You are on page 1of 2

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU

1.1 Hiện trạng nghiên cứu


Trên thế giới, các hãng PLC ngày càng mở rộng việc nghiên cứu và sản xuất các
loại PLC mới để phục vụ cho quá trình điều khiển tự động. Tự động hóa thực sự mang
lại hiệu quả kinh tế cao trong lao động sản xuất, nó đang dần thay thế hầu hết các công
đoạn trong quá trình sản xuất, nhất là các công đoạn cần tính chính xác cao hay trong
điều kiện khắc nghiệt…
Tại Việt Nam, đang từng bước phát triển thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại
hóa một cách toàn diện về mọi mặt, các công ty, xí nghiệp ngày càng sử dụng nhiều
PLC trong quá trình sản xuất. Phát triển khoa học kỹ thuật là chiến lược đi đầu để phát
triển kinh tế xã hội, trong đó ngành điều khiển tự động là mũi nhọn đi đầu trong quá
trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Điều khiển tự động chính là quá trình thực hiện
công việc một cách tự động bằng các hệ thống điều khiển, con người chỉ gián tiếp
giám sát quá trình sản xuất.
Tại trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM, tại Khoa Cơ Khí Máy, Bộ môn
Cơ Điện Tử, các dòng PLC Siemen và Omron đã được đầu tư và nghiên cứu rất nhiều.
Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều đề tài nghiên cứu và xây dựng một hệ thống đa mạng
truyền thông với nhau trong việc điều khiển và giám sát quá trình.
1.2 Lý do chọn đề tài
Đề tài tốt nghiệp là một sự cần thiết đối với bản thân mỗi sinh viên, khẳng định
những kiến thức đã có được trong quá trình học tập. Thông qua đề tài giúp sinh viên
giải quyết từng trường hợp cụ thể và bổ sung kiến thức mới phục vụ cho lợi ích sau
này. Mục đích của đề tài giúp sinh viên tổng hợp, vận dụng những kiến thức của mình
giải quyết những công việc thực tế. Đồng thời qua việc nghiên cứu đề tài, sinh viên có
điều kiện cọ sát với thực tế, tích lũy thêm kinh nghiệm giúp ích cho cuộc sống tương
lai.
Từ những nhu cầu thiết thực trên cộng với hiện trạng nghiên cứu về mạng truyền
thông nên nhóm chúng em quyết định chọn tên đề tài là:
“Ứng dụng mạng truyền thông công nghiệp trong điều khiển quá trình”.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Sau khi thực hiện đề tài này:
 Biết cách cấu hình địa chỉ của các thiết bị trong mạng.
 Biết cách ghép nối các PLC với nhau thông qua chuẩn RS485, RS422 và cáp
AS-I.
 Biết cách kết nối PLC với máy tính qua đường truyền Ethernet.
 Sử dụng được phần mềm WinCC 6.0 trong việc thiết kế các giao diện giám sát.
 Điều khiển và giám sát được các hệ thống ứng dụng cơ bản.

-1-
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tài liệu, đây là phương pháp chủ yếu ban đầu khi bắt
đầu nghiên cứu về một vấn đề mới. Nhóm đã tham khảo tài liệu của hãng, các thông
tin trên sách vở, Internet...
Phương pháp thực nghiệm, phương pháp này được nhóm nghiên cứu sử dụng
trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Từ việc nghiên cứu tài liệu đến việc thực hiện,
nhóm đã tiến hành lập trình, xây dựng giao diện và chạy thử chương trình trên hệ mô
hình thực tế.
1.5 Giới hạn đề tài
Do thời gian và khả năng có hạn nên nhóm sinh viên chỉ có thể thực hiện trong
các vấn đề sau đây:
 Tìm hiểu và kết nối được PLC với máy tính bằng cách sử dụng các phần mềm
hỗ trợ.
 Sử dụng các tập lệnh cơ bản của PLC.
 Sử dụng được các đối tượng trong phần mềm thiết kế giao diện giám sát
WinCC 6.0.
 Thiết kế và thi công cấu trúc mạng với những ứng dụng đơn giản trong việc
điều khiển và giám sát.

-2-

You might also like