You are on page 1of 17

1.1 Tổng quan về chi tiết vát mép.

Nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn, tốc độ tăng trưởng ngày
càng cao, chất lượng hiệu quả, sức cạnh tranh của một số lĩnh vực và sản phẩm có
chuyển biến lớn.Danh mục các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường ngày
càng được mở rộng, một số sản phẩm thương hiệu Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc
tế.Trong cơ cấu nền kinh tế tỷ trọng nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp tiếp tục tăng.
Các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tiếp cận công nghệ tiên tiến hiện đại. Với
tốc độ chuyển giao công nghệ của một số ngành có bước tiến rõ rệt.
Tổng quan nền kinh tế Việt Nam phát triển trong những năm qua cho thấy việc đầu
tư cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh sự phát triển của các ngành công nghiệp, cơ khí và các
ngành công nghiệp khác là tất yếu.
Hầu hết các sản phẩm cơ khí đều cần phải vát mép để đảm bảo tính rắp ráp, an toàn
và thẩm mỹ. Các sản phẩm vát mép được chia làm 2 loại: dạng ống, trụ và dạng tấm.
Dạng ống thường dùng trong lĩnh vực năng lượng và sản xuấtvới các hệ thống
đường ống dẫn. Việc kết nối các ống lại với nhau cần độ chính xác và năng suất cao.
Do đó, cần có những máy chuyên dụng để vát mép và hàn các ống.

Hình 1.1.Vát mép dạng ống tròn


Dạng trụ, tấm thường dùng trong lĩnh vực chế tạo máy,chế tạo khuôn mẫu, đóng tàu và
các thiết bị công nghiệp.

1
    
Hình 1.2.Vát mép dạng trụ tấm
1.2 Tổng quan về máy vát mép.
1.2.1 Máy vát mép cầm tay.
Máy vát mép cầm tay có ưu thế trong việc vát mép các chi tiết có kích thước lớn.
Máy có thể vát mép dạng ống và dạng tấm. Ví dụ như máy LKF-200 của hãng sản xuất
Euroboor-Holland với các thông số kỹ thuật như sau:

Hình 1.3.Máy vát mép cầm tay


Bảng 1.1.Thông số kỹ thuật
Thông số kỹ thuật Đơn vị LKF-200
Công suất động cơ W 1100
Số vòng quay vòng 2850
Góc cắt ˚ 15˚-60˚
Độ dày vát mép mm 0-20
Kích thước máy mm 420x300x300
Trọng lượng máy kg 22
Nguồn điện v 110/220
+Nguyên lý hoạt động: Dao cắt được gắn trực tiếp lên mô tơ, khi vát mép nắm 2 tay
cầm điều chỉnh bàn máy tiếp xúc với chi tiết cần vát mép. Tùy theo biên dạng của chi

2
tiết cần vát mép mà quỹ đạo di chuyển là đường thẳng hay đường tròn, kết hợp với
chuyển động quay của dao cắt tạo ra quá trình vát mép chi tiết. Khi cần thay đổi góc
vát mép thì xoay bộ phận điều chỉnh góc và điều chỉnh thay đổi chiều sâu cắt.
Dao cắt
Mô tơ

Phôi

Hình 1.4.Sơ đồ nguyên lý máy


+ Ưu điểm:
- Gọn nhẹ, dễ dàng vận chuyển.
- Vát mép được nhiều biên dạng, kích thước khác nhau.
+ Nhược điểm:
- Năng suất không cao.
- Không vát mép được chi tiết có độ dày vát mép trên 20mm.
- Giá thành cao.
1.2.2 Máy vát mép tự động.
Máy vát mép cơ khí tự động model:SM20 của hãng sản xuất Simasv-Italia.

Hình 1.5.Máy vát mép bán tự động

3
Bảng 1.2.Thông số kỹ thuật
Thông số kỹ thuật Đơn vị LKF-200
Công suất động cơ Hp 3
Tốc độ m/p 3
Góc cắt ˚ 22˚30`-30˚-37˚31`-45˚
Góc vát mép Max PE40 Kg/mm2 ˚ 20˚-30˚
Góc vát mép Max PE50 Kg/mm2 ˚ 16˚-30˚
Đường kính ống vát mép Max mm 100
Độ dày vát mép mm 8-50
Kích thước máy mm 523x785x1110
Trọng lượng máy kg 340
Nguồn điện v 380v-50/60Hz
- Nguyên lý hoạt động: Đá mài được gắn trực tiếp trên mô tơ, chi tiết cần vát mép
được cố định trên hệ thống bánh lăn. Khi hệ thống bánh lăn chuyển động dẫn đến chi
tiết chuyển động tịnh tiến, kết hợp chuyển động quay của đá mài tạo ra quá trình vát
mép.Khi cần thay đổi góc vát mép chi tiết, ta thay đổi góc của đá mài.Điều chỉnh vít
để thay đổi chiều sâu vát mép.
Mô tơ

Đá mài

Phôi

Hình 1.6.Sơ đồ nguyên lý máy


- Ưu điểm:
+ SM20 là là loại máy vát mép công nghiệp chuyên dụng, ứng dụng trong
nhiều ngành công nghiệp khác nhau như: Cơ khí chế tạo kết cấu thép, đòng tàu…và
các sản phẩm khác
+ SM20 là dòng máy được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, máy đạt các chứng chỉ
của Châu Âu như ISO 9001, CE và các chứng chỉ chất lượng trên thế giới
+ Được trang bị động cơ công suất lớn đem lại hiệu quả làm việc cao.
+ Trang bị phần phụ tùng lựa chọn thêm giúp người sử dụng dễ dàng hơn ( không bao
gồm trong tổng giá thành).
+ Máy được trang bị hệ thống bánh xe cơ động, giúp việc điều chỉnh máy dễ dàng, hệ
thống ổn định điện áp khi dòng điện thay đổi bất thường.

4
+ Máy có các kích cỡ đĩa mài vát mép khác nhau, để ứng dụng cho các độ dày vật liệu
khác nhau.
+ Đặc biệt máy ngoài chức năng ứng dụng vát mép dạng thẳng còn có vátmép dạng
ống.
+ Bảng điều khiển điện tử, được trang bị hệ thống chống rung khi máy làm việc.
- Nhược điểm:
+ Giá thành rất cao.
1.2.3 Máy vát mép ống.
Máy sử dụng hệ thống kẹp phôi (ống) bằng cơ khí, với nguyên lý hoạt động là phôi
đứng yên, dao phay quay tròn. Sau khi gia công bề mặt gia công mịn và rất chính xác.
Máy có khả năng vát được mép ống trong và ngoài với các kiểu vát khác nhau như vát
côn, vát vuông…
Có khả năng gia công được các ống bằng thép cacbon, thép hợp kim, thép không gỉ
(inox), thép cường độ cao…
Hiệu suất hoạt động của máy cao.

Hình 1.7.Máy vát mép ống


Bảng 1.3.Thông số kỹ thuật
Thông số kỹ thuật Đơn vị PBM-4
Công suất động cơ Kw 3.2
Tốc độ v/p 195
Đường kính ống vát mép mm 20-116
Độ dày vát mép mm 8-50
Kích thước máy mm 900x740x1300
Trọng lượng máy kg 700

5
Nguồn điện v 400v-50Hz

1.2.4 Máy vát mép CNC.


Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất máy cắt CNC chuyên nghiệp đã cho ra
thị trường một dòng sản phẩm mới: Máy cắt và vát mép CNC với quy trình cắt plasma.
Mặc dù, ở thời điểm hiện tại, số tiền đầu tư một máy cắt vát mép CNC là khá lớn và
vượt quá khả năng của hầu hết các doanh nghiệp Việt nam, nhưng dòng máy cắt này
đã được ứng dụng nhiều trên thế giới và đặc biệt hiệu quả trong một số ngành công
nghiệp: đóng tàu, chế tạo nồi hơi, sản xuất đường ống chất lượng cao, chế tạo kết cấu
thép chính xác...
Thông thường, với  các nhu cầu hàn với vật liệu có độ dày lớn đòi hỏi phải có vát
mép mối ghép để đảm bảo độ ngấu của mối hàn. Tất cả các phương pháp vát mép
trước đây, dù là bằng cơ khí (máy phay, máy bào,...) hay cắt bằng quy trình nhiệt
(cắt ôxy, plasma,...), đều là các phương pháp cắt thủ công hay bán tự động, do đó năng
suất vát mép thấp. Với máy vát mép CNC-quy trình plasma, năng suất vát mép tăng
lên nhiều lần, đáp ứng rất hiệu quả cho các nhu  cầu sản xuất hàng loạt.
So với các phương pháp vát mép trước đây, vát mép bằng máy CNC quy trình
plasma có một số lợi thế sau:
- Năng suất cắt-vát mép cao
- Chất lượng vát mép đồng đều
-  Giảm thiểu biến dạng nhiệt ( đặc biệt là so với vát mép bằng mỏ cắt ôxy)
- Có thể vát mép với bất kỳ biên dạng nào (các phương pháp khác chủ yếu là vát
mép theo đường thẳng)
Điểm khác biệt giữa  máy cắt plasma CNC thông thường với máy cắt-vát
mép plasma CNC là một số chức năng của bộ điều khiển số và mỏ cắt. Trong khi với
máy cắt CNC thông thường, bộ điều khiển số chỉ hỗ trợ các chuyển động cắt theo hai
chiều (2D) thì với máy cắt -vát mép còn hỗ trợ thêm các chuyển động theo góc
nghiêng và trục xoay của mỏ cắt. Theo đó, phần mềm cắt (cutting software) cũng tích
hợp hỗ trợ các chức năng này. Mỏ cắt-vát mép có thể chuyển động với nhiều bậc tự do
gần như đầu công tác của robot. 

6
Hình 1.8.Máy vát mép CNC
Do đó, máy cắt vát mép plasma CNC có thể vát mép với biên dạng bất kỳ cho các
kiểu vát V,X,Y với các góc vát khác nhau.

Hình 1.9.Biên dạng vát mép


Với các máy cắt-vát mép CNC, có thể trang bị các hệ thống cắt plasma HPR-260,
HT-4001, HT-4400 của Hypertherm tùy theo độ dầy và loại vật liệu.
Air Liquide Welding, Messer, ProArc là các nhà sản xuất máy cắt CNC hàng đầu
thế giới đều có các dòng máy cắt- vát mép CNC với chất lượng tin cậy hàng đầu.
1.2.5 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy vát mép kim loại.

1 2

4
5
Hình 1.10.Cấu tạo máy vát mép kim loại
1.Công tắc 2.Mô tơ 3.Bàn máy
4.Bộ chỉnh góc vát mép 5.Điều chỉnh chiều sâu cắt

7
Nguyên lý hoạt động: Dao cắt được gắn trực tiếp lên mô tơ, chi tiết trượt tịnh
tiếntrên bàn máy, kết hợp chuyển động quay của mô tơ tạo ra quá trình vát mép chi
tiết. Khi cần thay đổi góc vát mép, thì xoay bộ phận điều chỉnh góc và điều chỉnh thay
đổi chiều sâu cắt.

Mô tơ

phôi

Dao cắt

Hình 1.11.Sơ đồ nguyên lý máy


Ưu điểm:
+ Vát mép được nhiều loại vật liệu khác nhau.
+ Dễ dàng thay đổi góc vát và chiều sâu vát mép.
+ Vận hành dễ dàng.
Nhược điểm:
+ Máy vận hành thủ công.
+ Năng suất thấp.
+ Giá thành cao.
1.2.6 Chọn phương án tối ưu để thiết kế chế tạo mô hình.
- Từ những máy vát mép đã tham khảo, để chọn phương án tối ưu cần căn cứ vào
những yêu cầu sau:
+ Kết cấu máy đơn giản, dễ chế tạo.
+ Dao cắt dễ tìm thấy trên thị trường.
+ Hệ thống điều khiển phôi đơn giản.
- Từ những yêu cầu trên ta tiến hành chọn sơ đồ nguyên lý máy như sau:
Dao cắt
Mô tơ

Phôi

Hình 1.12.Sơ đồ nguyên lý máy

8
1.3 Một số nghiên cứu ứng dụng máy vát mép kim loại.
1.3.1 Nghiên cứu ứng dụng thiết bị vát mép tấm.
Sử dụng khí acetyle + oxy để thực hiện quá trình cắt kim loại. Mỏ hàn được gắn trên
cần theo 1 góc xác định, cần được gắn trên con chạy thực hiện quá trình vát mép.
Phương pháp này đơn giản dễ thao tác nhưng độ chính xác không cao, chất lượng bề
mặt kém, năng suất thấp.

Hình 1.13.Sử dụng khí acetyle + oxy vát mép


1.3.2 Máy vát mép ống kiểu Y
Máy vát mép ống dạng cắt nguội được sử dụng để vát mép các loại ống trước khi
hàn, với đồ gá kẹp trong lòng ống máy có tính năng cơ động cao, nhanh và chính xác.
Các model sử dụng motor điện hoặc khí nén phù hợp với điều kiện thực tế môi trường
phòng chống cháy nổ.
Tính năng ưu việt:
- Cơ động, gọn nhẹ
- Vát nhanh và chính xác
- Cắt nguội, không gây ứng suất dư
- Lựa chọn nguồn động lực là điện (220V) hoặc khí nén
- Bền bỉ và ổn định.
Thông số kỹ thuật:
Kiểu kẹp: Kẹp trong lòng ống
Chiều dày thành ống tối đa: 15 mm
Phạm vi làm việc:
Vát mép ống từ 65 đến 159 mm.

9
Hình 1.14.Máy vát mép ống kiểu Y

1.4 Tổng quan về ứng dụng thiết bị điều khiển tự động.


1.4.1 Tổng quan về ứng dụng khí nén trong điều khiển.
Hệ thống điều khiển bằng khí nén được sử dụng ở những lĩnh vực mà ở đó nguy
hiểm, hay xảy ra cháy nổ, như các thiết bị phun sơn; các loại đồ gá kẹp chi tiết nhựa,
chất dẻo; hoặc là được sử dụng cho lĩnh vực sản xuất các thiết bị điện tử, vì điều kiện
vệ sinh môi trường tốt và an toàn cao. Ngoài ra hệ thống điều khiển bằng khí nén được
sử dụng trong các dây chuyền rửa tự động; trong các thiết bị vận chuyển và kiểm tra
của thiết bị lò hơi, thiết bị mạ điện, đóng gói, bao bì và trong công nghiệp hóa chất.
 Ưu, nhược điểm của hệ thống truyền động bằng khí nén.
 Ưu điểm.
- Do khả năng chịu nén( đàn hồi ) lớn của không khí, nên có thể trích chứa khí nén một
cách thuận lợi
- Có khả năng truyền tải năng lượng đi xa, vì độ nhớt động học của khí nén nhỏ và tổn
thất áp suất trên đường dẫn ít.
- Đường dẫn khí nén (thải ra) không cần thiết.
- Chi phí để thiết lập một hệ thống truyền động bằng khí nén thấp, vì hầu như trong
các nhà máy, xí nghiệp hệ thống đường dẫn khí nén đã có sẵn.
- Hệ thống bảo vệ quá áp suất được đảm bảo.
 Nhược điểm.
- Lực truyền tải trọng thấp
- Khi tải trọng trong hệ thống thay đổi thì vận tốc truyền cũng thay đổi vì khả năng đàn
hồi của khí nén lớn, cho nên không thể thực hiện những chuyển đổng thẳng hoặc quay
đều.
- Dòng khí nén thoát ra ở đường dẫn ra gây tiếng ồn.
1) Máy nén khí.
Áp suất khí được tạo ra từ máy nén khí, ở đó ăng lượng cơ học của động cưo điện
hoặc của động cơ đốt trong được chuyển đổi thành năng lượng khí nén và nhiệt năng.
 Nguyên lý hoạt động và phân loại máy nén khí
- Nguyên lý hoạt động
+ Nguyên lý thay đổi thể tích: không khí được đưa vào buồng chứa, ở đó thể tích của
buồng chứa sẽ nhỏ lại. Theo định luật Boyle – Mariotte áp suất trong buồng chứa sẽ
tăng lên.Máy nén khí hoạt động theo nguyên lý thể tích bao gồm: máy nén khí kiểu
pittong, bánh răng, cánh gạt .v.v..
+Nguyên lý động năng ( máy nén dòng): không khí được đưa vào bường chứa, ở đó áp

10
suất khí nén được tạo ra bằng động năng của bánh dẫn. Nguyên tắc hoạt động này tạo
ra lưu lượng và công suất lớn. Máy nén khí hoạt động theo nguyên lí này bao gồm:
máy nén khí kiểu ly tâm, máy nén khí dòng hỗn hợp.v.v..

Phân loại:
- Theo áp suất:
+ Máy nén khí áp suất thấp p < 15bar
+ Máy nén khí áp suất thấp p  15bar
+ Máy nén khí áp suất thấp p ≥300bar
- Theo nguyên lý hoạt động:
+ Máy nén khí theo nguyên lý thay đổi thể tích: máy nén khi kiểu pittong, máy nén khí
kiểu cánh gạt, máy nén khí kiểu root, máy nén khí kiểu trục vít.
+ Máy nén khí theo nguyên lý động năng: máy nén khí ly tâm, máy nén theo trục.

Máy nén pittông công nghiệp Máy nén pittông áp suất thấp
Hình 1.15.Máy nén khí
2) Cơ cấu chấp hành.
- Cơ cấu chấp hành có nhiệm vụ biến đổi năng lượng khí nén thành năng lượng cơ học.
- Cơ cấu chấp hành có thể thực hiện chuyển động thẳng (xylanh) hoặc chuyển động
quay (động cơ khí nén).
 Xy lanh tác động 2 chiều (xy lanh tác động kép).
Nguyên lý làm việc: Nguyên tắc hoạt động của xylanh tác động kép là áp suất khí
nén được dẫn vào cả 2 phía của xylanh.
Ký hiệu:
+ Xylanh tác động 2 chiều không có giảm chấn.

Hình

11
1.16.Xylanh tác động 2 chiều không có giảm chấn
+ Xylanh tác động 2 chiều có giảm chấn: Nhiệm vụ của cơ cấu giảm chấn là ngăn
chặn sự va đập của pittông vào thành của xylanh ở vị trí cuối hành trình. Người ta
dùng van tiết lưu một chiều để thực hiện giảm chấn.

Hình 1.17.Xylanh tác động 2 chiều có giảm chấn điều chỉnh


3) Các phần tử khí nén.
 Van đảo chiều
- Nguyên lí hoạt động
Nguyên lý hoạt động của van đảo chiều: khi chưa có tín hiệu tác động vào cửa (12)
thì cửa (1) bị chặn và cửa (2) nối với cửa (3). Khi có tín hiệu tác động vào cửa (12), ví
dụ tác động bằng dòng khí nén, nòng van sẽ dịch chuyển về phía bên phải, cửa (1) nối
với cửa (2) và cửa (3) bị chặn. Trường hợp tín hiệu tác động vào cửa (12) mất đi, dưới
tác động của lực lò xo, nòng van sẽ trở về vị trí ban đầu.
- Ký hiệu van đảo chiều
Chuyển đổi vị trí của nòng van được biểu diễn bằng các ô vuông liền nhau với các
chữ cái o,a,b,c… hay các chữ số 0, 1, 2, 3….
a 0 b a b
- Vị trí “ không” được ký hiệu là vị trí mà khi van chưa có tác động của tín hiệu ngoài
vào. Đối với van có 3 vị trí, vị trí ở giữa là vị trí “ không”. Đối với van có 2 vị trí thì vị
trí “ không” có thể là “a” hoặc là “ b “, thông thường vị trí “b” là vị trí “ không”.
Cửa nối van được ký hiệu như sau: Theo t/c ISO5599 Theo t/c ISO1219
Cưa nối với nguồn khí: 1 P
Cửa nối làm việc 2,4,6,… A,B,C,…
Cửa xả khí 3,5,7,… R,S,T,…
Cửa nối với tín hiệu điều khiển 12,14,… X,Y,…
- Bên trong ô vuông của mỗi vị trí là các đường thẳng có hình mũi tên, biểu diễn
hướng chuyển động của dòng qua van.Trường hợp dòng van bị chặn được biểu diễn
bằn dấu gạch ngang.

12
Hình 1.18.Ký hiệu các cửa van nối của van đảo chiều
+ Van đảo chiều 5/2
Tác động bằng cơ – đầu dò

Hình 1.19.Van 5/2 tác động bằng cơ- đầu dò


Tác động bằng khí nén:

Hình 1.20.Van 5/2 tác động bằng khí nén

Một số hình ảnh của van đảo chiều 5/2

  
Hình 1.21.Van đảo chiều 5/2
 Van tiết lưu 1 chiều
Ký hiệu van tiết lưu một chiều

A B

13
Hình ảnh van tiết lưu kèm van một chiều

 an điều chỉnh áp suất


a. Nguyên lý làm việc
Van điều chỉnh áp suất có nhiệm vụ giữ cho áp suất không đổi cả khi có sự thay
đổi bất thường của tải trọng làm việc ở phía đầu ra hoặc sự dao động áp suất ở đầu
vào.
Nguyên lý làm việc: khi điều chỉnh trục vít, tức là điều chỉnh vị trí của đĩa van.
Trong trường hợp áp suất của đầu ra tăng so với áp suất được điều chỉnh, khí nén sẽ
qua lỗ thông tác dụng lên màng, vị trí kim van sẽ thay đổi, khí nén sẽ qua cửa xả khí ra
ngoài. Đến khi áp suất ở đầu ra giảm xuống bằng áp suất được điều chỉnh thì kim van
sẽ trở về vị trí ban đầu.
b. Ký hiệu van điều chỉnh áp suất

R
P A P A

Van điều áp không có cửa xả khí Van điều áp có cửa xả khí


Hình ảnh van điều chỉnh áp suất

  

Hình 1.23.Van điều chỉnh áp suất


Van điều áp có điều chỉnh áp suất to nhỏ bằng nút vặn to nhỏ có tác dụng tránh hiện
tượng quá áp trong hệ thông điều khiển.
 Các phần tử điện

14
a) Nút ấn.
- Nút ấn đóng- mở: Khi chưa tác động thì chưa có dòng điện chạy qua (mở),khi tác
động thì dòng điện sẽ đi qua.
- Nút ấn chuyển mạch sẽ chuyển trạng thái của mạch.

Nút ấn đóng – mở Nút ấn chuyển mạch

Một số hình ảnh nút ấn

Hình 1.24.Nút ấn

b) Công tắc hành trình


Nguyên tắc hoạt động: Khi con lăn chạm vào cữ chặn thì tiếp điểm 1 nối với
tiếp điểm 4. Cần phân biệt các trường hợp công tắc hành trình thường đóng và công
tắc hành trình thường mở.
Cấu tạo và ký hiệu của công tắc hành trình.

Hình 1.25.Công tắc hành trình


1.4.2 Tổng quan về điều khiển cơ khí trong máy vát mép.
a) Chuyển động tịnh tuyến.
Sử dụng cơ cấu thanh trượt – bạc trượt để truyền chuyển động tịnh tuyến.

15
Hình 1.26.Thanh trượt và bạc trượt
Ưu điểm của bạc trượt bi cầu:
- Khả năng chịu tải cao do số lượng bi tiếp xúc với thanh trược nhiều.
- Giảm đáng kể lực ma sát tác dụng lên thanh trượt.
- Đơn giản, giá thành rẻ.
b) Chuyển động quay.
Sử dụng cơ cấu bánh răng.

Hình 1.27.Các dạng bộ truyền


1.4.3 Tổng quan về điều khiển tốc độ động cơ bằng biến tần.
a) Biến tần nguồn áp:
Được sử dụng hầu hết trong các biến tần hiện nay.Tốc độ của động cơ không đồng
bộ tỉ lệ trực tiếp với tần số nguồn cung cấp. Do đó, nếu thay đổi tần số của nguồn cung
cấp cho động cơ thì cũng sẽ thay đổi được tốc độ đồng bộ, và tương ứng là tốc độ của
động cơ.
Tuy nhiên, nếu chỉ thay đổi tần số mà vẫn giữ nguyên biên độ nguồn áp cấp cho
động cơ sẽ làm cho mạch từ của động cơ bị bão hòa.Điều này dẫn đến dòng từ hóa
tăng, méo dạng điện áp và dòng điện cung cấp cho động cơ gây ra tổn hao lõi từ, tổn
hao đồng trong dây quấn Stator.Ngược lại, nếu từ thông giảm dưới định mức sẽ làm
giảm moment của động cơ.
Vì vậy, khi giảm tần số nguồn cung cấp cho động cơ nhỏ hơn tần số định
mức thường đi đôi với giảm điện áp cung cấp cho động cơ. Và khi động cơ hoạt động
với tần số định mức thì điện áp động cơ được giữ không đổi và bằng định mức do giới

16
hạn của cách điện của Stator cũng như của điện áp nguồn cung cấp, moment của động
cơ sẽ bị giảm.

17

You might also like