You are on page 1of 93

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY CNC KHẮC


LASER TRÊN BỀ MẶT GỖ VÀ VỎ DƯA HẤU

MÃ SỐ: SV2019-20

SKC 0 0 6 8 3 7

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 06/2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY CNC KHẮC LASER TRÊN BỀ
MẶT GỖ VÀ VỎ DƯA HẤU

SV2019-20

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kỹ Thuật

TP Hồ Chí Minh, 6/2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY CNC KHẮC LASER TRÊN
BỀ MẶT GỖ VÀ VỎ DƯA HẤU
SV2019-20

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kỹ thuật

SV thực hiện: Đỗ Văn Hoàng


Lê Sỉ Đang
Trần Quang Khang Nam, Nữ: Nam
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: 151433B CKM Năm thứ: 4 /Số năm đào tạo: 4
Ngành học: Công nghệ chế tạo máy

Sinh viên chịu trách nhiệm chính: Đỗ Văn Hoàng


Người hướng dẫn: Giảng viên Nguyễn Phi Trung.
Giảng Viên Đặng Minh Phụng.

TP Hồ Chí Minh, 6/2019


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................... 10
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .......................................................................... 10
1.1. Lý do chọn đề tài: ..................................................................................................... 10
1.2. Ý nghĩa và mục tiêu đề tài: ...................................................................................... 10
1.3 Phương pháp nghiên cứu: ......................................................................................... 11
1.4 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài: ........................................................................ 12
1.4.1 K40 Version Laser Co2 40W CNC Laser Engraving Machine:......................... 12
1.4.2 MÁY LASER 6040-60W ...................................................................................... 13
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI .................................. 15
2.1 Khái niệm .................................................................................................................. 15
2.1.1 Tổng quan về tia laser: ....................................................................................... 15
2.1.2 Đặc điểm của Laser: ........................................................................................... 16
2.2 Khái quát về thiết kế máy CNC laser ........................................................................ 17
2.2.1 Cấu tạo, thiết kế máy CNC laser: ....................................................................... 17
2.2.2 Nguyên lý hoạt động của máy: ........................................................................... 17
2.2.3 Ứng dụng của máy CNC laser:........................................................................... 18
2.3 Hệ thống vỏ máy ....................................................................................................... 18
2.4 Hệ thống điều khiển: ................................................................................................. 19
2.5 Hệ thống chuyển động X – Y: .................................................................................. 20
2.6 Hệ thống gia công sử dụng chùm tia laser: ............................................................... 21
2.7 Ứng dụng của tia laser trong gia công cắt gọt: ......................................................... 21
2.8 Công nghệ cắt gọt bằng tia laser ............................................................................... 23
2.8.1 Đặc điểm của quá trình cắt gọt bằng chùm tia laser: ........................................ 25
2.8.2 Cơ chế gia công cắt gọt bằng chùm tia laser ..................................................... 27
2.9 Vật liệu dùng trong cắt – khắc laser:......................................................................... 28
2.9.1. Nghành và vật liệu cắt bằng laser ..................................................................... 28
2.9.2. CNC LASER ....................................................................................................... 28
2.9.3. Thực nghiệm với cắt – khắc bằng laser khí CO2 đối với một số loại nhựa. ...... 29
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ VÀ NGUYÊN LÝ MÁY CNC LASER CO2
KHẮC TRÊN BỀ MẶT GỖ VÀ VỎ DƯA HẤU. ......................................................... 35

1
3.1 Lựa chọn phương án.................................................................................................. 35
3.1.1 Phương án 1:Máy khắc laser bằng dầu diode: .................................................. 35
3.1.2 Phương án 2: Máy khắc laser CO2:................................................................... 36
3.1.3 Phân tích và chọn phương án: ............................................................................ 37
3.2 Truyền động trên mặt phẳng Oxy ............................................................................. 37
3.3 Các loại bộ truyền đai ............................................................................................... 37
3.3.1 Đai dẹt................................................................................................................. 37
3.3.2 Đai thang ............................................................................................................ 37
3.3.3 Đai hình lược ...................................................................................................... 38
3.3.4 Đai răng .............................................................................................................. 38
3.4 Lựa chọn bộ điều khiển ............................................................................................ 38
3.4.1 Hệ thống các relay – timer – contactor:............................................................. 38
3.4.2 PLC ..................................................................................................................... 38
3.4.3 Vi điều khiển ....................................................................................................... 39
3.5 Lựa chọn động cơ ...................................................................................................... 40
3.5.1 Động cơ bước ..................................................................................................... 40
3.5.2 Động cơ DC servo .............................................................................................. 40
3.6 Nguyên lý hoạt động của máy CNC laser CO2: ....................................................... 41
3.6.1 Nguyên lý hoạt động ống phóng laser CO2: ...................................................... 41
3.6.2 Đặc trưng và nguyên lý máy cắt - khắc CNC laser CO2 ................................... 41
CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ CƠ KHÍ .......................................................... 45
4.1 Tính toán và lựa chọn động cơ bước:........................................................................ 45
4.1.1 Xác định độ phân giải cần thiết của tải: ............................................................ 46
4.1.2 Xác định biên dạng chuyển động: ...................................................................... 46
4.1.3 Xác định momen xoắn cần thiết: ........................................................................ 46
4.1.4 Lựa chọn và xác định động cơ bước cũng như hệ thống điều khiển: ................. 47
4.2. Lựa chọn đai, pulley và ray dẫn hướng:................................................................... 48
4.2.1 Lựa chọn đai và pulley: ...................................................................................... 48
4.2.2: Lựa chọn ray trượt dẫn hướng: ......................................................................... 49
4.3. Tính toán lựa chọn đai ốc, trục vít cho bàn nâng: .................................................... 50
4.3.1 Tính đường kính trung bình của ren: ................................................................. 50
4.3.2 Chọn các thông số của vít và đai ốc:.................................................................. 50
2
4.4. Thiết kế, mô hình hóa cơ khí: .................................................................................. 50
4.4.1. Khung máy: ........................................................................................................ 50
4.4.2 Mô phỏng, phân tích ứng suất, chuyển vị:.......................................................... 51
4.4.3 Phần làm việc chính: .......................................................................................... 52
4.4.4 Bàn nâng. ............................................................................................................ 52
4.4.5 Khung lắp ráp hoàn chỉnh các bộ phận chính: .................................................. 53
4.4.6 Một số hình ảnh thực tế gia công của máy. ........................................................ 54
CHƯƠNG 5: CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ............ 56
5.1 Các linh kiện điện tử : ............................................................................................... 56
5.1.1 Máy bơm oxi: ...................................................................................................... 56
5.1.2. Rơ le trung gian 5VDC: ..................................................................................... 56
5.1.3. Bộ lọc nhiễu 1 pha: ............................................................................................ 56
5.1.4. Bộ nguồn cao áp 40W ........................................................................................ 57
5.1.5 Ống phóng laser: ................................................................................................ 59
5.2. Các linh kiện cần thiết cho hệ thống điều khiển: ..................................................... 60
5.2.1 Board kết nối....................................................................................................... 60
5.2.2: Driver ................................................................................................................ 62
Bảng 5.1 So sánh driver A4988 và DRV8825. .................................................................. 63
5.2.3 Công tắc hành trình: ........................................................................................... 63
CHƯƠNG 6: PHẦN MỀM ĐIỀU KHIỂN VÀ THIẾT LẬP THỒNG SỐ KHẮC
LASER ............................................................................................................................... 66
6.1 Phần mềm điều khiển ................................................................................................ 66
6.1.1 Danh sách các phần mềm cần thiết máy khắc laser ........................................... 66
6.1.2 Phần mềm Laser GRBL ...................................................................................... 66
6.1.3 Phần mềm benbox ............................................................................................... 67
6.1.4 Phần mềm Laser marking software .................................................................... 68
6.1.5 Phần mềm PhotoGrav......................................................................................... 69
6.2 Cài đặt thông số trên phần mềm benbox. .................................................................. 70
6.2.1 Nạp firmware ...................................................................................................... 70
6.2.2 Cài đặt thông số .................................................................................................. 72
6.3 Một số thông số tham khảo trong việc khắc, cắt laser .............................................. 75
6.3.1 Khắc đậm nhạt .................................................................................................... 75
3
6.3.2 Khắc trên vỏ dưa hấu ......................................................................................... 76
6.3.3 Khắc hình đơn giản, logo trên MDF, gỗ ............................................................ 76
6.4 Vận hành máy khắc laser .......................................................................................... 76
CHƯƠNG 7: KẾT QUẢ, THỬ NGHIỆM, CÁCH KHẮC PHỤC CÁC LỖI KHI
KHẮC LASER .................................................................................................................. 78
7.1 Tổng quan về máy ..................................................................................................... 78
7.2 Một số sản phẩm hoàn thành..................................................................................... 79
7.3 Các lỗi khi khắc laser và cách khắc phục.................................................................. 81
7.3.1 Tia laser không ra khỏi đầu khắc, không tới được bề mặt khắc ........................ 81
7.3.2 Hình khắc bị méo ................................................................................................ 85
7.3.3 Khắc vỏ dưa hấu bị sâu, bị tro về mặt. ............................................................... 85
7.3.4 Sản phẩm khắc gỗ xấu, cháy bề mặt ................................................................... 86
CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 86
8.1 Kết luận: .................................................................................................................... 87
8.2 Hướng phát triển đề tài: ............................................................................................ 87
8.3 Khuyến nghị .............................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 89

4
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNC: Computer Numerical Control
CAD: Computer Aided Design
LASER: Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation
MDF: Medium Density Fiberboard
LED: Light Emitting Diode
USB: Universal Serial Bus
ABS: Acrylonitrile Butadiene Styrene
PLA: Polylactic Axit

5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 5.1: So sánh driver A4988 và DRV8825 Trang 35
Bảng 6.1: Các phần mềm khắc laser và chức năng của mỗi phần mềm Trang 38

6
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1. 1 Sản phẩm khắc laser mẫu ................................................................................... 10
Hình 1. 2 Máy laser K40 thực tế nhập từ Trung Quốc ....................................................... 12
Hình 1. 3 Máy laser 6040-60W từ Trung Quốc ................................................................. 13

Hình 2. 1 Cắt laser trên thép tấm ........................................................................................ 15


Hình 2. 2 Vỏ máy mẫu ....................................................................................................... 18
Hình 2. 3 Mô hình hóa hệ thống điều khiển ....................................................................... 19
Hình 2. 4 Thiết kế tổng thể hệ dẫn động máy gia công laser khí CO2 .............................. 20
Hình 2. 5 Hình ảnh về một máy cắt laser 2 trục trong thực tế ........................................... 21
Hình 2. 6 Gia công cắt laser trên mica trong ...................................................................... 22
Hình 2. 7 Đầu phát laser ..................................................................................................... 23
Hình 2. 8 tia laser qua thấu kính hội tụ............................................................................... 25
Hình 2. 9 Cắt, Khắc laser trên ABS.................................................................................... 29
Hình 2. 10 Cắt, khắc laser trên nhựa acrylic ...................................................................... 29
Hình 2. 11 Cắt, khắc laser trên nhựa Bakelit ...................................................................... 30
Hình 2. 12 Cắt khắc laser trên nhựa Flour Polyme ............................................................ 30
Hình 2. 13 Khắc laser trên nhựa FR4/FR2 ......................................................................... 31
Hình 2. 14 Khắc laser trên nhựa sợi thủy tinh .................................................................... 31
Hình 2. 15 Khắc laser trên polycacbonat............................................................................ 32
Hình 2. 16 Khắc laser trên polyeste.................................................................................... 32
Hình 2. 17 Khắc, cắt laser trên polyetylen ......................................................................... 33
Hình 2. 18 Khắc, cắt laser trên Polyamid ........................................................................... 33
Hình 2. 19 Khắc, cắt laser trên polymethylen .................................................................... 33
Hình 2. 20 Khắc, cắt laser trên ống PVC .......................................................................... 34
Hình 2. 21 Khắc laser trên cao su ....................................................................................... 34

Hình 3. 1 Máy khắc laser mini đầu laser diode .................................................................. 35


Hình 3. 2 Máy khắc, cắt laser cỡ lớn trong công nghiệp .................................................... 36
Hình 3. 3 Adruino Uno R3 ................................................................................................. 39
Hình 3. 4 Động cơ bước ..................................................................................................... 40
Hình 3. 5 Động cơ DC servo .............................................................................................. 40
Hình 3. 6 Cấu tạo ống phóng Laser CO2 ........................................................................... 41
Hình 3. 7 Mô phỏng nguyên lý laser CO2 ......................................................................... 42
Hình 3. 8 Sơ đồ nối nguồn vào ống phóng laser CO2 ........................................................ 43

Hình 4. 1 Phân tích các lực khi chuyển động ..................................................................... 45


Hình 4. 2 Thông số động cơ bước ...................................................................................... 47
Hình 4. 3 Thông số ray trượt dẫn hướng ............................................................................ 49
Hình 4. 4 Khung máy thiết kế trên Inventor 2018.............................................................. 51
7
Hình 4. 5 Phân tích ứng suất của khung trên Inventor 2018 .............................................. 51
Hình 4. 6 Phân tích chuyển vị của khung trên Inventor 2018 ............................................ 52
Hình 4. 7 Phần làm việc chính 2 trục Y, 1 trục X .............................................................. 52
Hình 4. 8 Bàn nâng thiết kế trên Inventor 2018 ................................................................. 53
Hình 4. 9 Lắp ráp đầy đủ các bộ phận vào khung máy trên Inventor 2018 ....................... 53

Hình 5. 1 Máy bơm oxi ACO-001 ...................................................................................... 56


Hình 5. 2 Rơ Le trung gian ................................................................................................. 56
Hình 5. 3 Bộ Lọc nhiễu ...................................................................................................... 57
Hình 5. 4 Nguồn cao áp và ký hiệu các đầu nối điện ......................................................... 58
Hình 5. 5 Giải thích các ký hiệu trên nguồn laser CO2..................................................... 59
Hình 5. 6 Ống phóng laser CO2 ......................................................................................... 59
Hình 5. 7 Board mạch điều khiển ....................................................................................... 61
Hình 5. 8 Driver A4988 ...................................................................................................... 62
Hình 5. 9 Driver DRV8825 ................................................................................................ 62
Hình 5. 10 Công tắc hành trình .......................................................................................... 64
Hình 5. 11 Sơ đồ điện ......................................................................................................... 65

Hình 6. 1 Giao diện phần mềm Laser GRBL ..................................................................... 67


Hình 6. 2 Giao diện phần mềm benbox .............................................................................. 68
Hình 6. 3 Giao diện phần mềm Laser marking .................................................................. 69
Hình 6. 4 Giao diện phần mềm PhotoGrav ........................................................................ 70
Hình 6. 5 Thiết lập thông số khắc đậm nhạt tham khảo ..................................................... 75
Hình 6. 6 Thiết lập thông số khắc trên vỏ dưa hấu............................................................. 76
Hình 6. 7 Thiết lập thông số khắc hình cơ bản ................................................................... 76
Hình 6. 8 Khắc logo HCMUTE .......................................................................................... 77

Hình 7. 1 Khung máy khắc laser CO2 hoàn chỉnh thiết kế trên Inventor 2018 ................. 78
Hình 7. 2 Hình ảnh thực tế máy sau khi hoàn thành .......................................................... 79
Hình 7. 3 Khắc logo và chữ trên dưa hấu ........................................................................... 80
Hình 7. 4 Khắc trên gỗ ....................................................................................................... 80
Hình 7. 5 Khắc trên MDF ................................................................................................... 81
Hình 7. 6 Đầu gá gương phản xạ vị trí thứ 3 ...................................................................... 82
Hình 7. 7 So sánh sự khác nhau 2 chùm tia laser đúng và sai ............................................ 83
Hình 7. 8 Kiểm tra tia laser ................................................................................................ 83
Hình 7. 9 Cách kiểm tra tia laser ........................................................................................ 84
Hình 7. 10 Hình khắc logo bị lỗi trượt bước ...................................................................... 85
Hình 7. 11 Công suất lớn khiên tia laser ăn sâu vào trái dưa ............................................. 86
Hình 7. 12 Công suất quá lớn khiến tia đốt cháy đen bề mặt ............................................. 86

8
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy CNC khắc laser trên bề mặt gỗ và vỏ dưa
hấu
- SV thực hiện: Đỗ Văn Hoàng Mã số SV: 15143159
Lê Sỉ Đang Mã số SV: 15143128
Trần Quang Khang Mã số SV: 15143183
- Lớp: 151433B Khoa: CKM Năm thứ: 4 Số năm đào tạo: 4
- Người hướng dẫn: Thầy Nguyễn Phi Trung
2. Mục tiêu đề tài: Giúp chúng em hiểu sâu hơn về hệ thống tự động, nguyên lý hoạt
động cũng như cấu tạo hoạt động của máy khắc laser, đặc biệt laser CO2. Nắm được tình
hình sản xuất, ứng dụng rộng rãi của máy.
3. Tính mới và sáng tạo: Trong cùng công suất 40W máy có phần làm việc lớn hơn, rộng
hơn, có khả năng khắc trên dưa hấu (hoặc các loại trái cây) nhờ vào chiều cao nâng hạ của
bàn nâng.
4. Kết quả nghiên cứu: Đã hoàn thành máy khắc laser CO2 trên bề mặt gỗ và vỏ dưa
hấu, tạo ra sản phẩm khắc đẹp mắt và nhanh chóng.
5. Đóng góp về mặt giáo dục và đào tạo, kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và khả
năng áp dụng của đề tài: Tạo ra mẫu thực tế phục vụ cho việc học tập và giảng dạy của
bộ môn công nghệ chế tạo máy.
6. Công bố khoa học của SV từ kết quả nghiên cứu của đề tài

Ngày tháng năm 2019


SV chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(kí, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của SV thực hiện đề tài
(phần này do người hướng dẫn ghi):

Ngày tháng năm 2019


Xác nhận của Trường Người hướng dẫn
(kí tên và đóng dấu) (kí, họ và tên)

9
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1. Lý do chọn đề tài:


Hiện nay, công nghệ laser ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới vì tính ứng dụng
cao của nó trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực khác nhau như: y học, quân sự, cơ khí,…
Đặc biệt trong cơ khí, việc chế tạo ra những chiếc máy giúp giảm sức lao động, tăng độ
chính xác trong chế tạo, gia công các chi tiết. Và sử dụng công nghệ laser trong cắt, khắc
đang được ứng dụng rộng rãi.
Máy cắt, khắc CNC laser có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, ví dụ như:
khắc các bức tranh lên bề mặt gỗ, mica; khắc họa tiết lên hoa quả để trưng ngày tết (dưa
hấu); cắt, khắc các mảnh ghép 2D để làm mô hình đồ chơi theo bản vẽ,…

Hình 1. 1 Sản phẩm khắc laser mẫu


Vì ứng dụng rất nhiều và hữu ích như thế trong cuộc sống, nên máy khắc, cắt laser
CNC ngày càng được sử dụng nhiều, phát triển mạnh và đa dạng với nhiều mẫu mã, công
suất khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng.
Căn cứ vào các lợi ích và nhu cầu thiết thực trên, nhóm chúng em quyết định thực
hiện đề tài “Nghiên cứu thiết kế và chế tạo máy CNC khắc laser trên bề mặt gỗ và vỏ dưa
hấu”. Với đề tài này chúng em hy vọng sẽ tạo ra nhiều sản phẩm đẹp và giảm sức lao động
thủ công của con người với năng suất ổn định.
1.2. Ý nghĩa và mục tiêu đề tài:
- Ý nghĩa khoa học:
Tạo tiền đề cho người nghiên cứu áp dụng các kiến thức, kỹ năng đã học và thực tập
vào đời sống thực tiễn.

10
Tạo ra nhiều sản phẩm đẹp, mới mẻ; góp phần đóng góp vào tiến trình “công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước”.

- Ý nghĩa thực tiễn


Giúp việc tạo ra các sản phẩm trưng bày, mô hình đẹp, nhanh, đáp ứng được nhu
cầu khách hàng. Ngoài việc khắc trên bề mặt gỗ và vỏ dưa hấu thì máy có thể khắc,
cắt được trên các bề mặt phi kim như mica, giấy ép, ví da,…
- Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
Tìm hiểu chức năng, nguyên lý, cơ cấu điều khiển và mô hình của máy CNC khắc
laser. Thiết kế, chế tạo các kết cấu và nguyên lí của máy dựa trên mô hình có trên
thị trường để phù hợp hơn với thực tiễn, ứng dụng được vào sản xuất.
Mô hình hóa thiết kế 3D bằng phần mềm Autodesk Inventor Professional 2018.
Tính toán và hoàn chỉnh thiết kế cho máy khắc laser.
Gia công, lắp ráp và kiểm nghiệm các hệ thống của máy và hoàn chỉnh máy, đưa
vào chạy thực nghiệm.
- Đối tượng nghiên cứu.
Khắc laser quy mô phân xưởng.
Các kiểu máy khắc laser cơ bản và máy khắc laser có bàn nâng điều chỉnh tiêu cự tự
động.
Nguyên lý là nguồn cao áp kích tia laser trong ống phóng, ống phóng bắn tia laser
qua 3 kính phản xạ chiếu xuống kính hội tụ, từ đó tia được hội tụ tại 1 điểm chiếu
xuống bề mặt cần khắc. Hoặc nguồn kích qua đầu phóng laser diode chiếu xuống bề
mặt cần khắc.
- Máy CNC khắc laser trên bề mặt gỗ và vỏ dưa hấu.
Phần mềm Autodesk Inventor Professional 2018
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu, thiết kế, tính toán, thiết kế và chế tạo máy CNC khắc laser trên bề mặt
gỗ và vỏ dưa hấu kích thước vừa và nhỏ.
Sử dụng phần mềm Autodesk Inventor Professional 2018 trong thiết kế.
1.3 Phương pháp nghiên cứu:
- Cơ sở phương pháp luận:
Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học
nhằm đạt đến chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học. Theo định
nghĩa này cần phải có những nguyên tắc cụ thể và dựa theo đó các vấn đề được giải quyết.
Nghiên cứu nguyên lý hoạt động của nguồn phóng laser, động cơ bước, các mạch
điều khiển. Từ đó có sự bao quát đúng đắn trong việc tính toán, thiết kế và chế tạo máy
CNC khắc laser trên bề mặt gỗ và vỏ dưa hấu.
11
- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:
Để thực hiện đề tài này, chúng em sử dụng một số phương pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tham khảo các nguồn tài liệu sách, giáo trình, tài liệu
tham khảo, các bài viết từ nguồn tin cậy trên Internet, các công trình nghiên cứu… nhằm
xác định được nguyên lý, cơ cấu hoạt động của máy.
+ Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành nghiên cứu, xem xét trên các máy thực tế sẵn có
từ đó phân tích ưu nhược điểm, tiến hành thiết kế lại cho tốt. Nghiên cứu hệ thống điều
khiển thực tế để đối chiếu lắp ráp vào máy với giá thành rẻ nhất.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Sau khi đã tham khảo, nghiên cứu tài liệu, quá trình
nghiên cứu thực nghiệm cho ra các số liệu cần thiết đầu tiên và những hình dung ban đầu.
Phát thảo nên mô hình và phương pháp truyền động trên giấy, phân tích các yếu tố cần thiết
tác động vào để đạt được yêu cầu sơ bộ ban đầu đặt ra.
Tổng hộp lại các yếu tố đã phân tích loại bỏ các yếu tố thừa không cần thiết và lựa chọn
được cơ cấu truyền tối ưu nhất trong quá trình làm việc.
+ Phương pháp mô hình hóa:
Xây dựng mô hình 3D bằng phần mềm Autodesk Inventor Professional 2018.
Gia công, chế tạo ra phẩm là mục tiêu chính của đề tài, là cơ hội để áp dụng các kiến thức
đã học và thực tập, là thách thức với những kiến thức mới mà thực tiễn đòi hỏi đặt ra.
+ Phương pháp kiểm nghiệm:
Sản phẩm gia công chế tạo xong sẽ được kiểm nghiệm và khắc phục sai hỏng mà lý thuyết
không lường hết được.
1.4 Các nghiên cứu liên quan đến đề tài:
1.4.1 K40 Version Laser Co2 40W CNC Laser Engraving Machine:

Hình 1. 2 Máy laser K40 thực tế nhập từ Trung Quốc


12
- Mô tả về máy:
+ Xuất xứ: Trung quốc
+ Model: K2030
- Công dụng:
Dùng để khắc cắt các vật liệu phi kim như: sừng, gỗ, nhựa, tre nứa, thủy tinh, pha lê, da,
cao su,… để làm món quà nhỏ như làm mô hình, khắc chân dung, phù hiệu, khắc bao bì,
con dấu,…
- Thông số kỹ thuật:
Thông số kỹ thuật máy laser 2030:
Công suất bóng laser: 40W
Điện áp: AC220 ± 10% / 50Hz
Phạm vi làm việc: 200mmx300mm
Tốc độ khắc: 350mm / s
Khắc sâu: 0-10mm (Tùy thuộc vật liệu)
Nhiệt độ hoạt động: -5 ℃ -65 ℃
Làm mát: Bằng nước
Giao thức kết nối: giao diện USB
Môi trường hệ thống: Windows XP/7/8.
1.4.2 MÁY LASER 6040-60W

Hình 1. 3 Máy laser 6040-60W từ Trung Quốc


13
- Mô tả về máy:
Xuất xứ: Trung Quốc
Model: K4060
- Công dụng:
Dùng cắt khắc vật liệu phi kim như: Sừng, Gỗ, Nhựa, Tre Nứa, Thủy Tinh, Pha lê, Đá cẩm
thạch, MDF, Da, Cao su...
Chủ yếu được sử dụng cho những món quà nhỏ. Chẳng hạn như: Làm mô hình, khắc chân
dung, phù hiệu, phù hiệu, quà tặng, khắc bao bì, con dấu.
+ Bao bì và in ấn công nghiệp: khắc in tấm cao su, tấm nhựa, tấm đôi, dao cắt cắt board.
+ Ngành may mặc và da: Cắt, khắc hoa văn trên quần áo, đồ lót, đồ nội thất, găng tay, túi
xách, giày dép, mũ, đồ chơi và xe hơi trên da, da tổng hợp, da, vải, lông thú...
+ Ngành công nghiệp mô hình: sản xuất xây dựng tàu cát bảng và máy bay mô hình ABS
cắt board, cắt đa đĩa.
+ Xác định ngành công nghiệp sản phẩm: thiết bị ghi trên nhãn mác và các sản phẩm bảo
mật khác
+ Các ngành công nghiệp khác: như đá cẩm thạch, đá granit và vật liệu xây dựng trang trí
khác trên vết khắc, cắt giấy, thiệp chúc mừng và hàng thủ công giấy khác.
- Thông số kỹ thuật:
Công suất bóng laser: 50W / 60W /80W
Điện áp: AC220 ± 10% / 50Hz
Phạm vi làm việc: 400mmx600mmx250mm
Tốc độ khắc: 400mm / s
Khắc sâu: 0-10mm (Tùy thuộc vật liệu)
Nhiệt độ hoạt động: -5 ℃ -65 ℃
Làm mát: Bằng nước và gió
Giao thức kết nối: giao diện USB
Môi trường hệ thống: Windows XP/7/8

14
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

2.1 Khái niệm


2.1.1 Tổng quan về tia laser:
Tia Laser (đọc là la-de) là tên viết tắt của cụm từ Light Amplification by Stimulated
Emission of Radiation trong tiếng Anh, và có nghĩa là "khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ
kích thích".
Năm 1964, Charles Townes, Nikolai Basov và Aleksandr Prokhorov cùng nhận giải
thưởng Nobel vật lý về nền tảng cho lĩnh vực điện tử lượng tử, dẫn đến việc tạo ra máy dao
động và phóng đại dựa trên thuyết maser-laser. Laser hồng ngọc, một laser chất rắn, được
tạo ra lần đầu tiên vào năm 1960, bởi nhà vật lý Theodore Maiman tại phòng thí nghiệm
Hughes Laboratory ở Malibu, California. Hồng ngọc là ôxít nhôm pha lẫn crôm. Crôm hấp
thụ tia sáng màu xanh lá cây và xanh lục, để lại duy nhất tia sáng màu hồng phát ra. Robert
N. Hall phát triển laser bán dẫn đầu tiên, hay laser diod, năm 1962. Laser bán dẫn đầu tiên
với tia phát ra có thể thấy được được trưng bày đầu tiên cùng năm đó. Năm 1970, Zhores
Ivanovich Alferov của Liên Xô và Hayashi và Panish của Phòng thí nghiệm Bell đã độc lập
phát triển laser diode hoạt động liên tục ở nhiệt độ trong phòng, sử dụng cấu trúc đa kết nối,
tu sửa.
Gia công bằng tia laser là quá trình cắt vật liệu, nung chảy hay thay đổi cấu trúc vật
liệu bằng cách tập trung một tia sáng đơn sắc vào chi tiết gia công. Gia công cắt gọt laser
không cho phép bóc tách vật liệu với khối lượng lớn nhưng nó cho tốc độ cắt cao và với
dụng cụ dễ điều khiển, không tiếp xúc và không mòn.

Hình 2. 1 Cắt laser trên thép tấm

15
2.1.2 Đặc điểm của Laser:
a) Công suất ( Cường độ ) của nguồn bức xạ bằng ánh sáng rất mạnh so với
nguồn năng lượng điện từ có cùng nguồn.

b) Độ đơn sắc cao . Độ đơn sắc được đặc trưng bởi tỷ số µ = ∆λ / λo

S = ∆ ω / ωo
Trong đó ∆λ - Chiều rộng quang phổ; µ - Mức độ đơn sắc
ωo - Tần số ứng với độ dài bước sóng λo
Laser Rubin-Hồng Ngọc : ∆λ = 0,69 µm
Với D = 1 cm Đường kính chùm tia bức xạ thì góc phân kỳ
𝜃0.5 = 0,85.10-4 rad ≈ 14
Laser CO2 : λ = 10,6 µm
Với D = 1,2.10-3 cm Đ−ờng kính chùm tia bức xạ thì
𝜃0.5 = 0,85.10-4 rad ≈ 3'20''

Trong thực tế góc phân kỳ có lớn hơn do ảnh hưởng của độ đồng nhất về sự
phân bố biên độ và các pha trong vùng bức xạ.

Ví dụ - kích thước vùng bức xạ của tinh thể hồng ngọc khoảng 100 µm; kích thước
vùng bức xạ của hổn hợp hồng ngọc khoảng 850 µm.

c) Tính đồng loạt cao :


Thời gian kết hợp đối với tia ánh sáng th−ờng là : 10-8 s
Thời gian kết hợp đối với tia laser là : 10-2 - 10-1s

d) Kích thước chùm tia nhỏ, có hướng tập trung và có tính hội tụ cao

e) Tần số ổn định;

f) Thời gian một xung ngắn khoảng 10-9 giây

16
g) Bước sóng ngắn và có dãi sóng bức xạ lớn từ tia cực tím đến hồng ngoại nên
khả năng ứng dụng rộng. Chiều dài bước sóng trong khoảng ( 0,1 - 70 µm). Trong
thực tế ng−ời ta quan tâm nguồn có chiều dài bước song trong khoảng 0,4 - 10,6
µm. Vì trong khoảng này nguồn laser đã đạt được một số thông số yêu cầu :
nguồn nhiệt lượng, công suất xung và công suất khi máy phát làm việc liên tục
có ý nghĩa cho quá trình gia công kim loại.

2.2 Khái quát về thiết kế máy CNC laser


2.2.1 Cấu tạo, thiết kế máy CNC laser:
Máy gia công laser là thiết bị gia công được thiết kế điều khiển bằng phần mềm thông qua
thuật toán nội suy và xử lý hình ảnh.
Cấu tạo máy CNC Laser bao gồm 2 phần :

- Cơ khí : + Hệ thống vỏ máy

+ Hệ thống bàn máy gia công

+ Hệ thống chuyển động

- Điện tử :+ Hệ thống điều khiển của máy

2.2.2 Nguyên lý hoạt động của máy:


Máy cắt CNC Laser sử dụng công nghệ Laser CO2 , một chùm tia năng lượng cao
được sinh ra bởi máy phát laser sẽ được tập trung trên bề mặt chi tiết gia công nhờ hệ thống
thấu kính. Chùm tia này đốt nóng vật liệu và tạo nên một cùng vật liệu nóng chảy cục bộ,
thường có đường kính nhỏ hơn 0.5mm.
Phần vật liệu nóng chảy bị đẩy ra khỏi vùng gia công bởi một dòng khí có áp lực
cao, đồng trục với chùm tia Laser. Đối với một số loại vật liệu thì dòng khí này làm tăng
tốc quá trình cắt bởi tác động hóa học và lý học.
Vùng vật liệu bị nóng chảy cục bộ được di chuyển dọc theo bề mặt chi tiết theo một
quỹ đạo vì thế sinh ra vết cắt. Chuyển động này được thực hiện bằng cách di chuyển chùm
17
tia Laser hội tụ nhờ hệ thống gương CNC hay chuyển động cơ khí theo hai phương X-Y
trên bàn máy CNC, máy được thiết kế cả hai loại chuyển động này. Khi đó, chùm tia Laser
này sẽ di chuyển theo một phương và chi tiết gia công được di chuyển theo phương còn lại
để tạo ra hình dạng vết cắt.
2.2.3 Ứng dụng của máy CNC laser:
Máy gia công laser được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực cơ khí, đặc biệt là lĩnh vực cơ khí
chính xác, những chi tiết gia công đòi hỏi phải có độ chính xác cao như các chốt pin,…
Ngoài ra, máy gia công còn được ứng dụng nhiều trong lỉnh vực hội họa như khắc tranh
nghệ thuật, cắt chi tiết trang trí trong gia đình…
2.3 Hệ thống vỏ máy
Vỏ máy là nền tảng của một máy trung tâm, nó cần nặng hơn, chắc chắn hơn và tốt hơn.
Giá của nó có thể cao hơn, nhưng sự chịu lực và độ bền sẽ làm giảm rung động. Quá trình
rung động sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác gia công. Với một máy có kết cấu vững chắc, nó
sẽ hấp thụ những dao động này, đảm bảo máy sẽ thực hiện với công suất và độ chính xác
cao nhất.
Cấu tạo của vỏ máy khá đơn giản,nhưng cần yêu cầu tính chịu tải cao,cần phải đảm bảo
được độ vững chắc khi máy hoạt động.

Hình 2. 2 Vỏ máy mẫu

18
Cấu tạo gồm ba phần chính:

- Khung máy

- Vỏ tấm

- Nắp quan sát ( Nắp lật )

Ngoài ra nó còn một số bộ phận khác như : Nắp lật sau, Các nút bấm, màn hình LED,bảng
điều khiển, cổng nối USB.

2.4 Hệ thống điều khiển:


Mô hình hóa hệ thống điều khiển

Từ yêu cầu thiết kế hệ thống gia công, hệ thống điều khiển được thiết kế một cách tổng
quan qua sơ đồ khối máy. Sơ đồ nêu rõ các khối đầu vào, khối điều khiển trung tâm, các cơ
cấu chấp hành, cùng các bộ phận hiển thị, giao tiếp với người sử dụng.

Hình 2. 3 Mô hình hóa hệ thống điều khiển


19
Bộ xử lý trung tâm:

Là một thiết bị có khả năng nhận và lập trình xử lý được các tín hiệu vào theo yêu cầu đầu
vào của hệ thống này, đồng thời xuất được các tín hiệu theo yêu cầu.

2.5 Hệ thống chuyển động X – Y:


- Hệ thống chuyển động X-Y là một cơ cấu của máy CNC laser thiết kế. Chức năng của nó
là để chuyền chuyển động theo hai trục x và y cho ống laser chuyển động tương đối so với
bàn máy để tạo ra biên dạng cắt mong muốn.

Hình 2. 4 Thiết kế tổng thể hệ dẫn động máy gia công laser khí CO2
Trong đó:
1. Ống laser CO2
2. Tấm đỡ ống laser
3. Thanh trượt
4. Động cơ bước
5. Nhôm định hình
6. Đầu cắt laser
7. Tấm đỡ đầu laser và động cơ
8. Gương phản xạ thứ hai
9. Đai răng
10. Con lăn
11. Gương phản xạ thứ nhất
12. Ke vuông
20
2.6 Hệ thống gia công sử dụng chùm tia laser:
Hệ thống gia công bằng chùm tia laser bao gồm 3 bộ phận chính: Đầu phát laser, bộ phận
cung cấp điện và điều khiển. Bàn gá (Có thể điều khiển CNC). Đầu phát laser để tạo ra tia
laser là bộ phận quan trọng nhất. Ngày nay hệ thống gia công laser thường gắn với bộ điều
khiển CNC và cho phép gia công chi tiết một cách tự động, liên tục và năng suất cao. Máy
điều khiển CNC cho pháp gia công laser 2D, 2.5D, 3D,…dưới sự hỗ trợ bởi máy tính và
các thiết bị số. Có nhiều loại laser được sử dụng để gia công như laser gama, laser khí, laser
rắn, laser lỏng, laser bán dẫn phụ thuộc vào mục đích sử dụng để chọn thiết kế cũng như
sản xuất phù hợp với máy gia công.

Hình 2. 5 Hình ảnh về một máy cắt laser 2 trục trong thực tế

2.7 Ứng dụng của tia laser trong gia công cắt gọt:
Laser được cho là một trong những phát minh ảnh hưởng nhất trong thế kỉ 20. Tia
sáng laser với cường độ cao có thể cắt thép và các kim loại khác. Tia từ laser thường có độ
phân kì rất nhỏ, (độ chuẩn trực cao). Độ chuẩn trực tuyệt đối là không thể tạo ra, bởi giới
hạn nhiễu xạ. Tuy nhiên, tia laser có độ phân kỳ nhỏ hơn so với các nguồn sáng. Laser được
dùng trong gia công như khoan (Khoan đập, khoan cắt), khắc laser được dùng rất phổ biến
chiếm 20% thị phần ứng dụng của tất cả các ứng dụng laser, sửa đá mài bằng laser,… Công
nghệ hàn laser đã được sử dụng phổ biến trong mọi ngành công nghiệp xuất phát từ yêu

21
cầu hàn những vết hoặc điểm rất nhỏ trên linh kiện điện tử, nữ trang, khuôn mẫu… đến
việc tự động hóa hàn khung vỏ ô tô. Máy cắt laser được tạo thành từ hai phần chính: nguồn
laser và chuyển động. Tùy theo ứng dụng mà sử dụng các nguồn laser khí hoặc tinh thể.
Hiện nay 2 loại laser chủ yếu sử dụng là laser CO2 và laser sợi (YAG, Fiber …). Laser
CO2 có công suất từ vài watt đến hàng nghìn watt. Công suất thấp được dùng để cắt các
vật liệu phi kim trong khi các hệ công suất lớn thường dùng để cắt kim loại. Đa số trang bị
kiểu chạy bàn trong khi các robot chủ yếu được dùng tự động trong công nghiệp ô tô.

Hình 2. 6 Gia công cắt laser trên mica trong

22
2.8 Công nghệ cắt gọt bằng tia laser
Sơ đồ nguyên lý đầu phát chùm tia laser

Hình 2. 7 Đầu phát laser


- Môi trường hoạt tính:
Là môi trường chứa các hợp chất giúp biến đổi mức năng lượng nguồn sáng kích thích (có
mức năng lượng thấp) thành nhưng tia sáng có năng lượng cao laze: có nhiều môi trường
kể trên như CO2, Nd-YAG, thanh hồng ngọc…
- Nguồn sáng kích thích:
Nguồn sáng ban đầu cung cấp năng lượng cho quá trình tạo ra tia laze, được điều khiển
thông qua bộ điều khiển, sẽ điều khiển gián tiếp năng lượng đầu ra.
- Buồng cộng hưởng quang học:

23
Có tác dụng biến đổi nguồn sáng kích thích thành trạng thái ánh sáng có năng lượng mới
laze, nhờ tác dụng của môi trường hoạt tính 1, tại đây ánh sáng sẽ đi qua nhiều lần và biến
đổi dần dần.
- Gương phản xạ.
Gương phản xạ toàn phần khi ánh sáng chiếu tới nó được phản xạ lại.
Gương phản xạ bán toàn phần phản xạ lại những tia sáng chưa đủ năng lượng, khi
tia sáng đủ năng lượng sẽ cho đi qua, những tia sáng đủ năng lượng đi qua đó chính là tia
laser.
Nguồn kích thích dòng điện: đối với môi trường hoạt tính khí người ta thường dùng
dòng điện cao tầng để tạo nên môi trường phóng điện ion hóa. Đối với dòng điện một chiều
hay tần số thấp người ta phải đưa điện cực trực tiếp vào môi trường khí. Bộ cộng hưởng
quang học: sau khi tạo được lớp đảo, môi trường hoạt tính trở thành môi trường khuyếch
đại ánh sáng. Để có thể nhận được ánh sáng phải tạo nên một phản hồi dương. Bộ cộng
hưởng quang học đóng vai trò này và là bộ phận hướng tia ánh sáng chọn lọc.
Bộ cộng hưởng quang học là hệ thống gương quang học. Trên bề mặt phản chiếu
của gương có phủ một lớp kim loại hoặc một lớp điện môi. Một trong hai gương kia phải
là gương bán trong suốt. Trong trường hợp gương làm bằng kim loại phải khoan một lỗ cho
ánh sáng đi qua, trong laser khí gương cộng hưởng nằm ở hai đầu ống. Đối với laser rắn
gương hoạt tính đồng thời là hai mặt của thanh hoạt tính. Ngoài các gương nói trên, bộ cộng
hưởng quang học còn có những phần phụ kèm theo như lăng kính có nhiệm vụ lọc ánh sáng.
Bộ hội tụ tia: Đây là bộ phận rất quan trọng. Nhiệm vụ của nó là tập trung các tia
laser tại một điểm hay các vùng nhỏ, làm cho mật độ năng lượng và nhiệt độ tại điểm đó
tăng cao cục bộ. Bộ phận này thường là thấu kính hội tụ.
Bộ lọc: Do máy phát tia laser không có duy nhất một bước sóng mà thể có nhiều
bước sóng khác nhau. Do đó chúng ta sử dụng bộ lọc cho ra bước sóng duy nhất để có cộng
hưởng cao. Thông thường bộ lọc làm việc theo nguyên tắc phản xạ ánh sáng.
Gương phản xạ tia laser, có tác dụng phản xạ các chùm tia laser chiếu đến, làm cho
tia laser được sáng được phản xạ tới các gương khác và tới thấu kính hội tụ tia laser.
Gương kim loại: Đường kính (20mm, 25mm, 30mm...), hệ số phản xạ: 95%. Gương
Silic: Đường kính (20mm, 25mm, 30mm....), hệ số phản xạ: 99%
Thấu kính hội tụ laser, có tác dụng hội tụ các chùm tia laser, làm cho công suất của
tia tập trung hơn và do đó công suất cắt, khắc của máy cũng tăng lên, đạt độ chĩnh xác cao
hơn.
Thấu kính hội tụ (được làm bằng thủy tinh hoặc chất liệu plastic trong suốt):
Dùng thấu kính hội tụ. Khi dùng thấu kính cầu (hình 2.8a) thì tia laser tập trung trên
bề mặt gia công là hình tròn nên có thể dùng để gia công lỗ, hàn điểm. Nếu cung cấp cho
chi tiết gia công một chuyển động tương đối phù hợp với hình dạng yêu cầu thì có thể gia
công được các lỗ, rãnh hoặc hàn những mối hàn có hình dáng phức tạp. Khi dùng thấu kính
hình trụ (hình 2.8b) vết tập trung sẽ có dạng dài, hẹp để gia công các rãnh hẹp, … Phương
24
pháp này có ưu điểm là tập trung tồn bộ năng lượng chùm tia vào vị trí gia công, nhưng
mật độ năng lượng phân bố không đều, càng xa tâm trục quang mật độ càng thấp dẫn đến
lỗ, rãnh sẽ bó côn hoặc hẹp dần theo chiều sâu.

Hình 2. 8 tia laser qua thấu kính hội tụ


Nguồn sáng laser có 4 tính chất nổi bật, đó là: Cường độ lớn, Độ đơn sắc cao, tính
định hướng cao và có tính kết hợp. Khi dùng nguồn sáng laser kích thích trong các phép đo
quang phổ sẽ có những ưu điểm sau:
+ Vì nguồn sáng laser có cường độ lớn nên phát quang từ mẫu cũng có cường độ
lớn, dễ dàng ghi nhận, đặc biệt là đối với những hợp chất phát quang yếu.
+ Vì nguồn sáng laser có tính đơn sắc cao nên dễ dàng thực hiện trừ phổ trong trường
hợp phổ của laser xuất hiện trong phổ của mẫu vật ghi nhận được.
+ Đặc biệt tính kết hợp về không gian và thời gian của nguồn sáng laser giúp cho
phổ ghi nhận có độ phân giải tốt, dễ dàng phân biệt hai đỉnh phổ sát nhau, đồng thời, có thể
phát hiện được những quá trình xảy ra rất nhanh (ví dụ hiện tượng hấp thu 2 photon,...).
+ Tính định hướng của nguồn laser tạo điều kiện thuận lợi khi thao tác, bố trí, điều
chỉnh hệ quang học khi đo đạc, tránh hao phí, mất mát.
Nói chung, sử dụng nguồn sáng laser kích thích giúp tăng đáng kể độ chính xác trong
các phép đo quang phổ.
Hệ thống làm mát bằng nước giúp giảm nhiệt độ khi gia công và giúp máy vận hành
tốt hơn, ngoài ra còn có hệ thống làm mát điện tử giúp giảm các chi phí, không gian, bảo
dưỡng và tăng cường khả năng hoạt động bền bỉ cho nguồn laser bán dẫn, kết quả là giảm
đáng kể chi phí vận hành.
2.8.1 Đặc điểm của quá trình cắt gọt bằng chùm tia laser:
+ Ưu điểm:

• Nó cho phép cắt gọt nhanh hơn.

• Phôi không nhất thiết phải kẹp chặt, nhưng dụng cụ kẹp chặt không được xê dịch
với bàn gá chính xác và với vị trí khi sử dụng chương chình CNC.
25
• Không sảy ra mòn dụng cụ trong quá trình cắt gọt.

• Cắt có thể tạo ra trong quá trình phân cực trực tiếp có tác động hiệu quả khi cắt
gọt.

• Độ nhẵn thấp.

• Gia công tự động hóa dễ dàng mang lại triển vọng tốt cho hệ thống điều khiển
thích nghi trong tương lai.

• Một vài vật liệu có thể được chồng lên nhau khi cắt, tuy nhiên nó có thể sảy ra
vấn đề giữa các lớp cắt gọt.

• Gần như toàn bộ các vật liệu cơ khí có thể cắt gọt được. Như các vật liệu giòn,
dễ vỡ, dẫn nhiệt hoặc không dẫn nhiệt, vật liệu cứng và mềm.

• Duy nhất với các vật liệu phản quang cao như Nhôm hay đồng có thể đặt ra nhiều
vấn đề nhưng với hệ điều khiển thích hợp thì người ta có thể vẫn cắt được chúng
hoàn hảo.

+ Nhược điểm:

• Gía thành thiết bị cao

• Khó gia công các lỗ sâu không thông

• Không gia công được các lỗ sâu quá 50 mm

• Để lại các kim loại trên miệng hố gia công nên cần phải làm sạch chúng.

ĐÁP ỨNG VỚI GIA CÔNG CẮT GỌT

• Cắt gọt có thể bởi lưỡi cắt khe hẹp, bền như vậy giúp tiết kiệm được vật liệu.

• Lưỡi cắt thường có dạng vuông hoặc tròn sinh ra nhiệt độ lớn trong quá trình cắt
hoặc sử dụng các kĩ thuật cắt gọt sinh nhiệt khác.

• Lưỡi cắt có thể nhẵn bóng và sạch, nó cho phép cắt tinh.

• Không cho phép mài như các kĩ thuật cắt gọt cơ khí khác, các mạt giũa, hạt mài sinh
ra luôn luôn được loại bỏ.

26
• Lưỡi cắt rất mỏng HAZ (Heat effected zone) và mảnh, các lớp cỡ một vài micro mét,
đặc biệt tạo ra xỉ một cách tự nhiên, biến dạng không đáng kể.

• Cắt gọt đối với một số loại vật liệu, đặc biệt với những vật liệu dễ bay hơi bởi nhiệt
độ cao khi cắt như gỗ - cao su.

• Chiều sâu cắt phụ thuộc vào năng lượng laser thông thường trong khoảng 10-20mm
là tốt nhất. Đặc biệt với laser fiber (sợi quang) có thể cắt được với chiều sâu đạt tới
50mm.

2.8.2 Cơ chế gia công cắt gọt bằng chùm tia laser
Quá trình bóc tách vật liệu trong gia công bằng tia laser diễn ra tại vị trí tia laser đập
vào vật liệu gia công. Quá trình này có thể chia làm các giai đoạn dưới đây:

- Giai đoạn 1: Vật liệu gia công hấp thụ năng lượng của tia laser và năng lượng này
chuyển thành nhiệt năng làm nóng vật liệu.

- Giai đoạn 2: Vật liệu gia công bị chảy ra khi nó bị nung nóng đến nhiệt độ chảy.

- Giai đoạn 3: Giai đoạn bay hơi – vật liệu gia công bị bay hơi và bị lấy đi nhờ khí
thổi vào vùng gia công.

• Chùm tia sẽ đưa ngang qua theo một chương trình 2D tới vật liệu giúp cắt bỏ vật
liệu qua tác dụng đa cơ học.

• Nóng chảy:

- Vật liệu sẽ nóng chảy bởi độ dai dòng vật liệu giảm, như thép và hợp kim,
nhựa chịu nhiệt sẽ bị cắt bởi hoạt động của chùm tia laser với mật độ năng
lượng là 104Wmm-2.

- Nóng chảy được hỗ trợ bởi tác động mòn do sự chảy diễn ra chậm và tác động
của khí. Kết quả là kênh nóng chảy đi qua vật liệu tạo thành một đường cắt
hay lỗ cắt.

• Bốc hơi:

- Thích hợp với một số loại vật liệu không thể nóng chảy (một vài loại thủy
tinh, gốm và composit …)

27
- Các vật liệu có thể được cắt bởi sự bay hơi bởi mức năng lượng của cần cao
hơn > 104Wmm-2.

• Mức độ hóa học:

- Dao cắt có thể đã hình thành mẫu trong nhiều vật liệu hữu cơ bởi kết quả của
sự biến đổi hóa học là do tác động nhiệt sinh ra của các hạt nguyên tử laser.

2.9 Vật liệu dùng trong cắt – khắc laser:


2.9.1. Nghành và vật liệu cắt bằng laser
- Ngành quảng cáo: cắt chữ, Inox, đồng, nhôm, mica, alu, MDF, formex, gỗ. Điêu khắc
nghệ thuật trên mica với độ dầy từ 2 - 30mm; gỗ MDF với độ dày 2 - 50mm bằng laser đủ
khổ.

- Ngành cơ khí chính xác: chế bản tạo hình gia công cắt kim loại bằng máy cắt dây, máy
cắt tia nước, máy plasma, máy phay. Gia công các loại khuôn mẫu, bánh răng, trên mọi chất
liệu như, sắt, thép, gang, bản nhôm đúc, kim loại mầu (như đồng, nhôm, inox)

- Ngành mỹ thuật: khắc 2D - 3D logo phù điêu trên các vật liệu, đồng, nhôm, mica,
formex, gỗ, gạch, đá, đá nhân tạo, đá Hoa Cương, cắt tạo dáng và hoàn thiện đá.

- Ngành trang trí nội ngoại thất: gia công cắt các sản phẩm về sắt, gỗ, thạch cao.

- Ngành kiến trúc: gia công cắt các sản phẩm mika, plastic, giấy bìa, nhựa PVC, nhựa phip,
làm mô hình, bản đồ.

- Ngành quà tặng lưu niệm: cắt khắc họa tiết hoa văn trên các sản phẩm kim hoàn, ngà voi,
ngọc thạch, mã não, gỗ, tre, khắc dấu, vỏ điện thoại, làm quà tặng độc đáo sáng tạo.

- Ngành may mặc thời trang: cắt hoa văn trên vải, cắt vải.

- Ngành thuộc da: cắt điêu khắc hoa văn, nhãn mác, logo, biểu tượng, chữ text, trên da, túi
xách, ví, va li, yên, đệm, thắt lưng da.

- Ngành mộc: khắc cắt gỗ, tre, nứa. Sản xuất tranh gỗ, đồ chơi trí tuệ, khung album cắt các
chi tiết lắp ghép thành giường, tủ, bàn, ghế

2.9.2. CNC LASER


- Laser mini (CO2): (Khắc phi kim. Tốc độ tối đa 4.500cm/min)

- Laser cutter (CO2): (Cắt phi kim dầy < 2cm. Tốc độ tối đa 6.000cm/min)

28
- Laser scaner: (Khắc kim loại. Tốc độ tối đa 10cm2/sec)

- Laser YAG: (Cắt kim loại dầy < 1cm. Tốc độ tối đa 6.000cm/min)

2.9.3. Thực nghiệm với cắt – khắc bằng laser khí CO2 đối với một số loại nhựa.
a. Nhựa ABS: Nhựa nhiệt dẻo – khó cắt, khắc trên các nhựa yếu đã bạc màu.

Hình 2. 9 Cắt, Khắc laser trên ABS


b. Nhựa acrylic: PMMA – Plexiglas – nhựa nhiệt dẻo. Khi cắt gọt bay hơi nhanh, khắc tốt
với nhựa có màu trắng.

Hình 2. 10 Cắt, khắc laser trên nhựa acrylic

29
c. Nhựa Bakelit: Chất dẻo nhiệt rắn – Cắt gọt khó, khắc với năng lượng thấp trên các loại
bakelit trắng. Năng lượng cao sẽ diễn ra sự đốt và cacbon hóa

Hình 2. 11 Cắt, khắc laser trên nhựa Bakelit

d. Nhựa flour polyme: PTFE, Teflon – nhựa nhiệt dẻo – Chất lượng cắt gọt tốt, khắc tốt khi
đã làm sạch bề mặt vật liệu.

Hình 2. 12 Cắt khắc laser trên nhựa Flour Polyme

30
e. Nhựa FR4/FR2: PCB – nhựa nhiệt rắn – Khó cắt gọt trên các vật liệu có màu nâu, khắc
tốt trên các bề mặt tối màu.

Hình 2. 13 Khắc laser trên nhựa FR4/FR2

g. Nylon sợi thủy tinh: Cắt tốt trên các vật liệu không màu – khắc tốt với vật liệu tối màu.

Hình 2. 14 Khắc laser trên nhựa sợi thủy tinh

31
h. Polycacbonat: PET, PETG, PETE – nhựa nhiệt dẻo, cắt gọt tốt với một số loại nhựa nóng
chảy. Khắc tốt trên các loại nhựa chảy màu đen.

Hình 2. 15 Khắc laser trên polycacbonat

i. polyeste: HPDE, MDPE, LDPE – cắt gọt tốt trên các vật liệu có nhiệt độ nóng chảy trung
bình, khắc tốt trên các vật liệu có màu đen.

Hình 2. 16 Khắc laser trên polyeste

32
j. Polyetylen: Nhựa nhiệt dẻo – cắt tốt trên các loại nhựa có nhiệt nóng chảy trung bình,
khắc tốt trên các loại nhựa tối màu.

Hình 2. 17 Khắc, cắt laser trên polyetylen

k. Polyamid: Kapton – nhựa nhiệt rắn – khó cắt gọt trên các loại nhựa màu nâu, đen. Khắc
tốt trên một số loại tạo ra muội than.

Hình 2. 18 Khắc, cắt laser trên Polyamid


l. Polymethylen: POM, poly acetal... Nhựa nhiệt dẻo – Cắt tốt trên các vật liệu nóng chảy,
khắc tốt khi bề mặt làm sạch và vật liệu tối màu.

Hình 2. 19 Khắc, cắt laser trên polymethylen


33
o. PVC: Nhựa nhiệt dẻo (Vinyl), khó cắt trên các vật liệu màu vàng, nâu nhưng khắc dấu
tốt trên các vật liệu đó.

Hình 2. 20 Khắc, cắt laser trên ống PVC

q. Cao su: Nhựa nhiệt rắn – Cắt tốt với các vật liệu dễ bay hơi tạo muội than, khắc tốt trên
các loại cao su dày.

Hình 2. 21 Khắc laser trên cao su

34
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ VÀ NGUYÊN LÝ MÁY CNC LASER CO2
KHẮC TRÊN BỀ MẶT GỖ VÀ VỎ DƯA HẤU.

3.1 Lựa chọn phương án


3.1.1 Phương án 1:Máy khắc laser bằng dầu diode:

Hình 3. 1 Máy khắc laser mini đầu laser diode


- Ưu điểm: có nhiều loại công suất đầu khắc tùy vào mục đích sử dụng, cỏ thể khắc tranh,
logo,… lên gỗ
- Nhược điểm: khắc với tốc độ chậm, không thể khắc trên các vật liệu ướt, cần tốc độ cao
kể cả đối với mica trong với đầu khắc dưới 10W. Trên 10W thì có thể làm nhưng đầu khắc
loại này giá thành rất cao.

35
3.1.2 Phương án 2: Máy khắc laser CO2:

Hình 3. 2 Máy khắc, cắt laser cỡ lớn trong công nghiệp


- Ưu điểm: khắc được trên hầu hết vật liệu phi kim: gỗ, sừng, da, thủy tinh, mica, vỏ dưa
hấu, vỏ dừa. Cắt được gỗ và khắc ở tốc độ cao. Dải công suất nhiều và thông dụng từ 40W
đến 100W.
- Nhược điểm: công suất cao phải chạy ở tốc độ cao, vì đầu nhiệt tiếp xúc với bề mặt khắc,
cắt lâu sẽ gây cháy, hư hỏng sản phẩm cần khắc.

36
3.1.3 Phân tích và chọn phương án:
Phương án 1: không thể khắc dưa hấu với đầu diode dưới 10W và các loại trái cây tương
tự.
Phương án 2: Có thể khắc trên dưa hấu, quy mô máy phù hợp với việc nghiên cứu và cải
tiến.
=> Qua kết quả phân tích, phương án sử dụng laser CO2 là phù hợp để phát triển thiết kế,
chế tạo.
3.2 Truyền động trên mặt phẳng Oxy
Vì việc khắc laser chỉ cần đưa đầu khắc di chuyển trên mặt phẳng Oxy nên không nhất thiết
ta phải làm thêm điều khiển di chuyển theo phương Z, có thể dùng cơ để tiết kiệm chi phí.
Ta sử dụng truyền động đai kết hợp ray dẫn hướng:
– Ưu điểm:
+ Kích thước bộ truyền nhỏ, ít gây tiếng ồn khi vận hành.
+ Có thể truyền động với khoảng cách trục cách xa.
+ Nhờ vào tính chất đàn hồi của đai nên tránh dao động sinh ra do tải thay đổi tác dụng lên
cơ cấu.
+ Nhờ vào sự trượt trơn của đai nên tránh trường hợp quá tải.
+ Tỉ số truyền lớn, hiệu suất bộ truyền cao.
-Nhược điểm:
+ Tỉ số truyền thay đổi do hiện tượng trượt trơn giữa đai và bánh đai.
+ Tải trọng tác dụng lên trục và ổ lớn do phải có lực căng đai ban đầu.
+ Tuổi thọ bộ truyền thấp.
3.3 Các loại bộ truyền đai
3.3.1 Đai dẹt
Thường dùng các loại vật liệu: sợi tổng hợp, vải cao su, sợi bông, da, len. Dễ uống
quanh bánh đai (ứng suất uốn khi đai chạy vòng qua bánh đai nhỏ) do đó có thể giảm đường
kính bánh đai.
Có khả năng tải, tuổi thọ cao và độ chịu va đập tốt tuy nhiên gái thành cao, không
dùng ở những nơi có axit, ẩm ướt, chiều rộng đai b=10-300mm, khối lượng riêng 1000-
1100kg/m^3.
3.3.2 Đai thang
Tiết diện ngang hình thang cân, kích thước tiết diện và chiều dài đai đã được tiêu
chuẩn hóa. Mặt làm việc của đai thang là hai mặt bên, ép vào rãnh cung có tiết diện hình
thang của bánh đai, nhờ tác dụng chêm nên hệ số ma sát giữa đai và bánh đai tăng lên, khả
năng tải cao. Chiều dày lớn nên không có lợi về phương diện uốn đai quanh bánh đai, có
sự phân bố không đều tải trọng giữa các dây đai.

37
3.3.3 Đai hình lược
Tiết diện đai có phần trên dạng chữ nhật bên dưới là các răng lược gài vào các rãnh
tương ứng của bánh đai. Lớp sợi (sợi vítkozơ, sợi thuỷ tinh...) là lớp chịu tải chủ yếu. Dây
đai lược được chế tạo thành vòng kín với chiều dài tiêu chuẩn. Đai lược kết hợp được tính
liền khối, dễ uốn của đai dẹt, với khả năng tải lớn của đai thang (do tiếp xúc trên mặt
nghiêng) vì vậy loại đai này có khả năng tải cao, đường kính bánh đai nhỏ, tỷ số truyền lớn
(có thể tới 15).
3.3.4 Đai răng
Đai răng được chế tạo thành vòng kín, mặt trong có các răng hình thang phân bố đều
ăn khớp với các răng trên bánh đai. Truyền động đai răng kết hợp được các ưu điểm của
truyền động đai và truyền động xích, do đó khả năng tải lớn, làm việc ít trượt (không có
trượt hình học), tỷ số truyền lớn, lực căng ban đầu nhỏ, mặt khác ít ồn hơn truyền động xích
(khe hở ăn khớp tương đối nhỏ) và không đòi hỏi bôi trơn, thông số quan trọng nhất của
đai răng là mô đun.
Kết luận: Ta chọn bộ truyền đai răng do không bị trượt với ăn khớp răng, khả năng truyền
động chính xác, khả năng đáp ứng tốc độ tốt và khá phổ biến, giá thành hợp lý.
3.4 Lựa chọn bộ điều khiển
3.4.1 Hệ thống các relay – timer – contactor:
– Ưu điểm:
+ Các thiết bị đã được chuẩn hóa, ổn định, ít nhiễu.
+ Giá thành tốt với hệ thống nhỏ, đơn giản.
– Nhược điểm:
+ Với hệ thống phức tạp sẽ gây cồng kềnh, khó kiểm soát.
+ Tốn thời gian lắp đặt, cài đặt.
+ Khó làm việc đồng bộ do kết hợp nhiều loại thiết bị khác nhau.
+ Cần bảo trì và thay thế thường xuyên.
3.4.2 PLC
– Ưu điểm:
+ Độ ổn định cao, chống nhiễu tốt.
+ Dễ lập trình và thay đổi khi cần thiết.
+ Có các module mở rộng chuyên dùng.
+ Độ tin cây cao, thường được dùng trong công nghiệp.
– Nhược điểm:
+ Kích thước bộ điều khiển khá to so với máy.
+ Số lượng ngõ giao tiếp khá hạn chể, phu thuộc vào giá thành.
+ Giá thành rất cao.
38
3.4.3 Vi điều khiển
– Ưu điểm:
+ Tốc độ xử lý nhanh, dễ dàng thay đổi chương trình một cách linh hoạt.
+ Dễ dàng kết nối với các thiết bị khác.
+ Có thể điều khiển từ xa.
+ Kích thước nhỏ gọn.
+ Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình.
+ Giá thành rẻ, dễ dàng thay thế.
– Nhược điểm:
+ Không ổn định, dễ bị nhiễu.
+ Công suất không cao.

Hình 3. 3 Adruino Uno R3


Kết luận: Ta chọn bộ điều khiển là vi điều khiển vì yêu cầu bộ điều khiển thực hiện nhiều
chức năng, liên tục kiểm soát các thông số cùng lúc, đồng thời cũng phải đảm bảo độ ổn
định cho hệ thống, dễ dàng lập trình, thay thế, kích thước nhỏ gọn.

39
3.5 Lựa chọn động cơ
3.5.1 Động cơ bước

Hình 3. 4 Động cơ bước


– Ưu điểm:
+ Đáp ứng nhanh.
+ Điều chỉnh chính xác góc quay mà không cần hồi tiếp.
+ Giá rẻ.
– Nhược điểm:
+ Nhiệt sinh ra lớn.
+ Về cơ bản dòng từ driver tới cuộn dây động cơ không thể tăng hoặc giảm trong lúc hoạt
động. Do đó, nếu bị quá tải động cơ sẽ bị trượt gây sai lệch bước trong điều khiển
+ Chỉ phù hợp với ứng dụng cần vận tốc nhỏ.
+ Cần driver điều khiển phức tạp.
3.5.2 Động cơ DC servo

Hình 3. 5 Động cơ DC servo


40
– Ưu điểm:
+ Công suất tải lớn, hiệu suất cao.
+ Tuổi thọ làm việc cao, hoạt động ổn định.
+ Có thể hoạt động ở tốc độ cao, ít sinh nhiệt.
+ Tích hợp sẵn mô đun feedback tín hiệu.
– Nhược điểm:
+ Buộc phải có tín hiệu hồi tiếp khi cần điều khiển chính xác góc quay.
+ Giá cao, mạch driver chế tạo phức tạp.
Kết luận: Các chuyển động quay của hệ thống không có tải quá lớn không yêu cầu tốc độ
quá cao, đặc biệt ưu tiên động cơ giá thành thấp nên việc lựa chọn sử dụng động cơ bước
được sử dụng.
3.6 Nguyên lý hoạt động của máy CNC laser CO2:
3.6.1 Nguyên lý hoạt động ống phóng laser CO2:
Công nghệ máy cắt laser CO2 được sử dụng và hoạt động của khí CO2 nạp vào ống
điện làm chất xúc tác để sản sinh ra tia laser. Khi các thể khí giải phóng tia Laser, và khi
năng lượng đủ lớn sẽ tạo ra chùm tia laser CO2. Chính bởi vậy, tia này có khả năng gia
công cắt khắc trên bề mặt vật liệu.

Hình 3. 6 Cấu tạo ống phóng Laser CO2

3.6.2 Đặc trưng và nguyên lý máy cắt - khắc CNC laser CO2
Tia laser là loại tia đồng nhất và có tính định hướng cao, khi kết hợp thành chùm tia
laser năng lượng tác động lên vật liệu của nó sẽ vô cùng mạnh mẽ khiến cho bạn có thể
khắc trên kim loại hoặc rất nhiều bề mặt khác nhau có thể điều chỉnh theo nhu cầu. Và vì
tính định hướng cao nên laser có thể cắt khắc được những chi tiết có độ tinh xảo cao đồng
thời độ chính xác gần như là tuyệt đối.

41
Hình 3. 7 Mô phỏng nguyên lý laser CO2
Đối với khắc cắt Laser, sự khác biệt và đáng lưu ý nhất trên hệ máy chính là hệ thống
dẫn chùm tia Laser đi từ nguồn phát tới đầu khắc cắt. Đó là thường là một đường ống kín
có các điểm chuyển hướng theo đường đi của chùm Laser. Tại mỗi điểm chuyển hướng
được lắp đặt một gương phản xạ, gương này có tác dụng đổi hướng chùm tia Laser. Tới gần
vị trí đầu cắt khắc, một thấu kính hội tụ được lắp đặt vuông góc với trục của tia Laser, có
tác dụng làm hội tụ chùm tia Laser tới một điểm, điểm này sẽ được cắt trên bề mặt của vật
liệu cần gia công. Toàn bộ các gương phản xạ và thấu kính hội tụ được gá đặt sao cho có
thể điều chỉnh góc độ, trong quá trình lắp đặt căn chỉnh, ta có thể điều chỉnh hướng đi của
chùm laser theo một góc độ nhất định.
Tại đầu cắt trên hệ máy chính được lắp đặt một đường khí nén có thể điều chỉnh tự
động. Nguồn khí nén này đi vào bên trong và đi cùng tia laser ra khỏi miệng đầu cắt, có tác
dụng xúc tác đốt cháy mạch cắt hay có thể chỉ đơn thuần là thổi vật liệu đã bị nung chảy
khỏi điểm cắt tạo thành mạch cắt. Nguồn khí này là các loại khí khác nhau tùy thuộc vào
vật liệu và chiết độ cắt như : khí O2, khí N2, không khí nén.
Chức năng cuối cùng của hệ máy chính đó là làm mát trên hệ máy chính bởi cắt khắc
bằng tia Laser là quá trình sinh nhiệt nên tại các vị trí phát sinh nhiệt (gương phản xạ, đầu
cắt, thấu kính) đều được trang bị bộ phận có tác dụng làm mát, đó có thể là các đường ống
dẫn nước làm mát tuần hoàn, các đường ống thổi khí làm mát, hoặc có thể là kết hợp cả 2
phương pháp trên.

42
Hình 3. 8 Sơ đồ nối nguồn vào ống phóng laser CO2

43
Ngoài ra còn có thêm hệ thống làm mát tuần hoàn. Hệ thống này thường là hệ thống
bơm và làm mát cưỡng bức bằng nước sạch. Bởi quá trình tạo Laser CO2 và dẫn tới vị trí
cắt khắc là quá trình phát sinh nhiệt lượng lớn nên để thiết bị có thể vận hành ổn định trong
suốt quá trình sử dụng thì phương pháp làm mát bằng trao đổi nhiệt đối lưu thông thường
sẽ không thể đảm bảo và mang lại hiệu quả. Để việc trao đổi nhiệt diễn ra nhanh chóng, các
dòng máy khắc laser CO2 đều sử dụng các đường dẫn nước tuần hoàn, qua hệ thống làm
lạnh nước và bơm tuần hoàn.

44
CHƯƠNG 4 TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ CƠ KHÍ

4.1 Tính toán và lựa chọn động cơ bước:


Trong kết cấu máy gia công laser, động cơ đươc sử dụng để truyền momen cho cơ
cấu truyền động để dẫn hướng chuyển động trục X và Y của máy. Động cơ được sử dụng
trong thiết kế là động cơ bước vì trong điều khiển kỹ thuật số, động cơ bước là một cơ cấu
chấp hành có khả năng thực hiện một cách chính xác các lệnh đưa ra dưới dạng số. Vì lý
dó đó mà động cơ bước được ứng dụng nhiều trong các thiết bị cần điều khiển chính xác
như: Điều khiển robot, điều khiển lập trình trong các thiết bị gia công cắt gọt.
Để chọn động cơ phù hợp với chế độ làm việc của máy, chúng ta cần xác định được
momen quán tính, momen xoắn tải và góc bước của động cơ. Ở đây ta tính chọn động cơ
trên trục y. Ta có giả thiết ban đầu là:
+ Trục ra của động cơ được gắn với pulley GT2 bằng nhôm có đường kính
dp = 12.5 mm
+ Khối lượng đặt lên đai để tải là W = 3 kg
+ Lực tác động bên ngoài Fext = 0
+ Hệ số ma sát trượt 𝜇 = 0 vì vật đặt lên đai cố định, không có sự trượt.
+ Góc lệch giữa 2 trục 𝜃 = 0.
+ Hiệu suất giữa đai và pulley e = 0.8
+ Độ phân giải mong muốn 𝐿𝜃 = 0.0254 mm/bước
+ Tỉ lệ giảm tốc i = revmotor/ revgearshaft = 5:1.
+ Hành trình di chuyển Dtotal = 400 mm.
+ Thời gian di chuyển ttotal = 4s
+ Thời gian tang tốc động cơ taccel = 25% ttotal = 1s

Hình 4. 1 Phân tích các lực khi chuyển động


45
4.1.1 Xác định độ phân giải cần thiết của tải:
𝜃𝑠𝑡𝑒𝑝 = (dload ÷ i) ÷ 𝐿𝜃 [1]
= (π x dp ÷ i) ÷ 𝐿𝜃
= (3.14 x 12.5 ÷ 5) ÷ 0.0254
≈ 309 bước/vòng
4.1.2 Xác định biên dạng chuyển động:
- Tổng xung cần thiết để di chuyển là:
Ptotal = (Dtotal ÷ (dload ÷ i)) x 𝜃𝑠𝑡𝑒𝑝 [2]
= (400 ÷ (3.14 x 12.5 ÷ 5)) x 309
≈ 15745 xung
- Tần số chạy cho chuyển động hình thang là:
f = (Ptotal – (fstart x tramp)) ÷ (ttotal – tramp) [3]
= 15745 ÷ (4 – 1)
≈ 5248 Hz với: fstart = 0
Ta có tốc độ vòng quay của motor là:
n = 5248 x 60 ÷ 309 = 1019 vòng/phút.
4.1.3 Xác định momen xoắn cần thiết:
- Ta có công thức tính tổng quán tính:
Jtotal = Jmotor + Jgear + ((Jpulley + JW) ÷ i2) [4]
Với: quán tính hộp số bằng 0
JW = (W ÷ (g x e)) x r2
= (3 ÷ ( 9810 x 0.8)) x 6.252
≈ 0.015 kg.mm.s2
Jpulley ≈ ((π x L x 𝜌 x r4) ÷ (2g)) x 2
2700
= ((3.14 x 16 x x 6.254) ÷ (2 x 9810)) x 2
109
= 0.00002 kg.mm.s2
Vậy Jtotal = (Jpulley + JW) ÷ i2 = 0.0006 kg.mm.s
- Momen xoắn cần thiết để tang tốc quán tính là:
Tacc = Jtotal x (n ÷ tacc) x 0.1 [5]
= 0.0006 x (1019 ÷ 1) x 0.1
= 0.06 kg.mm
Trun = 0
Momen xoắn cần thiết của motor là:

46
Tmotor = Tacc + Trun = 0.06 kg.mm.
Tuy nhiên, đây là momen xoắn cần thiết trước khi chúng ta chọn motor và bao gồm quán
tính motor.
4.1.4 Lựa chọn và xác định động cơ bước cũng như hệ thống điều khiển:
Từ các thông số đã tính toán trên, ta chọn motor STP-MTR-17048 hoặc các loại motor
hãng khác có thông số gần giống.

Hình 4. 2 Thông số động cơ bước


47
Chúng ta kiểm tra tỉ số quán tính của động cơ:

Ratio = J(pulley + load) to motor ÷ Jmotor


0.07 × 100
= 0.0006 ÷ = 0.84
9810
Tốt nhất là giữ tỉ lệ dưới 10, vì vậy 0.84 nằm trong phạm vi cho phép và chấp nhận được.
Do tải trọng trên trục x nhỏ, và để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất ta chọn loại động cơ
bước tương tự như ở trục y cho trục x.
4.2. Lựa chọn đai, pulley và ray dẫn hướng:
4.2.1 Lựa chọn đai và pulley:
Do kết cấu máy thiết kế máy laser có tải trọng trên các trục rất nhỏ nên chúng ta có thể lựa
chọn theo tiêu chuẩn loại đai và pulley là GT2 để truyền động. Thông số chính của đai và
pulley GT2 như sau:
- Đai GT2:
+ Loại đai: đai răng.
+ bề rộng đai: 10 mm.
+ bước răng: 2 mm.
+ Độ dày mỗi nhánh đai: 1.38 mm.
+ Vật liệu: cao su.

48
- Pulley GT2:
+ Vật liệu: Nhôm.
+ Đường kính lỗ: 5mm.
+ Đường kính ngoài 12.5 mm.
+ Số răng: 20.
+ Bề rộng phần răng: 10 mm.
4.2.2: Lựa chọn ray trượt dẫn hướng:
Ta chọn loại bộ ray trượt có mã MGN12H để phù hợp cho việc thiết kế.

Hình 4. 3 Thông số ray trượt dẫn hướng

49
4.3. Tính toán lựa chọn đai ốc, trục vít cho bàn nâng:
4.3.1 Tính đường kính trung bình của ren:
Ta có công thức:
𝐹𝑎
d2 ≥ √
𝜋×ᴪ 𝐻 ×ᴪℎ ×[𝑞]

Trong đó: Fa là lực dọc trục. Ước tính khối lượng đặt lên bàn nâng khoảng 40kg thì lực
dọc trục chia đều lên 4 trục vít là 100 N.
Hệ số chiều cao đai ốc: ᴪ𝐻 = 1.2
Hệ số chiều cao ren: ᴪℎ = 0.5 (ren hình thang).
Áp suất trung bình giữa bề mặt làm việc ren vít và đai ốc: [𝑞] = 5 MPa
100
Vậy d2 ≥ √ = 3.25
𝜋×1.2×0.5×5

Tra bảng P2.4 (TKHĐCK) ta chọn vít me một đầu mối có đường kính ngoài của trục vít d
= 8 mm, bước ren p = 2 mm, đường kính trong d1 = 6 mm, d2 = 7 mm.
4.3.2 Chọn các thông số của vít và đai ốc:
Với vít me đã lựa chọn, ta xác định được:
- Góc vít: 𝛾 = arctg[zh x p/(π x d2)]
= 5.2o
Kiểm tra điều kiện tự hãm theo công thức: 𝛾< 𝜌
𝑓 0.1
Với 𝜌 = 𝑎𝑟𝑐𝑡𝑔 ( ) = 𝑎𝑟𝑐𝑡𝑔 ( ) = 5.9o
𝑐𝑜𝑠𝛿 𝑐𝑜𝑠15
Vậy thỏa mãn yêu cầu tự hãm.
Xác định chiều cao đai ốc và số vòng ren:
Từ d2 và hệ số chiều cao ᴪ𝐻 tính được chiều cao đai ốc:
H = ᴪ𝐻 .d2 = 1.2 x 7 = 8.4 mm
Số vòng ren của đai ốc:
z = H/p = 4.2 ≤ zmax = 10…12
để tránh làm tăng sự phân bố không đều tải trọng dọc trục cho các vòng ren.
4.4. Thiết kế, mô hình hóa cơ khí:
4.4.1. Khung máy:
Phần khung máy cần cứng vững để đảm bảo máy hoạt động được êm, tránh hiện tượng rung
lắc gây ra sai số làm hư sản phẩm, hoặc khiến sản phẩm không đạt yêu cầu, không mang
tính thẩm mỹ như ý muốn.
Bình thường, các máy ngoài thị trường công suất 40W thường có phần làm việc nhỏ, hẹp;
chiều cao bàn máy chỉ đủ nâng hạ khoảng 30 mm để khắc, cắt gỗ, mica. Nhưng vì mục tiêu

50
khắc trái cây như dưa hấu, bưởi, dừa,… nên nhóm thiết kế cho khung máy cao và phần làm
việc rộng hơn. Dưới đây là mô hình khung máy trên Inventor Professional 2018:

Hình 4. 4 Khung máy thiết kế trên Inventor 2018


4.4.2 Mô phỏng, phân tích ứng suất, chuyển vị:
Việc kiểm tra bền kết cấu được thực hiện bằng cách đưa các thông số tính toán vào công
cụ Stress Analysis của Inventor. Kết quả phân tích ứng suất và biến dạng được thể hiện như
hình 10, 11.
Ứng suất: σ_max= 4,588 < [σ_bền] = 207 (Mpa).
Chuyển vị: ∆_max = 0,03618 < [∆] = 0,1 (mm).

Hình 4. 5 Phân tích ứng suất của khung trên Inventor 2018
51
Hình 4. 6 Phân tích chuyển vị của khung trên Inventor 2018
4.4.3 Phần làm việc chính:
Phần này gồm 2 trục Y và 1 trục X. Trên trục X và Y có gắn các ray trượt dẫn hướng, cùng
với đó là các gá gương cố định để dẫn hướng cho tia laser và các đồ gá cho puly cũng như
đai răng.

Hình 4. 7 Phần làm việc chính 2 trục Y, 1 trục X


4.4.4 Bàn nâng.
Đây là phần không kém phần quan trọng trong máy, bàn nâng giúp nâng hạ tùy chỉnh độ
cao theo ý muốn của người sử dụng. Khi muốn khắc, cắt gỗ, mica,… thì cần nâng lên cao
cùng với điều chỉnh đầu khắc để có tiêu cự hợp lý; còn khi muốn khắc dưa hấu để trưng –
nhưng trái to thì cần hạ xuống để có thể có không gian khắc phù hợp.

52
Hình 4. 8 Bàn nâng thiết kế trên Inventor 2018
4.4.5 Khung lắp ráp hoàn chỉnh các bộ phận chính:

Hình 4. 9 Lắp ráp đầy đủ các bộ phận vào khung máy trên Inventor 2018
53
.
4.4.6 Một số hình ảnh thực tế gia công của máy.

54
55
CHƯƠNG 5: CÁC LINH KIỆN ĐIỆN TỬ VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN

5.1 Các linh kiện điện tử :


5.1.1 Máy bơm oxi:
Tác dụng: kết hợp với tia laser trong quá trình cắt, khắc đồng thời thổi phoi vật liệu được
cắt, khắc.

Hình 5. 1 Máy bơm oxi ACO-001


5.1.2. Rơ le trung gian 5VDC:
Tác dụng: kích nguồn laser qua bộ điều khiển.

Hình 5. 2 Rơ Le trung gian


56
5.1.3. Bộ lọc nhiễu 1 pha:
Tác dụng: Lọc các xung điện áp gây nhiễu các thiết bị, sử dụng cho các bộ nguồn xung,
máy hàn, UPS, Máy dệt, oscilloscopes, máy tính công nghiệp, bộ điều khiển, biến tần,
driver servo, driver step, và các thiết bị khác, bộ lọc nhiễu tín hiệu camera, lọc nhiễu tín
hiệu âm thanh, lọc nhiễu tín hiệu máy siêu âm.
Bộ lọc nhiễu đồng thời cũng lọc các sóng nhiễu sinh ra từ thiết bị quay ngược vào hệ thống,
sẽ giúp cho các thiết bị xung quanh hoạt động ổn định, chính xác, và tăng tuổi thọ.
Lọc nguồn cho máy tính, lọc nguồn cho thiết bị âm thanh, hệ thống camera, lọc nguồn cho
máy CNC, các thiết bị gây nhiễu trong gia đình như máy sáy, máy xay sinh tố, máy hàn,
máy khoang…
Bộ lọc nguồn lọc điện sạch cho các thiết bị mà xung quanh nó có các thiết bị gây nhiễu cao
như biến tần, máy hàn, máy cắt…

Hình 5. 3 Bộ Lọc nhiễu


5.1.4. Bộ nguồn cao áp 40W
Tác dụng: Kích dòng điện cao áp vào 2 đầu ống phóng laser, kết hợp với khí CO2 ở trong
ống phóng nhằm tạo ra tia laser.

57
Hình 5. 4 Nguồn cao áp và ký hiệu các đầu nối điện

58
Hình 5. 5 Giải thích các ký hiệu trên nguồn laser CO2
5.1.5 Ống phóng laser:
Công suất 40W.
Tác dụng: là bộ phận quan trọng nhất của một máy cnc laser vì nó trực tiếp tạo ra tia laser
phục vụ cho việc cắt, khắc.

Hình 5. 6 Ống phóng laser CO2


59
5.2. Các linh kiện cần thiết cho hệ thống điều khiển:
5.2.1 Board kết nối
Để kết nối các thiết bị ngoại vi như driver, công tắc hành trình ta có thể nối dây trực tiếp
vào board vi điều khiển, tuy nhiên với số lượng driver nhiều số lượng dây nhiều sẽ dễ kết
nối sai dây dấn đến mạch điện ko điều khiển được và nặng hơn có thể dẫn dến cháy board
arduino. Một điều nữa là khi số lượng dây nối quá lớn thì tính thẩm mỹ không cao.
Một giải pháp để giải quyết vấn đề này là sử dụng một board giao tiếp trung gian để kết nối
giữa board vi điều khiển vào các thiết bị khác. Có nhiều board trung gian được phát triển
hiện nay như RAMPS, Melzi, Generation, MKS,…
Mỗi loại board mạch đều có ưu điểm riêng, để lựa chọn một board mạch phù hợp cho công
việc cần phải tính đến các yếu tố như giá thành, khả năng hỗ trợ của board mạch, khả năng
mở rộng, sự tiện lợi đơn giản khi lắp đặt, sự phổ biến của board mạch. Kết hợp các yếu tố
trên để có thể lựa chon board mạch cần cho máy. So sánh giữa các board kết nối thường
dùng trong máy khắc laser thì board MKS là board mạch có thể đáp ứng những yêu cầu
trên.
MKS là board mạch được thiết kế để kết nối các thiết bị điện cần thiết cho một máy khắc
laser với giá thành rẻ. Board được thiết kế với các plug in có thể thể sử dụng với các driver
cho động cơ bước và dễ dàng mở rộng. Các linh kiện trong board mạch có thể thay thế dễ
dàng khi có hư hỏng. Board MKS được thế kế để giao tiếp với nguồn laser cao áp và hỗ trợ
mở rộng board mạch khá tốt. Board mạch dược thiết kế để dễ dàng kết nối và lắp đặt với
các thiết bị khác. Với đồ án này nhóm chọn mạch có tên MKS DLC V2.0.
- Một số đặc tính của board MKS DLC V2.0:
+ Kích thước: 90 x 60mm;
+ Điện áp ngõ vào: 12VDC;
+ Điện áp ngõ ra: 5VDC hoặc 12VDC;
+ Trục điều khiển: 4 (X, Y1, Y2, Z);
+ Hỗ trợ cảm biến đầu cuối (Endstop): 3 (X, Y, Z);
+ Firmware và Open Source: GRBL (Mã nguồn tương thích trên Arduino Uno R3);
+ CPU: Atmega328p;
+ Tương thích với máy khắc laser, máy viết chữ, cánh tay rô bốt.
+ Driver động cơ bước: A4988, DRV8825, TMC2100, LV8729, TMC2208,…
+ Động cơ bước: Nema 17, Nema 23
+ Công suất laser: <10A;
+ Các phần mềm tương thích: Xloader, GrblController, Benbox, mDraw;
+ Hỗ trợ nạp vào giao tiếp qua cổng USB, có chân mở rộng.

60
Hình 5. 7 Board mạch điều khiển

61
5.2.2: Driver
Một bộ phận không thể thiếu điều khiển động cơ bước đó là driver. Driver như là
một mạch phân phối xung cho động cơ, làm nhiệm vụ cấp điện cho động cơ bước hoạt
động. Có 2 loại driver được sử dụng khá nhiều trong các máy CNC hiện nay là driver A4988
và DRV8825.

Hình 5. 8 Driver A4988 Hình 5. 9 Driver DRV8825

A4988 DRV8825
Sự phổ biến Phổ biến rộng Phổ biến
Giá thành 6,8USD/5PCS 10USD/5PCS
Dòng điện 2A 2,5A
Vi bước lớn nhất 16 32
Màu PCB Đỏ/Xanh Tím
62
Biến trở Gần chân Dir Gần chân En
Giá trị trở Rs 0,05Ohm 0,1Ohm 0,2Ohm 0,1Ohm
Vref I_TripMax=Vref/(8*Rs) I_TripMax=Vref/(5*Rs)
Số lớp mạch in 2 4
Bảo về quá nhiệt Có Có
Kích thước 5x5mm 9,7x6,4mm
Bảng 5.1 So sánh driver A4988 và DRV8825.
Quyết định sử dụng driver DRV8825 do Driver động cơ bước DRV8825 với đầy
đủ các tính năng của môt driver chuyên nghiệp: điều chỉnh dòng giới hạn, vi bước ( 1/16
bước) , bảo vệ quá dòng, quá nhiệt, v.v...
Hoạt động ở dải điện áp cao từ 8.2V đến 45V và có thể đạt được xấp xỉ 1,8A trên
mỗi pha mà không cần tản nhiệt. Driver có các chân ra và bề mặt gần như đồng nhất với
module A4988 vì vậy nó có thể dùng thay thế cho board đó trong nhiều ứng dụng khác
nhau.
Thông số kỹ thuật:
Điện áp cung cấp: 8.2~45VDC
Dòng trung bình (RMS): 1.5A, dòng đỉnh ( Peak) lên đến 2.5A.
6 độ phân giải bước khác nhau: full, half step, 1/4 step, 1/8 step, 1/16 step, 1/32 step.
Điện áp điều khiển: 3.3V và 5V.
Tự động shutdown khi quá nhiệt, quá dòng.
Bảo vệ ngắn mạch và bảo vệ quá tải.
Mạch 4 lớp, 2 lớp phủ đồng giúp cải thiện khả năng tản nhiệt.

5.2.3 Công tắc hành trình:


Đặc điểm của công tắc hành trình là nó là các tiếp điểm của nó có thể đóng hay mở khi các
bộ phận di động của máy thực hiện một hành trình di động nhất định. Nếu công tắc hành
trình dùng để chuyển đổi mạch ở cuối hành trình thì ta gọi là công tắc cuối hành trình. Tùy
theo kết cấu công tắc hành trình có thể chia thành các loại: kiểu nhấn, kiểu đòn, kiểu quay,
63
…. Trong đồ án này, sử dụng công tắc hành trình kiểu nhấn và có sẵn module công tắc hành
trình để dễ dàng lắp đặt và sử dụng.

Hình 5. 10 Công tắc hành trình


Sơ đồ cổng kết nối tổng quát của board MKS DLC V2.0

64
Hình 5. 11 Sơ đồ điện

65
CHƯƠNG 6: PHẦN MỀM ĐIỀU KHIỂN VÀ THIẾT LẬP THỒNG SỐ KHẮC
LASER

6.1 Phần mềm điều khiển


Phần mềm điều khiển giúp ta có thể vận hành máy trong trường hợp không có hoặc không
sử dụng màn hình LCD và thuận tiện cho việc thao tác vận hành máy thủ công. Phần mềm
điều khiển có thể giúp ta thao tác vận hành máy bằng tay một cách đơn giản và dễ dàng hơn
so với việc sử dụng LCD như ngoài việc di chuyển các trục trên mặt phẳng Oxy thì có thể
nạp thủ công Gcode, hình ảnh cho việc khắc hay test máy một cách dễ dàng.
Có nhiều phần mềm được dùng trong máy khắc laser, tùy vào board mạch, nhu cầu sử dụng
mà chúng ta chọn cho phù hợp. Trong đồ án này, nhóm em sử dụng phần mềm benbox vì
đây là phần mềm miễn phí, dung lượng nhỏ, giao diện trực quan, dễ sử dụng.
6.1.1 Danh sách các phần mềm cần thiết máy khắc laser
Phần mềm Chức năng
Inkscape Thiết kế, xử lý ảnh sang vector, xuất gcode
cho khắc, cắt laser.
Raster 2 laser Gcode Thiết kế, xử lý ảnh sang vector, xuất gcode
cho khắc, cắt laser.
CorelDRAW Thiết kế, chỉnh sửa ảnh, xử lý ảnh, xuất ra
nhiều định dạng.
LaserGRBL Stream Gcode cho máy khắc laser, điều
khiển máy để khắc cắt, laser.
Benbox Điều khiển máy khắc, cắt laser
Laser marking software Điều khiển máy khắc, cắt laser
PhotoGrav2 Điều khiển máy cắt, khắc laser, mô phỏng
hình ảnh trên vật liệu khắc.
Bảng 6.1 Các phần mềm khắc laser
6.1.2 Phần mềm Laser GRBL
LaserGRBL là một trong những công cụ stream GCode dành cho các máy khắc laze hỗ trợ
hệ điều hành Windows. Phần mềm tải và stream đường dẫn GCode lên dòng mạch Arduino,
cũng như khắc hình ảnh, tranh hay logo với công cụ chuyển đổi bên trong.
Khác với các GUI khác, LaserGRBL được phát triển dành riêng cho các máy khắc và máy
cắt laser. Để khai thác tất cả các chức năng của LaserGRBL, máy khắc phải hỗ trợ module
điều biến công suất qua lệnh S.
Phiên bản tải LaserGRBL hiện được phát hành hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ bạn chuyển đổi
hình ảnh dạng mành sang GCode (khắc hình ảnh).

66
Hình 6. 1 Giao diện phần mềm Laser GRBL
Các tính năng chính của LaserGRBL:
- Tải GCode.
- Khắc hình ảnh với chức năng chuyển đổi grayscale, vector hóa hình ảnh và tạo ảnh
dithering.
- Nhập / xuất cấu hình Grbl.
- Cấu hình, cảnh báo và khử code lỗi cho Grbl v1.1.
- Hỗ trợ chế độ xem trước.
- Bảo vệ dữ liệu thời gian thực.
- Hỗ trợ nền tảng .NET 3.5.
6.1.3 Phần mềm benbox
Đây là phần mềm miễn phí được dùng phổ biến cho các máy cnc laser mini hỗ trợ trên hệ
điều hành window. Việc nạp code vào máy bằng file hex dễ dàng, chỉ việc đưa ảnh vào là
có thể khắc không cần xử lý ảnh qua Gcode, thiết lập các thông số dễ dàng với giao diện
trực quan là ưu điểm của phần mềm. Nhược điểm của phần mềm là không có các công cụ
thiết kế, chỉnh sửa ảnh chuyên sâu, phải sử dụng phần mềm xử lý ảnh khác trước khi bỏ
ảnh vào phần mềm để khắc.
67
Hình 6. 2 Giao diện phần mềm benbox
6.1.4 Phần mềm Laser marking software
Tính năng của phần mềm máy khắc Laser marking software: Đơn giản, dễ sử dụng, tính
bảo mật, Linh hoạt và mạnh mẽ, phần mềm Laser marking software cũng rất dễ sử dụng.
Với thiết kế dựa trên công nghệ phần mềm Windows, việc học nó rất bản năng.
Phần mềm Laser marking software cho phép tạo và lưu tệp, nhập bản vẽ (CorelDRAW,
AutoCAD, DXF tệp, vv), vẽ biểu đồ hình học, đánh dấu mã vạch, đánh số, cũng như ngày,
giờ và phút với phông chữ loại khác nhau .
Nhờ công cụ chẩn đoán tích hợp của nó, phần mềm Laser marking software cũng phân tích
trạng thái của laser, và cung cấp năng lượng, cũng như kiểm soát nhiệt độ. Tín hiệu màu
xanh lá cây, và chu trình đánh dấu có thể bắt đầu, các tín hiệu chuyển sang phạm vi, và
người vận hành có thể nhanh chóng sửa chữa một lỗi được xác định rõ ràng.

68
Hình 6. 3 Giao diện phần mềm Laser marking
6.1.5 Phần mềm PhotoGrav
PhotoGraV – Công cụ tuyệt vời cho khắc laser! phần mềm PhotoGraV được thiết kế đặc
biệt cho các máy khắc Laser.
Mục tiêu của phần mềm photoGraV 2 là xử lý các bức ảnh quét có thể được để khắc trên
nhiều loại vật liệu thông thường, với điều kiệu là bức ảnh được khắc sẽ có chất lượng tốt.
Thông thường, việc khắc các bức ảnh đã khó. Quá trình này tốn thời gian, trên thực tế,
nhiều cửa hàng khắc đơn giản không cung cấp các bức ảnh khắc như một trong những sản
phẩm của họ.
Tự động áp dụng các công cụ này vào ảnh chủ đề. Mô phỏng quá trình khắc cho các vật
liệu phổ biến để “sản phẩm khắc” có thể được kiểm tra trước khi nó thực sự được khắc.
Quá trình tương tác với các cải tiến có thể điều chỉnh và phản hồi trực quan theo thời gian
thực.
Clipart màu từ CorelDraw có thể dễ dàng khắc bằng cách xử lý với PhotoGraV .

69
Hình 6. 4 Giao diện phần mềm PhotoGrav
PhotoGraV mô phỏng hơn 20 vật liệu khắc bao gồm: gỗ anh đào và quả óc chó; acrylic rõ
ràng và sơn đen; đồng thau laser đen và nhôm anod hóa; một loạt các vật liệu da tổng hợp;
và nhiều loại nhựa có lõi màu trắng hoặc đen và có nhiều loại mũ khác nhau, bao gồm vàng
chải và màu sắc chắc chắn nhất.
Nhưng phần mềm này không miễn phí và khá là mắc.
6.2 Cài đặt thông số trên phần mềm benbox.
6.2.1 Nạp firmware
Để máy hoạt động cần phải có vi điều khiển để điều khiển hoạt động của máy, để vi điều
khiển có thể điều khiển chính xác các thiết bị phần cứng trong máy cần phải có firmware
phù hợp với các thông số phù hợp tương thích với phần cứng của máy.
Đầu tiên, ta cắm dây cáp với máy tính, mở phần mềm, sau đó bắt đầu nạp firmware bằng
file hex theo các bước sau:

70
- Bước 1: nhấp vào biểu tượng tia chớp

- Bước 2: Chọn cổng đúng cổng COM, chọn đúng phiên bản của board (Orion -> UNO or
Baseboard-> Leonardo)

- Bước 3: Chọn firmware phù hợp. Orion→328P(Baseboard V 1.0/V1.1→32u4)

71
- Bước 4: Tải lên firmware. Nhấn dấu tích để hoàn thành.

6.2.2 Cài đặt thông số

Nhấn vào để hiện giao diện ẩn:

72
Giải thích các tham số:
- Serial Port: Cổng kết nối PC.
- Low light intensity (0 - 16): thiết lập chênh lệch đơn vị xung.
- Intensity (0 – 255): Cường độ công suất Laser.
- Speed: tốc độ quay của động cơ.
- Time (ms): Khoảng thời gian tia đốt.
- Step: số bước mỗi vòng quay của động cơ.
- Carve mode: chế độ khắc (có 3 chế độ)

73
+ Scan By Line: Khắc theo đường thẳng.
+ Scan By Z: Khắc theo đường zig-zag (thời gian khắc nhanh hơn scan by line).
+ Outline: Khắc biên dạng ngoài của hình.
- Discrete: Kiểu khắc gián đoạn, tia laser đốt theo từng điểm một, thường dùng để khắc đậm
nhạt.
- Continuous: Kiểu khắc liên tục, tia laser đốt quét, không có đậm nhạt, màu sẽ như nhau,
chỉ dùng cho hình trắng đen toàn bộ.
Cài đặt các thông số mặc định:

Trong bảng này chỉ có PPM cần thay đổi khi sử dụng puly có số rắng khác nhau. Ở đây,
nhóm dùng puly 20 răng nên có số 320 để phù hợp với đơn vị đo mm. Chúng ta có thể cắt
thử để điều chỉnh số nhằm cho ra sản phẩm có kích thước chuẩn như bản vẽ.

Laser on/off thường dùng pin 12 nhưng để khắc đậm nhạt thì dùng pin 11 trên adruino nano.
Feed rate: Tốc độ lớn nhất của động cơ bước khi laser tắt.

74
6.3 Một số thông số tham khảo trong việc khắc, cắt laser
6.3.1 Khắc đậm nhạt
Dưới đây là thông số tham khảo, tùy loại vật liệu mà ta điều chỉnh thời gian nhiều hay ít để
tránh trường hợp bị cháy hình.

Hình 6. 5 Thiết lập thông số khắc đậm nhạt tham khảo


75
6.3.2 Khắc trên vỏ dưa hấu

Hình 6. 6 Thiết lập thông số khắc trên vỏ dưa hấu


6.3.3 Khắc hình đơn giản, logo trên MDF, gỗ

Hình 6. 7 Thiết lập thông số khắc hình cơ bản


76
6.4 Vận hành máy khắc laser
Sau khi thiết lập đầy đủ thông số, ta tiến hành căn chỉnh khoảng cách đầu laser đến bề mặt
cần khắc từ 8 đến 10 mm, nạp ảnh vào phần mềm và tùy chỉnh kích thước ảnh, có thể chạy
thử khung để phù hợp với chỗ cần khắc. Cuối cùng, nhấn nút play và đợi sản phẩm khắc
được hoàn thành.

Hình 6. 8 Khắc logo HCMUTE

77
CHƯƠNG 7: KẾT QUẢ, THỬ NGHIỆM, CÁCH KHẮC PHỤC CÁC LỖI KHI
KHẮC LASER

7.1 Tổng quan về máy

Hình 7. 1 Khung máy khắc laser CO2 hoàn chỉnh thiết kế trên Inventor 2018
Số liệu về máy:
Kích thước máy: 1100x830x700 mm
Kích thước làm việc: 450x450x300 mm
Công suất nguồn và bóng laser: 40W
Hình ảnh máy thực tế sau khi hoàn thiện:

78
Hình 7. 2 Hình ảnh thực tế máy sau khi hoàn thành
79
7.2 Một số sản phẩm hoàn thành

Hình 7. 3 Khắc logo và chữ trên dưa hấu

Hình 7. 4 Khắc trên gỗ


80
Hình 7. 5 Khắc trên MDF
7.3 Các lỗi khi khắc laser và cách khắc phục
7.3.1 Tia laser không ra khỏi đầu khắc, không tới được bề mặt khắc
Cách nhận biết: Khi chạy máy tia từ trong bóng laser vẫn phóng ra đều nhưng bề mặt khắc
không có các vết đốt, cùng với đó sờ vào ống nhôm (đầu khắc) thấy nóng, chứng tỏ tia laser
bị lệch chỉ bắn vào trong thành ống, không đúng tâm đi ra ngoài.
Nguyên nhân: gá gương bị lệch, tia laser ở 3 vị trí không đúng tâm, dẫn đến khi tia đi vào
gương phản xạ thứ 3 lệch xuống thành ống, không tới được vị trí gương hội tụ.
Cách khắc phục: tinh chỉnh lại gương ở 4 góc phần làm việc sao cho tia chiếu vào các vị trí
đúng tâm.

81
Hình 7. 6 Đầu gá gương phản xạ vị trí thứ 3
Điều chỉnh bu long A: nới lỏng đai ốc và xoay cùng chiều kim đồng hồ, thì chùm tia laser
sẽ di chuyển qua trái, nếu xoay ngược chiều kim đồng hồ nó sẽ di chuyển qua phải.
Điều chỉnh bu long B: đầu tiên, nới lỏng đai ốc. Nếu vặn bu long cùng chiều kim đồng hồ,
tia laser sẽ hướng lên phía trước, ngược lại sẽ hướng ra đằng sau.
Điều chỉnh bu long C: Nới lỏng đai ốc, nếu vặn bu long cùng chiều kim đồng hồ thì tia laser
sẽ vừa đi lên phía trước vừa đi sang phải, vặn ngược lại thì tia laser sẽ đi về phía sau và
qua trái.
Bu long trắng D: nới lỏng 3 bu long trắng trước khi điều chỉnh bu long A/B/C. Sau khi hoàn
thành việc chỉnh tia laser, siết chặt 3 bu long trắng và khóa tất cả đai ốc của bu long lại.

82
Bước 1:

Hình 7. 7 So sánh sự khác nhau 2 chùm tia laser đúng và sai


Điều chỉnh bu long A/B/C để thay đổi góc của gương phản xạ thứ 3. Nếu tia laser đi ra từ
tâm phía dưới của đầu laser, điều đó chứng tỏ gương phản xạ thứ 3 đúng 45o.

Hình 7. 8 Kiểm tra tia laser


83
Bước 2: Bắn thử chùm tia laser lên tấm mica dày 10 mm để kiểm tra xem tia có thẳng hay
không.

Hình 7. 9 Cách kiểm tra tia laser


84
Kiểm tra kết quả như trên hình 2 và 3
Điều chỉnh tia laser cho đến khi tia ra đúng tâm và thẳng như kết quả để được tia khắc đẹp
nhất.
7.3.2 Hình khắc bị méo
Nguyên nhân: do bị trượt bước khi động cơ quay nhanh (dây đai không căng, bị trùng).
Cách khắc phục: căng lại dây đai để đảm bảo khi động cơ quay nhanh thì đai chuyển động
gắn với đồ gá đầu laser không bị trượt răng rồi mất bước.

Hình 7. 10 Hình khắc logo bị lỗi trượt bước


7.3.3 Khắc vỏ dưa hấu bị sâu, bị tro về mặt.
Nguyên nhân: công suất lớn, thiết lập thông số không phù hợp với việc khắc vỏ dưa hấu.
Cách khắc phục: chỉnh công suất, thông số (tăng tốc độ cắt, giảm thời gian tiếp xúc bề
mặt của tia), cự ly từ đầu khắc tới bề mặt vỏ phù hợp như thông số tham khảo đã trình bày
ở trên.

85
Hình 7. 11 Công suất lớn khiên tia laser ăn sâu vào trái dưa
7.3.4 Sản phẩm khắc gỗ xấu, cháy bề mặt
Nguyên nhân: do để công suất quá lớn so với loại gỗ cần khắc
Cách khắc phục: Trước khi khắc cần kiểm tra tia có phù hợp với vật liệu muốn khắc hay
không, kiểm tra độ đậm nhạt khi đốt bề mặt rồi mới khắc để được sản phẩm ưng ý.

Hình 7. 12 Công suất quá lớn khiến tia đốt cháy đen bề mặt
86
CHƯƠNG 8: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

8.1 Kết luận:


Sau thời gian thực tập và thực hiện luận án tốt nghiệp, các nhiệm vụ đề ra ban đầu đối với
đề tài đã được hoàn thành. Một số kết quả đạt được như sau:
• Tìm hiểu sự ra đời và nguyên lý tạo ra tia laser
• Tìm hiểu ứng dụng và lợi ích thực tế của laser trong các ngành nghề
• Tìm hiểu được các loại laser đồng thời xét ưu nhược điểm
• Tìm hiểu các máy laser hiện có trên thị trường
• Tìm hiểu được nguyên lý hoạt động của laser CO2
• Tìm hiểu hệ thống điện điều khiển cho loại máy CNC
• Thiết kế, gia công, hoàn thành máy chạy ra sản phẩm
8.2 Hướng phát triển đề tài:
- Vài lưu ý vận hành máy:
+ Đảm bảo nước làm mát được bơm đều vào ống phóng laser.
+ Điều chỉnh tiêu cự đúng với khoảng cách từ 8 – 10 mm.
+ Điều chỉnh công suất phù hợp cho việc khắc cắt các loại vật liệu khác nhau.
Trong quá trình tính toán, thiết kế, chế tạo và gia công máy khắc laser CO2; do khả năng
còn hạn chế, điều kiện kinh tế cũng như công cụ, công nghệ chưa đủ nên vẫn còn những
thiếu sót, khuyết điểm chưa khắc phục được. Vì vậy, để đề tài được hoàn thiện hơn, chúng
em xin đề xuất máy khắc laser theo chiều hướng phát triển như sau:
• Thiết kế bàn nâng phôi tự động nhằm thuận tiện hơn trong việc gá đặt, thiết lập khắc,
cắt chi tiết.
• Nên có thêm cảm biến dòng chảy để an toàn hơn cho bóng CO2, cũng như cảm biến
tiệm cận nhằm tự động điều chỉnh tiêu cự phù hợp đến bề mặt cắt, khắc.
• Thiết kế mới hoặc cải tiến một số đồ gá puly để cho việc căng đai tốt hơn, máy có
thể chạy nhanh hơn mà không bị trượt bước.
• Thiết kế mới khung máy để máy mang tính thẩm mĩ cao hơn, chắc chắn hơn.
• Tích hợp một số tính năng mới như có thêm màn hình, raspberry pi
• Thiết kế hệ thống làm mát cho bóng laser CO2 tối ưu hơn, làm cho tuổi thọ của bóng
cao hơn.

87
• Sử dụng các vi điều khiển tốt hơn, sử dụng được các phần mềm tối ưu và nhiều tùy
biến hơn như Corel
8.3 Khuyến nghị
Là đề tài có tính ứng dụng cao trong thực tế, với việc tạo ra các sản phẩm trang trí
phục vụ nhu cầu thẩm mĩ của mọi người. Đồng thời, phục vụ trong quá trình học tập cho
việc khắc, cắt các mô hình từ file thiết kế 2D của học sinh, sinh viên.
Với những hạn chế không thể tránh khỏi từ các nguyên nhân khách quan cũng như
chủ quan của một đề tài tốt nghiệp, rất mong sự góp ý chân thành từ phía thầy cô và hội
đồng để chúng em có những bài học kinh nghiệm phục vụ cho công việc sau này.

88
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
[1] Đặng Minh Phụng, Lê Hiếu Giang, Lê Linh, Trương Nguyễn Luân Vũ, Trần Tiến Phát,
Nghiên cứu phát triển thiết kế và chế tạo máy phay lăn răng CNC phục vụ đào tạo, Hội
Nghị Khoa Học và Công Nghệ Toàn Quốc Về Cơ Khí Lần Thứ IV, TP. HCM 11-2015.
[2] Gianghm.com - Giáo trình công nghệ laser.
[3] Lê Hiếu Giang, Đặng Minh Phụng, “Tính toán, đánh giá sai số và tốc độ của các giải
thuật nội suy cho hệ điều khiển theo kỹ thuật xung chuẩn”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ
các trường đại học kỹ thuật, số 80, 2011.
[4] Lê Hiếu Giang, Nguyễn Trường Thịnh, Giáo trình Máy và Hệ thống điều khiển số, ĐH
SPKT TP. HCM 2005.
[5] Lê Hiếu Giang, Nguyễn Trường Thịnh, Giáo trình Máy và Hệ thống điều khiển số, ĐH
SPKT TP. HCM 2005.
[6] Trịnh Chất, Lê Văn Uyển - Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí tập một, Nxb Giáo
Dục.
[7] Vietmachine.com - Phân loại và cách lựa chọn máy cắt khắc laser.
Tiếng Anh
[8] Automationdirect.com - Sure step manual.
[9] Aurelien Sikora, Thiery sarnet, Laser engraving optimization for achieving smooth
sidewalls.
[10] Benbox CNC controller software installation and configuration.
[11] HIWIN - Linear guideways.
[12] HIWIN - MG Series catalog.
[13] Janez Diaci, Drago Bracun, Rapid and flexible laser marking and engraving of tilted
and curved surfaces.
[14] User’s guide of Benbox.

89

You might also like