You are on page 1of 114

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LÊ QUANG SÁNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN


NĂNG LƯỢNG GIÓ ĐỂ SẢN XUẤT ĐIỆN
Ở VIỆT NAM VỚI PHẦN MỀM RETSCREEN

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Hà Nội - 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LÊ QUANG SÁNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN


NĂNG LƯỢNG GIÓ ĐỂ SẢN XUẤT ĐIỆN
Ở VIỆT NAM VỚI PHẦN MỀM RETSCREEN

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS NGUYỄN MINH DUỆ

Hà Nội – 2011
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

MỤC LỤC

MỤC LỤC ..................................................................................................................1


LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................5
DANH MỤC HÌNH ẢNH .........................................................................................6
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................8
PHẦN I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ
KINH TẾ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ...................................................................................10
1.1. Khái niệm và phân loại dự án đầu tư ...........................................................10
1.1.1. Khái niệm đầu tư và dự án đầu tư ...........................................................10
1.1.2. Phân loại ..................................................................................................10
1.1.3. Các giai đoạn đầu tư cho một dự án .......................................................11
1.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư ..........................12
1.2.1. Phân tích kinh tế kỹ thuật ........................................................................12
1.2.2. Phân tích kinh tế tài chính .......................................................................13
1.2.3. Phân tích kinh tế xã hội dự án đầu tư ......................................................21
1.3 Phân tích hiệu quả kinh tế tài chính đối với các dự án năng lượng tái tạo 22
1.3.1 Trả nợ vốn vay ..........................................................................................22
1.3.2 Dòng tiền trước thuế .................................................................................23
1.3.3 Khấu hao tài sản .......................................................................................24
1.3.4 Thuế thu nhập ...........................................................................................26
1.3.5 Dòng tiền sau thuế ....................................................................................27
1.3.6 Các chỉ tiêu xét tính khả thi tài chính .......................................................27
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI VIỆT NAM VÀ
MỘT SỐ DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG GIÓ ...............................................................31
2.1 Đánh giá tổng quan về tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo ................31
2.1.1 Tiềm năng năng lượng mặt trời ................................................................31

Lê Quang Sáng 1
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

2.1.2 Tiềm năng năng lượng gió ........................................................................36


2.1.3 Tiềm năng thủy điện nhỏ...........................................................................40
2.1.4 Tiềm năng năng lượng sinh khối (biomass) .............................................45
2.1.5 Tiềm năng khí sinh học biogas .................................................................48
2.2 Phân tích và đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng các nguồn năng
lượng sẵn có. .........................................................................................................50
2.2.1 Tình hình khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo trên thế giới
...........................................................................................................................50
2.2.2 Tình hình khai thác và sử dụng các nguồn NLTT ở Việt Nam .................52
2.3 Một số dự án năng lượng gió tại Việt Nam ...................................................59
PHẦN III. TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG GIÓ
VỚI PHẦN MỀM RESCREEN .............................................................................64
3.1 Giới thiệu chung về phần mềm RETSCREEN .............................................64
3.1.1 Cơ sở chung cho việc đánh giá và phát triển dự án .................................66
3.1.2 Các bước phân tích dự án.........................................................................68
3.1.3 Các mô hình công nghệ năng lượng sạch ................................................69
3.1.4 Cơ sở dữ liệu quan hệ quốc tế liên quan tới năng lượng sạch .................71
3.2 Các mô hình phân tích trong phần mềm Retscreen .....................................77
3.2.1 Mô hình phân tích mức giảm phát thải khí nhà kính GHG ......................77
3.2.2 Mô hình phân tích tài chính ......................................................................83
3.2.3 Mô hình phân tích độ nhạy và rủi ro ........................................................83
3.3 Ứng dụng và kết quả tính toán dự án năng lượng gió .................................85
3.3.1 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên của đảo Phú Quý .......................................85
3.3.2 Quy mô dự án............................................................................................88
3.3.3 Kết quả tính toán với phần mềm Retscreen ..............................................89
3.4 Nhận xét chung ..............................................................................................93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................98
PHỤ LỤC ...............................................................................................................101

Lê Quang Sáng 2
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ.......................................................................107


SUMMARY ...........................................................................................................110

Lê Quang Sáng 3
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, được
xuất phát từ yêu cầu phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên
cứu. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc trình bày
trong luận văn. Quá trình nghiên cứu và viết luận văn là trung thực chưa
từng được ai công bố trước đây.

Hà Nội, tháng 9 năm 2011


Tác giả luận văn

Lê Quang Sáng

Lê Quang Sáng 4
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Dữ liệu về năng lượng mặt trời tại vùng núi phía bắc
Bảng 2.2: Dữ liệu về năng lượng mặt trời tại vùng Tây Bắc
Bảng 2.3: Dữ liệu về năng lượng mặt trời tại vùng ven biển phía Bắc
Bảng 2.4: Dữ liệu về năng lượng mặt trời tại đồng bằng Bắc bộ
Bảng 2.5: Dữ liệu về năng lượng mặt trời tại vùng Trung bộ
Bảng 2.6: Dữ liệu về năng lượng mặt trời tại vùng Nam bộ
Bảng 2.7: Tiềm năng nguồn năng lượng mặt trời tại một số vùng đặc trưng
Bảng 2.8: Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam tại độ cao 65m
Bảng 2.9: Tốc độ gió theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới (WB) và tốc độ
đo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
Bảng 2.10: Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam
Bảng 2.11: Quy định ngưỡng thủy điện nhỏ ở một số Quốc gia
Bảng 2.12:Tiềm năng thủy điện nhỏ tại Việt Nam (5MW<Nlm< 30MW)
Bảng 2.13: Tiềm năng kỹ thuật thủy điện nhỏ phân theo công suất
Bảng 2.14: Tiềm năng năng lượng sinh khối (biomass) tính đến năm 2010
Bảng 2.15: Tiềm năng năng lượng khí sinh học sau năm 2010 tại Việt Nam
Bảng 2.16: Công suất lắp đặt thủy điện nhỏ trên thế giới
Bảng 2.17: Công suất turbine gió tại các lục địa (MW)
Bảng 2.18: Số liệu phát triển năng lượng mặt trời tại một số nước - MWp
Bảng 2.19: Phân bố thủy điện nhỏ theo vùng (nguồn Viện Năng lượng)
Bảng 3.1: Dự báo việc làm nóng toàn cầu của các khí nhà kính

Lê Quang Sáng 5
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Bản đồ gió Việt Nam ở độ cao 65m


Hình 2.2: Tiềm năng năng lượng gió theo miền của Việt Nam
Hình 2.3: Tiềm năng thủy điện nhỏ các miền (theo tổng điện năng)
Hình 2.4: Tiềm năng năng lượng khí sinh học sau năm 2010 (theo sản lượng)
Hình 2.5: 10 nước có công suất lắp đặt turbine gió lớn nhất thế giới
Hình 2.6: Thủy điện nhỏ trên suối tại Mộc Châu - Sơn La
Hình 2.7: Thủy điện nhỏ trên suối tại Yên Châu - Sơn La
Hình 2.8: Động cơ gió lắp đặt tại Khánh Hòa
Hình 2.9: Turbine phong điện tại Tuy Phong - Bình Thuận
Hình 2.10: Máy phát điện chạy bằng khí biogas của ông Lê Nguyên Long –
Thiệu Dương - Thiệu Hóa - Thanh Hóa (công nghệ của đại học
Bách khoa Đà Nẵng)
Hình 2.11: Nhà máy điện gió Bạc Liêu
Hình 2.12: Nhà máy sản xuất tuabin gió tại Phan Thiết
Hình 2.13: Nhà máy sản xuất tuabin gió tại Hải Phòng
Hình 3.1: Giao diện phía ngoài phần mềm RETScreen
Hình 3.2: Sơ đồ 5 bước phân tích tiêu chuẩn của mô hình phần mềm
RETScreen
Hình 3.3: Nội dung tổng quan của đánh giá và triển khai dự án
Hình 3.4: Vị trí các trạm dự báo thời tiết mặt đất toàn cầu trong RETScreen
Hình 3.5: Sơ đồ phân phối BXMT toàn cầu bình quân tháng 7 của NASA
Hình 3.6: CSDL thủy năng tích hợp hợp với mô hình dự án thủy điện nhỏ
RETScreen, gồm việc đo đạc 500 con sông của Canada (từ Cục Môi
trường Canada).
Hình 3.7: CSDL về sản phẩm tích hợp của phần mềm RETScreen
Hình 3.8: Ví dụ về dữ liệu chi phí tích hợp trong phần mềm RETScreen
Hình 3.9: Kết quả phân tích tài chính của phần mềm RETScreen

Lê Quang Sáng 6
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Hình 3.10: Biểu đồ dòng tiền tích lũy


Hình 3.11: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của NPV khi giá bán điện và vốn đầu
tư thay đổi
Hình 3.12: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của NPV khi chi phí O&M và vốn
đầu tư thay đổi
Hình 3.13: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của NPV khi chi phí bán khí phát
thải GHG và vốn đầu tư thay đổi
Hình 3.14: Kết quả phân tích độ rủi ro của dự án

Lê Quang Sáng 7
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

PHẦN MỞ ĐẦU

Ngày nay, khi những nguồn năng lượng truyền thống như than, dầu, khí đang
dần bị khai thác cạn kiệt, cùng với việc ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên
nghiêm trọng và trái đất ngày càng nóng lên do quá nhiều chất thải CO2, H2S,
N2O… thì vấn đề cung cấp năng lượng ổn định, bền vững cũng như đảm bảo an
ninh năng lượng quốc gia và cải thiện tình hình môi trường mang tính cấp thiết có
chiến lược của mỗi quốc gia trên thế giới. Đã có rất nhiều các cuộc hội nghị, hội
thảo trong nước và quốc tế, nhằm tìm ra các giải pháp để đảm bảo an ninh năng
lượng… Một trong các giải pháp có tính chủ động, lâu dài là khai thác, sử dụng và
phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. chúng ta phải tìm ra các nguồn năng lượng
mới, nghiên cứu thúc đẩy khai thác và sử dụng năng lượng tái tạo nhiều hơn nữa.
Năng lượng gió là một trong số những nguồn năng lượng tái tạo hiện đang
được nghiên cứu và phát triển nhất hiện nay. Tiềm năng về nguồn năng lượng gió là
rất lớn. Nguồn năng lượng gió không những là một nguồn năng lượng có thể khai
thác vô tận mà còn là nguồn năng lượng sạch và thân thiện với môi trường. Đối với
các vùng chưa có lưới điện như vùng sâu, vùng xa và khu vực hải đảo thì điện gió
rất hữu ích.
Trên thế giới việc nghiên cứu, ứng dụng nguồn năng lượng gió để cung cấp
điện đã có từ lâu và cho đến nay đã trở nên phổ biến và có công suất lắp đặt lớn
nhất so với các dạng năng lượng tái tạo khác. Năng lượng gió được ứng dụng rộng
rãi trên thế giới từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ các hệ thống độc lập tới hệ thống
trang trại gió trên đất liền và dưới biển. Tuy nhiên, nhược điểm của năng lượng gió
là phụ thuộc vào thời tiết và giá thành cao.
Hiện tại ở Việt Nam, mặc dù cũng có nhiều dự án cấp điện bằng nguồn năng
lượng gió, cấp điện cho các vùng sâu, vùng xa, hải đảo và cấp điện lên điện lưới
quốc gia. Tuy nhiên vẫn có những dự án phân tích tính toán hiệu quả kinh tế, lắp đặt
chưa hiệu quả làm giảm hiệu suất, nhanh hư hỏng và lãng phí nguồn vốn đầu tư. Có
rất nhiều nguyên nhân gây ra sự lãng phí này là cơ sở dữ liệu về tốc độ gió và

Lê Quang Sáng 8
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

hướng gió ở các độ cao khác nhau tại các địa phương còn rất thiếu và chưa chính
xác. Ngoài ra chưa có luật năng lượng tái tạo, các chính sách hỗ trợ cụ thể… nên
trong quá trình báo cáo đầu tư các dự án năng lượng gió, đặc biệt phần phân tích
hiệu quả kinh tế xã hội và kinh tế tài chính chưa có những định mức phù hợp với
các dự án năng lượng tái tạo. Đồng thời lâu nay, khi phân tích hiệu quả kinh tế các
dự án thường xây dựng bảng excel để tính toán gây mất thời gian và chi phí. Do
vậy, vấn đề cần đặt ra là cần làm giảm các chi phí, thời gian trong tính toán phân
tích hiệu quả kinh tế các dự án năng lượng tái tạo, vì vậy việc ứng dụng phần mềm
tính toán RETScreen vào tính toán hiệu quả kinh tế tài chính các dự án năng lượng
tái tạo là cần thiết.
Trong khuôn khổ luận văn này, các vấn đề được đưa ra về lựa chọn cách thức
để làm giảm thời gian việc phân tích hiệu quả kinh tế của dự án:
- Phương pháp luận về phân tích hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư nói chung
và của dự án năng lượng tái tạo nói riêng
- Tổng quan về các nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam và thống kê một số
dự án năng lượng gió đã và đang được triển khai tại Việt Nam.
- Giới thiệu về phần mềm RETScreen và cấu trúc của phần mềm. Áp dụng và
tính toán thử nghiệm cho dự án năng lượng gió ở đảo Phú Quý.
- Khả năng phần mềm có áp dụng được vào phân tích hiệu quả kinh tế cho các
dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Và để có thể hoàn thành được luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi
cũng nhận được rất nhiều sự góp ý và giúp đỡ của các thầy cô giáo, đồng nghiệp và
bạn bè. Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo đã
hướng dẫn tận tình và chu đáo cho tôi là PGS.TS Nguyễn Minh Duệ - Trường đại
học Bách Khoa Hà Nội. Xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, đồng nghiệp
và các bạn đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!

Lê Quang Sáng 9
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

PHẦN I. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH


HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

1.1. Khái niệm và phân loại dự án đầu tư

1.1.1. Khái niệm đầu tư và dự án đầu tư

Quan điểm về đầu tư được hiểu theo nhiều cách khác nhau, được nhìn nhận
theo nhiều giác độ khác nhau.
Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực trong một thời gian tương đối dài
nhằm thu được lợi ích kinh tế - tài chính - xã hội.
Đầu tư là sử dụng các khoản tiền đã tích luỹ được của xã hội, của các cơ sở
sản xuất - kinh doanh và dịch vụ, tiền tiết kiệm của dân vào việc tái sản xuất của xã
hội, nhằm tạo ra các tiềm lực lớn hơn về mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội. Quan
điểm này thiên về giác độ đầu tư vĩ mô, chỉ rõ các nguồn vốn đầu tư và lưu ý đến
khía cạnh tái sản xuất.
Dự án đầu tư cũng có thể được xem xét trên nhiều góc độ như góc độ quản lý
hay góc độ kế hoạch hoá. Tuy nhiên, về cơ bản dự án đầu tư là tế bào cơ bản của
hoạt động đầu tư. Đó là một tập hợp các biện pháp có căn cứ khoa học và cơ sở
pháp lý được đề xuất về các mặt khoa học công nghệ tổ chức sản xuất, tài chính
kinh tế xã hội để làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn đầu tư và hiệu quả tài chính
mang lại cho chủ đầu tư, hiệu quả kinh tế xã hội đem lại cho quốc gia và xã hội lớn
nhất có thể đựợc.

1.1.2. Phân loại

Dự án đầu tư có thể phân loại theo quy mô dự án, theo mục đích đầu tư, theo
thời hạn đầu tư, theo hình thức đầu tư v.v.v.
(1) Phân loại đầu tư theo quy mô: theo nghị định 16 của thủ tướng chính phủ
ngày 07/02/2005. Phân loại được chia theo loại A, B, C.
(2) Phân loại đầu tư theo mục đích đầu tư
- Đầu tư tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

Lê Quang Sáng 10
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

- Đầu tư đổi mới sản phẩm.


- Đầu tư thay đổi thiết bị.
- Đầu tư mở rộng.
- Đầu tư khác.
Việc phân loại này giúp cho doanh nghiệp có thể kiểm soát được tình hình
thực hiện đầu tư theo những chỉ tiêu nhất định.
(3) Phân loại đầu tư theo hình thức đầu tư
Theo hình thức đầu tư nói chung có thể chia thành 2 hình thức đầu tư sau:
Đầu tư gián tiếp (còn gọi là đầu tư tài chính): Là hình thức đầu tư bằng cách
mua các chứng chỉ có giá trị như cổ phiếu, chứng khoán... để được hưởng lợi tức.
Đầu tư trực tiếp: Là phương thức đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham
gia quản trị kinh doanh.
1.1.3. Các giai đoạn đầu tư cho một dự án
Đối với một dự án đặc biệt là dự án lớn có mục tiêu phát triển cơ sở hạ tầng xã
hội quá trình đầu tư thường chia ra làm bốn giai đoạn như sau: Giai đoạn chuẩn bị
đầu tư, giai đoạn chuẩn bị thực hiện đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn
khai thác.
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư cần thực hiện
những công việc sau :
- Xác định sự cần thiết phải đầu tư.
- Tiếp xúc, thăm dò thị trường
- Điều tra, khảo sát và chọn địa điểm.
- Lập, thẩm định các dự án để đi đến quyết định đầu tư.
Giai đoạn chuẩn bị thực hiện đầu tư: Giai đoạn này cần thực hiện một số công
việc như sau:
- Khảo sát, thiết kế, lập dự toán, lập tổng mức đầu tư.
- Đặt mua thiết bị, công nghệ, vật tư kỹ thuật.
- Tổ chức đấu thầu và giao nhận thầu.
- Giải phóng và bàn giao mặt bằng.

Lê Quang Sáng 11
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

- Chuẩn bị xây lắp.


Giai đoạn thực hiện đầu tư: Giai đoạn này bao gồm những công việc như sau:
- Thi công các công trình chính, phụ.
- Lắp đặt các thiết bị.
- Chạy thử.
- Nghiệm thu và bàn giao công trình để khai thác.
- Bảo hành.
Giai đoạn khai thác và vận hành : Đây là giai đoạn quan trọng nhằm tạo ra các
sản phẩm để thu về lợi ích. Kết thúc giai đoạn này cũng là kết thúc dự án.

1.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư

Hiệu quả của dự án đầu tư là toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án được đặc trưng
bằng các chỉ tiêu định tính (thể hiện ở các loại hiệu quả đạt được) và bằng các chỉ
tiêu định lượng (thể hiện trong chi phí đã bỏ ra của dự án và kết quả đạt được theo
mục của dự án)
Trước khi quyết định đầu tư cho bất kỳ một dự án nào cũng cần phải xem xét
và đánh giá toàn bộ dự án đó trên các khía cạnh: Kỹ thuật, tài chính, kinh tế, xã hội,
môi trường sinh thái.

1.2.1. Phân tích kinh tế kỹ thuật

Phân tích kinh tế kỹ thuật là cơ sở đầu tiên nhằm lựa chọn các phương án tối
ưu về kỹ thuật trên quan điểm kinh tế.
Phân tích kỹ thuật là tiền đề cho việc tiến hành phân tích mặt kinh tế tài chính
của dự án đầu tư. Vì nếu không có số liệu của phân tích kỹ thuật thì không thể tiến
hành phân tích kinh tế. Các dự án không khả thi về mặt kỹ thuật thì không thể đưa
vào phân tích kinh tế để tránh những tổn thất đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình
thực hiện đầu tư và vận hành sau này. Nếu chấp nhận dự án không khả thi về mặt kỹ
thuật do nghiên cứu chưa thấu đáo hoặc do coi nhẹ yếu tố kỹ thuật, hoặc bác bỏ dự
án khả thi về mặt kỹ thuật do bảo thủ, do quá thận trọng thì hoặc gây tổn thất nguồn
lực, hoặc bỏ lỡ cơ hội để tăng nguồn lực.

Lê Quang Sáng 12
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Nội dung của phân tích kỹ thuật bao gồm:


- Xác định công suất của dự án.
- Lựa chọn công nghệ và phương pháp sản xuất.
- Lựa chọn máy móc thiết bị
- Cơ sở hạ tầng: Xem xét các yếu tố như năng lượng, nước, giao thông, thông
tin liên lạc….
- Địa điểm thực hiện dự án
- Kỹ thuật xây dựng công trình của dự án

1.2.2. Phân tích kinh tế tài chính

Phân tích kinh tế tài chính là phân tích hiệu quả tài chính mà dự án đem lại
cho chủ đầu tư. Đây là một nội dung kinh tế quan trọng nhằm đánh giá tính khả thi
của dự án về mặt tài chính thông qua các việc:
- Xem xét nhu cầu và sự đảm bảo các nguồn lực đầu tư cho việc thực hiện đầu
tư có hiệu quả (tức là xác định qui mô đầu tư, nguồn vốn tài trợ cho dự án).
- Xem xét tình hình, kết quả và hiệu quả hoạt động của dự án trên góc độ kinh
tế. Có nghĩa là xem xét những chi phí sẽ phải sử dụng kể từ khi bắt đầu cho đến khi
kết thúc dự án, xem xét những lợi ích sẽ thu được do thực hiện dự án.
Kết quả của quá trình phân tích này là căn cứ để chủ đầu tư quyết định có nên
đầu tư hay không? nên lựa chọn qui mô của từng thành phần công trình trong dự án
như thế nào? khi nào thì bắt đầu thực hiện đầu tư? Khai thác dự án như thế nào để
đạt hiệu quả cao nhất có thể?... vì mối quan tâm hàng đầu của chủ đầu tư là dự án
mang lại lợi nhuận thích đáng hay mang lại nhiều lợi nhuận hơn so với việc đầu tư
vào dự án khác.
Ngoài ra, quá trình phân tích kinh tế tài chính còn là cơ sở để tiến hành phân
tích kinh tế xã hội sau này. Bởi dự án có hiệu quả và đem lại lợi ích cho chủ đầu tư
trước thì mới xét tiếp đến hiệu quả mà dự án đem lại cho nền kinh tế và xã hội.
1.2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính dự án đầu tư
Trong quá trình phân tích tài chính dự án đầu tư, để tổng hợp các nguồn có
liên quan đến việc thực hiện dự án và những lợi ích thu được từ dự án người ta phải

Lê Quang Sáng 13
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

dùng đơn vị tiền tệ. Tuy nhiên, những chi phí và lợi ích này lại xảy ra ở những thời
điểm khác nhau và có các giá trị khác nhau ở từng thời điểm đó. Do đó trước khi đi
vào tính toán và phân tích kinh tế tài chính của một dự án, cần xem xét giá trị thời
gian của tiền.
(1) Giá trị thời gian của tiền
Trong bất kỳ nền kinh tế hiện đại nào như nền kinh tế hàng hoá, nền kinh tế thị
trường tư bản và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng tiền và
giá trị của nó luôn biến đổi theo thời gian. Giá trị thời gian của tiền có thể được hiểu
theo ba khía cạnh dưới đây:
Thứ nhất, giá trị thời gian của tiền được thể hiện ở phần giá trị gia tăng do sử
dụng tiền để đầu tư chứ không cất giữ để dành. Tức là tiền có khả năng vận động và
sinh lời theo thời gian.
Thứ hai, giá trị thời gian của tiền thể hiện ở lượng của cải vật chất có thể mua
được ở những thời gian khác nhau thì khác nhau do ảnh hưởng của lạm phát (sự
giảm giá của đồng tiền). Nghĩa là do ảnh hưởng của yếu tố lạm phát nên cùng một
lượng tiền nhưng lượng hàng hoá cùng loại mua ở giai đoạn sau nhỏ hơn giai đoạn
trước.
Thứ ba, giá trị thời gian của tiền còn được thể hiện ở giá trị tăng lên hoặc giảm
đi theo thời gian do ảnh hưởng của các yếu tố ngẫu nhiên khác (rủi ro hoặc may
mắn).
Tóm lại, tiền có giá trị về mặt thời gian, thời gian trôi đi, tiền đem đầu tư hay
đem gửi ngân hàng đều có thể sinh lãi. Nói cách khác, tiền có khả năng kiếm ra lãi
và nói chung giá trị của tiền thường tăng lên theo thời gian.
(2) Hệ số chiết khấu
Hệ số chiết khấu là một khái niệm mà nhờ nó chúng ta có thể so sánh chi phí
và lợi ích ở các thời điểm khác nhau trên trục thời gian bằng cách quy các lợi ích và
chi phí đó về hiện tại thông qua hệ số chiết khấu.
(3) Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả tài chính dự án
- Giá trị hiện tại thuần (NPV - Net Present Value)

Lê Quang Sáng 14
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

NPV là lợi nhuận ròng của dự án trong cả vòng đời kinh tế của nó được quy
đổi về thời điểm hiện tại thông qua hệ số chiết khấu i:
n
NPV = ∑ ( B t − C t ).(1 + i ) − t + S. (1 + i)n (1)
t=0

Trong đó :
i : Tỷ số chiết khấu
Bt : Là doanh thu năm thứ t , (t = 1,2,…n )
Ct : Là chi phí (chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm, chi phí đầu tư ban
đầu) tại năm t , (t = 0,1,…n ).
S: Giá trị còn lại của tài sản cố định ở cuối năm cuối cùng của thời hạn đầu
tư, đây đươc coi là một khoản thu hồi ròng ở năm cuối cùng. (Nếu trong
trường hợp hết thời hạn đầu tư hoặc hết tuổi thọ kinh tế mà dự án vẫn còn
phần tài sản cố định chưa khấu hao hết)
(1 + i)-t : Hệ số chiết khấu
Nếu giá trị NPV: NPV > 0 : Dự án có lãi
NPV < 0 : Dự án lỗ
NPV = 0 : Dự án hoà vốn
Các phương án có NPV ≥ 0 sẽ được lựa chọn. Trong các phương án loại trừ
nhau phương án nào có NPV max sẽ được chọn.
Ưu điểm của việc sử dụng phương pháp chỉ tiêu NPV trong phân tích kinh tế
tài chính:
Sử dụng đơn giản, dễ tính toán. Giá trị của NPV là một đại lượng tuyệt đối cho
ta hình dung rõ nét và cụ thể về lợi ích mà dự án mang lại.
+ Phản ánh một cách đầy đủ các khía cạnh của chi phí và kết quả.
+ Là chỉ tiêu ưu tiên khi lựa chọn phương án tốt nhất và có thể dùng để so
sánh các phương án có vốn đầu tư khác nhau.
Nhược điểm của việc sử dụng phương pháp chỉ tiêu NPV trong phân tích kinh
tế tài chính: Độ tin cậy của chỉ tiêu này phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn tỷ lệ
chiết khấu.

Lê Quang Sáng 15
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

- Suất thu lợi nội tại ( Internal Rate of Return- IRR)


Suất thu lợi nội tại IRR là hệ số chiết khấu khi NPV = 0. Tức là hệ số chiết
khấu làm giá trị hiện tại hoá của thu nhập bằng giá trị hiện tại hoá của chi phí. Nó
phản ánh mức lãi suất mà bản thân dự án đem lại cho nhà đầu tư.
Nghĩa là:
n
NPV = ∑ NCFt .(1 + IRR) −t = 0 (2)
t =0

IRR có thể tính theo phương pháp gần đúng:


NPV1 (3)
IRR = i1 + (i2 – i2 ).
NPV1 + NPV2
Trong đó :
i1 : Hệ số chiết khấu ứng với NPV1 > 0
i2 : Hệ số chiết khấu ứng với NPV2 < 0
NPV1 ≈ NPV 2
Hoặc xác định bằng đồ thị:
NPV

NPV1
i1 IRR i2 i
NPV2

IRR của dự án lớn hơn mức lãi suất tối thiểu có thể chấp nhận được (MARR-
Minimum attractive rate of return). Đối với các dự án độc lập IRR càng lớn càng
tốt, tức là IRRmax là tối ưu .
Ưu điểm của việc sử dụng phương pháp chỉ tiêu IRR trong phân tích kinh tế
tài chính: IRR là chỉ tiêu được sử dụng rộng rãi vì nó đơn giản và dễ hiểu.
Nhược điểm của việc sử dụng phương pháp chỉ tiêu IRR trong phân tích kinh
tế tài chính:

Lê Quang Sáng 16
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

+ Việc xác định trị số IRR tương đối phức tạp vì rất khó xác định được các
giá trị tỷ suất chiết khấu để có NPV1 ≈ NPV2

+ Đối với các dự án loại trừ nhau thì sử dụng chỉ tiêu IRR sẽ không hoàn
toàn chính xác, trường hợp này nên sử dụng chỉ tiêu NPV sẽ đơn giản hơn.
- Tỷ số giữa lợi ích và chi phí ( Benefit /Cost Ratio – B/C)
B/C là tỷ số giữa tổng giá trị hiện tại của thu nhập và tổng giá trị hiện tại của
chi phí trong suốt thời gian thực hiện dự án.
n

B
∑ B (1 + i)t
−t

= t =0 (4)
n
C
∑ C (1 + i)
t =o
t
−t

Nếu B/C >1 thì dự án có thu bù đắp được chi (dự án có lãi)
Nếu B/C =1 thì dự án có thu chỉ vừa đủ bù chi (dự án hoà vốn)
Nếu B/C <1 thì dự án có thu không bù được chi (dự án lỗ)
Do đó, phương án chấp nhận được là phương án có B/C ≥ 1. Và lựa chọn
giống như chỉ tiêu IRR.
Ưu điểm :
- Đơn giản, dễ hiểu.
- So sánh được các phương án có quy mô khác nhau.
Nhược điểm: trong thực tế lĩnh vực áp dụng của phương pháp này thường bị
hạn chế hơn so với phương pháp dùng chỉ tiêu NPV và IRR, thường dùng phương
pháp này để phân tích các phương án đầu tư phục vụ lợi ích công cộng.
- Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Discounted pay of Time – Thv)
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (Thv) có tính đến chiết khấu được tính trên
cơ sở cân bằng giữa tổng giá trị hiện tại của thu nhập và tổng giá trị hiện tại của chi
phí tính từ khi bắt đầu khai thác dự án đến khi NPV = 0.
Thv
(5)
NPV = ∑ ( B − C ) .(1 + IRR)
t =0
t t
−t
=0

Lê Quang Sáng 17
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Có thể thấy:
- Thv : Là thời gian cần thiết để mức thu nhập đạt được bằng số vốn đầu tư ban
đầu.
- Mức thu nhập ở đây là thu nhập sau khi đã trừ đi các khoản chi phí và thuế
nhưng không trừ đi khấu hao.
- Phương án chấp nhận được nếu Thv = T0 (T0 : Thời gian hoàn vốn quy định).
Phương án có Thv min là tối ưu.
- Hạn chế của chỉ tiêu này là thời gian hoàn vốn chỉ tính đến dòng tiền của dự
án đến thời điểm hoàn vốn mà không tính đến dòng tiền của dự án sau thời gian
hoàn vốn.
1.2.2.2. Nội dung và trình tự phân tích kinh tế tài chính dự án đầu tư
Khi phân tích kinh tế tài chính dự án đầu tư thường tiến hành theo các bước
như sau:
(1) Xác định tổng mức đầu tư và nguồn vốn của dự án
Xác định tổng mức đầu tư của dự án là xác định toàn bộ vốn đầu tư cần thiết
cho dự án như vốn đầu tư cho xây dựng công trình, vốn đầu tư mua sắm trang thiết
bị, nhà xưởng…
Vốn đầu tư cho dự án có thể được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Các
nguồn vốn cho dự án có thể là do ngân hàng cho vay, vốn góp cổ phần, vốn liên
doanh, vốn tự có hoặc vốn huy động từ các nguồn khác… Đối với vốn đi vay thì
phải xem xét khả năng và kế hoạch trả nợ của dự án.
Khi xem xét các nguồn vốn phải so sánh nhu cầu vốn với khả năng đảm bảo
vốn cho dự án từ các nguồn về số lượng và tiến độ. Nếu khả năng lớn hơn hoặc
bằng nhu cầu thì dự án chấp nhận được. Nếu khả năng nhỏ hơn thì phải giảm quy
mô dự án hay xem xét lại khía cạnh kỹ thuật để đảm bảo tính đồng bộ cho việc đầu
tư vào dự án.
(2) Xác định các phương thức trả vốn, trả lãi vay
Đối với dự án có vay vốn thì bắt buộc chủ đầu tư phải trả vốn và trả lãi vay.
Có 5 hình thức trả vốn và lãi vay là:

Lê Quang Sáng 18
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

- Trả vốn đều hàng năm, trả lãi theo vốn còn lại
- Trả vốn cuối thời hạn vay, trả lãi theo vốn còn
- Trả tổng vốn và lãi vào cuối thời hạn vay
- Trả tổng vốn và lãi đều hàng năm
- Trả tổng vốn và lãi tăng dần đều theo hệ số tăng dần đều cho trước.
(3) Xác định hình thức khấu hao
Việc tính toán khấu hao khi phân tích dự án phụ thuộc vào chi phí. Tuy nhiên,
khấu hao không phải là chi phí mà khấu hao chỉ là trung gian để tính thuế thu nhập
sau này. Có 2 phương pháp khấu hao như sau:
- Phương pháp khấu hao tuyến tính:
Theo phương pháp này thì tiền khấu hao hàng năm không đổi.
P−S
D t
=
n
= const (6)

P−S
B t
= P−
n
.t : Giá trị còn lại ở năm t, hay Bt = P - Dt.t

Dt: Tiền khấu hao năm t


P: Giá trị ban đầu của tài sản cố định
S Giá trị còn lại của tài sản cố định
n: Số năm khấu hao (tuổi thọ của tài sản cố định)
- Phương pháp khấu hao giảm dần
n − (t − 1)
D t
=
Z
(P − S ) (7)

Z: Tổng các số tự nhiện từ 1 đến n


n(n + 1) (8)
Z=
2
n- (t - 1): Số năm còn lại chưa khấu hao
Ý nghĩa của phương pháp này là sử dụng nhiều thì khấu hao nhiều.
Tuy nhiên trong phân tích dự án người ta hay sử dụng phương pháp khấu hao
tuyến tính để đơn giản hoá khâu tính toán.

Lê Quang Sáng 19
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

(4) Xây dựng dòng tiền cho dự án


Các dự án đầu tư thường cần được thẩm định trên cơ sở giá trị của dòng tiền
mặt dự kiến và cách này được ưu tiên áp dụng hơn so với các tiêu chuẩn khác được
đề xuất để đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án. Dòng tiền của dự án bao gồm dòng
tiền trước thuế và dòng tiền sau thuế.
- Đối với dự án không vay vốn
+ Dòng tiền trước thuế (CFBT) = Doanh thu - Chi phí vận hành
+ Thu nhập trước thuế (TI) = CFBT - Khấu hao
+ Thuyế thu nhập DN (T) = TI*thuế suất (t%)
+ Dòng tiền sau thuế (CFAT) = CFBT - Thuế thu nhập DN
. - Đối với dự án vay vốn
+ Dòng tiền trước thuế (CFBT) = Doanh thu - Chi phí vận hành
+ Thu nhập trước thuế (TI) = CFBT - Khấu hao - Trả lãi vay
+ Thuyế thu nhập DN (T) = TI*thuế suất (t%)
+ Dòng tiền sau thuế (CFAT) = CFBT - T - Trả lãi - Trả vốn
Với dòng tiền dự án biểu thị ở trên ứng với năm t = 1,2 …n
Dòng tiền dự án tại t = 0, được tính như sau:
+ Dự án không vay vốn: CFBT = CFAT = -C0
+ Dự án vay vốn 100%: CFBT = CFAT
+ Dự án vốn vay và vốn tự có: CFBT = CFAT = - Vtc
(5) Tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án:
- Giá trị hiện tại thuần ( NPV)
- Tỷ số giữa lợi ích và chi phí (B/C)
- Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR)
- Thời gian hoàn vốn (Thv)
(6) Đánh giá và ra quyết định

Lê Quang Sáng 20
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

1.2.3. Phân tích kinh tế xã hội dự án đầu tư

Phân tích kinh tế xã hội là phân tích hiệu quả mà dự án đem lại cho nền kinh tế
quốc dân. Các phân tích và đánh giá này phải được tiến hành theo tất cả các giai
đoạn của dự án. Tuy nhiên với mục tiêu phân tích kinh tế tài chính và phân tích kinh
tế xã hội thì việc đánh giá thường chỉ thực hiện ở giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi
và nghiên cứu khả thi.
1.2.3.1. Mục tiêu và sự cần thiết phải phân tích kinh tế xã hội
(1) Mục tiêu
Mục tiêu của phân tích kinh tế xã hội là tạo ra sự phân bổ nguồn lực tốt hơn,
tăng nguồn thu dành cho đầu tư hay cho tiêu dùng.
Tiếp đến là mức độ đóng góp cụ thể của dự án vào việc thực hiện các mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội của đất nước thông qua một hệ thống các chỉ tiêu định
lượng như mức đóng góp cho ngân sách nhà nước, mức tiết kiệm ngoại tệ cho nền
kinh tế, số lao động có việc làm nhờ thực hiện dự án…
(2) Sự cần thiết phải phân tích kinh tế xã hội
Khả năng sinh lợi của dự án là thước đo chủ yếu quyết định sự chấp nhận một
việc làm mạo hiểm của nhà đầu tư. Khả năng sinh lợi càng cao thì càng hấp dẫn các
nhà đầu tư.
Tuy nhiên, không phải mọi dự án có khả năng sinh lợi cao đều tạo ra những
ảnh hưởng tốt đối với nền kinh tế và xã hội. Do đó, phải xem xét đánh giá việc thực
hiện dự án đầu tư có những tác động gì đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển
kinh tế, có nghĩa là phải xem xét khía cạnh kinh tế xã hội của dự án. Điều này giữ
vai trò quyết định để các cấp có thẩm quyền chấp nhận cho phép đầu tư, các định
chế tài chính quốc tế, các cơ quan viện trợ song phương và đa phương tài trợ cho dự
án.
1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá kinh tế xã hội dự án đầu tư
Lợi ích mà một dự án đầu tư đem lại cho kinh tế xã hội được đo lường thông
qua các chỉ tiêu sau:
- Tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế quốc dân.

Lê Quang Sáng 21
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

- Đóng góp vào ngân sách nhà nước (chủ yếu thông qua thuế và các khoản thu
khác)
- Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, góp phần nâng cao mức sống dân cư
và thu nhập cho người lao động.
- Gia tăng số lao động có việc làm.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế ngành, liên ngành.
Nội dung phân tích:
Để có thể phân tích kinh tế xã hội trước hết cần phải xác định các lợi ích và
các chi phí mà xã hội bỏ ra trong quá trình thực hiện dự án.
Lợi ích kinh tế xã hội của dự án (Social Profit): là hiệu số của các lợi ích mà
nền kinh tế quốc dân và xã hội thu được trừ đi chi phí mà xã hội cần phải bỏ ra khi
dự án được thực hiện. Xác định tổng hợp lợi ích vật chất và xã hội dự kiến thu được
khi thực hiện dự án đầu tư được đo bằng đóng góp của dự án vào sự gia tăng GDP.

1.3 Phân tích hiệu quả kinh tế tài chính đối với các dự án năng lượng tái
tạo

Mô hình phân tích tài chính các dự án năng lượng tái tạo trong phần mềm
RETScreen dựa trên các chỉ tiêu chính của phân tích tài chính của các dự án khác sử
dụng các thông số tài chính khác nhau, như tổng mức đầu tư, hệ số chiết khấu, v.v..,
làm các thông số đầu vào và tính toán các chỉ tiêu để xét tính khả thi về tài chính,
như hệ số hoàn vốn nội tại (IRR), giá trị hiện tại thuần (NPV).v.v..
Mô hình tính toán trong RETScreen được xây dựng theo những giả định dưới
đây:
- Năm đầu tư ban đầu là t = 0;
- Nguồn vốn được cấp từ năm thời điểm 0, vì vậy hệ số lạm phát (hoặc tỷ lệ
tăng giá) là từ năm thứ 1 trở đi;
- Dòng tiền theo thời gian xuất hiện ở cuối từng năm.
1.3.1 Trả nợ vốn vay

Trả nợ vốn vay là dòng tiền đều cố định tính cố định cho mỗi năm (được coi là
kỳ vay nợ). Nợ phải trả hàng năm D được tính theo công thức sau:

Lê Quang Sáng 22
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

(9)

Trong đó:
- C là tổng chi phí đầu tư ban đầu của dự án.
- fd tỷ lệ vay vốn.
- id lãi suất vốn vay hàng năm .
- N’ kỳ trả nợ trong các năm.
Trả nợ vốn vay hàng năm, được tính bằng công thức trên có thể chia làm thành
hai khoản tiền trả là vốn vay Dp,n và tiền lãi vay Di,n:

(10)

Cả Dp,n và Di,n thay đổi theo từng năm, chúng được tính bằng các hàm tiêu
chuẩn được xây dựng trong phần mềm Excel.
1.3.2 Dòng tiền trước thuế

Tính toán dòng tiền theo các bước, tính năm cơ sở, tất cả các chi phí (dòng ra)
và thu nhập (dòng vào) trong quá trình sản xuất của dự án năng lượng sạch. Phần
này giới thiệu cách xác định dòng tiền của dự án trong phần mềm, trước khi tính tới
phần thuế.
- Dòng chi (dòng tiền ra)
Năm đầu tiên (năm 0), dòng tiền trước thuế Cout,0 bằng vốn tự có, không tính
phần vốn vay:

(11)

Những năm tiếp theo, dòng tiền trước thuế Cout,n được tính như:

(12)

Trong đó:
+ n là năm dự án.
+ CO&M là chi phí vận hành và bảo dưỡng

Lê Quang Sáng 23
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

+ ri là tỷ lệ lạm phát,
+ Cfuel là chi phí hàng năm cho nhiên liệu hoặc điên năng.
+ Re là tỷ lệ gia tăng của chi phí năng lượng.
+ D là khoản phải trả nợ vay hàng năm.
+ Cper là chi phí phát sinh bởi hệ thống.
- Dòng thu (dòng tiền vào)
Năm đầu tiên, dòng tiền vào trước thuế Cin,0 bằng các khoản khuyến khích
đầu tư và hỗ trợ IG:
(13)

Những năm tiếp theo, dòng tiền vào trước thuế Cin,n được tính như sau:

(14)

Trong đó:
+ n là số năm dự án.
+ Cener là thu nhập từ bán điện hàng năm.
+ Ccapa là khả năng tiết kiệm được hàng năm.
+ CRE là thu nhập từ sản phẩm năng lượng sạch hàng năm.
+ rRE là tỉ lệ gia tăng tín dụng
+ CGHG là thu nhập từ giam phát thải GHG
+ rGHG tỷ lệ gia tăng tín dụng của giảm phát thải GHG.
- Dòng tiền trước thuế
Dòng tiền trước thuế Cn cho năm thứ n là khoản chênh lệch giữa dòng tiền
vào trước thuế và dòng tiền ra trước thuế:

(15)

1.3.3 Khấu hao tài sản

Tính toán khấu hao tài sản (hoặc số tiền được trừ đi từ chi phí vốn đầu tư) phụ
thuộc vào sự lựa chọn phương thức khấu hao bởi người đầu tư.

Lê Quang Sáng 24
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Khấu hao giảm dần và khấu hao đều, được mô hình tính khấu hao hết mỗi năm.
- Khấu hao giảm dần đều
Phương pháp khấu hao giảm dần đều dùng để khấu hao tài sản sẽ nhanh hơn
cho những năm đầu của dự án, dẫn tới khấu hao sớm hơn trong vòng đời của tài sản.
Trong năm đầu, t=0, chi phí khấu hao CCA0 (capital cost allowance) được tính
bằng cách sử dụng một phần chi phí ban đầu để chi trong suốt năm xây dựng.

(16)

Trong đó δ là cơ sở thuế khấu hao được sử dụng để xác định phần chi phí ban
đầu là vốn đầu tư và có thể được trích khấu hao cho mục đích tính thuế.
Chi phí vốn không khấu hao tại cuối năm 0, UCC0 (undepreciated capital cost)
được tính toán thông qua công thức sau:
(17)

Cho những năm tiếp theo, khấu hao ở mức:


(18)

Trong đó d là tỷ lệ chiết khấu, và UCCn-1 là chi phí vốn không khấu hao tại
cuối thời điểm năm (n-1), được tính như sau:
(19)

Năm cuối cùng của vòng đời dự án (năm thứ N), phần còn lại của chi phí vốn
không khấu hao là toàn bộ khoản chi phí vốn và chi phí khấu hao năm cuối:
(20)

Vì vậy, chi phí vốn không khấu hao vào năm cuối của dự án bằng 0:
(21)

- Khấu hao đều


Với phương pháp khấu hao đều, mô hình phân tích tài chính giả định chi phí
vốn đầu tư của dự án, theo quy định cơ sở tính thuế có khấu hao, được tính khấu
hao với tỷ lệ cố định trong thời kỳ khấu hao. Phần chi phí vốn đầu tư ban đầu không
được coi là chi phí trong cả năm xây dựng (năm 0):
(22)

Lê Quang Sáng 25
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Đối với năm 0, và những năm tiếp theo trong thời kỳ khấu hao:

(23)

Trong đó Nd là thời kỳ khấu hao được người sử dụng xác định.


1.3.4 Thuế thu nhập

Phân tích thuế thu nhập cho phép mô hình phân tích tài chính tính toán dòng
tiền sau thuế và chỉ tiêu tài chính sau thuế. Mức thuế suất sử dụng trong trang tính
Tổng hợp tài chính của RETScreen là tỷ lệ tương đương với hiệu quả, và có thể
được xác định bởi người sử dụng. Nó là tỷ lệ tính thuế với thu nhập thuần của dự án.
Trong tất cả trường hợp, mô hình phân tích tài chính giả định mức thuế suất thu
nhập duy nhất hợp lệ và không đổi trong suốt vòng đời dự án và áp dụng với thu
nhập thuần.
Thu nhập thuần chịu thuế có nguồn gốc từ các dòng tiền dự án và giả định
rằng tất cả các khoản thu và chi phí được thanh toán vào cuối năm. Tổng số thuế Tn
cho năm thứ n bằng mức thuế suất thu nhập hiệu quả t, mức cụ thể được cho bởi
người dùng, nhân với thu nhập thuần của năm đó, In:

(24)
Thu nhập thuần cho các năm từ năm đầu tiên đến các năm sau được tính như
sau:
(25)

Trong đó Cn, là dòng tiền hàng năm trước thuế,


Di,n là khoản tiền phải trả,
CCAn là chi phí vốn khấu hao (phụ thuộc vào sự lựa chọn phương
thức khấu hao tài sản). Đối với năm 0, thu nhập thuần bằng:
(26)

Trong đó IG là giá trị nhận được từ khuyến khích và hỗ trợ.

(27)

Lê Quang Sáng 26
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

1.3.5 Dòng tiền sau thuế

Xem xét dòng tiền sau thuế, phần khấu hao tài sản, thuế thu nhập, dòng tiền
sau thuế được tính như sau:
(28)

Trong đó Cn là dòng tiền thuần và Tn là mức thuế hàng năm.


1.3.6 Các chỉ tiêu xét tính khả thi tài chính

Trong phần này giới thiệu một vài chỉ tiêu xét tính hiệu quả tài chính được
tính toán tự động trong trang tính của phần mềm RETScreen. Dựa trên việc nhập dữ
liệu của người sử dụng, chương trình sẽ đưa ra các chỉ tiêu của dự án để thuận lợi
trong phân tích quá trình đánh giá dự án của những người lập kế hoạch và những
người đưa ra quyết định.
- Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR-Internal rate of return) và hoàn vốn đầu tư
(ROI-Return on investment)
Hệ số hoàn vốn nội tại IRR là hệ số chiết khấu mà tại mức đó Giá trị hiện tại
thuần (NPV-Net Present Value) bằng 0. Nó được tính toán bằng công thức sau để
tìm IRR:

(29)

Trong đó N là vòng đời của dự án (năm).


Cn là dòng tiền của năm thứ n (chú ý rằng C0 là vốn tự có trừ các
chi phí khuyến khích và hỗ trợ: dòng tiền năm thứ 0).
Giá trị IRR trước thuế được tính bằng các dòng tiền trước thuế, trong khi đó
giá trị IRR sau thuế được tính với dòng tiền sau thuế. Chú ý rằng IRR không xác
định trong trường hợp cụ thể, đặc biệt là lợi tức của dự án có lãi ngay trong năm 0.
- Thời gian hoàn vốn
Thời gian hoàn vốn (SP-Simple payback) là số năm cần cho dòng tiền (không
bao gồm khoản nợ lãi phải trả) bằng với tổng vốn đầu tư.

(30)

Lê Quang Sáng 27
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Trong đó tất cả các kí hiệu được xác định ở phía trên.


- Năm dòng tiền dương
Năm dòng tiền dương NPCF là năm đầu tiên mà tổng các dòng tiền của dự án là
dương. Nó được tính bằng giải phương trình của NPCF:

(31)

Trong đó là dòng tiền sau thuế của năm n.


- Giá trị hiện tại thuần NPV
Giá trị hiện tại thuần NPV – Net present value của dự án là tất cả các dòng tiền
trong tương lai, đã được chiết khấu với tỷ lệ chiết khấu, về thời điểm hiện tại. Việc
tính NPV bằng cách chiết khấu tất cả các dòng tiền theo công thức dưới đây:

(32)

Trong đó r là hệ số chiết khấu


- Tiết kiệm hàng năm trong vòng đời
Giá trị tiết kiệm hàng năm trong vòng đời ALCS - annual life cycle saving là
phần tiết kiệm danh nghĩa hàng năm được tính chính xác trong cùng một vòng đời
và giá trị hiện tại thuần của dự án. Được tính theo công thức sau:

(33)

- Tỷ lệ Lợi ích/Chi phí


Tỷ lệ Lợi ích/Chi phí (Benefit/cost), biểu diễn lợi nhuận tương đối của dự án.
Nó được tính như là một tỷ lệ của giá trị hiện tại của doanh thu hàng năm (thu nhập
và/hoặc phần tiết kiệm) với chi phí hàng năm:

(34)
B/C

Lê Quang Sáng 28
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

- Chi phí sản xuất năng lượng


Chi phí sản xuất năng lượng là chi phí năng lượng làm cho giá trị hiện tại
thuần bằng 0. Chi phí sản xuất năng lượng, Cprod được tính bằng cách sau:

(35)

Trong đó:

(36)

(37)

(38)

Trong đó các kí hiệu được giải thích ở các công thức trên.
- Chi phí giảm phát thải GHG
Chi phí giảm phát thải khí nhà kính (GHG - Greenhouse Gas) được đưa ra là
mức chi phí bình quân phải trả cho mỗi tấn GHG tránh được. Được tính bằng công
thức sau:

(39)

Trong đó ALCS là mức tiết kiệm hàng năm trong toàn vòng đời được tính
bằng công thức 33, GRC là chi phí giảm phát thải và là mức độ giảm phát thải
GHG hàng năm.

Lê Quang Sáng 29
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

TÓM TẮT CHƯƠNG I

Chương I trình bày cơ sở lý thuyết về tính toán và phân tích hiệu quả kinh tế
tài chính cho dự án đầu tư nói chung cũng như cho các dự án năng lượng tái tạo nói
riêng, đặc biệt là các dự án đầu tư trong ngành điện.
Đồng thời, phần này cũng giới thiệu về các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh
tế tài chính dự án đầu tư như giá trị hiện tại thuần (NPV); tỷ số lợi ích và chi phí
(B/C); thời gian hoàn vốn (Thv). Mỗi chỉ tiêu đều có ưu nhược điểm riêng.
Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính đối với các dự án năng lượng
tái tạo nói chung và năng lượng gió nói riêng, về phương pháp luận để phân tích
giống như các dự án thông thường khác. Nhưng có thêm một số nội dung như việc
hỗ trợ giá từ chính phủ, tính chi phí khí phát thải và hỗ trợ phí sản xuất năng lượng
sạch từ quỹ môi trường.

Lê Quang Sáng 30
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG GIÓ

Năng lượng hiện nay chủ yếu được cung cấp từ nguồn nhiên liệu hoá thạch
không tái tạo, các nguồn năng lượng này đang ngày càng cạn kiệt, gây ô nhiễm môi
trường, tăng hiệu ứng nhà kính… dẫn đến quá trình biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Do vậy, nhiều quốc gia đã chú ý nhiều hơn tới việc nghiên cứu và phát hiện các
nguồn năng lượng sạch để thay thế đó là năng lượng tái tạo.
Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn năng lượng tái tạo đa dạng và
phong phú được phân bố không đồng đều từ Bắc vào Nam. Do những khó khăn về
địa hình, khí hậu, mật độ dân cư. Ở Việt Nam, các nguồn năng lượng tái tạo có thể
khai thác được chủ yếu là các nguồn năng lượng nhỏ và tại chỗ:
Năng lượng mặt trời
Năng lượng gió
Năng lượng dòng chảy trên sông suối (thủy điện nhỏ)
Năng lượng sinh khối (biomass)
Năng lượng khí sinh học (biogas)
Năng lượng thuỷ triều

2.1 Đánh giá tổng quan về tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo

2.1.1 Tiềm năng năng lượng mặt trời

Việt Nam là nước có tiềm năng khá lớn về nguồn năng lượng mặt trời, chúng
được phân bố trải rộng trên nhiều vùng của đất nước. Tuy nhiên, năng lượng mặt
trời phân bố không đồng đều trên toàn lãnh thổ Việt Nam bởi đặc điểm địa hình và
khí hậu.
Hiện nay trên cả nước ước tính đã có trên 300 trạm đo khí tượng thuỷ văn
được phân bố dải khắp các tỉnh. Về cơ bản thì mỗi trạm sẽ cho số liệu đo của một
ngày 4 lần thường là vào các giờ 6h30; 9h30; 12h30; 15h30. Vì địa hình đất nước
Việt Nam khá phức tạp cho nên sự phân bố cường độ bức xạ cũng thay đổi rất nhiều

Lê Quang Sáng 31
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

ở những vùng khác nhau.


Vùng Tây và Đông Bắc
Khu vực có độ cao ≥ 1500m
Vào tháng 9 và tháng 10 trời nhiều mưa. Từ tháng 11 đến tháng 3, trời ít nắng.
Từ tháng 4 đến tháng 8 có số giờ nắng trung bình hàng ngày lên cao nhất và có thể
đạt khoảng 6-7 giờ/ngày, giá trị tổng xạ trung bình cũng cao nhất, vượt trên
3,5kWh/m2.ngày, có nơi lên tới trên 5,8 kWh/m2.ngày. Các tháng khác trong năm
giá trị tổng xạ trung bình đều nhỏ hơn 3,5 kWh/m2.ngày.
Khu vực có độ cao < 1500m
Nắng nhiều từ tháng 5 đến tháng 8. Số giờ nắng cao nhất vào khoảng 8-9
giờ/ngày trong các tháng 4, 5, 6, 10. Từ tháng 12 đến tháng 2, thời gian nắng ngắn
hơn vào khoảng 5-6 giờ/ngày. Từ tháng 5 đến tháng 7, trời ít có nắng, nhiều mây và
mưa. Giá trị tổng xạ trung bình ngày cao nhất vào các tháng 2, 3, 4, 5 và tháng 9
khoảng 5,2kWh/m2.ngày. Còn các tháng khác trong năm giá trị tổng xạ trung bình
xấp xỉ hoặc lớn hơn 3,5 kWh/m2.ngày.
Bảng 2.1: Dữ liệu về năng lượng mặt trời tại vùng núi phía bắc [4]
TB
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 năm

Số giờ nắng 60 46 76 90 137 107 139 176 149 104 103 122
TB tháng (giờ)
Cường độ bức xạ 1,18 1,48 1,18 1,18 1,06 1,37 1,17 0,94 0,99 1,13 0,91 0,67
(kW/m2)
Tổng xạ TB ngày 1393
2,28 2,42 2,90 3,53 4,67 4,90 5,23 5,31 4,90 3,79 3,14 2,62
(kWh/m2/ngày)
Tổng xạTB tháng 70,8 67,9 89,9 105,94 144,88 146,85 162,23 164,76 146,85 117,42 94,06 81,29
(kWh/m2/tháng)
Số ngày 31 28 31 30 31 30 31 31 30 31 30 31

Lê Quang Sáng 32
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Bảng 2.2: Dữ liệu về năng lượng mặt trời tại vùng Tây Bắc [4]
TB
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 năm

Số giờ nắng
TB tháng
159 165 199 200 200 145 140 145 171 172 151 155

Cường độ bức
xạ (kW/m2)
0,57 0,62 0,67 0,70 0,78 0,96 1,08 1,07 0,88 0,75 0,61 0,56
1526
Tổng xạ TB
ngày 2,94 3,66 4,29 4,66 5,01 4,63 4,87 5,01 5,02 4,17 3,07 2,81
(kWh/m2/ngày)
Tổng xạTB
tháng 91,05 102,47 132,96 139,86 155,36 138,81 151,03 155,36 150,70 129,35 91,96 87,07
(kWh/m2/tháng)

Bảng 2.3: Dữ liệu về năng lượng mặt trời tại vùng ven biển phía Bắc [4]
TB
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 năm

Số giờ nắng 81 48 50 95 193 180 208 179 184 177 146 131
TB tháng

Cường độ bức
xạ 0,92 1,44 1,69 1,07 0,88 0,93 0,86 0,90 0,83 0,75 0,77 0,76
2
(kW/m ) 1504
Tổng xạ TB
ngày 2,41 2,47 2,73 3,38 5,48 5,57 5,79 5,20 5,08 4,25 3,73 3,22
2
(kWh/m /ngày)
Tổng xạ TB
tháng 74,79 69,18 84,55 101,40 169,81 167,13 179,57 161,14 152,45 131,88 111,89 99,72
2
(kWh/m /tháng)

Vùng đồng bằng Bắc bộ


Nắng thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 11. Tổng xạ mạnh nhất từ tháng 5 đến
tháng 10, trong các tháng 1, 2, 3 thì sụt xuống thấp. Số giờ nắng trung bình thấp
nhất trong các tháng 2, 3 (dưới 2 giờ/ngày), cao nhất vào các tháng 5 (6÷7
giờ/ngày), giảm chút ít vào tháng 6, sau đó lại duy trì ở mức cao vào tháng 7÷10.
Tổng xạ trung bình cũng diễn biến tương tự và lớn hơn 3,5 kWh/m2.ngày vào các
tháng 5÷10.

Lê Quang Sáng 33
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Bảng 2.4: Dữ liệu về năng lượng mặt trời tại đồng bằng Bắc bộ [4]
TB
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
năm
Số giờ nắng
TB tháng
77 49 50 92 192 169 203 176 176 174 141 119

Cường độ bức
xạ (kW/m2)
0,98 1,37 1,57 1,13 0,85 0,94 0,85 0,89 0,82 0,75 0,73 0,77
Tổng xạ TB 1448
ngày 2,44 2,40 2,53 3,46 5,27 5,31 5,59 5,07 4,80 4,18 3,45 2,97
(kWh/m2/ngày)
Tổng xạ TB
tháng 75,51 67,23 78,40 103,85 163,31 159,44 173,43 157,17 144,06 129,71 103,50 92,13
(kWh/m2/tháng)

Vùng trung bộ
Càng về phía nam thời gian nắng càng dịch lên sớm hơn, từ tháng 4-9. Tổng
xạ mạnh nhất từ tháng 4-10, trong các tháng 1, 2, 3 thì sụt xuống thấp. Số giờ nắng
trung bình thấp nhất trong các tháng 2, 3 (dưới 3 giờ/ngày), cao nhất vào các tháng
5 (7-8 giờ/ngày), giảm chút ít vào tháng 6, sau đó lại duy trì ở mức cao vào các
tháng 7-10. Tổng xạ trung bình cũng diễn biến tương tự và lớn hơn 3,5
kWh/m2.ngày vào các tháng 5-10. Vào các tháng 5-7 tổng xạ trung bình có thể vượt
quá 5,8 kWh/m2.ngày.
Bảng 2.5: Dữ liệu về năng lượng mặt trời tại vùng Trung bộ [4]
TB
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
năm
Số giờ nắng 135 142 183 205 255 237 256 207 174 146 123 111
TB tháng

Cường độ bức xạ 0,79 0,82 0,85 0,83 0,75 0,74 0,77 0,87 0,86 0,85 0,70 0,66
(kW/m2) 1724
Tổng xạ TB ngày 3,45 4,14 5,01 5,66 6,18 5,85 6,35 5,79 4,99 3,99 2,89 2,35
(kWh/m2/ngày)
Tổng xạTB tháng 106,95 115,85 155,36 169,93 191,49 175,5 196,9 179,57 149,65 123,57 86,7 72,98
(kWh/m2/tháng)
Vùng Nam bộ và đồng bằng sông Mê Kông
Vùng này quanh năm nắng dồi dào. Tổng xạ và trực xạ đều cao. Cả năm hầu

Lê Quang Sáng 34
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

như ngày nào cũng có nắng, hiếm khi thấy trời âm u suốt cả ngày hoặc kéo dài ngày
như ở vùng phía Bắc. Tổng xạ trung bình cao, thường vượt quá 4,1 kWh/m2.ngày.
Ở nhiều khu vực, có những tháng lượng tổng xạ cao hơn 5,8 kWh/m2.ngày.
Bảng 2.6: Dữ liệu về năng lượng mặt trời tại vùng Nam bộ [4]
TB
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
năm
Số giờ nắng 244 246 272 239 195 171 180 172 162 182 200 222
TB tháng
Cường độ bức 0,53 0,55 0,60 0,65 0,71 0,77 0,76 0,81 0,77 0,70 0,59 0,55
xạ (kW/m2)
Tổng xạ TB 1626
ngày 4,18 4,87 5,29 5,14 4,45 4,42 4,42 4,50 4,17 4,13 3,95 3,96
(kWh/m2/ngày)
Tổng xạTB
tháng 129,7 136,4 164,03 154,2 138,02 132,52 136,93 139,46 125,17 127,9 118,5 122,8
2
(kWh/m /tháng)

Từ số liệu năng lượng mặt trời của các trạm thủy văn trên cả nước, ta tính
toán sơ bộ được nguồn năng lượng này tại một số địa phương đại diện cho từng khu
vực. Nếu sử dụng dàn pin mặt trời trong hệ thống không nối lưới ở các địa phương
này, với dàn pin có công suất 120Wp, hiệu suất 15% thì lượng điện năng thu được
trong một năm được thể hiện tại Bảng 2.7.
Bảng 2.7: Tiềm năng nguồn năng lượng mặt trời tại một số vùng đặc trưng [5]
Lượng điện
Số giờ
Tổng bức xạ năng/năm
Địa nắng
TT Vĩ độ của dàn pin
phương cả năm
Cal/cm2.ngày Wh/m2.ngày 120Wp
(giờ)
(kWh/năm)
1 Hà Giang 2049’ 300,6 3496 1437,0 86,22
2 Lào Cai 22030’ 320,0 3722 1588,4 95,30
3 Điện Biên 21021’ 383,2 4456 2014,9 120,89
0
4 Hòa Bình 20 51’ 325,0 3780 1620,9 97,25
5 Thanh Hóa 18048’ 357,3 4155 1668,0 100,08
6 Quảng Trị 16044’ 353,0 4105 1886,7 113,20

Lê Quang Sáng 35
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Số giờ Lượng điện


Địa
TT Vĩ độ Tổng bức xạ nắng năng/năm
phương cả năm của dàn pin
7 Pleiku 13059’ 407,6 4740 2377,0 142,62
8 Qui Nhơn 13046’ 404,3 4702 2558,5 153,51
9 Nha Trang 12015’ 456,2 5305 2553,7 153,22
10 Phan Thiết 10057’ 510,5 5937 2911,1 174,66
11 Sóc Trăng 9036’ 404,8 4708 2399,6 143,97

Tiềm năng nguồn năng lượng mặt trời của nước ta là tương đối cao. Do địa
hình phức tạp tiềm năng năng lượng mặt trời tại các vùng khác nhau là khác nhau.
Giá trị bức xạ mặt trời trung bình hàng năm ở vùng Tây Nguyên, Nam Trung bộ và
các tỉnh phía Nam cao và ổn định hơn trong suốt cả năm so với các tỉnh phía Bắc.
Như vậy, các hệ thống được thiết kế dùng năng lượng mặt trời lắp đặt ở khu vực
Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và các tỉnh phía Nam sẽ đem lại hiệu quả cao cho chủ
đầu tư cũng như phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của nhân dân khu vực dự án.

2.1.2 Tiềm năng năng lượng gió

Với hơn 3000 km bờ biển và thuộc khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt
Nam được đánh giá là Quốc gia có tiềm năng năng lượng gió khá tốt.
Theo số liệu của đề án xây dựng bản đồ năng lượng gió cho bốn Quốc gia
Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam của ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là
nước có tiềm năng năng lượng gió tốt nhất trong 4 nước. Hơn 39% lãnh thổ của
Việt Nam có tốc độ gió lớn hơn 6m/s tại độ cao 65m, tương đương với 513 GW.
Đặc biệt, hơn 8% lãnh thổ, tương đương 112GW, được đánh giá là có tiềm năng
năng lượng gió tốt.

Lê Quang Sáng 36
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Bảng 2.8: Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam tại độ cao 65m [20]
Trung Rất
Tốc độ gió trung Thấp Tương đối cao Cao
bình cao
bình
< 6 m/s 6-7m/s 7-8m/s 8-9m/s >9m/s
Diện tích (km2) 197342 100367 25679 2178 113
Diện tích (%) 60,60% 30,80% 7,90% 0,70% 0%
Tiềm năng (MW) 401444 102716 8748 452

Hình 2.1: Bản đồ gió Việt Nam ở độ cao 65m [20]

Lê Quang Sáng 37
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Theo tài liệu này, miền nam Việt Nam có tốc độ gió tốt tập trung tại bờ biển
vùng sông Mê Kông với vận tốc trung bình 7-7,5 m/s, vận tốc gió cao nhất tại khu
vực này từ 8-9 m/s (tại đảo Côn Sơn). Miền Nam Trung bộ tốc độ gió tương đối tốt,
đạt vận tốc 7,0-7,5m/s tại Bảo Lộc, tiếp theo là Pleiku và Buôn Mê Thuột vận tốc
gió đạt 7,0m/s tại độ cao 65m. Tại Phan Rang, tốc độ gió rất tốt đạt 8,0-9,5m/s. Khu
vực Bắc Trung Bộ, tốc độ gió có thể đạt 8,5-9,5 m/s trên dãy Trường Sơn. Vận tốc
gió tại Huế tại độ cao 30m đạt 5,5-6,0m/s thuận lợi để phát triển turbine gió nhỏ.
Miền Bắc Việt Nam vận tốc gió cao nhất tại Hải Phòng đạt 7-8m/s tương đối thuận
lợi cho việc phát triển năng lượng gió.
Mặt khác, dựa trên cơ sở dữ liệu của hơn 300 trạm khí tượng thủy văn trên
phạm vi cả nước cho thấy: ở độ cao khoảng 12m, tốc độ gió trung bình năm khu
vực ven biển là khoảng từ 4 đến 5 m/s; ở khu vực hải đảo, đặc biệt ở các đảo xa bờ
như Cô Tô, Bạch long Vĩ, Lý Sơn, Trường Sa, Phú Quý, Côn Đảo... có chế độ gió
khá tốt, có thể khai thác hiệu quả nguồn năng lượng gió để cấp điện, tốc độ gió
trung bình năm, ở khu vực này, khoảng từ 5 đến 8 m/s. Trong đất liền, nhìn chung
tốc độ gió trung bình khá thấp, chỉ đạt khoảng 2 đến 3 m/s. Tuy nhiên, do ảnh
hưởng của địa hình một số khu vực núi cao phía Bắc, miền Trung có chế độ gió tốt
hơn.
Các kết quả nêu trên, mặc dù chưa phản ảnh đúng tiềm năng năng lượng gió
thực tế có thể khai thác, sử dụng ở nước ta, nhưng cũng cho thấy ở các hải đảo xa
bờ có tiềm năng năng lượng gió khá tốt có thể sử dụng làm nguồn cung cấp điện
ngay cả ở độ cao thấp (dùng máy phát điện gió công suất nhỏ).
Gần đây, ngành khí tượng thủy văn bắt đầu tiến hành đo đạc chế độ gió ở độ
cao trên 60m cho những kết quả tương đối khả quan.

Lê Quang Sáng 38
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Bảng 2.9: Tốc độ gió theo nghiên cứu của ngân hàng thế giới (WB) và tốc độ
đo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

Tốc độ gió trung bình năm tại độ cao


TT Vị trí 65m so với mặt đất (m/s)
EVN WB
1 Móng Cái, Quảng Ninh 5,80 7,35
2 Văn Lý, Nam Định 6,88 6,39
3 Sầm Sơn, Thanh Hóa 5,82 6,61
4 Kỳ Anh, Hà Tĩnh 6,48 7,02
5 Quảng Ninh, Quảng Bình 6,73 7,03
6 Gio Linh, Quảng Trị 6,53 6,52
7 Phương Mai, Bình Định 7,30 6,56
8 Tu Bông, Khánh Hòa 5,14 6,81
9 Phước Minh, Ninh Thuận 7,22 8,03
10 Đà Lạt, Lâm Đồng 6,88 7,57
11 Tuy Phong, Bình Thuận 6,89 7,79
12 Duyên Hải, Trà Vinh 6,47 7,24

Sự khác nhau giữa kết quả đo của ngân hàng thế giới với kết quả thống kê tại
các trạm khí tượng thủy văn có thể do máy móc ở các trạm đã quá lạc hậu, việc đo
đạc được tiến hành với tần suất đo đạc thấp, khoảng 4 lần một ngày.
Đề án “Quy hoạch tiềm năng năng lượng gió để phát điện” của Tập Đoàn Điện
Lực Việt Nam (EVN) là đề án đầu tiên của Việt Nam đánh giá về tiềm năng năng
lượng gió cho khu vực duyên hải. Theo đó, tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam
vào khoảng 1.785 MW, trong đó Miền Bắc 50 MW, Miền Trung 880 MW và Miền
Nam 855 MW.

Lê Quang Sáng 39
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Bảng 2.10: Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam [7]
TT Khu vực Công suất (MW)
1 Miền Bắc 50
2 Miền Trung 880
3 Miền Nam 855
Tổng cộng 1785

Hình 2.2: Tiềm năng năng lượng gió theo miền của Việt Nam
Tuy nhiên, số liệu này còn chưa hoàn chỉnh bởi đề án chỉ tập trung nghiên cứu
tiềm năng gió của các vùng ven biển. Ngay cả như vậy, cũng hoàn toàn có khả năng
là nhiều vị trí có tiềm năng gió tốt chưa được phát hiện và do vậy cần phải có các
nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn để có được bức tranh đầy đủ hơn về tiềm năng
năng lượng gió của Việt Nam.
Tiềm năng nguồn năng lượng gió của nước ta là không nhỏ. Với 41% diện tích
vùng sâu, vùng xa có thể phát triển điện gió loại nhỏ, điện gió giữ vai trò quan trọng
trong quá trình cung cấp năng lượng, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân
dân khu vực ngoài lưới điện Quốc gia.

2.1.3 Tiềm năng thủy điện nhỏ

Việt Nam là một đất nước có ¾ lãnh thổ là vùng đồi núi, với mạng lưới sông
ngòi dày đặc. Mạng lưới sông ngòi của nước ta được hình thành bởi các sông suối
ngắn, diện tích lưu vực nhỏ, độ dốc đáy sông lớn được phân bố với mật độ đồng đều

Lê Quang Sáng 40
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

trên các vùng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển thuỷ điện nhỏ trên toàn quốc.
Theo kết quả tính toán trữ năng thuỷ điện lý thuyết, phần trữ năng của những
nguồn phát điện có công suất từ 100kW đến 10000kW chiếm một tỷ trọng khá lớn.
Miến Bắc thống kê trên 1.028 sông có công suất 2646MW và điện lượng 26723triệu
kWh/năm, Miền Trung và Miền Nam thống kê 995 sông có công suất 2639MW và
điện lượng 23133 triệu kWh/năm. Cả nước điều tra 2013 sông suối có khả năng đặt
công suất 5285MW và 49856 triệu KWh/năm. Như vậy trữ lượng thuỷ năng lý
thuyết của các nguồn năng lượng thuỷ năng có công suất từ 100kW đến 10000kW
chiếm tỷ trọng 17%-18% tổng trữ năng lý thuyết. Nếu tính thêm toàn bộ các nguồn
thuỷ năng nhỏ hơn 100kW thì tiềm năng thuỷ điện nhỏ Việt Nam sẽ vào khoảng
6850kW công suất và 60000 triệu kWh/năm điện năng và chiếm tỷ trọng khoảng
20% trữ năng thuỷ điện Việt Nam.
Với chi phí đầu tư không lớn, thời gian thi công nhanh, thủy điện nhỏ hiện nay
đang là điểm nóng đối với ngành điện, có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu
tư, nhà thầu và các hãng cung cấp thiết bị.
Sự khác nhau giữa thủy điện “nhỏ” và thủy điện “lớn” của các nước khác nhau
cũng khác nhau:
Bảng 2.11: Quy định ngưỡng thủy điện nhỏ ở một số Quốc gia [7]
Nước và vùng lãnh thổ Năm Ngưỡng công suất (MW)
Nepal 5
Sri Lanka 10
Indonesia: PSKSK 1995 30 (Java Bali)
15 (Khu vực khác)
2002 1
: PSK Tersebar 2005 <1
: PSM Tersebar 2005 1-10
Thailand 1
Trung Quốc 50
Ấn Độ 15

Lê Quang Sáng 41
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Nước và vùng lãnh thổ Năm Ngưỡng công suất (MW)


Brazil (Profina) 1-30
Oregon (US) 10
Utah (US) 1

Theo TCXDVN 285:2002 “công trình thủy lợi và các quy định chủ yếu về
thiết kế” thì quy mô thủy điện nhỏ nhất khi Nlm < 0,2MW được phân là cấp V.
Theo quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2006 - 2015 có xét triển
vọng đến năm 2025 (Quy hoạch điện VI) thì quy mô thủy điện nhỏ là thủy điện có
công suất nhỏ hơn 30MW. Theo QCVN 03:2009/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia về phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng đô
thị” thì quy mô thủy điện nhỏ nhất Nlm<50MW được phân là cấp V.
Bảng 2.12:Tiềm năng thủy điện nhỏ tại Việt Nam (5MW<Nlm< 30MW)[10]
Tỉnh Miền Số dự án Tổng công suất Tổng điện năng
(5-30MW) GW
Lai Châu Bắc 14 64 295
Điện Biên Bắc 6 63 283
Sơn La Bắc 19 119 533
Cao Bằng Bắc 6 31 157
Lạng Sơn Bắc 9 28 133
Bắc Kạn Bắc 4 12 66
Lào Cai Bắc 39 547 2565
Yên Bái Bắc 25 232 1056
Hà Giang Bắc 29 271 1268
Hòa Bình Bắc 2 10 42
Tuyên Quang Bắc 5 17 75
Quảng Ninh Bắc 2 23 95
Thanh Hóa Bắc 8 17 74

Lê Quang Sáng 42
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Tỉnh Miền Số dự án Tổng công suất Tổng điện năng


(5-30MW) GW
Nghệ An Bắc 18 151 646
Hà Tĩnh Bắc 8 102 447
Tổng 194 1685 7734
Quảng Bình Trung 2 5 22
Quảng Trị Trung 3 10 45
T.Thiên Huế Trung 6 49 228
Đà Nẵng Trung 3 10 43
Quảng Nam Trung 27 130 637
Quảng Ngãi Trung 10 72 315
Bình Định Trung 11 60 245
Khánh Hòa Trung 5 62 295
Đắc Nông Trung 15 90 384
Đắc Lắc Trung 12 53 231
Gia Lai Trung 27 161 734
Kon Tum Trung 27 141 657
Lâm Đồng Trung 45 284 1248
Tổng 194 1132 5109
Ninh Thuận Nam 5 14 68
Bình Thuận Nam 5 56 273
Bình Phước Nam 10 38 170
Tổng 20 108 511
Toàn Quốc 408 2925 13355

Lê Quang Sáng 43
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Hình 2.3: Tiềm năng thủy điện nhỏ các miền (theo tổng điện năng)
Thủy điện nhỏ phục vụ nhân dân ở khu vực ngoài lưới điện Quốc gia có
những điểm khác biệt so với thủy điện nhỏ nằm trong lưới điện Quốc gia như sau:
Thủy điện nhỏ ngoài lưới điện Quốc gia không đề cao tính lợi nhuận như thủy
điện nhỏ trong lưới điện Quốc gia.
Thủy điện nhỏ ngoài lưới điện Quốc gia: không liên kết với hệ thống điện
Quốc gia, chỉ cung cấp điện cho khu vực độc lập.
Thủy điện nhỏ không nối lưới (theo kinh nghiệm của phần lớn các nước như
Bảng 2.11) có công suất nằm trong phạm vi 1kW – 1000kW (1MW).
Bảng 2.13: Tiềm năng kỹ thuật thủy điện nhỏ phân theo công suất [4]
Dải công suất (MW) Tổng công suất (MW)
<1 126,8
1-<5 1030,2
5 - < 10 1048,3
10 - < 15 648,0
15 - < 20 562,8
20 - < 25 309,0
25 - < 30 290,0
Tổng (<=30MW) 4015,1

Với tiềm năng lớn, giá thành thấp, thủy điện nhỏ đã và đang được sử dụng như
nguồn năng lượng chính trong quá trình phát triển kinh tế và nâng cao đời sống

Lê Quang Sáng 44
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

nhân dân tại những khu vực ngoài lưới điện Quốc gia.

2.1.4 Tiềm năng năng lượng sinh khối (biomass)

Năng lượng sinh khối chủ yếu là gỗ củi và các phế thải - phụ phẩm như rơm
rạ, trấu, bã mía và các loại lá - cành cây khác… Đây là nguồn năng lượng nhiên liệu
quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tiêu dùng năng lượng ở Việt
Nam, đặc biệt ở các vùng nông thôn và miền núi.
Sử dụng năng lượng sinh khối ở lĩnh vực hộ gia đình: Các sử dụng cuối cùng ở
lĩnh vực này bao gồm nấu ăn, chăn nuôi lợn và sưởi ấm. Tổng tiêu thụ năng lượng
sinh khối ở lĩnh vực này được tính toán tương đương khoảng 10,78 triệu tấn củi.
Sử dụng năng lượng sinh khối ở lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
địa phương, các sử dụng năng lượng cuối cùng bao gồm chế biến nông sản - thực
phẩm như sản xuất bún, bánh, đậu, nấu rượu, làm nước chấm, sấy chè, thuốc lá, cà
phê, sản xuất đường và sản xuất vật liệu xây dựng như nung gạch, ngói, vôi, sản
xuất gốm sứ, thuỷ tinh. Tổng tiêu thụ năng lượng sinh khối ở lĩnh vực này tương
đương khoảng 8,5 triệu tấn củi.
Năng lượng củi, gỗ
Hầu hết nguồn năng lượng gỗ, củi đều là sản phẩm của cây cối. Vì vậy, để
đánh giá tiềm năng nguồn và khả năng cung cấp hiện tại cũng như trong tương lai
cần phải xem xét đối với từng loại cây, loại đất sử dụng như: Đất nông nghiệp, đất
lâm nghiệp và các loại đất khác. Cơ sở dữ liệu cần thiết để tính toán khả năng cung
cấp nhiên liệu sinh khối từ mỗi loại cây trồng, loại sử dụng đất và diện tích đất, trữ
lượng, sản lượng sinh khối và tỷ lệ sinh khối được sử dụng làm nhiên liệu.
Khả năng cung cấp gỗ từ rừng tự nhiên và rừng trồng
Năm 2005, tổng diện tích rừng của Việt Nam khoảng 12,61 triệu ha, trong đó
10,28 triệu ha là rừng tự nhiên và 2,33 triệu ha là rừng trồng. Với hệ số trung bình
khai thác củi bền vững 0,7 tấn/ha/năm đối với rừng tự nhiên và 2,1 tấn/ha/năm đối
với rừng trồng, tổng sản lượng củi khai thác từ rừng tự nhiên và rừng trồng tương
ứng là 7,196 triệu tấn và 4,89 triệu tấn.
Theo Chiến lược Phát triển rừng giai đoạn 2006-2020, tổng diện tích rừng sẽ

Lê Quang Sáng 45
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

tăng lên 15,57 triệu ha vào năm 2020. Diện tích rừng tự nhiên dự kiến tăng nhẹ từ
10,28 triệu ha vào năm 2005 lên 10,49 triệu ha vào năm 2020. Diện tích rừng trồng
sẽ tăng nhanh từ 2,33 triệu ha vào năm 2005 lên 5,08 triệu ha vào năm 2020. Áp
dụng hệ số khai thác củi bền vững như trên, sản lượng củi khai thác vào năm 2020
sẽ là 7,34 triệu tấn từ rừng tự nhiên và 10,67 triệu tấn từ rừng trồng.
Khả năng cung cấp gỗ từ cây trồng phân tán
Năm 2005, có khoảng 3,45 tỷ cây trồng phân tán, tương đương 3,45 triệu ha
với mật độ 1000 cây/ha. Cây trồng phân tán sản xuất 6,04 triệu tấn củi (2005). Giai
đoạn 2006-2020, số lượng cây trồng phân tán sẽ đạt 200 triệu cây/năm. Do đó, sản
lượng củi khai thác sẽ vào khoảng 11,29 triệu tấn vào năm 2020.
Khả năng cung cấp gỗ củi từ cây công nghiệp và cây ăn quả:
Các loại cây này bao gồm: Cây cao su, chè, cà phê, dừa và các loại cây ăn quả
khác như cam, bưởi, chôm chôm...
Cây cao su: Cho đến năm 2010 cần thay thế trồng lại bình quân mỗi năm 5000
ha, sản lượng lấy ra 100m3/ha/năm. Phần sử dụng làm củi là 50%, tương đương là
35 tấn/ha/năm. Ngoài ra những diện tích chưa thay thế cho lượng củi bình quân 0,5
tấn/ha/năm.
Cây chè: Từ việc tỉa cành cũng có lượng củi là 0,5 tấn/ha/năm.
Cây điều + cà phê: Từ 0, 5 - 1 tấn /ha/năm.
Cây dừa: Bình quân khai thác được 6, 5 - 7 tấn/ha/năm. Tổng lượng củi lấy từ
nguồn này là trên 2, 39 triệu tấn.
Khả năng cung cấp gỗ củi từ phế liệu, phế thải gỗ.
Phế thải trong chế biến gỗ bao gồm: mùn cưa, bìa bắp, đầu mẩu, vỏ bào, lượng
phế thải này chiếm 60% lượng gỗ tròn được đưa vào chế biến hàng năm. Lượng gỗ
xẻ thành khối khoảng 800.000m3, lượng phế thải tương đương là 800.000 tấn.
Ngoài lượng phế thải trên, hàng năm còn có thể tận thu củi gỗ từ các nguồn
khác nhau như: gỗ xây dựng (cốt pha), hàng rào, nhà cửa... Ước tính tổng lượng phế
thải, phế liệu có thể sử dụng làm nhiên liệu là 1.648,5 nghìn tấn.

Lê Quang Sáng 46
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Phụ phẩm nông nghiệp:


Nguồn phụ phẩm nông nghiệp phụ thuộc vào sản lượng của từng loại cây
trồng, bao gồm những cây chính như: lúa, mía, cà phê, đậu, lạc, ngô, sắn, cây bông
… Nước ta là một nước nông nghiệp nên nguồn phụ phẩm khá dồi dào, ngoài sử
dụng làm chất đốt còn được sử dụng làm phân bón, làm thức ăn gia súc…
Nhưng những nguồn có khả năng sử dụng làm nhiên liệu cho phát điện tập
trung vào hai loại cây trồng chính là cây lúa và cây mía. Đây là hai loại cây có tiềm
năng lớn nhất, có tính tập trung nguồn cao và khả thi nhất.
Cây lúa: Phụ phẩm chính là rơm rạ và trấu. Kết quả phân tích các mẫu lúa
khác nhau cho ta kết quả như sau: Tỷ lệ rơm rạ khô chiếm 50%, tỷ lệ thóc còn lại
chiếm 50%. Tỷ lệ trấu trong thóc khô chiếm 20%. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn (NN&PTNT), sản lượng lúa sẽ đạt 41,30 triệu tấn vào năm 2020.
Áp dụng cùng tỷ lệ trung bình giữa rơm, trấu và sản lượng lúa là 1:0,2:1 lượng rơm
rạ và trấu sản sinh vào năm 2020 sẽ là 41,30 triệu tấn rơm rạ và 8,26 triệu tấn trấu.
Cây mía: Theo tài liệu nước ngoài cũng như kết quả điều tra thực tế tại một số
nhà máy đường ở Việt Nam thì khi ép 1tấn mía thải ra trung bình là 300kg bã mía
có độ ẩm 50% với nhiệt trị 1850 Kcal/kg. Theo Chiến lược phát triển nông nghiệp
nông thôn giai đoạn 2011-2020 của bộ NN&PTNT, sản lượng mía sẽ tăng lên đến
25,5 triệu tấn vào năm 2020. Tổng lượng phế thải sẽ đạt 7,65 triệu tấn.
Bảng 2.14: Tiềm năng năng lượng sinh khối (biomass) tính đến năm 2010[10]
Loại năng lượng Tổng lượng sinh Tiềm năng công
khối(103Tấn) suất(MW)
Trấu 6.500 100-150MW
Bã Mía 4.500 200-250MW
Phế thải gỗ 480 5MW
Rơm, rạ 5.000 100-150MW
Tổng cộng 400-600MW

Với tiềm năng không nhỏ, năng lượng sinh khối sẽ giữ vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế, giữ vừng an ninh, quốc phòng tại khu vực nông

Lê Quang Sáng 47
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

thôn, miền núi cũng như khu vực ngoài lưới điện Quốc gia.

2.1.5 Tiềm năng khí sinh học biogas

Khí sinh học là sản phẩm khí của quá trình phân huỷ kỵ khí (hiếm khí) của các
chất hữu cơ. Nó là một khí hỗn hợp gồm mêtan CH4 (50% - 70%), cacbon dioxit
CO2 (30% - 45%) và một khí tạp như hydro H2 (0% - 3%), nitơ N2 (0% - 3%),
hydro sunfua H2S (0% - 3%). Khí sinh học là một khí cháy, có nhiệt trị từ 16 - 20
MJ/m3.
Nguồn nguyên liệu để sản xuất khí sinh học là các chất hữu cơ gồm 2 loại
chính sau:
Nguồn nguyên liệu có gốc động vật: bao gồm các loại phân, xác động vật, chất
thải các nhà máy thuộc da, lò mổ, các nhà máy chế biến thịt và hải sản... Đối với
Việt Nam, nguồn nguyên liệu có nguồn gốc động vật chủ yếu là phân người, gia súc
(trâu, bò, lợn) và gia cầm (gà, vịt).
Nguồn nguyên liệu có nguồn gốc thực vật: các loại thực phẩm cây trồng có
sản lượng đáng kể và thích hợp với công nghệ sinh học. Đó là rơm rạ, thân và lá
ngô, khoai lang, các loại rau, đậu. Đối với thực vật hoang dại, gồm có các cây thân
thảo sống trên cạn hoặc dưới nước. Tuy nhiên, loại này không đáng kể.
Ngoài ra, tại những nước phát triển đã đưa công nghệ khai thác khí sinh học từ
rác thải đô thị vào sử dụng và đã đem lại những thành công không nhỏ.
Bảng 2.15: Tiềm năng năng lượng khí sinh học sau năm 2010 tại Việt Nam[7]
Tiềm
Tốc độ sản sinh Sản lượng Sản lượng
Loại nguồn năng
106 tấn m3/tấn 106 m3/năm kTOE/năm
Chất thải chăn nuôi 3408 1704
Phân lợn 24,20 100 2420 1210
Phân bò 14,40 40 576 288
Phân trâu 10,30 40 412 206
Phế thải nông nghiệp 2960 1480

Lê Quang Sáng 48
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Tiềm
Tốc độ sản sinh Sản lượng Sản lượng
Loại nguồn năng
106 tấn m3/tấn 106 m3/năm kTOE/năm
Rơm 10,99 170 1868 934
Các loại phế thải khác 4,55 240 1092 546
Rác đô thị 290 155
Tổng cộng 6658 3339

Hình 2.4: Tiềm năng năng lượng khí sinh học sau năm 2010 (theo sản lượng)
Tiềm năng khí sinh học 6658 triệu m3/năm, trong đó 3408 triệu m3/năm
(51,2%) được sản xuất từ chất thải chăn nuôi, 2960 triệu m3/năm (44,5%) từ phế
thải nông nghiệp, rác thải đô thị chiếm tỉ trọng rất nhỏ chỉ 290 triệu m3/năm (4,3%).
Việt Nam là một nước nông nghiệp với 80% dân số sống ở nông thôn. Chăn
nuôi nông thôn ngày càng phát triển tạo ra nguồn nguyên liệu rất phong phú cho
phát triển năng lượng khí sinh học. Sử dụng nguồn năng lượng này sẽ đem lại hiệu
quả to lớn trong quá trình phát triển kinh tế, nâng cao đời sông của nhân dân trên cả
nước đặc biệt là những vùng ngoài lưới điện Quốc gia.

Lê Quang Sáng 49
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

2.2 Phân tích và đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng các nguồn năng
lượng sẵn có.

2.2.1 Tình hình khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo trên thế
giới

Tính tới cuối năm 2009, năng lượng tái tạo trên thế giới phát triển mạnh mẽ tại
hơn 100 Quốc gia trên thế giới với tổng vốn đầu tư 150 tỷ đô la Mỹ (USD). Có 85
nước đã có chính sách phát triển năng lượng tái tạo (tăng 13% so với năm 2007 – 75
nước).
Thủy điện nhỏ: Phát triển rất mạnh trên thế giới đạt chiếm 27,8% công suất
năng lượng tái tạo. Năm 2009 công suất thủy điện đạt 85GW (tăng 6% so với năm
2008 80GW). Quốc gia đứng đầu về năng lượng thủy điện nhỏ là Trung Quốc với
công suất thủy điện nhỏ đạt 31GW).
Bảng 2.16: Công suất lắp đặt thủy điện nhỏ trên thế giới [20]
Loại năng lượng Đơn vị Năm
2007 2008 2009
Năng lượng tái tạo toàn thế giới GW 240 280 305
Năng lượng thủy điện nhỏ GW 75 80 85

Năng lượng gió: chiếm 52% công suất điện tái tạo, đạt 159,23 GW năm
2009 tăng 31% so với năm 2008 (121GW). Mỹ và Trung Quốc là 2 Quốc gia sử
dụng năng lượng gió nhiều nhất trên thế giới: Mỹ 35159 MW; Trung Quốc
26010MW, Đức đứng thứ 3 với 25777MW, tiếp theo là Tây Ban Nha 19149MW.

Lê Quang Sáng 50
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Hình 2.5: 10 nước có công suất lắp đặt turbine gió lớn nhất thế giới [22]

Bảng 2.17: Công suất turbine gió tại các lục địa (MW)[22]
STT Lục địa Năm
2006 2007 2008 2009
1 Châu Phi 337 501 601 770
2 Châu Á 10625 15872 24465 39961
3 Châu Đại Dương 988 1064 1833 2388
4 Châu Âu 48625 57313 65744 76218
5 Châu Mỹ Latinh 516 516 659 1406
6 Bắc Mỹ 13063 18669 27606 38478
Toàn thế giới 74123 93930 120903 159213

Năng lượng mặt trời: với tốc độ tăng trung bình 50%, đây là công nghệ
năng lượng phát triển mạnh nhất trong những năm gần đây. Tính tới năm 2009,
năng lượng mặt trời chiếm 6,8% tổng năng lượng tái tạo, đạt 21GW tăng 55% so
với năm 2008 (13,5GW)

Lê Quang Sáng 51
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Bảng 2.18: Số liệu phát triển năng lượng mặt trời tại một số nước - MWp
Nước 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tăng trưởng
Đức 866 953 1300 1625 1983 2320 25%
Mỹ 103 145 261 470 846 1480 79%
Tây Ban Nha 20 61 450 698 1046 1465 122%
Nhật 290 287 312 464 673 943 35%
Italy 7 13 105 184 322 498 151%
Trung Quốc 12 15 26 43 78 149 77%
Ấn Độ 8 9 17 31 57 106 85%
(Nguyễn Thường (2010), Từ sự phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo trên thế giới,
nghĩ về định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển NLTT ở Việt Nam, Hà Nội.)
2.2.2 Tình hình khai thác và sử dụng các nguồn NLTT ở Việt Nam

- Tình hình khai thác và sử dụng nguồn thủy năng (thủy điện nhỏ)
Thủy điện nhỏ Việt Nam có quá trình phát triển từ sau năm 1954, tuy nhiên
phải sau năm 1975 thì việc xây dựng các trạm thủy điện nhỏ mới được quan tâm
đầu tư. Trước năm 1985, do lưới điện Quốc gia chưa phát triển nên hầu hết các tỉnh,
huyện miền núi đều được cấp điện bằng nguồn diesel hoặc thủy điện nhỏ. Những
tình có thủy điện nhỏ là nguồn cấp điện chủ yếu như: Hà Giang, Cao Bằng, Lai
Châu, Bắc Kạn, Gia Lai, Kon Tum …
Các trạm thuỷ điện trong giai đoạn này chủ yếu được đầu tư từ ngân sách
nhà nước thông qua ngành thuỷ lợi, hoặc qua các địa phương. Kinh phí đầu tư tập
trung cho xây dựng công trình, còn phần thiết bị hầu như là nhập ngoại thông qua
viện trợ của các chính phủ nước ngoài. Các trạm thuỷ điện nhỏ xây dựng trong thời
gian này thường có công suất nhỏ N<100KW, thường là các trạm thuỷ luân kết hợp
bơm nước hoặc chế biến lâm sản, thiết bị do Trung quốc sản xuất, chỉ trừ một số
trạm được đầu tư cấp điện cho các tỉnh có công suất lớn hơn.
Từ sau năm 1985, do chính sách đổi mới về kinh tế nên xuất hiện một số
hình thức đầu tư mới, ngoài ngân sách nhà nước và trung ương đầu tư thì các ngành,
các địa phương, các hợp tác xã cũng đầu tư để xây dựng các trạm thuỷ điện nhỏ

Lê Quang Sáng 52
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

nhằm phục vụ nhu cầu của ngành mình, của địa phương mình. Một số trạm được
đầu tư ở dạng này như các trạm thuỷ điện Na Han, Tà Sa, Nà Ngần ở Cao Bằng do
mỏ thiếc Tĩnh Túc xây dựng; một Số trạm khác do quân đội đầu tư như ở Thái
Nguyên, Gia Lai...; các trạm do hợp tác xã xây dựng như: Duy Sơn, Đại Quang ở
Quảng Nam.
Từ sau năm 1990, khi các cửa khẩu biên giới Việt - Trung được khai thông,
các hộ gia đình đã đầu tư lắp đặt các trạm thuỷ điện cực nhỏ loại có công suất 0,1-1
kW, giá thành của các tổ máy thấp nên phong trào xây dựng thuỷ điện cực nhỏ phát
triển nhanh chóng.
Tính đến năm 2005, toàn quốc đã xây dựng và đưa vào khai thác hơn 400
trạm thủy điện (5kW < Nlm < 10000kW) với tổng công suất hơn 40MW, trong đó:
362 trạm (5kW – 50kW) với tổng công suất lắp đặt 4709kW.
28 trạm (50kW – 100kW) với tổng công suất lắp đặt 1681kW
117 trạm (100kW-10000kW) với tổng công suất lắp đặt 90883kW
Khoảng 150000 hệ thống thủy điện cực nhỏ (0,2kW – 5kW) được lắp đặt tại
vùng sâu, vùng xa.
Bảng 2.19: Phân bố thủy điện nhỏ theo vùng (nguồn Viện Năng lượng)
Loại công Miền Trung và Tây
Miền Bắc Tổng
suất Nguyên
Số Công Số Công
Số trạm Công suất
trạm suất trạm suất
Trạm Kw Trạm Kw Trạm Kw
5kW-50kW 336 4337 26 372 362 4709
50kW-100kW 17 1071 11 610 28 1681
100kW-
61 34858 56 56025 117 90883
10000kW
Tổng 414 40266 93 57007 507 97273

Lê Quang Sáng 53
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Hình 2.6: Thủy điện nhỏ trên suối tại Mộc Châu – Sơn La

Hình 2.7: Thủy điện nhỏ trên suối tại Yên Châu –Sơn La
Bên cạnh đó, có nhiều các công ty, đơn vị bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng hệ
thống lai ghép thủy điện nhỏ tại Việt Nam. Ví dụ, dự án thủy điện nhỏ (25kW) và
pin mặt trời (100kW) do NEDO tài trợ, lắp đặt tài xã Trang, huyện Mang Yang, tỉnh

Lê Quang Sáng 54
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Gia Lai. Dự án vận hành từ cuối năm 1999 cung cấp điện cho 5 làng.
- Tình hình khai thác và sử dụng năng lượng gió
Có thể nói tình hình khai thác, sử dụng năng lượng gió được quan tâm rất sớm
tại Việt Nam với mục đích bơm nước, cấp điện cho vùng sâu, vùng xa, vùng ngoài
lưới điện. Nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học, các trường đại học, các địa phương
đã tiến hành nghiên cứu, triển khai các đề tài, dự án chế tạo thiết bị sử dụng năng
lượng gió công suất nhỏ, chuyển giao, ứng dụng công nghệ điện gió cho các cụm
dân cư, hộ dân, trung tâm xã… tại khu vực ngoài lưới điện Quốc gia.
Từ những năm 1975, hàng loạt các động cơ gió bơm nước dạng cánh buồm
được thiết kế, chế tạo và ứng dụng tại các cánh đồng muối Vạn lý (Nam Ðịnh), Tam
Kỳ, Hội An (Quảng Nam).
Vào cuối những năm 80 và đầu những năm 90 của thế kỷ 20, những động cơ
gió phát điện công suất nhỏ hơn 200W, mức điện áp 12V hoặc 24V nạp ắc quy ở
Việt Nam đã được chế tạo hoàn chỉnh và triển khai ứng dụng tương đối mạnh mẽ.
Hiện nay, có nhiều cơ quan, tổ chức nghiên cứu và ứng dụng triển khai năng
lượng gió trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Trung tâm Nghiên cứu Thiết bị nhiệt và Năng lượng mới của trường Ðại học
Bách Khoa TP. HCM cũng đã nghiên cứu thiết kế chế tạo và triển khai ứng dụng
các loại động cơ gió cỡ nhỏ. Loại động cơ gió công suất nằm trong khoảng từ 150W
đến 200W, đã lắp đặt 900 động cơ loại này tại tỉnh Khánh Hòa.

Lê Quang Sáng 55
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Hình 2.8: Động cơ gió lắp đặt tại Khánh Hòa


Dự án VIWA - dự án về năng lượng gió ở Việt Nam đã được Hội Việt Nam -
Thụy Sỹ và một số Tổ chức từ thiện của Đức cấp vốn. Dự án đã được tài trợ để lắp
đặt 100 máy phát điện bằng sức gió, PD170-6 và PD200-01 cho các gia đình nghèo,
phòng khám, trường học, ở miền núi và các vùng bỉển tại hơn 11 tỉnh ở Việt Nam.
Dự án này đã được thực hiện vào tháng 02/1995.
Năm 2006, trường Ðại học Bách Khoa Hà Nội, đã mua turbine gió 20kW của
nước ngoài, còn phần cột và phần điều khiển đã tự nghiên cứu chế tạo, sau đó đã lắp
đặt ứng dụng động cơ gió phát điện này tại Tam Kỳ, Quảng Nam.

Hình 2.9: Turbine phong điện tại Tuy Phong - Bình Thuận

Lê Quang Sáng 56
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Gần đây, một số hệ thống lai ghép động cơ gió đã được nghiên cứu và ứng
dụng tại Việt Nam:
Dự án lắp đặt hệ thống lai ghép động cơ điện gió (800kW) với hệ thống phát
điện diezel (400kW) tại Huyện đảo Bạch Long Vỹ đã được đưa vào vận hành từ
tháng 12/2004.
Dự án điện gió + diezel (7,5MW) tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
do công ty Aerogie Plus Solution AG (Thụy Sỹ) đầu tư.
- Tình hình khai thác và sử dụng năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời đặc biệt là pin mặt trời là thiết bị sử dụng phổ biến nhất ở
Việt Nam để cấp điện cho các hộ gia đình ở ngoài lưới điện Quốc gia. Công nghệ
năng lượng mặt trời được nghiên cứu, ứng dụng ở nước ta từ trước những năm
1990, nhưng phải đến năm 1995 thì năng lượng mặt trời mới được ứng dụng nhiều
ở nước ta đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa.
Khu vực phía Nam là nơi triển khai và ứng dụng pin mặt trời sớm nhất và
nhiều nhất, chủ yếu là các hộ gia đinh, các hệ quy mô nhỏ được lắp đặt ở trung tâm
xã để nạp điện ắc quy cho các gia định, các hệ lắp đặt ở trung tâm văn hóa xã và
trạm xá.
Khu vực phía Bắc, triển khai ứng dụng pin mặt trời chậm hơn khu vực phía
Nam, với các hệ pin lắp đặt tại các xã vùng sâu, vùng xa, các trạm biên phòng hoặc
trung tâm văn hóa, trạm xá xã.
Khu vực miền Trung cũng đã ứng dụng được một số hệ thống pin mặt trời tại
các tỉnh Gia Lai, Quảng Nam, Bình Định …
Một số hệ thống pin mặt trời đã được lắp đặt tại Việt Nam:
Dự án pin mặt trời (7,5kWp) cho 100 hộ gia đình, mỗi hộ 67Wp, 3 hệ tập thể,
mỗi hệ 500Wp, cho ủy ban nhân dân xã, trạm xá xã và trường tiểu học xã An Lạc,
huyện Sơn Động, Tỉnh Bắc Giang.
Dự án pin mặt trời (11kWp) cho 108 hộ gia đình, mỗi hộ 50Wp, nhà Rông
1600Wp và trạm bơm nước công cộng 400Wp tại Chư Prao, Huyện M’Drắc, Tỉnh
Đăk Lắk.

Lê Quang Sáng 57
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Một số hệ thống lai ghép pin mặt trời với các nguồn khác đã được nghiên cứu
và ứng dụng tại Việt Nam:
Dự án pin mặt trời (7kW) và động cơ gió phát điện (2kW) đã được lắp đạt tại
làng Kongu2, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum. Công trình được đưa vào sử dụng từ
tháng 11/2000, cung cấp điện cho một bản với 42 hộ gia đình.
Dự án pin mặt trời (28kW) và động cơ diezel (hai máy phát 5+15kW) lắp đặt
tại Bãi Hương, đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam.
- Tình hình khai thác và sử dụng năng lượng sinh khối (biomass)
Việt Nam là một nước nông nghiệp, điều kiện tự nhiên thuận tiện nên nguồn
nhiên liệu sinh khối có tiềm năng và rất phong phú như phụ phẩm nông nghiệp, phụ
phẩm gỗ … Những năm gần đây, với chủ trương điện khí hóa một cách bền vững
của nhà nước, năng lượng sinh khối đã được từng bước nghiên cứu làm tiền đề ứng
dụng triển khai tại nhiều nơi trên toàn lãnh thổ.
Trung tâm Enerteam (thành phố Hồ Chí Minh) đã xây dựng đề án điện chấu
với công suất lên tới 2,5MW.
- Tình hình khai thác và sử dụng năng lượng khí sinh học (biogas)
Năng lượng khí sinh học đã được nghiên cứu và ứng dụng ở nước ta từ những
năm 1960. Năm 1964, tỉnh Bắc Thái đã xây dựng “Xường phát điện Metan” đầu
tiên của Việt Nam.
Trong nhiều năm qua, hàng chục nghìn hầm biogas đã được xây dựng mạng
lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường rõ rệt ở nước ta.
“Dự án hỗ trợ chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam” do
Chính phủ Hà Lan tài trợ, Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn và tổ chức phát triển Hà Lan chủ trì đã xây dựng trên 42000 công trình quy mô
nhỏ trên 30 tỉnh và thành phố trên cả nước. Dự án được trao giai thưởng Năng
lượng toàn cầu năm 2006.
Cho tới nay, có hơn 180000 công trình quy mô nhỏ đã được lắp đặt cho các hộ
gia đình ở nông thôn Việt Nam có thể tích từ 5m3 đến 100m3.
Ngày nay, công nghệ biogas không chỉ dùng cấp nhiệt như đun nấu, thắp sáng

Lê Quang Sáng 58
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

mà nó còn dùng để chạy máy, phát điện.


Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng đã nghiên cứu và chế tạo thành công việc
sử dụng nhiên liệu khí sinh học - biogas ở động cơ tĩnh tải cỡ nhỏ, có thể thay dầu
diezel chạy máy xay, máy xát, máy phát điện (<10kW).

Hình 2.10: Máy phát điện chạy bằng khí biogas của ông Lê Nguyên Long -
Thiệu Dương - Thiệu Hóa - Thanh Hóa (công nghệ của đại học Bách khoa Đà
Nẵng)
Nhà máy phát điện từ khí sinh học tại Gò Cát, thành phố Hồ Chí Minh với
công suất 2400kW, đã đi vào hoạt động từ năm 2006.

2.3 Một số dự án năng lượng gió tại Việt Nam

- Công ty Cổ phần năng lượng tái tạo Việt Nam-REVN đã đầu tư nhà máy
phong điện ở tỉnh Bình Thuận với công suất 120MW.
- Nhà máy điện gió Bạc Liêu do Công ty TNHH Xây dựng-Thương mại-Du
lịch Công Lý (Cà Mau) làm chủ đầu tư, được xây dựng tại khu vực ven biển thuộc
ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông, thị xã Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Dự án được
xây dựng trên diện tích 500 ha, công suất thiết kế 99MW, điện năng sản xuất 310
triệu KWh/năm, vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng.

Lê Quang Sáng 59
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Hình 2.11: Nhà máy điện gió Bạc Liêu


- Công ty CP Năng lượng Thương Tín (51% cổ phần sở hữu bởi Công ty CP
Địa Ốc Sài Gòn Thương Tín) đang đầu tư Nhà máy điện gió Phước Dân với 25
turbine có tổng công suất 50MW - tại các xã Phước Hậu, Phước Thái, Phước Hữu
và thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận). Dự án được xây dựng
trên đất thuê 50 năm có diện tích 965 ha, có tổng vốn đầu tư 1.290 tỷ đồng. Thời
gian thực hiện dự án: 2012 – 2016. Tiến độ triển khai dự án: Dự án đã được cấp
Giấy chứng nhận đầu tư, chủ đầu tư đang khảo sát thực hiện công tác đền bù. (theo
http://stox.vn/stox/stoxpage/stoxpage.asp?action=company&companyID=833)
- Công ty Phong điện Thuận Bình, doanh nghiệp từng tham gia dự án phong
điện ở Tuy Phong (Bình Thuận). Công ty đang thực hiện dự án phong điện ở Lợi
Hải (huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận) có công suất 50-70 MW, vốn đầu tư từ 100-
140 triệu USD.
- Dự án phong điện Phương Mai 3 (50,4MW) tại bán đảo Phương Mai, huyện
Phù Cát, tỉnh Bình Định do công ty Phong Điện miền Trung làm chủ đầu tư.
- Dự án Nhà máy Phong điện đảo Phú Quý được xây dựng tại huyện đảo Phú
Quý (Bình Thuận). Quy mô dự án gồm có 3 turbine gió với tổng công suất giai đoạn

Lê Quang Sáng 60
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

1 là 6 MW được xây dựng mới


- UBND tỉnh Bình Thuận đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án điện gió
Thuận Nhiên Phong do Công ty CP Năng lượng tái tạo châu Á (RENREGY) làm
chủ đầu tư. Dự án điện gió Thuận Nhiên Phong đặt tại Hòa Thắng - Bắc Bình có
công suất giai đoạn I là 30 MW với tổng vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng. Dự án này
sẽ chính thức khởi công vào quý I/2010. Khi đi vào hoạt động, dự án Thuận Nhiên
Phong có khả năng cung cấp sản lượng điện đạt hơn 76 triệu kWh mỗi năm.
- Ngoài ra còn có dự án liên danh EAB Viet Wind Power Co.,Ltd, (tập đoàn
EAB Đức) cũng đầu tư khoảng 1.500 tỷ vào nhà máy điện gió Phước Hữu. Tập
đoàn EAB còn liên kết với công ty Trasesco của Việt Nam để đầu tư một số dự án
khác ở Sóc Trăng.
- Một số công ty nước ngoài đã và đang đặt chân vào thị trường này ở Việt
Nam như: Aerogie.Plus (một công ty tư vấn đầu tư năng lượng tái tạo ở Thụy Sĩ)
đầu tư ở Côn Đảo một hệ thống hybrid wind-diesel với vốn đầu tư 28 triệu USD,
Avantis-Energy (một công ty Trung Quốc) lên kế hoạch lắp đặt khoảng 80 tua bin
loại 2MW ở Mẫu Sơn, Lạng Sơn và một số khác ở Bình Định, công ty của Cộng
hòa Séc là KV VENTI - cũng đã sớm đặt trụ sở ở Đào Tấn-Hà Nội và đang xây
dựng đề cương khoảng 12 dự án ở các khu vực Bình Thuận, Vân Đồn, Mộc Châu.
- Công ty Fuhrländer của Đức, cũng đầu tư 25 triệu USD xây dựng nhà máy
sản xuất tuabin gió ở Việt Nam, nhắm vào thị trường trong nước và khu vực Đông
Nam Á.

Hình 2.12: Nhà máy sản xuất tuabin gió tại Phan Thiết

Lê Quang Sáng 61
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Tập đoàn GE Energy (Mỹ) cũng đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tuabin
gió được cấp phép năm 2008 tại Hải Phòng

Hình 2.13: Nhà máy sản xuất tuabin gió tại Hải Phòng

Lê Quang Sáng 62
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Từ những kết quả nghiên cứu, triển khai trong thời gian qua, ta thấy:
- Việt Nam có tiềm năng không nhỏ về nguồn năng lượng tái tạo đặc biệt là
vùng ngoài lưới điện Quốc gia. Với chính sách xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp khoảng
cách giữa thành thị và nông thôn, chắc chắn chúng ta có thể phát triển nguồn năng
lượng sẵn có và quý giá này, góp phần vào quá trình phát triển kinh tế xã hội, cải
thiện đời sống nhân dân các khu vực ngoài lưới điện Quốc gia và hạn chế khai thác
các nguồn năng lượng truyền thống đang ngày càng cạn kiệt.
- Những nghiên cứu, triển khai trong nhiều năm qua rất đa dạng, đã đạt được
những kết quả rất đáng khích lệ, thể hiện nỗ lực rất lớn của các nhà khoa học. Tuy
nhiên, kết quả đạt được còn quá nhỏ bé, manh mún, phân tán, hiệu quả chưa cao.
Nhiều đề tài, dự án đã được triển khai, ứng dụng cho các khu vực ngoài lưới điện,
tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa xác định được giải pháp công nghệ cấp điện nào
thích hợp, bền vững đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực
ngoài lưới điện Quốc gia.
- Mặc dù, tại các khu vực ngoài lưới điện Quốc gia tiềm năng về thủy điện nhỏ
và các nguồn năng lượng tại chỗ khác rất to lớn cộng với chính sách khuyến khích,
hỗ trợ của Đảng và nhà nước nhưng cho đến nay các kết quả nghiên cứu, ứng dụng
các công nghệ khai thác năng lượng khu vực ngoài lưới điện còn rất hạn chế.
- Năng lượng gió là một trong những nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng
lớn ở Việt Nam, được thể hiện trong vài năm trở lại đây có nhiều nhà máy điện gió
công suất lớn đang được cấp phép và đã xây dựng hoàn thiện được một vài nhà
máy. Tuy nhiên, rào cản về việc bán điện cho EVN đã gây cho các dự án này gặp
nhiều khó khăn khi xây dựng hoàn thành nhà máy.
Đây là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình khai thác, sử dụng hợp lý các
nguồn năng lượng khu vực ngoài lưới điện Quốc gia. Các cơ sở lý luận cho việc
tính toán hiệu quả (kinh tế, tài chính, xã hội) các dự án nguồn năng lượng tái tạo, là
vấn đề nghiên cứu chính của luận văn này.

Lê Quang Sáng 63
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

PHẦN III. TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG GIÓ
VỚI PHẦN MỀM RESCREEN

3.1 Giới thiệu chung về phần mềm RETSCREEN

Phần mềm phân tích dự án năng lượng sạch quốc tế RETScreen có thể dùng
rộng rãi để đánh giá việc sản xuất năng lượng, chi phí vòng đời dự án và giảm hiệu
ứng nhà kính cho rất nhiều loại công nghệ năng lượng tái tạo và hiệu quả năng
lượng (RETs). Phần mềm RETScreen được phát triển từ Microsoft Excel.

Hình 3.1: Giao diện phía ngoài phần mềm RETScreen

Lê Quang Sáng 64
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Phần mềm RETScreen đã được phát triển để vượt qua các rào cản thực hiện
tính toán phân tích kinh tế cho các dự án công nghệ năng lượng sạch trong giai đoạn
chuẩn bị. Nó cung cấp phương thức chứng minh khi so sánh các công nghệ năng
lượng sạch và công nghệ năng lượng truyền thống. Hơn nữa, tiêu điểm phân tích
của RETScreen tập trung vào nghiên cứu tiền khả thi (nay là báo cáo đầu tư), hơn là
phát triển phương pháp luận; kết hợp các yêu cầu tối thiểu dữ liệu đầu vào của công
cụ tính toán và cơ sở dữ liệu liên quan về công nghệ và khí hậu, dẫn đến kết quả,
cách phân tích này sẽ đưa ra chi phí sơ bộ là 1/10 các nghiên cứu tiền khả thi bằng
các phương pháp điều chỉnh tùy ý. Phần mềm cũng dễ dàng chia sẻ thông tin bằng
cách tiêu chuẩn hóa, là cơ sở đã được thế giới chấp nhận.
Tất cả các mô hình công nghệ năng lượng sạch trong phần mềm RETScreen
có quan điểm chung và dựa theo tiêu chuẩn để dễ dàng đưa ra quyết định với các
kết quả tin cậy. Mỗi mô hình gồm tổng hợp về sản phẩm, chi phí và cơ sở dữ liệu
thời tiết và được chi tiết trong sổ tay trực tuyến người sử dụng, tất cả điều này giúp
giảm rất nhiều về thời gian và chi phí trong quá trình chuẩn bị nghiên cứu tiền khả
thi.
RETScreen được thiết kế để giúp không chỉ có nhiệm vụ đưa ra kết quả phân
tích dự án, mà còn cung cấp thông tin hữu ích về các loại công nghệ nghệ năng
lượng sạch, ngoài ra giúp xây dựng kiến thức về khả năng và ứng dụng của chúng.
Điều này đã hỗ trợ người sử dụng trong khi xem xét một công nghệ được đưa ra; và
cũng tạo nên RETScreen là một nguồn tuyệt vời để giảng dạy và phổ biến thông tin.
Phần này giới thiệu phần mềm RETScreen, bao gồm các mục tiêu phân tích
dự án, và một vài mô hình công nghệ năng lượng sạch, cơ sở dữ liệu và nguồn bổ
sung cho phần mềm. Phương pháp luận và thuật toán cơ bản sử dụng trong mô hình
công nghệ năng lượng sạch RETScreen được giới thiệu chi tiết trong các phần dưới,
phương pháp luận và thuật toán chung cho toàn bộ các mô hình được dưới thiệu
trong phần này. Bao gồm phân tích khí nhà kính, phân tích tài chính và phương
pháp phân tích độ nhạy và rủi ro.

Lê Quang Sáng 65
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Cơ sở để xây dựng phần mềm RETScreen là so sánh giữa trường hợp cơ sở-
công nghệ truyền thống điển hình hoặc đo lường - với trường hợp đề xuất- công
nghệ năng lượng sạch. Điều này có hàm ý rất quan trọng về chi phí đặc biệt cho
người sử dụng: RETScreen không quan tâm đến chi phí tuyệt đối (thuần túy), nhưng
lại tập trung vào chi phí gia tăng - của trường hợp đề xuất vượt quá so với những
trường hợp cơ sở. Người sử dụng có thể nhập trực tiếp chi phí gia tăng hoặc nhập
toàn bộ chi phí liên quan trong trường hợp đề xuất và bất cứ khoản chi phí từ khoản
chi phí không cần thiết trong trường hợp cơ sở sử dụng công nghệ được đề xuất.
Trong phần mềm RETScreen, lợi ích năng lượng là như nhau trong cả trường
hợp cơ sở và trường hợp đề xuất. Ví dụ như đề xuất trang trại gió nối lưới sản xuất
50,000MWh/năm, sau đó so sánh với 50,000MWh điện được sản xuất từ nguồn
truyền thống sẵn có lên lưới. Nói cách khác, chi phí sẽ không giống nhau trong
trường hợp cơ sở và trường hợp đề xuất: điển hình, trường hợp đề xuất sẽ có chi phí
ban đầu cao hơn và chi phí hàng năm thấp hơn (ví dụ phần tiết kiệm). Như vậy
nhiệm vụ phân tích chính của RETScreen là xác định dù có hay không phần cân
bằng tiết kiệm và chi phí trong toàn bộ vòng đời của dự án để xây dựng nên một đề
xuất hấp dẫn về tài chính. Điều này được phản ánh trong các chỉ tiêu tài chính khác
nhau và dòng tiền được tính toán bởi phần mềm RETScreen.
Phân tích giảm phát thải khí nhà kính của RETScreen dựa theo phương pháp
phân tích tưong tự như trên: Báo cáo việc giảm phá thải GHG với những thay đổi từ
các phương án cơ sở tới công nghệ trường hợp đề xuất.

3.1.1 Cơ sở chung cho việc đánh giá và phát triển dự án

Phần mềm RETScreen giúp thực hiện dự án dễ dàng bởi nó cung cấp một cơ
sở đánh giá và thiết kế cơ sở cho những người góp vốn của dự án. Ví dụ, nhiều
người trên thế giới sử dụng phần mềm REScreen cho nhiều mục đích khác nhau
như: nghiên cứu khả thi, phân tích chính sách, đào tạo, kinh doanh sản phẩm hoặc
dịch vụ, …

Lê Quang Sáng 66
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Hình 3.3: Nội dung tổng quan của đánh giá và triển khai dự án
Phần mền RETScreen: Nhà lập qui định và chính sách; Nguồn vốn và Nguồn
cho vay; Nhóm lập kế hoạch, Nhóm triển khai và Nhóm quản lý; Tư vấn và cung
cấp sản phẩm.
Các kết quả của phần mềm RETScreen cũng thuận lợi cho quá trình đưa ra
quyết định bởi sự cho phép thấy tất cả các thông tin chính sử dụng để chuẩn bị
nghiên cứu. Điều này cho phép dễ dàng xem xét dự án cẩn trọng và so sánh các
thuộc tính hoặc các thuộc tính khác nhau bởi các tất cả các bộ phân liên quan đến
dự án năng lượng. Đặc biệt là giúp giảm chi phí nghiên cứu bởi giảm được thời gian
viết báo cáo thực hiện dự án. Hơn nữa, có thể in phần thiết lập nghiên cứu
RETScreen có sẵn, bản báo cáo đó từ giai đoạn đầu của quá trình thực hiện dự án.
Thiết lập ngôn ngữ cho phép phân tích bằng nhiều ngôn ngữ có sẵn trong
RETScreen và dễ dàng trao đổi thông tin với các nhà góp vốn. Nó còn cho phép đối
tác những người sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau đánh giá dự án dễ dàng bởi các
báo cáo và kết quả được thông dịch.
Toàn bộ thời gian và chi phí tiết kiệm khi dùng RETScreen là rất quan trọng
trong giai đoạn tăng tốc thực hiện dự án và triển khai ra thị trường dự án năng lượng
sạch. Theo như đánh giá tác động độc lập của phần mềm quốc tế RETScreen, phần
tiết kiệm được của phần mềm RETScreen tính từ năm 1998 và 2004 được ước tính

Lê Quang Sáng 67
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

là khoảng 600 triệu USD trên toàn thế giới, và dự đoán sẽ tăng mạnh và đạt mức 7.9
tỷ USD năm 2012.

3.1.2 Các bước phân tích dự án

Khi một mô hình công nghệ năng lượng sạch RETScreen được sử dụng cho
mỗi loại công nghệ được tính toán bởi RETScreen, qui trình phân tích tiêu chuẩn
với 5 bước qui định chung đối tất cả các phân tích. 5 bước tiêu chuẩn của quá trình
phân tích được kết hợp trong một hoặc một vài trang làm việc (worksheets). Hình
3.2 giới thiệu 5 bước tiêu chuẩn phân tích dự án theo sơ đồ mô hình phần mềmm
RETScreen, được miêu tả dưới đây:

Hình 3.2: Sơ đồ 5 bước phân tích tiêu chuẩn của mô hình phần mềm
RETScreen.
Bước 1- Mô hình năng lượng (và các trang làm việc phụ trợ): Trong trang làm
việc này, người sử dụng mô tả thông số quan trọng về địa điểm của dự án năng
lượng, loại hệ thống được sử dụng trong trường hợp cơ sở, công nghệ của trường
hợp đề xuất, các phụ tải (nơi sử dụng), và nguồn năng lượng tái tạo. Bởi vì, phần
mềm RETScreen tính toán lượng năng lượng sản xuất hàng năm hoặc lượng năng
lượng tiết kiệm được.
Bước 2 - Phân tích chi phí: Trong trang làm việc này, người dùng nhập chi phí
đầu tư ban đầu, chi phí hàng năm, và định kỳ cho trường hợp đề xuất cũng như các

Lê Quang Sáng 68
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

chi phí tính cho bất cứ trường hợp cơ sở nào mà có thể tránh được đối với trường
hợp đề xuất (phương án, người sử dụng cần nhập chi phí tăng lên trực tiếp). Người
dùng có thể lựa chọn giữa thực hiện nghiên cứu tiền khả thi và khả thi. Đối với
“Phân tích tiền khả thi”, không cần chi tiết và thông tin ít chính xác như yêu cầu
trong “Phân tích khả thi”. Do việc tính toán các bước được thực hiện bởi phần mềm
RETScreen sẽ cho kết qủa dễ hiểu và đơn giản (nhân và chia), thông tin được tìm
thấy trong hướng dẫn trực tuyến cho mỗi ô đầu vào và đầu ra phải đủ để hoàn thành
trang tính toán.
Bước 3- Phân tích khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính (GHG): trang tính này
giúp xác định rõ lượng khí phát thải hàng năm giảm xuống do sử dụng công nghệ
đề xuất trong khu vực dùng công nghệ truyền thống. Người dùng lựa chọn quá trình
thực hiện phân tích đơn giản, tiêu chuẩn hay tùy chọn, và cũng có thể đưa ra nếu dự
án phải được đánh giá như một dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM) tiềm năng.
RETScreen tự động xử lý mặc dù có hay không dự án có thể vẫn được xem như là
một dự án CDM qui mô nhỏ để đề xuất các phương pháp giới hạn đơn giản thuận
lợi và các nguyên tắc khác và thủ tục của các dự án CDM qui mô nhỏ.
Bước 4 - Tổng hợp tài chính: Trong trang tính này, các tham số tài chính đặc
biệt được sử dụng liên quan như giá năng lượng tránh được, lợi nhuận từ sản xuất,
lợi ích thu được từ việc giảm khí phát thải GHG, những ưu đãi, lạm phát, hệ số
chiết khấu, vốn vay, và thuế. Từ đó, RETScreen tính toán các chỉ tiêu tài chính khác
nhau (ví dụ giá trị hiện tại thuần, v.v.) để đánh giá khả năng sống của dự án. Một
biểu đồ dòng tiền tích lũy cũng sẽ bao gồm trong trang tóm tắt tài chính.
Bước 5 - Phân tích độ nhạy và rủi ro: Trang tính này hỗ trợ cho người dùng
trong việc xác định những yếu tố không chắc chắn trong việc đánh giá các thông số
chính khác nhau, có thể ảnh hưởng đến khả năng sống của dự án. Người sử dụng có
thể thực hiện phần tích độ nhạy hoặc phân tích rủi ro, hoặc cả hai.

3.1.3 Các mô hình công nghệ năng lượng sạch

Một vài mô hình công nghệ năng lượng sạch được giới thiệu dưới đây:

Lê Quang Sáng 69
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Mô hình dự án năng lượng gió đấu lưới trung tâm và mạng độc
lập, gồm dự án nhiều tuabin gió qui mô trang trại lớn đến hệ thống
kết hợp gió – diesel qui mô nhỏ.
Mô hình dự án thủy điện nhỏ đấu lưới và độc lập, với qui mô dự
án từ nhiều tuabin nhỏ và hệ thống lắp đặt thủy điện nhỏ tới hệ
thống thủy điện nhỏ một tuabin.

Mô hình dự án điện Mặt Trời đấu lưới (lưới trung tâm và hệ thống
quang điện độc lập); không đấu lưới (độc lập (pin quang điện và
ắc qui) và hệ thống kế hợp (PV- ắc qui - cụm phát điện); và ứng
dụng bơm nước (hệ thống PV-bơm).
Mô hình dự án nhiệt Biomass là các dự án nhiệt được thu hồi từ
sinh khối và/hoặc chất thải, triển khai mô hình qui mô lớn cho
cụm các tòa nhà để ứng dụng riêng cho tòa nhà. Mô hình sử dụng
để đánh giá ba hệ thống nhiệt cơ bản: Thu hồi nhiệt từ chất thải;
sinh khối; và kết hợp thu hồi nhiệt từ chất thải và sinh khối.
Mô hình dự án nhiệt khí Mặt Trời cho ứng dụng nhiệt khí của hệ
thống thông gió và xử lý nhiệt khí của hệ thống thu hồi nhiệt Mặt
Trời, triển khai từ dự án qui mô gia đình tới hệ thống thông hơi qui
mô thương mại/công nghiệp, như trong qui trình xử lý sấy khô cho
các vụ mùa.
Mô hình dự án nhiệt nước Mặt Trời sử dụng nước nóng trong gia
đình, xử lý nhiệt công nghiệp và bể bởi (trong nhà và ngòai trời),
dải qui mô dự án từ hệ thống hộ gia đình qui mô nhỏ tớ hệ thống
qui mô lớn công nghiệp, cơ quan, thương mại.
Mô hình dự án nhiệt Mặt trời bị động: cho thiết kế pin mặt trời bị
động và/hoặc cửa sổ mang hiệu quả năng lượng sử dụng trong nhà
ít tầng và ứng dụng tòa nhà thương mại qui mô nhỏ, cho những dự
án trang bị thêm hoặc xây dựng mới.

Lê Quang Sáng 70
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Mô hình dự án bơm nhiệt từ nguồn mặt đất: cho sưởi ấm và/hoặc


làm mát cho hộ gia đình, thương mại, cơ quan và tòa nhà công
nghiệp, cho cả dự án bổ sung và xây mới sử dụng cả 2 chiều (chu
trình ngang và dọc khép kín) hoặc bơm nước ngầm có nhiệt độ.
Mô hình dự án kết hợp nhiệt - điện (CHP) cho một hoặc kết hợp
bất kỳ một trong các ứng dụng sau: điện; nhiệt; làm mát; tòa nhà
độc lập hoặc nhiều toà nhà; xử lý công nghiệp; khối cơ quan; sưởi
ấm khu vực và làm mát khu vực; quy mô rộng của nhiêu liệu
không tái tạo và tái tạo (có thể dùng song hành) gồm có khí ở đống
rác thải; sinh khối, bã mía và bã củ cải đường; dầu diesel sinh học;
khí hydro; khí tự nhiên; dầu thô/diesel; than…; và sử dụng cho
nhiều loại thiết bị điện, nhiệt và/hoặc lạnh, bao gồm các tuabin
khí; tuabin khí chu trình kết hợp; tuan bi hơi nước; hệ thống địa
nhiệt; tubin gió; các tấm quang điện; các loại bơm nhiệt; hệ thống
sinh khối; lò hơi; máy làm mát, v.v tất cả làm việc dưới điều kiện
vận hành khác nhau (tải cơ sở, tải trung bình và/hoặc phủ đỉnh).

3.1.4 Cơ sở dữ liệu quan hệ quốc tế liên quan tới năng lượng sạch

Phần mềm RETScreen dùng cho cả dữ liệu khí tượng thủy văn và dữ liệu thực
hiện sản xuất như đầu vào cho các mô hình công nghệ khác nhau để giúp xác định
giá trị năng lượng có thể phân phối (hoặc tiết kiệm) của dự án, hoặc giúp tính toán
các chỉ tiêu quan trọng khác, như phụ tải nhiệt. Hơn nữa dữ liệu đánh giá chi phí và
các chỉ tiêu tài chính khác là cần thiết để xác định các khía cạnh tài chính khác nhau
của dự án. Phần mềm RETScreen tích hợp một chuỗi cơ sở dữ liệu giúp vượt qua
các rào cản triển khai và dễ dàng thực hiện các dự án năng lượng sạch trên khắp thế
giới. Tuy nhiên, người dùng có thể nhập dữ liệu mọi lúc từ các nguồn khác và ở mọi
nơi cần thiết.
RETScreen sử dụng cơ sở dữ liệu về khí tượng gốc, cả dữ liệu khí tượng đặt
dưới mặt đất và bộ dữ liệu thu được từ vệ tinh của NASA, cả hai bộ cơ sở này cung

Lê Quang Sáng 71
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

cấp dữ liệu về thời tiết (khí hậu) của trên khắp bề mặt của hành tinh. Tổng quan cơ
sở dữ liệu về thủy năng, sản phẩm và chi phí cũng được phần mềm RETScreenn
cung cấp dưới đây.
- Cơ sở dữ liệu khí tượng mặt đất toàn cầu
Cơ sở dữ liệu khí tượng mặt đất toàn cầu được liên kết trực tiếp vào phần mềm
RETScreen. Cơ sở dữ liệu thời tiết trực tuyến quốc tế tích hợp RETScreen gồm sự
quan sát ở mặt đất với khoảng 4,700 trạm quan trắc khắp thế giới, sưu tập tài liệu
trên 20 nguồn khác nhau trong thời 1961-1990.

Hình 3.4: Vị trí các trạm dự báo thời tiết mặt đất toàn cầu trong RETScreen
Những dữ liệu này được sưu tập tài liệu từ các nguồn khác nhau. Kết quả thu
được, dữ liệu gốc không được hiển thị, nhưng dữ liệu từ các nguồn khác nhau được
tập hợp trong kho liên kết, và đơn lẻ. Ví dụ, dữ liệu đồng nhất của các đơn vị SI
được được sử dụng cho tất cả các vị trí, không chú ý tới dữ liệu gốc. Cũng vậy, dựa
vào vị trí, một vài sự thay đổi cũng được tính toán từ các số khác; ví dụ, độ ẩm liên
quan có thể tính toán từ mức độ ẩm thấp nhất và cao nhất.
Trên 20 nguồn dữ liệu khác nhau được sử dụng để biên soạn thành cơ sở dữ
liệu. Tuy nhiên, không phải tất cả các nguồn phân phối như nhau. Ví dụ, một vài
nguồn có giới hạn không gian bao phủ (ví dụ chỉ bao gồm một quốc gia), hoặc kém

Lê Quang Sáng 72
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

tin cậy hơn nguồn khác cho các vị trí tương đồng và vì vậy được sử dụng chỉ như
một phương sách trong sự vắng mặt khác của các dữ liệu tin cậy hơn. Các nguồn
thông tin chủ yếu sau:
1. Môi trường Canada (1993).Tiêu chuẩn khí hậu của Canada,1961-1990.
Ottawa: Bộ Cung ứng dịch vụ Canada. 6 tập sách này gồm thông tin khí
tượng Canada và được sử dụng hầu hết ở các trạm của Canada (ngoại trừ
dữ liệu trạm Mặt Trời và gió).
2. Môi trường Canada (1998). Nguồn năng lượng tái tạo gió và Mặt Trời
của Canada. Ottwa: Bộ Cung ứng dịch vụ Canada. CD-ROM này bao
gồm thông tin bức xạ mặt trời và gió cho tất cả các vị trí hiện có của
Canada.
3. Phương pháp lý luận số (1998) tài liệu trực tuyến bức xạ Mặt Trời và
phân phối ánh nắng trung bình theo tháng từ trung tâm dữ liệu bức xạ thế
giới (WRDC) (1964-1993). Lượng bức xạ Mặt Trời trung bình được tính
toán từ dữ liệu lưu trữ ở WRDC; chỉ có các trạm có dữ liệu 5 năm mới
dùng làm cơ sở dữ liệu của RETScreen.
4. Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia và trung tâm dữ liệu khí
tượng quốc gia (1993). Hệ thống quan sát khí tượng mặt đất và Mặt Trời
(SAMSON) 1961-1990, phiên bản 1.0. Ba CD-ROMs này là nguồn cơ sở
về dữ liệu thời tiết, gồm cả bức xạ Mặt Trời, cho các vị trí đặt ở Mỹ.
Trong CD-ROM chứa nội dung giá trị trung bình hàng tháng được tính
toán từ các giá trị đo theo giờ.
5. Tổ chức khí tượng thế giới (1996). Tiêu chuẩn khí hậu (CLINO) cho thời
kỳ 1961-1990. WMO/OMM - số. 847. Geneva: Văn phòng của tổ chức
khí tượng thế giới. Tài liệu này chứa thông tin rất lớn cung cấp cho nhiều
nước với các thông số khí hậu khác nhau. Số lượng các chỉ tiêu gồm có
phụ thuộc vào báo cáo của mỗi quốc gia.
6. Bộ dữ liệu khí tượng thu từ vệ tinh NASA
Dữ liệu khí tượng thu từ vệ tinh NASA cho bất kỳ một vị trí nào trên trái đất,

Lê Quang Sáng 73
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

cung cấp để sử dụng cho phần mềm RETScreen qua bộ dữ liệu năng lượng Mặt trời
và khí tượng bề mặt của NASA. Bộ dữ liệu này, được phát triển bởi NASA cộng tác
với RETScreen quốc tế, là một phương án hữu ích khi mà dữ liệu mặt đất hoặc các
bản đồ nguồn chi tiết không sẵn có cho địa điểm đặt dự án.
Bộ dữ liệu SSE thu được từ nhiều bộ dữ liệu chính khác nhau được phát triển
bởi NASA, bao gồm hệ thống quan sát trái đất Goddard phiên bản 1 (GEOS-1) và
dữ liệu bức xạ mặt trời, dự án khí hậu mây vệ tinh quốc tế phiên bản D (ISCCP D-
1). Các bộ dữ liệu này, lần lượt, được thu từ kết quả phân tích của quan sát bởi vệ
tinh quĩ đạo quanh trái đất.
Dữ liệu thu được từ vệ tinh cung cấp bao phủ lớn hơn rất nhiều dữ liệu quan
sát ở mặt đất. Không giống cơ sở khí tượng mặt đất của RETScreen, SSE không có
giới hạn về bất kỳ vị trí cụ thể nào và có thể cung cấp sự thay đổi khí hậu cho bất
kỳ một khu vực nào trên trái đất. SSE có thể đánh giá nguồn - và có khi chỉ là một
nguồn - cho các vị trí ở xa và biệt lập.

Hình 3.5:Sơ đồ phân phối BXMT toàn cầu bình quân tháng 7 của NASA

Lê Quang Sáng 74
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

- Dữ liệu Thủy năng


Mô hình dự án thủy điện nhỏ RETScreen, dữ liệu thủy năng được thiết lập
theo đường cong quá trình lưu lượng, nó cho phép giả định điều kiện dòng chảy của
lưu vực sông đã được nghiên cứu trong nhiều năm. Với các dự án hồ trữ nước, dữ
liệu phải được cập nhật thường xuyên bởi người sử dụng và nên biểu diễn dòng đã
được điều chỉnh từ kết quả vận hành hồ chứa nước. Đối với các dự án sông tự nhiên,
dữ liệu theo đường cong quá trình lưu lượng yêu cầu có thể nhập bằng tay hoặc sử
dụng phương pháp dòng chảy đặc biệt và dữ liệu chứa trong cơ sở dữ liệu thời tiết
trực tuyến của RETScreen.

Hình 3.6: CSDL thủy năng tích hợp hợp với mô hình dự án thủy điện nhỏ
RETScreen, gồm việc đo đạc 500 con sông của Canada (từ Cục Môi trường
Canada).
- Dữ liệu về sản phẩm (Công nghệ khai thác)
Dữ liệu về sản phẩm được tích hợp trực tiếp trong phần mềm RETScreen,
cung cấp hơn 6,000 sản phẩm thích hợp dùng thực hiện và dữ liệu chính cần để
miêu tả việc xây dựng hệ thống năng lượng sạch được đề xuất trong bước phân tích
đầu tiên của RETSCreen.

Lê Quang Sáng 75
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Hình 3.7: CSDL về sản phẩm tích hợp của phần mềm RETScreen
Ngoài ra cơ sở dữ liệu về sản phẩm cung cấp qua các trang website trong phần
mềm, kết nối thông tin với các nhà sản xuất công nghệ năng lượng sạch trên toàn
cầu. Vì vậy, người sử dụng có nhiều thông tin hơn (ví dụ giá cả) có thể liên hệ trực
tiếp với nhà cung ứng sản phẩm.
- Dữ liệu về chi phí
Mỗi mô hình công nghệ năng lượng sạch RETScreen chứa dữ liệu về số lượng
mỗi kiểu và chi phí của rất nhiều các mục trong trang tính phân tích chi phí (bước
2) cho qui trình phân tích dự án tiêu chuẩn. Dữ liệu về chi phí đi kèm được hiển thị
trong cột chính “Dải chi phí đơn vị”, như hình 3.8. Người dùng cũng có thể nhập
giá trị vào cột tùy chọn dữ liệu chi phí và số lượng bởi sự lựa chọn rất nhiều tính
năng trong ô “chi phí tham khảo”.

Lê Quang Sáng 76
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Hình 3.8: Ví dụ về dữ liệu chi phí tích hợp trong phần mềm RETScreen

3.2 Các mô hình phân tích trong phần mềm Retscreen

3.2.1 Mô hình phân tích mức giảm phát thải khí nhà kính GHG

Mô hình phân tích quá trình giảm phát thải khí nhà kính (GHG) của
RETScreen được xây dựng trong trang tính phân tích GHG của phần mềm
RETScreen, giúp người sử dụng dự báo được tiềm năng lượng giảm phát thải khí
nhà kính của dự án năng lượng sạch đề xuất.
Mô hình phân tích GHG thường có trong tất cả các công nghệ năng lượng sạch
của RETScreen. Nó tính toán sơ lược lượng phát thải GHG cho hệ thống trường
hợp cơ sở, và cho hệ thống trường hợp đề xuất (dự án năng lượng sạch). Tiềm năng
mức giảm phát thải GHG thu được bằng cách kết hợp các nhân tố phát thải GHG
khác nhau và thông tin khác đã được tính bởi RETScreen, như mức phân phối năng
lượng hàng năm.
Phương pháp thực hiện trong phần mềm RETScreen là tính mức giảm phát
thải GHG khi kết hợp với một dự án năng lượng sạch, đã được phát triển bởi Bộ tài
nguyên thiên nhiên Canada hợp tác với chương trình môi trường Liên hiệp quốc
(UNEP-United Nations Environment Programme), trung tâm hợp tác UNEP về

Lê Quang Sáng 77
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

năng lượng và môi trường tại phòng thí nghiệm quốc gia RISO, và Quỹ thử nghiệm
carbon của Ngân hàng thế giới (World Bank’s Prototype Carbon Fund).
Có một vài khó khăn có thể xuất hiện khi tính toán cơ bản kết hợp với phân
tích GHG. Các mục dưới đây được đưa vào xem xét bởi phần mềm RETScreen
trong phần so sánh trường hợp cơ sở/trường hợp đề xuất:
- Việc đốt cháy không chỉ tạo ra khí CO2, còn có khí CH4 và N2O. Phần mềm
RETScreen xem CO2, là lượng phát thải GHG chủ yếu: phát thải CH4 và
N2O được chuyển đổi tương đương thành lượng phát thải CO2 theo “Tiềm
năng ấm lên toàn cầu”(GWP-global warming potential). Những hệ số này
được xây dựng trong phần mềm RETScreen như giá trị chuyển đổi mặc định
được sử dụng trong phân tích GHG tiêu chuẩn.
- Quá trình truyền tải và phân phối (T&D) gây tổn thất trong hệ thống điện khi
nối lưới cần phải được xem xét. Khi lượng điện năng được sản xuất ra ở một
nơi nhưng hộ tiêu thụ ở nơi khác, một phần điện năng chắc chắn sẽ bị mất đi
do nhiệt của đường dây trong quá trình truyền tải và phân phối kết nối giữa
hai nơi. Vì vậy, lượng điện dự kiến cho lưới điện (ví dụ không tiêu thụ trực
tiếp tại nơi sản xuất) sẽ bao gồm cả phần tiêu hao khi tính phân phối năng
lượng tới hộ tiêu thụ cuối cùng.
- Số tín dụng cho dự án mà tích lũy được của khí phát thải có thể giảm nếu tỉ
lệ % được trả hàng năm như là một khoản chi phí giao dịch với cơ quan tín
dụng (ví dụ Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu -
UNFCCC- United Nations Framework Convention on Climate Change) hoặc
các nước chủ nhà của dự án, hoặc cả hai. Phần mềm RETScreen có một ô
đầu vào với tiêu đề “Phí thực hiện chứng nhận GHG” nơi người dùng có thể
chỉ rõ mức phần trăm này.
Phần mềm RETScreen tính toán số tiền phải trả theo những qui tắc xuất hiện
từ Nghị định thư Kyoto được kết hợp với 3 cơ chế linh hoạt đặc biệt: Cơ chế phát
triển sạch (CDM - Clean Development Mechanism), Thực thi chung (JI-Joint
Implementation), và Trao đổi phát thải - Emissions Trading.

Lê Quang Sáng 78
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Phần này trình bày các phương trình được sử dụng trong mô hình phân tích
mức giảm phát thải GHG của RETScreen. Mô hình này hoạt động hơi khác nhau
tùy thuộc vào vào hệ thống năng lượng sạch đang được xem xét dưới dạng sản xuất
điện hoặc cung cấp nhiệt hoặc làm lạnh; sự khác biệt chính nằm ở tổn thất của
truyền tải và phân phối mà chỉ phát sinh bởi các hệ thống điện.
3.2.1.1 GHG cho các mô hình công nghệ sản xuất điện
Phương pháp được miêu tả trong phần này ứng dụng cho công nghệ sản xuất
điện.
- Tổng lượng giảm phát thải GHG - điện năng
Lượng giảm phát thải GHG hàng năm được ước lượng trong trang tính phân

tích lượng giảm phát thải GHG. Lượng giảm được tính như sau:

(1)
Trong đó: ebase là hệ số phát thải GHG trường hợp cơ sở.
Eprop là hệ số phát thải GHG trường hợp đề xuất.
λ prop là phân số của lượng tổn thất điện năng trong quá trình
truyền tải và phân phối (T&D) cho trường hợp đề xuất.
ecr phí giao dịch tín dụng giảm lượng phát thải khí nhà kính
Chú ý rằng đối với cả hai hệ thống trường hợp cơ sở và trường hợp đề xuất,
lượng tiêu hao trong quá trình phân phối và truyền tải không xảy ra tại nơi sản xuất,
ví dụ các ứng dụng PV cho bơm nước và không nối lưới.
- Hệ số phát thải GHG - hệ thống điện trường hợp cơ sở.
Công thức (1) yêu cầu tính các hệ số phát thải GHG, xác định toàn bộ lượng
khí nhà kính phát ra khi sản xuất được mỗi một đơn vị năng lượng. Đối với loại sử
dụng một loại nhiên liệu hoặc một nguồn, công thức dưới đây được dùng để tính
toán hệ số phát thải GHG của hệ thống điện năng trường hợp cơ sở, ebase:

(2)

Lê Quang Sáng 79
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Trong đó:
-e CO2, eCH4, và eN2O tương ứng với các hệ số phát thải CO2, CH4 và N2O đối
với nguồn/nhiên liệu được xem xét, GWPco2,GWPCH4 và GWPNO là mức dự báo
nóng lên toàn cầu do CO2, CH4 và N2O.
- là hiệu suất chuyển đổi nhiên liệu, là phần tổn thất điện năng trong quá
trình truyền tải và phân phối.
Tiềm năng ấm lên toàn cầu của khí, hoặc “GWP”, miêu tả tiềm năng của GHG
so với CO2, đã được qui thành GWPCO2 = 1. Ví dụ, một GWPN2O = 310 tức là 1 tấn
N2O là nguyên nhân làm trái đất ấm lên 310 lần so với 1 tấn CO2.
Giá trị mặc định dùng trong RETScreen được trình bày ở Bảng 3.1; những giá
trị này có thể được tìm thấy trong Bảng sửa đổi liên chính phủ về biến đổi khí hậu
(IPPC-Intergovernmental Panel on Climate Change) hướng dẫn cho các bản kê khí
nhà kính, 1996.
Bảng 3.1: Dự báo việc làm nóng toàn cầu của các khí nhà kính
Khí nhà kính GWP
CO2 1
CH4 21
N2O 310

Hệ số phát thải GHG sẽ thay đổi theo loại và chất lượng của nhiên liệu, và loại
và kích thước nhà máy điện.
Trong trường hợp có nhiều loại nhiên liệu hoặc nhiều nguồn, hệ số phát thải
GHG ebase đối với điện năng hỗn hợp được tính là tổng trọng lượng của các nhân tố
phát thải được tính cho mỗi nguồn nhiên liệu độc lập:

(3)

Trong đó:
- n là số loại nhiên liệu/nguồn trong hệ thống hỗn hợp.
- fi là phần điện năng cuối cùng thu được từ nhiên liệu/ nguồn i.

Lê Quang Sáng 80
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

- ebase là hệ số phát thải cho nhiên liệu i, được tính theo công thức:

(4)

Trong đó:
- e co2,i , e CH4 và e N20 tương ứng với hệ số phát thải của CO2, CH4, và N2O cho
nhiên liệu / nguồn i.
- là hiệu suất chuyển đổi nhiên liệu cho loại nhiên liệu i.
- λi là tỷ lệ tổn thất trong truyền tải và phân phối của nhiên liệu i.
Với hệ số phát thải GHG cho hệ thống điện hỗn hợp, trước khi tính đến tổn
thất truyền tải và phân phối, người dùng có thể nhập trực tiếp vào ô xác nhận của
người sử dụng.
Chú ý: Hệ số phát thải cho hệ thống hỗn hợp điện sẽ áp dụng cho năm thứ 1
tới năm hệ số này thay đổi, được xác định bởi người sử dụng. Hệ số phát thải này áp
dụng cho suốt tuổi thọ của dự án. Hệ số phát thải mới mà thay đổi được xác định:

(5)

Với rchange là phần trăm thay đổi so với trường hợp cơ sở


- Hệ số phát thải GHG - hệ thống điện trường hợp đề xuất.
Tính toán hệ số phát thải GHG của hệ thống điện đề xuất, eprop, tương tự như
tính hệ số phát thải GHG trường hợp cơ sở, với trường hợp ngoại lệ là hệ thống điện
độc lập có tỷ lệ tổn thất trong truyền tải và phân phối là bằng không.
Với hệ số phát thải GHG của trường hợp đề xuất, phần tổn thất truyền tải và
phân phối có thể nhập trực tiếp bởi người dùng.
3.2.1.2 GHG cho mô hình công nghệ nhiệt và làm lạnh
Phương thức được miêu tả trong phần này ứng dụng cho công nghệ nhiệt và
làm lạnh.
- Tổng hợp mức giảm phát thải GHG - nhiệt và làm lạnh.
Lượng giảm phát thải GHG hàng năm được dự tính trong trang tính phân tích
mức giảm phát thải GHG. Lượng giảm ∆GHG,hc được tính như sau:

Lê Quang Sáng 81
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

(6)

Trong đó: ∆GHG,heat và ∆GHG,cool là mức giảm phát thải GHG hàng năm từ nhiệt
và làm lạnh. Chúng được tính như sau:

(7)

(8)

Trong đó:
- ebase, heat và ebase,cool là những hệ số phát thải GHG trường hợp cơ sở cho nhiệt
và cho làm lạnh.
- eprop,heat và eprop,cool là những hệ số phát thải GHG cho nhiệt và làm lạnh.
- Eprop,heat là nhiệt lượng phân phối hàng năm sử dụng cuối cùng của trường
hợp đề xuất.
- Eprop,cool là năng lượng làm mát hàng năm sử dụng cuối cùng của trường hợp
đề xuất.
- Hệ số phát thải GHG - hệ thống điện trường hợp cơ sở.
Một vài ứng dụng yêu cầu xác định lượng phát thải GHG của hệ thống điện,
mà có thể phát ra nhiệt, đối với máy điều hòa nhiệt độ hoặc vận hành thiết bị phụ
trợ như quạt và máy bơm.
- Hệ số phát thải GHG - hệ thống nhiệt và làm mát của trường hợp cơ sở và
làm lạnh.
Đối với một loại nhiên liệu và một nguồn, hệ số phát thải GHG (ví dụ, ebase,cool,
ebase,heat, …vv) được tính bằng công thức (2), ngoại trừ là không có tổn thất trong
quá trình truyền tải và phân phối:

Trong đó: ή là hiệu suất chuyển đổi nhiên liệu và tất cả các thông số khác có ý
nghĩa giống như ở công thức (2). Nếu có một số loại nhiên liệu hoặc các nguồn

Lê Quang Sáng 82
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

khác nhau, hệ số phát thải GHG được tính được tính theo tổng khối lượng của các
hệ số phát thải tính được cho mỗi nguồn nhiên liệu riêng:

(10)

Trong đó:
- n là số loại nhiên liệu/số nguồn trong hỗn hợp.
- fi là tỷ lệ năng lượng cuối cùng từ nhiên liệu/nguồn i.
- ei là hệ số phát thải cho nhiên liệu i, được tính bằng công thức tương tự (9):

(11)

Trong đó ηi là hiệu suất chuyển đổi nhiên liệu của nhiên liệu i.
Đối với hệ thống nhiệt, việc tính toán hệ số phát thải cho trường hợp đề xuất
yêu cầu chú ý đặc biệt bởi vì sự có mặt của năng lượng điện kèm theo. Ví dụ điện
yêu cầu dùng để chạy máy bơm của bộ thu năng lượng mặt trời mà không đóng góp
để phân phối năng lượng sạch của hệ thống, nhưng nó cũng không góp phần vào
phát thải GHG.

3.2.2 Mô hình phân tích tài chính

Mô hình phân tích tài chính của RETScreen được giới thiệu trong phần 1.3,
chương 1.

3.2.3 Mô hình phân tích độ nhạy và rủi ro

Mô hình phân tích độ nhạy và rủi ro của RETScreen, được lập trong trang tính
Phân tích độ nhạy và rủi ro của phần mềm RETScreen, giúp cho người dùng dự
đoán được các chỉ số tài chính quan trọng của phương án liên quan tới các thông số
tài chính và kỹ thuật quan trọng. Trang tính này bao gồm hai phần chính: Phân tích
độ nhạy và Phân tích rủi ro. Mỗi phần phân tích đưa ra thông tin về mối quan hệ
giữa các thông số tài chính, kỹ thuật và các chỉ tiêu tài chính.

Lê Quang Sáng 83
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Mô phỏng Monte Carlo


Mô hình phân tích rủi ro trong RETScreen dựa trên “Mô phỏng Monte Carlo”
là phương pháp phân phối được các chỉ tiêu tài chính khả thi được tạo ra bằng cách
sử dụng các bộ lựa chọn ngẫu nhiên của các giá trị như các thông số đầu vào, trong
dải đã được định trước, để thu được các kết quả đầu ra khả thi giả định.
Trong Mô phỏng Monte Carlo của phần mềm RETScreen gồm 2 bước sau:
1. Đối với mỗi thông số đầu vào, 500 giá trị ngẫu nhiên được tạo ra sử dụng
một phân phối thông thường (Guassian) với ý nghĩa 0 và độ lệch chuẩn là 0.33 sử
dụng chức năng tạo số ngẫu nhiên trong hộp công cụ phân tích dữ liệu của Exel.
Mỗi một số ngẫu nhiên được tạo ra là một số cố định.
2. Mỗi một giá trị ngẫu nhiên được tăng thêm theo phần trăm giá trị riêng
khác nhau mà người dùng nhập vào trang tính Phân tích độ nhạy và rủi ro. Kết quả
là một ma trận 500x9 chứa tỷ lệ phần trăm khác nhau sẽ được đưa vào giá trị ban
đầu của thông số đầu vào theo trật tự chứa 500 kết quả đầu ra các chỉ tiêu tài chính.
Do bộ số ngẫu nhiên được cố định, bất cứ khi nào các thông số đầu vào giống
nhau đặc biệt trong mô hình dự án năng lượng sạch RETScreen và các dải số cũng
giống nhau được sử dụng, người dùng sẽ có một kết quả tương đối chính xác từ mô
hình phân tích rủi ro.
Mức nhỏ nhất của độ tin cậy cho chỉ tiêu tài chính được đưa ra bằng một trong
những nhóm tương ứng với mức quan trọng nhất của độ rủi ro xác định bởi người
dùng. Một trong những nhóm này được đưa ra bởi chức năng PERCENTILE của
Excel.
Kiểm tra mô hình phân tích rủi ro là thực hiện đánh giá độ chính xác của việc
thống kê tác động, mức trung bình, mức lớn nhất và nhỏ nhất của độ tin cậy. Việc
kiểm tra cũng nghiên cứu tỉ mỉ ảnh hưởng của số lượng quan sát dùng trong mô
phỏng Monte Carlo để đánh giá độ chính xác của các kết quả tác động. Kiểm tra
cũng tiến hành so sánh kết quả thống kê có trong RETScreen tới JMP, phần mềm
thống kê từ cơ quan SAS. Ví dụ cụ thể của mô hình dự án năng lượng gió
RETScreen được sử dụng như là trường hợp kiểm tra.

Lê Quang Sáng 84
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Nhận xét chung về phần mềm:


- Yêu cầu chung: Phần mềm đáp ứng được những yêu cầu mà đề tài đặt ra
như dữ liệu nhập dễ hiểu, phần mềm tự động tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự
án, đồ thị biểu diễn dòng tiền, phân tích khí phát thải,... giao diện đơn giản, dễ sử
dụng, ngôn ngữ có tiếng việt. Phần mềm in trực tiếp kết quả tính toán nên rất tiện
lợi.
- Cấu trúc chương trình: Các trang về giới thiệu vị trí dự án, lựa chọn cơ sở
về thời tiết, phân tích chi phí, phân tích tài chính... được xây dựng rõ ràng thuận tiện
cho việc theo dõi, kiểm tra, bổ sung và chỉnh sửa chương trình được dễ dàng.
- Khả năng kết nối với thiết bị ngoại vi: Phần mềm được xây dựng trên các
bảng excel nên việc lưu trữ cũng như in ấn kết quả đều thao tác dễ dàng và quen
thuộc.

3.3 Ứng dụng và kết quả tính toán dự án năng lượng gió

Ứng dụng tính toán cho dự án phong điện ở đảo Phú Quý.

3.3.1 Đặc điểm, điều kiện tự nhiên của đảo Phú Quý

a) Vị trí địa lý:


Huyện đảo Phú Quý (cù lao Thu) là một quần đảo gồm 10 đảo chính: Phú
Quý, Hòn Tranh, Hòn Trứng, Hòn Đen, Hòn Giữa, Hòn Đỏ, Hòn Đồ Lớn, Hòn Đồ
Nhỏ, Hòn Tí và Hòn Hải.
Trong đó chỉ có đảo Phú Quý và Hòn Tranh là có diện tích tương đối lớn và
địa hình cao. Các đảo nhỏ khác chủ yếu là các núi đá hoặc các bãi đá nổi lên giữa
biển khơi và chỉ có ý nghĩa về mặt an ninh, quốc phòng.
Đảo Phú Quý có diện tích lớn nhất, dân cư tập trung sinh sống và các họat
động kinh tế - xã hội khác hầu như tập trung tại đây. Diện tích tự nhiên của đảo Phú
Quý (theo số liệu không ảnh của Tổng Cục địa chính) là 16,52km2, tọa độ địa lý
10029’N-10033’N và 108055’E-108058’E. Đảo có dạng hình chữ nhật lệch, chiều dài
Bắc – Nam trên 7km, chiều rộng Đông – Tây khỏang 4,5km. Đảo Phú Quý có vị trí
kinh tế và quốc phòng quan trọng vì nằm tiếp cận với các tuyến đường hải vận từ

Lê Quang Sáng 85
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Đông Bắc Á xuống vùng Vịnh Thái Lan như: TP. Hồ Chí Minh - Hồng Kông, Nam
Triều Tiên, Đài Loan, Vladivostock, Tokyo…
Hòn Tranh cách Phú Quý 600m về phía Đông Nam, có dạng hình chữ S, nơi
rộng nhất 400m, nơi dài nhất là 1.000m, diện tích khỏang 40ha. Trước đây là một
hoang đảo, chủ yếu là cỏ tranh, nhân dân khai phá trồng hoa màu, hiện nay đang
được trồng rừng phục hồi môi trường. Trên đảo hiện không có dân cư sinh sống, là
nơi đặt trạm ra đa quan sát biển của lực lượng hải quân nhân dân Việt Nam.
Khoảng cách của đảo Phú Quý tới các vùng lân cận là:
Cách thành phố Phan Thiết 120km (về phía Đông Nam).
Cách thị trấn Cam Ranh tỉnh Khánh Hòa 150km (về phía Nam).
Cách thành phố Vũng Tàu 200km (về phía Đông).
Cách Côn Đảo 330km (về phía Đông Bắc).
Cách đảo Trường Sa 540km (về phía Tây Bắc).
b) Địa hình:
Trên đảo có các loại địa hình núi, đồi và các dải đất bằng. Độ cao giảm dần
từ phía Bắc xuống phía Nam. Ơ’phía Bắc có núi Cấm cao 106m, núi Cao Cát cao
86m. Ở phía Nam có đồi Ông Đụn cao 46m. Trung tâm đảo có những dải đồi cao
20-30m, giữa chúng là dải đất bằng. Viền quanh đảo là dải thềm ven biển cao 5m, ở
đây có nổi lên những đụn cát cao 7-8m, thấp nhất là bãi Triều Dương cao 2m.

c) Khí hậu và thời tiết:


Khí hậu của đảo thuộc khí hậu hải dương nhiệt đới gió mùa - xích đạo. Có
hai mùa rõ rệt: mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa gió Đông Bắc từ
tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ không khí trung bình năm: 270C.
Độ ẩm không khí trung bình: 83%.
Gió mùa Tây Nam tốc độ gió ở độ cao 12m trung bình 5,5m/s, tốc độ gió
cực đại 20-22m/s.
Gió mùa Đông Bắc tốc độ gió ở độ cao 12m trung bình 3,8-4,7m, tốc độ gió

Lê Quang Sáng 86
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

cực đại 16-18m/s.


Tốc độ gió lớn nhất: P20 năm=30,7 m/s, P50 năm=33,8 m/s
Trên đảo ít gặp bão, tần suất 0,66 lần/năm.
Số ngày trung bình có dông: 31,2 ngày/năm
Số ngày có dông cực đại: 54 ngày/năm
d) Hiện trạng đất đai và hạ tầng cơ sở huyện đảo Phú Qúy
- Đất đai :
Tổng diện tích tự nhiên huyện đảo Phú Qúy là 1.652 ha. Theo báo cáo tình
hình kinh tế xã hội năm 2003 diện tích đất được phân bố như sau:
Đất nông nghiệp : 744,85 ha chiếm 45%
Đất lâm nghiệp : 463,69 ha chiếm 28%
Đất chuyên dùng, đất ở: 393,46 ha chiếm 24%
Đất hoang chưa sử dụng: 50 ha chiếm 3%
- Dân số :
Đảo Phú Quý từ xưa đã là nơi hội tụ của nhóm dân cư có nguồn gốc khác
nhau: người Chăm, người Kinh.
Đến năm 1999, dân số đảo Phú Quý tăng lên 20.698 người (3.890 hộ) tỷ lệ
tăng dân số tự nhiên là 2,04%, năm 2000 có khoảng 21.800 người. Tỷ lệ tăng dân số
tự nhiên có khuynh hướng giảm dần: năm 2002 (1,83%), năm 2003(1,6%). Dự kiến
năm 2010 khoảng 25.000 người và đến năm 2020 có khoảng 29.000 người. Tuy
nhiên, theo thực tế đến năm 2008 dân số đã vượt 25.000 người.
e) Tình hình phụ tải khu vực
Hiện trạng cung ứng và sử dụng điện năng tại đảo Phú Quý còn nhiều vấn
đề đặt ra cho cả hai phía cung ứng và sử dụng điện.
Giá thành điện năng hiện nay ở đảo rất cao.
Vì chi phí sản xuất điện cao, trước nay ngành điện chỉ phát điện theo chỉ
đạo 12giờ/ngày. Chế độ phát chia thành hai đợt một ngày như sau: Đợt 1 từ 7 giờ –
11giờ và đợt 2 từ 15 giờ – 23 giờ.
Kể từ tháng 4/2003 với sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp sau buổi

Lê Quang Sáng 87
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

làm việc với Lãnh đạo UBND tỉnh Bình Thuận về đề án phát triển nguồn điện đảo
Phú Quý, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã chỉ đạo tổ chức phát điện liên tục
16giờ/ngày (từ 7giờ 30 đến 23giờ 30) để phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân
dân trên đảo

3.3.2 Quy mô dự án

Nhà máy phong điện đảo Phú Quý được đặt ở khu vực Bắc đảo, công suất
6MW được xây dựng mới nhằm bổ sung nguồn và liên kết nguồn Diesel hiện hữu
để cung cấp điện cho phụ tải của toàn huyện đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.
- Đặc điểm nhà máy phong điện:
+ Công suất lắp đặt: ∼ 6 MW
+ Sản lượng điện hàng năm: 25.391,1 MWh
+ Hiệu suất nhà máy: 48,3%
+ Tmax: 4231 giờ
Các thông số kỹ thuật chính:
+ Cấp tua bin: class 1
+ Cao độ (hub hieght) 60m
+ Phần quay (Rotor):
- Đường kính 70 m
- Diện tích 3848 m2
- Vận tốc quay 6 ÷ 19 Vòng/Phút
- Số cánh 3
+ Phần máy phát (Generator):
- Công suất định mức 2.0- 2.1MW
- Điện áp ra 3 pha 0,5-1kV
- Tần số 50 Hz
- Đấu nối hệ thống điện

Lê Quang Sáng 88
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Các tua bin gió: xây dựng hợp bộ tua bin gió, đầu ra 22kV liên kết cụm tua bin
và đấu nối lên lưới 22kV hiện hữu. Không người trực, giám sát và điều khiển bằng
hệ thống SCADA đặt tại cạnh phòng điều hành NM Diesel hiện hữu.
- Diện tích chiếm đất: diện tích đất chiếm lâu dài là 7.440m2 và diện tích tạm
thời trong thời gian thi công là 8.700 m2
Vị trí của nhà máy được xây dựng tại khu vực Bắc đảo dự kiến gồm 3 vị trí
đặt tua bin gió là T1, T3, T4.
- Tổng mức đầu tư: 335.265,2 triệu VNĐ
- Chi phí xây dựng: 27.918,7 triệu đồng
- Chi phí thiết bị : 222.666,8 triệu đồng
- Chi phí GPMB: 886,1 triệu đồng
- Chi phí QLDA&khác: 4.595,2 triệu đồng
- Chi phí tư vấn 7.517,8 triệu đồng
- Chi phí khác 21.080,4 triệu đồng
- Dự phòng : 50.600,2 triệu đồng
- Đặc tính của tuabin gió tương tự với tuabin lắp đặt tại đảo Phú Quý:
Trong luận văn sử dụng cơ sở dữ liệu về sản phẩm tuabin trong phần mềm là
tuabin gió công suất 2MW của công ty Vestas. Tuabin này có đường đặc tính làm
việc cũng như các thông số về từng bộ phận của tuabin tương tự như tuabin sử dụng
ở đảo Phú Quý.

3.3.3 Kết quả tính toán với phần mềm Retscreen

a. Dữ liệu đầu vào phần mềm RETScreen bao gồm:


- Tốc độ gió
- Đặc tính kỹ thuật của tuabin gió Vestas loại 2MW.
- Các thông số tài chính đầu vào như vốn đầu tư (chi phí xây dựng, chi phí
thiết bị…), tỉ lệ vay vốn, thời gian trả lãi, tỉ lệ chiết khấu…

Lê Quang Sáng 89
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

b. Kết quả tính toán


- Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính của dự án
Tõ c¸c b¶ng tÝnh ph-¬ng ¸n ph©n tÝch hiÖu qu¶ kinh
tÕ tµi chÝnh nhµ máy điện gió Phú Quý, ta thu được kết quả bảng tính sau
(Chi tiết xem phụ lục):

Hình 3.9: Kết quả phân tích tài chính của phần mềm RETScreen

Hình 3.10: Biểu đồ dòng tiền tích lũy

Lê Quang Sáng 90
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Từ kết quả tính toán trên ta thấy hiệu quả tài chính là có thể chấp nhận được.
Thời gian hoàn vốn có tính chiết khấu là 12 năm.
- Phân tích độ nhạy của dự án:
Để tiến hành phân tích độ nhạy cho nhà máy phong điện Phú Quý ta phải xem
xét các thông số đầu vào có ảnh hưởng nhất tới các kết quả đầu ra (NPV, B/C…).
Các thông số đầu vào thay đổi có thể là: tổng vốn đầu tư, giá bán điện, chi phí
O&M, giá bán khí phát thải.

Ta sẽ xem xét các mức thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính khi các
thông số đầu vào thay đổi. Các khoảng biến thiên của các thông số đầu vào này
thường được lấy 0%, ±5%, ±10%.

Hình 3.11: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của NPV khi giá bán điện và vốn
đầu tư thay đổi
Ta thấy khi tăng hay giảm giá bán điện và tổng vốn đầu tư thì làm ảnh hưởng
đến NPV.

Lê Quang Sáng 91
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Hình 3.12: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của NPV khi chi phí O&M và vốn
đầu tư thay đổi

Hình 3.13: Đồ thị biểu diễn sự biến thiên của NPV khi chi phí bán khí phát
thải GHG và vốn đầu tư thay đổi
Ta thấy khi tăng hay giảm chi phí O&M, chi phí bán phát thải nhà kính và
tổng vốn đầu tư thì làm ảnh hưởng đến NPV nhưng độ biến thiên không nhiều như
trường hợp thay đổi giá bán và tổng mức đầu tư ở trên.

Lê Quang Sáng 92
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Nh- vËy, kÕt qu¶ ph©n tÝch ®é nh¹y cho thÊy sù biÕn
thiªn cña c¸c chØ tiªu hiÖu qu¶ tµi chÝnh ®Çu ra khi c¸c
th«ng sè ®Çu vµo thay ®æi. KÕt qu¶ ph©n tÝch ®é nh¹y nh-
trªn lµ hoµn toµn cã thÓ chÊp nhËn ®-îc.
- Phân tích rủi ro của dự án:

Hình 3.14: Kết quả phân tích độ rủi ro của dự án


Dấu “ - ” cho biết ảnh hưởng nghịch biến và dấu “+ ” cho biết ảnh hưởng đồng
biến của các thông số đầu vào tới các chỉ tiêu hiệu quả đầu ra.
Vậy:
- Các thông số đầu vào khác nhau tác động lên các chỉ tiêu hiệu quả đầu ra ở
mức độ khác nhau.
- Tổng vốn đầu tư là thông số có ảnh hưởng nhiều nhất tới các chỉ tiêu hiệu
quả đầu ra. Tiếp đến là thông số giá bán điện có ảnh hưởng lớn thứ 2. Do đó cần
chú ý 2 thông số này khi phân tích kinh tế tài chính của dự án.

3.4 Nhận xét chung

Lê Quang Sáng 93
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Qua việc ứng dụng phần mềm tính toán hiệu quả kinh tế RETScreen cho các
dự án năng lượng tái tạo nói chung, năng lượng gió nói riêng, chúng ta nhận thấy
tầm quan trọng cũng như sự cần thiết khi sử dụng phần mềm này là rất cao. Việc
ứng dụng phần mềm này làm giảm rất nhiều thời gian và chi phí để tính toán phân
tích hiệu quả kinh tế các dự án.
Hiện nay trên thế giới có 276,693 người và có 222 quốc gia và lãnh thổ sử
dụng phần mềm RETScreen (tính đến 31/12/2010).
Với việc sử dụng phổ biến phần mềm này như thế, nên việc ứng dụng phần
mềm này vào tính toán hiệu quả kinh tế cho các dự án năng lượng tái tạo ở Việt
Nam là rất cần thiết. Tuy nhiên, chúng ta cần nghiên cứu, tìm hiểu và cần thay đổi
được cấu trúc của phần mềm để cho phù hợp với các quy định, nghị định về tính
toán hiệu quả kinh tế các dự án năng lượng ở nước ta.

Lê Quang Sáng 94
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

TÓM TẮT CHƯƠNG III


Chương III là chương giới thiệu chung về phần mềm RETScreen, các mô hình
tính toán và cơ sở dữ liệu của phần mềm.
Áp dụng phần mềm tính toán và phân tích hiệu quả kinh tế tài chính có tính
đến rủi ro của dự án nhà máy phong điện Phú Quý. Dựa vào các thông số đầu vào ta
tính được các chỉ tiêu hiệu quả đầu ra của dự án:
NPV = 232835 USD.
B/C = 1,04
FIRR = 11,9 %
Thv = 12 năm
Giá bán điện = 106,5 USD/MWh
Các chỉ tiêu trên đều chấp nhận được và ta có thể khẳng định rằng: “Dự án nhà
máy phong điện Phú Quý hoàn toàn khả thi về mặt kinh tế tài chính”
Kết quả phân tích độ nhạy cho thấy biến động của các chỉ tiêu hiệu quả tài
chính và ngưỡng thay đổi của các thông số đầu vào là có thể chấp nhận được.
Với tất cả các kết quả phân tích trên, ta có thể đi đến kết luận: Dự án nhà máy
phong điện Phú Quý hoàn toàn khả thi và có thể quyết định đầu tư.

Lê Quang Sáng 95
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận
Luận văn là một đề tài còn rất mới ở Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng gió.
Tuy chưa phải là một sản phẩm thực sự hoàn hảo (do còn thiếu cơ sở dữ liệu, chưa
phù hợp với một vài vấn đề cụ thể) nhưng nó cũng giải quyết được căn bản những
yêu cầu mà đề tài đã đặt ra. Cụ thể là:
- Khái quát về dự án đầu tư và phương pháp luận về phân tích hiệu quả kinh tế
của dự án đầu tư nói chung.
- Khái quát về tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo, hiện trạng phát triển
năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Một số dự án đầu tư về nhà máy điện gió nối lưới
và nhà máy sản xuất tuabin gió tại Việt Nam.
- Nghiên cứu, tìm hiểu về phần mềm RETScreen như phương pháp luận để
xây dựng được phần mềm, tính toán lựa chọn các thông số đầu vào, phân tích kết
quả đầu ra.
- Kết quả tính toán thử nghiệm cho dự án nhà máy điện gió ở đảo Phú Quý.
Ứng dụng phần mềm tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí tính toán.

Kiến nghị
Trên đây là một số kết quả đã đạt được của luận văn, mặc dù là phần mềm rất
có ý nghĩa trong việc tính toán, phân tích hiệu quả kinh tế cho các dự án năng lượng
tái tạo nói chung, dự án năng lượng gió nói riêng. Tuy nhiên để phần mềm này có
thể được chấp nhận và ứng dụng rộng rãi ở Việt Nam, nhất thiết cần được nghiên
cứu và hoàn thiện nhiều hơn về cơ sở dữ liệu, cấu trúc và các tính năng phù hợp với
việc phân tích hiệu quả kinh tế các dự án tái tạo ở Việt Nam.
Qua luận văn này, phần nào cũng thấy được tầm quan trọng của việc ứng dụng
năng lượng tái tạo để cung cấp điện năng trong giai đoạn hiện này và tương lai về

Lê Quang Sáng 96
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

sau. Vì đó cần ứng dụng phần mềm RETScreen thành thạo để thực hiện phân tích
hiệu quả kinh tế các dự án này được nhanh chóng và có hiệu quả. Hơn nữa đối với
những nước đang phát triển, nền kinh tế còn nhiều khó khăn như nước ta thì việc
ứng dụng kết quả này cho các dự án năng lượng tái tạo làm giảm được thời gian và
chi phí đáng kể. Mặc dù, hiện nay nhà nước đã hỗ trợ 1cent/1kWh điện gió và 1cent
- 2 cent từ quỹ môi trường cho điện gió nhưng vẫn chưa thúc đẩy việc phát triển
lĩnh vực năng lượng gió.
Do đó qua đây, luận văn cũng muốn kiến nghị nhà nước nên tham khảo các
nước phát triển lĩnh vực năng lượng mới và tái tạo về chính sách hỗ trợ, phương
thức khuyến khích đầu tư và thúc đẩy sự phát triển ngành năng lượng mới và tái tạo
nói chung và năng lượng gió nói riêng góp phần giảm thiếu hụt điện năng, đảm bảo
nhu cầu và an ninh năng lượng quốc gia./.

Lê Quang Sáng 97
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:
Nguyễn Thượng Bằng và cộng sự (2010), Nghiên cứu khai thác và sử dụng
[1] hiệu quả nguồn thuỷ điện nhỏ cho vùng sâu vùng xa của Việt Nam, Đề tài
nghiên cứu cấp bộ, Hà Nội
Nguyễn Minh Duệ (2010), Bài giảng Phân tích kinh tế - tài chính dự án đầu
[2]
tư trong ngành điện, Hà Nội
Nguyễn Văn Hanh (2002), Công cụ và phương pháp lập quy hoạch năng
[3]
lượng tái tạo ngoài lưới cấp huyện, Hà Nội.
Ngô Tuấn Kiệt và cộng sự (2007), Nghiên cứu tổng quan và định hướng phát
[4]
triển hệ thống năng lượng Việt Nam, Viện Khoa học Năng lượng, Hà Nội.
Ngô Tuấn Kiệt và cộng sự (2010), Phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam,
[5]
Viện Khoa học Năng lượng, Hà Nội.
[6] Lê Danh Liên (2008), Năng lượng gió và ứng dụng, Hà Nội.
Nguyễn Thúy Nga (2009), Nghiên cứu giải pháp sử dụng nguồn năng lượng
[7] tại chỗ để cung cấp năng lượng phục vụ sản xuất và đời sống khu vực nông
thôn Việt Nam, Hà Nội.
Phạm Thị Hạnh Nhân (2008), Hướng dẫn thực hiện quản lý tài chính cho các
[8]
dự án năng lượng tái tạo không nối lưới, Hà Nội.
Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2008), Nghiên cứu cơ sở khoa học
lập quy hoạch tổng thể cung cấp năng lượng bền vững phục vụ phát triển
[9]
kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng
Ninh, Hà Nội
Viện Năng lượng (2006), Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn
[10]
2006-2015 có xét triển vọng đến năm 2025 (Tổng sơ đồ VI), Hà Nội.
Bộ Công Nghiệp (2007), 2014/QĐ-BCN Quyết định ban hành quy định tạm
[11] thời nội dung phân tích kinh tế, tài chính đầu tư và khung giá mua bán điện
các dự án nguồn điện, Hà Nội.
Bộ công thương (2008), Tập báo cáo hội thảo quốc tế về năng lượng tái tạo
[12]
và cơ chế phát triển sạch, Hà Nội.
[13] Bộ Xây Dựng (2009), QCVN 03:2009/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô

Lê Quang Sáng 98
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

thị, Hà Nội.

[14]
Nghị định số 16/2005/NĐ–CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ

Tiếng Anh:
[15] Razak .J.A and colleague (2007), Application of Crossflow Turbine in Off-grid Pico
Hydro, Malaysia.
[16]
Ackermann .T (2005), Wind power in power systems, Sweden.

[17] Burton .T, Sharpe .D, Jenkins .N,Bossanyi .E(2001),Wind energy Handbook,
NewYork.
[18] Gligor .A and colleague (2007), Isolated hybrid solar - wind - hydro renewable
energy systems, Romania.
Papadopoulos D.P, Maltas Z.E (2010), Design, operation and economic analysis of
[19]
autonomous hybrid PV - diezel power systems including battery storage, Slovakia.
Renewable Energy Policy Network for the 21st Century (2010), Renewable 2010
[20]
Global Status Report, France.
[21] The World Bank (2001), Wind Energy Resources Atlas of Southeast Asia, NewYork.

[22] World Wind Energy Association (2010), World wind energy report 2009, Turkey.

Một số chính sách hỗ trợ


Trong trang web www.windenergy.org.vn có các văn bản liên quan đến vấn đề
chính sách hỗ trợ, chiến lược phát triển năng lượng tái tạo, giá bán điện... đã được
phê duyệt như:
- Quyết định số 1208/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
21/07/2011 về Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn
2011-2020 có xét đến năm 2030.
- Quyết định số 37/2011/QD/TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
29/06/2011 về việc quy định về Cơ chế hỗ trợ phát triển các Dự án Điện gió
tại Việt Nam

Lê Quang Sáng 99
Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

- Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ban hành ngày


18/7/2008 về biểu giá chi phí tránh được và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp
dụng cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo.
- Quyết định số 1855/QD-TTg của Thủ tướng Chinh ban hành ngày
27/12/2007 về việc phủ phê duyệt Chiến lược phát triển NL quốc gia của
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050
- Quyết định số 130/2007/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
02/08/2007 về một số cơ chế, chính sách tài chính đối với dự án đầu tư theo
cơ chế phát triển sạch (dự án CDM)
- Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Một số trang web tham khảo về các dự án năng lượng gió


http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20100801/tiem-nang-
dien-gio.aspx
http://www.viennghiencuuthuongmai.com.vn/tin-tuc/khoa-
hoc-cong-nghe/dien-gio-tai-viet-nam-tiem-nang-va-de-xuat
http://mag.ashui.com/index.php/chuyenmuc/nangluong-
moitruong/70-nangluong-moitruong/3799-phat-trien-nang-luong-
tai-tao-de-can-bang-nguon-dien.html
http://www.deeforum.net/forum/index.php?topic=2400.0
http://gis-clim.blogspot.com/2011/03/nang-luong-gio-o-
viet-nam.html

Lê Quang Sáng 100


Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

PHỤ LỤC

Phần mềm RETScreen chạy ra kết quả như sau:


1. Lựa chọn loại công nghệ và trạm khí tượng Phan Thiết, Bình Thuận.

Lê Quang Sáng 101


Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

2. Nhập dữ liệu về gió và tuabin gió công suất 2MW

Lê Quang Sáng 102


Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

3. Phân tích chi phí dự án điện gió Phú Quý

Lê Quang Sáng 103


Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

4. Phân tích phát thải của dự án

Lê Quang Sáng 104


Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

5. Phân tích tài chính của dự án

Lê Quang Sáng 105


Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

6. Phân tích độ nhạy của dự án

Lê Quang Sáng 106


Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế dự án năng lượng gió để sản xuất điện ở
Việt Nam với phần mềm Retscreen”.
Tác giả luận văn: Lê Quang Sáng Khóa: 2009/2011
Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Minh Duệ
Nội dung tóm tắt:
a) Lý do chọn đề tài
Nguồn năng lượng truyền thống như dầu, than, khí đang ngày càng cạn kiệt và
gây ô nhiễm lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch
thay thế cho các nguồn năng lượng truyền thống là cần thiết để đáp ứng nhu cầu về
năng lượng và làm giảm ô nhiễm. Nguồn năng lượng tái tạo đã phát triển nhanh từ
cuối thế ký 20 đến nay, trong đó nguồn năng lượng gió là nguồn năng lượng có tiềm
năng lớn và phát triển nhanh nhất trong mấy năm gần đây.
Trong thực tế, việc tính toán và phân tích hiệu quả kinh tế tài chính các dự án
năng lượng được tính toán trên file excel, làm tốn thời gian cũng như chi phí cho
khâu tính toán này. Với phần mềm RETScreen, ta có thể phân tích hiệu quả các dự
án này nhanh hơn, giảm chi phí, thời gian cho công tác tính toán này. Vì vậy việc áp
dụng phần mềm này vào tính toán, phân tích các dự án năng lượng tái tạo là rất cần
thiết.
b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu luận văn: đánh giá hiệu quả kinh tế, tài chính của các
dự án năng lượng gió sản xuất điện

Lê Quang Sáng 107


Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

- Đối tượng nghiên cứu: các dự án năng lượng tái tạo nói chung, dự án năng
lượng gió nói riêng.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài áp dụng phần mềm tính toán, phân tích kinh tế
tài chính cho các dự án năng lượng tái tạo.
c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả
- Luận văn được viết thành 3 chương:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH HIỆU
QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Chương này có 3 mục từ mục 1.1 đến mục 1.3, chủ yếu nói về lý thuyết tính
toán và phân tích hiệu quả kinh tế dự án đầu tư, và tính toán trong các dự án năng
lượng tái tạo.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO TẠI VIỆT NAM VÀ
MỘT SỐ DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG GIÓ
Chương này có 2 mục. Mục 2.1 đánh giá tổng quan về tiềm năng các nguồn
năng lượng tái tạo ở Việt Nam. Mục 2.2 tổng hợp các dự án năng lượng gió đã và
đang thực hiện ở Việt Nam, các tổ chức xây dựng nhà máy sản xuất tuabin gió tại
Việt Nam.
CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ DỰ ÁN NĂNG LƯỢNG
GIÓ VỚI PHẦN MỀM RETSCREEN
Chương này có 4 mục từ mục 3.1 đến 3.4. Mục 3.1 giới thiệu tổng quan về
phần mềm RETScreen. Mục 3.2 giới thiệu một số mô hình có trong phần mềm.
Mục 3.3 và 3.4 là ứng dụng tính toán phân tích hiệu quả kinh tế tài chính của dự án
điện Phú Quý với phần mềm RETScreen và nhận xét hiệu quả khi sử dụng phần
mềm này.
d) Phương pháp nghiên cứu.
Kết hợp giữa lý thuyết tính toán, phân tích kinh tế tài chính các dự án đầu tư
và phần mềm tính toán RETScreen.
e) Kết luận

Lê Quang Sáng 108


Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế dự án năng lượng gió để sản xuất điện ở
Việt Nam với phần mềm Retscreen” đã nghiên cứu một vấn đề thiết thực ở nước ta
nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tài chính các dự án năng lượng gió cung
cấp điện năng cho đất nước. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài có thể rút ra những
kết luận sau:
- Đã thu thập, cập nhật, tổng hợp và đánh giá được tiềm năng năng lượng của
các nguồn năng lượng tái tạo.
- Đề tài đã áp dụng tính toán kết quả dự án đầu tư điện gió Phú Quý là tính
toán, lựa chọn thông số đầu vào của dự án, khai thác năng lượng điện...
- Ứng dụng phần mềm RETScreen vào tính toán hiệu quả kinh tế tài chính các
dự án sản xuất điện từ năng lượng gió làm nhằm làm giảm thời gian và chi phí so
vơi tính toán trong bảng excel thông thường.

Lê Quang Sáng 109


Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

SUMMARY

Project: "Assessing the economic efficiency of wind energy projects to


produce electricity in Vietnam with RETScreen software."
Thesis Author: Le Quang Sang Course: 2009/2011
Instructor: Prof. Dr Nguyen Minh Due
Summary Content:
a) Reason of choose topic.
Traditional energy sources like oil, coal and gas are increasingly exhausted
and cause major pollution to the environment. So the search for clean energy
alternative to traditional energy sources are needed to meet energy demand and
reduce pollution. Renewable energy sources has grown rapidly since the late 20th
century to present, in which wind energy is the energy source has great potential
and fast development in recent years.
In fact, the calculation and analysis of financial economic efficiency of energy
projects is calculated on the excel file, to waste time as well as cost for this
calculation. RETScreen software, we can analyze the effectiveness of these projects
faster, reduce costs and time for the calculation. So applying this software to
calculate and analyze renewable energy projects is essential.
b) The purpose of the thesis research, the object and scope of the study.
- The purpose of thesis research: assessment of economic efficiency, financing
of wind energy projects to produce electricity

Lê Quang Sáng 110


Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

- Study subjects: the renewable energy projects in general, wind energy


projects in particular.
- Scope of the Study: Subject applicated computing software, financial
economic analysis for renewable energy projects.
c) Succinct summary of the main new contribution of the author
- Thesis is written in three chapters:
CHAPTER I: BASIC THEORY OF CALCULATION AND ECONOMIC
EFFICIENCY ANALYSIS OF INVESTMENT PROJECTS
This chapter has three entries from section 1.1 to section 1.3, mainly talking
about theory of calculations and economic efficiency analysis of investment
projects, and the calculation of the renewable energy projects.
CHAPTER II: OVERVIEW OF RENEWABLE ENERGY IN VIETNAM
AND SOME WIND ENERGY PROJECTS
This chapter has two entries. Section 2.1 an overview of the potential of
renewable energy sources in Vietnam. Section 2.2 of the wind power projects have
been implemented in Vietnam, the organization build wind turbine manufacturing
plant in Vietnam.
Chapter III: CALCULATION OF ECONOMIC EFFICIENCY WITH WIND
ENERGY PROJECT SOFTWARE RETSCREEN
This chapter has 4 items from Section 3.1 to 3.4. Section 3.1 presents an
overview of RETScreen software. Section 3.2 introduces a number of models in
software. Section 3.3 and 3.4 is an application that calculates the economic analysis
of financial performance of power projects with the Rich RETScreen software and
review the effectiveness when using this software.
d) Research Methodology.
Combining theory of calculations, the financial economic analysis of
investment projects and the RETScreen software.
e) Conclusion

Lê Quang Sáng 111


Đại học Bách Khoa Hà Nội Luận văn tốt nghiệp cao học

Project "Assessing the economic efficiency of wind power projects to produce


electricity in Vietnam with Retscreen software" has been studying a practical
problem in our country aims to evaluate the effectiveness of financial economic of
energy projects to supply power for the country. From the research results of the
topic can draw the following conclusions:
- Has been collecting, updating, review and assess the energy potential of
renewable energy sources.
- Project has calculated the results apply to investment projects in Phu Quy as
wind power calculations, selection of input parameters of the project, exploit
electronic energy ...
- RETScreen software application to calculate financial economic efficiency
of projects which producing electricity from wind energy to reduce the time and
costs compared with calculations in excel sheet normal.

Lê Quang Sáng 112

You might also like