You are on page 1of 34

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN CUNG CẤP ĐIỆN
---------------o0o---------------

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

THIẾT KẾ TRANG TRẠI ĐIỆN MẶT TRỜI

GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh


SVTH: Phạm Văn Siêu
MSSV: 1813827

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 09 NĂM 2022


Lời cảm ơn GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

LỜI CẢM ƠN

Trước khi vào nội dung luận văn em xin chân thành cảm ơn đến thầy: Nguyễn Bảo Anh giảng
viên trường Đại Học Bách khoa TPHCM đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện để hoàn thành đề cương luận văn này.
Xin cảm ơn đến tất cả bạn bè, những người đã giúp đỡ và cùng toàn thể thầy cô khoa điện đã
tận tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt nguồn kiến thức sâu rộng và những kinh nghiệm quý báu
cho em trong suốt thời gian học tại trường cũng như trong quá trình hoàn thành học phần.
Mặc dù đã nỗ lực hết mình, nhưng do khả năng, kiến thức và thời gian có hạn nên không thể
tránh được những sai sót trong lúc thực hiện. Do vậy em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ
bảo của các thầy cô để em có được những kinh nghiệm chuẩn bị cho công việc thực tế sau này.
Trân trọng cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2022 .


Sinh viên
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................................................................


MỤC LỤC .................................................................................................................................................................
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT ...............................................................................................................
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................................................................................
DANH SÁCH BẢNG ...............................................................................................................................................
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu đề tài ..................................................................................................................................................... 1
3. Đối tượng và phạm vi đề tài ................................................................................................................................ 2
4. Phương pháp thực hiện ........................................................................................................................................ 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài ................................................................................................................... 2
6. Bố cục đề tài ........................................................................................................................................................ 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI ............................................................................ 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI ............................................................................................ 4
1.2. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG ĐIỆN MẶT TRỜI TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM ................................. 7
1.3. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ ỨNG DỤNG SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI ........................................................... 11
1.4. CÁC MÔ HÌNH CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG PIN MẶT TRỜI ................................................................... 15
1.5. KẾT LUẬN .................................................................................................................................................... 17
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG ......................................................................................................... 18
2.1. TỔNG QUAN ................................................................................................................................................ 18
2.2. TIỀM NĂNG ĐIỆN MẶT TRỜI LÝ THUYẾT TẠI KHU VỰC ................................................................. 20
2.3. KẾT LUẬN .................................................................................................................................................... 22
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRANG TRẠI ĐIỆN MẶT TRỜI .................................. 24
3.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ PHẦN MỀM PVSYST .................................................................................... 24
3.2. ĐỊNH VỊ ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA DỮ LIỆU KHÍ TƯỢNG TỪ PHẦN MỀM ............................................. 25
3.3. LỰA CHỌN, BỐ TRÍ CÁC TẤM PV ........................................................................................................... 25
3.4. LỰA CHỌN INVERTER ............................................................................................................................... 26
3.5. LỰA CHỌN, ĐẤU NỐI CÁP DC ................................................................................................................. 26
3.6 KIỂM TRA MÔ PHỎNG HỆ THỐNG QUA PHẦN MỀM ........................................................................... 26
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN LUẬN VĂN .............................................................................................................. 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................................................... 28
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT

Viết tắt Cụm từ Nghĩa


NLTT Năng lượng tái tạo
NLMT Năng lượng mặt trời
IFC International Finance Corporation Tổ chức tài chính quốc tế
MPP Maximum power point Điểm công suất cực đại
STC Standard Test Conditions Các điều kiện tiêu chuẩn
NOCT Nominal Operating Cell Temperature Điều kiện thường
PV Photovoltaic Quang điện hay điện mặt trời
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

DANH SÁCH HÌNH

Số hiệu Tên hình Trang

2.1 Diện tích thiết kế trang trại điện mặt trời được chụp từ google earth 18

2.2 Bản đồ tiềm năng kỹ thuật quang điện tại Việt Nam 19

2.3 Số giờ nắng từng tháng trong năm tại khu vực dự án 21

2.4 Biểu đồ nhiệt độ tại khu vực 21

2.5 Bản đồ GHI trung bình năm lý thuyết khu vực 22


Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

DANH SÁCH BẢNG

Số Tên bảng Trang


hiệu

1.1 Công suất năng lượng mặt trời của một số nước tính đến cuối năm 2021 9

1.2 Công suất các nhà máy điện năng lượng mặt trời lớn tính đến cuối năm 2021 9

1.3 Công suất các nhà máy điện năng lượng mặt trời lớn ở Việt Nam 10
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Khi thời đại khoa học kỹ thuật ngày càng phát triền thì nhu cầu sử dụng năng lượng của con
người cũng tăng theo. Trong đó các nguồn năng lượng dự trữ như than đá, dầu mỏ, khí thiên
nhiên … đều có hạn, khiến cho nhân loại đứng trước nguy cơ thiếu hụt. Bên cạnh đó, biến đổi
khí hậu đã và đang gây ra nhiều tác động tiêu cực đến hệ sinh thái cũng như đời sống của con
người trên toàn thế giới. Biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng có nguyên nhân lớn, trực tiếp từ
việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.Vì vậy, việc tìm kiếm và khai thác các nguồn năng lượng tái
tạo mới như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt … là hướng quan trọng
để phát triển nguồn năng lượng.

Việc nghiên cứu sử dụng năng lượng mặt trời ngày càng được quan tâm, nhất là trong tình
trạng thiếu hụt năng lượng và vấn đề cấp bách về môi trường như hiện nay. Năng lượng mặt
trời được xem là dạng năng lượng ưu việt trong tương lai, đó là dạng năng lượng sẵn có, siêu
sạch và miễn phí. Do vậy năng lượng mặt trời đã và ngày càng được sử dụng rộng rãi ở các
nước trên thế giới. Trong đó, trang trại năng lượng mặt trời là một hệ thống điện có quy mô
lớn, tập hợp nhiều tấm pin năng lượng mặt trời, được lắp đặt trải dài trên các khu vực rộng lớn
như trên mái nhà xưởng, trên mặt nước hoặc trên mặt đất. Mục đích của hệ thống là tận dụng
bức xạ mặt trời để tạo ra nguồn điện, thay vì cung cấp điện cho người dùng thì sẽ được bán lại
cho tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN. Trang trại năng lượng mặt trời còn góp phần to lớn
trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, đa dạng hóa nguồn năng lượng, giảm thiểu
khí thải gây ô nhiễm đến môi trường.

Để xây dựng được một trang trại năng lượng mặt trời cần một khu vực rộng lớn và có nhiều
nắng như cánh đồng, triền cát, hay bề mặt sông. Tại Việt Nam, tỉnh Ninh Thuận được biết đến
là trung tâm tái tại năng lượng của cả nước bởi đây là vùng đất đầy nắng và gió, với những
triền cát trải dài vô tận. Vì vậy việc “Thiết kế trang trại điện mặt trời tại Phước Dinh, Ninh
Phước, Ninh Thuận ” để cung cấp năng lượng sạch cho lưới điện quốc gia là cần thiết và đó
cũng là lý do tôi chọn đề tài này.

2. Mục tiêu đề tài

Thiết kế hệ thống nguồn điện từ các tấm pin mặt trời tại Phước Dinh, Ninh Phước, Ninh
Thuận . Các mục tiêu cụ thể bao gồm:

1
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

- Khảo sát, tính toán và đưa ra được các phương án nối lưới cho các máy phát điện mặt trời.
- Xác định số lượng và vị trí lắp đặt các thiết bị (Tấm pin mặt trời, inveter, máy biến áp…),
lựa chọn thiết bị, thiết kế các giá đỡ cho các tấm pin mặt trời.
- Sử dụng phần mềm PVsyst để mô phỏng sơ đồ đấu nối và chạy ra được kết quả cần thiết..

3. Đối tượng và phạm vi đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là thiết kế hệ thống trang trại điện sử dụng các tấm pin
mặt trời đấu nối với lưới điện.

Phạm vi nghiên cứu:


- Nghiên cứu các công nghệ về pin mặt trời và các bộ nghịch lưu ứng dụng cho việc thi công
hệ thống điện mặt trời.
- Nghiên cứu các phương án kết nối hệ thống điện mặt trời.
- Mô phỏng hệ thống pin năng lượng mặt trời nối lưới bằng phần mềm Pvsyst

4. Phương pháp thực hiện

Để giải quyết các mục tiêu nêu trên, luận văn đưa ra phương pháp nghiên cứu như sau:
- Nghiên cứu lý thuyết: các lý thuyết về năng lượng mặt trời, cấu tạo, nguyên lý làm làm việc
của hệ thống pin mặt trời
- Xây dựng hệ thống pin năng lượng mặt trời nổi nối lưới
- Mô phỏng hoạt động hệ thống pin năng lượng mặt trời nối lướibằng phần mềm PVsys
chuyên dụng

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài

Ý nghĩa khoa học: Ứng dụng được công nghệ mới vào sản xuất, góp phần phát triển năng
lượng mặt trời, là nguồn năng lượng tái tạo, sạch và được nhà nước khuyến khích đầu tư. Thiết
kế, tính toán, mô phỏng được sự hoạt động của hệ thống pin năng lượng mặt trời nối với lưới
điện quốc gia, từ đó tạo cơ sở đánh giá tính hiệu quả về mặt kinh tế và kỹ thuật của hệ thống
trước khi đầu tư xây dựng.

Tính thực tiễn: Góp phần phát triển hệ thống điện mặt trời nối lưới để đáp ứng nhu cầu về
phát triển nguồn năng lượng sạch theo lộ trình của Chính phủ.

6. Bố cục đề tài

Từ mục tiêu đề tài đặt ra, luận văn được triển khai thành các nội dung:

2
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

Chương 1: Tổng quan về năng lượng mặt trời.

Chương 2: Khảo sát thực trạng tại địa điểm thiết kế.

Chương 3: Tính toán, thiết kế hệ thống.

3
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

1.1. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

1.1.1 Bức xạ mặt trời

Mặt trời là quả cầu lửa khổng lồ với đường kính trung bình khoảng 1,36 triệu km và ở cách
Trái đất khoảng 150 triệu km. Theo các số liệu hiện có, nhiệt độ bề mặt của mặt trời vào khoảng
6.000K, trong khi đó nhiệt độ ở vùng trung tâm của mặt trời rất lớn, vào khoảng 8.106K đến
40.106K. Mặt trời được xem là một lò phản ứng nhiệt hạch hoạt động liên tục. Do luôn luôn
bức xạ năng lượng vào trong vũ trụ nên khối lượng của mặt trời sẽ giảm dần. Điều này dẫn đến
kết quả là đến một ngày nào đó mặt trời sẽ thôi không tồn tại nữa. Tuy nhiên, do khối lượng
của mặt trời vô cùng lớn, , nên thời gian để mặt trời còn tồn tại cũng vô cùng lớn. Bên cạnh sự
biến đổi nhiệt độ rất đáng kể theo hướng kính, một điểm đặc biệt khác của mặt trời là sự phân
bố khối lượng rất không đồng đều. Ví dụ, khối lượng riêng ở vị trí gần tâm mặt trời vào khoảng
100g/cm3, trong khi đó khối lượng riêng trung bình của mặt trời chỉ vào khoảng 1,41g/cm3.

Các kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng cách từ mặt trời đến Trái đất không hoàn toàn ổn
định mà dao động trong khoảng ±1,7% xoay quanh giá trị trung bình đã trình bày ở trên. Trong
kỹ thuật NLMT, người ta rất chú ý đến khái niệm hằng số mặt trời (Solar Constant). Về mặt
định nghĩa, hằng số mặt trời được hiểu là lượng bức xạ mặt trời (BXMT) nhận được trên bề
mặt có diện tích 1m2 đặt bên ngoài bầu khí quyển và thẳng góc với tia tới. Tùy theo nguồn tài
liệu mà hằng số mặt trời sẽ có một giá trị cụ thể nào đó, các giá trị này có thể khác nhau tuy
nhiên sự sai biệt không nhiều. Trong tài liệu này ta thống nhất lấy giá trị hằng số mặt trời là
1353W/m2 .

Có 2 loại bức xạ mặt trời: BXMT đến bên ngoài bầu khí quyển và BXMT đến trên mặt đất.
Trong mục này ta cần phân biệt ý nghĩa của các ký hiệu được dùng để biểu diễn giá trị của
lượng bức xạ khảo sát là G, I và H. Đơn vị của G là W/m2, đơn vị của I và H là J/m2, trong đó
thời gian tương ứng với các ký hiệu I và H lần lượt là giờ và ngày. Khái niệm ngày trong kỹ
thuật NLMT được hiểu là khoảng thời gian từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn.

1.1.2 Nguồn gốc năng lượng mặt trời

4
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

NLMT có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và tồn tại và phát triển của các yến tố sự sống
trên trái đất.

Trước hết, NLMT là nguồn năng lượng khổng lồ có tính tái sinh. NLMT được sinh ra do các
phản ứng nhiệt hạt nhân tổng hợp các hạt nhân đồng vị Hydro (H) để tạo ra các hạt nhân Heli
(He) liên tục xảy ra trên mặt trời . Công suất bức xạ của mặt trời là 3,865.1026W, tương đương
với năng lượng đốt cháy hết 1,32.1016 tấn than đá tiêu chuẩn. Tuy nhiên, mật độ NLMT bị
giảm khi các tia mặt trời phải đi qua lớp khí quyển trái đất nên bị mất mát do các hiện tượng
hấp thụ, tán xạ bởi các phân tử khí, hơi nước... của lớp khí quyển. Vì vậy, trên bề mặt trái đất,
mật độ bức xạ mặt trời chỉ còn khoảng 1.000W/m2. Mặc dù ở các vĩ độ khác nhau thì NLMT
khác nhau, nhưng nhìn chung NLMT phân bố khắp trên bề mặt trái đất. Ở đâu cũng có thể khai
thác và ứng dụng nguồn năng lượng này.

Bản chất của BXMT là sóng điện từ có phổ bước sóng trải từ 10-10 µm đến 1014 µm, trong
đó mắt người có thể nhận biết được giải sóng có bước sóng từ 0,4 đến 0,7 µm và được gọi là
áng sáng nhìn thấy (vùng khả kiến). Vùng bức xạ điện từ có bước sóng nhỏ hơn 0,4 µm được
gọi là vùng sóng tử ngoại. Còn vùng có bước sóng lớn hơn 0,7 µm được gọi là vùng hồng
ngoại. Do bản chất của sóng điện từ nên NLMT là nguồn năng lượng không có phát thải, không
gây ô nhiễm môi trường hay được gọi là nguồn năng lượng sạch.

Các thành phần của BXMT trên mặt đất:


Ngoài lớp khí quyển trái đất bức xạ mặt trời chỉ có một thành phần. Đó là các tia mặt trời đi
thẳng phát ra từ mặt trời. Nhưng khi tới mặt đất, do các hiện tượng tán xạ trong lớp khí quyển
quả đất, bức xạ mặt trời bị biến đổi và gồm 3 thành phần:
- Thành phần trực xạ gồm các tia mặt trời đi thẳng từ mặt trời đến mặt đất. Nhờ các tia trực
xạ này mà ta có thể nhìn thấy mặt trời;
- Thành phần nhiễu hay tán xạ gồm các tia mặt trời tới mặt đất từ mọi phương trên bầu trời
do hiện tường tán xạ của tia mặt trời trên các phân tử khí, hơi nước, các hạt bụi,…. Nhờ các
tia tán xạ này mà chúng ta vẫn có ánh sáng ngay cả những ngày mây mù, không thể nhìn thấy
mặt trời, ở trong nhà, dưới bóng cây,…;
Tổng hai thành phần trên được gọi là tổng xạ của bức xạ mặt trời ở mặt đất. Các Trạm Khí
tượng thường đo các thành phần này nhiều lần trong một ngày và liên tục trong nhiều năm để
có số liệu đánh giá tiềm năng NLMT. Tỷ lệ của các thành phần trực xạ và tán xạ trong tổng
xạ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và trạng thái thời tiết của địa điểm và thời điểm quan sát
hay đo đạc.

5
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

- Thành phần phản xạ từ mặt nền ở nơi quan sát hay nơi đặt bộ thu NLMT, nó phụ thuộc vào
hệ số phản xạ của mặt nền và tổng xạ tới. Thành phần này chỉ được phân biệt khi thiết kế,
tính toán các bộ thu NLMT. Trong trường hợp chung nó là một phần rất nhỏ trong thành
phần bức xạ tán xạ.

1.1.3 Quá trình phát triển và triển khai ứng dụng năng lượng mặt trời

NLMT từ lâu đã được con người khai thác sử dụng bằng các phương pháp tự nhiên, trực tiếp
và đơn giản như phơi sấy (quần áo, vật dụng; nông, lâm, hải sản; sưởi ấm…). Tuy nhiên cách
sử dụng NLMT theo các phương cách tự nhiên nói trên có hiệu quả thấp và hoàn toàn thụ động.

NLMT có thể sử dụng dưới dạng nhiệt hay từ nhiệt biến đổi thành điện. Điện từ mặt trời là
dạng điện năng được tạo ra khi biến đổi NLMT thành điện năng nhờ hiệu ứng quang điện
(photovoltaic effect, viết tắt PV) một cách trực tiếp, hoặc nhờ các hệ thống nhiệt điện thông
qua hiệu ứng hội tụ tia mặt trời (concentrated solar power, CSP) một cách gián tiếp. Các hệ
thống CSP sử dụng các thấu kính hay các gương hội tụ và hệ thống “dõi theo mặt trời” (solar
tracking systems) để hội tụ một diện tích lớn các tia mặt trời vào một diện tích nhỏ hơn (gọi là
điểm hay đường hội tụ). Nguồn nhiệt hội tụ này sau đó được sử dụng để phát điện. Các hệ
thống này gọi là hệ nhiệt điện mặt trời. Còn các hệ thống PV biến đổi ánh sáng thành điện năng
khi dùng hiệu ứng quang điện được gọi là hệ thống điện PV.

Lúc đầu, NLMT được con người sử dụng dưới dạng nhiệt năng từ rất sớm để phục vụ cho
đời sống inh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, sau những năm 1839 dưới sự phát hiện và nghiên
cứu về hiệu ứng quang điện và hiện tượng quang dẫn thì đến năm 1958 một ứng dụng quan
trọng đầu tiên của pin mặt trời là nguồn dự phòng (back-up) cho về tinh nhân tạo Vanguard I,
nó đã cho phép truyền tín hiệu về quả đất hơn một năm sau khi nguồn ắc qui điện hóa đã bị
kiệt. Sự hoạt động thành công này của pin mặt trời trên vệ tinh đã được lặp lại trong nhiều về
tinh khác của Liên Xô và Mỹ. Vào cuối những năm 1960, PV đã trở thành nguồn năng lượng
được được sử dụng riêng cho vệ tinh. PV đã có một vai trò rất quan trọng công nghệ vệ tinh
thương mại và nó vẫn giữ vị trí đó đối với hạ tầng viễn thong ngày nay. Nhờ sự phát triển của
khoa học công nghệ nên đến hiện nay con người đã biết khai thác NLMT một cách hiệu quả
và chủ động hơn nhờ các công nghệ hiện đại. Đến những năm 1980 Nhà máy nhiệt điện mặt
trời thương mại đầu tiên được xây dựng. Nhà máy có công suất lớn nhất là 354MW xây dựng
tại Sa mạc Mojave ở California (Mỹ). Những phát triển giai đoạn đầu của công nghệ NLMT
bắt đầu trong những năm thập niên 1980 đã được kích thích bởi sự kiện rằng than sẽ không lâu
nữa sẽ bị cạn kiệt. Từ 1997, sự phát triển của PV lại được gia tốc do các vấn đề khó khăn về

6
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

cung cấp dầu và khí, do sự nóng lên của quả đất, và sự cải thiện của công nghệ sản xuất PV,
dẫn đến tính tính tế của PV trở nên tốt hơn. Sản xuất PV tăng trung bình 40%/năm từ năm 2000
và công suất lắp đặt đã đạt đến 10,6GW vào cuối năm 2007 và 14,73GW vào năm 2008. Năm
2010 các nhà máy điện PV lớn nhất trên thế giới là Sania Power plant ở Canada.

1.2. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG ĐIỆN MẶT TRỜI TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM

Năng lượng mặt trời là nguồn tài nguyên vô tận mà con người có thể khai thác. Vì thế, hiện
nay nhiều quốc gia trên thế giới đã ngày càng quan tâm và đẩy mạnh phát triển nguồn năng
lượng này. Tới nay, rất nhiều quốc gia đã nghiên cứu và đang ứng dụng thành công nguồn
NLMT trong nhiều lĩnh vực của đời sống.

1.2.1. Tình hình phát triển điện mặt trời của một số nước trên thế giới

Tại Hoa Kì, các hoạt động quảng bá NLMT diễn ra rất sôi nổi. Hàng năm, các tiểu bang ở
miền đông đều mở hội nghị về năng lượng xanh với mục đích giới thiệu công nghệ mới về các
thiết bị áp dụng NLMT cho các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh nhỏ. Được cho là quốc gia dẫn
đầu thế giới về phát triển năng lượng tái tạo, trong đó năng lượng mặt trời cũng đã được quốc
gia này quan tâm đầu tư phát triển từ khá sớm. Năm 1982, tại bang California đã xây dựng nhà
máy quang điện công suất 1 MW đầu tiên trên thế giới, nhờ việc tận dụng điều kiện lý tưởng
về tự nhiên khi tại đây có khoảng 102,7 nghìn km2 là sa mạc nắng nóng - điều kiện lý tưởng
để phát triển điện mặt trời.Là quốc gia dẫn đầu thế về phát triển năng lượng tái tạo, trong đó
năng lượng mặt trời cũng đã được quốc gia này quan tâm đầu tư phát triển từ khá sớm. Năm
1982, tại bang California đã xây dựng nhà máy quang điện công suất 1 MW đầu tiên trên thế
giới, nhờ việc tận dụng điều kiện lý tưởng về tự nhiên khi tại đây có khoảng 102,7 nghìn km2
là sa mạc nắng nóng - điều kiện lý tưởng để phát triển điện mặt trời. Tháng 5/2020 Bộ Nội vụ
Mỹ đã thông qua lần cuối dự án năng lượng mặt trời lớn nhất ở Mỹ, trị giá lên tới 1 tỷ USD ở
tại tiểu bang Nevada. Dự án này có thể cung cấp điện cho khoảng 260 nghìn hộ gia đình, đủ để
đáp ứng nhu cầu của dân cư tại Las Vegas. Theo tính toán, dự án sẽ đem lại nhiều lợi ích cho
nền kinh tế cũng như môi trường, tạo ra hàng nghìn việc làm trong lĩnh vực xây dựng và sản
xuất ra nguồn năng lượng sạch có thể bù đắp lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của khoảng
83 nghìn chiếc xe hơi. Dự kiến giai đoạn đầu xây dựng sẽ hoàn thành vào năm 2021 và hoạt
động hết công suất vào năm 2023. Để đẩy mạnh triển khai thực hiện các dự án về năng lượng
tái tạo nói chung và năng lượng điện mặt trời nói riêng, Mỹ đã đề ra chính sách năng lượng
sạch lâu dài nhằm tạo ra một thị trường bền vững cho năng lượng tái tạo, khuyến khích và hỗ
trợ việc tích hợp năng lượng tái tạo, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển lĩnh vực

7
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

này. Đồng thời, Mỹ cũng đưa ra nhiều biện pháp kịp thời nhằm cải thiện lưới điện bằng cách
tăng cường hạ tầng cơ sở truyền dẫn để tích hợp được một lượng lớn năng lượng tái tạo, kết
hợp với kế hoạch hóa phát triển lưới điện tiên tiến hơn để duy trì tính tin cậy và bền vững của
loại năng lượng này.

Tại Pháp, từ những năm của thập niên 60 thế kỉ trước, họ đã rất chú trọng tới việc giải quyết
thiếu hụt năng lượng cho quốc gia phát triển. Họ đã thành công trong việc thiết kế và lắp đặt
các hệ thống biến NLMT thành điện năng cung ứng cho các làng xã có quy mô 1.000 hộ. Nhờ
đó, một số quốc gia vùng Trung Mỹ đã thừa hưởng thành tựu này vì dễ lắp ráp và chi phí tương
đối rẻ. Đan Mạch được cho là quốc gia sử dụng năng lượng hiệu quả nhất thế giới. Ở Đan
Mạch, ước tính có tới 30% các hộ sử dụng tấm thu NLMT. Đan Mạch là nước đầu tiên triển
khai cơ chế buộc các nhà máy điện lớn phải mua điện xanh từ các địa phương với giá cao (Feed
- in tariff - FIT). Với cơ chế này, các địa phương hào hứng sản xuất điện xanh. Mô hình đã
được 30 nước áp dụng như: Đức, Tây Ba Nha, Nhật Bản… Đức trở thành nước dẫn đầu thị
trường PV thế giới (chiến 45%) kể từ khi điều chỉnh lại hệ thống giá điện (Feed-in tariff) như
là một phần của Chương trình “Hành động nguồn năng lượng tái tạo” (Renewable Energy
Sources Act). Công suất lắp đặt PV đã tăng từ 100MW năm 2000 lên gần 4150MW vào cuối
năm 2007 . Sau năm 2007, Tây Ban Nha trở thành nước có sự phát triển sôi động nhất. Các
nước Pháp, Italy, Hàn Quốc và Mỹ cũng đã tăng công suất lắp đặt lên rất nhanh trong các năm
mới đây nhờ các chương trình kích thích và các điều kiện thị trường địa phương. Các nghiên
cứu mới đây đã cho thấy rằng, thị trường PV thế giới được dự báo vượt quá 16GW vào năm
2010.

Ở Trung Quốc, tính đến cuối năm 2020 được xem là quốc gia có khả năng sản xuất điện năng
lượng mặt trời (điện mặt trời) lớn nhất trên thế giới với khả năng sản xuất lên đến 1330
Gigawatts (GW) mỗi năm. Đây cũng là nước sở hữu dự án Điện mặt trời lớn nhất thế giới với
công suất lên đến 1,547-MW ở sa mạc Tengger. Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết, vào
năm 2018, Trung Quốc lắp đặt một nửa tổng công suất lượng năng lượng mặt trời mới trên
toàn thế giới. Đây cũng là đất nước đầu tiên lắp đặt hơn 100 Gigawatt công suất năng lượng
mặt trời, tương đương với lượng điện được sản xuất từ 75 nhà máy năng lượng hạt nhân. Tính
đến đầu năm 2019, Trung Quốc sở hữu 6 trong 10 công ty sản xuất mô-đun năng lượng mặt
trời lớn nhất thế giới. Việc phát triển thành công những dự án điện mặt trời này một phần là
nhờ Trung Quốc là nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới. Mức sản xuất
pin mặt trời tại quốc gia này hiện đã vượt qua mục tiêu của chính phủ về lắp đặt năng lượng
mặt trời.sự hưởng ứng mang tính tự phát của người dân trong việc lắp đặt các tấm thu NLMT

8
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

cũng đang đưa nước này vượt qua Đức trở thành thị trường tấm thu NLMT lớn nhất thế giới.
Có được sự phát triển vượt bậc trong sản xuất điện mặt trời là do ngay từ năm 2006, Trung
Quốc đã ban hành Luật Năng lượng tái tạo, đặt nền móng cho cuộc cách mạng phát triển năng
lượng sạch.

Bảng 1.1: Công suất năng lượng mặt trời của một số nước tính đến cuối năm 2021

STT Tên nước Tổng công suất (MW) Thị phần (%)
1 Trung Quốc 254.355 35.6
2 Mỹ 75.572 10.6
3 Nhật Bản 67.000 9.4
4 Đức 53.783 7.5
5 Ấn Độ 39.211 5.5
6 Italy 21.527 3
7 Australia 17.627 2.5
8 Việt Nam 16.544 2.3
9 Hàn Quốc 14.575 2
10 Tây Ban Nha 14.089 2

Bảng 1.2: Công suất các nhà máy điện năng lượng mặt trời lớn tính đến cuối năm 2021

STT Nhà máy PV Công suất (MW) Ghi chú


Hoạt động vào tháng
1 Bhadla Solar Park (Ấn Độ) 2.245
3/2020
Huanghe Hydropower Hainan Hoạt động cuối năm
2 2.200
Solar Park (Trung Quốc) 2020
3 Pavagada Solar Park (Ấn Độ) 2.050 Hoạt động từ 2019
Hoàn thành năm
4 Benban Solar Park (Ai Cập) 1.650
2019
Tengger Desert Solar Park Hoàn thành năm
5 1.547
(Trung Quốc) 2015

Điện năng lượng mặt trời đã dần khẳng định tính ưu việt và là nguồn năng lượng vô tận vĩnh
cửu, đóng vai trò rất lớn trong đời sống, giúp tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng, đặc biệt
nguồn năng lượng này góp phần đảm bảo an ninh năng lượng của mỗi quốc gia. Chính vì vậy,
đây không chỉ là mối quan tâm của các nền kinh tế lớn mà ở hầu khắp các quốc gia trên thế
giới. Các nước đều từng bước nhận thức được vai trò của phát triển năng lượng xanh, hướng
tới mục tiêu xây dựng một cộng đồng xanh và sạch trên phạm vi toàn cầu.

1.2.2. Tình hình phát triển điện mặt trời tại Việt Nam

9
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

Việt Nam thuộc vùng có bức xạ mặt trời vào loại cao trên thế giới (trung bình xấp xỉ
5kwh/m2/ngày), với số giờ nắng dao động từ 1600-2600giờ/năm, được đánh giá là khu vực có
tiềm năng rất lớn về năng lượng mặt trời, đặc biệt là tại khu vực miền Trung và miền Nam.
Theo các nhà chuyên môn thì trong tương lai, nhu cầu sử dụng các thiết bị chạy bằng năng
lượng mặt trời ở nước ta là rất lớn, kể cả khu vực hành thị cũng như khu vực nông thôn. Pin
mặt trời vừa có thể thay thế cho thuỷ điện nhỏ khi mùa hanh khô, vừa có thể là nguồn năng
lượng dự trữ khi điện lưới quốc gia không đủ cung cấp cho người dân.

Tính đến cuối năm 2014, đầu năm 2015, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời trong cả nước đạt
xấp xỉ 4,5 MWp, trong đó khoảng 20% tổng công suất (tương đương với 900 kWp) được đấu
nối vào lưới điện. Các trạm điện mặt trời nối lưới này có công suất trung bình khoảng 50 kWp
và thuộc sở hữu của một số tổ chức và doanh nghiệp lớn, như Intel Corporation, Big C (Hà
Nội)… Năm 2018, điện mặt trời của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể, nhưng con
số này vẫn còn quá nhỏ so với một số quốc gia có tiềm năng tương tự, như Mỹ, Ý, Philippines,
thậm chí còn thấp hơn Malaysia, Thái Lan. Cụ thể, tổng công suất điện mặt trời Việt Nam năm
2018 chỉ là 106 MWp, chưa bằng 1% so với Ý và chỉ bằng khoảng 4% của Thái Lan. Năm
2019, tổng công suất điện mặt trời đã tăng lên khoảng 5 GWp, trong đó 4,5 GWp là của các
nhà máy điện mặt trời nối lưới và gần 0,4 GWp của hệ thống điện mặt trời áp mái. Sự phát
triển mạnh mẽ này là do các nhà đầu tư đã tăng tốc độ triển khai dự án để tận dụng các ưu đãi
của Chính phủ theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11/4/2017 về cơ chế khuyến khích
phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam. Tính đến hết năm 2020, nguồn điện mặt trời
nối lưới đã được đưa vào vận hành lên tới 9 GW (trong đó, 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận
gần 3,5 GW). Quy mô công suất của các dự án điện mặt trời đã được bổ sung quy hoạch là trên
13 GW (tổng quy mô đăng ký xây dựng các dự án điện mặt trời nhưng chưa được bổ sung vào
quy hoạch là khoảng 50 GW). Theo Dự thảo quy hoạch điện VIII, dự kiến công suất lắp đặt
điện mặt trời sẽ tăng từ 17 GW (giai đoạn 2020-2025) lên khoảng 20 GW (năm 2030). Tỷ trọng
điện mặt trời được kỳ vọng sẽ chiếm 17% (năm 2025), 14% (năm 2030) trong cơ cấu các nguồn
điện.

Bảng 1.3: Công suất các nhà máy điện năng lượng mặt trời lớn ở Việt Nam

STT Nhà máy PV Công suất (MW) Ghi chú


hoàn thành vào
1 Trung Nam Thuận Bắc 450
10/2020
Hoàn thành vào
2 Dầu Tiếng DT1 và DT2 420
6/2019

10
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

Hoàn thành vào


3 Phù Mỹ 330
2/2021
Hoàn thành vào
4 Cụm 3 nhà máy BIM 330
4/2019
Hoàn thành vào
5 Hòa Hội 257
6/2019

1.3. MỘT SỐ CÔNG NGHỆ ỨNG DỤNG SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI

1.3.1. Pin mặt trời

Pin mặt trời hay pin quang điện có tên tiếng Anh là Solar panel, nó bao gồm nhiều tế bào
quang điện (solar cells). Tế bào quang điện này là các phần tử bán dẫn có chứa trên bề mặt
nhiều các cảm biến của ánh sáng là đi ốt quang, nó làm biến đổi năng lượng của ánh sáng thành
năng lượng điện.

1.3.1.1. Cấu tạo của pin mặt trời

1.3.1.2. Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời

a. Hiện tượng quang điện

b. Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời

c. Đặc tính làm việc của pin mặt trời

d. Dàn pin mặt trời

1.3.1.2. Đọc hiểu datasheet của tấm pin mặt trời

Để đọc hiểu được các thông tin trong datasheet của tấm pin mặt trời, sau đây là một số định
nghĩa chúng ta cần quan tâm:

➢ Các điều kiện thử nghiệm của tấm pin:


• Điều kiện chuẩn (STC) STC viết tắt của từ Standard Test Conditions (điều kiện thử
nghiệm tiêu chuẩn) là bộ tiêu chuẩn được thiết lập để kiểm tra các tấm pin. Từ sự thay
đổi điện áp, dòng điện phụ thuộc vào nhiệt độ và cường độ bức xạ, cùng với đó là một số
tiêu chuẩn khác, tất cả các tấm pin đều được kiểm tra trong cùng một điều kiện tiêu
chuẩn giống nhau.

11
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

• Trong điều kiện tiêu chuẩn, bức xạ mặt trời là 1000W/m2, áp suất khí quyển 1.5AM,
nhiệt độ môi trường là 25˚C: các tấm pin được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhân tạo
với độ bức xạ tương đương 1.000 W/m2, con số này có thể so sánh với mức bức xạ trong
thực tế của mặt trời vào giữa trưa.
• Điều kiện thường (NOCT) NOCT – Normal Operating Cell Temperature là nhiệt độ tế
bào hoạt động danh nghĩa được thiết lập ra do thử nghiệm STC không đảm bảo được các
điều kiện giống với thực tế trong mọi trường hợp.
• Trong điều kiện bình thường, NOCT sẽ có bức xạ mặt trời là 800W/m2, áp suất khí
quyển 1.5AM, nhiệt độ môi trường là 20˚C, tốc độ gió 1m/s để thể hiện luồng gió lưu
thông qua tấm pin trong thực tế.
➢ Thông số kỹ thuật của tấm pin:
• Điện áp hở mạch – Open Circuit Voltage (Voc): là mức đầu ra của tấm pin năng lượng
khi không có tải. Khi tấm pin không được kết nối với bất cứ thứ gì, không có tải và
không có dòng điện được tạo ra, bạn có thể sử dụng một vôn kế để đo ở 2 đầu cực tấm
pin, do không có tải nên dòng điện qua tấm pin cũng bằng không. Đây là một thông số
rất quan trọng, nó là điện áp tối đa mà tấm pin có thể tạo ra trong điều kiện thử nghiệm
tiêu chuẩn (STC), vì vậy đây là số để sử dụng khi xác định có bao nhiêu tấm trong một
dãy để có thể kết nối trực tiếp với biến tần hoặc điều khiển sạc.
• Dòng điện ngắn mạch – Short Circuit Current (Isc): sinh ra khi kết nối đầu âm và dương
của tấm pin vào nhau, là mức cường độ mà pin tạo ra khi không được kết nối với tải. Sử
dụng ampe kế có thể đo và đọc được dòng này, đây là dòng điện Max mà tấm pin có thể
sản sinh trong điều kiện tiêu chuẩn.
• Điểm công suất cực đại – Maximum Power Point (Pmax): là điểm công suất cho sản
lượng cao điện mặt trời cao nhất. Đó là nơi kết hợp giữa điện áp và cường độ dòng điện
ở mức cao nhất (Volt x Ampe = Watt), tức là tại điểm cong lớn nhất của đồ thị. Khi sử
dụng điều khiển sạc hay inverter có MPPT , đây chính là điểm mà MPPT cố gắng giữ để
có được công suất tối đa.
• Điện áp làm việc tại công suất cực đại – Maximum Power Point Voltage (Vmpp): là điện
áp khi công suất đầu ra ở mức lớn nhất. Đó là điện áp thực tế bạn muốn xem khi nó được
kết nối với thiết bị năng lượng mặt trời MPPT (như bộ điều khiển sạc MPPT hoặc bộ
biến tần hòa lưới) trong điều kiện thử nghiệm tiêu chuẩn.
• Dòng điện tại công suất cực đại – Maximum Power Point Current (Impp): là cường độ
dòng điện (amps) khi công suất đầu ra lớn nhất. Đây là cường độ dòng điện thực tế bạn

12
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

muốn xem khi nó được kết nối với thiết bị năng lượng mặt trời MPPT trong điều kiện
thử nghiệm tiêu chuẩn.
• Điện áp tối đa khi kết nối hệ thống – Maximum System Voltage: Thông số này cho biết
được có thể nối tiếp bao nhiêu tấm pin thành một dãy, đảm bảo an toàn cho toàn hệ
thống.
• Hệ số nhiệt độ – Temperature coefficient: cho biết được mức thay đổi năng lượng đầu ra,
điện áp, cường độ dòng điện và công suất cực đại là bao nhiêu khi nhiệt độ tăng/giảm
mỗi độ K.
• Hiệu suất của tấm pin – Module efficiency: là khả năng chuyển đổi từ bức xạ mặt trời
thành điện của tấm pin. - PERC (Passivated Emitter and Rear Cell) Technology: là sử
dụng lớp vật liệu thụ động trên bề mặt sau của solar cells để giúp phản xạ lại một phần
ánh sáng cho giai đoạn hấp thụ bức xạ lần 2, giúp tăng hiệu suất tấm pin, tăng ROI
(return of investment)
• Ngoài ra chúng ta cần chú ý các đặc điểm kỹ thuật cơ khí của tấm pin để trong quá trình
thiết kế có được sự lựa chọn tấm pin tối ưu nhất đối với các yêu cầu về diện tích, môi
trường,...

1.3.2. Bộ nghịch lưu

DC-AC Inverter là thiết bị nghịch lưu, chuyển đổi dòng điện một chiều từ ắc quy (hoặc tấm
pin) thành dòng điện xoay chiều cho tải. Tùy theo nhu cầu mà Inverter được thiết kế với các
cấp công suất khác nhau.

Có nhiều loại Inverter, thường được phân biệt qua dạng sáng điện áp đầu ra: dạng sóng hình
sin chuẩn (true line), giả Since, sóng vuông, sóng bậc thang.Các bộ Inverter giả sine, sóng
vuông, hoặc bậc thang chỉ dùng cho các tải không có tính cảm (đèn chiếu sáng, tivi, radio). Với
các tải là động cơ điện, quạt điện…tức là những thiết bị có cuộn cảm thì phải dùng các bộ biến
đổi có sóng ra dạng sin chuẩn. Các bộ Inverter dùng trong các hệ thống pin mặt trời lớn thường
là dạng sin chuẩn (có thể sử dụng cho nhiều loại tải khác nhau).

Inverter được dùng trong đề tài là bộ nghịch lưu chuyên dụng nhằm thực hiện việc chuyển
đổi đầu ra dòng điện trực tiếp (DC) của hệ thống điện mặt trời thành các dòng điện xoay chiều
(AC).

1.3.2.1 Đọc hiểu datasheet của Inverter

13
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

Inverter là một thiết bị quan trọng trong hệ thống điện mặt trời, nên việc lựa chọn thiết bị đòi
hỏi chúng ta phải hiểu rõ nguyên lý hoạt động và các thông số kỹ thuật mà nhà sản xuất đưa
ra. Vì vậy, kỹ năng đọc hiểu datasheet của inverter rất cần thiết trong quá trình tính toán và
thiết kế trang trại điện mặt trời.

Để đọc hiểu được các thông tin trong datasheet của tấm pin mặt trời, sau đây là một số định
nghĩa chúng ta cần quan tâm:

➢ Thông số kỹ thuật đầu vào (DC)


• Công suất DC có thể sử dụng tối đa (Maximum PV Power): là công suất đầu vào cao
nhất được phép chạy từ các tấm PV được kết nối với inverter
• Điện áp DC (đầu vào) tối đa (Maximum input voltage): là điện áp tối đa cho phép ở
phía DC của biến tần PV năng lượng mặt trời. Điện áp này không bao giờ được vượt
quá. Nếu như vậy, biến tần năng lượng mặt trời có thể bị hỏng. Giá trị của điện áp đầu
vào tối đa tăng khi nhiệt độ giảm và dựa vào đây có thể xác định số lượng tấm pin mặt
trời bạn kết nối nối tiếp với biến tần. Giá trị thường thấy là 1000 Volt. Mức điện áp đầu
vào cho phép tối đa là yếu tố quan trọng để kiểm tra hệ thống điện mặt trời.
• MPPT là viết tắt của Maximum Power Point Tracker. Nó là một mạch xử lý (thường là
bộ chuyển đổi DC sang DC) được sử dụng trong phần lớn các bộ inverter. Chức năng
của nó là tối đa hóa năng lượng có sẵn từ các tấm pin năng lượng mặt trời trong quá
trình hoạt động.
• Dải điện áp MPPT định mức (DC voltage range): Biến tần có thể điều khiển theo dõi
MPPT trong phạm vi điện áp này. Nói cách khác, biến tần tìm kiếm điện áp tối ưu cho
máy phát PV trong phạm vi điện áp này để máy phát PV tạo ra công suất đầu ra tối đa.
Một biến tần năng lượng mặt trời tốt sẽ có một dải điện áp MPPT lớn.
• Dải điện áp hoạt động MPPT (MPPT operating voltage range): Đây là dải điện áp trong
đó bộ biến tần năng lượng mặt trời có thể tối đa hóa việc khai thác điện từ hệ thống điện
mặt trời bằng cách sử dụng kỹ thuật gọi là Theo dõi điểm công suất cực đại (MPPT).
• Điện áp DC (đầu vào) tối thiểu (start-up DC input voltage): là điện áp mà bộ biến tần
năng lượng mặt trời phải đạt được để có thể tìm được điểm công suất tối đa (MPPT) của
máy phát PV. Các điện áp đầu vào của biến tần năng lượng mặt trời là điện áp tối thiểu
mà tại đó các biến tần bắt đầu kéo điện từ máy phát điện PV.
• Số lượng đầu vào của trình theo dõi MPPT (Number of MPPT tracker inputs)

14
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

• Dòng đầu vào tối đa / mỗi đầu vào trình theo dõi MPP: Trong trường hợp này, dòng
điện đầu vào tối đa chạy qua phía DC của bộ nghịch lưu PV năng lượng mặt trời không
được vượt quá giá trị dòng cho phép.
• Tối đa dòng ngắn mạch trên mỗi đầu vào MPPT / chuỗi: (Maximum available PV
curent) là dòng ngắn mạch tối đa.
➢ Thông số kỹ thuật đầu ra (AC)
• Công suất danh định AC (đầu ra): của biến tần năng lượng mặt trời được định nghĩa là
đầu ra được chỉ định cho biến tần PV khi hoạt động liên tục. Giá trị này càng lớn thì
biến tần điện mặt trời càng tốt và đắt hơn.
• Công suất biểu kiến AC tối đa: của biến tần PV năng lượng mặt trời gồm hai phần: Một
phần có thể sử dụng được gọi là sức mạnh thực, một phần vô ích gọi là công suất phản
kháng.
• Các pha đầu ra / kết nối đường dây: Biến tần chuyển đổi dòng điện một chiều của mảng
PV lưới tuân thủ ba giai đoạn hiện nay là 3-N-PE đề cập đến hệ thống 5 dây dòng điện
xoay chiều ba pha với dây dẫn nối đất bảo vệ và trung tính riêng biệt.
• Tần số lưới AC định mức: Là đánh giá tần số lưới AC tại đầu ra của biến tần PV năng
lượng mặt trời.
• Hệ số công suất ở công suất định mức / dịch chuyển có thể điều chỉnh: Hệ số công suất
cos (φ) được cho dưới dạng giá trị số từ 0 đến 1 và mô tả tỷ số định lượng của công suất
thực chạy trên tải với công suất biểu kiến trong mạch. Nó liên quan đến độ lệch góc pha
(dẫn đầu hoặc trễ) của điện áp và dòng điện đi qua mạch. Cos (φ) = 1 có nghĩa là nó chỉ
truyền công suất thực cho tải. Bộ biến tần điện mặt trời phải phù hợp với các yêu cầu
của đơn vị vận hành lưới điện theo Hệ số công suất và công suất phản kháng.
• Tổng méo hài THD (Total Harmonic Distortion): là tỷ số giữa tổng công suất của tất cả
các sóng hài của tín hiệu với công suất của tần số cơ bản. THD càng thấp thì càng tốt.

1.4. CÁC MÔ HÌNH CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG PIN MẶT TRỜI

1.4.1. Vận hành độc lập với lưới (Off Grid)

Hệ thống pin mặt trời vận hành độc lập chỉ dựa vào năng lượng mặt trời để phát ra điện năng.
Tùy nhu cầu và mục đích sử dụng mà có thể có hoặc không có ắc quy để dự trữ năng lượng.
Qui mô và thiết kế của hệ thống này phù hợp cho các tải điện một chiều hoặc xoay chiều công

15
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

suất nhỏ hoặc ứng dụng cho các vùng không có điện lưới. Dạng đơn giản nhất của hệ thống
quang điện độc lập là hệ thống liên kết tải trực tiếp, tức là dòng điện một chiều phát ra từ
module quang điện sẽ được dẫn trực tiếp vào mà không thông qua hệ thống trung gian (như
bình ắc quy). Đương nhiên là hệ thống này chỉ có tác dụng ban ngày (vào những giờ nắng),
cung cấp điện cho các tải nhỏ như hệ thống quạt thông khí, hệ thống bơm nước…Phần thiết kế
quan trọng nhất cho hệ thống trực tiếp là tính toán điện trở tải sao cho phù hợp với công suất
tối đa của hệ thống pin mặt trời. Đối với một số loại tải như máy bơm nước, người ta gắn một
dạng biến thiên điện DC-AC điện từ, gọi là hệ thống theo dõi công suất tối đa giữa nguồn và
tải có thể tận dụng tốt hơn công suất tối đa của nguồn.

1.4.2. Vận hành kết nối với lưới điện (grid tie)

Hệ thống pin năng lượng mặt trời vận hành kết nối với lưới điện có vai trò như một phần của
mạng điện khu vực. Có hai dạng hệ thống pin mặt trời nối lưới : trực tiếp và trữ ắc quy. Module
pin mặt trời và bộ chuyển DC/AC là hai thành phần thiết yếu trong cả hai dạng hệ thống nối
lưới. Module pin măt trời có vai trò chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành dòng điện một chiều,
và bộ chuyển DC/AC chuyển dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều. Hệ thống điện
pin mặt trời nối lưới trực tiếp tương đối đơn giản hơn và hiệu quả hơn trong vài trường hợp.
Hệ thống này chuyển đổi tức thời dòng điện một chiều thành xoay chiều và kết nối vào lưới
điện. Tại đây, hệ thống pin mặt trời chia tải với hệ thống điện lưới và quay ngược đồng hồ điện
bất cứ khi nào thặng dư điện. Đây là dạng thiết kế có giá thành thấp.Tuy nhiên, do hệ thống
này không có biện pháp dự phòng nên khi nguồn điện trung tâm bị cắt, thì xảy ra hiện tượng
cúp điện đầu tải. Hệ thống sử dụng bình ắc quy để trữ điện thi khắc phục được trường hợp mất
điện khi nguồn điện lưới bị cắt. Hệ thống bao gồm một bộ ắc quy và các thiết bị điều khiển
điện tử phức tạp hơn. Một khi nguồn điện lưới bị cắt, điện dự trữ từ ắc quy sẽ được sử dụng
thay thế cho đến khi cạn nguồn dự trữ.Nếu nguồn điện bị cắt vào ban ngày, hệ thống pin mặt
trời sẽ liên tục nạp điện vào hệ thống ắc quy, từ đó kéo dài khả năng dự trữ điện cho buổi tối.

1.4.3. Vận hành kiểu lai (Hybrid)

Hệ thống cục bộ có thể kết hợp với các nguồn khác (điện gió, máy phát điện diesel…) như
nguồn phát thứ cấp, khi đó ta có hệ thống pin mặt trời liên kết hay hệ thống kiểu lai (hybrid
system)…Về mặt vận hành, hệ thống liên kết tương tự hệ thống độc lập, tuy nhiên khi không
có ánh sáng mặt trời thì nguồn điện của hệ vẫn được duy trì nhờ các nguồn thứ cấp. Hệ thống
liên kết này đặc biệt thích hợp cho các vùng có tiềm năng cả về năng lượng gió và năng lượng

16
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

mặt trời. Ban ngày, hệ thống pin mặt trời sẽ làm nhiệm vụ cung cấp điện chính, còn ban đêm
thì hệ thống điện gió sẽ làm nhiệm vụ cung cấp điện chính cho tải.

1.5. KẾT LUẬN

Năng lượng mặt trời truyền đến trái đất dưới dạng bức xạ. Trong những ngày quang đãng
(không có mây), phần năng lượng bức xạ mặt trời truyền tới bề mặt trái đất ở thời điểm cao
nhất khoảng 1000W/m2. Một hệ thống điện pin mặt trời cơ bản gồm có ba thành phần là:

- Dàn pin mặt trời (nguồn điện)

- Dàn ắc quy (dự trữ điện năng)

- Hệ thống điều phối điện năng

Có ba mô hình vận hành cơ bản của hệ thống pin năng lượng mặt trời là:

- Mô hình vận hành độc lập

- Mô hình vận hành kiểu lai

- Mô hình vận hành kết nối lưới điện

Tùy theo yêu cầu và điều kiện cụ thể tại nơi lắp đặt mà ta chọn mô hình vận hành của hệ thống
điện pin mặt trời thích hợp, để từ đó tính toán và thiết kế hệ thống.

17
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

CHƯƠNG 2:
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG

2.1. TỔNG QUAN

Địa điểm tiến hành thiết kế hệ thống điện mặt trời nằm gần cánh đồng cừu thuộc địa phần
Phước Dinh, Ninh Phước, Ninh Thuận. Cách trung tâm thành phố Phan Rang khoảng chừng
25km về hướng Nam (nằm trên đường dọc theo đường tỉnh lộ 701 đi Mũi Dinh – Cà Ná). Khu
vực thuộc quyền quản lý của xã Mũi Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận với địa hình
bằng phẳng hoặc có độ dốc được đánh giá nhỏ thuận lợi cho quá trình vận chuyển thiết bị và
khả năng thi công dự án.

Hình 2.1 Diện tích thiết kế trang trại điện mặt trời được chụp từ google earth

2.1.1. Vị trí địa lý.

Khu vực dự án nằm tại 11.394481˚ vĩ Bắc, 108.986108˚ kinh Đông là một bộ phận trong bãi
cát Mũi Dinh thuộc huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Đây là vị trí thuộc khu vực Nam
trung bộ của Việt Nam và là khu vực được đánh giá có tiềm năng kỹ thuật để nghiên cứu, đầu
tư phát triển điện mặt trời.

18
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

Hình 2.2 Bản đồ tiềm năng kỹ thuật quang điện tại Việt Nam

2.1.2. Tình trạng mặt đất.

19
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

Địa hình khu vực thiết kế hầu như là bãi cát và đá với độ dốc nhỏ, là khu vực không có dân
cư sinh sống. Các vật thể cao như cây cối, trụ và đường dây điện,… tương đối ít nên không gây
nhiều hiện tượng bóng che trong quá trình tính toán và thiết kế hệ thống.

2.1.3. Vị trí lắp đặt thiết bị.

2.1.3.1. Vị trí lắp đặt các tấm pin PV.

2.1.3.2. Vị trí đặt trạm phân phối

2.1.3.3. Vị trí các trụ điện

2.1.3.4 Vị trí điểm kết nối lên lưới điện

2.1.4. Giao thông

2.2. TIỀM NĂNG ĐIỆN MẶT TRỜI LÝ THUYẾT TẠI KHU VỰC

Địa điểm thiết kế hệ thống trang trại điện mặt trời thuộc địa phận tỉnh Ninh Thuận. Theo
đánh giá, Ninh Thuận là khu vực có nguồn bức xạ dồi dào, đặc biệt sự chênh lệch về bức xạ
mặt trời giữa các mùa trong năm rất thấp và tổng diện tích khu vực có tiềm năng điện mặt trời
kỹ thuật rất lớn. Đó là các điều kiện tốt để khai thác hiệu quả nguồn năng lượng mặt trời.

2.2.1. Số giờ nắng trung bình tháng năm tại khu vực.

Theo số liệu thống kê từ global solar atlas thì trung bình các tháng có thời gian chiếu sáng
hơn 12 giờ mỗi ngày; dài nhất vào 2 tháng 6 và 7 với trung bình hơn 13 giờ/ngày; ngắn nhất
vào 2 tháng 12 và 1 cũng hơn 11 giờ 30 phút/ngày. Do đó, khu vực có điều kiện tiếp nhận hàng
năm một lượng lớn bức xạ mặt trời. Tổng số giờ nắng trung bình là 2837,8 giờ/năm.

20
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

Hình 2.3 Số giờ nắng từng tháng trong năm tại khu vực dự án

2.2.2. Nhiệt độ trung bình tháng và năm tại khu vực.

Nằm trong khu vực nội chí tuyến, với nguồn bức xạ mặt trời dồi dào, nên khu vực có tổng
nhiệt hàng năm tương đối cao, dao động từ 9774 -10180oC. Nhiệt độ trung bình năm tại khu
vực dao động từ 24,6 - 27,2oC. Ngoài ra, nhiệt độ cũng biến động mạnh theo từng tháng, nhiệt
độ trung bình tăng dần từ tháng 1 đạt cực đại vào tháng 5, 6 sau đó giảm chậm vào tháng 7, 8.
Tháng 9, nhiệt độ bắt đầu giảm nhanh và sau đó đạt cực tiểu vào tháng 1.

Hình 2.4 Biểu đồ nhiệt độ tại khu vực

21
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

2.2.3. Tổng xạ theo phương ngang (GHI) tại khu vực.

Tổng xạ theo phương ngang hàng năm (GHI) là thông số cơ bản nhất cần xem xét khi cần
đánh giá tiềm năng mặt trời tại khu vực dự án, GHI càng cao năng suất phát điện tính trên
1kWp công suất lắp đặt sẽ càng lớn.

Theo nguồn số liệu từ global solar atlas được tìm theo tọa độ của khu vực dự án thì trung
bình hằng năm địa điểm có tổng xạ theo phương từ 1900 – 2200 Kwh/m2

Hình 2.5 Bản đồ GHI trung bình năm lý thuyết khu vực

Nhận xét: Qua các số liệu trên cho thấy nguồn năng lượng mặt trời tại khu vực dự án là tốt,
số giờ nắng trung bình năm và tổng xạ theo phương ngang tại khu vực cao so với cả nước,.
Ngoài ra điều kiện thời tiết và địa hình tại khu vực khá thuận lợi do độ dốc và ảnh hưởng của
mưa bão ít nên rất thích hợp cho việc xây dựng 1 trang trại điện mặt trời.

2.3. KẾT LUẬN

Các điều kiện tại khu vực dự án có khá nhiều điểm thuận lợi cho việc thiết kế 1 hệ thống
trang trại điện mặt trời
- Các số liệu khảo sát khí tượng thủy văn tại khu vực phù hợp với điều kiện xây dựng và phát
triển điện mặt trời.
- Khu vực thông thoáng, ít bóng râm nên không gây ảnh hưởng nhiều đến việc thiết kế và
hiệu suất của hệ thống.

22
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

- Giao thông thuận lợi, đã có đường tỉnh lộ chạy qua và đường vận hành nội bộ của khu vực.
- Địa hình có độ dốc nhỏ, khu vực ít dân cư sinh sống nên không phải giải tỏa, đền bù nhiều.
- An ninh tại khu vực tương đối tốt.

Như vậy khu vực khảo sát rất phù hợp với việc xây dựng một trang trại điện mặt trời.

23
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

CHƯƠNG 3:
TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRANG TRẠI ĐIỆN MẶT TRỜI

Để hoàn thành được dự án trang trại điện mặt trời cần phải thực hiện các hạng mục công
việc chính cụ thể như sau:
- Tính toán lựa chọn thiết bị cho nhà máy điện mặt trời sử dụng công nghệ tấm pin quang
điện đặt trên giá đỡ đồng thời cũng là các máng đi cáp và đường giao thông vận hành, bảo
dưỡng.
- Tính toán, lựa chọn thiết bị cho các trạm Inverter nối với nhà máy.
- Tính toán, lựa chọn thiết bị cho các trạm biến áp đặt ngoài trời để đấu nối từ các trạm
Inverter đến đường dây.
- Ngoài ra còn phải thực hiện tính toán lựa chọn thiết bị cho các hệ thống khác như hệ thống
điều khiển bảo vệ, đo lường, hệ thống thông tin viễn thông, điều độ vận hành. Hệ thống điện
tự dùng, hệ thống nối đất chống sét, hệ thống chiếu sáng…

3.1. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ PHẦN MỀM PVSYST

Phần mềm PVsyst được ra đời vào năm 1994, do hai tác giả đồng sáng lập là ông André
Mermoud và ông Michel Villoz.

Các chức năng của phần mềm là nghiên cứu, tính toán, thiết kế hệ thống năng lượng mặt trời,
bao gồm hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới, hệ thống điện năng lượng mặt trời độc
lập, hệ thống bơm năng lượng mặt trời và hệ thống điện năng lượng mặt trời lưới DC.

Những tính năng của phần mềm PVsyst đối với việc thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt
trời:
+ Có thể chọn vị trí lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời ở bất kỳ vị trí nào trên toàn thế
giới, với việc thống kê dữ liệu khí tượng từ các nguồn uy tín, để phục vụ cho việc đánh giá
trữ lượng năng lượng mặt trời ở khu vực đó.
+ Chọn hệ thống pin quang điện, hệ thống biến tần, hệ thống dự trữ, hệ thống dây điện, hệ
thống máy bơm…với những số liệu cụ thể, đánh giá khả năng của các hệ thống thông qua
những vùng đặc tính làm việc tối ưu của nó.
+ Tính toán các tổn thất trong hệ thống một cách chi tiết.
+ Đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống năng lượng mặt trời đối với phụ tải.
+ Tính toán kinh tế của hệ thống năng lượng mặt trời từ đó kết luận có nên thực hiện dự án
hay không.

24
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

3.2. ĐỊNH VỊ ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA DỮ LIỆU KHÍ TƯỢNG TỪ PHẦN MỀM

3.3. LỰA CHỌN, BỐ TRÍ CÁC TẤM PV

3.3.1. Chọn góc nghiêng tấm Pin

Tùy theo địa điểm cụ thể sẽ có một góc nghiêng tối ưu để nhận được lượng bức xạ mặt trời
tối đa. Thông thường góc nghiêng của các tấm PV sẽ được chọn gầm bằng với vĩ độ của nơi
lắp đặt. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau để tùy chỉnh góc nghiêng được
tối ưu nhất tùy theo điều kiện tại khu vực đặt tấm pin.
- Tổn thất bụi bẩn: góc nghiêng càng lớn thì tổn thất bụi bẩn càng nhỏ do dòng chảy của nước
mưa sẽ làm sạch các bụi bẩn, tuy nhiên nếu góc nghiêng quá lớn thì ảnh hưởng của các bóng
che sẽ làm giảm hiệu suất tấm pin. Theo IFC thì góc nghiêng tấm Pin tối thiểu là 10˚ so với
phương ngang.
- Tổn thất do bóng che giữa các tấm pin: như đã nói ở trên góc nghiêng càng lớn thì bóng che
của nó càng rộng qua đó để giảm tổn thất do bóng che của các tấm pin với nhau ta phải tăng
khoảng cách giữa các tấm pin do đó làm tăng diện tích lắp đặt.
- Sự phân bố bức xạ theo mùa: bức xạ mặt trời sẽ phân bố tập trung cao vào một mùa trong
năm tùy vào vị trí địa lý của dự án, do đó để hiệu suất tấm pin được cao nhất cần phải khảo
sát để điều chỉnh góc nghiêng của các tấm pin theo từng mùa. Phần mềm PVsyst sẽ tự động
cho ra giá trị góc nghiêng tối ưu này.

Dự án nhà máy điện mặt trời nằm ở vĩ độ 11,394481˚ Bắc, các tấm pin sẽ được đặt phần lớn
trên giá đỡ nên để điều chỉnh thay đổi góc nghiên theo mùa là rất tốn kém nên chỉ chọn 1 góc
nghiêng cố định cho toàn bộ các tấm pin. Kiến nghị lựa chọn góc nghiêng của tấm pin là 12˚ ,
góc phương vị hướng chính Nam.

3.3.2. Chọn khoảng cách giữa các hàng

Khoảng cách lựa chọn của hệ thống cần thỏa điều kiện không có bóng che ( Khoảng cách lựa
chọn giữa các hàng Pin). Ngoài ra khoảng cách lựa chọn cũng cần phù hợp để vận hành bảo
dưỡng các thiết bị.

3.3.3. Tính toán, lựa chọn số lượng tấm pin

3.3.4. Thiết kế, lựa chọn hệ thống giá đỡ

3.3.5. Lựa chọn các tấm PV

25
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

3.4. LỰA CHỌN INVERTER

Inverter là một thành phần quan trọng của nhà máy điện mặt trời với chức năng chính là
chuyển đổi dòng điện DC từ các tấm PV thành dòng điện AC để có thể hòa với lưới điện nhờ
các linh kiện bán dẫn đóng cắt với tần số cao (FET, MOSFET, IGBT…). Chúng cũng có thể
điều chỉnh công suất P, Q phù hợp với yêu cầu của lưới điện

Các inverter mới ngày nay có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau: kết nối lưới trực tiếp,
giám sát hoạt động của mảng PV mặt trời để thu được công suất tối đa, cung cấp các thiết bị
đóng cắt và cách ly hệ thống với các chức năng bảo vệ phù hợp với nhiều chế độ vận hành của
hệ thống điện.

3.5. LỰA CHỌN, ĐẤU NỐI CÁP DC

Cáp DC được lựa chọn phải có tiết diện dây đáp ứng được mật độ dòng điện cho phép theo
tiêu chuẩn IEC, và đạt được các yêu cầu theo khuyến cáo của IFC cũng như phù hợp với các
thiết bị được chọn.
- Sụt áp không quá 3% trên các mạch có chiều dài khác nhau (từ chuỗi PV đến Inverter)
- Tổng tổn thất năng lượng trên cáp DC không quá 1%.
- Đầu nối với Inverter: theo catologe của nhà sản xuất đầu nối cáp phía DC có tiết diện đến
400mm2.

Chiều dài các đoạn cáp được khảo sát theo kích thước các mảng PV và vị trí thực tế của các
thiết bị dự định đặt và đo tương đối từ phần mềm Google earth.

3.6 KIỂM TRA MÔ PHỎNG HỆ THỐNG QUA PHẦN MỀM

26
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN LUẬN VĂN

Với những nội dung chưa thực hiện xong trong quá trình làm đề cương luận văn, sau đây là
bảng lập kế hoạch để hoàn thành các nội dung còn lại. Các nội dung được chia thành nhiều
bước nhỏ và có kế hoạch như sau:

Thời gian thực hiện luận văn: 4 tháng

Kế hoạch:

Nội dung Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4


1.1 x
1.2 x
1.3 x
1.4 x
1.5 x
2.1 x x
2.2 x
2.3 x x
3.1 x
3.2 x
3.3 x
3.4 x x
3.5 x
3.6 x

27
Đề cương luận văn tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Bảo Anh

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Sách năng lượng mặt trời lý thuyết và ứng dụng. TS Hoàng Dương Hùng

[2] Thông tin về năng lượng tái tạo “https://www.evn.com.vn/”

[3] Dữ liệu bức xạ mặt trời “https://globalsolaratlas.info/map”

[4] Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh
Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030.

[5] Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến
lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

[6] Quyết định số: 11/2017/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời
tại Việt Nam.

28

You might also like