You are on page 1of 15

12.

Đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân và đề
xuất giải pháp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam một cách hiệu
quả.
* Kết quả đạt được:
- Đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ KTQT
Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là
xu thế nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986
đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế
quốc tế với phương châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Việt
Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà
bình, độc lập và phát triển”.
- Chủ động tích cực hội nhập, hội nhập sâu rộng và toàn diện
Việt Nam luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà
bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng
hoá các quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời
mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của
các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế
và khu vực.
- Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách…
Hệ thống pháp luật, chính sách kinh tế đã được xây dựng tương đối đồng bộ,
cơ bản phù hợp với cơ chế thị trường và đáp ứng được ở mức độ nhất định yêu cầu,
đòi hỏi của sự phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
- Hoàn thiện tổ chúc, bộ máy quả lý các cấp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý, …
- Đến nay, Việt Nam đã có các quan hệ hợp tác:
+ Quan hệ ngoại giao với trên 180 quốc gia, vùng lãnh thổ
+ Quan hệ thương mại với trên 230 quốc gia vùng lãnh thổ
Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao
với hơn 180 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng
hoá tới trên 230 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ, ký kết trên 90 Hiệp định
thương mại song phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54
Hiệp định chống đánh thuế hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song
phương với các nước và các tổ chức quốc tế.
Việt Nam đã thiết lập quan hệ tốt với tất cả các nước lớn, trong đó có 5 nước
thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (P5), các nước trong nhóm G8; nâng
quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện,
gia tăng nội hàm của quan hệ đối tác chiến lược với Nga, thiết lập quan hệ đối tác
chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Anh, Tây Ban Nha. Số lượng các cơ
quan đại diện của ta ở nước ngoài cũng tăng lên (91 cơ quan) với 65 đại sứ quán,
20 tổng lãnh sự quán, 4 phái đoàn thường trực bên cạnh các tổ chức quốc tế, 1 văn
phòng kinh tế văn hóa.
+ Hơn 100 quốc gia vùng lãnh thổ đã đầu tư trực tiếp và Việt Nam
Trong 11 tháng năm 2021, đã có 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại
Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 7,6 tỉ USD, chiếm
28,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Hàn Quốc đứng thứ hai với 4,36 tỉ USD,
chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư, tăng 17,6% so với cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ ba
với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,7 tỉ USD, chiếm gần 14% tổng vốn đầu tư, tăng 54%
so với cùng kỳ.
+ Nhiều nước đã có các dự án đầu tư gián tiếp (trong đó có ODA tại Việt
Nam)
12,5 tỷ USD là tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, kể từ đầu năm
đến ngày 20/4/2020 theo công bố của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
mới đây. Trong số này, có gần 2,5 tỷ USD là giá trị góp vốn, mua cổ phần của các
nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp Việt, giảm 65,3% so với cùng kỳ 2019.
- Đã ký và tham gia 17 FTA; tham gia vào hầu hết các định chế quốc tế và
khu vực
Với 17 hiệp định thương mại tự do (FTA) đã và đang đàm phán (1. AFTA, 2.
ACFTA, 3. AKFTA, 4. AJCEP, 5. VJEPA, 6. AIFTA, 7. AANZFT, 8. VCFTA, 9.
VKFTA, 10. VN – EAEU FTA, 11. CPTPP (Tiền thân là TPP), 12. AHKFTA, 13.
EVFTA, 14.UKVFTA, 15. RCEP, 16. Việt Nam – EFTA FTA, 17. Việt Nam –
Israel FTA), trong đó, có 15 hiệp định thương mại tự do đã ký kết, có hiệu lực và 2
hiệp định thương mại tự do đang đàm phán đã đưa Việt Nam trở thành một nền
kinh tế có độ mở tới 200% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với
các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ
thế giới, Ngân hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
được đẩy mạnh và đưa lên một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế,
thương mại khu vực và thế giới, ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương.
Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996.
Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó, năm 1996 Việt Nam tham gia sáng lập Diễn đàn
hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào Diễn đàn
hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi
quan trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại
thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ
chức này.
- Tốc độ tăng GDP và GDP/người của Việt Nam luôn luôn có xu hướng gia
tăng qua các năm.
Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 2,7 lần. GDP bình quân đầu
người (GDP/người) của Việt Nam là 2.786 USD/người vào năm 2020. Tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 1.98% trong năm 2020, giảm
71 USD/người so với con số 2.715 USD/người của năm 2019
- Kim ngạch XNK, Vốn FDI luôn luôn có xu hướng gia tăng; GDP/người
đã tăng khá (Năm 2020: Trên 2.786USD/ người);...
Tính chung 11 tháng năm 2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt
299,67 tỷ USD, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế
trong nước đạt 78,99 tỷ USD, tăng 11,1%, chiếm 26,4% tổng kim ngạch xuất khẩu;
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 220,68 tỷ USD, tăng 20%,
chiếm 73,6%. Trong 11 tháng năm 2021 có 34 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu
trên 1 tỷ USD, chiếm 93,5% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu
trên 10 tỷ USD, chiếm 66,4%).
Trong báo cáo được công bố giữa tháng 9, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết
trong 8 tháng đầu năm 2021, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 14 tỷ USD,
chỉ thấp hơn 2% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi vốn FDI thực hiện đạt 11,7
tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ năm trước. Riêng trong tháng 8/2021, thời gian
mà dịch COVID-19 đang diễn biến rất phức tạp, Việt Nam thu hút được 2,4 tỷ
USD vốn FDI đăng ký, tăng 65% so với tháng 7. Vốn FDI đăng ký cao hơn chủ
yếu do vốn đăng ký cấp mới đổ vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo tăng.
Mức tăng này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục duy trì lòng tin với nền
kinh tế Việt Nam trong trung và dài hạn.
GDP bình quân đầu người (GDP/người) của Việt Nam là 2.786 USD/người
vào năm 2020
* Hạn chế, bất cập của hội nhập kinh tế quốc tế:
- Về tư duy nhận thức và quan điểm
Trong quan hệ quốc tế, vấn đề cốt lõi là lợi ích quốc gia - dân tộc, nhưng một
số cán bộ các cấp, các ngành vẫn bị chi phối bởi tư tưởng cục bộ, địa phương, chưa
nhận thức một cách đầy đủ và toàn diện các khía cạnh của lợi ích quốc gia - dân
tộc. Việc nghiên cứu về mối quan hệ giữa hội nhập quốc tế và bảo đảm độc lập, tự
chủ, giữ vững chủ quyền quốc gia chưa thật thấu đáo. Vẫn còn có những ý kiến trái
ngược nhau, có ý kiến lo ngại về khả năng giữ độc lập, tự chủ trong quá trình hội
nhập, thấy cái “mất” nhiều hơn cái “được”; hoặc chỉ thấy cái “được” mà ít cân nhắc
đầy đủ đến cái “mất”. Nơi này, nơi khác, nhận thức về đối tượng, đối tác chưa thật
sâu sắc.
Đối chiếu theo định hướng phát triển bền vững, sáng tạo, bao trùm thì tư duy
về hội nhập quốc tế của chúng ta còn những hạn chế nhất định. Có tư tưởng chỉ
nghĩ đến lợi trước mắt không tính đến tác hại lâu dài, muốn đẩy mạnh hội nhập
quốc tế, đặc biệt là thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi cách để nhanh chóng tăng
trưởng kinh tế, bất chấp những mặt trái của nó là có thể gây tác hại ô nhiễm môi
trường hoặc công nghệ lạc hậu. Một cách nhận thức khác là hoàn toàn ỷ lại vào
công nghệ bên ngoài, không tin và không quan tâm đến việc đổi mới sáng tạo trong
nước dẫn tới quá trình phát triển thiếu năng động và thiếu sáng tạo. Lại có tư tưởng
chỉ thấy lợi ở lĩnh vực kinh tế nào thì chú trọng thúc đẩy hội nhập hoặc đầu tư mà
không nhận rõ tính tổng thể, bao trùm của cả nền kinh tế - xã hội để dẫn tới sự mất
cân đối, không hài hòa trong quá trình phát triển.
- Hệ thống luật pháp, chính sách
Hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa được thực hiện một cách đồng
bộ, chưa gắn kết chặt chẽ với yêu cầu hội nhập và quá trình nâng cao năng lực cạnh
tranh. Mặt khác tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế bộc lộ nhiều bất cập so với yêu
cầu bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội,
môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Việc cải cách thể chế kinh tế trong nước vẫn chưa đáp ứng và theo kịp các yêu
cầu của việc thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Việc đẩy mạnh quá trình
đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế chưa tạo sức ép đổi mới trong
nước, nhất là về thể chế kinh tế, cải cách hành chính. Tuy đã có nhiều chính sách,
pháp luật để hội nhập và thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO và tham gia
các FTA, song vẫn thiếu các chính sách cụ thể và hiệu quả để thực hiện các chủ
trương, nhiệm vụ lớn về phát huy nội lực, phát triển doanh nghiệp trong nước, nông
nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực, khoa học công
nghệ... nhằm phát huy hiệu quả của hội nhập,thúc đẩy quá trình tái cơ cấu và đổi
mới mô hình tăng trưởng và thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất
nước.
Việc điều chỉnh chính sách thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế
trong nhiều trường hợp còn thiếu chủ động, chưa đồng bộ. Việc hoàn thiện khung
pháp lý chưa chủ động đi trước một bước để người dân và doanh nghiệp tận dụng
các cơ hội mới cũng như có các giải pháp hỗ trợ cụ thể toàn diện, tận dụng các điều
khoản WTO và cam kết hội nhập kinh tế quốc tế khác để tăng khả năng cạnh tranh,
giảm thiểu rủi ro và tác động tiêu cực.
- Thể chế nói chung, thể chế KTTT nói riêng.
- Tổ chức quản lý, điều hành và năng lực của bộ máy quản lý nhà nước các
cấp.
- Nền hành chính quốc gia (Tổ chức bộ máy, thủ tục hành chính; số lượng
và chất lượng cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính; thủ tục hành chính;
…)
Hiện nay, vẫn còn sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa một số bộ,
ngành; việc sắp xếp, tổ chức lại các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp công
lập để khắc phục sự chồng chéo, bỏ trống hoặc trùng lặp chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn còn chậm, chưa có kết quả rõ ràng. Bộ máy tổ chức của các bộ, cơ quan
ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, cấp huyện còn cồng kềnh và thiếu ổn định. Việc tổng kết, đánh giá
mô hình tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực
chưa được thực hiện một cách căn cơ.
Cải cách thủ tục hành chính thời gian qua chưa nhận thức đúng và đầy đủ vai
trò, bản chất, nguồn gốc của thủ tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính cần
được bắt đầu từ đâu. Thủ tục hành chính trên một số lĩnh vực vẫn còn rườm rà, gây
khó khăn cho người dân, doanh nghiệp.
Chưa xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức có đủ trình độ, năng lực
chuyên môn, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và phát triển
đất nước. Đến nay, chưa xác định được cơ cấu và hệ thống vị trí việc làm của đội
ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước. Chủ trương phân biệt,
tách công chức hành chính với viên chức sự nghiệp thực hiện không triệt để dẫn
đến công chức hóa tràn lan… dẫn đến đội ngũ đông nhưng không mạnh, thiếu tính
chuyên nghiệp; thiếu cán bộ, công chức có trình độ, năng lực chuyên môn cao,
phẩm chất đạo đức tốt, nhưng lại thừa cán bộ, công chức yếu về chuyên môn và
kém về phẩm chất đạo đức.
- Năng lực cạnh tranh: Quốc gia, ngành, DN và hang hóa& dịch vụ của
DN
Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và các sản phẩm chủ lực
còn thấp và chịu sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp và sản phẩm nước ngoài
ngay trên thị trường nội địa
Tác động lan tỏa về công nghệ, kỹ năng của khu vực FDI ở Việt Nam còn yếu.
Một số lĩnh vực sản xuất được bảo hộ quá lâu, hạn chế cạnh tranh và cả sự tham gia
trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Các doanh nghiệp tư nhân vừa và
nhỏ phát triển chưa mạnh, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, vì vậy, khả năng
tiếp nhận hiệu ứng lan tỏa tích cực từ FDI còn rất hạn chế.
- Chưa có nhiều tập đoàn kinh doanh có sức cạnh tranh cao trên thị trường
quốc tê và khu vực; Các DN chưa tham gia tích cực và hiệu quả vào mạng SX,
chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, chưa chú trọng đầy đủ và
toàn diện đến việc xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phảm và DN;
Nền kinh tế vẫn mang tính gia công, chưa tạo ra các thương hiệu Việt Nam có
uy tín trên thị trường thế giới. Xuất khẩu tăng nhanh nhưng chưa thực sự vững
chắc, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả xuất khẩu còn thấp, cơ cấu hàng hóa xuất
khẩu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua phát triển chưa bền vững.
Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu còn thấp do chủ yếu dựa vào khai thác các
yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ; hàng hóa thô và sơ chế, bao gồm
cả dầu thô, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu của các
mặt hàng dựa vào tài nguyên chiếm dưới 10% tổng kim ngạch xuất khẩu, và tỷ lệ
này gần như không thay đổi. Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu thấp. Hàng
hóa xuất khẩu ngoài khoáng sản, nhiên liệu thô thì hàng hóa nông nghiệp 90% là
sản phẩm thô và sơ chế. Hàng công nghiệp chế biến chủ yếu là gia công, lắp ráp
dựa trên việc nhập khẩu nguyên liệu, phụ tùng, linh kiện, chi tiết máy, bán thành
phẩm, điều đó phản ánh một nền kinh tế trình độ thấp, chủ yếu khai thác tài nguyên
và lao động rẻ.
- Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực chưa thực sự đáp ứng yêu cầu
của hội nhập và CM 4.0
Việt Nam sẽ phải đối mặt với vấn đề già hóa dân số sẽ làm cho lợi thế lực
lượng lao động trẻ mất dần đi theo thời gian. Một vấn đề khác là nền kinh tế sẽ chịu
ảnh hưởng nặng nề từ hiện tượng biến đổi khí hậu khiến một số ngành suy giảm
mạnh và lợi thế cạnh tranh.
Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực lao động Việt Nam hiện nay còn nhiều
hạn chế. Tỷ lệ lao động trong độ tuổi đã qua đào tạo còn thấp, thiếu hụt lao động có
tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập;
Khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường lao động ngày
càng lớn. Đồng thời, sự chuyển dịch mô hình, cơ cấu kinh tế khiến cho cung và cầu
trong lao động thay đổi, trong khi các ngành đào tạo trong nhà trường chưa bắt kịp
được xu thế sử dụng lao động của doanh nghiệp. Nhân lực chất lượng cao trong các
ngành công nghệ thông tin, kỹ thuật máy tính, tự động hóa… của Việt Nam chưa
đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
[Bài nhóm Hiền Trang:
- Tăng sự cạnh tranh của nền kinh tế
Khi tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, các nước nhất là các nước đang
phát triển phải giảm dần thuế quan và bỏ hàng rào phi thuế quan, nghĩa là bỏ hàng
rào mậu dịch, thì các hàng hoá dịch vụ nước ngoài sẽ ồ ạt đổ vào, bóp chết hoạt
động sản xuất kinh doanh trong nước.
- Tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài
Hội nhập là một cơ hội để một quốc gia mở rộng thị trường hàng hóa của
mình, tăng sức mạnh, sự đóng góp của ngành xuất nhập khẩu vào GDP chung. Nói
cách khác là đang tìm kiếm những người tiêu dùng mới. Tuy nhiên, nếu một quốc
gia có sức tiêu thụ trong nước yếu thì sẽ rất dễ dẫn đến việc bị phụ thuộc vào quốc
gia khác hay thị trường bên ngoài. Khi đó, nếu nước ngoài tuyên bố ngừng nhập
khẩu hay tiêu thụ hàng của nước đó thì nguồn hàng sản xuất ra sẽ khó có thể tiêu
thụ, dẫn đến dư thừa, lãng phí.
Đồng thời, ở nhiều nước việc hội nhập còn giúp bù đắp lượng hàng hóa còn
thiếu trong nước do nhu cầu tiêu thụ của người dân lớn nhưng trình độ sản xuất
cung cấp trong nước không đáp ứng đủ. Tuy nhiên cũng sẽ tiềm ẩn rủi ro do nguồn
hàng hóa cung cấp trong nước bị thụ động, một khi nước hợp tác ngừng nhập khẩu
thì người dân trong nước sẽ không đủ hàng hóa tiêu dùng.
- Các nước đang phát triển có nguy cơ trở thành bãi rác công nghiệp
Các nước đang phát triển phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu tự
nhiên gây bất lợi do thiên hướng tập trung vào các ngành thâm dụng vốn, do đó dễ
trở thành bãi rác thải công nghiệp của các nước phát triển.
Hàng ngàn container phế liệu được nhập khẩu vào Việt Nam và tồn đọng tại
các cảng biển. Không chỉ gây ách tắc cảng biển, các container này đang biến Việt
Nam có nguy cơ trở thành “bãi rác thải công nghiệp” của thế giới.
- Làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hoá truyền thống bị xói
mòn, lấn át bởi văn hoá nước ngoài
Bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc đang ngày càng trở thành một yêu cầu cơ bản
đối với mọi quốc gia, dân tộc, nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tham gia
hội nhập quốc tế lại chứa đựng nhiều yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến bảo tồn bản
sắc văn hóa dân tộc và ngược lại. Đây là vấn đề mà mọi quốc gia, dân tộc trên thế
giới hiện nay đều phải đang đối mặt và tìm cách giải quyết, trong đó có Việt Nam.
Trong quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa thời buổi hội nhập, dòng chảy các giá
trị văn hóa vẫn đi từ các nước phát triển sang các đang nước phát triển nhiều hơn là
ngược lại. Điều này cũng có nghĩa là nguy cơ xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc của
các nước đang phát triển là lớn hơn so với các nước phát triển. Đây cũng là vấn đề
đối với Việt Nam vốn cũng là một nước đang phát triển.
- Gia tăng các vấn đề liên quan đến khủng bố, tội phạm quốc tế, dịch bệnh,
nhập cư
- Làm tăng khoảng cách giữa sự phát triển các quốc gia do phân phối
không công bằng lợi ích và rủi ro cho các nhóm nước
Trong quá trình tham gia hội nhập quốc tế, các quốc gia, do có sự khác biệt
với nhau, có thể chịu ảnh hưởng của sự “phân phối” lợi ích toàn cầu không đồng
đều, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế phát triển ở trình độ chưa cao thì
việc phải chịu thua thiệt trong “phân phối” lợi ích toàn cầu là điều khó tránh khỏi.
Các nước phát triển có tiềm lực mạnh sẽ có thể tận dụng tốt hơn được nhiều cơ hội
mà hội nhập quốc tế đem lại. Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển có khả
năng cạnh tranh kém hơn lại không nhận được nhiều lợi ích. Với tốc độ phát triển
rất nhanh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nguy cơ tụt hậu xa hơn của
các quốc gia “chậm chân” cũng lớn hơn rất nhiều so với trước đây. Hệ quả là gia
tăng sự phân hóa giàu nghèo, làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng giữa các nước,
nguy cơ rạn nứt trong xã hội, thách thức sự ổn định về chính trị, xã hội.]
* Nguyên nhân của hạn chế, bất cập:
- Tư duy về phát triển còn bất cập, gò bó, còn nhiều rào cản đối với sự phát
triển Kinh tế - XH: Rà cản về luật pháp, chính sách; Rào cản về tổ chức bộ máy;
Rào cản về quyền tự do cạnh tranh, tự do kinh doanh của các chủ thể trong nền
KTTT;
- Do công tác tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về hội nhập chưa
tôt.
- Do chưa tích cực cải cách chính mình về cả phía Nhà nước, DN và người
dân
- Chưa tích cực triển khai chiến lược hội nhâp tổng thể về KTQT đã được Bộ
chính trị và chính phủ đưa ra
[Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập nêu trên về khách quan là do nền kinh tế đang ở trong giai
đoạn phát triển thấp xét cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vì vị thế, mức độ tham gia vào nền kinh tế
thế giới phụ thuộc vào thực lực của nền kinh tế của một quốc gia. Tuy nhiên,những nguyên nhân chủ quan có
vai trò quyết định đối với những hạn chế, bất cập nêu trên nếu xét về phương diện thực thi và hiệu quả của tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế.Trong số các nguyên nhân chủ quan, trước hết phải nói đến việc đổi mới tư duy
và nền tảng tri thức về kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta chưa theo kịp thực tiễn.Quan
điểm về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong hội nhập, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN còn có các cách hiểu khác nhau đã trở thành rào cản của nhiều chủ trương, quyết sách và chỉ đạo thực
tiễn. Một nguyên nhân chủ quan khác là quy trình chính sách chưa được xây dựng và tổ chức thực hiện một
cách khoa học dẫ đến tính khả thi thấp, trách nhiệm không rõ. Tổ chức bộ máy cồng kềnh, chồng chéo và công
tác cán bộ chậm đổi mới, thực lực của đội ngũ cán bộ hoạch định và thực thi chính sách chưa đáp ứng được yêu
cầu hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, lợi ích cục bộ, tư duy nhiệm kỳ, tham nhũng là những nguyên nhân quan
trọng của những hạn chế, bất cập nêu trên.]

* Giải pháp thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam một cách
hiệu quả
- Tiếp tục đổi mới đột phá về tư duy nhận thức và quan điểm.
- Xúc tiến hoàn thiện thể chế KTTT và hệ thống luật pháp chính sách theo
hướng đầy đủ, đồng bộ, minh bạch...
- Tích cực cải cách tổ chức bộ máy nhà nước các cấp; Nâng cao hiệu lực, hiệu
quả quản lý của nhà nước.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh Q.gia, ngành, DN và hàng hóa & dịch vụ của
DN.
- Khuyến khích, hỗ trợ Phát triển kinh tế tư nhân để sớm có nhiều tập đoàn
KTTN mạnh có sức cạnh tranh cao trong khu vực và thế giới.
- Cải cách và hoàn thiện nền hành chính quốc gia
- Tập trung đầu tư để sớm có đội ngũ nguồn nhân lực đủ về số lượng và có
chất lượng cao
[Trang khác:
– Xây dựng cơ sở vật chất hạ từng nhằm thu hút đấu tư nước ngoài. Ứng dụng
công nghệ khoa học kỷ thuật vào sản xuất nhằm khắc phục tình trạng lạc hậu và trì
trệ trong sản xuất ở các doanh nghiệp.
– Đề ra được những chính sách đúng đắn nhằm tăng cường khả năng kiểm
soát vĩ mô, nâng cao tính năng động và khả năng thích ứng nhanh của toàn bộ nền
kinh tế, củng cố và tăng cường các giải pháp an sinh xã hội để khắc phục những
khó khăn ngắn hạn.
– Phải liên tục hoàn thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư và phát
huy mọi tiềm lực của tất cả các thành phần kinh tế. Đồng thời không ngừng hoàn
thiện các quy định về cạnh tranh để bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh
và công bằng khi hội nhập.
– Tạo ra được một nền hành chính công khai hơn, minh bạch hơn và hiệu quả
hơn, một nền hành chính vì quyền lợi chính đáng của mọi người dân, trong đó có
doanh nghiệp và doanh nhân, lấy người dân, doanh nghiệp, doanh nhân làm trọng
tâm phục vụ, khăc phục mọi biểu hiện trì trệ, thờ ơ và vô trách nhiệm
– Cần phải đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước và đội ngũ doanh
nhân đủ mạnh, có năng lực và phẩm chất tốt.
– Các cấp lãnh đạo, quản lý và mọi người dân phải nâng cao bản lĩnh chính trị,
giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nhằm nâng cao sức đề kháng, chống lại sự tha hóa,
biến chất, chống lại lối sống hưởng thụ, tự do tư sản…]
[Trang khác nữa :v
- Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo các vấn đề về hội nhập kinh tế
quốc tế
Các bộ, ngành và cơ quan liên quan tập trung nghiên cứu các vấn đề mang
tính chiến lược về hội nhập kinh tế quốc tế để làm cơ sở tham mưu, tư vấn cho
Chính phủ trong quá trình hoạch định chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế như
tác động của việc tham gia các FTA thế hệ mới, xu hướng bảo hộ và nguy cơ chiến
tranh thương mại tác động đến kinh tế nước ta, xu hướng chuyển dịch trọng tâm
hợp tác trong các khuôn khổ khu vực và thế giới như ASEAN, APEC, ASEM,
WTO, tác động của tình hình kinh tế, chính trị thế giới tới tiến trình hội nhập kinh
tế quốc tế của Việt Nam.
Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và tham mưu chính sách về hội nhập
quốc tế và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tình hình kinh tế, chính trị thế giới
và khu vực có tác động đến Việt Nam, các xu thế phát triển, các sáng kiến mới,
chính sách và kinh nghiệm của các nước thực thi hiệu quả cam kết hội nhập.
Nghiên cứu, đánh giá tác động của việc xóa bỏ thuế quan theo lộ trình cam kết
trong ASEAN đối với các mặt hàng nhạy cảm của nước ta như ô tô, đường, xăng
dầu…, dự báo tác động của việc thực thi cam kết trong Hiệp định CPTPP, FTA
Việt Nam - EU để có các khuyến nghị chính sách phù hợp khi các hiệp định này
được phê chuẩn và đi vào thực hiện;...
Tăng cường nghiên cứu, cảnh báo, phổ biến về các biện pháp kỹ thuật của các
nước cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý có liên quan để chủ động đối
phó với các rào cản kỹ thuật; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên
cứu, xem xét xây dựng các biện pháp kỹ thuật của Việt Nam phù hợp với các cam
kết về hàng rào kỹ thuật trong thương mại của Việt Nam trong các FTA thế hệ mới.
- Tổ chức thực thi hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế
Phát huy vai trò của Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế trong việc
phối hợp liên ngành, tăng cường hơn nữa việc kết nối, điều phối, điều hành tập
trung, thống nhất giữa hoạch định chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế với triển khai
đàm phán và thực thi các cam kết hội nhập. Đôn đốc và giám sát các bộ, ngành, địa
phương tổ chức thực thi hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế; thực hiện và
khai thác hiệu quả các FTA đã có hiệu lực. Tiến hành rà soát, hoàn thiện cơ chế
điều phối thực thi cam kết FTA đối với các lĩnh vực cụ thể theo hướng thiết thực và
hiệu quả hơn; bảo đảm lợi ích quốc gia và việc thực thi nghiêm túc các FTA; đánh
giá kịp thời các vấn đề phát sinh và kiến nghị giải pháp tháo gỡ. Xây dựng và thực
thi nghiêm túc các cam kết trong hội nhập tài chính về thuế, hải quan, dịch vụ bảo
hiểm, chứng khoán, kế toán - kiểm toán và các dịch vụ khác; triển khai Hiệp định
thuận lợi hóa thương mại của WTO, Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa
ASEAN và tạo thuận lợi thương mại.
- Mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam
Tăng cường phối hợp các bộ, ngành, cơ quan liên quan xử lý những vấn đề
còn tồn tại để sớm tiến tới ký và phê chuẩn FTA Việt Nam - EU; phối hợp, thúc
đẩy việc hoàn thành thủ tục phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP) và các hiệp định đã ký kết khác nhằm sớm đưa các hiệp
định đi vào thực thi mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và người dân. Xây dựng
phương án hợp lý để hoàn thiện việc đàm phán và ký kết các FTA đang triển khai,
chủ động nghiên cứu, đánh giá khả năng tham gia các FTA với các đối tác mới
nhằm tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường cho hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, hỗ
trợ doanh nghiệp
Trong hội nhập, doanh nghiệp là lực lượng nòng cốt, trong đó khu vực doanh
nghiệp tư nhân có vai trò quan trọng, cần tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp ngày càng phát triển. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trò quan
trọng đối với hiệu quả của hội nhập. Các bộ, ngành, địa phương cần triển khai các
biện pháp đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình hội nhập và thực hiện
các cam kết về hội nhập kinh tế quốc tế, kịp thời lắng nghe ý kiến và phản hồi của
các doanh nghiệp về các vấn đề chính sách, vướng mắc trong hội nhập kinh tế quốc
tế và trong quá trình đàm phán, thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTA);
Chủ động đề xuất các định hướng, biện pháp cụ thể để cùng tháo gỡ khó khăn cho
doanh nghiệp; Tận dụng các cơ hội do hội nhập quốc tế mang lại một cách hiệu
quả, phù hợp với các quy định, luật lệ, chuẩn mực quốc tế và các thể chế đa phương
để bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục
hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan để góp phần cải thiện môi trường đầu
tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện nghiên cứu,
chuyển giao, đổi mới, hoàn thiện công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp và sản phẩm; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đổi
mới sáng tạo để hỗ trợ cho quá trình đổi mới công nghệ quốc gia.]

You might also like