You are on page 1of 88

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay điện năng được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực vì những ưu
điểm cơ bản sau đây:
Điện năng được sản xuất tập trung với các nguồn công suất lớn.
Điện năng có thể được truyền tải đi xa với hiệu suất cao.
Dễ dàng phát biến đổi điện năng thành các dạng năng lượng khác.
Nhờ điện năng có thể tự động hóa mọi quá trình sản xuất nâng cao năng suất lao
động.
So với các dạng năng lượng khác như: cơ, nhiệt, thủy, khí,…điện năng được phát
triển chậm hơn vì con người không cảm nhận trực tiếp được các hiện tượng điện từ.
Tuy nhiên, với sự phát hiện và sử dụng điện năng đã thúc đẩy cách mạng khoa học
công nghệ tiến như vũ bão sang kỷ nguyên điện khí hóa và tự động hóa.
Nền tảng của việc phát triển các ứng dụng điện trong sản xuất và đời sống là Kỹ
thuật điện. Môn học này cung cấp các kiến thức từ tổng quát đến chi tiết của các hiện
tượng điện từ nhằm biến đổi năng lượng, tín hiệu, và sử dụng chúng, bao gồm việc
phát, truyền tải, phân phối, các thiết bị cơ bản trên đường dây và nguyên tắc an toàn
khi sử dụng điện năng trong sản xuất và đời sống.
Kỹ thuật điện là môn học nền tảng cho các ứng dụng trong lĩnh vực điện năng và
các ứng dụng điện, trong giới hạn tài liệu này sẽ giới thiệu một cách cơ bản nhất nhằm
cung cấp cho sinh viên khối ngành không chuyên Điện các phương pháp phân tích một
mạch điện đơn giản và tìm hiểu cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện
thông dụng.
Bài giảng KỸ THUẬT ĐIỆN được soạn thảo theo để cương đã được tập thể giáo
viên có bề dày kinh nghiệm thực hiện. Bài giảng KỸ THUẬT ĐIỆN được chia làm 04
chương:
Chương 1: Mạch điện
Chương 2: Khí cụ điện
Chương 3: Máy điện
Chương 4: An toàn điện
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng khó tránh khỏi sai sót. Tác giả mong nhận
được góp ý của bạn đọc để hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau.
Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về: Bộ môn Kỹ thuật điện – Khoa Điện – Điện tử
viễn thông Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, Số 2, đường
Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trân trọng cảm ơn!
Chủ biên

1
2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................1

MỤC LỤC ..........................................................................................................................3

DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................................7

CHƯƠNG 1. MẠCH ĐIỆN ..............................................................................................9


1.1 Các khái niệm chung ....................................................................................................9
1.1.1 Các đại lượng đặc trưng cho quá trình biến đổi năng lượng trong mạch điện .......9
1.1.2 Các thông số và mô hình mạch.............................................................................. 10
1.1.3 Nguồn điện ............................................................................................................. 12
1.2 Định luật Kirchhoff ................................................................................................... 12
1.2.1 Cấu trúc chung của mạch điện............................................................................... 12
1.2.2 Định luật Kirchhoff ................................................................................................ 13
1.3 Mạch điện xoay chiều hình sin ................................................................................. 14
1.3.1 Các đại lượng đặc trưng cho dòng điện hình sin .................................................. 14
1.3.2 Giá trị hiệu dụng của dòng điện và điện áp........................................................... 15
1.4 Số phức ...................................................................................................................... 16
1.4.1 Định nghĩa - Biểu diễn hình học............................................................................ 16
1.4.2 Dạng lượng giác. Dạng mũ. Dạng cực .................................................................. 17
1.4.3 Nhân và chia số phức ............................................................................................. 18
1.5 Biểu diễn các đại lượng sin dưới dạng phức ............................................................ 18
1.5.1 Điện áp phức, dòng điện phức ............................................................................... 18
1.5.2 Tổng trở phức ......................................................................................................... 19
1.5.3 Tổng dẫn phức ........................................................................................................ 21
1.5.4 Biểu diễn các định luật Kirchhoff dưới dạng phức............................................... 21
1.6 Quan hệ điện áp – dòng điện trên tải ........................................................................ 22
1.6.1 Quan hệ điện áp – dòng điện trên tải thuần trở ..................................................... 22
1.6.2 Quan hệ điện áp – dòng điện trên tải thuần cảm ................................................... 22
1.6.3 Quan hệ điện áp – dòng điện trên tải thuần dung ................................................. 23
1.6.4 Quan hệ điện áp và dòng điện trên tải R, L, C mắc nối tiếp ................................ 25
1.6.5 Quan hệ điện áp – dòng điện trên tải R, L, C song song ...................................... 26
1.7 Công suất tiêu thụ của tải.......................................................................................... 28

3
1.7.1 Công suất tác dụng ................................................................................................. 28
1.7.2 Công suất phản kháng ............................................................................................ 28
1.7.3 Công suất biểu kiến ................................................................................................ 29
1.8 Hệ số công suất và phương pháp nâng cao hệ số công suất .................................... 30
1.8.1 Ý nghĩa của nâng cao hệ số công suất cosφ .......................................................... 30
1.8.2 Nâng cao hệ số công suất....................................................................................... 31
1.9 Các phương pháp phân tích mạch điện .................................................................... 32
1.9.1 Phương pháp dòng điện nhánh .............................................................................. 32
1.9.2 Phương pháp dòng mắt lưới .................................................................................. 33
1.9.3 Phương pháp điện áp nút ....................................................................................... 33
BÀI TẬP CHƯƠNG 1 .................................................................................................... 37

CHƯƠNG 2. KHÍ CỤ ĐIỆN ...........................................................................................41


2.1 Aptomat (CB) ............................................................................................................ 41
2.1.1 Khái niệm ............................................................................................................... 41
2.1.2 Cấu tạo của Aptomat .............................................................................................. 41
2.1.3 Nguyên lý hoạt động .............................................................................................. 42
2.1.4 Phân loại ................................................................................................................. 43
2.1.5 Ký hiệu trên bản vẽ điện ........................................................................................ 43
2.1.6 Các thông số kỹ thuật cơ bản ................................................................................. 43
2.2 Contactor điện từ ....................................................................................................... 44
2.2.1 Khái niệm ............................................................................................................... 44
2.2.2 Cấu tạo.................................................................................................................... 44
2.2.3 Nguyên lý hoạt động .............................................................................................. 45
2.2.4 Phân loại ................................................................................................................. 45
2.2.5 Ký hiệu trên bản vẽ điện ........................................................................................ 46
2.2.6 Các thông số cơ bản ............................................................................................... 46
2.3 Rơ le điện từ .............................................................................................................. 47
2.3.1 Khái niệm ............................................................................................................... 47
2.3.2 Cấu tạo.................................................................................................................... 47
2.3.3 Nguyên lý làm việc ................................................................................................ 47
2.3.4 Phân loại ................................................................................................................. 47
2.3.5 Ký hiệu ................................................................................................................... 48
2.3.6 Các thông số cơ bản ............................................................................................... 48
4
2.4 Rơ le nhiệt ................................................................................................................. 48
2.4.1 Khái niệm ............................................................................................................... 48
2.4.2 Cấu tạo.................................................................................................................... 48
2.4.3 Nguyên lý hoạt động của rơ re nhiệt ..................................................................... 49
2.4.4 Phân loại ................................................................................................................. 50
2.4.5 Ký hiệu trên bản vẽ ................................................................................................ 50
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 ................................................................................... 51

CHƯƠNG 3. MÁY ĐIỆN ...............................................................................................52


3.1 Khái niệm chung về máy điện .................................................................................. 52
3.1.1 Khái niệm chung .................................................................................................... 52
3.1.2 Phân loại máy điện ................................................................................................. 52
3.2 Máy biến áp ............................................................................................................... 53
3.2.1 Khái niệm ............................................................................................................... 53
3.2.2 Cấu tạo máy biến áp ............................................................................................... 54
3.2.3 Nguyên lý làm việc của biến áp ............................................................................ 55
3.2.4 Phân loại máy biến áp ............................................................................................ 56
3.2.5 Các thông số kỹ thuật của biến áp ......................................................................... 56
3.3 Máy điện không đồng bộ - Động cơ điện không đồng bộ ba pha ........................... 57
3.3.1 Khái niệm ............................................................................................................... 57
3.3.2 Cấu tạo của động cơ điện không đồng bộ ba pha ................................................. 57
3.2.3 Nguyên lý hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha ................................... 59
3.3.4 Phân loại động cơ điện không đồng bộ ................................................................. 60
3.3.5 Cách nối cuộn dây động cơ điện không đồng bộ ba pha ...................................... 60
3.3.6 Các thông số kỹ thuật của động cơ ........................................................................ 61
3.4 Máy điện đồng bộ - Máy phát điện đồng bộ ba pha ................................................ 62
3.4.1 Khái niệm ............................................................................................................... 62
3.4.2 Cấu tạo.................................................................................................................... 63
3.4.3 Nguyên lý hoạt động của máy phát điện đồng bộ ................................................ 65
3.4.4 Phân loại máy phát điện đồng bộ .......................................................................... 67
3.4.5 Các thông số kỹ thuật của máy phát ...................................................................... 67
3.5 Máy điện một chiều................................................................................................... 67
3.5.1 Khái niệm chung .................................................................................................... 67
3.5.2 Cấu tạo.................................................................................................................... 68
5
3.5.3 Nguyên lý làm việc cơ bản của máy điện một chiều ............................................ 71
3.5.4 Phân loại máy điện một chiều................................................................................ 72
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 ................................................................................... 73

CHƯƠNG 4. AN TOÀN ĐIỆN ......................................................................................74


4.1 Khái niệm cơ bản về an toàn lao động ..................................................................... 74
4.1.1 Điện giật ................................................................................................................. 74
4.1.2 Đốt cháy điện ......................................................................................................... 74
4.1.3 Hỏa hoạn, nổ .......................................................................................................... 75
4.2 Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người .......................................................... 75
4.2.1 Tác dụng kích thích ................................................................................................ 75
4.2.2 Tác dụng gây chấn thương..................................................................................... 76
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn điện giật ............................................................. 76
4.3.1 Loại và giá trị của dòng điện đi qua cơ thể người (Ing): ...................................... 76
4.3.2 Đặc tuyến điện áp-thời gian ................................................................................... 76
4.3.3 Tổng trở người ....................................................................................................... 77
4.3.4 Đường đi dòng điện qua người .............................................................................. 78
4.3.5 Tần số dòng điện .................................................................................................... 78
4.4 Hiện tượng dòng điện đi vào trong đất..................................................................... 79
4.5 Điện áp bước ............................................................................................................. 80
4.6 Điện áp tiếp xúc......................................................................................................... 82
4.7 Phân loại công trình và trang thiết bị điện ............................................................... 83
4.7.1 Phân loại công trình ............................................................................................... 83
4.7.2 Phân loại trang thiết bị điện ................................................................................... 84
4.8 Phương pháp cứu người khi bị điện giật .................................................................. 84
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 ................................................................................... 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................................87

6
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Điện trở ................................................................................................................ 10
Hình 1.2 Điện cảm .............................................................................................................. 10
Hình 1.3 Điện dung............................................................................................................. 11
Hình 1.4 Nguồn áp .............................................................................................................. 12
Hình 1.5 Nguồn dòng.......................................................................................................... 12
Hình 1.6 Mạch điện ............................................................................................................ 12
Hình 1.7 Định luật K1 ......................................................................................................... 13
Hình 1.8 Dòng điện và điện áp xoay chiều[1] ...................................................................... 14
Hình 1.9 Góc lệch pha giữa dòng điện và điện áp[1] ............................................................ 15
Hình 1.10 Biểu diễn số phức ............................................................................................... 17
Hình 1.11 Mạng 1 cửa thực và phức[1] ............................................................................... 19
Hình 1.12 Quan hệ điện áp – dòng điện trên tải thuần trở[1] ................................................ 22
Hình 1.13 Quan hệ điện áp – dòng điện trên tải thuần cảm[1] .............................................. 23
Hình 1.14 Quan hệ điện áp – dòng điện trên tải thuần dung[1] ............................................. 24
Hình 1.15 Tải R, L, C mắc nối tiếp ...................................................................................... 25
Hình 1.16 Mạch R,L,C mắc song song ................................................................................ 26
Hình 1.17 Tam giác công suất ............................................................................................. 29
Hình 1.18 Nâng cao hệ số công suất[1]................................................................................ 31
Hình 1.19 Phương pháp điện áp nút..................................................................................... 33
Hình 2.1 Aptomat ............................................................................................................... 41
Hình 2.2 Cấu tạo aptomat[5] ............................................................................................... 41
Hình 2.3 Nguyên lý hoạt động của CB dòng cực đại ............................................................ 42
Hình 2.4 Nguyên lý hoạt động của CB điện áp thấp ............................................................. 43
Hình 2.5 Contactor.............................................................................................................. 44
Hình 2.6 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của contactor[5]................................................... 44
Hình 2.7 Rơ le điện từ ......................................................................................................... 47
Hình 2.8 Nguyên lý hoạt động Rơ le điện từ[5] ................................................................... 47
Hình 2.9 Rơ le nhiệt ............................................................................................................ 48
Hình 2.10 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của rơ le nhiệt[5] ............................................... 49
Hình 3.1 Sơ đồ phân loại máy điện ...................................................................................... 53
Hình 3.2 Máy biến áp.......................................................................................................... 53
Hình 3.3 Cấu tạo máy biến áp ............................................................................................. 54
Hình 3.4 Lõi thép máy biến áp[5] ........................................................................................ 54
Hình 3.5 Dây quấn máy biến áp .......................................................................................... 54
Hình 3.6 Nguyên lý hoạt động của máy biến áp[5] .............................................................. 55
Hình 3.7 Động cơ không đồng bộ[5] ................................................................................... 57
Hình 3.8 Stator động cơ không đồng bộ............................................................................... 57
Hình 3.9 Lõi thép rotor động cơ không đồng bộ................................................................... 58
Hình 3.10 Rotor dây quấn ................................................................................................... 58
Hình 3.11 Rotor lồng sóc .................................................................................................... 59
Hình 3.12 Nguyên lý hoạt động động cơ không đồng bộ[3] ................................................. 59
Hình 3.13 Sơ đồ nối dây hình sao ()[3] ............................................................................. 61
7
Hình 3.14 Sơ đồ nối dây hình tam giác ()[3] ...................................................................... 61
Hình 3.15 Máy phát điện đồng bộ ....................................................................................... 62
Hình 3.16 Cấu tạo máy phát điện đồng bộ ........................................................................... 63
Hình 3.17 Stator máy phát điện đồng bộ .............................................................................. 63
Hình 3.18 Rotor cực lồi....................................................................................................... 64
Hình 3.19 Rotor cực ẩn ....................................................................................................... 65
Hình 3.20 Nguyên lý hoạt động của máy phát điện đồng bộ[3] ............................................ 65
Hình 3.21 Một số hình ảnh về máy điện một chiều. ............................................................. 68
Hình 3.22 Cấu tạo máy điện một chiều ................................................................................ 68
Hình 3.23 Sơ đồ mô tả nguyên lý hoạt động của máy điện một chiều[5] ............................... 71
Hình 4.1 Chạm trực tiếp và chạm gián tiếp[4]...................................................................... 74
Hình 4.2 Đường cong an toàn[4] ......................................................................................... 77
Hình 4.3 Tổng trở người[4] ................................................................................................. 77
Hình 4.4 Hiện tượng dòng điện đi vào trong đất[4] .............................................................. 79
Hình 4.5 Quan hệ giữa Uđ và khoảng cách x từ cực nối đất[4].............................................. 80
Hình 4.6 Điện áp bước[4].................................................................................................... 81
Hình 4.7 Điện áp tiếp xúc trong vùng dòng điện ngắn mạch chạm vỏ điện[4] ....................... 83

8
CHƯƠNG 1. MẠCH ĐIỆN
1.1 Các khái niệm chung
1.1.1 Các đại lượng đặc trưng cho quá trình biến đổi năng lượng trong mạch điện
a. Điện tích
Điện tích là hạt mang điện, lượng điện tích mà một phần tử vật chất mang ký
hiệu là q, đơn vị điện tích là C(cu-long).
b. Dòng điện
Dòng điện là chuyển động của các hạt mang điện theo một hướng xác định
Quy ước: Chiều dòng điện hướng từ cực dương ,qua dây dẫn và các thiết bị điện
về cực âm của nguồn.
Để tiện tính toán người ta quy ước chiều dòng điện trên một nhánh bằng mũi tên
gọi là chiều dương của dòng điện.
Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh, yếu của dòng điện.
Cường độ dòng điện được tính bằng lượng điện tích q chạy qua tiết diện thẳng của một
vật dẫn trong một đơn vị thời gian.

i=dq/dt (1.1)

c. Điện áp
Điện áp là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích lũy năng lượng của dòng điện.
Trong mạch điện, tại mỗi điểm đều có một điện thế φ nhất định. Hiệu điện thế (hiệu
thế) giữa hai điểm gọi điện áp U. Như vậy điện áp giữa hai điểm A và B có điện thế φA
và φB là:

uAB= φ A- φB (1.2)

Trong đó :
uAB: Hiệu điện thế giữa 2 điểm A và B
φA : Điện thế tại điểm A
φB : Điện thế tại điểm B
Quy ước: Chiều điện áp là chiều đi từ điểm có điện thế cao tới điểm có điện thế
thấp. Trong tính toán người ta quy ước chiều dương của điện áp trên một nhánh
(thường trùng với chiều dương của dòng điện) bằng một mũi tên và trên đó ghi kí hiệu
điện áp hoặc đánh dấu cộng hoặc dấu trừ.
Đơn vị: Volt (V). Ký hiệu: U, u(t).
d. Năng lượng
Là đại lượng để tạo công chuyển dịch lượng điện tích dq qua một phần tử có điện
áp u, ta phải cung cấp cho phần tử đó một năng lượng:

dw = u.dq = u.i.dt (1.3)


9
Đơn vị: Jun [J].
e. Công suất
Công suất là tốc độ nhận hoặc phát ra năng lượng:

p = dw.dt = u.i (1.4)

Đơn vị: J/s hay Watt (W)


Trong mạch điện, một phần tử có thể nhận năng lượng hoặc phát năng lượng. Khi
chọn chiều điện áp và dòng điện trùng nhau, nếu
p = u.i > 0 thì phần tử thực tế tiêu thụ công suất.
p = u.i < 0 thì phần tử thực tế phát ra công suất.
1.1.2 Các thông số và mô hình mạch
a. Điện trở
Là đại lượng đặc trưng cho tính chất cản trở dòng điện của vật liệu
Ký hiệu: R, đơn vị: Ôm (Ω).
Định luật ohm cho điện trở R:

uR= R.iR (1.5)

Công suất tiêu thụ trên điện trở:

P=u.i=R.I2 (1.6)

- Điện dẫn:

G=1/R (1.7)

Đơn vị: Simen (S).


Điện trở là phần tử tiêu thụ năng lượng điện và biến điện năng thành nhiệt năng,
quang năng,…
b. Điện cảm ( cuộn cảm)
Điện cảm L đặc trưng cho khả năng tạo nên từ trường của mạch điện.

Hình 1.2 Điện cảm


Dòng điện i chạy qua cuộn dây sinh ra từ thông móc vòng qua cuộn dây, từ thông
này biến thiên sinh ra sức điện động cảm ứng eL= -dΦ/dt
Điện cảm của cuộn dây được định nghĩa là L=Φ/i
Đơn vị: H [Henry], và cuộn dây này được gọi là cuộn cảm.

10
Quan hệ giữa dòng điện và điện áp trên cuộn cảm:

dФ diL (1.8)
uL = −eL = =L
dt dt
Năng lượng tích luỹ trong cuộn cảm là:
t t
diL
wL (t) = ∫ uL iL dt = ∫ L i dt
−∞ −∞ dt L
t
1 1
=L ∫ iL diL= L.i2L(t)|t−∞wL (t) = L. i2L (t)
-∞ 2 2

1 2 (1.9)
wL (t) = L. i (t)
2 L
Cuộn cảm là phần tử tích lũy năng lượng từ trường.
d. Điện dung ( tụ điện)
Tụ điện là phần tử đặc trưng cho hiện tượng tích phóng năng lượng điện trường

Hình 1.3 Điện dung


Khi đặt một điện áp uC lên một tụ điện, sẽ có một điện tích q tích lũy trên bản
cực của tụ điện. Điện dung của tụ điện được định nghĩa là: C = q / uC
Mà i = dq/dt
du
Nên : iC = C.
dt
Quan hệ giữa dòng điện và điện áp trên tụ điện:

1 t (1.10)
uC (t) = ∫ iC dt + uC (t0)
C t0

q(t0)
Trong đó uC (t0 ) = là điện áp trên tụ điện C tại thời điểm t0. Nếu q(t0) = 0
C
thì ta có:

1 t (1.11)
uC (t) = ∫ i dt
C t0 C

Năng lượng tích luỹ trong tụ điện :


1 (1.12)
wC(t) = C. u2C (t)
2
Đơn vị điện dung là Fara (F)
11
Tụ điện là phần tử tích lũy năng lượng điện trường.
1.1.3 Nguồn điện
a. Nguồn áp độc lập: u(t) hay nguồn sức điện động e(t)
Là một thông số của mạch điện, nó đặc trưng cho khả năng tạo ra và duy trì trên
các cực nguồn một hàm điện áp, còn gọi là sức điện động biến thiên theo thời gian với
quy luật nhất định nào đó, không phụ thuộc vào mạch ngoài.
Ký hiệu của nguồn áp được minh họa trên hình 1.4 và được biểu diễn bằng một
sức điện động e(t). Chiều của sức điện động đi từ nơi có điện thế thấp đến nơi có điện
thế cao.
Chiều điện áp giữa hai đầu cực nguồn ngược với chiều sức điện động.
Điện áp giữa 2 cực u(t) sẽ bằng sức điện động.
u(t) = - e(t)
b. Nguồn dòng độc lập
Là một thông số của mạch điện, nó đặc trưng cho khả năng tạo ra và duy trì một
hàm dòng điện j(t) không đổi trên 2 cực của nguồn.
Tuỳ thuộc mạch ngoài mà điện áp trên 2 cực của nguồn có những giá trị khác
nhau.
Kí hiệu phần tử nguồn dòng hình 1.5
Với quan hệ : i(t)=j(t)
Các nguồn mà chúng ta đề cập đến ở đây là những phần tử lý tưởng, có nghĩa là
chúng là những mô hình toán học gần đúng với thực tế hay là những phần tử chỉ tồn tại
trong những điều kiện nhất định.
1.2 Định luật Kirchhoff
1.2.1 Cấu trúc chung của mạch điện
Mạch điện là một hệ thống gồm các thiết bị điện, điện tử ghép lại, trong đó xảy ra
các quá trình truyền đạt, biến đổi năng lượng hay tín hiệu điện từ đo bởi các đại lượng
dòng điện, điện áp.
Các thiết bị cơ bản trong mạch điện gồm nguồn điện, dây dẫn điện và tải tiêu thụ.
Mạch điện hình 1.6 có nguồn là máy phát điện MF, dây dẫn, và tải là động cơ
điện ĐC, đèn Đ.
Về cấu trúc mạch điện có: nhánh, nút và vòng.
Nhánh là đoạn mạch gồm các phần tử nối tiếp nhau, trong đó có cùng một dòng
điện chạy thông từ đầu này tới đầu kia của nhánh. Mạch điện hình 1.7 có ba nhánh
đánh số 1,2 và 3.
Nút là giao điểm gặp nhau của ba nhánh trở lên. Mạch điện hình 1.7 có hai nút và
kí hiệu là a,b.

12
Vòng (mắt lưới, mạch vòng) là lối đi khép kín qua các nhánh của mạch. Mạch
điện 1,1 tạo thành ba vòng kín kí hiệu I, II, II
1.2.2 Định luật Kirchhoff
a. Định luật Kirchhoff 1
Định luật kirchhoff về dòng điện: Định luật Kirchhoff 1 dựa trên quy luật bảo
toàn về điện tích, phát biểu cho 1 nút ‘Tổng đại số các dòng điện tại một nút bất kỳ
bằng 0”.
n
(1.13)
∑ ik = 0
k=1

Với :
Ik: Dòng điện tại nút.
n: là số nhánh giao nhau tại nút
Quy ước dấu:
“+” là dòng điện có chiều đi vào nút
“ - ” là dòng điện có chiều đi ra nút
Ví dụ:
Theo hình 1.7 , định luật Kirchhoff 1 được viết như sau:
i1+ i2 + i3 – i4 –i5 = 0 <=> i1+ i2 + i3= i4 +i5
Trong một nút không có hiện tượng tích luỹ điện tích, bao nhiêu trị số dòng điện
tới nút thì bấy nhiêu trị số dòng điện rời khỏi nút.
b. Định luật Kirchhoff 2
Định luật Kirchhoff 2 cho vòng kín: “Đi theo một vòng kín với chiều tuỳ ý, tổng
đại số các điện áp trên các phần tử bằng không”.

∑u = 0 (1.14)

Định luật Kirchhoff 2 còn được phát biểu như sau: “Đi theo một vòng kín theo
chiều tuỳ ý , tổng đại số các điện áp trên các phần tử R, L, C bằng tổng đại số các sức
điện động có trong vòng kín đó”
Quy ước dấu: Điện áp,nguồn sức điện động có cùng với chiều đi vòng sẽ mang
dấu dương, ngược lại thì mang dấu âm.

∑ u𝑅,𝐿,𝐶 = ∑ e (1.15)

Ví dụ:
Viết định luật Kirchoff 1, Kirchoff 2 cho các nút và vòng trong mạch điện sau.

13
Theo định luật Kirchhoff 1 ta có:
Tại nút a : 9 − I1 − I2 = 0
Tại nút b: I1 + 3 − I3 = 0
Tại nút c: I2 + I3 = 9 − 3
Theo định luật Kirchhoff 2 cho vòng (a, b, c, a) ta có:
Uab + Ubc + Uca = 0 ↔ I1 . 16 + I3 . 12 − I2 . 8 = 0
1.3 Mạch điện xoay chiều hình sin
1.3.1 Các đại lượng đặc trưng cho dòng điện hình sin
Dòng điện xoay chiều có trị số và chiều biến đổi theo quy luật hàm sin của thời
gian được gọi là dòng điện xoay chiều hình sin.
Trị số của dòng, điên áp tại thời điểm t gọi là trị số tức thời và được biểu diễn là:

i(t) = Im sin(ωt + φi ) (1.16)

u(t) = Um sin(ωt + φu) (1.17)

Trong đó:
+ i(t),u(t): là trị số tức thời của dòng điện, điện áp.
+ Im; Um : Giá trị cực đại của dòng điện, điện áp.
+ (ωt + φi); (ωt + φu): là góc pha tại thời điểm t.
+ ω : Tần số góc (rad/s)
+ φi; φu: góc pha ban đầu của dòng điện, điện áp (rad hoặc độ).
Trên hình 1.8 là trường hợp ψu > 0 và ψi < 0.

Hình 1.8 Dòng điện và điện áp xoay chiều[1]


14
Dòng điện lặp lại trị số và chiều biến thiên, nghĩa là trong thời gian T góc pha
biến thiên một lượng ωT = 2π
Tần số của dòng điện xoay chiều thể hiện số lần lặp lại trạng thái cũ của dòng
điện trong 1 giây, được tính theo công thức như sau:

1 ω
f= =
T 2π
Đơn vị của tần số là Hz
Mối liên hệ giữa tần số và tần số góc:
ω = 2πf
Tần số của dòng điện xoay chiều trong công nghiệp:
f = 50 Hz = 2.50 = 314 rad/s
Do đặc tính các thông số của mạch điện, các đại lượng dòng điện, điện áp thường
có sự lệch pha với nhau. Góc lệch pha giữa các đại lượng là hiệu số pha đầu của
chúng.

Hình 1.9 Góc lệch pha giữa dòng điện và điện áp[1]
Góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện thường ký hiệu là φ và được định nghĩa
như sau:

φ = (ωt + φu) − (ωt + φi) = φu − φi (1.18)

Góc φ phụ thuộc vào các thông số của mạch:


φ>0: Điện áp sớm pha dòng điện hình 1.9a
φ<0: Điện áp trễ pha hơn dòng điện hình 1.9b
φ=0: Điện áp cùng pha với dòng điện hình 1.9c
1.3.2 Giá trị hiệu dụng của dòng điện và điện áp
Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều bằng cường độ của một dòng điện
không đổi, nếu cho hai dòng điện đó lần lượt đi qua cùng một điện trở trong những
khoảng thời gian bằng nhau đủ dài thì nhiệt lượng tỏa ra bằng nhau.
Trị số hiệu dụng ký hiệu là: I, U, E, P.

15
Gọi i(t) là dòng điện tuần hoàn chu kỳ T. Trị hiệu dụng của i(t) bằng dòng một
chiều I sao cho khi đi qua cùng một điện trở R thì sẽ tạo ra cùng một công suất trung
bình. Khi dòng điện i(t) qua R, điện năng tiêu thụ trong một chu kỳ T là:
T
A = ∫ Ri2(t) dt
0
Trị số hiệu dụng của dòng điện hình sin:

(1.19)
1 T2 1 T Im
I= √ ∫ i dt = √ ∫ Im sin(ωt + φi) dt =
T. 0 T. 0 √2

Tương tự với các tín hiệu u(t), e(t), j(t) biến thiên tuần hoàn với chu kỳ T trị hiệu
dụng cũng được tính theo các công thức sau:

(1.20)
1 T 2 Um
U= √ ∫ u dt =
T. 0 √2

(1.21)
1 T 2 Em
E = √ ∫ e dt =
T. 0 √2

(1.22)
1 T2 Jm
J= √ ∫ j dt =
T. 0 √2

Thay thế trị số I m, Um vào biểu thức (1.16) và (1.17), ta được biểu thức trị số tức
thời viết theo trị số hiệu dụng như sau:

i(t) = I√2 sin(ωt + φi) (1.23)

u(t) = U√2 sin(ωt + φu) (1.24)

Trị số hiệu dụng được dùng rộng rãi. Trị số hiệu dụng là là đại lượng quan trọng
của mạch điện xoay chiều. Các trị số ghi trên nhãn các thiết bị điện, các dụng cụ đo
lường (sử dụng dòng điện xoay chiều) là trị số hiệu dụng.
1.4 Số phức
1.4.1 Định nghĩa - Biểu diễn hình học
Đơn vị ảo là j : j2 = -1
Số phức có dạng: A = a + jb
Với: a = ReA: là phần thực của số phức A.
b = ImA: phần ảo của số phức A.
Điểm A trong mặt phẳng có toạ độ (a,b) gọi là điểm biểu diễn của số phức A
16
Dạng A = a + jb gọi là dạng đại số của số phức
Số phức liên hợp của A: A* = a – jb
1.4.2 Dạng lượng giác. Dạng mũ. Dạng cực
Cho số phức A = a + jb khác 0. Gọi r > 0 là khoảng cách từ điểm A đến 0 và θ là
góc tạo bởi r với trục thực (-1800 < θ < 1800) được biểu diễn trên hình 1.10.
Cặp số (r, θ) được gọi là toạ độ cực của điểm A. Ta có:

a = r.cos θ, b = r.sin θ (1.25)

r được gọi là modul (hay biên độ) của A, θ còn gọi là argumen (hay góc) của A
- Thay a và b theo r và θ ta được dạng lượng giác của số phức:

A = r(cos θ + j.sin θ ) (1.26)

- Dùng công thức Euler, ta được dạng mũ của số phức:

A = r. ejθ (1.27)

Ta cũng có thể dùng ký hiệu:

∠θ=cosθ + jsinθ = ejθ (1.28)

- Dạng cực của số phức: A=r∠θ (1.29)


Khi giải mạch điện bằng số phức, việc quan trọng nhất là đổi số phức từ dạng đại
số sang dạng cực và ngược lại.
Mối quan hệ chuyển đổi số phức từ dạng đại số sang dạng cực và ngược lại:
b (1.30)
r = √a2 + b2 ; φ = arctg ; a = r. cos φ ; b = r. sin φ
a
Ví dụ: Đổi các số phức sau sang dạng cực, dạng mũ và dạng lượng giác:
A = 3 - j3; B = 5 + j4;
Giải
A = 3 - j3; r = 3√2; tgθ = -3/3 ; θ = -450
Vậy A = 3√2∠−450
A = 3√2e−𝑗45
A = 3√2 cos -450 + 3√2𝑗sin -450
B = 5 + j4; r = 6.4; tgθ = 4/5;
θ = 38.70
Vậy B = 6.4 ∠38.70
B = 6.4 cos (38.70) + j6.4 sin 38.70).
17
1.4.3 Nhân và chia số phức
Cho A = r1∠θ 1 , B = r2∠θ 2
Ta có: AB = r1(cos1 + j.sin1). r2(cos2 + j.sin2)
AB = r1.r2 [(cos1. cos2 - sin1. sin2) + j(sin1. cos2 + sin2. cos1)]
AB = r1.r2[cos(1 + 2) + j.sin(1 + 2)]

Nên : (r1 ∠θ 1 ).( r2∠θ 2 ) = r1. r2∠(θ 1 + θ 2 ) (1.31)

Quy tắc: Phép nhân hai số phức được thực hiện bằng cách nhân biên độ và cộng
góc.
A AB* (r11 ).(r2    2 ) r1
Với phép chia: = * = = ∠(θ 1 − θ 2 )
B BB r22 r2
Nên:
r1 ∠θ 1 r1 (1.32)
= ∠(θ 1 − θ 2 )
r2∠θ 2 r

Quy tắc: Phép chia hai số phức được thực hiện bằng cách chia biên độ và trừ góc
Ví dụ: Cho số phức A = 3 + j4 , B = 2– j3. Tính A/B và A.B dưới dạng đại số và
dạng cực.
Giải :
Chuyển đổi số phức A, B sang dạng cực:
A = 5∠53.10, B = 3.6∠ − 56.30
Dùng biểu thức (1.31) và (1.32) ta được:
AB = (3.6  5) ∠(53.1 0– 56.3 0) = 18∠ − 3.20
A 5
= ∠(53.1 0 + 56.3 0 ) = 1.39 ∠109.40
B 3.6
1.5 Biểu diễn các đại lượng sin dưới dạng phức
1.5.1 Điện áp phức, dòng điện phức
Cho điện áp hình sin: u(t) = U√2 sin(ωt + φu)
Nếu ω cho sẵn thì u(t) hoàn toàn xác định khi biết trước U và φu; với điều kiện
U>0 và –1800< φu < 1800
Biểu diễn dạng phức của u(t):

U̇ = U∠φu = U(cosφu + jsinφu) (1.33)

Tương tự với dòng điện hình sin: i(t) = I√2 sin (ωt + φi)
Biểu diễn dạng phức của i(t):

18
İ = I∠φi = I(cosφi + jsinφi) (1.34)

Các số phức U̇ và İ gọi là điện áp phức và dòng điện phức. Ta nói u(t) và i(t) là
điện áp và dòng điện biểu diễn trong miền thời gian, còn U̇ và İ là điện áp và dòng
điện biểu diễn trong miền tần số.
Ví dụ: Đổi các điện áp thực và dòng điện thực sau sang dạng phức:
a) u(t) = 220√2 cos(314t + 600 )
b) i(t) = 2√2 sin (314t + 300)
Giải:
a) U̇ = 220∠600 = 220 (cos600 + j sin600 )=110 + j190.5
b) İ = 2∠300 = 2(cos300 + jsin300 ) = 1.73 + j1
Ví dụ: Đổi các điện áp phức và dòng điện phức sau sang dạng thực:
a) U̇ = 380∠1200 b) İ = 3 − 4j
Giải
a) u(t) = 380√2 sin(ωt + 1200 )
b) İ = 3 − 4j = 5∠−53.10
=> i(t) = 5√2 sin(ωt −53.10)
1.5.2 Tổng trở phức
Xét mạng một cửa gồm các phần tử R, L, C có các thông số
i(t) = I√2 sin(ωt + φi)
u(t) = U√2 sin(ωt + φu)
Biểu diễn dưới dạng phức :
U̇ = U∠φu , İ = I∠φi
Ta định nghĩa tổng trở phức là:

U̇ (1.35)
Z̅ =

Gọi Z và φ là biên độ và góc pha của Z̅ , ta có
U∠φu U (1.36)
Z̅ = = ∠(φu − φi) = Z∠φ
I∠φi I

Vậy:

Z = UI ; φ = φu − φi (1.37)

Ta thấy tổng trở phức chứa hai đại lượng cơ bản của mạch điện:
19
+ Biên độ của Z̅ là tổng trở Z của mạch.
+ Góc của Z̅ là góc lệch pha φ của điện áp và dòng điện.
Dạng đại số của Z̅:

Z̅= R + jX = R + j(XL – XC) (1.38)

Theo tam giác tổng trở, ta có:

Z = √R2+X 2, φ = acrtg =
X (1.39)
R

R = Z.cos φ; X = Z.sin φ (1.40)

Thay mạch điện hình 1.11a lần lượt bởi R, L, C và dùng quan hệ về biên độ và
pha, ta suy tổng trở phức của R, L, C:

Z̅R = R (1.41)

Z̅L = jX L = jωL = X L ∠900 (1.42)


1 1 (1.43)
Z̅C = −jX c = = = X c ∠ − 900
jX c jωC

Ví dụ: Cho mạch một cửa như hình 1.11a có:


u(t) = 220√2 sin (ωt + 900 );
i(t ) = 4 sin(ωt + 600 )
Tính biên độ Z, góc pha của Z, điện trở R và điện kháng X của mạng một cửa.
Mạch tương đương đơn giản nhất biểu diễn mạng một cửa là gì?
Giải:
Chuyển dòng điện và điện áp sang dạng phức:
U̇ = 220∠900 , İ = 2√2∠600
Tổng trở phức của mạch:
U̇ 220∠900
Z̅ = Z∠φ = = = 55√2∠300
̇I 2√2∠600
Vậy: Z = 55√2 ; φ = 300
Mặt khác: Z̅ = 55√2∠300 = 67.36 + j38.9 = R + jX
Nên: R = 67.36; X = 38.9 .
Mạch tương đương (trong chế độ sin xác lập) là một điện trở R = 67.36 mắc
nối tiếp với một cuộn cảm L sao cho XL = ωL = 38.9 .

20
1.5.3 Tổng dẫn phức
Tổng dẫn phức là nghịch đảo của tổng trở phức:
1 (1.44)
̅
Y= = G + jB

Trong đó:
G: điện dẫn của mạch
B: điện nạp của mạch
Ta có:
R X
̅
Y = G + jB = −j 2
R2 +X 2 R + X2

Vậy G =
R
;B=
X (1.45)
R2 +X2 R2 +X2

Tổng dẫn phức của các phần tử R, L, C là:

̅
1 (1.46)
YR =
R
1 −j (1.47)
̅
YL = = = −jBL
jX L X L
j (1.48)
̅
YR = jωC = = jBC
XC

Biểu thức (1.35) được viết dùng tổng dẫn phức như sau:

İ = U̇ ̅
Y (1.49)

1.5.4 Biểu diễn các định luật Kirchhoff dưới dạng phức
Định luật Kirchhoff 1:
Từ biểu thức ∑nk=1 ik = 0 ta được:
n
(1.50)
∑ İk = 0
k=1

Định luật Kirchhoff 2:


Viết định luật Kirchhoff 2 cho một nhánh gồm R – L – C mắc nối tiếp ta được:
u=uR+uL+uC
Dòng điện và điện áp trên các phần tử có thể biểu diễn dưới dạng phức:

̇ U̇R + U̇L + U̇C = (R + jX L − jX C). İ = Z̅. İ


U= (1.51)
21
Z̅ =R + j(XL + XC) là tổng trở phức của mạch điện.
Trường hợp tổng quát, định luật K2 dưới dạng phức:

∑ Z̅. İ = ∑ Ė (1.52)

Các công thức tổng trở phức và tổng dẫn phức thường có thêm dấu gạch ngang ở
trên để phân biệt với modul của chúng.
Nhờ cách biểu diễn các đại lượng sin bằng số phức ta đã chuyển được các
phương trình vi tích phân dưới dạng tức thời thành phương trình đại số với các số
phức. Nhờ đó ta có thể xây dựng các phương pháp tổng quát để tính toán các mạch
điện phức tạp ở chế độ xác lập sin một cách thuận tiện.
1.6 Quan hệ điện áp – dòng điện trên tải
1.6.1 Quan hệ điện áp – dòng điện trên tải thuần trở
Cho dòng điện iR = IRm sin (ωt+α) hay İR = IR ∠α ; qua điện trở R trên hình
1.12a , điện áp trên điện trở sẽ là:
uR = RiR = R.IRm sin (t+α) = URm sin (t+α) = UR √2 sin (t+α)
hay

U̇R = R. İR = UR ∠α (1.53)

Góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện là : φ = φu − φi = 0

Điện áp và dòng điện trên tải thuần trở có cùng tần số và trùng pha nhau. Đồ thị
vector được vẽ như hình 1.12b.
Công suất tức thời của điện trở là:
PR(t) = uR. i
Trên hình 1.12c vẽ đường cong uR, i và PR. Ta thấy PR(t) > 0, nghĩa là điện trở R
liên tục tiêu thụ điện năng của nguồn và biến đổi sang dạng năng lượng khác.
Vì công suất tức thời không có ý nghĩa thực tiễn nên ta đưa ra khái niệm công
suất tác dụng P, là trị số trung bình của công suất tức thời PR trong một chu kỳ:
1 T 1 T 1 T
P = ∫ PR (t)dt = ∫ uR iR dt = ∫ UR IR (1 − cos2ωt)dt
T 0 T 0 T 0

= UR IR = R I 2 (1.54)

1.6.2 Quan hệ điện áp – dòng điện trên tải thuần cảm


Cho dòng điện iL= ILm sin (ωt+α) hay İL = IL ∠α đi qua điện cảm L trên hình
1.13a, điện áp trên điện cảm sẽ là:

22
diL d(ILm sin(ωt + α))
uL (t) = L. = L. = ω. L. ILm cos(ωt + α)
dt dt
= X L . IL √2 sin(ωt + α + 900 ) = UL √2sin(ωt + α + 900 )
Hay

U̇L = UL ∠(α + 900 ) = X L . I∠(α + 900 ) = İ. Z̅L (1.55)

Trong đó:
ULm
UL = = XLI
√2
Z̅L = jωL = jX L
XL = L là cảm kháng, đơn vị là 
Góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện là :
φ = φu − φi = α + 900 − α = 900
Điện áp và dòng điện trên tải thuần cảm có cùng tần số nhưng điện áp sớm pha
hơn dòng điện một góc π/2.
Đồ thị vector điện áp và dòng điện được vẽ như hình 1.13b
Công suất tức thời của điện cảm:
pL(t) = uLi = ULmI Lm sin (t +α +π/2) sin( t+α)
Trên hình 1.13c vẽ đường cong u L, i và pL. Ta thấy có hiện tượng trao đổi năng
lượng. Trong khoảng t = 0 đến t = /2, công suất PL(t) > 0, điện cảm nhận năng
lượng và tích luỹ năng lượng trong từ trường. Trong khoảng tiếp theo t = /2 đến t
= , công suất PL(t) < 0, năng lượng điện tích luỹ trả lại cho nguồn và mạch ngoài.
Quá trình cứ thế tiếp diễn tương tự, vì thế trị số trung bình của công suất pL(t) trong
một chu kỳ sẽ bằng 0.
Công suất tác dụng của điện cảm bằng không:
1 T
P= ∫ P (t)dt = 0
T 0 L
Để biểu thị cường độ quá trình trao đổi năng lượng của điện cảm, ta đưa ra khái
niệm công suất phản kháng Q L của điện cảm. Ta có:

QL = ULI = XLI2 (1.56)

Đơn vị của công suất phản kháng : VAr, kVAr = 103VAr, MVAr = 106VAr (Var
có nghĩa là Volt – Ampe phản kháng).
1.6.3 Quan hệ điện áp – dòng điện trên tải thuần dung
Cho dòng điện iC= ICm sin (t+α) hay İC = IC∠α qua điện dung như trên hình
1.14a, điện áp trên điện dung là:

23
1 1 −1
uc (t) = . ∫ iC dt = ∫ ICm sin(ωt + α) dt = . I cos(ωt + α)
C C ωC Cm
1
= . I sin(ωt + α − 90°)
ωC Cm
Hay

U̇C = UC ∠α − 900 = X C. I∠α − 900 = İ. Z̅C (1.57)

Trong đó:
UC = XCI
1
Z̅ C = −jX c =
jωC
1
Xc = là dung kháng , đơn vị là .
jωC

Góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện là :


φ = φu − φi = α − 900 − α = −900
Điện áp và dòng điện trên tải thuần dung có cùng tần số nhưng điện áp chậm pha
hơn dòng điện một góc /2. Đồ thị vector của điện áp và dòng điện được vẽ trên hình
1,14b.
Công suất tức thời của điện dung:
pC(t) = uC i = UCm ICm sin t. sin (t - /2) = - UC I sin 2t
Trên hình 1.14c vẽ đường cong uC, i và pC. Ta nhận thấy có hiện tượng trao đổi
năng lượng giữa điện dung với phần mạch còn lại. Công suất tác dụng của điện dung:
1 T
P = ∫ PC(t)dt = 0
T 0

Để biểu thị cường độ quá trình trao đổi năng lượng của điện dung, ta đưa ra khái
niệm công suất phản kháng QC của điện dung:

QC = UC I = XC I2 (1.58)

24
1.6.4 Quan hệ điện áp và dòng điện trên tải R, L, C mắc nối tiếp
Khi có dòng điện i = Im sin t qua nhánh R, L, C mắc nối tiếp như hình 1.15a thì
sẽ gây ra những điện áp uR, uL và uC trên các phần tử R, L và C. Như đã xét ở các phần
trước, các đại lượng dòng và áp đều biến thiên dạng sin với cùng tần số, do đó có thể
biểu diễn trên cùng một mặt phẳng phức.
Điện áp nguồn U̇ bằng:

U̇ = U̇R + U̇L + U̇C = ZR İR + Z̅L İL + Z̅CİC = İ(ZR + Z̅L + Z̅C ) (1.59)

U̇ = İ(R + jX L − jX C ) = Z̅İ
Trong đó :
Z̅ = R + jX L − jX C

2 (1.60)
Z = √R2 + (X L − X C )

Z tổng trở của nhánh R , L, C mắc nối tiếp, có thứ nguyên là 


Đặt: X = XL - XC
X được gọi là điện kháng của nhánh. Từ công thức (1.60), ta thấy rằng điện trở
R, điện kháng X và tổng trở Z là ba cạnh của một tam giác vuông, trong đó cạnh huyền
là tổng trở Z, còn hai cạnh góc vuông là điện trở R và điện kháng X (xem hình 1.15b).
Tam giác tổng trở giúp ta dễ dàng nhận ra các quan hệ giữa các thông số R, X, Z và
góc lệch pha φ.
Nghiên cứu nhánh R, L, C nối tiếp ta rút ra được quan hệ giữa trị số hiệu dụng
áp và dòng trên nhánh R, L, C nối tiếp là: U = IZ
Về góc pha, điện áp lệch pha với dòng điện một góc  = φu − φiđược tính như
sau:
X (1.61)
tagφ =
R
Khi XL = XC, góc φ = 0, điện áp trùng pha với dòng điện, lúc này ta có hiện
tượng cộng hưởng nối tiếp, dòng điện đạt giá trị cực đại: I = U/R.
Điều kiện để có cộng hưởng là:

LCω2 = 1 (1.62)

Nếu XL< XC, φ< 0, mạch điện có tính chất dung kháng, điện áp chậm pha so với
dòng điện một góc φ.
Nếu XL> XC, φ> 0, mạch điện có tính chất cảm kháng, điện áp sớm pha so với
dòng điện một góc φ.
Ví dụ:
25
Cho mạch điện như hình sau,
có i(t) = 10 sin(10t − 60°)(A)
R = 10(Ω); L = 2H; C = 20mF.
Xác định điện áp u(t)
Giải:
Viết phương trình K2 cho mạch:
1
U̇ = U̇R + U̇L + U̇C = jωLİ + Rİ − j İ
ωC
Tổng trở phức của mạch:
Z̅𝑡đ = R + jX L − jX C = R + jωL − jX C
1
= 10 + j (2.10 − ) = 10 + 15𝑗(Ω)
20.10−3. 10
Chuyển đổi dòng điện i(t) sang dạng phức ta được:
İ = 5√2∠ − 60°(A)
Điện áp phức của mạch:
U̇ = İ. Z̅𝑡đ = 5√2∠ − 60°. (10 + 15𝑗) = 127.5∠116.3°(V)
Vậy : u(t) = 127.5 sin(10t + 116.3°)(V)
1.6.5 Quan hệ điện áp – dòng điện trên tải R, L, C song song

Cho điện áp u(t) = U√2 sin ωt (V) đặt lên R, L, C song song trên hình 1.16a.
Gọi iR(t), iL(t) và iC(t) là dòng điện tức thời qua R, L, C. Dùng định luật K1:
i(t) = iR (t) + iL (t) + iC (t)
Biểu diễn các đại lượng trên ở dạng phức ta có:

İ = İR + İL + İC (1.63)

U̇ U̇ U̇ 1 1 1
İ = + + = U̇ ( + + ) = U̇. Y
̅
R Z̅ L Z̅ C R jX L −jX C
1 1 1
Trong đó: ̅
Y=( + + ) là dẫn nạp của mạch điện, đơn vị là S (Simen).
R jXL −jXC

26
Trị hiệu dụng:

I= Y U (1.64)
(1.65)
1 2 1 1 2
với Y = √( ) + ( − )
R X X L C

̅ là tổng dẫn phức của mạch R – L – C mắc song song.


Y
Góc lệch pha φ giữa u và i cho bởi:

tg =B/G (1.66)

Nếu XL = XC thì BL = BC và  = 0, theo biểu thức (1.65) Y có cực tiểu bằng G và


nếu U không đổi thì theo (1.64), I có cực tiểu bằng GU = U/R. Đây là hiện tượng cộng
hưởng song song. Điều kiện cộng hưởng vẫn là LC2 = 1.
Nếu XL> XC thì B L< BC và < 0: i sớm pha u.
Nếu XL< XC thì B L> BC và > 0: i trễ pha.
Ví dụ:
Cho mạch điện như hình vẽ 1.16a. có u(t) = 380 sin(10t − 60°)(V)
R = 10(Ω); L = 2H; C = 20mF
Xác định dòng điện i(t).
Giải
Chuyển đổi u(t) = 380 sin(10t − 60°)(V)sang dạng phức ta được:
U̇ = 268.7∠ − 60°(V)
Tổng trở phức của mạch là:
X L = ωL = 10.2 = 20Ω
1 1
XC = = = 5Ω
ωC 20.10−3. 10
1 1 1 1 1 1 1 1 1 1
= + − = + j( − ) = + j( − )
Z̅td R jX L jX C R XC XL 10 20 5
→ Z̅td = 3.08 + 4.62j = 5.55∠56.310
Dòng điện phức của mạch là:
U̇ 268.7∠ − 60°
İ = = = 48.4∠ − 116.31
Z̅𝑡đ 5.55∠56.310
Dòng điện tức thời của mạch là:
i(t) = 4.48√2sin(10t−116.31o )(A)

27
1.7 Công suất tiêu thụ của tải
Khi biết dòng điện i(t), điện áp u(t) hoặc biết các thông số R, L, C của các mạch
điện, đối với dòng điện xoay chiều có ba loại công suất:
Công suất tác dụng P.
Công suất phản kháng Q.
Công suất toàn phần S (hay công suất biểu kiến)
1.7.1 Công suất tác dụng
Công suất tác dụng còn gọi là công suất trung bình hay công suất tiêu thụ. Giá trị
trung bình của công suất tức thời trong mỗi chu kỳ T chính bằng thành phần không đổi
và được gọi là công suất tác dụng:
1 T
P = ∫0 p. dt
T
Công suất tác dụng P được định nghĩa:

1 (1.67)
P = UM IM cos(φu − φi) = U. I cos(φu − φi)
2
Trong đó: φ = φu − φi góc lệch pha giữa điện áp và dòng điện
UM , IM ;U, I :là trị cực đại và hiệu dụng của điện áp và dòng điện.
Công suất tác dụng P cũng có thể được tính bằng tổng công suất tác dụng trên
các điện trở của các nhánh của mạch điện:
N (1.68)
P= ∑ R K. IK2
K=1

Trong đó: R K, IK, Điện trở, dòng điện của các nhánh.
1.7.2 Công suất phản kháng
Công suất phản kháng Q được định nghĩa: Là công suất đặc trưng cho khả năng
trao đổi năng lượng giữa điện trường và từ trường của mạch điện với nguồn điện.
Ký hiệu: Q
Công thức:
1 (1.68)
Q= U I sin(φu − φi) = U. I. sin(φu − φi )
2 MM
Công suất phản kháng điện cảm: Đặc trưng cho cường độ quá trình trao đổi
năng lượng của điện cảm, ký hiệu Q L
Q L = UL . I = X L I 2 (Var)
Công suất phản kháng điện dung: Đặc trưng cho cường độ quá trình trao đổi
năng lượng của điện dung , ký hiệu là Q C.
28
Q C = −UC. I = −X CI 2 (Var)
Công suất phản kháng có thể được tính bằng công suất phản kháng của điện
cảm và điện dung của mạch điện.
n n
(1.69)
2 2
Q = QL + QC = ∑ X Li. ILi − ∑ X Cj . ICj
i=1 i=1

Trường hợp:
Q > 0: Mạch có tính chất cảm kháng
Q < 0: Mạch có tính chất dung kháng
1.7.3 Công suất biểu kiến
Công suất biểu kiến S đặc trưng cho khả năng làm việc của thiết bị do nhà sản
xuất quy định.
Ký hiệu: S,
Đơn vị: (VA)
Công biểu kiến được định nghĩa như sau:

S=U.I (1.70)

Mối quan hệ P,Q,S được mô tả bằng tam giác vuông hình 1.17 trong đó S là cạnh
huyền, P và Q là hai cạnh góc vuông gọi là tam giác công suất hình:
Từ tam giác ta có:
P = S.cosφ
Q = S.sinφ
S = √P 2 + Q2 (1.71)
Ví dụ:
Cho mạch điện như hình sau. Biết u(t) = 380sin(120πt + 35o )(V), R = 15Ω,
C = 100μF. Tính công suất biểu kiến, công suất ác dụng, công suất phản kháng và hệ
số công suất của mạch.

Giải
Ta có:
29
380
U̇ = ∠350 ;
√ 2
1 1
XC = = = 26,53(Ω)
ωC 120π. 100. 10−6
𝑍̅ = 𝑅 − 𝑗𝑋𝐶 = 15 − 𝑗26,53
Tính i:
380
̇U ∠350
2
İ = = √ = 8,82∠95,520(A)
̅Z 15 − 𝑗26,53
Tính cosφ:
cosφ = cos(φu − φi) = cos(35 − 95,52) = 0,49
Tính S:
380
S = UI = . 8,82 = 2370(VA)
√2
Tính P:
380
P = UIcosφ = . 8,82.0,49 = 1161(W)
√2
Tính Q:
380
Q = UIsin(35 − 95,52) = . 8,82. sin(−60,52) = −2063(VAr)
√2
1.8 Hệ số công suất và phương pháp nâng cao hệ số công suất
1.8.1 Ý nghĩa của nâng cao hệ số công suất cosφ
Trong biểu thức công suất tác dụng: P = UI cos φ
P R R P (1.72)
cos φ = = = =
UI Z √R2 + X 2 √P 2 + Q2

cos φ:đươc gọi là hệ số công suất là chỉ là chỉ tiêu kĩ thuật quan trọng nó có ý
nghĩa rất lớn về kinh tế.
Từ công thức (1.67) ta có:
Pt (1.73)
I=
U cos φ

Tổn hao trên đường dây truyền tải:


2
Pt (1.74)
∆P = R d. Id2 = R d. ( )
U cos φ

30
Với cùng một điện áp U và công suất tác dụng P, nếu ta tăng hệ số cosφ lên thì I
sẽ giảm. Lúc đó ta giảm được tiết diện của dây dẫn và tổn hao trên đường dây ∆P sẽ
giảm.
Ưu điểm của việc nâng cao hệ số công suất:
- Tăng khả năng truyền tải công suất P của đường dây.
- Sử dụng thiết bị có cos φ cao sẽ tăng khả năng sử dụng công suất của nguồn.
- Sụt áp trên đường dây là ∆U = Zd Id, nếu I giảm thì ∆U giảm lúc đó tăng chất
lượng điện áp.
- P = UI cos φ = S. cos φ ta nhận thấy cos φ càng lớn thì công suất tác dụng P
càng gần bằng S và ngược lại cos φ càng nhỏ thì P càng nhỏ hơn so với S nên việc sử
dụng thiết bị kém hiệu quả.
Như vậy ta thấy cos φ thấp có hại về kinh tế, kỹ thuật nên khi tính toán, thiết kế,
lựa chọn, lắp đặt thiết bị điện phải đảm bảo trong khoảng giá trị cho phép nếu không
đạt thì phải tìm mọi biện pháp nâng cao hệ số công suất của mỗi thiết bị điện,mỗi phân
xưởng và mỗi nhà máy.
1.8.2 Nâng cao hệ số công suất
Có nhiều biện pháp nâng cao cosφ như phát máy bù đồng bộ, ghép tụ bù.Ở đây ta
xét phương pháp đơn giản nhất là ghép song song với tải cảm( thường sử dụng các tải
cảm như: động cơ điện,MBA,các cuộn cảm...) những tụ điện gọi là tụ bù.
Ta thấy :
R (1.75)
cosφ = cos
√R2 + X 2
Để nâng cao cos φ tức là làm cho φ giảm. Tùy tính chất của tải (tải có tính chất
dung hay cảm) để tìm cách làm cho cos φ giảm.
Trong sinh hoạt và trong công nghiệp tải thường có tính chất tải cảm, điện áp
vượt trước nên để φ giảm ta nối song song với tải một tụ C có dòng điện qua nó vượt
trước áp nên dòng tổng sẽ lệch pha so với áp chung một góc nhỏ hơn.
Để nâng cao cos φ ta dùng tụ điện nối song song với tải như hình 1.18a

Khi chưa bù (chưa có nhánh tụ điện) dòng điện trên đường dây I bằng dòng điện
qua tải I1, hệ số công suất của mạch là cos φ1 của tải.

31
Khi có bù (có nhánh tụ điện), dòng điện trên đường dây I là tổng dòng điện qua
tải I1 và dòng điện qua điện dung IC hình 1.18a:

⃗I = ⃗I1 + ⃗IC (1.76)

Từ hình ta thấy dòng điện I trên đường dây sẽ giảm và cos φ tăng lên:
I < I1 , φ < φ1 và cos φ > cos φ1
Vì Công suất P của tải không đổi nên công suất phản kháng của mạch sẽ là:
Lúc chưa bù chỉ có công suất Q1 của tải:

Q1 = P. tan φ1 (1.77)

Lúc bù, hệ số công suất là cos φ, công suất phản kháng của mạch Q:

Q = P. tan φ (1.78)

Công suất phản kháng của mạch gồm: Q1 của tải và QC của tụ điện:

Q = Q1 + Q C = P. tan φ1 + Q C (1.79)

Suy ra: Q C = P. tan φ − P. tan φ1 = −P. (tan φ1 − tan φ)


Mặt khác công suất Q C được tính:
UC (1.80)
Q C = −UC IC = −UC = −UC2. ωC
ZC

Từ đó ta có C cần thiết để nâng hệ số công suất mạch điện từ cos φ1 lên cos φ là:
P (1.81)
C= (tan φ1 − tan φ)
ω. UC2

1.9 Các phương pháp phân tích mạch điện


1.9.1 Phương pháp dòng điện nhánh
Đây là phương pháp cơ bản để giải mạch điện với ẩn số là dòng điện nhánh. Để
giải được mạch điện, trước hết phải xác định số nhánh, tuỳ ý chọn chiều dòng điện
trên mỗi nhánh. Xác định số đỉnh (nút) và số vòng mắt lưới.
Nếu mạch điện có n nhánh, số phương trình cần phải viết để giải mạch là n
phương trình, thuật toán giải mạch điện theo phương pháp dòng điện nhánh như sau:
- Tuỳ ý chọn chiều dòng điện cho mỗi nhánh.
- Viết d – 1 phương trình Kirchhoff 1 cho đỉnh.
- Viết n – d +1 phương trình Kirchhoff 2 cho mắt lưới.
- Giải hệ n phương trình để tìm ra các dòng điện nhánh.
32
1.9.2 Phương pháp dòng mắt lưới
Ẩn số của hệ phương trình là dòng điện khép mạch trong các mắt lưới. Ở đây ta
định nghĩa dòng mắt lưới là dòng điện chạy trong một vòng kín. Dòng điện này có thể
chính là dòng điện chảy trong một phần tử của vòng, hoặc cũng có thể chỉ là một phần
của dòng điện chảy qua phần tử trong vòng. Các bước giải mạch điện theo phương
pháp dòng điện vòng:
Gọi n là số nhánh, d là số đỉnh, vậy số vòng mắt lưới phải chọn là m = n – d +1.
Ta coi rằng mỗi vòng có một dòng mắt lưới chạy khép kín trong vòng ấy..
Vẽ chiều các dòng điện mắt lưới, viết hệ phương trình Kirchhoff 2 theo dòng
điện mắt lưới cho n – d + 1 vòng.
Khi viết hệ phương trình ta vận dụng định luật Kirchhoff 2 viết cho một vòng
như sau: Tổng đại số điện áp rơi trên các tổng trở của vòng do các dòng điện mắt lưới
gây ra bằng tổng đại số các sức điện động của vòng. Trong đó các dòng điện mắt lưới,
các sức điện động có chiều trùng với chiều đi vòng thì lấy dấu dương, ngược lại lấy
dấu âm.
Tóm lại, thuật toán giải mạch điện theo phương pháp dòng điện vòng như sau:
- Tuỳ ý chọn chiều dòng điện nhánh và dòng điện vòng.
- Lập n – d + 1 phương trình dòng điện vòng.
- Giải hệ n – d + 1 phương trình tìm các dòng điện vòng.
- Từ các dòng điện vòng suy ra các dòng điện nhánh.
1.9.3 Phương pháp điện áp nút
Phương pháp này không tính trực tiếp với ẩn số dòng điện các nhánh mà qua ẩn
số trung gian là điện thế các nút. Khi bắt đầu giải mạch người ta sẽ chọn 1 nút trong
mạch và gọi là nút gốc có điện thế bằng không ( có thể chọn tùy ý, như thường người
ta chọn nút có nhiều nhánh tới nhất làm nút gốc ví dụ như trên hình 1.19)
Điện thế của một nút được định nghĩa là điện áp của nút đó so với nút gốc
Áp dụng Kirchhoff 2 cho vòng ABNA:
Ė1 − φ̇ A
−Ė1 + R1İ1 + φ̇ A = 0 → İ1 =
R1
φ̇ A − φ̇ B
−φ̇ A + (R 3 + jωL1)İ1 + φ̇ B = 0 → İ2 =
R 3 + jωL1
Áp dụng Kirchoff1 tại nút A:
İ1 − İ2 − J̇ = 0
Thế ta được:

33
Ė1 − φ̇ A φ̇ A − φ̇ B
− − j̇ = 0
R1 R 3 + jωL1
Tương đương với:
1 1 1 Ė1
φ̇ A ( + ) − φ̇ B ( ) − φ̇ C(0) = − J̇
R1 R 3 + jωL1 R 3 + jωL1 R1
Lưu ý:
- Trở kháng của nguồn áp bằng không (0).
- Trở kháng của nguồn dòng bằng vô cùng (∞).
Phương pháp điện thế nút được thực hiện như sau:
Bước 1: Chọn một nút làm nút gốc có điện thế bằng không. nút này có thể chọn
tùy ý nhưng thường chọn nút có nhiều nhánh nhất nối tới làm nút gốc.
Bước 2: Viết phương trình điện thế cho các nút còn lại (Ẩn là điện thế các nút).
Điện thế tại một nút nhân với tổng điện dẫn của các phần tử nối tại nút đang xét
trừ đi điện thế nút bên cạnh (nối giữa hai nút) nhân với tổng điện dẫn của phần tử
nhánh chung giữa hai nút bằng tổng các nguồn dòng nối tới nút đang xét. Nguồn dòng
mang dấu (+) nếu nó đi vào nút và mang dấu (-) nếu đi ra khỏi nút.
Bước 3: Giải hệ (n − 1) phương trình điện thế nút.
Bước 4: Tìm dòng điện nhánh theo định luật ohm từ điện thế các nút.
Nhận xét: Để viết được trực tiếp phương trình điện thế nút thì trong mạch điện
chỉ có chứa nguồn dòng, nếu có nguồn áp ta phải đổi sang nguồn dòng tương đương.
Quy tắc viết phương trình điện thế tại 1 nút:
- Phương trình viết cho nút A thì điện thế nút A (φ̇ A) mang dấu (+), còn các nút
khác nối đến nút A sẽ mang dấu (-).
- Hệ số φ̇ A trong phương trình viết cho nút A, bằng tổng các dẫn nạp các nhánh
nối đến nút A ( 𝑌̅ = 1⁄̅ ).
Z
- Hệ số của điện thế các nút khác trong phương trình viết cho nút A bằng tổng
các dẫn nạp của các nhánh nối từ A tới nút đó.
- Vế phải của phương trình bằng tổng nguồn dòng hoặc tỷ số của sức điện động
và trở kháng của nhánh. Trong đó chiều đi vào các nút A mang dấu (+), đi ra khỏi nút
mang dấu (-).
Tương tự ta viết tiếp cho nút B:

(1.78)
1 1 1 1 1 rİ1
φ̇ B ( + + ) − φ̇ A ( ) − φ̇ C ( ) =
R3 + jωL1 R 4 1⁄ R 3 + jωL1 R4 1⁄
jωC jωC

Tương tự ta viết tiếp cho nút C :

1 1 1 Ė1 (1.79)
φ̇ C ( + ) − φ̇ A(0) − φ̇ B ( ) =
R 4 jωL2 R4 jωL2

34
Sau khi viết phương trình điện thế cho (n − 1) nút, giải hệ phương trình này tìm
điện thế các nút. Dòng điện các nhánh sẽ được tính từ điện thế các nút đó.
Ví dụ: Cho mạch điện như hình sau, với các thông số mạch như sau.
e1 = e2 = 120√2sin(10t − 200 ), e3 = 220sin(10t + 500 ) , C3 = 10mF
R1 = R 2 = 10Ω, R 3 = 5Ω, L1 = 1H
Tính dòng điện các nhánh bằng phương pháp điện thế nút.

Giải
Mạch điện có 2 nút, ta chọn nút B là nút gốc và qui ước : U̇B = 0(V).
Bước 1: Phức hóa các phần tử mạch điện.
Ė1 = Ė2 = 120∠ − 20°(V); Ė2 = 110√2∠50°(V);
Z̅1 = 10 + j10Ω ; Z̅2 = 10 (Ω); Z̅3 = 5 − j10Ω;
Bước 2: Chọn dòng và chiều dòng điện phức các nhánh là İ1, İ2, İ3
Bước 3. Viết và giải phương trình tính điện thế tại nút A:
1 1 1 Ė1 Ė2 Ė3
U̇A ( + + ) = − +
Z̅1 Z̅2 Z̅3 Z̅1 Z̅2 Z̅3
1 1 1 120∠ − 20° 120∠ − 20° 110√2∠50°
↔ U̇A ( + + )= − +
10 + j10 10 5 − j10 10 + j10 10 5 − j10
→ U̇A = −60.46 + 57.86(V)
Bước 4: tính dòng điện trên các nhánh:
Ė1 − U̇A 120∠ − 20° + (−60.46 + 57.86)
İ1 = = = 15,08∠ − 35,10
Y1 10 + j10
Ė2 + U̇A 120∠ − 20° − (−60.46 + 57.86)
İ2 = = = 21,33∠9,910
Y2 10
Ė3 − U̇A 110√2∠50° − (−60.46 + 57.86)
İ3 = = = 15,08∠54,9°
Y3 5 − j10
Bước 5: Chuyển dòng điện về miền thời gian (dạng tức thời):
i1 (t) = 15,08√2 sin(314t − 35,1°) (A)
35
i2 (t) = 21,33√2 sin(314t + 9,91°) (A)
i3 (t) = 15,08√2 sin(314t + 54,9°) (A)

36
BÀI TẬP CHƯƠNG 1
I. Phần trắc nghiệm
1. Chuyển đại lượng e(t) sang dạng phức, e(t) = 220.cos(314t-60⁰) + 380.cos314t
A. Ė = 371,8∠ − 21,2°(V)
B. Ė = 371,8∠21,2°(V)
C. Ė = 346,48 + 134,72j(V)
D. Ė = −346,48 + 134,72j(V)
2. Một nhánh gồm 2 phần tử R, L mắc nối tiếp với nhau có điện áp và dòng điện
i(t) = 15√2 sin(314t − 35°)
u(t) = 220√2 sin(314t + 45°)
Hãy biểu diễn dòng điện và điện áp phức. Tìm biểu thức Đúng
A. İ = 15√2∠ − 35°, U̇ = 220∠45°
B. İ = 15∠ − 35°, U̇ = 220∠45°
C. İ = 15∠ − 35°, U̇ = 220√2∠45°
D. İ = 15√2∠35°, U̇ = 220√2∠45°
3. Tính tổng trở tương đương của mạch điện như hình vẽ.
Cho R1 = R 2 = X 𝑐 = X 𝐿 = 5Ω.

XC
R1
R2 XL

Tìm đáp án đúng.


A. Z̅ = 10 Ω
B. Z̅ = 4 − 𝑗 Ω
C. Z̅ = 4 + 𝑗 Ω
D. Z̅ = 10 − 5𝑗 Ω
4. Viết biểu thức dòng điện và điện áp Nếu i chậm pha hơn u một góc 300 ?
A. İ = I∠0, U̇ = U∠ − 30°
B. İ = I∠30, U̇ = U∠ − 30°
C. İ = I∠30, U̇ = U∠0°
D. İ = I∠0, U̇ = U∠30
5. Theo mạch điện sau, có bao nhiêu nhánh, nút, vòng
37
R1

R2 R3
E1 R6
R5
R4 E2

A. 4 nhánh, 4 nút, 6 vòng


B. 6 nhánh, 3 nút, 7 vòng
C. 4 nhánh, 4 nút, 5 vòng
D. 6 nhánh, 4 nút, 7 vòng
Đáp án : 1A, 2B, 3D, 4C, 5D
II. Phần tự luận
1. Cho mạch điện như hình vẽ , tính điện áp U0

2. Cho mạch điện như hình vẽ, tính dòng điện 𝐼0̇ .

3. Cho mạch điện như hình vẽ, xác định dòng điện i(t) trong mạch.

38
4. Cho mạch điện như hình vẽ, với e(t) = 50√2sin (100t + 300) (V). Hãy xác
định dòng điện İ1 ; İ2; İ3

5. Cho mạch điện với các thông số mạch như hình sau. Hãy xác định dòng điện
İ1; İ2; İ3 trong mach.

6. Cho mạch điện như hình sau, xác định điện áp U0 bằng phương pháp điện thế
nút.

7. Cho mạch điện như hình vẽ, tính dòng điện tức thời trên các nhánh, công suất
tác dụng, công suất phản kháng, công suất biểu kiến toàn mạch

8. Cho mạch điện như hình vẽ , xác định dòng điện i(t)

39
Đáp án:
1. U0 = 16V
2. 𝐼0̇ = 1,5𝑗
3. i(t) = 1,97 cos(10t + 5,65°) (A)
4. İ1 = 4,59∠ − 49,97°(A); İ2 = 3,06∠ − 49,97°(A); İ3 = 7,65∠ − 49,97°(A)
√205 2√5
5. İ1 = 3,73∠ − 10,29°(A); İ2 = ∠− 24,77°(A); İ3 = ∠116,56°(A)
3 3
6. u(𝑡) = 7,67 cos(4𝑡 − 35,02°) (V)
7. P1Ω = 11,33W; P2Ω = 40,79W; P3H = P0,25F = 0W
8. i(t) = 2,83 cos(2t + 45°) (A)

40
CHƯƠNG 2. KHÍ CỤ ĐIỆN
2.1 Aptomat (CB)
2.1.1 Khái niệm
Aptomat được gọi là CB (viết tắt của cụm từ Circuit Breaker). Tuy nhiên,
Aptomat có nguồn gốc từ tiếng Nga, dùng để gọi thiết bị đóng cắt tự động hay còn gọi
là cầu dao tự động.
Áptomat là khí cụ điện được đóng bằng tay, đóng từ xa; và khi ngắt có thể bằng
tay hoặc tự động. Tín hiệu ngắt áptomat thường là các tín hiệu bảo vệ: quá tải, ngắn
mạch, điện áp thấp, công suất ngược,..
2.1.2 Cấu tạo của Aptomat
Áptomat có rất nhiều dạng, nhưng về cơ bản, cấu trúc chung của áptomat gồm có
các bộ phận chính là hệ thống tiếp điểm, hệ thống dập hồ quang, cơ cấu truyền động
đóng/ cắt áptomat, hệ thống đầu đấu dây với bên ngoài, các phần tử bảo vệ và vỏ.

a. Tiếp điểm
- Áptomat thường có tiếp điểm, tiếp điểm chính, tiếp điểm trung gian và hồ
quang. Tiếp điểm thường được làm bằng vật liệu dẫn điện tốt nhưng chịu được nhiệt
độ do hồ quang sinh ra, thường làm hợp kim như: Ag-W, Cu-W, Cu-Ni.
- Khi đóng mạch thì tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm trung
gian, cuối cùng là tiếp điểm chính. Khi cắt mạch thì ngược lại, tiếp điểm chính mở
trước, tiếp theo là tiếp điểm trung gian, cuối cùng là tiếp điểm hồ quang. Như vậy, hồ
quang chỉ cháy trên tiếp điểm hồ quang, do đó bảo vệ được tiếp điểm chính. Tiếp điểm
trung gian được sử dụng để tránh hồ quang cháy lan sang làm hỏng tiếp điểm chính.
- Ngoài ra, trong áptomat còn có hệ thống tiếp điểm phụ, đó thường là công tắc
được tác động bởi các cơ cấu cơ khí trong áptomat dùng để khoá lẫn hoặc dùng trong
mạch chỉ báo, điều khiển,... Các áptomat nhỏ thường không có tiếp điểm phụ.
41
b. Hộp dập hồ quang
Hệ thống dập hồ quang có nhiệm vụ nhanh chóng dập tắt hồ quang khi ngắt
áptomat, không cho nó cháy lại.
- Để CB dập được hồ quang trong tất cả các chế độ làm việc của lưới điện người
ta thường dùng hai kiểu thiết bị dập hồ quang là: kiểu nửa kín và kiểu hở.
- Kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của CB có lỗ thoát khí. Loại này có dòng
giới hạn cắt không quá 50 kA.
- Kiểu hở được dùng khi dòng điện cắt lớn hơn 50 kA hoặc điện áp lớn hơn 1kV.
- Trong hộp dập hồ quang thông thường người ta dùng những tấm thép xếp thành
lưới ngăn để phân chia hồ quang thành nhiều đoạn ngắn thuận lợi cho việc dập tắt hồ
quang.
c. Cơ cấu truyền động đóng, cắt CB: có 2 cách bằng tay và bằng cơ điện. Điều
khiển bằng tay được thực hiện với các CB có dòng điện định mức không lớn hơn
600A. Điều khiển bằng điện từ (cuộn cắt, cuộn đóng) được ứng dụng ở các CB có
dòng điện lớn hơn (đến 1000A).
d. Móc bảo vệ: CB tự động cắt nhờ các phần tử bảo vệ, gọi là móc bảo vệ
2.1.3 Nguyên lý hoạt động
a. Nguyên lý hoạt động của CB dòng cực đại
- Cuộn dây bảo vệ quá dòng mắc nối tiếp với mạch điện chính.
- Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, tiếp điểm của CB được kết nối nhờ
móc (2) và móc (3),. Lúc này CB đang ở trạng thái ON với dòng điện định mức lực hút
của nam châm điện (5) không thắng được lực kéo của lò xo (6) nên không làm phần
ứng 4 di chuyển.
- Khi có hiện tượng quá tải hay ngắn mạch, dòng điện đi qua cuộn dây bảo vệ
quá dòng lớn hơn dòng điện định mức và nam châm điện (5) sẽ hút phần ứng (4)
xuống làm nhả móc (3), móc (2) được tự do, kết quả là các tiếp điểm của CB được mở
ra dưới tác dụng của lực lò xo (1), mạch điện bị ngắt.
b. Nguyên lý hoạt động của CB điện áp thấp
- Khi CB ở trạng thái ON với điện áp định mức nam châm điện( 11) và phần ứng
(10) hút lại với nhau để giữ kêt nối cho móc(7) và(8).
- Khi điện áp xuống thấp quá mức, lực hút của nam châm điện (11) nhỏ hơn lực
kéo của lò xo (9). Lò xo (9) kéo phần ứng (10) bật lên làm móc(7) và(8) mất kết nối
tại. Đồng thời lò xo (1) được thả, mạch hở, điện được ngắt

42
Hình 2.4 Nguyên lý hoạt động của CB điện áp thấp
2.1.4 Phân loại
- Theo kết cấu, có 3 dạng: một pha, hai pha và ba pha.
- Theo thời gian thao tác, có 2 dạng: Loại tác động tức thời (nhanh) và loại tác
động không tức thời.
- Theo chức năng bảo vệ: MCB (Miniature Circuite Breaker); MCCB (moulded
case circuit breaker); RCD (residual current device); RCCB (residual current circiute
breaker); RCBO (residual current circiute breaker overcurrent).
2.1.5 Ký hiệu trên bản vẽ điện

2.1.6 Các thông số kỹ thuật cơ bản


- Điện áp định mức (Uđm): là giá trị điện áp làm việc dài hạn của thiết bị điện
được aptomat đóng ngắt.

43
- Dòng điện định mức (Iđm): là dòng điện làm việc lâu dài của aptomat, thường
dòng định mức của aptomat bằng lần dòng định mức của thiết bị được bảo vệ.
- Dòng điện tác động (Itđ): là dòng áptomat tác động, tuỳ thuộc loại phụ tải mà
tính chọn tác động khác nhau. Với động cơ điện không đồng bộ pha lồng sóc thì
thường , với là dòng định mức của thiết bị cần bảo vệ.
- Đặc tính của áptomat : để áptomat bảo vệ được thiết bị thì đặc tính của áptomat
phải thấp hơn đặc tính A-s của thiết bị.
2.2 Contactor điện từ

2.2.1 Khái niệm


Contactor là khí cụ điện hạ áp. Nó có nhiệm vụ thực hiện việc đóng cắt thường
xuyên các mạch điện động lực. Contactor được sử dụng để điều khiển động cơ điện,
chiếu sáng, hệ thống sưởi, tụ điện, máy sấy nhiệt và các phụ tải khác… thông qua nút
nhấn, chế độ tự động hoặc có thể là điều khiển từ xa.
2.2.2 Cấu tạo

Contactor điện từ có các bộ phận chính sau: tiếp điểm, mạch từ, cuộn hút, hộp
dập hồ quang, vỏ.
a. Tiếp điểm: Contactor thường có đến tiếp điểm chính (đóng ngắt mạch động
lực) và một vài cặp tiếp điểm phụ (đóng ngắt mạch điều khiển). Các tiếp điểm của
Contactor được chế tạo bằng đồng và bề mặt tiếp xúc thường được mạ bạc.
Để tăng độ nén giữa tiếp điểm tĩnh và tiếp điểm động, trên mỗi tiếp điểm động có
bố trí một lò xo (lò xo này không được minh họa trên hình vẽ).
Đối với tiếp điểm phụ, không có lò xo nén tiếp điểm mà sử dụng lực đàn hồi của
chính thanh đồng lai tiếp điểm làm lò xo nén tiếp điểm.
44
b. Mạch từ gồm hai phần: phần tĩnh thường có dạng chữ E , trên trụ giữa có đặt
cuộn hút. Phần động thường có dạng chữ I hoặc chữ E. Phần động liên kết cơ khí với
tiếp điểm động. Khi phần động chuyển động, tiếp điểm động chuyển động làm thay
đổi trạng thái của tiếp điểm.
c. Cuộn hút: có thể là một chiều hoặc xoay chiều. Cuộn hút một chiều thì mạch
từ của nó được làm bằng sắt từ mềm và lõi thép ít bị nóng so với xoay chiều. Cuộn hút
xoay chiều thì mạch từ được ghép lại từ các lá thép kỹ thuật điện (thép có pha ) mỏng
để hạn chế tác động của dòng xoáy Fuco. Trong mạch từ, cuộn hút xoay chiều có bố trí
vòng ngắn mạch để chống rung.
d. Hộp dập hồ quang: bao gồm cuộn dây thổi từ, hộp vách ngăn. Cuộn dây này
gồm một vài vòng dây lõi không khí mắc nối tiếp với tiếp điểm và đặt gần tiếp điểm có
hồ quang sao cho từ trường do cuộn dây tạo ra vuông góc với dòng điện hồ quang. Khi
tiếp điểm mở ra, dòng mất đột ngột sinh ra sức điện động cảm ứng tạo dòng cảm ứng
phóng qua không gian giữa hai tiếp điểm tạo hồ quang điện. Dòng điện qua cuộn thổi
từ sẽ tạo từ trường tác động vào dòng điện hồ quang đẩy hồ quang vào các khe hở giữa
các vách ngăn, hồ quang bị chia nhỏ và kéo dài sẽ tự tắt.
e. Vỏ: thường làm bằng nhựa cách điện, là bộ phận chứa các chi tiết của contctor.
2.2.3 Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của theo hình 2.6 như sau: khi cuộn dây không có điện, lò
xo đẩy các tiếp điểm ở trạng thái không hoạt động, các tiếp điểm thường mở thì mở ra,
các tiếp điểm thường đóng thì đóng lại.
Khi cấp điện cho cuộn dây, lõi từ động được hút vào kéo theo các tiếp điểm
động, các tiếp điểm thay đổi trạng thái, các tiếp điểm thường mở thì đóng lại, các tiếp
điểm thường đóng thì mở ra.
2.2.4 Phân loại
Có nhiều cách phân loại:
- Phân loại theo nguyên lý truyền động: Contactor kiểu điện từ, kiểu khí nén,
kiểu thủy lực.
- Phân loại theo dòng điện qua tiếp điểm chính: Contactor một chiều & xoay
chiều.
- Phân loại theo điện áp cấp cho cuộn hút: Contactor cuộn hút một chiều & cuộn
hút xoay chiều.
- Phân loại theo số lượng tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ: 1 tiếp điểm chính, 2
tiếp điểm chính, 3 tiếp điểm chính, 4tiếp điểm chính, …

45
2.2.5 Ký hiệu trên bản vẽ điện

2.2.6 Các thông số cơ bản


- Điện áp định mức (Uđm): Là điện áp làm việc lâu dài của mạch điện tương ứng
mà tiếp điểm chính của contactor phải đóng cắt. Điện áp định mức có thể là: một chiều
và xoay chiều.
- Điện áp định mức cuộn dây(Udđm): Là điện áp định mức đặt vào cuộn dây. Yêu
cầu là phải đảm bảo lúc điện áp bằng định mức thì phải đủ sức hút và cuộn dây không
nóng quá mức.
- Dòng điện định mức (Iđm): Là dòng điện định mức đi qua tiếp điểm chính của
trong chế độ làm việc gián đoạn - lâu dài mà không làm hỏng tiếp điểm.
Nếu được đặt trong tủ điện thì dòng điện định mức lấy thấp hơn do điều kiện làm
mát kém. Trong chế độ làm việc dài hạn thì dòng điện cho phép qua contactor phải
nhỏ hơn nữa.
- Số cặp tiếp điểm phụ: là số cặp tiếp điểm phụ thường đóng và thường mở của
contactor. Có thể gắn thêm các để mở rộng số lượng tiếp điểm phụ.
- Tuổi thọ: là số lần đóng cắt mà sau số lần đóng cắt ấy CTT sẽ hỏng không dùng
được nữa. Sự hư hỏng của nó có thể do mất độ bền cơ hay độ bền điện.Tuổi thọ cơ khí
là số lần đóng cắt không tải cho đến khi CTT hỏng. CTT hiệnđại tuổi thọ cơ khí đạt
2.107 lần.Tuổi thọ điện là số lần đóng cắt tải định mức.Thường tuổi thọ về điện bằng
1/5 hay 1/10 tuổi thọ cơ khí.

46
2.3 Rơ le điện từ
2.3.1 Khái niệm
Rơle là một loại khí cụ điện tự động đóng cắt mạch điện trong các hệ thống điều
khiển. Rơle cũng là một thiết bị dùng để tự động hóa các hệ thống điều khiển.
2.3.2 Cấu tạo
- Rơle điện từ có các bộ phận chính là mạch từ,phần ứng, tiếp điểm, vỏ.
- Mạch từ:là một cuộn dây đồng quấn quanh một vật liệu sắt từ. Đây thường là
một lõi sắt rắn. Khi đặt một hiệu điện thế vào cuộn dây, xung quanh cuộn dây sẽ sinh
ra một từ trường. Lõi sắt tập trung từ trường này trở thành nam châm cho đến khi hết
điện áp vào cuộn dây.
- Phần ứng được đặt ở vị trí sao cho khi nam châm điện được cấp nguồn, nó có
thể kéo phần ứng về phía nó. Phần ứng dẫn điện vì nó phải mang dòng điện chuyển
mạch từ đầu nối chung đến các đầu nối đầu ra.
- Tiếp điểm là bộ phận quan trọng,vật liệu tiếp xúc được chọn để chịu được ăn
mòn điện. Thông thường, chúng được làm bằng bạc niken, bạc cadmium oxit và bạc
oxit thiếc.
- Vỏ thường làm bằng nhựa cách điện, là bộ phận chứa các chi tiết của rơ le
- Điểm khác biệt cơ bản giữa rơle điện từ và contactor là rơle điện từ chỉ có một
loại tiếp điểm điều khiển có thể là thường đóng hoặc thường mở, không có hộp dập hồ
quang, và không có lò xo nén tiếp điểm mà sử dụng thanh đồng lai tiếp điểm tạo lực
nén
2.3.3 Nguyên lý làm việc
Nguyên lý làm việc của Rơle dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Khi cuộn hút có điện sẽ sinh ra từ trường, tại vùng có khe khí sinh ra lực từ để
hút nắp từ để khép kín mạch từ. Hệ thống tiếp điểm sẽ thay đổi trạng thái, tiếp điểm
thường đóng sẽ mở ra và tiếp điểm thường mở sẽ đóng lại.
Khi cuộn hút mất điện, lò xo phản hồi sẽ kéo nắp từ về vị trí ban đầu, trả các tiếp
xúc về vị trí ban đầu chuẩn bị cho lần làm việc tiếp theo.

2.3.4 Phân loại


- Phân loại theo nguyên lý làm việc: rơle điện từ, rơle điện động, rơle từ điện,
rơle cảm ứng nhiệt, rơle điện tử, rơle bán dẫn,....

47
- Phân loại theo đại lượng vào: rơle dòng điện, rơle điện áp, rơle công suất, role
tổng trở, rơle tần số, rơle góc pha ....
- Phân loại theo dạng dòng điện sẽ có: rơle điện một chiều, rơle điện xoay chiều.
- Phân loại theo giá trị và chiều của đại lượng sẽ có: rơle cực đại, rơle cực tiểu,
rơle sai lệch, rơle hướng,...
2.3.5 Ký hiệu

2.3.6 Các thông số cơ bản


- Điện áp định mức cuộn hút: là điện áp cấp cho cuộn hút làm việc ở chế độ lâu
dài. Điện áp này có thể là một chiều và xoay chiều. Điện áp này ghi trên cuộn hút.
- Điện áp định mức (Uđm ):điện áp làm việc lâu dài của mạch điện mà rơle khống
chế, điện áp định mức có thể là một chiều và xoay chiều.
- Dòng điện định mức (Iđm ): dòng điện dài hạn qua tiếp điểm của rơle mà không
làm hỏng tiếp điểm.
- Số cặp tiếp điểm: là số lượng tiếp điểm thường đóng và thường mở của rơle.
- Tuổi thọ cơ khí: được tính bằng số lần đóng ngắt, thường là vài trăm ngàn lần
đóng ngắt không điện, và trăm ngàn lần đóng ngắt có dòng định mức. - Điện áp cách
điện: điện áp thử cách điện.
Thời gian tác động: là khoảng thời gian kể từ lúc dòng điện vượt quá giá trị tác
động đến lúc phần động được hút hoàn toàn vào phần tĩnh.
- Tần số tác động: là số lần tác động trong một đơn vị thời gian.
2.4 Rơ le nhiệt
2.4.1 Khái niệm
Rơ le là một thiết bị dùng để bảo vệ mạch điện và thiết bị điện không bị hỏng khi
dòng điện tăng lên đột ngột. Nhờ sự có mặt của nó mà các thiết bị điện và máy móc sẽ
hoạt động ổn định hơn cũng như không bị hư hỏng khi quá tải. Chính vì vậy, rơle nhiệt
được ứng dụng trong hầu hết các hệ thống điện từ công nghiệp tới dân sự.
Vì thời gian làm việc của rơ le nhiệt chỉ diễn ra trong thời gian vài giây hoặc lâu
nhất là vài phút nên nó chưa đảm bảo có thể dùng để bảo vệ ngắn mạch được. Do đó
người ta thường lắp kèm thêm cầu chì cùng với rơ le nhiệt để tạo nên hệ thống bảo vệ
ngắn mạch tốt và hiệu quả hơn.
2.4.2 Cấu tạo
Một rơ le nhiệt thông thường được cấu tạo từ các bộ phận sau:
[1] Đòn bẩy: Là bộ phận dùng để kích hoạt rơ le bằng cách giảm dòng điện đi
qua đốt nóng.

48
[2] Tiếp điểm thường đóng (NC): Là tiếp điểm mắc nối tiếp với mạch điều khiển,
thường đóng khi rơ le không hoạt động.
[3] Tiếp điểm thường mở (NO): Là tiếp điểm được kết nối với đèn, còi báo động
để báo hiệu khi mạch có sự cố xảy ra.
[4] Vít chỉnh dòng điện tác động: Là bộ phận dùng để điều chỉnh giá trị dòng
điện tác động để phù hợp với yêu cầu của mạch điều khiển.
[5] Thanh lưỡng kim: Là bộ phận giữ đòn bẩy và tiếp điểm, giúp kích hoạt rơ le
khi có sự cố xảy ra. Nó được tạo thành từ hai thanh kim loại có chỉ số giãn nở khác
nhau ghép lại. Thông thường, thanh kim loại thứ nhất sẽ là thanh có chỉ số giãn nở
thấp hơn và thương được làm từ chất liệu invar (64% Fe + 36% Ni). Còn thanh kim
loại thứ 2 sẽ có chỉ số giãn nở lớn hơn và thường được làm từ đồng thau hoặc thép
niken - crom nên có độ giãn nở gấp khoảng 20 lần so với invar.
[6] Dây đốt nóng: Là bộ phận được thiết kế để tạo ra dòng điện đi qua và kích
hoạt rơ le khi có sự cố xảy ra.
[7] Cần gạt: Là bộ phận dùng để kết nối hoặc ngắt mạch điện của rơ le.
[8] Nút phục hồi (Reset): Là bộ phận dùng để khôi phục trạng thái ban đầu của rơ
le sau khi đã được kích hoạt để bảo đảm sự hoạt động liên tục của mạch điều khiển.

2.4.3 Nguyên lý hoạt động của rơ re nhiệt


Rơ le nhiệt hoạt động dựa trên sự thay đổi nhiệt độ của dòng điện. Khi xảy ra sự
cố quá tải dòng điện quá tải lớn hơn dòng điện định mức sẽ sinh ra một lượng nhiệt rất
lớn trên cuộn dây đốt nóng (6) tác động lên thanh lưỡng kim(5) khiến cho nó uốn cong
theo chiều thanh kim loại có chỉ số giãn nở thấp hơn. Độ uốn cong của thanh kim loại
sẽ phụ thuộc vào độ dài và độ dày của nó. Nếu muốn độ uốn cong lớn thì yêu cầu
phiến kim loại dài và mỏng, còn nếu cần lực đẩy mạnh thì cần chế tạo phiến kim loại
rộng, ngắn và dày. Thanh lưỡng kim cong làm đòn bẩy (1) thay đổi trạng thái, tiếp
điểm thường đóng (2) mở ra, tiếp điểm thường mở (3) đóng lại, mạch điện bị ngắt.
Khi dòng điện trở về định mức, rơ le nhiệt không tự hoạt động lại mà cần phải
nhấn nút reset (5).

49
2.4.4 Phân loại
- Dựa theo kết cấu rơ le nhiệt được chia làm hai loại: Rơ le hở và rơ le kín
- Theo yêu cầu sử dụng có: rơ le nhiệt một cực và rơ le nhiệt hai cực
- Dựa theo phương thức đốt nóng, rơ le nhiệt được chia làm ba loại: rơ le đốt
nóng trực tiếp, rơ le đốt nóng gián tiếp và rơ le đốt nóng hỗn hợp. Theo tiêu chí này thì
loại rơ le hỗn hợp được sử dụng phổ biến nhất vì nó có tính nhiệt ổn định tương đối tốt
đồng thời phù hợp để làm bội số quá tải gúp đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử
dụng.
- Ngoài ra, rơ le nhiệt còn có các loại: rơ le nhiệt 3 pha, rơ le nhiệt 1 pha,...
2.4.5 Ký hiệu trên bản vẽ

50
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2
1. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của Aptomat
2. Ký hiệu, các thông số kỹ thuật của Aptomat
3. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của contactor
4. Ký hiệu, các thông số kỹ thuật của contactor
5. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của rơ le điện từ
6. Ký hiệu, các thông số kỹ thuật của rơ le
7. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ứng dụng của rơ le nhiệt

51
CHƯƠNG 3. MÁY ĐIỆN
3.1 Khái niệm chung về máy điện
3.1.1 Khái niệm chung
Máy điện là thiết bị điện từ dùng để biến đổi các dạng đại lượng vật lý thành đại
lượng điện và ngược lại. Ví dụ máy biến áp biến đổi điện năng thành điện năng, máy
phát điện biến đổi cơ năng thành điện năng, động cơ điện biến đổi điện năng thành cơ
năng, sensin biến đổi góc quay thành điện áp, …
3.1.2 Phân loại máy điện
- Phân loại theo chuyển động tương đối giữa các bộ phận của máy :
• Máy điện tĩnh: Là loại máy điện mà giữa các bộ phận của máy không có chuyển
động tương đối. Máy điện tĩnh thường gặp là máy biến áp. Nguyên lý làm việc dựa
trên hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông của các cuộn dây không có
sự chuyển động tương đối với nhau.
• Máy điện quay: Là loại máy điện mà trong cấu tạo của nó có bộ phận chuyển
động quay ( máy phát điện , động cơ điện ). Nguyên lý làm việc dựa trên hiện tượng
cảm ứng điện từ lực điện từ do từ trường và dòng điện của các cuộn dây có chuyển
động tương đối với nhau.Ví dụ: Loại máy điện biến đổi điện năng thành cơ năng (động
cơ điện), biến đổi cơ năng thành điện năng (máy phát điện).
- Phân loại theo dòng điện gắn vào máy, có hai loại :
• Máy điện một chiều: Là loại máy điện mà dòng điện gắn với nó là dòng điện
một chiều.
• Máy điện xoay chiều: Là loại máy điện mà dòng điện gắn với nó là dòng điện
xoay chiều ( có hai loại là máy điện 3 pha và máy điện 1 pha )
- Phân loại theo quan hệ giữa tốc độ quay của rotor và tốc độ quay của từ trường
quay. ( máy điện đồng bộ và không đồng bộ )
• Máy điện đồng bộ: Là loại máy điện có tốc độ quay của rotor bằng tốc độ quay
của từ trường quay.
• Máy điện không đồng bộ: Là loại máy điện mà tốc độ của rotor khác với tốc độ
của từ trường quay.
- Phân loại theo công dụng của máy: máy phát, động cơ, biến áp, máy phát tốc….
Từ những định nghĩa trên, ta thống kê được Sơ đồ phân loại máy điện thông dụng
thường gặp như sau:

52
Hình 3.1 Sơ đồ phân loại máy điện
3.2 Máy biến áp
3.2.1 Khái niệm

Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều từ điện
áp này thành dòng điện xoay chiều ở điện áp khác có cùng tần số.
Trong công nghiệp máy biến áp được sử dụng rất phổ biến chúng chiếm vị trí đặc
biệt quan trọng trong kỹ thuật truyền tải điện năng
Khi truyền nguồn điện năng với công suất nhất định, nếu nâng cao điện áp thì
dòng điện trên đường dây giảm xuống, do đó tiết diện dây cáp chọn sẽ nhỏ đi, trọng
53
lượng, giá thành kim loại mầu làm dây dẫn giảm xuống, đồng thời tổn hao điện áp và
tổn thất điện năng trên dây dẫn sẽ giảm. Hiện nay các đường dây truyền tải điện
thường dùng điện áp từ 35KV đến 500KV ở đầu đường dây người ta phải dùng biến áp
tăng áp, phiá cuối đường dây điện áp sử dụng an toàn là từ (0,2 –0,4) KV, nên người ta
thường phải dùng các biến áp giảm áp để hạ điện áp từ 500 KV xuống 35KV, 15KV,
6,3 KV, 0,4 KV…
Ở các xí nghiệp, biến áp được dùng với các mục đích khác nhau, từ trạm điện hạ
thế tới việc cung cấp nguồn cho các thiết bị chuyên dụng, thiết bị ánh sáng, thiết bị
điều khiển vv…
Trong các thiết bị điện dân dụng biến áp cũng được dùng rất phổ biến trong các
thiết bị cấp nguồn, cảm ứng, điều khiển tự động...
3.2.2 Cấu tạo máy biến áp
Máy biến áp gồm 3 bộ phận chính
a. Lõi thép
Chế tạo từ các lá thép kỹ thuật điện có độ dầy từ 0,35 –0,5 mm dập dưới dạng
chữ I, chữ U hoặc chữ E và ghép cách điện với nhau tạo thành mạch dẫn từ và được
gông chặt với nhau

b. Dây quấn của máy biến áp


Dây quấn là dây đồng tiết diện tròn hoặc chữ nhật bọc cách điện bên ngoài bằng
email hoặc tơ, sợi tổng hợp, dây quấn được cách điện với nhau, ở các biến áp công
suất lớn có thể cách các lớp bằng khe trống đề làm mát, hoặc các dây dẫn rỗng ở giữa
cho dầu hoặc nước chạy qua để làm mát (chỉ có trong công nghiệp chẳng hạn lò nung
cao tần)
Máy biến áp đơn giản nhất chỉ có 2 cuộn dây, cuộn nối với điện áp vào gọi là
cuộn sơ cấp, cuộn lấy điện ra gọi là cuộn thứ cấp (có những biến áp nhiều cuộn vào và
nhiều cuộn dây ra)
c. Vỏ máy biến áp
Là thiết bị dùng để bảo vệ lõi thép và cuộn dây, thùng đựng là kim loại, biến áp
dưới tầu thường làm mát bằng không khí (biến áp khô), biến áp truyền tải thường làm
mát bằng dầu (biến áp dầu)..

54
Để đưa điện ra vào người ta dùng các cọc đồng cách điện bằng sứ hoặc phíp cách
điện
3.2.3 Nguyên lý làm việc của biến áp
Máy biến áp hoạt động tuân theo 2 hiện tượng vật lý:
- Dòng điện chạy qua dây dẫn tạo ra từ trường
- Sự biến thiên từ thông trong cuộn dây tạo ra 1 hiệu điện thế cảm ứng

Khi ta nối dây quấn sơ cấp vào nguồn điện xoay chiều điện áp U1 sẽ có dòng điện
sơ cấp I1, dòng này sinh ra từ thông  chạy trong lõi thép, móc vòng với 2 cuộn dây,
gọi là từ thông chính. Từ thông biến thiên này tạo ra trong mạch điện thứ cấp 1 sức
điện động cảm ứng thứ cấp. Như vậy hiệu điện thế sơ cấp có thể thay đổi được hiệu
điện thế thứ cấp thông qua từ trường. Sự biến đổi này có thể được điều chỉnh qua số
vòng quấn trên lõi sắt. Khi Máy biến áp có tải, dưới tác động của sức điện động e2, có
dòng điện thứ cấp I2 cung cấp điện cho tải.
Theo định luật cảm ứng điện từ ta có:

d (3.1)
e1 = −W1
dt
d
e2 = −W2
dt
W1, W2 là số vòng dây quấn sơ cấp và thứ cấp.
Mặt khác : = m sinωt. Thay vào công thức ta được :

d m sinωt (3.2)
e1 = −W1 = W1 m ω sin(ω − π⁄2) = E1m sin(ω − π⁄2)
dt

d m sinωt
e2 = −W2 = W2 m ω sin(ω − π⁄2) = E2m sin(ω − π⁄2)
dt
Suy ra giá trị hiệu dụng của s.đ.đ là:

55
E1m W1 m 2πf
E1 = = = 4.44fW1 m (3.3)
√2 √2
E2m W2 m 2πf
E2 = = = 4.44fW2 m
√2 √2
Gọi k là hệ số máy biến áp :
E1 W1
k= =
E2 W2
Khi biến áp hở mạch s.đ.đ E2 và điện áp U2 trùng nhau, dòng trong cuộn sơ cấp
rất bé (khoảng 3 –5% Iđm) của biến áp, nên sụt áp trên cuộn sơ cấp tương đối nhỏ, bỏ
qua điện trở dây quấn và từ thông tản ra ngoài không khí ta có U1  E1
E1 U1 (3.4)
k= ≈
E2 U2
Hiệu suất của biến áp có thể đạt tới 98%, nên công suất truyền qua biến áp gần
như không đổi
U1.I1.cos1 = U2.I2.cos2
Khi đầy tải, bỏ qua Mọi tổn hao trong Máy biến áp, ta có: cos1  cos2
E1 W1 U1 I1
= ≈ ≈
E2 W2 U2 I2
Hay:

I1.W1 I2.W2 (3.5)

Máy biến áp tăng áp U2 > U1 (kBA <1).


Máy biến áp hạ áp có áp U2 < U1 (kBA >1)
3.2.4 Phân loại máy biến áp
Máy biến áp (MBA) có thể phân làm nhiều loại khác nhau dựa vào:
- Cấu tạo: MBA một pha và MBA ba pha
- Chức năng: MBA hạ thế và MBA tăng thế
- Cách thức cách điện: MBA lõi dầu, lõi không khí...
- Nhiệm vụ: MBA Điện lực, MBA dân dụng, MBA hàn, MBA xung.
3.2.5 Các thông số kỹ thuật của biến áp
- Công suất định mức: Pđm (VA, KVA)
- Điện áp dây định mức vào, ra: Uđm (V, KV)
- Dòng điện dây định mức: Iđm (A, KA)
- Tần số nguồn điện: f (Hz)
56
- Số pha; Sơ đồ nối dây
- Điện áp ngắn mạch đo U%, tổn hao không tải Pcu%
- Chế độ làm việc
- Cấp cách điện, điện áp thử; phương pháp làm mát
- Một số thông số khác như khối lượng; năm sản xuất, xưởng sản xuất…
3.3 Máy điện không đồng bộ - Động cơ điện không đồng bộ ba pha
3.3.1 Khái niệm
Máy điện không đồng bộ thuộc nhóm máy điện xoay chiều, làm việc theo nguyên
lý cảm ứng điện từ, có tốc độ quay rotor khác với tốc độ từ trường quay trong máy.
Trong thực tế, máy điện không đồng bộ thường dùng ở chế độ động cơ.
Động cơ không đồng bộ dùng để biến đổi điện năng thành cơ năng.
Hiện nay đa số các động cơ dùng trong công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp …
đều là động cơ không đồng bộ, vì nó có cấu tạo và vận hành đơn giản dẫn đến giá
thành rẻ, chi phí bảo trì thấp
Động cơ điện không đồng bộ là loại động cơ có tốc độ quay của rotor luôn khác
với tốc độ của từ trường trong máy.
3.3.2 Cấu tạo của động cơ điện không đồng bộ ba pha
a. Phần tĩnh (stator) gồm các bộ phận: - Lõi thép stator do nhiều lá thép kỹ thuật
điện đã dập sẵn, ghép cách điện với nhau, chiều dài các lá thép thường là 0,5mm, phía
trong có các rãnh để đặt dây quấn
Đối với động cơ ba pha, dây quấn stator gồm ba bộ dây, đặt trong các rãnh của lõi
thép, giữa lõi thép và dây quấn có một lớp cách điện. Các pha dây quấn đặt lệch nhau
1200 điện.
- Dây quấn ba pha stator
Dây quấn 3 pha là dây đồng có phủ lớp emay cách điện, chịu được nhiệt độ cao,
dây dẫn được quấn thành các bin đặt trong rãnh theo các quy luật nhất định tạo thành
mạch 3 pha đối xứng và sử dụng hết chu vi cuả mặt cắt các rãnh. Các bin dây và phần
lõi thép stator phải có cách điện bởi các lớp bià phesfan, tơ sợi, mica…
Stator 3 pha thông thường có 3 cuộn dây quấn lệch pha 120 độ, cuộn 3 pha có
cách nối riêng để tạo thành các cặp cực (p), số cặp cực hình thành tùy thuộc yêu cầu
của tốc độ rotor và số rãnh trong của stator. 3 pha stator thường đưa ra 6 đầu của cuộn
dây pha để có cách nối dây hình “sao” hay nối dây hình “tam giác”.
Ở một số động cơ đặc biệt trên mỗi pha có thể có hơn 1 cuộn dây, vì vậy số đầu
dây có thể đưa ra ngoài là 9 hoặc 12 đầu dây để tổ chức đổi nối tạo nhiều cấp tốc độ.
Đồng thời trong thực tế các động cơ có thể có nhiều stator trên cùng một vỏ, mỗi stator
tương ứng sẽ có một rotor, nhưng gắn đồng trục với nhau
- Vỏ máy

57
Vỏ máy thường làm bằng nhôm, gang hoặc thép đúc, có chân máy để đặt trên bệ,
giữa vỏ và lõi thép stator thường đặt có các khe khí rộng để thông gió, 2 đầu có nắp để
đỡ trục quay, cánh quạt thông gió có 2 kiểu: thông gió kín (phiá trong máy) và thông
gió hở (phiá bên ngoài máy). Vỏ máy có thể hở để thông gió hoặc làm kín, trên vỏ
máy có hộp nối dây điện với nguồn điện bên ngoài
b. Phần quay (rotor) gồm các bộ phận
- Lõi thép rotor

Hình 3.9 Lõi thép rotor động cơ không đồng bộ


Lõi thép cũng là các lá thép kĩ thuật điện dập hình vành khăn, ghép cách điện và
phiá vành ngoài xẻ rãnh để đặt các bin dây, các lá thép này là phần bên trong sau khi
dập lõi thép stator
Phía bên trong của lõi thép là trục xuyên qua, trục rotor động cơ chế tạo bằng
thép mác cao, 2 đầu có ổ đỡ trượt hoặc ổ bi, phía ngoài của trục gắn các cánh quạt làm
mát
- Dây quấn rotor
Với loại động cơ rotor dây quấn cách quấn dây tương tự như dây quấn của stator,
số cặp cực hình thành của dây quấn rotor bằng với số cặp cực của stator, nhưng ở rotor
các cuộn dây luôn nối “hình sao” và đưa 3 đầu dây ra bên ngoài qua ba vành trượt
Hình 3.10 Rotor dây quấn
Với loại động cơ rotor lồng sóc dây ro tor là các thanh nhôm, hoặc đồng đặt
trong các rãnh và 2 đầu được hàn kín với nhau thông qua 2 vành khuyên, tạo hình
dáng như một cái lồng sóc.

58
Hình 3.11 Rotor lồng sóc
Giữa stator và rotor có một khe khí hẹp từ 3 –15 mm. Khe hở càng lớn thì lực từ
hoá càng lớn và hệ số công suất cos  cuả động cơ sẽ giảm
3.2.3 Nguyên lý hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha
Khi cấp điện áp xoay chiều 3 pha có tần số f vào cuộn dây 3 pha thì trong lòng
cuộn dây 3 pha sinh một từ trường quay tròn đều với tốc độ là n1= 60.f/p, từ trường
này quét qua các thanh dẫn của rotor (lồng sóc), hay các cạnh của các bin dây trong
rãnh rotor làm xuất hiện trong chúng sức điện động cảm ứng e2. Dây quấn rotor được
nối ngắn mạch nên dòng điện rotor I2, chiều sức điện động e2 và I2 xác định được theo
quy tắc bàn tay phải.
Dòng điện I2nằm trong từ trường quay sẽ chịu tác dụng tương hỗ làm sinh ra lực
từ và Momen quay Mđt, (chiều xác định theo quy tắc bàn tay trái ) tác dụng lên rotor
làm rotor quay theo chiều giảm tốc độ quét của từ trường quay qua các thanh dẫn, tần
số dòng điện trong rotor là f2.
Ta thấy chiều quay của rotor cùng chiều quay của từ trường stator n1, nghĩa là
điện năng đưa tới stator, thông qua từ trường đã biến đổi thành cơ năng trên trục quay
rotor theo chiều từ trường quay n1.
Giả sử rằng tốc độ của rotor tăng bằng tốc độ của từ trường quay, lúc đó không
có sự quét của từ trường stator lên các thanh dẫn của rotor nên sức điện động trong các
thanh dẫn bằng 0 vậy I2 = 0, do đó mômen Mđt = 0. Nhưng do ổ đỡ có mô men ma sát
Mms 0 nên tốc độ rotor giảm xuống.
Khi tốc độ rotor giảm xuống thì tiếp tục lại có sự quét của từ trường quay qua
thanh dẫn rotor, lại xuất hiện momen điện từ Mđt làm rotor quay theo. Cứ như thế tốc
độ quay của rotor đạt được không bao giờ bằng tốc độ của từ trường quay,
Dòng điện trong rotor có tần số là:

f2 = s.f (hz) (3.6)

Tốc độ của rotor xác định như sau:

n = n1 (1–s) (v/ph) (3.7)

hoặc  = 0(1-s) (rad/s) (3.8)

59
Trong đó:
n1 là tốc độ từ trường quay. n1= 60.f/p (vòng/phút)
n tốc độ rotor của động cơ (tốc độ trên trục rotor).
0 = 2f/p (rad/s)
s là độ trượt/hệ số trượt của rotor so với từ trường quay
s = 0 khi tốc độ rotor bằng tốc độ của từ trường no
s = 1 khi tốc độ rotor bằng 0 (bắt đầu khởi động hoặc động cơ bị dừng dưới điện)
Dễ dàng nhận thấy rằng khi động cơ bắt đầu khởi động (s =1) dòng điện trong
rotor có giá trị lớn nhất, khi động cơ hoạt động bình thường (s rất nhỏ) dòng điện rotor
sẽ giảm xuống
Đặc điểm của từ trường quay
-Từ trường quay có độ lớn không đổi và giá trị bằng 2/3 giá trị từ trường cực đại
của1 pha
-Tốc độ no gọi là tốc độ đồng bộ hay tốc độ không tải của rotor động cơ không
đồng bộ
-Khi đổi nối hai trong ba pha thì chiều của từ trường quay sẽ quay theo chiều
ngược lại.
3.3.4 Phân loại động cơ điện không đồng bộ
- Theo số pha: có loại động cơ một pha và ba pha
-Theo cấu tạo phân loại ra động cơ rotor dây quấn và loại động cơ rotor lồng xóc,
loại một lồng, hai lồng hay rãnh sâu
-Theo chế độ làm việc:thường dựa trên cơ sở phát nhiệt của động cơ: có các loại
làm việc ở chế độ ngắn hạn, dài hạn hoặc ngắn hạn lặp lại
-Theo công suất động cơ : có động cơ công suất lớn, trung bình và công suất nhỏ
-Cũng có thể phân biệt động cơ theo nguyên lý chuyển động quay, tịnh tiến;
động cơ kiểu kín, kiểu hở, kiểu làm mát trong, kiểu làm mát ngoài.
3.3.5 Cách nối cuộn dây động cơ điện không đồng bộ ba pha
Cuộn dây stator của máy điện không đồng bộ ba pha thông thường có 6 đầu dây
ra của 3 pha, các cuộn dây của từng pha đều có đầu vàcuối xác định, không được lẫn
lộn, các đầu dây thường ký hiệu là ABC, hoặc RST, cuối cuộn dây thường ký hiệu là
XYZ hoặc UVW. Khi mất dấu cần phải xác định lại cho đúng trước khi nối các đầu
dây cuộn dây 3 pha.
Có hai cách nối các cuộn dây ba pha: nối hình sao; nối hình tam giác
a. Sơ đồ nối dây hình sao ()

60
Hình 3.13 Sơ đồ nối dây hình sao ()[3]
- Các đầu cuối cuộn dây XYZ, hoặc UVW được nối với nhau, còn 3 đầu kia được
cấp điện từ nguồn vào.
- Điện áp mỗi pha làm việc của động cơ nối hình sao là Up =Ud/3. Ví dụ điện áp
dây mạng là 380V/50Hz, hoặc 440V/60Hz cấp vào đầu dây ABC, thì điện áp trên mỗi
pha sẽ là 220V/50Hz hoặc 240V/60Hz
b. Sơ đồ nối dây hình tam giác ()

Hình 3.14 Sơ đồ nối dây hình tam giác ()[3]


- Các đầu, cuối cuộn dây AX,BY,CZ, được nối với nhau thành tam giác có đỉnh
là ABC hình
- Điện áp trên mỗi cuộn dây pha chính là điện áp dây của lưới điện Up = Ud
3.3.6 Các thông số kỹ thuật của động cơ
- Công suất định mức: Pđm (VA, KVA) là công xuất ra trên trục động cơ
-Điện áp định mức: Uđm (V) (trên động cơ không đồng bộ thường ghi là /
220V/380V–xxA/yyA có nghia là: Khi động cơ nối hình tam giác sẽ làm việc ở điện
áp 220V dòng định mức là xxA, còn khi nối hình sao thì sẽ làm việc với điện áp 380V
và dòng định mức là yyA
- Dòng điện định mức: Iđm (A)
- Hệ số công suất cos đm
- Tốc độ quay định mức -nđm (vòng /phút)
- Tần số nguồn định mức -fđm (hz),
61
- Nhiệt độ cho phép làm việc (độ C hoặc độ F)
- Cấp cách điện (A, B, C, G, F, H)
3.4 Máy điện đồng bộ - Máy phát điện đồng bộ ba pha
3.4.1 Khái niệm
Máy điện đồng bộ là những máy điện xoay chiều có tốc độ rotor bằng tốc độ
quay của từ trường stator.
Máy điện đồng bộ chủ yếu sử dụng ở chế độ máy phát điện. Động cơ điện đồng
bộ thường dùng để truyền động công suất lơn lên đến vài chục MW và yêu cầu tốc độ
không đổi, thường dùng trong luyện kim , khai thác mỏ,..
Máy phát điện đồng bộ là nguồn điện chính của các lưới điện quốc gia, trong đó
động cơ sơ cấp là các tua bin nước, tua bin khí, tua bin hơi nước...
Công suất của các máy phát có thể đạt đến 600 MVA hoặc lớn hơn và chúng
thường làm việc song song.
Ở các lưới điện công suất nhỏ, máy phát điện đồng bộ được kéo bởi các động cơ
diezel hoặc các tuabin khí, có thể làm việc đơn lẻ hoặc hai ba máy làm việc song song

Hình 3.15 Máy phát điện đồng bộ

62
3.4.2 Cấu tạo

Hình 3.16 Cấu tạo máy phát điện đồng bộ


a. Stator: tương tự như của máy điện không đồng bộ, lõi thép được ép bằng tôn
silic dày 0,5 mm có phủ sơn cách điện 2 mặt, dọc theo lõi thép stator từ 3-6 cm có rãnh
thông gió ngang trục rộng 10 mm. Bao gồm 3 cuộn dây giống nhau về kích thước và
số vòng. Các vòng dây này được đặt lệch nhau 120 0 tạo thành vòng tròn.

Hình 3.17 Stator máy phát điện đồng bộ


- Mạch từ: là lõi thép kỹ thuật điện có độ dày từ 0,3-0,5 mm dập hình vành khăn
xẻ rãnh trong, các lá thép kỹ thuật điện ghép các điện để giảm dòng Fuco.
-Vỏ máy: thường bằng thép đúc hoặc gang, các máy phát điện công suất nhỏ hai
phía có nắp máy, các máy phát điện công suất lớn các nắp thường không chịu lực ổ đỡ,
mà một phía gắn cứng với động cơ sơ cấp, phía bên kia đặt trên ổ đỡ gắn với vỏ satxi
- Các cuộn dây: Phần này lấy điện ra được gọi là phần ứng, gồm có 3 cuộn dây
đặt lệch nhau 120 độ điện, người ta quấn các cuộn dây này thành 3 pha đối xứng số
cặp cực tuỳ thuộc vào tốc độ động cơ lai để có tần số phù hợp. Cuộn dây chế tạo từ
dây đồng hoặc hợp kim có độ dẫn điện cao, chịu được nhiệt độ, bên trên tráng một lớp
emay, men cách điện, tơ sợi tổng hợp, hoặc sợi thuỷ tinh, mục đích làm cách điện giữa
các dây trong cuộn dây, dây được quấn trong các rãnh theo quy luật nhất định, số đầu
dây ra của cuộn 3 pha có thể là 3, 6, 9… tùy theo hãng chế tạo. Các đầu dây được đặt

63
trong hộp kín nước, có trụ nối để nối với mạch ngòai. Toàn bộ phần ứng được đặt
trong vỏ máy theo thiết kế có khe hở thóang thoáng để có thể giải nhiệt dễ dàng
Giữa lõi cực từ và cuộn dây điện từ lót một lớp các điện bằng giấy cách điện,
mica cách điện, đặc điểm của lớp bià hay mica là dai, dẻo, chịu được độ ẩm và điều
kiện môi trường, có tuổi thọ cao thông thường thì phần cách điện này phải chịu được
nhiệt độ làm việc từ 135-180 độ C.,
b. Rotor: Là 1 nam châm điện được nuôi dưỡng bởi các dao động 1 chiều, các
dao động này có thể xoay quanh trục cố định và tạo ra một lượng từ trường biến thiên.
Rotor của máy điện đồng bộ bao gồm mạch từ (lõi thép cực từ )và dây quấn kích từ.
- Mạch từ : làm bằng thép đúc. Có 2 dạng kết cấu kiểu cực lồi và kiểu cực ẩn,
phần mỏm cực tiếp giáp với khe khí Stato thường chế tạo từ các lá thép kỹ thuật điện
ghép lại để giảm dòng Fuco khi làm việc. Số cực từ là số chẵn, với một tốc độ quay cố
định rotor, số cực càng nhiều thì tần số nguồn điện càng cao, hay ngước lại với một tần
số nguồn điện cần tạo cố định (50,60Hz) số cực càng ít thì tốc độ động cơ sơ cấp càng
phải cao.
- Dây quấn kích từ được nối với nguồn điện một chiều nhằm tạo ra từ trường cố
định trên các cực từ. Cuộn dây được chế tạo bằng kim lọai đồng hoặc hợp kim có độ
dẫn điện cao được cấp dòng điện một chiều gọi là dòng kích từ, các cuộn dây kích từ
được nối theo quy luật để hình thành các cực nam châm xen kẽ nhau, có thể nối song
song hoặc nối tiếp các cuộn dây cực từ
- Vành trượt: hai đầu dây quấn kích từ đi luồn trong trục và nối với hai vành trượt
ở đầu trục, thông qua hai chổi điện để nối với nguồn kích từ bên ngòai,(cần lưu ý rằng
các máy phát điện không chổi thankhông có chi tiết này-xem máy phát điện không
chổi than)
- Rotor cực lồi
Dạng của mặt cực được thiết kế sao cho khe không khí không đều, mục đích để
từ cảm trong khe không khí có phân bố hình sin và do đó sức điện động cũng có hình
sin.
Dây quấn kích từ được quấn quanh thân cực từ, hai đầu của nó được nối với hai
vành trượt, qua hai chổi than tới nguồn điện 1 chiều.

Hình 3.18 Rotor cực lồi

64
Dùng cho máy có tốc độ thấp, có nhiều đôi cực.
Đường kính: D có thể lớn hơn 15m.
Chiều dài: l/D = 0.15 ∼ 0.2m
- Rotor cực ẩn
Khe không khí đều, lõi thép là một khối thép hình trụ.
Mặt ngoài phay thành rãnh để đặt dây quấn kích từ, phần không phay tạo thành
mặt cực từ.
Rotor cực ẩn có độ bền cơ khí cao, dây quấn kích từ vững chắc. Vì vậy thường
được sử dụng ở những máy điện đồng bộ có tốc độ từ 1500rpm trở lên, công suất lớn
(1000 – 1500 MVA).
Hai đầu của dây quấn kích từ được nối với hai vành trượt đặt ở hai đầu trục thông
qua hai chổi than để nối với dòng kích từ 1 chiều.
Đường kính: D ≤ 1.1 ∼ 1.5m.
Chiều dài: l/D ≤ 6.5m.

Hình 3.19 Rotor cực ẩn


3.4.3 Nguyên lý hoạt động của máy phát điện đồng bộ
a. Nguyên lý hình thành điện áp
Máy phát điện xoay chiều 3 pha hoạt động dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ.
Khi nam châm bắt đầu quay trong cuộn dây sẽ sinh ra từ trường biến thiên và làm phát
sinh ra dòng điện. Do có 3 cuộn dây nên sinh ra 3 dòng điện cùng biên độ, cùng tần số
nhưng lệch pha nhau 120 0, dòng điện được sinh ra từ máy phát điện xoay chiều 3 pha
được gọi là dòng 3 pha.

Khi cuộn dây kích từ được cấp dòng điện một chiều DC thì rotor trở thành một
nam châm điện và hình thành các cực từ N-S xen kẽ c,
Độ lớn c tỷ lệ với giá trị của dòng điện kích thích: c =Kkt.I kt
Nếu rotor được quay bởi động cơ sơ cấp thì từ trương này sẽ là từ trường quay so
với Stator và có tốc độ là n. Từ trường này sẽ quét qua mặt phẳng các cuộn dây 3 pha
là suất hiện trong cuộn dây 3 pha một sức điện động có giá trị tức thời được tính theo
công thức:
65
e = c k. f. w. kq sinωt (3.9)

Trong đó:
k: hệ số cấu tạo có liên quan tới kích thước dây quấn
kq: hệ số quấn dây máy phát
w: số vòng dây của cuộn dây máy phát
 =2f là tốc độ góc của rotor
f : tần số của s.đ.đ được hình thành
Tần số của s.đ.đ sinh ra phụ thuộc vào tốc độ quay của động cơ sơ cấp

p. n 60f (3.10)
f= →n=
60 p

Trong đó:
f : tần số s.đ.đ
n : tốc độ quay của rotor
Tốc độ động cơ sơ cấp thay đổi thì tần số nguồn điện cũng thay đổi, tốc độ của
động cơ ổn định thì tần số ổn định do đó loại máy phát này được gọi là máy phát đồng
bộ
Tần số của sức điện động là số chu kỳ sóng trên một giây, phụ thuộc vào tốc độ
quay và số cực.

Số Tốc độ (vòng/phút)
cặp cực
60 Hz 50 Hz

1 3600 3000

2 1800 1500

3 1200 1000

4 900 750

Vì trục các cuộn dây 3 pha đặt lệch nhau 120 0trong không gian, nên hệ thống sức
điện động 3 pha được viết lại như sau:

ea(t) = Ep 2 sint (3.11)


eb(t) = Ep 2 sin(t – 1200)
ec(t) = Ep 2 sin(t + 1200)

Các sức điện động này có thể ghép nối Y hoặc 


66
b. Kích từ máy phát
Các máy phát điện xoay chiều có các thành phần cơ bản tạo ra sức điện động là:
- Phải quay rotor
- Phải có từ trường kích từ. Từ trường này phải được cung cấp từ nguồn dòng
điện một chiều vào cuộn kích từ
Để cấp điện cho cuộn dây kích từ, thông thường có hai cách:
- Dùng nguồn điện một chiều độc lập bên ngoài, loại này thường áp dụng cho các
máy phát công suất lớn
- Cấp điện từ một máy phát điện kích từ phụ quay đồng trục với máy điện phát
chính, hoặc trực tiếp cấp điện từ điện áp ra của chính máy phát qua bộ tự kích từ( hình
thành điện áp không tải và tự động kích từ cho máy phát điện kích từ). Loại này phổ
biến cho các máy phát điện có công suất nhỏ.
“Tự kích từ”: Máy phát khi chạy sẽ tự sản sinh ra s đ đ trên cực mà không cần
nguồn phụ từ bên ngoài. Điện áp từ máy phát ra được đưa quay lại và chỉnh lưu thành
dòng một chiều để cấp cho cuộn kích từ máy phát. thông qua hiện tượng tự kích
3.4.4 Phân loại máy phát điện đồng bộ
- Máy phát turbine hơi: có tốc độ cao thường được chế tạo cực ẩn có trục máy
nằm ngang.
- Máy phát turbine nước: Vì tốc độ thấp, thường chế tạo theo cực lồi
- Máy phát diezen: Kéo bởi động cơ diezel thường cấu tạo cực lồi.
3.4.5 Các thông số kỹ thuật của máy phát
- Công suất định mức: công xuất ra trên trục động cơ (kw)
- Điện áp định mức: Uđm (V)
- Dòng điện định mức: Iđm (A);
- Hệ số công suất cosđm
- Tốc độ quay định mức: nđm (vòng /phút)
- Tần số nguồn định mức: fđm (hz)
- Nhiệt độ cho phép làm việc :độ C hoặc độ F]
- Cấp cách điện (A, B, C, G, F, H)
3.5 Máy điện một chiều
3.5.1 Khái niệm chung
Ngày nay, máy điện xoay chiều được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp,
nhưng máy điện một chiều vẫn được dùng trong giao thông vận tải, công nghiệp, hóa
chất, hàn và trong nhiều đồ điện gia dụng,…để làm máy phát điện hoặc động cơ điện
(máy bơm nước).

67
Hình 3.21 Một số hình ảnh về máy điện một chiều.
Máy điện một chiều tuy cấu tạo phức tạp vì cả phần tĩnh (stator) và phần quay
(rotor) đều có dây quấn, được liên hệ với nhau qua chổi than và cổ góp điện nên khó
bảo dưỡng, khó sửa chữa nhưng lại có nhiều ưu điểm như:
- Máy phát điện một chiều cung cấp dòng điện trực tiếp cho công nghiệp điện
phân, đúc điện, mạ điện, nạp ắc quy, dùng cho hệ thống tự động khống chế một chiều,
máy phát điện một chiều (DC generator) là máy phát kích từ cho máy phát điện đồng
bộ xoay chiều,…
-Động cơ một chiều được sử dụng nhiều trong giao thông vận tải với điều kiện
làm việc nặng nhọc, thiết bị nâng hạ, các động cơ chấp hành công suất nhỏ (vài Watt).
Motor điện dùng cho máy bơm nước loại một chiều dễ điều chỉnh tốc độ trong phạm
vi rộng, bằng phẳng liên tục, mômen khởi động cao.
Cấu tạo của động cơ điện một chiều và máy phát điện một chiều hoàn toàn giống
nhau: đều dùng động năng kéo cho rotor quay thì máy sẽ phát ra điện một chiều để
thắp đèn, chạy máy. Ngược lại, khi cấp điện vào máy thì rotor sẽ quay để kéo các máy
công tác.
Máy điện một chiều khi sử dụng làm động cơ điện máy bơm nước, nếu giữ
nguyên chiều dòng điện chạy trong dây quấn và tên các cực từ như ở máy phát điện thì
động cơ sẽ quay ngược chiều với chiều quay khi làm máy phát điện.
3.5.2 Cấu tạo

Gồm có hai phần chính là: phần tĩnh và phần quay.

Hình 3.22 Cấu tạo máy điện một chiều


68
a. Phần tĩnh (stator) hay phần cảm
Được gọi là phần cảm, thường làm bằng thép đúc để dẫn từ đồng thời là thân
máy, trên thân có hàn chân máy, móc treo. Những máy lớn có loại đúc bằng gang, thân
máy liền chân có gắn tăng cường. Phía trong được lắp các cực từ lồi, bắt chặt vào thân
máy bằng bu lông.
Cấu tạo gồm: vỏ máy (gông từ), phần cảm bên trong có gắn cực từ chính và cực
từ phụ (mỗi máy thông thường có từ 2 đến 8 cực từ chính).
- Cực từ chính
Vĩ thép được ghép bởi các lá thép kĩ thuật điện (tôn silic) dày 0.5-0.1 mm dây
quấn kích từ lồng ngoài lõi sắt cực từ.
Cực từ chính tạo nên từ trường trong máy. Mặt cực giữ dây quấn và phân bố từ
trường trên bề mặt phần ứng.
Cực từ gắn lên vỏ máy bằng bu lông hoặc đinh vít. Dây quấn kích từ là dây đồng,
các cuộn dây kích từ đặt trên các cực từ này được nối tiếp với nhau.
- Cực từ phụ
Các cực từ phụ được đặt xen kẽ giữa các cực từ chính để hạn chế tia lửa điện và
cải thiện đổi chiều.
Lõi thép cực từ phụ: thường làm bằng thép đúc, dây quấn bằng đồng bọc cách
điện, mắc nối tiếp với dây quấn phần ứng.
- Gông từ (vỏ máy)
Dùng để gắn các cực từ, làm mạch từ nối liền các cực từ. Do vậy vỏ máy được
dẫn từ, đây là điểm khác biệt với vỏ máy của máy điện xoay chiều.
Trong các loại máy điện công suất lớn, gông từ thường làm bằng thép đúc, máy
điện công suất nhỏ và vừa thường dùng thép tấm dày uốn và hàn lại, có khi máy nhỏ
dùng gang làm vỏ máy.
- Các bộ phận khác
Nắp máy và cơ cấu chổi than (gồm chổi than đặt trong hộp chổi than, giá chổi
than).
Nắp máy có gắn vành giá chổi than để nối với mạch điện bên ngoài, giá chổi than
gồm các hộp chứa chổi than gắn trên các thanh cách điện với vành đế.
Các hộp chổi than đặt đối xứng theo chu vi của cổ góp, các chổi than có dấu
dương và âm xen kẽ nhau và cách nhau 180 độ điện. Các chổi cùng dấu dương hoặc
âm được nối chung với nhau bằng các dây điện. Vị trí đặt các chổi than là trên vùng
trung tính vật lý của động cơ.
Chổi than làm bằng graphit có độ cứng tùy theo tốc độ của động cơ, số lượng hộp
chổi than và kích thước của chổi than trên một cực phụ thuộc mật độ dòng điện qua.
Chổi than được ép trên mặt cổ góp bởi các lò xo, có thể điều chỉnh được lực căng để
khắc phục tia lửa điện.
b. Phần quay (rotor) hay phần ứng
69
Được gọi là phần ứng có lắp trục và vòng bi ở hai đầu trục. Lõi thép phần ứng có
dây quấn nối ra cổ góp điện, khe hở không khí giữa phần tĩnh và phần quay từ 0,5 ~
3mm, ở những máy lớn có thể đến 12mm.
Gồm trục, lõi phần ứng, dây quấn phần ứng, cổ góp.
- Lõi phần ứng
Dạng hình trống, ghép bằng các lá thép KTĐ dày 0,5mm để dẫn từ tốt, giảm tổn
thất do dòng điện xoáy. Các lá thép đã dập sẵn lỗ thông gió để làm mát máy (máy nhỏ
chỉ lắp cánh quạt làm mát) và các rãnh để quấn dây.
Máy nhỏ dập rãnh nửa kín, tuy lồng dây khó nhưng từ thông phân bố tốt, còn ở
máy cỡ trung bình và lớn thì rãnh rotor thường có hình chữ nhật, vách thẳng và miệng
hở. Vì rãnh hở nên việc lồng dây, đặt thanh dẫn bằng đồng dễ dàng nhưng khi quấn
rotor xong phải đánh đai quanh rotor để chống lực ly tâm làm bung dây.
- Dây quấn phần ứng
Thường làm bằng dây đồng tròn hoặc dẹp, các đầu dây của các phần tử dây quấn
(bối dây) được gộp lại tại cổ góp.
- Cổ góp
Gồm các phiến góp làm bằng đồng, giữ các phiến góp cách điện với nhau bởi
mica và cổ góp cũng được cách điện với trục rotor bằng ống phíp, phía ngoài là một
mặt trụ láng nhẵn bóng.
Máy nhỏ thì cổ góp được đổ nhựa tổng hợp, còn máy lớn thì phiến góp được giữ
chặt bằng hai vòng chặn, đầu có ren đai ốc hoặc tán chặt thành khối. Dây quấn phần
ứng được kẹp vào các phiến góp rồi hàn thiếc chắc chắn.
Nhiệm vụ của cổ góp điện là chỉnh lưu sức điện động xoay chiều thành sức điện
động một chiều trên các chổi than, chổi than tiếp xúc (tì lên) cổ góp để lấy điện ra
ngoài hoặc đưa nguồn điện một chiều vào trong dây quấn phần ứng.
- Các bộ phận khác
Cánh quạt: làm nguội máy được gắn với một phía trục rotor.
Trục động cơ được quay trên hai ổ đỡ hoặc vòng bi.
Puli nối trục máy điện với máy công tác.

70
3.5.3 Nguyên lý làm việc cơ bản của máy điện một chiều

Hình 3.23 Sơ đồ mô tả nguyên lý hoạt động của máy điện một chiều[5]
Máy điện một chiều là một thiết bị điện từ quay, làm việc dựa trên nguyên lý cảm
ứng điện từ để biến đổi cơ năng thành điện năng một chiều (máy phát điện một chiều)
hoặc ngược lại để biến đổi điện năng một chiều thành cơ năng trên trục (động cơ điện
một chiều).
Tùy vào loại máy điện một chiều có nguyên lý làm việc khác nhau nhưng đều
dựa trên những định luật sau:
– Định luật cảm ứng điện từ:
Từ thông biến thiên qua vòng dây: khi từ thông đi qua một vòng dây biến thiên
sẽ làm xuất hiện một sức điện động cảm ứng trong vòng dây. Sức điện động cảm ứng
có chiều sao cho dòng điện do nó sinh ra có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ
thông sinh ra nó.
Thanh dẫn chuyển động thẳng trong từ trường: trong thanh dẫn sẽ cảm ứng sức
điện động. Chiều của sức điện động được xác định bằng qui tắc bàn tay phải. Cho
đường sức từ đi vào lòng bàn tay phải, ngón tay cái choãi ra chỉ chiều chuyển động
của dây dẫn còn chiều từ cổ tay tới ngón tay chỉ chiều sức điện động.
E = B.l.v
Trong đó:
E: sức điện động cảm ứng.
B: từ cảm (T).
l: chiều dài thanh dẫn trong từ trường (m).
– Định luật lực điện từ:
F = B.i.l
Trong đó:
B: từ cảm (T).
I: dòng điện chạy trong thanh dẫn.
L: chiều dài thanh dẫn (m).

71
3.5.4 Phân loại máy điện một chiều
– Phân loại theo chức năng:
Máy phát điện một chiều: chuyển đổi cơ năng thành điện năng.
Động cơ điện một chiều: chuyển đổi điện năng thành cơ năng.
– Phân loại theo cấu tạo:
Kích từ độc lập: cuộn dây kích từ và phần ứng có nguồn cấp riêng.
Kích từ song song: cuộn dây kích từ đấu song song với phần ứng.
Kích từ nối tiếp: cuộn dây kích từ nối nối tiếp với phần ứng.
Kích từ hỗn hợp: phối hợp hai loại kích từ song song và nối tiếp.

72
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3

1. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy biến áp.
2. Các đại lượng định mức của máy biến áp.
3. Phân loại máy biến áp.
4. Trình bày sự hình thành, đặc điểm của từ trường quay trong dây quấn 3 pha.
5. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của động cơ điện không đồng bộ 3 pha.
6. Cách nối dây động cơ điện không đồng bộ 3 pha.
7. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy phát điện đồng bộ 3 pha.
8. Cách kích từ máy phát.
9. Trình bày cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy điện 1 chiều
10. Phân loại máy điện một chiều

73
CHƯƠNG 4. AN TOÀN ĐIỆN
4.1 Khái niệm cơ bản về an toàn lao động
Sau đây là một số khái niệm cơ bản về an toàn lao động trong ngành điện - tai
nạn điện. Tai nạn có thể gặp ở 03 dạng: điện giật, đốt cháy điện do hồ quang, nổ và
hỏa hoạn.
4.1.1 Điện giật
Do chạm trực tiếp hoặc chạm gián tiếp vào các phần tử mang điện:
- Chạm trực tiếp: xảy ra khi người tiếp xúc với các vật có mang điện trong tình
trạng làm việc bình thường, với các vật đã được cắt ra khỏi nguồn điện nhưng vẫn còn
tích điện (điện dung trong mạng điện) hay vật này vẫn còn chịu điện áp cảm ứng do
ảnh hưởng của điện từ hay cảm ứng tĩnh điện do các trang thiết bị điện được đặt ở gần
(Hình 4.1a). Tiêu chuẩn IEC 61140 đã thay đổi thuật ngữ “bảo vệ chống chạm điện
trực tiếp” bằng thuật ngữ “bảo vệ cơ bản”.
- Chạm. gián tiếp: xảy ra khi người tiếp xúc với phần bên ngoài của các vật mang
điện mà lúc bình thường không có điện nhưng trở nên có điện do cách điện bị hư hỏng
cách điện hay do các nguyên nhân khác (Hình 4.1b). Dòng điện sự cố làm điện áp của
phần bên ngoài của các vật mang điện tăng lên đến giá trị nguy hiểm cho người. Tiêu
chuẩn IEC 61140 thay đổi thuật ngữ “bảo vệ chống chạm điện gián tiếp” bằng thuật
ngữ “bảo vệ sự cố”.
Điện áp mà người phải chịu khi chạm điện gọi là điện áp tiếp xúc.

Hình 4.1 Chạm trực tiếp và chạm gián tiếp[4]


4.1.2 Đốt cháy điện
Đốt cháy điện có thể sinh ra do:
- Ngắn mạch kéo theo phát sinh hồ quang điện.
- Người đến gần vật mang điện áp cao, mặc chưa chạm phải, nhưng điện áp cao
có thể sinh ra hồ quang điện. Và dòng điện hồ quang chạy qua người có thể khiến nạn
nhân có thể bị chấn thương hoặc chết do bị đốt cháy da thịt. Dạng tai nạn này ít xảy ra
vì đối với các cấp điện áp cao luôn có biển báo và hàng rào an toàn bảo vệ.

74
4.1.3 Hỏa hoạn, nổ
a. Cháy do quá tải
Khái niệm: Quá tải là hiện tượng dòng điện vượt quá dòng điện định mức của
dây dẫn, thiết bị đóng cắt và nguồn cấp. Quá tải xảy ra trong thời gian dài dễ gây hại,
làm hỏng thiết bị và có thể dẫn đến cháy nổ.
Biện pháp:
- Khi lắp đặt phải chọn tiết diện dây dẫn phù hợp với dòng điện của phụ tải.
- Khi sử dụng không được dùng nhiều dụng cụ tiêu thụ điện có công suất lớn
vượt quá khả năng chịu tải của dây dẫn.
- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của thiết bị tiêu thụ, điện, kiểm tra vỏ bọc,
cách điện dây dẫn, nếu có hiện tượng quá tải thì phải khắc phục ngay.
- Phải sử dụng cầu dao điện, áptômat, cầu chì, relay ,.. làm thiết bị đóng cắt và
bảo vệ.
b. Cháy do chập mạch (đoản mạch)
Khái niệm: Là hiện tượng các dây dẫn pha chạm nhau hoặc chập dây trung tính.
Khi xảy ra hiện tượng này tổng trở của hệ thống giảm đi. Dòng điện tăng lên đáng kể.
Nguyên nhân:
- Khi lắp đặt, khoảng cách 2 dây trần ngoài nhà không đúng tiêu chuẩn nên khi
cây đổ, gió rung gây chập.
- Khi 2 dây bị mất lớp vỏ bọc cách điện chập vào nhau.
- Khi đấu nối đầu dây dẫn với nhau hay đấu vào máy móc thiết bị không đúng
quy định
- Môi trường sản xuất có hoá chất ăn mòn dẫn tới lớp vỏ bọc cách điện bị phá
huỷ.
Biện pháp phòng ngừa: Các dây dẫn điện trần ngoài nhà phải được mắc cách xa
nhau 0,25 m.
4.2 Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người
4.2.1 Tác dụng kích thích
Dưới tác dụng của dòng điện, các cơ co bóp hỗn loạn dẫn đến tắt thở, tim ngừng
đập. Chỉ với một dòng điện không lớn lắm, các cơ ngực đã bị co rút làm ngừng hô hấp.
Nếu không được cứu chữa kịp thời do thiếu oxy, tim sẽ ngừng đập. Với một dòng điện
lớn hơn các thớ cơ tim co bóp hỗn loạn, quá trình tuần hoàn bị ngừng lại và tim nhanh
chóng ngừng đập.
Với hệ thần kinh trung ương, dòng điện gây nên triệu chứng sốc điện. Đối với
sốc điện, nạn nhân có thể phản ứng mạnh lúc ban đầu, nhưng sau đó các cảm giác dần
dần bị tê liệt, nạn nhân chuyển dần sang trạng thái mê man dẫn đến tử vong. Đây là tác
dụng kích thích.

75
4.2.2 Tác dụng gây chấn thương
Cơ thể con người còn bị thương tích bên ngoài do sự đốt cháy bởi hồ quang điện.
Nó tạo nên sự hủy diệt lớp da ngoài, đôi khi sâu hơn nữa có thể hủy diệt các cơ bắp,
lớp mỡ, gân và xương. Nếu sự đốt cháy bởi hồ quang xảy ra trong một diện tích khá
rộng trên người thì có thể dẫn đến tử vong. Đây là tác dụng gây chấn thương.
Thông thường đốt cháy do dòng điện gây nên nguy hiểm hơn sự đốt cháy do các
nguyên nhân khác, vì sự đốt cháy do dòng điện gây nên đốt nóng toàn thân, nó sẽ phá
hủy các bộ phận trên cơ thể từ bên trong ra ngoài. Tai nạn càng trầm trọng hơn nếu giá
trị của dòng điện càng lớn và thời gian duy trì dòng điện càng dài.
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn điện giật
Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn điện giật bao gồm: tình trạng cơ thể và phản
ứng của nạn nhân, đường đi và thời gian tồn tại của dòng điện qua các bộ phận của cơ
thể người, cường độ dòng điện và tần số dòng điện, giá trị điện áp tiếp xúc,...
4.3.1 Loại và giá trị của dòng điện đi qua cơ thể người (Ing):
Bảng thống kê tác dụng lên cơ thể người ứng với các mức dòng điện khác nhau:

Ing (mA) Điện xoay chiều 50Hz (AC) Điện một chiều (DC)

0,6 – 1,5 Bắt đầu thấy tê Chưa có cảm giác

2–3 Tê tăng mạnh Chưa có cảm giác

5–7 Bắp thịt bắt đầu co Đau như bị kim đâm

8 – 10 Tay không rời vật có điện Nóng tăng dần

20 – 25 Tay không rời vật có điện, bắt đầu khó thở Bắp thịt co và rung

50 – 80 Tê liệt hô hấp, tim bắt đầu đập mạnh Tay khó rời vật có điện, bắt đầu
khó thở

90 – 100 Nếu kéo dài với t ≥ 3s tim ngừng đập Hô hấp tê liệt

Theo bảng trên người ta thống nhất giới hạn mức độ nguy hiểm đối với người như sau:
Igh(AC) = 10 mA, Igh(DC) = 50 mA
Dòng điện chạy qua cơ thể vượt quá các trị số này đều được coi là nguy hiểm
Với những giá trị nêu trên nguy cơ gây tử vong cho người là rất lớn.
Dòng điện được coi là an toàn cho người lấy trị số bằng 1/2 Ing nguy hiểm:
Điện 1 chiều: I an toàn = 50 mA (0,05 A).
Điện xoay chiều: I an toàn = 25 mA (0,025 A)
4.3.2 Đặc tuyến điện áp-thời gian
Tiêu chuẩn IEC 60479-1 xây dựng đường cong an toàn. Đây là quan hệ giữa điện
áp tiếp xúc UT (V) và thời gian dòng điện đi qua người t(s). Theo đường cong an toàn
76
này (hình 4.2), với điện áp có giá trị UT < 50V, thời gian cho phép dòng qua người là
vô hạn.
Ứng với điện áp UT = 50V, thời gian cho phép dòng điện qua người là 5s. Trong
thực tế, do giá trị điện trở người thay đổi trong phạm vi rất rộng, vì vậy để an toàn cho
người trong mọi trường hợp, điện áp tiếp xúc cần có giá trị UT < 25V

Hình 4.2 Đường cong an toàn[4]


4.3.3 Tổng trở người

Hình 4.3 Tổng trở người[4]


Khi người chạm vào hai cực của nguồn điện hay hai điểm của một mạch điện, cơ
thể người sẽ trở thành một bộ phận của mạch điện. Tổng trở của người là trị số điện trở
đo được giữa hai điện cực đặt trên cơ thể người. Có thể chia tổng trở người thành: điện
trở lớp da ở chỗ hai điện cực đặt lên và điện trở bên trong cơ thể.
Cơ thể con người có thể được xem như một điện trở có những trị số từ 10.000 Ω
đến 100.000 Ω. Sự phân bố điện trở của con người tạm chia ra gồm: lớp sừng trên da
(dầy khoảng từ 0,05 - 2 cm) có điện trở lớn nhất, tiếp theo là xương và da có điện trở
tương đối lớn, thịt và máu có điện trở thấp nhất. Nếu mất lớp sừng trên da (bị ẩm ướt
77
do mồ hôi, bị thương rách da) thì điện trở của người chỉ còn 80 Ω 1000 Ω. Mất hết lớp
da điện trở của người chỉ còn 60 Ω 800 Ω.
Điện trở của người không phải cố định mà thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: tình trạng của lớp sừng trên da, diện tích và áp suất tiếp xúc, cường độ và loại
dòng điện đi qua người, thời gian tiếp xúc, tần số dòng điện và trạng thái bệnh lý của
người.
Khi da bị ướt hay có mồ hôi, điện trở của người giảm. Diện tích tiếp xúc càng lớn
thì điện trở của người càng nhỏ.
Khi áp suất tiếp xúc lớn hơn 1kg/cm2 thì điện trở của người gần như tỉ lệ thuận
với áp suất tiếp xúc.
Thời gian tác dụng càng lâu, điện trở người càng giảm vì da bị nóng, ra mồ hôi
và do những biến đổi điện phân trong cơ thể.
4.3.4 Đường đi dòng điện qua người
Người ta đo tỷ lệ dòng điện đi qua tim để đánh giá mức độ nguy hiểm của dòng
điện khi đi qua cơ thể người.

Đường đi của dòng điện qua người Tỷ lệ dòng điện đi qua tim

Từ tay qua tay 3,3

Từ tay phải qua chân 3,7

Từ tay trái qua chân 6,7

Từ chân qua chân 0,4

Từ đầu qua chân 6,8

Từ đầu qua tay 7,0

Trường hợp thường xảy ra là trường hợp dòng điện đi từ tay phải đến một trong
hai chân vì phần lớn con người thuận tay phải.
4.3.5 Tần số dòng điện
Dòng điện một chiều được coi là ít nguy hiểm hơn dòng điện xoay chiều và đặc
biệt là dòng điện xoay chiều tần số công nghiệp 50Hz – 60Hz. Điều này có thể giải
thích là do dòng điện tần số công nghiệp tạo nên sự rối loạn mà con người khó có thể
tự giải phóng dưới tác dụng của dòng điện, dù cho nó có giá trị bé.
Dòng điện tần số càng cao càng ít nguy hiểm. Dòng điện có tần số trên
500.000Hz không gây giật vì tác động nhanh hơn thời gian cảm ứng của các cơ (hiệu
ứng bì) nhưng cũng có thể gây bỏng.

78
Tác dụng đối người ở các dải tần số khác nhau được trình bày như sau:

Dải tần số Tên gọi Ứng dụng Tác hại

Mạng điện dân dụng và Phát nhiệt, phá huỷ tế


DC-10 kHz Tần số thấp
công nghiệp bào cơ thể

100 kHz – 100 Phát nhiệt, gia nhiệt


Tần số radio Đốt điện, nhiệt điện
MHz điện môi tế bào sống

1000 MHz – Sóng


Lò viba Gia nhiệt nước
100 GHz Microware

4.4 Hiện tượng dòng điện đi vào trong đất


Xảy ra khi dây dẫn điện bị đứt rơi xuống đất; sứ cách điện, vỏ bọc cách điện của
dây dẫn bị nứt, vỡ, hư hỏng, điện truyền từ vật dẫn điện ra cột, ra vỏ máy và xuống
đất.
Khi xảy ra chạm đất, tại điểm chạm đất điện áp bằng điện áp vật mang điện (điện
áp chạm).
Dòng điện chạm đất tản đều vào trong đất về các phía theo hình bán cầu. Theo
chiều dòng điện tản vào đất, tại mỗi điểm xác định được giá trị điện thế theo công thức
φđ=Iđ.Rđ. Càng ra xa điểm chạm đất, mật độ dòng điện giảm dần và điện thế cũng giảm
đi, đến khoảng 15 – 20m thì điện thế = 0
Vùng quanh cực nối đất mà dòng điện tản đi qua gọi là “trường tản dòng điện”.
Đối với dòng điện một chiều hay dòng điện xoay chiều tần số công nghiệp, khi nghiên
cứu có thể xem là một điện trường đều

Hình 4.4 Hiện tượng dòng điện đi vào trong đất[4]


79
Trong trường hợp dây dẫn mang điện bị đứt và rơi xuống đất, phân bố điện áp
được trình bày ở Hình 4.5.
Dòng điện tản ra từ cực nối đất ra có thể xem như đang chạy trong một dây dẫn
(đất) mà tiết diện tăng theo bậc 2 của bán kính cầu 𝑞 = 2𝜋𝑥 2

Hình 4.5 Quan hệ giữa Uđ và khoảng cách x từ cực nối đất[4]


Điện trở tản dòng điện sẽ lớn nhất ở lớp đất phần cực nối đất vì khi đó dòng điện
chạy qua một tiết diện nhỏ (ở các điểm đó điện áp rơi lớn nhất) càng xa cực nối đất tiết
diện dây dẫn càng tăng nhanh, điện trở của nó giảm xuống và trị số điện áp rơi cũng
giảm.
Từ đường cong ở Hình 4.5, nhận thấy có khoảng 68% điện áp trên cực nối đất
tổn hao trên đoạn dài 1m, 24% trên đoạn dài từ (1 – 10)m và 8% trên đoạn dài từ (10 –
20)m kể từ cực nối đất.
Ngoài phạm vi 20m cách cực nối đất (hoặc điểm ngắn mạch chạm đất), tiết diện
dây dẫn (đất) sẽ tăng rất lớn nên điện trở xem như không đáng kể (mật độ dòng điện
xem như bằng 0).
Như vậy, điện thế của các điểm nằm cách điểm nối đất lớn hơn 20m có thể xem
như bằng 0.
Thông thường bộ phận nối đất không phải chỉ có một cọc mà nhiều cọc nối với
nhau bằng các thanh kim loại dẹp hoặc tròn. Trường hợp này, sự phân bố điện áp có
dạng thoải hơn (đường cong 2 ở Hình 4.5). Vì vậy, độ chênh lệch điện áp của cùng
một điểm so với đất sẽ lớn hơn lúc chỉ có một cọc nối đất.
Các thành phần điện trở của bộ phận nối đất bao gồm:
- Điện trở tản của cực nối đất (kể cả điện trở tiếp xúc).
- Điện trở thuần của bản thân cực nối đất và dây nối đất.
4.5 Điện áp bước
Trong phạm vi khu vực bị chạm đất, nếu có người đi lại trong đó, ứng với mỗi
bước chân (từ 0,5 – 0,8m) có một hiệu điện thế là Ub = φa – φ b, (Ub là điện áp bước)
80
đặt vào cơ thể. Dưới tác dụng của điện áp bước sẽ có dòng điện đi qua cơ thể người (từ
chân nọ sang chân kia) làm cho người bị điện giật. Càng ở gần điểm chạm đất, điện áp
bước càng lớn, càng nguy hiểm; càng ở xa điểm chạm đất, điện áp bước càng nhỏ dần
đến 0.
Sự phân bố điện áp bước xảy ra khi xuất hiện dòng điện ngắn mạch chạm đất của
một pha trong mạng điện (Hình 4.6).
Khi dòng điện chạy qua hệ thống nối đất để đi vào trong đất hay dây dẫn có điện
áp bị đứt rơi trên mặt đất, thì đất sẽ là điện trở tản với dòng điện này.
Ở ngay tại điểm chạm đất, điện áp so với đất sẽ là:

Ud = Id.Rd (4.1)

Các điểm ở cách đều điểm chạm đất có điện thế bằng nhau (các vòng tròn đẳng
thế).
Người đứng hai chân trên hai điểm có điện thế khác nhau thì sẽ chịu tác động của
một điện áp. Hiệu điện thế đặt vào hai chân người đứng ở hai điểm có chênh lệch điện
thế do dòng điện ngắn mạch trong đất gọi là điện áp bước.

Hình 4.6 Điện áp bước[4]


Điện áp bước xác định bằng biểu thức sau:
𝐼. 𝑝 1 1 𝐼. 𝑝. 𝑎 (4.2)
𝑈𝐵 = 𝑈𝑥 − 𝑈𝑥+𝑎 = ( − )
2𝜋 𝑥 𝑥 + 𝑎 2𝜋𝑥(𝑥 + 𝑎)
81
Trong đó
 a: là độ lớn bước chân người, khi tính toán lấy bằng 0,8m.
 x: là khoảng cách từ điểm chạm đất đến chân người.
Từ biểu thức, nhận thấy khi càng xa điểm ngắn mạch chạm đất (hoặc cực nối đất)
thì mẫu số càng tăng và trị số Ub sẽ giảm xuống. Ngoài khoảng cách 20m điện áp xem
như bằng 0.
Ở sát nơi có ngắn mạch chạm đất, điện áp bước Ub cũng có thể bằng 0 nếu hai
chân người đứng trên cùng một vòng tròn đẳng áp (điểm c và d Hình 4.6).
Giới hạn cho phép của trị số điện áp bước không quy định ở các tiêu chuẩn hiện
hành vì trị số Ub lớn thường do các dòng điện ngắn mạch chạm đất lớn gây ra và như
vậy nó sẽ bị cắt ngay tức thời bởi các thiết bị bảo vệ.
Các trị số Ub nhỏ (không gây nguy hiểm cho người do đặc điểm các tác dụng
sinh lý của mạch điện từ chân qua chân).
Mặc dù dòng điện đi trong mạch chân-chân tương đối ít nguy hiểm nhưng với
điện áp Ub = 100 - 250V chân có thể bị co rút và người bị ngã xuống đất. Lúc này điện
áp đặt vào người tăng lên và đường dòng điện đi qua theo mạch chính tay-chân.
Nếu thiết bị bảo vệ không cắt được dòng điện ngắn mạch thì được dòng điện đi
qua theo mạch tay-chân sẽ gây ra tai nạn điện.
Khi xảy ra chạm đất phải cấm người đến gần chỗ bị chạm với khoảng cách sau:
- Từ 4 - 5m đối với thiết bị điện trong nhà.
- Từ 8 - 10m với thiết bị điện ngoài trời.
4.6 Điện áp tiếp xúc
Khi người chạm vào vật mang điện sẽ có điện áp tiếp xúc Utx đặt vào cơ thể.
Dưới tác dụng của Utx sẽ sinh ra dòng điện I ng chạy qua.
Giả sử có hai thiết bị điện vỏ bọc kim loại được nối với bộ phận nối đất (điện trở
nối đất Rđ) thì đối với bất kỳ thiết bị nào chạm vỏ sự phân bố điện áp trong đất cũng có
dạng đường cong 1. Cực nối đất và các vỏ kim loại nối với nó có điện áp so với đất
bằng:
Uđ = Iđ.Rđ
Người chạm vào vỏ kim loại của bất kỳ thiết bị nào (nguyên vẹn hoặc chạm vỏ)
cũng sẽ chịu một điện áp bằng Uđ. Mặt khác, điện áp ở chân người Ux phụ thuộc vào
khoảng cách từ đó đến cực nối đất. Như vậy, người sẽ chịu tác dụng của điện áp tiếp
xúc UT.
Điện áp tiếp xúc là hiệu điện thế giữa Uđ và Ux.

𝐼đ . 𝑝 (4.3)
𝑈𝑇 = 𝑈đ − 𝑈𝑥 = 𝑈đ −
2𝜋𝑥
Điện áp tiếp xúc UT càng tăng khi càng cách xa cực nối đất. Ở khoảng cách 20m
82
thì UT =Uđ.
Người đứng ở ngay trên cực nối đất (điểm 0) sẽ chịu một điện áp tiếp xúc bằng 0
(UT = Uđ – Uđ = 0).
Ngược lại, nếu chạm vào thiết bị 2 (TB2), người sẽ chịu điện áp tiếp xúc cực đại
UT = Uđ.
Từ những giả thiết trên rút ra nhận xét sau:
- Khi người chạm vỏ thiết bị kim loại có nối đất của một thiết bị nào đó (trong
mạch nối đất có một thiết bị bị chạm vỏ) thì người chịu một điện áp tiếp xúc có trị số
bằng một phần điện áp so với đất, nghĩa là:

UT = α.Uđ (4.4)

với α là hệ số tiếp xúc.


Đường cong 2 biểu thị sự biến thiên của điện áp tiếp xúc theo khoảng cách tới
cực nối đất.
Giới hạn cho phép của điện áp tiếp xúc không quy định trong các quy phạm hiện
hành. Tuy nhiên, đối với các nhà sản xuất thiết bị điện, điện áp tiếp xúc không quá
50V, còn đối với các thiết bị phân phối, mà ở đó có các biện pháp bảo vệ phụ thì giá trị
điện áp tiếp xúc có thể cho phép đến 250V.
Đường cong phân bố điện áp Uđ (Hình 4.7) phụ thuộc vào cấu tạo của bộ phận
nối đất (một cọc nối đất hoặc một tổ hợp các cọc nối đất) có thể dốc (đường 1) hoặc
thoải (đường 2). Điện áp tiếp xúc UT sẽ có trị số nhỏ hơn nếu đường cong phân áp
thoai thoải.
Độ chênh lệch điện áp giữa điểm 0 và điểm cách nó 0,8m (lấy bằng khoảng cách
một bước chân người) sẽ khác nhaụ tùy thuộc vào đường cong 1 và 2 (UT1 > UT2). Như
vậy, khi bộ phận nối đất trải rộng trên một diện tích lớn thì điện áp tiếp xúc sẽ nhỏ.
4.7 Phân loại công trình và trang thiết bị điện
4.7.1 Phân loại công trình
Ảnh hưởng của môi trường xung quanh như bụi, độ ẩm, nhiệt độ... tác động rất
lớn đến sự nguy hiểm về điện gây cho người, vì vậy theo quan điểm an toàn điện các
công trình được phân thành:
- Công trình ít nguy hiểm là các công trình có chỗ làm việc khô ráo (độ ẩm
tương đôi < 75%), không nóng (nhiệt độ < 25°C), không có bụi dẫn điện, không có
phần kim loại nối đất, sàn nhà làm bằng vật liệu không dẫn điện (gỗ khô ráo, trải
nhựa...).
- Công trình nguy hiểm là những công trình có môi trường làm việc với độ ẩm từ
75% đến 97%, có nhiệt độ môi trường xung quanh <30°C, có bụi dẫn điện (bụi than,
bụi kim loại), phần kim loại nối đất khá nhiều (chiếm đến 60% bề mặt vùng làm việc);
sàn nhà làm bằng vật liệu dẫn điện như đất, bê tông.
- Công trình đặc biệt nguy hiểm là những công trình có ít nhất một trong các yêu
83
tố sau: môi trường làm việc với độ ẩm > 97%, có nhiệt độ môi trường xung quanh >
30°C, có bụi dẫn điện (bụi than, bụi kim loại), phần kim loại nối đất khá nhiều (chiếm
đến 60%) bề mặt vùng làm việc), sàn nhà làm bằng vật liệu dẫn điện như đất, bê tông;
môi trường có hoá chất ăn mòn.
4.7.2 Phân loại trang thiết bị điện
Tùy theo điện áp làm việc mà các trang thiết bị điện được phân thành:
- Trang thiết bị có điện áp cao U > 1000V.
- Trang thiết bị có điện áp thấp U < 1000V.
- Tùy theo việc bố trí vị trí mà các trang thiết bị điện được phân thành:
- Trang thiết bị điện cố định là các trang thiết bị được bố trí vị trí cố định.
- Trang thiết bị điện di động là các trang thiết bị không được bố trí vị trí cố định
và có thể chuyển từ vị trí này sang vị trí khác sau khi đã cắt ra khỏi nguồn điện.
- Trang thiết bị điện cầm tay là trang thiết bị điện có cấu tạo đặc biệt sao cho
trong thời gian làm việc có thể mang đi lại dễ dàng. Đây là loại trang thiết bị có mức
nguy hiểm cao nhất vì thời gian người sử dụng tiếp xúc với thiết bị nhiều, cách điện dễ
bị hư hỏng do va đập, do phải làm việc trong các điều kiện bất lợi nhất,...
4.8 Phương pháp cứu người khi bị điện giật
Khi có người bị điện giật, bất cứ ai nhìn thấy cũng có trách nhiệm tìm mọi biện
pháp để cứu người bị nạn. Việc cứu người cần được tiến hành nhanh chóng kịp thời và
có phương pháp, bởi đó là yếu tố quyết định đến tính mạng của nạn nhân.
Những thống kê về tai nạn điện giật cho thấy rằng nếu việc xử lí cấp cứu được
tiến hành càng nhanh thì tỉ lệ nạn nhân được cứu sống càng cao, trong một phút nếu
được tách nhanh khỏi nguồn và được sơ cứu thì tỉ lệ được cứu sống rất cao, khoảng
98%, còn nếu kéo dài đến 6 phút thì còn 2%.
Các bước thực hiện gồm 2 bước cơ bản sau:
Bước 1: Tách nạn nhân khỏi nguồn điện
+ Trường hợp cắt được nguồn
Cần nhanh chóng cắt nguồn điện bằng công tắc, cầu dao, máy cắt điện,... và khi
cắt cần lưu ý những điểm sau:
- Nếu nạn nhân ở trên cao thì cần có vật hoặc người hứng đỡ.
- Cắt điện cũng có thể dùng búa, rìu, kéo, dao,... có cán cách điện để chặt đứt
nguồn điện.
+ Trường hợp không cắt được nguồn điện:
Cần phân biệt nạn nhân bị nạn bởi điện cao áp hay hạ áp.
- Điện hạ áp (U < 1000V): Cần có vật cách điện tốt như sào, gậy tre, gỗ khô,...
gạt dây điện ra khỏi nạn nhân. Nếu nạn nhân nắm vào dây điện cần phải đứng trên vật
cách điện khô như bàn, ghế, thảm, bệ gỗ hoặc đi ủng và đeo găng tay cách điện để gỡ
nạn nhân ra hoặc dùng dao, búa, rìu,... có cán cách điện để chặt đứt dây điện.
84
- Điện cao áp (U > 1000V): Tốt nhất người cứu phải có ủng, găng tay và sào
cách điện,... Nếu trong trường hợp không có các dụng cụ kể trên thì phải làm ngắn
mạch bằng cách lấy dây bằng kim loại ném lên đường dây làm ngắn mạch các pha.
Bước 2 : Cấp cứu ngay sau khi tách nạn nhân khỏi nguồn điện.
Cần căn cứ tình trạng sức khỏe nạn nhân để cứu thích hợp.
- Nạn nhân chưa mất tri giác
Đưa nạn nhân đến nơi thoáng khí, cấp tốc mời bác sĩ ngay, còn không đưa đến cơ
quan y tế gần nhất.
- Nạn nhân mất tri giác
Dù đã mất tri giác nhưng tim còn đập và còn thở nhẹ, cần đặt nạn nhân nơi
thoáng khí, bằng phẳng, nới rộng quần áo, thắt lưng rồi cho ngửi amoniac hoặc nước
giải, xoa bóp nạn nhân sau đó mời bác sĩ đến ngay.
- Nạn nhân đã tắt thở
Nếu người bị nạn đã tắt thở, toàn thân co giật, cần đặt nạn nhân nơi thoáng khí,
nới rộng quần áo thắt lưng lau sạch máu và nước bọt, tiến hành hô hấp nhân tạo đến
khi có bác sĩ đến, có ý kiến quyết định mới thôi.
Phương pháp hô hấp nhân tạo
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, kê đầu bằng vật mềm, để ngã ngửa ra phía sau. Kiểm
tra khí quản có thông suốt hay không. Nếu hàm bị co cứng phải mở miệng bằng cách
để tay ở dưới góc hàm dưới, tỳ ngón cái vào mép để đẩy hàm dưới ra.
- Kéo ngửa nạn nhân về phía sau sao cho cằm và cổ trên một đường thẳng để khí
được vào dễ dàng. Đẩy hàm dưới về phía trước đề phòng lưỡi rơi xuống đóng thanh
quản.
- Mở miệng, bịt mũi nạn nhân. Người cấp cứu hít một hơi, thổi mạnh vào miệng
nạn nhân. Nếu không thổi vào miệng được thì có thể bịt kín miệng và thổi vào mũi.
Việc thổi khí cần làm nhẹ nhàng và liên tục 10-12 lần trong 1 phút với người lớn và trẻ
em 20 lần. Lặp lại các bước trên nhiều lần.
- Nếu có 2 người cấp cứu thì 1 người vừa hô hấp nhân tạo một người vừa xoa
bóp nhịp tim, người xoa bóp tim đặt 2 tay chồng lên nhau và đặt ở 1/3 xương ức của
nạn nhân, ấn khoảng 4-6 lần rồi thì dừng 4s để người kia thổi khí vào miệng nạn nhân.
Khi ấn cần ép mạnh lòng ngực xuống khoảng 4-6cm sau đó giữ tay lại khoảng 1/3s rồi
mới để tay lại vị trí ban đầu.
Các thao tác cần thực hiện liên tục đến khi có bác sĩ và có quyết định ngừng thì
mới ngừng.

85
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4
1. Thế nào là chạm trực tiếp, chạm gián tiếp?

2. Khi nào xảy ra hiện tượng dòng điện đi vào trong đất?

3. Dòng điện đi vào trong đất có đặc điểm gì?

4. Điện áp bước là gì?

5. Khi người đứng trong vùng có dòng điện đi vào trong đất thì cần phải làm gì?

6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn điện giật.

7. Khi thấy người bị điện giật chúng ta nên làm gì?

86
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đ.V. Đào và L. V. Doanh, Kỹ thuật điện, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội
2014.
[2] N. K. Đính, Kỹ thuật điện, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, 2017.
[3] T. N. Hoàn, Bài tập cơ sở Kỹ thuật điện, Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội 2002.
[4] N.M.Quyền, Bài giảng An toàn điện, Đại học giao thông vận tải TPH.CM 2021
[5] Internet, http://hocthatlamthat.edu.vn, 2023

87
ThS. PHẠM THỊ THANH XUÂN

BÀI GIẢNG
KỸ THUẬT ĐIỆN
(Lưu hành nội bộ)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Số 2 - Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Website: http://www.ut.edu.vn
Phát hành năm 2023.

88

You might also like