You are on page 1of 85

ADB TA-7779 VIE

ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU


TRONG
NĂNG LƯỢNG VÀ GIAO THÔNG

Hỏi & Đáp

HÀ NỘI - 2014
1
ADB TA-7779 VIE

Responding to Climate Change


in the Energy and Transport Sectors

Questions & Answers

HANOI
2 - 2014
LỜI NÓI ĐẦU

Sách Hỏi-Đáp về Ứng phó với Biến đổi khí hậu trong lĩnh vực Năng lượng và Giao
thông là một sản phẩm đầu ra của của Dự án “Hỗ trợ Chương trình mục tiêu quốc gia
ứng phó với biến đổi khí hậu tập trung vào lĩnh vực Năng lượng và Giao thông (ADB
TA-7779). Dự án là một Hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB),
dược thiết kế nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong cuộc chiến chống Biến đổi khí
hậu (BĐKH). Dự án do Bộ Công thương là cơ quan điều hành thông qua Cục Kỹ
thuật An toàn và Môi trường công nghiệp là đầu mối, phối hợp với Bộ Giao thông Vận
tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường và ba địa phương (Thành phố Đà Nẵng, Tỉnh
Thanh Hóa và Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện.
Dự án được triển khai trong 2 năm 6 tháng (2012-2014) với các mục tiêu cụ thể như
sau:
- Đánh giá các rủi ro do BĐKH trong lĩnh vực Năng lượng và Giao thông, xác
định và xây dựng kế hoạch để thích ứng;
- Kiện toàn Kế hoạch hành động Ứng phó với BđKH các Bộ và địa phương tham
gia Dự án;
- Đề xuất các chính sách và giải pháp để hỗ trợ cho việc thực hiện hiệu quả các
hoạt động thích ứng và giảm nhẹ;
- Xây dựng và hoàn thiện kế hoạch giảm phát thải KNK và thích ứng với BĐKH
trong hai lĩnh vực năng lượng và giao thông;
- Từng bước nâng cao nhận thức và năng lực cho các cán bộ của Việt Nam trong
việc xây dựng đề xuất và thực hiện các giải pháp ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực
Năng lượng và Giao thông.
Cuốn sách này được soạn thảo và phát hành là một trong những hoạt động nhằm góp
phần thực hiện Mục tiêu Nâng cao nhận thức và năng lực cho các cán bộ của Việt
Nam về Biến đổi khí hậu.
Cuốn sách gồm 4 phần: Những vấn đề chung về BĐKH, Biến đổi khí hậu ở Việt Nam,
Biến đổi khí hậu trong lĩnh vực Năng lượng và Giao thông và Các công cụ và mô hình
dùng trong xây dựng kế hoạch hành động Ứng phó BĐKH. Nội dung Cuốn sách được
thể hiện dưới hình thức hỏi-đáp để tiện cho mục đích sử dụng.
Chúng tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Dự án ADB TA-7779 đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi để biên soạn và phát hành cuốn sách.
Hà nội, ngày 28 tháng 9 năm 2014
Các tác giả soạn thảo

3
MỤC LỤC (sẽ làm sau khi có market của nhà xuất bản)

Danh sách các phần và câu hỏi


I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU....................................................................................... 10
1.1 Khoa học về biến đổi khí hậu ........................................................................................................... 10
1. Câu hỏi: Thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào ? ............................................................... 10
2. Câu hỏi: Hệ thống khí hậu là gì ?................................................................................................ 10
3. Câu hỏi: Mô hình khí hậu là gì ? ................................................................................................. 11
4. Câu hỏi: Biến đổi khí hậu là gì ? ................................................................................................. 11
5. Câu hỏi: Biến đổi khí hậu đột ngột (abrupt climate change) là gì ? ............................................ 12
6. Câu hỏi : Vì sao khí hậu lại biến đổi ? ........................................................................................ 12
7. Câu hỏi: Sự ấm lên toàn cầu là gì ?............................................................................................. 12
8. Câu hỏi: Có đúng là biến đổi khí hậu hiện nay là do các hoạt động của con người gây ra? ....... 13
9. Câu hỏi: Khí nhà kính là gì? ....................................................................................................... 14
10. Câu hỏi: Hiệu ứng nhà kính là gì ? ......................................................................................... 14
11. Câu hỏi: Tiềm năng gây nóng lên toàn cầu (GWP) của KNK là gì? ...................................... 15
12. Câu hỏi: Biểu đồ Keele là gì ? ................................................................................................ 15
13. Câu hỏi: Vì sao nồng độ khí nhà kính lại tăng lên? ................................................................ 15
14. Câu hỏi: Ở phạm vi toàn cầu, những lĩnh vực hoat động nào gây phát thải KNK ? ............... 16
15. Câu hỏi: Phát thải do con người (anthropogenic emissions) là gì ? ........................................ 17
16. Câu hỏi: KNK tự nhiên hình thành từ đâu ? ........................................................................... 17
17. Câu hỏi: Nồng độ khí nhà kính nguy hiểm (dangerous GHG concentration) là gì ? .............. 17
18. Câu hỏi: i t cácbon C là gì ? ........................................................................................ 17
19. Câu hỏi: Mật độ cácbon là gì ? ............................................................................................... 18
20. Câu hỏi: Cường độ cácbon (carbon intensity) là gì ? .............................................................. 18
21. Câu hỏi: Ngân sách cácbon (carbon budget) là gì ? ................................................................ 18
22. Câu hỏi: Chu trình cácbon là gì ? ............................................................................................ 18
23. Câu hỏi: Bể hấp thụ cácbon là gì ?.......................................................................................... 19
24. Câu hỏi: Bể chứa cácbon là gì ? .............................................................................................. 19
25. Câu hỏi: Sol khí (aerosols) là gì ? ........................................................................................... 20

4
26. Câu hỏi: Bổ sung công nghệ (technological addtionality) là gì ? ........................................... 20
27. Câu hỏi: Kịch bản khí hậu là gì ? ............................................................................................ 20
28. Câu hỏi: Kịch bản phát thải KNK là gì ? ................................................................................ 20
29. Câu hỏi: Kịch bản về nồng độ khí CO2 trong khí quyển là gì ? ............................................. 21
1.2. Tác động và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu ..................................................................... 22
30. Câu hỏi: Sự khác nhau giũa dự báo và dự tính khí hậu ? ........................................................ 22
31. Câu hỏi: Vì sao nước biển dâng lên ? ..................................................................................... 22
32. Câu hỏi: Theo Báo cáo đáng giá lần thứ 5 của IPCC nhiệt độ và mực nước biển dâng vào
cuối thế kỷ sẽ xẩy ra như thế nào? ...................................................................................................... 23
33. Câu hỏi: Cực đoan kh hậu (sự kiện khí hậu/thời tiết cực đoan) là gì ? ................................. 23
34. Câu hỏi: Thiên tai là gì ? ......................................................................................................... 24
35. Câu hỏi: Rủi ro thiên tai là gì ? ............................................................................................... 24
36. Câu hỏi: Quản lý thiên tai là gì ? ............................................................................................ 24
37. Câu hỏi: Phòng tránh thiên tai là gì ? ...................................................................................... 24
38. Câu hỏi: Quản lý rui ro thiên tai là gì ? ................................................................................... 24
39. Câu hỏi: Giảm nhẹ rủi ro thiên tai là gì ? ................................................................................ 25
40. Câu hỏi: Phòng ngừa rủi ro thiên tai (Phòng ngừa thiên tai) là gì ? ........................................ 25
41. Câu hỏi: Hiểm họa là gì ?........................................................................................................ 25
42. Câu hỏi: Thảm họa là gì ? ....................................................................................................... 25
43. Câu hỏi: Mức độ hứng chịu hiểm họa là gì ? .......................................................................... 25
44. Câu hỏi: Khả năng bị tổn thương (do tác động của biến đổi khí hậu) là gì ? .......................... 26
45. Câu hỏi: Tính dễ bị tổn thương là gì ? .................................................................................... 26
46. Câu hỏi: Tính kháng (resistence) (với B KH) là gì ? ............................................................ 26
47. Câu hỏi: T nh/độ nhạy (sensitivity) (với B KH) là gì ?......................................................... 26
48. Câu hỏi: Tính chống chịu (resilience) là gì ? .......................................................................... 26
49. Câu hỏi: Biến đổi khí hậu có đem lại lợi ích gì không? .......................................................... 26
1.3. Ứng phó với biến đổi khí hậu ........................................................................................................... 27
50. Câu hỏi: C ng ước khung của LHQ về B KH (UNFCCC) là gì ? ........................................ 27
51. Câu hỏi: Mục tiêu chính của UNFCCC là gì ?........................................................................ 27
52. Câu hỏi: Ban liên chính phủ về B KH (IPCC) là gì ? .......................................................... 27
53. Câu hỏi: Chức năng ch nh của IPCC là gì ?........................................................................... 28
54. Câu hỏi: IPCC đã c ng bố bao nhiêu báo cáo ? ..................................................................... 28

5
55. Câu hỏi: Nghị đinh thư Kyoto (Kyoto Protocol) là gì ? ......................................................... 29
56. Câu hỏi: Nội dung chính của Nghi định thư Kyoto là gì ?...................................................... 29
57. Câu hỏi: Sự khác nhau giữa Phụ lục I và Phụ lục II của UNFCCC là gì ? ............................. 29
58. Câu hỏi: Hội nghị các bên nước tham gia UNFCCC (C P) và Nghi định thư Kyoto (CMP) là
gì ? 30
59. Câu hỏi: COP 17 có những quyết định quan trọng gì ? .......................................................... 31
60. Câu hỏi: COP 19 có những quyết định quan trọng gì ? .......................................................... 31
61. Câu hỏi: Cơ chế phát triển sạch (the Clean Development Mechanism - CDM) là gì ? .......... 32
62. Câu hỏi: iều kiện để các nước tham gia CDM là gì?............................................................ 32
63. Câu hỏi: Dự án CDM là gì? .................................................................................................... 33
64. Câu hỏi: Chu trinh dự án CDM gồm những giai đoạn nào ? .................................................. 33
65. Câu hỏi: ối tượng nào có thể tham gia các dự án CDM? ..................................................... 34
66. Câu hỏi: iều kiện để xây dựng các dự án CDM ở Việt Nam là gì? ..................................... 35
67. Câu hỏi: Thị trường cácbon và mua bán phát thải là gì? ........................................................ 36
68. Câu hỏi: Giới hạn phát thải (emission cap) là gì? ................................................................... 36
69. Câu hỏi: Thuế cácbon là gì ? ................................................................................................... 36
70. Câu hỏi: Thích ứng (adaptation) (với biến đổi khí hậu) là gì ? ............................................... 36
71. Câu hỏi: Giảm nhẹ (mitigation) biến đổi khí hậu là gì ? ......................................................... 37
72. Câu hỏi: Ứng phó (response) với biến đổi khí hậu là gì ?....................................................... 37
73. Câu hỏi: ối phó với biến đổi khí hậu (coping with climate change) là gì ? .......................... 37
74. Câu hỏi: ánh giá th ch ứng (adaptation assessment) (với B KH) là gì ? ............................ 37
75. Câu hỏi: Năng lực (ứng phó với B KH) là gì ? ..................................................................... 37
76. Câu hỏi: Năng lực thích ứng (adaptive capacity) là gì ? ......................................................... 38
77. Câu hỏi: Các tổn hại kinh tế do biến đổi khí hậu là bao nhiêu? .............................................. 38
78. Câu hỏi: Chúng ta tính toán các tổn hại do tác động của biến đổi khí hậu như thế nào?........ 38
79. Câu hỏi: Hàm thiệt hại là gì? .................................................................................................. 38
80. Câu hỏi: Hiện có công cụ nào thường được sử dụng nhằm hỗ trợ cho việc lựa chọn các
phương án th ch ứng với biến đổi khí hậu?......................................................................................... 39
81. Câu hỏi: Các biện pháp thích ứng tối cần thiết là gì ............................................................... 39
82. Câu hỏi: Các phương án th ch ứng “kh ng hối tiếc” và “ t hối tiếc” là gì? ............................ 39
83. Câu hỏi: ể hỗ trợ cho đầu tư vào các dự án/hoạt động thích ứng với biến đổi khi hậu, hiện
đang có các nguồn vốn nào? ............................................................................................................... 39

6
84. Câu hỏi:Làm thế nào để khắc phục được tính bất định của các tác động do biến đổi khí hậu
trong quá trình ra quyết định về đầu tư cho các c ng trình th ch ứng? ............................................... 40
II. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM .............................................................................................................. 40
85. Câu hỏi: Việt Nam đã ban hành các kịch bản biến đổi khí hậu nào? ..................................... 40
86. Câu hỏi: Kịch bản B KH và nước biển dâng của Việt Nam được xây dựng trên cơ sở nào?
41
87. Câu : Theo kịch bản trung bình (B2) thì nhiệt độ trung bình và nước biển dâng sẽ như thế nào
trong những thập kỷ tới ? .................................................................................................................... 42
88. Câu hỏi: Nước biển dâng được dự t nh như thế nào ? ............................................................ 42
89. Câu hỏi: Dưới tác động của B KH, nước biến dâng không giống nhau trên lãnh thổ Việt
Nam ? 42
90. Câu hỏi: Tại sao Việt Nam lại được dự đoán là một trong số rất ít quốc gia bị tác động nặng
nề nhất của biến đổi khí hậu? .............................................................................................................. 43
91. Câu hỏi: Việt Nam đóng góp vào phát thải KNK toàn cầu như thế nào? ............................... 44
92. Câu hỏi: Các lĩnh vực nào đóng góp ch nh vào phát thải KNK ở Việt Nam? ........................ 44
93. Câu hỏi: Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu được phê duyệt khi nào và có những mục
tiêu gì ?................................................................................................................................................ 44
94. Câu hỏi: Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu được ban hành khi nào ? và có
bao nhiêu mục tiêu và nhiệm vụ /dự án để thực hiện ? ....................................................................... 46
95. Câu : Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với B KH được ban hành khi nào và gồm
những nội dung gì ? ............................................................................................................................ 47
96. Câu hỏi: Ủy ban Quốc gia về B KH được thành lập khi nào và có những chức năng gì? .... 49
97. Câu hỏi: Chương trình KH-CN quốc gia về B KH được ban hành khí nào và có mục tiêu gì
? 50
III. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG VÀ GIAO THÔNG ................................................ 51
98. Câu hỏi: Năng lương là gì ? .................................................................................................... 51
99. Câu hỏi: Hệ thống năng lương là gì ? .................................................................................... 51
100. Câu hỏi: Tiềm năng nguồn năng lượng (Potential energy ) là gì ? ......................................... 53
101. Câu hỏi: Hệ thống điện là gì ?................................................................................................. 53
102. Câu hỏi: Cân bằng năng lượng là gì ? ..................................................................................... 53
103. Câu hỏi: Cường độ năng lượng là gì ? .................................................................................... 54
104. Câu hỏi: Năng lượng sơ cấp là gì ? ......................................................................................... 54
105. Câu hỏi: Năng lượng thứ cấp là gì ? ....................................................................................... 54
106. Câu hỏi: Năng lượng cuối cùng là gì ?.................................................................................... 55

7
107. Câu hỏi: Năng lượng thương mại là gì? ................................................................................. 55
108. Câu hỏi: Năng lượng hữu ích là gì ? ....................................................................................... 55
109. Câu hỏi: Năng lượng tái tạo (Renewables Energy) là gì ? và gồm những loại nào ? ............. 55
110. Câu hỏi: Năng lượng thay thế (alternative Energy) là gì ? ..................................................... 56
111. Câu hỏi: Năng lượng tiềm năng sẵn có (available potential energy ) là gì ? ......................... 56
112. Câu hỏi: Kiểm kê KNK là gì ? ................................................................................................ 56
113. Câu hỏi: Việt Nam có bao nhiêu thông báo quốc gia cho UNFCCC? .................................... 56
114. Câu hỏi:Phát thải KNK là gì ? Có những dạng phát thải nào?................................................ 57
115. Câu hỏi: Mô hình LEAP là gì?................................................................................................ 58
116. Câu hỏi: ường phát thải cơ sở là gì ? .................................................................................... 58
117. Câu hỏi: Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai
đoạn 2006-2015 ban hành khi nào và có những nội dung quan trong gì? .......................................... 59
118. Câu hỏi: ề án Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 015, tầm nhìn đến năm 0 5 có
những nội dung gì ? ............................................................................................................................ 59
119. Câu hỏi: Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong c ng nghiệp đến năm 0 0 ( 009) ban hành khi
nào và có những nội dung quan trong gì ? .......................................................................................... 60
120. Câu : Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ban hành khi nào và có những nội dung
quan trong gì? ..................................................................................................................................... 61
121. Câu hỏi: Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm
2050 gồm những nội dung gì? ........................................................................................................... 62
122. Câu hỏi: Hiện nay Việt Nam đã có bao nhiêu dự án CDM đang được triển khai ? ................ 63
123. Câu hỏi: Sản xuất sạch hơn là gì? ........................................................................................... 64
124. Câu hỏi:Tính dẽ bị tổn thương do B KH trong lĩnh vực năng lượng được đánh giá như thế
nào? ................................................................................................................................................. 65
125. Câu hỏi: Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay gồm các loại hình nào? ............................ 65
126. Câu hỏi: ối tượng chịu tác động trực tiếp của B KH trong ngành Giao th ng vận tải là gì?..
................................................................................................................................................. 66
127. Câu hỏi: B KH tác động tới người tham gia giao thông vận tải đường bộ như thế nào ? ..... 67
128. Câu hỏi: B KH tác động tới các phương tiện giao thông vận tải đường bộ như thế nào ? .... 67
129. Câu hỏi: B KH tác động tới các phương tiện giao thông vận tải đường bộ như thế nào ? .... 67
130. Câu hỏi: B KH tác động tới phương tiện giao thông vận tải đường sắt như thế nào ?.......... 68
131. Câu hỏi: B KH tác động tới tầng cơ sở giao thông vận tải đường sắt như thế nào ? ............ 69
132. Câu hỏi: B KH tác động tới tàu biển/phương tiện giao thông vận tải đường biển như thế
nào? 69

8
133. Câu hỏi: B KH tác động tới hạ tầng cơ sở giao thông vận tải đường biển như thế nào? ...... 70
134. Câu hỏi: B KH tác động tới giao thông vận tải đường thủy nội địa như thế nào ? ............... 70
135. Câu hỏi: B KH tác động tới giao thông vận tải hàng kh ng như thế nào ? ........................... 71
136. Câu hỏi: Những giải pháp thích ứng B KH của ngành GTVT là gì ? ................................... 72
137. Câu hỏi:Những giải pháp giảm nhẹ B KH của ngành GTVT là gì ?..................................... 73
138. Câu hỏi: Chính sách ứng phó với B KH của ngành GT-VT là gì ?....................................... 74
IV. CÁC CÔNG CỤ TUYÊN TRUYỀN , PHỔ BIẾN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ........................................................ 75
139. Câu hỏi: Hệ thống th ng tin địa lý (GIS) là gì ? ..................................................................... 75
140. Câu hỏi: Các khả năng và lợi thế của GIS là gì ?.................................................................... 75
141. Phân tích tổng hợp các dữ liệu thống kê và bản đồCó kht ch tổng hợp các dữ liệu thống kê và
bản đồhau ữ liệu địa lý/ bản đồi: Câu hỏi: Các thành phần của GIS là gì? ......................................... 76
142. Câu hỏi : GIS có thể làm gì cho ta? ........................................................................................ 76
143. Câu hỏi: GIS có thể được sử dụng trong những lĩnh vực nảo ? .............................................. 76
144. Câu hỏi: Các nguồn dữ liệu cho hệ thống GIS là gì ? ............................................................. 77
145. Câu hỏi: Mô hình số hoá độ cao (DEM) là gì? ....................................................................... 77
146. Câu hỏi: Bản đồ là gì? ............................................................................................................. 78
147. Câu hỏi: GPS là gì? và ứng dụng như thế nào ? ..................................................................... 78
148. Câu hỏi: Các thành phần chính của GPS là gì ? ...................................................................... 79
149. Câu hỏi: Chức năng cơ bản của GPS là gì ? ........................................................................... 79
150. Câu hỏi: Công nghệ Viễn thám là gì? ..................................................................................... 79
151. Câu hỏi: Ảnh vệ tinh là gì ? .................................................................................................... 80
152. Câu hỏi: Các công cụ nào được dùng để cải thiện chất lượng ảnh vệ tinh?............................ 80
153. Câu hỏi: Mô hình gì được sử dụng để xây dựng bản đồ lũ lụt ứng phó với biến đổi khí hậu?80
154. Câu hỏi: Những kiểu dữ liệu gì cần thiết để xây dựng mô hình ?........................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................. 83

9
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1.1 Khoa học về biến đổi khí hậu

1. Câu hỏi: Thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào ?
Trả lời: Thời tiết và kh hậu đều là trạng thái của kh quyển nhưng có sự khác biệt nhất
định. Thời tiết là trạng thái nhất thời (thường kh ng quá một tuần) của kh quyển tại một
địa điểm nhất định (phạm vi hẹp) được ác định bằng tổ hợp hoặc riêng lẽ các yếu tố
như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa,… v.v. Thời tiết có thể thay đổi trong
khoảng thời gian ngắn như trong 1 ngày, 1 giờ hoặc ngắn hơn.

Còn kh hậu là trạng thái trung bình của thời tiết tại một khu vực nào đó trong một thời
gian dài (thường từ nhiều tháng đến hàng triệu năm, trước đây thời gian dùng để đánh giá
là 30 năm - WMO). Kh hậu ở một nơi cũng được đặc trưng bởi trạng thái trung bình
nhiều năm của các yếu tố kh tượng như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, v.v... Vì vậy, khác
với thời tiết, kh hậu ở mỗi nơi nhất định đều có t nh ổn định tương đối.

2. Câu hỏi: Hệ thống khí hậu là gì ?


Trả lời: Hệ thống khí hậu trái đất bao gồm 5 thành phần chính: khí quyển, thủy quyển,
băng quyển, thạch quyển và sinh quyển, và sự tương tác giữa chúng. Hệ thống khí hậu
tiến triển theo thời gian dưới tác động của ch nh các quá trình động lực nội tại và bởi các
ngoại lực như sự phun trào núi lửa, sự thay đổi của mặt trời và bởi các tác động do con
người gây ra như việc thay đổi các thành phần của khí quyển (phát thải KNK), thay đổi

10
sử dụng đất. Hệ thống khí hậu trái đất bao gồm 5 thành phần chính: khí quyển, thủy
quyển, băng quyển, thạch quyển và sinh quyển, và sự tương tác giữa chúng. Hệ thống khí
hậu tiến triển theo thời gian dưới tác động của ch nh các quá trình động lực nội tại và bởi
các ngoại lực như sự phun trào núi lửa, sự thay đổi của mặt trời và bởi các tác động do
con người gây ra như việc thay đổi các thành phần của khí quyển (phát thải KNK), thay
đổi sử dụng đất.

3. Câu hỏi: Mô hình khí hậu là gì ?


Trả lời: Sự mô tả bằng số của hệ thống khí hậu và diễn giải tất cả hoặc một phần các
thuộc tính lý, hóa và sinh của các thành phần của nó cùng quá trình tương tác và phản hồi
của các thành phần này.

Hệ thống khí hậu có thể được mô tả bằng các m hình có độ phức tạp và tính chất khác
nhau (ví dụ khác nhau về số chiều không gian, về loại hình và độ chi tiết của các qúa
trình lý, hóa hoặc sinh học v.v.). Các m hình kép hoàn lưu chung kh quyển-đại dương
(AOGCM) có thể miêu tả một cách tương đối chi tiết hệ thống khí hậu, một số mô hình
phức tạp hơn em ét cả các quá trình hóa học và sinh học.

Các mô hình khí hậu được áp dụng như một công cụ để nghiên cứu và mô phỏng khí hậu,
nhưng đồng thời cũng phục vụ cho các mục đ ch tác nghiệp, như dự báo khí hậu theo
tháng, mùa và nhiều năm.

4. Câu hỏi: Biến đổi khí hậu là gì ?


Trả lời: B KH là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình theo một u hướng
nhất định và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là
vài, ba thập kỷ hoặc dài hơn.

11
5. Câu hỏi: Biến đổi khí hậu đột ngột (abrupt climate change) là gì ?
Trả lời: Tính phi tuyến của hệ thống khí hậu có thể dẫn đến biến đổi khí hậu đột ngột,
thường được gọi là biến đổi khí hậu nhanh, sự kiện đột ngột hay là bất ngờ. Từ đột ngột
ám chỉ quy mô thời gian xảy ra nhanh hơn so với quy mô thời gian điển hình do lực
cưỡng bức gây ra. Tuy nhiên, không phải tất cả các dạng biến đổi khí hậu đột ngột đều do
tác động cưỡng bức từ bên ngoài. Một số thay đổi có thể xảy ra hoàn toàn bất ngờ, do tác
động của những thay đổi hoặc lực cưỡng bức mạnh và nhanh

6. Câu hỏi : Vì sao khí hậu lại biến đổi ?


Trả lời: Biến đổi kh hậu có thể do hai nguyên nhân: nguyên nhân tự nhiên và nguyên
nhân do con người (nhân tác). Nguyên nhân ch nh làm biến đổi kh hậu trái đất là do sự
gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải kh nhà k nh, các hoạt động khai thác quá mức
các bể hấp thụ và bể chứa kh nhà k nh như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ
và đất liền khác.

7. Câu hỏi: Sự ấm lên toàn cầu là gì ?


Trả lời: Sự ấm lên toàn cầu chỉ u hướng tăng nhiệt độ trung bình trên trái đât trong thời
gian gần đây. Kết quả đo đạc và nghiên cứu hiện nay cho thấy nhiệt độ không khí trung
bình toàn cầu trong thế kỷ XX đã tăng lên 0,74oC ( 0,2oC); trên đất liền, nhiệt độ tăng
nhiều hơn trên biển và thập kỷ 1990 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua
(IPCC, 2007).

12
8. Câu hỏi: Có đúng là biến đổi khí hậu hiện nay là do các hoạt động của con
người gây ra?
Trả lời: Cho đến nay các nhà khoa học đều khẳng định rằng hoạt động của con người đã
và đang làm B KH toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu của sự B KH hiện nay là sự tăng
nồng độ các Khí nhà kính (KNK) trong khí quyển dẫn đến tăng hiệu ứng nhà k nh. ặc
biệt quan trọng là kh đi it cacbon (C 2) được tạo thành do sử dụng năng lượng từ
nhiên liệu hóa thạch (như dầu mỏ, than đá, kh tự nhiên...), phá rừng và chuyển đổi sử
dụng đất.

Phát thải KNK trong sử dụng năng lượng và chuyển đổi sử dụng đất

13
9. Câu hỏi: Khí nhà kính là gì?
Trả lời: Các khí nhà kính là các thành phần khí của khí quyển, gồm cả các khí trong tự
nhiên và các khí sinh ra do hoạt động của con người, hấp thụ và phát xạ bức xạ ở các
bước sóng cụ thể trong khoảng phổ của bức xạ hồng ngoại nhiệt phát ra từ bề mặt Trái
đất, khí quyển và bởi mây. Các đặc tính này gây ra hiệu ứng nhà k nh. Hơi nước (H2O),
đi it cacbon (C 2), it nitơ (N2O),khí mê tan (CH4), và ôzôn (O3) là các khí nhà kính
chính trong khí quyển Trái đất. Hơn nữa, có một số khí nhà kính hoàn toàn là do con
người thải vào bầu khí quyển, chẳng hạn như halocarbons và các chất khác có các thành
phần chứa clo và br m, được xem xét trong Nghị định thư Montreal. Bên cạnh các khí
CO2, N2O, CH4, Nghị định thư Kyoto em ét cả các khí nhà kính SF6, HFCs và PFCs

Một số KNK, thời gian tồn tại và tiềm năng gây nóng toàn cầu

Tên gọi Ký Thời gian GWP


hiệu tồn tại
Carbonic (carbon C - 1
dio ide)
Mêtan (methane) CH4 1 năm 1

yt nitơ N 114 năm 310


(nitrous o ide)
Hợp chất HFC 150 –
hydrofluorcarbo s 11700
n
Hợp chất PFCs 6500 –
Perfluorcarbons 9 00
Sulphur SF6 3900
he afluoride

10. Câu hỏi: Hiệu ứng nhà kính là gì ?


Trả lời: Hiệu ứng nhà kính chỉ hiệu ứng giữ nhiệt ở tầng thấp của khí quyển bởi các khí nhà
kính hấp thụ bức xạ từ mặt đất phát ra và phát xạ trở lại mặt đất làm cho lớp khí quyển tầng

14
thấp và bề mặt Trái đất ấm lên tựa như vai trò của một nhà k nh và được gọi là hiệu ứng nhà
kính)

Các dòng bực xạ và hiệu ứng nhà kính

11. Câu hỏi: Tiềm năng gây nóng lên toàn cầu (GWP) của KNK là gì?
Trả lời:GWP là tỷ số giữa bức xạ cưỡng bức của một kilogram KNK phát ra so với
một kilogram CO2 trong cùng một khoảng thời gian.

12. Câu hỏi: Biểu đồ Keele là gì ?


Trả lời: Biểu đồ về nồng độ CO2 trong khí quyển được Charles Keele theo dõi liên tục từ
năm 1955 tới nay tại Mauna Loa Volcano, Hawai.

13. Câu hỏi: Vì sao nồng độ khí nhà kính lại tăng lên?
Trả lời: Các nhà khoa học đã có sự nhất tr cao và cho rằng trong những thập kỷ gần đây,
những hoạt động phát triển kinh tế - ã hội với nhịp điệu ngày một cao trong nhiều
lĩnh vực như năng lượng, c ng nghiệp, giao th ng, n ng - lâm nghiệp và sinh hoạt đã
làm tăng nồng độ các kh gây hiệu ứng nhà k nh (N 2O, CH4, H2S và nhất là C 2)

15
trong kh quyển, làm trái đất ấm lên, làm biến đổi hệ thống kh hậu và ảnh hưởng tới
m i trường toàn cầu. (Al Gore, 006).

Thµnh phÇn khÝquyÓn:


Carbon Dioxide CO2 Các nguồn phát thải KHK
- N¨ ng l- î ng
- C«ng nghiÖp
- Giao th«ng
Methane CH4
- N«ng nghiÖp
- L©m nghiÖp
- Sinh ho¹ t
Nitrous Oxide NO2
H»ng ngµy cã 60
million tÊn CO2 th¶i
vµo khÝquyÓn

1000 N¨ m 2000
Source: IPCC 2001

Sự gia tăng nồng độ KNK trong những năm gần đây do phát thải từ sản xuất và
sinh hoạt

14. Câu hỏi: Ở phạm vi toàn cầu, những lĩnh vực hoat động nào gây phát thải
KNK ?
Trả lời: Căn cứ theo nguồn gốc phát sinh, mức độ phát thải tuyệt đối và u hướng phát
thải cũng như mức độ ảnh hưởng đến tổng tiềm năng phát thải KNK của các quốc gia,
các nguồn phát thải được chia thành 4 nhóm chính: Năng lượng, Quy trình công nghiệp
và sử dụng sản phẩm (IPPU), Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất (AFOLU), và
Chất thải.

Kiểm kê KNK lần thứ 2 ở Việt


Nam (2010)

16
15. Câu hỏi: Phát thải do con người (anthropogenic emissions) là gì ?
Trả lời: Phát thải các khí nhà kính, liên quan đến các hoạt động của con người, bao gồm
việc đốt nhiên liệu hóa thạch, chặt phá rừng, thay đổi sử dụng đất, chăn nu i, phân bón
…mà hậu quả là tăng phát thải.

16. Câu hỏi: KNK tự nhiên hình thành từ đâu ?


Trả lời: Phát thải KNK tự nhiên là phát thải không do những hoạt động của con người
như tác động của sự thay đổi quỹ đạo của trái đất, hoạt động của mặt trời, hoạt động của
núi lửa v.v...

17. Câu hỏi: Nồng độ khí nhà kính nguy hiểm (dangerous GHG concentration) là
gì ?
Trả lời: Mục tiêu cuối cùng của C ng ước khí hậu là ổn định nồng độ khí nhà kính trong
khí quyển ở mức ngăn ngừa được sự can thiệp nguy hiểm của con người vào hệ thống khí
hậu. Cho đến nay, vẫn chưa ác định thế nào là nguy hiểm, và cũng chưa có cơ quan nào
chịu trách nhiệm để đưa ra định nghĩa đó. Cho tới nay, IPCC đã kết luận rằng, định nghĩa
“nguy hiểm” là một vấn đề chính trị. Báo cáo đánh giá thứ ba của IPCC đánh giá các tác
động tiềm tàng của các kịch bản về nồng độ khí nhà kính nằm trong khoảng 450 đến 750
ppm C . ối với mỗi kịch bản ổn định CO2, bao gồm các phương cách khác nhau
nhằm ổn định, IPCC sẽ đánh giá các chi ph và lợi ích của biến đổi khí hậu về mặt nước
biển dâng, những khó khăn về nước, đa dạng sinh học, các tác động kinh tế - xã hội, khả
năng th ch ứng, thay đổi công nghệ, các chính sách và biện pháp v.v... Bất kỳ quyết định
chính trị nào về những gì tạo nên nồng độ khí nhà kính nguy hiểm sẽ có ảnh hưởng lớn
đến các chính sách kiểm soát phát thải đối với tất cả các nước, vì nó cuối cùng sẽ tạo
thành một mức phát thải nhất định trên toàn cầu.

18. Câu hỏi: Đi t cácbon C 2 là gì ?


Trả lời: Một loại khí sinh ra một cách tự nhiên bởi quang hợp tạo vật chất hữu cơ, là
một sản phẩm phụ của việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, đốt sinh khối và thay đổi sử

17
dụng đất và các quy trình công nghiệp khác. ây là kh nhà k nh cơ bản do con người gây
ra có ảnh hưởng đến sự cân bằng bức xạ của trái đất. Nó là khí tham chiếu để so sánh cho
các loại khí nhà kính khác với tiềm năng nóng lên toàn cầu 1.

19. Câu hỏi: Mật độ cácbon là gì ?


Trả lời: Lượng cacbon trong một đơn vị diện tích của một hệ sinh thái nhất định hay một
loại thực vật, dựa trên các điều kiện khí hậu, địa hình, lớp phủ thực vật, loại và lượng, thổ
nhưỡng, và độ trưởng thành của các lô thực vật.

20. Câu hỏi: Cường độ cácbon (carbon intensity) là gì ?


Trả lời: Sự phát thải cacbon đi it trên một đơn vị năng lượng hay sản lượng kinh tế
(GDP).

21. Câu hỏi: Ngân sách cácbon (carbon budget) là gì ?


Trả lời:Cán cân trao đổi (nhập vào và mất đi) của cácbon giữa các bể chứa cácbon hoặc
giữa một vòng cụ thể (thí dụ khí quyển - sinh quyển) của chu trình cácbon. Việc xem xét
ngân sách cácbon của một bể chứa có thể cho biết bể chứa hoạt động như một nguồn
(phát thải) hay hấp thụ đi xit cácbon.

22. Câu hỏi: Chu trình cácbon là gì ?


Trả lời: Chu trình cacbon là một chu trình sinh địa hóa học, trong đócacbon được trao
đổi giữa sinh quyển, thổ nhưỡng quyển, địa quyển và khí quyển của Trái ất. Nó là một
trong các chu trình quan trọng nhất của Trái ất và cho phép cacbon được tái chế và tái
sử dụng trong khắp sinh quyển và bởi tất cả các sinh vật của nó

18
Chu kỳ cácbon

23. Câu hỏi: Bể hấp thụ cácbon là gì ?


Trả lời:

Bất kỳ quá trình, hoạt động hoặc cơ chế loại bỏ cácbon từ bầu khí quyển. Bể hấp thụ cácbon
lớn nhất thế giới là đại dương và rừng, hấp thụ một lượng lớn khí carbon từ bầu khí quyển
của Trái đất.

24. Câu hỏi: Bể chứa cácbon là gì ?


Trả lời: Bể chứa cacbon (hay cacbon dio it) là nơi chứa cácbon như các đại dương, đất
và rừng (bể chứa tự nhiên) hoặc dưới mặt đất trong các mỏ dầu, khí, các vỉa than và mỏ
muối đã bị khai thác cạn kiệt (bể chứa nhân tạo). Cây anh lưu giữ các sản phẩm quang
hợp trong các bộ phận của nó (thân, rễ, lá, hoa quả) và vì thế cũng được gọi là bể chứa
cacbon. Khi rừng bị mất hay suy thoái, một phần hay toàn bộ các bộ phận này của cây sẽ
bị phân hủy thành CO2 hoặc CH4 và phát thải vào khí quyển.

Cây xanh là bể hấp thụ và bể chứa cácbon

19
25. Câu hỏi: Sol khí (aerosols) là gì ?
Trả lời: Tập hợp những phần tử lỏng hoặc rắn có k ch thước khoảng 0,01 - 10 µm tồn tại
lơ lửng trong không khí ít nhất vài giờ. Sol khí có thể có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo.
Son khí có thể ảnh hưởng đến khí hậu theo các cách khác nhau: Ảnh hưởng trực tiếp
thông qua tán xạ và hập thụ bức xạ, ảnh hưởng gián tiếp thông qua mây như làm tăng số
lượng hạt nhân ngưng kết, làm thay đổi tính chất quang học và tuổi thọ của mây

26. Câu hỏi: Bổ sung công nghệ (technological addtionality) là gì ?


Trả lời: Là sựbổ sung các công nghệ tốt nhất cho các nước chủ nhà nhận vàthực hiện dự
án CDM.

27. Câu hỏi: Kịch bản khí hậu là gì ?


Trả lời: Một biểu diễn phù hợp và đơn giản hóa của khí hậu tương lai, dựa trên cơ sở
một tập hợp nhất quán của các quan hệ khí hậu đã được xây dựng, sử dụng trong việc
nghiên cứu hệ quả tiềm tàng của sự thay đổi khí hậu do con người gây ra, thường dùng
như đầu vào cho các m hình tác động. Các dự tính khí hậu thường được dùng như là
nguyên liệu th để xây dựng các kịch bản khí hậu, nhưng các kịch bản khí hậu thường
yêu cầu các thông tin bổ sung ví dụ như các quan trắc khí hậu hiện tại.

28. Câu hỏi: Kịch bản phát thải KNK là gì ?


Trả lời: Phát thải khí nhà kính là sản phẩm trực tiếp của phát triển kinh tế, xã hội và bức
tranh phát thải khí nhà kính toàn cầu là chiếu xạ của bức tranh kinh tế, xã hội trên phạm
vi toàn thế giới. Vì thế, để nhìn nhận các đặc trưng chủ yếu trong các kịch bản phát thải
khí nhà kính trên thế giới, các nhà khoa học của IPCC đã ây dựng một báo cáo đặc biệt
(SRES) về các kịch bản phát thải kh nhà k nh tương lai. Ở đây, các yếu tố kinh tế, xã hội
liên quan đến phát thải kh nhà k nh được mô tả bao gồm:

- Phát triển dân số.

- Phát triển kỹ thuật trong sản xuất và sử dụng năng lượng.

- Giải pháp m i trường và xã hội.

20
SRES đưa ra sáu kịch bản về phát thải kh nhà k nh tương lai toàn cầu: A1FI, A1T, A1B,
A , B1, B và chúng được gộp lại thành bốn họ: A1, A2, B1, B2. Các kịch bản này khác
nhau về tốc độ tăng dân số, tốc độ phát triển kinh tế, cách thức sử dụng năng lượng cùng
với các đặc trưng riêng như khả năng ây dựng và tương tác văn hóa ã hội của các vùng
trên thế giới

Kịch bản phát thải KNK – SREX (IPCC, 2000)

29. Câu hỏi: Kịch bản về nồng độ khí CO2 trong khí quyển là gì ?
Trả lời: Tương ứng với các kịch bản về phát thải kh nhà k nh tương lai toàn cầu là các
kịch bản mô tả triển vọng tương lai về nồng độ khí CO2 trong khí quyển, gọi tắt là kịch
bản về nồng độ khí nhà kính (xem Bảng).

Nồng độ kh C 2 trong kh quyển theo các kịch bản (ppm)

Kịch bản 2050 2100


A1 B 510 730
A1 T 500 580
A1FI 610 970
A2 590 850


ppm: phần triệu
21
B1 470 550
B2 480 620
IS92A 510 740

ppm: phần triệu

1.2. Tác động và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu

30. Câu hỏi: Sự khác nhau giũa dự báo và dự tính khí hậu ?
Trả lời: Dự báo khí hậu (climate prediction) là ước lượng về tiến triển thực tế của khí
hậu trong tương lai, v dụ ở quy mô theo mùa, quy m hàng năm, hay quy m dài hạn
hơn. Do sự tiến triển của hệ thống khí hậu trong tương lai có thể rất nhạy với các điều
kiện ban đầu, những dự báo khí hậu thường là dự báo xác suất.

Dự tính khí hậu (climate projection -) là việc dự tính phản ứng của hệ thống khí hậu đối
với các kịch bản phát thải hay kịch bản nồng độ của khí nhà kính và các xon khí, hoặc
các kịch bản tác động bức xạ, thường dựa trên các mô phỏng từ các mô hình khí hậu. Dự
tính khí hậu được phân biệt với dự báo khí hậu để nhấn mạnh rằng các dự tính khí hậu
phụ thuộc vào các kịch bản phát thải, kịch bản nồng độ hay kịch bản tác động bức xạ
được sử dụng, chúng dựa trên các giả thiết liên quan, ví dụ: sự phát triển kinh tế xã hội và
công nghệ trong tương lai có thể hoặc chưa chắc đã xảy ra, và do đó dẫn đến tính bất định
của các kết quả tính toán.

31. Câu hỏi: Vì sao nước biển dâng lên ?


Trả lời: Nước biển dâng do nguyên nhân ch nh: i) băng tan ở các cực và các đỉnh núi
cao; ii) nước biển dãn nở do nhiệt độ trung bình tăng.

“Băng tan, một vấn đề nóng bỏng”


22
32. Câu hỏi: Theo Báo cáo đáng giá lần thứ 5 của IPCC nhiệt độ và mực nước
biển dâng vào cuối thế kỷ sẽ xẩy ra như thế nào?
Trả lời: Theo IPCC (2013), ứng với các kịch bản nồng độ CO2 như dự tính, nhiệt độ bề
mặt trái đất có thể vượt quá 1,5°C vào cuối thế kỷ 21, so với trung bình giai đoạn 1850-
1900. Mực nước biển trung bình toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trong thế kỷ 21. Mức nước biển
dâng rất nhiều khả năng vượt quá những gì quan sát trong 1971- 010, do đại dương bị
ấm lên và sự giảm lượng các s ng băng và

tảng băng.

33. Câu hỏi: Cực đoan kh hậu (sự kiện khí hậu/thời tiết cực đoan) là gì ?
Trả lời: Là sự xuất hiện giá trị cao hơn (hoặc thấp hơn) giá trị ngưỡng của một yếu tố
thời tiết hoặc khí hậu, gần các giới hạn trên (hay dưới) của dãy các giá trị quan trắc được
của yếu tố đó..

Hiện tượng thời tiết cực đoan là những hiện tượng hiếm có tại một nơi, một thời điểm cụ
thể của năm. Có nhiều cách định nghĩa hiện tượng hiếm có, nhưng một hiện tượng thời
tiết cực đoan thường sẽ là hiếm có hay có t hơn 10% hay 90% của hàm mật độ xác suất
quan trắc được. Theo định nghĩa, các đặc trưng được gọi là thời tiết cực đoan có thể thay
đổi từ nơi này đến nơi khác. Các hiện tượng cực đoan riêng lẻ không thể quy nguyên
nhân một cách đơn giản và trực tiếp là vì B KH do con người gây ra, do luôn có một khả
năng hữu hạn các sự kiện trong câu hỏi có thể xảy ra rất tự nhiên. Khi một kiểu thời tiết
cực đoan kéo dài một thời gian, chẳng hạn như một mùa, nó có thể được phân loại như
một hiện tượng khí hậu cực đoan, đặc biệt là nếu nó tạo ra một mức cực đoan cho giá trị
trung bình hay giá trị tổng của chính nó (ví dụ: hạn hán, mưa lớn trên một mùa).

Sự gia tăng về số lượng và thiệt hai do thiên tai

23
34. Câu hỏi: Thiên tai là gì ?
Trả lời: Thiên tai là các thay đổi nghiêm trọng trong chức năng bình thường của một
cộng đồng hay một xã hội do các hiểm họa tự nhiên tương tác với các điều kiện dễ bị tổn
thương của xã hội, dẫn đến các ảnh hưởng bất lợi rộng khắp đối với con người, vật chất,
kinh tế hay môi trường, đòi hỏi phải ứng phó khẩn cấp để đáp ứng các nhu cầu cấp bách
của con người và có thể phải cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài để phục hồi

35. Câu hỏi: Rủi ro thiên tai là gì ?


Trả lời: Khả năng ảy ra các thay đổi nghiêm trọng trong các chức năng bình thường của
một cộng đồng hay một xã hội ở một giai đoạn thời gian cụ thể, do các hiểm họa tự nhiên
tương tác với các điều kiện dễ bị tổn thương của xã hội, dẫn đến các ảnh hưởng bất lợi
rộng khắp đối với con người, vật chất, kinh tế hay m i trường, đòi hỏi phải ứng phó khẩn
cấp để đáp ứng các nhu cầu cấp bách của con người và có thể phải cần đến sự hỗ trợ từ
bên ngoài để phục hồi

36. Câu hỏi: Quản lý thiên tai là gì ?


Trả lời: Quản lý thiên tai được hiểu là quá trình xã hội trong xây dựng, thực hiện và đánh
giá chiến lược, chính sách và biện pháp thúc đẩy và nâng cao phòng tránh thiên tai, ứng
phó và phục hồi hoạt động ở các cấp tổ chức và xã hội khác nhau.

37. Câu hỏi: Phòng tránh thiên tai là gì ?


Trả lời: Các biện pháp phòng tránh thiên tai, bao gồm cảnh báo sớm và xây dựng các kế
hoạch dự phòng hoặc khẩn cấp, có thể được coi là một hợp phần và là cầu nối giữa giảm
nhẹ rủi ro thiên tai và quản lý thiên tai

38. Câu hỏi: Quản lý rui ro thiên tai là gì ?


Trả lời: Quản lý rủi ro thiên tai là các quá trình xây dựng, thực hiện và đánh giá chiến
lược, chính sách và các biện pháp để nâng cao sự hiểu biết về rủi ro thiên tai, thúc đẩy
giảm nhẹ rủi ro thiên tai và chuyển giao, thực hiện cải tiến liên tục trong phòng chống,
ứng phó và phục hồi sau thiên tai, với mục đ ch rõ ràng để tăng cường an ninh cho con
người, hạnh phúc, chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững . Quản lý rủi ro thiên tai

24
có thể được chia thành hai thành phần có liên quan nhưng riêng lẻ: giảm nhẹ rủi ro thiên
tai và quản lý thiên tai.

39. Câu hỏi: Giảm nhẹ rủi ro thiên tai là gì ?


Trả lời: Giảm nhẹ rủi ro thiên tai vừa là một mục tiêu hoặc mục đ ch ch nh sách vừa là
các biện pháp chiến lược và công cụ được sử dụng để dự đoán rủi ro thiên tai trong tương
lai, giảm hiểm họa, giảm mức độ phơi bày trước hiểm họa, hoặc tình trạng dễ bị tổn
thương, và nâng cao khả năng chống chịu.

40. Câu hỏi: Phòng ngừa rủi ro thiên tai (Phòng ngừa thiên tai) là gì ?
Trả lời: Phòng ngừa rủi ro thiên tai và phòng ngừa thiên tai là sự loại bỏ hoặc tránh các
nguyên nhân và điều kiện dẫn đến thiên tai, do đó ngăn ngừa được rủi ro thiên tai hoặc
thiệt hại vật chất do thiên tai.

41. Câu hỏi: Hiểm họa là gì ?


Trả lời: Hiểm họa chỉ khả năng uất hiện trong tương lai của các hiện tượng tự nhiên
hoặc do con người gây ra mà có thể có tác động bất lợi đến các đối tượng dễ bị tổn
thương và các đối tượng hứng chịu thảm họa.

42. Câu hỏi: Thảm họa là gì ?


Trả lời: Khi hiểm hoạ ảy ra làm gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động của cộng đồng
dân cư hoặc ã hội, gây ra những tổn thất và mất mát về t nh mạng, tài sản, kinh tế và
m i trường mà cộng đồng và ã hội đó kh ng có đủ khả năng chống đỡ.

43. Câu hỏi: Mức độ hứng chịu hiểm họa là gì ?


Trả lời: Chỉ sự hiện diện (theo vị trí) của con người, sinh kế, các dịch vụ m i trường và
các nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng, hoặc các tài sản kinh tế, xã hội hoặc văn hóa ở
những nơi có thể chịu những ảnh hưởng bất lợi bởi các hiện tượng tự nhiên và vì thế có
thể là đối tượng của những tổn hại, mất mát, hư hỏng tiềm tàng trong tương lai

25
44. Câu hỏi: Khả năng bị tổn thương (do tác động của biến đổi khí hậu) là gì ?
Trả lời:Mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, xã hội, kinh tế) có thể bị tổn thương do biến
đổi khí hậu, hoặc không có khả năng th ch ứng với những tác động bất lợi của B KH.

45. Câu hỏi: Tính dễ bị tổn thương là gì ?


Trả lời: Khuynh hướng của các yếu tố nhạy cảm với hiểm họa như con người, cuộc sống
của họ, và tài sản bị ảnh hưởng bất lợi khi bị tác động bởi các hiểm họa (B KH).

46. Câu hỏi: Tính kháng (resistence) (với BĐKH) là gì ?


Trả lời: Khả năng tránh bị những ảnh hưởng bất lợi đáng kể (của B KH)

47. Câu hỏi: T nh/độ nhạy (sensitivity) (với BĐKH) là gì ?


Trả lời:Là mức độ của một vật, một hệ thống bị ảnh hưởng do tác động trực tiếp hay
gián tiếp của biến đổi hoặc dao động khí hậu gây ra.

48. Câu hỏi: Tính chống chịu (resilience) là gì ?


Trả lời: Khả năng của một hệ thống và các hợp phần của nó có thể phán đoán, hấp thụ,
điều chỉnh và vượt qua những ảnh hưởng của một hiện tượng nguy hiểm (tác động của
B KH) một cách kịp thời và hiệu quả kể cả khả năng giữ gìn, hồi phục và tăng cường
các cấu trúc và chức năng cơ bản quan trọng của hệ thống đó.

49. Câu hỏi: Biến đổi khí hậu có đem lại lợi ích gì không?
Trả lời: B KH, ở những mức độ nhất định và những khu vực nhất định cũng có những
tác động tích cực:

- Là một cơ hội để thúc đẩy các nước đổi mới công nghệ, phát triển các công nghệ
sạch, công nghệ thân thiện với m i trường và các hoạt động nghiên cứu và triển
khai (R&D) nói chung có liên quan;

- Phát triển trồng rừng để hấp thu CO2, giảm phát thải khí nhà kính, v.v...

- Ở một số nước n đới, khi nhiệt độ tăng lên sẽ thuận lợi hơn để phát triển nông
nghiệp; Năng lượng để sưới ấm cũng được tiết kiệm hơn...

26
- Tạo những điều kiện thuận lợi hơn để khai thác vùng Cực…

1.3. Ứng phó với biến đổi khí hậu

50. Câu hỏi: C ng ước khung của LHQ về BĐKH (UNFCCC) là gì ?


Trả lời: UNFCCC là C ng ước Khung của Liên Hợp Quốc về B KH (the United
Nations Framework Convention on Climate Change) là một trong 5 văn bản đã được các
quốc gia trong đó có Việt Nam ký kết tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất của LHQ tại Rio
de Janeiro (1992).

51. Câu hỏi: Mục tiêu chính của UNFCCC là gì ?


Trả lời: Mục tiêu của UNFCCC nhằm đạt được sự ổn định khí nhà kính trong khí quyển
ở mức có thể ngăn ngừa sự can thiệp nguy hiểm của con người đối với hệ thống khí hậu.
Mức đó phải đạt được trong khung thời gian đủ để cho phép các hệ sinh thái thích nghi
một cách tự nhiên với B KH và kh ng gây hại cho sản xuất lương thực; tạo khả năng
phát triển kinh tế một cách bền vững. ể đạt được mục tiêu này, C ng ước đưa ra những
biện pháp dựa trên nguyên tắc về tính công bằng; trách nhiệm chung nhưng có phân biệt;
khả năng tương th ch cùng các điều kiện kinh tế và xã hội của các nước phát triển và
đang phát triển; nhu cầu về các biện pháp phòng ngừa; sự phát triển và một hệ thống kinh
tế mở. C ng ước có hiệu lực ngày 19/3/1994. Cho đến nay đã có 189 nước trên toàn thế
giới tham gia phê chuẩn C ng ước quốc tế này.

52. Câu hỏi: Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) là gì ?


Trả lời: Ban Liên Ch nh phủ về Biến đổi kh hậu (Intergovernmental Panel on Climate
Change - IPCC) là một cơ quan khoa học chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro về thay đổi kh
hậu do hoạt động con người gây ra. Ủy ban này đã được thành lập năm 1988 bởi Tổ chức
Kh tượng Thế giới (WMO) và Chương trình M i trường Liên Hợp Quốc (UNEP).

Ban thư ký của IPCC có trụ sở ở Geneva, Thụy Sỹ và nhân sự do WMO và UNEP tuyển
dụng. IPCC đã tập hợp được một đội ngũ hàng 1000 các nhà khoa học trên phạm vi toàn
cầu trên cơ sở đóng góp tự nguyện.

27
53. Câu hỏi: Chức năng ch nh của IPCC là gì ?
Trả lời: Chức năng của IPCC là đánh giá các th ng tin khoa học, kỹ thuật, kinh tế-xã hội
liên quan đến tác động của B KH đối với cuộc sống con người. IPCC không tiến hành
các nghiên cứu mới hay giám sát các dữ liệu liên quan đến khí hậu mà đưa ra đánh giá
dựa trên các ấn phẩm và các bài viết mang tính khoa học và kỹ thuật. Từ khi thành lập,
IPCC đã có một loạt các đánh giá toàn diện, các báo cáo đặc biệt và tài liệu kỹ thuật,
cung cấp thông tin khoa học về B KH cho cộng đồng quốc tế trong đó có các nhà hoạch
định chính sách và công chúng. Các báo cáo của IPCC được trích dẫn rộng rãi trong hầu
như các cuộc tranh luận liên quan tới biến đổi khí hậu.

Ứng phó với BĐKH toàn cầu

54. Câu hỏi: IPCC đã c ng bố bao nhiêu báo cáo ?


Trả lời: IPCC đã hoàn thành các đánh giá toàn diện về B KH trong Báo cáo đánh giá
lần thứ nhất năm 1990, Báo cáo đánh giá lần thứ hai năm 1995, lần thứ ba năm 001, lần
thứ tư năm 007 và lần thứ 5 năm 013-2014.

Báo cáo lần thứ tư năm 007 của IPCC đã chia đ i Giải Nobel Hòa bình năm 007 với
cựu Phó Tổng thống Hoa Kỳ Al Gore.

Giải Nobel Hòa bình năm 2007 (A) và Báo cáo lần thứ V của IPCC (B)

28
55. Câu hỏi: Nghị đinh thư Kyoto (Kyoto Protocol) là gì ?
Trả lời: Nghị định thư Kyoto là văn bản được các nước th ng qua tại Hội nghị các Bên
nước lần thứ 3 của UNFCCC tại Kyoto, Nhật Bản, tháng 1 năm 1997 nhằm tăng cường
cơ sở pháp lý về trách nhiệm thực hiện UNFCCC. Mục tiêu ch nh của Nghị định thư là
hỗ trợ các nước đang phát triển thực hiện phát triển bền vững và các nước phát triển thực
hiện cam kết giảm phát thải kh nhà k nh định lượng nhằm góp phần đạt được mục tiêu
chung của UNFCCC.

Nghị định thư Kyoto có hiệu lực từ ngày 16 tháng năm 005 và hết hạn vào năm 012.
Hiện nay, Nghị định thư Kyoto được đề nghị kéo dài đến năm 017 (tại C P 17) và đến
năm 0 0 (tại COP 18).

56. Câu hỏi: Nội dung chính của Nghi định thư Kyoto là gì ?
Trả lời:

Nội dung ch nh của Nghị định thư Kyoto là quy định những chỉ tiêu giảm phát thải của
các nước c ng nghiệp và thành lập ba cơ chế linh hoạt để các bên tham gia Nghị định thư
có thể cùng nhau phối hợp thực hiện mục tiêu chung, đó là:

- Cơ chế cùng thực hiện (JI);

- Cơ chế phát triển sạch (CDM);

- Bu n bán phát thải quốc tế (IET).

Trong đó CDM là cơ chế có liên quan trực tiếp đến các nước đang phát triển và là cơ chế
được ếp vào loại ưu tiên.

57. Câu hỏi: Sự khác nhau giữa Phụ lục I và Phụ lục II của UNFCCC là gì ?
Trả lời:

Phụ lục I : Danh mục các nước công nghiệp (và các nước trong quá trình chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trường) có nghĩa vụ giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính theo Nghị
định thư Kyoto. Lượng khí thải của họ kết hợp, trung bình trong giai đoạn 2008-2012,
5, % dưới mức năm 1990..

29
Phụ lục II: Các quốc gia có nghĩa vụ đặc biệt theo Nghị định thư Kyoto để cung cấp các
nguồn lực tài chính và chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển.Nhóm này là
một phần của các nước Phụ lục I, trừ những người đó, vào năm 199 , trong quá trình
chuyển đổi từ kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường tự do.

Phát thải CO2 trên thế giới (350.org)

58. Câu hỏi: Hội nghị các bên nước tham gia UNFCCC (C P) và Nghi định thư
Kyoto (CMP) là gì ?
Trả lời:

Sau khi UNFCCC được ký kết, hàng năm Liên Hợp Quốc tổ chức Hội nghị các bên nước
tham gia C ng ước (C P) và Hội nghị các nước tham gia KP (CMP). Cho đến nay đã có
19 COP và 9 CMP được tổ chức. Việt Nam đã tham gia tất cả các C P và CMP.

COP 1 Berlin 1995 COP 10 Buenos Aires 2004


COP 2 Geneva 1996 COP 11/CMP1 Montreal 2005
COP 3 Kyoto 1997* COP 12/CMP2 Nairobi 2006
COP 4 Buenos Aires 1998 COP 13/CMP3 Bali 2007*
COP 5 Bonn 1999 COP 14/CMP4 Poznan 2008
COP 6 The Hague 2000 COP 15/CMP 5 Copenhagen,
COP 6 bis Bonn 2001 2009

COP 7 Marrakesh 2001 COP 16/CMP 6 Cancun, 2010

COP 8 Delhi 2002 COP 17/CMP 7 Durban, 2011

COP 9 Milan 2003 COP 18/CMP8 Doha, 2012


COP 19/CMP 9 Warsava, 2013

30
59. Câu hỏi: COP 17 có những quyết định quan trọng gì ?
Trả lời:

Hai quyết định quan trong tại COP 17:

1- Nhất trí bắt đầu thương lượng về một thỏa thuận mới, theo đó tất cả các nước
thực hiện cam kết kiểm soát khí thải theo cùng một khuôn khổ pháp lý. Thỏa thuận
sẽ có hiệu lực muộn nhất là vào năm 0 0.

2- Gia hạn Nghị định thư thêm 5 năm, tức là đến năm 017.

(và tai COP 18 ở Doha, quyết định gia hạn KP tới năm 0 0)

60. Câu hỏi: COP 19 có những quyết định quan trọng gì ?


Trả lời:

COP 19 có những quyết định quan trọng sau:

- Tất cả các nước, chứ không riêng những nước giàu, sẽ có “những đóng góp
riêng” nhằm góp phần cắt giảm khí thải CO2.

- Các nước phải đưa ra kế hoạch cắt giảm khí thải của mình vào quý 1 năm 015
để chuẩn bị cho việc ký kết thỏa thuận vào cuối năm đó tại Hội nghị ở Paris, Pháp.

- Nhất trí thiết lập một cơ chế giúp các nước dễ bị tổn hại vì những hiện tượng thời
tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra.

- Một giải pháp cụ thể mà Hội nghị lần này đạt được là một thỏa thuận về các quy
tắc bảo vệ và duy trì các khu rừng nhiệt đới - lá phổi của tự nhiên.

31
61. Câu hỏi: Cơ chế phát triển sạch (the Clean Development Mechanism - CDM)
là gì ?
Trả lời:

CDM, cơ chế phát triển sạch, được quy định trong iều 12 của Nghị định thư Kyoto, cho
phép chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân ở các nước phát triển thuộc Phu lục I thực hiện dự
án giảm phát thải khí nhà kính ở các nước đang phát triển (không thuộc Phu lục I) để
nhận được “chứng chỉ giảm phát thải”, viết tắt là CERs, đóng góp cho chỉ tiêu cam kết
giảm phát thải của quốc gia đó. Như vậy CDM có mục tiêu:

- Giảm nhẹ tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu thông qua giảm phát thải KNK;

- Giúp các nước phát triển thực hiện cam kết về hạn chế và giảm phát thải định
lượng các KNK theo iều 3 của KP.

62. Câu hỏi: Điều kiện để các nước tham gia CDM là gì?
Trả lời:

CDM là một cơ chế đối tác đầu tư giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển:

a. Bên nước đang phát triển kh ng thuộc phụ lục I có thể tham gia và hưởng lợi
từ các dự án CDM khi có đủ các điều kiện là:

- ã phê chuẩn KP và có hiệu lực với Bên đó;

- Tự nguyện tham gia CDM;

- Thành lập một Cơ quan thẩm quyền trong nước về CDM (DNA).

b. Bên nước phát triển thuộc Phụ lục I có thể sử dụng lượng phát thải giảm
được nhờ thực hiện các dự án CDM để thực hiện nghĩa vụ giảm KNK của mình
nếu có đủ các điều kiện sau đây:

- ã phê chuẩn KP và có hiệu lực với Bên đó;

- Phê chuẩn những sửa đổi của KP (nếu có);

32
ã trình báo cáo kiểm kê phát thải và cung cấp những th ng tin “bổ sung“ khác
cần thiết để ác định lượng phát thải phù hợp.

63. Câu hỏi: Dự án CDM là gì?


Trả lời :

Dự án được xây dựng và triển khai giữa các đối tác của hai quốc gia thuộc và không
thuộc Phụ lục I theo cơ chế CDM.

64. Câu hỏi: Chu trinh dự án CDM gồm những giai đoạn nào ?
Trả lời: Chu trình dự án CDM gồm các giai đoạn cơ bản được tóm tắt trong sơ đồ dưới
dây:

33
65. Câu hỏi: Đối tượng nào có thể tham gia các dự án CDM?
Trả lời: ể có thể hưởng lợi từ những dự án CDM, các nước phát triển và đang phát triển
phải thỏa mãn 3 điều kiện: Tự nguyện tham gia, thành lập cơ quan quốc gia về CDM (Ở
Việt Nam, cơ quan này là Vụ hợp tác quốc tế thuộc Bộ Tài nguyên m i trường.) và phê

34
chuẩn nghị định thư Kyoto. Ngoài ra, các nước phát triển còn phải đặt ra chỉ tiêu giảm
phát thải, có hệ thống tính toán GHG, tiến hành kiểm kê hàng năm… ối tượng tham gia
có thể là chính phủ, cơ quan trực thuộc chính phủ, chính quyền địa phương, tổ chức tư
nhân, tổ chức phi chính phủ nếu thỏa mãn các điều kiện nêu trên

66. Câu hỏi: Điều kiện để xây dựng các dự án CDM ở Việt Nam là gì?
Trả lời: Việc xây dựng các dự án CDM của Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện tại
Quyết định số 130/ 007/Q -TTG ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ, bao gồm:

- ược xây dựng theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư phù hợp với
chiến lược, kế hoạch pháp triển của bộ, ngành, địa phương và góp phần bảo đảm
phát triển bền vững của Việt Nam;

- Nhà đầu tư ây dựng và thực hiện dự án trên cơ sở tự nguyện, tuân thủ pháp
luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia;

- Bảo đảm tính khả thi với công nghệ tiên tiến và nguồn tài chính phù hợp;
không sử dụng nguồn vốn ODA hoặc vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước để thu
được CERs chuyển cho nhà đầu tư dự án CDM từ nước ngoài;

- Giảm phát thải KNK với lượng giảm là có thực, mang tính bổ sung, được tính
toán và kiểm tra, giám sát theo kế hoạch với cụ thể;

- Có báo cáo đánh giá tác động m i trường;

- Thực hiện đăng ký với Ban chấp hành quốc tế về CDM và được Ban chấp
hành quốc tế về CDM chấp thuận;

- Quá trình thực hiện dự án không làm phát sinh bất kỳ trách nhiệm mới nào
cho Chính phủ Việt Nam so với nội dung đã được quy định trong Nghị dịnh thư
Kyoto;

- Xây dựng theo đúng trình tự, thủ tục quy định đối với dự án CDM, được Bộ
Tài nguyên và M i trường cấp Thư ác nhận hoặc Thư phê duyệt.

35
67. Câu hỏi: Thị trường cácbon và mua bán phát thải là gì?
Trả lời: Thị trường cácbon hay mua bán phát thải quốc tế (IET) là một phương thức dựa
trên cơ sở thị trường để đạt tới các mục tiêu m i trường, cho phép những ai giảm phát
thải KNK dưới mức cần thiết được sử dụng hoặc mua bán phần giảm quá mức để bù cho
phát thải ở nguồn khác hoặc bên ngoài nước mình. Nói chung, việc mua bán có thể diễn
ra ở các mức trong nước, quốc tế và giữa các c ng ty. iều 17 Nghị định thư Kyoto cho
phép các nước Phụ lục B trao đổi nghĩa vụ phát thải. Các cuộc hiệp thương sẽ ác định
mức độ, theo đó các c ng ty và những người khác có thể được phép tham gia. Việc mua
bán phát thải quốc tế là một trong các cơ chế Kyoto, được đưa ra để cho các nước Phụ lục
B có sự linh hoạt trong việc giảm phát thải, nhằm đạt được các cam kết đã nhất trí.

68. Câu hỏi: Giới hạn phát thải (emission cap) là gì?
Trả lời:Srả lời:ạn phát thải (emission cap) là gì?ốc tế (IET) là một phương thức dựa trên
cơ sở thị trường để đạt tới các mục tiêu m i trường, cho phép những ai giảm phát thải
KNK dưới mức cần thiết được sử dụng hoặc mua bán phần githả lkh nhà k nh ct thải
(emission cap) là gì?ốc tế (IET) là mộ.

69. Câu hỏi: Thuế cácbon là gì ?


Trả lời : Thuế đánh vào phát thải cacbon. Nó tương tự như thuế năng lượng thu ở mức
năng lượng BTU (đơn vị nhiệt lượng Anh) của một loại nhiên liệu, chỉ khác là mức thuế
dựa trên lượng cacbon của nhiên liệu.

70. Câu hỏi: Thích ứng (adaptation) (với biến đổi khí hậu) là gì ?
Trả lời: Sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc kinh tế - xã hội đối với hoàn cảnh hoặc
m i trường thay đổi, nhằm mục đ ch giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến
đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại

Sự điều chỉnh trong hệ thống tự nhiên hoặc con người để ứng phó với các tác nhân khí
hậu hiện tại và tương lại, như làm giảm những những thiệt hại hoặc tận dụng các cơ hội
có lợi.

36
71. Câu hỏi: Giảm nhẹ (mitigation) biến đổi khí hậu là gì ?
Trả lời:

- Việc giảm tốc độ của biến đổi kh hậu th ng qua việc quản lý các tác nhân của nó
(phát thải kh nhà k nh từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, từ n ng nghiệp,
từ thay đổi sử dụng đất, từ sản uất i măng, v.v…).
- Giảm phát thải KNK là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải
KNK.

72. Câu hỏi: Ứng phó (response) với biến đổi khí hậu là gì ?
Trả lời: Các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

73. Câu hỏi: Đối phó với biến đổi khí hậu (coping with climate change) là gì ?
Trả lời: Việc sử dụng các kỹ năng, nguồn lực, và cơ hội sẵn có để giải quyết, quản lý và
khắc phục những điều kiện bất lợi, với mục tiêu là hoàn thành được nhiệm vụ cơ bản
trong mục tiêu ngắn hạn và trung hạn. ối phó được sử dụng để chỉ những hành động
xảy ra sau một sự kiện nào đó, trong khi th ch ứng thường được kết hợp với hành động
trước khi một sự kiện nào đó ảy ra. iều này cho thấy khả năng đối phó là khả năng
phản ứng và giảm nhẹ tác động tiêu cực của mối hiểm họa đã trải qua

74. Câu hỏi: Đánh giá th ch ứng (adaptation assessment) (với BĐKH) là gì ?
Trả lời: Việc tiến hành ác định và đánh giá các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
theo các tiêu ch như t nh khả dụng, lợi ích, chi phí, hiệu quả, hiệu suất, và tính khả khi.

75. Câu hỏi: Năng lực (ứng phó với BĐKH) là gì ?


Trả lời: Là tổng hợp các nguồn lực, điểm mạnh, đặc t nh sẵn có trong cộng đồng, tổ
chức, ã hội có thể được sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu chung.

Năng lực có thể được phân loại gồm:

- Khả năng về vật chất


- Khả năng về tổ chức/ ã hội
- Khả năng về con người (trình độ, thái độ/ động cơ…)

37
Nâng cao năng lực thường được ác định như là mục tiêu của các chính sách và các dự
án, dựa trên quan điểm cho rằng tăng cường năng lực cuối cùng sẽ dẫn đến giảm nguy cơ
rủi ro. Năng lực đóng vai trò quan trọng trong việc giảm các tác động của biến đổi khí
hậu

76. Câu hỏi: Năng lực thích ứng (adaptive capacity) là gì ?


Trả lời: Sự kết hợp của tất cả các điểm mạnh, thuộc tính, và nguồn lực sẵn có cho một cá
nhân, cộng đồng, xã hội, hoặc tổ chức có thể được sử dụng để chuẩn bị và thực hiện các
hành động để giảm tác động xấu, giảm thiệt hại hoặc tận dụng các cơ hội có lợi . Năng
lực thích ứng đề cập đến khả năng dự đoán và thay đổi cơ cấu, chức năng, hoặc tổ chức
để tồn tại tốt hơn trước các hiểm họa1.4 Kinh tế B KH

77. Câu hỏi: Các tổn hại kinh tế do biến đổi khí hậu là bao nhiêu?
Trả lời: Hiện nay, có nhiều dự tính khác nhau về các tổn hại do biến đổi khí hậu gây ra,
tuy nhiên, tạp chí Stern Review Kinh tế học về Biến đối Khí hậu đã phát hiện ra rằng nếu
kh ng có hành động chống biến đổi khí hậu nào được thực thi, thì từ nay trở đi, mỗi năm
nền kinh tế toàn cầu bị tổn hại và mất đi khoảng 5% GDP. Số tổn hại này được phân bổ
kh ng đều nhau giữa các nước và các khu vực. Ở một số nước, trong đó có Việt Nam,
mức tổn hại này sẽ cao hơn nhiều.

78. Câu hỏi: Chúng ta tính toán các tổn hại do tác động của biến đổi khí hậu như
thế nào?
Trả lời: Các tổn hại (chi ph ) do tác động của biến đổi khí hậu có thể được tính toán bằng
cách xem xét các chi phí khắc phục sự cố biến đổi khí hậu tương tự đã ảy ra trong quá
khứ. Các thông tin, số liệu về chi phí trong quá khứ này được sử dụng làm cơ sở để tính
toán các chi ph trong tương lai.

79. Câu hỏi: Hàm thiệt hại là gì?


Trả lời: Hàm thiệt hại thể hiện quan hệ giữa mức độ thiệt hại do sự cố m i trường (ví du:
một trận lụt) có thể xảy ra trong tương lai với mức độ khốc liệt của sự cố đó (v dụ: độ
dài về thời gian và mức độ dữ dội của trận lụt này)

38
80. Câu hỏi: Hiện có công cụ nào thường được sử dụng nhằm hỗ trợ cho việc lựa
chọn các phương án th ch ứng với biến đổi khí hậu?
Trả lời: Hiện có ba cách tiếp cận chính giúp cho việc lựa chọn các phương án đầu tư, đó
là: (i) Phân tích chi phí – lợi ch (CBA). Phương pháp này được sử dụng nhằm ác định
(ở mức chính xác nhất có thể) tương quan giữa tổng chi phí của một dự án thích ứng với
tổng lợi ích mà dự án đó có thể đem lại – thường được em ét dưới dạng một sự thiệt
hại đã được phòng tránh; (ii) Phân tích hiệu quả chi phí (CEA) – giúp so sánh giữa các
mức phí tổn tính trên một đơn vị thiệt hại có thể có của các phương án th ch ứng khác
nhau; và (iii) phương pháp phân t ch đa tiêu ch (MCA) – là phương pháp cho phép ếp
hạng các phương án th ch ứng thông qua một loạt các tiêu ch kh ng tương th ch với
nhau, bằng cách gán các giá trị riêng cho chúng, ví dụ: tác động giảm nghèo, tác động đối
với bình đẳng giới, cũng như các tiêu ch về phí tổn khác.

81. Câu hỏi: Các biện pháp thích ứng tối cần thiết là gì
Trả lời: Các biện pháp thích ứng tối cần thiết là các can thiệp đòi hỏi phải được thực
hiện trong điều kiện khí hậu hiện tại (tức là trong điều kiện chưa có biến đổi khí hậu)
nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn có thể chấp nhận được về chống chịu với biên đổi khí hậu.

82. Câu hỏi: Các phương án th ch ứng “kh ng hối tiếc” và “ t hối tiếc” là gì?
Trả lời: Các phương án “kh ng hối tiếc” là các phương án th ch ứng có thể được áp dụng
ngay cả trong trường hợp biến đổi khí hậu chưa ảy ra (ví du: trồng rừng tại các lưu vực
sông ở vùng cao). Phương án “ t hối tiếc” là các phương án th ch nghi t đòi hỏi nguồn
đầu tư bổ sung và/hoặc các phương án có thể đáp ứng các mục tiêu khác, ngoài mục tiêu
thích ứng với biến đổi khi hâu.

83. Câu hỏi: Để hỗ trợ cho đầu tư vào các dự án/hoạt động thích ứng với biến
đổi khi hậu, hiện đang có các nguồn vốn nào?
Trả lời: Ở Việt Nam, vốn cho các dự án/hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu có thể
được huy động từ:

39
- Ngân sách nhà nước, với nguồn thu chủ yếu từ thuế, phí, lệ ph và đóng gớp
của các DNNN

- ầu tư của các DNNN, sử dụng vốn của doanh nghiệp, phần lợi nhuận DN
được giữ lại hoặc tiền vay từ ngân hàng

- Vốn ODA, bao gồm cả vốn viện trợ không hoàn lại và vốn vay

- Trái phiếu, kỳ phiếu, cả trong nước và quốc tế

- Các nguồn đóng góp tự nguyện, kể cả đóng góp bằng hiện vật của cộng
đồng hoặc cá nhân

84. Câu hỏi:Làm thế nào để khắc phục được tính bất định của các tác động do
biến đổi khí hậu trong quá trình ra quyết định về đầu tư cho các c ng trình th ch
ứng?
Trả lời: Các thông tin chi tiết về biến đổi khí hậu thường có độ bất định cao, vì thế, sự
chú trọng trước hết cần được dành cho các biện pháp thích ứng tối cần thiết, sau đó đến
các phương án đầu tư “kh ng hối tiếc” hoặc “ t hối tiếc”. Nếu được như vậy, sự rủi ro về
các dự án đầu tư bất hợp lý sẽ là tối thiểu, thậm ch được loại trừ hoàn toàn. ối với các
gói đầu tư khác, việc sắp xếp thứ tự ưu tiên về thời gian và phân t ch tác động một cách
thấu đáo (bao gồm cả việc sàng lọc các phương án đầu tư bằng các phương pháp CBA,
CEA và MCA) cũng có thể giúp giảm thiểu rủi ro một cách đáng kể.

II. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM

85. Câu hỏi: Việt Nam đã ban hành các kịch bản biến đổi khí hậu nào?
Trả lời: Cho tới nay, Bộ TN&MT đã ban hành Kịch bản (phiên bản) B KH và nước
biển dâng cho Việt Nam (Bộ TN&MT, 2009, 2012). Kịch bản 01 được phát triển từ
kịch bản 2009, với sự cập nhật, khai thác tối đa các nguồn số liệu, dữ liệu, các điều kiện
khí hậu cụ thể của Việt Nam đến năm 010 và sản phẩm của các mô hình khí hậu, công
cụ thống kê được lựa chọn, xây dựng chuyên biệt cho Việt Nam. Kịch bản 01 cũng có
mức độ chi tiết hơn, đến đơn vị hành chính cấp tỉnh, các khu vực ven biển, đặc biệt là đã

40
bổ sung một số yếu tố cực trị khí hậu, phục vụ cho công tác tính toán thiết kế và quy
hoạch.

ii

Kịch bản BĐKH & NBD 2009 và 2012

86. Câu hỏi: Kịch bản BĐKH và nước biển dâng của Việt Nam được xây dựng
trên cơ sở nào?
Trả lời: Các cơ sở để xây dựng kịch bản B KH cho Việt Nam bao gồm:

- Báo cáo đánh giá lần thứ 3 và lần thứ 4 của Ban liên ch nh phủ về biến đổi kh hậu
IPCC);
- Sản phẩm của m hình kh hậu toàn cầu với độ phân giải 0 km của Viện Nghiên cứu
Kh tượng Nhật Bản (MRI-AGCM);
- Báo cáo vcủa m hình kh hậu toàn cầu với độ phân giảiTrường ại học ford,
Vương quvcủa m Kương quvcủa m hình kh hậu toàn cầu với độ phân giảiTrường
ại học ford, cứu Kh tượng Nhậ
- Kương quvcủa m hình kh hậu toàn cầu với độ phân giảiTrường ại học ford,
C ng ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi kh hậu năm 003;
- Kương quvcủa m hình kh hậu toàn cầu với độ phân giảiTrường ại học ford,
C ng ước kh
- Kương quvcủa m hình kh hậu toàn cầu với độ phân giảiTrường ại học ford,
C ng ước khung của Liên Downscaling thống kê;

41
- Kịch bản B KH do Viện KHKTTVMT ây dựng năm 007 đóng góp cho dự thảo
th ng báo lần hai của Việt Nam cho UNFCCC về B KH;
- Các kịch bản B KH do Viên KTTV ây dựng năm 007, 008 cho các địa phương:
Lào Cai, Thừa Thiên –Huế, ồng bằng s ng Hồng;
- Kác kịch bản B KH do Viên TVMT xây dản B KH 2008 bây dGICC/SCENGEN
5.3 và phương pháp Downscaling th.3 và p
- Phân t ch kết quả của m hình MRI-AGCM của Viện Kh tượng Nhật Bản (MRI) và
Cục Kh tượng Nhật Bản (JMA) do Viện KHKTTVMT phối hợp với (MRI) thực hiện
năm 008.
- Áp dg Nhh kết quả của mô hình MRI-AGCM của Viện Khbp dg Nhh kết quả của m
hình ựp dg Nhệp dg Nhh kết qKHKTTVMT phBt quả của m hình MRI-AGCM của
ViHadley c phBt quả của m hình MRI-AGCM của Viện Kh tượng Nhật

87. Câu : Theo kịch bản trung bình (B2) thì nhiệt độ trung bình và nước biển
dâng sẽ như thế nào trong những thập kỷ tới ?
Trả lời: Theo kịch bản trung bình (B ), đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình tăng -
3oC trên phần lớn diện tích cả nƣớc, riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị có nhiệt độ
trung bình tăng nhanh hơn so với những nơi khác. Nhiệt độ thấp nhất trung bình tăng từ
2,2-3,0oC, nhiệt độ cao nhất trung bình tăng từ 2,0-3,2oC. Số ngày có nhiệt độ cao nhất
trên 35oC tăng 10-20 ngày trên phần lớn diện tích cả nước.

88. Câu hỏi: Nước biển dâng được dự t nh như thế nào ?
Trả lời: Theo kịch bản phát thải trung bình, vào cuối thế kỷ 21 trung bình trên toàn Việt
Nam, nước biển dâng từ 57-73cm; Cao nhất ở khu . vực từ Cà Mau đến Kiên Giang (62-
82cm); Thấp nhất ở khu vực từ Mống Cái đến Hòn Dấu (49-64cm).

89. Câu hỏi: Dưới tác động của BĐKH, nước biến dâng không giống nhau trên
lãnh thổ Việt Nam ?
Trả lời: Theo kịch bản trung bình (B2), nước biển dâng (cm) có sự khác nhau giũa các
khu vực (xem bảng).

42
90. Câu hỏi: Tại sao Việt Nam lại được dự đoán là một trong số rất ít quốc gia
bị tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu?
Trả lời: Việt Nam được dự đoán là một trong số rất ít quốc gia bị tác động nặng nề
nhất của biến đổi khí hậu vi những lý do ch nh như sau:

- Nằm ở vùng châu Á - Thái Bình Dương – một trong 5 ổ bão của thế giới;

- Bờ biển dài 3.260 km với hơn 3000 hòn đảo và hai quần đảo;

- Về khí hậu, Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa của một bán đảo ở ng
Nam đại lục Âu - Á, kéo dài trên 15 vĩ độ, nằm hoàn toàn trong đới nội chí tuyến
của bán cầu Bắc, gần chí tuyến hơn ch đạo và chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển
ng;

- Hai đồng bằng lớn, thấp và bằng phẳng;

- Chịu ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng băng tan ở Himalaya;

- Dân số Việt Nam đ ng với nền kinh tế đang phát triển.

43
Việt Nam co bờ biển dài 3260 km và nằm trong
trung tâm bão Chấu Á-Thái Bình Dương

91. Câu hỏi: Việt Nam đóng góp vào phát thải KNK toàn cầu như thế nào?
Trả lời: Việt Nam chiếm 0,1% GDP, 1% dân số thế giới và chỉ thải ra m i trường 0,4%
khí CO2 của thế giới.

92. Câu hỏi: Các lĩnh vực nào đóng góp ch nh vào phát thải KNK ở Việt Nam?
Trả lời: Kết quả kiểm kê KNK năm 000 và dự tính phát thải KNK trong các lĩnh vực
ch nh cho giai đoạn tới xem hình:

93. Câu hỏi: Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu được phê duyệt khi nào và
có những mục tiêu gì ?
Trả lời: Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu được phê duyệt theo Quyết định số
139/Q -TTg ngày 05/12/2011. Chiến lược có bốn mục tiêu cụ thể: i) ảm bảo an ninh
lương thực, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, óa đói giảm nghèo, bình đẳng
giới, an sinh xã hội, nâng cao đời sống, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh
B KH; ii) Chuyển đổi từ nền kinh tế với công nghệ lạc hậu thành nền kinh tế các-bon

44
thấp, tăng trưởng xanh trở thành u hướng chủ đạo trong phát triển bền vững; giảm nhẹ
phát thải kh nhà k nh và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt
buộc trong phát triển kinh tế - xã hội; iii) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực
ứng phó với B KH của các bên liên quan; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ,
chất lượng nguồn nhân lực; hoàn thiện thể chế, chính sách; tận dụng các cơ hội từ B KH
để phát triển kinh tế – xã hội; iv) Góp phần tích cực với cộng đồng quốc tế trong ứng phó
với B KH.

Chiến lược được bố cục thành 6 phần: B KH- thách thức và cơ hội đối với nước ta;
Quan điểm chiến lược; Tầm nhìn tới năm 100; Mục tiêu đến 2050; Các nhiệm vụ chiến
lược và Tổ chức thực hiện.

Trong đó, quan điểm xuyên suốt của Chiến lược là: Chiến lược có tầm nhìn xuyên thế kỷ,
là nền tảng cho các chiến lược khác; Coi ứng phó B KH là trách nhiệm của toàn hệ
thống; phát huy vai trò chủ đạo trong quản lý, điều hành của Nhà nước, nâng cao tính
năng động, sáng tạo và trách nhiệm của khu vực doanh nghiệp, phát huy cao nhất sự
tham gia và giám sát của các đoàn thể chính trị xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng dân cư,
phát huy nội lực là chính, tận dụng hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế; Ứng phó với
B KH của Việt Nam gắn với phát triển bền vững, hướng tới nền kinh tế các- bon thấp,
tận dụng các cơ hội để đổi mới tư duy phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh và sức
mạnh quốc gia.

Chiến lược cũng đã ác định 10 nhiệm vụ chiến lược, bao gồm các nhóm nhiệm vụ thuộc
về lĩnh vực thích ứng (từ nhiệm vụ 1 đến nhiệm vụ 3), nhóm nhiệm vụ thuộc về giảm nhẹ
(nhiệm vụ 4 và nhiệm vụ 5); các điều kiện phù hợp, đảm bảo cho công tác ứng phó biến
đổi khí hậu đạt hiệu lực, hiệu quả cao, khả thi nhất (từ nhiệm vụ 6 đến nhiệm vụ 10).

Chiến lược được thực hiện theo 3 giai đoạn:

- Giai đoạn từ nay tới 01 : triển khai các hoạt động th ch ứng cấp bách, kh ng thể
trì hoãn;

45
- Giai đoạn 013 – 2025: các hoạt động th ch ứng với B KH và giảm nhẹ phát thải
kh nhà k nh được đồng thời tiến hành gắn liền với phát triển kinh tế - ã hội của
đất nước;
- Giai đoạn 0 6 – 2050: các hoạt động giảm phát thải KNK trở thành tiêu ch trong
các hoạt động phát triển kinh tế - ã hội với định hướng phát triển mới nhằm ây
dựng và củng cố nền kinh tế các-bon thấp có khả năng chống chịu và th ch ứng
cao với các tác động của B KH.

Với tầm nhìn dài hạn, Chiến lược quốc gia về B KH là một Chiến lược nền tảng, làm cơ
sở để rà soát, hoàn thiện, bổ sung các Chiến lược, chương trình, kế hoạch và quy hoạch
hiện có và trong tương lai của các Bộ, ngành, địa phương.

94. Câu hỏi: Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu được ban hành
khi nào ? và có bao nhiêu mục tiêu và nhiệm vụ /dự án để thực hiện ?
Trả lời: ể thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, từng bước đạt được các
mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra trong Chiến lược quốc gia, Thủ tướng Chính phủ ban
hành Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu trong giai đoạn từ năm 01 đến
2020 theo Quyết định số: 1474/Q -TTg ngày 05 tháng 10 năm 01 . Kế hoạch có 10
mục tiêu với 65 đề án/dự án/nhiệm vụ để thực hiện được chỉ định cho từng Bộ ngành
thực hiện và cơ quan phối hợp thực hiên.

Ví dụ: Nhiệm vụ 54. Xây dựng và triển khai chương trình truyền thông, nâng cao nhận
thức cộng đồng về phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu.

- Cơ quan thực hiện: Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên
và M i trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

46
- Thời gian thực hiện: 2012 - 2020.

95. Câu : Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH được ban hành khi
nào và gồm những nội dung gì ?
Trả lời: Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với B KH được ban hành theo Quyết
định số 158/ 008/Q -TTg ngày 02/12/2008. Mục tiêu chiến lược của Chương trình là
“ ánh giá được mức độ tác động của B KH đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương
trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó
hiệu quả với B KH cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn, nhằm đảm bảo sự phát triển
bền vững của đất nước, tận dụng các cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng cacbon
thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ B KH, bảo vệ hệ thống
khí hậu Trái đất” với 8 mục tiêu cụ thể.

Chương trình có ch n nhiệm vụ cơ bản:

- ánh giá mức độ và tác động của B KH ở Việt Nam;


- Xác định các giải pháp ứng phó với B KH;
- Xây dựng chương trình khoa học c ng nghệ về B KH;
- Tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, ch nh sách về B KH;
- Nâng cao nhận thức và phát triển nguồn nhân lực;
- Tăng cường hợp tác quốc tế;
- T ch hợp vấn đề B KH vào các chiến lược, chương trình, quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế- ã hội, phát triển ngành và địa phương;
- Xây dựng các kế hoạch hành động của các Bộ, ngành và địa phương ứng phó
với B KH;
- Xây dựng và triển khai các dự án của chương trình.

Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn quốc theo ba giai đoạn: giai đoạn Khởi
động (2009- 010), giai đoạn Triển khai (2011- 015) và giai đoạn Phát triển (sau 2015).

Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi kh hậu giai đoạn 01 – 2015
được phê duyệt tại Quyết định số 1183/Q -TTg của Thủ tướng Ch nh phủ.

47
Mục tiêu chung của Chương trình là: Từng bước hiện thực hóa Chiến lược quốc gia về
biến đổi kh hậu, tăng cường nhận thức và năng lực th ch ứng với biến đổi kh hậu, định
hướng giảm phát thải kh nhà k nh, ây dựng nền kinh tế các-bon thấp, t ch cực cùng
cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống kh hậu trái đất.

Mục tiêu cụ thể gồm:

- Tiếp tục cập nhật các kịch bản biến đổi kh hậu ở Việt Nam, đặc biệt là
nước biển dâng; hoàn thành việc đánh giá mức độ tác động của biến đổi kh hậu
đến các lĩnh vực, ngành, địa phương; ác định các giải pháp ứng phó với biến đổi
kh hậu;

- Tạo lập hệ thống cơ sở dữ liệu về biến đổi kh hậu, nước biển dâng gắn với
m hình số độ cao phục vụ c ng tác quy hoạch phát triển kinh tế ã hội trong điều
kiện biến đổi kh hậu, nước biển dâng ở Việt Nam;

- Cập nhật, từng bước triển khai kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi
kh hậu tại các Bộ, ngành, địa phương;

- Nâng cao năng lực tổ chức, thể chế, ch nh sách về th ch ứng với biến đổi
kh hậu và giảm nhẹ phát thải kh nhà k nh trong các lĩnh vực ưu tiên;

- Tăng cường hợp tác quốc tế về biến đổi kh hậu;

- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi kh hậu.

Chương trình có 8 Nội dung, nhiệm vụ chủ yếu:

- Xây dựng, ban hành kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với biến đổi kh
hậu, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi kh hậu của các Bộ, ngành và địa
phương;

- Xây dựng hệ thống giám sát biến đổi kh hậu, nước biển dâng gắn với m
hình số độ cao có độ ch nh ác cao phục vụ c ng tác nghiên cứu, rà soát và ây
dựng quy hoạch phát triển kinh tế ã hội trong điều kiện biến đổi kh hậu, nước
biển dâng ở Việt Nam;

48
- Xây dựng các bản đồ ngập lụt, rủi ro thiên tai, kh hậu theo kịch bản biến
đổi kh hậu và nước biển dâng, gắn với hệ thống th ng tin địa lý, trước mắt tập
trung tại các vùng trọng điểm thường uyên bị tác động của thiên tai, vùng có
nguy cơ ảnh hưởng mạnh của nước biển dâng;

- Tiếp tục nghiên cứu, cập nhật kịch bản biến đổi kh hậu, đặc biệt là nước
biển dâng chi tiết đến từng địa phương. ánh giá mức độ tác động của biến đổi kh
hậu, nhất là nước biển dâng đối với các lĩnh vực, ngành, địa phương; ác định giải
pháp ứng phó với biến đổi kh hậu;

- Hoàn thành một số nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên cấp bách được ác định
trong kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi kh hậu;

- Triển khai các m hình th điểm th ch ứng với biến đổi kh hậu, nước biển
dâng ở hai tỉnh th điểm Quảng Nam, Bến Tre và đề uất phương án nhân rộng;

- Ban hành các ch nh sách th ch ứng với biến đổi kh hậu và giảm nhẹ phát
thải kh nhà k nh trong các lĩnh vực ưu tiên: N ng nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng
đất, tài nguyên nước, năng lượng, giao th ng vận tải, ây dựng, giảm nghèo và an
sinh ã hội;

- Xây dựng thể chế, thiết chế tài ch nh khuyến kh ch, huy động các nhà tài trợ
quốc tế song phương và đa phương cung cấp, đầu tư nguồn lực và c ng nghệ cho
ứng phó với biến đổi kh hậu;

- Phổ biến, tuyên truyền nâng kiến thức cơ bản về biến đổi kh hậu, tác
động của biến đổi kh hậu cho đại đa số c ng chức, viên chức nhà nước, 75% học
sinh, sinh viên, 50% cộng đồng dân cư.

96. Câu hỏi: Ủy ban Quốc gia về BĐKH được thành lập khi nào và có những
chức năng gì?
Trả lời: Ủy ban Quốc gia về B KH được thành lập theo Quyết định số 43/Q -TTG
ngày 09/1/2012. Ủy ban gồm 22 thành viên do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng
làm Chủ tịch.

49
Ủy ban có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất, tư vấn với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
phương hướng, giải pháp để giải quyết những hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu
quan trọng, mang t nh liên ngành, lĩnh vực. Ủy ban giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo,
điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc
giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành; các chiến lược, chương trình quốc gia về
biến đổi khí hậu; chương trình tăng trưởng xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả;
chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua chống mất rừng, suy thoái rừng và
các chương trình khác có liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu. Chỉ đạo, tổ chức
thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế, vận động tài trợ, đàm phán gia nhập điều ước, tổ
chức quốc tế về biến đổi khí hậu.

97. Câu hỏi: Chương trình KH-CN quốc gia về BĐKH được ban hành khí nào và
có mục tiêu gì ?
Trả lời: Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước giai đoạn 2011 –
015 “Khoa học và công nghệ phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến
đổi khí hậu” được ban hành theo quyết định số: 630/Q -BKHCN ngày 9 tháng 08 năm
2011.

Chương trình có 3 mục tiêu và 5 nôi dung chính: i)Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng
cơ sở dữ liệu về biến đổi khí hậu và tác động của B KH đối với một số ngành , lĩnh vực
dễ bị tổn thương; ii) Nghiên cứu bản chất khoa học của biến đổi khí hậu; đánh giá thực
trạng và mức độ của biến đổi khí hậu ở Việt Nam; iii) Nghiên cứu cơ sở khoa học cho
việc đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, tính dễ tổn thương do biến đổi khí hậu và các
giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu; iv) Nghiên cứu cơ chế ch nh sách, định hướng
công nghệ để giảm nhẹ biến đổi khí hậu( cụ thể là làm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính),
tận dụng các cơ hội để phát triển hướng tới nền kinh tế các-bon phù hợp với điều kiện
thực tế ở Việt Nam và v) Nghiên cứu cơ sở khoa học để tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu
vào các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội, phát
triển ngành và địa phương.

Từ năm 011 đến 013 đã có 33 nhiệm vụ của Chương trình được thực hiện.

50
III. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TR NG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG VÀ GIA
THÔNG

3.1 Lĩnh vực năng lượng

98. Câu hỏi: Năng lương là gì ?


Trả lời: Bản chất của năng lượng là có khả năng sinh “công” (capacity or ability to do
work). Khái niệm cơ bản về Năng lượng là nó được thể hiện ở nhiều dạng (như cơ năng,
hóa năng, nhiệt năng, điện năng...), và có thể được chuyển hóa từ dạng này sang dạng
khác.

Có nhiều cách thức khác nhau để đo đếm năng lượng. Th ng thường (theo quy chuẩn
quốc tế), năng lượng được đo bằng Joule (viết tắt là J) và các bội số của nó. Tuy nhiên,
nhiều nước vẫn sử dụng các đơn vị của riêng mình, chặng hạn như Anh là British
Thermal Units (BTUs), còn ở Ấn ộ là Calorie (cal). Trong thống kê năng lượng của
Việt Nam người ta dùng đơn vị đo năng lượng là Tấn dầu tương đương (tonnes of oil
equivalent).

Chúng ta cần phân biệt giữa năng lượng (energy) và năng lượng điện (power). Năng
lượng điện được đo bằng Watts (W). 1 Watts là năng lượng điện được sản ra khi chuyển
hóa 1 Joune năng lượng trong 1 đơn vị thời gian (1 giây) và được viết theo công thức sau:
W=J/s.

Một ví dụ sau để thấy sự khác nhau giữa Energy và Power: Một lò hơi c ng nghiệp nhỏ
mỗi giờ tiêu thụ 0,5 m3 khí tự nhiên (biết rằng 1m3 khí tự nhiên = 38MJ). Câu hỏi đặt ra
là hãy cho biết công suất nhiệt của lò này (what is the power input?). Câu trả lời như sau:
Hàm lượng năng lượng nhiệt (nhiệt lượng) của khí tự nhiên là 38MJ/m3. Do vậy trong 1
giờ lò hơi đã chuyển hóa 19MJ nhiệt năng. Khi đó c ng suất nhiệt sẽ là (power =
energy/time) = 19/3.600 = 5.300J/s = 5.3kW.

99. Câu hỏi: Hệ thống năng lương là gì ?


Trả lời: Hệ thống năng lượng là tập hợp các phần tử tham gia vào quá trình sản xuất,
truyền tải và tiêu thụ năng lượng

51
Hệ thống năng lượng là một hệ thống bao gồm chuỗi các nguồn năng lượng từ khai khác
các nguồn năng lượng sơ cấp nội địa, (bao gồm cả nhập khẩu cho tiêu dùng trong nước),
được chuyển hóa (lọc hóa dầu...), lưu kho, vận chuyển đến các khách hàng sử dụng năng
lượng khác nhau trong nền kinh tế. Từ đây, th ng qua các thiết bị sử dụng năng
lượng/điện cuối cùng sẽ chuyển hóa năng lượng cuối cùng thành năng lượng hữu ích.
Một hệ thống năng lượng tham khảo được mô tả như hình dưới đây.

Nguồn Lọc & Vận chuyển Biến đổi Thiết bị Phía nhu cầu
Khai thác Chuyển hóa Cuối cùng
Truyền tải &
Phân phối
Than mỏ
Nông nghiệpl
Xuất
Nhập
Khí thiên nhiên Xuất
Điện
Điện nhập Công nghiệp&Xây
dựng
Thủy điện Nhiệt

Nhập SP SP
dầu/LNG dầu Hộ gia định
& Dịch vụ -Thương mại
NL rắn
Dầu thô
Lọc NL lỏng
Xuất
Nhập
Sinh khối
NL rắn

Lỏng
Các dạng NLTT khác (MT, gió, ĐN, Rác, NL biển,
KSH..) Giao thông+khác

Hiệu suất_tổn thất Hiệu suất_tổn thất Hiệu suất_tổn thất Hiệu suất_tổn thất Hiệu suất_tổn thất

Phát thải khí nhà kính trong hoạt động năng lượng

Lưu kho: 717.2 KTOE Xuất khẩu: 30221.5 KTOE

Than: 19092.1 KTOE

Dầu thô: 18852 KTOE Công nghiệp: 11563.6 KTOE

Nông nghiệp: 582.8 KTOE

Khí tự nhiên: 4511.7 KTOE GTVT: 7378.4 KTOE


Nhiên liệu hoá thạch
62776.5 KTOE

Khí đồng hành: 1692 KTOE 44148.1 KTOE


Sản xuất

TM&DV: 1625.4 KTOE


Thuỷ điện: 3834.9 KTOE

Sinh khối: 13890 KTOE Sử dụng NLCC


36754 KTOE Dân dụng: 15178.9 KTOE

Thuỷ điện nhỏ: 44.2 KTOE NLTT 38.1% Phi năng lượng: 424.8 KTOE
Gió: 0.2 KTOE Nhập khẩu
12376.8 KTOE
Mặt trời: 0.9 KTOE
Khí sinh học: 58.4 KTOE
Rác thải SH: 0.5 KTOE

Sản phẩm dầu: 12270 KTOE

iện nhập khẩu: 32.9 KTOE 52 Tổn thất và chuyển hoá: 7460.6 KTOE
Than nhập khẩu: 74 KTOE
100. Câu hỏi: Tiềm năng nguồn năng lượng (Potential energy ) là gì ?
Trả lời: Tiềm năng nguồn năng lượng thường được đánh giá hoặc ác định bằng 3 cấp
độ khác nhau, đó là: i). Tiềm năng lý thuyết; ii) Tiềm năng kỹ thuật; và iii) Tiềm năng
kinh tế. Tiềm năng lý thuyết là lớn nhất (có thể được coi là sẵn có) và thường được tính
toán dựa trên các biểu thức, công thức hoặc ước tính dựa trên các suy đoán, ngoại suy....
và chưa t nh đến các yếu tố kỹ thuật, công nghệ. Còn tiềm năng kỹ thuật khả năng có thể
khai thác dựa trên các công nghệ và kỹ thuật hiện hành nhưng chưa ét đến các yếu tố về
kinh tế và tài chính. Tiềm năng kinh tế là nhỏ hơn tiềm năng kỹ thuật bởi phải t nh đến
tính khả thi về mặt giá cả (kể cả chi phí về tài chính, kinh kế và m i trường)..

101. Câu hỏi: Hệ thống điện là gì ?


Trả lời: Hệ thống điện bao gồm 2 thành phần ch nh đó là: ph a cung cấp điện và phía sử
dụng điện. Trong cung cấp điện lại phân chia thành hai mảng đó là: Sản xuất điện và
truyền tải & phân phối điện. Sản xuất điện bao gồm các nhà máy điện khác nhau như nhà
máy nhiệt điện đốt than, đốt dầu, đốt khí, các nhà máy thủy điện (công suất lớn và nhỏ)
và các nhà máy điện sử dụng nguồn năng lượng tái tạo (như gió, mặt trời, sinh khối, khí
sinh học, rác thải, địa nhiệt và năng lượng biển...). Còn khâu truyền tải là nhận điện từ
các nhà máy điện truyền đến khâu phân phối th ng qua lưới điện cao áp như 500, 0 kV
và các máy biến áp của nó. Khâu phân phối gồm lưới điện trung áp như 110kV, 35,
kV... và lưới hạ áp (380V (ba pha) và 220 V (một pha) và các trạm biến áp của nó.

102. Câu hỏi: Cân bằng năng lượng là gì ?


Trả lời: Cân bằng năng lượng thường được thể hiện dưới dạng một bảng thức mà nó
được người ta thiết lập để thể hiện mối quan hệ rang buộc đối với tất cả các dạng năng
lượng được khai thác, sản xuất và tiêu thụ trong khoảng thời gian ác định. Mối quan hệ
giữa các dạng năng lượng (năng lượng sơ cấp, năng lượng cuối cùng) là đầu vào và đầu
ra của các dạng năng lượng sau khi đã trừ các tổn thất, tự dùng được cân bằng. Bảng cân

53
bằng năng lượng có thể xây dựng cho 1 quốc gia nhưng cũng có thể xây dựng cho một
vùng, một tỉnh hoặc một địa phương, nhà máy nào đó. Trong bảng cân bằng năng lượng,
đơn vị đo của các dạng năng lượng được chuyển đổi về cùng một đơn vị để đối sánh.

Thông qua bảng cân bằng năng lượng người ta có thể biết được lượng năng lượng nào
được khai thác, sử dụng với số lượng bao nhiêu, ai sử đụng nó. Bảng cân bằng năng
lượng cũng giúp chúng ta nhận biết khâu nào mất mát, tổn thất năng lượng nhiều nhất mà
từ đó có thể xây dựng các biện pháp, giải pháp tiết kiệm năng lượng hợp lý. ồng thời có
thể sử dụng bẳng cân bằng này phục vụ cho công tác kiểm kê khí nhà kính.

103. Câu hỏi: Cường độ năng lượng là gì ?


Trả lời: Cường độ năng lượng là lượng năng lượng cần thiết (đã tiêu thụ, sẽ sử dụng)
trên một đơn vị hàng hóa (tấn sản phẩm) hoặc đơn vị tiền tệ (chẳng hạn như GDP).
Cường độ năng lượng thường được sử dụng để đánh giá mức hiệu quả sử dụng năng
lượng trong từng nhà máy, xí nghiệp, từng ngành kinh tế hoặc cả nền kinh tế. Cường độ
năng lượng càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng năng lượng càng cao và ngược lại. Ngoài
cường độ được em ét cho lĩnh vực năng lượng, ngày nay người ta còn sử dụng trong
việc đánh giá mức phát thải khí nhà kính thông qua cường độ phát thải khí nhà kính trên
một đơn vị hàng hóa hoặc GDP.

104. Câu hỏi: Năng lượng sơ cấp là gì ?


Trả lời: Năng lượng sơ cấp là dạng năng lượng có sẵn trong môi trường tự nhiên mà nó
có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng cuối cùng, năng lượng hữu ích cho các
mục đ ch sử dụng khác nhau trong nền kinh tế. Chẳng hạn như dầu thô, than ở các mỏ,
năng lượng mặt trời, gió, sinh khối...

105. Câu hỏi: Năng lượng thứ cấp là gì ?


Trả lời: Năng lượng thứ cấp là dạng năng lượng nhận được sau khi đã chế biến, chuyển
hóa năng lượng sơ cấp thành dạng năng lượng mà nó có thể sẵn sàng cho vận chuyển,
truyền tải đến nơi sử dụng. Chẳng hạn như sản phẩm dầu ( ăng, dầu FO,DO, khí hóa
lỏng...) nhận được từ nhà máy lọc dầu thô..

54
106. Câu hỏi: Năng lượng cuối cùng là gì ?
Trả lời: Năng lượng cuối cùng là dạng năng lượng mà người sử dụng nhận được hoặc
mua được để sử dụng. Chẳn hạn như ăng, dầu ở các trạm bán ăng, điện tại các đồng hồ
đo đếm (c ng tơ điện); gỗ củi, than sạch tại các chợ, cửa hàng bán chất đốt…

107. Câu hỏi: Năng lượng thương mại là gì?


Trả lời: Thuật ngữ năng lượng thương mại được người ta sử dụng để phân biệt với năng
lượng phi thương mại. Năng lượng thương mại được hiểu là loại năng lượng được mua
bán trên thị trường như than, ăng, dầu, kh đốt. Tuy nhiên một số dạng năng lượng vừa
mang tính thương mại vừa mang t nh phi thương mại như sinh khối (gỗ củi). Ở một số
địa phương, vùng năng lượng gỗ củi được bán tại các chợ (thương mại) nhưng ở một số
nơi chúng được kiếm nhặt từ rừng, cây trong vười cho sử dụng ở hộ gia đình (phi thương
mại)…

108. Câu hỏi: Năng lượng hữu ích là gì ?


Trả lời: Năng lượng hữu ích là dạng năng lượng nhận được từ các thiết bị sử dụng năng
lượng cuối cùng. Từ giá trị của năng lượng hữu ch cho phép ta t nh toán được năng
lượng đầu vào cần thiết khi biết được hiệu suất chuyển hóa của các thiết bị năng lượng.

109. Câu hỏi: Năng lượng tái tạo (Renewables Energy) là gì ? và gồm những loại
nào ?
Trả lời: Các nguồn năng lượng liên tục được tái tạo bằng quá trình tự nhiên. Năng lượng
tái tạo còn được coi là nguồn năng lượng sạch, xanh. Sử dụng nó sẽ thay thế được các
nguồn năng lượng hóa thạch và giảm phát thải khí nhà kính. Ngày nay, trong bối cảnh
ứng phó với biến đổi khí hậu nhiều quốc gia đa đưa ra các ch nh sách hỗ trợ mạnh mẽ để
thúc đẩy khai thác nguồn năng lượng này. Các nguồn năng lượng tái tạo có sẵn ở Việt
Nam đó là năng lượng mặt trời, thủy điện, gió, năng lượng biển (thủy triều,dòng hải lưu,
song biển…), địa nhiệt, sinh khối, khí sinh học, và rác thải. Xét về mức giảm phát thải
khí nhà kính, thì một số năng lượng tái tạo có chu kỳ hình thành các bon và khi đốt giải

55
phóng các bon nhưng tổng thể là trung hòa về phát thải khí nhà kính, chẳng hạn như trấu,
bã m a, rơm rạ và một số gỗ củi khai thác vào sản lượng tăng trưởng hàng năm….

110. Câu hỏi: Năng lượng thay thế (alternative Energy) là gì ?


Trả lời: Năng lượng lấy từ các nguồn nhiên liệu không phải hóa thạch.

111. Câu hỏi: Năng lượng tiềm năng sẵn có (available potential energy ) là gì ?
Trả lời: Một phần của tổng số năng lượng tiềm năng có thể được chuyển đổi thành động
năng trong một hệ thống đoạn nhiệt kèm theo.

112. Câu hỏi: Kiểm kê KNK là gì ?


Trả lời: Kiểm kê khí nhà kính là một trong những yếu tố quan trọng trong công tác ứng
phó với biến đổi khí hậu. Vì th ng qua đây, lượng phát thải khí nhà kính sản sinh ra từ
các hoạt động sản xuất của một quốc gia được cập nhật thường xuyên. Trong khuôn khổ
của Công ước Khung về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc (UNFCCC) và Nghị định
thư Kyoto, các quốc gia phát triển có nghĩa vụ phải thực thi kiểm kê khí nhà kính quốc
gia và báo cáo lên UNFCCC theo định kỳ hàng năm để thông báo về tình hình thực hiện
cam kết giảm phát thải khí nhà kính của các quốc gia đó.

113. Câu hỏi: Việt Nam có bao nhiêu thông báo quốc gia cho UNFCCC?
Trả lời: Với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, Việt Nam đã chuẩn bị và gửi Thông báo
Quốc gia lần thứ nhất (1994) và lần thứ hai (2000) cho C ng ước khung của Liên hợp
quốc về biến đổi khí Khí hậu (UNFCCC).

Thông báo Quốc gia lần thứ hai của Việt Nam cung cấp các thông tin về kiểm kê quốc
gia KNK năm 000, phân t ch, đánh giá tác động của B KH, đề ra một số giải pháp có
tính khả thi ứng phó với B KH và giảm phát thải KNK trong các ngành, lĩnh vực KT-
XH của Việt Nam trong thời gian tới

56
114. Câu hỏi:Phát thải KNK là gì ? Có những dạng phát thải nào?
Trả lời: KNK và các tiền tố của chúng phát thải vào khí quyển từ các nguồn sau:

- Nguồn do con người (anthropogenic sources -man-made source), chủ yếu do


đốt các loại nhiên liệu.

- Nguồn tự nhiên

Tổng lượng phát thải KNK trong năm 2010, theo to UNEP1là 50, 1 gigatons CO2
tương đương, tăng khoảng 40 gigatons so với năm 2000.

ến tháng 4 năm 2013, nồng độ CO2 trong khí quyển được đáng giá khoảng
398.35 ppm, hiện nay ( 014) đã vượt quá 400 ppm.

1
http://www.unep.org/newscentre/default.aspx?DocumentID=2698&ArticleID=9335

57
115. Câu hỏi: Mô hình LEAP là gì?
Trả lời: Mô hình LEAP (The Long Range Energy Alternative Planning system) là mô
hình phân tích kịch bản phát triển năng lượng có em ét đến vấn đề m i trường do Viện
M i trường Stockholm phát triển và được áp dụng rộng rãi trên 190 quốc gia cho việc
hoạch định các ch nh sách năng lượng, lập quy hoạch và phân t ch m i trường.

LEAP là một công cụ linh hoạt cho việc lập kế hoạch năng lượng tổng thể dài hạn. Các
kịch bản phát triển năng lượng được xây dựng dựa trên phân tích tổng thể về nhu cầu
năng lượng trong mối tương quan với nền kinh tế vĩ m dựa trên các giả thiết về dân số,
tốc độ phát triên kinh tế, công nghệ và giá... Mô hình có phạm vi áp dụng rất rộng rãi,
bao gồm: phân t ch ch nh sách năng lượng, ch nh sách m i trường, ch nh sách năng
lượng tái tạo, phân tích dự án, đưa ra các bảng cân bằng năng lượng, các kịch bản dự báo
và cung cấp năng lượng.

Với LEAP, người sử dụng có thể xây dựng những kịch bản phức tạp. Không giống như
các mô hình kinh tế vĩ m , LEAP kh ng thể dùng để mô phỏng các kịch bản cân đối thị
trường. LEAP cũng kh ng phải là mô hình tối ưu để tìm lời giải tối ưu nguồn phát,
nhưng có thể ác định được chi phí trong các kịch bản so sánh. Tuy nhiên, một điều quan
trọng hơn là LEAP linh hoạt và dễ cho người sử dụng, cho phép người sử dụng có thể
phân t ch các ch nh sách năng lượng mà không cần chuyển sang sử dụng những mô hình
khác.

116. Câu hỏi: Đường phát thải cơ sở là gì ?


Trả lời: ường cơ sở (hoặc đường tham chiếu) là trạng thái để so sánh với sự thay đổi.
Nó có thể là một 'đường cơ sở hiện tại’, đại diện cho điều kiện quan sát được hiện tại. Nó
cũng có thể là một ' đường cơ sở tương lai‘, là tập hợp các điều kiện được lên dự tính
ngoại trừ các yếu tố ảnh hưởng được quan tâm. Cách diễn giải khác của các điều kiện
tham chiếu có thể làm phát sinh nhiều đường cơ sở khác nhau.

ường cơ sở là kịch bản được dùng để chỉ u hướng phát thải Kh nhà k nh do con người
gây ra và sẽ xảy ra nếu không có hoạt động giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

58
117. Câu hỏi: Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả giai đoạn 2006-2015 ban hành khi nào và có những nội dung quan trong
gì?
Trả lời: Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
giai đoạn 2006 – 015 được ban hành theo Quyết định số 79/ 006/Q -TTg ngày 14
tháng 4 năm 006. ây là văn bản quan trọng nhằm mục tiêu tiết kiệm tổng mức tiêu thụ
năng lượng toàn quốc từ 3 đến 5% và những năm sau đó từ 5 đến 8%. Chương trình này
gồm 6 nhóm nội dung:

- Tăng cường giáo dục, tuyên truyền phổ biến th ng tin, vận động cộng đồng,
nâng cao nhận thức, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo
vệ m i trường.
- Phát triển, phổ biến các trang thiết bị hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng,
từng bước loại bỏ các trang thiết bị hiệu suất thấp.
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các tòa nhà.
- Thúc đẩy tiết kiệm năng lượng trong ngành giao th ng vận tải.

118. Câu hỏi: Đề án Phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến
năm 2025 có những nội dung gì ?
Trả lời:“ ề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 015, tầm nhìn đến năm 0 5”
được ban hành theo Quyết định số số 177/ 007/Q -TTg ngày 20 tháng 11 năm 007
với mục tiêu tổng quát là “Phát triển nhiên liệu sinh học, một dạng năng lượng mới, tái
tạo được để thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch truyền thống, góp phần bảo đảm an
ninh năng lượng và bảo vệ m i trường”.

ề án có 4 nhiêm vụ chính: i) Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (R-D), triển
khai sản xuất thử sản phẩm (P) phục vụ phát triển nhiên liệu sinh học:; ii) Hình thành và
phát triển ngành công nghiệp sản xuất nhiên liệu sinh học; iii) Xây dựng tiềm lực phục vụ
phát triển nhiên liệu sinh học và iv) Hợp tác quốc tế.

59
ề án có 6 nhóm giải pháp và phân công nhiêm vụ cho các Bộ, ngành liên quan thực
hiện.

Sản xuất xăng sinh khối

119. Câu hỏi: Chiến lược Sản xuất sạch hơn trong c ng nghiệp đến năm 2020
(2009) ban hành khi nào và có những nội dung quan trong gì ?

Trả lời: Chiến lược sản xuất sạch hơn (SXSH) trong c ng nghiệp đến năm 0 0 được
ban hành tại Quyết định số 1419/Q -TTg ngày 07/9/2009.

Quyết định nêu ra những chỉ tiêu, lộ trình cụ thể và những dự án mà các bộ, ngành địa
phương cần thực hiện để thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng SXSH nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu; giảm thiểu và hạn chế mức
độ gia tăng nhiễm m i trường...

Mục tiêu của chiến lược đặt ra trong giai đoạn từ nay đến năm 015 là 50% cơ sở sản
xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp; 25%
cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ áp dụng SXSH và những cơ sở sản xuất công nghiệp áp
dụng SXSH sẽ tiết kiệm được từ 5 đến 8% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên
liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm. Ngoài ra, 70% các sở c ng thương có cán bộ chuyên
trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng SXSH trong công nghiệp.
Giai đoạn từ năm 016 đến năm 0 0, mục tiêu của chiến lược là đưa 90% cơ sở sản xuất
công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng SXSH trong công nghiệp. ồng
thời, 50% cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ áp dụng SXSH và những cơ sở áp dụng SXSH
sẽ tiết kiệm được từ 8 đến 13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật
liệu/đơn vị sản phẩm. Ngoài ra, 90% doanh nghiệp vừa và lớn sẽ có bộ phận chuyên trách

60
về sản xuất sạch hơn. Cũng trong giai đoạn này, mục tiêu của Chiến lược là 90% các sở
c ng thương sẽ có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn
cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.

Chiến lược có 4 nhiệm vụ: i) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về sản xuất sạch
hơn trong c ng nghiệp cho các cấp, ngành, địa phương, cơ sở sản xuất công nghiệp và
cộng đồng dân cư; ii) Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật thúc đẩy sản xuất
sạch hơn trong c ng nghiệp; iii) Nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý, tổ chức tư
vấn và cơ sở sản xuất công nghiệp trong việc áp dụng sản xuất sạch hơn và iv) Phát triển
mạng lưới các tổ chức hỗ trợ sản xuất sạch hơn trong c ng nghiệp.

120. Câu : Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ban hành khi nào và có
những nội dung quan trong gì?
Luật sử dung năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được ban hành theo Quyết định số
04/2010/L-CTN ngày 8 tháng 06 năm 010. Luật quy định về sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả; chính sách, biện pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả.

61
Nội dung chính của Luật sử dung năng lượng tiết kiệm và hiệu quả bao gồm:

- Ch nh sách c năng lượng tiết kiệm và hiệu quảm và hiệu quả; ch nh sác
- Trách nhih c năng lượng tiết kiệm và hiệu quảm và hiệu quả; ch nh sách, biện
pháp t
- Quách nhih c n dụng năng lượng tiết kiệm và hiệ
- Biách nhih c n dụng năng lượng tiết kiệm và hiệvà hiệệiách

121. Câu hỏi: Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam thời kỳ 2011-2020 và
tầm nhìn đến năm 2050 gồm những nội dung gì?
Trả lời: Chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến
năm 050 được ban hành theo Quyết định số 1393/Q -TTg ngày 25/9/2012.

Chiến lược ác định 3 mục tiêu cụ thể: i) Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo
hướng xanh hóa các ngành hiện có, khuyến khích phát triển các vùng kinh tế, sử dụng
hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao; ii) Nghiên cứu ứng dụng ngày
càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên,
giảm cường độ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu;
iii) Nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với m i trường thông
qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ anh, đầu tư
vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh.

ể đạt được 3 mục tiêu nêu trên, Chiến lược đề ra 3 nhiệm vụ quan trọng: Giảm cường
độ phát thải kh nhà k nh và thúc đẩy việc sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo;
Xanh hóa sản xuất; Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. “Chiến lược cũng
đã chứng minh nỗ lực của Chính phủ trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

62
Trồng cây & Lễ ký kết biên bản ghi nhớ với tiêu đề: “Thực hiện đấu thầu mua bán
xanh trong lĩnh vực công”

122. Câu hỏi: Hiện nay Việt Nam đã có bao nhiêu dự án CDM đang được triển
khai ?
Trả lời: ến nay, Bộ TNMT đã cấp Thư ác nhận cho 25 Tài liệu ý tưởng dự án và Thư
phê duyệt (LoA) cho 287 Tài liệu thiết kế dự án (PDD) theo CDM và cho 11 Chương
trình hoạt động theo CDM (PoA).

Trong số các PDD và PoA đã được cấp LoA, 233 dự án đã được Ban chấp hành CDM
quốc tế EB công nhận và đăng ký là dự án CDM với tổng lượng khí nhà kính (KNK)
được giảm khoảng 1 3.913. 50 tC tương đương trong thời kỳ tín dụng và 5 PoA được
EB công nhận và đăng ký. Các dự án CDM ở Việt Nam thuộc về một số lĩnh vực điển
hình là Sản xuất năng lượng tái tạo (thủy điện, phong điên); Xử lý chất thải/nước
thải; Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng; và Thu hồi và sử dụng khí phát thải từ hoạt
động khai thác mỏ. (Mr. Hòa 16.1.2013)

Ngày 04/0 / 006, EB đã c ng bố Dự án "Thu gom và sử dụng kh đồng hành mỏ Rạng


ng" được chính thức đăng ký trở thành Dự án CDM đầu tiên tại Việt Nam.

63
Tỷ lệ các Dự án CDM (A) và DA thu hồi khí đồng hành (B)

123. Câu hỏi: Sản xuất sạch hơn là gì?


Trả lời: UNEP định nghĩa sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng
ngừa tổng hợp về m i trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng
cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và m i trường.

Nói cách khác “Sản xuất sạch hơn là cải tiến liên tục quá trình sản xuất công nghiệp, sản
phẩm và dịch vụ để giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên, để phòng ngừa tại nguồn ô
nhiễm kh ng kh , nước và đất, và giảm phát sinh chất thải tại nguồn, giảm thiểu rủi ro
cho con người và m i trường"

- ối với quá trình sản xuất: Sản xuất sạch hơn bao gồm tiết kiệm nguyên vật
liệu, năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc, giảm lượng và độ độc của các dòng
thải trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất.

- ối với sản phẩm: Sản xuất sạch hơn làm giảm ảnh hưởng trong toàn bộ
vòng đời của sản phẩm từ khâu chế biến nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng.

ối với dịch vụ: Sản xuất sạch hơn đưa các yếu tố về m i trường vào trong thiết
kế và phát triển các dịch vụ.

- Sản xuất sạch hơn mang lại hiệu quả kép về cả kinh tế và m i trường. Các
lợi ích này có thể tóm tắt như sau:

- Cải thiện hiệu suất sản uất;


- Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn;
- Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị;
- Giảm nhiễm;
64
- Giảm chi ph ử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, kh thải;
- Tạo nên hình ảnh về mình tốt hơn; và
- Cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và an toàn.

Sản xuất sạch hơn ở Tp. Đà Nẵng

124. Câu hỏi:Tính dẽ bị tổn thương do BĐKH trong lĩnh vực năng lượng được
đánh giá như thế nào?
Trả lời: Tính dễ bị tổn thương do B KH đối với lĩnh vực năng lượng được đánh giá dựa
trên mức độ gây tổn hại hay bất lợi cho hệ thống năng lượng như:

- Gián đoạn nguồn cung năng lượng do mưa bão, ngập lụt, hạn hán, làm gia
tăng hơn nữa mức độ phụ thuộc năng lượng, đặc biệt là nhu cầu nhập khẩu dẫn tới
sự mất ổn định nguồn cung.

- Suy giảm hiệu suất sản xuất và truyền tải điện do nhiệt độ tăng

- Gia tăng nhu cầu điện do thay đổi nhiệt độ.

- Gia tăng chi ph đâu tư cơ sở hạ tầng năng lượng do nước biển dâng,...

3.2. Trong lĩnh vực giao thông

125. Câu hỏi: Giao thông vận tải ở Việt Nam hiện nay gồm các loại hình nào?
Trả lời: Hiện nay giao thông vận tải ở Việt Nam gồm các loại hình sau:

- Giao th ng vận tải đường bộ chủ yếu đảm nhận việc gom hàng, tạo chân
hàng, vận chuyển hàng hóa với cự ly ngắn và trung bình. Khối lượng hàng hóa
đường bộ đảm nhận vận chuyển là 65 - 70% tổng khối lượng hàng hóa của cả
nước. ối với vận chuyển hành khách đường bộ đảm nhận 86 - 90% tổng khối
lượng hành khách của cả nước.

65
- Giao th ng vận tải đường sắt chủ yếu đảm nhận vận tải hàng hóa đường
dài hoặc trung bình, khối lượng lớn. Khối lượng hàng hóa đường sắt đảm nhận vận
chuyển là 1 - 3% tổng khối lượng hàng hóa của cả nước. ối với vận chuyển hành
khách đường sắt đảm nhận 1 - % tổng khối lượng cả nước.
- Giao th ng vận tải đường biển chủ yếu đảm nhận vận chuyển hàng hóa
viễn dương, các tuyến ven biển, nhất là vận tải Bắc - Nam, vận tải than nhập khẩu
phục vụ các nhà máy nhiệt điện, vận chuyển dầu th phục vụ các nhà máy lọc hóa
dầu. Khối lượng hàng hóa đường biển đảm nhận vận chuyển là 9 - 14% tổng khối
lượng hàng hóa của cả nước.
- Giao th ng vận tải đường thủy nội địa chủ yếu đảm nhận vận tải hàng rời
khối lượng lớn (than, imăng, phân bón, vật liệu ây dựng...) hàng siêu trường,
siêu trọng trong nội địa. Khối lượng hàng hóa đường thủy nội địa đảm nhận vận
chuyển là 17 - 0% tổng khối lượng hàng hóa của cả nước. ối với vận chuyển
hành khách đường thủy nội địa đảm nhận 4,5 - 7,5% tổng khối lượng hành khách
cả nước.
- Giao th ng vận tải hàng kh ng chủ yếu đảm nhận vận tải hành khách
đường dài, quốc tế và hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Khối lượng hàng hóa đường
hàng kh ng đảm nhận vận chuyển là 0,1 - 0, % tổng khối lượng hàng hóa của cả
nước. ối với vận chuyển hành khách đường hàng kh ng đảm nhận 1 - 1,7% tổng
khối lượng hành khách cả nước.

126. Câu hỏi: Đối tượng chịu tác động trực tiếp của BĐKH trong ngành Giao
thông vận tải là gì?
Trả lời:

- Người tham gia giao th ng (bao gồm cả người điều khiển phương tiện và hành khách)
- Phương tiện vận tải
- Cơ sở hạ tầng giao th ng vận tải.

66
127. Câu hỏi: BĐKH tác động tới người tham gia giao thông vận tải đường bộ như
thế nào ?
Trả lời:

a. Tác động tới người tham gia giao thông

- Các yếu tố kh hậu, thời tiết thay đổi theo hướng bất lợi sẽ tác động tới
sức khỏe của người tham gia giao th ng: v dụ nhiệt độ tăng, đặc biệt là trong mùa
hè thì khi tham gia giao th ng trên đường chúng ta cảm thấy khó chịu, mệt mỏi.
ối với người có thể trạng yếu có thể bị say nắng...
- Các yếu tố kh hậu thay đổi theo hướng bất lợi có thể là nguyên nhân gây
ra tai nạn giao th ng: Mưa lớn kèm gió lốc gây đổ cây; mưa, sương mù làm hạn
chế tầm nhìn; nhiệt độ tăng cao gây ra hiện tượng quang hóa tạo ảo giác cho người
điều khiển phương tiện...
- Các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, mưa lớn có thể gây ngập hoặc
đứt đường gây ách tắc giao th ng, ảnh hưởng tới người tham gia giao th ng.

128. Câu hỏi: BĐKH tác động tới các phương tiện giao thông vận tải đường bộ
như thế nào ?
- Nhiệt độ tăng sẽ tăng nguy cơ cháy nổ, giảm tuổi thọ động cơ, bay hơi
nhiên liệu, lốp e nhanh bị mài mòn và tăng tiêu hao nhiên liệu do sử dụng điều
hòa.
- Mưa, độ ẩm tăng đẩy nhanh quá trình i hóa, ăn mòn các bộ phận của
e; nước mưa làm giảm ma sát lốp e và mặt đường do đó làm giảm tốc độ chạy
e và gây mất an toàn khi chạy e tốc độ cao (đường cao tốc).
- Các hiện tượng thời tiết cực đoan khác như bão, tố, lốc, mưa đá có thể ảnh
hưởng đến điều kiện lưu th ng của phương tiện trên đường và gây hư hỏng
phương tiện.

129. Câu hỏi: BĐKH tác động tới các phương tiện giao thông vận tải đường bộ
như thế nào ?

67
Trả lời:

- ối với c ng trình đường: mưa, nhiệt độ, độ ẩm tăng sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa mặt
đường gây rạn nứt mặt đường sau đó là uất hiện ổ gà và nếu kh ng được sửa chữa kịp
thời sẽ gây hư hỏng toàn bộ mặt đường do nước ngấm uống nền đường; lượng mưa tăng
sẽ làm gia tăng nguy cơ sạt lở đất mái taluy hoặc đứt đường đối với đường ở khu vực đồi
núi và đường đi sát bờ s ng, gây ngập úng đối với vùng trũng.
- ối với c ng trình cầu, cống, rãnh trên đường: nhiệt độ tăng gây ứng suất nhiệt phát
sinh trong dầm cầu; nhiệt độ, độ ẩm, mưa là tác nhân i hóa mạnh các cầu dầm thép;
mưa cuốn theo đất, rác gây bồi lắng lòng s ng, lòng cống rãnh làm giảm khả năng thoát
nước của rãnh, cống, cầu; mưa ở vùng đồi núi tạo ra lũ quét có thể cuốn theo đá, cây..
làm hư hỏng c ng trình hoặc phá hủy hoàn toàn.
- ối với các bến e: là nơi tập trung đ ng hành khách, hàng hóa do đó là nơi tập trung
nguy cơ dịch bệnh, rác thải. B KH sẽ làm trầm trọng hơn nguy cơ bùng phát dịch bệnh
tại các bến e; hư hỏng các hàng hóa n ng lâm thủy sản trong quá trình bốc dỡ...
- ối với các c ng trình khác trên tuyến như hệ thống đèn đường, đèn t n hiệu, biển báo,
cọc tiêu, hộ lan...sẽ giảm tuổi thọ, giảm hiệu quả sử dụng dưới tác động của B KH (biển
báo nhanh bị mờ, mất phản quang; hộ lan bằng kim loại nhanh uống cấp...).

130. Câu hỏi: BĐKH tác động tới phương tiện giao thông vận tải đường sắt như
thế nào ?
Trả lời:

- Nhiệt độ tăng sẽ tăng nguy cơ cháy nổ, giảm tuổi thọ động cơ đầu máy, bay hơi nhiên
liệu, bánh e nhanh bị mài mòn và tăng tiêu hao nhiên liệu do sử dụng điều hòa.
- Mưa, độ ẩm, nhiệt độ tăng đẩy nhanh quá trình i hóa, ăn mòn các bộ phận của đầu
máy, toa e do đó t nh mỹ quan, độ an toàn của toa e giảm làm ảnh hưởng đến việc kinh
doanh vận tải đường sắt.
- Các hiện tượng thời tiết cực đoan khác như bão, tố, lốc, mưa đá có thể ảnh hưởng đến
điều kiện lưu th ng của đoàn tầu trên đường sắt và gây hư hỏng đoàn tàu.

68
131. Câu hỏi: BĐKH tác động tới tầng cơ sở giao thông vận tải đường sắt như thế
nào ?
Trả lời:

- ối với c ng trình đường sắt: nhiệt độ tăng gây ra sự co giãn chiều dài ray ảnh hưởng
đến an toàn đường sắt; lượng mưa tăng sẽ làm gia tăng nguy cơ sạt lở đất mái taluy hoặc
đứt đường đối với đường ở khu vực đồi núi và đường đi sát bờ s ng..., gây ngập úng đối
với các đoạn đường thấp.
- ối với c ng trình cầu đường sắt, cống, rãnh trên tuyến: nhiệt độ tăng gây ứng suất
nhiệt phát sinh trong dầm cầu; nhiệt độ, độ ẩm, mưa là tác nhân i hóa mạnh các cầu
dầm thép; mưa cuốn theo đất, rác gây bồi lắng lòng s ng, lòng cống rãnh làm giảm khả
năng thoát nước của rãnh, cống, cầu; mưa ở vùng đồi núi tạo ra lũ quét có thể cuốn theo
đá, cây.. làm hư hỏng c ng trình hoặc phá hủy hoàn toàn.
- ối với các ga: là nơi tập trung đ ng hành khách, hàng hóa do đó là nơi tập trung nguy
cơ dịch bệnh, rác thải. B KH sẽ làm trầm trọng hơn nguy cơ bùng phát dịch bệnh tại các
ga tàu;
- ối với các c ng trình khác trên tuyến như hệ thống th ng tin, đèn t n hiệu, biển
báo...sẽ giảm tuổi thọ, giảm hiệu quả sử dụng dưới tác động của B KH.

132. Câu hỏi: BĐKH tác động tới tàu biển/phương tiện giao thông vận tải đường
biển như thế nào?
- Nhiệt độ tăng sẽ tăng sự bay hơi nhiên liệu, tăng tiêu hao nhiên liệu do sử dụng điều
hòa.
- Mưa, độ ẩm, nhiệt độ tăng đẩy nhanh quá trình i hóa thân, vỏ tầu.
- Các hiện tượng thời tiết cực đoan khác như bão, tố, lốc có thể ảnh hưởng đến điều kiện
lưu th ng của tầu trên biển và gây hư hỏng hoặc đắm tàu.
- B KH có thể làm thay đổi các dòng hải lưu, dòng chảy ven bờ biển và do đó thay đổi
chế độ sa bồi làm ảnh hưởng đến luồng lạch, tăng kinh ph nạo vét.

69
133. Câu hỏi: BĐKH tác động tới hạ tầng cơ sở giao thông vận tải đường biển như
thế nào?
Trả lời:

- B KH tác động trực tiếp tới hệ thống cảng biển bởi sự gia tăng mực nước biển dâng có
thể làm giảm khả năng sử dụng cảng hoặc ngập hoàn toàn cảng; sự gia tăng nhiệt độ, độ
ẩm, mưa làm tăng sự ăn mòn kết cấu bê t ng, thép cầu cảng ảnh hưởng đến tuổi thọ khai
thác cảng; các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể gây hư hỏng một phần hoặc hoàn toàn
cảng.
- ối với hệ thống máy móc, thiết bị trên cảng (cần cẩu, e vận thăng, băng tải...) cũng bị
ảnh hưởng trực tiếp bởi sự gia tăng nhiệt độ, mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan.
- ối với hệ thống kho bãi có thể bị tốc mái, hư hỏng do bão, gió lốc hoặc bị ngập do
nước biển dâng nếu cốt nền thấp.
- ối với hệ thống đê biển, đường kết nối cảng với đất liền có thể bị phá hỏng một phần,
hoàn toàn hoặc giảm tuổi thọ khai thác do tác động của bão, sóng biển, nước biển dâng,
nhiệt độ tăng.

134. Câu hỏi: BĐKH tác động tới giao thông vận tải đường thủy nội địa như thế
nào ?
Trả lời:

a. Tác động tới người tham gia giao thông

- Các yếu tố kh hậu thay đổi theo hướng bất lợi sẽ tác động tới sức khỏe
hành khách, người điều khiển phương tiện.
- Các yếu tố kh hậu thay đổi theo hướng bất lợi có thể là nguyên nhân gây
ra tai nạn giao th ng: Bão, mưa lớn tạo ra lũ lớn trên s ng; sương mù làm hạn chế
tầm nhìn.
- Các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, mưa lớn có thể gây ách tắc
giao th ng hoặc kh ng thể lưu th ng bằng đường thủy.

b. Tác động tới tàu, phà

70
- Nhiệt độ tăng sẽ tăng sự bay hơi nhiên liệu, tăng tiêu hao nhiên liệu do sử
dụng điều hòa.
- Mưa, độ ẩm, nhiệt độ tăng đẩy nhanh quá trình i hóa thân, vỏ tầu.
- Các hiện tượng thời tiết cực đoan khác như bão, tố, lốc có thể ảnh hưởng
đến điều kiện lưu th ng của tầu, phà trên s ng và gây hư hỏng hoặc đắm tàu.
- B KH có thể làm thay đổi các dòng chảy s ng, vận tốc dòng chảy và do
đó thay đổi chế độ bồi lắng lòng s ng ảnh hưởng đến luồng lạch, tăng kinh ph nạo
vét.

c. Tác động tới hạ tầng cơ sở GTVT đường thủy

- B KH tác động trực tiếp tới hệ thống cảng s ng: sự gia tăng nhiệt độ, độ
ẩm, mưa làm tăng sự ăn mòn kết cấu bê t ng, thép cầu cảng ảnh hưởng đến tuổi
thọ khai thác cảng; các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể gây hư hỏng cảng; các
cảng s ng gần cửa biển còn có thể chịu tác động của hiện tượng nước biển dâng.
- ối với hệ thống máy móc, thiết bị trên cảng (cần cẩu, e vận thăng, băng
tải...) cũng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự gia tăng nhiệt độ, mưa và các hiện tượng
thời tiết cực đoan.
- ối với hệ thống kho bãi có thể bị tốc mái, hư hỏng do bão, gió lốc hoặc
bị ngập do nước biển dâng nếu gần cửa biển.

135. Câu hỏi: BĐKH tác động tới giao thông vận tải hàng không như thế nào ?
Trả lời:

a. Tác động tới người tham gia giao thông

- Các yếu tố kh hậu thay đổi theo hướng bất lợi sẽ tác động tới sức khỏe
hành khách, phi hành đoàn (đặc biệt là các chuyến bay quốc tế).
- Các yếu tố kh hậu thay đổi theo hướng bất lợi có thể là nguyên nhân gây
ra tai nạn giao th ng: mưa lớn, sương mù làm hạn chế tầm nhìn; bão, gió lốc làm
máy bay khó kiểm soát thăng bằng trong quá trình cất hạ cánh.
- Ảnh hưởng tới tâm lý hành khách trong các chuyến bay.

71
- Các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, mưa lớn có thể phải hủy các
chuyến bay nhiều hơn và do đó ảnh hưởng đến hành khách cũng như việc kinh
doanh vận tải bằng đường hàng kh ng.

b. Tác động tới máy bay

- Nhiệt độ tăng sẽ tăng sự bay hơi nhiên liệu, tăng tiêu hao nhiên liệu do sử
dụng điều hòa.
- Mưa, độ ẩm, vàcác hiện tượng thời tiết cực đoan khác như bão, tố, lốc có
thể ảnh hưởng đến việc nhận và phát th ng tin từ máy bay uống mặt đất và ngược
lại.
- Tăng nguy cơ hỏng các bộ phận của máy bay(lốp nhanh bị mòn hơn, nguy
cơ nổ lốp cao hơn; các gioăng, phớt cao su nhanh bị lão hóa hơn...)

c. Tác động tới hạ tầng cơ sở ngành hàng không

- Hệ thống đường lăn, sân đỗ, đường hạ cất cánh nhanh bị uống cấp, hư
hỏng.
- Mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng đến hệ thống ra đa
th ng tin, trạm kiểm soát kh ng lưu.
- Kho ăng dầu, kho hàng hóa có nguy cơ cháy nổ, hư hỏng.

136. Câu hỏi: Những giải pháp thích ứng BĐKH của ngành GTVT là gì ?
Trả lời: Về nguyên tắc, giải pháp thích ứng là toàn bộ những biện pháp làm phát huy các
khả năng và hạn chế các biểu hiện dễ bị tổn thương của ngành GTVT. Một số giải pháp
thích ứng với B KH và NBD, có thể là:

- Xây dựng hệ thống thể chế, ch nh sách để thích ứng với B KH và NBD

- Nâng cao kiến thức, nhận thức và kỹ năng của c ng nhân viên trong các đơn vị trực
thuộc ngành về phòng ngừa và giảm nhẹ và khắc phục tác động của B KH

- Bố trí nhân lực đầy đủ với cơ chế tổ chức phù hợp, trách nhiệm rõ ràng để đảm nhận
nhiệm vụ ứng phó B KH
72
- Xây dựng cộng đồng ứng phó với B KH tại các khu vực bố trí hệ thống CSHT GTVT

- a dạng hóa nguồn cung cấp, bố trí nguồn nguyên, nhiên liệu dự phòng để đảm bảo
không bị gián đoạn khi có các hiện tượng thời tiết cực đoan ảy ra

- a dạng hóa các đối tác, chia sẻ rủi ro, hình thành mạng lưới tương trợ, hợp tác khi có
thiên tai xảy ra

- Cảnh báo sớm để chủ động ứng phó với B KH

- Giải pháp thích ứng về điều chỉnh quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng

- Các giải pháp ứng phó chống sụt, trượt, ngập lụt và xâm nhập mặn cho hệ thống CSHT
ngành GTVT

- Giải pháp thích ứng về điều chỉnh Quy chuẩn, Tiêu chuẩn thiết kế, thi công, vận hành
công trình CSHT GTVT

- Giải pháp thích ứng về công nghệ sản xuất và vật liệu xây dựng

- Tăng cường trồng rừng phòng hộ, rừng ngập mặn phủ anh đất trống, đồi trọc

137. Câu hỏi:Những giải pháp giảm nhẹ BĐKH của ngành GTVT là gì ?
Trả lời: Giảm nhẹ (mitigation) B KH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường
độ phát thải KNK. Một số giải pháp giảm nhẹ B KH, có thể là:
- Nghiên cứu phát triển KHCN trong việc giảm thiểu phát thải kh nhà k nh ngành GTVT
- Giảm tải trọng hoặc tăng tải trọng tùy theo loại hình vận tải (giảm tải trọng ngành
đường bộ nhưng tăng tải trọng ngành đường sắt, hàng hải, đường thủy) từ đó sẽ giảm
nhiên liệu vận hành;
- Tăng hiệu suất chuyển hóa nhiên liệu bằng cách cải thiện hiệu quả hệ thống truyền động
và giảm tổn thất năng lượng;
- Chuyển sang sử dụng nhiên liệu t Carbon (nhiên liệu thay thế);

73
- Giải pháp về quản lý và tổ chức hợp lý phương thức, khối lượng, cự ly vận tải giữa các
ngành vận tải.

138. Câu hỏi: Chính sách ứng phó với BĐKH của ngành GT-VT là gì ?
Trả lời:
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với B KH, Bộ GTVT đã ban hành
“Kế hoạch hành động ứng phó với B KH của Bộ GTVT giai đoạn 011 - 015” với các
mục tiêu và nội dung sau:
a) Mục tiêu kế hoạch hành động
Mục tiêu tổng quát
Tạo lập năng lực ứng phó với biến đổi kh hậu nhằm góp phần phát triển bền vững giao
th ng vận tải.
Mục tiêu cụ thể
(i) ánh giá được mức độ tác động của biến đổi kh hậu đối với các lĩnh vực đường
bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng kh ng kể cả về kết cấu hạ tầng và hoạt
động vận tải.
(ii) Xác định giải pháp th ch ứng với biến đổi kh hậu phù hợp cho các c ng trình
giao th ng nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại, góp phần đảm bảo giao th ng th ng suốt,
an toàn.
(iii) Vận động nguồn lực quốc tế hỗ trợ ứng dụng giải pháp th ch ứng với biến đổi
kh hậu, giảm nhẹ phát thải kh nhà k nh và nâng cao nhận thức, chuyên m n, nghiệp vụ
quản lý, tổ chức, triển khai ứng phó với biến đổi kh hậu cho các cơ quan, đơn vị trực
thuộc Bộ.
b) Nội dung kế hoạch hành động
(i) ánh giá tác động của biến đổi kh hậu đến các lĩnh vực của ngành Giao th ng
vận tải
(ii) Xây dựng, đề uất và triển khai các giải pháp ứng phó với biến đổi kh hậu cho
ngành Giao th ng vận tải
(iii) Tuyên truyền, phổ biến th ng tin, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển năng lực
của các cơ quan, đơn vị
74
IV. CÁC CÔNG CỤ TUYÊN TRUYỀN , PHỔ BIẾN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

139. Câu hỏi: Hệ thống th ng tin địa lý (GIS) là gì ?


Trả lời:

Hệ thống th ng tin địa lý (Geographic Information System - gọi tắt là GIS) được hình
thành vào những năm 1960 và phát triển rất rộng rãi trong 10 năm lại đây. GIS ngày nay
là công cụ trợ giúp quyết định trong nhiều hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng của
nhiều quốc gia trên thế giới. GIS có khả năng trợ giúp các cơ quan ch nh phủ, các nhà
quản lý, các doanh nghiệp, các cá nhân... đánh giá được hiện trạng của các quá trình, các
thực thể tự nhiên, kinh tế - xã hội thông qua các chức năng thu thập, quản lý, truy vấn,
phân tích và tích hợp các th ng tin được gắn với một nền hình học (bản đồ) nhất quán
trên cơ sở toạ độ của các dữ liệu đầu vào.

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau khi định nghĩa GIS. Nếu ét dưới góc độ hệ thống, thì
GIS có thể được hiểu như một hệ thống gồm các thành phần: con người, phần cứng, phần
mềm, cơ sở dữ liệu và quy trình-kiến thức chuyên gia?[cần dẫn nguồn], nơi tập hợp các
quy định, quy phạm, tiêu chuẩn, định hướng, chủ trương ứng dụng của nhà quản lý, các
kiến thức chuyên ngành và các kiến thức về công nghệ thông tin.

140. Câu hỏi: Các khả năng và lợi thế của GIS là gì ?
Trả lời :

GIS có những khả năng và lợi thế sau:

- Kết hợp nhiều lớp th ng tin khác nhau


- Có thể thu phóng theo tỷ lệ bất kỳ.
- Có khả năng m hình hoá
- Tăng đáng kể tốc độ làm việc với bản đồ
- Làm cho bản đồ gần gũi với mục đ ch sử dụng
- Cùng một dữ liệu có thể biểu diễn các kiểu khác nhau
- Dễ dàng cập nhật dữ liệu trên nền dữ liệu sẵn có
75
141. Phân tích tổng hợp các dữ liệu thống kê và bản đồCó kht ch tổng hợp các dữ
liệu thống kê và bản đồhau ữ liệu địa lý/ bản đồi: Câu hỏi: Các thành phần của GIS
là gì?
Trả lời: Hệ thống th ng tin địa lý bao gồm những thành phần sau:

- Phần cứng: gồm máy vi t nh, các thiết bị ngoại vi như bàn số hoá, máy
quét, máy in, máy vẽ.
- Phần mềm: Các chương trình chuyên dụng chạy trên máy t nh dùng để làm
GIS có thể kể đến một số chương trình sau: ARC/INF , MAPINF , ILWIS...
- Dữ liệu về bản đồ như bản đồ địa hình, bản đồ khảo sát thực địa, hay ảnh
viễn thám hoặc chuyển đổi từ các dữ liệu đã có nhưng ở chương trình GIS
khác.Ngoài ra còn phải kể đến những bảng biểu số liệu.
- Nhân lực /Tr lực: con người có khả năng hiểu biết, có trình độ, được đào
tạo về cách sử dụng phần mềm, có khả năng đọc hiểu tiếng Anh..

142. Câu hỏi : GIS có thể làm gì cho ta?


Trả lời:

- Thực hiện các phép hỏi đáp và phân t ch kh ng gian, phép đo lường, các
phép hỏi đáp kh ng gian, các phép phân t ch kh ng gian như: chồng ghép, phân
tích...
- Cải thiện mối liên kết giữa các tổ chức, chia sẻ, dùng chung cơ sở dữ liệu.
- ưa ra các quyết định tốt hơn th ng qua phân t ch đánh giá, chồng ghép các
lớp bản đồ thành phần.
- Thành lập bản đồ số.

143. Câu hỏi: GIS có thể được sử dụng trong những lĩnh vực nảo ?
Trả lời: Hiện nay GIS được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực:

- GIS là c ng cụ số hóa, biên tập, thành lập bản đồ


- GIS là c ng cụ quy hoạch để ra quyết định trên cơ sở phân t ch, đánh giá, ử
lý, chồng ếp bản đồ

76
- GIS là c ng cụ m phỏng, m hình hóa cho ta khả năng hình dung mường
tượng
- Quản lý tài nguyên thiên nhiên (tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên
đất đai,
- Quản lý lưu vực, quản lý kh tượng, thủy văn, biến đổi kh hậu
GIS cho phân tích kinh doanh

144. Câu hỏi: Các nguồn dữ liệu cho hệ thống GIS là gì ?


Trả lời:

- Số hoá bản đồ giấy bằng bàn số hóa


- Quét bản đồ giấy, số hóa hiển thị màn hình
- Chuyển đổi từ các nguồn dữ liệu khác
- Viễn thám: ảnh máy bay, ảnh vệ tinh
- Hệ thống định vị toàn cầu GPS
- Bản đồ địa hình
- Nhập dữ liệu từ các bảng biểu

145. Câu hỏi: Mô hình số hoá độ cao (DEM) là gì?


Trả lời: Mô hình số hóa độ cao DEM thể hiện như là một hệ thống các điểm lưới vuông
(ma trận độ cao). DEM biểu diễn sự biến đổi liên tục của bề mặt nên mỗi ô của mạng lưới
đều chứa đựng một giá trị cao độ. Các lĩnh vực sử dụng DEM có thể liệt kê như sau:

- Lưu trữ dữ liệu về độ cao cho các bản đồ địa hình trong cơ sở dữ liệu quốc
gia,
- Sử dụng đánh giá nguy cơ ngập lụt, nước biển dâng
- Thiết kế đường giao th ng và các cơ sở hạ tầng
- Hiển thị phối cảnh 3 chiều phục vụ bài toán qui hoạch
- Sử dụng t nh tầm nhìn phục vụ mục đ ch quy hoạch
- Qui hoạch đường á, thuỷ lợi, Nghiên cứu thống kê, so sánh cho các vùng
có địa hình khác nhau

77
- T ch hợp với các dữ liệu khác để giải các bài toán
- Chồng ếp với ảnh vệ tinh hoặc ảnh hàng kh ng phục vụ tốt hơn nữa c ng
tác nghiên cứu ảnh

Thay độ cao bằng các giá trị thuộc tính liên tục khác để mở rộng phạm vi nghiên cứu và
ứng dụng

146. Câu hỏi: Bản đồ là gì?


Trả lời: Có một số định nghĩa về bản đồ:

- “Bản đồ là sự biểu thị thu nhỏ của bề mặt trái đất lên mặt phẳng, ây dựng
trên cơ sở toán học và phản ánh sự phân bố trạng thái và mối liên hệ tương quan
của các hiện tượng tự nhiên, ã hội loài người”. (Gheđưmin - Bản đồ học - NXB
Giáo dục Ma cơva).
- “Bản đồ là sự biểu thị bằng ký hiệu về thực tế địa lý, phản ánh các yếu tố hoặc
các đặc điểm một cách chọn lọc th ng qua nỗ lực sáng tạo của các tác giả bản đồ
và được thiết kế để sử dụng khi các quan hệ kh ng gian là các vấn đề cần được ưu
tiên” (Nghị quyết số 1 ại hội lần thứ 10 Hội Bản đồ thế giới năm 1991).

Bản đồ là lĩnh vực hoạt động khoa học kỹ thuật thu nhận và xử lý các thông tin, dữ liệu từ
quá trình đo đạc, khảo sát thực địa để biểu thị bề mặt trái đất dưới dạng mô hình thu nhỏ
bằng hệ thống ký hiệu và màu sắc theo các qui tắc toán học nhất định.

147. Câu hỏi: GPS là gì? và ứng dụng như thế nào ?
Trả lời : GPS là Hệ thống ịnh vị Toàn cầu (Global Positioning System - GPS) - là hệ
thống ác định vị trí hiện thời dựa trên vị trí của các vệ tinh nhân tạo, do Bộ Quốc phòng
Hoa Kỳ thiết kế, xây dựng, vận hành và quản lý. Tại một thời điểm, tọa độ của một điểm
trên mặt đất sẽ được ác định trên cơ sở khoảng cách từ điểm đó đến ít nhất ba vệ tinh.
GPS được sử dụng để thu thập số liệu tại chỗ cho rất nhiều lĩnh vực ứng dụng thương
mại, chính quyền và quân sự.

78
148. Câu hỏi: Các thành phần chính của GPS là gì ?
Trả lời: GPS có hai thành phần chính:

- Thành phần kh ng gian bao gồm cácvệ tinh. Các vệ tinh chuyển động trên
“quĩ đạo cao” cách mặt đất khoảng 0,000 km. Các vệ tinh được trên quĩ đạo được
bố tr sao cho một máy thu GPS có thể “nhìn thấy” tối thiểu 4 vệ tinh vào bất kỳ
thời điểm nào.
- Thành phần điều khiển: 5 trạm điều khiển theo dõi và cung cấp cho các vệ
tinh th ng tin về vị tr và thời gian với độ ch nh ác cao. Các trạm liên tục thu
nhận th ng tin và truyền về trạm trung tâm để ử lý và phát lên các vệ tinh các
th ng tin hiệu chỉnh.
Người dùng ch nh là con người và thiết bị máy thu, bất kỳ ai muốn biết ta đang ở
đâu, đã đi qua những đâu và đang đi tới nơi nào.

149. Câu hỏi: Chức năng cơ bản của GPS là gì ?


Trả lời: Các chức năng cơ bản của GPS bao gồm:

- Chức năng ch nh của GPS là cung cấp th ng tin về vị tr dưới dạng các con số
liên quan tới toạ độ địa lý cụ thể như sau:
- Xác định vị tr của một điểm
- Xác định vị tr chiều dài của một đoạn đường
- Xác định vị tr và diện t ch một khu vực nào đó
- Xác định hướng đi đến một địa điểm nào đó

Ngoài ra GPS cho ta biết thời gian tại một thời điểm cụ thể và tấc độ di chuyển, độ cao
tuyệt đối so với mặt nước biển...

150. Câu hỏi: Công nghệ Viễn thám là gì?


Trả lời: Viễn thám là quá trình thu thập thông tin về một đối tượng, một khu vực hay
một hiện tượng bằng cách tập hợp và phân tích dữ liệu thu thập được từ các đầu thu đặt
cách xa vật thể

79
Viễn thám là phương pháp ử lý và phân t ch các th ng tin được thu thập từ ba tầng
kh ng gian: Vũ trụ (ngoài khí quyển), Tầng trung (tầng khí quyển), và Mặt đất nhằm xác
định một cách tổng hợp những thuộc t nh cơ bản của đối tượng nghiên cứu

151. Câu hỏi: Ảnh vệ tinh là gì ?


Trả lời: Ảnh vệ tinh là ảnh do vệ tinh chụp, Ảnh là một tập hợp các thành tố đơn lẻ được
gọi là điểm ảnh (pi el) và được sắp xếp theo trật tự lưới ô vuông bao gồm các hàng và
cột

Mỗi điểm ảnh thể hiện một khu vực trên bề mặt đất, diện t ch các vùng đó tuỳ thuộc vào
độ phân giải ( PG) của ảnh. PG ác định mức độ chi tiết mà một đối tượng có thể được
nhìn thấy trên ảnh. Ví dụ, ảnh PG 1m có mức độ chi tiết lớn hơn ảnh PG 30m

152. Câu hỏi: Các công cụ nào được dùng để cải thiện chất lượng ảnh vệ tinh?
Trả lời: Các công cụ thường dùng bao gồm:

- ộ sáng tối/t nh tương phản,


- Giãn biểu đồ tuyến t nh/ Cân đối biểu đồ,
- Thay đổi việc giãn biểu đồ,
- Các c ng cụ khác.

Thử nghiệm nhiều công cụ khác nhau sẽ giúp ích cho việc lựa chọn được công cụ
thích hợp cho từng yêu cầu công việc cụ thể khác nhau.

Sử dụng công cụ phần mềm với hiển thị đồ họa các dữ liệu đầu vào (trước khi) và
đầu ra (sau khi) giúp hiểu rõ quá trình làm tăng cường chất lượng ảnh đã diễn ra
như thế nào

153. Câu hỏi: M hình gì được sử dụng để xây dựng bản đồ lũ lụt ứng phó với
biến đổi khí hậu?
Trả lời: Có nhiều phương pháp ây dựng bản đồ ngập lụt như: sử dụng các tài liệu khảo
sát vết lũ, sử dụng các tài liệu khảo sát về địa hình và các phương pháp GIS, sử dụng các
sê-ri ảnh viễn thám và vệ tinh, sử dụng các mô hình thủy động lực... Ba phương pháp đầu

80
tiên tuy có lợi thế về khối lượng t nh toán t, nhưng lại chỉ mô tả các trận lũ cụ thể với
chú trọng đến quy mô và phạm vi ngập lụt mà không cung cấp các th ng tin đến vận tốc
dòng lũ cũng như khó khăn trong việc xây dựng các kịch bản biến đổi khí hậu và dự báo
trong tương lai. Sử dụng các công cụ mô hình thủy động lực hiện nay là phương pháp
đang được sử dụng rộng rãi do t nh ưu việt về khả năng mô tả ch nh ác quá trình lũ theo
thời gian, phân bố theo không gian của các yếu tố động lực và đặc biệt cho phép tính toán
dự báo, mô phỏng theo các kịch bản thay đổi trên bề mặt lưu vực hoặc đánh giá tác động
của các hoạt động kinh tế xã hội đến tình hình ngập lụt trong khu vực nghiên cứu và đặc
biệt là biến đổi khí hậu.

Các m hình được sử dụng rộng rãi hiện nay như m hình MIKE FL D, IWRM.
Chi tiết của từng m hình như sau :

1. Mô hình MIKE FLOOD:

Trong đó m hình M hình MIKE FL D được phát triển bởi Viện Thủy lực
an Mạch (DHI) thực chất là phần mềm liên kết giữa m hình MIKE 11 và MIKE
1 đã được ây dựng trước đó. M hình MIKE FL D thực hiện các kết nối giữa
m hình MIKE 11 (t nh toán thủy lực mạng s ng 1 chiều) với m hình MIKE 1
(m phỏng dòng chảy nước n ng chiều theo phương ngang) bằng 4 loại kết nối

a) kết nối tiêu chuẩn: sử dụng khi một nhánh s ng một chiều đổ trực tiếp vào
vùng ngập chiều;

b) kết nối bên: sử dụng khi một nhánh s ng nằm kề vùng ngập và khi mực
nước trong s ng cao hơn cao trình bờ thì sẽ kết nối với lưới tương ứng của m
hình chiều;

c) kết nối c ng trình (ẩn): sử dụng các dạng liên kết qua c ng trình; và

d) kết nối kh (zero flow link): là kết nối kh ng cho dòng chảy tràn qua.

Bộ mô hình này có thể tích hợp nhiều m đun khác nhau, điển hình như sử dụng
m đun RR (m hình mưa-dòng chảy NAM) để tạo dòng chảy biên đầu vào cho
mô hình thủy lực mạng sông (HD) kết hợp với mô hình thủy lực 2 chiều MIKE 21.
81
2. Mô hình quản lý lưu vực bền vững (IWRM).
M hình được phát triển bởi Trung tâm đánh giá tác động m i trường của Phần
Lan. Là m hình m phỏng các quá trình vật lý chế độ thủy văn được thể hiện
trong mỗi lưới trong m hình và cho mỗi khoảng thời gian dựa vào những th ng
số như: Bốc hơi, Mưa, Lưu lượng dòng chảy, chỉ số diện t ch lá che phủ và năng
lực của vùng.
Bộ c ng cụ m hình IWRM bao gồm các m đuyn như t nh toán dòng chảy 1, ,3
chiều, m hình lưu vực và chất lượng nước.

154. Câu hỏi: Những kiểu dữ liệu gì cần thiết để xây dựng mô hình ?
Trả lời: Các dữ liệu để phục vụ mô hình bao gồm các dữ liệu về mặt cắt sông (trắc ngang
và trắc dọc sông), số liệu các công trình trên sông ( cầu, cống, trạm bơm, v..v), thảm phủ
thực vật, số liệu nhu cầu cấp và tiêu nước trong hệ thống, tài liệu kh tượng thủy văn bao
gồm mưa, bốc hơi, lưu lượng và mực nước v.v, bản đồ cao độ số (DEM).

82
TÀI LIỆU THAM KHẢ

1. Bill McGuire, 2008. Seven Years to Save the Planet: The Questions …and Answers.
Weidenfeld & Nicolson.
2. Bộ TN&MT, 007. Các văn bản pháp lý liên quan tới việc thực hiện C ng ước khung
của LHQ và Nghị định thư Kyoto tại Việt Nam.
3. Bộ TN&MT, 011. Kịch bản biến đổi kh hậu và nước biển dâng cho Viêt Nam.
4. C ng ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi kh hậu, Hà Nội, 1996.
5. Dự án ADB TA-7779, 014. Báo cáo Kỹ thuật về phát thải và giảm nhẹ KNK trong
lĩnh vực Năng lượng và Giao th ng, 014
6. Dự án ADB TA-7779, 014. Báo cáo Kỹ thuật về những nguy cơ kh hậu và sự th ch
ứng trong ngành Năng lượng, 014
7. Dự án ADB TA-7779, 014. Báo cáo Kỹ thuất về những nguy cơ kh hậu và sự th ch
ứng trong ngành Giao th ng, 014
8. Dự án ADB TA-7779, 014. Rà soát thể chế và khung pháp lý trong lĩnh vực Năng
lượng và Giao th ng, 014
9. Hội Bảo vệ Thiên nhiên và M i trường Việt Nam (GS.TSKH. Trương Quang Học và
GS.TSKH. Nguyễn ức Ngữ), 009. Một số điều cần biết về biến đổi kh hậu. NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
10. IPCC, 007. Báo cáo đánh giá lần 4 của UBLCPVB KH: Nhóm I: “Khoa học vật lý
về biến đổi kh hậu”, Nhóm II: “Tác động, th ch ứng và khả năng bị tổn thương”,
Nhóm III: “Giảm nhẹ biến đổi kh hậu”.
11. IPCC, 2012, Managing the Risks of Extreme Events and Disasters to Advance Clima
Change Adatation - A Special Report of Working Groups I and II of the
Intergovernmental Panel on Climate Change: Cambridge University Press.
12. ISPONRE, 2009, Vietnam assessment report on Climate Change.
13. Kyoto Protokol to the United Nations Framework Convention on Climate Change.
United Nations, 2005.
14. Nguyễn ức Ngữ (chủ biên), 008. Biến đổi kh hậu. NXB Khoa học & Kỹ thuật.
15. Nguyễn Thọ Nhân, 009. Biến đổi kh hậu và Năng lượng. NXB Tr Thức, Hà Nội.
16. Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi kh hậu,
Số 158/ 008/Q -TTg, ngày 0 /1 / 008 của Thủ tướng Ch nh phủ.
17. Nghị quyết số 4-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 013 của Ban chấp hành Trung ương
khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi kh hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và
bảo vệ m i trường;
18. Quyết định số 139/Q -TTg ngày 05 tháng 1 năm 011 của Thủ tướng Ch nh phủ
phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi kh hậu;
19. Quyết định số 1393/Q -TTg ngày 5 tháng 9 năm 01 của Thủ tướng Ch nh phủ
phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng anh;
20. Quyết định số 1474/Q -TTg ngày 05 tháng 10 năm 01 của Thủ tướng Ch nh phủ

83
ban hành Kế hoạch hành động quốc gia ứng phó với biến đổi kh hậu;
21. Quyết định số 1183/Q -TTg ngày 30 tháng 8 năm 01 của Thủ tướng Ch nh
phủphê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi kh hậu giai đoạn
2012-2015;
22. Quyết định số 1651/Q -BTNMT ngày 05 tháng 9 năm 013 của Bộ Tài nguyên và
M i trường phê duyệt các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia
ứng phó với biến đổi kh hậu giai đoạn 01 -2015;
23. Quyết định số 1474/Q -TTg ngày 05 tháng 10 năm 01 của Thủ tướng Ch nh phủ
phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi kh hậu giai đoạn 01 – 2020
24. Quyết định số 403/Q -TTg của Thủ tướng Ch nh phủ ngày 0 tháng 3 năm 014 phê
duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng anh giai đoạn 014 – 2020
25. Trương Quang Học (chủ biên), 011. Tài liệu đào tạo tập huấn viên về Biến đổi kh
hậu. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
26. Trương Quang Học (chủ biên), Phạm ức Thi, Phạm Thị B ch Ngọc, 011. HỎI –
áp về Biến đổi kh hậu. NXB KH&KT
27. UNFCCC, 2008. Climate Change: Impacts, Vulnerabilities and Adaptation in
Developing Countries. UNFCCC.
28. UNDP, 008. Báo cáo Phát triển con người 007/ 008. Cuộc chiến chống biến đổi
kh hậu: oàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách. UNDP, Hà Nội.
29. USAID-ASIA, Rockerfeller Foundation, American Red Cross, ACCCRN, ISET,
013. Thuật ngữ tiếng anh dùng trong lập kế hoạch th ch ứng với biến đổi kh hậu.
Institute for Sicial and Environmental Transision-International.
30. Viện Khoa học kh tượng, Thủy văn và M i trường. 010. Biến đổi kh hậu và tác
động ở Việt Nam. NXB. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
31. Viện Khoa học kh tượng, Thủy văn và M i trường. 011. Tài liệu hướng dẫn ánh
giá tác động của biến đổi kh hậu và ác định các giải pháp th ch ứng. NXB Tài
nguyên-M i trường và Bản đồ Việt Nam, Hà Nội.
32. WB, 2010a. Convenient Solution to an Inconvenient Truth: Ecosystem-Based
Approaches to Climate Change. The World Bank.
33. WB, 2010b. World Development Report 2010: Development and Climate Change.
The World Bank.

84
85

You might also like