You are on page 1of 4

Người lái đó sông Đà

- Nguyễn Tuân -
I. Khai thác tác phẩm:
1. Tác giả:
- Người nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp:
+ Trước cách mạng: tìm cái đẹp thuộc về một đã
qua, nay chỉ còn vang bóng. (huấn cao)

Từ 1930 - 1954 : văn học cách mạng.


Cách mạng tháng 8: 8/1945.

+ Sau cách mạng: tìm kiếm cái đẹp trong đời


thường, trong lao động chiến đấu.

- ông vua của thể loại tùy bút.


- Nghệ sĩ tài hoa và uyên bác:
*tài hoa:
+ Khám phá thiên nhiên ở phương diện thẩm
mỹ, con người trên phương diện tài hoa.
+Câu văn uyển chuyển, linh hoạt, như ông
đang đề thơ vào từng trang viết.
+ luôn tạo ấn tượng với bạn đọc bằng những
hình ảnh mạnh.
*uyên bác:
+ vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vừa khác
nhau: điện ảnh, lịch sử, địa lí, võ thuật, âm nhạc,

=> góp phần thể hiện cái tôi của một nhà văn suốt
đời lao động khổ hạnh, công phu, xứng đáng là
một chuyên viên cao cấp của tiếng Việt, là người
thợ kim hoàn của con chữ.

2. Tác phẩm:
- Trích trong tập tùy bút sông Đà: xuất bản năm
1960.
- Là thành quả đẹp đẽ của nhiều chuyến đi thực
tế đến Tây Bắc, nhất là chuyến đi năm 1958, gắn
liền sự kiện chính trị lớn của đất nước.
- Mục đích của chuyến đi không chỉ thõa mãn thú
xê dịch, mà còn là tìm kiếm chất vàng của thiên
nhiên và chất vàng mười đã thử qua lửa của
mảnh đất miền tây Tổ quốc.
B, Nội dung:
- qua những trang văn đẹp, dệt nên từ tình yêu nước
thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để
ngợi ca vẻ đẹp vừa hùng vĩ, vừa tráng lệ, vừa thơ mộng,
vừa trữ tình. Đặc biệt, ngợi ca những con người bình dị
vô danh trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc.

C, Nghệ thuật:
- “người lái đò sông Đà tiêu biểu cho phong cách nghệ
thuật của Nguyễn Tuân.
+ khám phá thiên nhiên ở phương diện thẩm mĩ “nhà
văn nhìn sông Đà như một sinh thể có hồn”. Con người
ở phương diện tài hoa thẩm mỹ “ông lái đò quả là một
tay lái ra hoa trong leo thác vượt ghềnh”.
+ Nguyễn Tuân còn có ngôn ngữ phong phú, tài hoa, lối
liên tưởng, tưởng tượng.
+ Ngoài ra, còn có vốn hiểu biết sâu rộng về kiến thức
nhiều ngành, nhiều lĩnh vực để xây dựng hình tượng con
sông Đà.

Nâng cao:
- Phong cách sáng tác, nghệ thuật.
- Cái “tôi” của Nguyễn Tuân:
+ cái “tôi” tài hoa, uyên bác.
+ cái “tôi” yêu nước thiết tha, cháy bỏng, đắm say.
+ cái “tôi” phóng túng với cảm xúc mãnh liệt.

- Cách nhìn về thiên nhiên của Nguyễn Tuân:


+ Với Nguyễn Tuân, sông Đà là chất vàng của thiên
nhiên Tây bắc. Với hai vẻ đẹp : vừa hung bạo, hùng vĩ,
vừa thơ mộng trữ tình. Trong cái nhìn hung bạo, Nguyễn
Tuân phát hiện tiềm năng thủy điện to lớn của Đà giang
trong sự nghiệp phát triển đất nước.
+ Với cái nhìn của Nguyễn Tuân, sông Đà không chỉ
thuần túy là của thiên nhiên, là sản phẩm nghệ thuật
của tạo hóa, thiên nhiên là phông nền cho sự tôn vinh.
+ Trong cái nhìn thơ mộng trữ tình: Nguyễn Tuân còn
phat hiện ra sông Đà như một cố nhân, như người kiều
nữ dịu dàng xinh đẹp, như người tình nhân chưa hề
quen biết.
=> Qua đó, tác giả thể hiện tình yêu thiên nhiên tươi
đẹp, niềm tự hào mảnh đất Tây Bắc.
*chất vàng mười đã thử qua lửa của người lao
động Tây Bắc:
- Trong tâm thức của người Việt Nam, cái gì quý giá sẽ
được so sánh với vàng. Còn tâm hồn của người lao động
Tây bắc được ví như vàng mười đã thử qua lửa -> phẩm
chất đã được thử qua lao động kháng chiến chống Pháp.
Nay bước vào cuộc sống mới, họ phát hiện phẩm chất
tốt đẹp của mình, ở đây, chính là hình ảnh ông lái đò vô
danh, bình dị, nhưng tài trí, ngoan cường, đã chiến
thắng con sông Đà, giành giật sự sống từ tay nó về tay
mình.
- Qua hình ảnh ông lái đò, Nguyên Tuân thay đổi cách
tiếp cận con người sau cách mạng :
+ Trước cách mạng: tập trung khai thác những tính
cách phi thường, tầm cỡ.
+ Sau cách mạng: con người lao động bình thường,
không liên quan đến nghệ thuật,nhưng tinh thần làm
việc hăng say, đầy tâm huyết.
- Nghĩa của từ nghệ sĩ được mở rộng hơn, không chỉ
những người làm việc trong lĩnh vực nghệ thuật mà còn
là những người lao động bình dị, đời thường.

You might also like