You are on page 1of 37

Nội dung bài học

- Giới thiệu phần mềm AutoCad Electrical


- Giới thiệu giao diện phần mềm và các thanh công cụ
- Thao tác bàn phím và chuột
- Các chế độ truy bắt điểm
- Lựa chọn đối tượng
- Các lệnh vẽ cơ bản: Line, lệnh Polyline, Rectangle, Polygon, Circle, Arc
- Các lệnh thao tác với đối tượng: Copy, Move, Rotate, Scale, Explode
- Thực hành vẽ một số ví dụ cơ bản
Phần mềm AutoCad

- AutoCad là phần mềm được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành
nghề khác nhau. Ví dụ: điện, xây dựng, cơ khí,…
- Phần mềm AutoCad có ưu điểm là thân thiện với người dùng, thư viện
ứng dụng cho các ngành nghề rất phong phú
Phần mềm AutoCad Electrical
- Phần mềm AutoCad Electrical ra đời từ năm 2004, cùng với Version
Auto Cad 2004.
- Phiên bản mới nhất hiện nay là AutoCad Electrical 2019
- Một số tính năng của phần mềm:
+ Hỗ trợ bộ công cụ vẽ mạch nguyên lý Schematic
+ Hỗ trợ bộ công cụ thiết kế bố trí layout tủ điện Panel
+ Truy xuất dữ liệu từ các file định dạng khác như Excel
+ Công cụ kiểm tra lỗi bản vẽ, lỗi đấu nối Report,…
Project và Project Manager

- Trong Autocad Electrical có một chức năng bổ sung so với


Autocad thông thường, đó là chức năng tạo Project và
quản lý các bản vẽ trong Project.
- Khi đó có thể quản lý nhiều bản vẽ khác nhau trong cùng
một vị trí. Ví dụ bản vẽ nguyên lý, bản vẽ tủ, bản vẽ đấu
nối,….
- Để theo dõi Project, ta sử dụng Tab Project trên thanh
công cụ. Ngoài ra khi nhấn vào nút Manager sẽ bật được
thanh công cụ Project Manager ở phía trái màn hình soạn
thảo. Tại đây có thể quản lý các bản vẽ thuộc Project, tạo
Project mới, mở các Project đã lưu,….
Thao tác tạo bản vẽ mới
- Chọn New -> Drawing sau đó chọn
mẫu bản vẽ (Template) rồi nhấn Open
để tạo ra bản vẽ mới trên mẫu cũ Sau
đó nhấn Open để hoàn thành
- Bản vẽ mới sẽ được tạo dựa trên mẫu
là một bản vẽ khác, có chung các cấu
hình, các Layer,…

- Khi khởi động AutoCad Electric, tạo


bản vẽ mới bằng cách nhấn vào mục
Start Drawing
Giao diện phần mềm AutoCad Electrical
- Các thanh công cụ

- Khu vực soạn thảo

- Thanh nhập lệnh và


các lựa chọn chế độ
Các thanh công cụ chính của phần mềm

- Home: chứa các chức năng cơ bản của AutoCad: Draw (vẽ), Modify
(chỉnh sửa đối tượng), Annotation (đánh dấu đối tượng), Layers (quản lý
các layer),…
- Project: chứa các nút thao tác với Project: Manager (Quản lý), Copy,
Delete, Zip,…
- Schematic: chứa các chức năng vẽ mạch nguyên lý điện: thêm các ký
hiệu thiết bị từ thư viện, chỉnh sửa đối tương, nối dây,…
- Panel: chứa các chức năng vẽ panel tủ điện: thêm layout các thiết bị từ
thư viện, chỉnh sửa thiết bị, chỉnh sửa đấu nối,…
Cách nhập lệnh

- Để nhập lệnh ta gõ tên lệnh vào ô nhập lệnh,


sau đó nhấn phím Enter hoặc Space
- Một số lệnh khi gõ chỉ cần gõ dạng ký tự viết
tắt. Ví dụ lệnh Line chỉ cần gõ “L”, lệnh
Option chỉ cần gõ “OP”
- Muốn hủy lệnh nhanh nhấn nút ESC trên bàn
phím
- Để lặp lại lệnh trước đó nhấn phím Enter
hoặc Space khi ô gõ lệnh đang trống
Lệnh hiệu chỉnh OPTION (OP)

- Trước khi vẽ hoặc làm các tác vụ khác, nên sử


dụng lệnh OPTION để hiệu chỉnh lại các cài đặt.
- Một số hiệu chỉnh thường dùng:
+ Open and Save: chọn định dạng file lưu mặc định
ở mục File Types. Nên lựa chọn Automatic Save để
tránh trường hợp đang vẽ bị mất
+ User Preference: Tích vào Double Click Editing để
có thể chỉnh sửa khi kích đúp vào đối tượng và
Shorcut menus in drawing area để có thể hiện menu
khi nhấn chuột phải vào màn hình
Lệnh cài đặt đơn vị cho bản vẽ UNITS (Un)

- Trước khi vẽ ta cần thống nhất về các đơn vị


chiều dài, đơn vị đo góc
- Sử dụng lệnh UNITScđể chỉnh sửa các thông
số này.
- Trong cửa sổ lệnh Units, lựa chọn Length Type
và Angle Type là Decimal (hệ cơ số 10) và độ
chính xác 2 chữ số sau dấu phảy
- Unit to Scale chọn Milimeters
- Sau đó nhấn OK để lưu
Thao tác với khung soạn thảo
Cuộn chuột lên Zoom vào

Cuộn chuột xuống Zoom ra

Nhấn đúp vào nút cuộn chuột Zoom tới khung hình bao trọn bản vẽ

Giữ nút cuộn chuột và di chuột Di chuyển bản vẽ

Giữ nút Shift và nút cuộn chuột sau đó di chuột Xoay bản vẽ

Giữ nút Shift và nút cuộn chuột sau đó di chuột Di chuyển bản vẽ tự động

Lệnh Zoom Zoom bản vẽ tùy ý

Lệnh Pan Di chuyển bản vẽ tùy ý


Lựa chọn đối tượng

- Để lựa chọn một đối tượng, kích chuột trái vào đường
viền của đối tượng
- Để lựa chọn nhiều đối tượng có 2 cách:
+ Nhấn chuột trái sau đó kéo sang trái (khung lựa
chọn màu xanh lá cây): tất cả các đối tượng nằm
toàn bộ hoặc có một phần nằm trong vùng lựa chọn
sẽ được chọn
+ Nhấn chuột trái sau đó kéo sang phải (Khung lựa
chọn màu xanh da trời): tất cả các đối tượng nằm
toàn bộ trong vùng lựa chọn sẽ được chọn
Truy bắt điểm

- Khi cần sử dụng một điểm mốc trên các đối tượng đã vẽ để thực hiện
các lệnh khác, ta sẽ phải sử dụng chế độ truy bắt điểm (Object Snap)
Các chế độ truy bắt điểm

- Có 2 chế độ truy bắt điểm:


+ Truy bắt điểm thường trú: Bắt các điểm mốc tự động, di
chuyển con trỏ đến gần điểm mốc sẽ làm hiện ra ô bắt điểm.
Ưu điểm: tiện dụng, dễ làm.
Nhược điểm: Hay bị nhiễu do có nhiều loại mốc được lựa chọn
+ Truy bắt điểm tạm trú: Bắt các điểm mốc không tự động, khi
nào cần bắt điểm nhấn tổ hợp phím Shift + Chuột phải. Khi đó
sẽ hiện ra bảng lựa chọn điểm mốc.
Ưu điểm: không bị nhiễu do chỉ lựa chọn 1 loại điểm mốc.
Nhược điểm: phải nhấn thêm tổ hợp phím để bắt điểm
Lựa chọn chế độ bắt điểm

- Để bật/tắt chế độ truy bắt điểm thường trú sử


dụng phím tắt F3 hoặc bấm vào biểu tượng
OSNAP ở góc dưới màn hình.
- Sử dụng lện OSNAP (OS) để vào cài đặt các loại
điểm mốc được truy bắt tự động
Các loại điểm mốc thường dùng

Endpoint Điểm cuối của đoạn thẳng Midpoint Điểm giữa của đoạn thẳng
Intersection Giao điểm Center Tâm đường tròn, cung tròn
Geometric Các điểm góc phần tư
Tâm hình đối xứng Quadrant
Center đường tròn
Tangent Điểm trên đường tròn Neareast Điểm trên đoạn thẳng

Perpendicular Điểm vuông góc trên đường thẳng

Mid between 2 points Trung điểm của đoạn thẳng nối 2 điểm
Các lệnh vẽ hình cơ bản

- Các lệnh vẽ hình cơ bản nằm trong Ô Draw của


tab Home trên thanh công cụ
- Để sử dụng lệnh có thể nhấn trực tiếp vào biểu
tượng lệnh trên thanh công cụ hoặc gõ tên lệnh
trong ô nhập lệnh.
- Thực tế sử dụng nhiều các lệnh sau: Line (đoạn
thẳng), Polyline (đường nhiều đoạn), Rectangle
(hình chữ nhật), Polygon (đa giác) Circle (hình
tròn), Arc (cung tròn), Hatch (thêm họa tiết nền).
Lệnh Vẽ đoạn thẳng - LINE (L)
- Gõ lệnh LINE. Trong thanh gõ lệnh sẽ hiện ra các hộp thoại
- LINE Specify first point: Xác định điểm đầu. Chọn điểm đầu trong khung soạn
thảo
- Specify next point or [Undo]: Xác định điểm kế tiếp.
+ Chọn điểm tùy ý
+ Nhập chiều dài (dùng con trỏ chuột để định hướng). Nếu muốn vẽ đường
vuông góc bật chế độ Orthomode (F8)
+ Nhập chiều dài và (cú pháp: @a<b. a là chiều dài, b là góc)
- Specify next point or [Close/Undo]: Xác định điểm kế tiếp hoặc kết thúc.
Dùng để vẽ đường có điểm đầu là điểm cuối của đường vừa vẽ xong. Có thể
nhấn ESC để bỏ thao tác này
Lệnh Vẽ đường nhiều đoạn - PLINE (PL)
- Gõ lệnh PLINE. Trong thanh gõ lệnh sẽ hiện ra các hộp thoại
- LINE Specify Start point: Xác định điểm đầu. Chọn điểm đầu trong
khung soạn thảo
- Specify next point or Arc Halfwidth Length Undo Width: Xác định điểm
kế tiếp, gõ chiều dài hoặc chọn một trong các chữ cái đại diện cho các
chế độ
+ Arc (A): đoạn tiếp theo là cung tròn
+ Halfwidth(H): chỉnh sửa độ dày đoạn tiếp theo
+ Length(L): nhập độ dài đoạn tiếp theo
+ Undo (U): xóa
+ Width (W): chọn độ dày cả đường
Lệnh Vẽ hình chữ nhật RECTANG (REC)

- Gõ lệnh RECTANG. Trong thanh gõ lệnh sẽ hiện ra các hộp thoại


- Specify first corner point or [Chamfer/Elevation/Fillet/Thickness/Width]:
Xác định gốc hình chữ nhật hoặc có thể lựa chọn các chế độ
+ Chamfer (C): góc vát
+ Elevation (E): độ nâng cao trong không gian 3 chiều
+ Fillet (F): bo tròn góc
+ Thickness: độ dày cạnh (theo không gian 3 chiều)
+ Width: độ dày cạnh (theo chiều vuông góc)
- Các chế độ khi chọn xong đều cần chọn 1 điểm làm điểm gốc
Lệnh Vẽ hình chữ nhật RECTANG (REC)

- Sau khi chọn xong điểm gốc, hộp thoại hiển thị:
- Specify other corner point or [Area/Dimension/Rotation]: có thể nhấn
trực tiếp để chọn điểm góc chéo còn lại hoặc chọn
+ Area (A) để vẽ hình chữ nhật biết trước diện tích và chiều dài hoặc
chiều rộng
+ Dimension (D) để vẽ hình chữ nhật biết kích thước
+ Rotation (R) để xoay hình trước khi chọn góc còn lại
Lệnh Vẽ đa giác đều - POLYGON (POL)

- Gõ lệnh POLYGON. Trong thanh gõ lệnh sẽ hiện ra các hộp thoại


- Enter number of sides: Nhập số cạnh đa giác
- Specify center of polygon or Edge: Chọn tâm hình trọn nội/ngoại tiếp hình đa
giác hoặc chọn 1 cạnh đa giác (nếu chọn chế độ Edge (E))
- Đối với lựa chọn tâm hình tròn, tiếp tục có 2 lựa chọn
+ Inscribed in circle (I): đường tròn nội tiếp đa giác. Có thể kéo bán kính
hoặc nhập bán kính
+ Circumscribed about circle (C): đường tròn ngoại tiếp đa giác. Có thể kéo
bán kính hoặc nhập bán kính
Lệnh Vẽ đường tròn - CIRCLE (C)
- Gõ lệnh CIRCLE. Có 6 cách để vẽ đường tròn
- Center, Radius: Vẽ đường tròn bằng tâm và bán kính.
+ Chọn tâm đường tròn
+ Kéo bán kính tùy ý hoặc nhập số
- Center, Diameter: Vẽ đường tròn bằng tâm và đường kính.
Cách thực hiện tương tự như với bán kính
- 2-Point: Vẽ đường tròn từ 2 điểm trên đường kính
+ Chọn điểm thứ nhất
+ Chọn điểm thứ 2. Đoạn thẳng nối 2 điểm sẽ là đường
kính đường tròn
Lệnh Vẽ đường tròn - CIRCLE (C)
- 3-Point: Vẽ đường tròn bằng 3 điểm trên đường tròn
+ Chọn 3 điểm bất kỳ. Đường tròn tạo ra sẽ đi qua 3 điểm
này. 3 điểm không được phép thẳng hàng
- Tan, tan, Radius: Vẽ đường tròn bằng 2 đường tiếp tuyến và
bán kính
+ Chọn 2 đường tiếp tuyến
+ Kéo chọn bán kính hoặc nhập số
- Tan, Tan,: Vẽ đường tròn từ 3 đường tiếp tuyến điểm trên
đường kính
+ Chọn 3 đường tiếp tuyến. Không được có 2 đường nào
thẳng hàng hoặc 3 đường song song
Lệnh Vẽ cung tròn - ARC

- Gõ lệnh ARC. Có 4 cách để vẽ cung tròn


- 3 Point: Cung tròn xác định bởi 3 điểm
- Cung tròn xác định bởi điểm đầu, tâm và điểm cuối, góc hoặc
khoảng cách
- Cung tròn xác định bởi điểm đầu, điểm cuối và góc, hướng
hoặc bán kính
- Cung tròn xác định bởi tâm, điểm đầu và điểm cuối, góc hoặc
khoảng cách
- Cung tròn nối tiếp trơn với đường vừa vẽ
Lệnh Vẽ ô nhập ký tự - MTEXT (T)

- Gõ lệnh MTEXT.
- Vẽ khung text
- Nhập ký tự cần hiển thị
- Căn chỉnh cỡ chữ, kiểu chữ, font chữ, sắp xếp chữ,…
Chỉnh sửa thuộc tính đường
- Các đường trong bản vẽ có các thuộc tính: màu sắc,
độ dày và hình dạng (nét đứt, nét liền,…)
- Nếu để mặc định, các đường này sẽ đều có thuộc tính
theo Layer. Tuy nhiên có thể tùy ý thay đổi các thuộc
tính này.
- Trước hết chọn đường cần chỉnh sửa.
+ Mục Object Color chọn màu sắc mong muốn
+ Mục Lineweight: chọn độ dày đường, đơn vị mm. Nếu muốn hiển thị trực tiếp trên bản
vẽ thì vào mục Lineweight settings chọn Display Lineweight
+ Mục LineType: chọn kiểu đường. Nếu muốn thêm kiểu chọn vào Other… sau đó chọn
Load để tìm thêm các kiểu đường mới rồi nhấn OK. Khi đó các kiểu mới sẽ xuất hiệu trong
cửa sổ chọn
Thao tác với đối tượng
- Để thao tác chỉnh sửa với đối tượng, ta sử dụng các lệnh trong mục Modify
của Tab Home trên thanh công cụ
- Một số công cụ thường dùng:
+ Copy: copy đối tượng
+ Move: di chuyển đối tượng
+ Rotate: xoay đối tượng
+ Mirror: lấy đối xứng
+ Scale: phóng to thu nhỏ
+ Trim: cắt bớt các phần thừa
+ Explode: phá khối
Copy - Paste đối tượng
- Để copy đối tượng có thể dùng 2 cách: dùng lệnh COPY (CO) hoặc dùng chức
năng Copy của CAD (nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+C)
- Với cách thứ nhất, thực hiện theo các bước:
+ Nhập lệnh sau đó chọn đối tượng cần copy, nhấn SPACE hoặc ENTER
+ Chọn điểm mốc (đây là điểm khi paste sẽ ở đầu con trỏ)
+ Click chuột vào vị trí cần Paste
- Với cách thứ hai:
+ Chọn đối tượng, sau đó nhấn Ctrl+Shift+C
+ Chọn điểm mốc
+ Nhấn tổ hợp phím Ctrl+V để Paste
Di chuyển đối tượng
- Nhập lệnh MOVE (M). Khi nhập xong thực hiện theo các bước:
+ Chọn đối tượng cần di chuyển
+ Chọn điểm mốc
+ Chọn điểm mới cần di chuyển vật đến

Xoay đối tượng


- Nhập lệnh ROTATE (RO). Khi nhập xong thực hiện theo các bước:
+ Chọn đối tượng cần xoay
+ Chọn điểm gốc xoay
+ Kéo góc xoay tự do hoặc nhập số chính xác góc xoay
Lấy đối xứng qua đường thẳng
- Nhập lệnh MIRROR (MI). Khi nhập xong thực
hiện theo các bước:
+ Chọn đối tượng cần lấy đối xứng
+ Chọn điểm đầu của đường đối xứng
+ Chọn điểm thứ 2 của đường đối xứng
+ Nhập Y nếu muốn xóa phần cũ. N nếu
muốn giữ lại cả phần cũ
Phóng to thu nhỏ đối tương
- Nhập lệnh SCALE (SC). Khi nhập xong thực hiện theo các bước:
+ Chọn đối tượng cần thu phóng
+ Chọn điểm gốc thu phóng
+ Kéo để thay đổi tỷ lệ thu phóng hoặc nhập số tỷ lệ. Nếu phóng to thì tỷ lệ
lớn hơn 1. Nếu thu nhỏ thì tỷ lệ nhỏ hơn 1
Xóa đối tượng
- Để xóa đối tượng có thể dùng lệnh ERASE (E) hoặc nút Delete trên bàn phím
+ Nhập lệnh ERASE sau đó chọn đối tượng cần xóa và nhấn SPACE hoặc
ENTER
+ Chọn đối tượng cần xóa rồi nhấn nút DELETE
Xóa bớt các đường thừa
- Nhập lệnh TRIM (TR). Khi nhập xong thực hiện theo các
bước:
+ Chọn đường chặn (có thể để mặc định là không
cần xác định đường chặn trước bằng cách nhấn luôn
SPACE hoặc ENTER)
+ Xóa các phần thừa cắt với các đường khác (hoặc
đường chặn)
Phá khối
- Nhập lệnh EXPLODE. Khi nhập xong thực hiện theo
các bước:
+ Chọn một đối tượng ở dạng khối (gồm nhiều
đối tượng đơn lẻ ghép thành)
+ Nhấn SPACE hoặc ENTER để hoàn thành
+ Ví dụ: đối tượng RECTANGLE sau khi phá khối sẽ
trở thành 4 đối tượng LINE rời rạc
- Lệnh phá khối cũng có thể dùng với các đối
tượng lấy từ thư viện để chỉnh sửa các đối tượng
Thực hành vẽ
Thực hành vẽ
Bài tập thực hành

You might also like