You are on page 1of 75

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

MÁY CNC KHẮC GỖ

GVHD: PGS.TS NGUYỄN TRƯỜNG THỊNH


SVTH: HỒ QUANG TIẾN MSSV: 12143215
NGUYỄN PHÚ QUỐC MSSV: 12143165
TRƯƠNG MINH TẤN MSSV: 12143534
TRƯƠNG ÐỨC TÍN MSSV: 12143550

S KL 0 0 4 7 1 1

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2016


CNC KHẮC GỖ 2016

LỜI CẢM ƠN
Sau bốn năm học tại trƣờng ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH, chúng em đã đƣợc học và tiếp thu rất nhiều kiến thức mới từ sự chỉ bảo

tận tình của Quý Thầy Cô, cũng nhƣ sự giúp đỡ của bạn bè. Đây là khoảng thời gian đầy

ý nghĩa . Đồ án tốt nghiệp là nền tản quan trọng để đánh dấu một bƣớc ngoặc mới trong

cuộc đời chúng em.

Chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy Nguyễn Trƣờng Thịnh. Ngƣời

đã hƣớng dẫn chúng em thực hiện đồ án tốt nghiệp và cung cấp cho chúng em nhiều kinh

nghiệm quý báu. Chúng em sẽ không quên cách gia công mà thầy đã hƣớng dẫn, cấu tạo

của một mạch điều khiển tốc độ-chiều quay của một motor công suất cao, ngoài sự hộ trợ

về mặt kiến thức thì các linh kiện, thiết bị mà thầy cung cấp cho chúng em đã góp phần to

lớn trong việc hoàn thành đồ án và sẽ còn nhiều thứ khác nữa mà thầy đã giúp nhƣng em

không thể nhớ hết. Một lần nữa chúng em xin cảm ơn thầy.

Chúng em xin chân thành cám ơn quý thầy cô bộ môn thiết kế máy và các cán bộ

công nhân viên trƣờng ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH đã tạo điều kiện thuận lợi để nhóm em có thể hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này.

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 1


CNC KHẮC GỖ 2016

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Kỹ Thuật TP.HCM Độc Lập - Tự Do – Hạnh Phúc

KHOA CƠ KHÍ CHẾ TẠO MÁY- BỘ MÔN THIẾT KẾ MÁY


NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY CNC 3 TRỤC ĐIÊU KHẮC GỖ
Giáo Viên Hƣớng Dẫn: PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH
Sinh Viên Thực Hiện:
1. HỒ QUANG TIẾN MSSV: 12143215
2. NGUYỄN PHÚ QUỐC MSSV: 12143165
3. TRƢƠNG MINH TẤN MSSV: 12143534
4. TRƢƠNG ĐỨC TÍN MSSV: 12143550
NỘI DUNG YÊU CẦU ĐỀ TÀI
- CƠ KHÍ:
 Thiết kế và thi công bàn máy chính xác 1/100 mm.
 Thiết kế trục X,Y,Z đạt độ vuông góc, song song và cứng vững
- ĐIỆN TỬ
 Thiết kế mạch điều khiễn động cơ servo
 Thiết kế mạch điều khiễn đóng ngắt tự động
- PHẦN MỀM
 Phần mềm MACH3
 Phần mềm JDPAINT
 Phần mềm SOLIDWORK
- MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
 Hệ thống chạy ổn định không xảy ra lỗi. Khắc đƣợc Gỗ, Mica. Chạy nhanh,
chính xác và cho năng suất cao
Ngày giao nhiệm vụ: 15/02/2016 Ngày hoàn thành: 31/07/2016
Giáo viên hƣớng dẫn

Nguyễn Trƣờng Thịnh

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 2


CNC KHẮC GỖ 2016

MỤC LỤC
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ 1

Nhiệm vụ đồ án.................................................................................................................2

Nhận xét giáo viên hƣớng dẫn .......................................................................................... 3

Nhận xét giáo viên phản biện ........................................................................................... 4

Mục lục ............................................................................................................................. 5

Danh Mục Bảng Và Hình Ảnh ......................................................................................... 7

PHẦN I MỞ DẦU ............................................................................................................7

PHẦN II NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ..................................................................8


I . KHÁI QUÁT VỀ MÁY CNC ---------------------------------------------------------------- 8
1. Khái niệm --------------------------------------------------------------------------------------- 8
2. Phân loại----------------------------------------------------------------------------------------- 8
3. Ƣu điểm máy CNC ---------------------------------------------------------------------------- 8
II. CÁC PHƢƠNG ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH .......................................................... 11

1. Chọn Cơ Cấu Dẫn Động ............................................................................................. 11

1.1.Động cơ dẫn động cho các trục. --------------------------------------------------------------- 9

1.2.Lựa chọn phƣơng án di chuyển giữ các trục ............................................................... 11

2.Lựa chọn cơ cấu truyền động ......................................................................................... 13

III .TÍNH TOÁN THIẾT KẾ PHẦN CƠ KHÍ .................................................................. 15


1. Tính Toán Chọn Động Cơ Spindle ----------------------------------------------------------- 15
1.1. Một số đặc điểm của máy cnc điêu khắc gỗ----------------------------------------------- 15
1.2. Lựa chọn công cụ khắc----------------------------------------------------------------------- 15
1.3. Lựa chọn spindle và động cơ dẫn động ---------------------------------------------------- 17

2. Xây Dựng Mô Hình ....................................................................................................... 25


2.1. Kết cấu của máy------------------------------------------------------------------------------- 28
2.2. Thiết kế và chế tạo các chi tiết máy điển hình -------------------------------------------- 29
IV. KIỂM BỀN MÔ HÌNH ............................................................................................... 31

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 3


CNC KHẮC GỖ 2016

V. THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN VÀ PHƢƠNG THỨC GIAO TIẾP ...................... 38

1. Hệ Thống Điều Khiển Máy Cnc .................................................................................. 38

2. Giới Thiệu Về Phần Mềm Mach3 ................................................................................. 45

3. Cách Xác Lập Thông Số Trong Phần Mềm Mach3 ...................................................... 44


3.1 Xác lập các chân vào ra của cổng máy in cho phù hợp với mạch điều khiển --------- 44
3.2 Xác lập đơn vị đo của motor tuning --------------------------------------------------------- 49
3.3 Xác lập thông số cho các trục ---------------------------------------------------------------- 52
3.4 Các nút cơ bản và thông dụng trên giao diện của Match 3 ------------------------------ 54

4. Các Chức Năng Của Phần Mềm Mach3 ........................................................................ 56


VI. CÁCH SỬ DỤNG PHẦN MỀM JDPAINT ............................................................... 56

1. Lợi ích của Jdpaint trong điêu khắc gỗ ------------------------------------------------------- 57


2. Cách sử dụng JDPAINT ----------------------------------------------------------------------- 59
3. Mô phỏng quá trình cắt của máy -------------------------------------------------------------- 69

PHẦN III KẾT LUẬN .....................................................................................................72


I KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC ............................................................................................... 72
II KẾT QUẢ CHƢA ĐẠT ĐƢỢC .................................................................................74
III MỤC TIÊU PHÁT TRIỄN ĐỀ TÀI ..........................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 75

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 4


CNC KHẮC GỖ 2016

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH

Bảng 2.1: Kết luận chọn phƣơng án xây dựng mô hình .................................................. 16

Bảng 3.1: Các thông số hoạt động cố định cho việc thiết kế máy công cụ ..................... 19

Bảng 3.2: Bảng thông số tính toán ..................................................................................... 21

Bảng 3.3: thông số spindle .................................................................................................. 27

Bảng 3.4 thuộc tính vật liệu nhôm ..................................................................................... 31

Bảng 3.5: Đặc tính của máy CNC khắc gỗ 3 trục đƣợcchế tạo ....................................... 74

Hình 2.1 Phƣơng án phôi cố định ......................................................................................... 13

Hình 2.2 Phôi di chuyển trên 2 trục ...................................................................................... 14

Hình 2.3 phôi di chuyển trên 2 trục ....................................................................................... 15

Hình 3.1 Trọng lƣợng trục x .................................................................................................. 22

Hình 3.2 Trọng lƣợng trục y .................................................................................................. 23

Hình 3.3 Trọng lƣợng trục z .................................................................................................. 24

Hình 3.4 Vít me bi ................................................................................................................. 25

Hình 3.5 Động cơ servo và driver ......................................................................................... 26

Hình 3.6 Spindle .................................................................................................................... 26

Hình 3.7 Mô hình xây dựng bằng solidwork ......................................................................... 28

Hình 4.1 Kết quả kiểm bền trục z .......................................................................................... 33

Hình 4.2 Kết quả kiểm dao .................................................................................................... 35

Hình 4.3 Kết quả kiểm bền trục y.......................................................................................... 36

Hình 5.1 sơ đồ khối của máy ................................................................................................. 38

Hình 5.2 sơ đồ điều khiển CNC 3 trục .................................................................................. 40

Hình 5.3 Giao diện làm việc phần mềm MACH3 ................................................................. 46

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 5


CNC KHẮC GỖ 2016

Hình 6.1 Mẫu khắc đƣa vào JDPAINT ................................................................................. 59

Hình 6.2 Giao diện làm việc của JDPAINT .......................................................................... 60

Hình 6.3 Import hình ảnh vào JDPAINT .............................................................................. 61

Hình 6.4 Tạo đƣờng rà dao .................................................................................................... 63

Hình 6.5 Tạo đƣờng dao chạy biên dạng............................................................................... 65

Hình 6.6 Export ra file ENG .................................................................................................. 67

Hình 6.7 Giao diện phần mềm NCConverter ........................................................................ 68

Hình 6.8 Gcode nhận đƣợc sau khi chuyển từ .ENG sang .NC ............................................ 69

Hình 6.9 mô phỏng quá trình cắt ........................................................................................... 70

Hình 6.10 Sản phẩm sau khi khắc ......................................................................................... 71

Hình 6.11 một vài sản phẩm sau khi khắc ............................................................................. 73

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 6


CNC KHẮC GỖ 2016

PHẦN I MỞ DẦU

Hiện nay tranh khắc gỗ của nƣớc ta rất đƣợc các khách du lịch nƣớc ngoài ƣa
chuộng và đang phát triển mạnh. Sự khan hiếm của gỗ, chất liệu chính làm tranh cũng
là một trở ngại để tranh khắc gỗ giữ đƣợc bản chất. Thực tế cũng cho thấy rất ít
những họa sĩ, nghệ nhân tranh khắc gỗ gìn giữ đƣợc nguồn cảm xúc, cảm hứng để đi
đến tận cùng của tác phẩm. Điều này cũng bởi để hoàn thành một tác phẩm tranh
khắc gỗ hoàn chỉnh phải qua rất nhiều công đoạn và phải vận dụng sự khéo léo của
nghệ thuật thủ công một thử thách lớn cho những ai thiếu sự kiên trì, bền bỉ.
Từ những nhu cầu thực tế và để đáp ứng đƣợc nó thì máy CNC điêu khắc gỗ
đã đƣợc ra đời. Những lợi ích nó mang lại là vô cùng lớn nhƣ:
Tăng cao năng suất lao động: Cùng một thời gian, máy cnc khắc gỗ cnc giúp
công suất làm việc tăng lên nhiều lần, lƣợng sản phẩm tạo ra trong ngày cao hơn rất
nhiều so với việc làm thủ công nhƣ trƣớc.
Tiết kiệm thời gian: máy khắc cnc giúp bạn tận dụng tối đa thời gian hiện có
của mình để thực hiện ƣớc mơ một cách nhanh nhất có thể.
Tiết kiệm chi phí nhân công: Khi có máy khắc cnc rồi, bạn không cần đến chi
phí thuê thợ đục, đẽo nữa, và chi phí đó quả là rất lớn.
Đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình: Nghe rất lạ nhƣng thực sự là vậy,
sử dụng máy cnc sẽ đi kèm thêm máy hút bụi công nghiệp cho máy cnc, hút hết bụi
bẩn, mùn cƣa gỗ, từ đó ít gây ảnh hƣởng đến sức khỏe hơn.
Giúp an toàn lao động đƣợc nâng cao: Ngành nghề nào cũng có nguy hiểm cả,
đục đẽo cũng vậy, đục đẽo đồ gỗ cần đầm tay, khéo léo để tạo ra những sản phẩm
tinh tế nhất. Với chiếc máy khắc gỗ vi tính thông minh này thì chúng ta không cần
phải động chân động tay vào nữa vì vậy nó giúp tăng an toàn trong khi làm việc

Nắm đƣợc tầm quan trọng đó, nhóm em đã chọn đề tài “ thiết kế máy CNC
điêu khắc gỗ 3 trục điều khiển bằng phần mềm MACH3” nhằm giúp việc gia công
chạm khắc các chi tiết bằng gỗ nhanh và chính xác đặc biệt là các chi tiết 3D phức tạp
làm thủ công rất tốn thời gian và không đạt độ chính xác cao.

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 7


CNC KHẮC GỖ 2016

PHẦN II NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I . KHÁI QUÁT VỀ MÁY CNC

1. Khái niệm

Computer Numerical Control (CNC): Điều khiển chƣơng trình số bằng máy
tính là hệ thống máy công cụ điều khiển theo chƣơng trình viết bằng mã ký tự số,
chữ cái và các ký tự chuyên dụng khác dƣới sự hỗ trợ của máy tính, trong đó các
bộ phận tự động đƣợc lập trình để hoạt động theo các sự kiện tiếp nối nhau với tốc
độ đƣợc xác định trƣớc để có thể tạo ra đƣợc chi tiết với hình dạng và kích thƣớc
theo yêu cầu.

2. Phân loại

Dựa vào đặc điểm gia công và hình dạng, CNC có thế chia làm 3 nhóm:

- Nhóm máy CNC phay - khoan - doa: có chuyển động chính là chuyển động
vòng của dao cắt, và hình dạng của nó tƣơng tự nhƣ máy phay, khoan, doa ngang.
- Nhóm CNC tiện - khoan hoặc tiện - phay: với chuyển động chính là chuyển
động vòng của phôi, và hình dạng gần giống máy tiện.
- Nhóm cuối cùng là nhóm CNC đặc biệt: với việc sử dụng các dạng gia công
khác nhau (trừ nguyên công bào) và có hình dạng, kích thƣớc cũng rất khác nhau.

3. Ƣu điểm máy CNC

- So với các máy điều khiển công cụ bằng tay, sản phẩm từ máy CNC không
phụ thuộc vào tay nghề của ngƣời điều khiển mà phụ thuộc vào nội dung, chƣơng
trình đƣợc đƣa vào máy. Ngƣời điều khiển chủ yếu theo dõi kiểm tra các chức
năng hoạt động của máy.
- Độ chính xác làm việc cao. Thông thƣờng các máy CNC có độ chính xác máy
là 0.001mm do đó có thể đạt đƣợc độ chính xác cao hơn.

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 8


CNC KHẮC GỖ 2016

II . CÁC PHƢƠNG ÁN XÂY DỰNG MÔ HÌNH


1. Chọn Cơ Cấu Dẫn Động

1.1. Động cơ dẫn động cho các trục.


Động cơ bƣớc ( stepping motor)

- Ƣu điểm: giá thành rẻ(low cost), có thể điều khiễn mạch hở(can work in an
open loop), duy trì moment rất tốt, chi phí bảo dƣỡng thấp, không phải điều
chỉnh các thông số điều khiển
- Nhƣợc điểm: phạm vi ứng dụng là ở lĩnh vực công suất nhỏ và trung bình,
kích cỡ hạn chế, làm việc ồn, momen giảm teo tốc độ, hiệu suất thấp hơn các
loại động cơ khác.

Động cơ một chiều (DC motor)

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 9


CNC KHẮC GỖ 2016

- Ƣu điểm: momen xoắn lớn, giá thành rẻ.


- Nhƣợc điểm: đáp ứng chậm, trong khi mạch điều khiển vị trí và vận
tốc lại phức tạp.

Động cơ AC SERVO

- Ƣu điểm: Mômen trên trục đều hơn (high intermittent torque), tốc độ cao hơn
(high speeds), mạch điều khiển tốc độ chính xác và đều hơn, có nhiều kích cỡ
hơn (available in all sizes), làm việc êm hơn (quiet), độ chính xác cao hơn.
- Nhƣợc điểm: Chi phí lớn hơn, không làm việc ở chế độ mạch điểu khiển hờ,
yêu cầu phải có hệ thống phản hồi, yêu cẩu phải điều chỉnh các thông số vòng
điều khiển, bảo dƣỡng tốn kém hơn, đặc biệt là động cơ
 Kết luận: vì máy cần độ chính xác cao và bƣớc di chuyển khi khắc gỗ là nhỏ
nên ta chọn động cơ AC servo có thể đáp ứng đƣợc các yêu cầu của máy.

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 10


CNC KHẮC GỖ 2016

1.2. Lựa chọn phƣơng án di chuyển giữ các trục

Phƣơng án phôi cố định:

Hình 2.1 phƣơng án phôi cố định

Trục X chuyển động trên bệ máy, trục Y chuyển động trên trục X, trục Z
chuyển đông trên trục Y.

Để trục X có thể trƣợt đƣợc trên bệ đỡ vừa nâng đƣợc các trục Y, Z thì nó
thƣờng phải có kết cấu vững chắc và có các thanh rằng ngang để toàn bộ phần trƣợt X
không bị vênh, xộc xệch khi di chuyển, đồng thời hai bệ đỡ thanh ray hai bên phải đủ
độ cứng vững, để khi gia công chi tiết không bị rung, rơ, đảm bảo trƣợt ổn định và
không sai số.

Trục Y trƣợt trên trục X có gắn các thanh trƣợt, cơ cấu truyền động, động cơ
tất cả các bộ phận này chuyển động cùng với trục X.

Trục Z trƣợt trên trục Y nên trên bộ phận trƣợt trục Y có các thanh trƣợt, động
cơ, cơ cấu truyền động cho trục Z.

Ƣu điểm: có tính đa năng, không gian làm việc lớn, có thể thiết kế cải tiến
thêm trục thứ 4 đặt cố định trên bệ máy để có thể tiện phay kết hợp, do đó có thể
nâng cấp lên thành một trung tâm CNC nhiều trục, nhiều tính năng.

Nhƣợc điểm: chi phí chế tạo máy cao do đòi hỏi độ cứng vững của các trục di
động. thiết kế lắp ráp khó khăn.

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 11


CNC KHẮC GỖ 2016

Phƣơng án phôi di chuyển trên trục X, trục chính (mang dao) di chuyển theo
trục Y và Z.

Hình 2.1 phôi di chuyển trên 1 trục

Phần cố định bao gồm khung máy hay bệ đỡ, các trục trƣợt, động cơ và cơ cấu
truyền động của trục X và Y gắn cố định với khung máy.

Trục X và Y đều trƣợt trên các thanh trƣợt gắn cố định ở khung, trục Z trƣợt
trên trục Y nên trục Y có gắn các thanh trƣợt, động cơ và cơ cấu truyền động của
trục Z.

Ƣu điểm là cấu tạo máy đơn giản hơn, gia công lắp ghép các chi tiết của máy
dễ dàng hơn, độ cứng vững cao hơn so với loại máy Router trên.

Nhƣợc điểm: không gian làm việc bị giới hạn, nhỏ hơn so với loại Router cùng
kích thƣớc, không lắp cố định đƣợc trục thứ 4 trên đế máy mà phải lắp trên bàn gá di
động của trục X và do đó bàn gá phải đủ độ dày, kéo theo các chi tiết khác nhƣ thanh
trƣợt, con trƣợt… phải đủ lớn để đảm bảo độ cứng vững khi gia công chi tiết có
chuyển động quay quanh trục và sinh ra tải trọng va đập.

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 12


CNC KHẮC GỖ 2016

Phƣơng án trục Z cố định, phôi di chuyển:

Hình 2.3 phôi di chuyển trên 2 trục

Trục X di chuyển trên bệ máy, trục Y di chuyển trên trục X. trục Z cố định.

 Kết luận: với mục đích nghiên cứu chế tạo và có thể cải tiến sau khi hoàn tất
quá trình làm máy nên nhóm quyết định chon phƣơng án “Phƣơng án phôi
cố định”

2. Lựa chọn cơ cấu truyền động

vít me đai ốc thƣờng:


Vít me đƣợc gắn đồng trục với động cơ thông qua khớp nối mền, khi động cơ
quay, vít me quay. Động cơ và vít me gắn cố định làm cho đai ốc di chuyển dọc trục
vít me. Đai ốc thì đƣợc gắn chặt vào bộ phận cần chuyển động, (trục X Y Z) tốc độ di
chuyển phụ thuộc vào tốc độ động cơ và bƣớc ren của trục vít, một vòng quay của
động cơ sẽ làm cho đai ốc dịch chuyển một đoạn bằng bƣớc ren của truc vít, vì vậy
tốc độ di chuyển của bộ phận trƣợt ở phƣơng án này là chậm và có độ chính xác khi
chuyển động không cao vì có độ rơ của đai ốc. Dùng động cơ có bƣớc góc càng nhỏ
thì độ chính xác di chuyển càng cao.

Một số ƣu điểm khác là tạo ra lực đẩy lớn khi gia công chi tiết. phƣơng án này
dùng trong các máy công nghiệp gia công các loại vật liệu cứng có kích thƣớc lớn…

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 13


CNC KHẮC GỖ 2016

Vít me đai ốc bi:

Đây là dạng vít me đai ốc thay vì ma sát trƣợt thông thƣờng thì đây là tiếp xúc
giữa vít me và đai ốc thông qua các viên bi đƣợc chuyển thành ma sát lăn. Điều này
đem đến một ƣu điểm lớn: chỉ cần một lực quay rất nhỏ đã có thể làm cho đai ốc
chuyển động.

Độ chính xác di chuyển cao do không có độ rơ giữa vít me và đai ốc.

Phƣơng án dùng đai:

Hai đầu của đai đƣợc đặt vừa vào hai puli có cùng kích thƣớc răng với đai.
Một cái bắt chặt vào trục động cơ, cái còn lại bắt chặt vào trục quay tự do ở phía dọc
theo chiều của trục đƣợc dẫn động. Một phần của đai đƣợc gắn chặt với bộ phận của
phần trƣợt. Khi động cơ quay toàn bộ đai dịch chuyển và kéo theo các bộ phận đó di
chuyển.

Tốc độ di chuyển phụ thuộc vào tốc độ động cơ và đƣờng kính của puli. Một
vòng của trục động cơ sẽ làm bộ phận trƣợt di chuyển một đoạn bằng với chu vi của
puli (thƣờng là 20-30mm). Rõ ràng phƣơng án này tốc độ di chuyển nhanh hơn rất
nhiều nhƣng đổi lại, độ chính xác di chuyển sẽ thấp có thể có những sai lệch khi gia
công và không chịu đƣợc rung do lực cắt sinh ra, lực đẩy nhỏ nên khi gặp tải lớn sẽ bị
trƣợt bƣớc hoặc giãn đai.

 Kết luận: Chọn phƣơng án gá phôi cố định dùng vít me đai ốc bi làm cơ cấu
truyền chuyển động cho các trục. nhóm quyết định chọn phƣơng án này vì
thiết kế cơ khí đơn giản, hệ thống cứng vững hơn, đảm bảo đƣợc các yêu cầu
một máy CNC ở mức độ đề tài tốt nghiệp.

Bảng 2.1: Kết luận chọn phƣơng án xây dựng mô hình

Chọn phƣơng án dẫn trục bằng động cơ AC servo

Chọn phƣơng án di chuyển giữa các trục : phƣơng án phôi cố định

Chọn cơ cấu truyền động vít me bi đai ốc

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 14


CNC KHẮC GỖ 2016

III . TÍNH TOÁN THIẾT KẾ PHẦN CƠ KHÍ

1. Tính Toán Chọn Động Cơ Spindle


1.1. Một số đặc điểm của máy cnc điêu khắc gỗ

- Công việc cần làm là thiết kế một cấu trúc máy CNC để chạm khắc gỗ trang trí
tự động. Các tiêu chí cơ bản để thiết kế máy CNC khắc gỗ là ƣớc tính mô-men
xoắn và những lực sinh ra trong quá trình cắt gỗ. Lực cắt và mô-men xoắn cần
thiết để nghiền hoặc khoan chi tiết bằng gỗ có thể phân tích và thu đƣợc, hoặc từ
một nghiên cứu thực nghiệm. Nó cũng cần thiết để ƣớc tính bao nhiêu mô-men
xoắn và công suất là cần thiết để di chuyển các vít me lần lƣợt di chuyển trên các
thanh trƣợt. Các lực tác dụng lên các thanh trƣợt là trọng lƣợng của thanh trƣợt đó
và trọng lƣợng của các thành phần đƣợc ghép với nhau chống đƣợc lực do trục
chính gây ra khi đang khắc.
- Việc nghiên cứu để tìm ra các lực cắt danh nghĩa và mô-men cho mẫu thử của
gỗ đã đƣợc tiến hành để tím ra các ƣớc lƣợng của spindle anh power of drive
motors. Vận hành khắc đƣợc thực hiện bằng cách sử dụng các dụng cụ cắt thay
đổi đƣờng kính.

1.2. Lựa chọn công cụ khắc

- Two Flutes Spiral Bit (DAO XOẮN 2 ME) [1]:

+ Chất liệu: Hợp kim cứng YG10X (cacbua vonfram).


+ Ứng dụng: Cắt 2D, khắc, phay gia công.

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 15


CNC KHẮC GỖ 2016

+ Vật liệu phù hợp: Acrylic, PVC, MDF, nhựa, gỗ, tấm nhôm, nylon, đồng,
nhôm…
+ Ƣu điểm: Khó gãy, tuổi thọ dài.
-V Shaped Flat Bottom Cutters (Dao khắc 3D) [2]:

+ Vật liệu: Hợp kim cứng YG10X (thép cacbua vonfram).


+ Ứng dụng dao khắc 3d: Khắc 3D, cắt, phay….
+ Vật liệu phù hợp của dao khắc 3d: Gỗ, acrylic, PVC, two-color board, MDF,
nhựa…
+ Ƣu điểm của dao khắc 3d: Làm việc nhanh chóng, mịn, sức mạnh lớn, dễ sử
dụng và sử dụng lâu dài.
-Two Flutes Carbide Cutters (Dao cầu) [3]:

+ Chất liệu: Hợp kim cứng YG10X (cacbua vonfram).


+ Ứng dụng: Điêu khắc 3d, khắc, cắt, phay.
+ Vật liệu phù hợp: Tấm nhôm, nhựa, gỗ, acrylic, đồng, PVC, MDF…
+ Ƣu điểm: độ bền cao, cắt kim loại tốt.

 Đƣờng kính dao lựa chọn:  6mm ,  3mm

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 16


CNC KHẮC GỖ 2016

3D V-Shape Wood Engraving Bit (DAO KHẮC 3D (CÓ MŨ)

+Vật liệu phù hợp: Gỗ đỏ, Gỗ, gỗ cứng, MDF, HDF, acrylic, PVC, melamine
boards, flower board
+Ứng dụng: Khắc 3D , xử lý cạnh
+Ƣu điểm: đồng tâm xuất sắc, xoay ổn định, chất lƣợng cao, bền.
1.3. Lựa chọn spindle và động cơ dẫn động

Bảng 3.1: Các thông số hoạt động cố định cho việc thiết kế máy công cụ

Two Flutes Spiral Bit, V Shaped Flat Bottom


Loại dụng cụ cắt
Cutters,Two Flutes Carbide Cutters

Đƣờng kính lớn nhất 6 mm

Đƣờng kính nhỏ nhất 3 mm hoặc nhỏ hơn

24000 v/ph cho 6 mm hoặc cho dung cụ nhỏ hơn


Tốc độ quay lớn nhất
20000 v/ph cho  3 mm

Tốc độ chạy dao lớn nhất 1200 mm/p

Chiều sâu cắt lớn nhất 5mm cho  6 , 4mm cho  3

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 17


CNC KHẮC GỖ 2016

- Khi thieát keá maùy, ta tieán haønh xaùc ñònh coâng suaát ñoäng cô spindle, ñeå
taïo cô sôû cho vieäc tính toaùn ñoäng löïc hoïc cuûa caùc chi tieát maùy vaø boä
phaän maùy trong maùy. Thöôøng khoù xaùc ñònh chính xaùc coâng suaát ñoäng cô
ñieän cuûa moät maùy khi thieát keá môùi. Lyù do laø vì :
- Chöa theå tính chính xaùc ñöôïc löïc caét vaø löïc chaïy dao cuûa caùc quaù trình
caét goït khaùc nhau khi gia coâng chi tieát treân maùy, ñaëc bieät laø trong quaù
trình khôûi ñoäng vaø ñaûo chieàu.
- Chöa hieåu roõ caùc ñieàu kieän söû duïng maùy.
- Khoù xaùc ñònh chính xaùc caùc toån thaát veà ma saùt trong caùc khaâu truyeàn
ñoäng, nhaát laø khi laøm vieäc ôû vaän toác cao. Vì vaäy trong thöïc teá, vieäc xaùc
ñònh coâng suaát ñoäng cô thöôøng döïa vaøo kinh nghieäm hoaëc so saùnh vôùi
coâng suaát maùy hieän coù.
 Công suất cắt N c đƣợc tính trên cơ sở lực cắt tới hạn
Pz .V
Nc  [kW] (1)
61200
- Trong đó :

 .D.n  .6.24000
v   452, 4 (m/ph) : vận tốc cắt.
1000 1000
Pz  c.t x .szy .Z .B z .D n : lực cắt tới hạn (N) , Bảng 1-4 [6]

 Với
c = 140 : Hệ số xét đến vật liệu gia công và điều kiện khi tính vận tốc cắt .
t = 4 : chiều sâu cắt (mm).
sz =0,05 : Lƣợng chạy dao răng (mm/r).
Z = 1 : số răng.
B = 6 : chiều rộng phay (mm).
D = 6 : Đƣờng kính dao (mm).
n = -0,83
 Pz  140.40,83.0, 050,65.1.61.60,83  85, 4 N .

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 18


CNC KHẮC GỖ 2016

85, 4.452
Từ (1) : N c  =0,63 [kW]
61200

Công suất cắt Nc thƣờng chiếm khoảng 70  80% công suất động cơ điện, nên
tính gần đúng công suất động cơ điện theo công thức sau :

Nc 0, 63
N dc  = =0,78[kW]
 0,8

Vậy nên ta chọn động cơ điện spindle 0,8 kW > 0,78 kW .

Bảng 3.2: Bảng thông số tính toán

Thông số I
Đƣờng kính dao (D) 6 mm
Số vòng quay (n) 24000 v/ph
 .D.n
Vận tốc cắt : v  452 m/s
1000
Chiều sâu cắt (t) 4 mm
Tốc độ chạy dao max (Sm) 1200 mm/min
Cống suất spindle 800 W

Lực cắt 85,4 N

- Hệ số ma sát giữa các bộ phận chuyển động trong cấu trúc máy nhƣ vít me bi
và mặt bích của nó là 0,02 và giữa các bộ phận trên máy chuyển động trên ray
trƣợt là 0,03[5].
- Lực cắt tối đa trên trục chính: Pz  85, 4 N .
- Hệ số của ma sát μ = 0,03

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 19


CNC KHẮC GỖ 2016

Cho trục X:

- Trọng lƣợng các bộ phận trên trục vít me X, mx = 450N (tính từ mô hình 3-D
trong Solidworks)

Hình 3.1 Trọng lƣợng trục x

- Lực ma sát theo hƣớng song song với trục của vít me trục X:
Fx  µ.m x  0, 03.450  13,5 N

=> Ptx  Fx  Pz  13,5  85, 4  98,9 N

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 20


CNC KHẮC GỖ 2016

Cho trục Y:

- Trọng lƣợng các bộ phận trên trục vít me Y, my = 220N (tính từ mô hình 3-D
trong Solidworks)

Hình 3.2 Trọng lƣợng trục y


- Lƣc ma sát theo hƣớng song song với trục của vít me trục Y:
Fy  µ.m y  0, 03.220  6, 6 N

=> Pty  Fy  Pz  6, 6  85  92 N

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 21


CNC KHẮC GỖ 2016

Cho trục Z:

- Trọng lƣợng các bộ phận trên trục vít me Z, mz = 130N (tính từ mô hình 3-D
trong Solidworks)

Hình 3.3 Trọng lƣợng trục z

- Khi không cắt trục z tịnh tiến lên nâng các bộ phận trục z nên tải trọng tối đa
trên trục z là Ptz =0,03.130+85,4 = 89,3 N.
 Từ tính toán bên trên rõ ràng ta thấy lực cực đại sinh ra khi vận hành trục – x.
Do đó, ta chọn trục – x cho tính toán động cơ cho cả 3 trục.

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 22


CNC KHẮC GỖ 2016

Ta có:

- Chọn loại vít me-đai ốc bi:

Hình 3.4 Vít me bi

- Đặc điểm:
 Tổn thất ma sát ít nên hiệu suất cao, có thể đạt từ 90 ÷ 95%.
 Lực ma sát gần nhƣ không phụ thuộc vào vận tốc chuyển động, do đó đảm bảo
chuyển động ổn định ở những vận tốc nhỏ.
 Hầu nhƣ không có khe hở trong mối ghép ren và có thể tạo ra lực căng cho
trƣớc, đảm bảo độ cứng vững hƣớng trục cao.
+ Thông số:
- Bƣớc vít: 5 mm
- Đƣờng kính: 20 mm
P 5
- Gốc xoắn vít:   tan 1 ( )  tan 1 ( )  4,550
 .D  .20
- Gốc ma sát:   tan 1 (0, 03)  1, 7180
- Mô-men xoắn cần thiết cho trục vít trên trục – x:
D 20
- T .Ptx .tan(   )  .98,9 tan(4,55  1, 718)  108, 6 N .mm  10,86 N .cm
2 2
 Chọn động cơ có mô-men xoắn lớn hơn 10,86 N.cm đảm bảo đƣợc các yêu
cầu kỹ thuật.

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 23


CNC KHẮC GỖ 2016

Chọn động cơ servo và bộ Driver MISUBISHI MELSERVO-J 20A

Hình 3.5 Động cơ servo và driver

Động cơ 3000rpm, encoder 8192ppr, mô-men xoắn 0,64N.m.

Chọn Spindle 800W > 780W

Hình 3.6 Spindle

SPINDLE 0.8 KW

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 24


CNC KHẮC GỖ 2016

Tốc độ
24000rpm (vòng/phút)

Công suất
0.8 KW

Đƣờng kính
65mm

Tổng độ dài
195mm

Điện áp sử dụng (v)


220v (điện áp đầu ra biến tần) hoặc 3 phase 220v

Dòng tiêu thụ


5A

Tần số hoạt động


400 Hz

Vòng bi sử dụng
c7002

Đầu kẹp dao


ER11 – A

Độ chính xác
0.02mm

Giải nhiệt
Nƣớc làm mát

Trọng lƣợng
3kg

Bảng 3.3: thông số spindle

2. Xây Dựng Mô Hình

2.1. Kết cấu của máy

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 25


CNC KHẮC GỖ 2016

Vì là một đồ án tốt nghiệp mang tính chất nghiên cứu là chủ yếu nên chúng em
quyết định xây dựng một mô hình máy CNC mini để tiết kiệm chi phí cũng nhƣ
có thể hoàn thành kịp tiến độ.

- Từ yếu tố đó chúng em quyết định xây dựng mô hình với kết cấu:

Hình 3.7 Mô hình xây dựng bằng solidwork

- Máy gồm 3 trục chính x, y, z


- Kích thƣớc bao: 840x830x845
- Kích thƣớc bàn máy: 660x510
- Hành trình làm việc: 480x400x100
- Sử dụng động cơ servo truyền động cho vít me để di chuyển bàn máy với
thanh trƣợt tròn dẫn hƣớng.
 Đối với trục x ta chọn vít me bi có đƣờng kính  =20, dài 600
 Đối với trục y ta chọn vít me bi có đƣờng kính  = 20, dài 600
 Đối với trục z ta chọn vít me bi có đƣờng kính  = 16, dài 300

2.2. Thiết kế và chế tạo các chi tiết máy điển hình

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 26


CNC KHẮC GỖ 2016

- Đế máy: Vật liệu làm đế smáy là nhôm định hình loại 60x60, loại này có ƣu
điểm là nhẹ, kết cấu vững chắc, dễ gia công lắp ghép, giá thành rẻ.

- Bàn máy: vật liệu gỗ và bàn máy đƣợc gắn trực tiếp lên đế máy.

- Gá đỡ trục y: 2 tấm đối xứng nhau và đƣợc gắn vào đế máy thông qua con
trƣợt tròn gắn trên thanh trƣợt trục x.

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 27


CNC KHẮC GỖ 2016

Vật liệu nhôm tấm kích thƣớc 380x220x15. Vì yêu cầu độ chính xác cao nên
chi tiết đƣợc gia công trên máy CNC.
- Gá đỡ spindle: đƣợc lắp trên thanh trƣợt của trục z

Vật liệu nhôm tấm kích thƣớc 375x150x6 đƣợc gia công trên máy CNC.
- Gá đỡ trục z: là chi tiết liên kết trục y với trục z. Đƣợc gắn lên đế con trƣợt
trục y

Vật liệu nhôm tấm kích thƣớc 240x165x6 đƣợc gia công trên máy CNC

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 28


CNC KHẮC GỖ 2016

IV . KIỂM BỀN MÔ HÌNH

Thuộc tính của hợp kim nhôm

S. No. Description/ Material Property Value/ Magnitude


1 Mật độ 2.77x10-6 kg/mm3
2 Young's Môđun 71000 MPa
3 Hệ số Poisson 0.33
4 Giới hạn chảy nén  chn 280 MPa
5 Giới hạn chảy kéo  chk 280 MPa
6 Độ bền căng 310 MPa
7 Nhiệt độ tham khảo 22°C
8 Môđun khối 69608 MPa
9 Mô - đun đàn hồi ngang 26692 MPa

Bảng 3.4 thuộc tính vật liệu nhôm

Theo kết quả tính toán từ phần III

Ta có lực tác động vào các trục:

- Trục X : Ptx  98,9 N


- Trục Y : Pty  92 N
- Trục Z : Ptz  89,3N

Từ các thông số trên ta đƣa vào solidworks để tính toán:

Kiểm bền trục Z:

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 29


CNC KHẮC GỖ 2016

Fix trục Z

Đặt lực trục Z

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 30


CNC KHẮC GỖ 2016

Mesh trục Z

Kết quả

- Ứng suất

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 31


CNC KHẮC GỖ 2016

- Chuyển vị

Hình 4.1 Kết quả kiểm bền trục z

Kiểm bền dao

fix và mesh nhƣ trục Z

đặt lực vào đầu mũi dao

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 32


CNC KHẮC GỖ 2016

Ta đƣợc kết quả

Chuyển vị

Hình 4.2 Kết quả kiểm dao

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 33


CNC KHẮC GỖ 2016

Tƣơng tự cho trục X và trục Y

Ta có kết quả:

ứng suất trục Y

Hình 4.3 Kết quả kiểm bền trục y

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 34


CNC KHẮC GỖ 2016

Chuyển vị trục Y

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 35


CNC KHẮC GỖ 2016

V . THIẾT KẾ MẠCH ĐIỀU KHIỂN VÀ PHƢƠNG THỨC GIAO TIẾP


1. Hệ Thống Điều Khiển Máy Cnc

Hình 5.1 sơ đồ khối của máy


Cấu trúc cơ bản của máy CNC
 Xét về mặt tính chất điều khiển phân loại máy CNC thành hai loại:
 Máy CNC có hệ thống điều khiển hở;
 Máy CNC có hệ thống điều khiển vòng kín.
 Hệ thống CNC điều khiển hở:

- Sử dụng động cơ bƣớc cho truyền động bàn máy. Sử dụng động cơ bƣớc là cách
đơn giản nhất để chuyển các xung điện thành lƣợng di chuyển tỉ lệ và cung cấp giải
pháp tƣơng đối rẻ tiền cho việc điều khiển máy. Vì không có hồi tiếp từ vị trí trƣợt, độ
chính xác của hệ thống phụ thuộc vào tính năng của động cơ bƣớc sử dụng.

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 36


CNC KHẮC GỖ 2016

 Hệ thống CNC điều khiển vòng kín:

- Sử dụng các động cơ điện servo một chiều. Hệ điều khiển này đo lƣờng vị trí vận
tốc thực tế của động cơ và đem giá trị đó so sánh với các giá trị mong muốn thông qua
đƣờng hồi tiếp. Nếu tín hiệu là khác nhau, tín hiệu sai lệch sinh ra và tiếp tục điều
khiển động cơ cho đến khi hai tín hiệu này bằng nhau.
 Hệ thống điều khiển máy CNC đƣợc chia làm hai loại:
 Máy CNC điều khiển theo điểm và theo đoạn;
 Máy CNC điều khiên theo đƣờng.

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 37


CNC KHẮC GỖ 2016

Sơ đồ điều khiển CNC 3 trục:

Hình 5.2 sơ đồ điều khiển CNC 3 trục

Máy đƣợc sử dụng 3 động cơ AC servo để điều khiển 3 trục chính XYZ, 3 bộ Drive nhận
tính hiệu từ bob Mach3 và điều khiển 3 động cơ. Mạch nguồn 24v nuôi nguồn cho bob
Mach3 và quạt làm mát. Biến tần nhận tính hiệu analog từ bob Mach3 điều khiển
Spindle, và có hệ thống làm mát Spindle bằng nƣớc. Bob Mach3 giao tiếp với máy tính
bằng cổng LPT thong qua phần mền Mach3.

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 38


CNC KHẮC GỖ 2016

Driver servo

Động cơ AC servo

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 39


CNC KHẮC GỖ 2016

Biến tần

Bob MACH3

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 40


CNC KHẮC GỖ 2016

Spindle

Máy làm mát Ppindle

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 41


CNC KHẮC GỖ 2016

Tủ điện

Giao tiếp thông qua cổng LPT máy tính

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 42


CNC KHẮC GỖ 2016

2. Giới Thiệu Về Phần Mềm Mach3

Tính năng cơ bản và chức năng cung cấp bởi Mach3:

- Chuyển đổi một PC tiêu chuẩn thành một máy CNC đầy đủ tính năng, 6 trục điều
khiển CNC
- Cho phép trực tiếp nhập khẩu DXF, BMP, JPG, và các file HPGL qua LazyCam
- Visual Gcode hiển thị
- Tạo ra Gcode qua LazyCam hoặc Wizards
- Hoàn toàn tùy chỉnh giao diện
- Tùy biến M-code và Macros bằng cách sử dụng VBScript. Vấn đề cần giải quyết
khi áp dụng vào thực tế:
+ I/O hạn chế (Nếu dùng cổng Ic 2 cổng LTP thì giải quyết đƣợc phần nào) => dùng
cho một hệ thống lớn cần nhiều tín hiệu I/O thì phải dùng kỹ thuật ModBus (Ở nƣớc
ngoài thì có bán những Card này)
+ Dùng tín hiệu Step/Dir chỉ thích hợp với hệ thống dùng Step Motor, còn những hệ
thống dùng servo thì phải qua card chuyển đổi Step/Dir sang tín hiệu Analog 0-10v
hoặc -10V, +10V nhằm tƣơng thích với các driver servo.
+ Mach3 điều khiển theo dạng vòng hở nên khi ứng dụng trong các hệ thống đòi hỏi
độ chính xác cao thì lại phải thiết kế theo dạng vòng kín.
- Ƣu điểm của Mach3 là chức năng của nó đa dạng, giao diện đẹp và dễ sử dụng.
Mô phỏng quá trính làm việc rất rõ ràng. Khai báo các thông số của hệ thống dễ dàng.
Lập trình theo hƣớng mở rộng liên kết với các Script VB. Tùy quan điểm từng ngƣời,
riêng nhóm thấy Mach3 có lợi thế tiết kiệm đƣợc chi phí đáng kể (Nếu giải quyết
đƣợc 3 vấn đề trên thì Mach3 là 1 lựa chọn tốt cho các dạng CNC tự chế, lên đời máy
CNC).

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 43


CNC KHẮC GỖ 2016

3. Cách Xác Lập Thông Số Trong Phần Mềm Mach3

3.1 Xác lập các chân vào ra của cổng máy in cho phù hợp với mạch điều khiển

Vô config/port and pin

Hình 5.3 Giao diện làm việc phần mềm MACH3

Khi đó trên màn hình sẽ xuất hiện

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 44


CNC KHẮC GỖ 2016

- Tab port setup and axis selection: để lựa chọn cổng điều khiển của máy tính, trong
trƣờng hợp điều khiển bằng cổng DB25 thì sẽ là port 1. Ta xác lập nhƣ trong hình sau
đó lựa chọn apply để chuyển sang tab bên cạnh.
- Tab motor outputs: để xác lập các chân đầu ra của máy tính ở cổng DB25. Các
chân đầu ra này sẽ là các tín hiệu cấp cho mạch giao tiếp và xuống mạch động cơ để
điều khiển các trục động cơ. Ta cũng xác lập giống trong hình.

- Hàng đầu tiên là xác lập các thông số cho trục X:


- Click 1 lần vào cột Enabled của trục X thì sẽ thay đổi trạng thái dấu phẩy xanh
thành dáu nhân đỏ. Dấu phẩp xanh chính là lựa chọn để cho trục X làm việc, còn dấu
nhân đỏ là không cho trục X làm việc.
- Cột thứ 2 (Step Pin#) là chân điều khiển xung cấp cho trục X. Theo mạch thiết kế
thì chân này là chân số 2, nếu mạch thiết kế khác thì chỉ cần click vào đó rồi thay đổi
số là đƣợc.
- Cột thứ 3 (Dir Pin#) là chân điều khiển cho mạch động cơ đảo chiều, muốn thay
đổi thứ tự chân cũng click vào đó và gõ một chân khác vào.
- Cột thứ 4 (Dir LowActive): cột này để xác định chiều (+) hoặc (–) của các trục
theo mong muốn. Khi click lựa chọn trục này thì lúc đó chiều quay của động cơ sẽ

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 45


CNC KHẮC GỖ 2016

thay đổi khi ta điều khiển cho máy chạy theo chiều (+) hay của trục tọa độ. Ban đầu
thử máy ta xác lập giống trong hình vẽ rồi tí nữa cho động cơ chạy thử theo chiều và
xem động cơ quay theo chiêu nào, sau đó lại vào xác lập lại rồi tiếp tục cho động cơ
chạy theo chiều (+), ta sẽ thấy động cơ chaỵ theo chiều ngƣợc lại.
- Nhƣ vậy chân này rất quan trọng để khi lắp động cơ vào máy ta sẽ chọn đƣợc
chiều phù hợp cho trục X và trục Y.
- Cột thứ 5 (Step Low Active): cột này để xác định trạng thái tác động của chân cấp
xung cho mạch điều khiển. Nếu xung điều khiển step là xung âm thì lựa chọn dấu
phẩy, con xung dƣơng thì lựa chọn dấu nhân.
- Cột thứ 6 (Step Port): cột này để xác lập xem chân điều khiển step thuộc port nào.
Vì ta điều khiển bằng cổng máy in DB25 nên kí hiệu của nó là port 1. Ban đầu phần
mềm sẽ để chế độ mặc định là 0, ta click vào đó rồi gõ số 1 vào ô rồi nhấn Enter.
- Cột thứ 7 (Dir Port): cũng tƣơng tự nhƣ cột Step Port, chân này cũng điều khiển từ
port.
- Các hàng của trục Y, Z cũng làm tƣơng tự trục X theo hình vẽ. Vì máy chỉ có 3 trục
nên chỉ xác lập 3 trục. Nếu có nhiều trục thì ở đầu ta chọn thêm các trục A, B, C rồi
làm tƣơng tự nhƣ trục X.
- Hàng cuối cùng (Spindle): là hàng xác lập chân điều khiển spindle có nhiều chế độ
để điều khiển spindle (điều khiển PWM, điều khiển bằng động cơ bƣớc, và điều khiển
đóng mở replay). Trong mạch giao tiếp sử dụng phƣơng pháp đóng mở replay nên
hàng spindle này không cần xac lập gì cả.
- Sau khi xác lập hết thông số trong tab này thì click apply để save lại.
- Lƣu ý nếu ta không click apply mà chuyển ngay sang tab khác thì các thông số vừa
rồi sẽ không đƣợc lƣu lại mà sẽ quay về trạng thái trƣớc xác lập.
- Tab motor input: để xác lập các tín hiệu đầu vào cho máy tính, khi máy tính nhận
đƣợc các tín hiệu từ bên ngoài vào lúc đó phần mềm sẽ phân tích và xử lý xem đó là
gì sau đó sẽ xuất hiện tín hiệu để điều khiển. Phần mềm Mach là một phần mềm mạnh
có nhiều chế độ điều khiển và có khả năng điều khiển bằng nhiều cổng nên sẽ có rất
nhiều tín hiệu đầu vào điều khiển. Nhƣng máy 3 trục là máy đơn giản với lại điều

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 46


CNC KHẮC GỖ 2016

khiển bằng port DB25 có số chân đầu vào hạn chế nên ta chỉ điều khiển vải tín hiệu
cơ bản thôi.
- Trong mạch của nhóm có 4 tín hiệu đầu vào. Đó là tín hiệu X limit, Y limit, Z
limit, Estop để dừng máy khẩn cấp khi gặp sự cố. Trên mạch giao tiếp sẽ mắc vào
jack này một nút bấm thƣờng mở, khi bấm nút bấm đó thì chƣơng trình đang chạy sẽ
dừng lại đột ngột. Còn tín hiệu X limit, Y limit, Z limit là các tín hiệu dừng máy khi
chạy quá giới hạn các truc, ta xác lập thông số của Estop nhƣ hình vẽ

- Tab output signals: để xác định các tín hiệu điều khiển. Trong tab này có thể điều
khiển spindle, điều khiển động cơ bơm dung dịch làm mát…
- Trong tab này ta chỉ quan tâm đến tín hiệu Enable 1, enable 2, enable là 3 tín hiệu
điều khiển cho phép và không cho phép mạch động cơ hoạt động. Tín hiệu này sẽ
giúp cho động cơ bƣớc đƣợc nghỉ trong trƣờng hợp ta dừng máy hoặc khi chƣa tắt
nguồn điện. Và một tín hiệu Output #2 dùng để điều khiển replay spindle.
- Nhƣ đã nói phần mềm Mach có thể điều khiển đƣợc rất nhiều chân nhƣng vì máy
có 3 trụ đơn giản và do hạn chế bởi cổng DB25 nên ta chỉ sử dụng điều khiển những
tín hiệu cơ bản.

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 47


CNC KHẮC GỖ 2016

Ta xác lập giống nhƣ hình sau:

- Tab encoder/MPG’s: tab này để xác lập các thông số khi ta dùng bộ điều khiển DC
servo nên trong trƣờng hợp này ta không quan tâm đến nó.
- Tab spindle setup: dùng để xác định các thông số và phƣơng pháp điều khiển
spindle. Nhƣ đã nói trong bộ điều khiển này ta sẽ điều khiển tín hiệu replay của
spindle.
- Trong tab này ta quan tâm mục replay control ta lựa chọn giống trong hình. Với
tín hiệu điều khiển replay là tín hiệu output #2 nhƣ đã xác lập trong tab output signal
là chân 17. Tín hiệu này chỉ có chức năng bật spindle khi chạy chƣơng trình và tắt hết
chƣơng trình. Spindle sẽ đƣợc nối tiếp vào điểm replay.

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 48


CNC KHẮC GỖ 2016

3.2 Xác lập đơn vị đo của motor tuning

Ta vào config/Select Native Units sau đó xuất hiện một cảnh báo, ta chọn
OK, chọn đơn vị mm rồi OK

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 49


CNC KHẮC GỖ 2016

3.3 Xác lập thông số cho các trục

Ta vào config/motor tuning khi đó sẽ xuất hiện bảng nhƣ sau:

- Góc bên phải là mục axis selection: để chọn lựa các trục, góc dƣới bên trái là các
thông số cần xác lập cho các mục, biểu đồ thể hiện các thông số đã xác lập theo dạng
biểu đồ.
- Đầu tiên lựa chọn trục X trong axis selection và xác lập số theo hình

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 50


CNC KHẮC GỖ 2016

- Step per: là thông số xác định số xung cần điều khiển máy di chuyển một đơn vị
(mm), trong ô này ta phải tính toán ra số dựa vào động cơ bƣớc và bƣớc tiến của
vitme.
- Động cơ bƣớc chạy chế độ nửa bƣớc 0.9 /bƣớc, có nghĩa là để quay đƣợc một
vòng thì động cơ phải quay 360/0.9 = 400 bƣớc và tƣơng đƣơng với 400 xung điều
khiển. Mặt khác ta dùng vitme bƣớc 20mm, nhƣ vậy tƣơng ứng với 200 xung điều
khiển thì trục X tiến đƣợc 20mm, từ đó suy ra số xung điều khiển để trục X tiến đƣợc
1mm là 400/20 = 20 xung.
- Victory là vận tốc của trục X, vận tốc tính bằng mm/s, trong trƣờng hợp này ta để
vận tốc 2000mm/s.
- Accleration: là gia tốc của trục X, tức là độ tăng tốc độ để trục X đạt đƣợc tốc độ
lớn nhất bằng tốc độ xác lập trong velocity.
- Còn mục step pulse và dir pulse thì chƣa tìm hiểu đƣợc.
- Sau khi điền các thông số thông số cần thiết ta click save axis setting để lƣu lại,
chú ý nếu ta không click vào biểu tƣợng này mà ta đã chuyển sang trục khác thì các
thông số vừa rồi sẽ không đƣợc lƣu lại mà quay về trạng thái ban đầu.
- Tiếp đến trong axis selection ta chọn trục Y để cài đặt cho trục Y và trục Z để cài
đặt cho trục Z. Các thông số cài đặt tƣơng tự trục X, trong trƣờng hợp ta sử dụng động
cơ bƣớc với số bƣớc khác nhau thì sẽ tính toán cho từng trục một và điền vào ô steps
per.
- Trong phần mềm Match có hỗ trợ các phím điều khiển bằng tay trên bàn phím. Đó
là các phím mũi tên sang trái sang phải (trục X), mũi tên lên xuống (trục Y), và phím
Page up và Page down (trục Z).
- Trƣớc tiên ta click vào nút reset sao cho biểu tƣợng màu phía trên của nó chuyển
sang màu xanh. Sau đó nhấn giữ phím mũi tên lên trên bàn phím máy tính, lúc đó trên
vùng hiển thị và điều khiển tọa độ ta thấy giá trị của trục X bắt đầu tăng lên. Đồng
thời động cơ cũng quay, nhƣ vậy là trục X đã chạy.
- Tiếp tục dung phím mũi tên sang trái, phải và Page up, Page down để điều khiển
trục Y, Z.

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 51


CNC KHẮC GỖ 2016

3.4 Các nút cơ bản và thông dụng trên giao diện của Match 3

- Cycle Start <Alt R>: là nút bắt đầu chạy chƣơng trình. Khi click vào nút này máy
bắt đầu chạy chƣơng trình.
- Feed Hold (SPC): là nút tạm dung chƣơng trình. Khi muốn nghỉ một lúc hay muốn
dung máy tạm thời ta click vào nút này lập tức chƣơng trình sẽ dừng lại. Và muốn
máy chạy tiếp thì click vào nút Cycle Start, lúc này chƣơng trình sẽ chạy nối tiếp lệnh
dang dở.
- Stop <Alt S>: là nút dừng chƣơng trình. Lựa chọn này sẽ làm cho chƣơng trình
dừng lại, giống nút giữ lại nhƣng nếu ta lại cho chƣơng trình chạy tiếp bằng cách click
vào Cycle Start thì chƣơng trình sẽ bỏ đi đoạn dòng lệnh đang chạy dở để đến dòng
tiếp theo. Nhƣ vậy có sự sai lệch, khi dừng bằng nút này thì không chạy lại đƣợc.
- Cycle Start: là nút khởi động điều khiển và ngƣng điều khiển. Khi nút Cycle Start
đƣợc chọn thì ta mới bắt đầu điều khiển đƣợc. Đồng thời mạch động cơ bắt đầu hoạt
động.
- Các nút Zero X, Zero Y, Zero Z, để đƣa tọa độ máy về gốc 0,0,0. Các ô bên cạnh
để hiển thị đầu dao khi di chuyển.

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 52


CNC KHẮC GỖ 2016

- Các nút Zero X, Zero Y, Zero Z, để đƣa tọa độ máy về gốc 0,0,0. Các ô bên cạnh
để hiển thị đầu dao khi di chuyển.
- Các ô Scale tƣơng ứng với các trục để ta xác định tỉ lệ chạy. Ban đầu nếu chạy
đúng tỉ lệ thì máy sẽ xác định là tỉ lệ lên 1. Nếu muốn chạy tỉ lệ lớn hơn thì ta click
vào đó sau đó gõ tỉ lệ khác rồi Enter. Lúc đó thì tỉ lệ sẽ thay đổi.
- Nút Edit G-code: để sửa mã G-code.
- Recent File: mở những file G-code đã chạy gần đây.
- Load G-code để mở file Gcode.
- Set next line: lựa chọn dòng thứ ? trong file G-code. Ta gõ dòng cần chạy và
Enter.
- Run from here: bắt đầu chạy máy từ dòng thứ ? mà ta chọn set nextline.
- Rewind Ctrl W: để quay về dòng lệnh đầu tiên của file G-code. Dùng trong trƣờng
hợp nếu ta đang chạy dở mà muốn quay lại từ đầu.
- Signal BLK Alt N: lựa chọn này sẽ điều khiển cho máy chạy từng dòng G-code
một. Khi lựa chọn chức năng này thì biểu tƣợng màu bên cạnh sẽ chuyển dần sang
màu vàng. Lúc đó ứng với mỗi lần click vào Cycle Start máy chỉ chạy hết dòng code
hiện tại rồi dừng lại, muốn chạy tiếp thì ta phải Cycle Start, còn khi ta không lựa chọn
chức năng này thì máy sẽ chạy các dòng G-code từ trên xuống dƣới một cách một
cách liên tục.
- Reverse Run: chức năng chạy ngƣợc mã G-code kh ta tạm dừng chƣơng trình. Khi
đó máy sẽ chạy ngƣợc lại.
- Offline: chạy mô phỏng, không truyền tín hiệu điều khiển xuống driver động cơ.
- Ref All Home: set góc tọa độ. Khi nhấn nút này, máy sẽ set vị trí hiện tại của dao
là góc tọa độ (0,0,0).
- Goto Z: đƣa dao về góc tọa độ. Máy sẽ đƣa trục X và Y ở vị trí bất kì về góc tọa
độ trƣớc, Z sau.
- Khung Feed Rate để chỉnh tốc độ ăn phôi.
-

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 53


CNC KHẮC GỖ 2016

4. Các Chức Năng Của Phần Mềm Mach3

Chạy một file Gcode


- Trƣớc tiên ta bấm vào nút RESET trên MACH3 để nó chuyển sang màu xanh rồi
dùng các phím mũi tên, PageUp, PageDown để đƣa dao về gốc tọa độ của phôi, sau
đó nhấn nú Ref All Home để set tọa độ cho máy.
- Nhập file G-code bằng cách nhấn nút load G-code, tìm file G-code cần chạy, click
chọn rồi Open.
- Click Cycle Start để bắt đàu gia công. Nhập một đoạn G-code bằng tay
- Để thực hiện chức năng này ta chọn chế độ MDL. Sau đó ta nhập đoạn G-code
vào ô Input. Nhấn Enter thì máy sẽ chạy đoạn G-code đó.

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 54


CNC KHẮC GỖ 2016

VI . CÁCH SỬ DỤNG PHẦN MỀM JDPAINT

1. Lợi ích của Jdpaint trong điêu khắc gỗ

- Với những nhà thiết kế điêu khắc thì việc tạo hình nhanh và chính xác theo mẫu
thiết kế rất quan trọng, nó giúp tăng cao lợi nhuận cũng nhƣ giảm tối đa thời gian
thiết kế. Đáp ứng yêu cầu tạo hình theo kiểu công nghiệp đó thì một số phần mềm ra
đời, phổ biến nhất là phần mềm jdpaint.
Một số lợi ích của phần mềm điêu khắc này:
- Đầu tiên ta có một mẫu điêu khắc nhanh chóng trên phần mềm bằng cách dùng các
công cụ chuyên dụng dành riêng cho điêu khắc. Bạn có công cụ chạm đục và đắp,
làm mịn mẫu một cách chuyên nghiệp, hơn thế bạn còn điều chỉnh đƣợc kích thƣớc
đầu chạm tùy theo vị trí cần đục nhƣ trên các mẫu điêu khắc gỗ.

- Ta có các công cụ tạo hình trong các chƣơng trình đồ họa thông thƣờng giúp ta có
thể làm quen nhanh và thao tác dễ dàng. Ngoài ra còn có thể tạo hình mẫu điêu khắc
3D từ hình ảnh 2D hoặc hình chụp theo các thông số thiết lập, giúp bạn giảm tối đa
thời gian và công sức thao tác tạo hình các mẫu hoa văn.
- Ta có thể xuất dữ liệu trong jdpaint sang định dạng đuôi NC để đƣa vào chạy máy,
sản xuất ra hàng loạt sản phẩm với độ chính xác và tính tƣơng đồng cao. Và có thể sử
dụng nhiều lần với chỉ một lần điêu khắc mẫu trên phần mềm jdpaint.

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 55


CNC KHẮC GỖ 2016

- Ta có thể điêu khắc các mẫu một cách chuyên nghiệp và không cần phải có kiến
thức chuyên sâu về nghệ thuật hội họa, điêu khắc chỉ cần nắm vững đƣợc các nguyên
tắc tạo hình cho mẫu hình.
- Bạn có thể dễ dàng hiệu chỉnh lại mẫu điêu khắc khi có sai sót hay muốn thay đổi.
Đặc biệt khi tạo các mẫu điêu khắc do khách hàng yêu cầu, các mẫu điêu khắc phức
tạp.

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 56


CNC KHẮC GỖ 2016

2. Cách sử dụng JDPAINT

- Ta thực hiện một mẫu điêu khắc sau:

Hình 6.1 Mẫu khắc đƣa vào JDPAINT


- Trƣớc tiên mở giao diện phần mềm Jdpaint 5.21:

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 57


CNC KHẮC GỖ 2016

Hình 6.2 Giao diện làm việc của JDPAINT


- Vào file => Import => Image để chèn ảnh vào

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 58


CNC KHẮC GỖ 2016

Ta đƣợc:

Hình 6.3 Import hình ảnh vào JDPAINT


- Sau đó ta dùng các công cụ vẽ của phần mềm để đồ theo các đƣờng nét trên ảnh ta
đƣợc nhƣ sau:

- Tiếp tục ta sẽ lên làm nổi hình (lên khối) bằng các công cụ trên phần mềm ta đƣợc
kết quả sau:

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 59


CNC KHẮC GỖ 2016

Độ cao lớn nhất của mẫu khắc: Height 8.00mm


- Sau khi đã có mẫu chúng ta tiến hành xét dao cho quá trình cắt và xuất code:
- Bƣớc 1: di chuyển (Move) mô hình khối (Model) âm xuống -8mm để dao có thể
ăn vào mặt gỗ, nếu không thực hiện bƣớc này dao sẽ không chạy không cắt trên bề
mặt gỗ

Bây giờ nó đã âm xuống bề mặt chuẩn -8mm


- Bƣớc 2: Tạo khung hình chữ nhật vừa với mẫu gỗ có sẵn để chạy rà dao. Ở đây ta
chọn khổ 400x150 và ta scale model bằng với khung hình vừa tạo:

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 60


CNC KHẮC GỖ 2016

- Bƣớc 3: Tạo đƣờng chạy ra dao cho khung hình chữ nhật: Toolpaths => Contour

Hình 6.4 Tạo đƣờng rà dao

Xuất hiện hộp thoại sau

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 61


CNC KHẮC GỖ 2016

- Các thông số cần chú ý:


 Cut depth: chiều cắt sâu
 Z – Depth step: chiều sâu mỗi lần ăn dao xuống
 Location: vị trí ăn dao: Out (bên ngoài), In (bên trong) hoặc Off (đè lên
đƣờng khung)
- Bấm vào biểu tƣợng =>R xuất hiện hộp thoại Tool Library chọn loại dao V với
đƣờng kính  6 :

- Bƣớc 4: Tạo đƣờng dao chạy biên dạng cho model:


Vào Toolpaths =>Toolpaths Wizard…xuất hiện hộp thoại Machine method
setting chọn Surface finish => next

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 62


CNC KHẮC GỖ 2016

Hình 6.5 Tạo đƣờng dao chạy biên dạng


 Xuất hiện hộp thoại Cutter setting:

+ Chọn lại con dao giống con dao chạy rà tên Dao V6 chạy tinh

+ Fitting type: chọn Linear

+ Tolerance: dung sai đạt đƣợc khi cắt thông số này càng nhỏ máy cắt càng
lâu ta nên chọn hợp lý chạy thô ta chọn lớn, chạy tinh ta chọn nó nhỏ lại. Ở đây
ta chạy một lần nên chọn 0,08mm.

+ Smooth Coef: đây là độ láng mịn của bề mặt gỗ sau khi gia công, tƣơng tự
Tolerance

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 63


CNC KHẮC GỖ 2016

 Sau đó bấm Next chuyển sang hộp thoại Machine paramerter:

+ Spindle: Chọn tốc độ cho spindle

+ Stepover: Bƣớc dịch chuyển của dao thông số này càng nhỏ độ chính xác
càng cao máy chạy càng lâu, nên chọn trong khoảng 0,15-0,20mm

 Tiếp đó ta bấm Next =>Finish: Chờ máy tính toán

 Ta di chuyển đƣờng rà dao vào đƣờng chạy dao biên dạng vừa tính toán
xong

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 64


CNC KHẮC GỖ 2016

 Sau đó quét tất cả chọn Toolparth => Export toolparth

Hình 6.6 Export ra file ENG


 Xuất hiện hộp thoại Export Eng file:

- Chọn Pick 3D Point vào model chọn điểm bắt đầu cho dao => nhấn OK chọn nơi
lƣu trữ kết thúc quá trình xuất Code.

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 65


CNC KHẮC GỖ 2016

- Bƣớc 5: ta chuyển file đuôi *Eng về file đuôi *NC mới có thể đƣa vào Mach3 để
chạy máy, dùng phần mềm NCConverter để chuyển đổi:

Hình 6.7 Giao diện phần mềm NCConverter


- Thông số chú ý:
 Safe Height: Chiều cao an toàn của dao
 Relief Height: Chiều cao nhấc dao trong lúc hoạt động
- Chọn Browse…để Input file đuôi *Eng vảo:

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 66


CNC KHẮC GỖ 2016

- Ta đƣợc đoạn G-Code sau:

Hình 6.8 Gcode nhận đƣợc sau khi chuyển từ .ENG sang .NC
3. Mô phỏng quá trình cắt của máy

 Quá trình rà dao:

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 67


CNC KHẮC GỖ 2016

 Quá trình khắc:

Hình 6.9 mô phỏng quá trình cắt

 Khi quá trình khắc hoàn thành:

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 68


CNC KHẮC GỖ 2016

Sản phẩm gỗ sau khi hoàn thành quá trình khắc

Hình 6.10 Sản phẩm sau khi khắc

Nhận xét :
- Sau khi hoàn tất quá trình khắc ta nhận đƣợc sản phẩm có hình dáng nhƣ mẫu
ban đầ u. Kích thƣớc khung gỗ và chiều sâu khắc đúng nhƣ lập trình. Không
có lỗi xảy ra trong quá trình khắc.
- Nhƣng bên cạnh đó vẩn có một số khuyết điểm nhƣ chƣa đạt đƣợc độ bóng
nhƣ mong muốn.
- Nguyên nhân là do loại gỗ ta chọn chƣa phù hợp với mẫu cần gia công và
chƣa có kinh nghiệm chọn chế độ cắt cho từng loại gỗ.
- Để khắc phục lỗi này ta cần kiếm loại gỗ thích hợp hơn và chọn chế độ cắt
tốt hơn cho từng loại gỗ.

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 69


CNC KHẮC GỖ 2016

PHẦN III KẾT LUẬN

I KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC

Sản phẩm nghiên cứu và các kết quả của đề tài đã đƣợc thực hiện bám sát theo nội dung
đã đăng ký, gồm:

Một máy CNC khắc gỗ, đƣợc điều khiển bằng chƣơng trình số. Với các thông số
nhƣ đề cập trong
Bảng 3.5: Đặc tính của máy CNC khắc gỗ 3 trục đƣợcchế tạo

STT Thông số kỹ thuật

Theo phƣơng X: 480mm

1 Không gian hoạt động Theo phƣơng Y: 400mm

Theo phƣơng Z: 100mm

Định vị: 0.01mm


2 Độ chính xác
Lặp lại: 0.01mm

Theo phƣơng X: 20mm/s


Tốc độ dịch chuyển lớn nhất của bàn
3 Theo phƣơng Y: 20mm/s
máy
Theo phƣơng Z: 20mm/s

4 Chuẩn lập trình, điều khiển máy G code

Các sản phẩm dạng tài liệu thiết kế và chế tạo máy
- Một tập thuyết minh gồm các tính toán và thiết kế của máy
- Một tập bản vẽ của máy gồm
 1 bản vẽ lắp toàn máy A0
 4 bản vẽ A1 là bản vẽ tách theo cụm máy
 1 tập bản vẽ A3 là bản vẽ các chi tiết máy cần gia công

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 70


CNC KHẮC GỖ 2016

Một số sản phẩm của máy CNC khắc gỗ sau khi hoàn thành

Hình 6.11 Một vài sản phẩm sau khi khắc

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 71


CNC KHẮC GỖ 2016

II KẾT QUẢ CHƢA ĐẠT ĐƢỢC


Do vấn đề thời gian và những khó khăn trong lúc gia công và kinh nghiệm trong
việc thiết kế và chế tạo đã dẫn đến một số ý tƣởng chƣa đƣợc hoàn thành. Đó là
chƣa thiết kế thêm đƣợc trục quay thứ 4, năng suất của máy chƣa cao để đƣa vào
sản xuất hàng loạt, bề mặt sau khi gia công chƣa đạt đƣợc độ bóng nhƣ mong
muốn.
III MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI
- Gia cố độ cứng vững của máy để có năng suất cao hơn
- Thiết kế chế tạo thêm trục quay thứ 4
- Thay thế spindle có công suất cao hơn
- Chọn chế độ cắt hợp lí cho từng loại gỗ đề đạt đƣợc độ bóng cao

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 72


CNC KHẮC GỖ 2016

Tài liệu tham khảo


1. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ DẪN ĐỘNG CƠ KHÍ_ TRỊNH CHẤT - LÊ VĂN
UYỂN
2. MÁY VÀ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN SỐ_ ĐH SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
3. NGUYÊN LÝ CHI TIẾT MÁY_ ĐH SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
4. SỔ TAY DUNG SAI LẮP GHÉP_ NINH ĐỨC TÔN
5. THIẾT KẾ MÁY CẮT KIM LOẠI_ TRẦN QUỐC HÙNG [6]
6. MÁY ĐIỀU KHIỄN THEO CHƢƠNG TRÌNH SỐ_NGUYỄN NGỌC PHƢƠNG
7. TÀI LIỆU MACH3_http://www.machsupport.com/wp-
content/uploads/2013/02/Mach3Mill_1.84.pdf
8. TÀI LIỆU PHẦN MỀM JDPAINT_ THAM KHẢO CÔNG TY VŨ THÀNH

[1] Ching Yuan Lin, Jui Pin Hung and Tzuo Liang Lo, “Effect of preload of linear
guides on dynamic characteristics of a vertical column–spindle system”,
International Journal of Machine Tools & Manufacture, vol. 50, pp. 741-746,
2011.
[2] Dai Gil Lee, Jung Do Suh, Hak Sung Kim and Jong Min Kim, “Design and
manufacture of composite high speed machine tool structures”, Composites
Science and technology, vol.64, pp.1523-1530, 2004.
[3] GAO Xiangsheng, ZHANG Yidu, ZHANG Hongwei and WU Qiong, “Effects of
Machine Tool Configuration on Its Dynamics Based on Orthogonal Experiment

[4] http://www.conradlumberco.com/pdfs/ch4-Mechanical-Properties-of-Wood.pdf(16,
April, 2012) and table 269 of Ref [18]
[5] Cornel Brisan and Akos Csiszar, “Computation and analysis of the workspace of a
reconfigurable parallel robotic system”, Mechanism and Machine Theory, vol.46, pp.
1647–1668, 2011.
www.thegioicnc.com
www.diendandientu.com
www.cnczone.com

GVHD : PGS.TS NGUYỄN TRƢỜNG THỊNH Trang 73

You might also like