You are on page 1of 7

HƯỚNG DẪN KẾT NỐI PLC S7-1200/1500

VỚI HMI WEINTEK

Phần mềm PLC S7-1200/1500 TIA Portal

Phần mềm WEINTEK EASY BUIDER Pro


KHÁI NIỆM LIÊN QUAN
IP Address
IP Address là một số duy nhất được gán cho một thiết bị trong một mạng. Các thiết bị
này có thể là một máy tính, router, máy in mạng (loại máy in có Card mạng)…vv. Kiểu
địa chỉ này gọi là Software Address. Nó khác với kiểu địa chỉ Hardware Address hay
ta còn biết như kiểu MAC Address của Card mạng hay hard-code trong một số thiết bị
mạng. Xin nói qua về địa chỉ kiểu này. Mỗi nhà sản xuất Card mạng trên thế giới trước
khi sản xuất đều phải xin mua một lô địa chỉ MAC từ InterNIC => mỗi địa chỉ MAC
address là duy nhất trên thế giới và không bao giờ có hai địa chỉ này trùng nhau ở bất
cứ đâu. IP Address là một số 32 Bit và được chia thành 4 phần mỗi phần 8 Bit và ngăn
cách nhau bởi dấu chấm (.)
Một cách đơn giản hơn: IP là một địa chỉ của một máy tính khi tham gia vào mạng
nhằm giúp cho các máy tính có thể chuyển thông tin cho nhau một cách chính xác,
tránh thất lạc. Có thể coi địa chỉ IP trong mạng máy tính giống như địa chỉ nhà của bạn
để nhân viên bưu điện có thể đưa thư đúng cho bạn chứ không phải một người nào
khác.

Một địa chỉ IP được chia ra làm 2 phần:

Network ID: gồm 3 bộ số đầu tiên, Network ID được dùng để xác định mạng mà thiết
bị đang kết nối vào. Ví dụ với đia chỉ 192.168.1.34, thì Network ID là 192.168.1., nghĩa
là tất cả các thiết bị có cùng lớp mạng 192.168.1. sẽ giao tiếp được với nhau. Các địa
chỉ IP ngoài mạng trên sẽ không giao tiếp được đến các địa chỉ trong mạng đó.

Host ID: là bộ số cuối cùng, dùng để xác định địa chỉ chính xác của thiết bị. Ví dụ với
đia chỉ 192.168.1.34, thì Host ID là 34. Trong 1 mạng 192.168.1. , thì sẽ có từ 1 đến
254 bộ Host ID, tương ứng với số thiết bị kết nối vào.
Nói một cách dễ hiểu, trong một mạng nội bộ thì Network ID chính là tên con đường,
trong con đường này thì sẽ có nhiều Host ID chính là số nhà. Vậy để tìm một nhà nào
đó tại Đà Nẵng, bạn chỉ cần biết tên đường (Network ID) và số nhà (Host ID) là được.
Subnet Mask
Mỗi địa chỉ IP đều đi kèm với thành phần gọi là Subnet mask. Vì giao thức TCP/IP quy
định hai địa chỉ IP muốn làm việc trực tiếp với nhau thì phải nằm chung một mạng, hay
còn gọi là có chung một Network ID. Subnet mask là một tập họp gồm 32 bit tương tự
địa chỉ IP, nhưng có đặc điểm là phân làm hai vùng, vùng bên trái toàn các bit 1, còn
vùng bên phải toàn các bit 0. Như vậy phần địa chỉ IP nằm tương ứng với vùng các bit
1 của Subnet mask được gọi là vùng Network của địa chỉ đó, phần bit 0 thì được gọi
là Host ID.

2/7
Subnet Mask quy định lớp mạng của một địa chỉ IP, để 2 thiết bị giao tiếp được với
nhau thì cần phải cấu hình cùng Subnet Mask

Default gateway

Default gateway là địa chỉ IP của Router mà kết nối đến mạng có chứa máy nguồn.
Khi một máy tính muốn truyền sang máy đích khác mạng với nó, nó phải gửi gói tin ra
default gateway. Hai máy tính cùng mạng truyền cho nhau không phải gửi gói tin ra
default gateway. Tất cả các máy tính trong cùng 1 mạng có cùng 1 default gateway.

Giao thức TCP/IP cũng quy định rằng hai địa chỉ IP có cùng Network ID thì có thể gửi
thông tin trực tiếp cho nhau. Ví dụ như 192.168.1.34 và 192.168.1.35 có cùng NetID
là 192.168.1.0 nên gửi thông tin cho nhau một cách đơn giản, vì trong cùng một mạng.

Trường hợp hai địa chỉ IP có Network ID khác nhau, ví dụ như 192.168.1.2 có Network
ID là 192.168.1.0, còn 172.16.4.2 có Network ID là 172.16.0.0, muốn gửi thông tin cho
nhau thì phải đi xuyên qua thiết bị Router (bộ định tuyến), bằng cách gửi ra một cổng
thoát mặt định, Default Gateway là địa chỉ IP của Router đó.

Trong mạng máy tính gia đình, các địa chỉ máy con thường là 192.168.1.2,
192.168.1.3, 192.168.1.4 ..., khi muốn gửi nhận thông tin ra ngoài Internet, là các địa
chỉ IP bất kỳ nào đó, chắc chắn có Network ID khác với 192.168.1.0, thì phải gửi ra địa
chỉ Default Gateway là 192.168.1.1. Địa chỉ IP 192.168.1.1 này phải được cài đặt sẳn
trên Router ADSL của gia đình. Điều này cũng có nghĩa rằng một máy tính trong gia
đình muốn kết nối ra Internet thì phải gửi thông tin ra Router ADSL, và thiết bị này sẽ
định hướng lại gói tin đi đến nơi cần đến.

Vậy, Default Gateway chính là địa chỉ của Router nhà bạn, là địa chỉ khi mà bạn muốn
truy cập vào VnReview.vn, thì thông tin bạn yêu cầu sẽ từ máy tính của bạn gởi đến
Default Gateway của Router, rồi sau đó Router sẽ gởi thông tin này ra ngoài internet
để tải trang web và trả ngược lại cho bạn.

3/7
VỚI TIA PORTAL

Mở TIA Portal với Project cần vận hành với


HMI ra, ở ngay bên dưới Devices &
networks, trỏ vào tên PLC…, nút phải chuột
chọn Properties.

B1. Hộp Properties mở ra. Cuộn xuống dưới


đến nhóm PROFINET Interface.

B2. Bên phải có mục IP Protocol cho thấy địa


chỉ IP và Subnet Mask của nó.

Ghi lại giá trị này. Trong ví dụ của chúng ta là

IP Address 192.168.10.31

Subnet mask 255.255.255.128

Cuộn xuống Webserver và bảo đảm rằng chức


năng Protection được đánh dấu Full Access
(no protection).

Đến đây, các bước để bảo đảm các thiết bị


khác có thể truy cập vào PLC đã hoàn tất.
Hình 1 PLC Properties

Hình 2 IP Address of PLC

Chuyển sang làm việc với PLC Tags.


B3. Tìm trong menu xổ xuống của PLC thấy có nhóm PLC tags, nhắp đúp vào Show
All Tags.
Chọn biểu tượng xuất ra file “Export”.

4/7
Hình 3 Chọn Full Access cho PLC

Hình 4 Xuất file Tags ra cho HMI

B4. Xuất 1 file ví dụ “PLC Tags_NC2.xlsx”

Hình 5 Lưu file Tags

File “PLC Tags_NC2.xlsx” này sẽ được nhập vào HMI dưới đây.
5/7
VỚI HMI WIENTEK

Hình 6 System Parameter

B5. Tìm đến System Parameters, một hộp thoại System Parameter Settings hiện
ra.

Hình 7 Hộp thoại Parameter

B6. Nếu chưa có PLC chọn New… để gán PLC mới, nhớ tìm đúng PLC mình dùng.
Nếu có rồi, chọn Settings…
B6. Rồi nạp địa chỉ IP 192.168.10.31 của PLC vào. Đừng quên bước này, không thì
HMI sẽ không biết địa chỉ IP của PLC để đọc các thông số ra màn hình.

Hình 8 Nạp địa chỉ IP của PLC vào Parameter của HMI

B7. Tiếp theo để truy cập các biến của PLC thì bấm vào Import Tags…

6/7
Hình 9 Nhập file Tags của PLC vào HMI

B8. Trỏ vào file “PLC Tags_NC2.xlsx” vừa tạo ra. Nhấn OK.

Hình 10 Trỏ file Tags

Đến bước này thì HMI đã trỏ được các biến cần hiển thị trong PLC “Tags_NC2.xlsx”
vào địa chỉ IP 192.168.10.31 của PLC.
Phần còn lại là kéo các biểu tượng và gán các Tags cần hiển thị lên màn hình HMI.

7/7

You might also like