You are on page 1of 47

Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Chương 5
CÔNG NGHỆ PHAY CNC

 MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:


Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
* Phân biệt được công dụng các dụng cụ cắt trên máy Phay CNC
* Xác định được chiều trục X, trục Y và trục Z trên máy Phay CNC.
* Xác định được gốc tọa độ chi tiết W khi lập trình Phay
* Giải thích được ý nghĩa của bù bán kính dao khi Phay.
* Trình bày được cấu trúc lệnh các chu trình gia công G81, G82, G87, G88,

* Viết được các chương trình gia công chi tiết trên máy Phay CNC.
* Vận hành được máy Phay CNC ARMONI để gia công chi tiết.
 NỘI DUNG:
5.1 Các bộ phận chính của máy Phay CNC
5.2 Đặc tính cơ bản của máy Phay CNC
5.3 Một số dụng cụ cắt trên máy phay CNC
5.4 Đặc điểm, đặc trưng của máy phay CNC
5.5 Các lệnh lập trình cơ bản
5.5.1 Các lệnh di chuyển dao
5.5.2 Lệnh đo theo toạ độ tương đối và toạ độ tuyệt đối
5.5.3 Lệnh xác định mặt phẳng gia công
5.5.4 Lệnh trở về điểm tham chiếu
5.5.5 Lệnh thay dao
5.5.6 Lệnh tạm dừng chương trình
5.5.7 Lệnh kết thúc chương trình
5.5.8 Lệnh cấp dung dịch tưới nguội
5.5.9 Lệnh tạm dừng di chuyển trục chính
5.5.10 Bù trừ dao trong công nghệ phay
5.5.11 Lệnh tạo bước nhảy không điều kiện : G25
5.5.12 Lệnh đối xứng
5.6 Chu trình gia công
5.6.1 Khái niệm
5.6.2 Các chu trình gia công
5.7 Vận hành máy phay CNC
5.8 Bài tập và thực hành lập trình gia công Phay CNC

Trang 89
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Chương 5
CÔNG NGHỆ PHAY CNC

5.1 Các bộ phận chính của máy Phay CNC:


Máy phay CNC – ARMONI được thiết kế để gia công như máy công cụ tự động
với hệ thống điều khiển số điều khiển ba trục chạy dao và tốc độ trục chính theo chương
trình đã được lập. Máy phay ARMONI có kích thước tương đối nhỏ, chuyên dùng cho
dạy học ( hình 5.1 )

Hình 5.1: Máy Phay CNC ARMONI

Các bộ phận cơ bản của máy Phay CNC ARMONI bao gồm:
5.1.1 Trục chính:
Trục chính của máy phay CNC có phần côn ở đầu dùng để gá dao. Sử dụng hệ
thống khí nén để gá đặt dao.
5.1.2 Ụ trục chính:
Ụ trục chính có đường trượt để dẫn hướng cho đầu dao di chuyển lên xuống theo
phương Z.
5.1.3. Bàn máy:
Bàn máy có công dụng để gá phôi. Bàn máy di chuyển theo phương X và Y. Bàn
máy di chuyển nhờ Động cơ bước, Bộ truyền đai răng và Bộ truyền vit - me bi.
5.1.4. Thân máy:
Thân máy có công dụng để đỡ các bộ phận của máy.
5.1.5. Bộ phận thay dao tự động:
Bộ phận thay dao tự động có ổ tích dao để thay dao tự động theo chương trình.

Trang 90
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

5.1.6 Cửa kính bảo vệ:


Trong quá trình gia công thì cửa kính luôn đóng, đóng và mở cửa tự động
5.1.7 Panel điều khiển vận hành:
Panel điều khiển bao gồm các nút sau:
+ Nút ấn dừng khẩn cấp (Emergency Push-button).
Khi nhấn nút ấn này, các chuyển động theo trục X, Y, Z, động cơ trục chính và
những động cơ khác của máy đều bị dừng lại.
+ Nút ấn hoạt động (White Push-button “I” ).
+ Nút ấn dừng máy (Black Push-button “O” ).

5.1.8 Máy tính điều khiển


Trên máy tính PC được cài phần mềm điều khiển máy Phay CNC là phần mềm
Armoni, máy tính được trang bị cổng để giao tiếp với Máy Phay CNC Armoni thông
qua cáp.
5.1.9 Hệ thống khí nén
Hệ thống khí nén yêu cầu áp lực bơm là 6 bar, khi áp lực giảm mô tơ khí nén sẽ
hoạt động. Nhiệm vụ hệ thống khí nén:
+ Truyền động kẹp dao.
+ Trợ động làm mát.
5.2 Đặc tính kỹ thuật cơ bản của máy Phay CNC
Mỗi loại máy có đặc tính kỹ thuật khác nhau, phụ thuộc vào từng hãng sản xuất.
Máy phay CNC ARMONI do Tây Ban Nha sản xuất có các đặc tính kỹ thuật cơ bản sau:
Kích thước máy (dài x rộng x cao) 970 x 750 x 900 mm
Khối lượng 310Kg
Công suất lắp đặt lớn nhất 2,5 KW
Kiểu cơ cấu kẹp dao ISO – 30
Kích thước bàn máy 450 x 180 mm
Khối lượng chi tiết gia công lớn nhất 35 Kg
Động cơ trục chính 1500W
Tốc độ trục chính 200 ÷ 4000 (vòng/ phút)
Momen xoắn trục chính 9,5 Nm
Chuyển động theo trục X 200 mm
Chuyển động theo trục Y 200 mm
Chuyển động theo trục Z 200 mm
Lượng chạy dao lớn nhất 1500 mm/ phút
Bước góc của động cơ bước 1,8o
Cường độ dòng điện 3A
Ổ chứa dao :
- Số dao 8
- Truyền động bằng khí nén Áp suất 6 bar
Trang 91
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Điện một pha 220V 50/60Hz


Cửa bảo vệ Tự động.

5.3 Một số dụng cụ cắt trên máy phay CNC


a.Dao phay mặt phẳng: Xem hình a
b.Dao phay ngón: Xem hình b
c. Mũi khoan: Xem hình c
d.Dao khoét: Xem hình d
e.Dao doa: Xem hình e
f. Mũi khoan tâm: Xem hình f
g. Dao vát mép: Xem hình g
h. Mũi ta rô: Xem hình h

Hình a

Hình c Hình b

Hình d

Hình f Hình e

Trang 92
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Hình h
Hình g

 Ghi chú: Máy phay CNC ARMONI sử dụng ống kẹp đàn hồi để kẹp dao, dao
chủ yếu là dao phay ngón.
5.4 Đặc điểm, đặc trưng của máy phay CNC:
5.4.1.Hệ trục tọa độ:
Để xác định các vị trí của các bộ phận máy trong quá trình chuyển động, về
nguyên tắc ta cần phải gắn chúng vào những hệ trục toạ độ. Để thống nhất việc lập
trình, người ta quy ước như sau:
+ Dụng cụ cắt quay tròn và thực hiện chuyển động tiến, chi tiết đứng yên.
+ Các chuyển động tịnh tiến được biểu diễn theo hệ trục toạ độ vuông góc X, Y, Z.
Chiều của chúng được xác định theo quy tắc bàn tay phải, (theo quy tắc bàn tay
phải: ngón tay cái là trục X, ngón tay trỏ là trục Y ngón tay giữa là trục Z) (hình
5.2).
 Theo quy tắc bàn tay phải:
+ Trục Z trùng với trục chính của máy. Chiều dương của trục Z (+Z) là dao chạy
ra xa bề mặt gia công, chiều âm (- Z ) là chiều dao ăn sâu vào vật liệu.
+ Trục X là trục vuông góc với trục Z. Chiều dương của của trục (+X) là chiều
dao dịch chuyển hướng từ tay trái sang tay phải, chiều âm (- X) là chiều ngược lại

Trang 93
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Hình 5.2: Hệ tọa độ theo qui tắc bàn tay phải

+ Trục Y là trục vuông góc với trục X và trục Z. Chiều dương của trục Y là chiều
hướng từ cổ tay đến đầu ngón trỏ, chiều âm là chiều ngược lại.
 Chú ý: Xác định chiều âm dương của dụng cụ cắt với quy ước là: Dụng cụ cắt
quay tròn và thực hiện chuyển động tịnh tiến, chi tiết đứng yên.

Hình 5.3: Hệ tọa độ của máy Phay CNC


Trang 94
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

5.4.2 Các điểm chuẩn:


Để điều khiển dao chuyển động tịnh tiến để tạo ra biên dạng của chi tiết gia công,
cần phải xác định chính xác toạ độ của từng điểm trên biên dạng của chi tiết gia công.
Như vậy, sau khi đã xác lập các hệ trục tọa độ vấn đề tiếp theo là phải gắn hệ trục tọa độ
đó vào điểm gốc “O” của phôi để so sánh với điểm gốc toạ độ của máy.
a. Điểm gốc tọa độ của máy (điểm M)
Điểm gốc tọa độ của máy là điểm chuẩn cố định do nhà chế tạo đã xác lập ngay từ
khi thiết kế máy. Là điểm chuẩn để xác định vị trí các điểm gốc khác như gốc toạ độ
của chi tiết W…
Điểm gốc M được chọn là vị trí cuối hành trình của trục X, trục Y, trục Z.

Hình 5.4: Điểm gốc M và không gian làm việc của máy

b. Điểm gốc tọa độ chi tiết W:


Trước khi lập trình, người lập trình phải chọn điểm gốc toạ độ “điểm 0” của chi
tiết, để xuất phát từ điểm gốc này mà xác định toạ độ của các điểm trên biên dạng của
chi tiết gia công. Tuỳ theo hình dáng cụ thể của chi tiết mà lựa chọn điểm gốc “O” của
chi tiết cho phù hợp, tính toán dễ dàng.

Trang 95
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Điểm gốc toạ độ của phôi thứ được xác định bằng G53 đến G59, gốc tọa độ chi
tiết do người lập trình chọn sao cho thuận tiện trong quá trình lập trình. Ví dụ một cách
chọn gốc tọa độ chi tiết W ( Hình 5.5 )
Z

Phôi
Y

Hình 5.5: Gốc tọa độ chi tiết khi Phay CNC

5.5 Các lệnh lập trình cơ bản trên máy Phay CNC:
Lập trình gia công trên máy Phay CNC hầu hết sử dụng ngôn ngữ lập trình
theo tiêu chuẩn quốc tế ISO CODE . Bảng các lệnh G và ý nghĩa của các lệnh G thông
dụng trên máy Phay CNC ARMONI.
G Ý nghĩa Kết quả
G00 Chạy dao nhanh đến các vị trí Chạy dao nhanh không cắt gọt.
G01 Nội suy đường thẳng Dao cắt gọt thẳng
Nội suy cung tròn cùng chiều kim Dao cắt gọt theo cung tròn cùng chiều
G02
đồng hồ kim đồng hồ
Nội suy cung tròn ngược chiều kim Dao cắt gọt theo cung tròn ngược chiều
G03
đồng hồ kim đồng hồ
G04 Lệnh trễ Tạm dừng ở vị trí tức thời
G10 Hủy lệnh phay đối xứng Hủy chức năng phay đối xứng
Phay đối xứng với chi tiết cho trước qua
G11 Lệnh phay đối xứng qua trục X
trục X
Phay đối xứng với chi tiết cho trước qua
G12 Lệnh phay đối xứng qua trục Y
trục Y
Phay đối xứng với chi tiết cho trước qua
G13 Lệnh phay đối xứng qua trục Z
trục Z
Xác định mặt phẳng gia công là mặt
G17 Cắt gọt trong mặt phẳng XY
phẳng XY
Xác định mặt phẳng gia công là mặt
G18 Cắt gọt trong mặt phẳng XZ
phẳng XZ

Trang 96
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Xác định mặt phẳng gia công là mặt


G19 Cắt gọt trong mặt phẳng YZ
phẳng YZ
G40 Bỏ bù bán kính dao Bỏ chức năng bù bán kính dao
Dịch dường chuyển dao sang trái một
G41 Bù bán kính dao phía trái
lượng bằng bán kính dao
Dịch dường chuyển dao sang phải một
G42 Bù bán kính dao phía phải
lượng bằng bán kính dao
G43 Bù chiều dài dao Bù thêm 1 lượng bằng chiều dài dao
G44 Hủy bù chiều dài Trừ đi 1 lượng bằng chiều dài dao
G53 Lựa chọn gốc “O” thứ nhất của phôi
G54 Lựa chọn gốc “O” thứ hai của phôi
G55 Lựa chọn gốc “O” thứ ba của phôi
G56 Lựa chọn gốc “O” thứ bốn của phôi Tạo lập hệ thống gốc “O” của phôi
G57 Lựa chọn gốc “O” thứ năm của phôi
G58 Lựa chọn gốc “O” thứ sáu của phôi
G59 Lựa chọn gốc “O” thứ bảy của phôi
G70 Chương trình sử dụng hệ inch Đơn vị sử dụng trong lập trình là hệ inch
G71 Chương trình sử dụng hệ m Đơn vị sử dụng trong lập trình là hệ m
G74 Tự động chạy về điểm tham chiếu R Trở về điểm tham chiếu của máy.
G80 Huỷ bỏ chu trình Huỷ bỏ các chu trình từ G81 đến G89
G81 Chu trình khoan Chu trình khoan lỗ suốt cố định
G82 Chu trình khoan có điểm dừng Chu trình khoan lỗ kín cố định
G83 Chu trình khoan lỗ sâu Chu trình khoan lỗ sâu cố định
G84 Chu trình ta rô Chu trình ta rô ren phải cố định
G85 Chu trình doa lỗ Chu trình doa lỗ cố định
Chu trình khoét lỗ cố định dừng trục
G86 Chu trình khoét lỗ
chính ở cuối hành trình cắt
G87 Chu trình phay túi hình chữ nhật Chu trình phay túi hình chữ nhật
Chu trình phay túi theo biên dạng hình
G88 Chu trình phay túi hình tròn
tròn
G90 Đo theo toạ độ tuyệt đối Các giá trị được tính theo toạ độ tuyệt đối
Đo theo toạ độ tương đối Các giá trị được tính theo toạ độ tương
G91
đối
Trở về điểm trước khi thực hiện chu Sau khi thực hiện xong chu trình trở về
G98
trình điểm trước khi thực hiện chu trình
Trở về điểm lựa chọn (điểm R) trước Sau khi thực hiện xong chu trình trở về
G99 khi thực hiện chu trình điểm lựa chọn (điểm R) trước khi thực
hiện chu trình

5.5.1 Các lệnh di chuyển dao:


5.5.1.1 Lệnh chạy dao nhanh không cắt gọt: G00
G00 là chức năng dao di chuyển nhanh không cắt gọt từ điểm hiện hành đến điểm đích.

Trang 97
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

 Mẫu câu lệnh như sau :


N __ G00 X ___ Y___ Z___

LÖnh ch¹y dao nhanh To¹ ®é cña


kh«ng c¾t gät ®iÓm
®Ých

Ví dụ ( Hình 5.6 )

§ iÓm ®Ých § iÓm ®Ých


30

30
20

X X
§ iÓm hiÖn hµnh
40
§ iÓm hiÖn hµnh § iÓm ®Ých § iÓm hiÖn hµnh

G91 G00 X30 G91 G00 Y30 G91 G00 X40 Y20

Hình 5.6: Ví dụ về lệnh G00


 Sử dụng G00 trong các trường hợp sau:
- Dao di chuyển nhanh từ vị trí thay dao đến gần chi tiết gia công, khi gia công
xong chạy về vị trí thay dao.
- G00 được sử dụng trong chương trình khi cần di chuyển dao nhanh không cắt để
tiết kiệm thời gian gia công.
Chú ý:
Khi dao di chuyển nhanh từ vị trí thay dao đến gần chi tiết gia công cần lựa chọn
đường đi của dao một cách cẩn thận tránh va dao vào chi tiết gia công hoặc các chi tiết
khác, khoảng cách của điểm đích cách chi tiết gia công tối thiểu là 5mm.
5.5.1.2 Lệnh cắt gọt thẳng: G01
G01 là chức năng dao di chuyển từ điểm hiện hành đến điểm đích theo đường
thẳng với một lượng tiến dao nhất định.
 Mẫu câu lệnh như sau :

Trang 98
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

N __ G01 X ___ Y___ Z ___ F ___

Toạ độ của Bước tiến


Lệnh cắt
điểm đích mm/phút
gọt thẳng

Ví dụ:

Hình 5.7: Ví dụ về lệnh G01

+ §o theo toạ độ tuyệt đối: G90 + Đo theo toạ độ tương đối: G91
P1 P2: G90 G01 X30 Y80 F120 P1 P2: G91G01 X0 Y50 F120
P2 P3: X60 Y80 P2 P3: X30 Y0
P3 P4: X100 Y50 P3 P4: X40 Y-30
P4 P5: X100 Y30 P4 P5: X0 Y-20
P5 P6: X50 Y20 P5 P6: X-50 Y-1
5.5.1.3 Lệnh cắt cung tròn: G02, G03
G02,G03 là chức năng dao di chuyển từ điểm hiện hành đến điểm đích theo cung
tròn với một lượng tiến dao nhất định. G02 dao di chuyển theo hướng cùng chiều kim
đồng hồ, G03 dao di chuyển theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

Trang 99
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Lệnh cắt cung tròn có 2 cách viết:


+ Cách 1: Viết theo bán kính R.
+ Cách 2: Viết theo khoảng cách từ điểm đầu cung tròn đến tâm cung tròn: I, J, K.
Trong đó: I: là khoảng cách tính theo phương X.
J: là khoảng cách tính theo phương Y.
K: là khoảng cách tính theo phương Z
Khoảng cách từ điểm đầu
cung tròn đến tâm cung
tròn theo phương X và Y
Trong mặt phẳng XOY mẫu câu lệnh như sau:

G02 I ___ J ___


N __ G17 X ___ Y___ F ___
G03 R ___

LÖnh c¾t Toạ độ B¸n kÝnh


cung trßn
Bước tiến
cung trßn điểm đích

Hình 5.8: Lệnh G03( G02) viết theo R

Trang 100
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Hình 5.9: Lệnh G03( G02) viết theo thông số I, J


 Chú ý:

Trường hợp cắt cung tròn A: Cắt cung tròn có góc chắn cung nhỏ hơn 180 độ

G02 X90 Y70 R40 F120 ( R > 0 )


Trường hợp cắt cung tròn B: Cắt cung tròn có góc chắn cung bằng từ 180 độ đến
nhỏ hơn 360 độ
G02 X90 Y70 R-40 F120 ( R< 0 )

§iÓm cuèi cung trßn


(X=90; Y=70)

Hình 5.10
Ví dụ: Viết các lệnh để dao di chuyển theo các đường cắt sau:

Trang 101
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Hình 5.11
Viết theo bán kính R, Đo theo toạ độ tuyệt đối: G90
1 2: G90 G03 X60 Y70 R40 F120
2 3: G90 G02 X110 Y20 R50 F120

Viết theo bán kính I, J, Đo theo toạ độ tuyệt đối: G90


1 2: G90 G03 X60 Y70 I0 J40 F120
2 3: G90 G02 X110 Y20 I0 J-50 F120

5.5.2 Đo theo toạ độ tương đối và toạ độ tuyệt đối


a. Đo theo toạ độ tuyệt đối: G90
Là phương pháp đo mà tất cả các kính thước đều so với gốc không của phôi.
Ví dụ: Dao di chuyển từ điểm hiện hành đến điểm đích câu lệnh được viết như
sau: ( Hình 5.12 )
G00(G01) G90 X-5 Y5
b. Đo theo toạ độ tương đối: G91
Là phương pháp đo mà kích thước được tính từ điểm hiện hành đến điểm đích.
Ví dụ: Dao di chuyển từ điểm hiện hành đến điểm đích câu lệnh được viết như
sau: ( Hình 5.12 )
G00(G01) G91 X-15. Y-5

Trang 102
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Hình 5.12

5.5.3 Lệnh xác định mặt phẳng gia công: G17, G18, G19

Hình 5.13: Xác định mặt phẳng gia công


Xác định mặt phẳng gia công là chức năng lựa chọn mặt phẳng để gia công trên
máy. Việc này rất cần thiết khi cắt cung tròn, khi khoan, bù dao... Trên máy Phay CNC
có 3 mặt phẳng gia công đó là mặt phẳng XOY, XOZ, YOZ. Tuỳ theo máy Phay CNC
trục đứng hay trục ngang mà lựa chọn mặt phẳng gia công cho phù hợp. Xác định mặt
phẳng gia công bằng G17, G18, G19 như sau:
G17: Xác định mặt phẳng gia công là mặt phẳng XOY. ( hình 2.15)
G18: Xác định mặt phẳng gia công là mặt phẳng XOZ.
G19: Xác định mặt phẳng gia công là mặt phẳng YOZ.

Trang 103
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Mặt phẳng XOY là mặt phẳng nhìn từ chiều dương của trục Z nhìn về gốc toạ độ,
từ đó xác định G02 là lệnh cắt cung tròn cùng chiều kim đồng hồ G03 là lệnh cắt cung
tròn ngược chiều kim đồng hồ.
Mặt phẳng XOZ là mặt phẳng nhìn từ chiều dương của trục Y nhìn về gốc toạ độ,
từ đó xác định G02 là lệnh cắt cung tròn cùng chiều kim đồng hồ G03 là lệnh cắt cung
tròn ngược chiều kim đồng hồ.
Mặt phẳng YOZ là mặt phẳng nhìn từ chiều dương của trục X nhìn về gốc toạ độ,
từ đó xác định G02 là lệnh cắt cung tròn cùng chiều kim đồng hồ G03 là lệnh cắt cung
tròn ngược chiều kim đồng hồ.
5.5.4 Lệnh trở về điểm tham chiếu R: G74
Lệnh này dùng để đưa dao tự động về điểm tham chiếu R, lệnh này thường nằm
ở đầu chương trình.
5.5.5 Lệnh thay dao :
Máy Phay CNC Armoni có 2 cách thay dao:
Thay dao bằng tay :
 Nhấn nút “ổ dao” trên máy cho ổ chứa dao quay ra.( M15)
 Lấy một cán dao từ ổ chứa dao. ( Ổ chứa dao này chứa được tối đa 8 dao )
 Lắp dao vào trục chính.
 Nhấn nút “ổ dao” cho ổ dao lùi vào trong. ( M16 )
 Khi thay dao bằng tay phải cẩn thận vì khi báo lệnh mở kẹp dao M20, cán dao sẽ
rời khỏi trục chính ngay lập tức, làm bể dụng cụ hoặc làm hỏng bàn máy hoặc
hỏng phôi. Cần tuân theo thao tác như sau:
1. Nhấn nút mở cửa.
2. Tay phải (hoặc trái) cầm cán dao.
3. Tay trái (hoặc phải) nhấn nút tháo dao. ( M20 )
4. Cán dao sẽ bị đẩy ra khỏi trục chính.
5. Để lắp dao vào trục chính : Một tay đưa cán dao vào trục chính, một tay
nhấn nút kẹp dao ( M21 ), khi thấy cán dao bị kẹp lại , thả tay cầm cán dao
ra.
Thay dao tự động
1. Gọi Chương trình thay dao tự động
2. Chạy chương trình thay dao

Chương trình thay dao tự động :

N0010 G74 N0020 T0.

Trang 104
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

N0030 M6 N0050 M6
N0040 TX. N0060 M30

Trong đó : T0. là dao đang lắp trên trục chính.


TX. Là con dao nằm ở ổ dao cần thay.
M6 : Thay dao tự động
5.5.6 Lệnh tạm dừng chương trình:
Sử dụng M00 để tạm dừng chương trình, khi M00 được thực hiện thì thì trục
chính sẽ dừng, dung dịch trơn nguội sẽ tắt, chương trình tạm dừng. Muốn tiếp tục chạy
chương trình bấm nút Start.
5.5.7 Lệnh kết thúc chương trình:
Sử dụng M30 để kết thúc chương trình, lệnh này được dùng ở cuối chương trình.
Khi M30 được thực hiện thì tất cả các hoạt động của máy đều được dừng, con trỏ trở về
đầu chương trình.
5.5.8 Lệnh cấp dung dịch tưới nguội:
Sử dụng M08 đế bật dung dịch tưới nguội, khi sử dụng M08 mô tơ bơm nước họat
động
5.5.9 Lệnh dừng trục chính:
Sử dụng M05 để dừng chuyển động quay của trục chính.
5.5.10 Bù trừ dao trong công nghệ phay:
Trong quá trình phay, dao có bán kính R do đó quĩ đạo của dao phải được tính
toán sao cho sau khi phay xong ra đúng kích thước biên dạng chi tiết. Tuy nhiên quá
trình tính toán này sẽ rất mất thời gian đặc biệt là những chi tiết có biên dạng phức tạp.
Trên máy CNC cho phép lập trình quĩ đạo chạy dao trùng với biên dạng chi tiết mà
không cần xác định tọa độ các điểm cách đều biên dạng và khi đó người ta sẽ dùng chức
năng bù bán kính dao ( Hình 5.14)

Trang 105
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Hình 5.14: Ví dụ bù bán kính dao


G41, G42 là chức năng tự động bù bán kính dao, G41 tự động bù bán kính dao
sang phía trái đường cắt của dao. G42 tự động bù bán kính dao sang phía phải đường cắt
của dao. ( Hình 5.15 ) G40 hủy bù bán kính dao.

Hình 5.15: Hướng bù của G41 và G42

Ví dụ: Viết chương trình gia công theo quĩ đạo sau: ( Hình 5.16 )
Ở đây quĩ đạo lập trình trùng với biên dạng chi tiết đi theo đường sau:

Khi đó ta sử dụng chức năng bù bán kính dao để bảo đảm đúng kích thước chi tiết
gia công. Từ hình 5.16 ta thấy cần bù bán kính dao sang bên trái đường cắt của dao, như
vậy dùng G41
Biết bán kính dao 5mm, phôi nhôm 45 x 45 x 20
Dụng cụ cắt: Dao số 1 ( T1.1 ), chiều sâu Phay 1 mm

Trang 106
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Chương trình gia công:


N1 G00 X0 Y0 Z5
N5 G90 G17 F150 S800 T1.1 M03
N10 G41 G00 X30 Y15
N11 G01 Z-1 ( Điểm P1 )
N15 G01 Y65 ( Điểm P2 )
N20 X50 ( Điểm P3 )
N25 G03 X70 Y45 R20 ( Điểm P4 )
N30 G01 Y25 ( Điểm P5 )
N35 G01 X20 ( Điểm P6 )
N36 G01 Z5
N40 G40 G00 X0 Y0 Z 10 M30 (Bỏ bù bán kính dao )

Hình 5.16: Ví dụ bù bán kính dao


5.5.11 Lệnh tạo bước nhảy không điều kiện: G25
Có hai phương thức tạo bước nhảy
Cấu trúc câu lệnh :
a) N__ G25 N__
N__ : Số thứ tự câu lệnh
G25 : Lệnh tạo bước nhảy không điều kiện

Trang 107
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

N__ : Số thứ tự câu lệnh nhảy đến


Ví dụ:
N20 G00 X100 Y50 Z10
N25 G01 Z-5
N30 G25 N45
N35 G00 Z5
N40 X50 Y25
N45 G01 Z-5
Khi hệ CNC đọc đến câu lệnh N30 thì hệ CNC sẽ nhảy đến câu lệnh N45 và thực
hiện câu lệnh này.

b) N__ G25 Na.b.c


N__ : Số thứ tự câu lệnh
G25 : Lệnh tạo bước nhảy không điều kiện
Na.b.c
Số lần gia công lặp lại
Số thứ tự câu lệnh kết thúc
Số thứ tự câu lệnh bắt đầu
Khi hệ CNC đọc đến câu lệnh có chứa lệnh G25, hệ CNC sẽ nhận biết và sẽ nhảy
đến vị trí của câu lệnh bắt đầu đoạn chương trình. Khi thực hiện đoạn chương trình này
hệ CNC chỉ gia công từ câu lệnh bắt đầu đến câu lệnh kết thúc với số lần gia công lặp
lại được thiết lập. Số lần gia công lặp lại được qui định từ 0 đến 99 (ngoài ra ở một số
trường hợp có thể được giới hạn từ 0 đến 255)
 Lưu ý : Nếu chỉ viết N4.4 thì hệ CNC sẽ mặc định hiểu là ta viết N4.4.1.
Khi máy thực hiện xong đoạn chương trình có chứa lệnh G25 thì máy sẽ tiếp tục
thực hiện các câu lệnh kế tiếp của chương trình.
Ví dụ:
N20 G00 X10 Y20
N25 Z20
N30 G01 X50
N35 G00 Z0
N40 X0
N45 G25 N20.40.5
N50 M30
Giải thích :
Khi hệ CNC đọc đến câu lệnh N45, hệ CNC sẽ nhảy đến vị trí của câu lệnh N20
để bắt đầu đoạn chương trình. Hệ CNC sẽ thực hiện gia công với số lần lặp lại là 5 lần
Trang 108
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

đoạn chương trình từ câu lệnh N20÷N40. Khi thực hiện xong đoạn chương trình hệ
CNC sẽ tiếp tục đọc đến câu lệnh N50.

5.5.12 Lệnh đối xứng:


Lệnh phay đối xứng giúp chúng ta giảm số câu lệnh lập trình, Nhóm lệnh Phay
đối xứng bao gồm:
- G11: Lệnh đối xứng qua trục X
- G12: Lệnh đối xứng qua trục Y
- G13: Lệnh đối xứng qua trục Z
- G10: Hủy lệnh phay đối xứng
Ví dụ: Viết chương trình phay chi tiết như hình ( Hình 5.17 ) vẽ, sử dụng dao
phay ngón 4

Hình 5.17: Ví dụ Phay đối xứng


Từ hình 5.17 ta thấy về nguyên tắc không cần lệnh phay đối xứng ta cũng có thể
viết được chương trình gia công chi tiết, nhưng sẽ sử dụng nhiều câu lệnh và tính toán
phức tạp hơn. Nếu dùng câu lệnh Phay đối xứng thì ta chỉ viết câu lệnh Phay hình a sau
đó sử dụng lệnh phay đối xứng qua trục X ta sẽ được hình b, phay đối xứng qua trục Y
ta sẽ hình c và phay đối qua trục X và Y ta sẽ được hình d.
Chương trình gia công
Trang 109
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Chọn gốc tọa độ chi tiết W nằm ở giữa tâm phôi như ( Hình 5.17)
Hình a N1 G74 N45 G02 Y-18 R9 F50
N5 G53 N50 G01 X-31
N10 G90 G94 G97 F80 S1000 N55 G00 Z7
T1.1 M03 Hình b N60 G11
N15 G00 X0 Y0 Z2 N65 G25 N20.55
N20 G00 X10 Y7 Hình c N70 G10 G12
N25 G01 Z-5 N75 G25 N20.55
N30 G91 G01 Y28 Hình d N80 G11 G12
N35 X10 Y-10 N85 G25 N20.55
N40 X21 N90 M30
5.6 Chu trình gia công:
5.6.1 Khái niệm:
Chu trình gia công là chu trình tự động được viết trong một câu lệnh như chu
trình khoan lỗ, chu trình ta rô ren, chu trình khoét lỗ…
Các điểm trong chu trình gia công thường được sử dụng ( Hình 5.18 )

Di chuyển1: Di chuyển đến toạ độ X;Y


Di chuyển 2: Di chuyển nhanh đến điểm R
Di chuyển 3: Khoan
Di chuyển 4: Di chuyển ở đáy lỗ
Di chuyển 5: Trở về điểm R
Di chuyển 6: Di chuyển nhanh về điểm
trước khi thực hiện chu trình

Hình 5.18

5.6.2 .Các chu trình gia công:


5.6.2.1 Chu trình khoan G81:
Chu trình khoan G81 là chu trình khoan lỗ sau khi gia công xong dao trở về điểm
R hoặc điểm trước khi thực hiện chu trình bằng G00.

Trang 110
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

N__ G81 G98 (G99) X ___ Y___ Z ___ I ___ F ___ S___ N___
G98: Trở về điểm trước khi thực hiện chu trình
G99: Trở về điểm R (G99).
G81 : Chu trình khoan lỗ.
X, Y : Toạ độ của lỗ gia công.
Z : Di chuyển dao nhanh theo trục Z từ bề mặt bắt đầu gia công đến mặt
phẳng tham chiếu ( hay còn gọi là tọa độ của điểm R: Tính từ gốc tọa độ chi tiết đến
mặt phẳng tham chiếu )
I: Khoảng cách từ điểm R đến đáy lỗ
F: Bước tiến.
N: Số lần lặp. ( sử dụng khi khoan nhiều lỗ )
 Lưu ý : Để hủy chu trình khoan dùng lệnh G80
Ví dụ: Lập chương trình để khoan 183 lỗ theo 3 hàng mỗi hàng 61 lỗ đường kính
3mm, chiều sâu lỗ 10, Điểm R cách bề mặt gia công 2 mm ( Hình 5.19 ), cho biết phôi
nhôm có kích thước 640 x 200 x 30

Hình 5.19
N1 G74
N5 G53
N10 G90 G94 T1.1 M03
N15 G00 X0 Y0 Z30
N20 G81 G99 G00 X-300 Y50 Z2 I-12 F100 S500 N1
N25 G91 X10 N60
N30 G81 G99 G00 G90 X-300 Y0 Z2 I-12 F100 S500 N1
Trang 111

Hình 5.19
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

N35 G91 X10 N60


N30 G81 G99 G00 G90 X-300 Y-50 Z2 I-12 F100 S500 N1
N35 G91 X10 N60
N40 G80 G00 X0 Y0 Z30
N45 M30
5.6.2.2 Chu trình khoan G82:
Chu trình khoan G82 là chu trình khoan lỗ, tạm dừng bước tiến ở đáy lỗ với thời
gian K sau khi gia công xong dao trở về điểm R hoặc điểm trước khi thực hiện chu trình
bằng G00.
N___ G82 G98 (G99) X ___ Y___ Z ___ I ___K___ F ___ S___ N___
G98: Trở về điểm trước khi thực hiện chu trình
G99: Trở về điểm R (G99).
G82: Chu trình khoan lỗ.
X, Y: Toạ độ của lỗ gia công.
Z: Di chuyển dao nhanh theo trục Z từ bề mặt bắt đầu gia công đến mặt
phẳng tham chiếu (Tính từ gốc tọa độ chi tiết đến mặt phẳng tham chiếu )
I: Khoảng cách từ điểm R đến đáy lỗ
K: Thời gian dừng
F: Bước tiến.
N: Số lần lặp. ( sử dụng khi khoan nhiều lỗ )
Ví dụ: Viết chương trình khoan 4 lỗ, thời gian dừng K = 2, chiều sâu lỗ 5, đường
kính lỗ 5 ( Hình 5.20 )

Hình 5.20

N1 G74
N5 G54
N10 G90 G94 T1.1 M03
Trang 112
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

N15 G00 X0 Y0 Z30


N20 G82 G99 G00 X20 Y30 Z2 I-7 K2 F100 S500 N1
N25 G91 X20 Y10 N3
N30 G80 G00 X0 Y0 Z30
N35 M30
5.6.2.3 Chu trình phay hốc chữ nhật : G87
 Cấu trúc câu lệnh :
N__G87 G98 G00 G90 X__ Y__ Z__ I__ J__ K__ B__ C__ D__H__ L__ F___
G87 : Chu trình phay hốc chữ nhật
G98 : khoảng cách dao rút lên theo trục Z trở về điểm trước khi thực hiện chu
trình sau khi hoàn thành gia công hốc
G00 : chạy dao nhanh theo các trục X, Y trước khi bắt đầu gia công
G90 : khai báo theo hệ tọa độ tuyệt đối
X,Y : tọa độ của tâm hốc chữ nhật
Z : di chuyển dao nhanh theo trục Z từ bề mặt bắt đầu gia công đến mặt phẳng
tham chiếu ( Tính từ gốc tọa độ chi tiết đến mặt phẳng tham chiếu )
I : Được tính từ gốc tọa độ chi tiết đến đáy hốc theo phương Z
J : một nửa chiều rộng của hốc (theo phương X)
K : một nửa chiều dài của hốc (theo phương Y)
B : chiều sâu của mỗi bước khi phay hốc(chia nhiều lần khi lấy chiều sâu)
C : khoảng cách dịch dao theo mặt phẳng XOY ( luôn có giá trị dương). Nếu
giá trị C không có trong chương trình hoặc có giá trị 0 thì máy sẽ dịch 1 khoảng
bằng ¾ đường kính của dao phay
D : khoảng cách từ mặt phẳng tham chiếu R đến mặt đầu của phôi
H : lượng chạy dao tinh ở bề mặt hốc khi kết thúc
L : khoảng dịch dao tinh theo trục X trên mặt phẳng XOY

 Lưu ý : Để hủy chu trình phay hốc dùng lệnh G80


Ví dụ : G80 X50 Y50 Z100 : Hủy chu trình phay hốc chữ nhật và chạy dao
nhanh đến tọa độ X=50, Y=50, Z=100

Ví dụ: Viết chương trình gia công chi tiết như ( hình 5.21), sử dụng dao phay ngón 10
N1 G74
N5 G53
N10 G90 G94 G97 F100 S1000 T1.1 M03

Trang 113
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

N15 G00 X60 Y45 Z100


N20 G87 G98 G00 X60 Y45 Z2 I-25 J45 K30 B7 C7 D2 H40 L2 F80
N25 G80 X60 Y45
N30 M30

Hình 5.21
5.6.2.4 Chu trình phay hốc tròn : G88
 Cấu trúc câu lệnh :
N__ G88 G98 G00 G90 X__ Y__Z__ I__ J__ B__ C__ D__ H__ L__ F__

G98: khoảng cách dao rút lên theo trục Z trở về điểm trước khi thực hiện chu trình
sau khi hoàn thành gia công hốc tròn
G00: chạy dao nhanh theo các trục X,Y
G90 : khai báo theo hệ tọa độ tuyệt đối (cho các giá trị :X,Y,Z,I)
X,Y : tọa độ của tâm hốc tròn
Z : di chuyển dao nhanh theo trục Z từ bề mặt bắt đầu gia công đến mặt phẳng
tham chiếu ( Tính từ gốc tọa độ chi tiết đến mặt phẳng tham chiếu )

G 98 S TARTING P LANE
Z
D

G 99 R EFERE NC E P LANE
I(G90)
B
1

I(G91)
B
1
B
1

Di chuye ån the o G 00
1

Di chuye ån the o G01 vôùi F/2

Hình 5.22:Chu trình Phay hốc hìnhDitròn


chuye ån töøta âm cuûa duïn g cuï the o G00
Di chuye ån töøta âm cuûa duïn g cuï the o G01
Bie ân da ïn g cuûa hoác troøn

C
Trang 114
L
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

I : được tính từ gốc tọa độ chi tiết đến đáy hốc theo phương Z
J : bán kính của hốc tròn
B : chiều sâu của mỗi lần phay thô hốc tròn (chia nhiều lần khi lấy chiều sâu)
C : khoảng cách dịch dao theo mặt phẳng XOY ( luôn có giá trị dương). Nếu giá trị
C không có trong chương trình hoặc có giá trị 0 thì máy sẽ dịch 1 khoảng bằng
¾ đường kính của dao phay.
D : khoảng cách từ mặt phẳng tham chiếu đến mặt đầu của phôi
H : lượng chạy dao tinh ở bề mặt hốc khi kết thúc
L : khoảng dịch dao tinh theo trục X trên mặt phẳng XOY
Ví dụ: Viết chương trình gia công chi tiết ( Hình 5.23 ), sử dụng dao phay ngón 10

D=2
B=7
W
1

X
25

7
40

90

J
120

C
L

X
120

Hình
5.23
Trang 115
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

N1 G74
N5 G53
N10 G90 G94 G97 F80 S1000 T1.1 M03
N15 G00 X60 Y60 Z50
N15 G88 G98 G00 G90 X60 Y60 Z2 I-25 J45 B7 C7 D2 H40 L2 F80
N20 G80 X60 Y60
N90 M30
5.7 Vận hành máy phay CNC:
Máy Phay CNC ARMONI được điều khiển bởi máy tính PC, trên máy tính có cài
phần mềm điều khiển máy phay. Phần mềm này có tên là ARMONI, đây là phần mềm
điều khiển máy phay thông qua máy tính PC.
Các bước vận hành máy Phay CNC
 Bước 1: Khởi động máy Phay CNC: Nhấn khóa K ở vị trí ON ( Khóa này nằm ở
bên hông máy Phay )
 Bước 2: Khởi động máy tính PC
 Bước 3: Khởi động phần mềm ARMONI: Nhấp đúp chuột vào biểu tượng
ARMONI trên màn hình Desktop, xuất hiện màn hình làm việc chính của
ARMONI ( hình 5.24 )

Trang 116
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Hình
5.24

Trang 117
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Các phím chức năng của phần mềm ARMONI

STT Phím chức năng Ý nghĩa


1 Exit Thoát khỏi phần mềm Armoni
2 Edit Dùng để soạn thảo chương trình.
3 Block Dùng để mô phỏng chương trình.
4 Auto Dùng để gia công chương trình.
5 Manu Dùng để điều khiển máy Phay CNC ở chế
độ điều khiển bằng tay.
6 Table Dùng để khai báo gốc tọa độ phôi, các thông
số của dụng cụ cắt,…
7 Prog Gọi chương trình gia công, tạo một chương
trình mới.
8 Alecop Thông tin về phần mềm
9 Help Trợ giúp sử dụng phần mềm

 Bước 4: Soạn thảo chương trình


Sau khi viết chương trình NC trên giấy, chúng ta cần soạn thảo chương trình
trên phần mềm Armoni, để khởi động chức năng soạn thảo chương trình ta nhấn vào nút
, xuất hiện màn hình soạn thảo ( Hình 5.24 )

Các phím chức năng ở chế độ soạn thảo ( Edit )

STT Phím chức năng Ý nghĩa


1 Edit Soạn thảo câu lệnh mới
2 Modify Hiệu chỉnh nội dung câu lệnh
3 Blocks Di chuyển hoặc copy câu lệnh.
4 Analyze Phân tích chương trình.soạn thảo
5 Save Lưu chương trình soạn thảo.
6 Save as Lưu chương trình với tên mới
7 Print In nội dung chương trình gia công

Các bước soạn thảo mới một chương trình:


+ Ngay màn hình soạn thảo, ta click chuột chọn nút xuất hiện hộp
thoại select file
+ Nhấn phím [Alt] + [N] con trỏ xuất hiện ở dòng lệnh đặt tên, di chuyển con trỏ
đến ký tự * , xóa ký tự * và đặt tên chương trình.
+ Nhấn nút Enter, màn hình chờ soạn thảo hiện ra.
+ Nhấn F1 – Edit, từ lệnh N0010 của câu lệnh đầu tiên xuất hiện ở cửa sổ ghi
lệnh.
+ Gõ các từ lệnh, sau một câu lệnh nhấn ENTER.
+ Khi tất cả các câu lệnh đã được soạn thảo xong, nhấn [Esc].
Trang 118
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

+ Nhấn F6 để lưu.
 Bước 5: Chạy mô phỏng chương trình
Nhằm mục đích kiểm tra chương trình gia công, kiểm tra quĩ đạo chạy dao có hợp
lý không? Kiểm tra xem hình dạng chi tiết sau khi mô phỏng có đúng với bản vẽ chi tiết
hay không? Nếu có sai xót quay lại bước 4 để hiệu chỉnh lại chương trình gia công
 Để chạy mô phỏng chương trình ta thực hiện các bước sau:
1. Click chuột vào nút trên thanh Main Menu, màn hình mô

phỏng xuất hiện ( Hình 5.25 )

Hình 5.25: Màn hình SIMULATION

Màn hình mô phỏng bao gồm các phần cơ bản sau:


 Màn hình mô phỏng
 Các nút tùy chọn mô phỏng
 Dữ liệu hiện hành của máy
Tùy chọn mô phỏng:
Bao gồm các nút chức năng sau:
 View: Chức năng này dùng để lựa chọn chế độ hiển thị màn hình
 Param: Lựa chọn các thông số kích thước phôi

Trang 119
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

 Theor: Chạy mô phỏng đường tâm dao trùng quĩ đạo lập trình
 Real: Chạy mô phỏng đường tâm dao theo quỹ đạo hiệu chỉnh bán kính dao
Dữ liệu hiện hành của máy :
Trình bày số liệu chỉ dẫn về trạng thái hiện hành của máy và vị trí của các trục :
+ Tọa độ X, Y, Z hiện hành của máy gắn với điểm “0” của phôi. Những tọa độ
này cho biết vị trí của dụng cụ.
+ Lượng chạy dao “F”
+ Tốc độ trục chính “S”
+ Dụng cụ “T” đang được sử dụng.
+ Trạng thái của trục chính (M3/M4/M5).

2. Click chuột vào biểu tượng Param

3. Click chuột vào biểu tượng xuất hiện hộp thoại Part
Dimension

Hình 5.26: Hộp thoại PART DIMENSION

4. Nhập kích thước phôi ( Hình 5.26 )


 Chú ý: Xmin: lấy giá trị X0 ( X0 : Giá trị tọa độ offset dao )
Ymin: Lấy giá trị Y0 ( Y0: Giá trị tọa độ offset dao )
Zmax : Lấy giá trị Z0 ( Z0: Giá trị tọa độ offset dao )
5. Nhấn Accept để chấp nhận
6. Click chuột vào biểu tượng Table xuất hiện hộp thoại (hình 5.27 )

Trang 120
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Hình 5.27: Hộp thoại TABLE


7. Chọn Correctors Table, nhấn Accept chấp nhận, xuất hiện bảng Table of Tool
Correctors ( Hình 5.28 )

Hình 5.28: Hộp thoại TABLE OF TOOL CORRECTORS


8. Nhập bán kính dao Phay:
Ví dụ : - Bán kính dao phay ở vị trí T1 là 4mm
- Bán kính dao phay ở vị trí T2 là 2.5mm
9. Sau khi nhập xong nhấn Accept
10. Nhấn chuột vào biểu tượng Theor

11 Nhấn chuột vào biểu tượng Auto


Quá trình mô phỏng được tiến hành
 Ghi chú:
Có 2 chế độ chạy mô phỏng:
 Theor : Chạy mô phỏng đường tâm dao trùng với quĩ đạo lập trình
 Real : Chạy mô phỏng đường tâm dao trùng không trùng quĩ đạo lập trình

Trang 121
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Sau khi chạy mô phỏng xong, so sánh với bản vẽ chi tiết, nếu chưa phù hợp thì
sữa lại chương trình.
Có 2 cách tiến hành quá trình mô phỏng:
 Chạy mô phỏng toàn bộ chương trình: nhấn vào biểu tượng Auto
 Chạy mô phỏng từng câu lệnh: Nhấn vào biểu tượng BloBlo
Bước 6: Chạy gia công chi tiết
Sau khi chạy mô phỏng chương trình, nếu kiểm tra thấy đạt yêu cầu thì sang
bước 5 để gia công chi tiết trên máy Tiện. Các bước thực hiện:
a) Gá phôi trên ê tô
b) Tiến hành Offset dao
c) Chạy gia công chi tiết
d) Kiểm tra chi tiết gia công
b) Thao tác Offset dao:
Mục đích chính của offset dao để máy nhận ra gốc tọa độ chi tiết ( điểm W ), Để
thực hiện offset dao ta thực hiện các bước sau:

1. Click chuột vào biểu tượng xuất hiện màn hình ( 5.29 )

Hình 5.29: màn hình ở chế độ Manual


2. Nhấn F2 ( để đưa dụng cụ về điểm tham chiếu) xuất hiện hộp thoại machine
Reference ( Hình 5.30 )
+ Chọn All axes

Trang 122
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

+ Nhấn accept, nhấn và giữ F1 cho tới khi xuất hiện hộp thoại thông báo “Zero
search accomplished” thì thôi nhấn nút F1

Hình 5.30: Hộp thoại MACHINE REFERENCR

3. Offset dao theo phương Z ( Hình 5.31 )


+ Nhấn nút trái chuột vào nút Z- hoặc phím Z
Pagedown đưa đầu mũi dao chạm vào bề mặt
phôi. X
+ Khi đầu mũi dao chạm vào bề mặt của
phôi thì dừng lại. Ghi giá trị Z hiển thị trên màn
hình.
Hình 5.31: Offset dao theo Z

4. Offset dao theo phương X ( Hình 5.32 )


+ Nhấn chuột vào nút X- và X+, thực hiện thao tác di chuyển mũi dao
+ Khi mặt trụ dao chạm vào bề mặt bên hông của phôi thì dừng lại. Ghi giá trị X
hiển thị trên màn hình
 Chú ý: Xoay trục chính cho đường kính của dụng cụ cắt chạm vào bề mặt
phôi.
5. Offset dao theo phương Y ( Hình 5.32 )
+ Nhấn chuột vào nút Y- và Y+, thực hiện thao tác di chuyển mũi dao.
+ Khi mặt trụ dao chạm vào bề mặt bên hông của phôi thì dừng lại. Ghi giá trị Y
hiển thị trên màn hình.
 Chú ý: Xoay trục chính cho lưỡi cắt chạm vào bề mặt phôi.
Z Z

X Y

Trang 123
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Hình 5.32: Offset dao theo Phương X, Y

6. Nhập tọa độ của điểm offset dao

+ Click chuột vào nút Table

+ Chọn Origin table xuất hiện hộp thoại TABLE OF ORIGIN ( Hình 5.33 )

Hình 5.33: hộp thoại Table of origin

+ Nhập tọa độ điểm offset dao ( X, Y, Z ) mà dao T1 đã offset vào địa chỉ G53,
giá trị nhập vào như sau:
X0 = X + R ( R: bán kính dao )
Y0 = Y + R ( R: bán kính dao )
Z0 = Z
+ Nhấn accept ( chấp nhận )
c. Chạy gia công chi tiết
+ Nhấn chuột vào nút Auto
+ Nhấn F4 ( Exec )
+ Nhấn F1 ( Auto ) để gia công chương trình.
d. Kiểm tra chi tiết gia công

Trang 124
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

5.8 Bài tập lập trình Phay CNC


Bài tập 1: Viết chương trình gia công chi tiết như hình ( Hình 5.34 )

2
A-A

40

R13 6 R7

80
A A
50
48
32

30

23
33
46
72
80

Hình 5.34
N1 G74 N100 G01 X46 Y30
N10 G53 N110 G01 X46 Y50
N20 G90 G00 G17 S1000 T1.1 M03 N120 G01 Z3
N30 G00 X23 Y32 Z5 N130 G00 X72 Y32
N40 G01 Z-2 F40 N140 G01 Z-2
N50 G02 X23 Y48 R-10 F30 N150 G02 X72 Y48 R-10 F30
N60 G01 Z3 F40 N160 G01 Z3
N70 G00 X33 Y30 N170 G74
N80 G01 Z-2 N180 M30 M10
N90 G01 X33 Y50
Trang 125

Hình
Hình
5.32:
5.34
Offset dao theo Phương X, Y
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Bài tập 2: Viết chương trình gia công chi tiết hình ( Hình 5.35 ), sử dụng dao phay
ngón  14.

X
5

10 10
35

Y 105
85 R5

Ø30 R7

45
65
80

X
120

Hình 5.35
Chương trình gia công
N1 G74
N5 G53
N10 G90 G00 G17 S1000 T1.1 M03
N15 G41 G00 X7.5 Y12.5 Z5 ( Bù bán kính dao bên trái biên dạng chi
tiết)
N20 G01 Z-5 F80
N25 G01 X7.5 Y 67.5
N30 G02 X12.5 Y72.5 R5 F60
N35 G01 X107.5 F80
N40 G02 X112.5 Y67.5 R5 F60
Trang 126
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

N45 G01 Y12.5 F80


N50 G02 X107.5 Y7.5 R5 F60
N55 G01 X12.5 F80
N60 G02 X7.5 Y12.5 R5 F60
N65 G00 Z5
N70 G40 G00 X60 Y40 Z50 ( Bỏ bù bán kính dao )
N75 G87 G99 G00 X60 Y40 Z2 I-10 J42.5 K22.5 B4 C10 D2 H40 L2 F80
N80 G00 X60 Y40 Z50
N85 G88 G98 G00 G90 X60 Y40 Z-8 I-20 J15 B4 C10 D2 H40 L2 F80
N90 G80 X60 Y40
N95 M30

Bài 3:Viết chương trình gia công chi tiết hình (Hình 5.36 ), sử dụng dao phay ngón  10
Z

X
5

8
30

15

Y Ø10 ( 4 l? )

R5
100
80

Ø70

120
140
160

Hình 5.36
Trang 127
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Chương trình gia công


N1 G74
N5 G53
N10 G90 G00 G17 S1000 T1.1 M03
N15 G00 X80 Y50 Z50
N20 G87 G99 G00 X80 Y50 Z2 I-5 J60 K40 B2 C7 D2 H40 L1 F80
N25 G00 X80 Y50 Z50
N30 G88 G99 G00 G90 X80 Y50 Z-3 I-15 J35 B3 C7 D2 H40 L1 F80
N35 G00 X10 Y10 Z50
N40 G81 G99 G00 X10 Y10 Z2 I-10 F100 S500 N1
N45 G81 G99 G00 X150 Y10 Z2 I-10 F100 S500 N1
N50 G81 G99 G00 X150 Y90 Z2 I-10 F100 S500 N1
N55 G81 G99 G00 X10 Y90 Z2 I-10 F100 S500 N1
N60 G80 X0 Y0 Z50
N65 M30

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Trình bày quy tắc bàn tay phải và cách xác định chiều dương của trục X và
trục Y và trục Z của máy phay CNC ?
Câu 2: Xác định gốc tọa độ chi tiết W của máy phay CNC vẽ hình minh họa ?
Câu 3: Mục đích của việc bù bán kính dao G41, G42 ? Cho ví dụ minh họa lợi ích
của việc bù bán kính dao.
Câu 4: Trình bày cấu trúc lệnh các chu trình sau G81, G82, G87, G88, giải thích ý
nghĩa các thông số trong câu lệnh.
Câu 5: Trình bày 10 mã lệnh G và 5 mã lệnh M thông dụng nhất trong lập trình
phay CNC, giải thích ý nghĩa các mã lệnh này
Câu 6: Làm thế nào để soạn thảo một chương trình mới ? Hãy cho biết cách gọi một
chương trình lưu sẵn trong ổ cứng? Tại sao cần phải mô phỏng chương trình khi gọi
chương trình gia công ?
Câu 7:: Trình bày công dụng của lệnh phay đối xứng ? Giải thích ý nghĩa các mã
lệnh G10, G11, G12, G13
Câu 8: Khi gia công thực trên máy phay CNC có thể gặp dạng sai hỏng nào ? Trình
bày nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Trang 128
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Bài tập về nhà:


Bài1: Viết các lệnh G00 để dao di chuyển theo các đường cắt sau ( hình 5.37)
Y

P1
+60

P2
+40

+20
P3

P0 X

+20 +40 +60 +80


(G54)
Hình 5.37
+ Đo theo toạ độ tuyệt đối: G90
+ Đo theo toạ độ tương đối: G91
P0®P1:.....................................
P0®P1:.....................................
P1®P2:.....................................
P1®P2:.....................................
P2®P3:.....................................
P2®P3:.....................................
Bài tập 2: Viết các lệnh G01 để dao di chuyển theo các đường cắt sau ( hình 5.38)

Y
25

P5 P4
6

P3
P1 P2
24
10

+ Đo theo toạ độ tuyệt đối: G90 + Đo theo toạ độ tương đối: G91
Po X
20
P0®P1:..................................... P0®P1:.....................................
52
P1®P2:..................................... P1®P2:.....................................

P2®P3:..................................... P2®P3:.....................................
Trang 129
Hình 5.38
P3®P4:..................................... P3®P4:.....................................

P4®P5:..................................... P4®P5:.....................................

P5®P0:..................................... P5®P0:.....................................
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Bài tập 3: Viết các lệnh G01 để dao di chuyển theo các đường cắt sau ( hình 5.39)

Hình 5.39

+ Đo theo toạ độ tuyệt đối: G90 + Đo theo toạ độ tương đối: G91

P0®P1:..................................... P0®P1:.....................................

P1®P2:..................................... P1®P2:.....................................

P2®P3:..................................... P2®P3:.....................................

P3®P4:..................................... P3®P4:.....................................

P4®P5:..................................... Trang 130 P4®P5:.....................................

P5®P6:..................................... P5®P6:.....................................
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Bài tập 4: Viết chương trình gia công chi tiết ( Hình 5.40 ), sử dụng dao phay ngón 5

A-A
5
3
20

R12.5 R7.5
R7.5
65
80

A R12.5 A

65
80

Hình 5.40

Trang 131
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Bài 5: Viết chương trình gia công chi tiết sau ( Hình 5.41 )
Z A-A
X
W

5
20
Y

8 R4
R15
100

A
91
65
35
9

W 9 X
40
60
91
100

Hình 5.41

Trang 132
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Bài 6: Viết chương trình gia công chi tiết sau ( Hình 5.42 )

Z A-A

W
X
5
20

80

Y
R15 R2,5

60
52,5

A
42,25

5
17,75
7,5

W 7,5 X
32,5
47,5
62,5
72,5

Hình 5.42

Trang 133
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Bài 7: Viết chương trình gia công chi tiết sau ( Hình 5.43 )

Z
W X
5
25

Y
R1
5

W
A X
70
30
20

R2
5

7
12
27
37
42 100

Hình 5.43

Trang 134
Giáo trình công nghệ CNC Chương 5

Bài 8: Viết chương trình gia công chi tiết sau ( Hình 5.44)

Z A-A
W X

10
15
30

Ø60
100

80
50

X
W
50
80
100

Hình 5.44

Trang 135

You might also like