You are on page 1of 9

ÔN TẬP DKQT

Câu 1: Khái niệm điều khiển quá trình, quá trình, quá trình công nghệ, quá
trình kỹ thuật.
- Điều khiển quá trình được hiều là ứng dụng kỹ thuật điều khiển tự động trong
điều khiển vận hành và giám sát các quá trình công nghệ, nhằm đảm bảo chất
lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất và an toàn cho con người, máy móc và môi
trường
- Quá trình là môt trình tự các diễn biến vật lí, hóa học, sinh học trong đó vật chất,
năng lượng hoặc thông tin được vận chuyển, biến đổi hoặc lưu trữ
- Quá trình công nghệ là những quá trỉnh liên quan tới biến đổi, vận hành hoặc lưu
trữ vật chất và năng lượng nằm trong một dây truyền công nghệ hoặc một nhà máy
sản xuất năng lượng
- Quá trinh kỹ thuật là một quá trình với các đại lượng kỹ thuật được đo và can
thiệp , khi nói tới quá trình kỹ thuật ta hiểu là quá trình công nghệ cùng với các
thiết bị chấp hành
Câu 2:Cho biết các loại biến quá trình. Cho ví dụ.
- Biến vào là một đại lượng hoặc một điểu kiện phản ánh tácv động từ bên ngoài vào
quá trình
+VD: lưu lượng nhiên liệu, nhiệt độ hơi nước, trạng thái rơ le
- Biến ra là một đại lượng hoặc một điều kiện thể hiện tác động của quá trình ra
bên ngoài
+VD: nồng độ, lưu lượng sản phẩm ra
- Biến trạng thái là biến mang thông tin về trạng thái bên trong quá trình
+VD: nhiệt độ lò, áp suất hơi nước, mức chất lỏng
- Biến điều khiển (MV) là một biến vào của quá trình có thể can thiệp trực tiếp từ
bên ngoài, qua đó tác động tới biến ra theo mong muốn, trong điều khiển quá trình
thì lưu lượng là biên điều khiển tiêu biểu nhất
- Biến cần điều khiên (CV) là một biến ra hoặc một biến trạng thái của quá trình
được điều khiển hoặc điều khiển sao cho gần giá trị mong muốn hoặc bám theo giá
trị truyền được
+VD: nhiệt độ, áp xuất, lưu lượng
- Nhiễu là những biến vào còn lại, không can thiệp một cách trực tiếp hay gián tiếp
trong phạm vi quá trình đang quan tâm. Nhiễu tác động tới quá trình một cách
không mong muốn do vậy phải tiến hành hạn chế và loại bỏ
*Ví dụ: cho hệ thống tiết bị khuấy trộn

- biến điều khiển: W1,X3


- biến cần điều khiển: X3,h
- nhiễu: X1,X2,W2
V: tham số quá trình
Câu 3:Phân biệt các loại quá trình (Quá trình đơn biến, quá trình đa biến,
quá trình liên
tục, quá trình gián đoạn, quá trình rời rạc, quá trình mẻ ). Lấy ví dụ minh họa?
- Quá trình đơn biến là quá trình chỉ có một biến vào và một biến ra
+VD: Nồng độ hóa chất trong bồn trộn
- Quá trình đa biến là quá trình có nhiều biến vào và nhiều biến ra
+VD: điều khiển đồng thời nhiệt độ và áp suất trong hệ thống học hóa dầu
- Quá trình liên tục các năng lượng đầu vào được chuyển ( hoặc biến đổi một
cách liên tục) một khi đã đạt được trạng thái xác lập thì bản chất của quá trình sẽ
phụ thuộc vào thời gian còn lại
+VD: sản xuất giấy liên tục trong dây truyền giấy, nơi nguyên liệu được xử lí mà
không có sự gián đoạn lớn
- Quá trình gián đoạn các biến vào ra chỉ được quan sát tại những thời điểm
gián đoạn nhất định
+VD: sản xuất sơn trong các lô riêng biệt, mỗi lô có thể có công thức và yêu cầu
khác nhau
- Quá trình rời rạc các đại lượng đặc trưng chỉ thay đổi giá trị tại một số thời
điểm nhất định và chỉ có thể lấy các giá trị rởi rạc tạo nên các trạng thái rời rạc của
quá trình
+VD: sản xuất linh kiện điện tử trong dây truyền lắp ráp
- Quá trình mẻ là một quá trình hỗn hợp có đặc trưng của các quá trình liên
tục và quá trình rời rạc. Quá trình mẻ hoạt động theo một quá trình thao tác cho
trước và tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn hữu hạn tượng ứng với 1 mẻ
+VD: sản xuất bánh mì trong lò nướng nơi một lượng lớn nguyên liệu được sử
dụng và sản xuất theo từng lô cụ thể có thành phần và quy trình khác nhau

Câu 5: Nêu rõ các mục đích cơ bản của điều khiển quá trình và phân tích các
mục đích
trên cơ sở một ví dụ minh họa?
*Mục đích điều khiển quá trình
- Đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, trơn chu: đảm bảo các điều kiện
vận hành bình thường, kéo dài tuổi thọ máy móc, vận hành thuận tiện
- Đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm: thay đổi tốc độ sản xuất theo
ý muốn, gửi các thông số chất lượng sản phẩm biến động trong thời gian quy định
- Đảm bảo vận hành an toàn: nhằm mục đích bảo vê con người, máy móc
thiết bị và con người
- Đảm bảo môi trường: giảm nồng độ các chất độc hại trong khí hậu, nước
thải, giảm sử dụng nguyên liệu và nhiên liệu
- Nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng lợi nhuận: giảm chi phí nhân công,
nguyên liệu, nhiên liệu, kích ứng nhanh với yêu cầu thay đổi của thị trường
*Ví dụ minh họa:
Trong nhà máy chế biến thực phẩm
- Hệ thống điều khiển nhiệt độ và áp suất trong các lò nấu chín để đảm bảo
quá trình chế biến diễn ra một cách ổn định và sản phẩm đạt chất lượng đồng
đều
- Hệ thống kiểm soát tỷ lệ các thành phần gia vị trong các giai đoạn chế biến
để đảm bảo chất lượng đạt yêu cầu
- Hệ thống an toàn theo dõi và kiểm soát các thông số như áp suất hơi và nhiệt
độ để ngăn chặn tình huống nguy hiểm có thể sảy ra
- Hệ thống điểu khiển có thể giam sát lưu lượng nước và xử lí chất thải từ quá
trình chế biến
- Hệ thống kiểm soát tiêu thụ nguyên liệu và năng lượng để tối ưu hóa quá
trình chế biến làm giảm chi phí từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế và lợi nhuận

Câu 6: So sánh mô hình lý thuyết và mô hình hóa thực nghiệm? Nêu ưu điểm,
nhược điểm của mỗi phương pháp mô hình hóa đó?
Mô hình lí thuyết Mô hình thực nghiệm
-Đi từ các đinh luật cơ bản vật lí hóa -Dựa trên thông tin ban đâu về qua
học kế hợp với các thông số kỹ thuật trình, quan sát tín hiệu để xác định cấu
trúc và các tham số
-Khó có thể xây dựng được mô hình lí -Chỉ có thể tôt khi lớp mô hình được
thuyết phản ánh đầy đủ quá trình động chọn phù hợp và các số liệu thực
học của quá trình nghiệm là trung thực
*Ưu điểm: *Ưu điểm:
-Cho ta hiểu sâu các quan hệ bên trong -Cho phép xác định tương đối chính
của quá trình liên quan trực tiếp tới các xác các tham số mô hình trong trường
hiện tượng vật lí, hóa học, sinh học hợp cấu trúc mô hình được biết trước
*Nhược điểm: -Công cụ phần mềm hỗ trợ hiện đại hỗ
-Cách thức tiến hành xây dựng phụ trợ rất mạnh, chức năng nhận dạng trực
thuộc vào quá trình cụ thể không tuân tuyến cũng như ngoai tuyến
theo bài bản thống nhất *Nhược điểm:
-Tham số của mô hình khó xác định -Chất lượng của mô hình thực nghiêm
chính xác bởi bên cạnh sự thiếu chính cũng tùy thuộc rất nhiều vào độ tin cậy
xác trong thông số kỹ thuật của thiết bị của phép đo
công nghệ còn có các giả thiết không -Phải có giả thiết về lớp các mô hình
hoàn toàn thực tế thích hợp, tức là cấu trúc mô hình hoặc
-Khó áp dụng cho các mô hình nhiễu phải biết trước theo một quy trình lặp
đặc biệt là nhiễu không đo được
Câu7: Cơ sở của phương pháp lý thuyết trong xây dựng mô hình toán học cho
một quá
trình là gì? mô hình lý thuyết là gì? Trình bày các bước xây dựng mô hình lý
thuyết?
- Cơ sở của phương pháp lí thuyết trong xây dựng mô hình toán học: mô hình
hóa bằng lí thuyết và mô hình hóa bằng thực nghiệm
- Mô hình bằng lí thuyết hay còn gọi là mô hình hóa vật lí đi từ các định luật
cơ bản của vật lí và hóa học kết hợp với các thông số kỹ thuật của thiết bị công
nghệ, kết quả nhận được là các phương trình vi phân và phương trình đại số
- Các bước xây dựng mô hình lí thuyết
+ Phân tích bài toán mô hình hóa: tìm hiểu lưu đồ công nghệ, nêu rõ mục đích sử
dụng của mô hình, từ đó xác định mức độ chi tiết và độ chính xác của mô hình cần
xây dựng
+ Xây dựng các phương trình mô hình: nhận biết các phần tử cơ bản trong hệ
thống, viết các phương trình cân bằng và phương trình đại số khác dựa trên cơ sở
các định luật bảo toàn, định luật nhiệt động học, vận chuyển, cân bằng pha
+ Kiểm chứng mô hình: phân tích bậc tự do của quá trình dựa trên số lượng của
các quan hệ phụ thuộc. Đánh giá mô hình và mức độ phù hợp với yêu cầu dựa trên
phân tích các tính chất của mô hình kết hợp mô phỏng máy tính
+ Phát triển mô hình: tùy theo mục đích sử dụng, có thể chuyển đổi mô hình về các
dạng thích hợp. Tuyến tính hóa mô hình tại điểm làm việc nếu cần thiết. Thực hiện
chuẩn hóa mô hình theo yêu cầu của phương pháp phân tích và thiết kế điều khiển
Câu 8: Mô hình hóa thực nghiệm là gì? Trình bày các bước xây dựng mô hình
thực nghiệm?
- Mô hình hóa bằng thực nghiệm hay còn gọi là phương pháp hộp đen hay
nhận dạng quá trình dựa trên thông tin ban đầu về quá trình, quan sát tín hiệu vào-
ra thực nghiệm và phân tích các số liệu thu được để xác định cấu trúc tham số mô
hình từ một lớp các mô hình thích hợp
- Các bước xây dựng mô hình thực nghiệm
+ Thu thập, khai thác thôgn tin ban đầu về quá trình
+ Lựa chọn phương pháp nhận dạng, thuật toán ước lượng tham số và tiêu chuẩn
đánh giá chất lượng mô hình
+ Tiến hành lấy số liệu thực nghiệm cho từng cặp biến vào/biến ra trên cơ sở
phương pháp nhận dạng đã chọn, quyết định về dạng mô hình, đưa ra giải quyết
ban đầu về cấu trúc mô hình
+ Kết hợp yêu cầu về mục đích sử dụng mô hình và khả năng ứng dụng của
phương pháp nhận dạng đã chọn, quyết định về dạng mô hình, đưa ra giả thiết ban
đầu về cấu trúc của mô hình
+ Xác định các tham số mô hình theo phương pháp/ thuật toán đã chọn. Nếu tiến
hành theo từng mô hình con thì sau đó cần kết hợp chúng lại thành một mô hình
tổng thể
+ Mô phỏng, kiểm chứng và đánh giá mô hình nhận được theo các tiêu chuẩn đã
lựa chọn, tốt nhất là trên cơ sở nhiều tập dữ liệu khác nhau. Nếu chưa đạt yêu cầu,
cần quay lại kiểm chứng các bước từ đầu
Câu 9: Nêu các dạng chuẩn tín hiệu sử dụng trong điều khiển quá trình. Giải
thích ý nghĩa của việc sử dụng chuẩn tín hiệu 4-20 mA?
* Các dạng tín hiệu chuẩn sử dụng trong điều khiển quá trình: tín hiệu tương tự, tín
hiệu logic, tín hiệu xung số
* Ý nghĩa của việc sử dung chuẩn tín hiệu 4-20mA
+ khả năng truyền xa và bị ảnh hưởng bởi trở cáp kháng, cáp truyền
+ khả năng phân biệt giữa trường hợp lõi đứt cáp với trường hợp tín hiệu ra đạt
giớiv hạn dưới
+ khả năng mang nguồn nuôi cho các thiết bị mắc nối tiếp
Câu 10: Giải thích và phân biệt các khái niệm về đặc tính thiết bị đo: Phạm vi
đo, dải đo,
độ tin cậy, độ phân giải, độ chính xác, tính trung thực.
- Phạm vi đo: là phạm vi mà giá trị danh định của đại lượng đo mà một thiết
bị đo được sử dụng theo quy định. Một phạm vi đo được xác đinh bởi giới hạn
dưới (Xmin) và giới hạn trên (Xmax)
- Dải đo (Span): là khoảng cách giữa giới hạn trên và giới hạn dưới của phạm
vi đo
S x =X max −X min
- Độ tin cậy của một thiết bị đo là xác xuất mà thiết bị hoạt động tốt qua một
khoảng thời gian trong một số điều kiện quy định chuẩn. Các điểu kiện tin cậy bao
gồm giới hạn môi trường làm việc, độ vượt phạm vi và độ lệch đầu ra cho phép
- Độ phân giải: được định nghĩa là một bước thay đổi tín hiệu ra khi giá trị
của một biến đo biến thiên liên tục trong phạm vi đo . Khi kích cỡ các bước thay
đổi không cố định thì thay đổi lớn nhất được gọi là độ phân giải cực đại
- Độ chính xác: là mức độ phù hợp của đầu ra của một biến thiết bị đo với giá
trị thực của đại lượng đo xác định bởi một số tiêu chuẩn. Độ chính xác được đánh
giá thông qua thực nghiệm thiết bị đo với một quy trình đặc biệt trong điều kiện
chuẩn. Độ chính xác được biểu diễn dựa trên sai số âm và dương lớn nhất
- Tính trung thực: là độ lệch lớn nhất của các giá trị quan sát được sau nhiều
lần lặp lại so với giá trị trung bình của một đại lượng đo. Tính trung thực cũng là
một chỉ số cho sự tản mạn của các phép đo
Câu 11: Mô hình là gì? Phân loại mô hình và nêu mục đích sử dụng mô hình?
* Mô hình là một hình thức mô tả khoa học và cô đọng các khía cạnh thiết yếu của
một hệ thống thực có thể có sẵn hoặc cần phải xây dựng
Một mô hình không bao giờ và cũng như không nhất thiết phải phản ánh đầy đủ
các cạnh của hệ thống thực
*Phân loại mô hình
- Mô hình vật lí là một sự thu nhỏ và đơn giản hóa của hệ thống thực, được xây
dựng trên cơ sở vật lí hóa học giống như các quá trình và thiết bị thực. Mô hình vật
lí là một phương tiện hữu ích phục vụ đào tạo cơ bản và nghiên cứu ứng dụng,
nhưng ít phù hợp cho các công việc thiết kế và phát triển của người kỹ sư điều
khiển quá trình
- Mô hình trừu tượng là mô hình được xây dựng trên cơ sở một ngôn ngữ bậc cao
nhằm mô tả một cách logic các quan hệ về mặt chức năng giữa các thành phần của
hệ thống
+Việc xây dựng mô hình trừu tượng của một hệ thống được gọi là mô hình hóa
Mô hình hóa là một quá trình trừu tượng hóa trong đó thế giới thực được mô tả
bằng ngôn ngữ mô hình hóa và bỏ qua các chi tiết không thiết yếu
- Các dạng mô hình trừu tượng
+ mô hình đồ họa
+ mô hình toán học
+ mô hình suy luận
+ mô hình máy tính
*Mục đích sử dụng mô hình:
- Hiểu rõ hơn về quá trình sẽ cần phải điều khiển và vận hành
- Tối ưu hóa thiết kế công nghệ và điều kiện vận hành hệ thống
- Thiết kế sách lược và cấu trúc điều khiển
- Lựa chọn bộ điều khiển và xác định các tham số cho bộ điều khiển
- Phân tich và kiểm chứng các kết quả thiết kế
- Mô phỏng trên máy tính phục vụ đào tạo vận hành

12, Trình bày sơ đồ cấu trúc của sách lược ĐK truyền thẳng hoặc phản hồi và
nêu ưu nhược điểm của sách lược

A,ĐK truyền thằng:


Khái niệm: - Đặc điểm cơ bản của điều khiển truyền thẳng là biến nhiễu quá trình
được đo và đưa tới bộ điều khiển.
-Dựa trên các giá trị đo được cùng giá trị đặt, bộ điều khiển tính toán
đưa ra giá trị cho biến điều khiển.
- Nếu đặc tính đáp ứng của quá trình với biến điều khiển cũng như với
nhiễu biết trước, bộ điều khiển có thể thực hiện thuật toán bù trước sao cho giá trị
biến cần điều khiển đúng bằng giá trị đặt.
Ưu điểm quan trọng nhất của điều khiển truyền thẳng là khả năng loại bỏ nhiễu
trước khi nó kịp ảnh hưởng xấu tới quá trình.
Nhược điểm :
- Phải đặt thiết bị đo nhiễu
-Không loại trừ được ảnh hưởng của nhiễu không đo được
-Nhạy cảm với sai lệch mô hình (mô hình quá trình và mô hình nhiễu)
-Bộ điều khiển lý tưởng có thể không ổn định hoặc không thực hiện được =>
phương pháp xấp xỉ.
-Không có khả năng ổn định một quá trình không ổn định.

B, ĐK phản hồi

Ưu điểm: - ổn định hệ kín


-loại bỏ nhiễu bất định
-bền vững với sai lệch mô hình
13,Gthich và phân biệt các kn về đặc tính tbi đo
14, Nêu thành phần cơ bản của van ĐK và chức năng của chúng

You might also like