You are on page 1of 3

NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ

(Nguyễn Tuân)
1. Mở bài:
Tây Bắc – mảnh hồn thiêng sông núi, nơi hoang vu, man dại mà lại ẩn chứa trong
đó một vẻ đẹp bí ẩn, một vẻ đẹp rất riêng. Nếu Quang Dũng tìm thấy sự rung cảm nơi
sâu thẳm trái tim mình với nỗi nhớ Tây Tiến, nhớ con người và thiên nhiên Tây Bắc
trong cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại. Nếu Tô Hoài đã rưng rưng hai hàng lệ
trước số phận của Mị trong Vợ chồng A Phủ thì Nguyễn Tuân lại đưa lòng mình ra để
mà rộng mở, để chan hoà với dòng sông Đà hùng vĩ mà cũng rất nên thơ trong tuỳ bút
“Người lái đò Sông Đà”.
2. Tác giả - Tác phẩm:
Nguyễn Tuân là nhà văn nổi tiếng của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông có
phong cách nghệ thuật rất độc đáo, có sở trường về thể loại tuỳ bút. Nguyễn Tuân là
người có công lớn đưa tuỳ bút từ thể loại tiền sáng tác thành một thể loại độc lập và
có những đặc trưng riêng. “Người lái đò Sông Đà” là bài tuỳ bút được in trong tập
“Sông Đà” (1960) của Nguyễn Tuân. Đây là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà ông đã
thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng đến miền Tây Bắc rộng lớn, xa
xôi để tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở
tâm hồn những con người lao động và chiến đấu trên miền núi sông hùng vĩ và thơ
mộng đó. “Sông Đà” nói chung và “Người lái đò Sông Đà” nói riêng rất tiêu biểu cho
phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: tài hoa, uyên bác, không quản nhọc nhằn
khó khăn để khai thác kho cảm giác và liên tưởng phong phú làm lay động người đọc
nhiều nhất.
3. Quan niệm về người lao động của Nguyễn Tuân:
- Những người tài hoa nghệ sĩ không chỉ trong lĩnh vực hoạt động sáng tạo, nghệ
thuật mà cả trong cả những lĩnh vực khác nữa khi đạt đến trình độ nghệ thuật tinh vi,
điêu luyện.
- Người anh hùng không phải chỉ có ở chiến trường, mà nó có ngay trong cuộc
sống của nhân dân ta khi phải vật lộn với thiên nhiên “trên bả vai người lái đò bầm
lên một khoanh củ nâu, cái đồng tiền tụ máu ấy là cái hình ảnh quý giá của một thứ
huân chương lao động siêu hạng tạo cho người lái đò Sông Đà.
4. Nghệ thuật:
Trong bài tuỳ bút, Nguyễn Tuân chú ý tô đậm nét tài hoa nghệ sĩ, ông đã tạo nên
một tình huống đầy thử thách để nhân vật có thể bộc lộ phẩm chất của mình. Tác
phẩm sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu chất tạo hình thể hiện vốn ngôn ngữ giàu có,
vốn sống phong phú, khả năng quan sát tinh tế, trí tưởng tượng và liên tưởng giàu
phát hiện của nhà văn.
5. Ghi nhớ:
- Người lái đò Sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say
đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ,
hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên, và nhất là của con người lao động
bình dị ở miền Tây Bắc.
- Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc, cùng sự tài hoa,
uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những
kì công của tạo hoá và những kì tích lao động của con người.
6. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:
- Phong cách nghệ thuật là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá
trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các
yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể.
- Văn Nguyễn Tuân thể hiện rõ sự tài hoa, uyên bác:
+) Nguyễn Tuân luôn tiếp cận mọi sự vật ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ của nó
để khám phá, phát hiện và để khen hay chê;
+) Vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa nghệ thuật khác nhau để quan sát
hiện thực, sáng tạo hình tượng;
+) Luôn luôn nhìn con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ và sáng tạo nên những
nhân vật tài hoa nghệ sĩ.
+) Tô đậm những cái gì phi thường xuất chúng, gây cảm giác mãnh liệt: dữ dội thì
phải đến mức khủng khiếp, đẹp thì phải đến mức tuyệt vời, tài thì phải đạt đến trình
độ nghệ thuật siêu phàm…;
- Nhân vật trong văn Nguyễn Tuân: nhà văn đã tìm thấy cái đẹp, người tài trong
nhân dân, trên mọi lĩnh vực của cuộc sống nhưng tất cả vẫn phải là những con người
tài hoa nghệ sĩ trong nghề nghiệp của mình.
- Thể loại sở trường của Nguyễn Tuân chính là thể loại tùy bút.
3. Nghệ thuật:
- Miêu tả con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ.
- Tạo tình huống đầy thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất của mình.
- Ngôn ngữ miêu tả giàu chất tạo hình, vốn ngôn ngữ giàu có, vốn sống phong phú,
khả năng quan sát tinh tế, trí tưởng tượng và liên tưởng giàu phát hiện.
4. Ghi nhớ:
Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say
đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ,
hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên, và nhất là của con người lao động
bình dị ở miền Tây Bắc.
Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc, cùng sự tài hoa,
uyên bác của người nghệ sĩ Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những
kì công của tạo hoá và những kì tích lao động của con người.

You might also like