You are on page 1of 43

VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

PHẦN I
LẬP TRÌNH GIA CÔNG TRÊN MÁY PHAY CNC
BẰNG HỆ ĐIỀU KHIỂN EMCO WINNC
GE SERIES FANUC 21MB

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 1


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

Chương 1: MÔ TẢ GIAO DIỆN ĐIỀU KHIỂN MÁY CNC

1.1. TỔNG QUAN:

Hình: I1.1

Giao diện điều khiển một máy phayCNC như hình I1.1 thông thường bao gồm: Màn
hình đồ họa, các phím nhập dữ liệu và các phím điều khiển ( một số máy còn có thêm
bàn phím và chuột giống như một máy vi tính thông thường).

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 2


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

1.2. CÁC PHÍM NHẬP DỮ LIỆU:


Nhóm các phím nhập dữ liệu bao gồm các phím chữ, các phím số và các ký tự đặc
biệt như hình I1.2:

Hình: I1.2

Nhấn phím SHIFT và một phím bất kỳ để sử dụng ký tự thứ 2 của phím đó.
1.3. NHÓM CÁC PHÍM CHỨC NĂNG:
Các phím này được sử dụng để gọi các chức năng như hiển thị vị trí hiện hành của
dao gắn trên trục chính máy theo hệ tọa độ máy, hệ tọa độ gốc chi tiết và hệ tọa độ
tương đối, thiết lập thông số dao, hay thiết lập các thông số hệ thống…
Nhóm này bao gồm các phím như hình I1.3:

Hình: I1.3

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 3


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

Position ( hiển thị vị trí của dao)

Program ( Hiển thị các chương trình lập trình)

Offset setting ( Hiển thị các bảng nhập dữ liệu tool offset
work offset)

System ( Hiển thị và thiết lập các thông số hệ thống)

Message ( Hiển thị các cảnh báo)

Graphic ( Hiển thị chế độ đồ họa)

1.4. NHÓM CÁC PHÍM ĐIỀU KHIỂN:


Nhóm các phím điều khiển là nhóm các phím nằm bên dưới của bàn phím máy,
thường như hình I1.4:

Machine control keyboard

Machine control keyboard of the EMCO PC-Mill Serie

Hình: I1.4

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 4


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

Chức năng của từng phím như sau:

Skip ( Bỏ qua các dòng lệnh có đánh dấu “/” trước dòng lệnh )

DRY RUN ( Bật chế độ chạy thử)

OPTION STOP ( Dừng chương trình tại M01)

RESET ( tắt cảnh báo, tắt chương trình và trở về đầu chương
trình

SBL ( Bật chế độ chạy từng dòng lệnh)

PROGRAM STOP/ START ( Dừng hoặc khởi động chương


trình)

MANUAL AXIS MOVEMENT ( Di chuyển các trục trong chế


độ JOG)

REFERENT ALL AXIS ( Đưa máy về điểm chuẩn)

FEED STOP/ FEED START

Điều khiển tốc độ trục chính chậm, bằng hoặc nhanh hơn

Bật và tắt trục chính trong chế độ JOG và INC1…1000

Mở và đóng cửa máy

Quay đầu phân độ

Mở/ Đóng thiết bị kẹp phôi

Quay đầu mang dao

Bật/ Tắt dung dịch trơn nguội

Bật/ Tắt chức năng phụ trợ của máy

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 5


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

Núm xoay điều chỉnh tốc độ tiến dao

Núm xoay để chọn chế độ làm việc

Nút dừng khẩn cấp

Khóa chuyển giữa chế độ đóng cửa và mở cửa

Nút nhấn khởi động chương trình

Nhấn nút này để kẹp phôi trên máy có trục quay

Nút nhấn này cho phép điều khiển máy khi mở


cửa

Không có chức năng gì

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 6


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

Ngoài ra trên rất nhiều máy CNC còn tích hợp thêm bàn phím máy vi tính và chuột.
Hình I1.5 dưới đây mô tả chức năng của các phím trên bàn phím máy vi tính.

Hình: I1.5

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 7


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

Chương 2: THAO TÁC VỚI PHẦN MỀM WINNC

2.1. KHỞI ĐỘNG:


Có thể khởi động phần mềm WinNC bằng nhiều cách nhưng đơn giản nhất là nhấp
đôi chuột vào biểu tượng của WinNC trên nền màn hình Desktop. Sau khi khởi
động phần mềm giao diện sau hiện lên cho phép ta lựa chọn nhiều hệ điều khiển khác
nhau như hình I2.1. Ở đây ta nhấp chuột vào dòng GE Fanuc Series 21M rồi click OK.

Hình: I2.1

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 8


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

Màn hình chính sẽ hiện ra cùng với dòng nhắc ta phải đưa máy về điểm chuẩn
( REFERENCE MACHINE ) như hình I2.2 sau:

Hình: I2.2

Nhấn từng phím trong nhóm để đưa máy về điểm chuẩn theo từng

trục hoặc nhấn vào phím để đưa tất cả các trục về điểm chuẩn cùng một lúc.

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 9


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
Chú ý: Đối với các máy có cơ cấu phụ như: đóng mở cửa tự động, phun dung dịch
trơn nguội, kẹp phôi tự động,….thì máy sẽ hiện các thông báo. Ta phải thực hiện các
thông báo này( khởi động các cơ cấu phụ) trước khi reference máy.

2.2. CÁC THAO TÁC TRÊN PHẦN MỀM:


a. Thiết lập ngôn ngữ và thư mục làm việc:

Nhấn vào phím sau đó nhấn vào phím để di chuyển tới trang như hình
I2.3 dưới.
Để thiết lập thư mục làm việc hãy
gõ đường dẫn vào dòng PROGRAM
PATH.
Nếu để trống thì các chương trình
CNC sẽ được lưu vào thư mục cài
đặt của phần mềm.
Để thiết lập ngôn ngữ làm việc
hãy nhập ký hiệu của ngôn ngữ đó
vào dòng LANGUAGE.
Ví dụ:
- DT cho tiếng Đức
- EN cho tiếng Anh
- FR cho tiếng Pháp
-SP cho tiếng Tây Ban Nha
Hình: I2.3
b. Các điểm tham chiếu trong máy phay EMCO(hình I2.4)
M = machine zero point ( điểm không của máy)
Đây là điểm tham chiếu không thay đổi
do nhà sản xuất thiết lập. Nó được dùng
làm điểm gốc khi đo các kích thước trong
quá trình gia công. Vì vậy điểm M còn
được gọi là gốc tọa độ của máy.
R = reference point (điểm tham chiếu)
Đây là điểm nằm trong vùng làm việc
của máy. Điểm này do nhà sản xuất thiết
lập. Ta phải đưa các trục máy về điểm R
khi khởi động máy, khi máy gặp sự cố…
N = tool mount reference point (điểm
tham chiếu lắp dụng cụ)
Điểm “N” được dùng trong việc xác
định chiều dài của dụng cụ cắt. Điểm này

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 10


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
nằm ở một vị trí thích hợp trên đầu kẹp dụng cụ và được thiết lập bởi nhà sản xuất.
W = workpice zero point
Điểm này được dùng để xác định các kích thước trong chương trình. Điểm “M” được
thiết lập bởi người lập trình.
Hình: I2.4
c. Hệ tọa độ máy
Hệ tọa độ trên máy được biểu
diễn như hình I2.5
Trục X nằm song song với
cạnh trước của bàn máy. Trục Y
nằm song song với cạnh bên của
bàn máy. Trục Z là trục thẳng
đứng, vuông góc với bàn máy.
Đối với hệ tọa độ trong
Absolute Programing thì gốc của
hệ tọa độ nằm trên điểm M của
máy hoặc điểm W của chi tiết
(nếu ta đã thực hiện zero offset).
Tất cả các điểm đến được mô tả
bằng khoảng cách từ gốc tọa độ
đến các điểm đó lần lượt theo các
trục X, Y và Z.
Đối với hệ tọa độ trong
Incremental Programing thì gốc
của hệ tọa độ đặt tại điểm N hoặc
tại điểm đầu dụng cụ P sau khi ta
gọi dụng cụ.
Hình: I2.5
d. Nhập thông số dời gốc tọa độ (Zero Offset)
Đối với máy phay EMCO, điểm không của máy “M” nằm ở góc trên bên trái bàn
máy. Vị trí này không
phải là vị trí phù hợp cho
việc lấy kích thước. Bằng
cách lấy zero offset như
hình I2.6 ta có thể di
chuyển gốc tọa đến một vị
trí thích hợp, ta thường sử
dụng điểm gốc tọa độ chi
tiết “W ” trong vùng làm
việc của máy để dời gốc
tọa độ.
Khi ta xác định một giá
trị dịch chuyển trong bảng
đăng ký thì giá trị này có

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 11

Hình: I2.6
VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
thể được gọi trong chương trình bằng các mã G(G54, G55,..G59)

Để nhập các giá trị dịch chuyển ta thực hiện các bước sau:

- Nhấn vào nút

- Nhấn chọn softkey W.SHFT hoặc nhấn F5 trên bàn phím máy tính
- Sử dụng các phím mũi tên để di chuyển tới trục và bảng thông số offset muốn
nhập vào trong đó
00…Offset cơ bản 04…G57
01…G54 05…G58
02…G55 06…G59
03…G56
- Tại mỗi dòng X, Y, Z hãy nhập khoảng cách từ điểm gốc máy ( Machine zero
point) tới điểm gốc của phôi ( Workpiece zero point) theo phương tương ứng.
- Nhấn vào phím để nhập dữ liệu vào bảng như hình I2.7.

Hình: I2.7

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 12


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

e. Nhập thông số dao (Tool Offset)


Thông số dao bao gồm các thông số về bán kính và chiều dài dao như hình I2.8. Các
thông số này được lưu vào các ô nhớ như hình I2.9. Trong khi lập trình để gọi các thông
số này ta dùng các mã G(G43 dùng để bù chiều dài dao, G41 và G42 dùng để bù bán
kính dao) .

Hình: I2.8

Để nhập các thông số này vào máy ta thực hiện như sau:
- Nhấn vào phím
- Nhấn vào softkey OFFSET hoặc nhấn phím F3 trên bàn phím máy tính.
- Bảng thông số offset dao hiện ra như hình trên
- Sử dụng các phím mũi tên để di chuyển tới ô dữ liệu muốn nhập
- Nhập dữ liệu dao tại dòng nhắc
- Nhấn phím để nhập dữ liệu vào ô nhớ

- Hoặc nhấn phím softkey OPRT > INPUT C

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 13


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

Hình: I2.9
f. Các chế độ(MODE) làm việc trong Win NC
Để thay đổi các chế độ làm việc trong Win NC ta vặn núm chế độ(Mode)
Mỗi vị trí tương ứng với một chế độ:

REF

Sau khi kích hoạt chế độ này ta nhấn nút thì các trục của máy sẽ dịch chuyển
đến vị trí tham chiếu(reference point). Khi đến vị trí này thì vị trí thật hiển thị trên màn
hình sẽ được thiết lập bởi giá trị của hệ tọa độ điểm tham chiếu.
 Ta thực hiện REF trong các trường hợp sau:
 Ngay khi khởi động máy.
 Khi máy gặp sự cố và làm máy dừng lại.
 Khi gặp thông báo “Approach reference point” hoặc “Ref.poin not reached”.
 Khi xảy ra va chạm hay các thanh trượt bị kẹt.

MEM

Đây là chế độ làm việc tự động. Khi ta kích hoạt chế độ này thì một chương trình
trong bộ nhớ sẽ được gọi ra. Ta nhấn nút Start thì từng dòng lệnh trong chương trình sẽ
được thực hiện lần lượt.

EDIT
Trong chế độ này ta có thể thực hiện các thao tác như: nhập mới một chương trình,
hiệu chỉnh chương trình, mô phỏng… chương trình hiện tại trong chế độ EDIT sẽ là
chương trình được gọi khi ta chuyển sang chế độ MEM.

MDI

Đây là chế độ làm việc bán tự động. Ta thường dùng chế độ này để thực hiện một số
lệnh như: quay trục chính, thay dao… Ngay khi dòng lệnh hiện tại thực hiện xong thì
nó sẽ bị xóa đi và máy sẵn sàng thực hiện dòng lệnh mới.

JOG

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 14


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
Đây là chế độ điều khiển bằng tay. Ở chế độ này ta có thể dịch chuyển các trục máy
bằng cách nhấn và giữ biểu tượng của nó trên bàn phím điều khiển.

Đây cũng là chế độ điều khiển bằng tay. Khi kích hoạt chế độ này ta cũng có thể di
chuyển các trục máy. Khác với chế độ JOG, ở chế độ này khi ta nhấn vào biểu tượng
của mỗi trục thì trục đó dịch chuyển một khoảng tương ứng với giá trị gia tăng mà ta đã
chọn(1…1000µm)

REPOS

Khi ta kích hoạt chế độ này máy sẽ quay về vị trí trước đó mà ta đã thực hiện trong
chế độ JOG.
g. Tạo một chương trình CNC
Để có thể tạo được 1 chương trình chính hoặc chương trình con ta phải vặn
núm xoay về chế độ EDIT.
 Tạo mới 1 chương trình:
 Chuyển về chế độ EDIT
 Nhấn vào phím

 Nhấn chọn Softkey DIR để mở thư mục làm việc ( Các chương trình đã
viết trước đó sẽ xuất hiện như hình I2.10)

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 15


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

Hình: I2.10

 Nhập vào tên chương trình O…. vào dòng nhắc


 Nhấn vào nút để tạo thêm 1 chương trình mới.

 Màn hình lập trình sẽ xuất hiện cho phép ta viết các dòng lệnh vào.
 Nhập dòng lệnh vào chương trình:
Sử dụng các phím trong nhóm phím nhập dữ liệu hoặc bàn phím máy tính để nhập
các ký tự vào chương trình.
Ví dụ: Một dòng lệnh có cấu trúc như sau
N5 G1 X30

Thì thao tác nhập nhập vào sẽ là

Thứ tự của dòng lệnh ( Có thể có hoặc không)

Lệnh chạy dao theo đường thẳng

Tọa độ cần chạy dao tới

Kết thúc dòng lệnh

Cách đơn giản hơn

- Để chèn 1 từ vào dòng lệnh ta sử dụng phím

- Để đè 1 từ này lên từ có sẵn ta sử dụng phím

- Để xóa 1 từ khỏi dòng lệnh ta sử dụng phím


- Để chèn một dòng lệnh vào chương trình ta di chuyển con trỏ tới ký hiệu kết
thúc dòng lệnh “;” rồi nhập dòng lệnh mới vào
- Để xóa 1 dòng lệnh đã có sẵn ta di chuyển con trỏ tới dòng lệnh đó, nhập vào

thứ tự dòng lệnh rồi nhấn phím (nếu dòng lệnh không có số thứ tự thì
ta nhập vào N0)

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 16


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
- Để tìm 1 từ trong chương trình có sẵn ta nhập từ đó vào dòng nhắc rồi nhấn vào
softkey SHR

 Mở một chương trình có sẵn:


 Nhập tên chương trình vào dòng nhắc
 Nhấn vào phím

 Di chuyển tới chương trình kế tiếp:


Từ chương trình đang mở ta nhấn vào softkey O SHR.
h. Xóa một chương trình đã viết:
- Chuyển về chế độ EDIT
- Nhập tên chương trình vào dòng nhắc O….rồi nhấn phím
i. Xóa toàn bộ các chương trình đã tạo:
 Chuyển về chế độ EDIT
 Nhập O0-9999 vào dòng nhắc rồi nhấn vào phím
j. Chạy chương trình:
- Chuyển về chế độ EDIT.

- Nhấn vào phím .


- Mở chương trình muốn chạy.
- Di chuyển con trỏ tới vị trí dòng lệnh muốn bắt đầu chạy.
- Chuyển sang chế độ MEM

- Xoay núm điều khiển tốc độ tiến dao về 0%.

- Nhấn vào nút khởi động

- Vừa quan sát vừa xoay từ từ núm để tăng tốc độ tiến dao.

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 17


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
Lưu ý: Khi chạy thử chương trình, người vận hành phải luôn để tay trên núm xoay điều
khiển tốc độ tiến dao hoặc nút EMG để kịp thời xử lý khi sắp có tình huống nguy hiểm
xảy ra với máy.

k. Hiển thị khi chương trình đang chạy:


Trong khi máy đang chạy 1 chương trình ta có thể xem được nhiều giá trị khác nhau:
 Nhấn vào softkey PRGRM để xem dòng lệnh hiện hành.
 Nhấn vào softkey CHECK để xem dòng lệnh hiện hành, vị trí dao hiện
hành, các mã G và M có trong chương trình, số hiệu dao, tốc độ quay
của trục chính…
 Nhấn vào softkey CURRNT để xem các mã G có trong chương trình.
 Nhấn vào phím để xem vị trí dao trên màn hình.

l. Mô phỏng chạy dao:


Có 2 cách để mô phỏng đường chạy dao của 1 chương trình NC trên màn hình đồ
họa: theo kiểu biểu đồ (Graphic) và theo kiểu 3D.
Trước khi tiến hành mô phỏng ta phải mở chương trình NC cần mô phỏng ở chế
độ EDIT.
Nhấn vào phím để mở chế độ mô phỏng đồ họa. Màn hình sẽ hiện lên như
hình I2.11:

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 18


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

Hình: I2.11

 Mô phỏng 2D:
Để mô phỏng 2D ta nhấn chọn softkey EXEC hay F4 trên bàn phím máy tính.
Màn hình mô phỏng xuất hiện như hình I2.12:

Hình: I2.12

Nhấn vào softkey START (F4) để tiến hành mô phỏng, STOP (F5) để kết thúc,
RESET (F6) để mô phỏng lại.

Để thoát khỏi màn hình mô phỏng ta nhấm vào phím

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 19


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

 Mô phỏng 3D:
Để tiến hành mô phỏng 3D ta nhấn vào phím rồi nhấn chọn softkey
3DVIEW, màn hình mô phỏng 3D sẽ xuất hiện như hình dưới.
Để có thể mô phỏng 3D được, ta phải chọn dao, thiết lập phôi và thiết lập hướng
nhìn khi mô phỏng.
Từ màn hình như hình I2.13 ta nhấn softkey OPRT hay nhấn F7 rồi chọn 3DVIEW.

Hình: I2.13

 Chọn dao:

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 20


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
Nhấn chọn softkey TOOLS (F3) để tiến hành chọn dao mô phỏng. Màn hình
chọn dao như hình I2.14:

Hình: I2.14

Sử dụng nhóm phím mũi tên để chọn dao. Phím và để chọn dao.

Phím và để chọn loại dao thích hợp. Khi đã chọn được loại dao thích
hợp ta nhấn chọn vào softkey TAKE (F7) để chọn loại dao đó. Sau khi đã được chọn, số
hiệu dao đó sẽ được điền vào phía sau dao. Có các loại dao sau:
TWIST DRILL…………….DAO KHOAN
START DRILL……………DAO KHOAN MỒI
TAP………………………..DAO TARO
END MILL………………...DAO PHAY 3 MẶT CẮT
CHAMFER MILL…………DAO VÁT CẠNH
FACE MILL……………….DAO PHAY MẶT ĐẦU
SPHERICAL CUTTER…...DAO PHAY CẦU
DISK MILLING CUTTER..DAO PHAY ĐĨA

Để thoát khỏi màn hình chọn dao ta nhấn vào phím


 Thiết lập phôi:

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 21


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
Để thiết lập phôi ta nhấn chọn vào softkey WORKP.(F4), màn hình thiết lập
phôi hiện ra như hình I2.15:

Hình: I2.15
Sử dụng nhóm phím mũi tên để di chuyển đến các kích thước, nhập giá trị cần thiết
lập vào dòng nhắc rồi nhấn phím INPUT.

Để thoát khỏi màn hình thiết lập phôi ta nhấn vào phím

 Thiết lập hướng nhìn:

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 22


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
Để thiết lập hướng nhìn khi mô phỏng ta nhấn chọn softkey VIEW (F5) xuất
hiện màn hình như hình I2.16, nhấn chọn các softkey tương ứng để được hướng nhìn
mong muốn.

Hình: I2.16

Để thoát khỏi màn hình này ta cũng nhấn vào phím

 Mô phỏng:

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 23


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
Để tiến hành mô phỏng ta nhấn vào softkey SIMUL.(F6) để mở màn hình mô
phỏng như hình I2.17.
Nhấn chọn softkey START (F4) để bắt đầu mô phỏng chạy dao.
Nhấn chọn softkey STOP (F5) để ngừng mô phỏng.
Nhấn chọn softkey RESET (F6) để mô phỏng lại.

Hình: I2.17

Để thoát khỏi màn hình mô phỏng, nhấn chọn vào phím

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 24


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

Chương 3: HỆ ĐIỀU KHIỂNGE FUNUC SERIES 21MB

3.1. CẤU TRÚC MỘT CHƯƠNG TRÌNH CNC


Một chương trình CNC là một chuỗi liên tiếp các dòng lệnh bao gồm các bộ phận
sau:
 Tên chương trình, bắt đầu bằng ký tự O và theo sau là 4 số thứ tự từ 0001
đến 9499 ( vd: O0001).
 Số thứ tự dòng lệnh, bắt đầu bằng ký tự N và theo sau là các chữ số ( vd:
N5)
 Các dòng lệnh sử dụng các mã G, mã M và các ký hiệu khác để điều
khiển máy.
 Các ghi chú, bắt đầu bằng bằng dấu “(“ và kết thúc bằng dấu “)”.
Ý nghĩa các ký hiệu sử dụng trong một chương trình CNC:
1. .......................... Ký hiệu G chức năng đường chạy dao.
2. .......................... Ký hiệu M chức năng hỗn hợp.
3. .......................... Ký hiệu C chức năng vát góc ( chamfer ).
4. .......................... Ký hiệu F tốc độ tiến dao, bước ren.
5. .......................... Ký hiệu H ô nhớ lưu các thông số bù dao.
6. .......................... Ký hiệu I,J,K thông số xác định tọa tâm đường tròn
nội suy song song với các trục X,Y,Z; hệ số biến đổi tỷ lệ; k đồng thời còn là
số lần lặp lại của một chu trình.
7. .......................... Ký hiệu N số thứ tự block.
8. .......................... Ký hiệu O số chương trình.
9. .......................... Ký hiệu P thời gian dừng dao, gọi chương trình con.
10. ........................ Ký hiệu Q chiều sâu cắt.
11. ........................ Ký hiệu R bán kính vòng tròn, khoảng cách lùi dao.
12. ........................ Ký hiệu S tốc độ quay trục chính.
13. ........................ Ký hiệu T gọi dao.
14. ........................ Ký hiệu X,Y,Z các tọa độ dịch dao, X còn được sử
dụng trong lệnh dừng dao.
15. ........................ Ký hiệu ; kết thúc dòng lệnh.

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 25


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
3.2. GIỚI THIỆU CHỨC NĂNG CÁC MÃ G
3.2.1. G00 ( lệnh chạy dao nhanh):
a) Cú pháp:

N…G00 X.. Y.. Z..


Lệnh chạy dao nhanh di chuyển các
trục máy tới tọa độ thiết lập trong X,Y,Z
với tốc độ lớn nhất như hình I3.1.
b) Lưu ý:
 Tốc độ tiến dao F được thiết lập
trong các dòng lệnh trước sẽ không còn
hiệu lực trong dòng lệnh sử dụng mã G00.
 Tốc độ di chuyển lớn nhất của các
trục máy là do nhà sản xuất máy đó thiết
lập và không thể thay đổi bằng chương
trình điều khiển.
 Núm vặn điều chỉnh tốc độ tiến dao
(Feedrate) vẫn có tác dụng đối với lệnh
Hình: I3.1 này.

c) Ví dụ:
N50 G90 G00 X40 Y56 Hoặc: N50 G91 G00 X-30 Y-30.5

3.2.2. G01 ( lệnh nội suy đường thẳng):


a) Cú pháp:
N…G01 X.. Y.. Z.. F…
Lệnh nội suy đường thẳng di chuyển
các trục máy tới điểm được lập trình với
tốc độ tiến dao F như hình I3.2.
b) Ví dụ:
N40 G90 G01 X40 Y20.1 F500
Hoặc:
N40 G91 G01 X20 Y-25.9 F500

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 26


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
c) Bo góc và vát góc:
Bằng cách thêm vào các thông số C
hoặc R, chúng ta có thể tạo nên góc vát
hoặc một cung tròn nối tiếp 2 đường
chuyển động được lập trình bởi lệnh G00
hoặc G01như hình I3.3.
Cú pháp như sau:
N.. G00/G01 X.. Y.. C../R..
N.. G00/G01 X.. Y..
Lập trình tạo góc vát và bo góc chỉ thực
hiện được trong mặt phẳng được lựa chọn
Hình: I3.3 trước đó bởi các lệnh G17-G19.
Ví dụ:
N100 G90 G01 X270 Y565 R6 F300
N105 G01 X270 Y860 C3
N110 G01 X0 Y860
3.2.3. G02 (lệnh nội suy đường tròn cùng chiều kim đồng hồ),
G03 ( nội suy đường tròn ngược chiều kim đồng hồ):

a) Cú pháp:
N.. G02/G03 X.. Y.. Z.. I.. J.. K.. F..
Hoặc:
N.. G02/G03 X.. Y.. Z.. R.. F..
Trong đó:

X,Y,Z….Tọa độ điểm cuối của cung tròn.


I,J,K……Khoảng cách từ điểm bắt đầu cung
tròn tới tâm cung tròn theo các phương X,Y,Z.
R………Bán kính cung tròn ( Nếu cung tròn
nhỏ hơn nửa vòng tròn thì R>0, nếu cung tròn
lớn hơn nửa vòng tròn thì R<0).
Với lệnh nội suy theo cung tròn, dao sẽ di
chuyển theo cung tròn cùng chiều kim đồng
hồ(G02) hoặc ngược chiều kim đồng hồ(G03 )
với tốc độ tiến dao F được thiết lập cùng dòng
lệnh hay đã được thiết lập trước đó như hình
I3.4.
Hình: I3.4

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 27


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
b) Lưu ý:
 Lệnh nội suy cung tròn chỉ có hiệu
lực trong mặt phẳng được lựa chọn trước
đó bởi các lệnh G17-G19.
 Nếu các giá trị I,J,K có giá trị bằng
0 thì ta có thể bỏ qua nó.

Nếu người lập trình nhập cả 3 tọa độ


điểm cuối X,Y,Z, dao sẽ di chuyển tới
điểm đó theo hình xoắn ốc như hình I3.5.
Tuy nhiên chỉ có chuyển động trên cung
tròn theo mặt phẳng được lựa chọn bởi
lệnh G17 mới có hiệu lực, lúc đó chuyển
động theo cung tròn trên mặt phẳng XY sẽ
Hình: I3.5 di chuyển với tốc độ được thiết lập bởi F,
chuyển động theo phương Z sẽ di chuyển theo tốc độ sao cho nó đạt tới điểm cuối đồng
thới với 2 phương kia.
3.2.4. G04 (lệnh dừng dao):
a) Cú pháp:
N.. G04 X.. (s)
Hoặc:
N.. G04 P.. (ms)
Lệnh này sẽ làm cho dao đứng yên trong một khoảng thời gian được thiết lập bởi
các giá tri X hoặc P.
b) Lưu ý:
 Giá trị theo sau P không được là một số thập phân.
 Thời gian dừng dao lớn nhất là 2000 s.
 Thời gian dừng dao phải là bội số của 100 ms ( 0.1 s).
c) Ví dụ:

N55 G04 X2.5 ( Dừng 2.5 s)


N60 G04 P1000 ( Dừng 1000 ms).
3.2.5. G7.1(lệnh nội suy theo hình trụ tròn)
a) Cú pháp:
N.. G7.1 Q..

N.. G7.1 P0..


Trong đó:
G7.1 Q: bắt đầu chu trình phay theo hình trụ tròn có bán kính là giá trị của tham
số Q.
G71. P0: kết thúc chu trình.

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 28


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

b) Lưu ý:
 Trước khi sử dụng lệnh này ta phải hủy bù bán kính dao(G40)
 G7.1 Và G7.1 Q0 phải viết trên hai dòng lệnh riêng biệt.
 Trục X dùng để lập trình cho bán kính, trục Q dùng để lập trình cho góc
quay trục chính.
c) Ví dụ: lập trình phay chi tiết như hình I3.6

O0002(CYLINDRYCAL INTERPOL)
N15 T0505
N25 M13
N30 G97 S2000
N35 G7.1 Q19.1
N40 G94 F200
N45 G1 X35 Q0 Z-5
N50 G1 Z-15 Q22.5
N55 Z-5 Q45
N60 Z-15 Q67.5
N65 Z-5 Q90
N70 Z-15 Q112.5
N75 Z-5 Q135
N80 Z-15 Q157.5
N85 Z-5 Q180
N90 Z-15 Q202.5
N95 Z-5 Q22.5
N100 Z-15 Q247.5
N105 Z-5 Q270
N110 Z-15 Q292.5
N115 Z-5 Q315
N120 Z-15 Q337.5
N125 Z-5 Q360
N130 X45
N135 G7.1 Q0
N140 M53
N145 G0 X80 Z100 M15
N150 M30

Hình: I3.6

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 29


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

3.2.6. G09(dừng chính xác)


Cú pháp:
N15…. G09
Khi kích hoạt lệnh này thì các trục máy
sẽ di chuyển chậm dần đến khi dừng
hẳn rồi mới thực hiện chuyển động tiếp
Kích hoạt G09 Không kích hoạt G09 theo. Do đó ta sẽ được các chuyển
động chính xác như hình I3.7.
Hình: I3.7
3.2.7. G10 (thiết lập dữ liệu)
Lệnh G10 cho phép ghi đè lên dữ liệu điều khiển, các tham số lập trình, các thông số
dao…
Lệnh G10 thường dùng để thiết lập gốc tọa độ cho chi tiết gia công.
3.2.8. G15 ( kích hoạt hệ tọa độ cực),
G16 (hủy hệ tọa độ cực):
a) Cú pháp:
N.. G15/G16
Giữa 2 dòng lệnh G16 và G15, các tọa độ
được hiểu là tọa độ cực. Với X là bán kính, Y
là góc xoay(như hình I3.8).Lệnh này có hiệu
lực với cả 3 mặt phẳng.Gốc của hệ tọa độ cực
chính là điểm gốc chi tiết.
Hình: I3.8
b) Ví dụ: di chuyển dao đến vị trí như hình C8.1
N75 G17 G16
N80 G01 X50 Y30
N85 G15
3.2.9. G17-G19 ( Lựa chọn mặt phẳng làm việc):
Cú pháp:
N.. G17/G18/G19
G17…Mặt phẳng XY
G18…Mặt phẳng ZX
G19…Mặt phẳng YZ
Sau khi lựa chọn mặt phẳng làm việc, bộ điều
khiển sẽ tự động tính toán để bù bán kính dao và
bù chiều dài dao thích hợp với mặt phẳng làm
việc mà ta đã chọn như hình I3.9. Nếu chương
trình không sử dụng các lệnh lựa chọn mặt phẳng
làm việc, thì mặc định mặt phẳng làm việc là mặt
phẳng XY.
Hình: I3.9

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 30


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

3.2.10.G20 ( sử dụng hệ thống đo lường Inches),


G21 (sử dụng hệ thống đo lường milimet):
a) Cú pháp:
N.. G20/G21
Bằng cách thêm vào chương trình dòng lệnh này, các giá trị sau sẽ tự động chuyển
đổi sang hệ thống đo lường Inches hoặc Milimet:
 Tốc độ tiến dao F.
 Các giá trị bù dao và dời gốc tọa độ.
 Các giá trị tọa độ.
 Hiển thị vi trí trong Position.
b) Lưu ý:
 Để rõ ràng, chúng ta nên đặt lệnh G20/G21 ở ngay dòng lệnh đầu tiên.
 Lệnh này vẫn còn hiệu lực cho dù ta khởi động lại máy.
 Để quay trở lại hệ thống đo lường cũ, cách tốt nhất là ta sử dụng chế độ MDI
3.2.11.G28 (đưa máy về điểm chuẩn):
Cú pháp:
N.. G28 X.. Y.. Z..
X,Y,Z: Tọa độ của điểm trung gian.
Với lệnh G28 các trục máy sẽ được đưa về điểm chuẩn thông qua điểm trung gian.
Đầu tiên các trục máy sẽ di chuyển đến điểm trung gian, sau đó mới di chuyển đến
điểm chuẩn. Cả 2 chuyển động được thực hiện với tốc độ di chuyển lớn nhất.
Giá trị được thiết lập bởi lệnh G92 sẽ bị hủy bỏ sau lệnh này.
3.2.12.G41 ( bù bán kính dao trái):
a) Cú pháp:
N.. G41 H..
Lệnh này sử dụng khi phay biên dạng mà
dao đi phía bên trái của biên dạng như hình
I3.10.
H là địa chỉ ô nhớ lưu giá trị bán kính của
dao đó trong Offset.
b) Lưu ý:
 Không cho phép thay đổi trực
tiếp phương bù dao từ G41 sang G42 hay
ngược lại. Phải sử dụng G40 để hủy bù bán
kính dao trước khi chuyển sang phương bù
dao khác.

 Phải kết hợp lệnh này với các


lệnh G00 hoặc G01 trong cùng dòng lệnh.
Hình: I3.10

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 31


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
3.2.13.G42 (bù bán kính dao phải):
Cú pháp:
N…G42 H…
Lệnh này tương tự như lệnh bù dao trái, chỉ
khác ở phương bù dao là dao nằm bên phải
chi tiết theo hướng nhìn như hình I3.11.

Hình: I3.11

Hình I3.12 dưới đây sẽ mô tả đường chạy dao có kích hoạt bù bán kính dao và
không kích hoạt bù bán kính dao

Đường chạy dao có góc <90 o Đường chạy dao có góc <90
Hình: I3.12

Trong đó: đường chạy dao lập trình

Đường chạy dao thật

3.2.14.G40 ( hủy bù bán kính dao):


Cú pháp:
N.. G40 G00/G01 X.. Y.. Z..
Sau lệnh này lệnh bù bán kính dao sẽ không còn hiệu lực.
Lệnh này chỉ có hiệu lực khi nó kết hợp với các lệnh G00 hoặc G01.

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 32


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
3.2.15.G43 (bù chiều dài dao):
a) Cú pháp:
N.. G43 H..
Lệnh này được sử dụng để bù chiều dài của dao khi gia công. Giá trị chiều dài dao
được lưu trong ô nhớ H trong Offset sẽ được tính toán để đưa mũi dao chạm vào
điểm lập trình.
b) Ví dụ:
N10 G43 H5
Sau dòng lệnh này giá trị chiều dài dao được lưu trong ô nhớ số 5 trong Offset sẽ
được sử dụng để bù chiều dài dao.
3.2.16.G49 ( hủy bù chiều dài dao):
Cú pháp: N.. G49
Sau lệnh này, lệnh bù chiều dài dao G43 không còn hiệu lực nữa.
3.2.17.G52 ( Di dời gốc tọa độ):
Cú pháp: N.. G52 X.. Y.. Z..
Lệnh này di chuyển điểm gốc tọa độ từ điểm gốc thực tại sang điểm có tọa độ
X,Y,Z.
Với lệnh này, một hệ tọa độ phụ được tạo ra bên cạnh hệ tọa độ có sẵn.
3.2.18.G53 ( sử dụng hệ tọa độ máy):
Cú pháp: N.. G53
Hệ tọa độ máy là do nhà sản xuất máy quy định. Với lệnh này, các giá trị di dời
gốc tọa độ sẽ không còn hiệu lực nữa, hệ tọa độ máy sẽ là hệ tọa độ hiện hành.
3.2.19.G68 ( Xoay hệ tọa độ )
G69 ( Hủy xoay hệ tọa độ):

a) Cú pháp:
N… G68 α β R..
N… G69
Trong đó:
α,β là tọa độ tâm xoay.
R là góc quay.
Lệnh này được ứng dụng khi
phay các biên dạng giống nhau
nhưng nằm ở các góc độ khác
nhau như hình I3.13.

Hình: I3.13

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 33


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
b) Ví dụ: phay các rãnh như hình I3.14

N5 G54
N10 G43 H10 T10 M6
N15 S2000 M3 F300
N20 M98 P030010
N25 G0 Z50
N30 M30

O0010
N10 G91 G68 X10 Y10 R22.5
N15 G90 G0 X30 Y10 Z5
N20 G1 Z-2
N25 X45
Hình: I3.14 N30 G0 Z5
N35 M99

3.2.20.G73 ( Chu trình khoan có bẻ phoi):


a) Cú pháp:

N.. G98(G99) G73 X.. Y.. Z.. (R..) P..


Q.. F.. K..
Trong đó:
G98: Lùi dao về mặt phẳng ban đầu
sau khi khoan xong như hình I3.15
G99: Lùi dao về mặt phẳng lùi dao
sau khi khoan xong như hình I3.16
X,Y: Tọa độ tâm lỗ khoan.
Z: Chiều sâu lỗ khoan.
R: Thiết lập chiều cao
mặt phẳng lùi dao.
P: Thời gian dừng dao ở đáy lỗ khoan.
Q: Lượng tiến dao của mỗi lần cắt.
F: Tốc độ tiến dao.
K: số lần khoan lặp lại.
Phương thức di chuyển dao sử dụng G98

Hình: I3.15

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 34


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
Với lệnh này, dao khoan tiến hành khoan
vào 1 đoạn Q sau đó lùi lại 1 mm để bẻ
phoi, rồi lại tiếp tục khoan vào 1 đoạn Q
và lui lại 1 mm…đến khi đạt được chiều
sâu Z, ngừng lại 1 khoảng thời gian P rồi
mới rút dao về vị trí ban đầu ( nếu dùng
G98) hoặc rút dao về mặt phẳng lùi dao
( nếu dùng G99) với tốc độ lớn nhất.

b) Ứng dụng:
Khoan lỗ sâu, khoan các vật liệu với
điều kiện cắt xấu.

Phương thức di chuyển dao sử dụng G99


Hình: I3.16
3.2.21.G74 ( Chu trình Taro ren trái):
Lệnh G74 tương tự lệnh G84 nhưng khác ở phương taro. Lệnh này chỉ dùng cho
dòng máy PC Mill 55/100/155.
3.2.22.G76 ( Chu trình khoét lỗ):
a) Cú pháp:
N.. G98(G99) G76 X.. Y.. Z.. (R..) F.. Q...
K..
Trong đó:
G98: Lùi dao về mặt phẳng ban đầu sau
khi khoét xong.
G99: Lùi dao về mặt phẳng lùi dao sau
khi khoét xong như hình I3.17.
X,Y: Tọa độ tâm lỗ khoét.
Z: Chiều sâu khoét.
R: Thiết lập chiều cao mặt phẳng lùi dao.
Q: Khoảng lùi dao sau khi gia công xong.
F: Tốc độ tiến dao.
K: số lần khoét lặp lại.
Hình: I3.17
b) Lưu ý:
 Chu trình này chỉ được sử dụng để mở rộng 1 lỗ đã có sẵn.
 Chu trình này chỉ sử dụng được trên các máy có trục chính có thể định vị điểm
dừng được.
c) Phương thức di chuyển dao:
Dao cắt di chuyển với tốc độ lớn nhất tới mặt phẳng lùi dao, sau đó tiến hành cắt
một lượt với tốc độ tiến dao F đến đạt chiều sâu khoét, trục chính ngừng quay tại
điểm được định vị, dao lùi ra 1 đoạn Q theo phương từ mũi dao đến trục dao.

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 35


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
3.2.23.G80 ( Kết thúc chu trình khoan):
Cú pháp: N..G80
Các chu trình khoan chỉ có thể bị hủy bỏ tác dụng bởi mã lệnh G80 hoặc các mã
lệnh khác cùng nhóm mã lệnh 1 ( G00, G01…)
3.2.24.G81 ( Chu trình khoan không có bẻ phoi):
a) Cú pháp:
N.. G98(G99)G81 X.. Y.. Z.. (R..) F.. K..
Trong đó:
G98: Lùi dao về mặt phẳng ban đầu sau
khi khoan xong.
G99: Lùi dao về mặt phẳng lùi dao sau
khi khoan xong như hình I3.18.
X,Y: Tọa độ tâm lỗ khoan.
Z: Chiều sâu lỗ khoan.
R: Thiết lập chiều cao mặt phẳng lùi dao.
P: Thời gian dừng dao ở đáy lỗ khoan.
F: Tốc độ tiến dao.
Hình: I3.18 K: số lần khoét lặp lại.
Với lệnh này, dao khoan sẽ khoan 1 lần đến đạt chiều sâu lỗ khoan với tốc độ tiến
dao F, sau đó sẽ lùi dao về mặt phẳng ban đầu ( nếu dùng G98) hoặc lùi dao về mặt
phẳng lùi dao ( nếu dùng G99) với tốc độ di chuyển lớn nhất.
b) Ứng dụng:
 Khoan các lỗ nông.
 Các trường hợp khoan có điều kiện cắt tốt.
3.2.25.G82 ( Chu trình khoan có dừng dao):
a) Cú pháp:

N.. G98(G99)G82 X.. Y.. Z.. (R..) P.. F.. K..


Trong đó:
G98: Lùi dao về mặt phẳng ban đầu sau khi
khoan xong.
G99: Lùi dao về mặt phẳng lùi dao sau khi
khoan xong như hình I3.19.
X,Y: Tọa độ tâm lỗ khoan.
Z: Chiều sâu lỗ khoan.
R: Thiết lập chiều cao mặt phẳng lùi dao.
F: Tốc độ tiến dao.
K: số lần khoét lặp lại.
Với lệnh này, dao khoan sẽ khoan 1 lần đến
đạt chiều sâu lỗ khoan với tốc độ tiến dao F,
sau đó dao sẽ đứng yên tại đáy lỗ khoan 1
khoảng thời gian P rồi mới lùi dao về mặt
phẳng ban đầu ( nếu dùng
Hình: I3.19

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 36


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
G98) hoặc lùi dao về mặt phẳng lùi dao ( nếu dùng G99) với tốc độ di chuyển lớn nhất.
b) Ứng dụng:
 Khoan các lỗ nông.
 Các trường hợp khoan có điều kiện cắt tốt.
3.2.26.G83 ( Chu trình khoan lỗ sâu):
a) Cú pháp:

N.. G98(G99) G83 X.. Y.. Z.. (R..) P.. Q..


F.. K..
Trong đó:
G98: Lùi dao về mặt phẳng ban đầu sau
khi khoan xong như hình I3.20.
G99: Lùi dao về mặt phẳng lùi dao sau
khi khoan xong như hình I3.21.
X,Y: Tọa độ tâm lỗ khoan.
Z: Chiều sâu lỗ khoan.
R: Thiết lập chiều cao mặt phẳng lùi dao.
P: Thời gian dừng dao ở đáy lỗ khoan.
Q: Lượng tiến dao của mỗi lần cắt.
F: Tốc độ tiến dao.
K: số lần khoan lặp lại.

Phương thức di chuyển dao sử dụng G98 Với lệnh này, mỗi lần khoan vào, dao sẽ
tiến 1 đoạn Q với tốc độ tiến dao F, sau
Hình: I3.20 đó sẽ lùi dao về mặt phẳng ban đầu (nếu
dùng G98) hoặc về mặt phẳng lùi dao
( nếu dùng G99) với tốc độ di chuyển lớn
nhất, sau đó dao sẽ di chuyển đi xuống
tới cách 1mm phía trên đáy lần khoan
trước với tốc độ di chuyển lớn nhất rồi
tiếp tục lặp lại các bước trên đến khi đạt
được chiều sâu lỗ khoan dao sẽ lùi về mặt
phẳng tương ứng với G98 hoặc G99.
b) Ứng dụng:
 Khoan lỗ sâu.
 Khoan các vật liệu có phoi dài.

Phương thức di chuyển dao sử dụng G99


Hình: I3.21

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 37


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
3.2.27.G84 ( Chu trình taro ren):
a) Cú pháp:

N.. G98(G99) G84 X.. Y.. Z.. (R..) F.. P..


K..
Trong đó:
G98: Lùi dao về mặt phẳng ban đầu sau
khi taro xong.
G99: Lùi dao về mặt phẳng lùi dao sau
khi taro xong.
X,Y: Tọa độ tâm lỗ.
Z: Chiều sâu taro.
R: Thiết lập chiều cao mặt phẳng lùi dao.
P: Thời gian dừng dao ở đáy.
F: Bước ren.
Hình: I3.22 K: số lần lặp lại.
Với lệnh này, dao taro sẽ quay theo chiều kim đồng hồ để cắt ren. Sau khi đạt được
chiều sâu Z, dừng dao một khoảng thời gian P, sau đó trục chính sẽ tự động đổi chiều
quay để dao rút lên khỏi lỗ. Khi đó ta được kết quả như hình I3.22.
b) Lưu ý:
 Đối với các máy của EMCO lệnh này chỉ có hiệu lực với các máy phay PC Mill
100/125/155.
 Khi tiến hành cắt ren, núm vặn điều chỉnh tốc độ tiến dao phải để ở mức 100%.

3.2.28.G85 ( Chu trình doa lỗ):


Cú pháp:
N.. G98(G99) G85 X.. Y.. Z.. (R..) F.. K..
Trong đó:
G98: Lùi dao về mặt phẳng ban đầu sau
khi doa xong như hình I3.23.
G99: Lùi dao về mặt phẳng lùi dao sau khi
doa xong.
X,Y: Tọa độ tâm lỗ.
Z: Chiều sâu doa.
R: Thiết lập chiều cao mặt phẳng lùi dao.
F: Tốc độ tiến dao.
K: số lần lặp lại.
Với lệnh này, dao sẽ tiến hành cắt xuống 1
lần với tốc độ tiến dao F, khi đã đạt đươc
chiều sâu Z, dao sẽ đi lên cũng với tốc độ F.

Hình: I3.23

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 38


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
3.2.29.G86 ( Chu trình khoan với trục chính ngừng quay khi rút dao):
Cú pháp:
N.. G98(G99) G86 X.. Y.. Z.. (R..) F..K..
Trong đó:
G98: Lùi dao về mặt phẳng ban đầu sau
khi khoan xong như hình I3.24.
G99: Lùi dao về mặt phẳng lùi dao sau
khi khoan xong.
X,Y: Tọa độ tâm lỗ.
Z: Chiều sâu khoan.
R: Thiết lập chiều cao mặt phẳng lùi dao.
F: Tốc độ tiến dao.
Hình: I3.24 K: số lần lặp lại.
Với lệnh này, dao sẽ tiến hành khoan xuống 1 lần đến đạt chiều sâu lỗ khoan. Khi đã
đạt đươc chiều sâu lỗ, trục chính sẽ ngừng quay rồi sau đó dao mới được rút lên với tốc
độ lớn nhất.
3.2.30.G90 ( Sử dụng hệ tọa độ tuyệt đối):
Cú pháp:
N.. G90
3.2.31.G91 ( Sử dụng hệ tọa độ tương đối):
Cú pháp:
N.. G91
3.2.32.G92 (Thiết lập hệ tọa độ):
Cú pháp:
N..G92 X.. Y.. Z…
X,Y,Z là tọa độ muốn thiết lập cho vị trí hiện hành.
Lưu ý: Lệnh này không bị hủy bỏ tác dụng khi dùng M30 hoặc dùng nút RESET.
Muốn hủy bỏ tác dụng của lệnh này thì có thể dùng lệnh G28 hoặc khởi động lại máy.
3.2.33.G94 ( Tốc độ tiến dao theo đơn vị milimet/inches trên phút):
Cú pháp:
N.. G94
Sau lệnh này, các giá trị của F sẽ được tính theo mm/phút hoặc inches/phút.
3.2.34.G95 ( Tốc độ tiến dao theo đơn vị milimet/inches trên vòng quay trục
chính):
Cú pháp:
N.. G95
Sau lệnh này, các giá trị của F sẽ được tính theo mm/vòng hoặc inches/vòng.
Lưu ý: Đối với các máy phay CNC của hãng EMCO, chỉ có các máy PC Mill
100/125/155 mới sử dụng được kiểu đơn vị này.
3.2.35.G97 ( Số vòng quay trục chính trên phút):
Cú pháp:
N.. G97 S…

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 39


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
3.3. GIỚI THIỆU CHỨC NĂNG CÁC MÃ M:
3.3.1. M00 ( Dừng chương trình):
Lệnh này cho phép ngừng chương trình tạm thời. Khi gặp lệnh này, trục chính sẽ
ngừng quay, bàn máy ngừng chuyển động, dung dịch trơn nguội cũng ngừng tưới.
Người điều khiển có thể mở cửa an toàn trên máy mà không xuất hiện bất cứ cảnh báo
lỗi nào.
Nhấn vào nút START, chương trình sẽ thực hiện tiếp các lệnh tiếp theo.
3.3.2. M01 ( Dừng chương trình có điều kiện):
Lệnh này có công dụng tương tự lệnh M00, chỉ khác ở chỗ, lệnh M01 chỉ có tác dụng
khi nút OPT. STOP được nhấn chọn. Nếu nút OPT. STOP không được nhấn chọn, thì
khi chương trình gặp lệnh này, sẽ chẳng có việc gì xảy ra cả.
3.3.3. M02, M30 ( Dừng chương trình chính):
Khi gặp 2 mã lệnh này, các động cơ sẽ ngừng hoạt động, chương trình cũng RESET
lại từ đầu.
3.3.4. M03 ( Quay trục chính cùng chiều kim đồng hồ):
Lệnh này sẽ làm cho trục chính quay theo chiều kim đồng hồ với tốc độ S
Sử dụng lệnh này cho các dao có lưỡi cắt bố trí xoắn phải.
Lệnh này chỉ có tác dụng khi cửa an toàn đã được đóng kin.
3.3.5. M04 ( Quay trục chính ngược chiều kim đồng hồ):
Lệnh này tương tự mã lệnh M03, nhưng khác ở chiều quay trục chính.
Lệnh này sử dụng cho các dao có lưỡi cắt bố trí xoắn trái.
3.3.6. M05 ( Dừng quay trục chính):
Lệnh này sẽ làm cho động cơ dẫn động trục chính bị hãm lại bằng điện.
3.3.7. M06 ( Thay dao):
Lệnh này chỉ sử dụng được cho các máy có hệ thống thay dao tự động.
Cú pháp của lệnh này như sau:
N.. T.. M6 G43 H..
H: là địa chỉ ô nhớ lưu chiều dài của dao cần gọi trong Offset.
3.3.8. M08 ( Bật dung dịch trơn nguội):
Lệnh này chỉ có hiệu lực với các máy có hệ thống bơm dung dịch trơn nguội vào
vùng gia công.
3.3.9. M09 ( Tắt dung dịch trơn nguội):
Lệnh này sẽ hủy bỏ tác dụng của lệnh M08.
3.3.10.M27 ( Xoay đầu phân độ):
Lệnh này chỉ có hiệu lực trên các máy có trang bị đầu phân độ.
Mỗi lần gọi lệnh này, đầu phân độ sẽ quay 1 bước góc.
3.3.11.M71, M72 ( Bật, tắt van khí nén thổi vào vùng gia công)
Một số máy phay CNC có ống thổi khí nén trong buồng làm việc của máy để thổi
sạch phoi trên chi tiết trong quá trình gia công.
Mã lệnh M72 sẽ hủy bỏ tác dụng của mã lệnh M71

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 40


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
3.3.12.M98 ( Gọi chương trình con):
a) Cú pháp:
N…M98 P…
Theo sau P là một dãy các chữ số. Trong đó 4 số cuối cùng từ hàng đơn vị là số hiệu
của chương trình con. Các chữ số còn lại trước đó chỉ số lần gọi lại chương trình con đó.
Cách gọi chương trình con được mô tả như hình C12.1.
b) Lưu ý:
 Mã lệnh M98 có thể nằm cùng
dòng lệnh với các mã lệnh khác.
 Khi số lần gọi chương trình con
không được ghi rõ, mặc định chương
trình con sẽ được gọi 1 lần.
 Nếu chương trình con được gọi
không tồn tại, chương trình sẽ xuất hiện.
 Có thể gọi thêm chương trình
con từ một chương trình con khác.

3.3.13. M99 ( Kết thúc chương trình


con; lệnh nhảy):
Cú pháp:
N.. M99 P…
P : Địa chỉ nhảy tới.
Khi mã lệnh này nằm ở trong chương trình chính mà không có địa chỉ nhảy, thì con
trỏ chương trình sẽ nhảy tới dòng lệnh đầu tiên. Nếu có địa chỉ nhảy, con trỏ chương
trình sẽ nhảy tới dòng lệnh có địa chỉ đó.
Khi mã lệnh này nằm ở cuối chương trình con mà không có địa chỉ, nó sẽ kết thúc
chương trình con đó và đưa con trỏ về dòng lệnh tiếp theo trong chương trình chính sau
dòng lệnh gọi chương trình con đó. Nếu có địa chỉ nhảy, nó sẽ đưa con trở về dòng lệnh
có địa chỉ đó trong chương trình chính.

3.4. LẬP TRÌNH NC LINH HOẠT:

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 41


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
3.4.1. Các biến trong NC

Biến số Loại biến Chức năng


#0 Biến hệ thống Biến luôn có giá trị bằng 0
Thu gọn các phép tính trong
#1-33 Biến cục bộ
chương trình
Thu gọn các phép tính trong
#100-149 Biến toàn cục
chương trình
Thu gọn các phép tính trong
#500-531 Biến hệ thống
chương trình
#1000 Biến hệ thống Kích hoạt chức năng
#1001 Biến hệ thống Kích hoạt chức năng
#1002 Biến hệ thống Kích hoạt chức năng
#3901 Biến hệ thống Số phần tử danh nghĩa

3.4.2. Một số phép tính

Chức năng Ví dụ
= #1 = 2
+ #1 = #2 + #3
- #1 = #2 - #3
* #1 = #2 * #3
/ #1 = #2 / #3

Phép tính Ý nghĩ


EQ Bằng(=)
NQ Không bằng(≠)
GT Lớn hơn(>)
GE Lớn hơn hoặc bằng(≥)
LT Nhỏ hơn(<)
LE Nhỏ hơn hoặc bằng(≤)

3.4.3. Các cấu trúc điều khiển chương trình

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 42


VIỆN CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ VÀ TỰ ĐỘNG HÓA
a. IF [<điều kiện>] THEN
Chức năng: thực hiện một chuổi lệnh khi thõa điều kiện cần
Ví dụ: IF [#1 EQ #2] THEN #3 = 5
(nếu biến 1 bằng biến 2 thì gán biến 3 bằng 5)

b. IF [điều kiện] GOTO <n>


Chức năng: nhảy đến dòng lệnh thứ N khi thõa điều kiện cần
Ví dụ: IF [#1 LT 2] GOTO 5
(nếu biến 1 nhỏ hơn 2 thì nhảy đến dòng lệnh N5)

c. GOTO <n>
Chức năng: nhảy đến dòng lệnh thứ N
Ví dụ: GOTO 5
(nhảy đến dòng lệnh N5)

Bài giảng thực hành Phay CNC hệ GE FANUC Series 21 Trang 43

You might also like