You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHOA CƠ KHÍ

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
CAD/CAM/CNC

ĐỀ TÀI: MÔ HÌNH HÓA VÀ LẬP TRÌNH GIA CÔNG CHI TIẾT


MÔ HÌNH LẮP GHÉP
(TẬP THUYẾT MINH)

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Tường


Sinh viên thực hiện: Huỳnh Văn Bằng
Mã số sinh viên: 61130044
Lớp: 61.CTM

NHA TRANG – 2023


KHOA CƠ KHÍ

BỘ MÔN CHẾ TẠO MÁY

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

I.Tên nhiệm vụ: Mô hình hóa và lập trình gia công chi tiết khuôn mẫu

II.Số liệu ban đầu:

- Bản vẽ chi tiết:


- Dạng sản xuất: Hàng loạt nhỏ
III.Nội dung chính phần thuyết minh:

1. Phân tích chi tiết gia công


2. Mô hình hóa chi tiết gia công
3. Thiết kế nguyên công
4. Lập trình gia công
5. Mô phỏng gia công
IV.Các bản vẽ:

- 01 bản vẽ chi tiết gia công, A3 hoặc A4


- 01 bản vẽ phôi, A3 hoặc A4
- Các bản vẽ nguyên công, A3 hoặc A4
V.Thời gian thực hiện đồ án

Đồ án được thực hiện từ ngày 6 tháng 2 đến ngày 10 tháng 6 năm 2023

Nha Trang, Ngày 10 tháng 6 năm 2023

Giảng viên hướng dẫn Trưởng bộ môn


PGS.TS. Nguyễn Văn Tường TS. Nguyễn Hữu Thật
LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay với sự phát triển của khoa học và kĩ thuật, người ta áp dụng các thành
tựu của khoa học và đời sống sản xuất. Cũng như đối với các ngành khoa học khác,
ngành cơ khí cũng áp dụng thành tựu về khoa học đặc biệt là điều khiển số. Phần lớn các
máy móc công nghiệp hiện đại ngày nay đều được điều khiển số .

Đối với sinh viên ngành cơ khí, việc tìm hiểu chương trình điều khiển số hay
tham gia vào quá trình lập trình là việc làm có ý nghĩa nhằm giúp cho sinh viên nắm được
các kiến thức hiện đại cũng như hiểu được bản chất của các máy điều khiển số. Vì vậy
thông qua đồ án CAD/CAM/CNC đã góp phần nâng cao kiến thức cho sinh viên. Áp
dụng kiến thức từ môn học từ các môn học Kỹ thuật chế tạo 2 và 3, thực hành
CAD/CAM, thực hành CNC, Máy CNC và Rô bốt. Vận dụng các kiến thức từ các môn
học lý thuyết đến thực tiễn. Sử dụng các phần mềm SSCNC, Autocad, CreoParametric,
Cimcoedit.

Trong khuôn khổ đồ án này em sẽ thực hiện đề tài để thiết kế “chi tiết có mặt
cong phức tạp”. Đề tài có ý nghĩa trong cuộc sống, trong suốt quá trình làm đồ án dưới
sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Tường đã giúp em hoàn thành đồ án này. Em xin
cảm ơn!

Những lời phê bình xin hãy gửi vào địa chỉ bang.hv.61ktck@ntu.edu.vn

Sinh viên thực hiện

Huỳnh Văn Bằng


Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU........................................................................................................2
Chương 1. PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG VÀ CHỌN PHÔI......................5
1.1 PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG.......................................................5
1.2 CHỌN PHÔI.................................................................................................5
Chương 2. MÔ HÌNH HÓA CHI TIẾT GIA CÔNG.............................................6
2.1 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM SỬ DỤNG ĐỂ MÔ HÌNH HÓA.....................6
2.2 TRÌNH TỰ MÔ HÌNH HÓA SẢN PHẨM..................................................6
2.2.1 Giao diện................................................................................................6
2.2.2 Chọn thư mục làm việc..........................................................................7
2.2.3 Các chế độ làm việc...............................................................................7
2.2.4 Mô hình hóa chi tiết...............................................................................8
Chương 3. THIẾT KẾ NGUYÊN CÔNG............................................................23
3.1 LẬP TIẾN TRÌNH GIA CÔNG CÁC BỀ MẶT CỦA CHI TIẾT.............23
3.3.1 Các bước lập tiến trình gia công các bề mặt........................................23
3.1.2. Thiết kế từng nguyên công.................................................................24
Chương 4. LẬP TRÌNH GIA CÔNG...................................................................33
4.1 LẬP MÔI TRƯỜNG GIA CÔNG..............................................................33
4.2 TẠO PHÔI VÀ CHỌN HỆ TỌA ĐỘ GIA CÔNG....................................34
4.3 THIẾT LẬP MÁY......................................................................................35
4.4 THIẾT LẬP CÁC THÔNG SỐ VÀ MÔ PHỎNG CẮT GỌT..................36
4.5 XUẤT CHƯƠNG TRÌNH GIA CÔNG.....................................................48
Chương 5. MÔ PHỎNG GIA CÔNG...................................................................52
5.1 TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MÔ PHỎNG TRÊN PHẦN MỀM SSCNC
..........................................................................................................................52
5.1.1 Khởi động phần mềm và chọn phôi.....................................................52
5.1.2. Thiệt lập tọa độ của phôi....................................................................55
5.1.3. Thiết lập dao và khai báo dao.............................................................58
5.1.4. Đưa Gcode vào SSCNC.....................................................................63
5.2 TIẾN HÀNH GA CÔNG MÔ PHỎNG BẰNG SSCNC...........................65
TÀI LIỀU THAM KHẢO....................................................................................66
Chương 1. PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG VÀ CHỌN PHÔI

1.1 PHÂN TÍCH CHI TIẾT GIA CÔNG

Chi tiết có dạng hình hộp với mục đích sử dụng chính là để trang trí. Vật liệu sử
dụng là thép Cacbon C45. Chi tiết được gia công đạt kích thước trên máy phay CNC sau
đó ta có thể đưa sang máy khoang, phay cơ để đảm bảo độ chính xác kích thước và nhám
bề mặt. Chi tiết được định vị bằng mặt đáy và hai bên cạnh của chi tiết, đồ gá được sử
dụng trên máy phay CNC là Ê-tô. Chi tiết chỉ có các bề mặt bậc vậy nên việc gia công
thuận lợi, tuy nhiên chi tiết có phần mặt cong phức tạp yêu cầu đường chạy dao và độ
chính xác dao để đạt được độ chính xác và nhám bề mặt yêu cầu (Chi tiết có độ chính xác
và độ nhám cho tất cả các bề mặt gia công là 12).

Khả năng tạo hình của phương pháp gia công gia công trên máy CNC có thể gia công
được chi tiết. Vị trí các bề mặt gia công có mặt phẳng va mặt cong phức tạp. Kích thước
bề mặt gia công lớn, kích thước phôi và phạm vi gá đặt phôi dễ dàng.

1.2 CHỌN PHÔI

Chế tạo phôi bằng phương pháp đúc, việc chế tạo phôi bằng phương pháp đúc
được sử dụng rộng rãi hiện nay vì phôi đúc có hình dạng kết cấu phức tạp có thể đạt được
kích thước từ nhỏ đến lớn mà phương pháp khác như rèn, dập khó đạt được. Vì vật liệu
đúc là thép Cacbon C45 vậy nên khi đúc cần chú ý đến độ co rút vật liệu. Sau khi đúc yêu
cầu tôi, ram để độ cứng về lại tiêu chuẩn (khoảng 23 HRC). Phôi đúc để gia công nên
không yêu cầu quá cao về độ chính xác.

Giả sử phôi được chế tạo bằng phương pháp đúc và được gia công như sau:
Chương 2. MÔ HÌNH HÓA CHI TIẾT GIA CÔNG

2.1 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM SỬ DỤNG ĐỂ MÔ HÌNH HÓA


Creo Parametric là phần mềm tích hợp mạnh của hãng PTC: Technology
Platforms and Solutions to Unlock the Value of the IoT.

- Thiết kế sản phẩm:

Với phần mềm thiết kế PTC Creo, chúng ta có thể dễ dàng tạo ra sản phẩm cuối cùng từ ý
tưởng tới mô hình kỹ thuật số một cách chính xác.

Người dùng có thể thiết kế được tất cả các sản phẩm từ đơn giản bằng các công cụ:
Extrude, Revolve, Sweep đến phức tạp bằng các lệnh: Blend, Warp, Section Sweep,
Sweep Blend,…Hơn nữa, Creo 3.0 còn hỗ trợ thiết kế sản phẩm theo tham số để tạo mô
hình các chi tiết máy tiêu chuẩn một cách nhanh chóng. Ngoài ra cũng như các phần mềm
3D khác, Creo cho phép chỉnh sửa lại thông số thiết kế trong từng bước và cập nhật tự
động cho các bước tiếp theo. Và với kinh nghiệm hơn 30 năm trong phát triển phần mềm
CAD của hang PTC thì PTC Creo Parametric luôn nằm trong top các phần mềm 3D
CAD hàng đầu hiện nay.
PTC bắt đầu phát triển Creo vào năm 2009 và tuyên bố sử dụng tên mã Project Lightning
tại PlanetPTC Live, ở Las Vegas, vào tháng 6 năm 2010. Vào tháng 10 năm 2010, PTC
đã tiết lộ tên sản phẩm cho Project Lightning là Creo. PTC đã phát hành Creo 1.0 vào
tháng 6 năm 2011, đến 14/4/2020 phiên bản mới nhất hang PTC cho ra mắt đó là PTC
Creo 7.0

- Thiết kế khuôn:

Creo mô phỏng các quá trình lắp khuôn và tách khuôn tạo sản phẩm. Sau khi thiết kế
xong chi tiết mẫu, Creo cho phép chúng ta tính toán độ co rút của vật liệu, tự động thiết
kế hình dạng lòng khuôn cho chi tiết mẫu và mô phỏng quá trình tách khuôn với chức
năng Mold Cavity.

Với Module đính kèm đó là PTC Creo Expert Moldbase Extension 9.0 (EMX 9.0) làm
cho tính năng thiết kế khuôn trở nên cực kì mạnh mẽ và hiệu quả.

- Lập trình gia công:

Tính năng gia công của Creo cũng rất đáng được quan tâm: Việc lập trình gia công CNC
3 trục, 4 trục hay 5 trục thật sự linh hoạt và dễ dàng hơn, người dùng có thể lựa chọn
nhiều kiểu Phay khác nhau để gia công ra chi tiết: Profile, Pocketing, Face, Roughing,
Reroughing, Finishing và khắc chữ bằng Engraving. Người dùng cũng có thể Tiện mặt
ngoài, mặt đầu, tiện lỗ, rãnh, ren,…trên các bề mặt tròn xoay một cách dễ dàng.

Và còn nhiều tính năng nữa như Simulation, mô phỏng động, hay như Generative Design
sử dụng công nghệ AI... thì PTC Creo Parametric quả là phần mềm tích hợp các tính năng
mạnh mẽ hiện nay. Chính vì thế, ở thị trường Việt Nam, Creo là phần mềm được sử dụng
nhiều nhất trong thiết kế máy, thiết kế chi tiết, thiết kế và chế tạo khuôn mẫu. Có thể do
phần mềm Creo đã được đưa vào thị trường Việt Nam từ khá sớm và được đào tạo trực
tiếp trong các trường Đaị Học, Cao Đẳng. Cộng thêm tính năng mạnh mẽ và dể dàng sử
dụng. Đó cũng là lý do phần mềm Creo trở lựa chọn hàng đầu cho các công ty, doanh
nghiệp tại Việt Nam.

Nó kết nối với các giải pháp khác của PTC hỗ trợ phát triển sản phẩm, bao gồm
Windchill for Product Lifecycle Management (PLM), Mathcad cung cấp giải pháp quản
lý sản xuất thiết kế một cách tối ưu.

2.2 TRÌNH TỰ MÔ HÌNH HÓA SẢN PHẨM


2.2.1 Giao diện

Nhấp đôi chuột và biểu tượng Creo Parametric trên Desktop. Xuất hiện giao
diện sau:

Hình 1.1. Giao diện chờ của Creo Parametric


2.2.2 Chọn thư mục làm việc
Trong môi trường Windows, tạo một thư mục có tên là LL ĐỒ ÁN CAD_CAM
trong Desktop.
Chọn Select Working Directory rồi truy đến thư mục LL ĐỒ ÁN CAD_CAM –
OK.
Thư mục LL ĐỒ ÁN CAD_CAM sẽ lưu lại toàn độ các file sinh ra bởi Creo
Parametric.
2.2.3 Các chế độ làm việc

Chọn biểu tượng , Xuất hiện cửa sổ (Hình 2.2) với chế độ mặc định là

Hình 2.2. Giao diện trong New


Bỏ dấu tích ở ô chọn OK, xuất hiện cửa sổ (Hình 2.3) chọn
đơn vị là chọn OK.
Hình 2.3. Giao điện sau khi bỏ tích ở Use default template
Sau khi thực hiện các bước trên ta được môi trường làm việc của Creo Parametric
như hình :

Hình 2.4. Môi trường làm việc trong Creo Parametric


2.2.4 Mô hình hóa chi tiết

Bước 1: Nhấp biểu tượng trên thanh công cụ, để vẽ đường cong như hình –
OK.
Hình 2.5. Đường cong được tạo từ lệnh Sketch

Bước 2: Chọn trên thanh công cụ, sau đó chọn mặt phẳn chưa đường cong
đã tạo, tại ô ta nhập 10 – OK.
Hình 2.6. Mặt phẳng vừa tạo

Bước 3 : Nhấp vào mặt phẳn vừa tạo, chọn để vẽ một đường cong với điểm
đầu và cuối trùng với đường cong đã tạo.

Hình 2.7 Vẽ 3 đường


sketch
Bước 4: Ta dùng lệnh boundary blend để tạo mặt từ các đường sketch
đã tạo từ trước

Hình 2.8. Tạo bề mặt chi tiết

Bước 5: Ta sử dụng lệnh Merge để ghép mặt fill với mặt extrude đã tạo lúc ban đầu
Hình 2.9. Ghép các mặt lại với nhau

Bước 6: Ta tiếp tục sử dụng lệnh merge để ghép mặt vừa ghét vs mặt phẳng
cong đã tạo từ trước ta đc như hình

Hình 2.10. Ghép các mặt lại với nhau

Bước 7: Ta dùng lệnh tạo khối để hóa


Hình 2.11. Tạo khối chi tiết

Bước 8: cắt bỏ phần k cần gia công ta dùng Extrude để cắt phần mặt phẳng xuống chiều
sâu cắt 8 mm
Hình 2.12. Cắt bỏ phần dư
Bước 9: Dùng lệnh hole + lệnh patten để khoan 4 lỗ 6mm

Hình 2.13. Khoan lỗ


Bước 10: Dùng lệnh Round để bo bề mặt 1,5mm

HÌNH 2.14. Bo bề mặt


Bước 11 : Chi tiết sau khi vẽ
Hình 2.11 .Hoàn thành chi tiết

You might also like