You are on page 1of 4

4.

3 Những nhóm cơ bản hình thành nên hệ thống JIT

1. Product design

 Phụ tùng tiêu chuẩn hóa

→ Tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất

 Thiết kế sản phẩm theo hướng module

Module là tập hợp những linh kiện mà xem như là linh kiện duy nhất. Ví dụ xe máy có
rất nhiều linh kiện, ngta xem những động cơ là linh kiện duy nhất để cấu thành xe máy
→ quy trình lắp ráp đơn giản. Liệt kê linh kiện chính: động cơ, khung sườn, hệ thống
dây điện,… Vấn đề quản lý linh kiện lắp ráp trở nên đơn giản → Quy trình sản xuất
đơn giản Nhược điểm: hệ thống sản xuất không còn linh hoạt Delay differentiation

 Chất lượng:

Quan điểm của JIT chất lượng là yếu tố sống còn. Chất lượng sản phẩm phải đến từ
chất lượng của quy trình sản xuất.

 Concurrent Engineering

Tất cả những bộ phận có liên quan trong quá trình sản xuất đều phải tham gia song
hành nên JIT thường xuyên tổ chức những cuộc họp để những bộ phận có liên quan
cùng xây dựng sản phẩm mà không mất thời gian, chi phí chỉnh sửa quá trình sản xuất.

2. Process design

 Sản xuất theo lô nhỏ Từ những lô lớn sẽ tách ra thành từng lô nhỏ. Ví dụ 100
sản phẩm giao trong vòng 10 ngày thì tách ra mỗi ngày làm 10 sản phẩm. Điều
này giúp doanh nghiệp:

Ít tồn kho trong sản xuất do sản xuất theo lô nhỏ

Chi phí vận chuyển thấp: nếu sản xuất theo lô lớn, tiết kiệm chi phí cho 1 lần vận
chuyển nhưng lại không sử dụng hết thì đó là sự dư thừa, lãng phí không cần thiết.

Ít tốn không gian: do cần bao nhiêu sản xuất bấy nhiêu nên không cần không gian để
trữ sản phẩm.

Ít làm lại khi hư hỏng xảy ra: do sản xuất theo lô nhỏ nên có thể dễ dàng kiểm soát
hư hỏng, nếu có phát hiện hư hỏng thì chỉ cần sửa chửa theo số lượng nhỏ → sửa chữa
dễ dàng hơn.

Ít hàng tồn phải giải phóng trước khi cải tiến sản phẩm: sản xuất theo lô lớn khiến
doanh nghiệp mất nhiều thời gian, chi phí để thanh lý sản phẩm → mất đi cơ hội. Khi
sản xuất theo lô nhỏ → ít sản phẩm → giải phóng hàng hóa không mất quá nhiều chi
phí.
Sự cố sản xuất dễ phát hiện hơn

Linh hoạt hơn trong việc lập lịch sản xuất

 Giảm thời gian thiết lập sản xuất:

Sản xuất theo lô nhỏ. Giảm số lần thực hiện trong dây chuyền sản xuất → nhanh, đơn
giản

Công cụ, dụng cụ, quy trình thiết lập dây chuyền sản xuất → Cố gắng tiêu chuẩn hóa,
đơn giản hóa → Thời gian thực hiện nhanh hơn. Công cụ, dụng cụ đa năng phục vụ
cho hoạt động sản xuất, nếu sử dụng công cụ chuyên môn hóa thì phải mất thời gian
thay thế.

Group technology: gom nhóm những sản phẩm có đặc điểm giống nhau để giảm thời
gian thiết lập dây chuyền sản xuất

 Sử dụng tổ sản xuất (Manufacturing cell)

Giảm thời gian thay đổi hệ thống làm việc: tổ hợp sản xuất có thể tạo ra những sản
phẩm tương tự nhau → không cần thay đổi dây chuyền sản xuất

Tận dụng tốt thiết bị sản xuất: thiết bị sản xuất được dùng để sản xuất những sp tương
tự nhau → tận dụng tối ưu chức năng thiết bị

Sử dụng công nhân đa năng: tập trung nhiều máy móc, công nhân có chức năng khác
nhau → có thể sử dụng công nhân đa năng → linh hoạt hơn trong vấn đề sử dụng công
nhân

 Liên tục cải tiến chất lượng (Quality Improvement)

Những rủi ro xảy ra → làm gián đoạn hđsx

Công nghệ dùng để xác định lỗi trong hoạt động sản xuất (Jidoka): vận hàng tự động
dựa vào cảm biến. Nếu có lỗi xảy ra dây chuyền sx sẽ lập tức dừng lại, vì nếu tiếp tục
hoạt động lỗi sẽ càng nghiêm trọng hơn.

Báo hiệu cho người quản lý bằng hệ thống Andon: là một hệ thống đèn (3 nút bấm
xanh, đỏ, vàng) ở mỗi trạm làm việc. Khi phát hiện lỗi sẽ bấm vào nút đỏ nếu nghiêm
trọng, nút vàng nếu lỗi có thể khác phục được, nút xanh nếu không có lỗi.

Sau khi tìm được nguyên nhân gây ra lỗi → điều chỉnh quy trình sản xuất → đảm bảo
lỗi sẽ không xảy ra trong tương lai

 Tăng tính linh hoạt của quá trình sản xuất (Production Flexibility)

Giảm thời gian thay đổi hệ thống làm việc


Sử dụng chế độ bảo dưỡng thường xuyên để giảm sự cố và thời gian chết: nhà sản xuất
đẫ đề xuất thời gian bảo hành thiết bị → tuân theo khuyến nghị để giảm sự cố

Sử dụng công nhân đa năng

Sản xuất theo lô nhỏ

Sử dụng hàng tồn ngoại vi: hàng tồn nằm ngoài phạm vi sử dụng nên xếp riêng để
không gây vướng víu, cản trở cho quá trình sản xuất

Để dành năng lực sản xuất cho khách hàng quan trọng: ví dụ có 3 dây chuyền sản xuất
thì chỉ sử dụng 2 dây chuyền để phòng trường hợp khách hàng đặt hàng mà cả 3 dây
chuyền đều đang sản xuất không thể dừng lại.

 Lưu trữ hàng tồn kho

Quan điểm của JIT là giảm lượng hàng tồn kho chứ không loại bỏ.

 Phương pháp Fail-safe

Treo biển cảnh báo ở những khu làm việc (khu khí thải độc hại, nhiệt độ cao, cường độ
ánh sáng mạnh,…) để người lao động nhận biết và chủ động phòng tránh → tránh
được tai nạn lao động → quá trình sản xuất an toàn hơn

3. Tổ chức/Nhân sự

 Công nhân là tài sản của doanh nghiệp

Đối với JIT, công nhân là người trực tiếp quyết định chất lượng sản phẩm, là yếu tố
sống còn của doanh nghiệp. Công nhân có nhiều quyền lực hơn so với mô hình truyền
thống, họ có thể tự quyết định vấn đề nằm trong phạm vi công việc mà không cần báo
cáo cấp trên (còn lại phải báo cáo)

 Công nhân được đào tạo đa năng


 Cải tiến liên tục

Công nhân là người trực tiếp tiếp xúc với sản phẩm, quy trình sản xuất → là người
hiểu sản phẩm nhất. Đối với JIT, khi máy móc hư hỏng, công nhân cũng phải tham gia
vào quá trình đó để khoanh vùng sửa chữa nhanh chóng hơn

 Tính toán chi phí

Cùng 1 vị trí mức lương có thể sẽ khác vì JIT sẽ dựa vào tính chất công việc: độ nguy
hiểm, phức tạp,… để trả lương

 Quan hệ lãnh đạo và quản trị dự án

4. Hoạch định và kiểm soát sản xuất


 Close vendor relationship

Khuyến khích sử dụng mô hình sx giống JIT đang dùng → đồng nhất về mô hình hđ
→ hiểu rõ nhau hơn

Kiểm soát về SL và CL (quan trọng nhưng không đem lại giá trị) → JIT chuyển cho
nhà cung cấp, xây dựng mối quan hệ gần gũi

Nguồn cung khá hạn chế do JIT không muốn đa dạng hóa nguồn cung(vì mất thời gian
ảnh hưởng đến cơ hội), JIT ưu tiên chọn nhà cung cấp cũ → thấu hiểu nhau dễ dàng
làm việc

Lựa chọn nhà cung cấp địa phương, ở gần: nguyên vật liệu bị lỗi, hư hỏng sẽ dễ dàng
khắc phục. Vấn đề về cung ứng được giải quyết nhanh chóng hơn.

Giá cả: chỉ là yếu tố thứ yếu. Với điều kiện đặt hàng chất lượng cao nên JIT lựa chọn
ngvl tương ứng với những gì JIT đòi hỏi

 Giảm những chi phí không liên quan đến hđsx: hạn chế hoặc giảm số lần thực
hiện hoạt động
 Giữ môi trường làm việc sạch sẽ (5S’s activities)

Hoạt động 5S

Seiri (sort): loại bỏ những thứ không cần thiết ra khỏi hđsx

Seiton (set in order): sắp xếp theo thứ tự

Seisou (shine): sạch sẽ → đem lại tinh thần thoải mái cho người công nhân. Môi
trường bẩn → ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động

Seiketsu (standardize): tiêu chuẩn hóa. Tạo thành thói quen xây dựng quy trình cho
các hđ → trở thành thói quen → tăng tốc độ làm việc

Shitsuke (Sustain): bền vững. PP Fail-safe method → ghi nhớ → thói quen → chủ
động phòng ngừa. Cơ chế thưởng phạt → có động lực

You might also like