You are on page 1of 74

ĐIỀU KHIỂN QUÁ TRÌNH

Kiểm tra

Kiểm tra giữa kỳ: 40%

Kiểm tra cuối kỳ: 60%


tavuminhhao@gmail.com

ngoclinhtg1311@gmail.com

hamhocgioi123@gmail.com

nqhuutri@gmail.com

kienlu2000@gmail.com
Tài Liệu Tham Khảo

Cơ sở hệ thống điều khiển quá trình – Hoàng Minh Sơn

Bài giảng điều khiển quá trình - Hoàng Xuân Bình

Introduction to Process Control – A.K. Jana
• https://controlguru.com/table-of-contents/

• http://
apmonitor.com/pdc/index.php/Main/ArduinoTemperature
Control
Chương 1
Giới Thiệu Về Điều Khiển Quá Trình

Trong kỹ thuật quá trình, ta có nhiều thiết bị, vd: bình phản ứng
(reactor), cột chưng cất/tháp chưng luyện (distillation column),
bơm (pump), máy nén (compressor),...


Nếu ta kết hợp một số thiết bị này với nhau, ta có được một hệ
thống để thực hiện một quá trình nào đó, vd. hệ thống hóa học
(chemical plant), băng tải, ...
• Cho một quá trình:


Mục tiêu của hệ: hệ tiếp nhận đầu vào là nguyên liệu
thô, hệ sử dụng những nguồn năng lượng để tạo ra
sản phẩm theo cách kinh tế nhất.
• Để đáp ứng mục đích này, hệ cần thỏa mãn một số yêu cầu:

An toàn (safety): ví dụ, một bình phản ứng chịu được áp suất
tối đa 20 bar, ta cần có sự can thiệp từ bên ngoài để đảm bảo
bình luôn hoạt động dưới áp suất tối đa này

Tiêu chí sản xuất: về số lượng (quantity) và chất lượng
(quality) của sản phẩm

Tiêu chí về môi trường: các quy định về nồng độ xả thải vào
môi trường

Những ràng buộc về hoạt động của hệ: ví dụ, bồn chứa
không được bị tràn hoặc bị cạn khô

Tính kinh tế: chi phí vận hành tối thiểu, tối đa lợi nhuận, …
• Để thỏa mãn những yêu cầu trên, cần có sự can thiệp từ bên
ngoài (external intervention). Và sự can thiệp từ bên ngoài đó là
hệ thống điều khiển (control system).

• Khái niệm: Điều khiển quá trình là ứng dụng kỹ thuật điều
khiển tự động để điều khiển, vận hành và giám sát các quá trình
công nghệ, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo các
yêu cầu về bảo vệ con người, máy móc và môi trường.
• 3 vấn đề cơ bản mà hệ điều khiển cần giải quyết là:

Dập tắt sự ảnh hưởng của nhiễu bên ngoài lên quá trình
(suppress external disturbance)

Đảm bảo sự ổn định của quá trình (ensure stability of the
process)

Tối ưu sự làm việc của quá trình (optimize performance of
the process)
1.0. Các khái niệm cơ bản

Quá trình (process) là một trình tự các diễn biến vật lý, hóa học
hoặc sinh học, trong đó vật chất, năng lượng hoặc thông tin
được biến đổi, vận chuyển hoặc lưu trữ (ANSI/ISA 88.01, DIN
19222).

Quá trình kỹ thuật (technical process) là một quá trình với các
đại lượng kỹ thuật được đo hoặc/và được can thiệp.

Quá trình công nghệ (technological process) là một quá trình kỹ
thuật nằm trong một dây chuyền công nghệ. Vd, quá trình trao
đổi nhiệt, cấp liệu, pha trộn, hay tổ hợp lò hơi-tuabin

Trong nội dung môn học, khái niệm quá trình được hiểu là quá
trình công nghệ
Biến quá trình (process variables)

Biến vào (input variable): là một đại lượng hoặc một điều kiện
phản ánh tác động từ bên ngoài vào quá trình, ví dụ lưu lượng
dòng nguyên liệu, nhiệt độ hơi nước cấp nhiệt.


Biến ra (output variable): là một đại lượng hoặc điều kiện thể
hiện tác động của quá trình ra bên ngoài, ví dụ lưu lượng hoặc
nồng độ sản phẩm ra, nồng độ khí thải ở mức bình thường hay
quá cao, ….


Biến trạng thái (state variable): mang thông tin về trạng thái
bên trong quá trình, ví dụ, nhiệt độ lò, áp suất hơi hoặc mức
chất lỏng, tốc độ biến thiên nhiệt độ, áp suất. Trong nhiều
trường hợp, một biến trạng thái cũng có thể được coi là một
biến ra.
Biến quá trình (process variables)

Biến cần điều khiển (controlled variable): Biến đầu ra (output), đại
lượng hệ trọng tới sự vận hành an toàn, ổn định hoặc chất lượng sản
phẩm, cần được duy trì tại một giá trị đặt, hoặc bám theo một tín
hiệu chủ đạo.

Biến điều khiển (control variable, manipulated variable): Biến vào
can thiệp được theo ý muốn để tác động tới đại lượng cần điều
khiển

Nhiễu: Biến vào không can thiệp được:

– Nhiễu quá trình (disturbance, process disturbance)



Nhiễu đầu vào (input disturbance): biến thiên của các thông số đầu
vào (lưu lượng, nhiệt độ hoặc thành phần nhiên liệu)

Nhiễu tải (load disturbance): thay đổi tải theo yêu cầu sử dụng

Nhiễu ngoại sinh (exogenous disturbance): nhiệt độ, áp suất bên ngoài
– Nhiễu đo, nhiễu tạp (noise, measurement noise)
Ví dụ: Bình chất lỏng
• Bài toán điều khiển đặt ra là thông
qua điều chỉnh độ mở van cấp vào
(van hoạt động bằng khí nén –
pneumatic operated valve), thay
đổi lưu lượng vào Fi một cách hợp
lý để duy trì mức h trong bình ổn
định tại một giá trị mong muốn,
không phụ thuộc vào lưu lượng ra
Fo (van được điều khiển bằng tay –
hand controlled valve)
Ví dụ: Bình chất lỏng
• Fo mặc dù là lưu lượng ra nhưng được coi như biến vào; nó phụ
thuộc vào nhu cầu sử dụng tiếp theo và không thể can thiệp ở
đây nên được coi là nhiễu quá trình hay nhiễu tải
Ví dụ: Bộ gia nhiệt
• Dòng quá trình (ví dụ dòng nguyên liệu) được làm nóng với
một dòng tải nhiệt (ví dụ dầu nóng). Bài toán điều khiển quá
trình ở đây là duy trì nhiệt độ của dòng quá trình sau khi ra
khỏi thiết bị gia nhiệt tại một giá trị đặt mong muốn.
Bộ gia nhiệt
1.1 Phân loại quá trình
• Theo số biến vào ra thì quá trình được chia thành:
- Quá trình đơn biến: quá trình chỉ có một biến vào và một biến
ra (single – input single – output, SISO)
- Quá trình đa biến: quá trình có nhiều biến vào và nhiều biến
ra (Multi-input Multi-output, MIMO)
• Theo đặc tính của các đại lượng đặc trưng
- Quá trình liên tục: là quá trình mà năng lượng hoặc nguyên
liệu đầu vào được biến đổi một cách liên tục
- Quá trình rời rạc: quá trình đóng bao, đóng chay, quá trình
lắp ráp
- Quá trình mẻ (hệ lai) (hybrid system)
Các dây chuyền công nghệ phức tạp

Nhà máy xi măng:
– Công nghệ lò nung

– Công nghệ cấp liệu, nghiền, vận chuyển, đóng bao



Nhà máy điện:
– Công nghệ lò hơi

– Công nghệ turbin



Nhà máy lọc dầu, hóa dầu:
– Công nghệ chưng cất, tinh luyện

– Công nghệ lò phản ứng liên tục, lò phản ứng theo mẻ



Vấn đề:
– Hàng nghìn điểm đo, hàng trăm đại lượng cần điều khiển

– Các quá trình tương tác qua lại


– Đòi hỏi độ an toàn, tin cậy rất cao
Lò hơi
Nhiệm vụ đặt ra

Can thiệp một cách hiệu quả các đại lượng đầu vào của quá
trình kỹ thuật để các đại lượng đầu ra của nó thỏa mãn các chỉ
tiêu cho trước trong khi có tác động của nhiễu và thông tin
không chính xác về đối tượng


Giảm thiểu ảnh hưởng xấu của quá trình kỹ thuật đối với con
người và môi trường xung quanh
– Đây là vai trò của kỹ thuật điều khiển
Lý thuyết điều khiển tự động


Phương pháp phân tích đối tượng

Phương pháp thiết kế bộ điều khiển

Phương pháp phân tích, đánh giá chất lượng hệ thống điều khiển
Khái niệm: điều khiển quá trình

Điều khiển quá trình là ứng dụng kỹ thuật điều khiển tự động để
điều khiển, vận hành và giám sát các quá trình công nghệ, nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ
con người, máy móc và môi trường.

Phạm vi ứng dụng: Công nghiệp chế biến, khai thác & năng
lượng

Bài toán đặc thù và quan trọng nhất: điều chỉnh

Đối tượng điều khiển: Quá trình công nghệ
Đặc thù của các quá trình công nghệ

Qui mô sản xuất thông thường vừa và lớn

Yêu cầu rất cao về độ tin cậy và tính sẵn sàng

Các quá trình liên quan đến biến đổi năng lượng và vật chất

– Bài toán điều chỉnh là tiêu biểu


– Các đại lượng cần điều khiển: lưu lượng, áp suất, nhiệt độ, nồng độ,
thành phần,...
– Diễn biến tương đối chậm
– Mô hình khó xác định
– Khả năng điều khiển hạn chế
– Khó thay đổi thiết kế công nghệ
Bài toán điều chỉnh và Bài toán bám

Bài toán điều chỉnh (regulation problem): thiết lập hoặc duy trì
đầu ra tại một giá trị đặt cho trước trong khi có tác động của
nhiễu

Bài toán bám (tracking problem) hay cơ chế Servo (servo
mechanism): đầu ra bám theo một tín hiệu chủ đạo liên tục thay
đổi (biết trước hoặc không biết trước)
Điều khiển quá trình công nghệ

Điều khiển quá trình liên tục (continuous process control):
– Điều khiển một quá trình công nghệ hoạt động liên tục

– Ví dụ: các quá trình chưng cất, quá trình sản xuất điện, quá trình
sản xuất xi măng

Điều khiển quá trình mẻ (batch process control)
– Điều khiển các quá trình công nghệ hoạt động theo mẻ

– Ví dụ: quá trình trộn bê tông, quá trình phản ứng hóa chất, quá
trình sản xuất bia
1.2 Mục đích điều khiển
1. Đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, trơn tru: đảm bảo các điều kiện
vận hành bình thường, kéo dài tuổi thọ máy móc, vận hành thuận tiện
2. Đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm: thay đổi tốc độ sản xuất
theo ý muốn, giữ các thông số chất lượng sản phẩm biến động trong giới
hạn qui định
3. Đảm bảo vận hành an toàn: nhằm mục đích bảo vệ con người, máy
móc, thiết bị và môi trường
4. Bảo vệ môi trường: Giảm nồng độ các loại chất độc hại trong khí thải,
nước thải, giảm bụi, giảm sử dụng nguyên liệu và nhiên liệu
5. Nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng lợi nhuận: giảm chi phí nhân công,
nguyên liệu và nhiên liệu, thích ứng nhanh với yêu cầu thay đổi của thị
trường
Ví dụ: điều khiển bình trộn
Ổn định hệ thống

Các đại lượng cần ổn định trong ví dụ
– Mức trong bình trộn (h)

– Nồng độ của A trong sản phẩm



Các yêu cầu về ổn định liên quan tới:
– Nguyên lý cân bằng vật chất

– Nguyên lý cân bằng năng lượng


– Nguyên lý cân bằng pha
– Nguyên lý cân bằng phản ứng
– Các nguyên lý động lực học
của hệ thống ở trạng thái xác lập
Chất lượng sản phẩm

Ổn định chưa chắc đã đảm bảo chất lượng
– Trong ví dụ: nồng độ của A trong sản phẩm được giữ ổn định
nhưng có thể xa với chất lượng yêu cầu

Đảm bảo chất lượng sản phẩm: Giá trị đại lượng cần điều khiển càng
gần với giá trị đặt (setpoint) càng tốt
– Trong ví dụ: nồng độ A trong sản phẩm không những được duy trì
ổn định, mà cần phải với một giá trị mong muốn

Chất lượng sản phẩm được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu chất
lượng
– Đáp ứng với thay đổi giá trị đặt (đáp ứng quá độ)

– Đáp ứng với tác động của nhiễu (đáp ứng loại nhiễu)
An toàn hệ thống

Để đảm bảo an toàn cho con người, máy móc, môi trường … hoặc khi
xảy ra sự cố
– Trong ví dụ, có thể cần đặt cảm biến báo tràn hoặc cạn bình, quá
tốc, quá dòng của động cơ khuấy

Khóa liên động nhằm
– Tránh xảy ra các tình huống nguy hiểm (ví dụ động cơ chỉ được
khởi động khi mức trong bình đạt một giá trị nào đó)
– Giảm thiểu tác hại khi sự cố xảy ra (bằng các biện pháp ngắt từng
phần hoặc dừng khẩn cấp)
Bảo vệ môi trường

Các dây chuyền công nghệ ngày nay được thiết kế với yêu cầu
giảm ô nhiễm môi trường:
– Giảm nhiên liệu tiêu thụ

– Giảm sử dụng nước sạch



Các chu trình khép kín, tái sử dụng năng lượng

Đáp ứng các yêu cầu cao hơn trong các tiêu chuẩn quốc gia và
quốc tế về xử lý nước thải và rác thải
Hiệu quả kinh tế

Các yêu cầu cụ thể:
– Chất lượng ổn định (vd: nồng độ A trong sản phẩm)

– Năng suất thích ứng với yêu cầu thị trường (liên quan tới lưu
lượng sản phẩm ra)
– Tiêu hao năng lượng thấp (cho động cơ khuấy và van điều
khiển)
– Tác động điều khiển êm ả, trơn tru (tốc độ động cơ cũng như
độ mở van ít khi phải thay đổi hoặc thay đổi chậm)

Nếu các yêu cầu có mâu thuẩn → có 2 cách giải quyết
– Sử dụng các tiêu chuẩn hòa đồng → điều khiển tối ưu

– Đáp ứng vừa đủ các yêu cầu thiết yếu, sau đó tập trung vào
các yêu cầu còn lại: ví dụ cho phép chất lượng dao động trong
một phạm vi chấp nhận được để tránh thay đổi liên tục tác
động điều khiển
1.3 Phân cấp chức năng điều khiển quá trình

Mặc dù điều chỉnh là chức năng
tiêu biểu nhất, song, để đạt được
các mục đích điều khiển như đã
trình bài, ta cũng cần quan tâm
tới các bài toán khác như khóa
liên động, điều khiển tuần tự,
vận hành và giám sát, điều khiển
chất lượng, tối ưu hóa quá trình

Các chức năng có thể được phân
nhóm dựa theo tính chất và
nhiệm vụ
Giao diện quá trình

Đo lường, chuyển đổi/truyền tín hiệu:

Hiển thị, ghi chép giá trị tại chỗ, đóng/cắt, …

Tương đương với cảm biến, cơ cấu chấp hành

Không là những chức năng điều khiển, nhưng không thể thiếu trong
một hệ thống điều khiển quá trình
Điều khiển cơ sở

Điều chỉnh (regulatory control)
– Điều chỉnh tự động

– Điều chỉnh bằng tay



Điều khiển rời rạc (discrete control)
– Điều khiển thiết bị (device control)

– Khóa liên động quá trình (process interlock)



Điều khiển trình tự (sequential control, sequence control)
– Khởi động và dừng hệ thống

– Điều khiển phối hợp


– Điều khiển theo mẻ

Điều khiển an toàn (safety control):
– Khóa liên động an toàn (safety interlocks)
Vận hành và Giám sát

Cần có sự tham gia, can thiệp trực tiếp của người vận hành để
hệ được hiệu quả hơn:

Thu thập & quản lý dữ liệu

Giao diện người-máy: thay đổi giá trị đặt, chỉnh lại thông số
bộ điều khiển, …

Cảnh báo & báo động

Giám sát & chẩn đoán

Lập báo cáo tự động
Điều khiển cao cấp
Điều khiển tự động nhưng nằm phía trên điều khiển cơ sở, không làm
việc trực tiếp với các tín hiệu vào/ra quá trình
Có thể tự động tạo giá trị đặt hoặc can thiệp vào các tham số của điều
khiển cơ sở

Điều khiển quản lý mẻ (batch management)

Điều khiển chất lượng (quality control), điều khiển thống kê
(Statistical Process Control, SPC)

Tối ưu hóa quá trình (process optimization), điều khiển tối ưu hóa
(Optimizing control)
1.4 Cấu trúc cơ bản của một HTĐKQT
Sơ đồ khối một vòng điều khiển

Thuật ngữ:

Giá trị đặt Setpoint (SP), Set Value (SV)

Tín hiệu điều khiển Control Signal, Controller Output (CO)

Biến điều khiển Control Variable, Manipulated Variable (MV)

Biến được điều khiển Controlled Variable (CV),

Đại lượng đo Measured Variable, Process Value (PV)

Tín hiệu đo Measured Signal, Process Measurement (PM)
Thiết bị đo quá trình


Measurement device: thiết bị đo, ví dụ đo nhiệt độ, áp suất, nồng độ

Transducer: Bộ chuyển đổi theo nghĩa rộng, ví dụ áp suất – dịch chuyển, dịch
chuyển – điện áp

Sensor: Cảm biến

Sensor element: Phần tử cảm biến

Signal conditioning: điều hòa tín hiệu

Transmitter: Chuyển đổi tín hiệu + truyền phát tín hiệu chuẩn
Thiết bị điều khiển


Control equipment: Thiết bị điều khiển, vd, PLC, Digital
Controller, DCS Controller,...

Controller: Bộ điều khiển, có thể là
– Cả thiết bị điều khiển, hoặc

– Chỉ riêng khối tính toán điều khiển, vd PI, PID, ON/OFF,...
Thiết bị chấp hành


Actuator: Thiết bị chấp hành, cơ cấu chấp hành (van điều khiển, máy bơm,
quạt gió, chắn gió, rơ-le,...)

Actuator, actuating element: cơ cấu dẫn động, phần tử dẫn động (động cơ
điện, khối chuyển đổi dòng – khí nén, cuộn hút từ, …)

Final control element: phần tử chấp hành (thân van, tiếp điểm, sợi đốt)
Hệ thống vận hành, giám sát


Vận hành (operation)

Giám sát, theo dõi (monitoring)

Chẩn đoán (Diagnosis)

Giao diện người – máy (Human-Machine Interface, HMI)
1.5. Mô tả chức năng – lưu đồ P&ID
Tổng quan về thiết kế nhà máy xử lý
(Design of a process plant)

https://www.youtube.com/watch?v=BzPTGWKLP7c

https://

www.youtube.com/watch?v=ALfV6CNAQhU&list=PLm_uJ
ADUoHy6JEeJRi-NI199bdE_hkOYi&index=1
Tổng quan về thiết kế nhà máy xử lý
(Design of a process plant)

Business case: các yêu cầu về tính năng (nguyên liệu thô, sản phẩm)

Process simulation (mô phỏng quá trình): người kỹ sư quá trình
thực hiện mô phỏng và phát triển các sơ đồ quá trình để biến đổi
nguyên liệu thô thành sản phẩm
Sau khi mô phỏng và chọn xong sơ đồ quá trình thích hợp nhất

Process Flow Diagrams (PFD – Lưu đồ dòng quá trình): cơ sở mô
tả chức năng nhà máy

Heat & Mass balance (HMB – Cân bằng nhiệt và khối lượng): cho
phép xác định và làm rõ nhiệm vụ của mỗi thiết bị

Process equipment sizing (kích thước thiết bị của quá trình): có
được dựa trên dòng chất lỏng mà thiết bị phải xử lý

Plant layout (bố trí nhà máy): kích thước thiết bị + liên kết giữa
chúng

Safety engineering (kỹ thuật an toàn): xác định những vật liệu nguy
hiểm, quy định khoảng cách an toàn giữa các thiết bị nguy hiểm

Material selection (lựa chọn vật liệu cho thiết bị): thép không gỉ (đối
với dòng chất lỏng gây ăn mòn) hay thép carbon

Equipment mechanical specification & design (yêu cầu & thiết kế cơ
khí cho thiết bị)

Equipment drawings (bản vẽ thiết bị): kích thước, vị trí của giá đỡ,
khối lượng, kết nối đường ống, …

Civil design (thiết kế cơ sở hạ tầng): thiết kế kết cấu chịu lực (bằng bê-
tông hay sắt), thiết kế móng cho thiết bị

Piping & instrumentation diagram (P&ID - sơ đồ thiết bị và đường
ống): tài liệu thiết yếu của thiết kế nhà máy giúp người vận hành điều
khiển, giám sát quá trình, hay bảo trì thiết bị

Piping design (thiết kế đường ống):

Piping calculation (tính toán đường ống)

Piping material (vật liệu đường ống)

Instrumentation & control design (thiết kế điều khiển & trang thiết bị):
P&ID là cơ sở để mua các thiết bị ngoài thực địa và hệ thống điều khiển

Electrical design (thiết kế điện)

Underground network (mạng lưới dưới mặt đất): đường điện, đường
ống, hố, hệ thống chữa cháy, rảnh xả nước mưa…
Mô tả chức năng

Mô tả hệ thống là một công việc quan trọng trong thiết kế,
xây dựng và phát triển hệ thống điều khiển quá trình.

Nó là ngôn ngữ chung để mô tả, bàn bạc trước khi tiến hành
triển khai một dự án cũng như giúp người kỹ sư nắm được
các chi tiết kỹ thuật đáp ứng các công việc phát triển, xây
dựng hệ thống.

Các hệ thống điều khiển quá trình có thể được mô tả bằng
các phương pháp sau:
+ Lưu đồ dòng quá trình (PFD)
+ Lưu đồ ống dẫn và thiết bị (lưu đồ P&ID)
+ Bố trí nhà máy (plant layout)
+ Bản vẽ cơ khí (mechanical drawings)
+ Bản vẽ xây dựng (construction drawings)
Lưu đồ P&ID
Lưu đồ P&ID: Pipe and Instrumentation Diagram

Lưu đồ công nghệ + các biểu tượng thiết bị và chức năng tự
động hóa

Một trong các tài liệu thiết kế quan trọng nhất về hệ thống
đo lường, điều khiển và giám sát

Cơ sở cho lựa chọn và lắp đặt thiết bị, phát triển phần mềm
điều khiển và giám sát quá trình (bài toán điều khiển quá
trình)
Lưu đồ P&ID
P&ID biểu diễn những loại thông tin sau:

Bồn và thiết bị của quá trình: cho biết vị trí, thể tích, áp
suất, khoảng hoạt động của mức chất lỏng, công dụng, và


Tất cả các loại đường liên kết, ví dụ, ga hoặc điện và phạm
vi hoạt động của đường

Tất cả các motor: cho biết điệp áp, công suất và những
thông tin thích hợp

Van điều khiển: cho biết loại điều khiển, loại van, loại tác
động của van, đặc tính an toàn, thông tin về dòng chảy và
áp suất

Khoảng hoạt động của tất cả các van an toàn, bộ điều hòa
áp suất, nhiệt độ

Tất cả các thiết bị cảm biến, bộ thu, và bộ phát với số vòng
Các biểu tượng (symbols) dùng trong P&ID, PFD
• Các biểu tượng trong P&ID là biểu diễn bằng hình vẽ của
thiết bị thực tế mà được lắp đặt tại hiện trường.
• Các biểu tượng theo chuẩn S5.1, ISO14617-6 và
ISO10628
• Khi làm việc với các dự án thực tế, cần kiểm tra thư viện
các biểu tượng được dùng
https://hardhatengineer.com/pid-pfd-pefs-pfs-drawing-symbols-le
gend-list
/
Các biểu tượng của bơm
Các biểu tượng của bộ trao đổi nhiệt
(heat exchanger)
Các biểu tượng của thiết bị tĩnh
(static equipment)
Ký hiệu các đường cấp năng lượng
Biểu tượng tín hiệu và đường nối
Biểu tượng một số loại van
Một số ví dụ về những biểu tượng cơ bản và phần tử chấp hành
Một số ví dụ về các phần tử cơ sở sử dụng trong P&ID
Ví dụ: Điều khiển mực nước
Nhãn thiết bị và ký hiệu chức năng
Ý nghĩa các chữ cái
Ý nghĩa các chữ cái
Ví dụ: Điều khiển bộ trao đổi nhiệt
Biểu tượng thiết bị

Những thiết bị rời rạc tại hiện trường được biểu diễn bởi vòng
tròn;

Thiết bị được chia sẽ (dùng chung) bằng một vòng tròn bên
trong một hình chữ nhật

Các chức năng máy tính bởi hình lục giác;

Chức năng PLC bởi một hình kim cương trong một hình chữ
nhật.

Một đường ngang qua một hình có thể chỉ ra rằng thiết bị ở
trong 1 tủ điều khiển (control panel) trong phòng điều khiển và có
thể can thiệp hoàn toàn

Không có đường ngang nào có thể có nghĩa rằng thiết bị ở
trong khu vực quá trình (ở tại hiện trường)

Đường ngang kép có nghĩa là thiết bị có thể ở một vị trí khác
(remote location) nhưng người vận hành có thể can thiệp được

Một đường ngang nét đứt (dashed horizontal line) chỉ các thiết
bị đặt phía sau bảng panel điều khiển (ở một nơi mà không can
thiệp được – inaccessible location).
Các ký hiệu chức năng tính toán
Ví dụ: Điều khiển vòng kín
Mạch vòng điều khiển áp suất được điều khiển bởi trạm
DCS. Giá trị đặt được đưa ra từ một máy tính thông qua
đường truyền dữ liệu. Mạch vòng điều khiển có nhãn số 211,
ký hiệu vòng điều khiển 11 trên lưu đồ số 2. Thiết bị đo áp
suất được PT-211 được nối với ống dẫn qua một van khoá và
phạm vi làm việc 0-300 PSIG. Tín hiệu điện ra là dòng 4 –
20mA được đưa tới đầu vào AI-17 của hệ DCS. Bộ điều
khiển và chỉ báo áp suất PIC-211 trên trạm số 2 (C-2). Đầu ra
của bộ điều khiển được ký hiệu AO-21 được đưa tới bộ biến
đổi dòng – áp suất (PY-211) gắn trên van điều chỉnh PCV-
211. Van điều chỉnh là loại tuyến tính có trang bị bộ định vị P
(Positioner). Cả bộ định vị và bộ biến đổi PY-211 được cấp
nguồn khí nén AS.
Một số ví dụ về ký hiệu toán học sử dụng trong P&ID

You might also like