You are on page 1of 38

CHƯƠNG 5

MẠNG PROFIBUS
5.1 Cơ sở lý thuyết
PROFIBUS là trường thông tin đã được chuẩn hóa theo chuẩn châu Âu
(European Fieldbus Standard) EN 50 170 đảm bảo việc ghép nối giữa các thiết bị của
các hãng khác nhau trong cùng bus mà không cần phải có chuyển đổi riêng. Chuẩn
quốc gia này trở thành chuẩn châu Âu vào năm 1996 và trở thành chuẩn quốc tế vào
năm 2000.

Hình 5.1 Vị trí của PROFIBUS trong mạng truyền thông công nghiệp
PROFIBUS định nghĩa các đặc tính của hệ thống bus dùng để ghép nối các thiết
bị trường và các thiết bị điều khiển giám sát. PROFIBUS là hệ thống nhiều chủ (Multi-
Master) cho phép các thiết bị điều khiển tự động, các trạm kỹ thuật và hiển thị quá
trình, các giao diện vào/ra phân tán cùng làm việc trên một mạng bus. Hai loại thiết bị
được phân biệt:
 Các thiết bị chủ (Master) có khả năng kiểm soát truyền thông trên bus. Một
trạm chủ có thể gửi thông tin khi nó giữ quyền truy nhập bus (trạm tích cực).
 Các thiết bị tớ (Slave) là các thiết bị trường, cảm biến và cơ cấu chấp hành. Các
thiết bị tớ không được nhận quyền truy nhập bus mà chỉ được phép xác nhận và
trả lời các thông tin nhận từ trạm chủ.
PROFIBUS gồm 3 loại tương thích với nhau là PROFIBUS – FMS, PROFIBUS
– DP và PROFIBUS – PA. Profibus – FMS được dùng chủ yếu trong việc nối mạng
các máy tính điều khiển và cấp điều khiển giám sát. Profibuss – DP được dùng để kết
nối các thiết bị trường với các máy tính điều khiển, còn Profibus – PA được sử dụng
trong các lĩnh vực tự động hoá các quá trình có môi trường dễ cháy nổ.

-49-
Bảng 5.1 So sánh các chuẩn PROFIBUS
PROFIBUS-FMS PROFIBUS-DP PROFIBUS-PA
Ứng dụng Cấp xí nghiệp Cấp trường Cấp trường
Chuẩn EN 50 170 EN 50 170 IEC 1158-2
Thiết bị có thể kết PLC, PG/PC, thiết bị PLC, PG/PC, thiết bị Thiết bị trường
nối trường trường nhị phân và cho khu vực
tương tự, bộ truyền nguy cơ cháy
động, van… nổ cao
Thời gian đáp ứng < 60 ms 1 – 5 ms < 60 ms
Phạm vi mạng ≤ 100Km ≤ 100Km Tối đa 1,9Km
Tốc độ truyền dẫn 9,6Kbit/s - 12Mbit/s 9,6Kbit/s - 12Mbit/s 31,25 Kbit/s
5.2 Kiến trúc giao thức

Hình 5.2 Kiến trúc giao thức PROFIBUS


Việc nhận và truyền số liệu giữa các thiết bị nối ghép trong mạng diễn ra thông
qua cấu trúc 7 lớp trong mô hình OSI, mỗi lớp sẽ thực hiện một nhiệm vụ riêng biệt
được định trước cho lớp đó. PROFIBUS chỉ sử dụng các lớp vật lý (Lớp 1), lớp Liên
kết dữ liệu (Lớp 2) và lớp ứng dụng (Lớp 7), các lớp từ 3 đến 6 không được sử dụng.
 Lớp vật lý định nghĩa các điều kiện về mặt vật lý của đường truyền như loại dây
dẫn dùng để nối ghép tryền để hệ mạng hoạt động đúng theo thiết kế.
 Lớp liên kết dữ liệu định nghĩa giao thức truy cập bus, chỉ ra cách thức và thời
điểm cho phép trao đổi dữ liệu cũng như định đia chỉ các trạm làm việc trong
mạng.
 Lớp ứng dụng là nơi chương trình sử dụng truy cập tới quá trình truyền thông
qua chuyển đổi số liệu với các cấp dưới.

-50-
Sau đây là kiến trúc các lớp của PROFIBUS
PROFIBUS – FMS
Sử dụng các lớp 1, 2 và 7. Lớp ứng dụng bao gồm các giao thức FMS (Fieldbus
Message Specification) và LLI (Lower Layer Interface). FMS là giao thức mức ứng
dụng cho phép người dùng có khả năng lựa chọn những ứng dụng riêng phù hợp với
yêu cầu trong số các chức năng mạnh mà FMS cung cấp, trong khi LLI cung cấp cho
FMS chức năng truy cập xuống lớp 2. Lớp liên kết dữ liệu ở đây được gọi là FDL
(Fieldbus Data Link) thực hiện việc điều khiển truy cập vào bus và kiểm tra độ an toàn
của số liệu. lớp vật lý sử dụng kỹ thuật truyền dùng cáp đôi dây xoắn (có thể bọc nhiễu
hoặc không tùy từng trường hợp cụ thể) theo chuẩn RS – 485 hoặc sử dụng kỹ thuật
truyền dùng cáp quang.

Hình 5.3 Cấu hình PROFIBUS – FMS tiêu biểu


PROFIBUS – DP
Chỉ sử dụng các lớp 1 và 2, các lớp từ 3 đến 7 không được định nghỉa. Các lớp 1
và 2 được định nghĩa giống như các lớp tương ứng trong PROFIBUS – FMS. Lớp ứng
dụng không sử dụng nhằm đạt được tốc độ thực hiện nhanh cần thiết. Ngoài ra, giao
diện người dùng được phát triển trên cơ sở giao thức DDLM (Direct Data Link
Mapper) cho phép truy cập trực tiếp dễ dàng xuống lớp 2. Ngoài chức năng ứng dụng,
giao diện này còn định các chức năng về hoạt động của hệ thống và các loại thiết bị
khác nhau nối ghép trong trường.

Hình 5.4 Cấu hình PROFIBUS – DP tiêu biểu

-51-
PROFIBUS – PA
Chỉ sử dụng các lớp 1 và 2. Lớp vật lý sử dụng công nghệ truyền qua cáp đôi dây
dẫn theo chuẩn IEC 1158-2 cho phép tải dòng nguồn tới các thiết bị trong trường để
đáp ứng các yêu cầu đặc biệt về tính an toàn trong các nghành công nghiệp hóa chất,
hóa dầu.

Hình 5.5 Cấu hình PROFIBUS – PA tiêu biểu


Tính tương thích giữa các giao thức
 FMS và DP có thể chạy trên cùng một đường truyền (do cùng cơ sở hạ tầng).
Giữa hai mạng FMS và DP không bao giờ cần ghép nối.
 DP và PA cùng dịch vụ sử dụng (trên lớp 7), khác nhau chủ yếu ở lớp vật lý.
PA được coi là một đoạn mạng của DP. Giữa DP và PA cần ghép nối:
- DP/PA-Coupler (Bridge).
- DP/PA-Link (Gateway).
5.3 Kỹ thuật truyền dẫn
5.3.1 Truyền dẫn với RS – 485
 Cấu trúc kiểu trunk-line/drop-line với các đường nhánh
ngắn hoặc daisy-chain.
 Cáp dẫn được sử dụng là đôi dây xoắn có bảo vệ.
 Tốc độ truyền thông từ 9,6 Kbit/s đến 12Mbit/s.
 Chiều dài tối đa của một đoạn mạng từ 100 đến 1200m,
phụ thuộc vào tốc độ truyền được lựa chọn. Quan hệ giữa tốc độ truyền và
chiều dài tối đa của một đoạn mạng được tóm tắt trong bảng 5.2.
 Số trạm tối đa trong một đoạn mạng là 32.
 Chế độ truyền tải là không đồng bộ và hai chiều gián
đoạn.
 Phương pháp mã hóa bit là NRZ.

Bảng 5.2 Quan hệ giữa tốc độ truyền và chiều dài tối đa của đoạn mạng
Tốc độ 9,6/19,2 3000/6000
187,5 500 1500
(Kbit/s) /93,75 /12000
-52-
Chiều dài (mét) 1200 1000 400 200 100
5.3.2 Truyền dẫn bằng cáp quang
 Cáp quang thích hợp với các lĩnh vực ứng dụng có môi
trường làm việc nhiễu mạnh, hoặc đòi hỏi tốc độ truyền dẫn cực nhanh, phạm vi
phủ mạng lớn. Trong thực tế, nó được sử dụng hỗn hợp cùng với RS – 485
thông qua các bộ chuyển đổi tạo nên các cấu trúc mạng phức tạp hơn.
 Sợi thủy tinh đa chế độ với khoảng cách truyền tối đa 2-
3km và sợi thủy tinh đơn chế độ với khoảng cách truyền có thể trên 15km.
 Sợi chất dẻo với chiều dài tối đa 80m và sợi HCS với
chiều dài tối đa 500m.
5.3.3 Truyền dẫn theo IEC 1158 – 2
 Được phát triển để có thể phù hợp với môi trường rất
nhạy với xung điện, đòi hỏi an toàn cháy nổ.
 Mã hóa bit theo phương pháp Manchester.
 Theo chỉ dẫn và các qui định ngặt nghèo về mức điện áp
và mức dòng tiêu thụ của các thiết bị.
 Tối đa 32 trạm trong một đoạn mạng.
5.4 Truy nhập bus
Hai phương pháp truy nhập bus có thể được áp dụng độc lập hoặc kết hợp là
Token – Passing và Master/ Slave. Nếu dùng độc lập, Token – Passing thích hợp với
các mạng FMS dùng ghép nối các thiết bị điều khiển và máy tính giám sát cùng cấp.
Trong khi Master/Slave thích hợp với việc trao đổi dữ liệu giữa một thiết bị điều khiển
với các thiết bị trường cấp dưới. Khi sử dụng kết hợp nhiều trạm chủ sẽ có thể tham
gia giữ Token. Một trạm chủ nhận được Token sẽ kiểm soát giao tiếp với các trạm tớ
nó quản lý, hoặc giao tiếp với các trạm tích cực khác trong mạng. Thời gian tối đa một
trạm chủ có thể nhận lại được Token có thể được chỉnh định bằng tham số, làm cơ sở
cho việc tính toán chu kỳ thời gian của hệ thống.

-53-
Hình 5.6 Cấu hình Multi Master trong PROFIBUS
5.5 Dịch vụ truyền dữ liệu
Các dịch vụ truyền dữ liệu thuộc lớp 2 trong mô hình OSI, hay còn gọi là FDL
chung cho cả FMS, DP và PA. PROFIBUS chuẩn hóa 4 dịch vụ trao đổi dữ liệu:
 SDN (Send Data with No Acknowledge): gửi dữ liệu không xác nhận.
 SDA (Send Data with Acknowledge): gửi dữ liệu với xác nhận.
 SRD (Send and Request Data with Reply): gửi và yêu cầu dữ liệu.
 CSRD (Cyclic Send and Request Data with Reply): gửi và yêu cầu dữ liệu tuần
hoàn.

Hình 5.7 Các dịch vụ truyền dữ liệu


5.6 Cấu trúc bức điện
Một bức điện trong giao thức thuộc lớp 2 của PROFIBUS được gọi là khung. Có
4 loại khung như sau:

-54-
Khung với chiều dài thông tin cố định, không mang dữ liệu:

Khung với chiều dài thông tin cố định, mang 8 byte dữ liệu:

Khung với chiều dài thông tin khác nhau, 1 – 246 byte dữ liệu:

Token:

Bảng 5.3 Ý nghĩa các trường trong khung


Kí hiệu Tên Ý nghĩa
SD1 … Start Delemiter Byte khởi đầu để phân biệt các loại khung:
SD4 SD1=10H, SD2=68H, SD3=A2H; SD4=DCH
LE Length Chiều dài dữ liệu (4- 249 byte)
LER Length Repeated Chiều dài truyền lại
DA Destination Address Địa chỉ trạm nhận, từ 0 – 127
SA Source Address Địa chỉ trạm gửi, từ 0 – 127
DU Data Unit Đơn vị dữ liệu
FC Frame Control Kiểm tra khung
FCS Frame Check Sequence Kiểm soát lỗi
ED End Delimiter Byte kết thúc, ED=16H
PROFIBUS – FMS và DP sử dụng phương thức truyền không đồng bộ. Vì vậy
việc đồng bộ hóa giữa bên gửi và bên nhận phải thực hiện với từng kí tự. Cụ thể, mỗi
byte trong một bức điện từ lớp 2 khi chuyển xuống lớp vật lí sẽ được xây dựng thành
một khung UART dài 11 bit, trong đó có một kí tự khởi đầu (Start bit), một bit chẵn lẻ
(parity chẵn) v một bit kết thúc (Stop bit).

Hình 5.8 Khung UART

-55-
5.7 Giới thiệu Giao thức PROFIBUS – DP
PROFIBUS – DP đựợc phát triển nhằm đáp ứng các yêu cầu cao về tính năng
thời gian trong trao đổi dữ liệu dưới cấp trường, ví dụ giữa thiết bị điều khiển khả trình
hoặc máy tính cá nhân công nghiệp với các thiết bị trường phân tán như I/O, các thiết
bị đo, truyền động và van. Việc trao đổi dữ liệu ở đây chủ yếu được thực hiện tuần
hoàn theo cơ sở chủ/tớ. Các dịch vụ truyền thông cần thiết được định nghĩa qua các
chức năng DP cơ sở theo chuẩn EN 50 170. Bên cạnh đó, PROFIBUS – DP còn hỗ trợ
các dịch vụ truyền thông không tuần hoàn, phục vụ tham số hóa, vận hành và chẩn
đoán các thiết bị trường thông minh.
Đối chiếu với mô hình OSI, PROFIBUS – DP chỉ thực hiện các lớp 1 và 2 vì lý
do hiệu suất xử lý giao thức và tính năng thời gian. Tuy nhiên, PROFIBUS – DP định
nghĩa phía trên lớp 7 một lớp ánh xạ liên kết với lớp 2 gọi là DDLM (Direct Data Link
Mapper) cũng như một lớp giao diện sử dụng (User Interface Layer) chứa các hàm DP
cơ sở và các hàm DP mở rộng. Trong khi các hàm DP cơ sở chủ yếu phục vụ trao đổi
dữ liệu tuần hoàn, thời gian thực, các hàm DP mở rộng cung cấp các dịch vụ truyền dữ
liệu không định kỳ như tham số thiết bị, chế độ vận hành và thông tin chẩn đoán.
Với các phát triển mới gần đây, PROFIBUS – DP được coi là kỹ thuật truyền
thông, là giao thức truyền thông duy nhất trong công nghệ PROFIBUS. Giao thức
PROFIBUS – DP được chia thành ba phiên bản với các ký hiệu DP – V0, DP – V1 và
DP – V2.
Phiên bản DP – V0 qui định các chức năng DP cơ sở, bao gồm:
 Trao đổi dữ liệu tuần hoàn.
 Chẩn đoán trạm, module và kênh.
 Hỗ trợ đặt cấu hình với tập tin GSD.
Phiên bản DP – V1 bao gồm các chức năng của DP – V0 và các chức năng DP
mở rộng, trong đó có:
 Trao đổi dữ liệu không tuần hoàn giữa PC hoặc PLC với các trạm tớ.
 Tích hợp khả năng cấu hình với các kỹ thuật hiện đại EDD (Electronic Device
Description) và FDT (Field Device Tool).
 Các khối chức năng theo chuẩn IEC 61131 – 3.
 Giao tiếp an toàn (PROFIsafe).
 Hỗ trợ cảnh báo và báo động.
Phiên bản DP – V2 mở rộng DP – V1 với các chức năng sau đây:
 Trao đổi dữ liệu giữa các trạm tớ theo cơ chế chào hàng/ đặt hàng
(publisher/subscriber).
 Chế độ giao tiếp đẳng thời.
 Đồng bộ hóa đồng hồ và đóng dấu thời gian.
 Hỗ trợ giao tiếp qua giao thức HART.
-56-
 Truyền nạp các vùng nhớ lên và xuống.
 Khả năng dự phòng.
5.7.1 Cấu hình hệ thống và kiểu thiết bị
PROFIBUS – DP cho phép sử dụng cấu hình một trạm chủ (Mono Master) hoặc
nhiều trạm chủ (Multi Master). Cấu hình hệ thống định nghĩa số trạm, gán các địa chỉ
trạm cho các địa chỉ vào/ra, tính nhất quán dữ liệu vào/ra, khuôn dạng các thông báo
chẩn đoán và các tham số bus sử dụng. Trong cấu hình nhiều chủ, tất cả các trạm chủ
đều có thể đọc ảnh dữ liệu đầo vào/ra của các trạm tớ. Tuy nhiên, duy nhất một trạm
chủ được quyền ghi dữ liệu đầu ra.
Tùy theo phạm vi chức năng, kiểu dịch vụ thực hiện, người ta phân biệt các kiểu
thiết bị DP như sau:
 Trạm chủ DP cấp 1 (DP – Master Class 1, DPM1): Các thiết bị kiểu này trao
đổi dữ liệu với các trạm tớ theo một chu trình được quy định. Thông thường, đó
là các bộ điều khiển trung tâm, ví dụ PLC hoặc PC, hoặc các module thuộc bộ
điều khiển trung tâm.
 Trạm chủ DP cấp 2 (DP – Master Class 2, DPM2): Các máy lập trình, công cụ
cấu hình và vận hành, chẩn đoán hệ thống bus. Bên cạnh các dịch vụ cấp 1, các
thiết bị này còn cung cấp các hàm đặc biệt phục vụ đặt cấu hình hệ thống, chẩn
đoán trạng thái, truyền nạp chương trình...
 Trạm tớ DP (DP – Slave): Các thiết bị tớ không có vai trò kiểm soát truy nhập
bus, vì vậy chỉ cần thực hiện một phần nhỏ các dịch vụ so với một trạm chủ.
Thông thường, đó là các thiết bị vào/ra hoặc các thiết bị trường (truyền động,
HMI, van, cảm biến) hoặc các bộ điều khiển phân tán. Một bộ điều khiển PLC
(với các vào/ra tập trung) cũng có thể đóng vai trò là một trạm tớ thông minh.
Trong thực tế, một thiết bị có thể thuộc một kiểu riêng biệt nói trên, hoặc phối
hợp chức năng của hai kiểu. Ví dụ, một thiết bị có thể phối hợp chức năng của DPM1
với DPM2, hoặc trạm tớ là một trạm tớ thông minh.
Việc đặt cấu hình hệ thống được thực hiện bằng các công cụ (phần mềm). Thông
thường, một công cụ cấu hình cho phép người sử dụng bổ sung và tham số hóa nhiều
loại thiết bị của cùng một nhà sản xuất một cách tương đối đơn giản, bởi các thông tin
tính năng cần thiết của các thiết bị này đã được đưa vào cơ sở dữ liệu của công cụ cấu
hình. Còn với thiết bị của các hãng khác, công cụ cấu hình đòi hỏi tập tin mô tả đi
kèm, gọi l tập tin GSD.
5.7.2 Đặc tính vận hành hệ thống
Chuẩn DP mô tả chi tiết đặc tính vận hành hệ thống để đảm bảo tính tương thích
và khả năng thay thế lẫn nhau của các thiết bị. Trước hết, đặc tính vận hành của hệ
thống được xác nhận qua các trạng thái hoạt động của các thiết bị chủ:

-57-
 STOP: không truyền dữ liệu sử dụng giữa trạm chủ và trạm tớ, chỉ có thể chẩn
đoán và tham số hóa.
 CLEAR: Trạm chủ đọc thông tin đầu vào từ các trạm tớ và giữ các đầu ra ở giá
trị an toàn.
 OPERATE: Trạm chủ ở chế độ trao đổi dữ liệu đầu vào và đầu ra tuần hoàn với
các trạm tớ. Trạm chủ cũng thường xuyên gửi thông tin trạng thái của nó tới các
trạm tớ sử dụng lệnh gửi đồng loạt vào các khoảng thời gian đặt trước.
5.7.3 Trao đổi dữ liệu tuần hoàn
Trao đổi dữ liệu giữa trạm chủ và các trạm tớ gán cho nó được thực hiện tự động
theo một trình tự quy định sẵn. Khi đặt cấu hình hệ thống bus, người sử dụng định
nghĩa các trạm tớ cho một thiết bị DPM1, quy định các trạm tớ tham gia và các trạm tớ
không tham gia trao đổi dữ liệu tuần hoàn.
Trước khi thực hiện trao đổi dữ liệu tuần hoàn, trạm chủ chuyển thông tin cấu
hình và các tham số đã được đặt xuống các trạm tớ. Mỗi trạm tớ sẽ kiểm tra các thông
tin về kiểu thiết bị, khuôn dạng và chiều dài dữ liệu của thiết bị và các tham số hợp lệ
thì nó mới bắt đầu thực hiện trao đổi dữ liệu tuần hoàn với trạm chủ.
Trong mỗi chu kỳ, trạm chủ đọc các thông tin đầu vào lần lượt từ các trạm tớ lên
bộ nhớ đệm cũng như truyền các thông tin đầu ra từ bộ nhớ đệm xuống lần lượt các
trạm tớ theo một trình tự qui định sẵn trong danh sách (Polling List). Mỗi trạm tớ cho
phép truyền tối đa 246 Byte dữ liệu đầu vào và 246 Byte dữ liệu đầu ra.
Nguyên tắc trao đổi dữ liệu tuần hoàn chủ/tớ được minh họa trên hình 5.9.

Hình 5.9 Nguyên tắc trao đổi dữ liệu tuần hoàn Master/Slave
Với mỗi trạm tớ, trạm chủ gửi một khung yêu cầu và chờ đợi một khung đáp ứng
(bức điện trả lời hoặc xác nhận). Thời gian trạm chủ cần để xử lý một lượt danh sách

-58-
hỏi tuần tự chính là chu kỳ bus. Đương nhiên, chu kỳ bus cần phải nhỏ hơn chu kỳ
vòng quét của chương trình điều khiển.
5.7.4 Đồng bộ hóa dữ liệu
Trong các giải pháp điều khiển sử dụng bus trường, một trong những vấn đề cần
phải giải quyết là việc đồng bộ hóa các đầu vào và đầu ra. Một thiết bị chủ có thể đồng
bộ hóa việc đọc các đầu vào cũng như đặt các đầu ra qua các bức điện gửi đồng loạt.
Một trạm chủ có thể gửi đồng loạt (Broadcast, Multicast) lệnh điều khiển để đặt chế độ
đồng bộ cho một nhóm trạm tớ như sau:
Đồng bộ hóa đầu ra:
 Lệnh SYNC: Đầu ra của tất cả các trạm tớ trong nhóm được giữ nguyên ở trạng
thái hiện tại cho tới khi nhận được lệnh SYNC tiếp theo. Trong thời gian đó, dữ
liệu đầu ra được lưu trong vùng nhớ đệm và chỉ được đưa ra (đồng loạt) sau khi
nhận được lệnh SYNC tiếp theo.
 Lệnh UNSYNC: sẽ đưa các trạm tớ về chế độ bình thường (đưa đầu ra tức thì).
Đồng bộ hóa đầu vào:
 Lệnh FREEZE: Ở chế độ này, tất cả các trạm tớ trong nhóm được chỉ định
không được phép cập nhật vùng nhớ đệm dữ liệu đầu vào, cho tới khi (đồng
loạt) nhận được lệnh FREEZE tiếp theo. Trong thời gian đó trạm chủ vẫn có thể
đọc giá trị đầu vào (không thay đổi) từ vùng nhớ đệm của các trạm tớ.
 Lệnh UNFREEZE: sẽ đưa các trạm tớ về chế độ bình thường (đọc đầu vào tức
thì).
5.7.5 Tham số hóa và chẩn đoán hệ thống
Trong trường hợp có thông tin chẩn đoán, ví dụ báo cáo trạng thái vượt ngưỡng
hay các báo động khác, một DP – Slave có thể thông báo cho trạm chủ của nó qua bức
điện trả lời. Nhận được thông báo, trạm chủ sẽ có trách nhiệm trả lời trạm tớ liên quan
về các chi tiết thông tin chẩn đoán.
Các hàm chẩn đoán của DP cho phép định vị lỗi một cách nhanh chóng. Các
thông tin chẩn đoán được truyền qua bus và thu thập tại trạm chủ. Các thông báo này
được phân chia thành 3 cấp:
 Chẩn đoán trạm: Các thông báo liên quan tới trạng thái hoạt động chung của cả
trạm. Ví dụ tình trạng quá nhiệt hoặc sụt áp.
 Chẩn đoán Module: Các thông báo này chỉ thị lỗi nằm ở một khoảng vào/ra nào
đó của Module.
 Chẩn đoán kênh: Trường hợp này, nguyên nhân của lỗi nằm ở một bit vào/ra
(một kênh vào/ra) riêng biệt.
Ngoài ra, phiên bản DP-V1 còn mở rộng thêm 2 loại thông báo chẩn đoán nữa là:
 Thông báo cảnh báo/báo động liên quan tới các biến quá trình, trạng thái cập
nhật dữ liệu và các sự kiện tháo/lắp Module thiết bị.
-59-
 Thông báo trạng thái phục vụ mục đích bảo trì, phòng ngừa, đánh giá, thống kê
số liệu.
5.7.6 Giao tiếp trực tiếp giữa các trạm tớ
Trao đổi dữ liệu giữa các trạm tớ là một yêu cầu thiết thực đối với cấu trúc điều
khiển phân tán thực sự sử dụng các thiết bị trường thông minh. Như ta đã biết, cơ chế
giao tiếp chủ/tớ thuần túy làm giảm hiệu suất trao đổi dữ liệu cho trường hợp này.
Chính vì thế, phiên bản DP – V2 đp bổ sung một cơ chế trao đổi dữ liệu trực tiếp theo
kiểu chào hàng/đặt hàng giữa các trạm tớ.
Như trên hình 5.10 minh họa, một trạm tớ (ví dụ một cảm biến) có thể đóng vai
trò là “nhà xuất bản” hay “nhà cung cấp” dữ liệu. Khối dữ liệu sẽ được gửi đồng loạt
tới tất cả các trạm tớ (ví dụ một van điều khiển, một biến tần) đã đăng ký với vai trò
“người đặt hàng” mà không cần đi qua trạm chủ. Với cơ chế này, không những hiệu
suất sử dụng đường truyền được nâng cao, mà tính năng đáp ứng của hệ thống còn
được cải thiện rõ rệt. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các ứng dụng đòi hỏi tính
năng thời gian thực ngặt nghèo, hoặc đối với các ứng dụng sử dụng kỹ thuật truyền
dẫn tốc độ thấp.

Hình 5.10 Giao tiếp trực tiếp giữa các trạm tớ


5.7.7 Chế độ đẳng thời
Đối với một số ứng dụng như điều khiển truyền động điện, điều khiển chuyển
động, cơ chế giao tiếp theo kiểu hỏi tuần tự hoặc giao tiếp trực tiếp tớ − tớ chưa thể
đáp ứng được đòi hỏi cao về tính năng thời gian thực.
Vì vậy, phiên bản DP − V2 bổ sung chế độ đẳng thời (Isochronous Mode), cho
phép thực hiện giao tiếp theo cơ chế chủ/tớ kết hợp TDMA. Nhờ một thông báo điều
khiển toàn cục gửi đồng loạt, toàn bộ các trạm trong mạng được đồng bộ hóa thời gian
với độ chính xác tới micro giây. Việc giao tiếp được thực hiện theo một lịch trình đặt
trước, không phụ thuộc vào tải tức thời trên bus.
Do hạn chế được độ rung (Jitter), cơ chế này cho phép phối hợp hoạt động một
cách chặt chẽ và nhịp nhàng giữa các trạm trên bus. Một ví dụ ứng dụng tiêu biểu là
bài toán điều khiển chuyển động, trong đó trạm chủ đóng vai trò bộ điều khiển vị trí và
một số trạm tớ là các biến tần với chức năng điều khiển tốc độ động cơ.
-60-
5.8 Các hệ thống được kết nối vào mạng PROFIBUS
 Các bộ phận điều khiển SIMATIC S5/S7/M7/C7.
 Hệ thống I/O phân bố ET.
 Các thiết bị lập trình SIMATIC – PCS.
 Các hệ thống điều khiển và giám sát SIMATIC.
 SICOMP IPCs.
 Các điều khiển bằng số SINUMERIK.
 SIMOVERT Master Drivers.
 Hệ thống điều khiển số SIMADYND.
 SIMOREG.
 Micro Master/Midi Master.
 Bộ điều khiển chuyển đổi công suất/thiết bị chấp hành SIPOS.
 Các bộ điều khiển và xử lý công nghiệp IPART.
 Hệ thống nhận dạng MOBY.
 Cơ cấu chuyển mạch hạ thế SIMOCODE.
 Bộ phận đóng cắt điện.
 Các trạm kết nối tự động SICLIMAT COMPAS.
 Hệ thống xử lý và điều khiển TELEPERM M.
 Các thiết bị của các hãng khác tương thích với giao thức chuẩn PROFIBUS.
5.9 Giới thiệu một số thiết bị trong mạng PROFIBUS
5.9.1 Module truyền thông CP 342-5
Mã số thiết bị: 6GK7 342- 5DA00-0XE0
Hình dáng thực tế:

Hình 5.11 Hình dáng thực tế của CP 342-5


Trạng thái đèn tín hiệu

-61-
Hình 5.12 Trạng thái đèn tín hiệu của CP 342-5
Chức năng: Hỗ trợ truyền thông cho thiết bị nhờ có thêm cổng DP.

Hình 5.13 Vị trí của CP trong cấu hình mạng Profibus


Các chế độ của DP:
 DP master

-62-
Hình 5.14 CP 342-5 đóng vai trò la DP master
 DP slave

Hình 5.15 CP 342-5 đóng vai trò là DP slave


Vùng nhớ giao tiếp
Vùng nhớ giao tiếp tối đa của CP 342 – 5 là 240Byte IN và 240Byte OUT.

Hình 5.16 Vùng nhớ giao tiếp của CP 342-5

Bảng 5.4 Chức năng khối DP_SEND và DP_RECV

-63-
DP_SEND:

Hình 5.17 Khối DP_SEND

Bảng 5.5 Chức năng các chân khối DP_SEND

DP_RECV:

-64-
Hình 5.18 Khối DP_RECV

Bảng 5.6 Chức năng các chân khối DP_RECV

5.9.2 Bộ chuyển tiếp Repeater RS – 485


a. Tổng quan về Repeater
Để mở rộng số lượng nút mạng ( > 32) trong một mạng hay để mở rộng chiều dài
cáp giữa 2 nút mạng, có thể sử dụng những bộ chuyển tiếp (bộ lặp) RS-485 để nối
những đoạn mạng với nhau, hình thành một mạng.
Repeater là loại thiết bị phần cứng đơn giản nhất trong các thiết bị liên kết mạng,
nó được hoạt động trong tầng vật lý của mô hình hệ thống mở OSI. Repeater dùng để
nối 2 mạng giống nhau hoặc các phần một mạng cùng có một nghi thức và một cấu
hình. Khi Repeater nhận được một tín hiệu từ một phía của mạng thì nó sẽ phát tiếp
vào phía kia của mạng.

-65-
Hình 5.19 Hoạt động của bộ chuyển tiếp RS-485 trong mô hình OSI
Repeater không xử lý tín hiệu mà nó chỉ loại bỏ các tín hiệu méo, nhiễu và
khuếch đại tín hiệu đã bị suy hao trên đường truyền (vì đã được phát với khoảng cách
xa) và khôi phục lại tín hiệu ban đầu.
Việc sử dụng Repeater đã làm tăng thêm chiều dài của mạng. Khi lưa chọn sử
dụng Repeater cần chú ý lựa chọn loại có tốc độ chuyển vận phù hợp với tốc độ của
mạng.
Hiện nay có hai loại Repeater đang được sử dụng là Repeater điện và Repeater
điện quang.
 Repeater điện nối với đường dây điện ở cả hai phía của nó, nó nhận tín hiệu
điện từ một phía và phát lại về phía kia. Khi một mạng sử dụng Repeater điện
để nối các phần của mạng lại thì có thể làm tăng khoảng cách của mạng, nhưng
khoảng cách đó luôn bị hạn chế bởi một khoảng cách tối đa do độ trễ của tín
hiệu. Ví dụ với mạng sử dụng cáp đồng trục 50 thì khoảng cách tối đa là 2.8
km, khoảng cách đó không thể kéo thêm cho dù sử dụng thêm Repeater.
 Repeater điện quang liên kết với một đầu cáp quang và một đầu là cáp điện, nó
chuyển một tín hiệu điện từ cáp điện ra tín hiệu quang để phát trên cáp quang và
ngược lại. Việc sử dụng Repeater điện quang cũng làm tăng thêm chiều dài của
mạng.

-66-
Hình 5.20 và 5.21 cho thấy những sự kết hợp có thể xảy ra của vài đoạn mạng
đang sử dụng những bộ chuyển tiếp RS-485 để hình thành một mạng.

Hình 5.20 Cấu hình mạng có sử dụng bộ chuyển tiếp RS-485

Hình 5.21 Cấu hình mạng PROFIBUS với RS-485

-67-
b. Giới thiệu bộ chuyển tiếp RS-485 điện 6ES7 972-0AA01-0XA0

Hình 5.22 Hình ảnh thực tế và các kí hiệu trên Repeater RS-485
Bộ chuyển tiếp RS-485 có các đặc trưng sau:
 Số lượng bus kết nối tối đa (trạm, bộ chuyển tiếp RS 485, OLM) trên 1 phân
đoạn là 32.
 Tốc độ truyền dẫn có thể đạt 12Mbps.
 Số nút mạng tối đa trong một mạng là 127.
 Tối đa 9 bộ chuyển tiếp RS485 có thể được thiết đặt giữa hai nút mạng.

c. Những cấu hình có thể sử dụng đối với bộ chuyển tiếp RS485
 Đoạn mạng 1 và 2 đều kết thúc trên RS-485 repeater.
 Một trong hai đoạn mạng kết thúc trên RS-485 repeater, đoạn mạng còn lại tiếp
tục đi qua Repeater .
 Đoạn mạng 1 và 2 đều đi qua RS-485 repeater.
Ứng với mỗi cấu hình mà ta gạt điện trở ON/OFF cho từng đoạn mạng khác
nhau.
 Điện trở ở vị trí ON: kết thúc đoạn mạng, Repeater xem như là nút cuối của
mạng.
 Điện trở ở vị trí OFF: đoạn mạng đi qua Repeater.

-68-
Các cấu hình có thể có được chỉ ra trong hình 5.23, 5.24 và 5.25
Đoạn mạng 1 và 2 đều kết thúc trên RS-485 repeater

Hình 5.23 Cấu hình Repeater 1


Một trong hai đoạn mạng kết thúc trên RS-485 repeater, đoạn mạng còn lại tiếp
tục đi qua Repeater.

Hình 5.24 Cấu hình Repeater 2


Đoạn mạng 1 và 2 lặp vòng qua RS-485 repeater

Hình 5.25 Cấu hình Repeater 3

-69-
5.9.3 Thiết bị liên mạng DP/DP Coupler
a. DP/DP Coupler giải pháp truyền thông giữa hai mạng Profibus
DP/DP Coupler là thiết bị của Siemens có chức năng kết nối truyền thông hai
Master trong mạng Profibus và cho phép trao đổi tín hiệu với nhau. Ví dụ trong một
nhà máy có hai hay nhiều khu vực điều khiển khác nhau và mỗi khu vực là một hệ
thống điều khiển khác nhau, trong mỗi hệ thống đều có một PLC kết nối truyền thông
với các thiết bị hiện trường và điều khiển tự động dây chuyền sản xuất tại khu vực đó.
Vậy để kết nối liên lạc giữa các khu vực này với nhau, tạo ra sự thông suốt trong quá
trình sản xuất chúng ta cần thiết bị để kết nối tín hiệu giữa các hệ thống điều khiển này
với nhau.
DP/DP Coupler là một thiết bị giúp chúng ta dễ dàng trong việc kết nối hai
mạng Master profibus với nhau. Thông qua DP/DP Coupler, dữ liệu được truyền từ
DP Master của mạng thứ nhất đến DP Master của mạng thứ hai và ngược lại.
DP/DP Coupler có hai giao diện DP độc lập mà qua đó kết nối giữa hai mạng
DP được thiết lập. DP/DP Coupler đại diện cho một Slave trong mỗi mạng DP. Dữ
liệu được trao đổi giữa hai mạng DP bằng cách sao chép vùng nhớ nội của Coupler.

Hình 5.26 Mô hình mạng sử dụng DP/DP Coupler

-70-
Hình ảnh DP/DP Coupler trong thực tế:

Hình 5.27 DP/DP Coupler


Thiết bị kết nối DP/DP Coupler:
 Connector: theo chuẩn RS – 485, có điện trở đầu cuối tích hợp sẵn.
 Cable Profibus theo chuẩn RS-485.

Hình 5.28 Connector và Cáp Profibus


b. Cách cấu hình DP/DP Coupler
Có thể cấu hình DP/DP Coupler trong phần mềm lập trình Step7 hoặc một công
cụ lập trình có tích hợp thiết bị DP/DP Coupler bằng cách cài đặt file GSD của thiết bị
này vào.
Trong phần mềm Step 7 ta có thể cài đặt độ dài dữ liệu Input/Output trao đổi
giữa hai mạng. Tín hiệu đầu ra của Network1 là tín hiệu đầu vào của Network2 và
ngược lại.
Trong phần mềm Step 7 ta cũng có thể định được bao nhiêu vùng dữ liệu trao
đổi giữa hai Network. Độ dài dữ liệu Input tối đa 244byte, độ dài dữ liệu Output tối đa
244byte.
Cách sử dụng và các chức năng hiển thị của thiết bị được minh họa trong hình
sau:
-71-
Hình 5.29 Mặt trước của DP/DP Coupler
c. Tính năng thiết bị:
 Độ dài dữ liệu Input tối đa 244byte, độ dài dữ liệu Output tối đa 244byte và lên
đến 128byte dữ liệu consistent.
 Có tới 16 vùng dữ liệu I/O trao đổi có thể cấu hình được.
 Nếu một Network bị lỗi thì những giá trị Output của Network kia vẫn được lưu
giữ lại.
 Được hỗ trợ chức năng Diagnostic lỗi thiết bị.
 Địa chỉ Profibus của DP/DP Coupler có thể được định bằng switch trên thiết bị
hoặc bằng phần mềm Step7 hoặc môt công cụ lập trình nào đấy.
 Tốc độ mạng và địa chỉ mạng của DP/DP Coupler ở hai mạng có thể khác nhau.
 Nguồn điện được cách ly giữa hai mạng.
 DP/DP Coupler được cấp hai nguồn điện từ hai Network, khi một trong hai
nguồn mất thiết bị vẫn hoạt động bình thường mà không làm gián đoạn mạng
còn lại (Power redundance).
d. Cấu hình địa chỉ cho DP/DP Coupler
Trong hệ thống mạng thì mỗi thiết bị DP/DP Coupler chỉ mang một địa chỉ DP
cố định và không trùng với địa chỉ của bất kì phần tử nào khác trong mạng.
Để cấu hình địa chỉ DP cho DP/DP Coupler cần phải:
 Gạt công tắc gạt (Switch) chọn địa chỉ trực tiếp trên thiết bị.
 Thiết lập địa chỉ trên phần mềm cho thiết bị trùngvới địa chỉ đã thiết lập trên
phần cứng.

-72-
Hình 5.30 Công tắc chọn địa chỉ trên DP/DP Coupler
Ví dụ như DP1 có địa chỉ là 3 thì các vi trí 1 và 2 sẽ được gạt sang ON (2+1 =3).
DP2 có địa chỉ là 124 thì các vị trí 64, 32, 16, 8, 4 sẽ được gạt sang ON
(4+8+16+32+64=124).
Lưu ý là địa chỉ cấu hình trên phần mềm phải trùng với địa chỉ cấu hình bằng
cách gạt trên switch. Chỉ cần 2 địa chỉ này khác nhau thì CPU sẽ báo lỗi và không
chạy được chương trình.
Quá trình cấu hình được xem là thành công khi 2 đèn hiển thị DP1 và DP2 đều
sáng.
e. Vùng nhớ giao tiếp của DP/DP Coupler

Hình 5.31 Vùng nhớ giao tiếp của DP/DP Coupler

-73-
5.9.4 SIMOCODE – DP
a. Giới thiệu về SIMOCODE – DP
SIMOCODE – DP (Siemens Motor Protectionand Control Device – Decentralized
Peripherals) là một hệ thống quản lý động cơ theo Module linh hoạt trong phạm vi
hoạt động điện áp thấp. Nó đại diện cho các liên kết thông minh giữa bộ tiếp dưỡng
động cơ (motor feeder) và hệ thống điều khiển quá trình. Nó sẽ tối ưu hóa các kết nối,
làm tăng khả năng và hiệu quả của hệ thống và cho phép tiết kiệm đáng kể chi phí và
năng lượng trong việc khởi động, vận hành và duy trì hệ thống.
 Đa chức năng: Bảo vệ động cơ độc lập trong toàn bộ hệ thống cơ cấu chấp
hành.
 Chẩn đoán quá trình khởi động, vận hành của động cơ một cách toàn diện và
chi tiết.
 Tích hợp phần mềm điều khiển linh hoạt (thay vì mở rộng nối dây phần cứng)
 Truyền thông mở thông qua PROFIBUS DP – tiêu chuẩn cho các hệ thống
Fieldbus.
Không giống như các giải pháp I/O phân tán khác, SIMOCODE – DP cung cấp
rất chi tiết về trạng thái và khả năng của mỗi động cơ như dòng điện động cơ, hướng
động cơ, trạng thái pha và trạng thái quá tải. Thông tin này có thể được gửi tới Master
thông qua cáp PROFIBUS DP. Truy cập toàn bộ dữ liệu trên hoạt động của động cơ
trong nhà máy quá trình tạo ra nhiều ưu điểm:
 Nâng cao năng suất: kỹ sư có thể thay đổi thông số hoạt động, phân tích công
suất, điều chỉnh lỗi trực tiếp từ phòng điều khiển.
 Giảm thiểu thời gian chết của máy móc: một trường hợp không phổ biến như
kéo dòng điện quá mức có thể được báo cáo lên cấp giám sát, cho phép người
vận hành hành động chính xác và nhanh chóng.
 Quản lí năng lượng: mức tiêu thụ điện của các bộ phận khác nhau của nhà máy
có thể được thu thập và giám sát chi tiết, cho phép nhà máy tạo ra chiến lược
giám sát sử dụng năng lượng cũng như đầu ra sản xuất.
SIMOCODE - DP có khả năng thực hiện một số chức năng điều khiển như trực
tiếp, đảo chiều, khởi động sao – tam giác, thực hiện chức năng người dùng kiểm soát
cụ thể bằng cách gán tự do các ngõ vào và ngõ ra và được xây dựng theo bảng chân trị,
Timer và Counter. Các chức năng bảo vệ động cơ (quá tải, mất pha và phát hiện sự
mất cân bằng dòng điện) được bổ sung bằng cách bảo vệ động cơ nhiệt điện trở và
giám sát sự cố chạm đất (Earth fault). Một thiết bị bảo vệ an toàn động cơ tích hợp
bên trong, nên các kỹ sư không cần phải lập trình các chức năng an toàn như ngắt khởi
động, khả năng phát hiện điều kiện an toàn và bảo vệ chuyển mạch tự động.
Trong trường hợp liên lạc với PLC bị ngắt quãng, động cơ có thể chạy độc lập
nhờ vào khả năng thực hiện logic nội tại của động cơ nên giúp điều khiển động cơ cục
bộ trở nên khả thi. Khả năng này giúp kết nối và giám sát trực tiếp tới các thiết bị hiện

-74-
trường cục bộ. Nếu thiết bị xảy ra hỏng hóc thì lập tức lỗi này được phát hiện, như vậy
giảm được thời gian ngưng hoạt động.
Với SIMOCODE – DP, có thể điều khiển 125 động cơ thông qua mạng
PROFIBUS. Ngoài ra, có thể dễ dàng bổ sung động cơ mà không phải thay đổi nhiều
đối với hệ thống điều khiển.
SIMOCODE cũng hỗ trợ truyền thông giữa các cấp Master và các cấp chấp hành
tự động hóa cấp thấp của giao diện PROFIBUS-DP tích hợp của nó.

Hình 5.32 Vị trí của SIMOCODE – DP trong mạng công nghiệp


b. Các thành phần trong hệ thống SIMOCODE - DP
SIMOCODE-DP là một hệ thống theo Module, các khối xây dựng trong hệ thống
bao gồm một 3UF50 – Basic Unit, 3UF51 – Module mở rộng, 3UF52 – Operator
Panel, cáp kết nối và các phần mềm Win SIMOCODE DP cho cài đặt thông số và chẩn
đoán dữ liệu.
Module hệ thống:

Basic Unit – Expansion Module – Operator Module


Hình 5.33 Module SIMOCODE – DP

-75-
Phần mềm Configuration:
 Win-SIMOCODE-
DP/Professional.
 Win-SIMOCODE-DP/Smart.
 OM-SIMOCODE-DP.

Cable kết nối


 Cable kết nối giữa Basic Unit, Expansion Module và Operator Panel với nhau.
 Truyền thông mạng PROFIBUS: dùng cáp SUB – D 9 chân kết nối với cổng
PROFIBUS trên Basic Unit hoặc kết nối với thiết bị đầu cuối (Contactor A và
B trên Basic Unit).

Hình 5.34 Cáp kết nối PROFIBUS – DP

c. Giới thiệu thiết bị 3UF50 01 – 3AJ10 – 1 (Basic Unit)


Mặt trước của thiết bị:

Hình 5.35 Mặt trước của khối Basic Unit

-76-
Ý nghĩa của kí hiệu thiết bị
3UF50 01 – 3AJ10 – 1: 4 inputs, 4outputs; Dòng cho phép từ 1,25 đến 6,3 A
1:Hoạt động của ngõ ra khi gặp sự cố về nguồn cấp: Song ổn
J: Điện áp điều khiển danh định: 115V AC.
A: Ngõ vào Thermistor bảo vệ động cơ.
1. Nguồn: Kết nối với điện áp cấp 115V AC.
2. Thermistor: Kết nối tới điện trở nhiệt để bảo vệ động cơ.
3. Bốn ngõ vào Optocoupler.
4. Ba đèn hiển thị:
Green led “Ready”: Đèn sáng báo thiết bị đang ở chế độ sẵn sàng. Đèn tắt khi
“Không có nguồn cấp điều khiển” hoặc “Chức năng kiểm tra
bị lỗi, thiết bị bị khóa”.
Green led “Bus”: Đèn sáng báo đang truyền thông.
Red led “General fault”: hệ thống vận hành ở các nhánh cấp dưới gặp sự cố.
5. Nút nhấn:
 Tự động Reset các thông số, Reset từ xa qua mạng truyền thông hoặc ngõ vào.
 Bằng cách nhấn nút Test/Reset thiết bị có thể được Reset hoặc Kiểm tra các
hàm bên trong nó.
6. Bốn ngõ ra Relay: 3 Relay 7, 8, 9 chung mass và Relay 11 mass
riêng.
7. Giao diện hệ thống:
Giao diện RS232 đề kết nối với Module mở rộng, Module vận hành, thiết bị vận
hành bằng tay hoặc PC.
8. Giao diện PROFIBUS – DP:
RS485 để kết nối với mạng PROFIBUS – DP qua thiết bị đầu cuối (kết nối thông
qua contactor hoặc cáp D 9 chân) để thực hiện truyền thông mạng.

Truyền thông trong mạng


Địa chỉ bus: từ 0 đến 126, và mỗi địa chỉ chỉ được gán cho 1 thiết bị và không
được phép trùng nhau trong hệ thống mạng.
Tốc độ truyền: Tốc độ truyền sau đây được cho phép cho các thiết bị
SIMOCODE-DP: 9.6 kbit/s, 19.2 kbit/s, 45.45 kbit/s, 93.75 kbit/s, 187.5 kbit/s, 500
kbit/s, 1.5 MB.

-77-
Các tính năng của thiết bị
Khối Basic Unit bao gồm một số cơ chế bảo vệ để bảo vệ động cơ điện phụ thuộc
dòng:
 Bảo vệ quá tải.
 Dòng điện bất đối xứng.
 Mất pha.
 Khối bảo vệ.
 Giá trị giới hạn dòng.
Phiên bản 3UF50.1-A cho phép kết nối với nhiệt điện trở để theo dõi nhiệt độ của
động cơ. Có thể lựa chọn giữa các loại sau đây:
 PTC Binary.
 PTC Analog / KTY.
 NTC Analog.
Các chức năng điều khiển: có thể thay đổi thông số của các chức năng điều khiển
này:
 Khởi động trực tiếp.
 Khởi động đảo chiều.
 Khởi động sao – tam giác.
 Khởi động thay đổi cực.
 Khởi động Dahlander.
 Định vị.
 Điều khiển Van Solenoid.
 Khởi động mềm SIKOSTART 3RW22.
Truyền thông: Hệ thống được trang bị với các giao diện chuẩn:
 PROFIBUS-DP.
 PROFIBUS-DPV1.
 RS 232 để kết nối các máy tính
Xử lý tín hiệu ở các nhánh: Hệ thống này kết hợp một số chức năng bổ sung mà
có thể được thiết lập theo yêu cầu:
 Sự tương hợp tín hiệu.
 Bảng chân trị.
 Timer.
 Counter.
Những khối chức năng chuẩn: các khối chức năng chuẩn là những đơn vị độc lập,
được thực hiện khi khởi động lại các bộ truyền động sau khi gặp sự cố trong mạng
điện.
 Kiểm tra lại tín hiệu.
 Bảo vệ quá trình vận hành OFF.
 Sẵn sàng khởi động.
 Điện áp thấp OFF.
 Khởi động đã được phân loại.

-78-
 Lỗi ngoại.
 Cảnh báo ngoại.
 Khởi động khẩn cấp.
 Chẩn đoán ngoại.
 Kiểm tra lại tín hiệu ngoại.
 Chế độ Kiểm tra khi tắt máy.
 Chế độ Kiểm tra khi không tắt máy.
 Khởi động lại.
 Lỗi PLC – CPU.
 Lổi DP.
Thống kê quá trình vận hành và chẩn đoán dữ liệu: Các SIMOCODE-DP cung
cấp dữ liệu như:
 Động cơ ON/ OFF/ LEFT/ SLOW/ CLOSE…
 Lỗi: quá tải, điện trở nhiệt…
 Cảnh báo: quá tải, dòng vượt quá ngưỡng trên cho phép.
 Dòng hoạt động.
 Thời gian hoạt động.
 Số lần chuyển đổi chu kỳ.
 Số lần nhả mạch quá tải.
 Dòng cho lần nhả mạch quá tải cuối cùng.

Các chế độ hoạt động của SIMOCODE-DP:


Bảng 5.7 Các chế độ hoạt động của SIMOCODE - DP
SIMOCODE DP hoạt động như: Master Class1 (S7 Master)
DP Standard Slave Trao đổi dữ liệu theo chu kỳ.
Chẩn đoán theo tiêu chuẩn.
Thiết bị liên quan đền chẩn đoán theo tiêu chuẩn.
Tham số hóa được trong suốt quá trình khởi động.
DPV1 Slave Chẩn đoán theo tiêu chuẩn.
Thiết bị liên quan đền chẩn đoán theo DPV1.
Tham số hóa được trong suốt quá trình khởi động.
Có thể đọc và ghi dữ liệu không theo chu kỳ từ
chương trình ứng dụng
S7 Slave Trao đổi dữ liệu theo chu kỳ.
Chẩn đoán theo tiêu chuẩn.
Báo động quá trình và báo động chẩn đoán.
Tham số hóa được trong suốt quá trình khởi động.
Có thể đọc và ghi dữ liệu không theo chu kỳ từ
chương trình ứng dụng

-79-
Các kiểu thiết lập Basic Type cho truyền nhận dữ liệu:
Bảng 5.8 Các kiểu thiết lập truyền nhận dữ liệu

 Khi kết nối ở chế độ DP Standard Slve thì chọn kiểu dữ liệu là Basic Type 1/2/3
and Basic Type 1/2/3 compact.
 Khi kết nối ở chế độ DPV1 thì chọn kiểu dữ liệu là Basic Type 1/2/3.
 Khi kết nối ở chế độ S7 Slave thì chọn kiểu dữ liệu là Basic Type 1/2/3 compact.

Hình 5.36 Các khối chức năng của SIMOCODE – DP

-80-
5.9.5 WAGO I/O System
PROFIBUS là trường thông tin đã được chuẩn hóa theo chuẩn châu Âu
(European Fieldbus Standard) EN 50 170 đảm bảo việc ghép nối giữa các thiết bị của
các hãng khác nhau trong cùng bus mà không cần phải có chuyển đổi riêng. Chuẩn
quốc gia này trở thành chuẩn châu Âu vào năm 1996 và trở thành chuẩn quốc tế vào
năm 2000.
Việc đặt cấu hình hệ thống được thực hiện bằng các công cụ (phần mềm). Thông
thường, một công cụ cấu hình cho phép người sử dụng bổ sung và tham số hóa nhiều
loại thiết bị của cùng một nhà sản xuất một cách tương đối đơn giản, bởi các thông tin
tính năng cần thiết của các thiết bị này đã được đưa vào cơ sở dữ liệu của công cụ cấu
hình. Còn với thiết bị của các hãng khác, công cụ cấu hình đòi hỏi tập tin mô tả đi
kèm, gọi l tập tin GSD.
Chính vì vậy mà trong phần này ta sẽ tìm hiểu tổng quan về thiết bị và cách thức
để kết nối một thiết bị của hãng WAGO như là một Slave trong hệ thống truyền thông
PROFIBUS của SIEMENS.
a. Tổng quan
WAGO cung cấp các module khác nhau cho truyền thông trong mạng
PROFIBUS–DP, một trong số đó là Module series 750.

Hình 5.37 Module series 750


Hệ thống I/O WAGO bao gồm các thành phần khác nhau có khả năng cung
cấp các module vào ra và hỗ trợ mạng fieldbus trong việc truyền thông.

Hình 5. 38 WAGO I/O SYSTEM


-81-
 [1] Buscoupler: liên kết giữa bus quá trình và các thiết bị trường, với các khối
hàm I/O. Buscoupler đảm nhận các chức năng điều khiển cần thiết cho các hoạt
động của các hàm I/O không xảy ra lỗi. Có nhiều loại Buscoupler tương ứng
với các giao thức liên kết khác nhau tới bus quá trình như:
PROFIBUS, INTERBUS, CAN, MODBUS..
 [2] Các Module I/O: đọc các dữ liệu ngõ vào và ngõ ra. Tương ứng với các yêu
cầu khác nhau, WAGO hỗ trợ các module số, tương tự và các module đặc trưng
khác.
 [3] Module kết thúc: Một module kết thúc là cần thiết cho thiết bị hoạt động mà
không gặp lỗi. Các module kết thúc luôn được đặt là module cuối cùng. Module
này không có chức năng I /O.

WAGO hỗ trợ các Module cho từng chức năng riêng:


Module ngõ vào số:
750-400, 750-401, 750-402, 750-403, 750-405, 750-406, 750-410, 750-411,
750-408, 750-409, 750-412, 750-413, 750-414, 750-415, 750-404
Module ngõ ra số:
750-501, 750-502, 750-504, 750-516, 750-519, 750-506, 750-509, 750-511
750-512, 750-513, 750-514, 750-517
Module ngõ vào tương tự
750-452, 750-454, 750-482, 750-484, 750-456, 750-461, 750-481, 750-462,
750-469, 750-465, 750-466, 750-486, 750-467, 750-468, 750-487, 750-488
750-472, 750-474, 750-476, 750-478
Module ngõ ra tương tự
750-550, 750-580, 750-552, 750-554, 750-584, 750-556
Module kết thúc và module nguồn
750-600, 750-614, 750-616, 750-601, 750-602, 750-609, 750-610, 750-611,
750-612, 750-613, 750-615, 750-622
Module truyền thồng: RS232, TTY, RS485
750-650, 750-651, 750-653

-82-
b. Module Buscoupler: PROFIBUS DP/FMS 12 Mbaud 750-303

Hình 5.39 Buscoupler 750-303


Tên thiết bị: Fieldbus Coupler PROFIBUS DP/FMS 750-303 12Mbaud.
Thiết bị Buscoupler này cho phép kết nối các Module I/O của WAGO như là
một Slave trong hệ thống mạng PROFIBUS.
Khái niệm "Process Image": Để CPU có một hình ảnh nhất quán về các tín hiệu
quá trình trong vòng quét, CPU không đặt địa chỉ các ngõ vào/ra một cách trực tiếp tại
các module vào/ra mà sẽ kết nối tới một vùng nhớ trong của CPU có chứa bản sao của
tất cả các biến vào/ra. Vào đầu mỗi vòng quét, các giá trị biến ra trong "Process
Image" sẽ được đưa tới các ngõ ra, và trạng thái các ngõ vào được đọc và cập nhật các
biến trong "Process Image". Ta có thể hiểu khái niệm này như là một vùng nhớ đệm.
Thiết bị Buscoupler này có khả năng hỗ trợ tất cả các Module I/O. Buscoupler sẽ
tự động cấu hình, tạo ra một vùng nhớ đệm cục bộ (local process image) chứa dữ
liệu các module tương tự, Module số và các Module đặc biệt. Các dữ liệu tương
tự và dữ liệu từ Module đặc biệt giao tiếp thông qua vùng nhớ Word hoặc Byte, dữ
liệu số giao tiếp theo từng Bit.
PROFIBUS cho phép lưu trữ vùng nhớ đệm trong các Master điều khiển tương
ứng (PLC, PC hay NC). Những dữ liệu vùng nhớ đệm cục bộ được chia thành hai khu
vực: chứa các dữ liệu nhận được và các dữ liệu gửi đi. Các dữ liệu vùng nhớ đệm có
thể được gửi thông qua hệ thống mạng PROFIBUS đến PLC PC hoặc NC cho quá
trình xử lý tiếp theo, và cũng có thể được nhận từ cấp trường thông qua PROFIBUS.
Các dữ liệu của các module tương tự được lưu trữ trong vùng nhớ đệm, được tạo
ra tự động theo thứ tự mà các module được kết nối với buscoupler này. Các bit của các
module số được gửi theo từng byte và được thêm vào vùng dữ liệu tương tự. Nếu số
lượng thông tin số vượt quá 8bit , buscoupler sẽ tự động bắt đầu với một byte mới.
-83-
Đặc trưng:
 Số nút mạng tối đa: 96 with Repeater.
 Chiều dài tối đa cho một đoạn mạng: 100m đến 1200m, phụ thuộc vào tốc độ
truyền (baud rate).
 Baud rate: 9,6Kbaud – 12Mbaud.
 Số Module I/O tối đa: 64.
 Thời gian truyền: 1ms (tối đa là 3.3ms).
 Nguồn cấp: 24V.
 Dòng ngõ vào cực đại: 500mA. Tổng dòng cho tất cả các Module là 1650mA.
 GSD file: wagob751.gsd download tại www.wago.com

Hình 5.40 Mặt trước của Buscoupler 750-303

Hình 5.41 Sơ đồ đấu dây của Buscoupler 750-303


-84-
c. Địa chỉ mạng của buscoupler
Địa chỉ mạng của buscoupler được thiết lập bằng hai công tác xoay nằm ở mặt
trước của thiết bị.
 Công tắc xoay “x1” ở trên là địa chỉ hàng đơn vị của buscoupler.
 Công tắc xoay “x10” ở dưới là địa chỉ hàng chục của buscoupler.
Địa chỉ buscoupler = (số chỉ ở công tắc xoay dưới) x 10 + (số chỉ ở công tắc xoay
trên).
Địa chỉ được điều chỉnh từ 0 đến 99.

Hình 5.42 Thiết lập địa chỉ


Địa chỉ của buscoupler cần phải được thiết lập trong phần mềm trước khi định
địa chỉ trực tiếp trên coupler bằng các công tắc xoay. Hai địa chỉ này phải trùng nhau
thì thiết bị mới hoạt động được.

d. Ý nghĩa các đèn hiển thị


Hiền thị trạng thái hoạt động của buscoupler

Hình 5.43 Ý nghĩa các đèn hiển thị

-85-
Sau khi thiết lập phần cứng, cấu hình địa chỉ mạng và cấp nguồn cho buscoupler
thì thiết bị đã có thể sẵn sàng hoạt động.
Sau khi cấp nguồn cho buscoupler, đèn “I/O ERR” nhấp nháy, buscoupler sẽ tự
kiểm tra và chẩn đoán các chức năng nội bộ, các thành phần và giao diện truyền
thông. Sau khi kiểm tra xong, nếu không gặp lỗi gì thì đèn “I/O ERR” hết nhấp nháy,
đèn “I/O RUN” sáng, thiết bị ở trạng thái vận hành bình thường. Trường hợp khối
chẩn đoán phát hiện ra các vấn đề lỗi thì đèn “I/O ERR” tiếp tục nhấp nháy.

e. Cấu hình cho hệ thống I/O trên SIMATIC STEP7:


Để các thiết bị của WAGO có thể giao tiếp được trong hệ thống phần cứng, hệ
thống mạng cũng như phần mềm cấu hình của SIEMENS thì ta cần phải thiết lập sự
đồng bộ và tương thích cho các thiết bị WAGO. Để các thiết bị của WAGO có thể làm
việc trong môi trường của SIEMENS thì SIEMENS có hỗ trợ các file GSD của
WAGO.
Tiếp theo ta cấu hình cho Buscoupler để thực hiện việc truyền thông mạng giữa
hệ thống I/O với bus hệ thống. Xoay công tắc gạt ở mặt trước để định địa chỉ cho
buscoupler, sau đó định địa chỉ bằng chương trình trong STEP7.
Sau đó các Module I/O sẽ được chèn vào liền kề bên phải của buscoupler. Theo
nguyên tắc thứ tự sẽ là các module số, module đặc trưng, module số và cuối cùng là
Module kết thúc.

-86-

You might also like