You are on page 1of 16

Chương 3: Giải pháp Logistics

Chương 3: GIẢI PHÁP LOGISTICS


Mục tiêu: Sau khi học xong chương này, sinh viên có thể:
- Hiểu được các giải pháp logistics
- Hiểu được công cụ Lean
- Vận dụng các giải pháp logistics và công cụ Lean
- So sánh được một số công ty cung cấp giải pháp tại Việt Nam và trên thế giới
3.1. Giải pháp Logistics:
Như đã trình bày trong các chương trước, Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị
trí và thời điểm, lưu chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu vào nguyên thủy
cho đến tay người tiêu d ùng cuối cùng một cách hiệu quả, thông qua các hoạt động
kinh tế. Nội dung chính yếu nhất của logistics là quá trình tối ưu hóa, tiêu chuẩn hóa
các quy trình, là tìm những giải pháp để tối ưu hóa các nguồn lực cốt lõi, tối ưu hóa
mọi thao tác, để loại bỏ mọi lãng phí ở bất kỳ khâu nào, điểm nào trong toàn bộ quá
trình hoạt động, trong đó có vận chuyển, dự trữ, để tăng năng xuất lao động, hạ giá
thành đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, để có thể đáp ứng nhu cầu
của khách hàng một cách tốt nhất. Mục tiêu của cá c giải pháp logistics là cung cấp cho
khách hàng đúng sản phẩm (cả về số lượng, chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm, nguồn gốc, thân thiện với môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững),
đúng thời điểm và địa điểm, với chi phí thấp nhất có th ể.
Cùng với sự phát triển của nhân loại, đặc biệt là toán học và công nghệ thông
tin, giờ đây người ta đã tìm ra vô số các giải pháp logistics và danh mục các giải pháp
sẽ còn dài mãi, bất tận. Những giải pháp này đã, đang và sẽ được áp dụng rộng rãi trên
trái đất và mang lại lợi ích to lớn cho loài người. Các giải pháp logistics là công cụ đắc
lực giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, tồn tại và phát triển, trong
điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Do không tìm hiểu thấu đáo, nên có khô ng ít người cho rằng: các giải pháp
logistics là những phần mềm phức tạp, rất khó xây dựng cũng như áp dụng. Nhưng sự
thật không phải là như vậy. Giải pháp logistics bao gồm cả phần cứng và phần mềm,
bao gồm cả những giải pháp từ giản đơn đến phức tạp, nếu quan tâm và muốn ứng
dụng, thì có thể áp dụng được. Có những giải pháp bắt đầu từ những cái rất đơn giản,
nhưng lại mang về hiệu quả to lớn. Bạn hãy đừng quên, ngay cả những phần mềm
logistics phức tạp ngày hôm nay, cũng bắt nguồn từ những bài toán vận tả i, bài toán tối
ưu về pha cắt vật liệu, pha trộn hóa chất, sắp xếp người làm việc trong một nhóm sao
cho thích hợp, những bài toán tối thiểu về chi phí, tối đa hóa lợi nhuận…mà bạn đã

Giáo trình Logistics Trang 53


Chương 3: Giải pháp Logistics

học từ những năm đầu cao đẳng. Cơ sở để loại trừ mọi lãng phí, tối ưu hó a mọi thao
tác, tăng năng suất lao động…chính là công nghệ Lean với các kỹ th uật 5S, One Piece
Flow, Kaizen…đã được giới thiệu trong môn Quản trị chất lượng và quản trị tác
nghiệp. phần tiếp theo chúng ta sẽ điểm lược lại những kiến thức cơ bản và hết sức cần
thiết này.
3.2. Công cụ Lean
3.2.1. Lean là gì?
Lean trong tiếng Anh có nghĩa là sự tinh gọn, mạch lạc hay liền lạc. Do buổi
đầu xuất hiện thuật ngữ “lean” gắn liền với sản xuất “ Lean manufacturing” – “ Sản
xuất tinh gọn”, nên không ít người lầm tưởn g rằng chỉ có trong sản xuất mới cần đến
Lean và mới có thể áp dụng Lean. Thực ra Lean có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực
của cuộc sống: sản xuất, cung cấp dịch vụ, y tế, giáo dục, thương mại…đặc biệt áp
dụng rất thành công trong ngành logistics. Lean được áp dụng trong quản lý doanh
nghiệp, thậm chí được áp dụng trong cả quá trình tư duy. Trong điều kiện nền kinh tế
số, người ta rất cần tư duy tinh gọn, nhanh nhạy, mạch lạc, rõ r àng và chính xác. Cho
đến nay, Lean đã phát triển ở ba cấp độ: Lean Manufactu ring (sả n xuất Lean), Lean
Enterprise (Doanh nghiệp Lean) và Lean Thinking (Tư duy Lean).
Có nhiều định nghĩa khác nhau về Lean, chúng tôi ủng hộ quan điểm của Steve
Novak, coi Lean hay hệ thống quản lý Lean là một triết lý kinh doanh, theo đó phải
tiến hành cải tiến liên tục, phải luôn tìm cách làm tốt hơn, hiệu quả hơn, nhờ sử dụng
các phương pháp và kỹ thuật để loại bỏ mọi lãng phí ( Waste) ra khỏi hệ thống. Để hiểu
rõ hơn về Lean, ta quay về tìm hiểu kỹ hơn về cấp độ đầu tiên của Lean – Lean
manufacturing – sản xuất tinh gọn.
3.2.2. Lean manufacturing
Thuật ngữ “ Lean manufacturing” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1990, trong
cuốn sách “Cỗ máy làm thay đổi cả thế giới” (The Machine that c hànged the World)
của tác giả James Womack, Daniel Jones và Danile R oos. Trong cuốn sách này, Lean
được sử dụng làm tên gọi cho hệ thống phương pháp giúp liên tục cải tiến các quy
trình sản xuất kinh doanh.
Theo ông Chalre Robinson, chuyên gia hàng đầu của Hóa Kỳ về các giải pháp
Lean manufacturing, người đã từng có 35 ki nh nghiệm trong lĩnh vực này và đã từng
tư vấn về Lean cho các khách hàng nổi tiếng, như: Ford, Boeing, Toyota,… thì sản
xuất tinh gọn (Lean Manufacturing/Lean Production) là hệ thống các công cụ và
phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí t rong quá trình sản xuất, tăng

Giáo trình Logistics Trang 54


Chương 3: Giải pháp Logistics

sản lượng và rút ngắn thời gian sản xuất, thời gian giao hàng, từ đó tiết kiệm chi phí
tối đa, đem lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp. Tư tưởng cốt lõi Lean Manufacturing
là liên tục loại bỏ mọi lãng phí.
Vậy lãng phí là gì ? Khi quan sát quá trình sản xuất, Taiichi Ohno, người Nhật
Bản đầu tiên đã nhận ra hiện tượng: nếu xem quá trình sản xuất là một dòng giá trị
(Value Stream) – dòng chuyển động và biến đổi của sản phẩm từ đầu vào của nguyên
vật liệu cho đến khi thành sản p hẩm tới tay khách hàng, thì trong dòng giá trị đó, chỉ
có một số hoạt động được xem là có giá trị (Value Added), còn các hoạt động còn lại
bị xem là lãng phí (Waste). Trong tiếng Nhật, từ Muda đề cập đến bất cứ hoạt động
nào không mang lại giá trị gia tăng – điều này hoàn toàn phụ hợp với nghĩa của từ lãng
phí trong triết lý Lean.
Trong Lean Manufacturing, giá trị (Value Added) là những hoạt động mà khách
hàng chấp nhận trả tiền, còn lãng phí ( Waste) là tất cả các hoạt động không mang lại
giá trị (Non Value Added) cho khách hàng, được xem như là chi phí (Cost) mà khách
hàng không chấp nhận trả tiền. Nghiên cứu quá trình hoạt động của con người, Lean
chia lãng phí thành bảy loại có thể tồn tại bên trong thành phẩm, hay trong quá trình
làm việc, bao gồm: sản xuất dư thừa ( Overproduction), Có lỗi (Defects), Tồn kho
(Inventory), Di chuyển (Transportation), Chờ đợi (Waiting), Thao tác (Motion), Quá
trình vận hành ( Processing).
Vậy lãng phí là gì?
(1). Lãng phí do sản xuất quá nhiều (Overproduction) : Là việc sản xuất vượt
quá nhu cầu, vượt quá hiệu quả hoạt động của máy móc, của sức nhân công và khả
năng quản lý. Hậu quả của loại lãng phí này là tồn kho nhiều, gây ứng đọng vốn, sản
xuất kém hiệu quả…
(2). Lãng phí do hàng tồn kho (Muda of Inventory): Tồn kho, dự trữ là một yếu
tố cần thiết, nhằm giúp cho quá trình sản xuất, lưu thông được tiến hành liên tục, nhịp
nhàng, không bị gián đoạn, nhưng nếu để tồn kho quá mức là một lãng phí lớn. Tồn
kho sản phẩm, bán sản phẩm, nguyên vật liệu, không chỉ gây ứ đọng vốn, làm giảm
hiệu quả sản xuất kinh doanh, mà còn chiếm không gian và diện tích, đòi hỏi phải sử
dụng nhân công và các thiết bị hỗ trợ để bảo quản hàng tồn kho, mà không mang lại
giá trị gia tăng, gây lãng phí.
(3). Lãng phí do sửa chữa, loại bỏ sản phẩm hỏng (Muda of Repair/Reject):
Loại tổn thất lãng phí này gây gián đoạn quá trình sản xuất và cung ứng, để khắc phục,
sửa chữa các sản phẩm có lỗi, đòi hỏi phải tốn thời gian và chi phí, phải nuôi một bộ

Giáo trình Logistics Trang 55


Chương 3: Giải pháp Logistics

phận riêng để làm việc này hoặc phải dừng sản xuất để khắc ph ục những khiếm
khuyết. Đặc biệt trong mô hình sản xuất hàng loạt, tốc độ cao hiện nay, nếu không
ngăn chặn kịp thời lỗi do sản phẩm hỏng, không đạt yêu cầu, sẽ gây tổn thất lớn, làm
mất cơ hội kinh doanh, sụt giảm uy tín thương hiệu, giảm sự thỏa mãn của k hách hàng
ở công đoạn tiếp theo.
(4). Lãng phí do di chuyển, chuyển động (Muda of Motion): Lãng phí do di
chuyển là những hoạt động, thao tác thừa của người sản xuất, những hoạt động không
đem lại giá trị gia tăng. Để loại trừ tổn thất này cần phát triển c ác công cụ hỗ trợ Jig
thích hợp và thiết kế thao tác phù hợp với thể trạng, đặc điểm chiều cao , cân nặng của
người thao tác (mục này sử dụng các kết quả của ngành nghiên cứu lao động –
ergonomics). Ở các nước phát triển người ta rất chú trọng nghiên cứu vấ n đề này, ví
dụ: Thiết kế nơi làm việc, thậm chí cái ghế ngồi, công tắc điều khiển, cầu dao
điện,…sao cho phù hợp với người sử dụng, tạo sự thoải mái trong công việc và kết quả
là đạt được năng suất lao động cao.
(5). Lãng phí do quá trình vận hành ( Muda of Processing): Do các điều kiện về
công nghệ không đầy đủ hoặc thiết kế chưa thích hợp d ẫn đến nhịp sản xuất không
đồng đều giữa các công đoạn, hay nói cách khác là sự không đồng bộ. Loại lãng phí
này là nguồn gốc của rất nhiều loại lãng phí khác và thường chiếm một tỷ trọng lớn
trong tổng giá trị lãng phí. Thông thường, loại lãng phí này có thể loại bỏ bằng sự kết
hợp giữa các công đoạn và áp dụng kỹ thuật line -blancing (cân bằng công đoạn).
(6). Lãng phí do chờ đợi (Muda of waiting) : Loại lãng phí này xảy ra khi năng
lực thông thường của người thao tác bị bỏ qua (ví dụ có thể thao tác hai tay, nhưng chỉ
sử dụng một tay), do các công đoạn trên dây chuyền có tốc độ không đồng đều, do
thiếu chi tiết, do máy hỏng. Khi dây chuyền hay máy đang hoạt động, khó phát hiện ra
loại lãng phí này hơn.
(7). Lãng phí do vận chuyển (Muda of Transport): Nguồn gốc của lãng phí này
là do các phương tiện vận tải, xe nâng (forklift), xe xúc, băng tải… chạy không đủ tải,
không sử dụng hết công suất. Loại lãng phí này cũng chiếm m ột tỷ trọng không nhỏ
trong tổng lãng phí và cần nghiêm túc để loại bỏ.
Các quan điểm cơ bản của Lean Manufaturing :
- Sáng tạo trước khi bỏ vốn: Lean luôn quan tâm và khuyến khích những người
trong cuộc tìm tòi và đưa ra sáng kiến, nhằm giảm thiểu các lãng phí. Trên cơ sở tập
hợp các sáng kiến đó sẽ đưa ra phương án tối ưu trước khi quyết định đầu tư.

Giáo trình Logistics Trang 56


Chương 3: Giải pháp Logistics

- Áp dụng kịp thời những giải pháp: Áp dụng ngay một giải pháp tuy chưa hoàn
hảo, nhưn g đúng lúc thì tốt hơn một giải pháp hoàn thiện, nhưng đã bị muộn.
- Lưu kho: không phải là tài sản dự trữ, mà là một lãng phí, cần cắt giảm đến
mức hợp lý.
- Luôn triển khai vòng tròn Deming PDCA: Hoạch định-Triển khai-Kiểm tra-
Khắc phục, trong suốt quá trình.
- Thực hiện Lean phải liên tục, bền bỉ: Khi đã bắt đ ầu thì phải tiến hành Lean
liên tục vì nó là quá trình không có điểm kết thúc.
Một nghiên cứu gần đây của trung tâm nghiên cứu doanh nghiệp Lean (Lean
Enterprise Research Center) tại Anh chỉ ra rằng: trong một công ty sản xuất đặc trưng
thì:
- Hoạt động tạo ra giá trị gia tăng (VA) chỉ chiếm 5%
- Hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng chiếm đến 60%
- Hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng nhưng cần thiết là 35%
Như vậy thì chúng ta còn có tới 60% + 35% = 95% cơ hội để cải tiến cho
doanh nghiệp của mình tốt hơn bằng tư tưởng chính của Lean là loại trừ lãng phí. Như
vậy, mảnh đất có thể áp dụng công nghệ Lean còn rất rộng mở, đặc biệt đối với Việt
Nam của chúng ta, nơi có chi phí logistics thuộc loại cao trên thế giới – 25% GDP.
Mục tiêu của Lean Manufacturing :
- Giảm phế phẩm và các loại lãng phí khác
- Giảm thời gian của quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm thời gian chờ
đợi giữa các công đoạn, thời gian chuẩn bị cho quy trình và tất cả các công đoạn khác.
- Giảm thiểu tồn kho ở tất cả các khâu: nguyên vật liệu , bán thành phẩm, thành
phẩm.
- Tăng năng suất lao động
- Sử dụng thiết bị và mặt bằng sản xuất hiệu quả.
- Linh động trong sản xuất, có thể kết hợp sản xuất một loại sản phẩm để tận
dụng công suất máy móc, giảm lãng phí.
- Tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Nói tóm lại, mục tiêu của Lean Manufacturing là đạt được sản lượng đầu ra
theo yêu cầu, nhưng với lượng đầu vào thấp hơn – ít thời gian hơn, ít mặt bằng hơn, ít
nhân công hơn, ít máy móc hơn, ít vật liệu hơn và chi phí ít hơn.
Các công cụ và kỹ thuật đ ể thực hiện Lean Manufacturing: Có nhiều công
cụ và kỹ thuật để thực hiện Lean, như: 5S, kiểm soát trực quan, vẽ lưu đồ sản xuất,

Giáo trình Logistics Trang 57


Chương 3: Giải pháp Logistics

chuẩn hóa công việc, sản xuất theo lô hàng nhỏ, làm việc theo đội nhóm, chất lượng
ngay từ đầu, thay đổi nhanh, sản xuất theo mô hình “ Kéo” (Pull) và Kanban… Ở đây
chỉ tập trung giới thiệu một công cụ chủ chốt 5S.
5S là một hệ thống gồm 5 bước để tổ chức và tiêu chuẩn hóa nơi làm việc sao
cho khóa học, nhằm giảm các lãng phí. Tên của 5 bước này đều bắt đầu bằng những
chữ S trong tiếng Nhật (Serri – Sàng lọc, Seiton – Sắp xếp, Seiso – Sạch sẽ, Seiketsu –
Săn sóc, Shitsuke – Sẵn sàng), sau này được đổi sang 5 chữ S trong tiế ng Anh cho dễ
nhớ, dễ sử dụng.
- Sàng lọc: Phân loại những gì cần thiết và những gì không cần thiết cho công
việc, những thứ cần thiết và thường được sử dụng thì để ở nơi dễ tìm thấy, những thứ
ít khi dùng đến nữa thì chuyển đi nơi khác hoặc bỏ đi.
- Sắp xếp: Sắp xếp những thứ cần thiết theo thứ tự để dễ lấy. Mục tiêu của công
việc này là giảm đến mức độ tối thiểu các thao tác của người làm việc khi thực hiện
công việc của mình. Ví dụ: trong hộp dụng cụ hoặc nơi để dụng cụ của công nhân sửa
chữa, mỗi dụng cụ được sắp xếp ở một vị trí cố định, theo thứ tự ưu tiên phù hợp với
mức độ thường xuyên được sử dụng, ở mỗi vị trí có vẽ hình dụng cụ và được đánh số
thứ tự hoặc ghi ký hiệu. Cách sắp xếp này sẽ giúp người sử dụng dễ tìm được dụng cụ
cần tìm mà không mất thời gian tìm kiếm, cách này cũng sẽ giúp người sử dụng ngay
lập tức biết được dụng cụ nào đã bị thất lạc hoặ c để sai vị trí.
- Sạch sẽ: Giữ cho máy móc và khu vực làm việc sạch sẽ nhằm ngăn ngừa các
vấn đề phát sinh do vệ sinh kém. Trong một số ngành, bụi bẩn là một trong những
nguyên nhân chính gây ra lỗi trên bề mặt sản phẩm: loang, ố, biến màu…Vì vậy, phải
luôn giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ, vệ sinh.
- Săn sóc: Duy trì thành quả đạt được từ 3 bước trên và li ên tục phát triển 3S:
Sàng lọc – Sắp xếp – Sạch sẽ ở mọi lúc, mọi nơi.
- Sẵn sàng: Áp dụng các công việc trên thường xuyên liên tục, bằng cách quy
định rõ r àng những thủ tục để thực hiện các công việc sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, đồng
thời phải rèn luyện nhân viên ý thức tuân thủ 3S một cách tự nguyện, tự giác.
Nguyên tắc của Lean Manufacturing:
- Nhận thức về sự lãng phí: Bước đầu tiên là nhận thức được những gì có và
những gì không làm tăng thêm giá trị từ góc độ khách h àng. Bất cứ vật liệu, quy trình
hay tính năng nào không tạo ra giá trị theo quan điểm của khách hàng đều bị xem là
thừa và nên loại bỏ.

Giáo trình Logistics Trang 58


Chương 3: Giải pháp Logistics

- Chuẩn hóa quy trình: Lean Manufacturing đòi hỏi việc t riển khai chi tiết cho
sản xuất, gọi là Quy trình chuẩn, trong đó ghi rõ nội dung, trình tự, thời gian và kết
quả cho tất cả thao tác do công nhân thực hiện. Điều này giúp thống nhất các thực hiện
công việc của các công nhân ở cùng một vị trí/công việc. Việc chuẩn hóa quy trình
trong Lean Manufacturing gồm một số thành phần chính:
+ Trình tự công việc chuẩn
+ Thời gian chuẩn.
+ Mức tồn kho chuẩn trong quy trình.
- Quy trình liên tục: Lean Manufacturing thường nhắm tới việc triển khai một
quy trình sản xuất liên tục, không bị ùn tắc, gián đoạn, đi vòng lại, trả về hay phải chờ
đợi.
- Sản xuất “ Pull”: Kiểu sản xuất này chỉ sản xuất những gì cần và vào lúc cần
đến. Sản xuất được diễn ra dưới tác động của các công đoạn sau, nên mỗi phân
xưởng/bộ phận chỉ sản xu ất theo yêu cầu của công đoạn kế tiếp.
- Chất lượng từ gốc: Lean Manufacturing nhắm tới việc loại trừ phế thải từ gốc
và việc kiểm soát chất lượng được thực hiện bởi các công nhân như một phần công
việc trong quy trình sản xuất.
- Liên tục cải tiến: Lean Manufacturing đòi hỏi sự cố g ắng đạt đến sự hoàn
thiện bằng cách không ngừng loại bỏ những lãng phí khi phát hiện ra chúng. Điều này
đòi hỏi sự tham gia tích cực của công nhân vào quá trình cải tiến li ên tục.
Phương pháp thực hiện Lean Manufacturing: Để thực hiện Lean Manufacturing
người ta có thể vận dụng phương pháp PDCA (Vòng tròn Deming – xem chi tiết trong
Quản trị Cung ứng ) hoặc cũng có thể sử dụng phương pháp DMAIC – phương pháp
chủ yếu của Six Sigma. DMAIC là từ viết tắt của Define – Measure – Analyze –
Improve – Control (Xác định – Đo lường – Phân tích – Cải tiến – Kiểm soát). Theo
phương pháp này, để thực hiện Lean Manufacturing, trước hết cần nghiên cứu kỹ quy
trình thực tế, xác định những điểm bất hợp lý, những điểm, những khâu, những công
đoạn, những thao tác,…gây lãng phí trong quy trình. Quan sát nhiều lần, để đo lường
chính xác những khâu gây lãng phí trong quy trình và mức độ lãng phí của từng khâu .
Phân tích các lãng phí để xác định nguyên nhân gây ra lãng phí. Đưa ra những giải
pháp để giảm thiểu, loại trừ các lãng phí. Trong qu á trình thực hiện các giải pháp , luôn
kiểm tra, kiểm soát, phát hiện kịp thời những bất cập để có những giải pháp khắc phục
phù hợp.

Giáo trình Logistics Trang 59


Chương 3: Giải pháp Logistics

Những vấn đề vừa trình bày ở trên không chỉ áp dụng riêng cho sản xuất, mà có
thể áp dụng s áng tạo trong mọi lĩnh vực trong cuộc sống, đặc biệt áp dụng rất hiệu quả
trong hoạt động logistics. Giờ đây, người ta nói nhiều đến Lean Logisitics, Lean
Supply Chain (Chuỗi cung ứng tinh giản). Chuỗi cung ứng tinh giản là chuỗi cung
ứng, mà trong đó người ta tìm cách loại bỏ mọi lãng phí ở bất kỳ điểm nào trong
chuỗi, tiêu chuẩn hóa các quy trình, tối ưu hóa các nguồn lực cốt lõi.
3.3. Giới thiệu một số công ty cung cấp các giải pháp logistics tại Việt Nam
Với những triết lý, nguyên tắc, phương pháp, công cụ…giới thiệu ở mục 3.2,
các công ty có thể tự mình xây dựng các giải pháp logistics, nhưng trong điều kiện nền
kinh tế hiện đại, mọi thứ đều được chuyên môn hóa, có rất nhiều công ty sẵn sàng
cung cấp các giải pháp mà bạn cần. Vì vậy, bên cạnh việc tự nghiên cứu xây dựng các
giải pháp logistics bạn có thể chọn con đường ngắn hơn: thuê các công ty bên ngoài
cung cấp giải pháp. Dưới đây giới thiệu một số công ty đã có mặt tại Việt Nam và
những giải pháp họ có thể cung cấp.
3.3.1. Damco
Damco là một thành viên của tập đoàn A.PMoller – Maersk và là một trong
những nhà cung cấp dịch vụ vận tải, giao nhận và quản trị chuỗi cung ứng hàng đầu
thế giới. Với trên 30 năm kinh nghiệm, Damco đã cung cấp cho khách hàng nhiều giải
pháp đa dạng về vận tải và logistics trên toàn cầu.
Các dịch vụ thiết thực và những giải pháp chiến lược của Damco luôn được mở
rộng và điều chỉnh để đáp ứng từng nhu cầu của khách hàng, dù đó là giá cước cạnh
tranh cho một lô hàng khẩn cấp hay giải pháp hỗ trợ cho đối tác chiến lược nhằm thiết
lập hiệu quả ngắn hạn và từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh về dài hạn.
Nói đến Damco người ta sẽ nghĩ ngay đến khẩu hiệu: “Global logistics, Individual
solutions” (Logistic toàn cầu, giải pháp địa phương)
Damco hiện là doanh nghiệp 10 0% vốn nước ngoài hoạt động trên thị trường
Việt Nam từ năm 1995. Với 10 văn phòng và kho bãi trên khắp Việt Nam, hơn 400
nhân viên tận tụy và nhiệt thành của Damco đang từng ngày hỗ trợ khách hàng đạt
được những mục tiêu về quản trị chuỗi cung ứng.
Dịch vụ kho vận và phân phối. Sự kết hợp hoàn hảo giữa kinh nghiệm toàn cầu
và am hiểu địa phương . Dịch vụ kho vận và phân phối là một trong những hoạt động
kinh doanh có tốc độ phát triển nhanh nhất của Damco, hiện tại Damco là một trong
những nhà cung cấp quốc tế dịch vụ logistics bên thứ 3 lớn nhất tại Việt Nam . Damco
hiện quản lý hơn 50.000 m2 diện tích trung tâm phân phối tại các cửa ngõ trọng yếu

Giáo trình Logistics Trang 60


Chương 3: Giải pháp Logistics

khắp đất nước, từ các trung tâm phía Nam đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương
đến khu vực miền Trung tại Đà Nẵng và khu vực miền Bắc đặt tại Hà Nội và Hải
Phòng.
Damco cung cấp các loại hình dịch vụ đa dạng theo yêu cầu khách hàng bao
gồm:
a. Dịch vụ kho vận:
- Dịch vụ gom hàng xuất/nhập khẩu (CFS)
- Dịch vụ kho ngoại quan
- Trung tâm phân phối hàng nhập khẩu/ hàng nội địa
- Dịch vụ kho trung chuyển – (X-docking)
- Dịch vụ gia công và đóng gói theo yêu cầu (Pick and Pack)
- Các dịch vụ giá trị gia t ăng
- Dịch vụ quản lý và theo dõi tồn kho thông qua hệ thống quản lý kho
- Giải pháp truyền dữ liệu điện tử qua mạ ng
b. Dịch vụ phân phối:
- Phân phối hàng nguyên chuyến/hà ng đóng ghép trên toàn quốc.
- Phân phối bằng tàu lửa
- Phân phối bằng tàu thủy nội địa
- Phân phối bằng sà lan
- Dịch vụ vận tải
Lợi thế cạnh tranh chính của Damco là sự am hiểu hoạt động kinh doa nh của
khách hàng và khả năng kết nối dịch vụ kho vận và phân phối của Damco với mạng
lưới hiện hữu nhằm cung cấp giải pháp logistics đồng bộ, hoàn chỉnh, hướng đ ến việc
tối ưu hóa hiệu quả, tính linh hoạt và chi ph í trong chuỗi cung ứng của khách hàng.
Kiến thức và chuyên môn về logistics đóng vai trò rất quan trọng cho các công
ty hoạt động tại Việt Nam. Do vậy Damco đã chú trọng đầu tư về mặt thời gian và nỗ
lực để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Các ngành hàng thể hiện thế mạnh của Damco.
 Ngành bán lẻ/hàng thể thao
 Ngành nội thất
 Ngành điện tử
 Ngành hàng tiêu dùng nhanh/Thực phẩm & nước giải khát
 Ngành hóa chất

Giáo trình Logistics Trang 61


Chương 3: Giải pháp Logistics

 Ngành tự động hóa


Các dị ch vụ giá trị gia tăng:
Dịch vụ khai thác hải quan, bảo hiểm hàng hóa, chứng từ thương mại và vận
chuyển hàng hóa nội địa.
Các dịch vụ giá trị gia t ăng đóng vai trò quan trọng trong vận tải và chuỗi cung
ứng trên phạm vi quốc tế cũng như tại Việt Nam. Với rất nhiều quy trình phức tạp và
sự tham gia của nhiều bên khác nhau sẽ dẫn đến nguy cơ phát sinh rủi ro và chậm trễ
trong việc phân phối lưu thông hàng hóa từ điểm xuất phát tới điểm đến. Điều này có
khả năng làm tăng chi phí và tăng các hoạt động điều phối hàng hóa của quý khách.
Các chuyên gia logistics nhiều kinh nghiệm của Damco sẽ cung cấp cho quý
khách các giải pháp liên hoàn tối ưu nhằm điều phối sự lưu thông của hàng hóa theo
hướng đơn giản và hợp lý bên cạnh sự kết hợp với vận tải biển. Đội ngũ nhân viên
khai báo hải quan của Damco luôn sẵn sàng túc trực ở các cảng chính của Việt Nam
như Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng.
Các dịch vụ phụ trợ bao gồm:
Khai báo hải quan xuất nhập khẩu : Bộ phận khai báo hải quan chuyên nghiệp
đảm bảo tất cả các dịch vụ được thực hiện theo đúng các quy định của Nhà nước và
theo hướng thuận tiện nhất. Damco nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ các nhân viên hải
quan thuộc các cấp khác nhau. Mỗi năm Damco thực hiện khoảng 3.500 hồ sơ khai
báo hải quan tại Việt Nam.
Chứng từ thương mại nội địa và quốc tế : Các nhân viên Damco chuyên nghiệp
luôn sẵn sàng hỗ trợ giải quyết c ác chứng từ thương mại phức tạp. Damco có nhiều
kinh nghiệm trong việc xin C/O, chứng nhận MoH, giám định chất lượng sản phẩm và
các dịch vụ khác.
Vận tải nội địa: Damco chỉ hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ vận tải với chất
lượng cao và ổn định nhất. Damco có kinh nghiệm 10 năm kinh doanh tại Việt Nam,
với mạng lưới rộng khắp trên cả nước. Damco hiện vận chuyển hơn 20.000 container
mỗi năm tại Việt Nam.
Bảo hiểm hàng hóa
- Cung cấp đa dạng các hình thức bảo hiểm từ các nhà môi giới bảo hiểm hay các
công ty bảo hi ểm quốc tế hàng đầu.
(1). Quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu

Giáo trình Logistics Trang 62


Chương 3: Giải pháp Logistics

Damco là một trong những nhà cung cấp các giải pháp về quản trị chuỗi cung ứng
nhiều kinh nghiệm nhất trên th ế giới. Tại Việt Nam, Damco được xem là doanh
nghiệp đầu ngành.
Damco cung cấp các dịch vụ quản lý chuỗi hàng hóa, cập nhật hóa dữ liệu và quản
lý tài chính cho nhiều công ty lớn trên thế giơi. Damco thiết kế v à quản lý chuỗi
cung ứng cho khách hàng từ khâu lên kế hoạch và sắp xếp quá trình chuyên chở
hàng đến cảng và ph ân phối tại các điểm nhận hàng cuối cùng.
Tại Việt Nam, hàng năm Damco giao nhận trên 95.000 TEU hàng hóa xuất nhập
khẩu cho các khách hàng trong và ngoài nước.
Các dịch vụ cơ bản về quản lý chuỗi cung ứng của Damco mang đến nhiều lợi thế
cho các khách hàng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu như:
 Các công cụ tiên tiến cho phép theo dõi quá trình vận chuyển của hàng
hóa
 Quản lý hành chính dễ dàng hơn thông qua các báo cáo kịp thời và chính
xác
 Lợi thế về chi phí thông qua việc nhận được giá vận chuy ển tốt hơn và
tiết kiệm chi phí lẫn nguồn lực trong quản lý vận tải đường bộ và các
chứng từ có liên quan.
Quản lý và phát triển chuỗi cung ứng :
 Đội ngũ quản lý giàu kinh nghiệm chuyên trách một nhóm khách hàng riêng
biệt
 Tập trung không ngừng vào sự tối ưu hóa quy trìn h
 Thống nhất quy trình thực hiện trong từng công việc và giữa các quốc gia
 Tiêu chuẩn hóa các bước trong quy trình thực hiện.
Quản lý chuỗi hàng hóa xuất nhập khẩu:
 Quản lý nhà máy
 Quản lý công ty cung cấp d ịch vụ chuyên chở hàng hóa
 Quản lý đơn hàng
 Quản lý chứng từ
 Phối hợp thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu
 Quản lý hóa đơn thanh toán
 Triển khai thực hiện và quản lý việc thực hiện các quy trình chuẩn
Theo dõi và quản lý thông tin

Giáo trình Logistics Trang 63


Chương 3: Giải pháp Logistics

 Các hệ thống quản lý tiên tiến cho phép theo dõi và quản lý hàng hóa tro ng
chuỗi cung ứng từ điểm bắt đầu cho đến điểm kết thúc
 Các công cụ giúp kết nối tốt nhất với các nhà máy
 Hệ thống đặt hàng và nhận chứng từ trực tiếp trên mạng
 Năng lực cung cấp các dịch vụ quét mã hàng và trao đổi dữ liệu điện tử
 Năng lực cung cấp các dịch vụ tự động nhận dạng bằng tần số radio (RFID)
 Năng lực theo dõi hàng hóa trong chuỗi dây chuyền cung ứng.
Giải pháp cho chuỗi quản lý cung ứng linh hoạt:
 Năng lực thu gom hàng hóa và xử lý các dạng hàng hóa đặc biệt
 Năng lực giao nhận và thu gom hàng lẻ giữa các quốc gia
 Năng lực xử lý các tuyến vận tải kết hợp đường biển – đường hàng không
 Năng lực xử lý các lô hàng chuyển đổi phương thức vận chuyển từ đường biển
sang đường hàng không
 Năng lực cung cấp các dịch vụ gom hàng nhanh và trung chuyển hàng hóa
 Năng lực phân phối hàng hóa trực tiếp đến các chuỗi cửa hàng theo yêu cầu
 Năng lực cung cấp các trung tâm phân phối hàng hóa xuất nhập khẩu.
Các dịch vụ của công ty sẽ bao gồm:
 Quản lý nhà máy
 Quản lý công ty cung cấp dịch vụ chuyên chở hàng hóa
 Quản lý đơn hàng
 Quản lý chứng từ
 Phối hợp thực hiện các hoạt động xuất nhập khẩu
 Quản lý hóa đơn thanh toán.
Tích hợp chéo các yếu tố trong chuỗi cung ứng:
Các dịch vụ tích hợp trong quản lý chuỗi cung ứng của Damco tạo điều kiện
cho khách hàng thích ứng với các b iến đổi nhanh chóng của thị trường, đồng thời giảm
thiểu tối đa các rủi ro trong đầu tư và chi phí điều hành. Các văn phòng Damco đặt
trên toàn cầu sẽ mang lại cho quí khách nhiều cơ hội thăm dò vào thị trường mới bằng
các giải pháp tích hợp hoàn chỉnh. Từ hệ thống kho bãi và các dịch vụ phân phối cho
đến quản lý chất lượng và thu mua nguyên liệu Damco đều có những giải pháp về
chuỗi cung ứng phù hợp nh ằm giúp cho việc kinh doanh của khách hàng phát triển
nhanh chóng hơn.
(2). Phát triển chuỗi cung ứng

Giáo trình Logistics Trang 64


Chương 3: Giải pháp Logistics

Hiệu quả ngắn hạn cho sức mạnh cạnh tranh lâu dài trên thị trường Việt Nam .
Đội ngũ phát triển chuỗi cung ứng của Damco có hơn 50 chuyên gia ở khắp 20 văn
phòng trên toàn cầu. với kinh nghiệm sâu rộng trong công tác quản lý chuỗi cung ứng
và dự án, Damco sử dụng các phương pháp và công cụ phân tích đã được công nhận
để thực thi các giải pháp đem lại mức giá trị tối ưu của chuỗi cung ứng.
Năm 2009, Damco đã thực hiện thành công 300 dự án cho các khách hàng
chiến lược của mình trong ngành bán lẻ, điện tử, ngành h àng tiêu dùng nhanh, hóa
chất, phân khúc kho bãi và vận chuyển hàng lạnh, xác định mức tiết kiệm tiềm năng là
130 triệu USD và đã thực hiện thành công mức tiết kiệm thực tế là 33 triệu USD.
Tại Việt Nam, các tiêu chuẩn hiện tại đối v ới chuỗi cung ứng và cơ sở vật chất
nói chung của ngành kho bãi và vận tải (logistics) vẫn cần được cải thiện nhiều hơn.
Damco Việt Nam luôn kết hợp sự am hiểu về thị trường nội địa tích lũy được trong
hơn 10 năm hoạt động tại Việt Nam với kinh nghiệm cũng như kiến thức chuyên
ngành trên toàn thế giới. Trong những năm 2010, Damco đã xác định được mức ti ết
kiệm hơn 5 triệu USD, lên đến 20% tổng chi phí logistics, cho nhiều công ty trong
ngành hàng tiêu dùng nhanh và công ty sản xuất ở Việt Nam.
Dịch vụ của Damco bao gồm:
 Quản lý và tái thiết lập quy trình kinh doanh
 Tối ưu hóa mô hình chuỗi cung ứng và tồn kho
 Đề xuất mô hình mạng lưới phân phối và các đề xuất chiến lược
 Thiết kế và đưa ra các nguyên tắc vận hành kho bãi và phân phối
 Phân tích chuỗi cung ứng thân thiện với môi trườ ng và đề xuất chi ến lược phát
triển bền vững.
Dịch vụ kiểm tra tổng quát chuỗi cung ứng
Dịch vụ kiểm tra tổng quát chuỗi cung ứng là phương pháp phân tích và phát
triển chuỗi cung ứng của Damco, đã qua kiểm chứng, có sự li ên kết chặt chẽ với thực
tế và man g tính thực tiễn cao. Trong thời kỳ hiện nay, khi mà môi trường kinh tế và tài
chính đầy khó khăn, hầu hết các công ty buộc phải cải thiện nguồn vốn tiền mặt của
mình. Damco cam kết sẽ dành thời gian và các chuyên gia của Damco sẽ tìm hiểu để
thấu hiểu chuỗi cung ứng của quý công ty và phát triển các giải pháp đem lại các giá
trị giúp quý công ty đạt được các mục tiêu kinh doanh.
(3). Tư vấn và phân tích

Giáo trình Logistics Trang 65


Chương 3: Giải pháp Logistics

Với kinh nghiệm được tích lũy, đội ngũ các chuyên gia của Damco sẽ phân tích
và chuẩn đoán chuỗi cung ứng. Bước đầu tiên sẽ là các cuộc phỏng vấn tổng quát để
hiểu về các ưu tiên chiến lược của quý công ty. Khi hoàn tất, Damco sẽ tiến hành so
sánh đối chiếu quý công ty với các công ty khác cùng ngành và các công ty hàng đầu
trong các ngành khác về chỉ số hiệu quả hoạt động tài chính để nhanh chóng tìm ra các
“triệu chứng” cần tập trung nghiên cứu. Việc này giúp tập trung công tác thu thập dữ
liệu và xem các quy trình, tạo nền tảng cho việc đánh giá “sức khỏe” của chuỗi cung
ứng. Kết quả tư vấn là bảng phân tí ch chi tiết các hoạt động hiện tại, bao gồm chi phí,
dòng sản phẩm và tổng thời gian từ lúc nhận đ ơn hàng đến lúc giao hàng, những chi
tiết này được thể hiện một cách hệ th ống trên sơ đồ quy trình hoạt động tổng quát của
công ty. Bảng phân tích chi tiết các hoạt động hiện tại sẽ là nền tảng để xác định các
vấn đề cốt lõi và đề xuất các mảng cần cải thiện.
(4). Giải pháp mang lại giá trị
Trên cơ sở xác định các mảng cần cải thiện, đội ngũ chuyên gia của Damco sẽ
đưa ra các đề xuất. Từng đề xuất này đều được kiểm chứng về hiệu quả và tác dụng
qua mô hình mô phỏng hoạt động của chuỗi cung ứng trong tương l ai (nếu đề xuất này
được áp dụng), kết quả này sẽ được dùng để xác định mức độ ưu tiên của từng giải
pháp theo thứ tự ưu tiên giá trị hoạt động kinh doanh cao nhất và tính dễ thực thi của
giải pháp. Các kết quả phân tích và mô phỏng trên đóng vai trò nền tảng xây dựng kế
hoạch thực thi các giải pháp mang tính thực tiễn cao, đem lại mức tăng trưởng về
doanh thu, tăng lợi nhuận hoặc cải thiện mức tận dụng nguồn t ài nguyên của công ty.
Có thể tìm hiểu thêm về phương pháp hỗ trợ của Damco đối với các khách hàng
hoạt động trong nhiều ngành khác nhau đạt được mức tối ưu hiệu quả của chuỗi cung
ứng tại website www.damco.com của Damco.
3.3.2. CSC
Tập đoàn CSC là công ty hàng đầu thế giới chuyên cung cấp các giải pháp quản
trị kinh doanh và dịch vụ tiên tiến trên nền tảng công nghệ qua 3 lĩnh vực dịch vụ
chính: Dịch vụ và giải pháp kinh doanh, Dịch vụ gia công và quản lý kinh doanh, Dị ch
vụ công cho thị trường Bắc Mỹ.
Năm 2010, CSC được công nhận là “Công ty IT được ngưỡng mộ nhất th ế
giới” do tạp chí Fortune bình chọn. Các năng lực vượt trội của CSC bao gồm thiết kế
và tích hợp hệ thống; gia công dịch vụ công nghệ thông tin và quy trình kinh doanh,
gia công phần mềm; trang Web ứng dụng; hỗ trợ nghiệp vụ và tư vấn quản lý kinh
doanh.

Giáo trình Logistics Trang 66


Chương 3: Giải pháp Logistics

CSC có trụ sở chính tại Fall Churchs, bang Virginia, Hóa Kỳ với 94.000 nhân
viên, doanh thu cho năm tài chính tính đến ngày 2 tháng 4 năm 2010 là 16 ,1 tỷ USD.
Để biết thêm chi tiết, truy cập trang web: www.csc.com CSC Việt Nam là chi nhánh
của tập đoàn CSC, một tập đoàn dịch vụ công nghệ thông tin hàng đầu thế giới có hơn
50 năm kinh nghiệm chuyên cung cấp các giải pháp kinh doanh và dịch vụ tiên tiến
cho khách hàng trên toàn cầu.
Trụ sở chính của CSC Việt Nam: 366 Nguyễn Trãi, quận 5, thành phố Hồ Chí
Minh, điện thoại: (84.8)39238520 Fax: 84.839238521, Email CSCV-Info@CSC.com;
Website www.CSC.com/vn
CSC Việt Nam chuyên cung cấp những dịch vụ:
 Tích hợp hệ thống (phát triển phần mềm, Kiểm tra chất lượng phần mềm)
 Tư vấn giải pháp công nghệ thông tin
 Tư vấn và cung cấp giải pháp hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
 Cung cấp giải pháp dịch vụ tài chính ngân hàng
Cụ thể:
Tích hợp hệ thống: Phát triển và triển khai các ứng dụng, tích hợp hệ thống và
xây dựng mạng để đáp ứng mục tiêu chiến lược kinh doanh và mang lại giá trị lợi
nhuận cao cho khách hà ng. Trong nền kinh tế toàn cầu liên tục biến đổi, công nghệ
tích hợp hệ thống (SI -System Intergration) sẽ là một giải pháp thông minh, mang lại
hiệu quả kinh tế và lợi nhuận đầu tư cao nhất cho các doanh nghiệp.
Với sự kết hợp mô hình dịch vụ hoàn chỉnh, d ựa trên nguồn lực toàn cầu linh
động và s áng tạo của CSC và các đối tác đứng đầu, CSC cung cấp những dịch vụ: Phát
triển ứng dụng phần mềm; Tích hợp ứng dụng; Kiểm tra chất lượng phần mềm.
Tư vấn giải pháp công nghệ thông tin : Các chuyên gia của CSC sẽ giú p các
doanh nghiệp tận dụng những cơ hội kinh doanh mới và tối ưu hiệu quả kinh doanh
nhờ vào việc vận dụng giải pháp công nghệ thông tin tiên tiến. Nhóm dịch vụ và giải
pháp kinh doanh của CSC “Business Solution Services” (BSS) được chuyên môn hóa
của CSC là: Sản xuất, Dịch vụ y tế, Công nghệ và hàng tiêu dùng; Hóa chất, năng
lượng và Nguồn tài nguyên thiên nhiên. CSC luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong
các lĩnh vực; Thiết lập quy trình kinh doanh, quản lý dịch vụ và hiệu quả kinh doanh,
quản lý khách hà ng, chuỗi cung ứng, quản lý công nghệ, quản trị cấu trúc bộ máy quản
lý; Kiến trúc mô hình công nghệ thông tin, bảo mật thông tin; Quản lý rủi ro và đảm
bảo sự liên tục vận hành trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Giáo trình Logistics Trang 67


Chương 3: Giải pháp Logistics

Tư vấn và cung cấp giải pháp hoạc h định nguồn lực doanh nghiệp (ERP): Với
những công cụ hữu hiệu và phương pháp xây dựng mô hình hoàn hảo, CSC sẽ giúp
khách hàng tối đa hóa lợi ích của việc đầu tư ứng dụng ERP. CSC áp dụng hệ thống
quản lý Balanced Score Cards, bản đồ giải pháp, sự am hiểu về ngành và các ứng dụng
trải nghiệm tốt nhất với bề dày hàng chục năm kinh nghiệm để liên tục đẩy mạnh quá
trình hoàn thiện hoạt động kinh doanh cho khách hàng.
Cung cấp giải pháp dịch vụ tài chính ngân hàng : CSC cung cấp giải pháp dịch
vụ tài chính cho ngân hàng, thị trường vốn, bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, lương
hưu và trợ cấp hàng năm, bảo hiểm tài sản, tai nạn và các bảo hiểm khác. Với bề d ày
công nghệ thông tin hơn 30 năm kinh nghiệm về lĩnh vực dịch vụ tài chính, am hiểu
nhiều loại sản phẩm khác nhau, thiết lập được một hệ thống liên kết ngành và công
nghệ trải rộng khắp thế giới CSC đã và đang mang lại thành công cho khách hàng trên
khắp thế giới.

Tóm tắt chương 3


Chương này giới thiệu m ục tiêu của các giải pháp logistics là cung cấp cho khách hàng
đúng sản phẩm, đúng thời điểm và địa điểm, với chi phí thấp nhất có thể . Cơ sở để loại
trừ mọi lãng phí, tối ưu hóa mọi thao tác, tăng năng suất lao động…chính là công nghệ
Lean với các kỹ th uật 5S, One Piece Flow, Kaizen… đã được giới thiệu trong môn
Quản trị chất lượng và quản trị tác nghiệp. Qua đó, đề ra các giải pháp logistics thông
qua công cụ Lean cũng như vận dụng các giải pháp logistics và công cụ Lean để nâng
cao chất lượng dịch vụ logistics. Ngoài ra, còn so sánh một số công ty cung cấp giải
pháp logistics tại Việt Nam và trên thế giới .
Câu hỏi ôn tập chương 3
1. Hãy trình bày các giải pháp logistics và công cụ Lean?
2. Hãy so sánh một số công ty cung cấp giải pháp logistics tại Việt Nam và trên thế
giới?

Giáo trình Logistics Trang 68

You might also like