You are on page 1of 11

ĐÁNH GIÁ TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUY TRÌNH JUST- IN-TIME TRONG

MỘT CÔNG TY NAM PHI: TRƯỜNG HỢP CỦA SABERTEK


1. Khái quát nghiên cứu
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp cần cải thiện chất lượng và
giảm chi phí sản xuất nhanh chóng hơn so với đối thủ. Nhà sản xuất ở Nam Phi đối mặt
với thâm hụt thương mại và hoạt động thuê ngoài. Tuy nhiên, việc thực hiện nguyên tắc
Just-in-Time (JIT) tại Nam Phi vẫn chưa phổ biến. Mục tiêu của nghiên cứu là điều tra tác
động tài chính của việc giảm lãng phí thông qua JIT đối với hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp. Nghiên cứu tập trung so sánh hiệu quả giữa một dây chuyền áp dụng JIT và
một dây chuyền không áp dụng JIT tại 2 nhà máy của công ty Sabertek.
2. Giới thiệu đề tài
Các biện pháp đo lường hiệu suất sản xuất đa dạng được sử dụng rộng rãi. Chi phí
hành chính và lãng phí trong sản xuất có thể hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp. JIT
giúp giảm lãng phí và cải thiện hiệu suất bằng cách giảm thời gian thiết lập, sử dụng cỡ lô
nhỏ hơn, và tăng tính linh hoạt của hệ thống sản xuất.
Khách hàng đòi hỏi sản phẩm chất lượng và giao hàng đúng thời gian. Giao hàng
không đúng chất lượng hoặc thời hạn có thể làm mất lòng tin của khách hàng. Hệ thống
JIT loại bỏ lãng phí và đáp ứng nhu cầu thị trường bằng cách cung cấp hàng hóa và dịch
vụ khi cần và với số lượng cần thiết, thúc đẩy sản xuất theo đơn đặt hàng.
Từ những lý do trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm đưa ra kết qua thông qua
sự so sánh từ 2 nhà máy trong cùng 1 công ty, qua đó khẳng định được tầm quan trọng và
mức độ hiệu quả của việc thực hiện JIT.
3. Cơ sở lý thuyết
3.1 Khái niệm JIT
Just In Time (JIT) là một trong 2 cột trụ của hệ thống sản xuất Toyota TPS. JIT cung
cấp cho khách hàng sản phẩm với chất lượng cao nhất. Tóm lược ngắn gọn nhất của JIT
là: “Đúng loại sản phẩm – đúng nơi - đúng số lượng - đúng thời điểm cần thiết”.
Nói cách khác, JIT là hệ thống điều hành sản xuất trong đó các luồng nguyên nhiên
vật liệu, hàng hóa và sản phẩm lưu hành trong quá trình sản xuất và phân phối được lập kế
hoạch chi tiết nhất trong từng bước, sao cho quy trình tiếp theo có thể thực hiện ngay khi
quy trình hiện thời chấm dứt. Qua đó, không có hạng mục nào trong quá trình sản xuất rơi
vào tình trạng để không, chờ xử lý, không có nhân công hay thiết bị nào phải đợi để có đầu
vào vận hành.
Just in time hướng tới mục tiêu: giảm thiểu các những hoạt động không gia tăng giá trị và
không di chuyển hàng tồn trong khu vực dây chuyền sản xuất
3.2 Đặc điểm của JIT
• Dòng chảy liên tục
• Dòng chảy đơn vị
• Sản xuất kéo theo nhịp nhu cầu
Đi kèm với các nguyên tắc cơ bản sau:
• Không sản xuất trừ khi khách hàng đã đặt hàng.
• Trung bình hóa yêu cầu của khách hàng và như vậy mọi nguồn lực trở nên trung
bình hóa và ổn định trong toàn bộ nhà máy.
• Tất cả các công đoạn phải được thông tin nối với nhau bằng một công cụ quản lý
bằng trực quan đơn giản – Kanban
• Tối đa tính linh động về nguồn lực và máy móc.
3.3 Bản chất JIT
• Sản xuất đúng những gì khách hàng cần, vào đúng thời điểm và đúng số lượng mà
khách hàng mong muốn.
• Trung bình hóa yêu cầu của khách hàng để mọi nguồn lực trở nên trung bình hóa
và ổn định trong toàn bộ nhà máy.
• Tất cả các công đoạn phải được nối với nhau bằng một công cụ quản lý trực quan
đơn giản.
• Tối đa tính linh động về nguồn nhân lực và máy móc.
3.4 Một số công cụ sử dụng khi thực hiện JIT
• Sơ đồ chuỗi giá trị - Value Stream Mapping (VSM)
• Takt time - khoảng thời gian một sản phẩm (hoặc dịch vụ) cần được sản xuất để có
thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
• Công việc tiêu chuẩn - Standardized work (Đề cập đến một nhiệm vụ hoặc công
việc cụ thể mà nội dung, trình tự, thời gian và kết quả đã được xác định.
• Hệ thống kéo Kanban
3.5 Lợi ích của JIT
• Giảm tối đa hiện tượng tồn kho, ứ đọng vốn.
• Giảm diện tích kho bãi.
• Tăng chất lượng sản phẩm.
• Giảm phế liệu, sản phẩm lỗi.
• Tăng năng suất nhờ giảm thời gian chờ đợi.
• Linh hoạt trong thay đổi qui trình sản xuất, thay đổi mẫu mã sản phẩm.
• Công nhân được tham gia sâu trong việc cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng
sản phẩm.
• Giảm lao động gián tiếp.
• Giảm áp lực của khách hàng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Ở bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Tác giả
đã khảo sát 120 bảng câu hỏi (60 bảng câu hỏi ở mỗi nhà máy).
Các nhân viên được khảo sát bao gồm tất cả các nhân viên cấp cao và nhân viên kỹ
thuật ở các bộ phận khác nhau, với tổng tỷ lệ phản hồi dự kiến là 30%. Dữ liệu thứ cấp
được lấy từ hồ sơ tài chính của công ty ở từng nhà máy và là những bộ hồ sơ liên quan đến
tỷ lệ hoàn vốn, doanh thu, lợi nhuận từ các dây chuyền sản xuất.
Từ các dữ liệu được thu thập, tác giả sẽ tiến hành phân tích bằng kỹ thuật kiểm định
giả thuyết t-test.
Nghiên cứu sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu Thống kê (STATA) để phân tích
dữ liệu.
5. Kết quả nghiên cứu
5.1 Tồn kho
Theo kết quả thống kê được lập bảng bằng cách sử dụng phương pháp kiểm định
Chi-Square, tác giả nhận thấy những điều sau đây liên quan đến việc giảm tồn kho.

Từ hình trên, chúng ta có thể thấy được mức độ tiết kiệm được lượng tồn kho bán
thành phẩm (WIP) khi áp dụng JIT là 4,37 và khi không áp dụng JIT và 1,73.
Hàng tồn kho là một trong những yếu tố có tác động lớn nhất và là yếu tố cần được
cân bằng cẩn thận vì nó có thể ảnh hưởng đến mức độ phản ứng và tính linh hoạt của công
ty trước nhu cầu của khách hàng.
Vì thế, việc quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả không chỉ giúp doanh nghiệp
tiết kiệm chi phí mà còn giúp cải thiện khả năng phản ứng đối với nhu cầu của khách hàng
và tăng tính linh hoạt của quy trình sản xuất.
Sản xuất JIT ở Sabertek yêu cầu quy mô lô nhỏ, kết hợp với chất lượng cải thiện,
giảm tồn kho, giảm chi phí sản xuất và giao hàng nhanh hơn. Luồng thông tin liên tục giữa
các giai đoạn sản xuất giúp tối ưu hóa quy trình và phát hiện sớm vấn đề, tránh được những
thay đổi không cần thiết.
Một lý do khác để sử dụng JIT là để tránh sự chậm trễ trong sản xuất có thể do cả
dây chuyền sản xuất và chuỗi cung ứng. Việc áp dụng thành công phương pháp này phụ
thuộc vào sự phối hợp giữa lịch trình sản xuất với tồn kho của nhà cung cấp.
5.2 So sánh lợi nhuận
Theo các kết quả thống kê được lập bảng bằng cách sử dụng Chi Square, những điều
sau đây đã được tìm thấy liên quan đến Lợi nhuận gộp.
Sau khi thu thập dữ liệu từ những người trả lời, nhà máy có áp dụng JIT có mức lợi
nhuận gộp trung bình là 3,37 so với 1,28 của nhà máy không áp dụng JIT.
Theo các kết quả thống kê được lập bảng bằng cách sử dụng Chi-Square, những
điều sau đây đã được tìm thấy liên quan đến Lợi nhuận ròng.

5.3 Tạo việc làm


Trong Hình 3 mô tả ở trên, giá trị trung bình JIT được tính là 4,25 và giá trị không
JIT là 1,65. Hình ảnh cho thấy rõ ràng lợi nhuận ròng của Sabertek đang tăng lên.

Tinh chất của việc thực hiện JIT là tối đa hóa nguồn lực để tăng sản lượng và cuối
cùng tạo ra lợi nhuận với chi phí tương đương. các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi
thực hiện JIT, mọi người lo lắng về việc mất việc vì việc tối ưu nguồn lực, đó là phản ứng
bình thường. Tuy nhiên, một khi các nhân viên trải nghiệm hiệu quả đào tạo tích cực và đa
kỹ năng của JIT, tất cả sự những lo lắng ban đầu sẽ biến mất.
Giá trị đo lường được từ nhà máy có áp dụng JIT là 3,48 và tại nhà máy không có
JIT là 2, trong đó dây chuyền sản xuất JIT rõ ràng đang tạo ra nhiều việc làm hơn dây
chuyền sản xuất không có JIT. Luân chuyển công việc theo hệ thống JIT tạo điều kiện đa
dạng công việc và mở rộng công việc, đồng thời đáp ứng nhu cầu xã hội của nhân viên. Từ
đó, trong môi trường JIT, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng đối mặt với thách thức và
sự tham gia của người lao động, dẫn đến khả năng bảo trì thiết bị được nâng cao. Đây là
một ví dụ về việc quản lý tốt làm thay đổi xu hướng tự nhiên của con người là tuân theo
những truyền thống cổ xưa.
5.4 Đào tạo
Theo các kết quả thống kê được lập bảng bằng cách sử dụng giá trị trung bình để
xác định mối quan hệ giữa dây chuyền sản xuất củ nhà máy có áp dụng JIT và không áp
dụng JIT, chúng tôi nhận thấy những điều sau đây liên quan đến đào tạo.

Từ bảng câu hỏi, tất cả nhân viên đều đồng ý rằng việc đào tạo được cải thiện trong
môi trường JIT. Đào tạo JIT được thực hiện bằng cách đến thăm các địa điểm đã triển khai,
sử dụng chuyên gia tư vấn của JIT, tổ chức các lớp học và hội thảo, xem video cũng như
đào tạo tại chỗ.
Ngoài việc đào tạo JIT, các kỹ năng khác liên quan đến sản xuất cũng được thực
hiện thường xuyên. Điều này tạo ra những nhân viên đa kỹ năng và mọi người đều có thể
thay thế được công việc cho nhau.
5.5 Sự tham gia của ban lãnh đạo

Hình 6 được mô tả kết quả của nhà máy áp dụng JIT so với không áp dụng JIT lần
lượt là 4,91 và 1,13. So sánh cho thấy sự tham gia của ban quản lý trong môi trường JIT
cao hơn nhiều so với quy trình sản xuất không JIT. Sự tham gia của ban quản lý là một
trong những yếu tố thành công và là lý do khiến quá trình chuyển đổi thành công. Ban quản
lý đảm bảo rằng cơ sở hạ tầng được thiết lập để có thể triển khai và quá trình chuyển đổi
cần thiết diễn ra. Hơn nữa, ban quản lý đã đưa ra định hướng rõ ràng về việc công ty sẽ đi
đến đâu và mục tiêu là gì.
Sự tham gia của ban quản lý khiến luồng thông tin đến các giám đốc điều hành trở
nên dễ dàng hơn và vấn đề có thể được nhìn thấy sớm hơn cũng như được thông báo sớm
hơn trong quy trình. Việc triển khai thành công JIT đòi hỏi phải thiết kế lại cách bố trí nhà
máy và giáo dục nhân viên về khái niệm các hoạt động gia tăng giá trị. Vì vậy, ban lãnh
đạo cấp cao không chỉ phải bắt đầu quá trình thay đổi mà còn phải cam kết đầy đủ với
những thay đổi đó.
6. Đưa ra kết luận
Tóm lại, Just in Time (JIT) đã trở thành một công cụ quan trọng giúp các doanh
nghiệp tối ưu hóa hoạt động của mình và đáp ứng nhanh chóng với nhu cầu thị trường. Tuy
nhiên, như mọi công cụ quản lý khác, JIT cũng có những rủi ro và thách thức của riêng nó.
Sự phụ thuộc quá mức vào JIT có thể khiến các doanh nghiệp trở nên quá dễ bị ảnh hưởng
khi có sự cố trong chuỗi cung ứng. Do đó, việc sử dụng JIT cần được thực hiện một cách
cân nhắc và kết hợp với các biện pháp đa dạng để đảm bảo tính linh hoạt và sự ổn định của
doanh nghiệp.
7. Case Study: MC DONALD’S
7.1 Giới thiệu về MCDONALD'S
McDonald's là một tập đoàn kinh doanh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh với
khoảng 38.000 nhà hàng tại 119 quốc gia phục vụ cho 43 triệu lượt khách mỗi ngày. Đây
là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất trên thế giới. McDonald's có mặt tại Việt Nam
từ năm 2014 với cửa hàng đầu tiên tại TP.HCM.
7.2 Tình hình kinh doanh của MCDONALD’S trước và sau khi áp dụng JIT
7.2.1 Chí phí và giá cả
• Trước khi áp dụng JIT
Sử dụng phương pháp truyền thống chế biến và bảo quản thực phẩm sẽ tăng chi phí
lưu giữ và bảo quản, đồng thời gây ra chi phí vứt bỏ sản phẩm không bán hết. Đồng thời,
việc này đòi hỏi đầu tư nhiều thiết bị như tủ lạnh, máy giữ nhiệt, tăng chi phí sản xuất và
giá thành bán ra.
=> Tác động trực tiếp đến sức mua của người tiêu dùng, từ đó làm giảm doanh thu
• Sau khi áp dụng JIT
McDonald's sản xuất chỉ đúng lượng cần thiết để đáp ứng nhu cầu khách hàng, giảm
rủi ro hàng tồn và lãng phí tài nguyên. Điều này giúp giảm chi phí bảo quản và sản xuất,
dẫn đến giảm giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thức ăn
nhanh. Hệ thống này cũng giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng, mang lại sản phẩm chất
lượng với giá hợp lý.
7.2.2 Thời gian chờ của khách hàng
• Trước khi áp dụng JIT
McDonald's thường sản xuất sẵn các sản phẩm với số lượng lớn, dẫn đến thời gian chờ đợi
dài cho khách hàng. Việc này có thể gây không hài lòng và giảm doanh số của nhà hàng
khi khách hàng phải đợi lâu hoặc có thể bỏ qua một số sản phẩm. Điều này làm giảm sự
hài lòng của khách hàng và ảnh hưởng đến doanh số của nhà hàng
• Sau khi áp dụng JIT
McDonald's áp dụng JIT và sử dụng công nghệ chế biến hiện đại để giảm thời gian chờ đợi
xuống dưới 2 phút khi khách hàng đặt món. Ví dụ, họ có thể sản xuất một chiếc bánh mì
kẹp thịt trong 90 giây từ khi nhận đơn hàng. Điều này nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng
sự hài lòng của khách hàng.
7.2.3 Quản lý hàng tồn kho
• Trước khi áp dụng JIT
McDonald's cần sản xuất và lưu trữ hàng loạt sản phẩm để phục vụ các chi nhánh
trước khi khách hàng đặt hàng. Quá trình này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh
doanh của họ và đòi hỏi quản lý tồn kho chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tuy
nhiên, việc này có thể dẫn đến tăng chi phí lưu trữ và phải thanh lý sản phẩm hỏng hoặc
quá hạn sử dụng, ảnh hưởng đến lợi nhuận nếu lưu trữ quá nhiều hàng tồn kho.
• Sau khi áp dụng JIT
Hệ thống JIT giúp McDonald's giảm rủi ro dự trữ hàng tồn kho, giảm chi phí lưu
trữ, chi phí về nhân viên và trang thiết bị, cũng như giảm chi phí bù lỗ cho hàng tồn kho
không bán hết.
7.2.4 Chiến lược kinh doanh
• Trước khi áp dụng JIT
McDonald's có hệ thống sản xuất khá tốt, nhưng vẫn gặp một số vấn đề. Họ tập
trung quá nhiều vào quản lý nguồn cung, dẫn đến lãng phí khi sản phẩm không được bán
hết hoặc không đáp ứng được nhu cầu đột xuất từ khách hàng. Chi phí lưu trữ tăng do phải
quản lý hàng tồn kho lớn.
• Sau khi áp dụng JIT
McDonald's đã điều chỉnh chiến lược kinh doanh để tập trung vào đáp ứng nhanh
chóng và hiệu quả nhu cầu của khách hàng. Họ sử dụng hệ thống JIT để sản xuất và cung
ứng hàng hóa dựa trên nhu cầu thực tế của khách hàng, giảm thiểu lãng phí và chi phí lưu
trữ, đồng thời đảm bảo chất lượng và độ đồng đều của sản phẩm.
7.3 Lợi ích mà JIT mang lại cho McDonald’s
7.3.1 Doanh thu và giá cả
Về doanh thu: Có thể thấy rằng sau khi áp dụng JIT vào cuối năm 2006 thì doanh
thu của McDonald’s luôn có chiều hướng tăng và giữ đều trong các năm sau đó. Chứng tỏ
rằng việc áp dụng JIT đã giúp McDonald’s gặt hái được khá nhiều thành công.
Về giá cả: Burger của McDonald’s được cho là có giá cả phải chăng so với thị trường
nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ. Điều này chủ yếu là nhờ quy trình sản xuất sử dụng JIT đã
loại bỏ nhiều công đoạn thừa, giúp giảm chi phí sản xuất.
7.3.2 Chất lượng dịch vụ
Việc áp dụng JIT tại tất cả các cửa hàng McDonald’s đã tạo ra một sự đồng nhất
trong hương vị sản phẩm trên toàn hệ thống. Nhờ vào hệ thống này, sản phẩm được thực
hiện theo một quy trình đồng nhất, đảm bảo chất lượng nhất quán ở mọi cửa hàng.
7.3.3 Tối ưu hóa chi phí
Bằng cách giảm việc dự trữ hàng tồn trong kho, McDonald’s đã giảm đáng kể các
chi phí liên quan đến việc lưu trữ hàng tồn, cũng như giảm sự cần thiết của nhân viên, trang
thiết bị và không gian lưu trữ để xử lý hàng tồn kho. Hơn nữa, việc giảm lượng hàng tồn
cũng sẽ giảm chi phí phát sinh từ việc loại bỏ các sản phẩm chưa bán hết vào cuối ngày.
8. Bài học kinh nghiệm khi áp dụng
Muốn Just in time thành công, Doanh nghiệp cần kết hợp đồng bộ nhiều biện pháp:
áp dụng dây chuyền luồng một sản phẩm (sản phẩm được chuyển theo quy trình sản xuất
chứ không theo bộ phận chuyên môn nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển), khả năng tự
kiểm lỗi (công đoạn sau kiểm tra, nghiệm thu công đoạn trước), bình chuẩn hóa (phân bổ
công việc đều mỗi ngày, không có ngày quá bận, ngày ít việc).

You might also like