You are on page 1of 5

Giáo trình công nghệ CNC Chương 1

Chương 1
KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KHIỂN SỐ

 MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:


Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:
* Trình bày được các khái niệm NC, DNC, CNC, FMS, CIM
* Phân biệt được hệ điều khiển NC và hệ điều khiển CNC.
* Phân biệt được hệ thống sản suất FMS và CIM

 NỘI DUNG:
1.1 NC (Numerical Control)
1.2 DNC (Direct Number Control)
1.3 CNC (Computer Numerical Control)
1.4 FMS (Flexible Manufacturing System)
1.5 CIM
Câu hỏi ôn tập

Trang 1
Giáo trình công nghệ CNC Chương 1

Chương 1
KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ĐIỀU KHIỂN SỐ

1.1 NC (NUMERICAL CONTROL):


NC viết tắt của từ Nummerical Control: Là điều khiển số, về thực chất đây là một
quá trình tự động điều khiển các hoạt động của máy ( Như máy cắt kim loại, Robot, …)
trên cơ sở các dữ liệu được cung cấp là ở dạng mã số nhị nguyên bao gồm các chữ số, số
thập phân, các chữ cái. Điều khiển số ra đời với mục đích điều khiển các quá trình công
nghệ gia công cắt gọt trên các máy công cụ.
Điều khiển số là một hệ thống điều khiển mà mỗi hành trình được điều khiển theo
số, mỗi thông tin đơn vị ứng với một dịch chuyển gián đoạn của cơ cấu chấp hành. Đại
lượng này có tên gọi là giá trị xung. Cơ cấu chấp hành có thể dịch chuyển với một đại
lượng bất kỳ ứng với giá trị xung. Như vậy khi biết giá trị xung q và đại lượng dịch
chuyển L của cơ cấu chấp hành ta có thể xác định được số lượng xung N theo công thức
sau: L = qN
Lịch sử phát triển của NC bắt nguồn từ các mục đích về quân sự và hàng không vũ
trụ khi mà yêu cầu các chỉ tiêu về chất lượng của các máy bay, tên lửa, xe tăng… là cao
nhất. Ngày nay lịch sử phát triển NC đã trải qua các quá trình phát triển không ngừng
cùng với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin.

1.2 DNC ( DIRECT NUMERICAL CONTROL ):


DNC viết tắt direct numerical control: Là một hệ thống mạng kết nối nhiều máy
CNC dưới sự quản lý của một máy tính trung tâm với mục đích khai thác có hiệu quả
như bố trí và sắp sếp các công việc trên từng máy, tổ chức sản xuất và quản lý chất
lượng sản phẩm….( Hình 1.1 )

Máy CNC 1

Hình 1.1: Mô hình điều khiển DNC

Trang 2
Giáo trình công nghệ CNC Chương 1

Máy tính trung tâm có thể nhận những thông tin từ các bộ điều khiển CNC để hiệu
chỉnh chương trình hoặc có thể đọc những dữ liệu từ máy công cụ CNC.
Trong một số trường hợp máy tính trung tâm đóng vai trò chính trong việc lựa
chọn những chi tiết gia công theo thứ tự ưu tiên để phân chia đi các máy khác nhau.

 Ưu điểm của hệ thống điều khiển DNC:


So với các máy công cụ CNC đơn lẻ thì một hệ thống điểu khiển DNC có các ưu
điểm sau:
- Công tác tổ chức ở xí nghiệp được cải tiến tốt hơn.
- Khả năng truy cập nhanh các chương trình và các thông tin hỗ trợ.
- Giảm thiểu thời gian dừng máy của máy công cụ CNC bởi sự sẵn sàng
liên tục của các chương trình NC, dụng cụ cắt và vật liệu gia công.
- Giảm thiểu các lỗi khi nhập dữ liệu.
- Kiểm tra danh mục dữ liệu máy và dữ liệu xí nghiệp tạo điều kiện cho
người sử dụng kiểm soát thường xuyên và lưu trữ các dữ liệu sản xuất
(thời gian chính, thời gian phụ, thời gian dừng của máy …), các chỉ dẫn bảo
trì và các chỉ dẫn nguyên nhân lỗi.

1.3 CNC (COMPUTER NUMERICAL CONTROL):


CNC viết tắt computer numerical control: Là điều khiển số với sự trợ giúp của
máy tính. Ở đây cần phân biệt rõ hệ điều khiển NC và hệ điều khiển CNC
Trong hệ điều khiển NC, các thông số hình học của chi tiết gia công và các lệnh
điều khiển được cho dưới dạng dãy các con số.
Hệ điều khiển NC hoạt động theo nguyên tắc sau: Sau khi mở máy các lệnh thứ
nhất và thứ hai được đọc. Khi quá trình đọc kết thúc máy mới bắt đầu thực hiện lệnh thứ
nhất, trong thời gian này thông tin của lệnh thứ hai nằm trong bộ nhớ của hệ thống điều
khiển. Sau khi hoàn thành lệnh thứ nhất máy mới bắt đầu thực hiện lệnh thứ hai lấy từ
bộ nhớ ra. Trong khi thực hiện lệnh thứ 2 hệ điều khiển đọc lệnh thứ 3 và đưa vào chỗ
của bộ nhớ mà lệnh thứ 2 vừa được giải phóng ra.
Nhược điểm cơ bản thứ nhất của hệ NC là khi gia công các chi tiết tiếp theo trong
loạt thì hệ điều khiển NC lại phải đọc lại tất cả các lệnh từ đầu và như vậy sẽ không
tránh khỏi những sai sót của bộ tính toán của hệ điều khiển, do đó chi tiết gia công sẽ
dễ bị phế phẩm.
Nhược điểm cơ bản thứ hai của hệ NC do cần nhiều câu lệnh chứa trong băng đục
lỗ ( Băng đục lỗ là băng trên đó có các lỗ đột ) nên khả năng mà chương trình bị dừng
lại thường xuyên xảy ra, ngoài ra băng đục lỗ mau mòn và bị bẩn trong quá trình làm
việc sẽ gây lỗi cho chương trình.
Hệ điều khiển NC là hệ điều khiển cứng, vì khi thay đổi hình dạng chi tiết gia
công ta phải thay đổi băng đục lỗ, băng từ…
Hệ điều khiển CNC là hệ điều khiển có sự tham gia của máy vi tính, nhà chế tạo
máy CNC cài vào máy tính một chương trình điều khiển cho từng loại máy.
Trang 3
Giáo trình công nghệ CNC Chương 1

Hệ điều khiển CNC là hệ điều khiển mềm cho phép thay đổi và hiệu chỉnh chương
trình gia công, nó có kích thước nhỏ gọn, có những ưu điểm hơn so với hệ điều khiển
NC ví dụ hệ điều khiển CNC có thể hiệu chỉnh những sai số cố định của máy.
1.4 FMS (Flexible Manufacturing System):
FMS viết tắt Flexible Manufacturing System: Là hệ thống sản xuất linh hoạt, là
các hệ thống khác nhau ở mức độ cơ giới hoá, di chuyển tự động, và điều khiển bằng
máy. Một FMS là một hệ thống được thể hiện với sự gia tăng máy móc và sự tự động:
modun sản xuất linh hoạt, theo ô, nhóm, hệ thống sản xuất, và dây chuyền.
Nhìn chung, chủng loại sản phẩm sẽ tăng lên từ sản xuất theo modun đến hệ
thống sản xuất linh hoạt. Hệ thống sản xuất linh hoạt là sự chọn lựa tốt nhất cho loại
hình sản xuất đa chủng loại nhưng sản lượng thấp.
1.5 CIM (Computer Integrated Manufacturing):
CIM viết tắt computer integrated manufacturing là hệ thống sản xuất tích hợp có
trợ giúp của máy tính.
CIM là hệ thống sản xuất tự động hoàn chỉnh có sự trợ giúp của máy tính. Trong
hệ thống CIM các chức năng thiết kế và chế tạo được gắn kết với nhau, cho phép tạo ra
những sản phẩm nhanh chóng bằng các quy trình sản xuất linh hoạt và hiệu quả. Khái
niệm về CIM tuy chưa xuất hiện lâu (vào đầu những năm 70) nhưng ngày nay đã trở
thành quen thuộc trong sản xuất hiện đại.
Cùng với sự phát triển của sản xuất, sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt
là trong lĩnh vực tự động hoá và phần mềm máy tính thì một hệ thống CIM được triển
khai ở một cơ sở sản xuất công nghiệp ngày càng trở nên quen thuộc và trở thành chiến
lược nền tảng của tích hợp các thiết bị và hệ thống sản xuất thông qua các máy tính
hoặc các bộ vi xử lí.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về CIM tuỳ thuộc vào mục đích ứng dụng của
nó, sau đây là một số các định nghĩa về CIM tiêu biểu và ngày càng được công nhận
rộng rãi trên thế giới :
Hiệp hội các nhà sản xuất SME (Society of Manufacturing Engineers) định nghĩa
về CIM như sau: CIM là một hệ thống tích hợp có khả năng cung cấp sự trợ giúp của
máy tính cho tất các các chức năng thơng mại của một nhà máy sản xuất, từ khâu tiếp
nhận đơn đặt hàng, thiết kế, sản xuất, cho đến khâu phân phối sản phẩm đến tay khách
hàng
Công ty máy tính IBM của Mỹ định nghĩa: CIM là một ứng dụng, có khả năng
tích hợp các nguồn thông tin về thiết kế sản phẩm, kế hoạch sản xuất, thiết lập và điều
khiển các nguyên công trong toàn bộ quá trình sản xuất.
Một hệ thống CIM có thể được xem tạo thành từ các phân hệ sau:
- Hệ thống CAD/CAM
- Các tế bào gia công
- Hệ thống cấp liệu
- Hệ thống lắp ráp linh hoạt

Trang 4
Giáo trình công nghệ CNC Chương 1

- Hệ thống mạng LAN nội bộ liên kết các thành phần trong hệ thống
- Hệ thống kiểm tra và các thành phần khác.

CÂU HỎI ÔN TẬP:


1. Khái niệm NC, CNC, so sánh sự giống nhau và khác nhau của hệ điều khiển NC
và hệ điều khiển CNC
2. Khái niệm DNC, vẽ hình minh họa nguyên tắc hoạt động của một hệ thống DNC
3. So sánh sự giống và khác nhau của hệ thống sản xuất FMS và CIM, theo em ở
Việt Nam đã có công ty nào ứng dụng thành công hệ thống sản xuất CIM?
4. Tự liên hệ tìm hiểu hệ thống sản xuất CIM mà em biết?

Trang 5

You might also like