You are on page 1of 89

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC/MÔ ĐUN: THỰC TẬP CNC
NGÀNH/NGHỀ: CƠ KHÍ CHẾ TẠO
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG

Tháng 12 , năm 2017


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


GIÁO TRÌNH
MÔN HỌC/MÔ ĐUN: THỰC TẬP CNC
NGÀNH/NGHỀ: CƠ KHÍ CHẾ TẠO
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG

THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI


Họ tên: Lâm Đức Sinh
Học vị: Thạc Sĩ
Đơn vị: Khoa Công nghệ Cơ khí
Email: lamducsinh@hotec.edu.vn

TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM


BỘ MÔN ĐỀ TÀI

HIỆU TRƯỞNG
DUYỆT

Tháng 12, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên
bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh
sẽ bị nghiêm cấm.

LỜI GIỚI THIỆU


Thực tập vận hành máy tiện CNC, máy phay CNC là một trong những kỹ năng chuyên ngành
cơ khí chế tạo được đào tạo chuyên sâu vào năm cuối của chương trình hệ trung cấp và cao
đẳng. Với mục tiêu đào tạo học sinh, sinh viên có kỹ năng tốt nhất đáp ứng được công việc
của người kỹ thuật viên cơ khí chế tạo phục vụ tại các đơn vị sản xuất, gia công cơ khí chính
xác. Nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức phục vụ cho quá trình thực hành tại xưởng
một cách thuận tiện và sát với thực tế nhà trường, tôi đã thực hiện công tác biên soạn giáo
trình Thực tập CNC phục vụ giảng dạy tại trường, kết hợp với định hướng mới cho công
nhân kỹ thuật trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Giáo trình cũng xây
dựng theo hướng liên thông với các chương trình cao đẳng nghề, đại học nhằm tạo điều kiện
và cơ sở cho người học có thể học nâng cao sau này. Đề cương giáo trình đã được sự tham
gia đóng góp ý kiến của các chuyên gia đang giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng nghề
cũng như của các doanh nghiệp tại hội đồng thông qua chương trình khung cho ngành đạo
tạo cắt gọt kim loại tại trường. Trong cuốn giáo trình này tôi viết nhằm phục vụ dành riêng
cho hệ trung cấp và cao đẳng nghề đào tạo ngành Cơ khí chế tạo, tập trung vào gia công trên
máy tiện, phay CNC như: cấu tạo nguyên lý làm việc, ngôn ngữ lập trình và các hình thức lập
trình, kỹ năng vận hành máy tiện CNC, máy phay CNC.
Giáo trình do giáo viên giảng dạy nhiều năm của khoa Công nghệ Cơ khí trong nhà
trường biên soạn. Quá trình biên soạn giáo trình đã nhận sự sự đóng góp ý kiến chân
thành của Khoa Công nghệ Cơ khí và Phòng Ban liên quan trong nhà trường.
Tuy nhiên tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng lần đầu tiên biên soạn giáo trình không
tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của mọi người để hoàn thiện giáo trình hơn nữa.
Xin chân thành cám ơn./. TP.Hồ Chí Minh, ngày……tháng 12 năm 2017
TÁC GIẢ

Lâm Đức Sinh


MỤC LỤC
MỤC LỤC

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .............................................................................................

LỜI GIỚI THIỆU ...........................................................................................................

CHƯƠNG I: VẬN HÀNH MÁY TIỆN CNC.............................................................1

I. Giới thiệu máy tiện CNC .................................................................................1

1.1. Cấu tạo máy tiện CNC ........................................................................................ 2

1.2. Phân loại máy tiện CNC ...................................................................................... 5

1.3. Hệ điều hành máy tiện CNC ............................................................................... 6

1.4. Dụng cụ cắt trên máy tiện CNC .......................................................................... 7

II. Vận hành máy tiện CNC chế độ Home, Jog, Inc Jog, MPG ............................9

2.1. Hệ toạ độ trên máy tiện CNC .............................................................................. 9

2.2. Chế độ Home, Jog, Inc Jog, MPG ..................................................................... 10

a. Chế độ Home ........................................................................................................ 10

b. Vận hành máy chế độ Jog và Inc Jog ................................................................... 12

c. Vận hành máy chế độ MPG .................................................................................. 16

III. Xác định chuẩn gia công trên máy tiện CNC ................................................16

IV. Tiện trụ (trụ trơn, trụ bậc) bằng chu trình G90, G94trong chế độ MDI và Auto
21

4.1. Chu trình G90 .................................................................................................... 21

4.2. Chu trình G94 .................................................................................................... 24

V. Tiện trụ bằng chu trình G71, G72 và G70 trong chế độ Auto .......................27

5.1. Chu trình tiện thô hướng trục G71 .................................................................... 27

5.2. Chu trình tiện thô hướng kính G72 ................................................................... 30

5.3. Chu trình tiện tinh G70 ..................................................................................... 33

VI. Tiện Cắt rãnh (G75) với chế độ Auto ............................................................35


VII. Tiện ren tam giác ngoài (G76) với chế độ Auto ............................................38

VIII. Khoan (G74) với chế độ Auto........................................................................41

IX. Tiện lỗ (lỗ trơn, lỗ bậc) G71 và G70 với chế độ Auto ...................................44

X. Tiện ren tam giác trong (G76) .......................................................................47

CHƯƠNG II: VẬN HÀNH MÁY PHAY CNC .......................................................49

I. Giới thiệu máy phay CNC .............................................................................49

1.1. Công dụng của máy phay CNC:........................................................................ 51

1.2. Cấu tạo máy phay CNC..................................................................................... 51

1.3. Phân loại: ........................................................................................................... 53

1.4. Dụng cụ cắt trên máy phay CNC ...................................................................... 53

1.5. Đồ gá trên máy phay CNC ................................................................................ 54

II. Vận hành máy Phay CNC chế độ tay (Home, rapid, Jog, MPG)...................55

2.1. Hệ toạ độ trên máy phay CNC .......................................................................... 55

2.2. Chế độ home...................................................................................................... 56

2.3. Chế độ rapid ...................................................................................................... 57

2.4. Chế độ jog ......................................................................................................... 57

2.5. Chế độ MPG ...................................................................................................... 58

III. Set dao và set phôi trên máy phay CNC ........................................................58

a. Offset phôi xác định vị trí X0. Y0. ....................................................................... 59

b. Offset dao.............................................................................................................. 61

IV. Phay mặt phẳng, bậc (sử dụng chế độ điều khiển tay)...................................63

V. Phay các hốc, rãnh (sử dụng chương trình con M98, M99 trong chế độ Auto)67

VI. Khoan, taro (chu trình G73, G80, G81, G82, G83, G84 trong chế độ Auto) 69

6.1. Chu trình khoan lỗ cạn G81 .............................................................................. 69

6.2. Chu trình khoan dừng tại đáy lỗ G82 ................................................................ 70

6.3. Chu trình khoan lỗ sâu G83 .............................................................................. 71


6.4. Chu trình khoan lỗ sâu G73 .............................................................................. 72

6.5. Chu trình Taro G84 ........................................................................................... 72

6.6. Huỷ chu trình khoan G80 .................................................................................. 73

CHƯƠNG III: BÀI TẬP THỰC HÀNH ..................................................................74

I. Bài tập tiện .....................................................................................................74

II. Bài tập phay ...................................................................................................78

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................82


GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THỰC TẬP CNC
Tên môn học/mô đun: Thực tập CNC
Mã môn học/mô đun: 2103584
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun:
- Vị trí: Trước khi học môn học này học sinh phải hoàn thành môn học Công nghệ CNC,
Thực tập phay bào mài
- Tính chất: Đây là mô đun thực tập chuyên ngành, môn học bắt buộc

- Ý nghĩa và vai trò của mô đun: là mô đun thực tập chuyên sâu trong ngành cơ khí chế
tạo, rèn luyện kiến thức kỹ năng và thái độ trong gia công cơ khí đặc biệt gia công cơ
khí chính xác trên máy điều khiển tự động CNC
Mục tiêu của môn học/mô đun:
- Về kiến thức
Trình bày được đặc điểm, công dụng, cấu tạo các bộ phận chính của máy
tiện, phay CNC
Trình bày được quy trình chăm sóc, vận hành máy.
Trình bày được các phương pháp kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Về kỹ năng:
Thiết lập được chuẩn gia công trên máy tiện CNC, máy phay CNC
Tiện được chi tiết trụ (trụ bậc, trụ trơn, trụ côn…) trên máy tiện CNC đạt
độ chính xác đạt cấp 8 - 7, độ nhám đạt Rz20-Ra1.25
Tiện được chi tiết lỗ (lỗ suốt, lỗ bậc, lỗ côn …) trên máy tiện CNC đạt được
độ chính xác đến cấp 8 - 7, độ nhám đạt Rz20-Ra1.25
Tiện được ren tam giác (trong, ngoài) dùng để lắp ghép.
Phay được các mặt phẳng, bậc đạt độ chính xác đạt cấp 8 - 7, độ nhám đạt
Rz20-Ra1.25
Phay được các loại rãnh (kín, suốt, cong…).
Gia công được lỗ và ren trên máy phay CNC
Vận hành máy CNC an toàn, chính xác
Xử lý được các sự cố phát sinh trong quá trình gia công trên máy CNC.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực
sáng tạo trong học tập. Hình thành tác phong công nghiệp

Khoa Công nghệ cơ khí


CHƯƠNG I: VẬN HÀNH MÁY TIỆN CNC
1. Mục tiêu:
+ Thiết lập được chuẩn gia công trên máy tiện CNC
+ Tiện được chi tiết trụ (trụ bậc, trụ trơn, trụ côn…) trên máy tiện CNC đạt độ chính
xác đạt cấp 8 - 7, độ nhám đạt Rz20-Ra1.25
+ Tiện được chi tiết lỗ (lỗ suốt, lỗ bậc, lỗ côn …) trên máy tiện CNC đạt được độ
chính xác đến cấp 8 - 7, độ nhám đạt Rz20-Ra1.25
+ Tiện được ren tam giác (trong, ngoài) dùng để lắp ghép
+ Vận hành máy CNC an toàn, chính xác
+ Xử lý được các sự cố phát sinh trong quá trình gia công trên máy CNC.
I. Giới thiệu máy tiện CNC
Máy Tiện CNC – (CNC) là từ viết tắt cho Computer(ized) Numerical(ly) Control(led)
(điều khiển bằng máy tính) – đề cập đến việc điều khiển bằng máy tính các máy móc
khác với mục đích sản xuất (có tính lập lại) các bộ phận kim khí (hay các vật liệu khác)
phức tạp, bằng cách sử dụng các chương trình viết bằng kí hiệu chuyên biệt theo tiêu
chuẩn EIA-274-D, thường gọi là mã G. CNC được phát triển vào khoảng đầu những
năm 1950 ở phòng thí nghiệm Servomechanism của Học viện kĩ thuật Massachusetts
Institute of Technology gọi tắt là M.I.T học viện nghiên cứu và giáo dục ở thành phố
Cambridge, Massachusetts Hoa Kỳ và đã nhanh chóng ứng dụng vào việc chế tạo máy
móc.
Máy tiện CNC xuất hiện đã nhanh chóng thay đổi việc sản xuất công nghiệp. Việc tiến
hành tiện các đường cong, hình phức tạp được thực hiện dễ dàng như đường thẳng, các
cấu trúc phức tạp 3 chiều cũng dễ dàng thực hiện, và một lượng lớn các thao tác do con
người thực hiện được giảm thiểu.
Việc gia tăng tự động hóa trong quá trình sản xuất với máy CNC tạo nên sự phát triển
đáng kể về chính xác và chất lượng. Kĩ thuật tự động của máy tiện CNC giảm thiểu tối
đa các sai sót và giúp người thao tác có thời gian cho các công việc khác. Ngoài ra còn
cho phép linh hoạt trong thao tác các sản phẩm và thời gian cần thiết cho thay đổi máy
móc để sản xuất các linh kiện khác.
Trong môi trường sản xuất các máy tiện CNC có thể kết hợp thành một tổ hợp gọi là
cell, để có thể làm nhiều thao tác trên một bộ phận. Máy tiện CNC ngày nay được điều
khiển trực tiếp từ các bản vẽ do phần mềm CAM (computer – aided design). Có thể nói

Khoa Công nghệ cơ khí trang 1


máy tiện CNC gần giống nhất với hệ thống robot công nghiệp, tức là chúng được thiết
kế để thực hiện nhiều thao tác sản xuất (trong tầm giới hạn).
Máy tiện CNC được sử dụng rất phổ biến trong quá trình gia công tạo hình các chi tiết
tròn xoay, hầu như các xưởng cơ khí hiện nay đều được trang bị máy này nhằm giảm
thiểu chi phí nhân công, tăng cường độ chính xác của sản phẩm trong sản xuất hàng
loạt. Tuy nhiên trước khi mua chúng ta nên tìm hiểu qua về cấu tạo cũng như các lưu ý
khi lựa chọn và sử dụng máy tiện CNC.
1.1. Cấu tạo máy tiện CNC
Máy tiện CNC cơ bản có 2 phần chính bao gồm cơ cấu chấp hành và cơ cấu điều
khiển. Mỗi cơ cấu được cấu thành nhiều cụm chi tiết chính xác lắp ghép chính xác
với nhau tạo thành một máy CNC hoàn thiện

Hình 1 Cấu tạo máy tiện CNC

Khoa Công nghệ cơ khí trang 2


Hình 2 Các bộ phận cơ khí chính trên máy tiện CNC

1. Thân máy ( Bed ): Thân máy đóng vai trò là chân đế của toàn bộ máy nơi các bộ phận
khác nhau được gắn vào nó. Nói chung rất cứng chắc về cấu trúc, thân máy được đúc
bằng gang cường lực. Băng máy tiện có băng bi và băng cơ trong đó băng cơ cứng vững
hơn, bền hơn băng bi.

Hình 3 Cụm thân máy tiện CNC

Khoa Công nghệ cơ khí trang 3


2. Ổ dao (Carriage): Được sử dụng để gắn và di chuyển dao tiện theo chiều ngang và
chiều dọc để thực hiện quá trình cắt gọt.

Hình 4 Cụm đài dao turret

3. Mâm cặp: Được gắn trên trục chính dùng để giữ phôi.

Hình 5 Mâm cặp

Khoa Công nghệ cơ khí trang 4


4. Trung tâm điều khiển CNC: Trung tâm lưu trữ của máy, bảng điều khiển CNC lưu
trữ tất cả các chương trình và hướng dẫn CNC, thực hiện các thao tác vận hành máy tại
bảng này.
5. Trục chính: Thực hiện chuyển động cắt chính (quay phôi)
6. Động cơ truyền động chính: Động cơ truyền động giúp xoay mâm cặp, do đó điều
khiển toàn bộ máy.
7. Ụ động: Có thể lắp đầu chống tâm khi tiện trục dài hoặc lắp mũi khoan khi thực hiện
khoan tâm trên trục. Ụ động di chuyển dọc theo trục Z của máy tiện
Khi chọn máy tiện CNC thì chúng ta dựa vào khả năng gia công của nó là đường kính
kẹp tối đa của mâm cặp và hành trình tối đa của ụ động. Chính là vùng làm việc của
máy. Ngoài ra cần phải chú ý tới độ chính xác của máy.

1.2. Phân loại máy tiện CNC


1.Máy tiện nằm ngang vạn năng
2. Máy tiện cụt
3. Máy tiện ngang hai trục chính
4. Máy tiện đứng
5. Máy tiện đứng hai trục chính
6. Máy tiện –phay
7. Máy tiện cụt nằm ngang có bàn dao ngang với hai ụ dao
8. Máy tiện nạp phôi thanh tự động
Ngoài ra hiện nay còn có trung tâm Tiện-Phay CNC tức là có thể thực hiện cả nguyên
công tiện và phay trên cùng một máy.

Khoa Công nghệ cơ khí trang 5


Hình 6 Trung tâm tiện phay CNC

1.3. Hệ điều hành máy tiện CNC


Trên thị trường ngày nay, máy CNC được vận hành chủ yếu bằng hệ điều hành Fanuc.
Fanuc cũng chính là hệ điều hành phổ biến và thông dụng nhất hiện nay tại Việt Nam.
Bên cạnh đó, cũng có một số máy CNC được sử dụng bằng các hệ điều hành khác như
Siemens, Heidenhain, Fagor, Mazatrol, Sinumerik,...
Mỗi hệ điều hành sẽ có những đặc trưng tương đối khác nhau, tuy nhiên mục đích của
chúng là đều mong muốn mang đến những tiện ích tối đa đến người dùng như: Khả
năng quản lý, tính linh hoạt, khả năng điều khiển chính xác, tốc độ, điều khiển đồng
thời nhiều trục, khả năng kiểm tra và việc bổ sung các tuỳ chọn cho người dùng…
Hệ điều hành Fanuc sử dụng bộ mã lệnh G-Code (Mã lệnh hình học) và M-Code (Mã
lệnh máy) theo chuẩn, sử dụng đơn giản và dễ hiểu hơn đối với người dùng. Còn các hệ
điều hành ví dụ như Heidenhein hay Siemen thì sử dụng nhiều hàm con phức tạp nên
gây nhiều khó khăn hơn cho người dùng. Tuy nhiên, các hệ điều hành lại có khá nhiều
chức năng kiểm tra hay tùy chọn khác nhau rất phong phú và thú vị, hay như đối với hệ
điều hành Mazatrol, được sử dụng trong máy CNC Mazak, có thể mô phỏng và cho
chúng ta xem cũng như theo dõi được gián tiếp các công đoạn gia công bằng cách theo
dõi trên màn hình máy tính mà không cần phải sử dụng thêm bất kì phần mềm hỗ trợ
nào. Tuy nhiên, hệ điều hành Mazatrol cũng vẫn còn khá hiếm trên thị trường.

Khoa Công nghệ cơ khí trang 6


1.4. Dụng cụ cắt trên máy tiện CNC
Dao tiện trên máy CNC được chọn lựa theo yêu cầu, đặt điểm của bề mặt chi tiết gia
công. Dao có hai phần: phần cắt (phần làm việc) và phần cán (phần thân).

Hình 7 Dụng cụ cắt trên máy tiện CNC

Phần cắt dao tiện CNC : Thường dùng là các loại mảnh dao (insert) tiêu chuẩn. Có các
loại mảnh dao: hình bình hành (ký hiệu A, B, K), hình thoi (ký hiệu C, D, E, M, V),
hình chữ nhật (L), hình tròn (R), hình vuông (S), hình tam giác (T), hình 3 góc (W),
hình bác giác (O), ngũ giác (P), lục giác (H). Ví dụ một số loại mảnh dao ở hình b;
Phần cán dao tiện CNC được chia thành nhiều loại như:
– Tiện thô, tinh ngoài và trong. Khi tiện tinh ngoài và trong chú ý chọn góc nghiêng
chính và phụ cho phù hợp với đặc điểm bề mặt gia công, loại mảnh dao và phương chạy
dao sau. Dưới đây là một số ví dụ:

Khoa Công nghệ cơ khí trang 7


Hình 8 Dụng cụ cắt gia công ngoài

– Tiện lỗ, tiện định hình

Hình 9 Dụng cụ cắt gia công lỗ

– Tiện cắt đứt thép trụ đặc và rỗng, tiện rãnh trong và ngoài, tiện rãnh sâu và rãnh bề
mặt

Khoa Công nghệ cơ khí trang 8


– Dao tiện ren với nhiều kiểu ren và bước ren trái, phải khác nhau; Được sử dụng cho
tiện ren trong và ren ngoài (f).

Hình 10 Dụng cụ cắt gia công ren

II. Vận hành máy tiện CNC chế độ Home, Jog, Inc Jog, MPG
2.1. Hệ toạ độ trên máy tiện CNC
Hầu hết các máy tiện được lập trình trên hai trục. Trục X và trục Z. Quy ước là Trục Z
dọc theo đường tâm của phôi, trục X vuông góc với đường tâm của phôi, phương và
chiều như hình vẽ.

Khoa Công nghệ cơ khí trang 9


Hình 11 Gốc chuẩn trên máy tiện CNC

Các điểm không “0“ và điểm chuẩn trên máy CNC


MCS ( Machine coordinate system ) : Điểm gốc máy
WCS ( Workpiece coordinate system) : Điểm gốc phôi.
2.2. Chế độ Home, Jog, Inc Jog, MPG
a. Chế độ Home
Chế độ Home trên máy tiện CNC leadwell T5 thực hiện việc trả máy về góc chuẩn máy
reference point (0,0) trên máy tiện CNC. Việc thực hiện về home máy khi vừa mở máy
hoặc sau khi nhấn dừng khẩn cấp để máy xác định lại toạ độ gốc. Các bước thực hiện
chế độ home
Bước Nội dung Minh hoạ Ghi
chú
1. Chọn chế độ
Home

Khoa Công nghệ cơ khí trang 10


2. Lựa chọn trục
X, Y để về home

3. Chọn tốc độ

4. Nhấn Home
start

Khoa Công nghệ cơ khí trang 11


5. Kết quả

Bảng 1 Các bước về chuẩn home máy

b. Vận hành máy chế độ Jog và Inc Jog


Chế độ Jog trên máy tiện CNC cho phép điều khiển các trục X, Z bằng tay trên máy
tiện CNC với các tốc độ chuyển động khác nhau như: điều khiển dao cắt gọt với lượng
chạy dao không đổi (ổn định tốc độ) dùng cho cắt tinh khi vận hành bằng tay, ngoài ra
còn có thể thực hiện chuyển động chạy dao nhanh (rapid). Các bước thực hiện chế độ
Jog
Bước Nội dung Minh hoạ Ghi
chú
1. Chọn chế độ Jog

Khoa Công nghệ cơ khí trang 12


2. Lựa chọn trục X,
Z

3. Lựa chọn tốc độ


chạy dao
Feed rate

4. Chọn chiều di
chuyển – hoặc +

5. Nhấn kết hợp + Lưu ý


hoặc – với rapid dao sẽ
traverse để thực chạy

Khoa Công nghệ cơ khí trang 13


hiện chạy dao với
nhanh mức
rapid

6. Kết quả Dao di chuyển theo trục X, Z với tốc độ phụ thuộc
vào feed rate
Bảng 2 Vận hành máy chế độ Jog

Chế độ Inc Jog trên máy tiện CNC cho phép điều khiển các trục X, Z bằng tay trên máy
tiện CNC với các bước duy chuyển khác nhau từ 0.001mm đến 1mm. Chế độ Inc Jog
để điều chỉnh chính xác vị trí của dụng cụ cắt trong không gian gia công. Các bước thực
hiện chế độ Inc Jog

Khoa Công nghệ cơ khí trang 14


Bước Nội dung Minh hoạ Ghi chú
1. Chọn chế độ Inc
Jog

2. Lựa chọn trục


X, Z

3. Lựa chọn bước Chỉ tác động


*1 hoặc *10 theo từng lần
hoặc *100 hoặc nhấn. Vd:
*1000 chọn *100
nhấn 1 lần sẽ
di chuyển
0.1mm

Khoa Công nghệ cơ khí trang 15


4. Nhấn nút + hoặc
– để điều khiển
trục

5. Kết quả
Bảng 3 Vận hành máy chế độ Inc Jog

c. Vận hành máy chế độ MPG


Chế độ điều khiển MPG (manual Pulse Generator) là chế độ cho phép điều khiển các
trục X, Z trên máy tiện CNC bằng tay quay. Đây là chế độ vận hành tay linh hoạt, được
dùng trong việc vận hành máy để cắt gọt, offset dụng cụ cắt trên máy tiện CNC. Với
chế độ điều khiển MPG có thể điều khiển các trục nhanh chậm bằng cách phối hợp giữa
tay quay và bước lớn nhỏ (*1, *10, *100) trên bảng điều khiển. Tuy nhiên tốc độ chạy
dao không ổn định do tốc độ quay của người dùng. Các bước vận hành máy tiện CNC
chế độ tay
Bước Nội dung Minh hoạ Ghi chú
1. Chọn chế độ MPG
2. Lựa chọn trục X
3. Lựa chọn trục Z
4. Lựa chọn bước *1 hoặc
*10 hoặc *100
5. Kết quả
Bảng 4 Vận hành máy chế độ Inc Jog

III. Xác định chuẩn gia công trên máy tiện CNC
Nhiệm vụ của máy Tiện CNC là thực hiện di chuyển dụng cụ cắt theo điều khiển của
người sử dụng thông qua các chế độ điều khiển bằng tay hoặc bằng mã lệnh G (M).
Thực chất của quá trình này sự thay đổi toạ độ của trục X và trục Z trong không gian
gia công của máy. Trong không gian máy, có nhiều loại gốc chuẩn trong đó có: gốc

Khoa Công nghệ cơ khí trang 16


chuẩn của nhà sản xuất, gốc này người dùng không thể thay đổi được và gốc toạ độ
người dùng, gốc này được thiết lập bởi người dùng và có thể sử dụng linh hoạt trong
quá trình vận hành gia công cắt gọt. Các gốc độ của máy được minh hoạ ở hình sau:

Hình 12 Chuẩn gia công trên máy tiện CNC

Với M: Machine point – chuẩn máy


R: Reference point – Chuẩn tham chiếu (home)
E: Tool reference point – Chuẩn dao
W: Work reference point – Chuẩn phôi
Trong quá trình vận hành máy để chuẩn bị cho máy có thể tự động thực hiện các lệnh
chạy dao chính xác vị trí để tiến hành cắt gọt thì người dùng cần thực hiện báo cho máy
biết gốc toạ độ gia công work reference point. Quá trình này gọi là set dao hay offset
dao, sau khi thực hiện xong việc offset dao thì máy sẽ ghi nhận vị trí của nó trong bảng
offset. Các giá trị này sẽ được sử dụng khi người dùng gọi thông qua lệnh gọi dao Txxxx
(Ví dụ: T0101 – dao số 01 bảng thông số 0ffset 01). Do đó, quá trình offset dao sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến hình dáng, kích thước của chi tiết sau gia công, vì vậy quá trình
người dùng cần thực hiện chính xác các thao tác cũng như đo kiểm trong quá trình offset
dao. Trình tự thực hiện xác định chuẩn gia công trên máy tiện CNC
Bước Nội dung Minh hoạ Ghi chú
1. Chọn dao cắt

Khoa Công nghệ cơ khí trang 17


2. Di chuyển đến vị
trí Z0. (thường là
mặt đầu chi tiết)
Có thể thực hiện
cắt mặt đầu

3. Mở bảng offset
dao và chọn mục
Geometry Giữ nguyên vị
trí Z. không
dịch dao theo
phương Z trong
quá trình này vì
sẽ làm sai giá
trị offset dao
4. Chọn vị trí nhập
giá trị offset cho Z
(thường là hàng có
số thứ tự cùng số
thứ tự dao để dễ
nhớ)
Nhập Z0. Sau đó
nhấn measure

Khoa Công nghệ cơ khí trang 18


5. Kiểm tra: So sánh Giá trị Z trong
giá trị Z trong bảng bảng offset sẽ
offset và giá trị toạ bằng toạ độ Z
độ Z Machine của machine
máy

6. Di chuyển đến vị
trí X0. (Thực hiện
tiện chính xác
đường kính d của
chi tiết. Thực hiện
đo kiểm đường
kính ghi nhớ giá trị Giữ nguyên vị
đường kính d) trí X. không
dịch dao theo
phương X trong
7. Mở bảng offset quá trình này vì
dao và chọn mục sẽ làm sai giá
Geometry trị offset dao

Khoa Công nghệ cơ khí trang 19


8. Chọn vị trí nhập
giá trị offset cho X
(thường là hàng có
số thứ tự cùng số
thứ tự dao để dễ
nhớ)
Nhấn X + d. (ví dụ
X29.3)
sau đó nhấn
Measure
9. Kiểm tra: So sánh Giá trị trong
giá trị X trong bảng offset sẽ
bảng offset và giá bằng X
trị toạ độ X machine –
Machine của máy đường kính d.

10. Kết quả

Hình 13 offset dao cắt

Khoa Công nghệ cơ khí trang 20


IV.Tiện trụ (trụ trơn, trụ bậc) bằng chu trình G90, G94trong chế độ MDI và
Auto
4.1. Chu trình G90
Chu trình G90 là chu trình tiện đơn hướng trục, thực hiện gia công trụ dài, trụ côn, trụ
bậc đơn giản. Có thể sử dụng chu trình đơn G90 để gia công trụ ngoài và trụ trong. Cấu
trúc của chi trình G90 như sau:
Cấu trúc chu trình cắt trụ trơn: G90 X. (U.) Z. (W.) F.
Cấu trúc chu trình cắt côn: G90 X. (U.) Z. (W.) R. F.
Với X. (U.) toạ độ đường kính
Z. (W.) toạ độ chiều dài Z
F. tốc độ chạy dao
R. độ côn
Cách thức chạy dao theo thứ tự 1 – 2 – 3 – 4:

Hình 14 Chu trình G90

Đối với R được xác định theo các trường hợp sau:

Khoa Công nghệ cơ khí trang 21


Hình 15 Giá trị độ côn R

Trình tự thực hiện trên máy tiện CNC


Bước Nội dung Minh hoạ Ghi chú
1. Gá đặt phôi

Khoa Công nghệ cơ khí trang 22


2. Chọn dao cắt

3. Thực hiện offset


dao cắt

4. Chọn chế độ MDI


hoặc Auto
5. Lệnh về Home G28U0.W0.
Gọi dao T0101
Nhập chế độ cắt S800F0.2
Nhập chu trình G0X50.Z2.M03
G90 G94X-1.Z0.F0.1
6. Thực hiện chạy
chương trình

Khoa Công nghệ cơ khí trang 23


7. Kết quả

Hình 16 Trình tự thực hiện tiện với G90

4.2. Chu trình G94


Chu trình G90 là chu trình tiện đơn hướng kính, thực hiện gia công trụ dài, trụ côn, trụ
bậc đơn giản. Có thể sử dụng chu trình đơn G94 để gia công trụ ngoài và trụ trong, tuy
nhiên thường dùng chu trình đơn G94 cho việc gia công mặt đầu. Cấu trúc của chi trình
G94 như sau:
Cấu trúc chu trình cắt trụ trơn: G94 X. (U.) Z. (W.) F.
Cấu trúc chu trình cắt côn: G94 X. (U.) Z. (W.) R. F.
Với X. (U.) toạ độ đường kính
Z. (W.) toạ độ chiều dài Z
F. tốc độ chạy dao
R. độ côn
Cách thức chạy dao theo thứ tự 1 – 2 – 3 – 4:

Khoa Công nghệ cơ khí trang 24


Hình 17 Chu trình G94

Trình tự thực hiện trên máy tiện CNC


Bước Nội dung Minh hoạ Ghi chú

Khoa Công nghệ cơ khí trang 25


1. Gá đặt phôi

2. Chọn dao cắt

3. Thực hiện offset


dao cắt

4. Chọn chế độ MDI


hoặc Auto
5. Lệnh về Home G28U0.W0.
Gọi dao T0101
Nhập chế độ cắt S800F0.2

Khoa Công nghệ cơ khí trang 26


Nhập chu trình G0X50.Z2.M03
G94 G94X-1.Z0.F0.1
6. Thực hiện chạy
chương trình
7. Kết quả

Bảng 5 Trình tự thực hiện G94

V. Tiện trụ (trụ trơn, trụ bậc) bằng chu trình G71, G72 và G70 trong chế độ
Auto
5.1. Chu trình tiện thô hướng trục G71
Chu trình tiện thô trên máy tiện CNC được sử dụng nhiều vì tính thuận tiện của nó, với
khả năng chi nhỏ biên dạng cắt thành những lát nhỏ dọc trục giúp quá trình cắt đạt hiệu
quả cao, cũng như gia công được biên dạng chi tiết phức tạp
Cấu trúc chu trình tiện thô dọc trục G71:
G71 U(d). R(e).;
G71 P(ns) Q(nf) U(u). W(w). F.;
Với: U(d) chiều sâu mỗi lớp cắt (tính theo bán kính)
R(e) khoảng lùi dao 45o
P(ns) Khai báo dòng lệnh xuất phát biên dạng
Q(nf) Khai báo dòng lệnh kết thúc biên dạng
U(u) Lượng dư tính theo đường kính
W(w). lượng dư tính theo trục Z
F. tốc độ chạy dao
Cách thức chạy dao:

Khoa Công nghệ cơ khí trang 27


Hình 18 Chu trình tiện thô G71

Trình tự thực hiện trên máy tiện CNC


Bước Nội dung Minh hoạ Ghi chú
1. Gá đặt phôi

2. Chọn dao cắt

Khoa Công nghệ cơ khí trang 28


3. Thực hiện offset
dao cắt

4. Chọn chế độ hoặc


Auto
5. Tạo chương trình
gia công trên máy %
Tên chương trình O0001
Khai báo ban đầu G40G80G54G96G99
Về home G28U0.W0.
Gọi dao T0101
Nhập chế độ cắt S800F0.2
Gới hạn tốc độ G50 S1000
Chạy dao nhanh G0X50.Z2.M03
Chu trình tiện thô G71 U1. R0.2
G71 G71 P10 Q20 U0.5 W0.1 F0.2
N10 G0 X20.
G01 Z0.
G01 X40. R2.
G01 Z-20.
G01 X60. R5.
G01 Z-30.
N20 G01 U2.
Về home G28U0.W0.
Dừng trục chính M05
M30;

Khoa Công nghệ cơ khí trang 29


Trả về đầu chương %
trình
6. Thực hiện chạy
chương trình
7. Kết quả

Bảng 6 Trình tự thực hiện tiện thô G71

5.2. Chu trình tiện thô hướng kính G72


Chu trình tiện thô G72 trên máy tiện CNC được sử dụng nhiều vì tính thuận tiện của
nó, với khả năng chi nhỏ biên dạng cắt thành những lát nhỏ hướng kính giúp quá trình
cắt đạt hiệu quả cao, cũng như gia công được biên dạng chi tiết phức tạp
Cấu trúc chu trình tiện thô hướng kính G72:
G72 W(d). R(e).;
G72 P(ns) Q(nf) U(u). W(w). F.;
Với: W(d) chiều sâu mỗi lớp cắt (tính theo trục Z)
R(e) khoảng lùi dao 45o
P(ns) Khai báo dòng lệnh xuất phát biên dạng
Q(nf) Khai báo dòng lệnh kết thúc biên dạng
U(u) Lượng dư tính theo đường kính
W(w). lượng dư tính theo trục Z
F. tốc độ chạy dao
Cách thức chạy dao:

Khoa Công nghệ cơ khí trang 30


Hình 19 Chu trình G72

Trình tự thực hiện trên máy tiện CNC


Bước Nội dung Minh hoạ Ghi chú
1. Gá đặt phôi

2. Chọn dao cắt

Khoa Công nghệ cơ khí trang 31


3. Thực hiện offset
dao cắt

4. Chọn chế độ hoặc


Auto
5. Tạo chương trình
gia công trên máy %
Tên chương trình O0001
Khai báo ban đầu G40G80G54G96G99
Về home G28U0.W0.
Gọi dao T0101
Nhập chế độ cắt S800F0.2
Gới hạn tốc độ G50 S1000
Chạy dao nhanh G0X50.Z2.M03
Chu trình tiện thô G71 W1. R0.2
G72 G71 P10 Q20 U0.5 W0.1 F0.2
N10 G0 Z-30.
G01 X40. C3.
G01 X30.Z-15.
G01 X10.R4.
N20 G01 Z2.
Về home G28U0.W0.
Dừng trục chính M05
Trả về đầu chương M30;
trình %

Khoa Công nghệ cơ khí trang 32


6. Thực hiện chạy
chương trình
7. Kết quả

Bảng 7 Trình tự thực hiện G72

5.3. Chu trình tiện tinh G70


Chu trình tiện tinh G70 trên máy tiện CNC được sử dụng sau khi thực hiện gia công thô
bởi chu trình G71 hoặc G72. Giúp dao cắt chạy tinh theo biên dạng đã được lập trình
với tốc độ cắt khác với chu trình G71 và G72
Cấu trúc chu trình tiện tinh G70:
G70 P(ns) Q(nf) U(u). W(w). F. S;
Với: P(ns) Khai báo dòng lệnh xuất phát biên dạng
Q(nf) Khai báo dòng lệnh kết thúc biên dạng
U(u) Lượng dư tính theo đường kính
W(w). lượng dư tính theo trục Z
F. tốc độ chạy dao
S tốc độ quay trục chính (tốc độ cắt)
Trình tự thực hiện trên máy tiện CNC
Bước Nội dung Minh hoạ Ghi chú

Khoa Công nghệ cơ khí trang 33


1. Gá đặt phôi

2. Chọn dao cắt

3. Thực hiện offset


dao cắt

4. Chọn chế độ hoặc


Auto
5. Tạo chương trình
gia công trên máy %
Tên chương trình O0001

Khoa Công nghệ cơ khí trang 34


Khai báo ban đầu G40G80G54G96G99
Về home G28U0.W0.
Gọi dao T0101
Nhập chế độ cắt S800F0.2
Gới hạn tốc độ G50 S1000
Chạy dao nhanh G0X50.Z2.M03
Chu trình tiện tinh G70 P10 Q20 U0. W0. F0.2
G70 N10 G0 Z-30.
G01 X40. C3.
G01 X30.Z-15.
G01 X10.R4.
N20 G01 Z2.
Về home G28U0.W0.
Dừng trục chính M05
Trả về đầu chương M30;
trình %
6. Thực hiện chạy
chương trình
7. Kết quả

Bảng 8 Trình tự thực hiện G70

VI.Tiện Cắt rãnh (G75) với chế độ Auto


Chu trình tiện cắt rãnh G75 hỗ trợ cho quá trình cắt tạo rãnh đơn, hoặc nhiều rãnh cách
đều nhau hoặc sử dụng cho quá trình cắt đứt với thời gian và chất lượng tốt nhất.
Cấu trúc chu trình tiện rãnh G75:
G75 R(e).;
G75 X. (U.) Z. (W.) P(i) Q(k) F.
Với: R(e) khoảng lùi dao bẻ phoi
Khoa Công nghệ cơ khí trang 35
X. (U.) toạ độ đáy rãnh hay đường kính đáy rãnh
Z. (W.) bề rộng rãnh
P(i) Chiều sâu mỗi lần cắt theo phương X
Q(k) Khoảng dịch dao mở rộng rãnh
F. tốc độ chạy dao
S tốc độ quay trục chính (tốc độ cắt)

Hình 20 Chu trình cắt rãnh G75

Trình tự thực hiện trên máy tiện CNC


Bước Nội dung Minh hoạ Ghi chú
1. Gá đặt phôi

Khoa Công nghệ cơ khí trang 36


2. Chọn dao cắt

3. Thực hiện offset


dao cắt

4. Chọn chế độ Auto


5. Tạo chương trình
gia công trên máy %
Tên chương trình O0002
Khai báo ban đầu G40G80G54G96G99
Về home G28U0.W0.
Gọi dao T0202
Nhập chế độ cắt S800F0.2
Gới hạn tốc độ G50 S800
Chạy dao nhanh G0X50.Z2.M03
G0 X50. Z-25.

Khoa Công nghệ cơ khí trang 37


Chạy nhanh đến vị
trí rãnh G75 R0.5
Chu trình tiện rãnh G75 X35. Z-30. P2000 Q2500 F0.08
G75 G28U0.W0.
Về home M05
Dừng trục chính M30;
Trả về đầu chương %
trình
6. Thực hiện chạy
chương trình
7. Kết quả

Bảng 9 Trình tự thực hiện cắt rãnh G75

VII. Tiện ren tam giác ngoài (G76) với chế độ Auto
Chu trình tiện cắt ren G76 hỗ trợ cho quá trình cắt ren linh hoạt, rất thuận lợi trong quá
trình sử dụng, thực hiện gia công được nhiều loại ren khác nhau và giúp giảm quá trình
tính toán cho người dùng.
Cấu trúc chu trình tiện ren G76:
G76 P(m)(r)(a) Q(△dmin) R(d)
G76 X(u) Z(w) R(i) P(k) Q(△d) F(f)
Với: P(m)(r)(a): m – số lần cắt tinh (01-99) ; r – khoảng vuốt chân ren– a góc ren (00;
30; 55; 60)
Q(△dmin) chiều sâu cắt nhỏ nhất
R(d) lượng dư gia công tinh

Khoa Công nghệ cơ khí trang 38


X. (U.) toạ độ chân ren, đường kính chân ren
Z. (W.) chiều dài ren
P(i) Chiều cao ren
Q(k) chiều sâu lớp cắt đầu tiên
F. tốc độ chạy dao = bước ren
S tốc độ quay trục chính (tốc độ cắt)
Trình tự thực hiện trên máy tiện CNC
Bước Nội dung Minh hoạ Ghi chú
1. Gá đặt phôi

2. Chọn dao cắt

Khoa Công nghệ cơ khí trang 39


3. Thực hiện offset
dao cắt

4. Chọn chế độ Auto


5. Tạo chương trình
gia công trên máy %
Tên chương trình O0002
Khai báo ban đầu G40G80G54G97G99
Về home G28U0.W0.
Gọi dao T0303
Nhập chế độ cắt G97S500F2.
vòng/phút
Chạy dao nhanh G0X40.Z5.M03
Chu trình tiện ren G76 P011060
G76 X36. Z-30. P2000 Q500 F2.
Về home G28U0.W0.
Dừng trục chính M05
Trả về đầu chương M30;
trình %
6. Thực hiện chạy
chương trình

Khoa Công nghệ cơ khí trang 40


7. Kết quả

Bảng 10 Trình tự thực hiện tiện ren tam giác

VIII. Khoan (G74) với chế độ Auto


Chu trình tiện lỗ G74 có thể dùng cho quá trình khoan lỗ, móc lỗ, hoặc gia công rãnh
mặt đầu
Cấu trúc chu trình G74
G74 R(e);
G74 X.(u) Z.(w.) P(k) Q(△d) F(f);
Với: R(e) khoảng lùi dao bẻ phoi
X. (u.) vị trí lỗ theo phương X
Z. (w.) chiều sâu lỗ
P (k) khoảng dịch dao theo phương X (lưu ý khi khoan lỗ p=0)
Q(△d) Chiều sâu mỗi lần khoan
F. tốc độ chạy dao

Khoa Công nghệ cơ khí trang 41


Hình 21 Chu trình khoan G74

Trình tự thực hiện trên máy tiện CNC


Bước Nội dung Minh hoạ Ghi chú
1. Gá đặt phôi

2. Chọn dao cắt

Khoa Công nghệ cơ khí trang 42


3. Thực hiện offset
dao cắt

4. Chọn chế độ Auto


5. Tạo chương trình
gia công trên máy %
Tên chương trình O0004
Khai báo ban đầu G40G80G54G97G99
Về home G28U0.W0.
Gọi dao T0404
Nhập chế độ cắt G96S500F2.
vòng/phút
Giới hạn tốc độ G50 S1000
Chạy dao nhanh G0X40.Z5.M03
Chu trình khoan lỗ G74 R0.5
G74 X0. Z-30. Q500 F0.1
Về home G28U0.W0.
Dừng trục chính M05
Trả về đầu chương M30;
trình %
6. Thực hiện chạy
chương trình

Khoa Công nghệ cơ khí trang 43


7. Kết quả

Hình 22 Trình tự thực hiện khoan G74

IX. Tiện lỗ (lỗ trơn, lỗ bậc) G71 và G70 với chế độ Auto
Với chu trình tiện thô G71 và chu trình tiện tinh G70 có thể kết hợp để thực hiện gia
công các chi tiết trụ tròn xoay dạng lỗ. Việc gia công lỗ cũng giống như gia công trụ
ngoài, tuy nhiên phải lựa chọn các dụng cụ cắt phù hợp với việc gia công lỗ.
Trình tự thực hiện trên máy tiện CNC
Bước Nội dung Minh hoạ Ghi chú
1. Gá đặt phôi

Khoa Công nghệ cơ khí trang 44


2. Chọn dao cắt

3. Thực hiện offset


dao cắt

4. Chọn chế độ hoặc


Auto
5. Tạo chương trình
gia công trên máy %
Tên chương trình O0001
Khai báo ban đầu G40G80G54G96G99
Về home G28U0.W0.
Gọi dao T0101
Nhập chế độ cắt S800F0.2
Gới hạn tốc độ G50 S1000
Chạy dao nhanh G0X50.Z2.M03

Khoa Công nghệ cơ khí trang 45


Chu trình tiện thô G71 U1. R0.2
G71 G71 P10 Q20 U0.5 W0.1 F0.2
N10 G0 X-40.
G01 Z0.
G01 X-35. C2.
G01 Z-20.
G01 X-15. R5.
G01 Z-30.
N20 G01 U2.
Về home G28U0.W0.
Thay dao tiện tinh T0202
Nhập chế độ cắt S100 F0.1
Giới hạn tốc độ G50 S1500
Chạy dao nhanh G0 X-40.Z2.M03
Tiện tinh G70 G70P10Q20F0.08
Về home G28U0.W0.
Dừng trục chính M05
Trả về đầu chương M30;
trình %
6. Thực hiện chạy
chương trình
7. Kết quả

Bảng 11 Trình tự thực hiện gia công G71, G70 lỗ

Khoa Công nghệ cơ khí trang 46


X. Tiện ren tam giác trong (G76)
Chu trình tiện cắt ren G76 không chỉ được sử dụng cho tiện ren ngoài mà có thể dùng
để tiện ren trong. Cấu trúc chu trình G76 khi tiện ren trong không có gì khác so với tiện
ren ngoài, tuy nhiên người dùng cần lựa chọn dao tiện ren lỗ phù hợp với chi tiết
Trình tự thực hiện trên máy tiện CNC
Bước Nội dung Minh hoạ Ghi chú
1. Gá đặt phôi

2. Chọn dao cắt

3. Thực hiện offset


dao cắt

4. Chọn chế độ Auto

Khoa Công nghệ cơ khí trang 47


5. Tạo chương trình
gia công trên máy %
Tên chương trình O0002
Khai báo ban đầu G40G80G54G97G99
Về home G28U0.W0.
Gọi dao ren T0505
Nhập chế độ cắt G97S200F2.
vòng/phút
Chạy dao nhanh G0X-18.Z5.M03
Chu trình tiện ren G76 P011060
G76 X-20. Z-30. P1200 Q200 F2.
Về home G28U0.W0.
Dừng trục chính M05
Trả về đầu chương M30;
trình %
6. Thực hiện chạy
chương trình
7. Kết quả

Bảng 12 Trình tự thực hiện tiện ren tam giác trong với G76

Khoa Công nghệ cơ khí trang 48


Chương II: vận hành máy phay CNC
CHƯƠNG II: VẬN HÀNH MÁY PHAY CNC
Mục tiêu:
+ Thiết lập được chuẩn gia công trên máy máy phay CNC
+ Phay được các mặt phẳng, bậc đạt độ chính xác đạt cấp 8 - 7, độ nhám đạt
Rz20-Ra1.25
+ Phay được các loại rãnh (kín, suốt, cong…).
+ Gia công được lỗ và ren trên máy phay CNC
+ Vận hành máy CNC an toàn, chính xác
+ Xử lý được các sự cố phát sinh trong quá trình gia công trên máy CNC.
I. Giới thiệu máy phay CNC
Phay là một hoạt động không thể thiếu trong ngành gia công cơ khí. Để đáp ứng
yêu cầu của sự phát triển, đưa ra các sản phẩm với độ chính xác cao, tiện lợi, các loại
máy phay CNC đã ra đời. Lịch sử hình thành của “máy CNC” đã bắt đầu từ cuối thế kỷ
18, đầu thế kỷ 19 với sự xuất hiện của chiếc máy tiện gia công kim loại thực tế đầu tiên
được Henry Maudslay phát minh vào năm 1800. Nó chỉ đơn giản là một công cụ máy
giữ mẩu kim loại đang được gia công, vì vậy một công cụ cắt có thể gia công bề mặt
theo đường mức mong muốn. Chiếc máy phay đầu tiên được vận hành theo cách thức
tương tự như vậy, ngoại trừ công cụ cắt được đặt ở trục chính đang quay với phôi được
lắp trên bệ máy hay bàn làm việc và di chuyển theo công cụ cắt. Chiếc máy phay này
do Eli Whitney phát minh năm 1818. Những chuyển động được sử dụng trong các máy
công cụ được gọi là trục và thường đề cập đến 3 trục: “X” (thường từ trái qua phải),
“Y” (trước vào sau) và “Z” (trên và dưới). Bàn làm việc cũng có thể được quay theo
mặt ngang hay dọc, tạo ra trục chuyển động thứ tư. Một số máy còn có trục thứ năm,
cho phép trục quay theo một góc (các trục A,B,C).
Thiết kế máy CNC hiện đại bắt nguồn từ tác phẩm của John T. Parsons cuối những năm
1940 và đầu những năm 1950. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Parsons tham gia sản xuất
cánh máy bay trực thăng, một công việc đòi hỏi phải gia công chính xác các hình dạng
phức tạp. Parsons sớm nhận ra rằng bằng cách sử dụng máy tính IBM thời kì đầu, ông
đã có thể tạo ra những thanh dẫn đường mức chính xác hơn rất nhiều khi sử dụng các
phép tính bằng tay và sơ đồ. Dựa trên kinh nghiệm này, ông đã giành được hợp đồng
phát triển một “máy cắt đường mức tự động”cho không quân để tạo mặt cong cho cánh

Khoa Công nghệ cơ khí trang 49


Chương II: vận hành máy phay CNC
máy bay. Sử dụng một đầu đọc thẻ máy tính và các bộ điều khiển động cơ trợ động
(servo motor). Chiếc máy được chế tạo cực kì lớn, phức tạp và đắt đỏ. Mặc dù vậy, nó
làm việc một cách tự động và gia công các mặt cong với độ chính xác cao giúp đáp ứng
nhu cầu của ngành công nghiệp máy bay.
Các nhà nghiên cứu MIT đã thí nghiệm nhiều kiểu quá trình khác nhau và cũng đã làm
việc với các dự án Air Force từ thời Thế chiến II. Phòng thí nghiệm MIT đã nhận thấy
đây là một cơ hội tốt để mở rộng nghiên cứu sang lĩnh vực điều khiển. Việc phát triển
thành công các công cụ máy CNC đã được các nhà nghiên cứu của trường đại học đảm
trách. Từ đó, việc nghiên cứu, cải tiến, tối ưu hóa các nguyên lí điều khiển, vận hành
của máy CNC được thực hiện trên toàn thế giới. Từ các công trình nghiên cứu độc lập,
các dự án đòi hỏi trí tuệ số đông, máy CNC ngày càng nhỏ gọn trong cấu tạo, chính xác
và thông minh trong gia công. Máy CNC được ứng dụng trong rất nhiều ngành khoa
học kỹ thuật, công nghiệp, y tế, quân sự và khó có thể nói nó là tài sản hay sở hữu trí
tuệ của riêng cá nhân nào, đất nước nào.
Các máy CNC hiện đại hoạt động bằng cách đọc hàng nghìn bit thông tin được lưu trữ
trong bộ nhớ máy tính chương trình. Bộ điều khiển cũng giúp nhân viên lập trình tăng
tốc độ sử dụng máy. Ví dụ, trong một số máy, nhân viên lập trình có thể đơn giản chỉ
cần nhập dữ liệu về vị trí, đường kính và chiều sâu của một chi tiết và máy tính sẽ lựa
chọn phương pháp gia công tốt nhất để sản xuất chi tiết đó dưới dạng phôi. Thiết bị mới
nhất có thể chọn một mẫu kỹ thuật được tạo ra từ máy tính, tính toán tốc độ dao cụ,
đường vận chuyển vật liệu vào máy và sản xuất chi tiết mà không cần bản vẽ hay một
chương trình. Từ các máy công cụ sơ khai với các cơ cấu cơ khí, máy CNC ngày nay
hoạt động dưới sự điều khiển của hệ điều hành được lập trình tinh vi, có thể thực hiện
chức năng chuyên biệt với các dòng máy phay đứng, máy phay ngang, máy phay
giường, cỡ lớn, đôi cột, đến các Trung tâm gia công thực hiện nhiều nguyên công liên
tiếp như phay, tiện, khoan, mài, trên một máy chỉ với một lần gá đặt. Các trung tâm gia
công có sự trợ giúp của các cơ cấu thay dao tự động ATC cấp phôi tự động, cánh tay
robot công nghiệp,…có thể được tích hợp vào hệ thống sản xuất linh hoạt trong các nhà
máy lớn.

Khoa Công nghệ cơ khí trang 50


Chương II: vận hành máy phay CNC

Hình 23 Máy phay leadwell v30i tại xưởng trường

1.1. Công dụng của máy phay CNC:


– Công dụng chủ yếu của máy phay là dùng để phay, cắt gọt, khoan,… một cách tỉ mỉ
và chính xác.
– Máy phay CNC có khả năng cắt gọt nhiều chi tiết máy khác nhau và cắt gọt được
nhiều chi tiết cùng một lúc nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm.
– Ngoài ra, máy cũng có công dụng để đo khoảng cách với độ chính xác cao.
Ưu điểm của máy phay CNC:
– Máy phay CNC có tốc độ cắt nhanh và độ chính xác rất cao. Điều đó giúp cho việc
gia công tiết kiệm được thời gian.
– Dao cắt của máy phay CNC có thể cắt được các đường thẳng, ngang, tròn, di chuyển
đa dạng nên cắt được nhiều chi tiết đa dạng khác nhau, từ đơn giản đến phức tạo.
-Có thể hoạt động một cách liên tục mà vẫn đảm bảo được độ chính xác.
1.2. Cấu tạo máy phay CNC
Máy phay CNC được cấu tạo gồm 2 phần chính gồm: cơ cấu chấp hành và cơ cấu điều
khiển.

Khoa Công nghệ cơ khí trang 51


Chương II: vận hành máy phay CNC

Hình 24 Cấu tạo máy phay CNC

Phần cơ cấu chấp hành hay phần cơ khí bao gồm: Vỏ máy, thân bệ máy: còn gọi là
khung sườn của máy, bệ máy được chế tạo bằng phương pháp đúc hoặc hàn sau đó được
mang đi nhiệt luyện để khử ứng suất dư giúp cấu trúc kim loại ổn đinh. Vỏ máy, thân
máy càng cứng cáp thì độ chính xác càng cao và ổn định. Yêu cầu của nó là phải chịu
lực và độ bền cao, có thể hạn chế rung động (nguyên nhân dẫn tới sai số độ chính xác).
Vít me bi, ray dẫn hướng, box way, bàn máy: Cơ chế di chuyển bệ, bàn máy hay trục
quay được gọi là vít me bi (ballscrew). Cơ chế này làm thay đổi chuyển động quay của
động cơ truyền động thành chuyển động tuyến tính và bao gồm một trục vít (screw
shaft) và ổ trục đỡ. Khi trục quay, một ổ trục gắn lần theo các đường rãnh hình xoắn ốc
trong trục và sản sinh ra một chuyển động tuyến tính chính xác làm quay bàn làm việc
ở dưới trục chính hay giá đỡ trục chính. Những vít me bi này được bắt vào bệ máy với
ổ trục gắn ghép vào bàn làm việc hay giá đỡ trục chính được dẫn hướng bởi các ray dẫn
hướng (linenear rails). Bàn máy cũng có thể được dẫn truyền bởi cơ cấu Box way.
Trục chính (Spindle): Trục chính là thành phần có tính quyết định nhất trong máy CNC.
Một trục chính ổn định sẽ hợp nhất với sự điều khiển của động cơ – quyết định độ cứng
vững hệ thống, hệ thống bôi trơn và nguồn điện cung cấp, đảm bảo độ chính xác và có
thể đoán trước được năng suất của máy. Như vậy, quá trình thiết kế trục và tối ưu tốc
độ quay của trục chính sẽ mang lại quá trình cắt gọt được tốt nhất và độ chính xác cao
nhất cho máy. Trục chính được gia công và gắn vào động cơ truyền động, rồi sau đó
được bắt vào giá đỡ trục chính di động. Đối với hầu hết các trung tâm gia công, mỗi
trục chuyển động đều có vít me bi riêng biệt. Phục vụ trục chính trong quá trình gia
công hiện đại bao gồm Bộ phận thay dao tự động (ATC) bằng sự thích ứng của quá

Khoa Công nghệ cơ khí trang 52


Chương II: vận hành máy phay CNC
trình điều khiển và động cơ, ATC sẽ đưa dao ra khỏi trục chính một cách chính xác thay
thế bằng dao cụ có số thứ được định nghĩa từ trước giúp giảm thời gian gá dao, hạn chế
sai sót trong gia công; bên cạnh đó là hệ thống bơm bôi trơn, giải nhiệt bằng dầu,…
Cơ cấu điều khiển hay phần điện, điện tử-Hệ điều hành, bộ điều khiển: Bộ cấp nguồn,
điều khiển: mỗi máy CNC đều được cấp nguồn qua các thiết bị được lắp đặt trong tủ
điện như các thiết bị đóng cắt CB, LCB, MCB, Rơ le, khởi động từ, biến tần, driver,…
Hệ điều hành là thành phần trung tâm của máy công cụ. Nó được lập trình để điều khiển
quá trình chuyển động, vị trí của các thành phần chuyển động trên máy, sao cho đạt
được chính xác, tối ưu thời gian cắt, tốc độ và chiều sâu cắt cần thiết. Một số hệ điều
hành thông dụng: FANUC, Siemens, Heidenhain, Okuma, Haas,…
1.3. Phân loại:
Trên thị trường hiện nay cũng có nhiều loại máy phay khác nhau với những hình dáng,
kiểu mẫu, chức năng khác nhau. Nhìn chung, các loại máy phay thường được chia thành
3 nhóm chính với cấu tạo và thiết kế khác nhau:
Nhóm 1: Theo số trục của máy phay thì có loại máy phay 2 trục, 3 trục hoặc có thể là
nhiều hơn. Các máy sẽ linh hoạt hơn khi có số trục nhiều hơn.
Nhóm 2: Được chia theo hướng đi của trục đứng hoặc ngang. Trục chính của máy phay
chuyển động lên xuống thì gọi là máy phay đứng. Trục chính chuyển động ra vào thì
được gọi là máy phay ngang.
Nhóm 3: Máy phay có bộ thay dao hoặc không có. Công nghệ ngày càng phát triển nên
ngày càng phát minh, chế tạo ra được nhiều loại máy phay khác nhau với sự linh hoạt
và các tính năng vượt trội hơn nhắm hỗ trợ cho công việc.
1.4. Dụng cụ cắt trên máy phay CNC
Trên máy phay CNC sử dụng dụng cụ cắt hay dao cắt rất đa dạng, từ mũi khoan đến
dao phay mặt đầu, dao phay ngón, dao phay cầu, dao khắc và các loại dụng cụ đặc biệt
khác… tất cả những công cụ đó góp phần nâng cao khả năng công nghệ trên máy phay
CNC giúp nó hoạt động linh hoạt và tạo ra được những sản phẩm đạt chất lượng với độ
chính xác cực kỳ cao

Khoa Công nghệ cơ khí trang 53


Chương II: vận hành máy phay CNC

Hình 25 Dụng cụ cắt trên máy phay CNC

1.5. Đồ gá trên máy phay CNC


Máy phay CNC sử dụng đa dạng đồ gá trong suốt quá trình gia công, phổ biến nhất đó
là ê tô thuỷ lực, hoặc mâm cặp 3 chấu. Tuy nhiên có nhiều sản phẩm yêu cầu phải có
các đồ gá chuyên dùng phục vụ cho việc gia công các loại chi tiết khó hoặc vị trí gia
công đặc biệt khác

Khoa Công nghệ cơ khí trang 54


Chương II: vận hành máy phay CNC

Hình 26 Đồ gá trên máy phay CNC

II. Vận hành máy Phay CNC chế độ tay (Home, rapid, Jog, MPG)
2.1. Hệ toạ độ trên máy phay CNC
Các trục tọa độ của máy CNC cho phép xác định chiều chuyển động của các cơ cấu
máy và dụng cụ cắt. Chiều dương của các trục X, Y, Z được xác định theo quy tắc bàn
tay phải ( ngón tay cái chỉ chiều dương của trục X, ngón tay giữa chỉ chiều dương của
trục Z, ngón tay trỏ chỉ chiều dương của trục Y ).

Hình 27 Quy tắc bàn tay phải

Khoa Công nghệ cơ khí trang 55


Chương II: vận hành máy phay CNC
Để xác định vị trí tương quan giữa dụng cụ cắt và chi tiết nhà sản xuất quy định các gốc
toạ độ trên máy phay CNC. Trên máy phay CNC có nhiều gốc toạ độ, trong đó có gốc
toạ độ của nhà sản xuất thiết lập và gốc toạ độ do người dùng thiết lập

Hình 28 Gốc toạ độ trên máy phay CNC

R: gốc toạ độ reference point – nhà sản xuất quy định


M: gốc toạ độ machine point – nhà sản xuất quy định
A: gốc toạ độ đầu trục chính
W: gốc toạ độ gia công
2.2. Chế độ home
Chế độ Home trên máy phay CNC leadwell V30i thực hiện việc trả máy về góc chuẩn
máy reference point (0,0) trên máy phay CNC. Việc thực hiện về home máy khi vừa
mở máy hoặc sau khi nhấn dừng khẩn cấp để máy xác định lại toạ độ gốc. Các bước
thực hiện chế độ home
Bước Nội dung Minh hoạ Ghi chú
1. Chọn chế độ Home
2. Lựa chọn trục X, Y, Z để
về home
3. Chọn tốc độ khi về home

Khoa Công nghệ cơ khí trang 56


Chương II: vận hành máy phay CNC
0%-25%-50%-100%
4. Nhấn home start
5. Kết quả
Bảng 13 Trình tự về home trên máy phay CNC

2.3. Chế độ rapid


Chế độ rapid dùng để điều khiển nhanh vị trí của các trục X, Y, Z. Khi chọn chế độ này,
người sử dụng có thể vận hành các trục X, Y, Z với tốc độ nhanh nhất nhằm giảm thời
gian điều chỉnh máy, tuỳ vào điều kiện mà người dùng có thể lựa chọn tỉ lệ phần trăm
tốc độ maximum của máy 0%, 25%, 50% hoặc 100%
Bước Nội dung Minh hoạ Ghi chú
1. Chọn chế độ Rapid
2. Lựa chọn trục X hoặc Y,
hoặc Z
3. Lựa chọn tốc độ 0%, 25%,
50% hoặc 100%
4. Chọn chiều di chuyển +
hoặc -
5. Kết quả
Bảng 14 Trình tự thực hiện chế độ rapid trên máy phay CNC

2.4. Chế độ jog


Chế độ Jog trên máy phay CNC cho phép điều khiển các trục X, Y, Z bằng tay trên máy
tiện CNC với các tốc độ chuyển động khác nhau như: điều khiển dao cắt gọt với lượng
chạy dao không đổi (ổn định tốc độ) dùng cho cắt tinh khi vận hành bằng tay. Các bước
thực hiện chế độ Jog
Bước Nội dung Minh hoạ Ghi chú
1. Chọn chế độ Jog
2. Lựa chọn trục X hoặc Y
hoặc Z
3. Lựa chọn tốc độ chạy dao
Feed rate

Khoa Công nghệ cơ khí trang 57


Chương II: vận hành máy phay CNC
4. Chọn chiều di chuyển –
hoặc +
5. Kết quả
Bảng 15 Trình tự thực hiện chế độ Jog trên máy phay CNC

Chế độ Inc Jog trên máy tiện CNC cho phép điều khiển các trục X, Z bằng tay trên máy
tiện CNC với các bước duy chuyển khác nhau từ 0.001mm đến 1mm.
2.5. Chế độ MPG
Chế độ điều khiển MPG (manual Pulse Generator) là chế độ cho phép điều khiển các
trục X, Y, Z trên máy phay CNC bằng tay quay. Đây là chế độ vận hành tay linh hoạt,
được dùng trong việc vận hành máy để cắt gọt, offset dụng cụ cắt trên máy phay CNC.
Với chế độ điều khiển MPG có thể điều khiển các trục nhanh chậm bằng cách phối hợp
giữa tay quay và bước lớn nhỏ (*1, *10, *100) trên bảng điều khiển. Tuy nhiên tốc độ
chạy dao không ổn định do tốc độ quay của người dùng. Các bước vận hành máy phay
CNC chế độ tay
Bước Nội dung Minh hoạ Ghi chú
1. Chọn chế độ MPG
2. Lựa chọn trục X, Y, Z
3. Lựa chọn bước *1 hoặc
*10 hoặc *100
4. Quay tay quay ngược để
điều khiển trục chạy về
hướng - hoặc cùng chiều
kim đồng hồ để điều khiển
trục về hướng +
5. Kết quả
Bảng 16 Trình tự thực hiện chế độ MPG trên máy phay CNC

III. Set dao và set phôi trên máy phay CNC


Trong quá trình vận hành máy để chuẩn bị cho máy có thể tự động thực hiện các lệnh
chạy dao chính xác vị trí để tiến hành cắt gọt thì người dùng cần thực hiện báo cho máy
biết gốc toạ độ gia công work reference point. Để thực hiện quá trình này cần thực hiện
báo cho máy biết vị trí X0. Và Y0. quá trình này gọi là offset phôi và vị trí Z0. gọi là
offset dao. Các giá trị này sẽ được sử dụng khi người dùng gọi thông qua lệnh gọi gốc

Khoa Công nghệ cơ khí trang 58


Chương II: vận hành máy phay CNC
toạ độ (Vd: G54) và lệnh bù chiều dài dao (G43H3). Do đó, quá trình offset dao và
offset phôi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hình dáng, kích thước của chi tiết sau gia công,
vì vậy quá trình người dùng cần thực hiện chính xác các thao tác cũng như đo kiểm
trong quá trình offset dao. Trình tự thực hiện xác định chuẩn gia công trên máy phay
CNC
a. Offset phôi xác định vị trí X0. Y0.
Bước Nội dung Minh hoạ Ghi chú
1. Chọn đầu dò cạnh
trên đài dao hoặc
thay đầu dò cạnh
vào trục chính
Vd: T01 M06

2. Cho trục chính


quay và đánh lệnh
đầu dò cạnh

Khoa Công nghệ cơ khí trang 59


Chương II: vận hành máy phay CNC
3. Di chuyển trục X,
Y để đầu dò cạnh
chạm vào vị trí cần
Quan sát không
báo X0. Y0. Cho
còn khe hở
đến khi đầu dò
giữa đầu dò và
không còn đảo
mặt cạnh của
chi tiết

4. Mở bảng offset
dao và chọn mục
Work

5. Chọn vị trí nhập


giá trị offset cho
X, Y tại gốc G54 –
G59
Nhập X+ (-) bán
kính đầu chạm.
Sau đó nhấn
measure
Nhập Y+(-) bán
kính đầu chạm.
Sau đó nhấn
measure

Khoa Công nghệ cơ khí trang 60


Chương II: vận hành máy phay CNC
6. Kiểm tra: So sánh Giá trị X, Y
giá trị X, Y trong trong bảng
bảng offset và giá offset sẽ bằng
trị toạ độ X, Y toạ độ X, Y
Machine của máy machine

Bảng 17 Trình tự offset phôi trên máy phay CNC

b. Offset dao.
Bước Nội dung Minh hoạ Ghi chú
1. Để đầu chạm trên
băng máy hoặc
mặt đầu ê tô hoặc
mặt đầu phôi

Khoa Công nghệ cơ khí trang 61


Chương II: vận hành máy phay CNC
2. Chọn dụng cụ cắt
cần offset ví dục
dao số T03

3. Di chuyển trục Z
nhấn vào mặt đầu
của đầu chạm đến Trục chính
vị trí 0. Lúc này không quay
mặt đầu dao sẽ Ghi nhớ toạ độ
cách mặt đầu phôi Machine của Z
là 50mm

4. Mở bảng offset
dao và chọn mục
offset di chuyển
trỏ đến vị trí Geom
(H)

Khoa Công nghệ cơ khí trang 62


Chương II: vận hành máy phay CNC
5. Chọn vị trí nhập
giá trị offset cho
chiều dài dao số 3
ở hàng số 3.
Nhập giá trị Z
machine đã ghi
nhớ ở trên vào vị
trí (Vd -236.36)
sau đó nhấn input
6. Kết quả

Bảng 18 Offset dao trên máy phay CNC

IV.Phay mặt phẳng, bậc (sử dụng chế độ điều khiển tay)
Việc thực hiện gia công chi tiết trên máy phay CNC với chế độ điều khiển bằng tay
(MPG, Jog, Rapid..) giống như thực hiện trên máy phay vạn năng. Để đạt được độ chính
xác gia công cũng như độ nhám bề mặt cần phải phối hợp các phương pháp vận hành ở
chế độ tay.
Phay mặt phẳng
Bước Nội dung Minh hoạ Ghi chú
1. Về home máy

Khoa Công nghệ cơ khí trang 63


Chương II: vận hành máy phay CNC
2. Chọn dụng cụ cắt

3. Nhập chế độ cắt


Tốc độ trục chính S300
Lượng chạy dao F200.
4. Cho trục chính M03
quay
5. Sử dụng chế độ
MPG hoặc rapid
để di chuyển dao
đến gần vùng gia
công

6. Sử dụng chế độ
MPG hoặc Jog để
gia công thô mặt
đầu

Khoa Công nghệ cơ khí trang 64


Chương II: vận hành máy phay CNC
7. Sử dụng chế độ
Jog để gia công
tinh mặt đầu

8. Kiểm tra

Bảng 19 Trình tự phay mặt đầu chế độ tay

Phay bậc
Bước Nội dung Minh hoạ Ghi chú
1. Về home máy

Khoa Công nghệ cơ khí trang 65


Chương II: vận hành máy phay CNC
2. Chọn dụng cụ cắt

3. Nhập chế độ cắt


Tốc độ trục chính S800
Lượng chạy dao F300.
4. Cho trục chính M03
quay
5. Sử dụng chế độ
MPG hoặc rapid
để di chuyển dao
đến gần vùng gia
công

6. Sử dụng chế độ
MPG hoặc Jog để
gia công thô mặt
bậc

Khoa Công nghệ cơ khí trang 66


Chương II: vận hành máy phay CNC
7. Sử dụng chế độ
Jog để gia công
tinh mặt bậc

8. Kết quả

Bảng 20 Trình tự phay bậc chế độ tay

V. Phay các hốc, rãnh (sử dụng chương trình con M98, M99 trong chế độ Auto)
Phay hốc rãnh là quá trình gia công mang tính chất lặp lại đường chạy dao,vì vậy khi
cần gia công lặp lại nhiều lần một mẫu thì nên dùng biểu diễn mẫu dưới dạng một
chương trình con để đơn giản vịêc lập trình.
+ Một chương trình chính có thể gọi một chương trình con nhìều lần.
+ Một chương trình con có thể gọi một chương trình con khác (cháu) nhiều lần.

Hình 29 Cấu trúc chương trình con

Cách gọi một chương trình con:


M98 Pxxxx Lxxx;

Khoa Công nghệ cơ khí trang 67


Chương II: vận hành máy phay CNC
Pxxxx: xxxx là số chương trình con cần gọi
Lxxx: xxx là số lần lại.

Hình 30 Cách gọi chương trình con

+ Trong một chương trình chính có thể gọi chương trình con nhiều lần, và chương trình
con có thể gọi chương trình cháu nhiều lần.
+ Số thế hệ tối đa có thể lồng nhau là 4. Số lần gọi tối đa một chương trình con là 999

Hình 31 Tổ chức thực hiện chương trình con

-Nếu muốn sau khi thực hiện chương trình con, bạn không trở về nơi đã gọi mà di
chuyển tới một dòng chương trình khác, bạn phải chỉ ra dòng chương trình cần đến sau
M99P_;

Khoa Công nghệ cơ khí trang 68


Chương II: vận hành máy phay CNC

Hình 32 Cách chuyển chương trình con khác

VI.Khoan, taro (sử dụng chu trình G73, G80, G81, G82, G83, G84 trong chế độ
Auto)
6.1. Chu trình khoan lỗ cạn G81

Cấu trúc lệnh:

N.....G98(G99) G81 X...Y....Z.....R......F......K

Trong đó:

X,Y: Vị trí gia công

Z: Chiều sâu gia công

R: Khoảng cách đến mặt phẳng an toàn

K: Số lần lặp.

Hình 33 Chu trình khoan lỗ cạn G81

Chu trình được thực hiện theo hai lệnh G98 và G99 với ý nghĩa như hình minh họa.

Khoa Công nghệ cơ khí trang 69


Chương II: vận hành máy phay CNC

Hình 34 Cách chạy dao khi G81 phôi hợp G98, G99

6.2. Chu trình khoan dừng tại đáy lỗ G82

Cấu trúc lệnh:

N.....G98(G99) G82 X...Y....Z.....R......P......F

Hình 35 Chu trình khoan lỗ có dừng tại đáy lỗ

Trong đó:

X,Y: Vị trí gia công

Z: Chiều sâu gia công

R: Khoảng cách đến mặt phẳng an toàn

P: Thời gian dừng cuối hành trình

Khoa Công nghệ cơ khí trang 70


Chương II: vận hành máy phay CNC
Chu trình được thực hiện theo hai lệnh G98 và G99 với ý nghĩa như hình minh họa.

Hình 36 khoan lỗ G82 kết hợp G98, G99

6.3. Chu trình khoan lỗ sâu G83

Cấu trúc lệnh:

N.....G98(G99) G83 X...Y....Z.....R......P.....Q.......F

Hình 37 Chu trìn khhoan lỗ sâu G83

Trong đó:

X,Y: Vị trí gia công

Z: Chiều sâu gia công

R: Khoảng cách đến mặt phẳng an toàn

Khoa Công nghệ cơ khí trang 71


Chương II: vận hành máy phay CNC
P: Thời gian dừng cuối hành trình

Q: Thời gian mỗi lần xuống dao.

Chu trình được thực hiện theo hai lệnh G98 và G99 với ý nghĩa như hình minh họa.
6.4. Chu trình khoan lỗ sâu G73
Cấu trúc lệnh:
G73 X__Y__Z__R__Q__P__F__

Trong đó:

X,Y: Vị trí gia công

Z: Chiều sâu gia công

R: Khoảng cách đến mặt phẳng an toàn

P: Thời gian dừng cuối hành trình

Q: Thời gian mỗi lần xuống dao.

Hình 38 Chu trình khoan lỗ sâu G73

6.5. Chu trình Taro G84


G99(G98) G84 X…Y…Z…R…F… ;

Khoa Công nghệ cơ khí trang 72


Chương II: vận hành máy phay CNC
Trong đó:

X,Y: Vị trí gia công

Z: Chiều sâu gia công

R: Khoảng cách đến mặt phẳng an toàn

P: Thời gian dừng cuối hành trình

F: lượng chạy dao

Hình 39 Chu trình ta rô phải G84

Bước Chu kỳ G84


1 Di chuyển nhanh đến vị trí tâm lỗ XY
2 Di chuyễn nhanh xuống cao độ R
3 Chuyển động cắt gọt đến chiều sâu Z với bước tiến F = S*P(bước ren)
4 Dừng quay trục chính
5 Trục chính quay ngược (M4) và cắt gọt về đến mức R
6 Dừng trục chính
7 Trục chính quay bình thường (M3)
6.6. Huỷ chu trình khoan G80
Cấu trúc: G80
Với lệnh G80 sẽ thực thi huỷ các chu trình khoan, khoét doa, taro.

Khoa Công nghệ cơ khí trang 73


Chương III: Bài tập thực hành

CHƯƠNG III: BÀI TẬP THỰC HÀNH


I. Bài tập tiện

Hình 40 Tiện trụ bậc vuông góc

Hình 41 Tiện trụ bậc có vát mép, bo cạnh

Khoa Công nghệ cơ khí trang 74


Chương III: Bài tập thực hành

Hình 42 Tiện trụ bậc có vát mép, bo cạnh

Hình 43 Khoan lỗ

Khoa Công nghệ cơ khí trang 75


Chương III: Bài tập thực hành

Hình 44 Gia công lỗ bậc vuông góc

Hình 45 Gia công lỗ bậc suốt, có bo cạnh

Khoa Công nghệ cơ khí trang 76


Chương III: Bài tập thực hành

Hình 46 Gia công cắt rãnh, ren

Hình 47 Gia công cắt rãnh ren ngoài, và lỗ bậc kín

Khoa Công nghệ cơ khí trang 77


Chương III: Bài tập thực hành
II. Bài tập phay

Hình 48 Phay 6 mặt song song vuông góc, khoan lỗ

Hình 49 Phay mặt, khoan lỗ theo biên tròn

Khoa Công nghệ cơ khí trang 78


Chương III: Bài tập thực hành

Hình 50 phay mặt khoan lỗ theo biên đường thẳng đối xứng

Hình 51 phay bậc có biên dạng phức tạp

Khoa Công nghệ cơ khí trang 79


Chương III: Bài tập thực hành

Hình 52 Phay bậc có biên dạng phức tạp

Hình 53 Phay hốc tròn, khoan lỗ cách đều

Khoa Công nghệ cơ khí trang 80


Chương III: Bài tập thực hành

Hình 54 Phay hốc vuông, khoan lỗ theo cung

Khoa Công nghệ cơ khí trang 81


Tài liệu tham khảo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ts. Nguyễn Ngọc Phương – Sổ tay lập trình CNC – NXB. Đà Nẵng – 2012
2. Ths. Dương Văn Linh – Hướng dẫn kỹ thuật tiện – NXB. KHKT – 2015
3. Ts. Trần Đức Quý – Giáo trình công nghệ CNC – NXB. HEVOBCO - 2015
4. Peter Smid – CNC hand Book – 2010
5. MTS software – CNC exercises – 2012
6. Leadwell manual – Leadwell Co. - 2009

Khoa Công nghệ cơ khí trang 82

You might also like