục lợi.
Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tiếp công dân phải nghiêm túc, tôn
trọng, lắng nghe ý kiến của tổ chức, công dân để hướng dẫn, tham mưu giải quyết
thấu đáo theo đúng quy định của pháp luật.
Hướng dẫn công khai quy trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, quy trình thủ
tục hành chính đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm các đề nghị của tổ
chức và công dân được giải quyết đúng pháp luật.

11
Không được từ chối giải quyết các yêu cầu của tổ chức và công dân thuộc chức
trách, nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; không được làm mất, hư
hỏng hoặc làm sai lệnh hồ sơ, tài liệu liên quan.
Trường hợp hồ sơ giải quyết có sai sót, chậm, muộn phải thực hiện nghiêm túc
việc xin lỗi theo quy định.
Về giao tiếp và ứng xử giữa cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp:
Đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý: Phải gương mẫu đi đầu trong
việc nêu gương về mọi mặt; xây dựng môi trường làm việc của đơn vị chuyên
nghiệp và thân thiện.
Giữ gìn đoàn kết nội bộ; thực hiện dân chủ ở cơ sở, tôn trọng, lắng nghe và tiếp
thu ý kiến đúng đắn của công chức, viên chức cấp dưới; ứng xử theo nguyên tắc dân
chủ, khách quan, công bằng và minh bạch; không được duy ý chí, áp đặt, bảo thủ,
chuyên quyền, độc đoán, coi thường cấp dưới; không được trù dập, lợi dụng việc
góp ý, phê bình làm tổn hại đến uy tín của cấp dưới.
Phân công nhiệm vụ cho cấp dưới rõ ràng và thường xuyên kiểm tra, theo dõi
việc thực hiện; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công chức, viên chức để bố trí, sử
dụng nhằm phát huy năng lực, sở trường của từng cá nhân.
Công tâm, khách quan trong quản lý, sử dụng, đánh giá công chức, viên chức
thuộc thẩm quyền quản lý; chủ động xin thôi giữ chức vụ khi nhận thấy bản thân
còn hạn chế về năng lực và uy tín.
Giữa công chức, viên chức với cấp trên: Tuân thủ thứ bậc hành chính, phục tùng
sự chỉ đạo, điều hành, phân công công việc của cấp trên; không né tránh, thoái thác
nhiệm vụ; không nịnh bợ lấy lòng.
Trong giao tiếp và khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, cấp dưới phải có thái độ lịch
sự, tôn trọng cấp trên; chủ động, thẳng thắn, chân thành đóng góp ý kiến với cấp
trên để kịp thời khắc phục tồn tại hạn chế, đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành và
xây dựng cơ quan, đơn vị; không được lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại
đến uy tín, danh dự của cấp trên.
Chủ động, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ, công vụ, chịu trách nhiệm trước cấp
trên và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

12
Giữa công chức, viên chức với đồng nghiệp: Phải có tinh thần, thái độ hợp tác,
phối hợp, tương trợ lẫn nhau trong thực thi nhiệm vụ; không bè phái, gây mất đoàn
kết nội bộ trong cơ quan, đơn vị; Phải tôn trọng và bảo vệ danh dự, uy tín của đồng
nghiệp; cởi mở, chân thành, thân thiện; lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn của
đồng nghiệp, của tập thể; thẳng thắn góp ý với đồng nghiệp trên tinh thần xây dựng,
khách quan; không được lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến uy tín của
đồng nghiệp.
Về giao tiếp qua điện thoại, thư điện tử công vụ và trên mạng xã hội
Khi giao tiếp qua điện thoại, công chức, viên chức phải xưng tên, chức danh,
chức vụ, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung
công việc; âm lượng vừa đủ nghe, không gắt gỏng hay nói trống không, không ngắt
điện thoại đột ngột.
Quản lý và sử dụng hộp thư điện tử công vụ theo đúng quy định; thực hiện việc
gửi, trả lời thư điện tử công vụ kịp thời, lịch sự.
Không sử dụng mạng xã hội để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được
kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ; không sử
dụng, lợi dụng mạng xã hội để nói sai sự thật về tổ chức, cá nhân, làm ảnh hưởng
đến uy tín, hình ảnh của đơn vị, của Bộ và của Ngành.
Không phát tán, đăng tải, chia sẻ thông tin, hình ảnh mang tính nội bộ của Bộ,
của Ngành, của đơn vị lên các trang mạng xã hội.
Không sử dụng trang thiết bị, điện thoại cơ quan, thư điện tử công vụ để giải
quyết việc riêng.
1.2.2. Nguyên tắc ứng xử trong quan hệ xã hội
Ứng xử nơi công cộng: Gương mẫu chấp hành và vận động người dân thực hiện
các nội quy, quy tắc nơi công cộng; không vi phạm các chuẩn mực về thuần phong
mỹ tục, bản sắc văn hóa dân tộc; thể hiện văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử,
trang phục.
Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi tham gia các hoạt động xã hội;
không tham gia, xúi giục; kích động, tiếp tay hoặc bao che các hành vi vi phạm
pháp luật của người khác.

13
Không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn hay mạo danh để tạo ảnh hưởng, uy tín
khi tham gia các hoạt động xã hội; không được lợi dụng chức vụ, quyền hạn, danh
nghĩa cơ quan, tổ chức để giải quyết công việc của cá nhân.
Kịp thời thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết các
thông tin về hành vi vi phạm pháp luật.
Ửng xử nơi cư trú: Nêu gương về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của
người công chức, viên chức trước nhân dân.
Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân; tuyên truyền, vận động nhân dân thực
hiện chủ trường, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, góp ý
tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ở cơ sở.
Tham gia đầy đủ, nghiêm túc các cuộc họp do cấp có thẩm quyền nơi cư trú tổ
chức, triệu tập; tích cực tham gia đóng góp ý kiến về công việc chung của của địa
phương; phản ánh ý kiến của nhân dân đến cấp có thẩm quyền theo quy định.
Ứng xử trong gia đình: Gương mẫu; tuyên truyền, giáo dục gia đình thực hiện
hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các
quy định của địa phương nơi cư trú.
Tham gia và vận động các thành viên trong gia đình tham gia các cuộc vận động,
các phong trào thi đua do địa phương phát động; xây dựng mối quan hệ đoàn kết
gắn bó, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Không để các thành viên trong gia đình lợi dụng danh nghĩa của bản thân để vụ
lợi cho gia đình và bản thân; không tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật,
tân gia và các việc khác xa hoa, lãng phí hoặc để vụ lợi.

14
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Cơ sở pháp lý
Với mục tiêu quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất, nhà nước đã ban hành nhiều văn
bản pháp luật nhằm quản lý toàn diện với từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất, đăng
kí đất đai, cấp GCNQSDĐ được đặc biệt trú trọng trong công tác quản lý nhà nước
về đất đai.
Trước yêu cầu đối mới của đất nước, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản mang
tính chiến lược trong việc sử dụng đất đai nhằm đem lại hiệu quả kinh tế.
Dưới đây là các văn bản pháp luật về đất đai hướng dẫn việc thực hiện các quy
định trong việc cấp GCNQSDĐ.
-  Luật Đất đai 2013;
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Đất đai;
- Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai;
- Nghị định 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 sửa đổi, bổ sung một số nghị
định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;
- Thông tư 02/2015/TT-BTNMT ngày 27/01/2015 quy định chi tiết một số điều
của Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2015;
- Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về bản đồ địa chính;
- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT  ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính;
- Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2019 quy định chi tiết Nghị
định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định
chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư
hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;
- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT  ngày 19/5/2014 quy định về Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
- Thông tư liên tịch 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04/4/2015
hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của
văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc sở tài nguyên và môi trường;

15
- Thông tư 30/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 quy định về hồ sơ giao đất,
cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất (Điều 12);
- Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT ngày 23/6/2016 hướng dẫn
việc đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
- Thông tư liên tịch 88/2016/TTLT/BTC-BTNMT ngày 22/06/2016 quy định
về hồ sơ và trình tự, thủ tục tiếp nhận, luân chuyển hồ sơ xác định nghĩa vụ tài
chính về đất đai của người sử dụng đất.
- Quyết định 19/2019/QĐ-UBND Sửa đổi, bổ sung Quyết định số 21/2018/QĐ-
UBND ngày 10/7/2018 của UBND tỉnh ban hành bộ đơn giá sản phẩm đo đạc bản
đồ địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- Quyết định 29/2018/QĐ-UBND Quy định về thời gian hoạt động của đại lý
Internet và điểm truy nhập Internet công cộng không cung cấp dịch vụ trò chơi điện
tử; cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện
hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa
- Quyết định 21/2018/QĐ-UBND Ban hành bộ đơn giá sản phẩm đo đạc bản đồ
địa chính, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Quyết định 1729/QĐ-UBND Về việc uỷ quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức trong
nước
2.2. Một số quy định chung về giấy chứng nhận và cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
2.2.1. Đối tượng được cấp giấy chứng nhận
Điều 99 Luật đất đai 2013 quy định rõ những trường hợp sử dụng đất được cấp
GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sau:

16
1. Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại điều 100, 101 và 102 của Luật
này.
2. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu
lực thi hành.
3. Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho
quyền SDĐ, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất, người nhận quyền sử dụng đất
khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất đề thu hồi nợ.
4. Người sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành công đối với tranh chấp đất
đai, theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ
quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
5. Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất.
6. Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao, khu kinh tế.
7. Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
8. Người được nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở, người mua
nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.
9. Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa, nhóm người sử dụng đất hoặc các
thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền
sử dụng đất hiện có.
10. Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại GCNQSDĐ bị mất.
2.2.2. Thẩm quyền xét duyệt, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- UBND, thành phố trực thuộc trung ương cấp GCNQSDĐ cho tổ chức, cơ sở tôn
giáo, người Việt Thanh Hóa cư ở nước ngoài, tổ chức , CN nước ngoài.
- UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp GCNQSDĐ cho HGĐ,
CN, cộng đồng dân cư, người dân Việt Thanh Hóa cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn
liền với quyền sử dụng đất ở.
Cơ quan có thẩm quyền GCNQSDĐ được ủy quyền cho cơ quan quản lý đất đai
cùng cấp. Chính phủ quy định điều kiện được ủy quyền cấp GCNQSDĐ.

17
Sở TN&MT(Tài nguyên và Môi trường ) cấp tỉnh, thành phố thực hiện chứng
nhận thay đổi đối với các GCNQSDĐ thuộc thẩm quyền cấp của Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh.
Phòng TNMT cấp huyện thực hiện chứng nhận thay đổi các GCNQSDĐ thuộc
thẩm quyền cấp của UBND (Ủy ban nhân dân) cấp huyện.
2.2.3. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo quy định tại điều 98 Luật Đất đai năm 2013 như sau:
- Giấy chứng nhận được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất
đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có
yêu cầu thì được cấp giấy chứng nhận chung cho các thửa đất đó.
- Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung
nhà, tài sản khác gắn liền với đất thì GCN phải ghi đầy đủ tên của những người có
chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
và cấp cho mỗi người 01 GCN, trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu
thì cấp chung một GCN và trao cho người đại diện.
- Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở ,tài sản khác gắn liền với đất được nhận
GCN sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Trường
hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc
đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ
tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm tì được nhận GCN ngay
sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất là tài sản chung của vợ chồng thì phải ghi rõ cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào
GCN, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. Trường hợp
quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở là tài sản chung của vợ và chồng mà GCN đã cấp
chỉ ghi họ, tên vợ hoặc chồng thì được cấp đồi sang GCN để ghi cả họ, tên vợ và
họ, tên chồng nếu có yêu cầu.
- Trường hợp có chênh lệch giữa diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với ghi số
liệu ghi trên giấy tờ quy định tại điều 100 LDĐ 2013 hoặc GCN đã cấp mà ranh

18
giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có
giấy tờ về quyền SDĐ, không có tranh chấp với ngưởi sử dụng đất liền kề thì được
cấp giấy diện tích được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người SDĐ không phải
nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có. Trường
hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời
điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn (nếu
có) được xem xét cấp giấy theo quy định.
2.2.4. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản
khác gắn liền với đất
Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu
thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loại đất, nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn
trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi giấy chứng nhận) và Trang bổ
sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm; bao gồm các nội dung
theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm
2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất như sau:
- Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ; mục "I.
Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát
hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếng Việt và 06 chữ số, được in
màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất", trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác,
rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký giấy chứng
nhận và cơ quan ký cấp giấy chứng nhận; số vào sổ cấp giấy chứng nhận;
- Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn
liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận";

19
- Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những thay đổi sau
khi cấp giấy chứng nhận"; nội dung lưu ý đối với người được cấp giấy chứng nhận; mã
vạch;
- Trang bổ sung giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm dòng chữ "Trang bổ sung
giấy chứng nhận"; số hiệu thửa đất; số phát hành giấy chứng nhận; số vào sổ cấp
giấy chứng nhận và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận" như
trang 4 của giấy chứng nhận;
- Nội dung của giấy chứng nhận quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1
Điều 3 Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất do Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Chi nhánh
Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất (đối với nơi
chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai) tự in, viết khi chuẩn bị hồ sơ trình cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoặc xác nhận thay đổi vào giấy chứng
nhận đã cấp.
Hình 2.1. Hình ảnh trang 1 và trang 4 giấy chứng nhận quy định tại Thông
tư 3/2014/BTNMT.

20
Hình 2.2. Hình ảnh trang 2 và trang 3 giấy chứng nhận quy định tại Thông tư
23/2014/BTNMT

2.3. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại một số nước trên thế
giới và Việt Nam
2.3.1. Việt Nam
Nhằm đảm bảo hiệu quả công tác quản lý hành chính Nhà nước về đất đai,
Nhà nước đã ban hành 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trong đó có nội
dung đăng ký QSDĐ, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCN. Đây là một thủ tục
hành chính bắt buộc, là cơ sở để Nhà nước quản lý đất đai một cách chặt chẽ, đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất. Trên thực tế, hiện nay công
tác cấp GCN ở một số địa phương diễn ra chậm, hiệu quả công việc thấp, tình trạng
quản lý lỏng. Ngay sau khi Luật đất đai có hiệu lực thi hành, các địa phương đã ban
hành hàng trăm văn bản, quy định chủ yếu tập trung hạn mức công nhận đất ở, về
bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, hạn mức giao đất, về ủy
quyền thu hồi đất… để triển khai thực hiện theo quy định và phù hợp tình hình thực
tiễn của địa phương. Đồng thời, toàn ngành đã tăng cường công tác tuyên truyền,
phổ biến chính sách, pháp luật về đất đai, giới thiệu những nội dung đổi mới của
Luật với nhiều hình thức phù hợp cho từng đối tượng, góp phần nâng cao nhận
thức, ý thức chấp hành pháp luật đất đai của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử

21
dụng đất nhằm tạo sự đồng thuận trong quá trình thi hành Luật. Các địa phương
thực hiện công tác đăng ký, cấp GCN bằng nhiều biện pháp quyết liệt, có hiệu quả,
các địa phương đã cơ bản hoàn thành mục tiêu cấp GCN theo yêu cầu của Quốc
hội.Cụ thể cả nước đã cơ bản hoàn thành việc cấp GCN lần đầu được 41,6 triệu
GCN với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích đất đang sử dụng cần cấp
và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp GCN,trong đó 5
loại đất chính của cả nước đã cấp được 40,7 triệu GCN với tổng diện tích 22,3 triệu
ha, đạt 94,6% diện tích cần cấp.Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp
Giấy chứng nhận lần đầu nhưng xét riêng từng loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp
dưới 85% như: Đất chuyên dùng còn 29 địa phương; đất ở đô thị còn 15 địa
phương; đất sản xuất nông nghiệp còn 11 địa phương; các loại đất ở nông thôn và
đất lâm nghiệp còn 12 địa phương; một số địa phương có loại đất chính đạt đạt kết
quả cấp Giấy chứng nhận lần đầu thấp dưới 70% gồm: Thanh Hóa, Hà Nội, Bình
Định, Kon Tum, TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Ninh Thuận và Hải Dương. Các địa
phương này cần tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao tỷ lệ cấp Giấy chứng
nhận lần đầu của loại đất chưa đạt trong thời gian tới.
Cấp GCN là căn cứ pháp lý Nhà nước về đất đai, đặt biệt là quyền sử dụng đất
nhằm phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đặt biệt là giải quyết các
vấn đề tranh chấp, lấn chiếm đất đai. Đối với người sử dụng đất được nhà nước giao
đất có thu tiền, cấp GCNQSDĐ sẽ giúp họ có điều kiện tham gia các giao dịch về
đất đai với các tổ chức tín dụng, tài chính để vay vốn, mua bán, chuyển nhượng,
thực hiện được đầy đủ các quyền lợi của người sử dụng đất…Đối với Nhà nước,
việc cấp GCNQSDĐ giúp chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn nắm bắt
được chính xác diện tích, ranh giới, mục đích sử dụng đất để làm căn cứ quản lý,
quy hoạch, định hướng sử dụng đất, tính các loại thuế, tiền thuê đất, có căn cứ pháp
lý để giải quyết các tranh chấp, lấn,chiếm đất giữa các đơn vị, người dân và tổ chức.
Công tác cấp GCNQSDĐ còn là tiền đề để thực hiện việc xây dựng cơ sở dữ liệu,
lập và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính từ cấp tỉnh đến cấp xã theo hướng hiện
đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai trên địa bàn toàn quốc.

22
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Công việc được giao trong quá trình thức tập
- Thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
- Đánh máy, Photo tài liệu.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Là ta tiến hành lựa chọn khu vực nghiên cứu phù hợp với điều kiện và khả năng
của sinh viên. Thực hiện kiểm tra đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất tại các xã trên địa bàn huyện.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
- Người sử dụng đi thu thập những số liệu, tài liệu đã được công bố để phục vụ
cho mục đích nghiên cứu tại Chi nhánh văn phòng đăng kí đất đai huyện Đông Sơn
tỉnh Thanh Hóa
+ Số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện.
+ Số liệu về hiện trạng sử dụng đất.
+ Số liệu về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Các văn bản pháp luật có liên quan.
3.2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu
- Trên cơ sở những thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành chọn lọc
thông tin cần thiết liên quan đến đề tài.
- Sử dụng các phương pháp toán học, thống kê xử lý số liệu đã thu thập được.
- Đối chiếu so sánh công tác thực hiện cấp giấy chứng nhận ở địa phương với các
văn bản pháp quy quy định hiện hành.
- Từ đó đưa ra các đánh giá chung và một số kiến nghị đề xuất giải pháp khắc
phục.
- So sánh số liệu thu thập được qua các năm (hiện trạng sử dụng đất , tình hình
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. . .) để rút ra những kết luận, đánh giá và
tìm ra nguyên nhân của những sự thay đổi đó.

23
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 4.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa


( Nguồn: vinabeez.com )
 Đông Sơn là một huyện đồng bằng châu thổ sông Mã, nằm ở trung tâm của tỉnh
Thanh Hóa, cách Thành phố Thanh Hóa 5 km về phía tây. Được kiến tạo trên một
địa hình tương đối ổn định, có cảnh quan rất đẹp và hài hòa, đất đai màu mỡ phì
nhiêu, có hệ thống sông đào Nhà Lê, sông Hoàng, kênh Bắc và trên 200 ha ao hồ
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, có hệ thống núi đá vôi xen kẽ với nhiều chủng
loại trữ lượng tương đối lớn và nguồn đất sét tốt tạo điều kiện cho việc phát triển
ngành vật liệu xây dựng, chế tác đá và sản xuất gốm sứ. Từ ngàn xưa đã xuất hiện

24
nhiều ngành nghề thủ công truyền thống như nghề làm đồ đá, khắc chạm đá mỹ
nghệ, đúc đồng, làm gốm…nổi tiếng gần xa. Sản phẩm từ đá của Đông Sơn không
chỉ tham gia vào nhiều công trình thế kỷ Cố đô Huế, tượng đá ở núi Ngũ Hành Sơn
(Quảng Nam), Lăng Bác,... mà còn vươn ra thị trường thế giới. Tiềm năng đất đai
và con người, tạo cho Đông Sơn có vị trí quan trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội của
tỉnh Thanh.
  Giáp thành phố Thanh Hoá ở phía đông, huyện Thiệu Hoá ở phía bắc, huyện
Quảng Xương và Nông Cống ở phía Nam, huyện Triệu Sơn ở phía tây. Đông Sơncó
Quốc lộ 45, Quốc lộ 47, và đường sắt xuyên Việt chạy qua thuận tiện cho việc giao
lưu kinh tế - văn hoá với các địa phương trong cả nước.
Tọa độ địa lý:
- Vĩ độ Bắc: Từ 19o 43' (xã Đông Nam) đến 19o 51'  (xã Đông Thanh)
- Kinh độ Đông: Từ 105o 33' (Thị trấn Rừng Thông) đến 105o 45' (xã Đông
Hoàng)
- Diện tích tự nhiên: 8241ha, trong đó đất nông nghiệp là 5229, chiếm 63,45%.
Dân số hơn 75 vạn người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 38 vạn
người, chiếm 50,65%. 
    Ðông Sơn có 15 đơn vị hành chính, bao gồm Thị trấn Rừng thông và 14 xã:
Đông yên, Đông Anh, Đông Minh, Đông Ninh, Đông Khê, Đông Hoàng, Đông
Hoà, Đông Thịnh, Đông Tiến, Đông Thanh, Đông Phú, Đông Văn, Đông Nam và
Đông Quang
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình của huyện thuận lợi cho việc tổ chức không gian kinh tế, phát triển nông
nghiệp tập trung và thu hút phân bố công nghiệp-TTCN.
Lãnh thổ của huyện có địa hình đặc trưng của vùng đồng bằng Thanh Hoá: xen
kẽ giữa các cánh đồng bằng phẳng có những đồi thấp và núi đá độc lập, độ cao giữa
các tiểu vùng tự nhiên trên địa bàn huyện không có độ chênh lệch lớn; độ cao trung
bình toàn huyện từ 3-5 m (so với mặt nước biển).

25
Diện tích đất có độ dốc dưới 3o chiếm 82,6% diện tích tự nhiên (DTTN) của
huyện; đất có độ dốc từ 3 o-8o, chiếm 1,8% DTTN của huyện; đất có độ dốc 8 o-15o:
4,6% DTTN của huyện; đất có độ dốc trên 15o, chiếm 1% DTTN của huyện.
Từ đặc điểm địa hình và hệ thống hạ tầng cơ sở khá hoàn thiện, Đông Sơn có
nhiều thuận lợi cho việc bố trí sản xuất nông nghiệp tạo vùng chuyên canh sản xuất
hàng hoá lớn; thâm canh tăng vụ, tăng năng suất lao động và đạt doanh thu lớn trên
đơn vị diện tích.
4.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu của huyện cũng như các huyện đồng bằng khác của tỉnh Thanh hóa khá
thuận lợi cho phát triển nông nghiệp quy mô lớn, chất lượng cao và có giá trị gia
tăng lớn.
Đông Sơn nằm trong tiểu vùng khí hậu của đồng bằng Thanh Hoá, có nền nhiệt
cao với hai mùa chính: Mùa hạ khí hậu nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của gió Tây khô
nóng. Mùa đông khô hanh có sương giá, sương muối.
Xen kẽ giữa hai mùa chính là khí hậu chuyển tiếp: giữa hạ sang đông là mùa thu
ngắn thường có bão, lụt. giữa đông sang hạ là mùa xuân không rõ rệt, có mưa phùn.
- Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm vào khoảng là 24,0 0C, có 5 tháng: 5, 6, 7,
8, 9 nhiệt độ trung bình lớn hơn 25 0C, cá biệt có những thời điểm nhiệt độ không
khí lên tới 410C (các tháng 5, 6, 7 khi có gió tây khô nóng), tổng tích ôn cả năm vào
khoảng 8.500 - 8.7000C; Có 3 tháng: tháng 1, tháng 2 và tháng 12 có nhiệt độ trung
bình dưới 200C; vào những ngày có sương muối gió Bắc, nhiệt độ xuống tới 4,1 0C
(thường vào tháng 12).
- Chế độ gió: hướng gió thịnh hành là Đông và Đông Nam vào mùa hạ; Bắc và
Đông Bắc vào mùa đông, vận tốc trung bình từ 1,5 - 1,8 m/s, tốc độ gió lớn nhất
khoảng 40 m/s; gió tây khô nóng thường xuất hiện vào đầu mùa hạ.
- Chế độ mưa: lượng mưa bình quân hàng năm lớn, phân bố không đều, trung
bình năm từ 1.600 - 1.700 mm. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5, kết thúc vào
tháng 10, các tháng mưa nhiều nhất là tháng 9: xấp xỉ 400 mm, thấp nhất là tháng 1:
dưới 20 mm.

26
- Độ ẩm không khí: độ ẩm trung bình năm từ 85 - 86%; lượng bốc hơi trung bình
hàng năm khoảng 850 mm, chỉ số ẩm ướt K (lượng mưa/lượng bốc hơi) trung bình
2,2 - 2,7; hàng năm thường có 5 tháng có K<1, vào thời gian này thường xảy ra hạn
hán, ảnh hưởng tới năng suất cây trồng.
- Ánh sáng: tổng bức xạ bình quân năm từ 225 KCL/cm 2 đến 230 KCL/cm2; Cả
năm có 1.680 giờ nắng, tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 7 (219 giờ), ít nhất
là tháng 2 (48 giờ), số ngày không có nắng trung bình năm là 83,2 ngày.
- - Sương muối và sương giá: Trên địa bàn huyện Đông Sơn, hàng năm thường
có 6-7 ngày xuất hiện sương muối, sương giá; tập trung vào các tháng 1 và tháng
12, khi có sương giá, nhiệt độ không khí xuống tới 4,0 oC, thường xảy ra vào thời
điểm gieo mạ vụ xuân hàng năm.
- Khí hậu, thời tiết nhìn chung thuận lợi cho phát triển cây trồng vật nuôi. Tuy
vậy, tại một số thời điểm có biến động bất thuận của thời tiết: Vào đầu vụ xuân
thường có rét đậm, sương giá, cuối vụ có gió Tây sớm; cuối vụ mùa thường xảy ra
bão lụt làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất các cây trồng vụ chiêm xuân, vụ mùa;
ảnh hưởng đến năng xuất cây trồng, nhất là vụ đông. Thay đổi cơ cấu cây trồng,
mùa vụ cho phù hợp với quy luật biến động của thời tiết, sẽ biến những bất lợi
thành lợi thế phát triển, đem lại hiệu quả sản xuất, góp phần tạo tăng trưởng và
chuyển đổi cơ cấu kinh tế với tốc độ cao.
4.1.1.4. Thủy văn
Nguồn thủy văn của huyện tương đối dồi dào, thuận lợi để phát triển nông
nghiệp sinh thái ven biển có năng suất và chất lượng cao. Nguồn nước có thể cung
cấp đủ cho phát triển lúa nước hàng hóa, rau màu chất lượng cao, hoa, cây cảnh đặc
thù có giá trị kinh tế cao.
a) Nước mặt: Đông Sơn được hưởng nguồn nước của hệ thống thuỷ nông sông
Chu, hệ thống sông Hoàng, sông Nhà Lê và các hồ tự nhiên.
- Sông Chu: có lưu lượng nước tại kênh chính (Thọ Xuân) đạt 40m3/giây; cấp
nước sản xuất và sinh hoạt cho các huyện, thành phố: huyện.
Thọ Xuân, Đông Sơn, Triệu Sơn, TP.Thanh Hoá, Quảng Xương; tổng năng lực
tưới hàng năm đạt 54.000 ha. Huyện Đông Sơn được cấp nước bằng Kênh Bắc của

27
hệ thống. Đoạn kênh chảy qua huyện dài 6,66 km, cung cấp nước phục vụ tưới cho
trên 80% diện tích canh tác toàn huyện.
- Sông Hoàng: là sông nhánh của hệ thống sông Yên. Sông Hoàng bắt nguồn từ
vùng đồi núi phía Tây huyện Thọ Xuân, diện tích lưu vực 336 km2, dài 81km (tính
đến ngã ba Yên Sở) chảy qua địa phận các huyện Triệu Sơn, Đông Sơn, Quảng
Xương, hợp với sông Yên tại ngã ba Yên Sở (Quảng Xương) và đổ ra biển tại Lạch
Ghép. Lưu lượng dòng chảy mùa lũ khi lớn nhất đạt 67,5m3/giây; mùa kiệt:
0,1m3/giây. Đoạn chảy qua huyện dài 9 km dọc theo ranh giới phía Tây huyện,
sông Hoàng phục vụ tiêu úng về mùa mưa và tham gia cấp nước tưới bổ sung cho
các xã phía Tây của huyện, sông Hoàng có độ uốn khúc lớn, tốc độ tiêu úng chậm,
do vậy vào mùa mưa khi có mưa trên 200 mm, thường gây ngập úng cục bộ các
vùng trũng.
- Sông Nhà Lê: Sông Nhà Lê chảy trên địa bàn huyện có chiều dài 9,72 km qua
các xã: Đông Thanh, Đông Tiến, Đông Anh, Đông Xuân, thị trấn huyện và chảy
theo ranh giới phía Nam huyện. Sông Nhà Lê phục vụ cho giao thông thuỷ nội địa
và tiêu úng; sông chảy qua vùng địa hình có độ dốc thấp, lòng sông hẹp, độ uốn
khúc lớn do vậy lưu lượng dòng chảy thấp, tốc độ tiêu chậm.
- Ngoài hệ thống thuỷ nông sông Chu, sông Hoàng, sông Nhà Lê, trên địa bàn
huyện còn có các hồ tự nhiên như hồ Rủn và một số hồ khác, có tác dụng dự trữ,
điều tiết nguồn nước chung toàn huyện.
b) Nước ngầm
Hiện tại chưa có số liệu điều tra chính xác nguồn nước ngầm toàn huyện. Theo
sách Địa chí huyện Đông Sơn thì nhìn chung nước ngầm trên địa bàn huyện trong,
có vị ngọt, gần như trung tính. Hàm lượng chất khoáng trung bình: (M+b)=0,03
(mùa khô) và =0,032 (mùa mưa); độ pH=7,003-7,03; lưu lượng 158.000 m3/ngày
đêm. Hiện nay dân cư trong huyện đã nhiều nơi sử dụng nguồn nước ngầm dùng
cho sinh hoạt và xây dựng.
4.1.2. Đặc điểm các nguồn tài nguyên
4.1.2.1. Tài nguyên đất
Trên địa bàn có diện tích tương đối lớn đất nông nghiệp có thể trồng lúa và rau

28
thực phẩm với năng suất, chất lượng cao. Đồng thời quỹ đất kém màu mỡ có khả
năng chuyển sang sử dụng cho mục đích phi nông nghiệp của huyện khá lớn.
Theo số liệu điều tra thổ nhưỡng tỉnh Thanh Hóa, huyện Đông Sơn có tổng diện
tích điều tra năm 2012 là 8.240,62 ha, bao gồm các loại đất đang và có khả năng sử
dụng vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp được chia làm 5 nhóm đất chính như
sau:
- Đất xám Ferralit điển hình: chiếm 4,62% tổng diện tích tự nhiên (DTTN) và
chiếm 4,97% tổng diện tích điều tra, phân bố ở vùng đất cao 8o- 15o có nhiều ở
Đông Nam, Đông Phú. Đất có màu vàng, tầng đất dầy 50-70 cm, thành phần cơ giới
thịt nhẹ; đất có cấu trúc hạt, khi ẩm đất khá xốp, các chất dinh dưỡng từ trung bình
đến khá, đất chua, độ pHkcl từ 4,0-5,0; đất phù hợp trông cây ăn quả, cây lâu năm.
Trong quá trình sử dụng cần trồng theo đường đồng mức, bón vôi khử chua và áp
dụng các biện pháp thuỷ lợi nhằm giữ ẩm cho đất.
- Đất phù sa biến đổi bão hoà Bazơ: chiếm 3,95% DTTN, phân bố chủ yếu ở xã
Đông Tiến; đất có màu nâu sáng, tầng canh tác dày trên 100cm; thành phần cơ giới:
thịt trung bình; giầu lân và kali; ít chua đến không chua, độ pHkcl từ 6,5-7,0. Đất
phù hợp cho trồng cây lương thực đối với vùng thấp; cây rau màu thực phẩm đối
với vùng có địa hình cao và vàn cao.
- Đất phù sa biến đổi: chiếm 75,28% DTTN; (là nhóm đất có vị trí quan trọng
cho phát triển, đầu tư thâm canh, tăng vụ, tổ chức các mô hình sản xuất mới có thể
đạt doanh thu 60 triệu đồng/ha/năm trở lên); Phân bố rộng khắp ở các xã trong
huyện. Đất có màu nâu xẫm, tầng canh tác dầy trên 100cm, thành phần cơ giới từ
cát pha đến thịt trung bình. Độ pHkcl từ 5,0-6,5.
- Đất phù sa Gây bão hoà ba zơ: chiếm 7,25% tổng DTTN, phân bố ở địa hình
vùng trũng và tập trung ở các xã Đông Tiến, Đông Thanh. Đất có màu hơi xám, kết
cấu tảng, thành phần cơ giới thịt trung bình, dính khi ướt, hàm lượng các chất dinh
dưỡng từ trung bình đến khá, đất nghèo lân và kali, đất chua đến không chua, độ
pHkcl từ 6-7. Cần cải tạo bổ sung lân, kali, phân hữu cơ cho đất. Đất phù hợp với
trồng thâm canh lúa.

29
- Đất tầng mỏng chua điển hình: Diện tích 174,29 ha chiếm 1,64% tổng diện tích
tự nhiên, phân bố ở Thị trấn Rừng Thông, Đông Nam. Đất có tầng canh tác mỏng
có đá lẫn, tỷ lệ các chất dinh dưỡng từ trung bình đến thấp, đất chua, độ pHkcl từ
4,5-5,0. Loại đất này dễ bị rửa trôi, xói mòn; do vậy trồng cây theo đường đồng
mức và giữ ẩm cho đất. Đất phù hợp trồng cây lâm nghiệp.
4.1.2.2. Tài nguyên rừng
Diện tích rừng và khả năng thành rừng của huyện không lớn, nhưng có gía trị tạo
cảnh quan, góp phần phát triển du lịch và bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn.
Đông Sơn hiện chỉ có 65,85 ha đất lâm nghiệp, không có rừng tự nhiên, chiếm
gần 0,8% diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất lâm nghiệp tập trung tại Rừng Thông
và xã Đông Nam. Trong đó rừng sản xuất có 39,9 ha và rừng phòng hộ 25,9ha. Đất
lâm nghiệp ở thị trấn Rừng Thông đã, đang và sẽ góp phần giữ gìn cảnh quan, bảo
vệ môi trường và tạo điều kiện phát triển dịch vụ du lịch.
4.1.2.3. Tài nguyên khoáng sản
Tuy không phong phú và có trữ lượng nhỏ nhưng một số loại khoáng sản của
huyện có giá trị đáp ứng một số nhu cầu tại chỗ về xây dựng cũng như góp phần
phát triển công nghiệp huyện.
Khoáng sản trên địa bàn huyện chủ yếu là các loại đá vôi và sét cho khai thác,
sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD), bao gồm:
- Các mỏ đá chính: Trên địa bàn huyện có mỏ đá Núi Vàng (xã Đông Nam, Đông
Phú), Núi Thiều (xã Đông Văn), Núi Nhuận Thạch (xã Đông Tiến), Núi Vức (xã
Đông Quang); trữ lượng 0,5 triệu m3, đá có mầu xám sáng và đốm trắng.
- Sét làm gạch ngói: phân bố ở các xã Đông Quang, Đông Văn, Đông Phú, Đông
Nam có trữ lượng 367 nghìn m3; chất lượng tốt, cường độ chịu ép của sản phẩm đạt
7,4-13,0 kg/cm2, nhiệt nung thích hợp: 900oC; có hàm lượng SiO2: 50-60%;
Al2O3: 10-20%; Fe2O3: 4-10%; CaO: 8,0%; MgO: 4%.
4.1.2.4. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch (vật thể và phi vật thể) là yếu tố mang nhiều ấn tượng để phát
huy cho phát triển kinh tế-xã hội huyện. Tài nguyên du lịch nhân văn giữ vai trò
quan trọng, lâu dài hơn cả. Là địa danh đã trở thành địa chỉ tâm linh, cùng với các di

30
tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng trên địa bàn, huyện có nhiều khả năng phát triển du
lịch đa dạng, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng, tâm linh.
Lịch sử phát triển của Đông Sơn gắn liền với quá trình phát triển của đất Việt,
nơi phát hiện nhiều dấu tích của người Việt cổ; văn hóa Đông Sơn được gắn với nền
văn hóa Việt Nam. Ngoài một số di tích ở các xã đã chuyển.
về thành phố Thanh Hóa (2) hiện trên địa bàn huyện còn lưu lại nhiều di tích thể
hiện các thời kỳ phát triển như:
- Thành Lê Chích ở xã Đông Nam (thành kéo dài từ xã Đông Nam đến xã Đồng
Thắng-Triệu Sơn) di tích kháng chiến thời Hậu Lê do danh tướng Lê Chích chỉ huy
đã góp phần vào cuộc kháng chiến 10 năm giải phóng dân tộc của Lê Lợi.
- Đền thờ và nhà bia ở Đông Ninh là nơi thờ và ghi công Tướng Nguyễn Chích
có công giúp Lê Lợi xây dựng Nhà Lê.
- Đền Năm Cậu, thờ cúng cha con Lê Ngọc. Năm 589, Lê Ngọc (còn gọi là Lê
Cốc) người làng Đồng Pho-Đông Hòa cùng với 4 người con lật đổ quan cai trị của
Nhà Tùy (Trung Quốc) xưng Đế và lập trụ sở tại Đồng Pho gọi là Kinh đô Trường
Xuân, tự quản Cửu Chân chống lại Nhà Đường cho đến đầu thế kỷ thứ VI.
- Chi bộ Đảng đầu tiên của cả tỉnh được thành lập tại xã Đông Tiến (25/6/1930)
và sau đó ngày 29/7/1930 thành lập Tỉnh Đảng bộ.
- Núi Rừng Thông-nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với cán bộ và nhân dân
Thanh Hoá khi Người về thăm Thanh Hoá lần thứ nhất (20/2/1947), chuẩn bị cho
cuộc trường kỳ kháng chiến dành độc lập dân tộc; nay đã dựng tượng đài Bác để ghi
nhớ công ơn Người. Là nơi thăm viếng của nhân dân trong tỉnh và du khách khi đến
thăm Thanh Hoá. Có thể tổ chức phát triển loại hình du lịch nghỉ ngơi cuối tuần,
picnic.
- Chợ Chuộng-Cầu Thiều xã Đông Hoàng họp mỗi năm một lần vào mùng 6 Tết,
nét đẹp văn hoá trong buôn bán và phát triển thương mại.
- Đông Sơn có nghề truyền thống chế tác đá mỹ nghệ nổi tiếng cả nước từ thế kỷ
thứ V, sản phẩm đá của Đông Sơn đã có mặt rất sớm ở các trung tâm kinh tế, chính
trị toàn quốc từ nhiều thế kỷ trước.

31
- Ngoài hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng dân tộc trên vùng đất văn
hóa lâu đời. Huyện còn nổi tiếng với hệ thống trò diễn dân gian như: Ngũ Trò Viên
Khê (dân ca, dân vũ Đông Anh ở xã Đông Anh), ngũ trò Bôn (nay thuộc xã Đông
Thanh), ngũ trò Rủn (nay thuộc xã Đông Khê). Các địa danh có danh nhân tại 3 xã:
Đông Thanh (miếu ông Đăng), Đông Khê (quê nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu),
Đông Tiến (chi bộ Đảng đầu tiên của Tỉnh). Đây là những sản phẩm văn hoá phi vật
thể cho phát triển các sản phẩm du lịch mang đặc sắc của văn hoá Xứ Thanh.
Các di tích, danh thắng của Đông Sơn phối hợp với danh thắng các huyện, thành
phố phụ cận và các vùng trong tỉnh; phối hợp với các tua du lịch cả tỉnh, cả nước sẽ
tạo các sản phẩm và các tua du lịch hấp dẫn du khách, là cơ sở cho phát triển kinh tế
du lịch trên địa bàn huyện.
4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
4.2.1. Phân tích khái quát thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Nền kinh tế huyện đã có bước phát triển song hiện nay vẫn còn chủ yếu là nông
nghiệp truyền thống, năng suất lao động chưa cao, hiệu suất sử dụng đất và nhân
lực cũng còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là các điều kiện để đổi mới cơ cấu ngành
nghề và nâng cao năng suất lao động xã hội quá thiếu.
- Tăng trưởng kinh tế với tốc độ khá cao: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất
(GTSX) (theo giá SS) bình quân hàng năm trong những năm 2020-2022 đạt
15,14%, trong đó: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 3,47%/năm; Công nghiệp-xây
dựng tăng 19,71%/năm; dịch vụ tăng 19,62%/năm. Giá trị gia tăng (GTGT) tăng
14,4%, trong đó nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 3,45%; công nghiệp+xây dựng
tăng 19,79% và dịch vụ tăng 19,26%.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Tỷ trọng nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản trong GTSX giảm từ 40,22% năm 2020 xuống 35,9% năm 2022; công
nghiệp+xây dựng tăng từ 35,98% năm 2020 lên 39,68% năm 2022 và dịch vụ tăng
từ 23,81 % năm 2020 lên 24,42 % năm 2022. Cơ cấu năm 2021 tương ứng các
ngành là: 39,6%; 37,7% và 24,7%.
- Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 12,8 triệu đồng, bằng 120% bình
quân của tỉnh. Năm 2021 đạt 16,9 triệu đồng, năm 2022 đạt 18,4 triệu đồng.

32
- Vốn đầu tư đã góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, đóng góp quan
trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Mặc dù gặp nhiều
khó khăn sau khi 5 đơn vị có điều kiện thu hút đầu tư lớn của huyện được sáp nhập
vào thành phố Thanh Hóa, nhưng vốn đầu tư xã hội vẫn được huy động tăng theo
các năm. Trong 2 năm 2020-2022 tốc độ huy động vốn tăng đến 46%, từ 265 tỷ
động năm 2020 tăng lên 465 tỷ năm 2021 và năm 2022 đạt 568 tỷ đồng. Tổng vốn
đầu tư toàn xã hội trên địa bàn đạt 568 tỷ đồng, trong đó: Vốn ngân sách nhà nước
65 tỷ triệu đồng; vốn đầu tư của các doanh nghiệp đạt 68 tỷ đồng và vốn đầu tư của
dân cư và các thành phần kinh tế khác 435 tỷ đồng.
- Giá trị xuất khẩu toàn huyện, kể cả xuất khẩu lao động trong những năm qua
đạt từ 5-7 triệu đô la Mỹ (USD).
- Thu, chi ngân sách Nhà nước trên địa bàn còn gặp khá nhiều khó khăn. Huyện
chưa cân đối được thu chi, cần hỗ trợ nhiều từ ngân sách Nhà nước. Năm 2021 tổng
thu thu ngân sách Nhà nước đạt 59 tỷ đồng, năm 2022 thực hiện 74 tỷ đồng, vượt
mức dự toán tỉnh giao 23%. Trong đó thu thuế sử dụng đất nông nghiệp và tiền thuê
đất là chủ yếu. Các khoản thu NSNN trên địa bàn ước thực hiện 70.897 triệu đồng
đạt 126% so với tỉnh giao, so với huyện giao đạt 87% và so với cùng kỳ đạt 61,6%.
Trong 09 chỉ tiêu giao thu trên địa bàn có 03 chỉ tiêu hoàn thành dự toán huyện giao
đó là: Thu thuế sử dụng đất NN (107%), Tiền thuê đất (109%), thu khác (100%).
Còn lại 06 chỉ tiêu không hoàn thành dự toán huyện giao đó là: Thu từ khu vực
ngoài quốc doanh (65%); lệ phí trước bạ (84%); thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
(55%); phí, lệ phí (49%); tiền sử dụng đất (90%); thuế thu nhập cá nhân (99%).
Tổng chi ngân sách huyện thực hiện 263,5 tỷ đồng, trong đó chi thường xuyên
chiếm 55,3%, còn lại chi cho đầu tư XDCB và hỗ trợ. Hầu hết các nhiệm vụ chi
trong năm đều được đảm bảo, chi ngân sách được tổ chức quản lý theo đúng luật
Ngân sách Nhà nước và cơ chế phân cấp hiện hành. Việc điều hành ngân sách bám
theo dự toán được duyệt phục vụ tốt việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh trên địa bàn huyện.
- Lương thực bình quân đầu người năm 2022 đạt 696 kg/người, cao hơn bình
quân của tỉnh (khoảng 479 kg/ng).

33
4.2.2. Phân tích thực trạng phát triển các ngành, lĩnh vực
4.2.2.1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
Trong khi khoảng 96% dân số sống ở nông thôn thì sản xuất nông, lâm, thủy sản
có tiến bộ, chiếm khoảng 36-40% giá trị sản xuất trên địa bàn. Sản xuất nông, lâm
nghiệp, thủy sản của huyện đã có nhiều dấu hiệu đổi mới, nổi bật nhất là xây dựng
vùng lúa thâm canh; nhiều nơi đã hình thành sản xuất hàng hoá; tập trung chuyên
canh, thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị sử dụng trên đơn
vị diện tích đất. Nhiều mô hình sản xuất mới được phát triển và nhân rộng, các
nghề sản xuất phụ trong nông nghiệp nông thôn ngày càng được mở rộng, thu nhập
của các hộ nông dân được tăng lên, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.
Nhưng nhìn chung vẫn theo kiểu truyền thống, chưa có bước đột phá và lao động
làm nông nghiệp, thủy sản vẫn chỉ có năng suất lao động thấp, chưa thể giàu lên
được.
Giá trị sản xuất (GTSX) nông, lâm nghiệp, thủy sản (giá SS) năm 2020 đạt trên
252 tỷ đồng, gấp 1,26 lần so với năm 2025. Tốc độ tăng GTSX nông nghiệp bình
quân giai đoạn 2020-2022 đạt 3,47%/năm. Năm 2021 GTSX nông nghiệp đạt 259
tỷ đồng, năm 2022 đạt 270 tỷ đồng.
Tỷ trọng GTSX nông, lâm nghiệp, thủy sản trong tổng GTSX giảm từ 40,22%
năm 2020 xuống 35,9% năm 2022.
4.2.2.2. Công nghiệp-TTCN và Xây dựng
Sản xuất công nghiệp-TTCN và xây dựng trên địa bàn huyện thười kì 2016-2020
phát triển tương đối đa dạng, phong phú về quy mô sản xuất, ngành nghề và loại hình
kinh tế, chủ yếu quy mô nhỏ và có trình độ công nghệ thấp, chưa đủ sức tạo ra tiền đề
để thay đổi sản xuất nông nghiệp và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đến năm
2022, sau khi 5 đơn vị hành chính được tách chuyển về thành phố Thanh Hóa số cơ sở
sản xuất giảm xuống trên 65%, theo đó GTSX ngành công nghiệp cũng giảm đi khá
nhiều, khoảng 70%. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển công nghiệp trong
giai đoạn tới.
Giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng (theo giá SS) năm 2020 đạt 310 tỷ đồng, năm
2021 đạt 372,5 tỷ đồng và năm 2022 đạt 445 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt

34
19,7%/năm thời kỳ 2020-2022, trong đó công nghiệp tăng 15,3%/năm, xây dựng tăng
25,6%/năm. GTSX, tính theo giá hiện hành, toàn ngành năm 2022 đạt 1.096,8 tỷ đồng,
chiếm trên 39,7% GTSX toàn nền kinh tế.
Tính đến năm 2022, trên địa bàn huyện có 998 cơ sở sản xuất công nghiệp-TTCN,
chủ yếu là các hộ cá thể tham gia sản xuất 822 cơ sở, 176 doanh nghiệp bao gồm kinh
tế tập thể 21 HTX, kinh tế tư nhân 71 DN tư nhân, kinh tế hỗn hợp 84 Công ty (Công
ty TNHH 67, Công ty cổ phần 17). Đã giải quyết việc làm cho gần 4.200 lao động.
Ngành, nghề chủ yếu là sản xuất VLXD; chế biến nông sản và dịch vụ cơ khí.
Một số sản phẩm công nghiệp-TTCN chủ yếu của huyện gồm đá các loại, đá ốp lats,
gạch các loại, sản phẩm xay sát lương thực, quần áo may sẵn, ......
Hạ tầng cụm công nghiệp làng nghề: Hiện nay huyện đang xây dựng các cụm công
nghiệp Đông Tiến, cụm nghề Đông Hoàng, Đông Phú với các ngành nghề sản xuất:
VLXD,đá ốp lát,cơ khí nhỏ, cơ khí sửa chữa,....
4.2.2.3. Khu vực kinh tế dịch vụ
Tuy đã có bước phát triển tương đối rõ nhưng các ngành dịch vụ trên địa bàn
huyện chủ yếu đang ở dạng tự phát, quy mô nhỏ và chưa có hiệu quả, nuôi sống
chưa được nhiều người.
Lĩnh vực dịch vụ phát triển cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của
nhân dân trên địa bàn huyện. Năm 2020, giá trị sản xuất dịch vụ (theo giá SS) đạt
295,8 tỷ đồng (gấp 2,28 lần với năm 2025), năm 2021 đạt 355,4 tỷ và năm 2022 đạt
423,3 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân đạt 19,6%/năm trong hai năm 2020-2022.
Năm 2022 GTSX các ngành dịch vụ tính theo giá hiện hành đạt trên 675 tỷ đồng,
chiếm 32,3% tổng GTSX toàn huyện.
- Thương mại, xuất khẩu: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm
2020 đạt 1.114 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân của thời kỳ hai năm 2020 -
2022 là 25,8%/năm. Năm 2021 đạt 1.200 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2020. Năm
2022 đạt 1.315 tỷ đồng.
Toàn huyện hiện có gần 2.650 cơ sở kinh doanh thương nghiệp, khách sạn, nhà
hàng, trong đó 98% là các cơ sở cá thể, chỉ có 27 doanh nghiệp và công ty các loại.
Các doanh nghiệp đã thực sự làm nòng cốt trong khâu phân phối hàng hóa và góp

35
phần thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu phát triển. Các doanh nghiệp đã giải quyết một
phần việc làm cho huyện. Hàng năm thu hút khoảng trên 3.300 lao động hoạt động
trong lĩnh vực này.
Trên địa bàn huyện đã hình thành một số điểm kinh tế: Thị trấn Rừng Thông;
Cầu Thiều (xã Đông Hoàng), Mục Nhuận (xã Đông Yên), Bôn (xã Đông Thanh),
Văn Thắng (xã Đông Văn), Rủn (xã Đông Khê) … phối hợp với mạng lưới chợ
nông thôn tạo thành mạng lưới thương mại rộng khắp tạo điều kiện trao đổi và phát
triển giao lưu hàng hoá, thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất, đã góp phần làm
thay đổi bộ mặt nông thôn.
- Thông tin truyền thông: Dịch vụ Thông tin truyền thông phát triển nhanh, đến
nay 100% số xã đã có các điểm phục vụ bưu chính, viễn thông. Trên địa bàn huyện
có 1 bưu cục cấp II tại trung tâm huyện, 1 bưu cục cấp III và 16 điểm bưu điện văn
hoá xã.
100% các thôn trên địa bàn các xã, thị trấn được phủ sóng thông tin di động;
cung cấp các dịch vụ điện thoại cố định (hữu tuyến và vô tuyến), dịch vụ thông tin
di động. 100% số thôn có khả năng cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng
ADSL.
Tại thị trấn Rừng Thông đã được cung cấp dịch vụ truyền hình cáp. 100% các
Trung tâm xã, thị trấn và hầu hết các thôn đã được cùng cấp dịch vụ truyền hình có
chất lượng cao qua mạng viễn thông (Lam Sơn TV, My TV). Mật độ điện thoại đạt
40 máy/100 dân, mật độ thuê bao internet đạt 4,74 thuê bao/100 dân.
- Vận tải: Dịch vụ vận tải có nhiều chuyển biến; năm 2020, khối lượng hàng hoá
vận chuyển đạt 600.000 tấn, năm 2022 đạt trên 660.000 tấn. Bình quân thời kỳ hai
năm 2020-2022 tăng 6%/năm. Thu hút trên 330 lao động trong vận tải hàng hóa và
hành khách.
- Du lịch: Huyện có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch, có vị trí rất thuận lợi
cho việc phối hợp phát triển các tua du lịch với cả tỉnh, nhưng cho đến nay do nhiều
hạn chế, hoạt động kinh doanh phát triển du lịch trên địa bàn huyện chưa rõ nét;
hiện mới triển khai quy hoạch du lịch danh thắng Rừng Thông và vùng phụ cận.

36
Những điều kiện thuận lợi cần được nghiên cứu, xúc tiến nhanh phát triển kinh tế
du lịch trong thời gian tới.
- Tín dụng, ngân hàng: Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, các ngân
hàng đã kịp thời chuyển hướng hoạt động theo cơ chế mới trong khai thác và đầu tư
cho vay vốn; những năm gần đây, hoạt động ngân hàng đạt những kết quả rất khả
quan. Tác động của vốn vay ngân hàng đã thúc đẩy phát triển sản xuất, nhất là phát
triển kinh tế hộ gia đình. Số hộ gia đình được vay vốn ngày càng tăng, việc sử dụng
vốn vay của ngân hàng ngày càng có hiệu quả, số hộ có thu nhập cao ngày một
tăng. Mô hình hợp tác xã (HTX), trang trại, các điển hình kinh tế mới đang hình
thành và phát huy tác dụng có lợi cho việc đầu tư của ngân hàng. Tổng vốn cho vay
các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện năm 2020 đạt trên 400 tỷ đồng, trong đó
vốn cho vay trung, dài hạn trên 250 tỷ đồng.
Năm 2021 hoạt động của các Tổ chức tín dụng cơ bản giữ được ổn định; huy
động vốn và dư nợ của các ngân hàng đều tăng trưởng cao, chẳng hạn: dư nợ của
Ngân hàng Chính sách xã hội ước trên 170 tỷ đồng, Ngân hàng NN và PTNT trên
320 tỷ đồng,...
4.2.3. Văn hóa – xã hội
Các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều thay đổi, lớn nhất là lĩnh vực giáo dục, y tế;
các tập quán truyền thống vẫn được duy trì và phát triển. Tuy nhiên các giá trị văn
hóa truyền thống chưa đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế.
- Tỷ lệ hộ nghèo năm 2020 giảm xuống còn 7,43%, đạt mục tiêu (dưới 8%). Tỷ
lệ hộ nghèo theo chuẩn mới năm 2020 là 20,48%; năm 2021 giảm xuống còn
15,6%.
- Tỷ lệ dân số được phủ sóng phát thanh, truyền hình lần lượt đạt 100% và 100%,
vượt mục tiêu đề ra.
- Tỷ lệ số x· đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở là 100%, đạt mục tiêu đề ra từ
năm 2008.
- Tỷ lệ số xã có trạm y tế đạt 100%, đạt mục tiêu từ năm 2008.
- Tỷ lệ số xã có điện đạt 100% (mục tiêu là 100%).
- Tỷ lệ phòng học được kiên cố hoá đạt 88% (mục tiêu là 80%).

37
- Tỷ lệ số xã có điện thoại là 100%, vượt mục tiêu.
- Tỷ lệ dân số được dùng nước hợp vệ sinh năm 2020 là 97 % (mục tiêu là
100%).
- Tỷ lệ che phủ rừng gần 1%.
4.2.4. Phân tích thực trạng phát triển đô thị và phát triển nông thôn
Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên và của tất cả các ngành, các
cấp. Vừa phát triển kinh tế vừa sắp xếp lại dân cư hợp lý, làm cơ sở và điều kiện
cho phát triển các ngành, nhất là nông nghiệp chất lượng cao. Vừa qua huyện đã chỉ
đạo thực hiện đề án “xây dựng nông thôn mới huyện Đông Sơn giai đoạn 2021-
2030”, đã huy động được nguồn lực trong nhân dân, kết hợp với nguồn vốn hỗ trợ
của Nhà nước, đến nay đã hoàn thành việc xây dựng quy hoạch và điều tra 19 chỉ
tiêu để có cơ sở xây dựng hệ thống nông thôn cho toàn huyện. Kết quả 15/15 xã đã
hoàn thành công tác lập quy hoạch và lập đề án xây dựng xã nông thôn mới; Có
7/15 xã đạt từ 11-14 tiêu chí (Đông Anh, Đông Hoàng, Đông Khê, Đông Ninh,
Đông Phú, Đông Văn và Đông Xuân); 6/15 xã đạt từ 7-9 tiêu chí (Đông Minh,
Đông Nam, Đông Quang, Đông Thanh, Đông Tiến và Đông Yên); 2/15 xã đạt 6 tiêu
chí (Đông Hoà và Đông Thịnh).
Đã có chuyển biến nhưng chưa đem lại thay đổi đáng kể cho người dân trên tất cả
các phương diện. Kết cấu hạ tầng và nhà ở có tiến bộ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ có sự khởi sắc nhưng bộ mặt nông thôn vẫn mang dáng dấp như xưa nay. Văn
hóa cộng đồng, vệ sinh môi trường, doanh nghiệp nông thôn chưa có sự bứt phá và còn
thấp thua xa so với thành phố. Nhiều người trẻ tuổi đi làm ăn ở các nơi khác.
.
4.2.5. Phân tích thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
4.2.5.1. Thực trạng phát triển hạ tầng giao thông
Mạng lưới cơ sở hạ tầng nói chung và hệ thống giao thông nói riêng của huyện
tương đối đủ về số lượng và trải tương đối đều về phân bố theo lãnh thổ (tương đối
đồng đều về mật độ). Hệ thống đường quốc lộ phát triển tương đối khá. Qua huyện
có quốc lộ 45, quốc lộ 47 và một số tỉnh lộ khác. Nhưng chất lượng còn thấp.

38
Quốc lộ: Quốc lộ 45 dài 6 km, đường cấp IV; QL 47 với chiều dài 9 km đạt cấp
IV chạy song song qua huyện làm trục chính cho hệ thống giao thông của huyện.
Đường tỉnh: Trên địa bàn huyện nhiều tuyến đường đã được đầu tư làm mới và
nâng cấp tạo điều kiện phát triển và giao lưu kinh tế giữa các xã trong huyện với các
huyện khác trên địa bàn tỉnh. Toàn huyện có 7,54 km đường tỉnh lộ đạt đường cấp
V: Cầu Trầu-Đông Yên 5,6 km, Đông Hoàng-Thiệu Lý 1,94 km.
Đường huyện, xã: Đường huyện có tất cả 41 km đạt đường cấp VI đồng bằng;
125 km đường liên xã chủ yếu là đường giao thông nông thôn loại A; đường giao
thông thôn; có 193 km đường xóm, chủ yếu là đường giao thông nông thôn loại B.
Đến nay, các xã, thị trấn trong huyện đều có đường ô tô đến trung tâm.
100% số thôn trong huyện có đường ô tố đến trung tâm thôn.
4.2.5.2. Cấp điện
Điện lưới quốc gia đã cung cấp điện cho toàn huyện, nhưng mạng lưới tải điện
còn nhiều hạn chế.
Lưới điện trên địa bàn huyện có 4 cấp điện áp: 110 KV, 35 KV, 22 KV và 10
KV. Trạm nguồn 110 KV Núi Một của tỉnh, hiện có 3 máy công suất (2x56.000
KVA), cung cấp điện không chỉ cho huyện Đông Sơn mà cả Thành phố Thanh Hoá
và các huyện Hoằng Hoá, Triệu Sơn, Quảng Xương.
Lưới trung thế của huyện có cấp điện áp 35KV, 22 KV và 10KV. Số trạm biến áp
là 181 trạm, tổng dung lượng đạt 25.920 KVA, tổng điện năng tiêu thụ 82,5 triệu
kwh.)
4.2.5.3. Thủy lợi, cấp, thoát nước
- Thủy lợi: Hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn huyện được tưới bằng hệ thống tưới, tiêu
tự chảy và tưới bằng các trạm bơm điện.
+ Hệ thống tưới:
Tưới tự chảy: Huyện Đông Sơn chủ yếu được tưới bằng tự chảy của hệ thống thủy
nông Bái Thượng qua kênh Bắc và các trục kênh nhánh của kênh Bắc. Lưu lượng đạt
40 m3/giây, đoạn kênh chảy qua địa bàn huyện là 12,11 km, kết hợp với 40 tuyến
kênh dài 117,62 km, trong đó đã được kiên cố 85,86 km, kênh chưa được kiên cố
31,7 km, phục vụ tưới cho trên 80% diện tích canh tác toàn huyện. Ngoài ra còn kênh

39
B10 tưới cho các xã vùng Nam huyện. Hạn chỉ xảy ra ở một số vùng thuộc đuôi
kênh, căng thẳng về nước. Hiện nay hồ Cửa Đạt đã tích nước phục vụ sản xuất, bổ
sung lưu lượng cho hệ thống thủy nông Bái Thượng, nên ở các đuôi kênh cơ bản đủ
nước đảm bảo tưới.
Tưới bằng trạm bơm: Các trạm bơm tưới trên địa bàn huyện chủ yếu là bơm hỗ trợ
khi nước trên các tuyến kênh của hệ thống thủy nông Bái Thượng không đủ. Toàn
huyện có 28 trạm bơm, trong đó có 22 trạm bơm tưới, 4 trạm bơm tiêu và 2 trạm bơm
tưới, tiêu kết hợp với 55 máy bơm có công suất từ 500-2.500 m3/h, phục vụ tưới cho
khoảng 20% diện tích canh tác của huyện.
+ Hệ thống tiêu:
Toàn huyện có 20 kênh tiêu liên huyện, liên xã với tổng chiều dài 100,5 km, tất cả
các kênh chưa được kiên cố hoá. Trong những năm tới cần được kiên cố hoá để phát
triển nông nghiệp bền vững, đặc biệt đối với sản xuất vùng lúa năng suất, chất lượng
hiệu quả cao của huyện.
Huyện có 5 hệ thống tiêu, đó là: Hệ thống tiêu Quảng Châu gồm kênh Đô Cương,
sông nhà Lê, Cầu Ê-Trường Tuế. Các kênh tiêu: Bắc giáp-Xóm Nghĩa, Hữu Lộc-Mau
Xá, Kim Khởi-Hồ Thôn, Trường Sơn-Nổ Vả, Trường Sơn-Cầu Đen, Ngọc Tích-
Tuyên Hoá. Các trạm bơm tiêu Đông Thịnh, Đông Yên đang xây dựng với công suất
từ 1.400-2.500 m3/h.
Sự phát triển và hoàn thiện nhanh chóng hệ thống tưới, tiêu trên địa bàn huyện đã
tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển. Đến nay, phần lớn diện tích
đất đai của huyện được cấy 2 vụ lúa, 2 lúa + 1 mầu trong năm góp phần quan trọng
làm cho nền kinh tế Đông Sơn phát triển bền vững và đều khắp các xã trên địa bàn
huyện.
+ Hệ thống cung cấp nước sạch được lấy từ nhà máy nước Hàm Rồng tuy nhiên
quy mô đang còn hạn chế, hiện tại mới chỉ có 3 đơn vị được cung cấp nước sạch gồm
xã Đông Thịnh, Đông Xuân và Thị Trấn Rừng Thông..
4.2.5.4. Thực trạng phát triển bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin
- Hạ tầng Bưu chính, Viễn thông: phát triển nhanh, hiện trên địa bàn có 16 điểm
phục vụ bưu chính viễn thông (01 Bưu cục cấp II tại thị trấn huyện lỵ, 15 điểm Bưu

40
điện-Văn hóa xã), 14 trạm chuyển mạch cung cấp dịch vụ điện thoại cố định,
internet băng thông rộng (ADSL), truyền hình qua mạng viễn thông. 100% số xã có
trạm thu phát sóng di động. 100% xã có mạng truyền dẫn cáp quang đến trung tâm
xã.
- Hệ thống Phát thanh và Truyền hình: Tại trung tâm huyện có 01 trạm phát lại
phát thanh và truyền hình. 100% số xã có đài truyền thanh cơ sở, đáp ứng các nhu
cầu truyền tải các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến
toàn thể nhân dân trên địa bàn.
4.2.6. Giáo dục – Y tế
4.2.6.1. Giáo dục
Giáo dục-đào tạo huyện Đông Sơn hiện nay có hệ thống hoàn chỉnh và phát triển
khá toàn diện. Mạng lưới trường, lớp các cấp học, ngành học đều khắp các xã, thị
trấn. Toàn huyện có 51 trường, trong đó: Mẫu giáo (MG) 16, Tiểu học (TH) 17,
Trung học cơ sở (THCS) 15, Trung học phổ thông (THPT) 02, 01 trường phổ thông.
Cơ sở vật chất các trường thường xuyên được tu sửa, bổ sung mới cả về công trình
xây dựng cơ bản và trang thiết bị dạy học theo hướng kiên cố hoá và hiện đại hoá.
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo cao. Chất lượng
giáo dục cả mũi nhọn và đại trà đạt cao so với mặt bằng chung toàn tỉnh; công tác xã
hội hoá giáo dục được chú trọng, lãnh đạo hệ thống chính trị các cấp và nhân dân
quan tâm chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường ngày một tăng; tỷ lệ học sinh trung học
phổ thông đi học tăng qua các năm, từ 80% năm 2015 tăng lên 82,6% năm 2020. Đã
đầu tư một Trung tâm dạy nghề và một Trung tâm Giáo dục thường xuyên (GDTX).
Đến năm 2022 tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 99,64%; tốt nghiệp
bậc THCS đạt 99,7%; thi tốt nghiệp bậc THPT đạt bình quân 99,75%; tỷ lệ phổ cập
giáo dục bậc THCS đạt 95%. Có nhiều học sinh giỏi ở các cấp, đạt nhiều thành tích
cao trong các kỳ thi học sinh giỏi chuyên môn cũng như tiếng Anh.
Công tác đào tạo nghề, hướng nghiệp, bồi dưỡng tay nghề, tập huấn nâng cao tỷ lệ
lao động qua đào tạo ngày càng phát triển và đa dạng hoá. Toàn huyện có 01 trung
tâm giáo dục thường xuyên và dạy nghề, tạo điều kiện cho học sinh và lao động trên

41
địa bàn huyện lựa chọn nghề thích hợp; góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo cña
huyện đạt 35% năm 2022, so với năm 2025 tăng 20%.
Tuy vậy, một số vấn đề về quy mô, số lượng trường lớp thiếu đồng bộ trong cơ cấu
đội ngũ giáo viên, chất lượng thực, năng lực thực tiễn trong lãnh đạo quản lý và giảng
dạy, ý thực trách nhiệm nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ quản lý, giáo viên cũng
còn phải quan tâm. Còn thiếu phòng học bộmôn, thiếu trang thiết bị, nhiều trường
mầm non còn thiếu phòng học; công tác tuyên truyền vận động cả hệ thống chính trị
và nhân dân cùng làm giáo dục, phát triển sự nghiệp giáo dục là những khó khăn hạn
chế cần phải quan tâm khắc phục trong thời gian tới.
4.2.6.2. Y tế
Đến nay, các xã trong huyện đều có cán bộ y tế. Chất lượng khám, chữa bệnh
được nâng lên, số bệnh nhân chuyển lên tuyến trên giảm so với trước. Kết quả thực
hiện một số chỉ tiêu về y tế đến năm 2021: Toàn huyện có 52 bác sỹ; số bác sỹ bình
quân đạt trên 7 bác sỹ/vạn dân (năm 2025 là 4); Số giường bệnh đạt 180 giường,
trong đó của Nhà nước 100 giường, đạt 24 giường/vạn dân, tăng 1,9 lần so với năm
2025; Có 28 cơ sở y tế, trong đó có 8 cơ sở tư nhân có đăng ký hoạt động; 100% số
xã đạt chuẩn quốc gia về y tế trong giai đoạn 2002-2020, 100% thôn có nhân viên y
tế hoạt động.
Công tác y tế dự phòng, vệ sinh an toàn thực phẩm và chương trình tiêm chủng
mở rộng được quan tâm nên không có bệnh dịch lớn xảy ra. Hiện tượng tử vong do
các loại bệnh dịch ngày càng giảm; công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em,
người nghèo và các đối tượng chính sách được quan tâm. Đến năm 2020, tỷ lệ trẻ
em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 17%; năm 2022 còn 16,4%.
Hoạt động truyền thông dân số và kế hoạch hoá gia đình được duy trì thường
xuyên; tỷ lệ giảm sinh hàng năm đạt 0,5%o (bình quân của tỉnh là 0,4%o)..
4.3. Đánh giá chung
4.3.1. Thuận lợi
Đứng về các yếu tố tiềm năng cho phát triển kinh tế-xã hội, huyện Đông Sơn có
những thuận lợi cơ bản như sau:

42
Thứ nhất: Huyện có vị trí địa lý khá thuận lợi: Nằm ở vị trí giao thoa các hành lang
kinh tế Đông Tây, Bắc Nam của tỉnh, của vùng Bắc Trung Bộ và đầu mối giao thông
quốc gia; có tiềm năng và tốc độ phát triển năng động đã được xác định trong quy
hoạch vùng tỉnh (nằm trên trục động lực hành lang kinh tế Đông Tây của tỉnh).
Huyện nằm cận vùng kinh tế động lực là thành phố Thanh Hoá-Trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hoá của cả tỉnh, thị trường lớn cho tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra từ
huyện, cũng như giao lưu văn hóa với đô thị lớn. Huyện có các trục giao thông huyết
mạch chạy qua như quốc lộ 45, quốc lộ 47, tạo điều kiện cho phát triển giao thương
các luồng hàng hoá và đi lại với các thị trường kinh tế của mọi miền đất nước.
Thứ hai: Khí hậu và chế độ thủy văn khá thuận lợi cho phát triển sản xuất nông,
lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nhất là nông nghiệp chất lượng cao.
Thứ ba: Có quỹ đất khá lớn để sản xuất nông nghiệp chất lượng cao, đồng thời
đất không phì nhiêu tương đối lớn có khả năng chuyển sang mục đích phi nông
nghiệp mà không ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo.
Thứ tư: Có nguồn nhân lực dồi dào, tỷ lệ lao động trẻ cao, người dân có truyền
thống cách mạng, cần cù, chịu khó... là tiền đề đổi mới cơ cấu ngành nghề theo
hướng đem lại nhiều giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích. Miền đất địa linh
nhân kiệt là tiềm năng lớn cho phát triển du lịch
4.3.2. Khó khăn
Thứ nhất: Tài nguyên thiên nhiên ít, trữ lượng nhỏ. Tập đoàn cây trồng và con,
vật nuôi chưa được đổi mới nhiều, năng suất, chất lượng tương đối thấp, sức cạnh
tranh chưa cao trong bối cảnh kinh tế thị trường đang thịnh hành. Nguồn nước mặt
phân bố không đều trong năm, thường gây ngập úng cục bộ vào mùa mưa nhưng lại
bị kh« h¹n côc bé t¹i mét sè nơi vào mùa khô.
Thứ hai: Lao động chưa qua đào tạo có tỷ lệ còn cao, chưa đáp ứng nhu cầu phát
triển theo phương hướng mới; ý thức trông chờ, ỷ lại của một bộ phận không nhỏ
người dân và cán bộ vẫn còn là nhân tố cản trở trực tiếp đến sự phát triển KT-XH
của huyện trong những năm tới.
Thứ ba: Trong điều kiện tách chuyển một bộ phận lãnh thổ được xem là phát
triển hơn của huyện về thành phố dẫn đến những bất lợi đối với phát triển kinh tế-xã

43
hội của huyện trong tương lai. Người dân kỳ vọng nhiều vào sự hỗ trợ của Tỉnh và
Trung ương và mong muốn có sự bứt phá mạnh hơn, hiệu quả hơn trong thời gian
tới.
4.4. Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Sơn tỉnh
Thanh Hóa
4.4.1. Công tác Hành chính - Kế hoạch.
- Kiện toàn lại bộ máy tổ chức của Chi nhánh theo chức năng, nhiệm vụ được
giao, tiếp nhận, sắp xếp, phân công lại các Tổ chuyên môn, rà soát khả năng hoàn
thành nhiệm vụ của từng viên chức, người lao động, bố trí sắp xếp lại các cán bộ
phụ trách địa bàn. Nâng cao vai trò trách nhiệm của từng viên chức và người lao
động, phân công, phân nhiệm rõ ràng.
-Công tác kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC):
+ Thực hiện rà soát, tham mưu rút ngắn thời gian giải quyết TTHC lĩnh vực đất
đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi nhánh cho 05 TTHC, với tổng thời gian rút
ngắn là 40% so với quy định hiện nay, đề nghị bổ sung thêm 01 TTHC (thủ tục xác
định lại diện tích đất ở); kiểm tra, rà soát và đề xuất phân cấp … TTHC lĩnh vực đất
đai thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường cho Văn phòng
Đăng ký đất đai, Chi nhánh; thực hiện niêm yết công khai TTHC lĩnh vực đất đai
thuộc thẩm quyền giải quyết của Chi nhánh thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
theo Quyết đinh số 4481/QĐ-UBND ngày 09/11/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh
Thanh Hóa tại nơi tiếp nhận và nơi giải quyết TTHC.
+ Thực hiện kiểm tra, rà soát các TTHC qua đó chấn chỉnh công tác tiếp nhận hồ
sơ đảm bảo đúng thành phần theo quy định của Bộ TTHC đã được công bố; triển
khai thực hiện Scan 100% thành phần hồ sơ TTHC và cập nhật vào phần mềm dịch
vụ công.
+ Tổ chức thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp Luật Đất đai theo
chương trình tổng kết Luật Đất đai năm 2013; tham gia góp ý Dự thảo Quy chế thay
thế Quy chế 06/QĐ-UBND ngày 14/01/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa.
- Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính;
chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan trong đó tập trung đến đạo đức công vụ,

44
nâng cao tinh thần trách nhiệm trong giải quyết TTHC, đặc biệt là công tác tiếp dân
và hướng dẫn TTHC.
- Đổi mới công tác sinh hoạt chuyên môn trong đội ngũ cán bộ Chi nhánh (giao
ban vào ngày thứ 2 đầu tiên của tháng), công tác thi đua khen thưởng, công tác đánh
giá cuối năm và khen thưởng tạo động lực để viên chức, người lao động tích cực
tham gia phong trào thi đua lao động.
- Đổi mới công tác tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị được Chi nhánh thực
hiện niêm yết công khai địa chỉ tiếp nhận phản ánh kiến nghị của tổ chức, cá nhân
về giải quyết TTHC.
- Công tác quản lý sử dụng phôi GCN được đơn vị thực hiện theo đúng quy định.
Tỉ lệ in GCN đúng quy định đạt trên 90%.
4.4.2. Công tác chuyên môn.
4.4.2.1. Về công tác tiếp nhận và giải quyết TTHC lĩnh vực đất đai.
- Tính đến 31/12/2022, Chi nhánh tiếp nhận và giải quyết 6.774 hồ sơ TTHC của
hộ gia đình, cá nhân. Đã giải quyết 6.344 hồ sơ, trong đó: đã giải quyết xong 6204
hồ sơ; 140 hồ sơ đang trình cấp có thẩm quyền và hồ sơ chờ công dân hoàn thành
NVTC (còn lại 134 hồ sơ chuyển tiếp sang kỳ sau), với 6.174 hồ sơ giải quyết đúng
hạn, đạt tỉ lệ 99,52% và 30 hồ sơ giải quyết chưa đúng hạn (chiếm tỉ lệ 0,48%).
- Kết quả cấp Giấy chứng nhận: Công tác cấp Giấy chứng nhận được Chi nhánh
thực hiện, tham mưu giải quyết đúng trình tự, thủ tục và đúng quy định. Tính đến
31/12/2022 toàn huyện Đông Sơn đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân được 6.344 Giấy
chứng nhận, trong đó:
+ UBND huyện Đông Sơn cấp 1.410 GCN (đã có kết quả là 1.273hs; đang xử lý
là 137 hs), trong đó: cấp lần đầu tồn đọng là 04 GCN, cấp Giấy chứng nhận đối với
trường hợp NN giao đất có thu tiền sd đất (đất đấu giá): 1.016 GCN; cấp công nhận
diện tích đất tăng: 210 GCN; đính chính: 180 GCN.
+ Sở Tài nguyên và Môi trường cấp 3.730 GCN (đã có kết quả 3.437hs; đang xử
lý là 293hs), trong đó: cấp mới 3.173 GCN; đính chính 108 GCN; cấp đổi 547
GCN; cấp lại 98 GCN.
+ Chi nhánh thực hiện xác nhận nội dung biến động trên Giấy chứng nhận: 1.634

45
GCN, trong đó: biến động chuyển quyền 492 GCN; biến động khác 1.142 GCN.
- Công tác tiếp nhận, xử lý hồ sơ, trình ký GCN, vào số, vào sổ, bàn giao GCN
được thực hiện đúng quy trình, quy định.
4.4.2.2. Về công tác tiếp nhận và giải quyết TTHC lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo
đảm.
Công tác đăng ký biện pháp bảo đảm được tiếp nhận và giải quyết theo đúng quy
định của pháp luật. Trong năm, đã tiếp nhận và giải quyết được 2.433 hồ sơ.
Trong đó: Đăng ký biện pháp bảo đảm: 1.416 h/s; Đăng ký thay đổi và sữa chữa:
9h/s; Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm: 1.008 h/s.
4.4.2.3. Công tác chuyển thông tin xác định nghĩa vụ tài chính.
Được Chi nhánh và Chi cục Thuế khu vực thành phố Thanh Hóa - Đông Sơn
phối hợp thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư liên tịch số 88/2016/TTLT-
BTC-BTNMT ngày 22/6/2016 của liên Bộ Tài chính - Bộ Tài nguyên và Môi
trường, ngoài ra còn tổ chức các cuộc họp để giải quyết những khó khăn, vướng
mắc trong công tác xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai cho các tổ chức, hộ gia
đình.
4.4.2.4. Lĩnh vực kỹ thuật địa chính.
- Công tác đo đạc, chỉnh lý thửa đất, trích đo địa chính, trích đo tài sản gắn liền
với đất, trích lục bản đồ phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận QSD đất được
8.759 thửa đất, trong đó: trích đo và đo đạc chỉnh lý 3.840 thửa đất; trích đo tài sản
trên đất 246 thửa đất; trích lục bản đồ: 4.673 thửa đất.
- Công tác trích lục, trích đo địa chính thửa đất thực hiện công tác bồi thường,
giải phóng mặt bằng các dự án đáp ứng kịp thời nhiệm vụ Lãnh đạo Uỷ ban nhân
dân huyện Đông Sơn giao, cùng như các Hợp đồng do Chi nhánh Văn phòng Đăng
ký kết. Kết quả thực hiện được 26 dự án đã hoàn thành và bàn giao.
- Công tác phối hợp tốt với các cơ quan Tòa án, Thi hành án dân sự, Thanh tra
Nhà nước trong việc trích đo phục vụ công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại về
đất đai, kê biên tài sản cho 05 trường hợp, (trong đó: Tòa án, Thi hành án: 04 trường
hợp; Thanh tra: 01 trường hợp).
4.4.2.5. Công tác thông tin lưu trữ.

46
- Công tác cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, lập sổ địa chính điện tử
từng bước thực hiện đúng với thông tư 24/2014/TT-BTNMT, ngày 19/5/2014.
Trong năm đã thực hiện cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính được 6.344 hồ
sơ.
- Nhập kho phục vụ công tác lưu trữ được 20.472 hồ sơ.
- Xây dựng file quản lý hồ sơ giải quyết TTHC giữa các bộ phận tại đơn vị.
4.4.2.6. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai.
Công tác thống kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2020, Chi
nhánh đã rà soát, tổng hợp các trường hợp biến động đất đai cung cấp cho UBND
các xã, thị trấn để thực hiện công tác thông kê đất đai năm 2020 và phối hợp với
Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đông Sơn tổng hợp số liệu và báo cáo Uỷ
ban nhân dân huyện Đông Sơn, Sở Tài nguyên và Môi trường đúng thời gian quy
định.
4.4.2.7. Công tác tài chính.
- Tính đến 31/12/2022 công tác thu đạt được là: 1.213.813.113 đồng (Một tỷ, hai
trăm mười ba triệu, tám trăm mười ba nghìn, một trăm mười ba đồng./.), trong đó:
+ Thu dịch vụ: 1.031.708.113 đồng;
+ Phí và lệ phí: 182.105.000 đồng.
4.4.2.8. Tham gia giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo phát sinh trong quá trình cấp Giấy chứng
nhận, giải quyết các TTHC cho tổ chức, công dân được tập thể Ban lãnh đạo Chi
nhánh quan tâm, chỉ đạo và thực hiện nghiêm việc tiếp dân định kỳ, đột xuất,
thường xuyên. Việc tiếp nhận xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh của công dân được Chi nhánh quan tâm, chú trọng phối hợp với các
phòng ban, đơn vị và UBND các xã, thị trấn có liên quan để giải quyết kịp thời và
đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Trong năm tiếp nhận trực tiếp được 05
trường hợp, đã giải quyết và tham mưu giải quyết, trả lời đơn thư cho công dân đảm
bảo đúng quy định.

47
4.4.2. Phân tích, đánh giá những mặt được, những tồn tại và nguyên nhân
4.4.2.1. Những mặt đạt được
Công tác quản lý và sử dụng đất đai đã có chuyển biến tích cực việc giao đất, cho
thuê đất, thu hồi đất được thực hiện chặt chẽ, đúng quy định; tình trạng vi phạm các
quy định của pháp luật đã được ngăn chặn, các hành vi vi phạm được xử lý nghiêm
minh, số vụ việc vi phạm có chiều hướng giảm; quyền lợi của người sử dụng đất
được đảm bảo; một số khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tiếp tục được tháo
gỡ để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất; việc công khai, minh
bạch trong công tác quản lý, sử dụng đất đai ngày càng được tăng cường, phát huy
dân chủ; bộ máy quản lý từng bước được kiện toàn theo hướng chuyên nghiệp, hiện
đại. 
Các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật đã được ban hành
đồng bộ và kịp thời, đúng quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế của
địa phương; các văn bản được ban hành đều bám sát chủ trương đẩy mạnh cải cách
hành chính, tăng cường tính công khai, minh bạch, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà
nước, người dân và doanh nghiệp; giúp cho Luật sớm đi vào cuộc sống, giải quyết
kịp thời các vấn đề bức thiết mà thực tế đang đòi hỏi. Góp phần phát huy nguồn lực
tài nguyên và môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường hiệu lực,
hiệu quả quản lý, ngăn ngừa, tham nhũng, lãng phí trong lĩnh vực đất đai, đưa công
tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn đi vào nền nếp. 
Trong quá trình thực hiện công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn
huyện luôn được Tỉnh ủy, UBND tỉnh lãnh, chỉ đạo thường xuyên liên tục, hàng
năm đều có Nghị quyết về cơ chế, chính sách trong công tác quản lý đất đai, nhất là
việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất làm căn cứ để các cấp, các ngành
triển khai thực hiện; Thực hiện tốt việc phân cấp, phân quyền trong quản ly đất đai
tại địa phương theo Luật định. Việc ban hành các văn bản đảm bảo đúng trình tự,
thủ tục theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật với những nội dung phù
hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

48
4.4.2.2. Những tồn tại của việc quản lý nhà nước về đất đai
1.1. Trong năm công tác cấp GCN đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng so
với kế hoạch, mục tiêu, yêu cầu của lãnh đạo Sở TNMT, Huyện ủy, HĐND-UBND
huyện Đông Sơn, nhu cầu của các tổ chức, công dân tiến độ vẫn còn chậm. Tình
trạng bị trả hồ sơ về với tỷ lệ cao, hồ sơ chưa đúng hẹn, trả lại để bổ sung, hoàn
thiện quá 01 lần vẫn còn, hồ sơ tiếp nhận thời gian dài không được xử lý. Chưa có
giải pháp cụ thể để giải quyết tình trạng trên.
1.2. Công tác đo đạc, chỉnh lý thửa đất, trích đo địa chính cho các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân và trích đo địa chính các mặt bằng quy hoạch, các dự án trên địa bàn
huyện còn chậm, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của tổ chức, công dân trên địa bàn
huyện Đông Sơn.
1.3. Công tác cập nhật biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính dạng số và dạng giấy
đối với các trường hợp đăng ký đất đai, biến động đất đai, các dự án thu hồi đất và
các mặt bằng quy hoạch dân cư mới trên địa bàn huyện Đông Sơn đã được Chi
nhánh triển khai thực hiện đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên quá trình thực
hiện còn gặp nhiều khó khăn, chưa được thực hiện kịp thời, đồng bộ, chưa đáp ứng
yêu cầu. Do, hồ sơ địa chính không đồng bộ, công tác cập nhật, chỉnh lý biến động
trước đây không được quan tâm thực hiện thường xuyên, liên tục.
1.4. Công tác tổ chức triển khai và thực hiện các Kế hoạch của cấp trên, của đơn
vị đã được tổ chức thực hiện, tuy nhiên, quá trình thực hiện chưa đem lại hiệu quả
cao, còn hình thức, vẫn còn kế hoạch chưa được tổ chức thực hiện (Kế hoạch tập
huấn….).
1.5. Chưa chủ động tham mưu cho lãnh đạo Sở TNMT, Văn phòng Đăng ký đất
đai Thanh Hóa, Huyện ủy, HĐND-UBND huyện giải pháp để giải quyết vấn đề bất
cập trong lĩnh vực đất đai (cấp GCN). Như: tình trạng giải quyết hồ sơ chưa đúng
hạn (41 hồ sơ quá hạn), trả lại nhiều lần, kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, ban
hành kế hoạch cấp GCN lần đầu cho các hộ gia đình cá nhân.
1.6. Công tác tham mưu xây dựng kế hoạch, báo cáo định kỳ, đột xuất còn chậm.
4.4.2.3. Nguyên nhân tồn tại của việc quản lý nhà nước về đất đai
a. Nguyên nhân khách quan.

49
- Tình hình dịch bệnh Covid-19 có nhiều tác động bất lợi đến quá trình thực hiện
nhiệm vụ của Chi nhánh, làm ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng công việc, cũng
như việc tổ chức triển khai thực hiện các chương trình kế khoạch của cấp trên, đơn
vị, nhất là ảnh hưởng ít nhiều đến việc giải quyết các TTHC cho người dân.
- Văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai nhiều, luôn thay đổi, khi người sử
dụng đất có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai thường không nắm
vững và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, do đó phải đi lại nhiều lần; một số
điều, khoản trong Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn chưa cụ thể đến
từng chi tiết hoặc trái về nội dung, dẫn đến cách hiểu của mọi người khác nhau và
quy trình thủ tục kéo dài do không đồng nhất quan điểm (như: khoản 1 Điều 105
Luật Đất đai 2013 và khoản 2, Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP trái về thẩm
quyền cấp GCN; theo khoản 9, Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 với Điều 108 Luật
Đất đai và Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thời điểm xác định nghĩa vụ tài chính;
không thống nhất cách hiểu cùng một nội dung như khoản 5, Điều 98 Luật Đất đai
2013; hay khó thực hiện trong thực tế khoản 5, Điều 98 Luật Đất đai 2013; hoặc
văn bản hướng dẫn trái với quy định của Luật như khoản 2 Điều 9 Thông tư số
09/2016/TTLT-BTP-BTNM với khoản 2, Điều 97 Luật Đất đai 2013...).
- Số lượng hồ sơ TTHC về đất đai tiếp nhận hàng ngày lớn (45-55 hồ
sơ/ngày/người tiếp nhận), bên cạnh đó cán bộ tiếp nhận còn phải thực hiện Scan
100% thành phần hồ sơ đính kèm phần mềm một cửa điện tử để thực hiện số hóa hồ
sơ TTHC, do vậy rất khó khăn, vất vả tạo ra áp lực lớn cho cán bộ Chi nhánh, phần
lớn là các trường hợp tồn đọng từ trước đây do: không có giấy tờ về quyền sử dụng
đất, có nguồn gốc sử dụng phức tạp…, nhất là những trường hợp đất cấp trái thẩm
quyền, vi phạm pháp luật về luật đất đai (đất sử dụng không đúng mục đích trước
ngày 01/01/2012) cần có thời gian xem xét và giải pháp để giải quyết dứt điểm.
- Công tác đo đạc chỉnh lý thửa đất, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính gặp nhiều
khó khăn do nguồn tài liệu sử dụng trước đây là các bản vẽ thủ công, không có file
số; dữ liệu bị thất lạc hoặc không có hồ sơ lưu trữ, bên cạnh đó công tác lưu trữ hồ
sơ hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa được trang bị kho lưu trữ đảm bảo an toàn
và hồ sơ chưa được chỉnh lý, sắp sếp theo đúng quy định, khoa học, … nên việc

50
khai thác hồ sơ phục vụ cấp Giấy chứng nhận mất rất nhiều thời gian, do đó việc
thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trong các trường hợp này chủ yếu dựa
vào việc xác minh hiện trạng, đo đạc thực địa và xin ý kiến các cơ quan, đơn vị có
liên quan củng cố hồ sơ đảm bảo theo quy định mới tiến hành thực hiện nên mất
nhiều thời gian, làm chậm thời gian giải quyết TTHC. Bên cạnh đó hệ thống dữ liệu
về đất đai đặc biệt là dữ liệu không gian còn ch¬ưa đầy đủ (bản đồ địa chính mới
thực hiện đo đạc theo hiện trạng sử dụng đất), trong khi bản đồ giải thửa có độ
chính xác không cao và ch¬ưa đ¬ược chuẩn hóa một cách đồng bộ.
b. Nguyên nhân chủ quan.
- Mặc dù UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 06/2020/QĐ-UBND
ngày 14/01/2020 về Quy chế phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh
Văn phòng đăng ký đất đai với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên
và Môi trường, nhưng sự phối hợp giữa Chi nhánh VPĐK với các cơ quan, đơn vị
trong giải quyết một số TTHC về lĩnh vực đất đai chưa thực sự hiệu quả, chưa kịp
thời và không thông suốt, dẫn đến tình trạng chậm giải quyết hồ sơ của người sử
dụng đất.
- Công tác đo đạc, chỉnh lý thửa đất, trích đo địa chính thực hiện chưa khoa học,
cán bộ thực hiện chuyên môn không đồng đều dẫn đến chưa đáp ứng được nhu cầu
của các tổ chức, công dân.
- Thái độ năng lực, tinh thần trách nhiệm một số bộ phận, cá nhân chưa quyết liệt
trong thực hiện nhiệm vụ được giao; chưa sâu sát, chưa xác định được nhiệm vụ
trọng tâm, trước mắt để tập trung thực hiện, dẫn đến công tác thẩm tra hồ sơ cấp
GCN còn sai sót (trả lại nhiều lần), làm ảnh hưởng đến thời gian giải quyết hồ sơ
TTHC.
- Sự quan tâm của người sử dụng đất đến việc cấp GCN đất chưa cao, chưa thật
sự thấy hết được quyền và lợi ích của GCN. Một số xã, thị trấn chưa thật sự quan
tâm đến công tác chỉ đạo bộ phận chuyên môn trong việc xét duyệt hồ sơ cấp GCN,
đặc biệt công tác xác định thời gian và nguồn gốc sử dụng đất.

51
4.4.3. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện các nội dung quản lý nhà nước
về đất đai
- Chính quyền huyện cần coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về
đất đai.
- Các công cụ phục vụ quản lý phải được thiết lập đầy đủ, chính xác và thường
xuyên cập nhật chỉnh lý bổ sung và khai thác có hiệu quả.
- Nâng cao hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai
và hạn chế tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất.
- Thực hiện tốt công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi
đất phải thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
- Công tác kiểm tra, giám sát phải thường xuyên và coi trọng, nhằm phát hiện,
ngăn chặn các sai phạm và xử lý kịp thời.
4.5. Hiện trạng sử dụng đất
Diện tích, cơ cấu các loại đất: Tổng diện tích tự nhiên: 8.286,74 ha.
- Nhóm đất nông nghiệp: 2.858,16 ha.
- Nhóm đất phi nông nghiệp: 5.243,11 ha.
- Nhóm đất chưa sử dụng: 185,57 ha.
Cụ thể:
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Đông Sơn năm 2022


TT Chỉ tiêu sử dụng đất Diện tích
cấu
(ha)
(%)
I Tổng diện tích tự nhiên 8.286,74 100
1 Đất nông nghiệp 5.248,75 63,34
1.1 Đất trồng lúa 4.568,15 55,13
Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 4.562,18 55,05
1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 62,71 0,76
1.3 Đất trồng cây lâu năm 114,20 1,38
1.4 Đất rừng phòng hộ 24,96 0,30

52
1.5 Đất rừng đặc dụng
1.6 Đất rừng sản xuất 34,60 0,42
1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản 136,09 1,64
1.8 Đất làm muối
1.9 Đất nông nghiệp khác 308,04 3,72
2 Đất phi nông nghiệp 2.835,84 34,22
2.1 Đất quốc phòng 8,94 0,11
2.2 Đất an ninh 0,39
2.3 Đất khu công nghiệp
2.4 Đất khu chế xuất
2.5 Đất cụm công nghiệp 36,44 0,44
2.6 Đất thương mại, dịch vụ 15,09 0,18
2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 64,29 0,78
2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 41,26 0,50
Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh,
2.9 1.224,83 14,78
cấp huyện, cấp xã
2.9.1 Đất xây dựng cơ sở văn hoá 16,21 0,20
2.9.2 Đất y tế 6,49 0,08
2.9.3 Đất giáo dục và đào tạo 36,17 0,44
2.9.4 Đất thể dục thể thao 31,82 0,38
2.9.5 Đất khoa học và công nghệ
2.9.6 Đất dịch vụ xã hội
2.9.7 Đất giao thông 796,57 9,61
2.9.8 Đất thuỷ lợi 326,01 3,93
2.9.9 Đất công trình năng lượng 1,66 0,02
2.9.1
Đất công trình bưu chính viễn thông 0,55 0,01
0
2.9.1 Đất chợ 9,35 0,11

53
1
2.10 Đất có di tích lịch sử - văn hoá 16,40 0,20
2.11 Đất danh lam thắng cảnh
2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải 18,64 0,22
2.13 Đất ở tại nông thôn 1.030,34 12,43
2.14 Đất ở tại đô thị 109,52 1,32
2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 11,75 0,14
2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp 1,60 0,02
2.17 Đất xây dựng cơ sở ngoại giao
2.18 Đất cơ sở tôn giáo 1,81 0,02
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà
2.19 116,41 1,40
hoả táng
2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm 43,55 0,53
2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng 0,11 0,00
2.22 Đất khu vui chơi giải trí, công cộng 2,74 0,03
2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng 2,96 0,04
2.24 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 78,64 0,95
2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng 10,13 0,12
2.26 Đất phi nông nghiệp khác
3 Đất chưa sử dụng 202,25 2,44
4 Đất khu công nghệ cao*
5 Đất khu kinh tế*
6 Đất đô thị* 595,63 7,19
II KHU CHỨC NĂNG*
1 Khu chuyên trồng lúa nước
Khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu
2
năm
3 Khu vực rừng phòng hộ
4 Khu vực rừng đặc dụng

54
5 Khu vực rừng sản xuất
6 Khu vực công nghiệp, cụm CN
7 Khu đô thị -thương mại - dịch vụ
8 Khu du lịch
Khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp
9
nông thôn
(Nguồn: Chi nhánh văn phòng đăng kí đất đai huyện Đông Sơn)
4.5.1. Đất nông nghiệp
Tổng diện tích đất nông nghiệp là 5248,75 ha, chiếm 63,34% tổng diện tích tự
nhiên. Chi tiết các loại đất, cụ thể như sau:
* Đất trồng lúa: Diện tích là 4568,15 ha, chiếm 55,13% tổng diện tích tự nhiên.
Phân bổ đều khắp 12 xã, thị trấn nhưng tập trung chủ yếu ở các xã:Đông Ninh,Đông
Phú,Đông Nam, Đông Quang. Trong giai đoạn quy hoạch tới cần bảo vệ diện tích
đất trồng lúa nước những khu vực thuận lợi và đã được đầu tư các công trình thủy
lợi để tăng sản lượng lương thực cho nhân dân trên địa bàn huyện.
* Đất trồng cây hàng năm khác: Diện tích là 62,71 ha, chiếm 0,76% tổng diện
tích tự nhiên. Phân bổ đều khắp 13 xã, thị trấn nhưng tập trung chủ yếu ở các xã:
Đông Ninh, Đông Phú, Đông Quang.
* Đất trồng cây lâu năm: Diện tích là 114,20 ha, chiếm 1,38% tổng diện tích tự
nhiên. Tập trung chủ yếu ở xã Đông Minh, Đông Hoàng,Đông Hòa. Đất trồng cây
lâu năm chủ yếu nằm trong khu dân cư. Cần khai thác triệt để diện tích đất có khả
năng trồng cây lâu năm góp phần làm tăng thu nhập cho người dân.
* Đất rừng sản xuất: Diện tích là 34,60 ha, chiếm 0,42% tổng diện tích tự nhiên.
Tuyên truyền, vận động các tổ chức, danh nghiệp và nhân dân trồng rừng nhằm
nâng cao độ che phủ rừng, bảo vệ đất, môi trường và tăng thu nhập.
* Đất rừng phòng hoojdieenj tích là 24,96ha chiếm 0,30% diện tích đất tự nhiên.
* Đất nuôi trồng thuỷ sản: Diện tích là 136,09 ha, chiếm 1,64% tổng diện tích tự
nhiên. Diện tích đất đưa vào nuôi trồng thủy sản còn ít. Vì vậy, cần nuôi những
giống có giá trị kinh tế cao.

55
* Đất nông nghiệp khác: Diện tích là 380,04 ha, chiếm 3,72% tổng diện tích tự
nhiên. Phân bổ đều khắp 14 xã, thị trấn nhưng tập trung chủ yếu ở các xã: Đông
Phú, Đông Nam.
4.5.2. Đất phi nông nghiệp
Tổng diện tích đất phi nông nghiệp là 2835,84 ha, chiếm 34,22% tổng diện tích
tự nhiên. Với cơ cấu như trên cho thấy diện tích đất cho các công trình trụ sở, cơ sở
hạ tầng kỹ thuật còn ít. Sự phát triển của kinh tế cùng nhu cầu ngày càng cao của
nhân dân đòi hỏi trong thời gian tới cần quy hoạch quỹ đất cho mục đích phi nông
nghiệp, cụ thể các như sau:
* Đất quốc phòng: Diện tích là 8,94 ha, chiếm 0,11% tổng diện tích tự nhiên.
Quỹ đất quốc phòng có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với huyện mà còn với cả
nước. Trong thời gian tới, nhu cầu đất quốc phòng sẽ tăng do quy hoạch, mở rộng
các thao trường huấn luyện và thao trường bắn.
* Đất an ninh: Diện tích là 0,39 ha
* Đất cụm công nghiệp: Diện tích là 36,44 ha, chiếm 0,44% tổng diện tích tự
nhiên.
* Đất thương mại dịch vụ: Diện tích là 15,09 ha, chiếm 0,18% tổng diện tích tự
nhiên. Phân bổ chủ yếu ở các xã: TT Rừng Thông, Đông Minh, Đông Phú. Để đảm bảo
quỹ đất cho mục đích này, trong thời gian tới cần phân bổ quỹ đất để xây dựng các điểm
thương mại dịch vụ.
* Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Diện tích là 64,29 ha, chiếm 0,79% tổng diện
tích tự nhiên. Để đảm bảo quỹ đất cho mục đích này, trong thời gian tới cần phân bổ quỹ
đất để xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh.
* Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản: Diện tích là 2,99 ha, chiếm 0,03% tổng
diện tích tự nhiên. Phân bổ ở xã Tiên Kiên và xã Xuân Lũng.
* Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm: Diện tích là 41,26 ha, chiếm
0,50% tổng diện tích tự nhiên.
* Đất phát triển hạ tầng: Diện tích là 1.224,83ha, chiếm 14,78% tổng diện tích
tự nhiên. Bao gồm diện tích đất để xây dựng các công trình như: Giao thông, thuỷ
lợi, văn hóa, y tế, giáo dục, thể dục thể thao, năng lượng, bưu chính viễn thông, kho

56
dự trữ quốc gia, di tích lịch sử văn hóa, bãi thải xử lý chất thải, tôn giáo, nghĩa
trang, chợ... Cùng với sự phát triển kinh tế và nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân
trong huyện, trong giai đoạn tới cần dành phần lớn diện tích để xây dựng các công
trình công cộng, hạ tầng xã hội. Đặc biệt cần phát triển hệ thống giao thông là tiền
đề cho sự phát triển.
* Đất sinh hoạt cộng đồng: Diện tích là 0,11ha.
* Đất khu vui chơi, giải trí công cộng: Diện tích là 2,74 ha, chiếm 0,03% tổng
diện tích tự nhiên. Phân bổ trên địa bàn thị trấn Rừng Thông và xã Đông Hòa.
* Đất ở tại nông thôn: Diện tích là 1030,34 ha, chiếm 12,53% tổng diện tích đất
tự nhiên, là diện tích đất ở của 13 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
* Đất ở tại đô thị: Diện tích là 109,52 ha, chiếm 1,32% tổng diện tích đất tự
nhiên, bao gồm toàn bộ diện tích đất ở trên địa bàn thị trấn Rừng Thông.
* Đất xây dựng trụ sở cơ quan: Diện tích là 11,75 ha, chiếm 0,14% tổng diện
tích tự nhiên. Nhu cầu đất cho mục đích này sẽ tăng trong thời gian tới do mở rộng
và xây mới các trụ sở cơ quan đảm bảo các tiêu chi theo quy định.
* Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp: Diện tích là 1,60 ha, phân bổ ở thị
trấn Rừng Thông.
* Đất cơ sở tín ngưỡng: Diện tích là 2,96 ha, chiếm 0,04% tổng diện tích tự
nhiên. Phân bố chủ yếu ở thị trấn Rừng Thông, xã Đông Thanh, Đông Thịnh.
* Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: Diện tích là 78,64 ha, chiếm 0,95% tổng diện
tích tự nhiên.
* Đất có mặt nước chuyên dùng: Diện tích là 10,13 ha, chiếm 0,12% tổng diện
tích tự nhiên.
4.5.3. Đất chưa sử dụng
Tổng diện tích đất chưa sử dụng là 202,25 ha, chiếm 2,44% tổng diện tích tự
nhiên. Tập trung chủ yếu ở xã Đông Văn, Đông Yên, Đông Thanh.

57
4.6. Đánh giá công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện
Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước thì
kinh tế huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã có sự chuyển biến mạnh mẽ. Cùng với
đó là sự phát triển mạnh mẽ của các thị trường, trong đó thì trường BĐS, nhu cầu về
đất ở, các hoạt động dịch vụ khác liên quan đến lĩnh vực đất đai diễn ra khá sôi nổi
như chuyển nhượng, góp vốn, thế chấp, bảo lãnh, thuê đất… đặc biệt là từ khi có
quy định tất cả các giao dịch liên quan tới đất đai trên thị trường đều phải thực hiện
bằng GCN, do đó nhu cầu cần được cấp GCN của người dân trên địa bàn là cần
thiết. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, UBND tỉnh, huyện đã chỉ đạo Sở,
Phòng Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh công tác cấp GCN trên địa bàn. Trong
thời gian qua công tác cấp GCN trên địa bàn được thực hiện đúng yêu cầu mà cấp
trên đề ra, cơ chế “một cửa” tạo ra nhiều thuận lợi cho công tác cấp GCN.
4.6.1. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận tại khu vực nghiên cứu
4.6.1.1. Đối với trường hợp cấp GCNQSDĐ thông qua đấu giá quyền sử dụng đất
Trình tự thực hiện
Bước 1: Thực hiện nộp 01 bộ hồ sơ tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
theo quy định.
Bước 2: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tiếp nhận hồ sơ
Bước 3: Trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ, Phòng Tài nguyên Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, trình UBND
cùng cấp ký Giấy chứng nhận và gửi Giấy chứng nhận đã ký cho Văn phòng Đăng
ký quyền sử dụng đất trực thuộc để trao cho người trúng đấu giá, đấu thầu. 
Bước 4: Trả Giấy chứng nhận tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất vào giờ
hành chính các ngày làm việc trong tuần.
+ Cán bộ viết phiếu thu phí và lệ phí. Người nhận giấy chứng nhận nộp tiền trực
tiếp cho cán bộ ghi phiếu thu phí và lệ phí.
+ Cán bộ trả Giấy chứng nhận yêu cầu người nhận Giấy chứng nhận ký nhận vào
Sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

58
Trường hợp người đến nhận hộ Giấy chứng nhận thì phải có Giấy uỷ quyền.
Cách thức thực hiện:  
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài
nguyên và Môi trường.
Thành phần hồ sơ gồm:
+ Văn bản công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của
pháp luật về đấu giá quyền sử dụng đất;
+ Chứng từ đã thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời gian giải quyết: Thời gian thực hiện công việc này không quá mười lăm
(15) ngày làm việc kể từ ngày Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất nhận đủ hồ ső
hợp lệ.
Đối tượng thực hiện TTHC:  Hộ gia đình, cá nhân.
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất.
Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Phí, lệ phí: 100.000 đồng/ GCN
4.6.1.2 .Đối với trường hợp cấp GCNQSDĐ không thông qua đấu giá quyền sử
dụng đất
Trình tự thực hiện
Bước 1: Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ
tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng cấp huyện theo quy định của Luật Đất
đai vào giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.
Bước 2: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận, thụ lý  hồ
sơ và  thực hiện các công việc sau:
+ Gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân phường để kiểm tra, xác nhận vào Đơn đề nghị
cấp Giấy chứng nhận; trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định
tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai 2013 thì kiểm tra, xác nhận về

59
nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp
với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được xét duyệt; kiểm tra, xác
nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản; kiểm tra, xác nhận vào sơ đồ nhà ở
hoặc công trình xây dựng (trừ trường hợp sơ đồ nhà ở hoặc công trình xây dựng đã
có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt
động đo đạc bản đồ). Ủy ban nhân dân phường công bố công khai kết quả tại trụ sở
Ủy ban nhân dân phường trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến
phản ánh về nội dung công khai.
+ Kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều
kiện hay không đủ điều kiện được chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu
tài sản vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
Trường hợp cần xác minh thêm thông tin về điều kiện chứng nhận quyền sở hữu
tài sản gắn liền với đất thì Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất gửi phiếu lấy ý
kiến cơ quan quản lý về nhà ở, công trình xây dựng cấp huyện. Trong thời hạn không
quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được phiếu lấy ý kiến, cơ quan quản lý
về nhà ở, công trình xây dựng có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng
Đăng ký quyền sử dụng đất;
+ Chuẩn bị hồ sơ kèm theo trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa
đất (đối với nơi chưa có bản đồ địa chính) để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình
Ủy ban nhân dân cùng cấp ký Giấy chứng nhận và ký hợp đồng thuê đất đối với
trường hợp được Nhà nước cho thuê đất.
Bước 3: Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thẩm định hồ sơ, trình Ủy
ban nhân dân cùng cấp quyết định.
Bước 4: Trả Giấy chứng nhận tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất vào giờ
hành chính các ngày làm việc trong tuần.
+ Cán bộ viết phiếu thu phí và lệ phí. Người nhận Giấy chứng nhận nộp tiền trực
tiếp cho cán bộ ghi phiếu thu phí và lệ phí.
+ Cán bộ trả Giấy chứng nhận yêu cầu người nhận Giấy chứng nhận ký nhận vào
Sổ cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp người đến nhận hộ Giấy chứng nhận thì phải có giấy uỷ quyền.

60
Cách thức thực hiện: 
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện.
Thành phần hồ sơ:
+  Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất;
+ Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và
5 Điều 50 của Luật đất đai 2013 (nếu có);
+ Trường hợp chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì nộp giấy tờ về quyền sở hữu
nhà ở theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4, Điều 8, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP;
+ Trường hợp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì nộp giấy tờ về
quyền sở hữu công trình xây dựng theo quy định tại các khoản 1 và 3, Điều 9, Nghị
định số 88/2009/NĐ-CP;
+ Bản sao các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy
định của pháp luật (nếu có).
+ Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận (nếu có).
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết: 
Thời gian thực hiện không quá hai mươi tám (28) ngày làm
Đối tượng thực hiện TTHC:
 Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Thanh Hóa cư ở nước ngoài
được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Cơ quan thực hiện TTHC:
-Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện;
-Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp
huyện.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân phường.
Kết quả thực hiện TTHC: 
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất.
Phí, lệ phí:100.000 đồng/ GCN

61
4.6.1.3 .Đối với trường hợp cấp GCNQSDĐdo tách thửa hoặc hợp thửa
Bước 1: Người có nhu cầu xin tách thửa hoặc hợp thửa nộp hồ sơ theo quy định
tại Phòng Tài nguyên và Môi trường (hoặc trường hợp tách thửa do Nhà nước thu
hồi một phần thửa đất thì cơ quan Tài nguyên và Môi trường căn cứ quyết định thu
hồi đất, có trách nhiệm thực hiện theo các bước dưới đây) vào giờ hành chính các
ngày làm việc trong tuần.
Bước 2: Ngay trong ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp
theo, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi hồ sơ cho Văn phòng Đăng
ký quyền sử dụng đất trực thuộc để chuẩn bị hồ sơ địa chính;
Bước 3: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất tiếp nhận hồ sơ và có trách
nhiệm thực hiện các công việc sau:
+ Đối với trường hợp hợp thửa không phải trích đo địa chính thì ngay trong ngày
nhận được hồ sơ hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo, Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa
chính và gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.
+ Đối với trường hợp tách thửa hoặc trường hợp hợp thửa mà phải trích đo địa
chính thì trong thời hạn không quá bảy (07) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ
sơ, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm làm trích đo địa chính
thửa đất mới tách hoặc mới hợp thửa, làm trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ
địa chính và gửi đến cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp;
Bước 4: Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, Phòng Tài nguyên và Môi
trường có trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ký Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất mới;
Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Tờ trình,
Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, ký và gửi Giấy chứng nhận cho Phòng Tài
nguyên và Môi trường trực thuộc;
           Bước 5: Ngay trong ngày nhận được Giấy chứng nhận đã ký hoặc chậm
nhất là ngày làm việc tiếp theo, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm
trao bản chính Giấy chứng nhận đối với thửa đất mới cho người sử dụng đất; gửi

62
bản lưu Giấy chứng nhận đã ký, bản chính Giấy chứng nhận đã thu hồi hoặc một
trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1,  2 và 5 Điều
50 của Luật Đất đai đã thu hồi cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất trực
thuộc; gửi thông báo biến động về sử dụng đất cho Văn phòng Đăng ký quyền sử
dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để chỉnh lý hồ sơ địa chính gốc.
        + Cán bộ viết phiếu thu phí và lệ phí. Người nhận Giấy chứng nhận nộp tiền
trực tiếp cho cán bộ ghi phiếu thu phí và lệ phí.
+ Cán bộ trả Giấy chứng nhận yêu cầu người nhận Giấy chứng nhận ký nhận vào
Sổ cấp giấy chứng nhận.
+ Trường hợp người đến nhận hộ giấy chứng nhận thì phải có giấy uỷ quyền.
Cách thức thực hiện:  
Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường
Thành phần hồ sơ
+ Đơn xin tách thửa hoặc hợp thửa của người sử dụng đất đối với trường hợp
tách thửa, hợp thửa.
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất (đối với trường hợp cấp mới Giấy chứng nhận).
+ Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định
tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai; trường hợp tách thửa, hợp thửa do
nhận quyền sử dụng đất quy định tại Điểm k và Điểm l Khoản 1 Điều 99 Nghị định số
181/2004/NĐ-CP thì phải có thêm văn bản quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 140
Nghị định số 181/2004/NĐ-CP.Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời hạn giải quyết: 
Thời gian thực hiện không quá mười ba (13) ngày làm việc kể từ ngày phòng Tài
nguyên và Môi trường nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện TTHC:  
Hộ gia đình, cá nhân, cộng ðồng dân cý, ngýời Việt Nam ðịnh cý ở nýớc ngoài
ðýợc sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Cơ quan thưc hiện TTHC:
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.

63
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tài nguyên và Môi trường
Kết quả thực hiện TTHC
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất.
Phí, lệ phí:
          + Mức thu lệ phí cấp Giấy chứng nhận:
Tại phường: 25.000 đồng/một giấy đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận chỉ
có quyền sử dụng đất; 100.000 đồng/một giấy đối với trường hợp cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
          Tại các khu vực khác: 15.000 đồng/một giấy đối với trường hợp cấp giấy
chứng nhận chỉ có quyền sử dụng đất; 50.000 đồng/một giấy đối với trường hợp cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với
đất.
                + Mức thu lệ phí đăng ký biến động:
                Tại phường: 20.000 đồng/ giấy;
                Tại các khu vực khác: 10.000 đồng/ giấy.   
4.6.1.4 .Đối với trường hợp cấp lại do mất GCNQSDĐ
Trình tự thực hiện
Bước 1: Cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2: Cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một
cửa thuộc UBND cấp xã.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ: các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày lễ)
Bước 3: Công chức tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa cấp
xã tiếp nhận và kiểm tra tính pháp lý, nội dung hồ sơ:
- Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn;
- Nếu hồ sơ không hợp lệ thì hướng dẫn hoàn thiện theo đúng quy định..
Bước 4: Công chức cấp xã chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và
chuyển kết quả đến bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc
UBND cấp huyện.

64
Bước 5: Công chức tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa cấp
huyện kiểm tra hồ sơ, chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết
quả về bộ phận một cửa thuộc UBND cấp xã để trả cho cá nhân, tổ chức theo giấy
hẹn.
Bước 6: Cá nhân nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế
một cửa thuộc UBND cấp xã.
Cách thức thực hiện
Trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa thuộc UBND
cấp xã.
Thành phần, số lượng hồ sơ
- Đơn xin cấp lại Giấy chứng nhận QSD đất (theo mẫu 15/ĐK)
- Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (bản phôtô có chứng thực)
- Thông báo công khai v/v mất Giấy chứng nhận QSD đất (thời gian 30 ngày làm
việc khi hồ sơ đã lập đủ)
- Biên bản kết thúc thông báo công khai
- Bản cam kết v/v mất Giấy chứng nhận QSD đất
- Biên bản kiểm tra hiện trạng
- Tờ trình của UBND xã, thị trấn nơi có đất
Số lượng 01 (bộ):
Thời hạn giải quyết
Thời gian 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Đối tượng thực hiện
Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện
Cơ quan hoặc người được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: không
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Tài nguyên Môi trường hoặc Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
Cơ quan phối hợp (nếu có): UBND cấp xã
Cơ quan thực hiện
Cá nhân                                                              
Phí, lệ phí 50.000VNĐ/GCN

65
4.6.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận tại huyện Đông Sơn giai đoạn 2020-2022
4.6.2.1. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá
nhân đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất trên địa bàn Huyện Đông
Sơn
Bảng 4.2. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình,
cá nhân đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện
Đông Sơn
(Từ năm 2020 đến 31/12/2022)
Trong đó:
Số hồ
Số hồ sơ đề Tỷ lệ % số
sơ đề
Số hộ nghị cấp GCN đã cấp
Năm nghị Số GCN
cần cấp GCN nhưng so với số hộ
cấp đã cấp
GCN chưa được cần cấp
GCN
cấp
2020 555 95 86 9 15.5
2021 469 62 57 5 12.2
2022 412 5 3 2 0.7
Cộng 936 162 146 16 15.6
( Nguồn: Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Đông Sơn)
Theo bảng 4.2, ta thấy trong giai đoạn 2020-2022 huyện có 936 hộ gia đình, cá
nhân đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh cần cấp
GCN với tổng số hồ sơ đề nghị cấp là 162 hồ sơ. Kết quả cho thấy:
- Năm 2020 số GCN đã được cấp là 86 chiếm 15,5% so với số hộ cần cấp
- Năm 2021 số GCN đã được cấp là 5 chiếm 12,2% so với số hộ cần cấp
- Năm 2022 số GCN đã được cấp là 3 chiếm 0,7% so với số hộ cần cấp
- Trong giai đoạn 2020-2022, Tổng số GCN được cấp chỉ chiếm 15,6% so với số
hộ cần cấp.
Số hồ sơ cần cấp GCN có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2020-2022 , điều
đó được thế hiện ở biểu đồ dưới đây.

66
Hình 4.2. Biểu đồ Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ
gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất trên địa
bàn huyện Đông Sơn
(Từ năm 2020 đến 31/12/2022)
100

90

80

70

60

50

40

30

20

10

0
2020 2021 2022

Số hồ sơ đề nghị cấp GCN Số GCN đã được cấp


Số hồ sơ đề nghị cấp GCN nhưng chưa được cấp

4.6.2.2. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân
có vi phạm đất đai trên địa bàn huyện Đông Sơn
Bảng 4.3. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá
nhân có vi phạm đất đai trên địa bàn huyện Đông Sơn
(Từ năm 2020 đến 31/12/2022)
Trong đó:
Tỷ lệ % số
Số trường
Tổng số Số trường hợp GCN đã cấp
Năm hợp chưa
trường hợp đã được cấp so với tổng số
được cấp
GCN trường hợp
GCN
2020 95 86 9 91
2021 62 57 5 92
2022 5 3 2 60
Cộng 162 146 16 90

67
( Nguồn: Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Đông Sơn)
Từ bảng 4.3 ta thấy trong giai đoạn 2020-2022 tổng số hồ sơ cần cấp là 162 trường
hợp, số trường hợp đã được cấp GCN là 146 trường hợp, đạt 90 % tổng số trường hợp.
- Năm 2020 Tỷ lệ % số GCN đã cấp so với tổng số trường hợp là 91% với số giấy
được cấp là 86
- Năm 2021 Tỷ lệ % số GCN đã cấp so với tổng số trường hợp là 92% với số giấy
được cấp là 57
- Năm 2020 Tỷ lệ % số GCN đã cấp so với tổng số trường hợp là 60% với số giấy
được cấp là 3
4.6.2.3. Kết quả cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với hộ gia
đình, cá nhân trên địa bàn huyện
Bảng 4.4. Kết quả cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Đông Sơn
(Từ năm 2020 đến 31/12/2022)
Trong đó: Tỷ lệ % số
GCN đã
Số hồ sơ đề Số hồ sơ
Năm Số GCN đã cấp so với
nghị cấp GCN chưa được
cấp số hồ sơ đề
cấp
nghị
2020 532 532 0 100
Từ 01/1/2021 582 582 0 100
đến 31/8/2021
Cộng 1114 1114 0 100
( Nguồn: Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Đông Sơn)
Từ bảng 4.4 ta thấy, trong giai đoạn 2020-2022 tổng số hồ sơ đề nghị cấp lại
GCN quyền sử dụng đất là 1114 hồ sơ và số GCN được cấp đạt tỷ lệ 100% so với
số hồ sơ đề nghị.
4.6.2.3. Kết quả đăng ký biến động, đính chính giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Đông Sơn

68
Bảng 4.5. Kết quả đăng ký biến động, đính chính giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Đông Sơn
(Từ năm 2020 đến 31/12/2022)
Trong đó: Tỷ lệ %
Tổng số hồ sơ
thực hiện
đề nghị đăng Số hồ sơ
Năm Số hồ sơ đã so với tổng
ký biến động, chưa thực
thực hiện số hồ sơ đề
đính chính hiện
nghị
2020 1.868 1.868 0 100
Từ 01/1/2021 1.023 1.023 0 100
đến 31/8/2021
Cộng 2891 2891 0 100
( Nguồn: Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Đông Sơn)
Từ bảng 4.5, ta thấy Kết quả đăng ký biến động, đính chính giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Đông Sơn giai
đoạn 2020-2022 có Tổng số hồ sơ đề nghị đăng ký biến động, đính chính là 2891 hồ
sơ và số hồ sơ đã thực hiện đạt 100 so với tổng hồ sơ kiến nghị .

4.6.2.4. Kết quả cấp GCN quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất của các
dự án nhà ở, dự án khu dân cư trên địa bàn huyện Đông Sơn
(bao gồm cả các dự án thực hiện trước ngày 01/01/2020 nhưng đến nay chưa
thực hiện xong việc cấp GCN quyền sử dụng đất cho người mua).
* Kết quả cấp GCN quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất của các dự án
nhà ở trên địa bàn huyện Đông Sơn là không có hồ sơ nào.
* Kết quả cấp GCN quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất của các dự án
khu dân cư trên địa bàn huyện Đông Sơn:
- Tổng số giấy chứng nhận đã cấp năm 2020: 958 GCN
- Tổng số giấy chứng nhận đã cấp năm 2021: 1.098 GCN
- Tổng số giấy chứng nhận đã cấp năm 2022: 1.270 GCN

69
4.6.2.5. Việc cấp GCN quyền sử dụng đất ở có nguồn gốc đất từ đất của các nông,
lâm trường trên địa bàn huyện Đông Sơn.
- Trên địa bàn huyện Đông Sơn không có trường hợp nào được cấp GCN quyền
sử dụng đất ở có nguồn gốc đất từ đất của các nông lâm trường trên địa bàn huyện
Đông Sơn.
4.5.2.6. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị về việc cấp GCN
quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất
Bảng 4.6. Kết quả giải quyết khiếu, tố cáo, phản ánh, kiến nghị về việc cấp
GCN quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh
(Từ năm 2020 đến 31/12/2022)
Trong đó: Tỷ lệ % số
Số đơn thư
đơn đã
khiếu nại, tố
Số đơn được giải
Năm cáo, phản ánh, Số đơn đã được
đang giải quyết so
kiến nghị đã giải quyết
quyết với số đơn
nhận
đã nhận
2020 120 120 0 100
2021 135 135 0 100
2022 150 147 3 98
Cộng 405 402 3 99
( Nguồn: Chi nhánh VPĐK đất đai huyện Đông Sơn)
4.6.3. Đánh giá những mặt thuận lợi, khó khăn - tồn tại và nguyên nhân tồn tại
trong công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận trên địa bàn huyện Đông
Sơn tỉnh Thanh Hóa
4.6.3.1. Thuận lợi
Công tác cấp GCNQSD đất của huyện Đông Sơn đã đạt được những kết quả nhất
định, góp phần vào sự phát triển chung của huyện, có được những kết quả như vậy
là do:
- Huyện đã hoàn thành quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2018-2022 làm căn cứ
cho việc cấp GCNQSD đất.

70
- Công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về
các văn bản chính sách pháp luật đất đai được sự theo dõi ủng hộ của nhân dân.
- Các văn bản pháp luật quy định và hướng dẫn của các cấp, các ngành ở địa
phương được ban hành kịp thời, phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Việc cấp GCNQSD đất ngày càng được quan tâm vì đó là tài sản có giá trị, là tư
liệu sản xuất của người dân do vậy được nhân dân ủng hộ và mong muốn được cấp
GCNQSD đất để sử dụng ổn định hơn nữa tạo diều kiện thuận lợi trong công tác
chuyển quyền sử dụng đất.
- Đội ngũ cán bộ quản lý đất đai có trình độ chuyên môn khá cao, và có năng lực
nhiệt tình trong công việc.
- UBND huyện cũng triển khai thực hiện tốt cơ chế một của tạo điều kiện thuận
lợi cho nhân dân.
4.6.3.2. Hạn chế
- Trong năm công tác cấp GCN đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng so với
kế hoạch, mục tiêu, yêu cầu của lãnh đạo Sở TNMT, Huyện ủy, HĐND-UBND
huyện Đông Sơn, nhu cầu của các tổ chức, công dân tiến độ vẫn còn chậm. Tình
trạng bị trả hồ sơ về với tỷ lệ cao, hồ sơ chưa đúng hẹn, trả lại để bổ sung, hoàn
thiện quá 01 lần vẫn còn, hồ sơ tiếp nhận thời gian dài không được xử lý. Chưa có
giải pháp cụ thể để giải quyết tình trạng trên.
- Công tác đo đạc, chỉnh lý thửa đất, trích đo địa chính cho các tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân và trích đo địa chính các mặt bằng quy hoạch, các dự án trên địa bàn
huyện còn chậm, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của tổ chức, công dân trên địa bàn
huyện Đông Sơn.
- Công tác cập nhật biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính dạng số và dạng giấy đối
với các trường hợp đăng ký đất đai, biến động đất đai, các dự án thu hồi đất và các
mặt bằng quy hoạch dân cư mới trên địa bàn huyện Đông Sơn đã được Chi nhánh
triển khai thực hiện đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên quá trình thực hiện còn
gặp nhiều khó khăn, chưa được thực hiện kịp thời, đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu.
Do, hồ sơ địa chính không đồng bộ, công tác cập nhật, chỉnh lý biến động trước đây
không được quan tâm thực hiện thường xuyên, liên tục.

71
- Công tác tổ chức triển khai và thực hiện các Kế hoạch của cấp trên, của đơn vị
đã được tổ chức thực hiện, tuy nhiên, quá trình thực hiện chưa đem lại hiệu quả cao,
còn hình thức, vẫn còn kế hoạch chưa được tổ chức thực hiện (Kế hoạch tập
huấn….).
- Chưa chủ động tham mưu cho lãnh đạo Sở TNMT, Văn phòng Đăng ký đất đai
Thanh Hóa, Huyện ủy, HĐND-UBND huyện giải pháp để giải quyết vấn đề bất cập
trong lĩnh vực đất đai (cấp GCN). Như: tình trạng giải quyết hồ sơ chưa đúng hạn
(41 hồ sơ quá hạn), trả lại nhiều lần, kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, ban hành kế
hoạch cấp GCN lần đầu cho các hộ gia đình cá nhân.
- Công tác tham mưu xây dựng kế hoạch, báo cáo định kỳ, đột xuất còn chậm.
4.6.3.3. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khách quan.
- Tình hình dịch bệnh Covid-19 có nhiều tác động bất lợi đến quá trình thực hiện
nhiệm vụ của Chi nhánh, làm ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng công việc, cũng
như việc tổ chức triển khai thực hiện các chương trình kế khoạch của cấp trên, đơn
vị, nhất là ảnh hưởng ít nhiều đến việc giải quyết các TTHC cho người dân.
- Văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai nhiều, luôn thay đổi, khi người sử
dụng đất có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai thường không nắm
vững và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, do đó phải đi lại nhiều lần; một số
điều, khoản trong Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn chưa cụ thể đến
từng chi tiết hoặc trái về nội dung, dẫn đến cách hiểu của mọi người khác nhau và
quy trình thủ tục kéo dài do không đồng nhất quan điểm (như: khoản 1 Điều 105
Luật Đất đai 2013 và khoản 2, Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP trái về thẩm
quyền cấp GCN; theo khoản 9, Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 với Điều 108 Luật
Đất đai và Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thời điểm xác định nghĩa vụ tài chính;
không thống nhất cách hiểu cùng một nội dung như khoản 5, Điều 98 Luật Đất đai
2013; hay khó thực hiện trong thực tế khoản 5, Điều 98 Luật Đất đai 2013; hoặc
văn bản hướng dẫn trái với quy định của Luật như khoản 2 Điều 9 Thông tư số
09/2016/TTLT-BTP-BTNM với khoản 2, Điều 97 Luật Đất đai 2013...).

72
- Số lượng hồ sơ TTHC về đất đai tiếp nhận hàng ngày lớn (45-55 hồ
sơ/ngày/người tiếp nhận), bên cạnh đó cán bộ tiếp nhận còn phải thực hiện Scan
100% thành phần hồ sơ đính kèm phần mềm một cửa điện tử để thực hiện số hóa hồ
sơ TTHC, do vậy rất khó khăn, vất vả tạo ra áp lực lớn cho cán bộ Chi nhánh, phần
lớn là các trường hợp tồn đọng từ trước đây do: không có giấy tờ về quyền sử dụng
đất, có nguồn gốc sử dụng phức tạp…, nhất là những trường hợp đất cấp trái thẩm
quyền, vi phạm pháp luật về luật đất đai (đất sử dụng không đúng mục đích trước
ngày 01/01/2012) cần có thời gian xem xét và giải pháp để giải quyết dứt điểm.
- Công tác đo đạc chỉnh lý thửa đất, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính gặp nhiều
khó khăn do nguồn tài liệu sử dụng trước đây là các bản vẽ thủ công, không có file
số; dữ liệu bị thất lạc hoặc không có hồ sơ lưu trữ, bên cạnh đó công tác lưu trữ hồ
sơ hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, chưa được trang bị kho lưu trữ đảm bảo an toàn
và hồ sơ chưa được chỉnh lý, sắp sếp theo đúng quy định, khoa học, … nên việc
khai thác hồ sơ phục vụ cấp Giấy chứng nhận mất rất nhiều thời gian, do đó việc
thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai trong các trường hợp này chủ yếu dựa
vào việc xác minh hiện trạng, đo đạc thực địa và xin ý kiến các cơ quan, đơn vị có
liên quan củng cố hồ sơ đảm bảo theo quy định mới tiến hành thực hiện nên mất
nhiều thời gian, làm chậm thời gian giải quyết TTHC. Bên cạnh đó hệ thống dữ liệu
về đất đai đặc biệt là dữ liệu không gian còn chưa đầy đủ (bản đồ địa chính mới
thực hiện đo đạc theo hiện trạng sử dụng đất), trong khi bản đồ giải thửa có độ
chính xác không cao và chưa được chuẩn hóa một cách đồng bộ.
b. Nguyên nhân chủ quan.
- Mặc dù UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 06/2021/QĐ-UBND
ngày 14/01/2021 về Quy chế phối hợp giữa Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh
Văn phòng đăng ký đất đai với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng Đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên
và Môi trường, nhưng sự phối hợp giữa Chi nhánh VPĐK với các cơ quan, đơn vị
trong giải quyết một số TTHC về lĩnh vực đất đai chưa thực sự hiệu quả, chưa kịp
thời và không thông suốt, dẫn đến tình trạng chậm giải quyết hồ sơ của người sử
dụng đất.

73
- Công tác đo đạc, chỉnh lý thửa đất, trích đo địa chính thực hiện chưa khoa học,
cán bộ thực hiện chuyên môn không đồng đều dẫn đến chưa đáp ứng được nhu cầu
của các tổ chức, công dân.
- Thái độ năng lực, tinh thần trách nhiệm một số bộ phận, cá nhân chưa quyết liệt
trong thực hiện nhiệm vụ được giao; chưa sâu sát, chưa xác định được nhiệm vụ
trọng tâm, trước mắt để tập trung thực hiện, dẫn đến công tác thẩm tra hồ sơ cấp
GCN còn sai sót (trả lại nhiều lần), làm ảnh hưởng đến thời gian giải quyết hồ sơ
TTHC.
- Sự quan tâm của người sử dụng đất đến việc cấp GCN đất chưa cao, chưa thật
sự thấy hết được quyền và lợi ích của GCN. Một số xã, thị trấn chưa thật sự quan
tâm đến công tác chỉ đạo bộ phận chuyên môn trong việc xét duyệt hồ sơ cấp GCN,
đặc biệt công tác xác định thời gian và nguồn gốc sử dụng đất.

74
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện
quản ý nhà nước về đất đai ở nhiều nước, ở Việt Nam và ở tỉnh Thanh Hóa nói
riêng.
Công tác cấp GCNQSDĐ là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà
nước về đất đai, bởi vậy công tác ĐKĐĐ và cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện đã
và đang được triển khai hết sức khẩn trương theo đúng quy định nhà nước quy định.
Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND huyện Đông Sơn, công tác cấp GCNQSDĐ
đã được thực hiện rộng rãi trên toàn huyện.
Trong thời gian thực tập nghiên cứu đề tài về “Đánh giá công tác cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa”
tôi có kết luận như sau:
- Huyện Đông Sơn là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và an ninh quốc phòng
- Nền kinh tế của huyện đang trên đà phát triển, đặc biệt trong những năm gần
đây phát triển mạnh về kinh tế dịch vụ.
- Tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện cũng từng bước chặt
chẽ hơn, giảm bớt những thủ tục và bất cập trong công tác quản lý, dần đi vào nền
nếp, ổn định và hiệu quả hơn trước đây.
- Đất đai phần lớn sử dụng đúng mục đích, đúng quy định, giá trị sản xuất ngày
càng tăng cao. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện
đã dần đi vào ổn định. Tuy nhiên vẫn gặp không ít khó khăn nên vẫn chưa hoàn
thành đúng chỉ tiêu đặt ra như:
+ Công tác cấp GCN của 1 số xã vẫn còn chậm, kém linh hoạt.
+ Công tác quản lý thông tin đất đai vẫn còn chưa rõ ràng, thiếu khoa học;.
+ Kinh phí cho công tác cấp GCN còn bị hạn chế.
+ Một số người dân còn thiếu hiểu biết và gây cho cán bộ nhiều khó khăn.
2. Kiến nghị
Đề xuất xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai để tiện lợi cho việc quản lý; cập nhật hồ
sơ địa chính và thuận lợi trong quá trình cấp giấy CNQSD đất cho nhân dân.

75
- Xây dựng kế hoạch khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được chỉ ra tại
Kết luận kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất đối với Chi bộ - Tập thể lãnh đạo Chi nhánh Văn phòng
Đăng ký đất đai huyện Đông Sơn của Ban Thường vụ Huyện ủy.
- Tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo sắp xếp lại tổ chức bộ máy, phân công nhiệm vụ rõ
ràng, cụ thể gắn với thực tế công viêc.
- Xác định rõ những nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong thời gian qua nhất là hạn
chế trong việc giải quyết TTHC cho tổ chức, công dân. Tìm hiểu rõ nguyên nhân và
đề xuất giải pháp thực hiện nhằm hạn chế thấp nhất tình trạng trễ hẹn, làm tốt vai
trò đầu mối giữa Văn phòng Đăng ký đất đai với Huyện ủy, HĐND - UBND huyện
Đông Sơn.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm
chất đạo đức trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tại các bộ phận của Chi nhánh
ngay từ đầu năm, để kịp thời chấn chỉnh hạn chế thấp nhất các thiếu sót xảy ra và
xây dựng kế hoạch tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức.

76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2013). Luật Đất đai 2013. Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ.
3. Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng
dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014
của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
4. Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất.
5. UBND tỉnh Thanh Hóa (2014). Chỉ thị 14/2013/CT-UBND ngày 22 tháng 4 năm
2013, Về việc tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm
2013 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
6. UBND huyện Đông Sơn (2020) Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
7. UBND Huyện Đông Sơn, báo cáo Tình hình Cấp giấy chứng nhận QSD đất, Quyền sở
hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn huyện Đông Sơn (từ ngày 01/01/2020
đến 31/12/2022)
8. UBND Huyện Đông Sơn năm 2020,2021,2022 Biểu thống kê, kiểm kê diện tích đất đai.
9. Tổng cục quản lý đất đai (2019), tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê,
kiểm kê đất đai ( phân hệ TK Desktop), Trung tâm dữ liệu và thông tin đất đai.
10. https://vbpl.vn/pages/portal.aspx
11. https://thuvienphapluat.vn/chinh-sach-phap-luat-moi/vn/thoi-su-phap-luat/tu-
van-phap-luat/41883/quy-dinh-ve-tac-phong-le-loi-lam-viec-cua-can-bo-cong-
chuc-vien-chuc
12. https://dongson.thanhhoa.gov.vn/

77

You might also like