You are on page 1of 13

ÔN TẬP KTHP MÔN QTCL

Câu 1:
Các khái niệm về kiểm soát chất lượng:
- Kiểm soát chất lượng (QC) là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp
ứng các yêu cầu về chất lượng
- Kiểm soát chất lượng toàn diện (TQC) là 1 hệ thống có hiệu quả để nhất thể hóa các nỗ lực phát
triển chất lượng, duy trì chất lượng và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong 1 tổ
chức sao cho các hoạt động marketing, kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ có thể tiến hành 1 cách kinh tế
nhất, cho phép thỏa mãn hoàn toàn khách hàng
Các y.tố cần thiết phải k.soát c.lượng:
- Kiểm soát con người: người thao tác phải
+ Được đào tạo kiến thức, kỹ năng phù hợp với nhiệm vụ
+ Được thông tin về nhiệm vụ được giao, yêu cầu phải đạt
+ Có đủ tài liệu, hướng dẫn cần thiết; có đủ đk, phương tiện lm việc
+ Phải được động viên và lắng nghe
- Kiểm soát phương pháp & quá trình, bao gồm:
+ Lập qui trình sx, pp thao tác, vận hành phù hợp
+ Ổn định và kiểm soát đc
+ Phù hợp với những qui định vệ sinh an toàn và môi trường
- Kiểm soát việc cung ứng các y.tố đầu vào:
+ Người cung ứng phải đc đánh giá và lựa chọn
+ Nguyên vật liệu nhập vào phải đc kiểm soát, bảo quản trong đk phù hợp
+ Kiểm soát chặt việc vận chuyển, bốc dỡ và giao hàng
- K.soát thiết bị: thiết bị phải
+ Phù hợp vs mục đích sử dụng
+ Đảm bảo hoạt động tốt, y.c về kỹ thuật, an toàn, vệ sinh, môi trường
+ Được bảo dưỡng định kỳ, thường xuyên
- K.soát môi trường:
+ Môi trường thao tác thích hợp (ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn,…)
+ Đk an toàn
+ Thực hiện nghiêm túc qui trình 5S: sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng
- Kiểm soát thông tin:
+ Thông tin phải chính xác
+ Tìm hiểu rõ thông tin từ đầu vào đến đầu ra sp
+ Cập nhật thông tin thường xuyên
Sự ảnh hưởng của các y.t trên đến chất lượng:
- Kiểm soát con người :
Một hệ thống dù được thiết kế tốt và xây dựng công phu nhưng cán bộ, nhân viên không
quan tâm và không thực hiện nghiêm túc sẽ không mang lại kết quả như mong muốn, gây ra hàng
loạt hệ lụy như lãng phí về nguồn lực, thời gian, chi phí giải quyết hậu quả, kéo theo đó là việc
điều tra, xử lý triệu hồi sản phẩm hư.
Bởi vậy, người lao động phải được đào tạo kỹ năng trước khi bắt đầu công việc. Họ phải
được hỗ trợ từ những người cũ và giám sát chặt chẽ bởi người quản lý trực tiếp trong thời gian làm
việc ban đầu. Họ cũng cần được đào tạo, kiểm tra và giám sát định kỳ về năng lực, đồng thời phải
được cập nhật kịp thời về những thay đổi liên quan đến quy trình sản xuất, kỹ thuật và chất lượng
sản phẩm mà trong đó họ là yếu tố đóng vai trò trực tiếp hay gián tiếp đến chất lượng sản phẩm.
- Kiểm soát phương pháp và quá trình:
W.Edwards Deming, người sáng lập kiểm soát chất lượng hiện đại, tin rằng các quy trình
kiểm soát chất lượng được thiết lập thành công sẽ dẫn đến các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao.
Nếu bạn tạo các quy trình thành công, liên tục đo lường kết quả của các quy trình thì sản
phẩm/dịch vụ của bạn sẽ ngày càng tốt hơn.
- Kiểm soát việc cung ứng các y.t đầu vào:
Kiểm soát đầu vào là một khâu quan trọng trong việc kiểm soát chất lượng. Nếu ngay từ
khâu nguyên liệu đầu vào, Toyota, Mitsubishi Motors, Subaru, Mazda, Nissan hay Honda kịp thời
phát hiện ra có vấn đề với các sản phẩm nhôm và đồng mà hãng Kobe Steel cung cấp thì có lẽ hậu
quả gây ra do vụ bê bối Kobe Steel cũng không rúng động đến vậy.
- Kiểm soát máy móc, thiết bị:
Kiểm tra máy móc, thiết bị cũng rất quan trọng, bởi trong quá trình vận hành, máy móc,
thiết bị có hỏng hóc sẽ làm gián đoạn cả quy trình sản xuất, dẫn đến chậm tiến độ sản xuất, gây
thiệt hại lớn về mặt chất lượng và số lượng hàng hóa.
- Kiểm soát môi trường:
Việc kiểm soát môi trường thường sẽ tập trung vào 2 yếu tố chính. Một là môi trường thao
tác cho hoạt động sản xuất, bao gồm các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm và các yếu tố
khác … Việc kiểm soát tốt các yếu tố này đóng vai trò quan trọng đến chất lượng sản phẩm tạo ra.
Hai là điều kiện an toàn. Các yếu tố an toàn trong quy trình sản xuất phải được thiết lập, rà soát và
kiểm tra định kỳ theo quy định về an toàn lao động, giúp người lao động yên tâm tập trung tối đa
vào công việc vận hành, thao tác với ý thức cao nhất về chất lượng thay vì lo lắng, bồn chồn cho
những ảnh hưởng không đáng có xung quanh.
Câu 2:
Các phương pháp cải tiến chất lượng phù hợp với doanh nghiệp VN:
 5S: nội dung của 5S bao gồm Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc và Sẵn sàng
o Sàng lọc: loại bỏ những thứ không cần thiết tại nơi làm việc
o Sắp xếp: sắp xếp mọi thứ ngăn nắp, trật tự để dễ tìm, dễ sử dụng
o Sạch sẽ: vệ sinh nơi làm việc và giữ nó luôn sạch sẽ
o Săn sóc: săn sóc, giữ gìn vệ sinh nơi làm việc bằng cách liên tục thực hiện sàng lọc, sắp xếp,
sạch sẽ
o Sẵn sàng: tạo thói quen tự giác làm việc theo phương pháp đúng
- Tác dụng:
+ Nâng cao năng suất
+ Nâng cao chất lượng
+ Giảm chi phí
+ Giao hàng đúng hạn
+Đảm bảo an toàn
+ Nâng cao tinh thần
 Kaizen: những cải tiến nhỏ đạt được nhờ những nổ lực liên tục mang lại, liên quan đến mn từ
người quản lý cấp cao đến công nhân, thực hiện trong 1 khoảng tgian dài
- Theo triết lý của Kaizen, công việc của mỗi người bao gồm 2 đặc tính hoặc 2 thành phần: sự liên
tục, tuân theo những tiêu chuẩn và cách làm hiện hành. Sự cải tiến, tìm kiếm những tiêu chuẩn cao
hơn va cách thức làm tốt hơn. Như vậy, Kaizen đòi hỏi cũng phải đc tiêu chuẩn hóa.
- 1 trong những công cụ quan trọng nhất của Kaizen là chu trình phối hợp SDCA và PDCA
+ SDCA: quá trình ổn định tiêu chuẩn
+ PDCS: quá trình mà những tiêu chuẩn cũ đã đc tạo ra sẽ đc xem xét và thay thế =những tiêu
chuẩn mới tốt hơn
 So sánh theo tiêu chuẩn mức: tiến hành ss các quá trình, chất lượng của sp và dịch vụ với các
quá trình dẫn đầu đc công nhận
- Tác dụng:
+ Phân tích vị thế cạnh tranh của chính mình so với đối thủ
+ Xác định mục tiêu và thiết lập thứ tự ưu tiên cho việc chuẩn bị các kế hoạch
+ Học hỏi kinh nghiệm của đối thủ, tìm cơ hội cải tiến chất lượng
Các đặc trưng cơ bản của doanh nghiệp ở Việt Nam
- Lĩnh vực và địa bàn hoạt động:
DN chủ yếu phát triển ở ngành dịch vụ,thương mại. Ở lĩnh vực sản xuất chế biến và giao
thông (tập trung ở 3 ngành: Xây dựng, công nghiệp, nông/lâm nghiệp, thương mại ,dịch vụ); địa
bàn hoạt động chủ yếu ở các thị trấn và đô thị.
- Công nghệ và thị trường
Các DN phần lớn có năng lực tài chính rất thấp, có công nghệ lạc hậu. Sản phẩm của các
DN hầu hết tiêu thụ ở thị trường nội địa, chất lượng sản pẩm kém; mẫu mã ,bao bì còn đơn giản,
sức cạnh tranh yếu
- Trình độ tổ chức quản lý
Trình độ tổ chức quản lý và tay nghề của người lao động còn thấp và yếu (thuê lao động
thường xuyên và thời vụ thường chưa qua lớp đào tạo, bồi dưỡng)
 Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có năng lực tài chính, công nghệ và nhân lực rất hạn chết do đó việc
đầu tư về dây chuyền máy móc, công nghệ mới, thay đổi phương pháp sẽ gặp nhiều khó khăn,
không có đủ năng lực và nguồn lực để thực hiện triển khai áp dụng đồng bộ các công cụ
cải tiến trên quy mô toàn DN. Các doanh nghiệp trên nên lựa chọn triển khai áp dụng từng phần,
sử dụng các kỹ thuật đơn giản và không tốn hoặc tốn ít chi phí. Do vậy phù hợp hơn cả là việc áp
dụng phương pháp cải tiến chất lượng mà Nhật Bản đã thành công mà tốn ít chi phí đầu tư trong
khoản thời gian dài, đó là Kaizen và 5S. vì đây là 2pp dễ tiếp cận và phù hợp với quy mô và tiềm
năng hạn chế của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Thông thường, việc áp dụng bất kì công cụ cải tiến nào đều sẽ gặp phải một số rào cản khách quan hay
chủ quan từ chính nội bộ công ty, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ thực hỉện quy trình cải tiến. Lấy
ví dụ trong việc thực hiện 5S, để có thể duy trì và mang lai hiệu quả lâu dài, việc thực hiện công cụ đơn
giản nhất như 5S cũng cần sự kiển trì tuân thủ trong nhiều năm.
Trong quá trình thực hiện 5S, lặp lại theo vòng tròn xoáy ốc, tuy nhiên,
mỗi lần lặp lại là một lần nâng cấp các hoạt động thực hành tốt 5S. Dưới đây đưa ra các
chỉ dẫn ghi lặp lại và nâng cấp 5S:
- 5S cấp 1: Bắt đầu làm 5S
+ S1: Các vật cần thiết và các vật không cần thiết để lẫn lộn tại khu vực làm việc.
+ S2: Các vật được đặt ngẫu nhiên, lung tung ở nơi làm việc.
+ S3: Khi đi kiểm tra, thấy rằng: các dụng cụ, máy móc quan trọng chưa được xác định
và chưa được đánh dấu
+ S4: Phương pháp làm việc không được tuân thủ một cách nhất quán; Phương pháp
làm việc không được văn bản hóa.
+ S5: Kiểm tra khu vực làm việc được thực hiện ngẫu nhiên và không có giải pháp hiển
thị trực quan về 5S
- 5S cấp 2: 5S Cơ bản
+ S1: Các vật cần thiết và các vật không cần thiết được xác định.; Và Những vật không
cần thiết được loại bỏ khỏi khu vực làm việc;
+ S2: Các vật cần thiết được lưu trữ an toàn ; Các vật cần thiết được sắp xếp theo tần
suất sử dụng.
+ S3: Khi đi kiểm tra, thấy rằng: các dụng cụ, máy móc quan trọng đã được xác định
và; Có ghi lại mức độ hiện trạng 5S có thể chấp nhận được.
+ S4: Đã ghi lại các cam kết 5S cho các vật cần thiết, các khu vực làm việc, các nhóm
5S.
+ S5: Cấp độ hiện trạng 5S ban đầu đã được xác định và ghi lại; và đăng trong khu vực
làm việc (xác định hiện trạng 5S coi là nền, sau này chỉ có tốt hơn).
- 5S cấp 3: Làm cho mọi thứ trực quan hơn
+ S1: Làm sạch ban đầu đã được thực hiện và các nguồn tràn, rò rỉ, rơi vãi và lộn xộn
được xác định và sửa chữa.
+ S2: Các vật cần thiết được outlined (có vị trí của mình); Các vị trí chuyên dụng được
dán nhãn chính xác và số lượng yêu cầu được xác định.
+ S3: Khu vực làm việc được kiểm soát và nhận dạng trực quan (ở mức có thiết lập, có
đánh dấu); Thiết bị được kiểm soát và nhận dạng trực quan; Tài liệu/Vật tư được
kiểm soát và nhận dạng trực quan
+ S4: Các cam kết về kiểm soát trực quan được ghi lại,;Định danh các vật, và Định
lượng yêu cầu của các vật cần thiết;
+ S5: Nhóm làm việc/Tổ SX thường xuyên kiểm tra khu vực để duy trì cam kết 5S.
- 5S cấp 4: Tập trung vào độ tin cậy
+ S1: Tại Khu vực làm việc, đã ghi lại lịch vệ sinh và tên người phụ trách; và các
nhiệm vụ này được tuân thủ nhất quán;
+ S2: Các vật cần thiết trong khu vực làm việc chỉ để số lượng vừa đủ và được sắp xếp
hợp lý để dễ tìm, dễ lấy và sử dụng;
+ S3: Làm sạch hàng ngày các khu vực làm việc, máy móc và vật tư trong khi làm sạch
hàng ngày, việc Kiểm tra cũng được thực hiện.
+ S4: Các phương pháp và tiêu chuẩn đáng tin cậy để vệ sinh, kiểm tra hàng ngày và
sắp xếp chỗ làm việc được ghi lại và làm theo bởi tất cả các thành viên của tổ
SX/nhóm làm việc;
+ S5: Nguyên nhân gốc rễ được xác định và Có xây dựng kế hoạch hành động khắc
phục; Có bảng ghi chép nguồn và tần suất của các sự cố,
- 5S cấp 5: Cải tiến liên tục
+ S1: Vấn đề liên quan đến sạch sẽ được xác định và các hành động phòng tránh, ngăn
ngừa lộn xộn được thực hiện
+ S2: Các vật cần thiết có thể lấy được trong vòng 30 giây và yêu cầu số bước tối thiểu;
+ S3: Các vấn đề tiềm năng được xác định và các giải pháp khắc phục được ghi lại
+ S4: Các phương pháp và tiêu chuẩn đáng tin cậy để vệ sinh, kiểm tra hàng ngày và
sắp xếp không gian làm việc được chia sẻ và được sử dụng trên khắp các khu vực
làm việc tương tự;
+ S5: Nguyên nhân gốc rễ được loại bỏ và các hành động cải tiến tập trung vào phát
triển các phương pháp phòng ngừa
Câu 3:
Ai là người chịu trách nhiệm cao nhất về c.lượng sp trong DN?
Trách nhiệm về chất lượng, quan niệm một cách đúng đắn nhất, phải thuộc về tất cả mọi người
trong doanh nghiệp, trong đó lãnh đạo chịu trách nhiệm trước tiên và lớn nhất. Lãnh đạo cao nhất phải
cung cấp bằng chứng về sự cam kết của mình đối với việc xây dựng và thực hiện hệ thống quản trị chất
lượng và cải tiến liên tục hiệu lực của hệ thống.
Khi tăng chi phí bảo dưỡng/phòng ngừa thì dẫn đến làm giảm chi phí gì và ngăn ngừa được
những điều gì sẽ xảy ra?
- Khi tăng chi phí bảo dưỡng/phòng ngừa thì dẫn đến làm giảm chi phí sai hỏng do ít hỏng hóc hơn
và chi phí sửa chữa ít tốn kém hơn.
- Bên cạnh đó, khi tăng chi phí bảo dưỡng/phòng ngừa đồng nghĩa với việc các máy móc và công cụ
của DN được kiểm tra thường xuyên hơn giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro do sự cố bất ngờ,
ngăn chặn đc sự gián đoạn sx; các máy móc, thiết bị sx sẽ ở trong tình trạng hoạt động tốt với thời
gian sử dụng lâu hơn và tạo một môi trường làm việc an toàn hơn để nhân viên hoàn thành công
việc một cách hiệu quả.
- Các công cụ máy móc kinh doanh được bảo trì phòng ngừa, vấn đề có thể được xác định nhanh
chóng để tiết kiệm năng lượng và các nguồn lực kinh doanh khác
Chất lượng sp được quyết định trong khâu nào của quá trình sản xuất?
Khâu thiết kế có tính quyết định đến chất lượng sp, vì nó là tập hợp các quá trình:
- Chuyển đổi các y.cầu của KH thành yêu cầu của SP
- Căn cứ vào khả năng SX của DN (năng lực SX)
-> Nếu làm đúng khâu này ngay từ đầu DN sẽ thực hiện đúng với nguyên tắc làm đúng ngay từ
đầu để ngăn ngừa sự không phù hợp, nhờ đó giữ cho quá trình trong tầm kiểm soát
Câu 4:
Trình độ quản lý có mqh ntn với c.lượng sp? Đó có phải mqh nhân quả không? Phân tích?
Đây là mqh nhân quả. Chất lượng sản phẩm là vấn đề tổng hợp, nó được hình thành từ
nhiều giai đoạn và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, quản lý chất lượng là ứng dụng
các kiến thức khoa học, kỹ thuật, đảm bảo các sản phẩm đã hoặc đang sản xuất sẽ phù hợp với thiết kế
yêu cầu, đáp ứng tốt nhu cầu. Nếu đảm bảo quá trình ktra cl tốt thì quy trình sx sẽ k bị sai sót, k xảy ra
gián đoạn ảnh hưởng đến clsp. mỗi doanh nghiệp có được chất lượng quản lý tốt
thì sẽ có được chất lượng sản phẩm tốt. Có nguyên vật liệu tốt, máy móc, trang thiết bị
hiện đại song nếu không có một phương pháp tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh tốt,
hợp lý thì không thể nào bảo đảm và nâng cao được chất lượng của sản phẩm. Để tạo ra
được một sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì chất
lượng quản lý cũng phải tốt
khách hàng.
Câu 5:
Phân tích và trình bày tác dụng của các công cụ quản lý c.lượng:
 Phiếu ktra:
- Mục đích: dùng để thu thập dữ liệu, sắp xếp dữ liệu 1 cách khoa học và dễ sử dụng
- Nhiệm vụ:
+ Ktra sự phân bố của dữ liệu liên quan đến các đặc tính của chất lượng và thông số quá trình
+ Ktra lý do sp bị trả lại
+ Ktra vị trí các khuyết tật
+ Ktra nguyên nhân gây ra sp bị khuyết tật
+ Phúc tra các công việc ktra cuối cùng
 Biểu đồ Pareto:
- Cơ sở đưa ra quyết định khắc phục vấn đề chất lượng 1 cách hữu hiệu, bởi vì bạn đã biết đâu là
nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất để tập trung nguồn lực giải quyết
- Nhận biết tỷ lệ 1 số nguyên nhân trong số các nguyên nhân, xếp hạng những cơ hội cải tiến
 Biểu đồ kiểm soát:
- Giám sát quá trình sản xuất hoặc tác nghiệp: ktra sựu bất thường của quá trình dựa trên những biến
đổi của các đặc tính
- Dự đoán đánh giá sự ổn định của quá trình
- Kiểm soát, xác định khi nào cần điều chỉnh quá trình
- Xác định sự cải tiến của quá trình
 Biểu đồ phân bố tần số:
- Trình bày sự thay đổi, biến động
- Thông tin trực quan về cách thức thay đổi của quá trình
- Ktra và đánh giá khả năng của các y.t đầu vào
- Kiểm soát quá trình, phát hiện sai sót
 Biểu đồ nhân quả:
- Nhận biết các nguyên nhân xảy ra sai sót. Là công cụ hữu hiệu sắp xếp mối quan hệ giữa nguyên
nhân và kết quả, phát hiện ra các nguyên nhân thực để phân loại và phân tích xem xét vấn đề tồn
tại ở đâu. Đồng thời nó có hiệu quả trong việc diễn giải các y.t để thiết kế thực nghiệm
- Để chuẩn bị các biện pháp cải tiến. Nó có hiệu quả trong việc phân loại các biện pháp làm giảm
ảnh hưởng của các nhân tố đã được xác định
- Có tác dụng tích cực trong việc đào tạo, huấn luyện các cán bộ kỹ thuật và ktra
- Nâng cao sự hiểu biết, tư duy logic và sự gắn bó giữa các thành viên
 Biểu đồ tán xạ: phát hiện và trình bày các mối quan hệ giữa 2 bộ số liệu có liên hệ và xác nhận
các mối quan hệ đoán trc giữa 2 bộ số liệu có liên quan
 Lưu đồ:
- Giúp cho người tham gia vào quá trình hiểu rõ quá trình, họ lm chủ công việc chứ k phải là nạn
nhân của quá trình, từ đó cải tiến hoàn thiện, thiết kế lại quá trình
- Giúp cho việc huấn luyện và nâng cao tay nghề
- Cải tiến thông tin đối với mọi bước của quá trình
Câu 6:
Phân tích các y.tố cấu thành nên c.lượng của sp (độ bền, tính công năng/ kinh tế/an toàn, độ ô
nhiễm khi sd sp,…)
- Tính thẩm mỹ: đây là y.t bề ngoài của sp được thể hiên qua cách bài trí màu sắc, hình dạng, kích
thước, đường nét,…; phải được thiết kế phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng và đạt tiêu chuẩn
chất lượng cao
- Tính tiện dụng: Là thuộc tính thể hiện tính sẵn có, sự thuận tiện trong vận chuyển, bảo quản và dễ
dàng sử dụng của sản phẩm
- Tuổi thọ: là yếu tố đặc trưng thể hiện tính năng hoạt động bình thường, đáp ứng các tiêu chí về tính
năng và tác dụng của sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định trên cơ sở đảm bảo các yêu
cầu về điều kiện sử dụng và chế độ bảo dưỡng theo quy định
- Độ tin cậy: đc xem là 1 trong những y.t quan trọng nhất phản ánh clsp, đặc trưng cho khả năng duy
trì đúng tính năng hoạt động và chất lượng như đã cam kết trong một khoảng thời gian nhất định
- Độ an toàn: Đáp ứng các tiêu chí về an toàn sản phẩm được nhà nước quy định như: An toàn trong
sử dụng và vận hành, an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và an toàn với môi trường.
- Tính kinh tế: Yếu tố thể hiện sự tiêu hao năng lượng, nguyên liệu của sản phẩm trong quá trình sử
dụng. Sự tiết kiệm trong tổng chi phí sản xuất và tiêu thụ
- Mức độ gây ô nhiễm khi sd: là yêu cầu bắt buộc các nhà sx phải xem xét trc khi đưa sp ra thị
trường. Mức độ gây ô nhiễm này sẽ đc quy định theo từng quốc gia, tùy thuộc vào sự ô nhiễm của
mỗi quốc gia mà có mức phạt hành chính khác nhau
- Các thuộc tính kỹ thuật: phản ánh công dụng, chức năng của sp đc qui định bởi các chỉ tiêu kết
cấu vật chất, thành phần cấu tạo và đặc tính về cơ, lý, hóa của sp
Câu 7:
So sánh sự khác biệt giữa k.soát c.lượng (QC) và k.soát c.lượng toàn diện (PQC)
- Kiểm soát chất lượng: trước đây người ta cho rằng chất lượng sản phẩm hình thành trong giai
đoạn sản xuất nên chuyên gia chỉ tập trung vào quá trình kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
sản phẩm trong giai đoạn sản xuất: con người, nguyên vật liệu, máy móc, quy trình, phương pháp thông
tin và môi trường.
- Kiểm soát chất lượng toàn diện: chuyên gia hiểu thêm chất lượng sản phẩm không chỉ ảnh hưởng
bởi quá trình sản xuất ra sản phẩm mà còn cả các giai đoạn hình thành nên sản phẩm, dó đó được mở rộng
ra kiểm soát thêm: KS nghiên cứu thiết kế, giai đoạn sản xuất, lưu thông và sử dụng sản phẩm.
Câu 8:
Có nhận định cho rằng: “Sửa chữa sp là quá trễ, thay vào đó ta nên cải tiến quy trình làm ra
nó”. Nhận định trên ĐÚNG/SAI. Phân tích?
Nhận định trên là ĐÚNG.
Sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với quy trình sản xuất. Sp là sự kết tinh, là giai đoạn cuối của 1
quá trình sx. Khi sp hư hỏng báo hiệu là quá trình làm ra nó đã gặp vấn đề. Trước đây công việc quản lý
chất lượng chủ yếu chỉ tập trung vào việc ktra clsp sau khi sx ra. Chính vì vậy người ta chỉ phát hiện
những lỗi lầm, sai xót hoặc khuyết tật trên sp sau khi đã hoàn tất mà k thể hạn chế đc sp hư hỏng ngay
trong quá trình sx trên dây chuyền và nhiều lúc k biết những sai xót đó ở khâu nào, nguyên nhân là gì, sau
đó lại có nguy cơ lặp lại lỗi sai.
Dẫn đến hậu quả:
- Lãng phí công sức, tiền bạc do sx ra nhiều phế phẩm
- Khách hàng khiếu nại nhiều sẽ dẫn đến mất niềm tin vào sp của cty. Doanh số và lợi nhuận giảm,
ảnh hưởng đến lương và phúc lợi của nhân viên
- Xuất hiện tình trạng đổ lỗi cho nhau do k xác định rõ nguyên nhân gây ra lỗi sai, k xác định đc
biện pháp khắc phục.
 Vì vậy ta cần cải tiến quy trình chứ k phải sửa chữa sp để tránh tình trạng sp hỏng cứ lặp đi lặp
lại
Câu 9:
Khái niệm chi phí chất lượng: là toàn bộ chi phí nảy sinh để tin chắc và đảm bảo chất lượng thỏa
mãn cũng như những thiệt hại nảy sinh khi chất lượng k thỏa mãn
Các thành phần của cpcl:
 Chi phí sai hỏng bên trong: Đây là các khoản chi phí liên quan đến các khuyết tật của sản phẩm
được phát hiện trước khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Chi phí hư hỏng bên trong bằng 0
nếu mọi sản phẩm không bị khuyết tật nào trước khi giao hàng. Chi phí này bao gồm:
- Chi phí phế liệu do đảm bảo chất lượng gây ra.
- Chi phí làm lại sản phẩm
- Thứ phẩm
- Chi phí cho phân tích sai hỏng
VD: Lãng phí do chất lượng sản phẩm kém: Sản xuất ra sản phẩm chất lượng kém, không sản xuất
theo đúng tiêu chuẩn đăng ký hoặc bắt buộc và các bộ phận có khuyết tật là một dạng lãng phí
thông dụng khác. Ngoài ra cũng còn những lãng phí khác như : Sử dụng mặt
bằng không hợp lý, thừa nhân lực, sử dụng phung phí nguyên vật liệu
 CP sai hỏng bên ngoài: Đây là các chi phí liên quan đến các khuyết tật được phát hiện sau khi
sản phẩm được đưa đến tay người sử dụng. Chi phí này bằng 0 nếu không có khuyết tật. Nó
bao gồm:
- Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng
- Chi phí xử lý khiếu nại, bảo hành, thay thế sản phẩm do sản phẩm hỏng.
- Chi phí liên quan đến kiện tụng
- Chi phí xã hội hay chi phí môi trường
VD: Chi phí giải quyết khiếu nại khách hàng: Sau khi xuất hiện hàng loại sản phẩm lỗi, Vinamilk
đã phải đối mặt với nhiều khiếu nại cua khách hàng nên cần phải có đội ngũ nhân viên tiếp nhận
khiếu nại và giải quyết vấn đề làm tốn thời gian, chi phí nhân viên và phat sinh khác
 Chi phí phòng ngừa: Đây là các chi phí phát sinh do thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu
chi phí hư hỏng và thẩm định xuống mức thấp nhất. Bao gồm:
- Chi phí hoạch định chất lượng
- Chi phí kiểm soát quá trình
- Chi phí thiết kế và phát triển để đảm bảo chất lượng
- Chi phí đào tạo và phát triển lao động
- Chi phí thẩm tra thiết kế sản phẩm
- Chi phí phát triển và hỗ trợ hệ thống chất lượng
VD: Chi phí giáo dục và đào tạo: Nếu sản phẩm bị lỗi là do chủ quan của
người lao động, do hiểu sai về các công thức trong sản phẩm, tạo ra sp bị lỗi, k đúng quy trình,…
thì phải mất các khoản chi phí để đào tạo lại nguồn nhân lực để khắc phục các hiện tượng trên, nếu
do người sản xuất chưa nắm rõ quy trình công nghệ mà gây ra các lỗi trên thì
cũng phải hướng dẫn lại mất nhiều thời gian và tiền bạc.
 Cp thẩm định: Đây là các khoản chi phí phát sinh do tiến hành đánh giá mức độ thực hiện theo
các yêu cầu về chất lượng. Bao gồm:
- Chi phí kiểm tra vật liệu mua vào
- Chi phí thử nghiệm
- Chi phí phòng thí nghiệm đo lường, sửa chữa thiết bị đo khác
- Chi phí thanh tra
- Chi phí kiểm tra sản phẩm
- Chi phí kiểm tra lao động
- Chi phí thiết lập cho kiểm tra và thanh tra
VD: Chi phí đánh giá chất lượng sản phẩm:
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn ổn định thì quá trình đánh giá chất
lượng sản phẩm là điều không thể thiếu trước khi đưa đến tay người tiêu
dùng, một khi sản phẩm bị lỗi tức là cần phải đánh giá lại chất lượng sản
phẩm thông qua các tiêu chí cụ thể cùng với sự cải tiến chất lượng liên tục để
quá trình đánh giá được chính xác
Câu 10:
- Cải tiến chất lượng dẫn đến nâng cao clsp sẽ giảm bớt sp hư hỏng và sửa chữa dẫn đến tiết kiệm
chi phí nguyên vật liệu và nhân công
- Nâng cao clsp lm tăng uy tín công ty với khách hàng dẫn đến lượng sp sx nhiều, k phải tồn kho
nhiều sẽ tiết kiệm đc chi phí tồn kho
- Nhìn về gốc độ xã hội, nếu người tiêu dùng mua đc 1 sp có chất lượng tốt thì sẽ tiết kiệm đc chi
phí chi tiêu
- Xét trên gốc độ toàn xã hội. đảm bảo và nâng cao clsp tức là đảm bảo sd tiết kiệm, hợp lý nguồn
nguyên vật liệu, sức lđ, nguồn vốn của xh, giảm sức gây ô nhiễm môi trường
- Khi clsp tăng nâng cao thương hiệu DN giảm đc chi phí quảng cáo

You might also like